Tải bản đầy đủ (.doc) (159 trang)

thuyết minh báo cáo nghiên cứu địa chất thủy văn, giải pháp xây dựng công trình giao thông, thủy lợi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.1 MB, 159 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ KHÁNH HÒA

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
LIÊN ĐOÀN QH&ĐT TNN MIỀN TRUNG

BÁO CÁO TỔNG HỢP

KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT, THỦY VĂN CỦA HAI
HUYỆN MIỀN NÚI KHÁNH SƠN VÀ KHÁNH VĨNH. ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG,
THỦY LỢI BỀN VỮNG
Cơ quan chủ trì: Liên Đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền
Trung
Chủ nhiệm đề tài: Vũ Ngọc Trân
:

Nha Trang, 2011
1


ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ KHÁNH HÒA

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
LIÊN ĐOÀN QH&ĐT TNN MIỀN TRUNG

BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT, THỦY VĂN CỦA HAI


HUYỆN MIỀN NÚI KHÁNH SƠN VÀ KHÁNH VĨNH. ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG,
THỦY LỢI BỀN VỮNG
Chủ nhiệm đề tài

Cơ quan chủ trì đề tài
Liên Đoàn Quy hoạch và Điều tra
tài nguyên nước miền Trung

Vũ Ngọc Trân
Sở khoa học và Công nghệ

Nha Trang, 2011

2


DANH SÁCH CÁN BỘ KHOA HỌC KỸ THUẬT CHÍNH
THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
S
T
T

Cấp bậc
chuyên
môn
Kỹ sư
cao cấp
Kỹ sư
chính


Họ và tên

Học vị

1

Vũ Ngọc Trân

Kỹ sư

2

Nguyễn Đức Thái

Kỹ Sư

3

Nguyễn Ton

Thạc sĩ

Kỹ sư

4

Võ Chí Bảo

Kỹ sư


Kỹ sư

5

Vũ Trọng Khánh

Kỹ sư

Kỹ sư

6

Nguyễn Văn Đình

Kỹ sư

Kỹ sư

7

Lý Thành Phương

Kỹ sư

Kỹ sư

8

Tống Phước Hoàng Sơn


Cử nhân

9

Nguyễn Trung Phát

Cử nhân

10

Nguyễn Quốc Thắng

Cử nhân

Chuyên
Viên
Chuyên
Viên
Chuyên
Viên

3

Cơ quan công tác

Ghi chú

Liên đoàn QH&ĐTTNN
miền Trung

Liên đoàn QH&ĐTTNN
miền Trung
Liên đoàn QH&ĐTTNN
miền Trung
Liên đoàn QH&ĐTTNN
miền Trung
Liên đoàn QH&ĐTTNN
miền Trung
Liên đoàn QH&ĐTTNN
miền Trung
Liên đoàn QH&ĐTTNN
miền Trung
Viện Hải dương học
Nha Trang
Liên đoàn QH&ĐTTNN
miền Trung
Liên đoàn QH&ĐTTNN
miền Trung

Chủ nhiệm
đề tài
Thư ký
đề tài

Cộng tác
viên


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I- TỔNG QUAN VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

I.1 Tổng quan về huyện Khánh Vĩnh
I.2. Tổng quan về huyện Khánh Sơn
I.3 Đặc điểm khí hậu của toàn vùng nghiên cứu ( Khánh Vĩnh, Khánh Sơn)
I.4 Tổng quan về tình hình nghiên cứu
CHƯƠNG II- NỘI DUNG THỰC HIỆN, PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT SỬ DỤNG
ĐỂ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG III - KẾT QUẨ NGHIÊN CỨU

III-1 Địa chất- Địa mạo
III-1-1 Địa tầng
III-1-2 Macma xâm nhập
III-1-3 Kiến tạo
III-1- 4 Địa mạo
III- 2 Địa chất thủy văn
III-2-1 Các đơn vị địa chất thủy văn
III-2-2 Các thành tạo không chứa nước
III-2-3 Trữ lượng nước dưới đất
III-3 Địa chất công trình
III-3-1 Cấu trúc nền đất
III-3-2 Các đặc trưng tính chất cơ lý của đất đá
III-3-3 Ảnh hưởng của nước dưới đất đến xây dựng công trình
III-3-4 Hiện tượng địa chất động lực công trình
III-3-5 Đặc điểm vật liệu xây dựng
III-4 Đặc trưng thủy văn
III-5 Ảnh hưởng của các điều kiện địa chất, các điều kiện thủy văn đến các
công trình giao thông và các công trình thủy điện, thủy lợi

III-6 Đề xuất về giải pháp thiết kế, thi công, phòng ngừa, giảm thiểu tác hại
nhằm xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi bền vững
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
THỐNG KÊ CÁC TÀI LIỆU GIAO NỘP

Trang
8
10
10
12
15
16
22
27
27
27
31
33
34
36
36
39
39
43
43
44
48
48
65

70
83
123
151
155
158

DANH SÁCH CHUYÊN ĐỀ, BẢN VẼ CHÍNH VÀ PHỤ LỤC
CÁC BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ:

1.Khí tượng thủy văn
2.Địa chất
3.Địa chất thủy văn
4.Địa chất công trình
5.Tai biến địa chất
CÁC BẢN VẼ CHÍNH:

1.Bản đồ địa chất huyện Khánh Vĩnh, tỷ lệ 1:50.000.
2.Bản đồ địa chất huyện Khánh Sơn, tỷ lệ 1:50.000.
3. Bản đồ địa chất thủy văn huyện Khánh Vĩnh, tỷ lệ 1:50.000
4. Bản đồ địa chất thủy văn huyện Khánh Sơn, tỷ lệ 1:50.000
5. Bản đồ địa chất công trình huyện Khánh Vĩnh, tỷ lệ 1:50.000
6. Bản đồ địa chất công trình huyện Khánh Sơn, tỷ lệ 1:50.000
4


7. Bản đồ phân vùng thuận lợi việc xây dựng đập, hồ chứa nước, kênh mương dẫn
nước huyện Khánh Vĩnh, tỷ lệ 1:50.000
8. Bản đồ phân vùng thuận lợiviệc xây dựng đập, hồ chứa nước, kênh mương dẫn nước
huyện Khánh Sơn, tỷ lệ 1:50.000

9. Bản đồ hiện trạng và nguy cơ sạt lở bờ sông huyện Khánh Vĩnh, tỷ lệ 1:10.000
10. Bản đồ hiện trạng và nguy cơ sạt lở bờ sông huyện Khánh Sơn, tỷ lệ 1:10.000
11. Bản đồ phân vùng nhạy cảm trượt, lở đất huyện Khánh Vĩnh, tỷ lệ 1:10.000
12. Bản đồ phân vùng nhạy cảm trượt, lở đất huyện Khánh Sơn, tỷ lệ 1:10.000
13. Bản đồ cảnh báo nguy cơ trượt , sạt lở trên nền bản đồ quy hoạch giao thông, thủy
lợi huyện Khánh Vĩnh, tỷ lệ 1:10.000
14. Bản đồ cảnh báo nguy cơ trượt , sạt lở trên nền bản đồ quy hoạch giao thông, thủy
lợi huyện Khánh Sơn, tỷ lệ 1:10.000
PHỤ LỤC:

1.Tập phiếu lỗ khoan ĐCTV, biểu đồ khoan – bơm tổng hợp, quan trắc ĐCTV lỗ khoan
2.Tập phiếu lỗ khoan ĐCCT
3.Tập phiếu quan trắc đo mưa
4.Tập phiếu quan trắc trượt lở
5.Tập tài liệu kiểm toán mái dốc với phần mềm Slope/W
6.CD lưu giữ tài liệu báo cáo
DANH MỤC BIỂU BẢNG
Bảng 1: Các đặc trưng khí tượng của vùng nghiên cứu……………………………. tr 15
Bảng 2: Lượng mưa đo tại các trạm đo mưa trong vùng nghiên cứu năm 20102011............................................................................................................................ tr 15
Bảng 3. Khối lượng công tác khảo sát, nghiên cứu................................................... tr 23
Bảng 4: Kết quả bơm nước thí nghiệm ở các lỗ khoan trong tầng chứa nước khe nứt
trầm tích lục nguyên (J3, K2) ......................................................................................tr 39
Bảng 5: Kết quả đánh giá trữ lượng khai thác tiềm năng……..................................tr 40
Bảng 6: Trữ lượng động thiên nhiên tính theo phương pháp cân bằng khối lượng clorur
trong NDĐ (Chloride mass balance)”……………………………………………… tr 41
Bảng 7 : Thành phần hóa học của nước trong vùng nghiên cứu …………………..tr 42
Bảng 8 : Tổng hợp kết quả thí nghiệm cơ lý đất…………………………………….tr 45
Bảng 9: Tổng hợp kết quả thí nghiệm cơ lý đá……………………………………...tr 47
Bảng 10: Thống kê mức độ sạt lở bờ sông trong thời kỳ 2004 – 2009 ở huyện Khánh
Vĩnh …………………………………………………………………………………tr 56

Bảng 11: Thống kê mức độ sạt lở bờ sông trong thời kỳ 2004 – 2009 ở huyện Khánh
Sơn…………………………………………………………………………………..tr 60
Bảng12 : Tài nguyên dự báo VLXD huyện Khánh Vĩnh…………………………...tr 67
Bảng 13 : Tài nguyên dự báo VLXD ở huyện Khánh Sơn…………………………tr 69
Bảng 14 : Thống kê các trạm thủy văn trong vùng và lân cận vùng………………..tr 70
Bảng 15 : Đặc trưng dòng chảy năm tại trạm thủy văn Đồng Trăng và Đá Bàn…tr 71
Bảng 16 : Phân phối dòng chảy năm ( m3/s) ứng với tần suất P = 75% tại trạm Đồng
Trăng…..…………………………………………………………………………….tr 71
Bảng 17 : Lưu lượng đỉnh lũ lớn nhất theo các tần suất (m 3/s) …………………….tr 72
Bảng 18: Môđun lưu lượng đỉnh lũ lớn nhất theo các tần suất (m 3/s,km2) …………tr 72
Bảng 19 : Thống kê lưu lượng đỉnh lũ thực đo trạm thủy văn Đồng Trăng (m 3/s)...tr 72
Bảng 20: Khả năng sinh lũ sớm đo được ở trạm Đồng Trăng ……………………..tr 73
Bảng 21 : Khả năng xuất hiện lũ chính vụ ở trạm Đồng Trăng……………………..tr73
Bảng 22 : Khả năng xuất hiện lũ muộn ……………………………………………tr 73
5


Bảng 23 : Tỷ lệ xuất hiện lũ tiểu mãn trong năm (%)……………………………….tr 73
Bảng 24 : Tổng lượng lũ 1, 3, 5, 7 ngày max tại trạm Đồng Trăng………………...tr 74
Bảng 25 : Khả năng xuất hiện dòng chảy kiệt các tháng trong năm (%)……………tr 75
Bảng 26: Đặc trưng dòng chảy phù sa tại của vùng nghiên cứu …………………...tr 75
Bảng 27 : Nhiệt độ nước sông tại trạm Đồng Trăng………………………………. .tr 75
Bảng 28: Thời gian các mùa dòng chảy…………………………………………….tr 76
Bảng 29 : Phân phối dòng chảy tháng trạm Tân Mỹ .. …………………………….tr 77
Bảng 30: Phân phối dòng chảy tháng trạm Tân Mỹ theo năm nước trung bình…….tr 77
Bảng 31 : Phân phối dòng chảy trạm Tân Mỹ theo năm nhiều nước điển hình……..tr 78
Bảng 32 : Phân phối dòng chảy trạm Tân Mỹ theo năm ít nước điển hình ………tr 78
Bảng 33 Khả năng sinh lũ tiểu mãn của vùng Khánh Sơn (%) …………………….tr
79
Bảng 34 : Khả năng sinh lũ sớm của vùng(%)………………………………………tr

79
Bảng 35 : Khả năng sinh lũ chính vụ của vùng Khánh Sơn (%)…………………....tr 80
Bảng 36 : Khả năng sinh ra lũ muộn (%)……………………………………………tr 80
Bảng 37: Khả năng sinh ra lũ lớn nhất tại trạm Tân Mỹ (%)……………………….tr 80
Bảng 38: Mực nước lũ lớn nhất tại Tân Mỹ, (sl: 1977-2002)……………………….tr 80
Bảng 39 : Qmax trạm Tân Mỹ ứng với các tần suất (m 3/s), (sl: 1977-2002)………..tr 81
Bảng 40:Tiêu chuẩn đánh giá mức độ ổn định sườn dốc theo từng yếu tố ảnh hưởng
(dựa theo A.S Al. Homoud và Y.Masanat, có hiệu chỉnh theo thực tế Việt Nam)….tr 84
Bảng 41: Thang phân cấp ‘độ nhạy cảm trượt lở đất’….. ………………………….tr 84
Bảng 42 : Xác định độ ổn định sườn dốc và độ nhạy cảm trượt đất, mảnh BĐ số 1Khánh Sơn…………………………………………………………………………...tr 85
Bảng 43 : Xác định độ ổn định sườn dốc và độ nhạy cảm trượt đất ,mảnh BĐ số 2Khánh Sơn…………………………………………………………………………..tr 87
Bảng 44 : xác định độ ổn định sườn dốc và độ nhạy cảm trượt đất, mảnh BĐ số 1Khánh Vĩnh…………………………………………………………………………tr 88
Bảng 45: Xác định độ ổn định sườn dốc và độ nhạy cảm trượt đất ,mảnh BĐ số 2Khánh Vĩnh…………………………………………………………………………tr 90
Bảng 46: Xác định độ ổn định sườn dốc và độ nhạy cảm trượt đất,mảnh BĐ số 3Khánh Vĩnh ………………………………………………………………………...tr 93
Bảng 47 : Xác định độ ổn định sườn dốc và độ nhạy cảm trượt đất ,mảnh BĐ số 4Khánh Vĩnh………………………………………………………………………….tr 94
Bảng 48: Xác định độ ổn định sườn dốc và độ nhạy cảm trượt đất, mảnh BĐ số 5Khánh Vĩnh………………………………………………………………………….tr 93
Bảng 49: Kết quả kiểm toán tại các vị trí sườn dốc được kết luận là ổn định……tr 102
Bảng 50 Kết quả kiểm toán tại các vị trí sườn dốc được kết luận là không ổn định
……………………………………………………………………………………..tr 103
Bảng 51 : Kết quả tính toán QTL cho các đoạn sông chọn đánh giá……………… tr 106
Bảng 52 : Kết quả tính toán quan hệ hình thái của các đoạn sông khảo sát……...tr 107
Bảng 53 : Các vị trí được cảnh báo về nguy cơ trượt, sạt, lở đất…………………..tr 108
Bảng 54: Độ nghiêng giới hạn cho phép của sườn dốc trong các loại đất đá (theo SNiP
II 39-76. Liên xô cũ)……………………………………………………………….tr 111
Bảng 55: Các kiểu căn bản của cấu trúc thung lũng sông…………………………tr 112
Bảng 56 : Đánh giá các điều kiện thuận lợi (hay bất lợi)của các công trình thủy lợi
huyện Khánh Sơn…………………………………………………………………..tr 114
Bảng 57: Đánh giá các điều kiện thuận lợi (hay bất lợi) của các công trình thủy lợi
6



huyện Khánh Vĩnh....................................................................................................tr 118
Bảng 58 : Các chỉ tiêu kĩ thuật cơ bản xử lý đập chính và đường viền hồ chứa nước dự
án thủy điện Buôn-Kuốp…………………………………………………………...tr 143
Bảng 59- Danh sách chủ yếu của các đập vỡ trên thế giới qua những thời ký lịch
sử…………………………………………………………………………………...tr 144
DANH SÁCH HÌNH ẢNH
Hình 1: Bản đồ hành chính huyện Khánh Vĩnh……..................................................tr 12
Hình 2 : Bản đồ hành chính huyện Khánh Sơn……...................................................tr 13
Hình 3: Các biểu đồ lượng mưa tại vùng nghiên cứu.................................................tr 16
Hình 4: Sạt lở ở gần đèo Hòn Giao, điểm VS23 ........................................................tr 51
Hình 5: Trươt lở ở gần đèo Hòn Giao, điểm VS23.....................................................tr 52
Hình 6: Vách sạt lở bên đường TL19 đi Thành Sơn..................................................tr 52
Hình 7: Xói lở bờ trái sông Bến Lội...........................................................................tr 54
Hình 8 Xói lở bờ trái sông Tô Hạp.............................................................................tr 56
Hình 9: Xới lở bờ sông Chò.......................................................................................tr 56
Hình 10 : Phá hủy đập Suối Lách...............................................................................tr 57
Hình 11: Dấu vết lũ bùn đá tại Điểm VS47................................................................tr 65
Hình 12: Dấu vết lũ bùn đá tại Điểm VS56................................................................tr 65
Hình 13: Dấu vết lũ bùn đá tại Điểm VS341.............................................................tr 66
Hình 14: Dấu vết lũ bùn đá tại Điểm VS165..............................................................tr 66
Hình 15 : Dấu vết lũ bùn đá tại Điểm 503..................................................................tr 67
Hình 16 : Biến trình dòng chảy năm trạm Tân Mỹ.....................................................tr 81
Hình 17 : Quá trình lũ từ 16/X đến 30/XI/1996 trạm Tân Mỹ...................................tr 83
Hình 18: Mặt cắt ngang một mái dốc……..................................................................tr 99
Hình 19 : Lực tác dụng lên phân tố đất trong trường hợp mặt trượt tròn.................tr 101
Hình 20: Lực tác dụng lên phân tố đất trong trường hợp mặt trượt tổ hợp .............tr 101
Hình 21 : Lực tác dụng lên phân tố đất trong trường hợp mặt trượt gãy khúc........tr 102
Hình 22 Sơ đồ sườn dốc tạo cấp .............................................................................tr 127
Hình 23 Tạo các cấp (bậc) sườn dốc với độ cao thích hợp......................................tr 128

Hình 24 Hệ thống rãnh thoát nước mặt ...................................................................tr 129
Hình 25: Thi công rãnh thoát nước ........................................................................tr 129
Hình 26: thảm cỏ Vetiver trồng trên sườn ..............................................................tr.129
Hình 27: Quá trình phát triển của thảm cỏ Vetiver trên sườn dốc ( sau 2 tháng)....tr 129
Hình 28: Quá trình phát triển của thảm cỏ Vetiver trên sườn dốc ( sau 4 tháng) ...tr 129
Hình 29: Quang cảnh sườn dốc trước và sau xử lý, gia cố bằng nhiều biện pháp : xây
tường chắn, làm rãnh thoát nước, trồng cỏ Vetiver .................................................tr 130
Hình 30: Sơ đồ và quang cảnh sườn dốc được xử lý, gia cố bằng nhiều biện pháp : xây
tường chắn, làm rãnh thoát nước, trồng cỏ Vetiver..................................................tr 130
Hình 31 : Sơ đồ kết cấu các máng tiêu thoát NDĐ..................................................tr 131
Hình 32 : Các công trình tháo khô nằm ngang.........................................................tr 131
Hình 33 : Gia cố bờ sông với đá lát và lưới chắn kim loại.......................................tr 132
Hình 34: Xây tường chắn khối trượt........................................................................tr 134
Hình 35: Sơ đồ xây bệ đỡ
và bệ phản
áp ................................................................tr 134
Hình 36 : Sơ đồ gia cố bằng cọc và chốt ..................................................................tr 134
Hình 37 : Gia cố sườn dốc với tường chắn và màn phủ chống phong hóa...........tr 134
Hình 38: Thi công cọc nhồi để gia cố sườn dốc ....................................................tr 134
Hình 39 : Thi công xây lắp tường chắn kèm cọc chữ H...........................................tr 135
7


Hình 40 : Hoàn thành tường chắn kết hợp cọc chữ H và cọc néo ...........................tr 134
Hình 41: Các công trình chống thấm qua nền đập ..................................................tr 141

8


MỞ ĐẦU

Khánh Vĩnh và Khánh Sơn là những huyện miền núi của tỉnh Khánh Hòa và là
địa bàn triển khai thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh mang tên “Nghiên
cứu điều kiện địa chất, thủy văn của hai huyện miền núi Khánh Sơn và Khánh
Vĩnh. Đề xuất giải pháp xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi bền vững’’.
Địa phận huyện Khánh Vĩnh nằm ở đầu nguồn của sông Cái Nha Trang.
Huyện lỵ là thị trấn Khánh Vĩnh nằm trên đường tỉnh lộ 2, cách Nha Trang 35 km
về phía Tây. Một trục giao thông mới mở nối liền Nha Trang với Đà Lạt qua thị
trấn Khánh Vĩnh.
Khánh Sơn là huyện vùng cao ngăn cách với vùng đồng bằng của tỉnh bởi con
đèo Khánh Sơn.Thị trấn Tô Hạp là huyện lỵ, nằm ngay trục tỉnh lộ 9, cách thị xã Ba
Ngòi 40 km về phía Tây.
Địa hình hai huyện Khánh Vĩnh, Khánh Sơn khá cao và có mức độ xâm thực
lớn, có nhiều tiềm năng phát triển thủy điện, kết hợp với thủy lợi và cải tạo nguồn
nước cho hạ lưu sông Cái Nha Trang.Trong những năm gần đây, quá trình sạt lở đất
đá ở ven đường giao thông trong địa bàn hai huyện diễn ra rất nghiêm trọng, mỗi
năm có thể gây thiệt hại tới hàng trăm tỷ, và có nguy cơ gây thất thiệt nhân mạng
cho nhân dân địa phương và người qua đường. Ngoài ra, hiện tượng thấm mất
nước, sạt lở tái tạo bờ ở các hồ, đập, kênh mương dẫn nước… khiến cho công trình
thủy lợi không đạt hiệu quả mong muốn cũng vấn đề là rất hệ trọng và đáng quan
tâm. Xuất phát từ thực trạng đó, căn cứ quyết định số 752/QĐ-UBND ngày
08/4/2009 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc “ phê duyệt danh mục các nhiệm vụ
khoa học tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện thuộc kế hoạch năm 2009” và công
văn số 6260/QĐ-UBND ngày 24/11/2009 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc “phê
duyệt đề cương và dự toán kinh phí đề tài khoa học”, ngày 04/12/2009, Sở
KH&CN tỉnh đã phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí của đề tài nêu trên và ký
hợp đồng khoa học công nghệ số 859/HĐ-KHCN giao cho Liên đoàn Quy hoạch và
Điều tra tài nguyên nước miền Trung (Liên đoàn) thực hiện đề tài; chỉ định Kỹ sư
Vũ Ngọc Trân làm chủ nhiệm đề tài. Mục tiêu của đề tài là:
- Làm rõ các điều kiện địa chất, thủy văn của vùng nghiên cứu, từ đó xác định
những nhân tố gây ảnh hưởng bất lợi cho các công trình giao thông, các công trình

thủy lợi và chỉ ra được những khu bất lợi và những khu thuận lợi cho hoạt động của
các công trình đó;
- Đề xuất được các giải pháp thiết kế, thi công, phòng ngừa và giảm thiểu các
tác hại phục vụ cho quá trình xây dựng các công trình giao thông , thủy lợi bền
vững.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là môi trường địa chất và thủy văn trong địa
bàn hai huyện Khánh Vĩnh, Khánh Sơn.Ý nghĩa khoa học chính của việc thực hiện
đề tài này là chỉ ra những nguyên nhân chính có ảnh hưởng quyết định đến hiện
trạng hủy hoại nhanh chóng và tràn lan của hệ thống giao thông, thủy lợi trong
vùng nghiên cứu, đặc biệt là hiện tượng trượt lở các taluy âm (phía tiếp giáp các
sông). Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở cần thiết, hữu ích cho tỉnh Khánh
Hòa trong việc xây dựng, điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội phù hợp
với chiến lược phòng chống, giảm nhẹ thiên tai; có thể sử dụng tốt cho ngành giao
thông và ngành thủy lợi của tỉnh khi triển khai xây dựng đường sá, cầu cống và các
hồ chứa nước, các đập thủy lợi không những ở các huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh
9


mà còn tham khảo sử dụng ở các địa phương miền núi trong tỉnh Khánh Hòa và lân
cận. Nó cũng góp phần quan trọng làm giảm thiểu các tác hại, giảm các tổn thất,
thiệt hại đáng tiếc về người và của có thể xảy ra do quá trình trượt lở mái dốc
đường bộ, thấm mất nước ở hồ, đập, kênh mương hay vỡ đập thủy lợi, thủy
công..v..v…
Theo nội dung hợp đồng đã ký, Liên đoàn có trách nhiệm hoàn tất hợp đồng
trong thời gian 18 tháng với tổng kinh phí là 1.786.983.000 đồng, nộp sản phẩm
vào tháng 5 năm 2011. Do gặp những khó khăn, phức tạp trong quá trình triển khai
thực hiện đề tài, Liên đoàn đã xin gia hạn nộp báo cáo đến hết tháng 11 năm 2011
tại công văn số 2343CV/QHĐTTNNMT-KTLD ngày 07 tháng 01 năm 2011 và đã
được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Khánh Hòa chấp thuận tại công văn số
25/SKHCN-QLKH ngày 14 tháng 01 năm 2011.

Tham gia thực hiện đề tài là một tập thể tác giả gồm Vũ Ngọc Trân, kĩ sư
ĐCTV chủ nhiệm đề tài, Nguyễn Đức Thái kỹ sư địa chất, Võ Chí Bảo kỹ sư thủy
lợi, Tống Phước Hoàng Sơn, cử nhân (Viện Hải Dương học) cùng các cán bộ , kỹ
thuật, công nhân các đơn vị : Trung tâm Tư vấn - dịch vụ tài nguyên nước, Đoàn
QH&ĐT TNN 709… Trong quá trình triển khai đề tài, tập thể tác giả đã nhận được
sự góp ý, giúp đỡ, chỉ đạo của các cán bộ kĩ thuật Liên đoàn, Ban lãnh đạo Liên
đoàn, Sở Khoa học và Công Nghệ tỉnh, Sở Giao thông tỉnh Khánh Hòa, Bộ môn
Địa chất thủy văn, Trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội, cùng nhiều đồng chí,
đồng nghiệp khác trong và ngoài tỉnh.
Nhân dịp hoàn thành báo cáo tổng kết đề tài này, tập thể tác giả xin bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc và trân trọng đối với những đóng góp, giúp đỡ của các cá nhân
và tập thể nêu trên đã giúp cho báo cáo được hoàn tất với kết quả tốt đẹp.

10


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Vùng nghiên cứu nằm trọn trong ranh giới hành chính huyện Khánh Vĩnh và
huyện Khánh Sơn, là một vùng núi phía tây tỉnh Khánh Hoà giới hạn trong các tọa
độ địa lý ( thuộc lưới chiếu VN2000, múi 30, kinh độ trung tâm 108015’):
- 11o 54’59” đến’12o30’23” vĩ độ Bắc;
- 108o40’01” đến 109o 00’24” kinh độ Đông;
tương ứng với các tọa độ trắc địa (vuông góc):
X = 1317781 đến 1383090 m;
Y = 557882 đến 588411 m.
I.1 Tổng quan về huyện Khánh Vĩnh:
Là huyện miền núi, tiếp giáp với đồng bằng, bắc giáp huyện Ninh Hoà và tỉnh
Đắk Lắk, đông giáp huyện Diên Khánh, nam giáp huyện Khánh Sơn, tây giáp tỉnh
Đắk Lắk và tỉnh Lâm Đồng, Khánh Vĩnh có 13 xã và 1 thị trấn. Tổng diện tích tự

nhiên của toàn huyện 1.165km2, tổng dân số 31.348 người, mật độ dân cư vào loại
thấp nhất toàn tỉnh: 27 người/km2. Huyện lỵ là thị trấn Khánh Vĩnh nằm trên đường
tỉnh lộ 2, cách Nha Trang 35 km về phía tây.
I.1.1 Đặc điểm địa lý tự nhiên, địa hình
Địa hình huyện Khánh Vĩnh khá phức tạp, núi và đồng bằng ven sông xen ke
nhau. Có thể nhận rõ 5 dạng địa hình sau:
Địa hình núi cao, độ dốc lớn, chia cắt mạnh, độ cao tuyệt đối trên 1000 m, ở
phía tây huyện Khánh Vĩnh;
Địa hình núi trung bình, núi thấp có độ cao tuyệt đối 500 ÷ 1000m, độ dốc lớn
và chia cắt mạnh tập trung ở các khu sườn thung lũng;
Địa hình núi thấp và đồi : độ cao tuyệt đối 100 ÷ 500 m, độ dốc và mức độ
chia cắt trung bình;
Địa hình lượn sóng chia cắt nhẹ, có độ cao tuyệt đối dưới 100 m, độ dốc nhỏ;
Địa hình đồng bằng ven sông: trải dài theo các bờ sông, với diện tích phân bố
hẹp, các thềm sông nhìn chung thấp , cao nhất chỉ đạt khoảng 5 m.
Độ cao tuyệt đối của địa hình thay đổi từ 30 m, ở lòng sông Cái ( địa điểm :
rìa phía đông xã Khánh Nam), đến 1800 m ( ngọn Chư Tông).
I.1.2. Đặc điểm chủ yếu về thuỷ văn-tình hình phát triển thủy lợi, thủy điện
Toàn địa bàn huyện đều nằm trong lưu vực sông Cái Nha Trang. Lưu vực có
dạng hình cành cây, dòng chính bắt nguồn từ những dãy núi cao ở phía tây có độ
cao từ 1.500 đến 2.000 m, chảy theo hướng đông và đổ ra biển ở cửa Hà Ra và
Xóm Bóng tại Thành phố Nha Trang. Tính từ thượng nguồn đến cửa biển, sông có
diện tích lưu vực: 1.900 km2, với chiều dài 79 km, diện tích phần lưu vực thuộc địa
phận huyện Khánh Vĩnh là 1040 km 2. Trong giới hạn của phần diện tích đó , sông
Cái Nha Trang có những phụ lưu chính là sông Chò, sông Giang, sông Khế và sông
Cầu. Ngoài ra, còn có những chi lưu nhỏ như sông Máu, sông Gia Lợi, sông Bến
Lội.
Các dữ liệu chi tiết về thủy văn của huyện Khánh Vĩnh được trình bày cụ thể
trong mục ‘Đặc trưng thủy văn”.
Về tình hình phát triển thủy lợi, thủy điện của Khánh Vĩnh:

Trong những năm qua đã xây dựng được 23 công trình, chủ yếu là đập dâng
nhỏ với diện tích tưới thiết kế là 470 ha, thực tế đã tưới được 241 ha trong đó có
11


160 ha lúa, 81 ha màu.Đến nay, ngoài hồ Ba Dùi và Bàu Sang đã được xây dựng và
khai thác còn có một số công trình thủy điện đang xây dựng và dự kiến xây dựng
trong thời gian sắp tới như: hồ và trạm thủy điện Sông Chò 1, đập và trạm thủy
điện Sông Chò 2, hồ Cà Hon, hồ Sông Trang, hồ Sông Cầu, hồ Suối Mây và hồ
Suối Ốc. Công trình thủy điện nhỏ Sông Trang dự kiến xây dựng ở xã Sơn Thái
cũng được lập dự án đầu tư. Đặc biệt, tháng 2/2009 công trình thủy điện Sông
Giang 2 đã được khởi công xây dựng. Tuy nhiên, một số công trình thủy lợi đã hoạt
động kém hiệu quả do thiết kế và thi công xây dựng chưa hợp lý dẫn đến tình trạng
xuống cấp, sử dụng kém hay không sử dụng được nữa (không có nước).
Theo “Điều chỉnh QHTL đến 2015 của tỉnh”, diện tích đất sản xuất nông
nghiệp dự kiến là: 10.638 ha trong đó đất trồng cây hàng năm: 6.983 ha. Hướng
giải quyết cấp nước trong vùng như sau:
a. Khu vực thượng sông Cái: Tận dụng các sông suối nhỏ để xây dựng các đập
dâng, hồ chứa nhỏ giải quyết nước tưới tại chỗ.
Khu vực xã Khánh Thượng cần xây dựng:
- Hoàn thiện và nâng cấp đập Tà Gộc để đảm bảo tưới ổn định 10 ha;
- Dự kiến xây dựng hồ chứa nước Công Dinh với diện tích lưu vực là 4,5 km 2,
thực hiện nhiệm vụ cấp nước tưới cho 45 ha đất nông nghiệp.
Khu vực các xã Giang Ly, Sơn Thái, Liên Sang và Cầu Bà cần xây dựng các
công trình thuỷ lợi nhỏ sau: Đập Sa Bak có diện tích lưu vực F lv = 6 km2 để tưới 10
ha; Đập Ya Say có Flv = 11 km2 để tưới 15 ha.
Khu lưu vực sông Giang gồm các xã Khánh Trung, Khánh Nam diện tích đất
canh tác chủ yếu tập trung phía hạ lưu sông Giang thuộc Khánh Nam. Dự kiến xây
dựng: hồ chứa Cà Luông diện tích lưu vực F lv = 3,2 km2 để tưới 120 ha, trạm bơm
sông Giang thuộc xã Khánh Nam, tưới: 300 ha.

b. Khu vực trung lưu sông Cho
Khu vực này gồm các xã Khánh Bình, Khánh Hiệp và Khánh Đông diện tích
đất có khả năng canh tác khoảng 3.000 ha. Hiện tại trong vùng đã xây dựng được
một số công trình như đập Cà Thêu, Đá Trải, Hòn Lay, hệ thống hồ chứa đập dâng
nhỏ ở xã Khánh Đồng tưới được khoảng 81 ha, còn lại dân trong vùng chỉ canh tác
một phần nhỏ đất trồng màu nhờ nước trời là chính, phần diện tích đất còn lại chưa
có nước tưới. Phương án giải quyết tưới trong vùng như sau:
- Kiên cố hoá kênh mương 3 công trình đã có, tăng thêm diện tích tưới 31
ha;
- Xây dựng mới 17 công trình vừa và nhỏ ( trong đó, đặc biệt lưu ý phương
án xây dựng các hồ Sông Chò 1, Sông Chò 2, hồ Suối Ốc), 1 công trình sử dụng
tổng hợp để đảm bảo diện tích tưới ổn định: 3,369 ha.
Như vậy, sau quy hoạch, trên toàn địa bàn huyện se có khả năng tưới được
4.115 ha gồm 1.785 ha lúa, 2.330 ha màu và cây công nghiệp. Phần diện tích còn
lại chủ yếu là màu và các loại cây khác, kiến nghị mỗi năm trồng một vụ nhờ nước
trời.
I.1.3 Đặc điểm giao thông, kinh tế, dân cư
Có một trục giao thông mới mở nối liền Nha Trang với Đà Lạt qua thị trấn
Khánh Vĩnh. Hai trục đường chính của huyện là tỉnh lộ 2 và tỉnh lộ 8. Tỉnh lộ 2 có
độ dài trong huyện là 36,8 km, trong đó có 18,5 km đường bê tông nhựa, 18,3 km
đường đá trải nhựa.Tỉnh lộ 8 có độ dài trong huyện là 48,8 km, trong đó có 0,1km
đường bê tông xi măng, 4,5 km đường bê tông nhựa, 44,2 km đường đá trải nhựa.
12


Đường Khánh Lê - Lâm Đồng có độ dài trong huyện là 32,5 km đều là đường bê
tông nhựa. Đường huyện, thị trấn có tổng chiều dài 36,8 km, trong đó có 8,5 km
đường bê tông xi măng, 2,3km đường bê tông nhựa, 31,9 km đường đá trải nhựa,
3,8 km đường cấp phối đá dăm, 45,7 đường loại khác. Đường xã và liên xã có tổng
chiều dài 102,4 km trong đó có 6,5m bê tông xi măng, 2,5 km đường đá trải nhựa,

2,8 km đường cấp phối đá dăm, 101,9 km đường loại khác.
Đường sá ở Khánh Vĩnh về mùa mưa thường xuyên bị sạt lở, các taluy đường
bị hủy hoại, gây ách tắc giao thông, đặc biệt là các đoạn đường ven sông Cái, sông
Chò. Đường Khánh Lê đi Lâm Đồng, đoạn trong địa phận huyện Khánh Vĩnh dài
32 km, từ độ cao +40 m cắt qua sườn đông dốc trên 45 0 lên phần đỉnh Hòn Giao
+1,700 m, chuyển qua ranh giới tại phần đỉnh này sang tỉnh Lâm Đồng. Phần sườn
cao của Hòn Giao rất dốc (> 500), đường uốn lượn quanh co dài khoảng 10 km,
vách taluy cao 20÷80 m, dốc 60÷800.
Dân cư chủ yếu sống bằng nông nghiệp và lâm nghiệp. Các dân tộc thiểu số
(chủ yếu là người Raglai) đã có cuộc sống định canh, định cư, đã có tập quán sản xuất
lúa nước tương đối ổn định và đang phát triển trồng mía để hình thành vùng chuyên
canh cây nguyên liệu tập trung theo qui hoạch của tỉnh.

Hình 1: Bản đồ hành chính huyện Khánh Vĩnh
Nguồn: http://www,nhatrang-travel,com
I.2 Tổng quan về huyện Khánh Sơn
Khánh Sơn là huyện miền núi ngăn cách với đồng bằng của tỉnh bởi đèo Khánh
Sơn, phía bắc giáp huyện Khánh Vĩnh, đông bắc giáp Diên Khánh, đông giáp huyện
Cam Lâm, nam và tây giáp tỉnh Ninh Thuận. Khánh Sơn có 7 xã và 1 thị trấn.
Tổng diện tích tự nhiên là 337 km 2, tổng dân số là 19.535 người, mật độ dân số
thấp, chỉ 54 người/km2. Thị trấn Tô Hạp là huyện lỵ, nằm ngay trục tỉnh lộ 9, cách thị
xã Ba Ngòi 40 km về phía Tây.
II.2.1 Đặc điểm địa lý tự nhiên, địa hình
13


Địa hình huyện Khánh Sơn khá phức tạp, núi và đồng bằng ven sông xen ke
nhau.Có thể nhận rõ 5 dạng địa hình sau:
Địa hình núi cao, độ dốc lớn, chia cắt mạnh, độ cao tuyệt đối trên 1000 m ở phía
tây bắc huyện lỵ;

Địa hình núi trung bình, núi thấp có độ cao tuyệt đối 500 ÷ 1000m, độ dốc lớn
và chia cắt mạnh tập trung ở các khu sườn thung lũng;
Địa hình núi thấp : độ cao tuyệt đối 300 ÷ 500 m, độ dốc và mức độ chia cắt
trung bình;
Địa hình đồng bằng ven sông: trải dài theo các bờ sông, với diện tích phân bố
hẹp, các thềm sông nhìn chung thấp , cao nhất chỉ đạt khoảng 5 m;
Độ cao tuyệt đối của địa hình thay đổi từ 340 m, ở lòng sông Tô Hạp ( địa điểm :
chân sườn đông bắc núi Hà Lít) , đến 1800 m ( xã Sơn Lâm, ranh giới phía bắc của
huyện ).
I.2.2 Đặc điểm chủ yếu về thuỷ văn-thủy lợi
Mạng thủy văn của Khánh Sơn khá phức tạp bởi sự phân cắt địa hình mạnh,
sông uốn lượn rất nhiều và có tiềm năng phát thủy lợi, cải tạo nguồn nước trên địa
bàn huyện và cho cả vùng hạ lưu sông Tô Hạp (thuộc tỉnh Ninh Thuận). Toàn địa bàn
huyện đều nằm trong lưu vực sông Tô Hạp. Sông Tô Hạp bắt nguồn từ vùng núi cao
của Huyện Khánh Sơn chảy sang tỉnh Ninh Thuận, phần thượng nguồn sông nằm
trong địa bàn tỉnh Khánh hoà có chiều dài 23 km với diện tích lưu vực là 298 km 2.
Các dữ liệu chi tiết về thủy văn của huyện Khánh Sơn được trình bày cụ thể
trong phần ‘Đặc trưng thủy văn”.
Về tình hình phát triển thủy lợi của Khánh Sơn:
Về các công trình thủy lợi, hiện tại trên địa bàn Khánh Sơn có khoảng 20 công
trình nhỏ chủ yếu là đập dâng với tổng năng lực tưới thiết kế là 333 ha, hiện tại đã
tưới được 182 ha trong đó có 134 ha lúa và 48 ha màu. Nhìn chung, nguồn nước của
sông Tô Hạp rất phong phú, nguồn sinh thủy hoàn toàn đủ cân đối cho mọi yêu cầu
dùng nước đến 2015 và 2020. Tuy nhiên do đất đai của vùng Tô Hạp manh mún, nhỏ
lẻ nên giải pháp công trình chủ yếu ở đây là tận dụng nguồn nước ở các sông suối nhỏ
để xây dựng các đập dâng, trạm bơm nhỏ, các điểm lấy nước phục vụ tưới và cấp
nước tại chỗ.Tuy nhiên, hiệu quả của các công trình tưới không cao, một số hồ, kênh
dẫn bị thấm mất nước khá nhiều.
Theo quy hoạch, đến năm 2015, diện tích sử dụng đất như sau:
- Đất sản xuất nông nghiệp : 4,265 ha;

- Đất trồng cây hàng năm : 2,177 ha.
Để đảm bảo đủ nước tưới cho diện tích hoạch định trên, kế hoạch phát triển
nguồn nước đã được xây dựng với nội dung chủ yếu như sau:
a. Tu sửa và nâng cấp
- Khu tưới Đầu Bò Thượng và hạ đều bị trôi năm 2002, kiến nghị xây dựng lại
đập Đầu Bò Thượng để đảm bảo tưới 100 ha của xã Sơn Trung theo thiết kế.
- Kiên cố hoá kênh mương đập Tà Lương 1 đảm bảo tưới ổn định 5 ha lúa của
thị trấn Tô Hạp.
- Hoàn chỉnh đập K’Loát để đảm bảo tưới cho 20 ha lúa của xã Sơn Bình.
- Sớm hoàn thành để phát huy hiệu quả đập Curoá đảm bảo tưới 30 ha xã Sơn
Bình.
14


- Kiên cố hoá đập Cây Chay II đảm bảo tưới 11 ha.
b. Xây dựng các công trình nhỏ
- Xây dựng hồ Tà Lương ở Thị trấn Tô Hạp để cấp nước tưới cho 40 ha và cấp
nước sinh hoạt cho thị trấn Tô Hạp.
- Xây dựng mới hồ Sơn Trung ở xã Sơn Trung đảm bảo tưới cho khoảng 11 ha
lúa, cấp nước sinh hoạt và du lịch cho thị trấn Tô Hạp.
- Xây dựng hồ Suối Mây A tưới 10 ha, hồ Suối Mây B tưới 9 ha, đập Rù U tưới
5 ha của xã Ba Cụm Bắc.
- Xây dựng hồ Suối Mạ tưới 50 ha cà phê, hồ Tà Cơn tưới 30 ha cà phê thuộc
xã Sơn Lâm.
- Ngoài ra, diện tích đất ở các vùng trồng cà phê có thể đặt bơm nhỏ trực tiếp
bơm từ sông Tô Hạp lên.
Như vậy giải pháp thủy lợi huyện Khánh Sơn là nâng cấp 3 công trình và xây
dựng mới 11 công trình chủ yếu là các đập dâng và trạm bơm nhỏ giải quyết tưới cho
479 ha đất canh tác, bao gồm 214 ha lúa và 265 ha màu và cà phê.
I.2.3. Đặc điểm giao thông, kinh tế, dân cư

Hệ thống giao thông của Khánh Sơn có trục chính là tỉnh lộ 9 dài 55,6 km (trong
phạm vi địa bàn huyện) trong đó có 7 km đường bê tông nhựa, còn lại là đường đá trải
nhựa. Đường huyện, thị có chiều dài 29,4 km, gồm 3,7 km đường bê tông nhựa và
21,7 km đường đá trải nhựa. Đường xã và liên xã có chiều dài 67,5 km trong đó có
14,7 km đường bê tông xi măng, 6,5 km đường đá trải nhựa, còn lại là đường loại
khác. Hàng năm, về mùa mưa, các taluy đường Khánh Sơn thường bị sạt lở khá nặng,
gây ách tắc giao thông. Theo thông báo của Sở Giao thông Vận tải Khánh hòa, từ
23/12 đến 31/12 năm 2008, sau nhiều ngày mưa liên tiếp, khối lượng hư hỏng và xói
lở đường Tỉnh lộ 9 là 69 m3 , đoạn đường Tô Hạp- Sơn Bình là 238 m3.
Dân cư chủ yếu là người Kinh, nguồn sống chính dựa vào nông nghiệp, lâm
nghiệp. Diện tích đất lâm nghiệp của Khánh Sơn chiếm đến 94% tổng diện tích tự
nhiên. Đồng bào các dân tộc thiểu số đã có cuộc sống định canh định cư, có tập quán
trồng cây lúa nước, chăm sóc và khai thác nhựa thông, trồng chè và cà phê theo lối
thâm canh thành vùng chuyên canh lớn.
Khánh Sơn có nhiều loại lâm sản có giá trị. Đặc biệt có nhựa cây Tô Hạp được
dùng làm gia vị rất quí, nhựa thông ba lá (loại cây mọc thành rừng ở Khánh Sơn). Chè
Khánh Sơn thơm ngon nổi tiếng và cây cà phê gần đây đã trở thành cây chủ lực giúp
huyện chuyển đổi cơ cấu kinh tế.

15


Hình 2 : Bản đồ hành chính huyện Khánh Sơn (Nguồn: http://www,nhatrang-travel)
I.3 Đặc điểm khí hậu của toàn vùng nghiên cứu ( Khánh Vĩnh, Khánh Sơn)
Khí hậu của vùng nghiên cứu mang những nét đặc trưng của khí hậu Nam Trung
Bộ là tình trạng khô hạn phổ biến; chế độ mưa, ẩm phụ thuộc vào vị trí che khuất của
vùng được hình thành bởi vùng cung đồi núi bao bọc. Một năm có hai mùa rõ rệt:
mùa mưa kéo dài từ tháng IX đến tháng XII, mùa khô từ tháng I đến tháng VIII, đôi
khi có mưa nhỏ. Các giá trị quan trắc nhiều năm các yếu tố khí tượng của vùng thể
hiện qua kết quả quan trắc nhiều năm ở Cam Ranh và Nha Trang.

Bảng 1: Các đặc trưng khí tượng của vùng nghiên cứu
Tháng
Nha
Trang

Cam
Ranh

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11


12

Cả năm

Nhiệt độ (0oC)

23,8

24,4

25,7

27,5

28,6

28,4

28,4

27,6

26,6

25,6

24,4

26,6


Số giờ nắng (giờ)

193

213

266

266

28,
5
262

229

248

228

204

178

142

140

2570


Độ ẩm (%)

79

80

80

80

79

78

77

77

81

83

82

80

80

Bốc hơi (mm)


134

117

124

118

126

119

129

130

103

95

113

135

120

Tốc độ gió (m/s)

3,5


3,1

2,8

2,5

2,1

1,7

1,8

1,6

1,7

2,2

3,4

3,9

2,5

Nhiệt độ (0 C)

24,4

24,9


26,2

27,9

28,9

28,9

28,7

27,7

26,7

26,9

227

239

286

269

253

217

221


201

181

25,
8
168

24,7

Số giờ nắng (giờ)

28,
8
234

171

2668

Độ ẩm (%)

75

75

76

77


76

74

73

74

79

81

79

76

76

Bốc hơi (mm)

190

160

167

152

158


159

174

164

114

106

139

178

155

Tốc độ gió (m/s)

3,9

3,1

2,7

2,3

2,2

2,1


2,3

2,2

1,7

2,2

4,0

4,6

2,8

o

Diễn biến mưa ở các trạm đo mưa năm 2010-2011 tại Khánh Vĩnh (M1 –Sơn
Thái, M2- Khánh Phú, M3- Khánh Bình) và Khánh Sơn (M4 - Sơn Lâm, M5 – thị trấn
Tô Hạp, M6- Ba Cụm Bắc) như sau:
Bảng 2 Lượng mưa đo tại các trạm đo mưa trong vùng nghiên cứu năm 2010-2011
Trạm
M1
M2
M3
M4
M5

I/
2011
7,7

0,0
0,0
0,0
0,0

II/
2011
2,8
0,0
0,0
0,0
0,0

III/
2011
7,4
8,5
24,9
13,1
32,3

IV/
2011
14,7
0,0
0,0
26,9
39,8

V/

2011
6,3
145,5
354,1
429,7
313,3

VI/
2011
17,5
23,6
99,5
225,3
37,3

16

VII/
2011
22,1
18,4
31,8
191,5
194,5

VIII/
2011
16,5
41,0
152,7

270,1
260,6

IX/
2011
25,9
166,1
137,3
59,1
315,8

X/
2010
635,5
640,3
351,1
474,9
353,1

XI/
2010
1305,9
682,0
850,0
408,9
266,6

XII/
2010
27,6

179,0
150,7
223,8
146,7


M6

0,0

0,0

60,6

0,0

366,8

64,2

289,2

186,3

122,4

536,7

435,2


174,1

Hình 3: Các biểu đồ lượng mưa tại vùng nghiên cứu
I.4 Tổng quan về tình hình nghiên cứu
Ảnh hưởng của các điều kiện địa chất, thủy văn đối với sự bền vững của các
công trình giao thông hay thủy lợi, từ lâu đã được nhiều quốc gia quan tâm. Dưới
những ảnh hưởng này, các công trình đường sá, đập, hồ chứa nước thường giảm dần
sự ổn định trước những hiện tượng tai biến địa chất như trượt, lở các taluy đường, các
bờ hồ, thấm mất nước qua lòng hồ, bờ hồ, đáy đập hay thân đập… Về lý thuyết những
vấn đề này đã được đề cập trong các sách giáo khoa chuyên ngành. Trong thực tế điều
tra nghiên cứu khoa học, các cơ sở nghiên cứu, các tập đoàn kinh tế công nghệ lớn ...
cũng đã chú trọng đầu tư nghiên cứu các phương pháp điều tra làm rõ nguyên nhân,
quy mô tác hại và các biện pháp phòng ngừa và các giải pháp xây dựng công trình bền
vững.
Lý thuyết về các phương pháp đánh giá ổn định mái dốc, phân vùng mức độ
nhạy cảm trượt đất hay kiểm toán ổn định mái dốc là cơ sở cho việc làm rõ các ảnh
hưởng của các điều kiện tự nhiên của vùng nghiên cứu, từ đó xác định những nhân tố
17


gây ảnh hưởng bất lợi cho các công trình giao thông và các công trình thủy lợi… Bên
cạnh đó, những phương pháp dự báo xu thế xói lở các đoạn bờ sông tiếp giáp với
những công trình giao thông cũng là cơ sở tin cậy cho công tác điều tra, nghiên cứu
nói trên.
Để dự báo sự xuất hiện các hiện tượng trượt, lở đất, có nhiều phương pháp khác
nhau, trong đó có những hệ thống phân loại định lượng mức độ ổn định mái dốc dự a
trên các thông số địa chất, thủy văn, địa hình…được phát triển ở Châu Âu, Mỹ và
được ứng dụng ở nhiều nước trên thế giới. Trong đó, rất đáng quan tâm là hệ thống
đánh giá ổn định mái dốc do Al.Homoud và Y.Masanat đề xuất đã sử dụng rất hiệu
quả trong quá trình điều tra xây dựng các xa lộ lớn ở Jordany, một xứ nhiệt đới có chế

độ khí hậu gần giống miền Nam Việt Nam. Hệ thống này bao hàm 5 thông số chính
được xem là phản ảnh được sự ảnh hưởng lâu dài đối với sự ổn định mái dốc: thành
phần thạch học, góc cắm của đá, lượng mưa trung bình năm của vùng, độ nghiêng mái
dốc, độ cao mái dốc. Mỗi thông số, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể se được đánh giá
bằng một số điểm. Tổng số điểm của các thông số se là cơ sở cho việc xác định độ bất
ổn định của mái dốc hay độ nhạy cảm đối với trượt lở tại mái dốc. Căn cứ vào mức độ
nhạy cảm này, se thành lập được bản đồ phân vùng độ nhạy cảm trượt lở sườn dốc,
mái dốc của vùng.
Đối với những vị trí có các công trình quan trọng, việc kiểm toán ổn định mái
dốc đã được áp dụng từ rất lâu.Tuy vậy, cho tới cuối thế kỷ 20 người ta vẫn dùng
phương pháp giả định mặt trượt là cung tròn và xét trạng thái cân bằng của khối trượt,
điển hình là phương pháp của Fellenius và Bishop. Trong khoảng một thập kỷ trở lại
đây, người ta đã bắt đầu phân tích bài toán này theo lý thuyết đàn hồi dẻo.Từ đầu thế
kỷ XXI, một số phần mềm, trong đó tiêu biểu là SLOPE /W V.5 ( một trong 6 phần
mềm Địa kỹ thuật trong bộ GEO-SLOPE Office của GEO-SLOPE International –
Canada) đã được sử dụng nhằm đẩy nhanh và chính xác hóa việc phân tích ổn định
sườn dốc, mái dốc.
Để dự báo xu thế xói lở bờ sông, có khá nhiều phương pháp nghiên cứu, trong
đó đáng quan tâm là phương pháp “quan hệ thủy văn - hình thái lòng dẫn giúp kiểm
toán thực trạng bồi – xói bờ sông” do một số tác giả Xô viết (cũ) như S.L Altunhin,
A.N Arưcov, V.S Lapsencov, M.I Macaveev đề xuất, đã được một số nhà nghiên cứu
Việt Nam áp dụng thành công trên một số sông lớn ở miền Trung.
Về quá trình thất thoát nước do thấm từ hồ chứa nước ( thấm qua lòng hồ, bờ hồ,
thấm qua vai đập, đáy đập, lòng kênh , mương…), nguyên nhân chủ yếu thường được
xác định là tính thấm mạnh của đất đá trong đới thông khí (nơi mà mực nước hồ có
thể dâng tới khi hồ được tích đầy nước tạo ra sự chênh cao giữa mực nước ở thượng
lưu và mực nước ở hạ lưu, hình thành dòng thấm của NDĐ), trong khi việc gia cố
lòng hồ, bờ hồ, vai đập, đáy đập và thân đập không hợp lý. Lý thuyết về quá trình
thấm mất nước từ các hồ chứa nước được đề cập trong nhiều giáo trình và tạp chí
chuyên ngành địa chất thủy văn liên quan đến những công trình thủy công, thủy nông

đã được áp dụng rộng rãi trong các công tác điều tra, nghiên cứu địa chất thủy văn,
địa chất công trình trên thế giới và trong nước.
Ở trong nước, cũng đã có nhiều công trình điều tra, nghiên cứu về địa chất, thủy
văn có liên quan đến những vấn đề cần giải quyết của đề tài này. Có thể điểm qua vài
nét như sau:
Trước năm 1975, nhìn chung, số lượng tài liệu khoa học địa chất về khu vực ven
18


biển Nam Trung Bộ là rất ít. Các nhà địa chất Pháp và các cơ quan hữu quan của chính
quyền cũ đã tiến hành các công tác điều tra, nghiên cứu địa chất khoáng sản, điều tra
một số nguồn nước khoáng - nước nóng… Các kết quả chính đã được tổng hợp lại
trong các bản đồ địa chất tỷ lệ 1:500.000 của Fromagie, Saurin, chuyên khảo nước
khoáng của H. Fontaine…
Sau năm 1975, Nhà nước đã đầu tư đáng kể cho công tác điều tra cơ bản địa chất,
trước hết là loạt bản đồ địa chất, địa chất thủy văn tỷ lệ 1:500.000. Bên cạnh đó, một
số đề tài cấp nhà nước, cấp bộ và địa phương đã được triển khai. Song, đáng kể và có
giá trị sử dụng nhất là những công trình nghiên cứu từ năm 1980 trở lại đây, bao gồm:
- Công tác đo ve địa chất - khoáng sản tỷ lệ 1:200.000 trong những năm 1986 1993 trên toàn diện tích vùng nghiên cứu thuộc nhóm tờ Bến Khế - Đồng Nai và Kon
Tum - Buôn Ma Thuột;
- Bản đồ ĐCTV, bản đồ ĐCCT tỷ lệ 1:200.000 thuộc báo cáo Phan Rang - Nha
Trang bao trùm toàn bộ diện tích vùng nghiên cứu;
- Ngoài ra, bản đồ ĐCTV, ĐCCT tỷ lệ 1:50,000 thuộc đề án Nha Trang - Cam
Ranh cũng có một phần diện tích thuộc vùng nghiên cứu. Một số diện tích trong tỉnh
đã được điều tra, đánh giá NDĐ như Nha Trang , Ninh Hòa, Cam Ranh, Hòn Gốm,
được điều tra địa chất đô thị như Nha Trang (1997), điều tra thành lập loạt bản đồ địa
chất môi trường tỉnh Khánh Hòa (2001). Kết quả nghiên cứu nói trên cũng có những
giá trị tham khảo nhất định cho công tác nghiên cứu thuộc đề tài này.
Những năm gần đây, việc điều tra, đánh giá các hiện tượng tai biến địa chất bất
lợi cho các công trình giao thông, thủy lợi … đã được triển khai thực hiện khẩn

trương trên phạm vi toàn quốc. Nội dung nghiên cứu chủ yếu đặt trên các cơ sở lý
thuyết xuất phát từ các nước tiên tiến, phát triển. Trong đó, nghiên cứu dự báo nguy
cơ trượt đất, kiểm toán ổn định mái dốc, dự báo sạt lở bờ sông đã được thực hiện với
những kết quả khả quan. Đó là những công trình mà tác giả nhận thấy có thể tham
khảo nội dung , cách thức tiến hành nhằm triển khai thực hiện đề tài này một cách có
hiệu quả.
Dưới đây là những nét sơ lược về một số công trình trong lĩnh vực điều tra , đánh
giá hiện tượng trượt lở sườn dốc, mái dốc và sạt lở, xâm thực bờ sông đã được thực
hiện có hiệu quả ở miền Trung trong những năm gần đây:
1. Kết quả công tác khảo sát, đánh giá nguyên nhân sụt lở đất tại Quảng Trị và
trượt lở đất đá tại một số tỉnh thuộc Trung Bộ (Cục Địa chất và khoáng sản Việt Nam
thực hiện)
Bộ Tài nguyên và Môi trường đã giao cho Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam
và Viện nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản tiến hành khảo sát đánh giá chi tiết hiện
trạng, xác định nguyên nhân trượt, sụt lở đất đá tại một số tỉnh thuộc Trung Bộ, tập
trung vào một số khu vực dọc quốc lộ 9 và dọc sông Hiếu (đoạn từ xã Cam Tuyền đến
ngã ba thị xã Đông Hà tỉnh Quảng Trị ); 13 đoạn đường trên tuyến đường Hồ Chí
Minh, 4 đoạn trên tuyến quốc lộ số 1; khoanh định các diện tích có nguy cơ trượt, sụt
lở và đề xuất các biện pháp phòng tránh. Kết quả cụ thể như sau:
a) Về sụt lở đất tại Quảng Trị
Đã đưa ra các nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sụt lở đất như sau:
+ Ở một số cụm dân cư, có tầng đất phủ bở rời khá mỏng, từ 3,5 đến 20 m, nằm
trực tiếp trên tầng đá vôi bị hệ thống đứt gẫy địa chất cắt qua, chứa nhiều hang hốc
19


trong tầng đá vôi có hình dạng phức tạp, thường nằm ngang. Các hang hốc này dễ bị
sập, gây sụt lở đất.
+ NDĐ trong tầng đá vôi nhiều hang hốc có quan hệ động thái chặt che với nước
mặt.Khi mưa lũ lớn tạo ra dòng chảy ngầm mạnh làm rỗng chân lớp phủ, khi hết mưa

và nước mặt rút nhanh tạo ra độ chênh đột ngột lớn của mực NDĐ (4 đến 6m) tác
động xấu đến sự liên kết của lớp phủ bở rời. Khi gặp hạn hán khác thường cũng làm
co rút các lớp đất trong hang hốc, gây nứt và sụt đất.
+ Địa hình vùng Cam Lộ là một bồn thu nước lớn từ 3 phía, trong khi trên các
sườn núi nhiều diện tích rừng đã bị triệt phá, nên thường gây lũ đột ngột, lưu lượng
nước lớn làm cho các dòng chảy ngầm hoạt động mạnh, gây sụt đất.
+ Đường Hồ Chí Minh được đắp cao như con đê chắn nước từ thượng nguồn về,
cửa xả lũ ở Cầu Đuôi quá hẹp đã làm cho vùng Cam Lộ bị ngập lụt sâu hơn và lâu
hơn, tác động bất lợi tới sự ổn định tầng đất phủ trên mặt.
Kết quả khảo sát đã khoanh định các diện tích có nguy cơ sụt đất theo các cấp
độ: rất nguy hiểm, nguy hiểm, và có nguy cơ sụt đất theo mật độ hang hốc trong tầng
đá vôi, bề dày lớp đất bở rời, đặc điểm địa chất thuỷ văn.
Về trượt lở đất dọc đường Hồ Chí Minh và Quốc lộ 1
Điều tra chi tiết đã cho phép xác định các nguyên nhân chủ yếu gây trượt lở sau
đây:
+ Các đoạn đường nêu trên đi qua các đới đứt gẫy địa chất, ở đó các đá bị cà nát,
dập vỡ mạnh, bị phong hoá không đều, có vỏ phong hoá dày, thường bị sũng nước, dễ
gây trượt lở;
+ Địa hình phân cắt và sườn núi dốc, trên sườn núi có nhiều tảng đá kích thước
khác nhau làm cho đất đá của sườn núi có sự gắn kết yếu;
+ Các tác động nhân sinh như làm đường, sửa đường, khai thác rừng, hủy hoại các
thảm thực vật.
Phương pháp khảo sát và dự báo nguy cơ xảy ra sụt lở đất, trượt lở đất đá đã áp
dụng ở đây là những phương pháp truyền thống về điều tra cơ bản địa chất. Nó thật sự
có hiệu quả. Tuy nhiên, để thực hiện kiểm tra chi tiết hơn, việc ứng dụng các phương
pháp kiểm toán ổn định mái dốc là cần thiết cho việc đánh giá dự báo một cách định
lượng giúp đưa ra những biện pháp cụ thể khắc phục hiện trạng trượt lở, phá hủy sườn
dốc mái dốc và nền đường giao thông.
2, Về lịch sử nghiên cứu tai biến địa chất ở tỉnh Khánh Hoa
Có thể nói rằng cho đến nay các TBĐC ở Khánh Hòa chưa được quan tâm

nghiên cứu đúng mức, nhất là từ góc độ khoa học địa chất. Hầu hết các tài liệu hiện có
của ngành địa chất nhằm vào các mục đích khác như đo ve lập bản đồ địa chất các
loại, tìm kiếm - thăm dò khoáng sản nói chung và NDĐ nói riêng.Trong công tác điều
tra địa chất đô thị, TBĐC cũng đã được đề cập nghiên cứu, song những đánh giá này
cũng chỉ dừng lại ở mức độ tổng hợp các tài liệu đã có và đưa ra những đánh giá bước
đầu về một số dạng TBĐC xảy ra trên những diện tích không lớn của các đô thị được
điều tra. Các TBĐC trên vùng nghiên cứu ít nhiều đã được đề cập đến trong các báo
cáo điều tra địa chất đô thị Nha Trang, năm 1996 do Ngô Tuấn Tú chủ biên và báo
cáo thành lập loạt bản đồ địa chất môi trường tỉnh Khánh Hòa, tỷ lệ 1:100.000, năm
2000 do Vũ Ngọc Trân chủ biên.
20


Gần đây nhất, vào cuối năm 2002, có một công trình đề cập khá đầy đủ đến TBĐC
trong vùng là báo cáo “Nghiên cứu đánh giá đặc điểm địa chất môi trường đới khô và
bán khô từ Nha Trang đến Bình Thuận” do Viện Nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản
thực hiện. Đặc biệt, báo cáo này đã làm nổi bật các tai biến liên quan đến địa hóa môi
trường. Các kết quả nghiên cứu về TBĐC vùng biển Nam Trung Bộ còn được thể hiện
trong báo cáo “Điều tra địa chất, khoáng sản, địa chất môi trường và tai biến địa chất
vùng biển Nam Trung bộ từ 0 - 30 m nước ở tỷ lệ 1:100,000 và một số vùng trọng
điểm ở tỷ lệ 1:50.000”, do Liên đoàn Địa chất Biển thực hiện trong năm 2006. Trong
báo cáo này, các bản đồ hiện trạng ĐCTB và dự báo tai biến tỷ lệ 1:100.000 đã được
thành lập. Tuy nhiên, phần diện tích đất liền của tỉnh Khánh Hòa, tuy có được đề cập
đến, nhưng nhìn chung còn ở mức khái quát, chưa thể hiện hết hiện trạng các dạng
TBĐC đã và đang diễn ra nơi đây.
Việc nghiên cứu riêng từng loại tai biến địa chất vùng Nam Trung bộ đã được
nhiều người quan tâm: Nguyễn Đình Xuyên (1988, 2005) Nguyễn Xuân Hãn (1995),
Cao Đình Triều (2005) có các công trình nghiên cứu động đất và núi lửa ven bờ,
Phạm Huy Tiến và Nguyễn Văn Cư (2001) “Nghiên cứu, dự báo, phòng chống sạt lở
bờ biển miền Trung”.

Sau những trận động đất ngoài khơi Nam Trung Bộ, công tác nghiên cứu động
đất ngày càng được chú trọng. Từ 2002 đến 2005, Viện Vật lý Địa cầu (Nguyễn Đình
Xuyên, Cao Đình Triều) đã nghiên cứu và phân chia vùng biển Nam Trung bộ thành 2
đới phát sinh động đất khác nhau.
Riêng đối với cơ quan chủ trì thực hiện đề tài, cũng đã có một số đề án được
giao từ Bộ chủ quản trong những năm gần đây như:
Đề án điều tra tai biến địa chất ở Tây nguyên, năm 2003;
Đề án điều tra tai biến địa chất vùng ven biển Nam Trung bộ, năm 2007.
Trong quá trình thực hiện đề án điều tra tai biến địa chất vùng ven biển Nam
Trung bộ, đã tiến hành điều tra TBĐC tổng quan ở tỷ lệ 1:200.000 trên diện tích vùng
ven biển Nam Trung Bộ bao trùm toàn bộ diện tích đất liền của tỉnh Khánh Hòa và
điều tra TBĐC chi tiết tỷ lệ 1:50.000 trên hai vùng trọng điểm thuộc tỉnh Khánh Hòa
là Ninh Hòa (380 km2), Nha Trang - Cam Ranh (730 km 2); đã lập được bản đồ hiện
trạng và phân vùng dự báo TBĐC tỷ lệ 1:200.000 trên toàn vùng nghiên cứu và 2 bản
đồ hiện trạng và phân vùng dự báo TBĐC, tỷ lệ 1:50.000 ở các vùng điều tra trọng
điểm nói trên.
Kết quả điều tra - nghiên cứu hiện trạng một số dạng TBĐC chủ yếu có liên quan
đến vùng nghiên cứu của đề tài này như sau:
Xói lở bờ sông: quy mô xói lở ở các con sông lớn phổ biến là trung bình đến
mạnh, trong đó ở Khánh Hòa thuộc trung bình.Tổng chiều dài các đoạn bị xói lở trung
bình đến mạnh là 58.800 m, trong đó Khánh Hòa có chiều dài xói lở lớn nhất (27.000
m), sau đó là Bình Thuận (20.800 m).Các đoạn xói lở gồm một hay nhiều vị trí không
liên tục với chiều dài từng đoạn 500 ÷ 4.000m, chiều rộng xói lở sâu vào bờ 5 ÷ 100
m, chiều cao vách xói lở 1 ÷ 4,3 m. Xói lở bờ sông đã phá hủy nhiều cơ sở hạ tầng
ven sông (nhà cửa, đường giao thông, cầu cống, kho tàng, kè, đập…), gây tốn kém
khá nhiều tiền của, công sức để đối phó, chống chọi với tai biến này.
Về sạt lở đất đá: đã khoanh định được 19 điểm, chùm điểm sạt lở điển hình
(trong đó có 2 điểm quy mô nhỏ, 1 điểm quy mô lớn và 16 điểm, chùm điểm quy mô
21



rất lớn). Hậu quả do chúng gây nên đã làm thiệt hại khá lớn đối với các hoạt động
kinh tế - xã hội của vùng như phá hủy nhà cửa, tài sản và hoa màu; làm ảnh hưởng
đến chất lượng và sự an toàn của các công trình công cộng như đường giao thông,
đường dây điện, tổn hại nhiều đến công sức và tiền của để sửa chữa và khắc phục;
nhiều trường hợp đã gây ra thiệt hại về người.
Về lũ quét: đã thống kê được 11 khu vực xảy ra lũ quét, trong đó Bình Thuận
xảy ra nhiều nhất (Khánh Hòa 3, Ninh Thuận 3, Bình Thuận 5). Lũ quét đã gây ra
những thiệt hại đáng kể như làm chết người, cuốn trôi nhà cửa, phá hủy công trình
giao thông, công trình thủy lợi…
Các tác giả cũng đã đề xuất các biện pháp phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại do
các TBĐC gây ra bao gồm các biện pháp chung và các biện pháp cụ thể.
3- Dự báo xu thế xói lở bờ sông Hương bằng phương pháp quan hệ thủy văn hình thái long dẫn, Đỗ Quang Thiên và Nguyễn Thanh ,Tập san Địa chất thủy vănđịa chất công trình miền Trung Việt nam, số7, năm 2002.
Để kiểm toán biến dạng lòng dẫn đoạn sông nêu trên tác giả đã sử dụng: các tài
liệu, số liệu nghiên cứu điều tra thực địa từ năm 1996 đến nay; số liệu đo đạc mặt cắt
ngang, mặt cắt dọc và các thông số thuỷ văn trên sông Hương từ tháng 3 đến tháng
5/2000; số liệu phân tích thành phần hạt và tính chất cơ lý đất, chủ yếu là cát sỏi đáy
sông; số liệu quan trắc khí tượng và các đặc trưng thuỷ văn cơ bản vào mùa lũ (mực
nước, lưu lượng, vận tốc, hàm lượng phù sa) từ tháng 10 - 12 của các năm 1993,
1996, 1997, 1998, 1999 và 2000 ở trạm Thượng Nhật, Dương Hoà, Tuần, Kim Long;
bản đồ địa hình đoạn hạ lưu sông Hương tỷ lệ 1/50.000. Ngoài ra, còn tham khảo một
số báo cáo khoa học khác có liên quan đến đặc điểm thuỷ văn các sông trong lãnh thổ
nghiên cứu.
Vấn đề lưu lượng tạo long vùng hạ lưu sông Hương đoạn Tuần - Kim Long:
Các tác giả đã sử dụng phương pháp N.I.Makaveev và tham khảo các phương
pháp của một số nhà thuỷ văn có kinh nghiệm khác trong việc xác định lưu lượng tạo
lòng (QTL) ở đoạn sông nghiên cứu của sông Hương.
Căn cứ kết quả đo đạc mực nước, bề rộng mặt nước, vận tốc và lưu lượng dòng
chảy theo thời gian ở tuyến quan trắc Phà Tuần đã xác định được phương trình tương
quan:

Q = f(H) = 0,000029H3 - 0,0086H2 + 4,2068H + 32,5186 (H có đơn vị cm)
Dựa vào đó, tác giả đã tính lưu lượng bình quân ngày của dòng chảy, biểu tính
lưu lượng bình quân ngày được sử dụng để tính lưu lượng tạo lòng (Q TL) theo phương
pháp N.I. Makaveev. Theo kết quả tính toán cho thấy, đã xác định giá trị lưu lượng tạo
lòng của sông Hương là 2550m 3/s và sử dụng để đánh giá ổn định lòng dẫn.
Đánh giá ổn định long dẫn đoạn Tuần Kim Long theo quan hệ thuỷ văn hình
thái: Qua kết quả tính toán, tác giả đưa ra kết luận như sau:
Tất cả các mặt cắt tính toán có hệ số quan hệ hình dạng tương ứng với đoạn sông
cong uốn khúc (k = 1,53 - 5,15). Các chỉ số ổn định ngang (S s = 0,64 - 1,41) lẫn chỉ số
ổn định dọc ( Sl = 0,09 - 0,69 ) đều đặc trưng cho trạng thái kém ổn định, lòng dẫn ở
đoạn sông nghiên cứu đang trong xu thế biến động liên tục và do đó khi có lũ lớn hoạt
động xói lở - bồi lấp se xảy ra. Tuy vậy, lòng dẫn ở mặt cắt ngang MCSH2 (ngã ba
Tuần) ít mất ổn định hơn so với các mặt cắt khác.
Phương pháp nghiên cứu và tính toán của các tác giả công trình này đã được
22


tham khảo, sử dụng vào quá trình điều tra, đánh giá xu thế sạt lở các bờ sông tiếp
giáp với các trục giao thông trong vùng điều tra thuộc hai huyện Khánh Sơn, Khánh
Vĩnh.

23


CHƯƠNG II
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU, PHƯƠNG PHÁP
VÀ KỸ THUẬT SỬ DỤNG ĐỂ NGHIÊN CỨU
Đề tài đã được triển khai thực hiện trên toàn địa bàn hai huyện Khánh Sơn,
Khánh Vĩnh với nội dung nghiên cứu như sau:
1) Thu thập các dữ liệu về tổng quan của hai huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh,

gồm hành chính, địa hình, dân cư, giao thông, khí tượng, thủy văn (đặc biệt các
sông lớn), thủy lợi, ĐC, ĐCTV, ĐCCT, quy hoạch giao thông, quy hoạch thủy lợi;
2) Đo ve thực địa để lập bản đồ địa chất- thạch học, bản đồ địa chất thủy văn
và bản đồ địa chất công trình tỷ lệ 1/50.000;
3) Khảo sát thủy văn các sông tiếp giáp các đường giao thông để dự báo xu
thế xói lở bờ và đổi dòng của các sông lớn, chỉ ra các khu bờ sông có nguy cơ sạt
lở mạnh;
4) Khảo sát thực địa xác định vị trí các công trình nghiên cứu;
5) Giải đoán ảnh vệ tinh các thời kỳ từ 2000 đến nay về hiện tượng thay đổi
thảm thực vật; đổi dòng và sạt lở bờ sông (đối với sông Cái, sông Giang, sông Chò
và sông Tô Hạp); sạt lở đường trên các tuyến đường chính nhằm lập các bản đồ
nghiên cứu (giải đoán ảnh) về đổi dòng và sạt lở bờ sông, sạt lở đường;
6) Khoan các lỗ khoan điều tra địa chất thủy văn và địa chất công trình nhằm
lập các bản đồ nêu trên và xác lập các thông số để tính toán về nguy cơ trượt và khả
năng thấm mất nước ở các lòng hố, các đập hiện hữu và dự kiến;
7) Bơm thí nghiệm ở các lỗ khoan điều tra ĐCTV nhằm xác định các thông số
ĐCTV của tầng chứa nước để thể hiện các đặc trưng của các tầng chứa nước,
thuyết minh các bản đồ ĐCTV, ĐCCT;
8) Ép nước thí nghiệm trong các lỗ khoan điều tra ĐCTV nhằm xác định các
thông số ĐCTV của đới thông khí ( nằm sát tầng chứa nước) để thể hiện các đặc
trưng của các tầng chứa nước, thuyết minh các bản đồ ĐCTV, ĐCCT và tính toán
lượng thấm mất nước từ các hồ, đập;
9) Đào hố , thí nghiệm đổ nước ở hố đào nhằm xác định các thông số ĐCTV
của đới thông khí (nằm sát mặt đất) phục vụ cho việc thuyết minh các bản đồ
ĐCTV, ĐCCT và tính toán lượng thấm mất nước từ các hồ, đập;
10) Lấy mẫu và phân tích các mẫu nước, thí nghiệm mẫu cơ lý đất, mẫu cơ lý
đá nhằm xác định thành phần hóa học - vi sinh trong nước , tính chất cơ lý của đất
đá phục vụ cho đánh giá chất lượng nước, thuyết minh cho bản đồ ĐCTV, ĐCCT
và tính toán nguy cơ trượt lở đất đá;
11) Đo lượng mưa ở một số trạm và kết hợp với tài liệu khí tượng hiện có,

phục vụ cho tính toán khoanh vùng nhạy cảm trượt lở đất đá;
12) Quan trắc ĐCTV ở các lỗ khoan nhằm xác định sự biến đổi mực NDĐ
trong năm phục vụ cho kiểm toán trượt lở đất đá và tính toán trữ lượng nước NDĐ;
13) Quan trắc dịch chuyển trượt tại các vị trí có nguy cơ trượt, lở cao nhất
trong vùng nghiên cứu nhằm kiểm tra, đối sánh với kết quả cảnh báo nguy cơ trượt
lở đất đá;
14) Thu thập thông tin, phân tích hoạt động biến đổi dòng của các sông lớn
chảy gần sát các tuyến đường giao thông , lập bản đồ hiện trạng sạt lở bờ của các
24


sông chính.
Bảng 3. Khối lượng công tác khảo sát, nghiên cứu
Đơn vị

Danh mục công việc
Thuê khoán chuyên môn
Xây dựng thuyết minh đề cương
Thu thập, tổng hợp tài liệu
Đo ve tổng hợp ĐC - ĐCTV - ĐCCT tỷ lệ
1/50,000
Thực địa
Văn phòng (chỉnh lý sổ nhật ký, bản đồ lộ trình, sổ
lấy mẫu theo đo ve, ảnh chụp)
Khảo sát thủy văn các sông tiếp giáp đường giao
thông tỷ lệ 1:10,000
Đo ve mặt cắt dọc
Đo ve mặt cắt ngang
Khảo sát thực địa xác định vi trí các công trình
Giải đoán ảnh vệ tinh từ năm 2000 đến nay cho

các khu vực sông lớn và đường giao thông chính
(có báo cáo thuyết minh)
Công tác khoan máy
Khoan ĐCTV (4 LK)
Bơm cấp nước phục vụ khoan ĐCTV
Khoan ĐCCT (13 LK)
Hút nước thí nghiệm LK (4 LK)
Ép nước thí nghiệm trong 4 LK điều tra ĐCTV
Đào hố để thí nghiệm đổ nước (10 hố)
Thí nghiệm đổ nước
Quan trắc dịch chuyển trượt lở
Quan trắc ĐCTV (lỗ khoan)
Đo mưa
Xây dựng trạm đo mưa
Quan trắc đo mưa
Lấy mẫu và phân tích mẫu
Lấy mẫu
Lấy mẫu nước
Lấy mẫu cơ lý
Phân tích mẫu
Mẫu nước
Mẫu cơ lý đất nguyên dạng
Cơ lý đá toàn diện
Trắc địa
Đưa công trình chủ yếu ra thực địa
Đưa công trình chủ yếu vào bản đồ
Công tác số hóa, đánh máy
Số hóa bản đồ chuyên môn
Đánh máy bản lời
Công tác tổng hợp, xử lý, tổng kết các tài liệu

chuyên đề ĐC - ĐCTV - ĐCCT, thủy văn
25

Khối lượng Khối lượng
dự kiến
thực hiện

Km2

300

300

Km2
Km2

300
300

300
300

Km
Km
Điểm
Km2

36
14
36,0

300

36
14
36,0
300

m
m
m
m
Lần
Đoạn ép
m3
Điểm
Chu kỳ đo
Trạm, năm
Trạm, năm
Trạm, năm
Trạm, năm

240
240
130
12,0
12,0
36,0
20,0
45,0
4,0

6,0
6,0
6,0

240
240
130
12,0
12,0
36,0
20,0
45,0
4,0
6,0
6,0
6,0

34,0
70,0

34,0
70,0

34,0
55,0
15,0
17,0
17,0
17,0


34,0
55,0
15,0
17,0
17,0
17,0

6,0
150

6,0
150

mẫu
mẫu
mẫu
mẫu
mẫu
mẫu
mẫu
LK
Công trình
Công trình
B.cáo
Mảnh
Trang


×