Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Phân tích trường hợp tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lí do chưa có điều luật để áp dụng theo quy định của BLTTDS năm 2015 ví dụ minh họa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.89 KB, 13 trang )

MỤC LỤC
A.

Mở đầu.....................................................................................................................................................2

B.

Nội Dung..................................................................................................................................................3
I.

Trường hợp tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lí do chưa có điều luật áp

dụng..............................................................................................................................................................3
1.

Quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.........................................................3

2.

Cơ sở áp dụng.................................................................................................................................3

3.

Nội dung áp dụng...........................................................................................................................4

II.
1.

Áp dụng tập quán pháp.................................................................................................................5

2.



Áp dụng tương tự pháp luật.........................................................................................................6

3.

Áp dụng nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng...................................7

III.
C.

Cách giải quyết...............................................................................................................................5

Tình Huống minh họa....................................................................................................................8

Kết luận.................................................................................................................................................11

TÀI LI ỆU THAM KHẢO.............................................................................................................................12


A. Mở đầu
Hiến pháp 2013 quy định nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân,
tất cả quyền lực thuộc về tay nhân dân. Trong lĩnh vực tư pháp, Hiến pháp quy
định tòa án có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân,
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Đối với những
tranh chấp dân sự mà luật không quy định thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt
của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác thì Tòa án phải giải quyết. Tòa án không được
từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lí do chưa có điều luật để áp dụng, đây là thẩm
quyền mới được quy định trong bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, có thể nói đây là
một bước tiến vượt bậc của hoạt động lập pháp về thẩm quyền của tòa án nhân dân.

Ngay từ bước dự thảo sửa đổi các nhà làm luật đã đặc biệt chú ý đến vấn đề này.
Để tìm hiểu rõ hơn về điều này, nhóm đã nghiên cứu đề tài: “Phân tích trường hợp
tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lí do chưa có điều luật để
áp dụng theo quy định của BLTTDS năm 2015? Cách giải quyết trong trường hợp
này. Cho ví dụ minh họa?”


B. Nội Dung
I.
Trường hợp tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lí
do chưa có điều luật áp dụng
1. Quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
Quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể vừa là mục đích, vừa là động lực để
chủ thể tham gia vào các quan hệ dân sự. Nhà nước công nhận và bảo vệ những
quyền và lợi ích chính đáng cho nhân dân. Khi các quyền đó bị xâm phạm thì tòa
án là cơ quan tiến hành xét xử phải giúp đương sự nhận thức đúng quyền, nghĩa vụ
của mình trong việc bảo vệ các quyền và lợi ích đó. Chủ thể có thể khởi kiện hoặc
yêu cầu người có hành vi vi phạm phải chấm dứt hành vi vi phạm đó, buộc người
vi phạm pháp luật phải bồi thường thiệt hại. nguyên tắc này được quy định tại điều
4 BLTTDS 2015.
2. Cơ sở áp dụng
Theo Hiến pháp năm 2013 thì các quyền con người, quyền công dân về dân
sự được công nhận tôn trọng theo điều 14: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn
hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp
luật.”
Đồng thời Hiến pháp 2013 đã quy định về chức năng, nhiệm vụ của Tòa án
nhân dân: “là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực
hiện quyền tư pháp” (khoản 1 Điều 102- Hiến pháp), khoản 1 điều 2 luật tổ chức
tòa án nhân dân năm 2014 cũng đã một lần nữa khẳng định lại chức năng, nhiệm

vụ quyền hạn của tòa án, theo đó tòa án là cơ quan chuyên trách về việc xét xử các
vụ việc. mọi tranh chấp, khiếu kiện, yêu cầu của cơ quan tổ chức, cá nhân tòa án
phải có trách nhiệm giải quyết, không được từ chối


Bộ luật dân sự 2015 cũng đã quy định tại điều 14 Bảo vệ quyền dân sự
thông qua cơ quan có thẩm quyền để tăng cường các biện pháp bảo vệ quyền dân
sự của cá nhân, pháp nhân. Qua đó quy định tòa án không được từ chối giải quyết
vụ việc dân sự vì lí do chưa có điều luật để áp dụng.
Để đồng bộ với Hiến pháp 2013, bộ luật dân sự và luật khác có liên quan
nên quy định “tòa án không được từ chối yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự vì lí do
chưa có điều luật để áp dụng” trong BLTTDS 2015 là rất cần thiết.
3. Nội dung áp dụng
Theo khoản 2, Điều 4 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định:
“Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để
áp dụng.
Vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng là vụ việc dân sự thuộc phạm vi điều
chỉnh của pháp luật dân sự nhưng tại thời điểm vụ việc dân sự đó phát sinh và cơ
quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu Tòa án giải quyết chưa có điều luật để áp dụng.
Việc giải quyết vụ việc dân sự quy định tại khoản này được thực hiện theo các
nguyên tắc do Bộ luật dân sự và Bộ luật này quy định.”
Từ quy định trên, có thể thấy Tòa án chỉ giải quyết các tranh chấp, các yêu
cầu đối với quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong
các quan hệ là vụ việc dân sự thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật Dân sự, đó là
các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và
tự chịu trách nhiệm; còn các tranh chấp, các yêu cầu khác không phải là Dân sự thì
Tòa án không thụ lý giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.


Trường hợp chưa có điều luật để áp dụng cho các tranh chấp, các yêu cầu Tòa

án thụ lý giải quyết thì áp dụng theo nguyên tắc do Bộ luật dân sự, Bộ luật tố tụng
dân sự quy định. Như vậy, hướng giải quyết cho vấn đề này là áp dụng lần lượt: áp
dụng tập quán, tương tự pháp luật, các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án
lệ và lẽ công bằng.
Đây được cho là một quy định tiến bộ, là một bước ngoặt về tư duy, quan
điểm lập pháp và có ảnh hưởng quyết định đến sự thay đổi của hoạt động tố tụng
tại Tòa án nhân dân.
II.
Cách giải quyết
1. Áp dụng tập quán pháp
Nguyên tắc giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để
áp dụng được quy định tại Điều 45 BLTTDS 2015. Theo khoản 1 Điều 45
BLTTDS 2015, việc áp dụng các căn cứ để giải quyết vụ việc dân sự trong trường
hợp chưa có điều luật để áp dụng thực hiện được bắt đầu với việc áp dụng tập
quán.
Theo quy định tại Điều 5 BLDS 2015 thì một quy tắc xử sự được xác định là
tập quán khi có đủ các tiêu chí:
- Có nội dung rõ ràng để xác định quyền, nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân
trong quan hệ dân sự cụ thể;
- Được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài;
- Được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong một vùng, miền, dân tộc, cộng
đồng dân cư hoặc trong một lĩnh vực dân sự.
Tòa án có trách nhiệm xác định giá trị áp dụng của tập quán. Tập quán được
áp dụng để giải quyết vụ việc dân sự khi có đủ các điều kiện sau:


- Các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định về nội dung giải
quyết vụ việc dân sự đó;
- Tập quán không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy
định tại Điều 3 BLDS 2015.

Trích theo quy định tại Khoản 1 Điều 45 BLTTDS 2015 và Điều 5 BLDS
2015 thì khi không có quy định để điều chỉnh quan hệ phát sinh và các bên không
có thỏa thuận để giải quyết thì ưu tiên áp dụng tập quán để giải quyết. Nhưng điều
đấy không có nghĩa là trường hợp nào không có quy định và các bên không có thoả
thuận thì chúng ta cũng được áp dụng tập quán. Điều kiện để có thể áp dụng tập
quán vào giải quyết các quan hệ đòi hỏi tập quán đó phải là tập quán được hình
thành và được lặp đi lặp lại nhiều lần trong thời gian dài và được thừa nhận, áp.
dụng rộng rãi như một quy tắc xử sự bắt buộc, có nội dung rõ ràng tại một địa
phương, một cộng đồng, một ngành nghề, một lĩnh vực hoạt động nhất định. Đồng
thời, tập quán đó không được trái với các nguyên tắc cơ bản quy định trong BLDS.
Ví dụ: Pháp luật không có quy định một chục bằng bao nhiêu, nên mỗi địa
phương xác định khái niệm một chục một cách khác nhau. Ở miền Bắc thì một
chục được hiểu là mười. Ở miền Nam, một chục lại được hiểu là mười hai hoặc
mười bốn. Do đó, khi xảy ra tranh chấp liên quan đến khái niệm một chục thì tập
quán tại nơi xảy ra tranh chấp sẽ được áp dụng để giải quyết tranh chấp.
2. Áp dụng tương tự pháp luật
Một trong những căn cứ để Tòa án giải quyết các vụ việc dân sự chưa có
điều luật để áp dụng là dựa vào tương tự pháp luật.
Áp dụng tương tự pháp luật được hiểu là việc áp dụng một quy định của
pháp luật (về dân sự hoặc tố tụng dân sự) để giải quyết một quan hệ về dân sự đang


có tranh chấp hoặc có yêu cầu nhưng chưa có điều luật để áp dụng mà nội dung
của quan hệ dân sự đó tương đồng với nội dung của quan hệ pháp luật dân sự được
nêu trong quy định đó. Tương tự như tập quán, việc áp dụng tương tự pháp luật để
giải quyết vụ việc dân sự khi các bên đương sự không có thỏa thuận, pháp luật
không có quy định và không có tập quán được áp dụng. Điều này có nghĩa là việc
áp dụng tương tự chỉ được áp dụng sau nếu không có tập quán được áp dụng (như
quy định tại khoản 1, Điều 45 về nguyên tắc giải quyết vụ việc dân sự trong trường
hợp chưa có điều luật để áp dụng, Của BLTTDS 2015). Khi áp dụng tương tự pháp

luật, Tòa án phải xác định rõ tính chất pháp lý của vụ việc dân sự, xác định rõ ràng
trong hệ thống pháp luật hiện hành không có quy phạm pháp luật nào điều chỉnh
quan hệ đó và xác định quy phạm pháp luật điều chỉnh, quan hệ dân sự tương tự.
Theo quy định tại khoản 2, Điều 45 của BLTTDS 2015 quy định về việc áp dụng
tương tự pháp luật được thực hiện như sau: “Tòa án áp dụng tương tự pháp luật để
giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp các bên không có thỏa thuận, pháp luật
không có quy định và không có tập quán được áp dụng theo quy định tại Điều 5
của Bộ luật dân sự và khoản 1 của điều này. Khi áp dụng tương tự pháp luật, Tòa
án phải xác định rõ tính chất pháp lí của vụ việc dân sự, xác định rõ ràng trong hệ
thống pháp luật hiện hành không có quy phạm pháp luật nào điều chỉnh quan hệ đó
và xác định quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự tương tự”. Như vậy, áp
dụng tương tự pháp luật là một trong những cách giải quyết trong việc giải quyết
vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng. Tùy vào từng trường
hợp mà chúng ta sẽ có những nguyên tắc áp dụng riêng sao cho phù hợp với tính
chất của vụ việc.
3. Áp dụng nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng
Lẽ công bằng được xác định trên cơ sở lẽ phải được mọi người trong xã hội
thừa nhận, phù hợp với nguyên tắc nhân đạo, không thiên vị và bình đẳng về quyền


và nghĩa vụ của các đương sự trong vụ việc dân sự đó. Tại Điều 3, BLDS 2015 quy
định 05 nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự bao gồm: nguyên tắc bình đẳng;
nguyên tắc tự do tự nguyện cam kết thỏa thuận; nguyên tắc thiện chí, trung thực;
nguyên tắc tôn trọng lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp
pháp của người khác và nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự.
Án lệ được xác lập nhằm bảo đảm việc áp dụng thống nhất pháp luật trong
trường hợp nội dung văn bản quy phạm pháp luật cần áp dụng chưa đáp ứng được
yêu cầu của thực tiễn đặt ra và khi có những vụ việc dân sự mà vấn đề pháp lý cần
được giải quyết chưa được pháp luật quy định. Việc áp dụng án lệ để giải quyết vụ
án chưa có điều luật áp dụng còn có những giới hạn nhất định. Tuy nhiên, thực tế

đã có những án lệ được đưa ra vận dụng trong thực tiễn xét xử.
Xét xử theo lẽ công bằng là một công việc khó khăn và phức tạp của tòa án
nói chung và các thẩm phán nói riêng. Một là, nguyên tắc hàng đầu của thẩm phán
khi xét xử là độc lập và chỉ tuân theo pháp luật và các thẩm phán đều được đào tạo
để xét xử theo phương thức cơ bản là áp dụng luật pháp hiện hành để ra các phán
quyết cho các vụ án. Hai là, khi không có cơ sở luật định, thẩm phán bắt buộc phải
dựa vào nhận thức và lương tâm của mình về lẽ công bằng. Điều này đòi hỏi thẩm
phán cần phải có đạo đức, có lẽ công bằng ngự trị trong nhận thức và lương tâm,
an hành những bản án, quyết định khơng mang tính chất tùy tiện và thiên vị.
III.

Tình Huống minh họa

Tình huống 1: Bà Chiêm Thị Mỹ Loan là chủ tầu đánh bắt hải sản đã thuê
ông Trang Văn Hường làm tài công một tầu đánh bắt hải sản. Ông Hường đã lập
một “cây chà” bằng các vật liệu như dừa, đá, sọt tre và dây nhựa… cách bờ biển
huyện Long Hải 19 tiếng đồng hồ “tức là chỉ khoảng cách từ bờ đến cây chà đi hết
19 giờ” nên gọi là “cây chà 19 tiếng” và khai thác đánh bắt hải sản tại khu vực này


từ năm 2014. Sau khi ông Hường nghỉ, ông Trần Văn Hùng được thuê làm tài
công. Đến năm 2018, bà Loan phát hiện ra ông Hùng đã cho ông La Văn Thanh
cây chà này và kiện đòi ông Thanh trả lại cây chà, cũng như đòi lại quyền khai thác
địa điểm đã đặt chà.
Về quyền ưu tiên khai thác điểm đánh bắt hải sản: Đây là vùng biển xa bờ,
pháp luật chưa quy định về quyền ưu tiên khai thác. Nên trong trường hợp này
chưa có điều luật để áp dụng giải quyết.
Theo khoản 1 Điều 45 BLTTDS 2015 việc áp dụng các căn cứ để giải quyết
vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng thực hiện được bắt
đầu với việc áp dụng tập quán. Theo xác minh ở chính quyền địa phương và cơ

quan chuyên môn thì tài công “người lái tàu” là người có quyền chọn và cho người
khác điểm đánh bắt và nếu một địa điểm đã bị bỏ hơn ba tháng không khai thác thì
có quyền khai thác. Như vậy, việc ông Thanh sử dụng điểm đánh bắt hải sản hiện
nay (địa điểm tranh chấp) là phù hợp với tập quán, không trái pháp luật, không vi
phạm quyền lợi hợp pháp của bà Loan. Do đó, bà Loan không có quyền đòi lại cây
chà từ ông Thanh và cũng như không có quyền đòi lại quyền khai thác địa điểm đã
đặt chà.
Tình huống 2: Bản án số: 170/2017/DSST, ngày: 11-7-2017 về vụ việc
“Tranh chấp đòi lại tài sản” của Tòa án nhân dân huyện An Phú, tỉnh An Giang
được áp dụng theo án lệ số 02/2016/AL được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân
dân tối cao thông qua ngày 06 tháng 4 năm 2016 và được công bố theo Quyết định
220/QĐ-CA ngày 06 tháng 4 năm 2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Cụ thể, vào năm 1993 bà N có quen biết với bà M và ông T, nên có cho bà
M và ông T vay số vàng 3,5 lượng vàng 24 kara (loại bóng ký, vàng nhẫn), khi vay
vợ chồng bà M, ông T đến nhà của bà N nhận vàng, có làm biên nhận vàng lập


ngày 11/10/1993 do bà M không biết chữ nên có gạch thập. Khi vào thực hiện hợp
đồng thì bà N bị bắt giam do vi phạm pháp luật về hình sự và bị xử 10 năm tù, sau
khi ra tù năm 2000 bà về có yêu cầu bà M và ông T trả số vàng 3,5 lượng vàng
24kara thì bà M và ông T nói là đã trả lại cho bà S 1,5 lượng và ông Trần Văn N ba
của bà N 02 lượng vàng. Tuy nhiên phần 02 lượng vàng bà M nói trả cho ông N, bà
M không có chứng cứ chứng minh cho việc trả này, chỉ có bà đưa cho ông N, còn
bà S thì chỉ nghe nói lại có đưa cho ông N, bà N thì không đồng ý với lời trình bày
của bà M.
Căn cứ Án lệ số 02/2016/AL được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao thông qua ngày 06 tháng 4 năm 2016 và được công bố theo Quyết định
220/QĐ-CA ngày 06 tháng 4 năm 2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
buộc bà Lương Thị M trả cho bà Trần Thị N số tiền 119.105.000 đồng (Một trăm
mười chín triệu, một trăm lẻ năm nghìn đồng) tương đương 3,5 lượng vàng 24kara.



C. Kết luận
"Tòa án không được từ chối yêu cầu giải quyết việc dân sự vì lý do chưa có
điều luật để áp dụng" đây là một trong những vấn đề được các nhà làm luật quan
tâm vì đây là nội dung rất mới, bảo đảm công dân có quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ
lẽ phải và lợi ích chính đáng của mình. Nếu Tòa án từ chối thì không có cơ quan
nào có thẩm quyền giải quyết, dẫn đến không bảo đảm được trật tự an toàn xã hội,
không bảo vệ được quyền, lợi ích chính đáng của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Đó
cũng là căn cứ Tòa án nhận đơn, thụ lý vụ việc, tiến hành giải quyết những tranh
chấp phát sinh trong đời sống xã hội mà pháp luật chưa thể dự liệu, không để
người dân tự xử ảnh hưởng đến an ninh, trật tự xã hội. quy định này góp phần mở
đường cho việc hình thành án lệ, khuyến khích các thẩm phán nâng cao khả năng
vận dụng sáng tạo pháp luật, không máy móc, rập khuôn để tránh vụ việc tranh
chấp kéo dài trong nội bộ nhân dân


TÀI LI ỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
2. Ts. Nguyễn Minh Tuấn (chủ biên), Bình luận khoa học bộ luật dân sự
2015
3. Bộ luật dân sự năm 2015
4. Luật tố chức Toà án nhân dân năm 2014
5. PGS.TS. Vũ Thị Hồng Vân ( Chủ biên), Giáo trình Luật tố tụng dân
sự trường trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội năm 2019
6. Bản án 170/2017/DSST ngày 11/07/2017 về tranh chấp đòi lại tài sản
7. Án lệ số 02/2016/AL về vụ án “Tranh chấp đòi lại tài sản”
8. Bản án giám đốc thẩm số 93/GĐT-DS ngày 27 tháng 5 năm 2002 của
TAND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu





×