Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Thực trạng kiến thức của nam sinh viên trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình và một số yếu tố liên quan về tác hại và luật phòng chống tác hại của thuốc lá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (438.47 KB, 6 trang )

EC N
KH
G
NG

VI N

S

C

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
THỰC TRẠNG KIẾN THỨC CỦA NAM SINH VIÊN TRƯỜNG CAO
ĐẲNG Y TẾ NINH BÌNH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN VỀ
TÁC HẠI VÀ LUẬT PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ
Trần Vũ Ngọc1, Trần Thị Hải Yến1, Phạm Văn Dương1, Nguyễn Thị Ái2

TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả thực trạng kiến thức và một số yếu
tối liên quan về hút thuốc lá và phòng chống tác hại của
thuốc lá ở nam sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình
năm 2018.
Đối tượng nghiên cứu: Nam sinh viên Trường Cao
đẳng Y tế Ninh Bình.
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp dịch tễ học
mô tả qua một cuộc điều tra cắt ngang có phân tích.
Kết quả nghiên cứu: Những bệnh do hút thuốc lá
gây ra, ĐTNC kể ra nhiều nhất lần lượt là các bệnh tim
mạch, ung thư phổi và các bệnh hô hấp (78,1%, 95,1%,
89,4% đối với hút thuốc chủ động; 72,6%, 84,1%, 90,3%
đối với hút thuốc thụ động). 88,9% ĐTNC cho rằng cần


tăng cường tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho
người dân về tác hại của thuốc lá, 97,8% ĐTNC cho rằng
họ biết thông tin về tác hại và phòng chống tác hại của
thuốc lá qua đài - tivi. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê giữa nhóm tuổi, hệ đào tạo với nhận thức về tác hại và
phòng chống tác hại của thuốc lá.
Từ khóa: Hút thuốc lá ở nam sinh viên.
SUMMARY:
KNOWLEDGE OF MALE STUDENTS AT NINH
BINH HEALTH COLLEGE AND SOME FACTORS
RELATED TO THE HARMFUL AND THE LAW
OF HARMFUL CIGARETTE PREVENTION
Objective: The description knowledge of male
students at Ninh Binh health college and some factors
related to the to smoking tobacco and preventation of the
harmful effects of tobacco.
Subject: Male students at Ninh Binh health college.
Method: The epidemiological method described
through cross-sectional analysis.
Results: 88.9% of research respondents think that

it is necessary to increase propaganda to raise people’s
awareness about the harmful effects of tobacco, 97.8%
of research respondents think that they know information
about the harmful effects and prevention of tobacco
harms through radio - television. There was a statistically
significant difference between the age group, the training
system and the awareness about the harmful effects and
prevention of tobacco harms.
Keywords: Smoking in male students.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thuốc lá là nguyên nhân của nhiều loại bệnh nguy
hiểm đối với con người như ung thư phổi, nhồi máu cơ
tim, xơ vữa động mạch và các bệnh từ hệ hô hấp. Hàng
năm trên thế giới có khoảng 7 triệu người chết do các căn
bệnh liên quan đến thuốc lá. Hút thuốc lá cũng là tác nhân
của rất nhiều loại bệnh khác nhau và chi phí khám chữa
bệnh do nguyên nhân từ thuốc lá tăng theo mỗi năm. Theo
số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện nay trên
toàn thế giới có khoảng 1,3 tỷ người hút thuốc và số này
sẽ tăng lên 1,6 tỷ người vào năm 2020. Số lượng người
hút thuốc chủ yếu ở các nước đang phát triển và chậm
phát triển [9], [3]. Việt Nam vẫn là một trong 15 nước có
số người hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Mỗi năm, tại
Việt Nam có khoảng 40.000 ca tử vong liên quan đến sử
dụng thuốc lá. Con số này sẽ tăng lên thành 70.000 ca/
năm vào năm 2030 nếu các biện pháp phòng chống tác hại
thuốc lá không được thực hiện kịp thời [3].
. Ngoài những tác hại đối với sức khỏe, hút thuốc
lá còn gây ra nhưng tổn thất lớn về kinh tế của gia đình
và toàn xã hội. Ở nước ta, tổng chi phí xã hội cho 3 loại
bệnh phổ biến có nguyên nhân từ hút thuốc (ung thư phổi,
nhồi máu cơ tim, và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính) là trên
1000 tỷ đồng mỗi năm, tương đương với 20% tồng chi
tiêu ngân sách cho y tế[2].

1. Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình
2. Trường Đại học Y Dược Thái Bình
Ngày nhận bài: 10/04/2020


Ngày phản biện: 17/04/2020

Ngày duyệt đăng: 22/04/2020
SỐ 3 (56) - Tháng 05-06/2020
Website: yhoccongdong.vn

107


2020

JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE

Việc nhận thức được tác hại của thuốc lá và những
yếu tố ảnh hưởng đến phòng chống tác hại của thuốc lá
trong nhà trường là hết sức cần thiết, đặc biệt là đối với
nam sinh viên.
Chúng tôi tiến hành đề tài với mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng kiến thức về tác hại và phòng
chống tác hại của thuốc lá ở nam sinh viên Trường Cao
đẳng Y tế Ninh Bình năm 2018.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức về
tác hại và phòng chống tác hại của thuốc lá ở nam sinh
viên tại địa bàn nghiên cứu.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
2.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu:
+ Đối tượng nghiên cứu (ĐTNC): Là nam sinh viên
học tập tại Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình
+ Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 10/2018 đến

tháng 02/2019
+ Địa điểm: Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình
2.2. Thiết kế nghiên cứu:
Phương pháp dịch tễ học mô tả qua cuộc điều tra cắt

ngang có phân tích
2.3. Cỡ mẫu và chọn mẫu:
- Cỡ mẫu

Cỡ mẫu thực tế đã điều tra là 226 nam sinh viên.
- Chọn mẫu toàn bộ số nam sinh viên đang học
tại trường trừ những người không đồng ý tham gia
nghiên cứu.
2.4. Phương pháp thu thập thông tin:
Thông tin được thu thập bằng phương pháp phỏng
vấn thông qua bộ phiếu điều tra. Xây dựng bộ phiếu điều
tra, hướng dẫn điều tra phù hợp với mục tiêu nghiên cứu.
2.5. Xử lý số liệu
Toàn bộ số liệu được nhập bằng phần mềm Epidata
3.1, phân tích kết quả bằng phần mềm SPSS20.0.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Mô tả thực trạng thái độ về hút thuốc lá và
phòng chống tác hại của thuốc lá ở nam sinh viên
Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình năm 2018

Bảng 3.1. Nhận thức về bệnh do hút thuốc lá gây ra ở ĐTNC (n=226)
Hình thức hút thuốc
Bệnh do
hút thuốc lá gây ra


SL

%

SL

%

Các bệnh tim mạch

177

78,1

64

28,3

Ung thư phổi

215

95,1

190

84,1

Các bệnh ung thư khác


113

50,0

110

48,7

Các bệnh hô hấp

202

89,4

204

90,3

Sảy thai

81

35,8

86

38,1

Sơ sinh nhẹ cân


71

31,4

70

31,0

Khác

0

0

2

0,9

Chủ động

Bảng 3.1 cho thấy những bệnh do hút thuốc lá gây
ra, ĐTNC kể ra nhiều nhất là các bệnh tim mạch, ung
thư phổi và các bệnh hô hấp (78,1%, 95,1%, 89,4% đối

108

SỐ 3 (56) - Tháng 05-06/2020
Website: yhoccongdong.vn

Thụ động


với hút thuốc chủ động; 72,6%, 84,1%, 90,3% đối với hút
thuốc thụ động).


EC N
KH
G
NG

VI N

S

C

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Bảng 3.2. Nhận thức về tác hại của hút thuốc lá ở ĐTNC (n=226)
Tác hại của hút thuốc lá
Ảnh hưởng đến người
xung quanh
Gây giảm tuổi thọ
Gây nghiện
Chất gây nghiện trong thuốc lá

SL

%

226


100

0

0



216

95,6

Không

10

4,4



220

97,3

6

2,7

220


97,3

6

2,7


Không

Không
Nicotine
Không biết/không trả lời

Bảng 3.2 cho thấy 100% ĐTNC cho rằng hút thuốc lá
có ảnh hưởng đến người xung quanh, 95,6% cho rằng hút
thuốc lá gây giảm tuổi thọ, 97,3% cho rằng hút thuốc lá

gây nghiện. 97,3% ĐTNC cho rằng chất gây nghiện trong
thuốc lá là nicotine.

Biểu đồ 3.1. Nhận thức về biện pháp để giảm tình trạng hút thuốc lá trong cộng đồng của ĐTNC (n=226)

Qua biểu đồ 3.1 kiến thức về các biện pháp nhằm
giảm tình trạng hút thuốc lá trong cộng đồng, có 88,9%
ĐTNC cho rằng cần tăng cường tuyên truyền nhằm nâng

cao nhận thức cho người dân về tác hại của thuốc lá, cấm
thuốc lá ở nơi công cộng (74,8%) và hạn chế bán thuốc
lá (65,9%).


Biểu đồ 3.2. Nhận thức về biện pháp để cấm hút thuốc lá trong nhà trường của ĐTNC (n=226)

SỐ 3 (56) - Tháng 05-06/2020
Website: yhoccongdong.vn

109


2020

JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE

Biểu đồ 3.2 cho thấy những biện pháp để cấm hút
thuốc lá trong nhà trường có 92,9% ĐTNC cho rằng cần

có quy định cấm hút thuốc lá trong trường học chiếm tỷ
lệ cao nhất.

Bảng 3.4. Nhận thức của ĐTNC về xử phạt hành chính đối với vi phạm về sử dụng thuốc lá (n=226)
Vi phạm và mức xử phạt (đồng)

SL

%

79

35


47

20,8

27

11,9

500.000 - 1.000.000

73

32,3

50.000 - 100.000

44

19,5

45

19,9

38

16,8

99


43,8

50.000 - 100.000
Hút thuốc lá tại địa điểm có quy định 100.000 - 300.000
cấm bị cảnh cáo hoặc phạt tiền
300.000 - 500.000

Khuyến khích, vận động người khác 100.000 - 300.000
sử dụng thuốc lá bị phạt tiền
300.000 - 500.000
500.000 - 1.000.000
Bảng 3.4 cho thấy về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực y tế liên quan đến thuốc lá và phòng chống
tác hại của thuốc lá, 20,8% ĐTNC cho rằng hút thuốc lá
tại địa điểm có quy định cấm bị cảnh cáo hoặc phạt tiền
từ 100.000 đến 300.000 đồng; 43,8% cho rằng hành vi

khuyến khích, vận động người khác sử dụng thuốc lá bị
phạt tiền từ 500.000 đến 1.000.000 đồng.
3.2. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức của đối
tượng nghiên cứu về hút thuốc lá và luật phòng chống
tác hại của thuốc lá

Bảng 3.5. Mối liên quan giữa kiến thức với đặc điểm chung của ĐTNC về hút thuốc lá
và phòng chống tác hại của thuốc lá
Nhận thức

Đạt
SL (%)


Không đạt
SL (%)

≥ 26 tuổi

80 (94,1%)

5 (5,9%)

< 26 tuổi

113 (80,1%)

28 (19,9%)

Liên thông

77 (79,4%)

20 (20,6%)

Chính quy

78 (60,5%)

51 (39,5%)

Y

115 (69,3%)


51 (30,7%)

Dược

40 (66,7%)

20 (33,3%)

56 (80%)

14 (20%)

137 (87,8%)

19 (12,2%)

Đặc điểm
Nhóm tuổi

Hệ đào tạo

Ngành đào tạo

Tình trạng hút Có
thuốc
Không

OR
(95%CI)


p

3,9 (1,46 - 10,71)

<0,01

2,5 (1,37 - 4,60)

<0,01

1,1 (0,60 - 2,11)

>0,05

0,5 (0,26 - 1,18)

>0,05

Bảng 3.5 cho thấy nhóm tuổi từ 26 trở lên có nhận

sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,01, OR=3,9,

thức tốt hơn so với nhóm tuổi dưới 26 đối với hút thuốc

95%CI=1,46-10,71); sinh viên hệ liên thông có nhận thức

lá và phòng chống tác hại thuốc lá (94,1% và 80,1%),

tốt hơn sinh viên hệ chính quy đối với hút thuốc lá và


110

SỐ 3 (56) - Tháng 05-06/2020
Website: yhoccongdong.vn


EC N
KH
G
NG

VI N

S

C

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
phòng chống tác hại thuốc lá’in
‘=(79,4% và 60,5%), sự khác biệt này có ý nghĩa
thống kê, (p<0,01, OR=2,5, 95%CI=1,37-4,60).
IV. BÀN LUẬN
4.1. Thực trạng kiến thức về hút thuốc lá và phòng
chống tác hại của thuốc lá ở nam sinh viên Trường
Cao đẳng Y tế Ninh Bình năm 2018
Kết quả nghiên cứu bảng 3.1 phù hợp với các nghiên
cứu khác. Nghiên cứu của Phạm Hồng Duy Anh (2004),
những bệnh do hút thuốc lá gây ra mà nam sinh viên kể
ra nhiều nhất lần lượt là ung thư phổi (95,6%), viêm phế

quản (76,1%), bệnh tim mạch (66,9%) [1]. Theo GATS
(2015), 61,2% người trưởng thành tin rằng hút thuốc lá
gây đột qụy, đau tim và ung thư phổi [2]. Các bệnh ung
thư khác, sẩy thai, sơ sinh nhẹ cân được nam sinh viên
đưa ra với tỉ lệ thấp hơn. Những bệnh do hút thuốc lá gây
ra như các bệnh tim mạch, ung thư phổi và các bệnh hô
hấp phổ biến hơn, được đề cập nhiều hơn trong các tài liệu
tuyên truyền trong nhà trường, cơ sở y tế cũng như ở cộng
đồng. Các bệnh khác ít được đề cập hơn nên nam sinh
viên kể ra với tỉ lệ ít hơn.
Nghiên cứu này cho thấy, tỷ lệ đối tượng biết hút
thuốc lá có ảnh hưởng đến người xung quanh (100%),
hút thuốc gây giảm tuổi thọ (95,6%) và thuốc lá có chất
gây nghiện (97,3%) chiếm tỷ lệ cao. Kết quả này phù hợp
với nghiên cứu của Phạm Hồng Duy Anh (2004) [1]. Hút
thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến người người hút mà
còn ảnh hưởng nhiều đến những người xung quanh. Hút
01 điếu thuốc tức là đã tự mình làm mất đi 5,5 phút cuộc
sống. Tuổi thọ trung bình của người hút thuốc ngắn hơn so
với người không hút thuốc từ 5 đến 8 năm [3].
Thực tế là chương trình phòng chống tác hại của
thuốc lá đã lựa chọn biện pháp truyền thông rất mạnh mẽ,
với nhiều hình thức khác nhau như trên trên các phương
tiện thông tin đại chúng (ti vi, đài phát thanh, internet),
phát tờ rơi, pano, áp phích ở những nơi công cộng, các
buổi mit tinh, diễu hành... Những biện pháp này làm tăng
nhận thức đúng về tác hại của thuốc lá đối với mọi tầng
lớp, mọi lứa tuổi và từ đó cả người hút thuốc và người
không hút thuốc sẽ quyết định hành vi của mình về vấn
đề hút thuốc lá.

Việc cấm hút thuốc lá nơi công cộng được 74,8%
ĐTNC lựa chọn. Trong những năm qua, đã có rất nhiều
văn bản quy phạm pháp luật nhằm kiểm soát tình trạng
hút thuốc trong đó có Quyết định số 1315/QĐ-TTg ngày
21/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế

hoạch thực hiện công ước Khung về kiểm soát thuốc lá đã
quy định rõ nghiêm cấm hút thuốc lá ở lớp học, nhà trẻ,
các cơ sở y tế, thư viện, rạp chiếu phim, nhà hát, nhà văn
hóa, các khu vực sản xuất và nơi làm việc trong nhà, nơi
có nguy cơ cháy nổ cao và trên các phương tiện giao thông
công cộng [8]. Theo chúng tôi, nếu những người hút thuốc
chấp hành nghiêm quyết định này thì tình hình hút thuốc
lá ở nơi công cộng sẽ giảm đi đáng kể. Hạn chế bán thuốc
lá và tăng giá bán là những biện pháp ĐTNC lựa chọn với
tỉ lệ là 65,9% và 49,5%.
Theo Luật PCTHTL, Điều 11, tại khoản 1 quy định
địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà và trong
phạm vi khuôn viên cơ sở y tế; địa điểm cấm hút thuốc
lá hoàn toàn trong nhà bao gồm nơi làm việc; trường cao
đẳng, đại học, học viện [7]. 76,1% ĐTNC lựa chọn cần
xây dựng các bài giảng về tác hại của thuốc lá. Thực tế,
trong chương trình giảng dạy của nhà trường chưa có bài
giảng về tác hại của thuốc lá mà chỉ có lồng ghép trong
các môn học như Vệ sinh phòng bệnh, Y tế công cộng,
Giáo dục sức khỏe. 52,6% ĐTNC cho rằng cần tổ chức
các buổi thảo luận về tác hại của thuốc lá. Trường chưa có
những hoạt động chuyên đề về tác hại và phòng chống tác
hại của thuốc lá mà chỉ lồng ghép trong hoạt động ngoại
khóa, hoạt động của sinh viên hưởng ứng ngày “Thế giới

không thuốc lá 31/5” và “Tuần lễ không thuốc lá 25-31/5”
hằng năm, mặt khác hoạt động này chưa được thực hiện
thường xuyên.
Nghiên cứu của Nguyễn Quang Chính và cộng sự tại
Hải Phòng (2014), tỷ lệ biết bị xử phạt khi hút thuốc ở
khu vực cấm là 74,2% theo quy định xử phạt của Nghị
định 176/2013/NĐ-CP. Tuy nhiên chỉ có 37,1% biết đúng
mức xử phạt hút thuốc nơi có quy định cấm với mức phạt
từ 100.000 đến 300.000 đồng, vẫn còn 37,8% không
biết những quy định này [4]. Qua đó cho thấy việc tuyên
truyền phổ biến Luật PCTHTL và Nghị định 176/2013/
NĐ-CP trong nhân dân nói chung và nam sinh viên nói
riêng còn có những hạn chế nhất định.
4.2. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức của đối
tượng nghiên cứu về hút thuốc lá và luật phòng chống
tác hại của thuốc lá
Kết quả bảng 3.5 cho thấy, có mối liên quan giữa
nhóm tuổi và hệ đào tạo với kiến thức về hút thuốc lá và
luật phòng chống tác hại của thuốc lá. Tỷ lệ đối tượng
nghiên cứu từ 26 tuổi trở lên và có hệ liên thông có kiến
thức về hút thuốc và luật phòng chống tác hại thuốc lá
tốt hơn, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Nhóm tuổi từ
26 trở lên phần lớn là sinh viên hệ liên thông. Họ biết
SỐ 3 (56) - Tháng 05-06/2020
Website: yhoccongdong.vn

111


JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE


2020

những thông tin về tác hại và phòng chống tác hại của
thuốc lá trong thời gian dài hơn, phạm vi rộng hơn. Ngoài
nhà trường và cộng đồng thì tại cơ sở y tế nơi họ đang làm
việc cũng thường xuyên có các hoạt động tuyên truyền về
tác hại và phòng chống tác hại của thuốc lá, đôi khi đi kèm
với các chế tài xử phạt như giảm tiền thưởng, hạ mức xếp
loại thậm chí là cắt thi đua… Nhờ đó mà kiến thức về tác
hại và phòng chống tác hại thuốc lá của họ cao hơn những
đối tượng khác.

thuốc lá, 74,8% cho rằng cấm hút thuốc lá nơi công cộng
để giảm tình trạng hút thuốc lá trong cộng đồng, 92,9%
cho rằng cần có quy định cấm hút thuốc lá trong trường
học; 97,8% ĐTNC cho rằng họ biết thông tin về tác hại và
phòng chống tác hại của thuốc lá, qua đài - tivi.
ĐTNC thuộc nhóm tuổi từ 26 trở lên, thuộc hệ liên
thông có nhận thức về tác hại và phòng chống tác hại của
thuốc lá tốt hơn ĐTNC có tuổi dưới 26, thuộc hệ chính
quy. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

V. KẾT LUẬN
Những bệnh do hút thuốc lá gây ra, ĐTNC kể ra
nhiều nhất là các bệnh tim mạch, ung thư phổi và các bệnh
hô hấp (78,1%, 95,1%, 89,4% đối với hút thuốc chủ động;
72,6%, 84,1%, 90,3% đối với hút thuốc thụ động).
100% ĐTNC cho rằng hút thuốc lá có ảnh hưởng đến
người xung quanh, 95,6% cho rằng hút thuốc lá gây giảm

tuổi thọ.
88,9% ĐTNC cho rằng cần tăng cường tuyên truyền
nhằm nâng cao nhận thức cho người dân về tác hại của

VI. KHUYẾN NGHỊ
1. Nhà trường cần tăng cường tuyên truyền cho sinh
viên về Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá và những
ảnh hưởng có hại của khói thuốc lá đối với sức khỏe
con người; cần xây dựng bài giảng chuyên đề về phòng
chống tác hại của thuốc lá để giảng dạy cho sinh viên
nhà trường.
2. Nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi sinh
hoạt chuyên đề về phòng chống tác hại thuốc lá, thực hiện
tốt các phong trào “Nói không với hút thuốc lá”.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Hồng Duy Anh (2003), “Kiến thức, thái độ, hành vi về hút thuốc lá của sinh viên khoa y, Đại học Y Dược
TP Hồ Chí Minh”, Tạp chí Y học TPHCM - chuyên đề y tế công cộng, phụ bản của số 1, 2004, (tập 8).
2. Bộ Y tế, Tổng Cục Thống kê và WHO (2015), Điều tra sử dụng thuốc lá trong người trưởng thành (GATS)
năm 2015.
3. Bộ Y tế (2015), Gánh nặng bệnh tật và tổn thất kinh tế của việc sử dụng thuốc lá.
4. Nguyễn Quang Chính và CS (2014), “Khảo sát hiểu biết, thái độ, hành vi của cộng đồng về phòng chống tác hại
của thuốc lá và Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá tại Hải Phòng năm 2014”, Kỷ yếu các đề tài nghiên cứu khoa
học của hệ truyền thông giáo dục sức khỏe năm 2014, tr. 73-79.
5. Công đoàn Y tế Việt Nam (2017), Báo cáo nghiên cứu thực trạng triển khai xây dựng môi trường không khói
thuốc lá tại 33 cơ sở y tế năm 2016.
6. Nguyễn Văn Lên, Lê Thị Xuân và Cao Thị Phương Thủy (2016), “Thực trạng hút thuốc lá của nam sinh viên
Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2016”, Kỷ yếu các đề tài Nghiên cứu khoa học của hệ thống TTGDSK 2016,
tr. 5-12.
7. Quốc hội khóa XIII (2012), Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá.

8. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 1315/QĐ-TTg về việc phê duyệt kế hoạch thực hiện công ước
khung về kiểm soát thuốc lá.
9. World Health Organization (2015), Tobacco, Media centre, Fact sheets.

112

SỐ 3 (56) - Tháng 05-06/2020
Website: yhoccongdong.vn



×