Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

CHUYÊN ĐỀ: VĂN HỌC HIỆN THỰC VIỆT NAM TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.04 KB, 23 trang )

TÊN CHUYÊN ĐỀ: VĂN HỌC HIỆN THỰC VIỆT NAM
TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 8
Ngày soạn: 7/9/2018
Tuần: Từ tuần 02 đến tuần 04
Ngày dạy: Từ ngày 10/9 đến ngày 29/9
Tiết: Từ tiết 5 đến tiết 14 (theo phân phối chương trình)
Tên chủ đề:Văn học hiện thực Việt Nam 1930 – 1945 trong chương
trình Ngữ văn lớp 8
- Các môn/bài học được tích hợp vào trong chủ đề:
+ Môn Lịch sử: Phần Lịch sử Việt Nam giai đoạn từ 1930- 1945 (Lịch sử
lớp 9)
+ Môn GDCD: Bài Tôn trọng lẽ phải (Tiết 1 – GDCD lớp 8); Bài Tự
trọng; Yêu thương con người (Tiết 3 và 5 – GDCD lớp 7)
+ Điện ảnh, sân khấu, hội hoạ: Phim, kịch, tranh về đời sống con người
Việt Nam trước cách mạng,…
+ Tích hợp với phần Tiếng Việt về Trường từ vựng, Từ ngữ địa phương,
Nghĩa của từ…
+ Tích hợp với phần Tập làm văn: Tóm tắt văn bản tự sự, Đặc điểm thể
loại, Ngôi kể, người kể trong văn bản tự sự
Số tiết: 05
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong chuyên đề, học sinh cần:
1. Về kiến thức
HS hiểu được:
- Trào lưu văn học hiện thực xuất hiện trong thời kỳ phức tạp của lịch sử
dân tộc, hiểu biết thêm về đội ngũ nhà văn giai đoạn này đã được định hình
thành những phong cách lớn.
- Số phận bất hạnh của con người nói chung và người nông dân VN nói
riêng trước cách mạng tháng Tám và thái độ phê phán hiện thực xã hội; ngợi ca,
tin tưởng vào phẩm chất tốt đẹp của con người.
- Hiểu được những thành công về mặt nghệ thuật: tình huống truyện, nghệ


thuật miêu tả tâm lý, hành động; ngôn ngữ đặc sắc; xây dựng nhân vật điển
hình…
1

1


2. Về kĩ năng
Học sinh hình thành và rèn luyện một số kĩ năng:
- Đọc và cảm nhận tác phẩm văn xuôi; biết vận dụng kiến thức để làm bài
nghị luận văn học, để tập sáng tác truyện.
- Kỹ năng sống: Kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng
giao tiếp, kĩ năng đồng cảm lắng nghe…
+ Rèn luyện năng lực xử lí, phân tích thông tin, biết vận dụng kiến thức liên
môn để giải quyết các vấn đề đặt ra trong bài học cũng như trong thực tế đời sống.
+ Thực hành kĩ năng tự tìm hiểu, khám phá, đào sâu kiến thức.
3. Về thái độ
- Trân trọng tài năng và tấm lòng nhân đạo của các nhà văn hiện thực.
- Giáo dục, bồi dưỡng, sự cảm thông, chia sẻ với những cảnh ngộ bất
hạnh; có cái nhìn sâu sắc hơn về thân phận con người .
- Có ý thức gắn kết nội dung các môn học trong chương trình THCS, có ý
thức học tập tích cực, hiểu biết toàn diện kiến thức phổ thông, tích cực và say
mê học tập.
4. Về năng lực
Các năng lực cần hình thành cho học sinh
Năng lực tự học:
- Xác định mục tiêu học tập: Xác định được nhiệm vụ học tập một cách
tự giác, chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện.
- Đánh giá và điều chỉnh việc học: Nhận ra và điều chỉnh những sai sót,
hạn chế của bản thân khi được giáo viên, bạn bè góp ý; chủ động tìm kiếm sự hỗ

trợ của người khác khi gặp khó khăn trong học tập.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:
- Phát hiện và làm rõ vấn đề: Phân tích được tình huống trong học tập;
phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập.
- Đề xuất, lựa chọn giải pháp: Xác định được và biết tìm hiểu các thông
tin liên quan đến vấn đề; đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề.
- Thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề: Thực hiện giải pháp
giải quyết vấn đề và nhận ra sự phù hợp hay không phù hợp của giải pháp thực
hiện.
Năng lực giao tiếp:

2

2


- Sử dụng tiếng Việt: Nghe hiểu nội dung chính hay nội dung chi tiết các
đề bài, lời giải thích, cuộc thảo luận; có thái độ tích cực trong khi nghe; có phản
hồi phù hợp,...
- Xác định mục đích giao tiếp: Bước đầu biết đặt ra mục đích giao tiếp và
hiểu được vai trò quan trọng của việc đặt mục tiêu trước khi giao tiếp.
Năng lực hợp tác:
- Xác định mục đích và phương thức hợp tác: Chủ động đề xuất mục
đích hợp tác khi được giao các nhiệm vụ; xác định được loại công việc nào có
thể hoàn thành tốt nhất bằng hợp tác theo nhóm với quy mô phù hợp.
- Đánh giá hoạt động hợp tác: Biết dựa vào mục đích đặt ra để tổng kết hoạt
động chung của nhóm; nêu mặt được, mặt thiếu sót của cá nhân và của cả nhóm.
Năng lực thẩm mỹ:
- Nhận ra cái đẹp: Có cảm xúc và chính kiến cá nhân trước hiện tượng
trong tự nhiên, đời sống xã hội và nghệ thuật.

- Diễn tả, giao lưu thẩm mỹ: Giới thiệu được, tiếp nhận có chọn lọc thông
tin trao đổi về biểu hiện của cái đẹp trong tự nhiên, trong đời sống xã hội, trong
nghệ thuật và trong tác phẩm của mình, của người khác.
II. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
Nội dung 1: Trong lòng mẹ.
- Tác giả, tác phẩm.
- Thể loại hồi kí.
- Nhân vật bà cô, bé Hồng.
- Đặc sắc nội dung và nghệ thuật.
Nội dung 2: Tức nước vỡ bờ
- Tác giả, tác phẩm.
- Ý nghĩa nhan đề.
- Nhân vật cai lệ, chị Dậu.
- Đặc sắc nội dung và nghệ thuật.
Nội dung 3: Lão Hạc
- Tác giả, tác phẩm.
- Nhân vật lão Hạc, nhân vật ông giáo.
- Triết lý nhân sinh.
- Đặc sắc nội dung và nghệ thuật.
3

3


III. Bảng mô tả các mức độ nhận thức.
Nội dung
Trong
lòng
mẹ


Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng ca
em
gặp -Tìm một vài
- Tóm tắt nội Cảm nhận được Nếu
người phẩm cũng nó
dung đoạn trích nhân vật bà cô và những
giống như nhân
- Thể loại tác nhân vật bé Hồng.
vật bà cô, em sẽ tuổi thơ cơ cự
phẩm, nhân vật.
làm gì để giúp bà hạnh, một vài


trở
thành vật bất hạnh t
người có tình yêu
cuộc sống thự
thương hơn?
mà em biết.
- Em cần có n
việc làm như
nào để giảm
nỗi bất hạnh
những em bé
nhân vật bé Hồ

- Em có suy

như thế nào về
mẫu tử?
Tức nước vỡ - Tóm tắt nội Cảm nhận được sự
bờ
dung đoạn trích nhẫn tâm, tàn ác của
Nhân
vật nhân vật cai lệ, vẻ
chính,
tình đẹp tâm hồn, sức
phản kháng mạnh
huống truyện.
mẽ của nhân vật chị
Dậu.

Lão Hạc

4

Thái độ của nhà
văn Ngô Tất Tố
đối với thực trạng
xã hội và đối với
phẩm chất của
người nông dân?

- Em cảm
điều gì về
đời, tính
người nông
trong xã hội cũ


Bài học sâu
nhất em rú
được từ đoạn
Tức nước vỡ b
gì?
Tóm tắt nội Nguyên nhân trực - Cái chết của lão -Từ hình ảnh n
dung văn bản; tiếp nào dẫn đến cái Hạc có ý nghĩa nông dân t
4


Tác giả, tác chết của lão Hạc?
phẩm, nhân vật,
người
kể
chuyện.

như thế nào?
- So sánh cảnh
ngộ bất hạnh của
chị Dậu và lão
Hạc để thấy được
hiện thực xã hội
Việt Nam thời kì
1930-1945

cách mạng,
suy nghĩ của e
cuộc đời n
nông dân hiện


- Từ cách cư
của ông giáo
lão Hạc, mỗi
hãy trao đổi
bạn mình về
mà em đã hoặ
cư xử với
người ăn xin n
khổ.

Năng lực hình thành:
- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tá
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực cảm thụ văn chương.
+ Năng lực thẩm mĩ.
+ Năng lực ngôn ngữ.

IV. Biên soạn câu hỏi, bài tập theo định hướng phát triển năng lực
1. Câu hỏi mức độ nhận biết.
Câu 1: Tìm chi tiết miêu tả tâm trạng của bà cô, bé Hồng. Em cảm nhận gì về
bản chất nhân vật bà cô? Hoàn cảnh và tâm trạng của bé Hồng?
Câu 2: Tìm chi tiết miêu tả nhân vật cai lệ, chị Dậu?
Câu 3: Tìm những chi tiết miêu tả về cái chết của lão Hạc?
2. Câu hỏi mức độ thông hiểu.
Câu 1: Cách miêu tả cái chết của lão Hạc có gì đặc sắc? Phân tích tác dụng của
cách miêu tả đó?
Câu 2: Vì sao bé Hồng không bị ảnh hưởng bởi những lời nói cay nghiệt của bà
cô mà căm ghét mẹ?
Câu 3: Vì sao nhân vật chị Dậu lại đánh lại cai lệ và người nhà lí trưởng? Qua

đoạn trích em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả nhân vật của tác giả ?
3. Câu hỏi vận dụng thấp.

5

5


Câu 1: Nhân vật bé Hồng trong đoạn trích gợi cho em suy nghĩ gì về số phận
con người?
Câu 2: Hãy chứng minh nhận xét của nhà nghiên cứu phê bình văn học Vũ
Ngọc Phan; “Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt
khéo”?
Câu 3: Cái chết của lão Hạc giúp ta hiểu thêm gì về số phận cũng như những
phẩm chất tâm hồn cao đẹp của người nông dân trước cách mạng?
4. Câu hỏi vận dụng cao.
Câu 1: Từ văn bản Trong lòng mẹ, em hãy phát biểu suy nghĩ về tình mẫu tử?
Câu 2: Từ việc tìm hiểu về số phận và phẩm chất của người nông dân trong xã
hội cũ và bản chất của chế độ xã hội đó, chỉ ra giá trị hiện thực và nhân đạo
trong đoạn trích?
Câu 3: Có ý kiến cho rằng: “Nếu lão Hạc là người tham sống, lão còn có thể
sống, thậm chí sống lâu nữa là đằng khác. Vì lão còn có ba mươi đồng, còn ba
sào vườn có thể bán ăn dần.” Vậy tại sao lão Hạc vẫn lựa chọn cái chết?
IV. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH HỌC TẬP.
*Hoạt động khởi động
Cho học sinh xem một số hình ảnh về cuộc sống của người nông dân Việt
Nam trước cách mạng tháng Tám: hình ảnh nông dân bị đánh đập dã man vì sưu
thuế, hình ảnh những người công nhân cạo mủ cao su, hình ảnh về nạn đói năm
1945…
1. Mục tiêu: Nhận biết ban đầu về tác phẩm, học sinh bước đầu cảm nhận được

hiện thực xã hội thực dân nửa phong kiến và tình cảnh khốn cùng của người dân.
2. Nội dung: Chiếu ảnh nạn đói năm 1945, sưu thuế, người dân đi phu cao su.
3. Hình thức: Chiếu ảnh sau đó hỏi học sinh để học sinh nhận biết về lịch sử, từ
đó gợi dẫn vào tác phẩm văn học hiện thực.
Bước 1: Giao nhiệm vụ: Em có nhận ra đây là thời kì lịch sử nào của dân tộc
không?
Bước 2: HS Thực hiện nhiệm vụ được giao
Bước 3: HS Báo cáo kết quả và thảo luận.
Bước 4: GV đánh giá kết quả và bổ sung, thống nhất kiến thức:
* Hoạt động hình thành kiến thức mới
Đối với nội dung 1: Văn bản Trong lòng mẹ
6

6


1. Mục tiêu
- Thấy được những nét tiêu biểu về tác giả Nguyên Hồng và khái niệm thể
loại hồi kí.
- Hiểu được nỗi đau của chú bé mồ côi cha, phải sống xa mẹ.
- Cảm nhận được bản chất tàn nhẫn, cay nghiệt của nhân vật bà cô.
- Tình cảnh đáng thương và nỗi đau tinh thần của bé Hồng, tình yêu
thương mãnh liệt của chú bé đối với mẹ.
- Hiểu được những nét cơ bản về nội dung và nghệ thuật của truyện.
2. Nội dung: Tìm hiểu về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.
3. H×nh thøc tæ chøc:
- C¸ nh©n/cÆp/ nhóm.
- Phương tiÖn: SGK, bảng phụ.
4. Các bước tiến hành hoạt động (cá nhân/cặp/nhóm)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ


Hoạt động 1:
- Mục tiêu, ý tưởng: Giúp HS nắm
được kiến thức khái quát về tác giả, tác
phẩm.
- Nội dung hoạt động: Tái hiện khái
quát kiến thức về tác giả, tác phẩm.
- Hình thức: HS hoạt động cá nhân
- Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ: Trình bày
những hiểu biết về Nguyên Hồng, về
hồi kí “Những ngày thơ ấu”?
Bước 2: HS Thực hiện nhiệm vụ được
giao
Bước 3: HS Báo cáo kết quả và thảo
luận.
Bước 4: GV đánh giá kết quả và bổ
sung, thống nhất kiến thức:

7

NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

I. Đọc và tìm hiểu chú thích
1. Đọc
2. Chú thích
a. Tác giả
- Nguyên Hồng (1918-1982)
- Tuổi thơ cơ cực, cay đắng  vốn
sống, bản lĩnh.

- Nhà văn của những người lao động
cùng khổ, nhà văn của phụ nữ và trẻ
em.
- Đa tài, sáng tác nhiều thể loại nhưng
thành công nhất là văn xuôi.
- Giọng văn chân thực, dạt dào và thấm
đượm tình thương.
- Những tác phẩm tiêu biểu: Bỉ vỏ,
Cửa biển, Trời xanh...
b. Tác phẩm: Những ngày thơ ấu
+ Thể loại: Hồi kí.
+ In báo: 1938
+ Gồm 9 chương
7


-> Kể về tuổi thơ cay đắng của tác giả.
Tiêu biểu cho phong cách sáng tác của
Nguyên Hồng.
- Đoạn trích thuộc chương 5
c. Từ khó
Hoạt động 2:
- Mục tiêu, ý tưởng: Học sinh tìm
hiểu khái quát về kiểu văn bản, PTBĐ,
bố cục văn bản.
- Nội dung hoạt động: GV tổ chức,
hướng dẫn học sinh đọc, tìm hiểu bố
cục, PTBĐ, vị trí miêu tả của văn bản.
- HS hoạt động cá nhân:
- Cách thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ: Tìm đặc điểm
kiểu văn bản, PTBĐ, chia bố cục?
Bước 2: HS Thực hiện nhiệm vụ được
giao
Bước 3: HS Báo cáo kết quả và thảo
luận

II. Tìm hiểu văn bản
1. Kiểu văn bản và phương
thức biểu đạt
+ PTBĐ: Tự sự kết hợp miêu tả và
biểu cảm.
+ Ngôi kể: Ngôi thứ nhất → chân
thực, thể hiện nội tâm nhân vật sinh
động.
2. Bố cục
+ P1: “Từ đầu … người ta hỏi đến
chứ.”  Cuộc trò chuyện giữa bà cô và
chú bé Hồng.
+ P2: Còn lại  Tình yêu mãnh liệt của
chú bé Hồng đối với mẹ.

Bước 4: GV đánh giá kết quả và bổ
sung, thống nhất kiến thức:

3. Phân tích
a. Nhân vật bà cô (qua cái nhìn và
Hoạt động 3:
tâm trạng của chú bé Hồng)
- Mục tiêu, ý tưởng: Học sinh tìm

- Lời nói: cay độc
hiểu về 2 nhân vật cụ thể là bà cô và bé
 Châm chọc, nhục mạ, cay nghiệt, cao
Hồng.
tay.
- Nội dung hoạt động: GV tổ chức,
- Nụ cười: rất kịch (giả dối)
hướng dẫn học sinh hoạt động nhóm,
- Cử chỉ, thái độ: Giả vờ quan tâm,
mỗi nhóm thực hiện một nhiệm vụ khác
thương cháu.
nhau.
 Giả dối, thâm hiểm, trơ trẽn, lạnh
- Hình thức: HS hoạt động nhóm:
lùng, cay nghiệt, độc ác. Là hình ảnh
- Cách thực hiện:
đại diện cho hạng người sống tàn nhẫn,
Bước 1: Giao nhiệm vụ cụ thể cho
mất hết tính người, khô héo cả tình
từng nhóm
8

8


GV chia lớp thành 4 nhóm:
Nhóm 1: Tìm những chi tiết miêu tả
nhân vật bà cô? Qua các chi tiết ấy, em
nhận xét gì về nhân vật này?
Nhóm 2: Tìm chi tiết giới thiệu hoàn

cảnh của chú bé Hồng. Em có suy nghĩ
gì về hoàn cảnh ấy?
Nhóm 3: Tìm chi tiết miêu tả tâm
trạng của bé Hồng trong cuộc đối thoại
với bà cô? Qua những chi tiết ấy, em
hiểu gì về tâm trạng của bé Hồng và
ngòi bút miêu tả của nhà văn?
Nhóm 4: Tìm chi tiết miêu tả tâm
trạng của bé Hồng khi bất ngờ gặp mẹ
và khi được nằm trong lòng mẹ? Cảm
nhận về tình mẫu tử?
Bước 2: HS Thực hiện nhiệm vụ được
giao
Bước 3: HS Báo cáo kết quả và thảo
luận
Bước 4: GV đánh giá kết quả và bổ
sung, thống nhất kiến thức:

máu mủ ruột rà trong cái xã hội thực
dân nửa phong kiến lúc bấy giờ.
b. Nhân vật bé Hồng.
- Hoàn cảnh:
+ Bố chơi bời nghiện ngập, mất sớm.
+ Mẹ đi tha hương cầu thực, không có
tin tức
+ Hồng sống cùng bà cô lạnh lùng,
thâm hiểm trong cô đơn, buồn tủi, luôn
khát khao tình thương của mẹ.
Tội nghiệp, đáng thương.
- Diễn biến tâm trạng của bé Hồng

trong cuộc đối thoại với bà cô:
+ Toan trả lời: có  cúi đầu không đáp
vì nhận ra sự giả dối của bà cô  Em
im lặng.
+ Từ chối dứt khoát vì "Cuối
năm...về"
- Sau câu hỏi thứ hai đầy mỉa mai của
người cô:
+ Lòng Hồng thắt lại
+ Khoé mắt đã cay cay
+ Nước mắt ròng ròng rớt xuống chan
hoà đầm đìa ở cằm và cổ
 sự đau đớn tủi nhục, phẫn uất
- Cười dài trong tiếng khóc hỏi lại
 kìm nén nỗi đau xót, tức tưởi
 Tin yêu người mẹ khốn khổ.
- Khi người cô cứ tươi cười kể về tình
cảnh tội nghiệp của mẹ mình:
+ Cổ Hồng nghẹn ứ
+ Khóc không ra tiếng
+ Nỗi uất hận càng nặng, càng sâu
"giá những cổ tục...mới thôi". Các

9

9


động từ mạnh: vồ, cắn, nhai, nghiến.
 Phương thức biểu cảm: Bộc lộ trực

tiếp và gợi cảm trạng thái.
- Diễn biến tâm trạng bé Hồng khi
bất ngờ gặp mẹ, khi được nằm trong
lòng mẹ:
+ Mẹ là dòng nước mát trong suốt giữa
sa mạc.
+ Sẽ tủi cực ghê gớm.
+ Tiếng gọi: Mợ ơi! Mợ ơi!...
 Khát khao tình mẹ như người bộ
hành khát nước đến kiệt sức giữa sa
mạc.
- Khi gặp mẹ:
+ Cuống cuồng đuổi theo xe.
+ Thở hồng hộc, oà khóc  nhịp văn
nhanh, gấp, mừng, tủi  sung sướng,
cuống quýt, vội vàng.
+ Tiếng khóc tủi cực, mừng vui, hạnh
phúc
- Khi ở trong lòng mẹ:
+ Say sưa ngắm nhìn gương mặt mẹ.
+ Ấm áp mơn man khắp da thịt.
+ Cảm thấy quần áo, hơi thở miệng
nhai trầu thơm tho của mẹ.
Giây phút hạnh phúc hiếm hoi, đẹp
đẽ nhất của con người.
- Kể kết hợp với biểu cảm trực tiếp
đã diễn tả thật cụ thể và tinh tế niềm
hạnh phúc của một đứa con khao khát
tình mẹ đến cháy lòng. Là hình ảnh
một thế gới đang bừng nở, hồi sinh,

một thế giới ăm ắp kỉ niệm của tình
mẫu tử.
10

10


Hoạt động 4:
- Mục tiêu, ý tưởng: Học sinh phát
hiện đặc sắc về nội dung và nghệ thuật
của văn bản.
- Nội dung hoạt động: GV tổ chức
nhóm nhỏ (cặp đôi chia sẻ), HS phát
hiện nội dung, nghệ thuật của văn bản.
- Hình thức: Cặp đôi chia sẻ
- Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ cụ thể cho
từng cặp: Phát hiện đặc sắc về nội
dung và nghệ thuật của văn bản?
Bước 2: HS Thực hiện nhiệm vụ được
giao

4. Đặc sắc nội dung, nghệ thuật.
- Nghệ thuật:
+ Kết hợp kể, tả với biểu cảm.
+ Miêu tả chính xác chi tiết: ngoại
hình, nội tâm, diễn biến tâm trạng…
nhân vật.
+ Mạch văn hồi kí xúc động, trữ tình.
- Nội dung

+ Bé Hồng với thân phận đau khổ,
nhưng có tình yêu thương và lòng tin
mãnh liệt dành cho mẹ.
+ Là đứa trẻ trong tủi cực, cô đơn khao
khát được yêu thương bởi tấm lòng
người mẹ.

Bước 3: HS Báo cáo kết quả và thảo
luận
Bước 4: GV đánh giá kết quả và bổ
sung, thống nhất kiến thức:
Đối với nội dung 2: Văn bản Tức nước vỡ bờ
1. Mục tiêu
- Giúp học sinh hiểu được:
+ Bộ mặt tàn ác, bất nhân của chế độ xã hội đương thời và tình cảnh đau
thương của người nông dân cùng khổ trong xã hội.
+ Cảm nhận được quy luật hiện thực: có áp bức có đấu tranh.
+ Vẻ đẹp tâm hồn và sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông dân.
+ Những nét đặc sắc trong nghệ thuật viết truyện của tác giả.
2. Nội dung: Tìm hiểu về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.
3. H×nh thøc tæ chøc:
- C¸ nh©n/cÆp/ nhóm.
- Phương tiÖn: SGK, bảng phụ.
4. Các bước tiến hành hoạt động (cá nhân/cặp/nhóm)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
11

NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
11



Hoạt động 1:
- Mục tiêu, ý tưởng: Giúp HS nắm
được kiến thức khái quát về tác giả, tác
phẩm.
- Nội dung hoạt động: Tái hiện khái
quát kiến thức về tác giả, tác phẩm.
- Hình thức: HS hoạt động cá nhân
- Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ: Trình bày
những hiểu biết về Ngô Tất Tố và tiểu
thuyết Tắt đèn, đoạn trích Tức nước
vỡ bờ?
Bước 2: HS Thực hiện nhiệm vụ được
giao
Bước 3: HS Báo cáo kết quả và thảo
luận
Bước 4: GV đánh giá kết quả và bổ
sung, thống nhất kiến thức:

Hoạt động 2:
- Mục tiêu, ý tưởng: Học sinh tìm
hiểu khái quát về kiểu văn bản, PTBĐ,
bố cục văn bản.
- Nội dung hoạt động: GV tổ chức,
hướng dẫn học sinh đọc, tìm hiểu bố
cục, PTBĐ, vị trí miêu tả của văn bản.
- HS hoạt động cá nhân:
- Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ: Tìm đặc điểm

12

I. Đọc và tìm hiểu chú thích
1. Đọc
2. Chú thích
a. Tác giả
- Ngô Tất Tố (1893 - 1954) ở làng Lộc
Hà, Từ Sơn, Bắc Ninh.
- Là một trong những nhà văn xuất sắc
nhất của trào lưu văn học hiện thực
giai đoạn 1930-1945.
- Ông được coi là nhà văn của nông
dân, chuyên viết về nông thôn và cuộc
sống của người nông dân.
- Ông còn là một nhà báo có lập trường
dân chủ tiến bộ, lối viết sắc sảo, điêu
luyện, giàu tính chiến đấu.
b. Tác phẩm
- Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” trích
trong chương XVIII của tiểu thuyết
“Tắt đèn” viết năm 1939.
- Hoàn cảnh sáng tác: Thực dân Pháp
đô hộ  chế độ thực dân nửa phong
kiến, người nông dân sống cuộc sống
nô lệ lầm than vì áp bức bóc lột, vì sưu
cao thuế nặng.
II. Tìm hiểu văn bản
1. Kiểu văn bản và phương thức
biểu đạt
- Tự sự (kết hợp miêu tả và biểu cảm)

- Thể loại: Tiểu thuyết
- Ngôi kể: Ngôi thứ 3
2. Bố cục
- P1: Từ đầu ... ngon miệng hay không:
Cảnh buổi sáng ở nhà chị Dậu.
- P2: Còn lại: Cuộc đối mặt giữa chị
12


kiểu văn bản, PTBĐ, chia bố cục?
Bước 2: HS Thực hiện nhiệm vụ được
giao

Dậu với tên cai lệ và người nhà lý
trưởng.

Bước 3: HS Báo cáo kết quả và thảo
luận
Bước 4: GV đánh giá kết quả và bổ
sung, thống nhất kiến thức:
Hoạt động 3:
- Mục tiêu, ý tưởng: Học sinh tìm
hiểu về ý nghĩa nhan đề, hai nhân vật
cụ thể là cai lệ và chị Dậu.
- Nội dung hoạt động: GV tổ chức,
hướng dẫn học sinh hoạt động nhóm,
mỗi nhóm thực hiện một nhiệm vụ khác
nhau.
- Hình thức: HS hoạt động nhóm:
- Cách thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ cụ thể cho
từng nhóm
Nhóm 1: Trong đoạn trích, cai lệ hiện
lên qua các chi tiết nào ? Tìm những từ
ngữ nói về hành động của cai lệ? Nhận
xét về nghệ thuật miêu tả cai lệ của tác
giả ?
Nhóm 2: Trình bày hoàn cảnh của chị
Dậu? Em có suy nghĩ về hoàn cảnh ấy?
Nhóm 3: Chị Dậu đối với chồng con
như thế nào? Qua đó thể hiện phẩm
chất gì của chị?
Nhóm 4: Với bọn tay sai, chị đã có
những lời nói và hành động gì? Phẩm
chất nào của chị được thể hiện qua đó?
Nhóm 5: Nhận xét về nghệ thuật kể
chuyện của Ngô Tất Tố (Xây dựng tình
huống, giọng điệu)?
13

3. Phân tích
a. Nhan đề “Tức nước vỡ bờ”:
- Phản ánh mâu thuẫn chính trong đoạn
trích: giữa chị Dậu và tên Cai lệ.
+ Cai lệ: đàn áp, chèn ép, tra tấn
→ Gây ra sự “Tức nước”.
+ Chị Dậu: bị đánh chửi, coi khinh
→ Dẫn đến hành động “Vỡ bờ”
- Thể hiện đúng tư tưởng: có áp bức,
có đấu tranh.

b. Nhân vật cai lệ:
- Xuất thân: Tên lính hầu hạ, phục vụ
nơi quan nha, là công cụ đắc lực của
cái trật tự xã hội tàn bạo.
- Công việc: đi đốc sưu thuế, đánh, trói
người.
- Hành vi, cử chỉ:
+ Sầm sập …. xuống đất
+ Trợn ngược …dây thừng.
+ Bịch luôn …. mặt chị Dậu.
→ Thô bạo, hung dữ, hùng hổ đầy
quyền uy, hành động đểu cáng, hung
hãn, táng tận lương tâm.
- Lời nói:
+ Không có tình nghĩa: Thằng kia, …
đình kia.
+ Hách dịch: Mày định nói cho cha
13


Bước 2: HS Thực hiện nhiệm vụ được
giao
Bước 3: HS Báo cáo kết quả và thảo
luận
Bước 4: GV đánh giá kết quả và bổ
sung, thống nhất kiến thức:

mày nghe đấy à ?
+ Dọa nạt hống hách: Ông … thôi à !
+Tàn nhẫn, vừa nói vừa đánh người:

Tha này ! tha này !
+ Cách xưng hô: ông – mày; cha mày.
→ Lời chửi thô tục, thiếu văn hóa, tàn
nhẫn, độc ác vô lương tâm, trạng thái
chính: Quát, thét, hầm hè, nham nhảm.
→ Nhà văn tả thực bằng những chi tiết
sinh động, tính từ gợi tả.
→ Nhân vật cai lệ có tính cách hung
bạo, dã thú, không có tính người, là
hiện thân của tầng lớp tay sai thống trị,
của trật tự xã hội thực dân phong kiến
đương thời.
→ Tố cáo xã hội bất công, áp bức bóc
lột đến tận xương tủy nhân dân, đẩy họ
tới đường cùng.
c. Nhân vật chị Dậu:
* Hoàn cảnh
+ Nghèo nhất nhì trong hạng cùng
đinh.
+ Không có tiền đóng sưu, phải bán
con, bán chó.
+ Phải nộp cả xuất sưu của người em
chồng đã chết từ năm ngoái.
+ Chồng đang ốm cũng bị đánh, trói,
rồi bị trả về rũ rượi như một xác chết.
→ Hoàn cảnh sống cơ cực, nghèo khổ
vất vả, thiếu thốn, chịu nhiều bất hạnh,
bị dồn vào bước đường cùng thật đáng
thương.


14

14


* Phẩm chất của chị Dậu
- Đối với chồng:
+ Chạy vạy để có tiền nộp sưu, cứu
chồng khỏi bị đánh trói.
+ Chăm sóc, nấu cháo, thổi cho nguội.
+ Rón rén bưng một bát đến chỗ chồng
nằm, ân cần mời mọc: “Thầy..xót
ruột”
+ Chờ xem chồng ăn có ngon miệng
hay không
→ chăm sóc dịu dàng, tình cảm yêu
thương chồng con đến tha thiết, có
những phẩm chất tiêu biểu của người
phụ nữ truyền thống.
- Đối với cai lệ và người nhà lý trưởng
+ Van xin khẩn khoản:

Hai ông …. tha cho!
→ Xưng hô: ông – cháu → nhún
nhường nhẫn nhục van xin bằng lời lẽ
tha thiết, run run cố khơi gợi lòng tốt,
sự thương hại của ông cai → chị thông
minh, lời lẽ thấu tình đạt lí.
+ Lời lẽ cứng cỏi:
Chồng tôi .. mày xem!

→ Thay đổi cách xưng hô: tôi – ông,
mày - bà.
15

15


→ Cách xưng hô đanh đá thể hiện sự
căm giận, phẫn uất khinh bỉ cao độ
trước sự vô tình của cai lệ.
+ Hành động quyết liệt:
Bảo vệ chồng.
Đánh lại cai lệ và người nhà lí trưởng:
Túm lấy .... nhào ra thềm.
Hoạt động 4:
- Mục tiêu, ý tưởng: Học sinh phát
hiện đặc sắc về nội dung và nghệ thuật
của văn bản.
- Nội dung hoạt động: GV tổ chức
nhóm nhỏ (cặp đôi chia sẻ), HS phát
hiện nội dung, nghệ thuật của văn bản.
- Hình thức: Cặp đôi chia sẻ
- Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ cụ thể cho
từng cặp: Phát hiện đặc sắc về nội
dung và nghệ thuật của văn bản?
Bước 2: HS Thực hiện nhiệm vụ được
giao
Bước 3: HS Báo cáo kết quả và thảo
luận

Bước 4: GV đánh giá kết quả và bổ
sung, thống nhất kiến thức:

→ Miêu tả sinh động, tình huống gay
cấn, cao trào; giọng văn nhanh, dồn
dập, hả hê → đậm chất kịch.
→ Sức mạnh “vỡ bờ” ghê gớm, hành
động quyết liệt bắt nguồn từ tình yêu
thương chồng, và căm ghét sự đàn áp
bất công.
- Câu nói: “Để cho ... chịu được”.
→ Phản ánh quy luật: Có áp bức thì có
đấu tranh.
→ Chị Dậu là một người phụ nữ tiềm
tàng tinh thần phản kháng. Qua đây
Ngô Tất Tố đã “Xui người nông dân
nổi loạn”
4.Tổng kết:
a. Nghệ thuật:
- Khắc họa nhân vật rõ nét
- Ngòi bút hiện thực sinh động, ngôn
ngữ đặc sắc (ngôn ngữ kể chuyện,
miêu tả, đối thoại giữa các nhân vật).

16

16


b. Nội dung:

- Tác phẩm vạch trần bộ mặt tàn ác, bất
nhân của xã hội thực dân phong kiến
đương thời đã đẩy người nông dân vào
tình cảnh vô cùng cực khổ, khiến họ
phải liều mạng chống lại.
- Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ
nông dân: giàu lòng yêu thương chồng
con, có sức sống mạnh mẽ, một tinh
thần phản kháng tiềm tàng.
Đối với nội dung 3: Văn bản Lão Hạc
1. Mục tiêu
- Hiểu được những đặc điểm tiêu biểu về cuộc đời và sự nghiệp văn học
của nhà văn Nam Cao.
- Thấy được tình cảnh khốn cùng và nhân phẩm cao quý của nhân vật lão
Hạc; đồng thời hiểu được niềm thương cảm, sự trân trọng đối với người nông
dân và tài năng nghệ thuật của nhà văn Nam Cao.
- Nghệ thuật viết truyện đặc sắc, chân thực, cảm động; nghệ thuật miêu tả
tâm lý nhân vật xuất sắc.
2. Nội dung: Tìm hiểu về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.
3. H×nh thøc tæ chøc:
- C¸ nh©n/cÆp/ nhóm.
- Phương tiÖn: SGK, bảng phụ.
4. Các bước tiến hành hoạt động (cá nhân/cặp/nhóm)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

Hoạt động 1:
- Mục tiêu, ý tưởng: Giúp HS nắm
được kiến thức khái quát về tác giả, tác

phẩm.
- Nội dung hoạt động: Tái hiện khái
quát kiến thức về tác giả, tác phẩm.
- Hình thức: HS hoạt động cá nhân
- Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ: Trình bày

I. Đọc và tìm hiểu chú thích
1. Đọc và tóm tắt
Giọng ông giáo: chậm buồn, cảm
thông
Giọng lão Hạc: đau đớn, dằn vặt
Giọng Binh Tư, vợ ông giáo: mỉa mai
2. Tìm hiểu chú thích
a. Tác giả
- Nam Cao (1915 - 1951) tên thật là

17

17


nhng hiu bit v Nam Cao v truyn
ngn Lóo Hc.
Bc 2: HS Thc hin nhim v c
giao

Trn Hu Tri, quờ Lớ Nhõn H
Nam.
- Là cây bút hiện thực xuất

sắc viết về ngời nông dân

Bc 3: HS Bỏo cỏo kt qu v tho
lun

đói nghèo bị vùi dập và ngời

Bc 4: GV ỏnh giỏ kt qu v b
sung, thng nht kin thc:

bế tắc trớc Cách mạng.

trí thức nghèo sống mòn mỏi
- Đợc nhà nớc truy tặng giải thởng Hồ Chí minh về VHNT
(1996).
- Những tác phẩm chính: Sống
mòn, lão Hạc, Chí Phèo
b. Tỏc phm
- Lão Hạc là một trong những
truyện ngắn xuất sắc viết về
ngi nông dân của Nam Cao,
đăng báo lần đầu năm 1943.

Hot ng 2:
- Mc tiờu, ý tng: Hc sinh tỡm hiu
khỏi quỏt v kiu vn bn, PTB, b
cc vn bn.
- Ni dung hot ng: GV t chc,
hng dn hc sinh c, tỡm hiu b cc,
PTB, v trớ miờu t ca vn bn.

- HS hot ng cỏ nhõn:
- Cỏch thc hin:
Bc 1: Giao nhim v: Tỡm c im
kiu vn bn, PTB, chia b cc?

- Tác phẩm Lão Hạc đợc kết hợp
làm phim Làng Vũ Đại ngày ấy.
c. T khú (sgk)
II. Tỡm hiu vn bn
1. Kiu vn bn v phng thc biu
t
- Th loi: Truyn ngn
- PTB: T s kt hp miờu t, biu
cm, bỡnh lun.
- Ngụi k : Th nht ụng giỏo k
2. B cc: 3 phn
- Từ đầurồi cũng xong: lão

Bc 2: HS Thc hin nhim v c
giao.

Hạc sang nhờ ông giáo.

Bc 3: HS Bỏo cỏo kt qu v tho
lun.

của Lão Hạc sau đó. Thái độ

Bc 4: GV ỏnh giỏ kt qu v b
sung, thng nht kin thc:

18

- Tiếpđáng buồn: cuộc sống
của Binh T và ông giáo khi biết
việc Lão Hạc xin bả chó.
18


Hoạt động 3
- Mục tiêu, ý tưởng: Học sinh cảm
nhận được số phận bất hạnh và tình yêu
con vật, phẩm chất lương thiện, trong
sạch của lão Hạc
- Nội dung hoạt động: Học sinh cảm
nhận giá trị nội dung, nghệ thuật của văn
bản thông qua trao đổi nhóm, tìm hiểu
chi tiết đặc sắc.
- Phương tiện: Bảng phụ
- Cách thức thực hiện: Dùng kĩ thuật
hoạt động nhóm.
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho từng nhóm.
Nhóm 1: Tìm những chi tiết nói về hoàn
cảnh của lão Hạc? Em có nhận xét gì về
hoàn cảnh ấy?
Nhóm 2: Tìm những chi tiết nói về tình
cảm của lão Hạc đối với con chó Vàng?
Nhóm 3: Tâm trạng của lão Hạc trước
khi bán chó?
Nhóm 4: Tâm trạng của lão Hạc sau khi
bán chó? Nhận xét về nhân vật lão Hạc

và nghệ thuật miêu tả của nhà văn Nam
Cao?
Bước 2: HS Thực hiện nhiệm vụ được
giao.
Bước 3: HS Báo cáo kết quả và thảo
luận.
Bước 4: GV đánh giá kết quả và bổ
sung, thống nhất kiến thức:

- Cßn l¹i: C¸i chÕt cña l·o H¹c.
3. Phân tích
a. Nhân vật lão Hạc.
* Hoàn cảnh :
- Nhà nghèo
- Vợ mất sớm, một mình nuôi con.
- Con trai đi làm ăn xa, sống một mình.
=> Cô đơn, nghèo khó và đáng thương.
* Tình cảm đối với con chó Vàng.
- Gọi cậu Vàng, xưng ông
- Bắt rận, tắm, cho ăn vào bát, gắp thức
ăn...
- Trò chuyện, cưng nựng.
=> Thương yêu con Vàng như một đứa
cháu.
- Trước khi bán chó :
+ Đắn đo, suy tính
+ Bàn bạc với ông giáo.
 Vì cậu Vàng vừa là con, vừa là cháu,
vừa là kỉ vật.
- Sau khi bán chó :

+ Cố làm vui vẻ, cười như mếu
+ Mắt ầng ậng nước
+ Mặt co rúm lại
+ Nếp nhăn xô lại với nhau
+ Đầu ngoẹo về một bên
+Miệng móm mém mếu như con nít
+ Hu hu khóc
Từ láy, lựa chọn chi tiết tiêu biểu,
miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật tài
tình.
=> Đau đớn, khổ tâm đến tột độ, xót
xa, ân hận, day dứt.
=> Giàu lòng yêu thương, trân trọng

19

19


Hoạt động 4: Tìm hiểu cái chết của
lão Hạc.
- Mục tiêu, ý tưởng: Giúp HS nắm
được những chi tiết miêu tả và ý nghĩa
cái chết của lão Hạc
- Nội dung hoạt động: Tái hiện chi tiết
và ý nghĩa của chi tiết trong tác phẩm.
- Phương tiện: SGK, bảng phụ
- Cách thức thực hiện:
Chia lớp thành 4 nhóm
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho từng nhóm.

Nhóm 1: Lão Hạc chọn cách chết như
thế nào? Tìm các chi tiết miêu tả cái chết
của lão Hạc?
Nhóm 2: Nhận xét về nghệ thuật miêu
tả của nhà văn khi miêu tả cái chết của
lão? Tại sao lão Hạc lại chọn cách chết
đó?
Nhóm 3: Nguyên nhân cái chết?
Nhóm 4: Ý nghĩa cái chết của lão Hạc?
Bước 2: HS Thực hiện nhiệm vụ được
giao.
Bước 3: HS Báo cáo kết quả và thảo
luận.
Bước 4: GV đánh giá kết quả và bổ
sung, thống nhất kiến thức:

20

loài vật, nhân cách trong sáng.
* Tình cảm của lão Hạc đối với con
trai
- Thương con
- Nhớ con
- Hi sinh tất cả cho con.
 Tình phụ tử thiêng liêng, đáng trân
trọng
* Cái chết của lão Hạc
- Tự tử bằng bả chó
- Đầu tóc rũ rượi
- Quần áo xộc xệch

- Vật vã
- Hai mắt long lên sòng sọc.
- Miệng tru tréo.
- Bọt mép sùi ra.
- Chốc chốc lại giật nẩy lên.
 Nghệ thuật: Từ láy gợi hình, động từ
mạnh, câu văn ngắn  Cái chết đau
đớn, thê thảm và dữ dội.
- Nguyên nhân:
+ Xã hội xô đẩy vào đường cùng,
không còn đường sống phải chọn cái
chết.
+ Giữ tài sản cho con
+ Chết để giữ gìn nhân phẩm
- Ý nghĩa:
+ Lên án, tố cáo chế độ Là lời tố cáo
mạnh mẽ, gay gắt xã hội đương thời
chà đạp quyền sống của con người.
+ Thể hiện lòng tự trọng, nhân cách
cao thượng.
+ Thể hiện đức hi sinh cao cả của người
cha.
=> Lão Hạc là điển hình cho số phận
20


Hoạt động 5: Phân tích nhân vật ông
giáo
- Mục tiêu, ý tưởng: HS nắm được
những chi tiết miêu tả thái độ của ông

giáo đối với lão Hạc từ đó thấy được
thái độ, con người của ông giáo.
- Nội dung hoạt động: GV đặt câu hỏi
- Phương tiện: SGK
- Cách thức thực hiện: Đặt câu hỏi,
hoạt động cá nhân và cặp đôi chia sẻ.
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho cả lớp và
từng cặp.
- Cá nhân: Hoàn cảnh của ông giáo?
Tìm chi tiết thể hiện thái độ, tình cảm
của ông giáo với lão Hạc? Từ những chi
tiết đó, em cảm nhận được điều gì ở ông
giáo?
- Cặp đôi chia sẻ: Hoàn cảnh của ông
giáo?Tìm chi tiết thể hiện thái độ, tình
cảm của ông giáo với lão Hạc? Từ
những chi tiết đó, em cảm nhận được
điều gì ở ông giáo?
- Cặp đôi chia sẻ: Tìm những câu văn
thể hiện suy nghĩ của ông giáo? Ý nghĩa
triết lí của suy nghĩ ấy là gì?
Bước 2: HS Thực hiện nhiệm vụ được
giao.
Bước 3: HS Báo cáo kết quả và thảo
luận.
Bước 4: GV đánh giá kết quả và bổ
sung, thống nhất kiến thức:

bất hạnh và nhân cách cao đẹp của
người nông dân Việt Nam trước cách

mạng tháng Tám.
b. Nhân vật ông giáo
* Hoàn cảnh
- Trí thức nghèo, giàu ước mơ, hoài
bão.
- Sống mòn mỏi, bế tắc.
- Suy nghĩ sâu sắc.
→ Hoàn cảnh chung của tầng lớp tri
thức đương thời.
* Thái độ, tình cảm với lão Hạc
- Ban đầu: thấy lão lẩm cẩm.
- Sau ái ngại, xót xa.
- An ủi, tìm cách giúp lão.
- Hiểu, trân trọng, nể phục lão Hạc.
=> Hiểu đời, hiểu người, trọng nhân cách.
* Suy nghĩ về cuộc đời và con người:
- “Chao ôi…ta thương.”
→ Cần suy nghĩ tích cực, tránh hẹp
hòi, phiến diện.
- Cuộc đời chưa hẳn đáng buồn hay
vẫn đáng buồn theo một nghĩa khác →
Tin vào con người; sự thương xót
những thân phận bị áp bức.
→ Giọng văn đậm chất triết lí, tư
tưởng sâu sắc.
→ Sự trân trọng, yêu thương, trăn trở về
tình đời, tình người và tinh thần nhân
đạo, nhân văn sâu sắc trong văn Nam
Cao.


Hoạt động 6: Tìm hiểu nội dung và
nghệ thuật của văn bản
4. Tổng kết
- Mục tiêu, ý tưởng: HS nhận biết được a. Nghệ thuật:
ý nghĩa của văn bản
21

21


- Nội dung hoạt động: HS Phát biểu
suy nghĩ cá nhân
- Cách thức thực hiện: Kĩ thuật trình
bày một phút.
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho từng cặp.
- Em học được gì từ nghệ thuật kể
chuyện của Nam Cao trong văn bản Lão
Hạc?
Đọc văn bản Lão Hạc, em nhận thức
được: Những điều sâu sắc nào về số
phận và phẩm chất của người nông dân
trong xã hội cũ? Từ nhân vật ông giáo
(có thể coi là hình ảnh của Nam Cao),
em hiểu gì về tác giả Nam Cao?
Bước 2: HS Thực hiện nhiệm vụ được
giao.

- Kể chuyện kết hợp với miêu tả, biểu
cảm và nghị luận. Cách kể chuyện tự
nhiên, chân thực từ ngôi thứ nhất

- Miêu tả tâm lí nhân vật chân thực,
sinh động
- Xây dựng được nhân vật điển hình
trong hoàn cảnh điển hình.
b. Nội dung:
- Lão Hạc đại diện cho số phận đau
thương của người nông dân lương
thiện trong xã hội cũ; phẩm chất cao
quý, tiềm tàng ở họ.
- Ông giáo chính là người trí thức có
tâm huyết, yêu quý, trân trọng người
nông dân.

Bước 3: HS Báo cáo kết quả và thảo
luận.
Bước 4: GV đánh giá kết quả và bổ
sung, thống nhất kiến thức:

* Hoạt động luyện tập
GV gợi ý hướng dẫn HS hoạt động ở nhà
- Từ văn bản Trong lòng mẹ, em có suy nghĩ như thế nào về tình mẫu tử?
- Kể lại một câu chuyện về tình mẫu tử mà em biết.
- Phát biểu suy nghĩ của em về số phận người nông dân trước cách mạng tháng
Tám?
- Lên kế hoạch dàn dựng một tiểu phẩm ngắn tái hiện hoàn cảnh và tâm trạng
lão Hạc sau khi bán “cậu Vàng”.
- Từ cách cư xử của ông giáo với lão Hạc, mỗi em hãy trao đổi với bạn mình về
cách mà em đã hoặc sẽ cư xử với một người ăn xin nghèo khổ.
- Chứng minh nhận định của nhà văn Nguyễn Tuân “ Với tác phẩm Tắt đèn, Ngô
Tất Tố đã xui người nông dân nổi loạn”

22

22


* Hoạt động mở rộng, sáng tạo
- Tìm những bài hát, câu thơ (bài thơ) gợi đến tình yêu thương con người.
- Vẽ một bức tranh có nội dung nói về tình yêu thương.
- Tìm đọc tiểu thuyết “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố và tóm tắt được tiểu thuyết.
- Từ việc tìm hiểu về số phận và phẩm chất của người nông dân trong xã
hội cũ và bản chất của chế độ xã hội đó, có thể nhân ra thái độ nào của nhà văn
Ngô Tất Tố đối với thực trạng xã hội và đối với phẩm chất của người nông dân?
- Chuyển thể từ đoạn trích sang một màn kịch ngắn có bốn vai như yêu
cầu. Phân công các vai và tự luyện theo vai và tập diễn.
- Tìm những tác phẩm viết về số phận người nông dân Việt Nam trước
cách mạng tháng Tám.
- Nhờ ông (bà) hoặc những người cao tuổi quanh em biết kể cho nghe
những câu chuyện về cuộc đời của chính họ trong giai đoạn trước cách mạng.

23

23



×