Bộ GIáO DụC Và đào tạo
Bộ tài chính
Học viện tài chính
NCS. NGUYN TRUNG THNH
HOàN THIệN Tổ chức công tác kế toán TạI
CáC TRờng cao đẳng trên địa bàn tỉnh hải dơng
TểM TT LUN N TIN S KINH T
Chuyên ngành: Kế
toán
Mó s:
9.34.03.01
Ging viờn hng dn 1: PGS, TS. Nguyn Ngc Quang
Ging viờn hng dn 2: TS. V Th Kim Anh
Hà nội - 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, luận án tiến sỹ “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán
tại các trường Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Hải Dương” là công trình nghiên
cứu của bản thân tôi. Các số liệu và tài liệu trong luận án là trung thực và chưa
được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tất cả những thông tin
Tác giả tham khảo và kế thừa trong luận án đều được trích dẫn đầy đủ.
Tác giả luận án xin chịu trách nhiệm về những lời cam đoan trên đây!
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
BẢNG KÊ CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
Chữ viết tắt
BCTC
BCQT
BCKTQT
SNCL
HCSN
CMKT
IPSAS
CMKTCVN
KBNN
NSNN
HTTT
CNTT
CTKT
TKKT
TK
NCKH
SXKD
TSCĐ
WTO
WB
IMF
ASEAN
BHXH
BHYT
KPCĐ
Số thứ thự
Phụ lục 1-1
Phụ lục 1-2
Chữ viết đầy đủ
Báo cáo tài chính
Báo cáo quyết toán
Báo cáo kế toán quản trị
Sự nghiệp công lập
Hành chính sự nghiệp
Chuẩn mực kế toán
Chuẩn mực kế toán công quốc tế
Chuẩn mực kế toán công Việt Nam
Kho bạc nhà nước
Ngân sách nhà nước
Hệ thống thông tin
Công nghệ thông tin
Chứng từ kế toán
Tài khoản kế toán
Tài khoản
Nghiên cứu khoa học
Sản xuất kinh doanh
Tài sản cố định
Tổ chức thương mại thế giới
Ngân hàng thế giới
Quỹ tiền tệ quốc tế
Hiệp hội các nước đông nam á
Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm y tế
Kinh phí công đoàn
PHỤ LỤC
Nội dung
Danh sách các Trường Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Phiếu phỏng vấn dành cho (Hiệu trưởng, Kế toán Trưởng,
Trưởng phòng kế toán)
Phụ lục 1-3
Phụ lục 1-4
Phụ lục 1-5
Phụ lục 1-6
Phụ lục 1-7
Phụ lục 2-1
Phụ lục 2-2
Phụ lục 2-3
Phụ lục 2-4
Phụ lục 2-5
Phụ lục 2-6
Phụ lục 2-7
Phụ lục 2-8
Phụ lục 2-9
Phụ lục 2-10
Phụ lục 2-11
Phụ lục 2-12
Phụ lục 2-13
Phụ lục 2-14
Phụ lục 2-15
Phụ lục 3-1
Phụ lục 3-2
Phụ lục 3-3
Phụ lục 3-4
Phiếu phòng vấn dành cho kế toán viên
Phiếu phòng vấn dành cho các chuyên gia
Bảng tổng hợp kế quả phỏng vấn (Hiệu trưởng, Kế toán
Trưởng, Trưởng phòng kế toán)
Bảng tổng hợp kế quả phỏng vấn kế toán viên
Bảng tổng hợp kế quả phỏng vấn chuyên gia
Danh sách đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên hiện tại
Quy mô học sinh, sinh viên và bậc đào tạo hiện nay
Biểu kinh phí ngân sách cấp bình quân giai đoạn 2009-2018
Biểu nguồn thu bình quân tại đơn vị giai đoạn 2009-2018
Biểu mức chi bình quân năm giai đoạn 2009-2018
Biểu giá trị tài sản, công dung cụ bình quân giai đoạn 20092018
Bảng kê thanh toán giờ giảng vượt định mức năm học 20182019
Trích sổ chi tiết chi phí (TK 6421)
Danh mục hệ thống tài khoản sử dụng tại các trường Cao đẳng
tại Hải Dương
Trích sổ chi tiết các tài khoản (TK 531513)
Trích sổ cái (TK 5315)
Báo cáo chi tiết chi từ nguồn NSNN và nguồn kinh phí được
khấu trừ, để lại
Trích Báo cáo kết quả hoạt động
Trích Báo cáo tình hình tài chính
Trích Báo cáo tổng hợp nhu cầu kinh phí chi không thường
xuyên năm 2019
Danh sách chứng từ kế toán thu – chi hoạt động
Mẫu hóa đơn điện tử
Giấy rút dự toán ngân sách
Trích Sổ nhật ký chung
BẢNG VÀ HÌNH
Số thứ
thự
Bảng 1-1
Bảng 2-1
Bảng 2-2
Bảng 2-3
Bảng 2-4
Bảng 3-1
Bảng 3-2
Bảng 3-3
Bảng 3-4
Bảng 3-5
Bảng 3-6
Bảng 3-7
Bảng 3-8
Bảng 3-9
Hình 1-1
Hình 1-2
Hình 1-3
Hình 2-1
Hình 2-2
Hình 2-3
Hình 2-4
Hình 3-1
Nội dung
BẢNG
Đặc điểm chuyên gia tham gia phỏng vấn
Các trường Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Hình thức tổ chức bộ máy kế toán tại các trường Cao đẳng
trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Số lượng nhân viên kế toán theo trình độ các trường Cao
đẳng trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Phần mềm kế toán sử dụng tại các trường Cao đẳng trên
địa bàn tỉnh Hải Dương
Báo cáo tình hình thực hiện dự toán chi thường xuyên năm
2018
Báo cáo tình hình thực hiện dự toán thu năm 2018
Báo cáo thu chi hoạt động đào tạo năm 2018
Báo cáo thu - chi hoạt động nghiên cứu khoa học
Báo cáo chi tiết tình hình thu - nợ học phí (kỳ 2 năm học
2018-2019)
Báo cáo chi tiết tình hình thu - nợ học phí (kỳ 2 năm học
2018-2019)
Báo cáo so sánh, phân tích nguồn thu năm 2018
Báo cáo so sánh, phân tích kết quả hoạt động sự nghiệp
năm 2018
Mẫu Báo cáo phân tích thu chi, sử dụng các quỹ năm 2018
HÌNH
Sơ đồ khung nghiên cứu của luận án
Sơ đồ trình tự sử lý chứng từ kế toán
Sơ đồ trình tự sử dụng thông tin cho việc ra quyết định
Sơ đồ mô hình quản lý trong các trường Cao đẳng tại Hải
Dương
Sơ đồ quản lý tài chính của các trường Cao đẳng tại Hải
Dương
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán các trường Cao đẳng tại Hải
Dương
Sơ đồ trình tự luân chuyển và xử lý chứng từ hoạt động
thanh toán qua quỹ tiền mặt của các trường Cao đẳng tại
Hải Dương
Sơ đồ trình tự phân tích tình hình tài chính
Trang
21
100
110
115
127
186
188
189
190
192
193
199
200
201
18
58
80
101
116
117
120
202
Hình 3-2
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán các trường cao đẳng trên địa
bàn Hải Dương
212
MỤC LỤC
1. Tính cấp thiết của đề tài
1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án và các lý thuyết nền vận
dụng trong luận án
2
3. Mục đích nghiên cứu của Luận án
11
4. Câu hỏi nghiên cứu
12
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận án
12
6. Cơ sở lý thuyết nền và phương pháp nghiên cứu của luận án
13
6.1. Lý thuyết nền vận dụng trong luận án
13
6.2 Phương pháp nghiên cứu của Luận án
18
7. Ý nghĩa của Luận án
23
8. Kết cấu của Luận án
24
Chương 1
25
LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
25
TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
25
1.1. Khái quát chung về đơn vị sự nghiệp công lập
25
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm về đơn vị sự nghiệp công lập
25
1.1.1.1. Khái niệm về đơn vị sự nghiệp công lập
25
1.1.1.2. Đặc điểm của đơn vị sự nghiệp công lập
26
1.1.2. Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập
28
1.2. Khái quát chung về tổ chức công tác kế toán
30
1.2.1. Khái niệm tổ chức công tác kế toán
30
1.2.2. Ý nghĩa, yêu cầu và nhiệm vụ của tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị
sự nghiệp công lập
33
1.2.2.1. Ý nghĩa của tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị SNCL
33
1.2.2.2. Yêu cầu và nguyên tắc của tổ chức công tác kế toán
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán trong đơn vị SNCL
35
38
1.2.3.1. Môi trường pháp lý, cơ chế tài chính của đơn vị SNCL
39
1.2.3.2. Nhu cầu thông tin kế toán trong các đơn vị SNCL
40
1.2.3.3. Cơ chế quản lý tài chính trong các đơn vị SNCL
40
1.2.3.4. Nguồn tài chính đầu tư cho các đơn vị SNCL
44
1.2.3.5. Quy trình lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách tại các
đơn vị SNCL
45
1.2.3.6. Công nghệ thông tin và nhận thức về vai trò của công nghệ thông tin
trong quản lý
50
1.2.3.7. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
1.3. Nội dung tổ chức công tác kế toán trong đơn vị sự nghiệp công lập
1.3.1. Tổ chức thu thập thông tin kế toán ban đầu
1.3.2. Tổ chức xử lý thông tin kế toán
51
54
56
63
1.3.2.1. Tổ chức xử lý thông tin kế toán qua hệ thống tài khoản kế toán
63
1.3.2.2. Tổ chức xử lý thông tin kế toán qua hệ thống sổ kế toán
66
1.3.3. Tổ chức cung cấp thông tin kế toán
71
1.3.4. Tổ chức công tác kiểm tra kế toán
80
1.4. Tình hình áp dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế ở một số nước trên
thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
85
1.4.1 Tình hình áp dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế ở một số nước trên thế
giới
85
1.4.1.1. Kinh nghiệm áp dụng chuẩn mực kế toán công của Mỹ
87
1.4.1.2. Kinh nghiệm áp dụng chuẩn mực kế toán công của của Nam Phi
88
1.4.1.3. Kinh nghiệm áp dụng chuẩn mực kế toán công của Canada
89
1.4.1.4. Kinh nghiệm áp dụng chuẩn mực kế toán công của Indonesia
1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 2
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
TẠI CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG
2.1. Tổng quan về các trường Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Hải Dương
2.1.1. Khái quát về các trường Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Hải Dương
91
92
98
99
99
99
99
99
2.1.1.1. Khái quát về tình hình kinh tế văn hóa chính trị tỉnh Hải Dương
99
2.1.1.2. Các trường Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Hải Dương
100
2.1.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động của các trường Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Hải
Dương
101
2.1.2.1. Mô hình tổ chức và quản lý của các trường Cao đẳng trên địa bàn tỉnh
Hải Dương
101
2.1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của các trường Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Hải
Dương
103
2.1.2.3. Đặc điểm của các trường Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Hải Dương
104
2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán tại các trường Cao
đẳng trên địa bàn tỉnh Hải Dương
104
2.1.3.1. Môi trường pháp lý
105
2.1.3.2. Nhu cầu thông tin kế toán của các trường Cao đẳng tại Hải Dương.
106
2.1.3.3. Cơ chế quản lý tài chính và đổi mới cơ chế quản lý tài chính trong các
đơn vị SNCL.
110
2.1.3.4. Công tác quản lý tài chính của các trường Cao đẳng trên địa bàn tỉnh
Hải Dương từ năm 2016 về sau
111
2.1.3.5. Tổ chức bộ máy kế toán của các trường Cao đẳng tại Hải Dương
113
2.1.3.6. Công nghệ thông tin và nhận thức về vai trò của công nghệ thông tin
trong quản lý
119
2.2. Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại các trường Cao đẳng trên địa
bàn tỉnh Hải Dương
121
2.2.1. Thực trạng tổ chức thu thập thông tin kế toán của các trường Cao đẳng trên
địa bàn tỉnh Hải Dương
121
2.2.1.1. Về hệ thống biểu mẫu, chứng từ kế toán
122
2.2.1.2. Về phản ánh thông tin vào chứng từ kế toán (lập chứng từ)
124
2.2.1.3. Về chữ ký trên chứng từ kế toán
125
2.2.1.4. Về kiểm tra và luân chuyển chứng từ kế toán
126
2.2.1.5. Về sử dụng, quản lý và in biểu mẫu, chứng từ kế toán
128
2.2.1.6. Về lưu trữ và bảo quản chứng từ
2.2.2. Tổ chức xử lý thông tin kế toán
128
129
2.2.2.1. Tổ chức xử lý thông tin kế toán qua hệ thống TKKT
129
2.2.2.2. Tổ chức xử lý thông tin kế toán qua hệ thống sổ kế toán
2.2.3. Tổ chức cung cấp thông tin kế toán
137
139
2.2.3.1. Tổ chức cung cấp thông tin trên báo cáo kế toán
139
2.2.3.2. Tổ chức phân tích thông tin báo cáo kế toán
143
2.2.4. Tổ chức công tác kiểm tra kế toán
144
2.3. Đánh giá thực trạng tổ chức công tác kế toán tại các trường cao đẳng
trên địa bàn tỉnh Hải Dương
146
2.3.1. Những ưu điểm cơ bản
146
2.3.2. Những tồn tại
149
2.3.2.1. Tồn tại trong tổ chức thu thập thông tin kế toán
149
2.3.2.2. Tồn tại trong tổ chức xử lý thông tin kế toán
150
2.3.2.3. Tồn tại trong tổ chức cung cấp thông tin kế toán
152
2.3.2.4. Tồn tại trong tổ chức công tác kiểm tra kế toán
2.3.3. Nguyên nhân tồn tại
154
155
2.3.3.1. Các nguyên nhân khách quan
155
2.3.3.2. Các nguyên nhân chủ quan
157
KẾT LUẬN CHƯƠNG II
160
Chương 3
161
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI
161
CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG
161
3.1. Định hướng phát triển các trường Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Hải Dương
161
3.1.1. Xu hướng phát triển các trường Cao đẳng công lập ở Việt nam
161
3.1.2. Định hướng phát triển của các trường Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Hải
Dương đến năm 2025 và tầm nhìn 2035
163
3.2. Quan điểm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các trường Cao đẳng
trên địa bàn tỉnh Hải Dương
166
3.3. Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các trường Cao đẳng trên địa
bàn tỉnh Hải Dương
170
3.3.1. Hoàn thiện tổ chức thu thập thông tin đầu vào kế toán
170
3.3.1.1. Hoàn thiện danh mục chứng từ kế toán
170
3.3.1.2. Hoàn thiện kiểm tra và kiểm soát chứng từ kế toán
171
3.3.1.3. Hoàn thiện tổ chức luân chuyển chứng từ kế toán
172
3.3.1.4. Hoàn thiện tổ chức bảo quản và lưu trữ chứng từ kế toán
3.3.2. Hoàn thiện tổ chức xử lý thông tin kế toán
172
174
3.3.2.1. Hoàn thiện tổ chức xử lý thông tin hệ thống tài khoản kế toán
174
3.3.2.2. Hoàn thiện tổ chức xử lý thông tin qua hệ thống sổ kế toán
3.3.3. Hoàn thiện tổ chức cung cấp thông tin kế toán
180
183
3.3.3.1. Hoàn thiện lập BCTC
183
3.3.1.2. Hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán quản trị
185
3.3.4. Hoàn thiện việc tổ chức phân tích thông tin kế toán
196
3.3.5. Hoàn thiện tổ chức hoạt động kiểm tra kế toán
203
3.4. Kiến nghị môi trường để thực hiện các giải pháp hoàn thiện tổ chức công
tác kế toán tại các trường Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Hải Dương
208
3.4.1. Về phía các Trường Cao đẳng tại Hải Dương
209
3.4.2. Về phía các cơ quan quản lý Nhà nước
214
KẾT LUẬN CHƯƠNG III
222
KẾT LUẬN
224
TÀI LIỆU THAM KHẢO
227
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là quốc gia đang trong giai đoạn phát triển, với xuất phát điểm
là một nền kinh tế nông nghiệp, trình độ học vấn, trình độ khoa học công nghệ
và đời sống nhân dân ở mức thấp, nhiều vùng còn rất lạc hậu. Vì vậy, vấn đề cải
cách, đổi mới hệ thống giáo dục và đào tạo, trong đó có giáo dục đại học, giáo
dục nghề nghiệp cần phải được quan tâm và phát triển một cách đồng bộ, mở
rộng, đa dạng hoá nhằm nâng cao trình độ dân trí, nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế. Trong những năm qua,
Đảng và nhà nước đã rất quan tâm phát triển hệ thống giáo dục đào tạo bậc Cao
đẳng, đề ra các phương hướng, chủ trương, đường lối, cải cách và đổi mới
phương thức quản lý, giao cho các địa phương, bộ, ngành của trung ương đứng
ra thành lập và trực tiếp điều hành, quản lý trên cơ sở Luật Giáo dục, Luật Giáo
dục nghề nghiệp, Nghị định của Chính phủ và các quy định khác của pháp luật.
Hệ thống các trường Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Hải Dương là những đơn
vị sự nghiệp công lập, hoạt động theo cơ chế tự chủ của Nghị định số
16/2015/NĐ-CP, đặc biệt là tự chủ về tài chính, các Trường thực hiện việc cung
cấp dịch vụ đào tạo, dạy nghề, nghiên cứu khoa học, cung cấp nguồn nhân lực có
tay nghề và chất lượng cao cho xã hội. Trong cơ chế đó, một số Trường đã tổ
chức quản lý tốt các hoạt động dịch vụ, thực hiện tốt cân đối thu - chi, khẳng
định được thương hiệu và phát triển một cách bền vững, quy mô của Trường
ngày càng được mở rộng. Bên cạnh đó, một số Trường gặp không ít khó khăn,
quy mô ngày càng bị thu hẹp, hoạt động cầm chừng, không đảm bảo cân đối thu
- chi… có nguy cơ phải đóng cửa. Đứng trước nhiều khó khăn, thách thức về cơ
chế tự chủ tài chính, trong bối cảnh cạnh tranh của nền kinh tế thị trường, đòi hỏi
hệ thống trường Cao đẳng nói chung, các trường Cao đẳng trên điạ bàn tỉnh Hải
Dương nói riêng phải không ngừng kiện toàn, đổi mới, tăng cường và hoàn thiện
công tác quản lý, hoàn thiện công tác tổ chức kế toán nhằm nâng cao chất lượng
1
và hiệu quả hoạt động của từng Trường, từ đó mở rộng quy mô hoạt động, mở
rộng quan hệ hợp tác trong và ngoài nước về lĩnh vực đào tạo nghề để tồn tại và
phát triển.
Tổ chức công tác kế toán của các trường Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Hải
Dương trong thời gian qua thực hiện theo phương thức và cơ chế cũ do đó bị bó
buộc bởi hệ thống khuôn khổ pháp lý với nhiều bất cập trong việc tổ chức bộ
máy kế toán, vận dụng hệ thống chứng từ kế toán, vận dụng hệ thống tài khoản
kế toán, hạch toán các hoạt động kinh tế, tổ chức hệ thống sổ và báo cáo kế toán,
kiểm tra công tác kế toán, lưu trữ tài liệu thông tin kế toán…. Tổ chức công tác
kế toán toán trong điều kiện Cách mạng thông tin hiện nay và hướng tới mô hình
tự chủ, đặc biệt là tự chủ về tài chính là một yêu cầu cấp thiết trên cả phương
diện lý luận và thực tiễn, vì vậy “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các
trường Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Hải Dương” được tác giả lựa chọn làm đề
tài nghiên cứu cho luận án Tiến sỹ kinh tế.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án và các lý
thuyết nền vận dụng trong luận án
Các vấn đề liên quan đến tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị SNCL
nói chung tại các trường cao đẳng trên địa bàn Hải Dương nói riêng luôn được
các nhà khoa học, các nhà quản lý chuyên môn nghiên cứu bởi kế toán trong mọi
tổ chức luôn là một công cụ quan trọng nhằm cung cấp thông tin về tình hình tài
chính cho các đối tượng sử dụng để ra các quyết định quản lý và điều hành. Chỉ
khi nào các đơn vị tổ chức hạch toán khoa học và hợp lý thì công tác kế toán mới
có thể cung cấp được thông tin trung thực, chính xác kịp thời cho các đối tượng
sử dụng. Qua nghiên cứu tác giả Luận án đã tổng hợp và hệ thống các công trình
nghiên cứu có liên quan đến đề tài theo 3 hướng nghiên cứu chính: (1) Các
nghiên cứu về khung pháp lý và vận dụng CMKT công quốc tế. (2) Các nghiên
cứu đã được công bố về tổ chức công tác kế toán ở các đơn vị HCSN; (3) Các
nghiên cứu đã được công bố về tổ chức công tác kế toán ở các cơ sở giáo dục
công lập.
2
Các nghiên cứu về khung pháp lý và vận dụng CMKT công quốc tế
trong các đơn vị sự nghiệp công
Chuẩn mực kế toán công quốc tế (IPSAS) tạo nên cơ sở nền tảng cho việc
đánh giá tình hình tài chính được thừa nhận rộng rãi trên phạm vi quốc tế
(Brusca và cộng sự, 2013) [28]. Tiếp đó, sự ủng hộ từ Chính phủ và sự đồng
thuận từ các cấp chính quyền, việc đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin tiên
tiến, trình độ chuyên môn cao cộng thêm nhận thức về sự đổi mới của lực
lượng cán bộ quản lý và những người làm kế toán cũng tạo nên thuận lợi cho
việc vận dụng IPSAS… (Benito và cộng sự, 2007) [27]. Ngoài ra, hệ thống
quản lý tài chính hiện hành tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận dụng IPSAS,
theo đó một khuôn khổ pháp lý phải được thiết lập, cụ thể cần thiết quy định
IPSAS là cơ sở của việc thực hiện các Báo cáo tài chính của Chính phủ. IPSAS
phải được chấp nhận bởi tất cả các bên liên quan bao gồm cả Quốc hội, Kho
bạc, cơ quan Chính phủ, các đối tác phát triển IPSAS (Hamisi, 2012) [35].
Tác giả Hà Thị Ngọc Hà và Trần Khánh Lâm (2008) “Chế độ kế toán
hành chính sự nghiệp và chuẩn mực kế toán công quốc tế, khoảng cách và những
việc cần làm”, Tạp chí kế toán, số 13 năm 2008 trang 21-23 [12] và tác giả Đặng
Thái Hùng (2011), “khả năng vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế để xây
dựng chuẩn mực kế toán công Việt Nam, phương án tiếp cận đưa chuẩn mực kế
toán công quốc tế vào Việt Nam phù hợp với điều kiện thực tế”, Hội thảo khoa
học của Bộ Tài Chính năm 2011, NXB Tài chính, Hà Nội trang 47-50 [8], trong
hướng nghiên cứu này các tác giả đã phân tích và đánh giá được thực trạng Chế
độ kế toán HCSN của Việt nam trên cả mặt ưu điểm và những điểm còn hạn chế.
Các tác giả đã có những phân tích và đánh giá các nguyên nhân của các mặt còn
hạn chế, trên cơ sở đó các tác giả đã đưa ra những nội dung để có thể so sánh
được những điểm khác biệt giữa Chế độ kế toán HCSN của Việt nam so với
CMKT công quốc tế về ghi nhận nguồn vốn, danh mục BCTC, về ghi nhận
hàng tồn kho… Trên cơ sở của sự khác biệt các tác giả đã đề xuất những nội
dung Việt nam cần thực hiện trong thời gian tới.
3
Phạm Quang Huy (2010) [18], trên cơ sở tìm hiểu kế toán công tại một số
quốc gia và liên hệ thực tế tại Việt Nam, tác giả đã đề xuất một số giải pháp vận
dụng cho khu vực công Việt Nam nhằm hướng tới việc ban hành CMKTCVN
bao gồm: Thay đổi hành lang pháp lý; cải cách các thủ tục hành chính theo
hướng công khai, đơn giản và thuận tiện cho dân; xóa bỏ các thủ tục hành chính
mang tính quan liêu; cải cách hành chính đồng bộ từ Trung ương đến địa
phương; đổi mới cơ chế phân cấp quản lý tài chính và ngân sách. Phạm Văn
Khoan (2011) [19], nghiên cứu quá trình cải cách kế toán công Việt Nam và
đánh giá thực trạng kế toán công hiện hành đã chỉ ra những hạn chế từ hệ
thống kế toán công bao gồm: Chưa phản ánh đầy đủ các đối tượng kế toán Nhà
nước; kế toán NSNN và KBNN, kế toán các quỹ công khác còn chủ yếu dựa
vào phương pháp tiền mặt, trong khi kế toán Hành chính sự nghiệp áp dụng kế
toán dồn tích có điều chỉnh nên chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý chi tiêu
công theo kết quả đầu ra; những quy định áp dụng trong hệ thống kế toán công
không phù hợp với IPSAS. Nghiên cứu này đã đưa ra những đề xuất nhằm cải
cách hệ thống kế toán công Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế, theo đó kế
toán công Việt Nam cần xác định lại đối tượng kế toán, xây dựng Tổng kế
toán Nhà nước và hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán Nhà nước, từng bước hòa
nhập với thông lệ quốc tế.
Thực hiện nghiên cứu thực trạng kế toán công Việt Nam bao gồm: Hệ
thống pháp luật và các quy định chi phối hoạt động kế toán công Việt Nam,
Ngô Thanh Hoàng (2014) [15] đã phân tích và chỉ ra những hạn chế của hệ
thống kế toán công hiện hành như: Hạn chế từ hệ thống pháp lý cụ thể kế toán
công Việt nam được quy định trải dài qua nhiều tầng pháp lý như Luật, nghị
định, quyết định, thông tư và các văn bản hướng dẫn dưới luật; Cơ sở kế toán
chưa rõ ràng làm cho chất lượng thông tin thấp, giảm hiệu quả quản lý và điều
hành khu vực công; những khác biệt so với IPSAS về điều kiện ghi nhận, việc
ghi nhận giá trị, kế toán quản trị trong lĩnh vực công cũng chưa được chú trọng.
Nghiên cứu này đưa ra một số đề xuất: (1) Hoàn hiện hệ thống pháp lý về kế
toán trong khu vực công; (2) Ban hành chuẩn mực kế toán công theo hướng vận
4
dụng IPSAS; (3) Cần có quy định phân biệt giữa lĩnh vực doanh nghiệp và lĩnh
vực công khi thực hiện tính giá; (4) Đề xuất chia kế toán công thành 5 cấu phần:
Kế toán trong lĩnh vực quản lý ngân sách, kế toán thu ngân sách, kế toán đơn
vị sử dụng NSNN và đơn vị không sử dụng NSNN, kế toán các quỹ công
chuyên dụng, kế toán nghiệp vụ và Tổng kế toán Nhà nước.
Các nghiên cứu đã được công bố về kế toán ở các đơn vị HCSN
Bùi Thị Yến Linh (2014) [4] "Tổ chức công tác kế toán tại các cơ sở y tế
công lập tỉnh Quảng Ngãi", Luận án Tiến sĩ, Học viện tài chính. Tác giả đã phân
tích tính tất yếu khách quan của việc cần tiếp tục đổi mới cơ chế tự chủ tài chính
trong khu vực công, đặc biệt là các đơn vị SNCL cho phù hợp với thông lệ
chung của các nước. Mặt khác, tác giả cũng đưa ra các đề xuất mà các bệnh viện
công lập, trung tâm y tế dự phòng ở tỉnh Quảng Ngãi cần triển khai thực hiện
nhằm góp phần tăng cường chất lượng tổ chức công tác kế toán, bao gồm: Hoàn
thiện hệ thống chứng từ kế toán làm cơ sở thanh quyết toán các khoản chi cho
hoạt động khám chữa bệnh; hoàn thiện TKKT và phương pháp kế toán hoạt
động góp vốn liên doanh, liên kết, hoạt động dịch vụ tiêm phòng vắc xin, kế toán
trích khấu hao tài sản cố định; hoàn thiện hệ thống BCTC và báo cáo KTQT;
hoàn thiện tổ chức phân tích công tác kế toán; hoàn thiện công tác kiểm tra kế
toán và tổ chức ứng dụng công nghệ công tác vào công tác kế toán. Tuy nhiên,
luận án còn chưa đề xuất được một hệ thống sổ kế toán chung và mô hình tổ
chức BMKT để áp dụng chung cho các bệnh viện công lập và trung tâm y tế dự
phòng ở tỉnh Quảng Ngãi thực hiện.
Nghiên cứu của tác giả Đậu Thị Kim Thoa (2015), “Các nhân tố ảnh
hưởng đến chất lượng thông tin kế toán tại các đơn vị sự nghiệp có thu trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh”, đề tài nghiên cứu khoa công nghệ cấp cơ sở năm
2015[9], trong nghiên cứu tác giả đã tập trung phân tích 8 nhân tố gồm: Nhân tố
ban quản lý; kế toán trưởng; nhân viên kế toán; cơ cấu tổ chức;hệ thống mạng;
phần cứng; phần mềm và môi trường pháp lý tác động đến chất lượng thông tin
kế toán. Đồng thời tác giả cũng đã tổng hợp được các nghiên cứu trước đó để
5
làm nền tảng lý thuyết cho nghiên cứu của mình và tác giả đã đề xuất 4 tiêu
chuẩn để đo lường chất lượng thông tin kế toán là dễ hiểu, trung thực, thích hợp
và so sánh được. Trong nghiên cứu tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn
hợp để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng thông tin kế
toán để từ đó tác giả đề xuất những kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thông
tin kế toán tại các đơn vị công. Ngoài ra, tác giả cũng đã đưa ra những lập luận
về mối quan hệ giữa thông tin kế toán và hệ thống thông tin kế toán nhằm khẳng
định những nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống thông tin kế toán cũng ảnh hưởng
đến chất lượng thông tin kế toán. Thông qua kết quả phân tích tác giả đã nhận
định những giải pháp nâng cao chất lượng thông tin kế toán tại các đơn vị sự
nghiệp có thu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh theo các nhân tố có mức độ
ảnh hưởng đáng kể là Ban quản lý cấp cao, nhân viên kế toán và môi trường tổ
chức.
Nguyễn Thị Phương Anh (2020) [16] " Hoàn thiện tổ chức công tác kế
toán của các bệnh viện y học cổ truyền trên địa bàn thành phố Hà Nội " Luận án
Tiến sĩ, Học viện tài chính, tác giả đã hệ thống hóa và làm rõ hơn lý luận cơ bản
về tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị SNCL gắn với cơ chế tự chủ, tự
chịu trách nhiệm về về tổ chức bộ máy, thực hiện nhiệm vụ, biên chế và quản lý
tài chính. Tác giả đã khảo sát và phân tích thực trạng tổ chức công tác kế toán
trong các bệnh viện y học cổ truyền trên địa bàn thành phố Hà Nội qua đó chỉ ra
những tồn tại trong tổ chức công tác kế toán trong các bệnh viện y học cổ truyền
trên địa bàn thành phố Hà Nội, từ đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức
công tác kế toán và tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng công nghệ
thông tin nhằm phục vụ quản lý và điều hành hiệu quả hoạt động của các đơn vị
theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, thực hiện nhiệm vụ
biên chế, và quản lý tài chính.
Các nghiên cứu đã được công bố về tổ chức công tác kế toán trong
các cơ sở giáo dục công lập
6
Nghiên cứu về tổ chức công tác kế toán có tác giả Nguyễn Thị Minh
Hường (2004) “Tổ chức kế toán trong các trường đại học trực thuộc Bộ giáo
dục và Đào tạo” Luận án tiến sĩ trường Đại học Kinh tế quốc dân năm 2004
[17], tác giả Phạm Thị Thu Thuỷ (2012) “Tổ chức kế toán quản trị chi hoạt động
tại các trường đại học công lập khối ngành kinh tế và quản trị kinh doanh trên
địa bàn Hà nội”, đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ năm 2012 [20], trong hướng
nghiên cứu này các tác giả đã hệ thống hóa và phát triển được cơ sở lý luận về tổ
chức công tác kế toán trong các trường đại học công lập, các tác giả cũng phân
tích và đánh giá được thực trạng tổ chức công tác kế toán tại một số trường điển
hình để làm căn cứ đưa ra được các đánh giá về thực trạng tổ chức công tác kế
toán tại các trường thuộc phạm vi nghiên cứu trên cả những mặt đã đạt được và
những điểm còn hạn chế cùng các nguyên nhân của hạn chế. Trên cơ sở các
mặt còn hạn chế, các tác giả đã đưa ra định hướng và đề xuất được các giải pháp
hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các trường để đạt được hiệu quả hơn
trong việc cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng và đặc biệt là các Nhà
quản lý để điều hành đơn vị, để các giải pháp đề xuất của các tác giả được thực
thi hiệu quả các tác giả cũng đưa ra những điều kiện đồng bộ cả từ phía Nhà
nước, các Bộ ngành và từ phía các trường đại học công lập ở Việt nam.
Nghiên cứu về hệ thống thông tin kế toán có Nguyễn Hữu Đồng (2012)
“Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán trong các trường đại học công lập Việt
nam”, Luận án Tiến sĩ trường Đại học kinh tế quốc dân năm 2012 [14]. Trong
hướng nghiên cứu này tác giả đã hệ thống hóa và phát triển được các lý thuyết
về hệ thống thông tin kế toán trong các tổ chức và nêu ra được nhân tố cấu thành
hệ thống thông tin kế toán trong các đơn vị hành chính sự nghiệp có thu bao
gồm: Bộ máy kế toán; phương tiện kỹ thuật; hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ
sách và báo cáo kế toán; các quy trình cơ bản; hệ thống kiểm soát. Trên cơ sở
những nhân tố này các tác giả đã khảo sát thực trạng hệ thống thông tin kế toán
tại một số trường đại học công lập ở Việt nam để đưa ra những nhận xét đánh giá
về những ưu điểm và hạn chế, các nguyên nhân của hạn chế về hệ thống thông
tin kế toán tại các trường trong mẫu nghiên cứu. Trên cơ sở đó tác giả đề xuất
7
phương hướng và giải pháp hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán trong các tổ
chức nhằm thực hiện tốt trách nhiệm tài chính trong điều kiện mới của Việt nam
và tác giả cũng đề xuất về các điều kiện từ phía cơ quan quản lý Nhà nước và
điều kiện từ phía các trường đại học để các giải pháp triển khai được hiệu quả và
đồng bộ.
Ngoài ra, còn có tác giả Tô Hồng Thiên (2017) “Nghiên cứu các nhân tố
ảnh hưởng đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại các trường đại học công
lập ở Việt nam”, Luận án Tiến sĩ, trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh
năm 2017 [24] tác giả cũng hệ thống hóa được cơ sở lý luận về hệ thống thông
tin kế toán; các nội dung tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại các trường đại
học công lập và các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán.
Tác giả cũng đã nêu được các tiêu chí đánh giá về tổ chức thông tin kế toán tại
các trường đại học công lập và các thang đo của các nhân tố ảnh hưởng đến tổ
chức thông tin kế toán tại các trường. Tác giả đã xây dựng được mô hình nghiên
cứu gồm 7 nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức thông tin kế toán tại các trường đại
học công lập là: Nhân viên kế toán; nhà quản lý kế toán; công nghệ thông tin;
môi trường làm việc; hệ thống văn bản pháp quy; chuyên gia tư vấn và Ban giám
hiệu của các trường từ đó tác giả xác định được mức độ ảnh hưởng của từng
nhân tố đến tổ chức thông tin kế toán tại các trường đại học công lập ở Việt nam.
Trên cơ sở khảo sát và đánh giá thực tế về tổ chức thông tin kế toán tại các
trường và các nhân tố ảnh hưởng tác giả đã chỉ ra được 4 nhân tố có mức ảnh
hưởng lớn và quyết định trực tiếp đến tổ chức thông tin kế toán tại các trường
đại học công lập là nhà quản lý tổ chức và điều hành hệ thống thông tin kế toán;
hệ thống các văn bản pháp qui, các văn bản pháp luật kế toán chi phối việc tổ
chức thông tin kế toán; công nghệ thông tin và nhân tố Ban giám hiệu phê duyệt
các vấn đề có liên quan để tổ chức thông tin kế toán tại các trường.
Đỗ Ngọc Trâm (2019) “Hoàn thiện kế toán trong các trường trung học
chuyên nghiệp công lập Việt Nam” Luận án Tiến sĩ, Học viện tài chính [10]. Tác
giả thông qua khảo sát thực tế nội dung kế toán tài chính tại các trường trung học
8
chuyên nghiệp công lập Việt nam, nghiên cứu đã tổng kết đánh giá, phân tích ưu,
nhược điểm của kế toán tài chính tại các trường trung học chuyên nghiệp công
lập hiện hành. Việc đánh giá được đặt trong điều kiện các yếu tố chi phối công
tác kế toán trường trung học chuyên nghiệp công lập đang có nhiều thay đổi, cụ
thể như: sự đổi mới trong cơ chế quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp công, sự hội
tụ của môi trường kế toán quốc tế và kinh nghiệm một số nước trên thế giới khi
ứng dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế. Thứ hai, từ thực tiễn đã khảo sát đề
xuất những giải pháp hoàn thiện nội dung kế toán tài chính tại các trường trung
học chuyên nghiệp công lập Việt nam hướng đến những thông tin kế toán trung
thực, hợp lý giúp nhà quản lý và đầu tư phân tích đánh giá và ra quyết định hiệu
quả nhất, từ đó tăng cường thu hút đầu tư của khu vực tư trong và ngoài nước
nhằm phát triển hoạt động giáo dục đào tạo nghề nghiệp trong môi trường xã hội
hoá và toàn cầu hoá giáo dục. Các giải pháp theo hướng tách kế toán tài chính
thành hai hệ thống xử lý và cung cấp thông tin từ cùng nguồn dữ liệu thông tin
đầu vào, đảm bảo phục vụ nhu cầu thông tin khác nhau của hai khu vực đối
tượng: cơ quan quản lý ngân sách nhà nước cần thông tin để quản lý chi ngân
sách và đối tượng ngoài cơ quan quản lý ngân sách nhà nước (quản lý nhà
trường, nhà đầu tư, các bên liên kết … ) cần thông tin để ra quyết định quản trị,
đầu tư, … Thứ ba, nghiên cứu có thể dùng làm tài liệu trong nghiên cứu, đào tạo
kế toán trung học chuyên nghiệp, hoặc đóng góp một phương án hoàn thiện
khung pháp lý chính sách kế toán đơn vị SNCL.
Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình có liên quan và
khoảng trống nghiên cứu
Thông qua nghiên cứu phân tích nội dung cơ bản của các công trình liên
quan có thể nhận thấy những kết quả mà các công trình đã đạt được như sau:
- Những nghiên cứu đã hệ thống hóa lý luận cơ bản về tổ chức công tác kế
toán các đơn vị SNCL.
- Những nghiên cứu đã đề cập đến tổ chức công tác kế toán trong các đơn
vị cung cấp dịch vụ công gắn với việc ứng dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế
9
theo mức độ khác nhau của các quốc gia trên thế giới và lợi ích cũng như thiệt
hại họ đã gặp.
- Những nghiên cứu đã trình bày các nội dung liên quan đến tổ chức công
tác kế toán đơn vị SNCL thuộc các ngành nghề đào tạo, giáo dục, y tế… tại Việt
Nam bám theo chu trình kế toán được chia thành các nội dung đó là: Tổ chức
chứng từ kế toán; tổ chức tài khoản kế toán; tổ chức hệ thống sổ kế toán, tổ chức
lập các báo cáo kế toán để cung cấp thông tin và phân tích sử dụng thông tin kế
toán phục vụ quản lý tài chính cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp...
Xuất phát từ bản chất của kế toán là một hệ thống thông tin kinh tế, tài
chính của đơn vị và kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh tế của đơn vị bằng hệ
thống các phương pháp của mình. Tổ chức công tác kế toán là tổ chức việc thu
nhận, hệ thống hóa và cung cấp thông tin về hoạt động của đơn vị. Với cách tiếp
cận tổ chức công tác kế toán theo hệ thống thông tin kế toán thì đó là quá trình
thu thập thông tin ban đầu, xử lý thông tin và cung cấp thông tin kế toán. Luận
án đã nghiên cứu lý luận về tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị SNCL và
thực trạng tổ chức công tác trong các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh Hải
Dương dưới cách tiếp cận theo chức năng của hệ thống kế toán đó là thu thập, xử
lý và cung cấp thông tin kế toán.
Bên cạnh đó, mặc dù cũng là đơn vị dịch vụ đào tạo công lập nhưng
trường cao đẳng công lập khác với các loại hình đơn vị giáo dục đào tạo công
lập khác trong cùng hệ thống giáo dục quốc gia về cơ chế hoạt động, định hướng
phát triển, chính sách quản lý tài chính (Ví dụ cùng định hướng tăng cường tự
chủ, khi muốn tăng nguồn thu nếu các trường đại học tăng cường tuyển sinh
thông qua xét tuyển đại trà, mở rộng các hệ đào tạo liên kết nước ngoài, hệ chất
lượng cao… và giữ nguyên thời gian đào tạo đảm bảo cấp bằng cử nhân thì các
trường cao đẳng sẽ tăng cường đào tạo ngắn hạn theo đơn đặt hàng cụ thể, tăng
cường đào tạo liên kết với đối tượng sử dụng lao động thông qua đào tạo bổ
sung kiến thức hoặc tay nghề cho lao động đã tốt nghiệp sơ cấp trung cấp cơ chế
hoạt động khác nhau dẫn đến mức giá thu và chi phí khác nhau đòi hỏi kế toán
10
cung cấp thông tin làm căn cứ xác định mức thu và chi phí cũng như ra các
quyết định kinh tế khác nhau …vv…). Vậy nên mặc dù cùng khung pháp lý kế
toán chung với các đơn vị kế toán hành chính sự nghiệp khác nhưng để thông tin
kế toán phát huy tính hiệu quả giúp người sử dụng thông tin ra các quyết định
kinh tế rất cần những nghiên cứu hoàn thiện nội dung tổ chức công tác kế toán ở
trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Theo tìm hiểu của nghiên cứu sinh
chưa có nghiên cứu nào chú trọng đến nội dung tổ chức công tác kế toán ở
trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh Hải Dương phải hoàn thiện như thế nào để
đáp ứng nhu cầu thông tin kế toán có độ tin cậy cao phục vụ, hiệu quả cho người
sử dụng thông tin là nhà quản lý, nhà đầu tư và các đối tượng khác có liên quan
về lợi ích, đồng thời phù hợp với xu hướng hội tụ với kế toán công quốc tế.
Từ những tìm hiểu trên tác giả đã xác định được khoảng trống nghiên cứu
của đề tài luận án là hoàn thiện nội dung tổ chức công tác kế toán ở trường cao
đẳng trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong bối cảnh cơ chế tài chính tự chủ và kế
toán khu vực công Việt Nam đang từng bước hội nhập với quốc tế, đáp ứng
không chỉ yêu cầu quản lý kiểm soát của nhà nước với các đơn vị này mà còn
thu hút sự đầu tư của đối tượng ngoài nhà nước.
3. Mục đích nghiên cứu của Luận án
Mục đích khái quát của luận án là hệ thống hóa những vấn đề lý luận về
tổ chức công tác kế toán trong đơn vị SNCL theo hệ thống thông tin kế toán,
dùng kết quả nghiên cứu thực chứng tại các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh
Hải Dương nhằm đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện tổ chức công tác kế
toán tại các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong bối cảnh tự chủ
tài chính và hội nhập với chuẩn mực kế toán công quốc tế.
Để đạt mục đích trên, nghiên cứu phải thực hiện được các mục tiêu cụ thể
sau:
- Luận án tập trung nghiên cứu, hệ thống hóa và góp phần làm rõ hơn
những vấn đề lý luận về tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị SNCL.
11
- Khảo sát và phân tích thực trạng tổ chức công tác kế toán trong các
trường Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong điều kiện các đơn vị thực
hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
- Đánh giá thực trạng tổ chức công tác kế toán trong các trường Cao đẳng
trên địa bàn tỉnh Hải Dương, từ đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức
công tác kế toán và tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng CNTT
nhằm phục vụ quản lý và điều hành hiệu quả hoạt động của các đơn vị theo cơ
chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, thực hiện nhiệm vụ biên chế,
và quản lý tài chính.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Việc hoàn thiện tổ chức công tác kế toán của các trường Cao đẳng trên địa
bàn tỉnh Hải Dương là một nhu cầu tất yếu trong cơ chế tự chủ tài chính của các
đơn vị SNCL trong xu thế hội nhập kinh tế hiện nay. Bởi vậy, để đạt được mục
tiêu nghiên cứu của luận án, các câu hỏi liên quan đến các vấn đề về của luận án
cần phải phân tích như sau:
1. Lý luận chung về tổ chức công tác kế toán, đặc điểm tổ chức công tác
kế toán các đơn vị sự nghiệp công lập?
2. Nội dung của tổ chức công tác kế toán theo cách tiếp cận tổ chức công
tác kế toán là “hệ thống thông tin” bao gồm những gì?
3. Các nhân tố tác động đến tổ chức công tác kế toán của các đơn vị
SNCL nói chung và các trường Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Hải Dương nói riêng?
4. Thực trạng tổ chức công tác kế toán của các trường Cao đẳng trên địa
bàn tỉnh Hải Dương như thế nào, có đáp ứng được yêu cầu hoạt động cầu hoạt
động, yêu cầu quản lý của đơn vị không?
5. Giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán của các trường Cao đẳng
trên địa bàn tỉnh Hải Dương để quản lý tốt hơn công tác tài chính trong điều kiện
ứng dụng CNTT và trong cơ chế tự chủ hiện nay?
12
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận án
Đối tượng nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu cở lý luận và thực
tiễn về tổ chức công tác kế toán của các trường Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Hải
Dương. Từ đó đề suất các giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác
kế toán của các đơn vị này.
Phạm vi nghiên cứu:
+ Về phạm vi không gian nghiên cứu: Luận án thực hiện nghiên cứu tổ
chức công tác kế toán tại các trường Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
+ Về mặt thời gian: Tác giả chỉ giới hạn nghiên cứu tổ chức công tác kế
toán tại các trường Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong 2 năm gần đây
2018 và 2019 khi bắt đầu các trường chính thức triển khai áp dụng chế độ kế
toán theo Thông tư 107/2017/TT-BTC. Việc chọn giai đoạn khảo sát này xuất
phát từ kết quả phỏng vấn chuyên gia, tác giả nhận thấy đây là giai đoạn công
tác kế toán của các trường Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Hải Dương xuất hiện nhiều
vấn đề nổi cộm khi cơ chế hoạt động, chính sách quản lý tài chính dành cho hoạt
động giáo dục nói chung và các trường cao đẳng công lập nói riêng có nhiều
thay đổi; sự thay đổi trong chính sách kế toán khu vực công nói chung và đơn vị
sự nghiệp công lập nói riêng khi Việt nam gia nhập nhiều cộng đồng kinh tế của
nhiều khu vực đòi hỏi minh bạch thông tin tài chính khu vực công, tuân thủ
chuẩn mực kế toán công quốc tế rất cấp thiết.
+ Về nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung khảo sát, nghiên cứu về tổ
chức công tác kế toán tại các trường Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Hải Dương tiếp
cận dưới góc độ tổ chức hệ thống thông tin kế toán (tổ chức thu thập thông tin kế
toán ban đầu, tổ chức xử lý thông tin kế toán và cung cấp thông tin kế toán).
Trong từng nội dung tổ chức công tác kế toán tác giả đều xem xét dưới cả 2 góc
độ kế toán tài chính và kế toán quản trị, đồng thời nghiên cứu, khảo sát về tổ
chức ứng dụng CNTT vào công tác kế toán của các đơn vị này.
6. Cơ sở lý thuyết nền và phương pháp nghiên cứu của luận án
6.1. Lý thuyết nền vận dụng trong luận án
13
Lý thuyết về hệ thống thông tin: Lý thuyết hệ thống thông tin (HTTT)
xuất hiện từ giữa năm 1960, trong giai đoạn này nội dung của lý thuyết HTTT
chỉ xoay quanh vấn đề về chức năng lựa chọn đúng dữ liệu và kỹ thuật xử lý dữ
liệu. Đến giai đoạn phát triển thứ hai kéo dài từ năm 1970 đến năm 1980, lý
thuyết HTTT tập trung xử lý nguồn dữ liệu, thiết kế và ứng dụng hiệu quả
HTTT. Mãi đến những năm đầu của thập niên 90 lý thuyết này dần can thiệp vào
vấn đề quản lý (Leo, 1998). Leo (1998) cho rằng, lý thuyết HTTT nghiên cứu về
mục tiêu và các đối tượng liên quan đến nguồn thông tin, đòi hỏi quá trình quản
trị phải được chuẩn hóa để đạt được chức năng hoạch định và kiểm soát, đồng
thời tìm ra cách thức để cung cấp thông tin phục vụ cho việc ra quyết định một
cách hiệu quả [37].
Vận dụng lý thuyết về HTTT vào nội dung của luận án: Khi còn được
sự tài trợ từ phía NSNN cho các hoạt động như giảng dạy, nghiên cứu khoa học
và đầu tư phát triển, các trường cao đẳng công lập không chú trọng đến vấn đề
sử dụng thông tin phục vụ cho việc ra quyết định, bởi mọi hoạt động của những
đơn vị này đều phải tuân thủ theo quy định về sử dụng nguồn ngân sách cấp.
Ngày nay, khi Nhà nước từng bước giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho
các trường cao đẳng công lập, nhất là tự chủ một phần hay toàn diện về tài chính
để tạo nên thể chủ động cho các trường cao đẳng công lập phát triển, đòi hỏi
lãnh đạo nhà trường tự quyết định hàng loạt các vấn đề, trong đó có quản lý tài
chính. Vì vậy, nhu cầu sử dụng thông tin kế toán hữu ích phục vụ cho việc ra
quyết định được quan tâm hàng đầu. Chính vì lý do trên, lý thuyết về HTTT đã
làm nền tảng cho luận án thiết kế nội dung tổ chức công tác kế toán tại các
trường cao đẳng công lập. Ngoài ra, nội dung của lý thuyết HTTT có đề cập đến
vấn đề kỹ thuật xử lý dữ liệu, đã tạo nên tiền đề để tác giả chọn nhân tố công
nghệ thông tin làm nhân tố ảnh hưởng đến việc tổ chức công tác kế toán tại các
trường cao đẳng công lập, bởi công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong
quá trình xử lý dữ liệu và cung cấp thông tin của kế toán.
14
Lý thuyết hành vi quản lý: Lý thuyết này được phát minh bởi Herbert A.
Simon vào năm 1947, H. A. Simon đã nhấn mạnh vấn đề quan trọng trong quản
lý là thực hiện các quyết định phù hợp mà ông gọi là những quyết sách trong
quản lý, những quyết sách này gồm: “hoạch định kế hoạch, lựa chọn phương án
hành động, thiết lập cơ cấu tổ chức, phân định trách nhiệm và quyền hạn, so
sánh tình hình thực tế với kế hoạch, lựa chọn phương pháp kiểm tra, quán xuyến
các mặt kế hoạch, tổ chức và điều khiển đối với mọi cấp quản lý và mọi mặt của
quá trình quản lý”. Simon đã nhận giải Nobel năm 1978 với những đóng góp cho
khoa học trong quá trình ra quyết định ở các tổ chức kinh tế thông qua cuốn sách
của ông, "Hành vi quản lý" (Jesper Simonsen, 1994) [30].
Vận dụng lý thuyết hành vi quản lý vào nội dung của luận án: Nội dung lý
thuyết hành vi quản lý của H. A. Simon chủ yếu là sự thay đổi cần thiết hành vi
của nhà quản lý nhằm đưa ra những quyết định quan trọng cho phù hợp với điều
kiện thực tế. Lý thuyết hành vi là nền tảng để tác giả chọn nhân tố ban giám hiệu
làm nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán tại các trường cao đẳng trên
địa bàn tỉnh Hải Dương, bởi vì sự thay đổi hành vi của nhà quản lý khi từ một
đơn vị HCSN được sự tài trợ kinh phí cho các hoạt động từ phía NSNN sang tự
chủ một phần cũng như tự chủ toàn diện về tài chính sẽ giúp họ nhận thức về
tầm quan trọng của thông tin kế toán phục vụ cho việc ra quyết định, điều này sẽ
tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức công tác kế toán tại đơn vị.
Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực: Nguồn lực của đơn vị được hiểu như là
tất cả tài sản, năng lực, quy trình hoạt động, thông tin và tri thức được kiểm soát
bởi đơn vị. Bên cạnh các nguồn lực nội tại sẵn có, đơn vị còn sử dụng nguồn lực
được cung cấp từ bên ngoài. Theo quan điểm của Gerald và cộng sự (2009) [29],
chìa khóa sự sống còn của đơn vị là khả năng đạt được và duy trì các nguồn lực
bằng cách tăng cường tính tự chủ. Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực nghiên cứu
những cách thức mà các nguồn lực của đơn vị được tài trợ từ các tổ chức bên
ngoài, kiểm soát và chi phối hành vi và hoạt động của đơn vị. Mục tiêu của đơn
vị là quản lý sự phụ thuộc bằng cách gia tăng sức mạnh nội tại tạo ra các nguồn
15