Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Khảo sát một số yếu tố liên quan và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hôi nách điều trị tại Bệnh viện Da liễu Trung ương từ tháng 7/2017 đến tháng 7/2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (381.23 KB, 7 trang )

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

2
82
7 , %(1

7 027 2 (8 72 /,(1 8 1
21
8 %(1 1 1 2, 1
,(1
/,(8 7581
1 7 7
(1 7 1

7/
1
,(8 75
1

Nguyễn Mạnh Tân, Nguyễn Văn Thương

TÓM TẮT
Mục tiêu: Nghiên cứu được tiến hành nhằm khảo sát một số yếu tố liên quan và chất lượng cuộc
sống của bệnh nhân hôi nách điều trị tại Bệnh viện Da liễu Trung ương.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 43 bệnh nhân hôi nách được chẩn đoán và điều trị
bằngphương pháp phẫu thuật tại Bệnh viện Da liễu Trung ương từ tháng 7/2017 đến tháng 7/2018.
Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Kết quả: Bệnh nhân tới phẫu thuật chủ yếu là nữ giới (74,4%). Tuổi khởi phát trung bình 16,7 tuổi.
74,4% bệnh nhân có tiền sử gia đình. 88,4% bệnh nhân có kết hợp với tăng tiết mồ hôi nách. 83,9% bệnh
nhân bị ảnh hưởng nhiều và rất nhiều điến chất lượng cuộc sống, điểm chất lượng cuộc sống trung bình
16,06 điểm.


Kết luận: Bệnh hôi nách xuất hiện sau tuổi dậy thì và có liên quan tới yếu tố gia đình. Bệnh có thể kết
hợp với tăng tiết mồ hôi nách. Bệnh thường ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Từ khoá: Hôi nách, tăng tiết mồ hôi.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ

củacon người được đề cao hơn bao giờ hết, nhu

Hôi nách (Axillary bromhidrosis) là một tình
trạng gặp phổ biến ở những người sau tuổi dậy
thì, bệnh liên quan chủ yếu đến vai trò của tuyến
mồ hôi apocrine [1]. Tình trạng nay được coi là
bệnh lý khi mùi mồ hôi tăng lên quá mức hoặc
ảnh hưởng một cách đáng kể đến chất lượng
cuộc sống của bệnh nhân. Bệnh gây ảnh hưởng
lớn đến người bệnh ở nhiều khía cạnh của cuộc
sống như hoạt động hàng ngày, hoạt động xã
hội, trang phục, giao tiếp nghề nghiệp... Khi xã
hội ngày càng phát triển,chất lượng cuộc sống

DA LIỄU HỌC

Số 27 (Tháng 09/2018)

cầu điều trị bệnh cũng như yêu cầu về việc lựa
chọn các phương pháp điều trị thích hợp, hiệu
quả ngày càng tăng lên.
Ở Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu về
bệnh hôi nách cũng như đánh giá ảnh hưởng của
bệnh đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Do vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm:

Khảo sát một số yếu tố liên quan và chất lượng
cuộc sống của bệnh nhân hôi nách điều trị tại
Bệnh viện Da liễu Trung ương từ tháng 7/2017
đến tháng 7/2018.


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.1. Đối tượng nghiên cứu

- Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang.

- Tất cả bệnh nhân hôi nách được chẩn đoán
và điều trị bằngphương pháp phẫu thuật tạiBệnh
viện Da liễu Trung ương từ tháng 7/2017 đến
tháng 7/2018.

- Cỡ mẫu: mẫu thuận tiện, đủ tiêu chuẩn đưa
vào nghiên cứu.
- Xử lý và phân tích số liệu: theo chương trình
SPSS 16.0

- Tình trạng hôi nách được xác định dựa trên
thăm khám lâm sàng và hỏi bệnh [2].
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân hôi nách

Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới (n=43)
Nhóm tuổi

Nam

Nữ

Tổng

≤ 20

2

4,7

7

16,3

9

21,0

21 - ≤ 30

5

11,6

8


18,6

13

30,2

31 - ≤ 40

3

7,0

14

32,5

17

39,5

> 40

1

2,3

3

7,0


4

9,3

Tổng

11

25,6

32

74,4

43

100

Tuổi trung bình

29,9±10,4 (18 – 63 )

Nhận xét: Số bệnh nhân nữ được phẫu thuật chiếm tỷ lệ 74,4% cao hơn số bệnh nhân nam, trong
đó chủ yếu là nhóm tuổi ≤ 40 tuổi (90,7%), tuổi trung bình nhóm nghiên cứu là 29,9 tuổi.
Bảng 3.2. Đặc điểm tuổi khởi phát bệnh của đối tượng nghiên cứu (n=43)
Tuổi (năm)

Trung bình


Nhỏ nhất

Lớn nhất

16,7±4,8

10

30

Nhận xét: Tuổi khởi phát bệnh của nhóm nghiên cứu trung bình là 16,7 tuổi, sớm nhất là 10 tuổi,
muộn nhất là 30 tuổi.

Số 27 (Tháng 09/2018)

DA LIỄU HỌC


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Biểu đồ 3.1. Đặc điểm chi số khối cơ thể của nhóm nghiên cứu (n=43)

Nhận xét: Chỉ số khối cơ thể (Body mass index – BMI)trung bình nhóm nghiên cứu 20,9kg/m2, trong
đó BMI từ 18,5 – 22,9 chiếm tỷ lệ cao nhất (69,7%).

25.6%

74....

Có tiền sử


Không có tiền sử

Biểu đồ 3.2. Phân bố bệnh nhân theo tiền sử gia đình mắc hôi nách (n=43)
Nhận xét: Có 74,4% bệnh nhân có tiền sử gia đình có người mắc hôi nách, 25,6% bệnh nhân không
có tiền sử gia đình.

DA LIỄU HỌC

Số 27 (Tháng 09/2018)


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Bảng 3.3. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp (n=43)
Nghề nghiệp

n

Tỷ lệ (%)

Làm ruộng

2

4,7

Nhân viên văn phòng

10


23,3

Công nhân

9

20,9

Bộ đội

1

2,3

Hưu trí

2

4,7

Học sinh-Sinh viên

14

32,5

Khác

5


11,6

Chung

43

100

Nhận xét: Bệnh nhân đến điều trị hôi nách chủ yếu ở nhóm học sinh - sinh viên (32%), nhóm nhân
viên văn phòng (23,3%) và công nhân (20,9%).
Bảng 3.4. Phân bố bệnh nhân theo vị trí tăng tiết mồ hôi (n=43)
Vị trí ra mồ hôi

n

Tỷ lệ (%)

Chỉ vùng nách

30

69,8

Vùng nách + tay/chân

7

16,3


Vùng nách + vùng khác

1

2,3

Không tăng tiết mồ hôi

5

11,6

43

100

Tổng

Nhận xét: 88,4% bệnh nhân có kèm theo tăng tiết mồ hôi nách, trong đó có 69,8% bệnh nhân chỉ tăng
tiết mồ hôi vùng nách, 11,6% bệnh nhân không có tăng tiết mồ hôi nách.
3.2. Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hôi nách

Biểu đồ 3.3. Chất lượng cuộc sống nhóm nghiên cứu trước điều trị(n=43)

Số 27 (Tháng 09/2018)

DA LIỄU HỌC


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân bị ảnh hưởng tới

nách (74,4%), nghiên cứu của chúng tôi tương

chất lượng cuộc sống mức độ nhiều (53,5%) và rất

đồng với nghiên cứu của các một số tác giả khác

nhiều (27,9%). Không có bệnh nhân nào không

[3], [7]. Qua các nghiên cứu này càng nhận thấy rõ

bị ảnh hưởng, điểm chất lượng cuộc sống trung

vai trò của yếu tố di truyền trong bệnh hôi nách.

bình là 16,1 điểm.

Nhiều nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra một
đa hình đơn nucleotide (SNP) 538G-A trong gen

4. BÀN LUẬN

ABCC11 liên quan chặt chẽ với bệnh hôi nách [8].

4.1. Một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân hôi nách
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ
bệnh nhân tới phẫu thuật chiếm chủ yếu là nữ
giới (74,41%). Các nghiên cứu trên thế giới cũng

cho kết qủa tương tự [3], [4], điều này giải thích có
thể do sự lo lắng và chú ý về bản thân nhiều hơn
ở nhóm đối tượng này. Độ tuổi chủ yếu nhóm
nghiên cứu ≤ 40 tuổi (90,69%), độ tuổi trung bình
nhóm nghiên cứu là 29,91 tuổi, kết quả này cao
hơn của các tác giả J. He là 25 tuổi [3], của C. Tung
là 24 tuổi [5], có lẽ do điều kiện về kinh tế và khả
năng tiếp cận với các kênh thông tin y học ở nước
ta còn thấp.
Tuổi khởi phát bệnh trung bình của nhóm đối
tượng nghiên cứu là 16,7 tuổi, tương tự với nghiên

Trong nghiên cứu của chúng tôi, những bệnh
nhân đến viện điều trị chủ yếu là học sinh – sinh
viên (32,5%), nhân viên văn phòng (23,3%), công
nhân (20,9%). Những đối tượng làm nghề văn
phòng, học sinh – sinh viên là những đối tượng có
điều kiện kinh tế và có cơ hội tiếp cận nhiều hơn,
những bệnh nhân là công nhân bị ảnh hưởng
nhiều hơndo tính chất của công việc.
Có 88,4% bệnh nhân có kèm theo tăng tiết
mồ hôi nách, 11,6% bệnh nhân không có tăng
tiết mồ hôi nách trong nghiên cứu này. Kết quả
của chúng tôi cao hơn tác giả Rongrong Wang là
35,4% [7], điều này có thể do nước ta có khí hậu
nhiệt đới gió mùa, thời tiết nóng ẩm, lượng mồ
hôi tăng tiết nhiều hơn.

cứu của tác giả Deborah Lee và CS là 16,2 tuổi [6],


4.2. Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hôi nách

độ tuổi khởi phát này phù hợp với dịch tễ học,

Chúng tôi đánh giá chất lượng cuộc sống

bệnh hôi nách thường khởi phát sau tuổi dậy thì.

của bệnh nhân bằng thang điểm chất lượng cuộc

Chỉ số BMI của nhóm nghiên cứu trung

sống trong da liễu học (Dermatology Life Quality

bình là 20,9kg/m2, trong đó chủ yếu ở mức bình

Index) nhằm đánh giá hiệu quả của điều trị. Trong

thường (69,7%), chỉ có 16,3% số bệnh nhân có

nghiên cứu này có 81,1% bệnh nhân bị ảnh hưởng

thừa cân (9,3%) và béo phì (7%). Kết quả của

tới chất lượng cuộc sống, trong đó mức độ nhiều

chúng tôi tương tự với tác già J. He là 20,8 kg/m2,

(53,5%) và rất nhiều (27,9%), không có bệnh nhân


tác giả Rongng Wang là 20,6 kg/m2 [7].Hiện tại

nào không bị ảnh hưởng, điểm CLCS trung bình là

các nghiên cứu cũng chưa chỉ ra mối liên quan

16,1 điểm. Kết quả này cao hơn của J. He với điểm

giữa bệnh hôi nách và chỉ số BMI.

CLCS trung bình là 11 điểm, của Rongrong Wang

Phần lớn bệnh nhân trong nghiên cứu của
chúng tôi có tiền sử gia đình có người mắc hôi

DA LIỄU HỌC

Số 27 (Tháng 09/2018)

là 9 điểm. Một lần nữa chúng tôi nhấn mạnh bệnh
hôi nách tạo ra một gánh nặng về tâm lý và làm


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

suy giảm nghiêm trọng chất lượng cuộc sống của
bệnh nhân, chính vì vậy một phương pháp điều
trị hiệu quả giúp nâng cao CLCS của bệnh nhân
mang ý nghĩa hết sức quan trọng.
5. KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu một số yếu tố liên quan và
chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hôi nách

2. Jami L Miller (2017), “Bromhidrosis”,
UptoDate.
3. J. He, T. Wang, J. Dong (2012), “Excision of
apocrine glands and axillary super cial fascia
as a single entity for the treatment of axillary
bromhidrosis”, J Eur Acad Dermatol Venereol,
26(6), tr. 704-9.
4. R. Wang, J. Yang, J. Sun (2015), “A Minimally

điều trị tại Bệnh viện Da liễu Trung Ương chúng

Invasive

tôi rút ra một số kết luận sau:

Subcutaneous

Bệnh nhân tới phẫu thuật chủ yếu là nữ giới
(74,4%), độ tuổi chủ yếu ≤40 tuổi (90,7%), độ tuổi
trung bình 29,9 tuổi.
Tuổi khởi phát bệnh bệnh chu yếu sau tuổi
dậy thì (trung bình 16,7 tuổi).

Procedure

for


Curettage

AxillaryOsmidrosis:
Combined

with

Trimming Through a Small Incision”, Aesthetic
Plast Surg, 39(1), tr. 106-13.
5. T. C. Tung, F. C. Wei (1997), “Excision of
subcutaneous tissue for the treatment of axillary
osmidrosis”, Br J Plast Surg, 50(1), tr. 61-6.

Chưa thấy mối liên quan giữa bệnh hôi nách

6. Lee D, Cho SH, Kim YC, et al. Tumescent

và chỉ số BMI (BMI trung bình nhóm nghiên cứu là

liposuction with dermal curettage fortreatment

20,9 ± 2,6 kg/m2).

of axillary osmidrosis and hyperhidrosis. Dermatol

Đối tượng đến điều trị chủ yếu là những
người là học sinh – sinh viên (32,5%), nhân viên
văn phòng (23,3%), công nhân (20,9%).
Đa số bệnh nhân tới phẫu thuật có kèm theo
tăng tiết mồ hôi nách (88,4%) và một số bệnh

nhân không có tăng tiết mồ hôi nách (11,6%).
Bệnh nhân hôi nách bị ảnh hưởng nghiêm
trọng tới chất lượng cuộc sống. Có 81,1% bệnh
nhân bị ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống mức
độ nhiều và rất nhiều.

Surg 2006; 32:505.
7. R. Wang, J. Yang, J. Sun (2015), “A Minimally
Invasive Procedure for Axillary Osmidrosis:
Subcutaneous

Curettage

Combined

with

Trimming Through a Small Incision”, Aesthetic
Plast Surg, 39(1), tr. 106-13.
8. Martin A, Saatho

M, KuhnA F et al.

Functional ABCC11 allele isessential in the
biochemical formation of human axillary odor. J
Invest Dermatol 2010; 130: 344–356.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Spielman AI, Sunavala G, Harmony JA,
et al. Identi cation and immunohistochemical

localization of protein precursors to human axillary
odors in apocrine glands and secretions.  Arch
Dermatol. 1998 Jul. 134(7):813-8. 

Số 27 (Tháng 09/2018)

DA LIỄU HỌC


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

SUMMARY
STUDY ON RELATED FACTORS AND LIFE QUALITY OF AXILLARY BROMHIDROSIS PATIENTS
Objective: To investigate related factors and life quality of axillary bromhidrosis patients.
Method: A cross sectional study was carried out in 43 patients diagnosed and treated by surgery at
the National Hospiatal of Dermatology and Venereology.
Results: Almost patients were women (74,4%). Average onset of disease was 16,7 years old. There
are 74,4% with patients had family history. 88,4% of patients combined with hyperhidrosis. Most of
patients were a ected much to quality of life (83,9%), the average of Dermatology Life Quality Index
was 16,06.
Conclusion: Axillary bromhidrosis occurs after puberty and relates to family history. This disease
can combine with hyperhidrosis. It oftena ects much to patient’s life quality.
Keywords: Axillary bromhidrosis, hyperhidrosis.

DA LIỄU HỌC

Số 27 (Tháng 09/2018)




×