Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Những cơ hội của quá trình toàn cầu hóa kinh tế mang lại cho các nước đang phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (899.89 KB, 28 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA: KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

BÀI TẬP LỚN
HỌC PHẦN: TOÀN CẦU HÓA VÀ KHU VỰC HÓA TRONG
NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI
MÃ SỐ HỌC PHẦN: INE 3109
HỌ VÀ TÊN: Nguyễn Thị Ngọc Ánh
MÃ SINH VIÊN: 17041092
LỚP: QH2018 KTQT-NN
HỆ: Chuẩn

Hà Nội, tháng 6/2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA: KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

BÀI TẬP LỚN
HỌC PHẦN: TOÀN CẦU HÓA VÀ KHU VỰC HÓA TRONG
NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI
ĐỀ TÀI: Trình bày và phân tích những cơ hội của quá trình toàn
cầu hóa kinh tế mang lại cho các nƣớc đang phát triển
MÃ SỐ HỌC PHẦN: INE 3109
SỐ TỪ BÀI LÀM: 6913
HỌ VÀ TÊN GIẢNG VIÊN: PGS.TS.Nguyễn Xuân Thiên
HỌ VÀ TÊN: Nguyễn Thị Ngọc Ánh
MÃ SINH VIÊN: 17041092
LỚP: QH2018 KTQT-NN


HỆ: Chuẩn
Hà Nội, tháng 6/2020


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................................................
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ ...........................................................................................................
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu. ..................................................................................................... 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ................................................................................. 1
3.1 Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................. 1
3.2 Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................. 2
4. Khung phân tích ............................................................................................................. 2
5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 3
6. Đóng góp của nghiên cứu .............................................................................................. 3
7. Kết cấu bài nghiên cứu. ................................................................................................. 3
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ VỀ TOÀN CẦU HÓA
KINH TẾ ................................................................................................................................................. 4
1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu về toàn cầu hóa kinh tế ............................................. 4
1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài ............................................................................... 4
1.1.2 Các nghiên cứu trong nước................................................................................... 4
1.2 Cơ sở lý luận về toàn cầu hóa kinh tế .......................................................................... 5
1.2.1 Những lý thuyết chủ yếu liên quan tới toàn cầu hóa .............................................. 5
1.2.2 Khái niệm về toàn cầu hóa. ................................................................................... 5
1.2.3 Toàn cầu hóa kinh tế ............................................................................................. 5
1.2.3.1 Khái niệm toàn cầu hóa kinh tế ....................................................................... 5
1.2.3.2 Biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế ................................................................. 5
1.2.4 Toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế. ................................................. 6
1.2.5 Toàn cầu hóa kinh tế với các nước đang phát triển ............................................... 6

CHƢƠNG II. NHỮNG CƠ HỘI CỦA TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ ĐỐI VỚI CÁC NƢỚC ĐANG
PHÁT TRIỂN .......................................................................................................................................... 7
2.1 Phân tích từ góc độ lý luận .......................................................................................... 7
2.1.1 Phát huy được lợi thế so sánh............................................................................... 7
2.1.2 Được hưởng nhiều quyền lợi và sự bảo vệ của quốc tế ........................................ 8
2.1.3 Thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực .......................................................10
2.1.4 Tăng nguồn vốn đầu tư ........................................................................................10
2.1.6 Nâng cao trình độ kỹ thuật - công nghệ ................................................................11
2.1.7 Cơ sở hạ tầng được tăng cường ..........................................................................12


2.1.8 Học tập kinh nghiệm quản lý tiên tiến ...................................................................12
2.2 Phân tích những cơ hội mà toàn cầu hóa kinh tế mang lại cho các quốc gia cụ thể là
Trung Quốc và Việt Nam ..................................................................................................12
2.2.1 Phân tích tác động tích cực của toàn cầu hóa kinh tế đến Trung Quốc ................12
2.2.1.1 Những cơ hội từ thể chế nền tảng của Trung Quốc .......................................12
2.2.1.2 Cơ hội từ toàn cầu hóa thương mại, đầu tư và cách Trung Quốc tận dụng cơ
hội..............................................................................................................................13
2.2.1.3 Cơ hội từ toàn cầu hóa tài chính và cách Trung Quốc tận dụng cơ hội ..........14
2.2.2 Phân tích tác động tích cực của toàn cầu hóa kinh tế đến Việt Nam ...................14
2.2.2.1 Tác động đến tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành ...................15
2.2.2.2 Tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài .....................................................16
2.2.2.3 Tác động đến thương mại ..............................................................................17
2.2.2.4 Tác động tới thị trường tài chính ....................................................................17
CHƢƠNG III MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 19
3.1 Đối với nhóm giải pháp về cải cách thể chế ................................................................19
3.2 Đối với nhóm giải pháp về tài chính – ngân sách ........................................................19
3.3 Đối với nhóm giải pháp về thị trường tài chính ............................................................20
3.4 Đối với nhóm giải pháp về phát triển kinh tế ngành và nâng cao năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp .............................................................................................................20

3.5. Đối với nhóm giải pháp về phát triển thương mại.......................................................20
KẾT LUẬN ........................................................................................................................................... 21
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 22


DANH MỤC BẢNG BIỂU
ST
T
1

BẢNG

NỘI DUNG

TRANG

Bảng 2.1

Thị phần của các nƣớc đang phát triển về xuất khẩu toàn 08
cầu hàng hóa và dịch vụ

2

Bảng 2.2

Sự phát triển của thƣơng mại xuất khẩu hàng hóa trong 08
giai đoạn 1995-2006.

3
4


Bảng 2.3
Bảng 2.4

Tỷ lệ thƣơng mại trên GDP
08
Đƣờng cong tập trung của phân phối viện trợ thƣơng mại 09
giải ngân cho các nền kinh tế đang phát triển, 2013

5
6

Bảng 2.5
Bảng 2.6

Áp dụng thuế quan MFN, 2008-2018
Cơ cấu ngành của Việt Nam giai đoạn 1990 - 2019

09
16


DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ

STT
1
2

HÌNH
Hình 1

Hình 2.1

3

Hình 2.2

4
5

Hình 2.3
Hình 2.4

NỘI DUNG
Khung phân tích
Dòng vốn FDI toàn cầu và các nhóm nƣớc giai đoạn
2007 – 2018
Lƣợng hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc tăng
vọt từ sau khi gia nhập WTO
Dòng vốn đầu tƣ của Trung Quốc
Kim ngạch, tốc độ tăng xuất khẩu, nhập khẩu và
cán cân thƣơng mại giai đoạn năm 2005-2019

TRANG
02
11
13
14
18



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vào ngày 11-1-2007, Việt Nam đƣợc công nhận là thành viên chính thức của tổ chức
WTO - là dấu mốc đáng ghi nhớ trong chặng đƣờng phát triển của kinh tế Việt Nam
sau 11 năm đàm phán, điều đó có nghĩa là Việt Nam đã chính thức tham gia sâu rộng
hơn vào quá trình toàn cầu hoá kinh tế, một cuộc chơi mở ra rất nhiều cơ hội, nhƣng
cũng không ít thách thức. Cơ hội mà không biết tận dụng thì cơ hội sẽ biến thành thách
thức; Thách thức mà biết cách vƣợt qua thì thách thức sẽ biến thành cơ hội. Về điều
này, Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khoá VIII tại Đại hội Đại
biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã khẳng định: "Nắm bắt cơ hội, vƣợt qua thách
thức, phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ mới, đó là vấn để có ý nghĩa sống còn đối với
Đảng và nhân dân ta" Mặt khác, trong bài phát biểu của Thủ tƣớng Chính phủ Nguyễn
Tấn Dũng, ông cũng đã làm rõ: "gia nhập Tổ chức Thƣơng mại thế giới, hội nhập kinh
tế quốc tế vừa có cơ hội lớn vừa phải đối đầu với thách thức không nhỏ. Cơ hội tự nó
không biến thành lực lƣợng vật chất trên thị trƣờng mà tùy thuộc vào khả năng vận
dụng cơ hội của chúng ta. Thách thức tuy là sức ép trực tiếp nhƣng tác động của nó
đến đâu còn tùy thuộc vào nỗ lực vƣơn lên của chúng ta. Tận dụng đƣợc cơ hội sẽ tạo
ra thế và lực mới để vƣợt qua và đẩy lùi thách thức, tạo cơ hội mới lớn hơn. Ngƣợc lại,
không tận dụng đƣợc cơ hội, thách thức sẽ lấn át, cơ hội sẽ mất đi, thách thức sẽ
chuyển thành những khó khăn dài rất khó khắc phục."Vậy làm thế nào để nhận biết
đƣợc các cơ hội để tận dụng nhằm phát triển kinh tế - xã hội mỗi dân tộc?
Để trả lời đƣợc câu hỏi trên, chúng ta có thể nghiên cứu một số nƣớc đang phát triển
có điều kiện kinh tế tƣơng đối giống Việt Nam để từ đó rút ra kinh nghiệm cho riêng
Việt Nam. Là nƣớc đi sau, với thể chế chính trị - kinh tế - xã hội có nhiều điểm tƣơng
đồng nhƣng cũng có điểm khác biệt so với một số nƣớc đang phát triển, vì vậy việc
nghiên cứu những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa kinh tế đối với các nƣớc đang
phát triển, phân tích những kinh nghiệm khi tận dụng cơ hội đó để rút ra bài học cho
Việt Nam có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận cũng nhƣ thực tiễn.

Thách thức và cơ hội khi tham gia vào toàn cầu hóa kinh tế luôn luôn gắn bó chặt chẽ
với nhau. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của một bài báo cáo ngƣời viết không có tham
vọng phân tích những thách thức mà chỉ lựa chọn những cơ hội của quá trình toàn cầu
hóa kinh tế mang lại cho các nƣớc đang phát triển để tìm hiểu, phân tích.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
Làm rõ những cơ hội của quá trình toàn cầu hóa kinh tế mang lại cho các nƣớc đang
phát triển. Trên cơ sở đó đƣa ra các kiến nghị giải pháp đối với Việt Nam trong bối
cảnh chung WTO.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
3.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Những vấn đề lý luận và thực tiễn của toàn cầu hóa kinh tế, cơ hội của quá trình toàn
cầu hóa kinh tế, hội nhập kinh tế quốc mang lại cho các nƣớc đang phát triển.


2

3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Nhóm nƣớc nghiên cứu: Các quốc gia đang phát triển, nghiên cứu trƣờng hợp cụ thể
Trung Quốc và Việt Nam.
- Thời gian: giai đoạn 1986 – 2019
- Nội dung: Toàn cầu hóa kinh tế với 3 nội dung chủ yếu là toàn cầu hóa thƣơng mại,
toàn cầu hóa đầu tƣ và toàn cầu hóa tài chính.
4. Khung phân tích
Toàn cầu hóa thƣơng mại
Toàn cầu hóa kinh tế đến các nƣớc
đang phát triển

Toàn cầu hóa đầu tƣ
Toàn cầu hóa tài chính


Tác động tích cực của toàn cầu hóa
kinh tế đến các nƣớc đang phát triển

Phát
huy
đƣợc lợi
thế so
sánh để
phát
triển

Đƣợc
hƣởng
nhiều
quyền
lợi và sự
bảo vệ
của
quốc tế

Giải pháp về thương mại

Thay đổi
cơ cấu
kinh tế
theo
hƣớng
tích cực

Tăng

nguồn
vốn
đầu tƣ

Mở
rộng
kinh
tế đối
ngoại

Nâng
cao
trình độ
kỹ
thuật công
nghệ

Cơ sở
hạ
tầng
đƣợc
tăng
cƣờng

Học
tập
kinh
nghiệm
quản lý
tiên

tiến

Giải pháp về cải cách thể chế
Một số kiến nghị về
mặt chính sách
Giải pháp về tài chính – ngân hàng

Giải pháp về phát triển kinh
tế ngành nâng cao năng lực
cạnh tranh

Giải pháp về thị trƣờng tài chính

Kết luận

Hình 1: Khung phân tích


3

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Bài báo cáo sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định tính nhƣ phân tích và tổng hợp,
phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp thống kê.
6. Đóng góp của nghiên cứu
Một là, luận giải cơ sở khoa học và thực tiễn của toàn cầu hóa, đặc biệt là những cơ
hội đối với các nƣớc đang phát triển.
Hai là, trên cơ sở phân tích những nội dung chủ yếu của toàn cầu hóa, đánh giá đƣợc
tác động tích cực của quá trình này đến các nƣớc đang phát triển trong đó có Việt
Nam.
Ba là, đƣa ra đƣợc một số kiến nghị giải pháp đối với Việt Nam nhằm chuẩn bị tham

gia hiệu quả vào quá trình hội nhập kinh tế thế giới.
7. Kết cấu bài nghiên cứu.
Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về toàn cầu hóa kinh tế.
Chƣơng 2. Những cơ hội của toàn cầu hóa kinh tế đối với các nƣớc đang phát triển
Chƣơng 3. Một số kiến nghị.


4

CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ VỀ
TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ
1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu về toàn cầu hóa kinh tế
1.1.1 Các nghiên cứu ở nƣớc ngoài
Đã có nhiều công trình ở nƣớc ngoài nghiên cứu về toàn cầu hóa nhƣ "Những chuyển
đối toàn cầu" (Global Transformation) của David Held, & Anthony MCGrew, David
Goldblatt & Jonathan Perraton (1999), "Toàn cầu hóa và mặt trái của toàn cầu hóa"
(Globalization and Its Discontent) của Stiglitz, chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Thế
giới (WB), NXB Cambridge, năm 2001 và "Chiếc Lexus và cây Oliu, toàn cầu hóa là
gì?" của Thomas L. Friedman (1999), “Hiểu biết về toàn cầu hóa” (Understanding
Globalization) của Schaeffer (1997), . Bên cạnh đó còn có một số tài liệu nghiên cứu
của các nhà kinh tế, các tổ chức phi chính phủ nhƣ Oxfarm... viết về mặt trái của toàn
cầu hóa. Tuy nhiên, chƣa công trình nghiên cứu nào nghiên cứu chuyên sâu về những
cơ hội của toàn cầu hóa kinh tế đối với các nƣớc đang phát triển để rút ra những bài
học kinh nghiệm đối với Việt Nam.
1.1.2 Các nghiên cứu trong nƣớc
Toàn cầu hóa ở Việt Nam đã, đang đƣợc bàn luận sôi nổi. Chúng ta có thể kể đến các
bài của Giáo sƣ Tiến sĩ Nguyễn Duy Quý (1999) “Nhìn lại thế kỷ XX và thử nhìn sang
thế kỷ XXI”, Giáo sƣ Tiến sĩ Võ Đại Lƣợc(1999) “Toàn cầu hóa: những tác động và
đối sách của Việt Nam, Phó giáo sƣ Tiến sĩ Đỗ Lộc Diệp (1999) “Toàn cầu hóa kinh
tế và ý nghĩa của nó tạp chí”, Phó giáo sƣ Tiến sĩ Đỗ Hoài Nam và Tiến sĩ Trần Đình

Thiên(1999) “Xu hƣớng toàn cầu hóa và tác động của nó đến Việt Nam”. Hay "Toàn
cầu hóa, nghịch lý của Thế giới tƣ bản chủ nghĩa", NXB Thống kê, Hà Nội 2003; "Từ
diễn đàn Siaton, toàn cầu hóa và Tổ chức Thƣơng mại Thế giới", Báo cáo nghiên cứu
chính sách của Ngân hàng thế giới (2002), "Toàn cầu hóa, tăng trƣởng và nghèo đói",
NXB Văn hóa Thông tin, năm 2001; "Những vấn đề của toàn cầu hóa kinh tế", TS
Nguyễn Văn Dân, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, năm 2001; "Toàn cầu hóa - quan
điểm và thực tiễn", của tác giả Trần Việt Phƣơng, NXB Thống kẻ - Hà Nội năm 1999;
"Toàn cầu hóa kinh tế Cơ hội và thách thức với các nƣớc đang phát triển", của tác
giả Đƣờng Vinh Sƣờng, NXB thế giới, năm 2004; "Toàn cầu hóa các cuộc phản
kháng Hiện trạng các cuộc đấu tranh 2002" NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm
2000. Tuy vậy, cho đến nay, chƣa có một cuốn sách nào nghiên cứu một cách có hệ
thống và toàn diện về toàn cầu hóa kinh tế, các đặc trƣng chi phối sự phát triển mạnh
mẽ của xu hƣớng này, các mặt tích cực và tiêu cực của nó, các giải pháp nào cần có để
tham gia vào tiến trình này một cách thích hợp nhất.

Đỗ Lộc Diệp (1999) “Toàn cầu hóa kinh tế và ý nghĩa của nó tạp chí”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay.
Võ Đại Lƣợc(1999) “Toàn cầu hóa: những tác động và đối sách của Việt Nam”, tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình
Dƣơng, số 1 (22).
Nguyễn Duy Quý(1999), “Nhìn lại thế kỷ XX và thử nhìn sang thế kỷ XXI”, Tạp chí Cộng Sản số 22.
Đỗ Hoài Nam và Tiến sĩ Trần Đình Thiên (1999) “Xu hƣớng toàn cầu hóa và tác động của nó đến Việt Nam”, Tạp chí
Những vấn đề kinh tế thế giới, số 2 (58)


5

1.2 Cơ sở lý luận về toàn cầu hóa kinh tế
1.2.1 Những lý thuyết chủ yếu liên quan tới toàn cầu hóa
Đề cập đến toàn cầu hoá đã có nhiều lý thuyết khác nhau trong đó nổi bật là Thuyết
Bảo hộ mậu dịch, Thuyết Trọng thƣơng, Thuyết Tự do thƣơng mại, , Thuyết Hiện
thực, Thuyết Phụ thuộc, Học thuyết Mác Lênin. Từ các lý thuyết này, toàn cầu hoá

đƣợc nhận định là xu thế tất yếu cho sự phát triển của mọi các quốc gia.
1.2.2 Khái niệm về toàn cầu hóa.
Toàn cầu hóa đang đƣợc nghiên cứu dƣới nhiều chiều cạnh cũng vì thế mà có rất nhiều
khái niệm về toàn cầu hóa. Một số khái niệm về toàn cầu hóa đƣợc nhiều ngƣời đồng
tình nhƣ của Chủ tịch quỹ Ford (Berresford 1997,1), Anthony Giddens (Giddens 1990,
64) hay của Joseph E. Stiglitz (J.E.Stiglitz, 2003,7,12). Trên cơ sở phân tích các khái
niệm về toàn cầu hóa, bài báo cáo đã rút ra 3 đặc điểm về toàn cầu hóa nhƣ sau:
 Toàn cầu hóa là một quá trình, một xu thế phát triển tất yếu gắn liền với sự phát
triển và tiến bộ của xã hội loài ngƣời, đƣợc diễn ra trên tất cả các lĩnh vực chính trị,
kinh l, xã hội trên phạm vi toàn cầu.
 Là một xu hƣớng khách quan do tác động của sự phát triển của lực lƣợng sản xuất.
Sản xuất và lƣu thông hàng hóa phi biên giới. Sản xuất sản phẩm đƣợc bố trí ở
nhiều nƣớc và hội nhập quy trình sản xuất giữa các nƣớc, có đi có lại và phụ thuộc
lẫn nhau.
 Mục đích của toàn cầu hóa là nhằm phát triển kinh tế, do đó, toàn cầu hóa kinh tế
đóng vai trò chủ yếu trong quá trình toàn cầu hóa.
1.2.3 Toàn cầu hóa kinh tế
1.2.3.1 Khái niệm toàn cầu hóa kinh tế
Có nhiều ý kiến xoay quanh khái niệm toàn cầu hóa kinh tế. Các chuyên gia OECD
cho rằng: toàn cầu hóa kinh tế là sự vận động tự do của các yếu tố sản xuất nhằm phân
bổ tối ƣu các nguồn lực trên phạm vi toàn cầu. Theo quan điểm của Quỹ tiền tệ quốc tế
thì toàn cầu hóa là sự gia tăng không ngừng các luồng mậu dịch, vốn, kỹ thuật với quy
mô và hình thức phong phú, làm tăng sự tùy thuộc vào nhau giữa các nền kinh tế trên
thế giới.
Trong bài báo cáo này, ngƣời viết xin sử dụng quan niệm về toàn cầu hóa kinh tế của
GS.TS. Dƣơng Phú Hiệp và TS. Vũ Văn Hà: “ toàn cầu hóa kinh tế chính là sự gia
tăng nhanh chóng các hoạt động kinh tế vƣợt qua mọi biên giới quốc gia, khu vực, tạo
ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trong sự vận động phát triển hƣớng tới
một nền kinh tế thế giới thống nhất. Sự gia tăng của xu thế này đƣợc thể hiện ở sự mở
rộng mức độ và quy mô mậu dịch thế giới, sự lƣu chuyển của các dòng vốn và lao

động trên phạm vi toàn cầu.”1
1.2.3.2 Biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế
Toàn cầu hóa kinh đƣợc biểu hiện chủ yếu thông qua sự gia tăng của các luồng giao
lƣu quốc tế về thƣơng mại, đầu tƣ, vốn, công nghệ, dịch vụ, nhân công, sự hình thành
và phát triển các thị trƣờng thống nhất trên phạm vi toàn cầu và sự gia tăng số lƣợng,

1

GS. TS Dƣơng Phú Hiệp - Vũ Văn Hà (2001), Toàn cầu hóa kinh tế, NXBKhoa học xã hội, Hà Nội.


6

quy mô và phạm vi hoạt động của các công ty xuyên quốc gia. Nó có ba lĩnh vực chính
là:
 Toàn cầu hoá thƣơng mại
 Toàn cầu hoá tài chính
 Toàn cầu hoá đầu tƣ
1.2.4 Toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế.
Giữa toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế có mối quan hệ chặt chế, hữu cơ
với nhau. Toàn cầu hóa kinh tế là khái niệm có sự tiếp cận vĩ mô ở cấp độ toàn cầu.
Hội nhập kinh tế quốc tế là khái niệm đƣợc tiếp cận ở cấp độ vĩ mô của từng nhà nƣớc,
từng nƣớc, vùng lãnh thổ. Toàn cầu hóa kinh tế đòi hỏi các nƣớc phải mở cửa kinh tế,
mở cửa thị trƣờng để hàng hóa, dịch vụ của các nƣớc đến đƣợc thị trƣờng chung. Hội
nhập kinh tế quốc tế đặt ra cho mỗi nƣớc phải phân tích, đánh giá về thị trƣờng chung
đó nhằm tìm kiếm những lợi ích có thế có, từ đó, đƣa ra những điều chỉnh chính sách
phù hợp. Toàn cầu hóa kinh tế đòi hỏi sự nỗ lực của tất cả các nƣớc. Hội nhập kinh tế
quốc tế đòi hỏi sự nỗ lực của từng nƣớc.
1.2.5 Toàn cầu hóa kinh tế với các nƣớc đang phát triển
Về đặc điểm, các nƣớc đang phát triển có hệ thống pháp luật yếu kém và chƣa ổn định;

hệ thống tài chính yếu kém và chƣa minh bạch; mức sống thấp; tỷ lệ tăng dân số cao
và gánh nặng phụ thuộc; mức thất nghiệp và bán thất nghiệp cao; tỷ lệ tích lũy thấp;
trình độ kỹ thuật của sản xuất thấp; năng suất lao động thấp; các ngành công, nông
nghiệp và dịch vụ phát triển kém, thiếu cạnh tranh. Các nƣớc phát triển cho rằng toàn
cầu hoá là tất yếu, khách quan để phát triển kinh tế quốc gia.


7

CHƢƠNG II. NHỮNG CƠ HỘI CỦA TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ ĐỐI VỚI
CÁC NƢỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
2.1 Phân tích từ góc độ lý luận
2.1.1 Phát huy đƣợc lợi thế so sánh
Toàn cầu hoá kinh tế tạo ra những tác động tích cực đối với sự phát triển của các nƣớc
đang phát triển. Việc chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong hội nhập của các nƣớc đang
phát triển sẽ là đòn bẩy để chúng phát huy đƣợc lợi thế so sánh của mình trong quan
hệ kinh tế quốc tế. Lợi thế so sánh luôn biến đổi phụ thuộc vào trình độ phát triển của
từng nƣớc. Phần lớn các nƣớc đang phát triển chỉ có lợi thế so sánh bậc thấp nhƣ thị
trƣờng, lao động rẻ, tài nguyên. Đây là thách thức lớn đối với các nƣớc đang phát triển
nhƣng toàn cầu hóa, khu vực hóa cũng mang lại cho các nƣớc đang phát triển những
cơ hội mới nếu biết vận dụng sáng tạo để thực hiện đƣợc mô hình phát triển rút ngắn.
Ví dụ, bằng lợi thế vốn có về tài nguyên, lao động, thị trƣờng, các ngành công nghiệp
nhẹ, du lịch, dịch vụ.... các nƣớc đang phát triển có thể tham gia vào tầng thấp và trung
bình của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế toàn cầu với cơ cấu kinh tế có các ngành sử
dụng nhiều lao động, nhiều nguyên liệu, cần ít vốn đầu tƣ, công nghệ trung bình tiên
tiến tạo ra những hàng hoá - dịch vụ không thể thiếu trong cơ cấu hàng hoá - dịch vụ
trên thị trƣờng thế giới.
Việc phát huy tối đa lợi thế so sánh trong quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa của các
nƣớc đang phát triển là nhằm tận dụng tự do hoá thƣơng mại, thu hút đầu tƣ để thúc
đẩy tăng trƣởng kinh tế, phát triển xã hội.

Quy mô và tăng trƣởng thƣơng mại cũng nhƣ những tác động của nó đối với sự phát
triển kinh tế là những đặc điểm chính của toàn cầu hóa. Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ
thế giới đã tăng gấp đôi từ năm 1995 đến 2006, đạt hơn 14 nghìn tỷ đô la Mỹ năm
2006. Kể từ năm 1995, thƣơng mại hàng hóa thế giới đã tăng trƣởng với tốc độ trung
bình hàng năm là 7,5%. Kể từ năm 2000, nó đã tăng tốc lên trung bình 13%. Trong
giai đoạn 2000-2006, tăng trƣởng xuất khẩu trung bình của các nƣớc đang phát triển là
khoảng 15,9%, trong khi của các nƣớc phát triển và các nƣớc có nền kinh tế đang
chuyển đổi lần lƣợt là 11% và 21,3% (UNCTAD GlobStat data).
Giá trị xuất khẩu của các nền kinh tế đang phát triển tổng cộng 8,779 tỷ USD vào năm
2018. Tổng giá trị xuất khẩu có nguồn gốc từ các nƣớc đang phát triển cao hơn 4,3 lần
so với năm 2000. Tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ toàn cầu của các nƣớc đang
phát triển đã tăng từ 29,7% năm 2000 lên 41,5% vào năm 2012. Năm 2018, các nền
kinh tế đang phát triển, tỷ trọng xuất khẩu dịch vụ thế giới (5,8 nghìn tỷ USD) là
29,7% (1,7 nghìn tỷ USD), trong khi xuất khẩu từ các nền kinh tế phát triển đƣợc định
giá 4,0 nghìn tỷ USD. Kể từ năm 2000, tăng trƣởng rất đáng kể khi chúng chiếm 21%
(0,35 nghìn tỷ USD). Các nền kinh tế đang phát triển đã có 34% thị phần thƣơng mại
dịch vụ thƣơng mại thế giới năm 2018.

UNCTAD (2018). World Investment Report 2018. Investent and New Industrial Policies.


8

Bảng 2.1 Thị phần của các nƣớc đang phát triển về xuất khẩu toàn cầu hàng hóa và dịch vụ

Nguồn: UNCTAD (2019a)

Bảng 2.2 Sự phát triển của thƣơng mại xuất khẩu hàng hóa trong giai đoạn 1995-2006.

Nguồn: UNCTAD's South-South Trade Information System


Bảng 2.3. Tỷ lệ thƣơng mại trên GDP

Nguồn: UNCTAD Handbook of Statistics

2.1.2 Đƣợc hƣởng nhiều quyền lợi và sự bảo vệ của quốc tế
Trong tiến trình toàn cầu hóa, khu vực hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, việc tham gia Tổ
chức WTO mang lại những cơ hội to lớn đối với các nƣớc đang phát triển trong việc
hƣởng quyền lợi và sự bảo vệ của quốc tế.
Thứ nhất, là thành viên của WTO các nƣớc đang phát triển sẽ khắc phục đƣợc tình
trạng bị phân biệt đối xử trong buôn bán quốc tế, đƣợc đối xử bình đẳng, không phân
biệt đối với hàng hoá và dịch vụ của các nƣớc phát triển.
Thứ hai, gia nhập WTO sẽ tạo điều kiện mở rộng thị phần quốc tế cho các sản phẩm
và thúc đẩy thƣơng mại phát triển, có cơ hội xuất khẩu những mặt hàng tiềm năng ra


9

thế giới nhờ đƣợc hƣởng những thành quả của các vòng đàm phán giảm thuế và hàng
rào phi thuế, tăng cƣờng tiếp cận thị trƣờng của WTO. Ngoài ra, sáng kiến viện trợ
thƣơng mại với mục đích giúp các nƣớc đang phát triển tối đa hóa lợi ích của họ từ
giao dịch và giảm chi phí thƣơng mại.(OECD và WTO, 2015) Từ năm 2002 đến 2013,
Viện trợ cho thƣơng mại hàng năm giải ngân cho các nền kinh tế đang phát triển tăng
liên tục từ 8 tỷ đô la Mỹ đến 32 tỷ đô la Mỹ và giải ngân cho các LDC từ 3 tỷ đô la
đến 11 tỷ đô la Mỹ (Tính toán UNCTAD dựa trên OECD, 2016).
Thứ ba, các nƣớc đang phát triển sẽ có lợi từ việc cải thiện hệ thống giải quyết tranh
chấp khi có quan hệ với các cƣờng quốc thƣơng mại chính. Việc tham gia WTO sẽ cho
phép cải thiện vị trí của mình trong các cuộc đàm phán thƣơng mại, có điều kiện tiếp
cận các quy tắc công bằng và hiệu quả để giải quyết các tranh chấp thƣơng mại.
Bảng 2.4 Đƣờng cong tập trung của phân phối viện trợ thƣơng mại giải ngân cho các

nền kinh tế đang phát triển, 2013

Nguồn: OECD Aid-for-Trade statistical queries

Bảng 2.5 Áp dụng thuế quan MFN, 2008-2018

Nguồn: WTO Integrated Database (IDB).


10

2.1.3 Thay đổi cơ cấu kinh tế theo hƣớng tích cực
Trong tiến trình toàn cầu hóa kinh tế, việc tổ chức cơ cấu hợp lý là một yêu cầu bức
thiết với mỗi một quốc gia, trong đó có các nƣớc đang phát triển. Mỗi nƣớc đang phát
triển cần phải tìm cho mình một phƣơng thức để chuyển dịch cơ cấu kinh tế thích hợp
để có thể phát triển rút ngắn.
Kinh tế thế giới đang chuyển mạnh từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri
thức, từ sự phát triển kinh tế theo chiều rộng sang phát triển kinh tế theo chiều sâu.
Hầu hết các nền kinh tế của các nƣớc đang phát triển đều tiến tới mô hình kinh tế thị
trƣờng mở, hội nhập quốc tế dựa vào xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp chế biến.
Đây là một mô hình kinh tế đƣợc chuyển dịch theo hƣớng tích cực. Toàn cầu hóa, khu
vực hóa kinh tế đang mở ra nhiều cơ hội và thách thức cho các quốc gia cơ cấu lại nền
kinh tế của mình. Nền kinh tế toàn cầu đang biến đổi nhanh chóng, thì nền kinh tế của
các nƣớc đang phát triển, nếu muốn phát triển, không còn con đƣờng nào khác là phải
nhanh chóng hoà nhập vào quỹ đạo vận động chung của nền kinh tế thế giới.
2.1.4 Tăng nguồn vốn đầu tƣ
Toàn cầu hóa kinh tế biểu hiện nổi bật ở dòng luân chuyển vốn toàn cầu. Điều đó tạo
cơ hội cho các nƣớc đang phát triển có thể thu hút đƣợc nguồn vốn bên ngoài cho phát
triển trong nƣớc, nếu nƣớc đó có cơ chế thu hút thích hợp. Các nƣớc đang phát triển đã
thu hút và sử dụng một lƣợng khá lớn vốn nƣớc ngoài cùng với nguồn vốn đó, vốn

trong nƣớc cũng đƣợc huy động.
Toàn cầu hóa kinh tế đã tạo ra sự biến đổi và gia tăng cả về lƣợng và chất dòng luân
chuyển vốn vào các nƣớc đang phát triển, nhất là trong khi các nƣớc đang phát triển
đang gặp rất nhiều khó khăn về vốn đầu tƣ cho phát triển. Chẳng hạn, lƣợng vốn đầu
tƣ vào các nƣớc đang phát triển tăng khá nhanh: 1980: 30 tỷ USD; 1990: 60 tỷ USD;
1996: gần 200 tỷ USD; năm 1997 các nƣớc đang phát triển thu hút tới 37% lƣợng vốn
FDI toàn thế giới. Trong báo cáo gần đây, Hội nghị Liên hợp quốc về Thƣơng mại và
Phát triển (UNCTAD) ƣớc tính rằng tổng dòng vốn FDI vào các nền kinh tế đang phát
triển vẫn ổn định, tăng 2%. Do sự gia tăng và sự sụt giảm bất thƣờng của FDI ở các
nƣớc phát triển, tỷ lệ của các nƣớc đang phát triển trong FDI toàn cầu đã tăng lên 54%
trở thành một kỷ lục.(UNCTAD, 2019).


11

Hình 2.1 Dòng vốn FDI toàn cầu và các nhóm nƣớc giai đoạn 2007 – 2018
Nguồn: UNCTAD.

2.1.5 Mở rộng kinh tế đối ngoại
Việc toàn cầu hóa kinh tế mang lại cho mỗi nền kinh tế, đặc biệt là đối với các quốc
gia đang phát triển cơ hội mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại. Quá trình toàn cầu hóa,
khu vực hóa đƣợc thúc đẩy mạnh mẽ, các quan hệ kinh tế đối ngoại trở thành một nhân
tố quan trọng để thực hiện tái sản xuất mở rộng ở mỗi nƣớc, đặc biệt là những nƣớc
đang phát triển. Cơ hội và thách thức đi song song khi kinh tế đối ngoại đƣợc mở rộng
nhƣng chính sự phối hợp quốc tế mới có thể giúp các quốc gia vƣợt qua thách thức,
tận dụng cơ hội.
Nhƣ vậy, mở rộng kinh tế đối ngoại không chỉ là vấn đề mà các nƣớc cần chủ động
thực hiện mà còn là một cơ hội tuyệt vời mà toàn cầu hóa kinh tế mang lại.
2.1.6 Nâng cao trình độ kỹ thuật - công nghệ
Toàn cầu hóa kinh tế đòi hỏi các quốc gia đang phát triển phải có những cách thức

riêng để phát triển nền kinh tế sao cho phù hợp với điều kiện, vị thế, trình độ của mình
và một trong những cơ hội mà toàn cầu hóa mang lại chính là việc du nhập kỹ thuật công nghệ trung gian từ các nƣớc phát triển để xây dựng những ngành công nghiệp
của mình nhƣ là một bộ phận hợp thành trong tầng công nghiệp hiện đại. Toàn cầu hóa
kinh tế đƣợc đánh giá nhƣ một công cụ đặc hiệu để nâng cao trình độ kỹ thuật - công
nghệ ở các nƣớc đang phát triển bởi vì trong quá trình tham gia vào liên doanh, liên
kết sản xuất quốc tế, hợp đồng hợp tác kinh doanh, các dự án FDI... các nƣớc đang
phát triển có điều kiện tiếp cận những công nghệ, kiến thức và kỹ năng hết sức phong
phú, đa dạng của các nƣớc đang phát triển.


12

2.1.7 Cơ sở hạ tầng đƣợc tăng cƣờng
Quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa đã tạo ra cơ hội để nhiều nƣớc đang phát triển
phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng về giao thông vận tải, về bƣu chính viễn thông, về
điện, nƣớc...nhằm phát triển kinh tế. Thông qua các quan hệ kinh tế đối ngoại, các
nƣớc đang phát triển thu hút đƣợc vốn đầu tƣ nƣớc ngoài để có thể cải tạo, đổi mới và
nâng cao trình độ công nghệ của các cơ sở sản xuất hiện có; cải tiến, hiện đại hoá công
nghệ truyền thống; xây dựng những hƣớng công nghệ hiện đại nhờ đó mà xây dựng cơ
sở vật chất - kỹ thuật, cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế.
2.1.8 Học tập kinh nghiệm quản lý tiên tiến
Các nƣớc có nền kinh tế phát triển thƣờng có phƣơng thức, cách thức quản lý nền kinh
tế tiên tiến với những công cụ quản lý hiện đại. Thông qua các quan hệ hợp tác kinh tế
quốc tế các nƣớc đang phát triển học tập những kinh nghiệm quản lý tiên tiến hiện đại
của các nƣớc phát triển. Học tập trực tiếp qua các dự án đầu tƣ, qua các xí nghiệp,
công ty liên doanh, qua việc đàm phán ký kết các hợp đồng kinh tế…
2.2 Phân tích những cơ hội mà toàn cầu hóa kinh tế mang lại cho các quốc gia cụ
thể là Trung Quốc và Việt Nam
2.2.1 Phân tích tác động tích cực của toàn cầu hóa kinh tế đến Trung Quốc
Hội nghị Trung ƣơng 3 khóa XI Đảng Cộng sản Trung Quốc (năm 1978) mang ý

nghĩa lịch sử quan trọng, mở ra một thời kỳ mới cho nƣớc Cộng hòa nhân dân Trung
Hoa trong công cuộc cải cách, mở cửa, hội nhập quốc tế. Trải qua hơn 40 năm, sự
nghiệp cải cách, mở cửa của Trung Quốc đạt nhiều thành tựu to lớn trên các lĩnh vực
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, tạo cơ sở vững chắc đƣa quốc gia này tiếp tục tiến
lên con đƣờng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc. Kinh nghiệm mở cửa hội nhập
của Trung Quốc trong hơn năm qua có thể là những chính sách đặc thù dựa trên các
điều kiện mà ít quốc gia nào có đƣợc.
2.2.1.1 Những cơ hội từ thể chế nền tảng của Trung Quốc
Việc mở cửa với thế giới đồng thời là quá trình chấp nhận các nguyên tắc, luật chơi
mang tính quốc tế. Đối với Trung Quốc, mở cửa đồng nghĩa với việc quốc gia này phải
chuyển toàn bộ nền kinh tế vốn tồn tại phổ biến theo dạng hợp đồng dựa trên quan hệ
sang các dạng hợp đồng dựa trên luật pháp. Các bộ luật về thu hút vốn đầu tƣ nƣớc
ngoài nhanh chóng đƣợc ban hành và sửa đổi; luật chống độc quyền đƣợc ban hành
bảy năm sau khi Trung Quốc gia nhập WTO; luật về phá sản doanh nghiệp cũng đƣợc
ban hành... Trung Quốc cho phép sự phát triển đa dạng của doanh nghiệp nhỏ trong
lĩnh vực dịch vụ và công nghiệp nhẹ và mở cửa nền kinh tế để tăng ngoại hối và đầu tƣ
nƣớc ngoài. Chính phủ đã tập trung vào việc gia tăng thu nhập, sức tiêu thụ và đã áp
dụng nhiều hệ thống quản lý để giúp tăng năng suất. Chính phủ cũng đã tập trung vào
ngoại thƣơng nhƣ một đòn bẩy cho tăng trƣởng kinh tế. Kinh nghiệm thành công của
Trung Quốc cho thấy, các cải cách bên trong cần phải theo kịp với các đòi hỏi từ áp
lực cải cách bên ngoài khi gia nhập sân chơi quốc tế.


13

2.2.1.2 Cơ hội từ toàn cầu hóa thƣơng mại, đầu tƣ và cách Trung Quốc tận dụng
cơ hội
Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy ngay cả những nền kinh tế lớn cũng nên tận
dụng lợi thế của các thị trƣờng xuất khẩu để thu đƣợc đầy đủ lợi ích kinh tế theo quy
mô trong các ngành công nghiệp hƣớng ra xuất khẩu. Về chiến lƣợc phát triển ngoại

thƣơng của Trung Quốc thời kỳ này Trung Quốc gia nhập thị trƣờng thế giới bằng các
cửa sổ là công ty vốn nƣớc ngoài- nơi đƣợc thu hút đầu tƣ vào thị trƣờng Trung Quốc
thông qua các đặc khu kinh tế. “Hong Kong là cửa hàng - Quảng Đông là công xƣởng"
là điển hình cho cách thức phát triển ngoại thƣơng, mô phỏng kỹ thuật và tiếp thu kinh
nghiệm quản lý của Trung Quốc thời gian đầu. Thƣơng mại gia công - chế tạo và
thƣơng mại linh phụ kiện, là một cách thức quan trọng để Trung Quốc thâm nhập quá
trình phân công quốc tế cũng nhƣ tham gia làn sóng thƣơng mại toàn cầu.

Hình 2.2. Lƣợng hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc tăng vọt từ sau khi gia nhập
WTO. Nguồn: WSJ


14

Hình 2.3: Dòng vốn đầu tƣ của Trung Quốc
Nguồn: IMF, UNCTAD

2.2.1.3 Cơ hội từ toàn cầu hóa tài chính và cách Trung Quốc tận dụng cơ hội
Trung Quốc chủ trƣơng mở cửa từ từ, không ngừng cải tổ để nâng cấp hệ thống ngân
hàng nội địa. Việc cải cách ngân hàng nhà nƣớc đƣợc tập trung vào xử lý nợ xấu, nâng
cao hiệu quả công tác quản lý nội bộ, xây dựng chế độ doanh nghiệp hiện đại – công
khai, minh bạch.
Với sự hỗ trợ đắc lực của hệ thống công nghệ thông tin, các giao dịch đƣợc kết nối liên
tục, nhanh chóng, mọi lúc, mọi nơi; các nhà đầu tƣ tiết kiệm đƣợc chi phí giao dịch tài
chính; có khả năng thu thập và xử lí thông tin kịp thời; có nhiều công cụ tài chính để
lựa chọn.Tận dụng triệt để quan hệ mở cửa Trung Quốc đã khéo léo trong đàm phán
gia nhập WTO, đƣa ra các chính sách phù hợp, tận dụng các ƣu đãi về thuế quan , sử
dụng hiệu quả cơ chế tự bảo vệ trong WTO nhằm bảo vệ thị trƣờng trong nƣớc, giúp
đời sống nhận dân đƣợc cải thiện.
2.2.2 Phân tích tác động tích cực của toàn cầu hóa kinh tế đến Việt Nam

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam chỉ thực sự đƣợc đẩy mạnh kể từ khi
Việt Nam tiến hành Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986 cùng với việc bắt
đầu công cuộc Đổi mới đất nƣớc. Trong gần 30 năm đổi mới, quan điểm, đƣờng lối
của Đảng Cộng sản Việt Nam về hội nhập quốc tế đã trải qua một quá trình cụ thể hóa
và hoàn thiện. Có thể chia thành 3 giai đoạn lớn:
 Giai đoạn thứ nhất từ Đại hội Đảng VI (1986) đến đầu Đại hội Đảng VII (1991),
lúc này Việt Nam chƣa nói cụ thể về hội nhập kinh tế quốc tế mà mới đặt vấn đề là
“mở cửa nền kinh tế”,“đa phƣơng hóa, đa dạng hóa, mở rộng quan hệ đối ngoại”.


15

Tƣ tƣởng này đã đặt nền móng cho việc phát triển hội nhập ở các giai đoạn tiếp
theo.
 Giai đoạn thứ hai là từ Đại hội VIII đến Đại hội Đảng X, chủ trƣơng hội nhập kinh
tế quốc tế đã đƣợc Đảng Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ rõ: "đẩy nhanh quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế “xây dựng một nền kinh tế mới hội nhập với khu vực và thế
giới”, “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy với các nƣớc trong cộng đồng
quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển".
 Giai đoạn thứ ba, bắt đầu từ Đại hội Đảng lần thứ XI (2011), Đảng Cộng sản Việt
Nam đã đề ra chủ trƣơng “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế”. Theo đó, Việt
Nam chuyển sang giai đoạn hội nhập toàn diện với hội nhập kinh tế quốc tế vẫn là
nội dung quan trọng nhất, nhƣ đƣợc nhấn mạnh trong Nghị quyết số 22-NQ/TW
ngày 10 tháng 4 năm 2013 của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam về hội nhập
quốc tế: “Hội nhập kinh tế quốc tế là trọng tâm, hội nhập trong các lĩnh vực khác
phải tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế và góp phần tích cực vào phát triển kinh tế”.
 Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII (2015), Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục
khẳng định “Thực hiện hiệu quả hội nhập quốc tế trong điều kiện mới, tiếp tục
nâng cao vị thế và uy tín của đất nƣớc trên trƣờng quốc tế”.
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng đã mang lại cho Việt Nam những cơ hội

nhƣ sau:
2.2.2.1 Tác động đến tăng trƣởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành
Tham gia WTO đã có những tác động đáng kể đến nền kinh tế Việt Nam. Xét về tổng
thể nền kinh tế, tốc độ tăng trƣởng kinh tế của Việt Nam đƣợc duy trì ở mức cao qua
các năm. Về cơ bản, từ năm 1991 đến nay, Việt Nam đã duy trì đƣợc tốc độ tăng
trƣởng bình quân khá. Tăng trƣởng GDP đã tăng từ mức bình quân 4,45% giai
đoạn 1986-1990 lên mức 8,19% giai đoạn 1991-1995. Giai đoạn sau, tốc độ
tăng trƣởng GDP bình quân có thấp hơn, nhƣng vẫn dao động quanh mức 7%,
trong đó, giai đoạn 1996-2000 đạt 6,96%/năm, giai đoạn 2001-2005 đạt
7,33%. Từ năm 2005-2017, do những biến động bất lợi của kinh tế thế giới và
một số khó khăn của kinh tế trong nƣớc, tăng trƣởng GDP tiếp tục giảm xuống
thấp hơn, nhƣng vẫn ở mức cao hơn so với nhiều nƣớc trong khu vực, trong
đó, giai đoạn 2006-2010 đạt bình quân 6,32%/năm và giai đoạn 2011-2017
ƣớc bình quân đạt khoảng 6,1%/năm". Năm 2018 GDP đạt 7%, quy mô nền kinh tế đạt
khoảng 240 tỷ USD, bình quân đầu ngƣời đạt 2.540 USD, mức tăng trƣởng cao nhất
trong vòng 10 năm qua (2008-2018).Tăng trƣởng GDP năm 2019 của Việt Nam đạt
7,02% so với năm 2018; mức tăng trƣởng năm 2019 tuy thấp hơn mức tăng 7,08% của
năm 2018 nhƣng cao hơn mức tăng của các năm 2011-2017.

1.
2.
3.
4.
5.

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Sđd, Nxb. CTQG, Hà Nội
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Sđd, tr.120, 120-121
Đảng Cộng sản Việt Nam (2001). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. CTQG, Hà Nội 2001,
tr.119
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB CTQG, HN.1986

Hoàng Ngọc Hòa (2016). Đảng lãnh đạo chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và xây dựng nền kinh tế độc lập tự
chủtheo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam


16

Xét về các ngành, cơ cầu các ngành có sự thay đổi, đặc biệt là khu vực
dịch vụ. Trong giai đoạn 2001-2006, tốc độ tăng trƣởng cao nhất thuộc về khu
vực công nghiệp và xây dựng (9,37%), sau đó là dịch vụ (7,21%) và nông,
lâm, ngƣ nghiệp (3,85%). Nhƣng kể từ năm 2007 đến nay (trừ năm 2014) tốc
độ tăng trƣởng cao nhất thuộc về khu vực dịch vụ, tiếp đó là công nghiệp và
xây dựng; nông, lâm, ngƣ nghiệp.
Bảng 2.6. Cơ cấu ngành của Việt Nam giai đoạn 1990 - 2019
1990

1995

2000

2005

Khu vực 38,74 27,18 24,53 19,3
nông,
lâm
nghiệp
và thủy
sản

2010


2012

2014

18,38 19,22 17,7

2015

2016

2018

2019

17

16,32 14,68 13,96

Khu vực 22,67 28,76 36,73 38,13 32,13 33,56 33,21 33,25 32,72 34,23 34,49
công
nghiệp
và xây
dựng

khu vực 38,59 44,06 38,74 42,57 36,94 37,27 39,04 39,73 40,92 41,12 41,64
dịch vụ

thuế sản …
phẩm trừ
trợ cấp

sản phẩm







12,55 9,95

10,02 10,04 9,97

9,91

Nguồn: Tổng cục thống kê
2.2.2.2 Tác động đến đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
Đối với Việt Nam, sau khi gia nhập WTO, việc thực hiện các cam kết cùng với quá
trình mở cửa nền kinh tế, đặc biệt là mở cửa thị trƣờng dịch vụ tài chính, hoàn thiện hệ
thống pháp luật, chính sách đã góp phần cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, các chính sách
ƣu đãi đầu tƣ đã hấp dẫn các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài và rõ ràng có tác động đến thu hút
cụ thể là tăng thu hút FDI và chuyển dịch cơ cấu luồng vốn FDI.


17

Xét về quy mô dòng vốn: Thống kê cho thấy, giai đoạn 1988-2004, tổng vốn FDI đăng
ký ở Việt Nam đạt 57,85 tỷ USD, vốn FDI thực hiện đạt 31,21 tỷ USD. Trong giai
đoạn 2005-2018, vốn FDI đăng ký đạt gần 360 tỷ USD, đặc biệt năm 2008, sau khi
Việt Nam gia nhập Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO), vốn đăng ký FDI cao với
71,7 tỷ USD, gấp 3 lần so với năm 2007. Riêng năm 2018, ghi nhận những thành công

nổi bật của Việt Nam trong thu hút FDI, với tổng vốn đầu tƣ cấp mới, tăng thêm và cả
vốn đầu tƣ qua góp vốn, mua cổ phần là trên 35,46 tỷ USD. Theo Cục Đầu tƣ nƣớc
ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ) (2018), vốn đầu tƣ nƣớc ngoài giải ngân đã đạt mức kỷ
lục, với 19,1 tỷ USD, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2017. Trong năm 2018 có 112
quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tƣ tại Việt Nam.
2.2.2.3 Tác động đến thƣơng mại
Thực hiện các cam kết về cắt giảm thuế quan trong WTO, hoàn thiện hệ thống quản lý
hải quan theo tiêu chuẩn quốc tế và cắt giảm hàng rào thuế quan đã tạo ra tác động tích
cực trong xuất nhập khẩu Việt Nam. Trong giai đoạn 2007-2019 cả xuất nhập khẩu
đều tăng với tốc độ cao.

Hình 2.4. Kim ngạch, tốc độ tăng xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thƣơng mại giai
đoạn năm 2005-2019
Nguồn: Tổng cục Hải quan

2.2.2.4 Tác động tới thị trƣờng tài chính
Thị trường chứng khoán
Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO và nghị quyết Trung ƣơng 4 khóa X ra đời vào năm
2007 nhấn mạnh vào nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với đó là các cam kết
song phƣơng và đa phƣơng đã góp phần đƣa thị trƣờng chứng khoán Việt Nam phát
triển theo hƣớng tích cực thực hiện vai trò huy động, phân bổ vốn trung và dài hạn cho
phát triển kinh tế, xã hội Việt Nam. Tăng từ 493 nghìn tỷ đồng năm 2007 lên 1.947


18

nghìn tỷ đồng năm 2016 và tính đến tháng 10/2017 là 2.860 nghìn tỷ đồng, mức vốn
hóa của thị trƣờng chứng khoán đã thể hiện rõ bƣớc chuyển mình. Nhờ đƣợc tiếp cận
kinh nghiệm, thông lệ quốc tế của các nƣớc đi trƣớc thị trƣờng chứng khoán trong
nƣớc gặt hái đƣợc nhiều thành công; dòng vốn đầu tƣ gián tiếp từ các nhà đầu tƣ nƣớc

ngoài cũng làm tăng quy mô và thanh khoản của thị trƣờng chứng khoán. Khung pháp
lý tiếp tục đƣợc hoàn thiện theo hƣớng phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc
tế, đáp ứng các yêu cầu thực tiễn, tăng thu hút nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.
Thị trường tiền tệ ngân hàng
Gia nhập WTO tạo động lực cho cải cách và đổi mới mạnh mẽ trong hoạt động ngân
hàng. Kể từ sau khi chuyển đổi hệ thống ngân hàng từ mô hình một cấp thành mô hình
hai cấp, khung pháp lý cho các hoạt động trong hệ thống ngân hàng từng bƣớc đƣợc
xây dựng và hoàn thiện: ổn định thanh khoản cho hệ thống ngân hàng; lành mạnh hóa
tình hình tài chính, xử lý nợ xấu; tái cơ cấu tổ chức, hoạt động, quản trị hệ thống ngân
hàng... Đây là những đột phá mới để phát triên hệ thống ngân hàng trong bối cảnh tái
cấu trúc nền kinh tế.


19

CHƢƠNG III MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
Không ai có thể phủ nhận đƣợc rằng, toàn cầu hóa là một quá trình tất yếu và đang tạo
ra những cơ hội cho các nƣớc có nền kinh tế đang phát triển hội nhập vào nền kinh tế
thế giới để trên cơ sở đó, đẩy nhanh tốc độ tăng trƣởng kinh tế và đổi mới công nghệ.
Tuy nhiên, điều cần nhấn mạnh là ở chỗ, cơ hội mà toàn cầu hóa đem lại cho các nƣớc
khác nhau, các dân tộc khác nhau không phải lúc nào cũng nhƣ nhau. Xét một cách đại
thể, các nƣớc phát triển hơn về kinh tế, giàu có hơn sẽ đƣợc chia sẻ cơ hội nhiều hơn
các nƣớc nghèo. Điều đó cũng có nghĩa là, toàn cầu hóa sẽ đem lại cho các nƣớc
nghèo, đang phát triển nhiều thách thức hơn so với cơ hội.
Từ xu thế của thế giới, thực tế của Việt Nam và bài học rút ra từ Trung Quốc, chúng ta
có thể bàn đến một số giải pháp sau đây để giúp các nƣớc đang phát triển nói chung và
Việt Nam nói riêng tận dụng cơ hội, vƣợt qua thách thức để tiến đến một thế giới toàn
cầu.
3.1 Đối với nhóm giải pháp về cải cách thể chế, cần tập trung các giải pháp sau:
 Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách để thực hiện đầy

đủ các cam kết quốc tế theo lộ trình đề ra. Trong quá trình sửa đổi, bổ sung các
văn bản pháp quy hiện hành, cần đảm bảo tính đồng bộ, hiệu quả, duy trì ổn
định môi trƣờng đầu tƣ, kinh doanh, không gây xáo trộn, ảnh hƣởng đến lợi ích
của các doanh nghiệp đang hoạt động cũng nhƣ các nhà đầu tƣ mới.
 Thƣờng xuyên, kịp thời rà soát, sửa đổi, điều chỉnh, xóa bỏ quy định không phù
hợp với các cam kết quốc tế.
 Tăng cƣờng tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật, chính sách, các
quy hoạch, chiến lƣợc phát triển của từng ngành, lĩnh vực, sản phẩm và địa bàn.
 Đẩy mạnh cải cách hành chính trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là các lĩnh vực
về đầu tƣ, xây dựng, đất đai, thuê, hải quan, xuất nhập khẩu phù hợp với các
cam kết hội nhập kinh tế quốc tế.
 Giám sát chặt chẽ việc ban hành và áp dụng các giấy phép, điều kiện kinh
doanh.
3.2 Đối với nhóm giải pháp về tài chính – ngân sách
 Đẩy mạnh việc hoàn thiện thể chế tài chính, đảm bảo tính đồng bộ, công khai,
minh bạch, ổn định và phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra trong quá trình phát
triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc và các cam kết quốc tế.
 Tiếp tục xây dựng và cải cách hệ thống chính sách thuế theo hƣớng bền vững,
khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tƣ, mở rộng sản xuất kinh doanh để tạo
nguồn thu bền vững cho ngân sách nhà nƣớc trong quá trình cắt giảm thuế quan
theo lộ trình của các cam kết FTA.
 Đẩy mạnh cải thiện môi trƣờng kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh.
 Thực hiện cơ cấu lại chi NSNN với một lộ trình cụ thể và cam kết chính trị đủ
mạnh, đồng thời, thực hiện cải cách căn bản phƣơng thức quản lý.


×