Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

công tác xây dựng nông thôn mới ở tỉnh sóc trăng hiện nay , thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (455.64 KB, 78 trang )

MỤ C LỤ C

A.PHẦ N MỞ ĐẦ U

Trang1

1.Lý do chọn đề tài............................................................................................1
2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................2
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................2
4.Phương pháp nghiên cứu..............................................................................3
5.Kết cấu của đề tài..........................................................................................3
B.PHẦ N NỘ I DUNG 4
Chươ ng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬ N VỀ XÂY DỰ NG NÔNG THÔN MỚ I Ở NƯỚ C TA HIỆ N
NAY

4
1.1.Khái niệm nông thôn và nông thôn mới.....................................................4
1.2.Sự cần thiết phải xây dựng nông thôn mới ở nước ta hiện nay.................6
1.3.Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng nông thôn mới ở nước
ta hiện nay........................................................................................................7
1.4.Quan điểm chỉ đạo của Đảng về xây dựng nông thôn mới......................13

Chươ ng 2: THỰ C TRẠ NG VỀ XÂY DỰ NG NÔNG THÔN MỚ I Ở TỈ NH SÓC TRĂNG
20
2.1.Tìm hiểu khái quát về tỉnh Sóc Trăng..................................................20

Trang 2


2.2.Những thành tựu và hạn chế trong qua trình xây dựng nông thôn mới ở
tỉnh Sóc Trăng.............................................................................................25


2.2.1.Thành tựu và nguyên nhân của nghững thành tựu trong quá trình xây
dựng nông mới tỉnh Sóc Trăng...................................................................25
2.2.2.Những khó khăn và nguyên nhân của những khó khăn của tỉnh Sóc
Trăng trong quá trình xây dựng nông thôn mới.........................................57
Chươ ng 3: PHƯƠ NG HƯỚ NG VÀ GIẢ I PHÁP NHẰ M ĐẨ Y MẠ NH CÔNG TÁC XÂY
DỰ NG NÔNG THÔN MỚ I Ở TỈ NH SÓC TRĂNG.

..................60

3.1.Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn gắn với phát triển
các đô thị....................................................................................................60
3.2.Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, nhất là
vùng khó khăn............................................................................................66.
3.3.Đổi mới và xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ có hiệu quả
ở nông thôn...............................................................................................68
3.4.Vận dụng cơ chế, chính sách để huy động các nguồn lực, phát triển
nhanh kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông
dân……………………………………………………………..70
3.5. Tăng cường công tác quản lý của Nhà nước, phát huy sức mạnh của các
đoàn thể chính trị - xã hội ở nông thôn

71

3.6.Áp dụng liên kết “4 nhà” vào quá trình xây dựng nông thôn mới.72
C.KẾT LUẬN

..........................................................................................74

Trang 3



PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài.
Ở Việt Nam nông thôn có vai trò rất quan trọng trong suốt quá trình xây dựng
và phát triển đất nước. Nông thôn đã đi trước mở đường trong quá trình đổi mới, tạo
điều kiện để đất nước vươn lên. Căn cứ vào tình hình thực tiển Đảng ta đã đề ra
đường lối, chính sách, những hình thức tổ chức, những biện pháp thích hợp để thực
hiện hợp tác hóa nông nghiệp khi chưa có nền công nghiệp phát triển, thực hiện hợp
tác hóa đi đôi với thủy lợi hóa và cải tiến kỹ thuật nhằm phát triển sản xuất nông
nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Hội nghị trung ương VII khóa X vừa qua đã
thông qua Nghị Quyết “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn” khẳng định quan
điểm của Đảng: “Hiện nay và trong nhiều năm tới, vấn đề nông nghiệp, nông dân,
nông thôn có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng”. Nghị quyết đã xác định mục tiêu
là “không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, hài hòa
giữa các vùng tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng còn nhiều khó khăn; nông
dân được đào tạo có trình độ sản xuất ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu
vực và đủ bản lĩnh chính trị, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới”. Nông thôn cũng
là một trong những nguồn lực đóng góp tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước nói chung và tỉnh Sóc Trăng nói riêng.
Qua quá trình xây dựng nông thôn mới tỉnh đã đạt được những thành tựu
đáng kể như: xây dựng nông nghiệp, nông thôn phát triển toàn diện theo hướng hiện
đại, bền vững, phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm
nghèo, giải quyết việc làm, bảo vệ vệ môi trường sinh thái, kiện toàn hệ thống chính
trị, đảm bảo quốc phòng an ninh từ đó đời sống người dân đã được nâng lên. Bên
cạnh đó vẫn tồn tại một số khó khăn như: nông nghiệp quy hoạch còn chắp vá,
không đồng bộ, sản xuất nhỏ lẻ chậm chuyển sang sản xuất hàng hóa tập trung quy
mô lớn; tỷ trọng nông nghiệp còn quá thấp, kết cấu hạ tầng nông thôn không theo
Trang 4



kịp yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống: đường làng, ngõ xóm nhỏ hẹp, giao
thông, thủy lợi nội đồng chắp vá. Bản sắc, đời sống văn hóa làng xã đang bị mai
một, thiếu các điểm vui chơi giải trí, sinh hoạt cộng đồng. Thu nhập của người nông
dân còn thấp so với thu nhập chung của xã hội.
Nhìn chung, hiện trạng nông thôn toàn tỉnh vẫn thấp hơn nhiều so với khu
vực đô thị và với chuẩn của Bộ tiêu chí Quốc gia. Do đó, xây dựng nông thôn mới
trong giai đoạn hiện nay là yêu cầu cấp thiết để đáp ứng tiến trình công nghiệp hóa –
hiện đại hóa, nông nghiệp, nông thôn và là cơ sở phát triển kinh tế xã hội bền vững,
bảo đảm ổn định chính trị, an ninh quốc phòng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa
tốt đẹp của dân tộc.
Với tầm quan trọng đó nên em quyết định chọn đề tài “Công tác xây dựng
nông thôn mới ở tỉnh Sóc Trăng hiện nay - Thực trạng và giải pháp” để làm đề
tài nghiên cứu của mình.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu.
Mục tiêu của đề tài là hệ thống hóa cơ sở lý luận về xây dựng nông thôn mới
ở nước ta. Từ đó vận dụng hệ thống các kiến thức và cơ sở lý luận để phân tích thực
trạng nông thôn ở tỉnh Sóc Trăng trong quá trình đổi mới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Để thực hiện mục tiêu trên, đề tài tập trung vào việc giải quyết một số nhiệm
vụ sau:
- Phân tích các điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội ảnh hưởng đến quá trình
xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Sóc Trăng.
- Phân tích thực trạng nông thôn ở tỉnh Sóc Trăng trong quá trình đổi mới
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy nhanh quá trình đổi mới
nông thôn ở tỉnh Sóc Trăng theo đúng mục tiêu.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
3.1. Đối tượng nghiên cứu.
Luận văn lấy vấn đề xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Sóc Trăng làm đối tượng
nghiên cứu.

Trang 5


3.2. Phạm vi nghiên cứu.
- Về không gian: Luận văn nghiên cứu quá trình xây dựng nông thôn mới trên
địa bàn tỉnh Sóc Trăng .
- Về thời gian: Luận văn nghiên cứu tình hình nông thôn ở tỉnh Sóc Trăng từ
năm 2009 đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài.
Luận văn dựa trên phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của
chủ nghĩa Mác – Lênin kết hợp với phương pháp thống kê, so sánh và phương pháp
phân tích tổng hợp.
5. Kết cấu của đề tài.
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm có ba
chương và 7 tiết.

Trang 6


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở
NƯỚC TA HIỆN NAY
1.1 .Khái niệm nông thôn và nông thôn mới.

1.1.1.Khái niệm nông thôn.
Cho đến nay, có thể nói chưa có định nghĩa nào chuẩn xác và được chấp
nhận một cách rộng rãi về nông thôn. Khi định nghĩa về nông thôn người ta thường
so sánh nông thôn với thành thị.
Trong từ điển tiếng Việt của viện Ngôn ngữ học, xuất bản năm 1994, nông
thôn được định nghĩa là khu vực dân cư tập trung chủ yếu làm nghề nông. Còn

trong từ điển bách khoa Xô Viết của Nhà xuất bản Bách khoa Liên Xô năm 1986
thì thành thị được định nghĩa là khu vực dân cư làm các ngành nghề ngoài nông
nghiệp. Hai định nghĩa nêu trên chỉ mới nói lên một đặc điểm cơ bản khác nhau
giữa nông thôn và thành thị.
Song sự khác nhau giữa nông thôn và thành thị không phải chỉ ở đặc điểm
nghề nghiệp của dân cư, mà còn khác nhau cả về mặt tự nhiên, kinh tế và xã hội.
Về tự nhiên, nông thôn là vùng đất đai rộng lớn thường bao quanh các đô thị
(thành phố, thị trấn, khu công nghiệp). Những vùng đất đai này khác nhau về địa
hình, khí hậu, thủy văn…
Về kinh tế, nông thôn chủ yếu làm nông nghiệp (nông, lâm, ngư nghiệp). Cơ
sở hạ tầng ở vùng nông thôn lạc hậu, thấp kém hơn đô thị. Trình độ phát triển cơ sở
vật chất và kỹ thuật (điện, thủy lợi, cơ khí, hóa chất…), trình độ sản xuất hàng hóa,
kinh tế thị trường cũng thấp kém hơn đô thị.
Về xã hội, trình độ học vấn, khoa học – kỹ thuật, y tế, giáo dục và đời sống
vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn thấp hơn dân cư đô thị. Tuy nhiên những di
sản văn hóa, phong tục tập quán cổ truyền ở nông thôn lại thường phong phú hơn
đô thị. Mật độ dân cư ở nông thôn thấp hơn đô thị.
Như vậy, khái niệm vùng nông thôn bao gồm tổng hợp nhiều mặt có quan hệ
chặt chẽ với nhau, mà từng mặt, từng tiêu chí riêng lẻ không thể nói lên một cách
đầy đủ được.
Trang 7


Từ đó, khái niệm vùng nông thôn có thể diễn đạt như sau: Nông thôn là
vùng đất đai rộng với một cộng đồng dân cư chủ yếu làm nông nghiệp (nông, lâm,
ngư nghiệp), có mật độ dân cư thấp, cơ sở hạ tầng kém phát triển, có trình độ văn
hóa, khoa học kỹ thuật, trình độ sản xuất hàng hóa thấp và thu nhập mức sống của
dân cư thấp hơn đô thị.
Khái niệm trên chưa phải đã hoàn chỉnh, nếu không đặt nó trong điều kiện
thời gian và không gian nhất định của nông thôn mỗi nước (nước phát triển hay

nước kém phát triển), mỗi vùng (vùng phát triển và vùng kém phát triển).
1.1.2 Khái niệm nông thôn mới.
Xây dựng mô hình nông thôn mới là một chính sách về một mô hình phát triển cả
về nông nghiệp và nông thôn, nên vừa mang tính tổng hợp, bao quát nhiều lĩnh vực, vừa
đi sâu giải quyết nhiều vấn đề cụ thể, đồng thời giải quyết các mối quan hệ với các chính
sách khác, các lĩnh vực khác trong sự tính toán, cân đối mang tính tổng thể, khắc phục
tình trạng rời rạc, hoặc duy ý chí.
Sự hình dung chung của các nhà nghiên cứu về mô hình nông thôn mới là
những kiểu mẫu cộng đồng theo tiêu chí mới, tiếp thu những thành tựu khoa học kỹ
thuật hiện đại mà vẫn giữ đựơc nét đặc trưng, tinh hoa văn hóa của người Việt Nam.
Nhìn chung: mô hình làng nông thôn mới theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại
hóa, hợp tác hóa, dân chủ hóa và văn minh hóa.
Mô hình nông thôn mới được quy định bởi các tính chất: đáp ứng yêu cầu
phát triển (đổi mới về tổ chức, vận hành và cảnh quan môi trường), đạt hiệu quả
cao nhất trên tất cả các mặt (kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội), tiến bộ hơn so
với mô hình cũ, chứa đựng các đặc điểm chung, có thể phổ biến và vận dụng trên
cả nước.
Có thể quan niệm: “Mô hình nông thôn mới là tổng thể những đặc điểm, cấu
trúc tạo thành một kiểu tổ chức nông thôn theo tiêu chí mới, đáp ứng yêu cầu mới đặt ra
cho nông thôn trong điều kiện hiện nay, là kiểu nông thôn được xây dựng so với mô
hình nông thôn cũ (truyền thống, đã có) ở tính tiên tiến về mọi mặt”.
1.2 Sự cần thiết phải xây dựng nông thôn mới ở nước ta hiện nay.

Trang 8


Để đáp ứng với chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và
nông thôn, đưa nước ta tiến vào nước công nghiệp vào năm 2020, vấn đề xây dựng
nông thôn mới trở nên rất cấp thiết. Tháng 6 năm 1993, hội nghị lần thứ 5 Ban chấp
hành Trung ương Đảng khóa VII đã đề ra chủ trương: “xây dựng nông thôn mới có

kinh tế phát triển, đời sống văn hóa phong phú, lành mạnh, có cơ sở hạ tầng vật
chất xã hội đáp ứng được nhu cầu cơ bản của nông dân, có hệ thống chính trị vững
vàng; phát huy dân chủ bảo đảm công bằng xã hội; tăng cường đoàn kết ổn định
chính trị trong nông thôn; giữ vững trật tự xã hội, cũng cố vững chắc quốc phòng
an ninh”[3,tr7].Thực hiện chủ trương của Đảng về quá trình xây dựng nông thôn
mới, các địa phương đã có nhiều cố gắng để triển khai thực hiện và đạt được một số
kết quả nhất định.
Ở Đồng bằng sông Cửu Long vấn đề xây dựng nông thôn mới để đáp ứng
tiến trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn lại càng cấp
bách hơn, vì đây là vùng sản xuất quan trọng, mật độ dân số khá cao và phần lớn
sống ở nông thôn và cũng đang chịu tác động của quá trình đô thị hóa khá mạnh mẽ
trong những năm gần đây.
Xây dựng mô hình nông thôn mới được hiểu là phát triển nông thôn theo định
hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hợp tác hóa. Xây dựng mô hình nông thôn
mới đòi hỏi phải tập trung cao, phối hợp giữa chính quyền, các ban ngành các tổ
chức đoàn thể địa phương, đồng thời cũng có một nguồn lực lớn trong thời gian dài.
Tuy vậy, cho đến nay ở Việt nam nói chung vốn có nhiều khác biệt về phát
triển nông thôn, cơ cấu và mối quan hệ cộng đồng ở nhiều vùng miền khác nhau,
đặc biệt nói riêng ở Đồng bằng sông Cửu Long thì chưa có một lý thuyết cũng như
một điển hình kiểu mẫu nào cho mô hình xây dựng nông thôn mới. Như thế nào là
một nông thôn mới theo đặc điểm của Việt Nam, phát triển kinh tế bền vững, tính
cộng động được phát triển và mang bản sắc văn hóa Việt Nam và Đồng bằng sông
Cửu Long thì chưa được đúc kết và xây dựng.
Chính vì vậy xây dựng nông thôn mới là vấn đề cấp bách của chính quyền địa
phương tỉnh Sóc Trăng. Những kết quả đạt được kỳ vọng sẽ mang lại những kinh

Trang 9


nghiệm tốt cho chính sách phát triển nông nghiệp – nông thôn bền vững, nhằm phát

triển hợp lý tỉnh Sóc Trăng trong tiến trình đô thị hóa.
1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng nông thôn mới ở
nước ta hiện nay.
1.3.1. Điều kiện tự nhiên của nông thôn nước ta và tác động của nó tới công
tác xây dựng nông thôn mới.
Nông thôn nước ta chiếm khoảng 297.900km2, tức là trên 90% diện tích cả
nước, bao gồm nhiều dạng địa hình khác nhau. Theo số liệu chung, cơ cấu đất đai
theo mục đích sử dụng của nó cũng như những biến đổi cơ cấu đó trong thời kì 1994
– 2000 được miêu tả trong biểu số 1
Biểu số 1: Cơ cấu lãnh thổ nông thôn phân theo mục đích sử dụng
STT

Loại đất

Tỷ

trọng

năm Tỷ trọng năm

1994(%)
2000(%)
1
Đất nông nghiệp
22,2
28,38
2
Đất lâm nghiệp
29,1
35,16

3
Đất chuyên dùng
3,4
4,66
4
Đất ở
2,3
1,35
5
Đất chưa sử dụng
43,0
30,46
Nguồn: niên giám thống kê năm 1994 Và năm 2000, Nxb Thống kê, Hà Nội
Tính bình quân, diện tích đất canh tác ở nước ta chỉ đạt 0,7 ha/ hộ nông dân,
tương đương với mức 0,3 ha / lao động nông nghiệp, thuộc loại thấp nhất thế giới.
Tới năm 1999, diện tích đất canh tác giảm đi chỉ còn xấp xỉ 500m2 / người và diện
tích đất trồng lúa chỉ còn 384m2. Diện tích đất canh tác của nước ta đã được khai
thác ở mức độ khá cao, với hệ số sử dụng ruộng đất bình quân hiện nay vào khoảng
gần 2 lần. Nhiều vùng ở Đồng bằng sông Hồng đã có kinh nghiệm canh tác nhiều
vụ, cá biệt có nơi đã đạt mức trên 2,3 vụ /năm. Nhưng ở nông thôn miền núi thường
chỉ canh tác một vụ/năm, việc tăng vụ gặp nhiều khó khăn. Diện tích đất canh tác ở
nước ta ít được cải tạo nên có chiều hướng bị biến chất: Vùng đồng bằng miền Bắc
bị sắt hóa và suy giảm tỷ lệ mùn, vùng trung du và miền núi bị đá ong hóa, vùng ven
biển miền Trung bị cát lấn, vùng châu thổ sông Cửu Long đang bị nhiễm chua và
mặn. Tuy đã có nhiều năm cải tạo đồng ruộng, nhưng nhìn chung nông thôn nước ta
chưa tạo ra được những vùng tương đối rộng có điều kiện thỗ nhưỡng giống nhau
Trang 10


cho phép chuyên canh trên một khu vực tương đối rộng. Xu hướng phân tán ruộng

đất đã được nhắc tới từ lâu nhưng hiện chưa được khắc phục đáng kể, mặc dù Nhà
nước đang khuyến khích và các địa phương đều có những chương trình thúc đẩy.
Điều này làm cho chủng loại nông sản trên mỗi vùng thường khá phong phú nhưng
số lượng lại chưa đủ để chế biến công nghiệp với quy mô lớn. Trong gần chục năm
qua, diện tích vải và một số loại cây ăn qủa khác có tăng nhanh và đạt tới một quy
mô khá lớn nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của chế biến công nghiệp. Vì vậy,
song song với việc phát triển sản xuất nông nghiệp và đa dạng hóa các loại cây
trồng, vật nuôi, nhu cầu chế biến nông sản ở quy mô nhỏ cũng tăng nhanh.
Ngoài diện tích đất tự nhiên nói trên, với chiều dài bờ biển trên 3000km,
vùng khai thác hải sản của ngư dân nước ta khá lớn. Do toàn bộ lãnh thổ trải dài
theo bờ biển, qua nhiều vĩ độ khác nhau nên chế độ khí hậu thủy văn của nước ta
khá phức tạp. Lượng mưa lớn nhưng phân bố không đều trong năm ảnh hưởng bất
lợi cho sản xuất nói chung cả ở miền Bắc và miền Nam. Bão và áp thấp nhiệt đới
cũng ảnh hưởng không tốt tới sản xuất ở các tỉnh từ Ninh Thuận trở ra phía Bắc.
Những điều kiện và tác động của các nhân tố trên làm khả năng phát triển
nông nghiệp truyền thống đã dần tới mức giới hạn. Những tiến bộ khoa học – công
nghệ đã mở rộng giới hạn phát triển nông nghiệp và cho phép chuyển dịch cơ cấu
của nông nghiệp, nhưng do những hạn chế về điều kiện tiền đề (đặc biệt là cơ sở hạ
tầng ở nông thôn) nên việc ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ ở nông thôn sẽ
không thể dễ dàng như mong muốn và sẽ đòi hỏi phải có suất đầu tư lớn hơn.
[1,tr.80]
1.3.2 Nguồn lực lao động cho sự phát triển nông thôn mới ở nước ta.
Nông thôn Việt nam có nguồn lao động dồi dào và tiềm năng, là nơi cung cấp
và hậu thuẫn đắc lực về nguồn nhân lực cho các khu đô thị và khu công nghiệp. Thế
nhưng, tồn tại một thực tế đối với lao động nông thôn hiện nay là thị trường lao
động tại khu vực này chưa thực sự phát triển, nó còn phân mảng, phân tán và sơ
khai. Bản thân lao động nông thôn chưa có cơ hội phát huy khả năng cống hiến của
mình cho sự nghiệp phát triển nông thôn. Đây là thách thức lớn đối với chính lao
động nông thôn cũng như các nhà làm chính sách trước yêu cầu công nghiệp hóa –
Trang 11



hiện đại hóa nông thôn. Giải pháp nào giúp cho người lao động nông thôn có cơ hội
hội nhập được với thế giới việc làm, vừa đảm bảo tăng thu nhập cho người lao động,
vừa đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống nông thôn, góp phần thúc đẩy
phát triển nông thôn bền vững.
Những thách thức đổi với lao động nông thôn hiện nay
Năm 1990 dân số nông thôn có 53.1 triệu người, chiếm 80.5% dân số cả
nước, năm 2006 dân số nông thôn Việt nam có 61,3 triệu người chiếm 72,9%. Như
vậy, sau 10 năm tỷ lệ dân số nông thôn mới giảm được 7.6 điểm phần trăm, tính
bình quân, mỗi năm giảm chưa được 0.5 điểm phần trăm, chứng tỏ tốc độ đô thị hóa
của Việt nam còn chậm so với một số nước láng giềng như Thái lan, Singapore,
Malaysia.
Năm 2006 lao động nông thôn chiếm 75.4% tổng số lao động cả nước (tương
đương 33.6 triệu người) và đạt tốc độ tăng trưởng bình quân năm là 1.6%, thấp hơn
tốc độ tăng trưởng việc làm của cả nước (2.3%) trong giai đoạn 1996-2006. Sự khác
biệt này chính là do tác động của luồng di cư lớn lao động nông thôn ra thành thị tìm
việc, tạo sức ép việc làm cho khu vực đô thị. Thế nhưng, vấn đề là ở chỗ lao động
nông thôn chiếm tới ¾ lao động cả nước nhưng lại tập trung chủ yếu trong ngành
nông nghiệp, nơi tạo ra năng suất lao động thấp nhất và cũng là nơi quỹ đất canh tác
đang ngày càng bị thu hẹp và giảm dần do quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa.
Kết quả, nhiều lao động mất đất, hoặc thiếu đất dẫn đến dư thừa lao động và thiếu
việc làm. Lao động nông nghiệp vì thế mà thấp và thất thường bởi tính thời vụ và rủi
ro cao. Đây chính là lí do khiến tỷ lệ nghèo tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn.
Năm 2006, lao động nông nghiệp cả nước chiếm 54.7% tổng lao động nhưng
giá trị GDP được tạo ra từ ngành này lại thấp nhất, chiếm 18.7%. Ngược lại, tỷ lệ
lao động trong ngành công nghiệp là 18% và trong ngành dịch vụ là 27.1% nhưng
tạo được giá trị GDP ở mỗi ngành trên 40%. Các con số trên đây cho thấy năng suất
lao động trong ngành nông nghiệp là rất thấp.
Có thể nói, hầu như toàn bộ lao động nông nghiệp tập trung ở khu vực nông

thôn. Năm 2006 cả nước có 24,37 triệu lao động làm việc trong ngành nông nghiệp,
nhưng riêng khu vực nông thôn đã có 23,17 triệu người, chiếm 95,1%. Nếu so với
Trang 12


tổng lao động có việc làm của cả nước thì lao động nông nghiệp nông thôn vẫn
chiếm quá bán, khoảng 52%. Nhìn từ góc độ chuyển dịch cơ cấu lao động ta thấy,
giai đoạn 1996-2006 tỷ lệ lao động nông nghiệp nông thôn đã có chuyến biến, giảm
từ 82,3% trong tổng lao động nông thôn năm 1996 xuống còn 69% năm 2006, bình
quân mỗi năm giảm được trên 1 điểm phần trăm, mức giảm tuy nhỏ so với một số
nước trong khu vực nhưng đó là sự nỗ lực của cả nền kinh tế.
Về số lượng, lao động nông nghiệp nông thôn không có biến động lớn mà chỉ
dao động ở mức trên 23 triệu người trong suốt 10 năm qua. Quả thực, đây là thách
thức lớn cho lao động nông nghiệp, bởi vì đó là ngành kinh tế truyền thống và chủ
đạo ở Việt nam trong suốt thời gian dài (hàng chục năm trước đây) nên xuất phát
điểm lao động nông nghiệp đã là một số quá lớn, trong khi các ngành phi nông
nghiệp mới phát triển và thực sự phát triển trong vài thập niên trở lại đây, do vậy mà
lượng lao động dao động thu hút vào các ngành này chỉ ở mức nhất định. Ở nông
thôn, các ngành phi nông nghiệp phát triển chậm hơn nhiều so với khu vực thành thị
nên lượng lao động thu hút vào các ngành này còn thấp hoặc tương đương, vừa đủ
với lượng lao động nông thôn mới gia nhập vào thị trường lao động hàng năm
(khoảng 1 triệu người/năm).

Biểu 1: Số lượng và cơ cấu lao động có việc làm theo 3 nhóm ngành
chính
Cả nước
Số lượng (1000 người)
Cơ cấu (%)
Nông – Lâm – Ngư
Công nghiệp xây dựng

Dịch vụ
Nông thôn
Số lượng (1000 người)
Cơ cấu (%)
Nông – Lâm – Ngư
Công nghiệpxâydựng

1996

2000

2005

2006

35385,9
100,0
70,0
10,6

38367,6
100,0
65,3
12,4

43452,4
100,0
56,7
17,9


44548,9
100,0
54,7
18,3

19,4

22,3

25,4

27,0

28553,4
100,0
82,3
6,8

30055,5
100,0
79,0
8,3

32930,7
100,0
71,2
14,0

33575,8
100,0

69,0
14,8

Trang 13


Dịch vụ
10,9
12,7
14,8
16,1
Số liệu TK Việc làm - Thất nghiệp ở VN giai đoạn 1996- 2005 của Bộ LĐTBXH
Trình độ văn hóa và chuyên môn kỹ thuật của lao động nông thôn luôn thấp
hơn so với mức chung của cả nước. Có đến trên 83% lao động nông thôn chưa qua
trường lớp đào tạo chuyên môn kỹ thuật nào và khoảng 18,9% lao động nông thôn
chưa tốt nghiệp Tiểu học trở xuống đang làm việc, vì thế khả năng chuyển đổi nghề
nghiệp, tìm kiếm hoặc tự tạo việc làm tốt hơn đối với nhóm lao động này là rất khó.
Thêm vào đó là lề lối làm ăn trong ngành nông nghiệp truyền thống và tình trạng
ruộng đất manh mún, nhỏ lẻ như hiện nay đã hạn chế tính chủ động, sáng tạo của
người nông dân trong sản xuất, kinh doanh, cũng như khả năng tiếp cận thị trường
của người lao động.
Các bằng chứng cho thấy, lao động gia đình không hưởng lương mặc dù có
xu thế giảm nhưng vẫn chiếm 44.8% trong tổng lao động nông thôn vào năm 2006
(so với 51.8 năm 1996), trong đó lao động làm nông nghiệp là chủ yếu. Tiếp đến là
lao động tự làm, chiếm 39.6% và có xu thế tăng nhưng rất chậm (so với 36.4% năm
1996). Chiếm tỷ lệ thấp nhất là lao động làm công ăn lương (15%), nhóm này tham
gia thực sự vào thị trường lao động và chủ yếu ở khu vực phi chính thức hoặc khu
vực tư nhân (9.7% năm 2006) nên thu nhập thường không ổn định và thấp. Bên cạnh
đó, các kênh thông tin việc làm và giao dịch ở nông thôn chưa phát triển, người lao
động tìm việc chủ yếu thông qua người trong gia đình, họ hàng hay bạn bè thân

quen, các kênh giao dịch trên thị trường cũng như vai trò của các tổ chức giới thiệu
việc làm dường như mờ nhạt ở khu vực nông thôn, không tạo được sự quan tâm của
số đông người lao động.
Như trên đã nói, cung lao động nông thôn dồi dào nhưng chất lượng chưa cao
cả về văn hóa, chuyên môn kỹ thuật cũng như hiểu biết về pháp luật và kỹ năng
sống. Về cầu lao động, kinh tế trang trại cũng như doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông
thôn phát triển còn khiêm tốn, mới chỉ tập trung ở các làng nghề và cũng chỉ giới
hạn ở một số địa phương nhất định mà chưa lan tỏa rộng đến nhiều vùng lân cận.
Đặc biệt, các vùng sâu, vùng xa thị trường hàng hóa nông sản còn lu mờ thì các
ngành phi nông nghiệp sao có thể nói là phát triển được. Năm 2006 tỷ lệ lao động
Trang 14


công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn chiếm dưới 31% cho thấy các ngành này phát
triển còn khiêm tốn chưa khai thác được nguồn cung lao động tiềm năng này.
Về thị trường vốn, mạng lưới các ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn, Ngân hàng Chính sách Xã hội, quỹ tín dụng nhân dân những năm gần đây đã
phát triển và giải quyết phần nào nhu cầu thiếu vốn của người sản xuất cũng như các
hộ nông dân. Tuy nhiên số cơ sở cung cấp tín dụng vẫn chưa phát triển hết đến các
xã, phổ biến mới đến được cấp huyện và một số xã nhất định. Nhu cầu các món vay
nhỏ của nhiều hộ chưa được đáp ứng, ở phạm vi này phục vụ chủ yếu là các tổ chức
tài chính vi mô của các đoàn thể xã hôi hay tổ chức nước ngoài. Số tổ chức này cũng
chỉ phát triển ở một số địa phương nhất định.
1.3.3. Cơ sở hạ tầng của nông thôn nước ta.
Đánh giá một cách khái quát, hệ thống cơ sở hạ tầng ở nông thôn nước ta còn
rất kém phát triển, không đồng bộ, không thích hợp với những thiết bị và công nghệ
hiện đại, mặc dù đã có những đầu tư và cải thiện đáng kể trong thời gian qua. Tình
trạng kém phát triển, không đồng bộ của hệ thống cơ sở hạ tầng không những trực
tiếp tác động bất lợi cho sự phát triển của nông thôn trong giai đọan hiện nay và
trong thời gian tới. Đồng thời, nó cũng tác động bất lợi tới đời sống của dân cư nông

thôn, qua đó tác động bất lợi tới nguồn lực lao động cho công cuộc phát triển nông
thôn sau này
Cơ sở hạ tầng của nông thôn nước ta có một số đặc trưng cơ bản sau đây:
- Hệ thống đường sá vừa ít về số lượng, vừa có các thông số kỹ thuật thấp.
Mặc dù nhiều nhà nghiên cứu đã nhấn mạnh vai trò của giao thông vận tải, nhưng
việc triển khai chưa được tốt.
- Hệ thống phương tiện vận tải ở nông thôn có năng lực thấp. Trong mấy năm
qua, số lượng phương tiện vận chuyển cơ giới ở nông thôn đã được bổ sung và tăng
lên một cách đáng kể. Một đặc điểm khác là việc sử dụng các phương tiện này vào
mục đích dịch vụ cũng đã trở nên khá phổ biến. Trong khi đó, những phương tiện
vận chuyển thô sơ truyền thống và các loại phương tiện dung súc vật kéo trước đây
lại không được sử dụng nhiều. Trong giai đoạn tiếp theo, số lượng các phương tiện

Trang 15


vận chuyển cơ khí và bán cơ khí tăng lên và vấn đề an toàn giao thông ở nông thôn
cũng trở nên cấp bách hơn.
- Hệ thống kho tàng bến bãi chưa được thiết kế và xây dựng một cách chủ
động nên khó khăn trong việc vận chuyển hàng hóa, đặc biệt là ở khu vực nông thôn
những mặt hàng người dân sản xuất được không được vận chuyển mua bán ra bên
ngoài. Từ đó, đời sống kinh tế của người dân gặp nhiều khó khăn.
- Hệ thống điện phục vụ sản xuất và tiêu dùng ở nông thôn cũng còn kém
phát triển. Một số tỉnh ở vùng sâu, vùng sa không có điện sử dụng đã ảnh hưởng rất
lớn đến sinh hoạt của người dân cũng như sản xuất không đạt chất lượng cao.
1.4.Quan điểm chỉ đạo của Đảng về xây dựng nông thôn mới.
Sau hơn 20 năm thực hiện đường đối đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng,
nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt được thành tựu khá toàn diện và to
lớn. Nông nghiệp tiếp tục phát triển với tốc độ khá cao theo hướng sản xuất hàng
hoá, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả; đảm bảo vững chắc an ninh lương

thực quốc gia; một số mặt hàng xuất khẩu chiếm vị thế cao trên thị trường thế giới.
Kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề;
các hình thức tổ chức sản xuất tiếp tục đổi mới. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
được tăng cường; bộ mặt nhiều vùng nông thôn thay đổi. Đời sống vật chất và tinh
thần của dân cư ở hầu hết các vùng nông thôn ngày càng được cải thiện. Xóa đói,
giảm nghèo đạt kết quả to lớn. Hệ thống chính trị ở nông thôn được củng cố và tăng
cường. Dân chủ cơ sở được phát huy. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được
giữ vững. Vị thế chính trị của giai cấp nông dân ngày càng được nâng cao. Tuy
nhiên, những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và chưa
đồng đều giữa các vùng. Nông nghiệp phát triển còn kém bền vững, tốc độ tăng
trưởng có xu hướng giảm dần, sức cạnh tranh thấp, chưa phát huy tốt nguồn lực cho
phát triển sản xuất; nghiên cứu, chuyển giao khoa học – công nghệ và đào tạo nguồn
nhân lực còn hạn chế. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cách thức sản
xuất trong nông nghiệp còn chậm, phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ phân tán; năng suất,
chất lượng, giá trị gia tăng nhiều mặt hàng thấp. Công nghiệp, dịch vụ và ngành
nghề phát triển chậm, chưa thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao
Trang 16


động ở nông thôn. Các hình thức tổ chức sản xuất chậm đổi mới, chưa đáp ứng yêu
cầu phát triển mạnh sản xuất hàng hoá. Nông nghiệp và nông thôn phát triển thiếu
quy hoạch, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn yếu kém, môi trường ngày càng ô
nhiễm; năng lực thích ứng, đối phó với thiên tai còn nhiều hạn chế. Đời sống vật
chất và tinh thần của người dân nông thôn còn thấp, tỉ lệ hộ nghèo cao, nhất là vùng
đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa; chênh lệch giàu, nghèo giữa nông thôn và
thành thị, giữa các vùng còn lớn, phát sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc.
Những hạn chế, yếu kém trên có nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó
nguyên nhân chủ quan là chính: nhận thức về vị trí, vai trò của nông nghiệp, nông
dân, nông thôn còn bất cập so với thực tiễn; chưa hình thành một cách có hệ thống
các quan điểm lý luận về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn; cơ chế, chính

sách phát triển các lĩnh vực này thiếu đồng bộ, thiếu tính đột phá; một số chủ
trương, chính sách không hợp lý, thiếu tính khả thi nhưng chậm được điều chỉnh, bổ
sung kịp thời; đầu tư từ ngân sách nhà nước và các thành phần kinh tế vào nông
nghiệp, nông dân, nông thôn còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; tổ chức chỉ
đạo thực hiện và công tác quản lý nhà nước còn nhiều bất cập, yếu kém; vai trò của
các cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng trong việc
triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông
dân, nông thôn ở nhiều nơi còn hạn chế.
Quan điểm
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan
trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an
ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường
sinh thái của đất nước.
Các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được giải quyết đồng bộ,
gắn với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Công nghiệp
hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của
quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong mối quan hệ mật thiết giữa
nông nghiệp, nông dân và nông thôn, nông dân là chủ thể của quá trình phát triển,
Trang 17


xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ và phát
triển đô thị theo quy hoạch là căn bản; phát triển toàn diện, hiện đại hóa nông nghiệp
là then chốt.
Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của
nông dân phải dựa trên cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phù
hợp với điều kiện của từng vùng, từng lĩnh vực, để giải phóng và sử dụng có hiệu
quả các nguồn lực xã hội, trước hết là lao động, đất đai, rừng và biển; khai thác tốt
điều kiện thuận lợi trong hội nhập kinh tế quốc tế cho phát triển lực lượng sản xuất

trong nông nghiệp, nông thôn; phát huy cao nội lực; đồng thời tăng mạnh đầu tư của
Nhà nước và xã hội, ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến
cho nông nghiệp, nông thôn, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí nông dân.
Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của cả hệ
thống chính trị và toàn xã hội; trước hết, phải khơi dậy tinh thần yêu nước, tự chủ, tự
lực tự cường vươn lên của nông dân. Xây dựng xã hội nông thôn ổn định, hoà thuận,
dân chủ, có đời sống văn hoá phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, tạo động lực cho
phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân.
Mục tiêu tổng quát
Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, hài
hoà giữa các vùng, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng còn nhiều khó khăn;
nông dân được đào tạo có trình độ sản xuất ngang bằng với các nước tiên tiến trong
khu vực và đủ bản lĩnh chính trị, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới.
Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững,
sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh
cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài.
Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu
kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển
nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu
bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ;
hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường.

Trang 18


Xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công nhân – nông dân – trí
thức vững mạnh, tạo nền tảng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và chính trị vững
chắc cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa.
Mục tiêu đến năm 2020

Tốc độ tăng trưởng nông, lâm, thuỷ sản đạt 3,5 – 4%/năm; sử dựng đất nông
nghiệp tiết kiệm và hiệu quả; duy trì diện tích đất lúa đảm bảo vững chắc an ninh
lương thực quốc gia trước mắt và lâu dài. Phát triển nông nghiệp kết hợp với phát
triển công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề nông thôn, giải quyết cơ bản việc làm,
nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn gấp trên 2,5 lần so với hiện nay.
Lao động nông nghiệp còn khoảng 30% lao động xã hội, tỉ lệ lao động nông
thôn qua đào tạo đạt trên 50%; số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới khoảng 50%.Phát
triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, trước hết là hệ thống thuỷ
lợi đảm bảo tưới tiêu chủ động cho toàn bộ diện tích đất lúa 2 vụ, mở rộng diện tích
tưới cho rau màu, cây công nghiệp, cấp thoát nước chủ động cho diện tích nuôi
trồng thủy sản, làm muối; đảm bảo giao thông thông suốt 4 mùa tới hầu hết các xã
và cơ bản có đường ô tô tới các thôn, bản; xây dựng cảng cá, khu neo đậu tàu thuyền
và hạ tầng nghề cá; cấp điện sinh hoạt cho hầu hết dân cư, các cơ sở công nghiệp và
dịch vụ ở nông thôn; đảm bảo cơ bản điều kiện học tập chữa bệnh, sinh hoạt văn
hoá, thể dục thể thao ở hầu hết các vùng nông thôn tiến gần tới mức các đô thị trung
bình. Nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư nông thôn; thực hiện có hiệu quả,
bền vững công cuộc xoá đói, giảm nghèo; nâng cao trình độ giác ngộ và vị thế chính
trị của giai cấp nông dân, tạo điều kiện để nông dân tham gia đóng góp và hưởng lợi
nhiều hơn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Nâng cao năng lực phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, hoàn chỉnh hệ thống đê
sông, đê biển và rừng phòng hộ ven biển, cơ sở hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, cụm
dân cư đáp ứng yêu cầu phòng chống bão, lũ, ngăn mặn và chống nước biển dâng;
tạo điều kiện sống an toàn cho nhân dân đồng bằng sông Cửu Long, miền Trung và
các vùng thường xuyên bị bão, lũ, thiên tai; chủ động triển khai một bước các biện
pháp thích ứng và đối phó với biến đổi khí hậu toàn cầu. Ngăn chặn, xử lý tình trạng
Trang 19


ô nhiễm môi trường, từng bước nâng cao chất lượng môi trường nông thôn.
Mục tiêu đến năm 2010

Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn và
nâng cao đời sống nhân dân trên cơ sở đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, xây dựng
kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, nhất là ở các vùng còn nhiều khó khăn;
tăng cường nghiên cứu và chuyển giao khoa học – công nghệ tiên tiến, tạo bước đột
phá trong đào tạo nhân lực; tăng cường công tác xoá đói, giảm nghèo, đặc biệt ở các
huyện còn trên 50% hộ nghèo, tập trung giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc, giữ
vững ổn định chính trị - xã hội ở nông thôn. Triển khai một bước chương trình xây
dựng nông thôn mới. Tốc độ tăng trưởng nông, lâm, thuỷ sản 3 – 3,5%/năm. Tốc độ
tăng trưởng công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn không thấp hơn mức bình quân của
cả nước. Lao động nông nghiệp còn dưới 50% lao động xã hội. Giảm tỉ lệ hộ nghèo
theo chuẩn mới, cơ bản không còn hộ dân ở nhà tạm, tăng tỉ lệ che phủ rừng và tỉ lệ
dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch.
Nhiệm vụ và giải pháp
Xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, đồng thời phát triển
mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn ; Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
hội nông thôn gắn với phát triển các đô thị ; Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần
của dân cư nông thôn, nhất là vùng khó khăn ; Đổi mới và xây dựng các hình thức tổ
chức sản xuất, dịch vụ có hiệu quả ở nông thôn ; Phát triển nhanh nghiên cứu,
chuyển giao và ứng dụng khoa học, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, tạo đột phá
để hiện đại hoá nông nghiệp, công nghiệp hoá nông thôn ; Đổi mới mạnh mẽ cơ chế,
chính sách để huy động cao các nguồn lực, phát triển nhanh kinh tế nông thôn, nâng
cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân; Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng,
quản lý của Nhà nước, phát huy sức mạnh của các đoàn thể chính trị - xã hội ở nông
thôn, nhất là hội nông dân
Những nhiệm vụ cấp bách cần thực hiện tới năm 2010
Để đạt được mục tiêu do Đại hội Đảng lần thứ X đề ra tới năm 2010, cần tập
trung chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ chính sau đây:
- Hoàn thành cơ bản việc rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch đất đai, quy
Trang 20



hoạch phát triển nông, lâm, ngư nghiệp; công nghiệp, khu công nghiệp và quy hoạch
chuyên ngành theo vùng. Triển khai nhanh công tác quy hoạch xây dựng nông thôn
gắn với quy hoạch phát triển đô thị.
- Hoàn thành sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai năm 2003, Luật Ngân sách Nhà nước
và các luật khác có liên quan. Bổ sung, hoàn thiện các chính sách về tăng cường
nguồn lực cho nông nghiệp, nông thôn. Mở rộng hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư
nước ngoài vào sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn.
- Đảm bảo tiến độ các công trình xây dựng cơ bản phục vụ sản xuất nông
nghiệp, phòng chống thiên tai; thực hiện một bước các biện pháp thích ứng và đối
phó với biến đổi khí hậu toàn cầu, nhất là nước biển dâng; khống chế, dập tắt kịp
thời các dịch bệnh nguy hiểm đối với gia súc, gia cầm, thuỷ sản và cây trồng. Tăng
cường công tác nghiên cứu, chuyển giao khoa học kỹ thuật và đào tạo nhân lực ở
nông thôn.
- Tiếp tục triển khai có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn
nông thôn, nhất là xoá đói, giảm nghèo ở các huyện, xã có tỉ lệ hộ nghèo trên 50%.
Khắc phục nhanh những vấn đề bức xúc ở nông thôn, trước hết là những tồn tại liên
quan tới vấn đề thu hồi đất. Triển khai chương trình “xây dựng nông thôn mới”,
trong đó thực hiện xây dựng kết cấu hạ tầng đi trước một bước.
- Tổ chức tốt việc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (khoá X) về
nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội
ngũ cán bộ, đảng viên trên địa bàn nông thôn; củng cố bộ máy quản lý nhà nước về
nông nghiệp.

Trang 21


CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Ở TỈNH SÓC TRĂNG HIỆN NAY
2.1 Tìm hiểu khái quát về tỉnh Sóc Trăng.

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên.

Vị trí địa lý
Sóc Trăng là tỉnh thuộc miền Tây Nam Bộ nằm ở bờ phải sông Hậu miền
nam Việt Nam, nằm trên trục giao thông nối liền Cà Mau, Bạc Liêu với Thành Phố
Hồ Chí Minh, cách Thành Phố Hồ Chí Minh 240km. Thành phố Sóc Trăng có phần
đất liền nằm từ 9o14’-9o56’ vĩ độ bắc và 105o34’ – 106o18’ kinh độ đông, phía bắc
và tây bắc giáp tỉnh Hậu Giang, phía nam và tây nam giáp tỉnh Bạc Liêu, phía đông
bắc giáp tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh, phía đông và đông nam giáp biển 72km. Tỉnh
lỵ của Sóc Trăng hiện nay là Thành phố Sóc Trăng. Sóc Trăng là vùng đất trẻ, được
hình thành qua nhiều năm lấn biển nên địa hình bao gồm phần đất bằng, xen kẽ là
những vùng trũng và các giồng cát với cao trình phổ biến với mức 0,5 – 1,0m so với
mặt biển, nghiêng từ tây bắc xuống đông nam và có hai tiểu vùng địa hình chính:
vùng ven sông Hậu với độ cao 1,0 – 1,2m, bao gồm vùng đất bằng và những giồng
Trang 22


cát hình cánh cung tiếp nối nhau chạy sâu vào giữa tỉnh; vùng trũng phía nam tỉnh
với độ cao 0 – 0,5m, thường bị ngập úng dài ngày trong mùa lũ. Ngoài ra, Sóc Trăng
còn có những khu vực nằm giữa các giồng cát, không hình thành vùng tập trung với
độ cao trung bình 0,5 – 1,0m.
Sông ngòi
Trên địa bàn Sóc Trăng có hai sông lớn là sông Hậu và sông Mỹ Thanh, đổ ra
biển qua cửa Định An, Trần Đề và Mỹ Thanh. Đường bờ biển dài 72km với hai cửa
sông lớn là Sông Hậu và sông Mỹ Thanh, có nguồn hải sản đáng kể bao gồm cá đáy,
cá nổi và tôm. Sóc Trăng có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế biển tổng hợp,
thủy hải sản, nông – lâm nghiệp biển, công nghiệp hướng biển, thương cảng, cảng
cá, dịch vụ cảng biển, xuất nhập khẩu, du lịch và vận tải biển.
Địa hình
Địa hình của Sóc Trăng khá bằng phẳng. Đại bộ phận lãnh thổ của tỉnh là

thuộc vùng đất liền. Phần nhỏ còn lại kẹp giữa hai nhánh sông Hậu là một dải cù lao
với diện tích hàng trăm kilomet vuông. Địa hình của tỉnh có dạng lòng chảo với độ
cao trung bình từ 0,5 đến 1,0m so với mực nước biển. Hướng dốc chính của địa hình
từ 3 phía là Sông Hậu, biển Đông và kênh Quản Lộ thấp dần vào trung tâm. Do địa
hình lòng chảo nên khu vực thấp nhất ở phía nam huyện Mỹ Tú và Thạnh Trị khó
thoát nước, bị ngập úng kéo dài.
Khí hậu
Sóc Trăng có khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa chính là mùa mưa và
mùa nắng, mưa bão tập trung từ tháng 7 đến tháng 9 nhiệt độ trung bình hàng năm
từ 24oC đến 37oC.
Đơn vị hành chính
Sóc Trăng trong thời Pháp thuộc là một phần của tỉnh Bạc Liêu. Năm 1956,
dưới thời Đệ nhất Cộng hòa Việt Nam, Sóc Trăng được thành lập thành tỉnh riêng
lấy tên là tỉnh Ba Xuyên, còn tỉnh lỵ có tên là Khánh Hưng. Tháng 2/1976, tỉnh mới
Hậu Giang được thành lập từ hai tỉnh Sóc Trăng và Cần Thơ cũ. Từ 26/12/1991, tỉnh
Sóc Trăng được tái lập từ tỉnh Hậu Giang. Sóc Trăng có 11 đơn vị hành chính, gồm
10 huyện với 1 thành phố (Thành phố Sóc Trăng). Trước đây khi mới thành lập
Trang 23


(năm 1992) tỉnh Sóc Trăng có 7 huyện và 1 thị xã, đến ngày 31 tháng 10 năm 2003
theo Nghị định số 127/2003/NĐ-CP của chính phủ thì tách huyện Thạnh Trị thành 2
huyện là Thạnh Trị và Ngã Năm, đến ngày 8 tháng 2 năm 2007 theo Nghị định số
22/2007/NĐ-CP thị xã Sóc Trăng được nâng lên thành phố Sóc Trăng và đến năm
2008 theo Nghị định 02/2008/NĐ-CP thành lập thêm huyện mới đó là huyện Châu
Thành được tách ra từ huyện Mỹ Tú.
Đơn vị hành chính của Tỉnh gồm:
1.Thành phố Sóc Trăng gồm 10 phường
2.Cù Lao Dung gồm 1 thị trấn và 7 xã
3.Kế Sách gồm 1 thị trấn và 12 xã

4.Long Phú gồm 1 thị trấn và 10 xã
5.Mỹ Tú gồm 1 thị trấn và 8 xã
6.Mỹ Xuyên gồm 1 thị trấn và 10 xã
7.Thạnh Trị gồm 2 thị trấn và 8 xã
8.Ngã Năm (Đang nâng cấp mở rộng để phát triển thành thị xã)
9.Vĩnh Châu (Đang nâng cấp mở rộng để phát triển thành thị xã)
10.Châu Thành gồm 1 thị trấn và 7 xã
11.Trần Đề gồm 2 thị trấn và 9 xã
Tổng số dân toàn tỉnh năm 2009 là 1.292.796 người, mật độ dân số 390
người/km2 trong đó dân tộc kinh chiếm 65,6%, Hoa chiếm 5,88%, Khmer chiếm
28,92% còn lại là dân tộc khác. Sóc Trăng có khoảng 350.000 người Khmer, cũng là
tỉnh có đông đồng bào dân tộc khmer sinh sống đan xen với các dân tộc khác, chiếm
28,9% dân số toàn tỉnh và chiếm 32,1% tổng số người Khmer của cả nước [2, tr35].
2.1.2 Tài Nguyên.
Đất đai
Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 322.330,36 ha. Đất đai Sóc Trăng khá
màu mỡ, thích hợp cho việc trồng lúa, cây công nghiệp hằng năm, cây lương thực và
cây ăn trái. Về cấu tạo, đất đai Sóc Trăng có thể chia thành 4 nhóm chính:

Trang 24


- Nhóm đất phù sa: phân bố chủ yếu ven sông Hậu, thuộc huyện Kế Sách, phía
Bắc huyện Long Phú. Đây là vùng có địa hình trung bình và cao, gần vùng nước
ngọt, dễ thoát nước, thuận lợi cho việc trồng lúa và các loại cây ăn trái.
- Nhóm đất phèn tập trung ở các vùng có địa hình thấp như: thành phố Sóc
Trăng, huyện Thạnh Trị, huyện Mỹ Tú. Vùng này thường bị xâm nhập mặn vào mùa
khô và úng phèn vào mùa mưa. Nhóm đất phèn chia ra làm 2 loại: đất phèn hoạt
động và đất phèn tiềm tàng. Sử dụng loại đất này theo phương thức đa canh, trồng
lúa kết hợp với nuôi trồng thủy sản.

- Nhóm đất mặn phân bố ven biển hoặc ven các cống trên cửa sông lớn, trực
tiếp nhận nước mặn từ biển. Nhóm đất mặn được chia ra làm nhiều loại: đất mặn
nhiều, đất mặn trung bình, đất mặn ít, đất mặn sú - vẹt - đước (ngập triều). Trong đó,
đất mặn nhiều chiếm diện tích lớn hơn cả, thích hợp với việc trồng lúa, hoa màu, cây
ăn trái, cây công nghiệp ngắn, dài ngày...Các loại đất mặn khác chủ yếu trồng lúa
kết hợp với nuôi trồng thủy sản.
- Nhóm đất cát: chạy dọc ven biển, do phù sa, sóng và gió biển tạo nên, có độ
cao trung bình từ 1,2 – 2 m, thành phần cơ giới nhẹ, chủ yếu là cát mịn đến cát pha
đất thịt, có thể trồng một số loại hoa màu.
Cơ cấu sử dụng đất
Bảng thống kê hiện trạng sử dụng đất của tỉnh Sóc Trăng năm 2000
Các loại đất

Diện tích (ha)

Tỷ lệ phần trăm

Đất nông nghiệp

264.588

82,1

Đất lâm nghiệp

9.099

2,8

Đất chuyên dùng


19.042

5,9

Đất thổ cư

4.725

1,5

24.876
322.330

7,7
100

Đất chưa sử dụng
Cả tỉnh
Rừng

Tài nguyên rừng của tỉnh có diện tích 12.172 ha với các loại cây chính: tràm,
bần, giá, vẹt, dừa nước phân bố ở 2 huyện Vĩnh Châu và Long Phú. Rừng của Sóc
Trăng thuộc hệ rừng ngập mặn ven biển và rừng tràm ở khu vực đất nhiễm phèn.
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có 5.600 ha rừng sản xuất của Lâm trường Sóc
Trang 25


Trăng, chủ yếu là rừng tràm, tập trung ở 2 huyện Mỹ Tú và Thạnh Trị. Theo thông
tin từ Tổng cục Thống kê, tại thời điểm 31-12-2008, tổng diện tích rừng của Sóc

Trăng là 10.500 ha, trong đó, diện tích rừng tự nhiên là 1.400 ha, diện tích rừng
trồng là 9.100 ha, tỷ lệ che phủ đạt 1,7%. Sản lượng gỗ khai thác sơ bộ năm 2008
của tỉnh là 35.600 m3. Giá trị sản xuất lâm nghiệp sơ bộ năm 2008 của tỉnh đạt 54,2
tỷ VNĐ.[2,tr.116-117]
Mặt nước
Tính đến ngày 29/4/2011, tổng diện tích nuôi thủy sản toàn tỉnh 24.859 ha đạt
34,5% KH, bằng 92,2% so cùng kỳ, trong đó diện tích tôm sú 21.948ha/2,4 tỉ
giống/17.627 hộ đạt 45,7% kế hoạch. Diện tích thiệt hại đến nay là 13.702 ha/381
triệu giống/7.353 hộ, chiếm 62,4% diện tích thả tôm.
Theo đánh giá của Ngành, tôm nuôi thiệt hại do nhiễm virus thân đỏ, đốm trắng,
đồng thời do ảnh hưởng điều kiện thời tiết bất lợi: mưa trái mùa, gió đông bắc kéo
dài làm chênh lệch nhiệt ngày đêm cao, các yếu tố môi trường ao nuôi biến động lớn
làm tôm nuôi dễ bị thiệt hại. Ngành đã thành lập các tổ công tác nắm tình hình nuôi
và thiệt hại tôm để có hướng chỉ đạo, giúp người nuôi hạn chế được thiệt hại, ngăn
chặn lây lan dịch bệnh tôm và bảo vệ vùng nuôi.
Tổng sản lượng thủy sản 4 tháng ước đạt 14.523 tấn trong đó chủ yếu khai thác
hải sản 11.840 tấn và khai thác nội địa 1.881 tấn.
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản ước đạt 98 triệu USD, trong đó tôm đông 87
triệu USD, thủy sản khác 11 triệu USD
Khoáng sản
Sóc Trăng tương đối nghèo về khoáng sản. Cho đến nay, khoáng sản chủ yếu
của tỉnh là sét làm gạch ngói, phân bố rải rác các nơi trong tỉnh. Từ năm 2006, tỉnh
Sóc Trăng kết hợp với Trung tâm Địa chất và Khoáng sản biển (Bộ Tài nguyên và
Môi trường) tiến hành công tác khảo sát, đánh giá tiềm năng tài nguyên khoáng sản
vùng biển ven bờ tỉnh Sóc Trăng, với tỷ lệ bản đồ 1:100.000. Qua khảo sát, đánh giá
ban đầu, vùng biển Sóc Trăng có trữ lượng cát thương phẩm rất lớn (trên 8 tỷ m3),
các khoáng sản khác có trữ lượng không đáng kể, giá trị thương mại không cao. Gần

Trang 26



×