Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Âm nhạc & Mĩ thuật tuần 18

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.7 KB, 13 trang )

Bài soạn Âm nhạc Tiểu học Tuần 18: 2..12.2010 – 24.12.2010
Thứ hai, 20.12.2010: 4A – 4B – 4C
ÂM NHẠC 4
Tiết 18: TẬP BIỂU DIỄN BÀI HÁT
MỤC TIÊU
- Học sinh tập biểu diễn trước lớp một vài bài hát đã học (Hát kết hợp động
tác phụ họa đơn giản).
- Học sinh biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát (Gõ đệm theo
nhịp, theo phách, theo tiết tấu lời ca).
- Giáo dục: Yêu thích giai điệu thiếu nhi và yêu thích âm nhạc.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
- Giới thiệu và ghi đầu bài:
HOẠT ĐỘNG 1: Tập biểu diễn bài hát
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách biểu diễn một bài hát đơn giản trước
lớp với các hình thức đơn ca, song ca, tam ca, tốp ca, hợp ca …khi hát có
động tác phụ họa phù hợp với nội dung bài hát.
- Giáo viên cung cấp thêm cho HS cách thức hát cùng nhạc:
* Nghe nhạc dạo.
* Hát vào bài (lần 1).
* Nhạc dạo giữa bài
* Hát vào bài (lần 2).
* Kết bài.
- Học sinh biểu diễn bài hát trước lớp theo nhóm, cá nhân …
HOẠT ĐỘNG 2: Kết thúc
- Giáo viên tóm tắt nội dung tiết học kết hợp giáo dục học sinh theo yêu cầu.
- Học sinh khá, giỏi biểu diễn trước lớp với các hình thức: đơn ca, song ca,
tam ca, tốp ca, hợp ca …
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Học sinh chuẩn bị: Học hát Bài Chúc mừng và một số hình thức trình bày
bài hát.
Nguyễn Phước Thành () Trang 1


Bài soạn Âm nhạc Tiểu học Tuần 18: 2..12.2010 – 24.12.2010
Thứ hai, 20.12.2010: 5A
Thứ năm, 23.12.2010: 5B – 5C
MĨ THUẬT 5
Tiết 1 8 : VẼ TRANG TRÍ
TRANG TRÍ HÌNH CHỮ NHẬT
MỤC TIÊU
- Học sinh hiểu được sự giống và khác nhau giữa trang trí hình chữ nhật và
trang trí hình vuông, hình tròn.
- Học sinh biết cách trang trí hình chữ nhật (Chọn và sắp xếp họa tiết cân đối
phù hợp với hình chữ nhât, tô màu đều, rõ hình).
- Học sinh trang trí được hình chữ nhật đơn giản.
- Giáo dục: Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của các đồ vật dạng hình chữ
nhật có trang trí.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
- Giới thiệu và ghi đầu bài:
HOẠT ĐỘNG 1: Quan sát, nhận xét
- Giáo viên giới thiệu một số bài vẽ trang trí hình vuông, hình tròn, hình chữ
nhật và gợi ý học sinh thấy được sự giống nhau và khác nhau giữa ba dạng
bài .
* Giống nhau:
+ Hình mảng chính ở giữa, được vẽ to, họa tiết, màu sắc được sắp xếp đối
xứng qua các trục.
+ Trang trí một số đồ vật dạng hình chữ nhật cũng không khác biệt nhiều so
với hình vuông và hình tròn.
+ màu sắc có đậm, có nhạt làm rõ trọng tâm.
* Khác nhau:
+ Do đặc điểm của hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật mà trang trí đối
xứng qua trục ở các hình này cũng có sự khác biệt.
Hình chữ nhật thường được trang trí đối xứng qua một hoặc hai trục; hình

vuông thường được trang trí đối xứng qua một, hai hoặc bốn trục; hình tròn
có thể trang trí đối xứng qua một, hai, ba hoặc nhiều trục.
- Có nhiều cách trang trí hình chữ nhật: mảng hình ở giữa có thể là hình
vuông, hình thoi, hình bầu dục,… bốn gốc có thể là mảng hình vuông hoặc
tam giác,… xung quanh có thể là đường diềm hoặc một số họa tiết phụ.
Nguyễn Phước Thành () Trang 2
Bài soạn Âm nhạc Tiểu học Tuần 18: 2..12.2010 – 24.12.2010
HOẠT ĐỘNG 2: Cách trang trí
- Giáo viên cho học sinh xem hướng dẫn cách vẽ trong SGK kết hợp câu hỏi
gợi ý để các em thấy được cách vẽ.
- Giáo viên tóm tắt:
* Vẽ hình chữ nhật cân đối với khổ giấy.
* Kẻ trục, tìm và sắp xếp các hình mảng: mảng to, mảng nhỏ…
* Dựa vào hình dáng của các mảng, tìm và vẽ họa tiết phù hợp.
* Vẽ màu tùy thích, có đậm, có nhạt, thay đổi giữa màu nền và màu họa tiết.
(giáo viên lưu ý học sinh chỉ nên sử dụng từ 4 – 5 màu, các họa tiết giống
nhau vẽ củng mảu, cùng độ đậm nhạt).
HOẠT ĐỘNG 3: Thực hành
- Giáo viên quan sát chung, gợi ý:
* Kẻ trục.
* Tìm hình mảng: mảng chính lớn, mảng phụ nhỏ hơn. Chú ý đến khoảng
trống giữa các mảng.
* Tìm họa tiết và vẽ họa tiết vào các mảng đối xứng qua trục.
* Vẽ màu họa tiết và màu nền
- Giáo viên đến từng bàn để nhắc nhở học sinh và gợi ý cho những em còn
lúng túng khi thực hành (khung hình chung, họa tiết, màu sắc,…)
- Học sinh vẽ theo cảm nhân riêng của mình, vẽ màu tùy thích.
HOẠT ĐỘNG 4: Nhận xét, đánh giá
- Giáo viên gợi ý học sinh nhận xét, xếp loại một số bài vẽ tốt, chưa tốt.
- Giáo viên nhận xét bổ sung kết hợp khen thưởng, động viên học sinh trên

một số bài vẽ tốt, chưa tốt…
* Bố cục.
* Hình vẽ, nét vẽ.
* Màu sắc, độ đậm nhạt.
- Giáo viên tóm tắt nội dung bài học kết hợp giáo dục học sinh theo yêu cầu.
- Giáo viên nhận xét tiết học và dặn các em về nhà sưu tầm tranh ảnh về
ngày Tết, Lễ hội, Mùa xuân,…trên sách báo, tạp chí.
- Học sinh chuẩn bị Bài Vẽ tranh “Đề tài Ngày Tết, Lễ hội, Mùa xuân”.
Nguyễn Phước Thành () Trang 3
Bài soạn Âm nhạc Tiểu học Tuần 18: 2..12.2010 – 24.12.2010
Thứ ba, 21.12.2010: 1A – 1B – 1C
ÂM NHẠC 1
Tiết 18: TẬP BIỂU DIỄN BÀI HÁT
MỤC TIÊU
- Học sinh tham gia tập biểu diễn một vài bài hát đã học.
- Học sinh hát kết hợp một vài động tác phụ họa đơn giản.
- Giáo dục: Học sinh mạnh dạn, tự tin khi tham gia biểu diễn một bài hát.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
- Giới thiệu và ghi đầu bài:
HOẠT ĐỘNG 1: Tập biểu diễn bài hát
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách biểu diễn một bài hát:
* Nghe nhạc dạo
* Hát vào bài (hát lần 1).
* Nhạc giữa bài.
* Hát vào bài (hát lần 2).
* Hát kết bài.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh một số hình thức biểu diễn: đơn ca. song ca,
tam ca, tốp ca, hợp ca …
- Luyện tập nhóm, cá nhân.
HOẠT ĐỘNG 2: Kết thúc

- Giáo viên tóm tắt nội dung tiết học kết hợp giáo dục học sinh theo yêu cầu.
- Học sinh khá, giỏi biểu diễn trước lớp với các hình thức: đơn ca, song ca,
tam ca, tốp ca, hợp ca …
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Học sinh chuẩn bị: Học hát Bài Bầu trời xanh (Nguyễn Văn Quỳ).
Thứ tư, 22.12.2010: 3A – 3B – 3C
Nguyễn Phước Thành () Trang 4
Bài soạn Âm nhạc Tiểu học Tuần 18: 2..12.2010 – 24.12.2010
ÂM NHẠC 3
Tiết 18: TẬP BIỂU DIỄN BÀI HÁT
MỤC TIÊU
- Học sinh tập biểu diễn trước lớp một vài bài hát đã học (Hát kết hợp động
tác phụ họa đơn giản).
- Học sinh biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát (Gõ đệm theo
nhịp, theo phách, theo tiết tấu lời ca).
- Giáo dục: Yêu thích giai điệu thiếu nhi và yêu thích âm nhạc.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
- Giới thiệu và ghi đầu bài:
HOẠT ĐỘNG 1: Tập biểu diễn bài hát
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách biểu diễn một bài hát:
* Nghe nhạc dạo
* Hát vào bài (hát lần 1).
* Nhạc giữa bài.
* Hát vào bài (hát lần 2).
* Hát kết bài.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh một số hình thức biểu diễn: đơn ca. song ca,
tam ca, tốp ca, hợp ca …
- Luyện tập nhóm, cá nhân.
HOẠT ĐỘNG 2: Kết thúc
- Giáo viên tóm tắt nội dung tiết học kết hợp giáo dục học sinh theo yêu cầu.

- Học sinh khá, giỏi biểu diễn trước lớp với các hình thức: đơn ca, song ca,
tam ca, tốp ca, hợp ca …
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Học sinh chuẩn bị: Học hát Bài Trên con đường đến trường.
Thứ tư, 22.12.2010: 2A – 2B
MĨ THUẬT 2
Nguyễn Phước Thành () Trang 5

×