Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 60 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

HOÀNG THỊ BÍCH THUẦN

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI
RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NHTM
VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

HOÀNG THỊ BÍCH THUẦN

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI
RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NHTM
VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số:
8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS.TRẦM THỊ XUÂN HƯƠNG


TP. Hồ Chí Minh - Năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn với tiêu đề “Các yếu tố tác động đến RRTD tại
các NHTM Việt Nam” hoàn toàn là kết quả nghiên cứu của chính bản thân tôi trong
quá trình học tập tại Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh và chưa được
công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của người khác. Trong quá
trình thực hiện luận văn, tôi đã thực hiện nghiêm túc các quy tắc đạo đức nghiên
cứu, các kết quả trình bày trong luận văn là sản phẩm nghiên cứu của riêng cá nhân
tôi, tất cả các tài liệu tham khảo được sử dụng trong luận văn đều được trích dẫn
một cách minh bạch, theo đúng các quy định hiện hành.
Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính trung thực của số liệu và các nội
dung khác trong luận văn của mình.
Tác giả

Hoàng Thị Bích Thuần


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
TÓM TẮT
ABSTRACT
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI........................................................................ 1
1.1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu ..................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu.........................................................2

1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................3
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu.....................................................................................3
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................3
1.4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................3
1.5. Kết cấu của luận văn .........................................................................................4
1.6. Ý nghĩa khoa học của đề tài ..............................................................................4
TÓM TẮT CHƯƠNG ............................................................................................... 4
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ............ 5
2.1. RRTD ngân hàng ..............................................................................................5
2.1.1. Khái niệm RRTD ngân hàng ......................................................................5
2.1.2. Nguyên nhân dẫn đến RRTD .....................................................................6
2.1.3. Đo lường RRTD .........................................................................................7
2.2.Cơ sở lý thuyết ...................................................................................................9
2.2.1. Lý thuyết RRTD .........................................................................................9
2.2.2 Lý thuyết cho vay thương mại…………………………………………..11
2.2.3. Lý thuyết định giá cho vay……………………………………………...11
2.2.4. Lý thuyết rủi ro đạo đức………………………………………………...12
2.2.5. Lý thuyết về quản lý ……………………………………………………12


2.3. Các nghiên cứu trước ......................................................................................12
2.3.1. Quy mô ngân hàng ...................................................................................12
2.3.2. Khả năng sinh lời của ngân hàng .............................................................13
2.3.3. VCSH trên tổng tài sản của ngân hàng ....................................................13
2.3.4. Thanh khoản của ngân hàng .....................................................................14
2.3.5.TTTD của ngân hàng .................................................................................15
2.3.6. Tổng chi phí hoạt động trên tổng tài sản ..................................................16
2.3.7. Quyền sở hữu ngân hàng ..........................................................................17
2.4. Phát triển giả thuyết nghiên cứu .....................................................................17
TÓM TẮT CHƯƠNG ............................................................................................. 19

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 20
3.1. Mô hình nghiên cứu ........................................................................................20
3.2. Các biến nghiên cứu, cách thức đo lường.......................................................20
3.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................24
3.4. Mẫu nghiên cứu, cơ sở chọn mẫu ...................................................................26
3.5. Nguồn dữ liệu, cách thu thập dữ liệu……………….……………………….26
TÓM TẮT CHƯƠNG ............................................................................................. 27
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU– THẢO LUẬN ................................... 28
4.1. Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu ................................................................28
4.2. Trình bày kết quả kiểm định giả thuyết ..........................................................28
4.2.1. Mối tương quan giữa các biến ..................................................................28
4.2.2. Kết quả hồi quy mô hình nghiên cứu .......................................................30
4.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu ........................................................................35
TÓM TẮT CHƯƠNG ............................................................................................. 37
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN – KHUYẾN NGHỊ ..................................................... 39
5.1. Kết luận ...........................................................................................................39
5.2. Khuyến nghị ....................................................................................................39
5.2.1. Đối với các NHTM Việt Nam ..................................................................40
5.2.2. Đối với nhà đầu tư ....................................................................................42
5.2.3. Đối với các cơ quan quản lý .....................................................................42
5.3. Đóng góp về khoa học của đề tài ....................................................................42


5.4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ............................................................................42
5.5. Hạn chế của đề tài và gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo………………...….42
TÓM TẮT CHƯƠNG ............................................................................................. 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
BAS
BL
CAD
CGR
CR
GDP
NHTM
OPINF
OWN
PRO
RRTD
TTTD
VCSH

Viết đầy đủ
Quy mô ngân hàng (Bank size)
Thanh khoản của ngân hàng (Bank liquidity)
An toàn vốn của ngân hàng (Capital adequacy)
TTTD (Credit growth)
Rủi ro tín dụng (Credit risk)
Tổng tài sản quốc nội
Ngân hàng Thương mại
Điều hành không hiệu quả (Operating Inefficiency)
Quyền sở hữu của ngân hàng (Ownership)
Khả năng sinh lời của ngân hàng (Profitability)
RRTD
Tăng trưởng tính dụng

Vốn chủ sở hữu


DANH MỤC CÁC BẢNG

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1: Tổng kết các nghiên cứu trước………………………………………….18
Bảng 3.1. Mô tả biến………………………………………………….……………23
Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến………………………………….……………..28
Bảng 4.2: Hệ số tương quan giữa các biến………………………………………...29
Bảng 4.3: Kết quả ước lượng theo mô hình Pool – OLS………….……………….30
Bảng 4.4: Kết quả ước lượng theo mô hình FEM…………………….……………31
Bảng 4.5: Kết quả ước lượng theo mô hình REM…………………………………32
Bảng 4.6: Kết quả các mô hình nghiên cứu………………………………………..35
Bảng 4.7: Kết quả ước lượng theo mô hình FGLS………………………………...35


TÓM TẮT
Đề tài phân tích số liệu của 24 NHTM đang hoạt động tại Việt Nam từ năm
2008-2018 để kiểm tra các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt
Nam. Sử dụng mô hình hồi quy với dữ liệu bảng thông qua kiểm định Hausman để
đánh giá. Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy có 4 yếu tố tác động đến rủi ro tín
dụng bao gồm TTTD, thanh khoản, quy mô ngân hàng và sở hữu ngân hàng. Cụ thể,
TTTD, quy mô ngân hàng và sở hữu ngân hàng tác động cùng chiều đến RRTD;
thanh khoản tác động ngược chiều đến rủi ro tín dụng
Từ khóa: rủi ro tín dụng, tăng trưởng tín dụng, thanh khoản, quy mô ngân
hàng, sở hữu ngân hàng.


ABSTRACT
The study analyzed data of 24 commercial banks operating in Vietnam
from 2008-2018 to examine the factors affecting credit risk at Vietnamese
commercial banks. Using regression model with table data through Hausman test to
evaluate. The results of the study show that there are 4 factors affecting credit risk
including credit center, liquidity, bank size and bank ownership. Specifically, credit
centers, bank size and bank ownership have the same impact on credit risk; liquidity
has a negative impact on credit risk.
Keywords: credit risk, credit growth, liquidity, bank size and Ownership.


1

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
RRTD là một trong những rủi ro thường gặp nhất đối với các ngân hàng. Nó
xuất phát từ xác suất khách hàng không thể trả nợ cho ngân hàng. Nhìn chung,
nhiều nghiên cứu chấp nhận rằng rủi ro này là rủi ro quan trọng và phổ biến nhất
đối với các ngân hàng vì RRTD dẫn đến tổn thất đáng kể cho ngân hàng và ảnh
hưởng tiêu cực đến số dư tiền mặt của ngân hàng (S. Mukhtarov và cộng sự, 2018).
Đây là lý do nhiều tác giả nghiên cứu các yếu tố tác động đến RRTD của ngân
hàng.
NH.Ahmad và M.Ariff (2007) nghiên cứu tại các ngân hàng thuộc hai nền
kinh tế phát triển và mới nổi giai đoạn 1996 – 2002 (Úc, Pháp, Nhật Bản và Hoa Kỳ
đại diện các nền kinh tế phát triển; Ấn Độ, Hàn Quốc, Malaysia, Mexico và Thái
Lan đại diện các nền kinh tế mới nổi) đã đưa ra 8 nhân tố tác động đến RRTD bao
gồm: hiệu quả quản lý, dự phòng rủi ro cho vay, tỷ lệ dư nợ trên tiền gửi, đòn bẩy,
vốn pháp định, chi phí tài trợ, tỷ lệ thanh khoản, tổng tài sản.

S.Thiagarajan và cộng sự (2011) đã sử dụng mô hình kinh tế lượng để nghiên
cứu và đưa ra 12 nhân tố tác động đến RRTD tại các NHTM Ấn Độ giai đoạn 2001
- 2010, bao gồm nợ xấu với độ trễ 1 năm; tốc độ TTTD năm hiện tại, tốc độ TTTD
với độ trễ 1 năm, 2 năm; tăng trưởng chi nhánh ngân hàng năm hiện tại, với độ trễ 1
năm; tỷ lệ tổng chi phí hoạt động trên tổng tài sản của ngân hàng; quy mô của ngân
hàng; tăng trưởng GDP năm hiện tai và với độ trễ 1 năm; lạm phát năm hiện tại và
với độ trễ 1 năm.
TA.Tehulu và DR.Olana (2014) nghiên cứu bảy yếu tố tác động đến RRTD
của 10 NHTM tại Ethiopian trong giai đoạn 2007 -2011, bao gồm quy mô ngân
hàng, khả năng sinh lời, VCSH trên tổng tài sản, thanh khoản ngân hàng, TTTD,
điều hành không hiệu quả, sở hữu ngân hàng.
Trong khi đó, W.Waemustafa và S.Sukri (2015) nghiên cứu các yếu tố tác
động đến RRTD tại 15 ngân hàng thông thường và 13 ngân hàng Hồi giáo ở


2

Malaysia trong giai đoạn 2000 - 2010 nhận thấy rủi ro ngành tài chính, vốn pháp
định và hợp đồng Hồi giáo là các yếu tố tác động đến RRTD tại các ngân hàng Hồi
giáo. Đối với ngân hàng thông thường, các yếu tố tác động đến RRTD bao gồm: dự
phòng rủi ro cho vay, tỷ lệ nợ trên tổng tài sản, vốn pháp định, quy mô ngân hàng,
quản lý thu nhập, thanh khoản.
Tại Việt Nam, Võ Thị Quý và Bùi Ngọc Toản (2014) nghiên cứu các yếu tố
tác động đến RRTD trên 26 NHTM Việt Nam giai đoạn 2009 – 2012, kết quả
nghiên cứu cho thấy RRTD ngân hàng trong quá khứ với độ trễ một năm (LLRi,t1), tỷ lệ TTTD trong quá khứ với độ trễ một năm (LGi,t-1), và tỷ lệ tăng trưởng
GDP trong quá khứ với độ trễ một năm (∆GDP i,t-1) tác động có ý nghĩa đến
RRTD tại các NHTM Việt Nam.
Nguyễn Thị Kim Anh (2017) nghiên cứu 15 NHTM Việt Nam giai đoạn
2009 -2016 nhận thấy các yếu tố tác động đến RRTD ngân hàng gồm có vốn chủ sở
hữu, quy mô ngân hàng, TTTD, dư nợ trên vốn huy động, tổng sản phẩm quốc nội

(GDP) và chỉ số giá tiêu dùng.
Như vậy, tùy vào mẫu nghiên cứu, giai đoạn và phạm vi nghiên cứu mỗi
tác giả đưa ra một nhóm các yếu tố tác động đến RRTD ngân hàng khác nhau. Tại
Việt Nam nghiên cứu của Võ Thị Quý và Bùi Ngọc Toản (2014), Nguyễn Thị Ngọc
Diệp và Nguyễn Minh Kiều (2014), Nguyễn Thị Kim Anh (2017), cũng đã đưa ra
một số yếu tố tác động đến RRTD, tuy nhiên các tác giả chưa đề cập đến tác động
của yếu tố khả năng sinh lời, VCSH trên tổng tài sản, thanh khoản ngân hàng, điều
hành không hiệu quả, sở hữu ngân hàng đến RRTD.
Từ những vấn đề được trình bày ở trên cho thấy có rất nhiều yếu tố tác
động đến RRTD của NHTM. Do đó, tác giả chọn đề tài “Các yếu tố tác động đến
RRTD tại các NHTM Việt Nam” để làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Tài chính –
Ngân hàng. Từ kết quả của đề tài sẽ xác định được các yếu tố tác động đến RRTD
của ngân hàng. Đây là cơ sở để đưa ra các gợi ý chính sách hạn chế RRTD cho các
NHTM Việt Nam.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu


3

1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu các yếu tố tác động đến RRTD tại các
NHTM Việt Nam.
- Mục tiêu cụ thể: từ mục tiêu nghiên cứu tổng quát trên, các mục tiêu cụ thể
của đề tài gồm:
+ Nhận diện các yếu tố tác động đến RRTD từ những nghiên cứu trước đây
và đề xuấtcác yếu tố tác động đến RRTD tại các NHTM Việt Nam.
+ Đo lường mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD tại các
NHTM Việt Nam.
+ Gợi ý các chính sách hạn chế RRTD cho các NHTM Việt Nam.
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu

Để làm rõ mục tiêu nghiên cứu đề tài tập trung trả lời các câu hỏi:
- Các yếu tố nào tác động đến RRTD tại các NHTM Việt Nam?
- Mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD tại các NHTM Việt
Namnhư thế nào?
- Chính sách nhằm hạn chế RRTD cho các NHTM Việt Nam?
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố tác động đến RRTD NHTM Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
Về mặt không gian: đề tài nghiên cứu tại 24 NHTM tại Việt Nam.
Về mặt thời gian: đề tài sử dụng dữ liệu trong báo cáo tài chính của các
NHTM Việt Nam giai đoạn 2008-2018.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng dữ liệu bảng thu thập từ báo cáo tài chính của các NHTM
Việt Nam, thông qua phương pháp hồi quy tuyến tính đa biến để lượng hóa sự tác
động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc trong mô hình. Các dữ liệu được sử
dụng trong đề tài bao gồm tổng dự nợ cho vay của ngân hàng năm t và t-1, giá trị
trích lập dự phòng rủi ro, tổng tài sản, thu nhập lãi thuần, vốn chủ sở hữu, tổng tiền
gửi và tổng chi phí hoạt động. Dữ liệu sau khi được thu thập, xử lý, tác giả sử dụng


4

phần mềm Stata để ước lượng. Trước tiên đề tài kiểm định hiện tượng tự tương
quan, phương sai thay đổi, đa cộng tuyến, nội sinh. Sau đó, sử dụng ba phương
pháp ước lượng mô hình nghiên cứu. Thứ nhất là ước lượng mô hình hồi quy OLS
(Pooled), thứ hai là ước lượng mô hình hồi quy với các tác động cố định (Fixed
Effects) và cuối cùng là mô hình hồi quy với các tác động ngẫu nhiên (Random
Effects). Sau đó sử dụng kiểm định của Hausman (1978) để lựa chọn mô hình phù
hợp.
1.5. Ý nghĩa của đề tài

- Ý nghĩa khoa học của đề tài
Đưa ra các yếu tố tác động đến RRTD tại các NHTM Việt Nam trong giai
đoạn 2008 – 2014.
- Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đề tài sử dụng dữ liệu bảng trong giai đoạn gần nhất để ước lượng tác động
của các biến độc lập đến biến RRTD của ngân hàng từ đó đưa ra các kiến nghị
nhằm giảm bớt hậu quả của RRTD ngân hàng.
1.6. Kết cấu của luận văn
Luận văn được trình bày thành 5 chương, cụ thể:
Chương 1: Giới thiệu đề tài
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu –thảo luận
Chương 5: Kết luận và gợi ý chính sách
TÓM TẮT CHƯƠNG
Chương 1 giới thiệu chung về đề tài nghiên cứu. Trong chương này tác giả
đã trình bày sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu, đồng thời nêu ra mục tiêu nghiên
cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và ý nghĩa khoa
học của đề tài. Phần phương pháp nghiên cứu, tác giả đã trình bày phương pháp
kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến, tự tương quan và phương sai thay đổi của mô


5

hình nghiên cứu, phương pháp ước lượng và kiểm định để lựa chọn mô hình phù
hợp nhất.
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
2.1. RRTD ngân hàng
2.1.1. Khái niệm RRTD ngân hàng

RRTD là rủi ro đáng kể nhất mà các ngân hàng phải đối mặt và sự thành
công trong kinh doanh của họ phụ thuộc vào đo lường chính xác và quản lý hiệu
quả rủi ro này ở mức độ lớn hơn bất kỳ rủi ro nào khác (K.Giesecke, 2004). Theo
Gregoriou và Hoppe (2008), vay ngân hàng là một khoản nợ, đòi hỏi phải phân phối
lại tài sản tài chính giữa người cho vay và người đi vay. Khoản vay ngân hàng nghĩa
là người vay đã nhận được một khoản tiền từ ngân hàng, và phải hoàn trả trong một
thời hạn thỏa thuận, số tiền này được gọi là tiền gốc. Ngoài ra, các ngân hàng
thường thu phí từ người đi vay, đó là lãi cho khoản nợ. Rủi ro liên quan đến các
khoản vay là RRTD.
Theo Duffie và Singleton (2003) RRTD là nguy cơ vỡ nợ hoặc giảm giá trị
thị trường do những thay đổi trong chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng hoặc
khách hàng gây ra. Graham và Coyle (2000) xác định RRTD là sự biến động dự
kiến về giá trị lợi nhuận ròng và vốn của các ngân hàng do khách hàng thanh toán
chậm và không trả được nợ. Sinkey (1983) giải thích RRTD là tổn thất tài chính của
các ngân hàng do khách hàng không tuân thủ các quy định trong hợp đồng.
Hiện nay có nhiều cách xác định RRTD. Theo Rasidah M. Said và Mohd H.
Tumin (2011); S.Thiagarajan và cộng sự (2011); Tobias Olweny và Themba M.
Shipho (2011), RRTD ngân hàng có thể được đo lường thông qua tỷ lệ nợ xấu trên
tổng dư nợ cho vay. Trong nghiên cứu khác, Laeven và Majnoni (2002), Zribi và
Boujelbène (2011) cho rằng RRTD được thể hiện thông qua tỷ lệ giá trị trích lập dự
phòng RRTD chia cho tổng tài sản của ngân hàng, vì các tác giả quan niệm rằng dư
nợ cho vay chiếm chủ yếu trong tổng tài sản của ngân hàng nên có thể lấy trực tiếp


6

giá trị tổng tài sản để tính rủi ro. Trong khi đó, RRTD cũng có thể được đo lường
bằng cách tính tỷ lệ dự phòng RRTD năm t so với dư nợ cho vay năm t-1. Tiêu chí
đo lường này xét đến vấn đề trích lập dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối
với từng khoản nợ cụ thể nên phản ánh chính xác hơn về RRTD (Daniel Foos và

cộng sự, 2010; Fadzlan Sufian và Royfaizal R. Chong, 2008; Ong và Heng, 2012).
2.1.2. Nguyên nhân dẫn đến RRTD
RRTD gia tăng có thể do nhiều lý do của cả nguồn bên trong và bên ngoài.
Theo Nijskens (2011) và Breuer và cộng sự, (2010), các lý do dẫn đến RRTD bao
gồm quản trị và kiểm soát quản lý kém, luật không phù hợp, năng lực thể chế hạn
chế, chính sách tín dụng không phù hợp, lãi suất thấp, vốn thấp và mức thanh khoản
kém, cho vay theo chỉ đạo, cấp phép lớn cho các ngân hàng, bảo lãnh cho vay kém,
cho vay thiếu thận trọng, đánh giá tín dụng kém, bảo lãnh cho vay kém, nới lỏng
trong đánh giá tín dụng, can thiệp của chính phủ và sự giám sát không đầy đủ của
ngân hàng trung ương. Các nghiên cứu đã công nhận những lý do này có thể dẫn
đến RRTD trong NHTM.
RRTD được coi là hệ quả của rủi ro hệ thống xuất phát từ quan điểm kinh tế
vĩ mô. Các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD có hệ thống là yếu tố kinh tế vĩ mô, thay
đổi chính sách kinh tế, thay đổi chính trị và mục tiêu của các đảng cầm quyền. Các
yếu tố kinh tế vĩ mô bao gồm tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ việc làm, tăng trưởng tổng sản
phẩm trong nước, chỉ số chứng khoán và biến động tỷ giá, và tình hình biến động
của nền kinh tế (Aver, 2008). Những thay đổi trong chính sách kinh tế được biểu thị
bằng những thay đổi trong chính sách tiền tệ và tài khóa, thay đổi luật kinh tế, cũng
như chính sách thương mại của đất nước. Những thay đổi chính trị hoặc thay đổi
trong mục tiêu của các đảng cầm quyền cũng ảnh hưởng đến rủi ro hệ thống. Tất cả
các yếu tố này có thể có ảnh hưởng quan trọng đến khả năng trả nợ của người vay.
Ngoài ra còn có các yếu tố nội bộ có thể gây ra RRTD của các tổ chức tài
chính và ngân hàng. Thiếu sót trong thẩm định kinh tế kỹ thuật của phương án vay
vốn, xác định không đầy đủ chính sách cho vay, thiếu hệ thống giám sát, tài sản
đảm bảo không đủ, đánh giá chủ quan, thẩm quyền phê chuẩn cho vay tự do, thiếu


7

kiến thức và kỹ năng của cán bộ quan hệ tín dụng, thiếu thông tin đáng tin cậy,

thiếu sự phối hợp kịp thời của các bộ phận khác nhau, thiếu hệ thống xếp hạng và
xếp hạng tín dụng phù hợp, thiếu độ tin cậy và tính toàn vẹn của dữ liệu… là những
yếu tố chính liên quan đến ngân hàng ảnh hưởng đến việc gia tăng RRTD (Bidani,
2010).
2.1.3. Đo lường RRTD
* Phương pháp đo lường RRTD
Bởi vì RRTD là rủi ro quan trọng đối với các ngân hàng, nên việc đo lường
rủi ro này cũng luôn được quan tâm. Do đó, có một số phương pháp khác nhau để
đo lường rủi ro này của các ngân hàng.
Đo lường RRTD theo Basel II:
Phương pháp tiêu chuẩn (SA): yêu cầu các ngân hàng phân loại các rủi ro
thành các hạng mục giám sát dựa trên các đặc điểm có thể quan sát được và sau đó
thiết lập trọng số rủi ro cố định theo mỗi hạng mục giám sát. Phương pháp tiêu
chuẩn cho phép sử dụng đánh giá tín dụng bên ngoài để nâng cao độ nhạy cảm rủi
ro so với Basel I. Nếu không có trọng số rủi ro bên ngoài, phương pháp này yêu cầu
trong hầu hết trường hợp, sử dụng trọng số rủi ro 100%.
Phương pháp xếp hạng nội bộ (Internal Ratings Basel- IRB): là phương pháp
trong đó các NHTM tự mình đánh giá các thành phần rủi ro và mức độ rủi ro của
danh mục tài sản có của mình để xác định mức vốn tín dụng an toàn tối thiểu.
Phương pháp IRB về xác định tài sản có rủi ro dựa trên các tham số rủi ro của ngân
hàng, bao gồm:
PD (xác suất không trả nợ)
LGD (tỷ trọng tổn thất ước tính)
EAD (rủi ro không trả nợ)
M (kỳ hạn)
ρ (tương quan tài sản)
CI (khoảng tin cậy).


8


IRB được chia thành hai phương pháp: (i) IRB cơ bản (FIRB) và (ii) IRB
nâng cao (AIRB). Theo cả hai phương pháp FIRB và AIRB, các ngân hàng cung
cấp cho cơ quan thanh tra, giám sát ước tính nội bộ về PD. Đối với các ngân hàng
áp dụng phương pháp FIRB, các thông số khác sẽ được xác định bởi cơ quan thanh
tra, giám sát. Các ngân hàng sử dụng phương pháp AIRB sẽ tính toán tất cả các
thông số rủi ro (PD, LGD, EAD và thời hạn hiệu lực (M) bằng cách sử dụng mô
hình nội bộ của họ). Khi tính PD, LGD, EAD và M, một ngân hàng có thể dựa vào
dữ liệu dài hạn có được từ kinh nghiệm của họ, hoặc từ các nguồn khác bên ngoài
nếu ngân hàng có thể chứng minh nguồn dữ liệu đó phù hợp với hoạt động của
mình. Phương pháp cơ bản và nâng cao IRB khác nhau chủ yếu ở đầu vào được
cung cấp bởi một ngân hàng dựa trên ước lượng của ngân hàng đó và dựa trên
những yếu tố được các cơ quan giám sát xác định.
* Mô hình lượng hóa RRTD:
Mô hình Merton:
Mô hình Merton được Merton đưa ra vào năm 1974. Trong mô hình Merton,
có 1 công ty trách nhiệm hữu hạn mà giá trị tài sản (assets, tức là kể cả nợ) tại các
thời điểmtký hiệu là Vt > 0 và có một khoản nợ duy nhất phải trả một lần duy nhất
một lượng bằng B tại một thời điểm T trong tương lai.
Tại thời điểm T, có 2 tình huống xảy ra:
* Hoặc là VT ≥ B, khi đó công ty trả được nợ, và phần chủ sở hữu còn lại sau
khi đã trả nợ là VT - B. Bên cho công ty vay nợ lấy lại được toàn bộ số tiền B theo
hợp đồng vào thời điểm T.
* Hoặc là VT < B, khi đó công ty vỡ nợ, chủ sở hữu của công ty mất toàn bộ
công ty, và bên cho vay chỉ lấy lại được khoản tiền là VT thay vì B.
Như vậy, nếu ta gọi Bt là giá trị của khoản nợ vào thời điểm t, thì ta có:
BT = min(B, VT) = B – max(0, B – VT)
còn giá trị của công ty (sau khi đã trừ nợ) là St = Vt - Bt thỏa mãn công thức:
St = max(0, VT – B)



9

Các công thức trên cho thấy St chính bằng giá trị tại thời điểm t của một
quyền chọn bán kiểu Âu với mệnh giá B, thời điểm đáo hạn T, cho tài sản V của
công ty. Theo nguyên lý cân bằng giữa quyền chọn mua và quyền chọn bán, ta có
thể viết
Bt = exp((T – t)r0)B - Pt
trong đó r0 là lãi suất không rủi ro, còn Pt là giá của quyền chọn bán kiểu Âu
với mệnh giá B, thời điểm đáo hạn B, cho tài sản V của công ty.
Để tính giá trị của St và Bt, Merton dùng mô hình Black-Scholes cho giá
quyền chọn kiểu Âu. Từ đó ta có công thức Black-Scholes cho giá trị Bt của khoản
nợ, với thêm hai tham số: lãi suất không rủi ro, và biến động của V.
Nếu ta viết

thì tức là

khoản nợ tại thời điểmt. Độ chênh lệch

là lãi suất (có rủi ro) của

gọi là chênh lệch lãi suất, và RRTD

càng cao thì chênh lệch lãi suất càng lớn.
Một số hệ quả đơn giản mà quan trọng:
* Bt = exp((T – t)r0)B, trong đó exp((T – t)r0)B chính là giá trị của khoản vay
vào thời điểm nếu như không có rủi ro. Độ chênh lệch exp((T – t)r0)B – Bt =Pt
chính bằng giá trị của quyền chọn bán kiểu Âu.
* Biến động càng lớn thì RRTD càng cao, chênh lệch lãi suất càng lớn, và
giá trị của khoản nợ càng giảm.

* Thời điểm đáo hạn T càng xa thì rủi ro càng cao.
* Vt càng thấp thì RRTD cũng càng cao.
2.2. Cơ sở lý thuyết
2.2.1. Lý thuyết RRTD
RRTD là rủi ro phổ biến nhất đối với tài chính vi mô và các tổ chức tài chính
khác theo bản chất hoạt động của nó. Nó thường là loại rủi ro lớn nhất khi chúng ta
tính toán chúng trên cơ sở tổn thất tiềm năng. Theo Bessis (2003), một số ít thành
viên không trả được nợ có thể dẫn đến tổn thất rất lớn cho tài chính vi mô. Nó được
định nghĩa đơn giản là tiềm năng mà người vay hoặc đối tác không thực hiện các
nghĩa vụ của mình theo các điều khoản đã thỏa thuận. Nó có thể xảy ra khi thành


10

viên trong tài chính vi mô không thể thanh toán hoặc thanh toán không đúng hạn.
Có thể có nhiều lý do để trả nợ không đúng hạn. Trong hầu hết các trường hợp, bên
có nghĩa vụ đang ở trong tình trạng căng thẳng về tài chính và có thể phải đối mặt
với nguy cơ phá sản. Người ta cũng có thể từ chối tuân thủ nghĩa vụ dịch vụ nợ ví
dụ trong trường hợp gian lận hoặc tranh chấp pháp lý.
Có ba cách tiếp cận định lượng chính để phân tích RRTD: cách tiếp cận cơ
cấu, giảm hình thức tiếp cận và tiếp cận thông tin không đầy đủ. Merton (1974) đã
đưa ra một mô hình dựa trên cấu trúc vốn của công ty đã trở thành cơ sở của
phương pháp cấu trúc. Trong cách tiếp cận này, công ty không trả nợ đúng hạn tại
thời điểm trả nợ vay nếu giá trị của nó giảm xuống dưới một số quy định cố định tại
thời điểm T. Kết quả là, vốn chủ sở hữu củacông ty trở thành một yêu cầu bồi
thường tài sản của giá trị tài sản của công ty. Lý thuyết này có liên quan đến nghiên
cứu như RRTD là biến số chính của nghiên cứu. Lý thuyết mô tả cách các nhà quản
lý NHTM hiểu về khái niệm RRTD, làm thế nào những người vỡ nợ cho vay thất
bạitrả khoản vay của họ dẫn đến rủi ro và do đó, các nhà quản lý NHTM nên tìm
chiến lược để thu hồi các khoản vay.

2.2.2. Lý thuyết cho vay thương mại
Lý thuyết cho vay thương mại, còn được gọi là học thuyết hóa đơn thực tế,
lập luận rằng các ngân hàng có vấn đề được mô tả là tiến thoái lưỡng nan về thu
nhập. Lý thuyết này tuyên bố rằng nếu một ngân hàng muốn trở thành nơi an toàn
cho tất cảngười gửi tiền, nó chỉ đơn giản là giữ tất cả các khoản tiền đó trong kho an
toàn hoàn toàn; sau đó bất cứ khi nào người gửi tiền yêu cầu tiền mặt từ NHTM,
nhân viên ngân hàng sẽ chỉ cần mở kho và trả lại tiền cho khách hàng. Điều này sẽ
đảm bảo rằng không có RRTD.Tuy nhiên, điều này đặt ra vấn đề là không có thu
nhập nào được tạo ra cho ngân hàng (Woolcock,1999).
Theo lý thuyết, các nhân viên ngân hàng có thể chọn cách khác để kiểm lời
nhuận cho ngân hàng ngoài việc chỉ giữ tiền mặt an toàn cho khách hàng. Quản lý
RRTD có thể sử dụngtất cả các khoản tiền gửi vào NHTM để thực hiện một khoản
vay để tài trợ cho một khoản vay rủi ro cao.Khoản vay như vậy có thể có tiềm năng


11

thu nhập cao cho ngân hàng, nhưng khoản vay có thể sẽ không có thanh khoản. Sẽ
rất khó để thanh lý để có được tiền mặt khi người gửi tiền muốn rút tiền. Để giải
quyết vấn đề thanh khoản, nhân viên ngân hàng phải nhận ra lợi thếthực hiện các
khoản vay tự thanh lý (hóa đơn thực). Một khoản vay được coi là tự thanh lý nếu nó
được bảo đảm bằng các tài sản có thể được bán lại để trả nợ cho khoản vay giúp
giảm thiểu RRTD. Các khoản vay thuộc loại này có thể đảm bảo các ngân hàng tiếp
tục thanh khoản và kiếm được lợi nhuận. Do đó, thanh khoản và thu nhập làđồng
thời đạt.
2.2.3. Lý thuyết định giá cho vay
Lý thuyết định giá cho vay của (Stieglitz và Weiss, 1981) nói rằng nếu các
NHTM đặt lãi suất quá cao, họ có thể gây ra các vấn đề lựa chọn bất lợi vì những
người vay có rủi ro cao là người sẵn sàng chấp nhận những lãi suất cao này. Các
NHTM có xu hướng luôn đặt lãi suất cao trong khicố gắng kiếm thu nhập lãi tối đa.

Một khi người vay của các khoản vay lãi suất cao này nhận đượccác khoản vay, họ
có thể phát triển hành vi rủi ro đạo đức hay còn gọi là rủi ro đạo đức của người vay
vì họ có khả năng thực hiện các dự án hoặc đầu tư có rủi ro cao (Jigechai, 2004). Để
giảm thiểu rủi ro này, các NHTM sẽ buộc phải kiểm duyệt lãi suất của họ.
Việc xác định lãi suất trong trường hợp lý thuyết định giá cho vay của lãi
suất phụ thuộc vào sự sẵn có của số tiền cho vay. Sự sẵn có của các khoản vay như
vậy dựa trên các yếu tố như sự gia tăng ròng của tiền gửi, số tiền tiết kiệm được
thực hiện, sẵn sàng để tăng cường số dư tiền mặt và cơ hội hình thành vốn mới
(Bibow, 2000). Định giá cho vay là cần thiết cho quản lý của các NHTM; Do nó
ảnh hưởng đến các cấp RRTD, khả năng sinh lời và khả năng cạnh tranh thị trường
của các ngân hàng.
2.2.4. Lý thuyết rủi ro đạo đức
Theo Keeton và Morris (1987), khi vốn chủ sở hữu thấp sẽ làm gia tăng rủi
ro đạo đức do tăng rủi ro của các khoản vay, dẫn đến nợ xấunhiều hơn. Vì vậy, theo
lý thuyết này thì mối quan hệ giữa vốn ngân hàng và RRTD là âm. Những nghiên
cứu thực nghiệm cho kết quả phù hợp với lý thuyết này có thể kể đến kếtquả nghiên


12

cứu của Sufian và Muhamed (2011), Berger và cộng sự (2013); Waemustafa và
cộng sự (2015) nghiên cứu các ngân hàng ở Malaysia từ năm 2000 đến 2010 với kết
quả cho thấy vốn ngân hàng tác động có ý nghĩa đến RRTD.
2.2.5. Lý thuyết về quản lý
Lý thuyết về quản lý đưa ra giả thuyết ngược lại so với lý thuyết rủi ro đạo
đức. Theo lý thuyết này, nhà quản lý thường yêu cầu các ngân hàng tăng vốn chủ sở
hữu tương ứng với mức độ RRTD, do đó mối quan hệ giữa vốn ngân hàng và
RRTD được xác định là dương, tức làrủi ro gia tăng thì vốn ngân hàng cũng tăng
theo.Kết quả thực nghiệm ủng hộ lý thuyết này như nghiên cứu của Pettway (1976).
2.3. Các nghiên cứu trước

2.3.1. Quy mô ngân hàng
Bằng chứng thực nghiệm liên quan đến tác động của quy mô ngân hàng đối
với RRTD không đồng nhất giữa các nghiên cứu. Một số nghiên cứu cho thấy mối
quan hệ âm giữa RRTD và quy mô ngân hàng. Waeibrorheem Waemustafa và
Suriani Sukri (2015) nghiên cứu các yếu tố tác động đến RRTD tại 15 ngân hàng
thông thường và 13 ngân hàng Hồi giáo ở Malaysia trong giai đoạn 2000 – 2010,
Somanadevi Thiagarajan và cộng sự (2011) nghiên cứu các yếu tố tác động đến
RRTD tại các ngân hàng ở Ấn Độ trong giai đoạn 2001-2010, nghiên cứu của Hess
và cộng sự (2008) trên 32 ngân hàng Australia trong giai đoạn 1980 – 2005 và JinLi Hu & ctg (2004). Theo những nghiên cứu này, quy mô ngân hàng và RRTD có
mối quan hệ âm, điều này có nghĩa là các ngân hàng lớn có hệ thống quản lý rủi ro
tốt hơn và nắm giữ danh mục cho vay ít rủi ro hơn nên có thể hạn chế được RRTD
so với những ngân hàng có qui mô nhỏ.
Cũng có những nghiên cứu cung cấp bằng chứng về mối liên hệ dương giữa
quy mô ngân hàng và RRTD (Rajan và Dhal, 2003). Kết quả này phù hợp với các
nghiên cứu tại Việt Nam của Nguyễn Thị Ngọc Diệp và Nguyễn Minh Kiều (2014);
Bùi Ngọc Toản (2015), Nguyễn Thị Kim Anh (2017)
Tuy nhiên, Daniel Foos cộng sự (2010) không tìm thấy tác động có ý nghĩa
củaqui mô ngân hàng đến RRTD ngânhàng. Nabila Zribi & Younes Boujelbène


13

(2011) nghiên cứu 10 NHTM trong khoảng thời gian từ năm 1995 đến năm 2008 ở
Tunisia cũng cho kết quả tương tự. Các ngân hàng ở Tunisia có qui mô gần như
tương tự nhau và phần lớn trong số đó phù hợp với quy định, yêu cầu của hệ thống
ngân hàng nên qui mô ngân hàng không tác động đến RRTD ngân hàng. Tại Việt
Nam, Võ Thị Quý và Bùi Ngọc Toản (2014) cũng cho kết quả nghiên cứu tương
đồng, nghĩa là biến quy mô ngân hàng tác động không có ý nghĩa đến RRTD.
Giả thuyết 1: quy mô ngân hàng tác động cùng chiều đến RRTD.
2.3.2. Khả năng sinh lời của ngân hàng

Khả năng sinh lời phản ánh cách các ngân hàng được điều hành dựa trên môi
trường mà các ngân hàng hoạt động. Trong thực tế, lợi nhuận được sử dụng để phản
ánh chất lượng của quản lý ngân hàng và hành vi của các cổ đông, hiệu quả và khả
năng quản lý rủi ro. Do đó, Tilahun Aemiro Tehulu và Dugasa Rafisa Olana (2014)
đã đưa biến khả năng sinh lời của ngân hàng (đo lường bằng tỷ lệ thu nhập lãi thuần
trên tổng tài sản) vào nghiên cứu các yếu tố tác động đến RRTD tại các ngân hàng
Ethiopian và phát hiện ra mối quan hệ âm giữa khả năng sinh lời của ngân hàng và
RRTD ngân hàng.
Giả thuyết 2: khả năng sinh lời của ngân hàng tác động ngược chiều đến
RRTD.
2.3.3. VCSH trên tổng tài sản của ngân hàng
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản được sử dụng để đánh giá sự đủ nguồn
vốn, an toàn và lành mạnh về tài chính của một ngân hàng. Nếu tỷ số này thấp có
nghĩa ngân hàng sử dụng đòn bẩy tài chính cao, điều này chứa đựng rất nhiều rủi ro
và có thể làm cho lợi nhuận ngân hàng giảm khi chi phí sử dụng vốn cao. Ngân
hàng có thể tăng nguồn vốn sở hữu thông qua huy động vốn từ các nhà đầu tư hoặc
không chia cổ tức cho các cổ đông. Vốn chủ sở hữu chính là tấm đệm, là phòng
tuyến cuối cùng để chống đỡ các rủi ro khác nhau, trong đó có RRTD của ngân
hàng.
Hoạt động ngân hàng bị ảnh hưởng bởi số lượng, chất lượng và tính thanh
khoản của tài sản và nợ của ngân hàng và bởi chất lượng quản lý ngân hàng. Một


14

ngân hàng hoạt động trong một nền kinh tế thịnh vượng, với chất lượng tài sản tốt
và tính thanh khoản cao liên quan đến biến động tiền gửi, điều kiện kinh tế và có
một cơ chế quản lý hợp lý có thể sẽ cần một lượng vốn để duy trì khả năng thanh
toán đầy đủ. Một sự thay đổi bất lợi trong bất kỳ yếu tố nào trong số này sẽ làm
tăng khả năng mất khả năng thanh toán và sẽ cần thêm vốn. Vì vậy, vốn là một phần

đệm để bù lỗ, thành phần tài sản càng rủi ro, càng cần nhiều vốn để duy trì mức độ
nhất định. Tương tự, các khoản nợ tập trung và không ổn định, rủi ro càng lớn,
lượng VCSH trên tổng tài sản cần thiết để duy trì khả năng thanh toán càng lớn.
Giả thuyết 3: VCSH trên tổng tài sản của ngân hàng tác động ngược chiều
đến RRTD.
2.3.4. Thanh khoản của ngân hàng
Waeibrorheem Waemustafa và Suriani Sukri (2015) nghiên cứu các yếu tố
tác động đến RRTD tại 15 ngân hàng thông thường và 13 ngân hàng Hồi giáo ở
Malaysia trong giai đoạn 2000 - 2010 nhận thấy thanh khoản của ngân hàng có mối
quan hệ âm và có ý nghĩa với RRTD tại các ngân hàng thông thường, nhưng lại
không có ý nghĩa đối với RRTD tại các ngân hàng Hồi giáo. Nghiên cứu này cho
thấy tại các ngân hàng thông thường ở Malaysia thanh khoản càng cao rủi ro càng
thấp, phát hiện này phù hợp với nghiên cứu của Cornett et al. (2011)
Tuy nhiên, Nor Hayati Ahmad và Mohamed Arif (2007) phát hiện tỷ lệ thanh
khoản có tác động cùng chiều đáng kể đến RRTD ở một số quốc gia: Úc, Ấn Độ,
Hàn Quốc và Mỹ. Phát hiện này cho thấy rằng các ngân hàng vớitài sản lỏng hơn có
xu hướng có RRTD cao hơn. Giải thích cho phát hiện trái với lý thuyết thực nghiệm
này là các ngân hàng được thúc đẩy để giữ tài sản ngắn hạn hoặc cho vay bằng lãi
suất ngắn hạn để nắm giữ nhiều tài sản lưu động hơn (đặc biệt là tronggiai đoạn
khủng hoảng) để tránh thị trường lãi suất thay đổi nhanh chóng trong thời kỳ khủng
hoảng. Trong khi các ngân hàng có thể kiếm thu nhập cao hơn từ việc chuyển đổi
các tài sản lưu động này thành tiền mặt với lãi suất cao hơn, lãi suất cao có thể
khiến nhiều người vay ngân hàng gặp vấn đề về dòng tiền, khiến họ không thể trả
nợ, do đó làm tăng RRTD.


15

Khác với kết quả của các nghiên cứu trên, Tilahun Aemiro Tehulu và Dugasa
Rafisa Olana (2014) không tìm thấy mối quan hệ có ý nghĩa giữa thanh khoản ngân

hàng và RRTD.
Giả thuyết 4: Thanh khoản của ngân hàng tác động ngược chiều đến RRTD.
2.3.5. TTTD của ngân hàng
TTTD có nghĩa là mở rộng tín dụng của các ngân hàng. Tăng trưởng cho vay
quá nhanh, cũng như sự sụt giảm mạnh về mức vốn ngân hàng là những nguyên
nhân gây suy giảm sức khỏe tài chính của ngân hàng và có thể được sử dụng như là
cảnh báo sớm về các khoản vay có vấn đề trong tương lai (Das và Ghosh, 2007).
Nhiều nghiên cứu trước đây đã tìm ra bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa
TTTD và RRTD. Có quan điểm cho rằng TTTD tác động cùng chiều với RRTD;
ngược lại cũng có quan điểm cho rằng TTTD tác động ngược chiều với RRTD.
Keeton (1999) nghiên cứu các ngân hàng tại Mỹ giai đoạn 1982 – 1996 cho
rằng TTTD có thể làm tăng RRTD hoặc làm giảm RRTD tùy thuộc vào nguyên
nhân của sự TTTD.
Foos và cộng sự (2010) sử dụng dữ liệu từ hơn 10.000 ngân hàng của 14
quốc gia lớn ở phương Tây trong giai đoạn 1997 -2005 đã tìm thấy tác động cùng
chiều giữa tăng trưởng cho vay sau 2, 3 năm đến RRTD; Somanadevi Thiagarajan
và cộng sự (2011) đã sử dụng mô hình kinh tế lượng để nghiên cứu tại các NHTM
Ấn Độ giai đoạn 2001 – 2010 và kết quả chothấy tác động cùng chiều giữa tăng
trưởng cho vay sau 2 năm đến RRTD. Sinkey và Greenawalt (1991) phân tích các
ngân hàng lớn ở Mỹ trong giai đoạn 1984 – 1987 và thấy rằng tăng trưởng cho vay
trung bình trong quá khứ tác động cùng chiều đến RRTD hiện tại.
Ngược lại, Clair (1992) sử dụng dữ liệu của các ngân hàng cá nhân tại Texas
trong giai đoạn 1976 -1980 đã phát hiện tác động ngược chiều giữa tăng trưởng cho
vay trong năm đầu tiên với RRTD. Pattarathammas và Mongkonkiattichai (2012) sử
dụng dữ liệu của 1.220 ngân hàng châu Á và tổ chức tài chính ở mười lăm quốc gia
thuộc ba khu vực (Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á) cũng tìm ra tác động ngược
chiều giữa TTTD với độ trễ 1, 2, 3 năm và RRTD.Tương tự, Laidrooa và


16


Mannasoob (2013) nghiên cứu dữ liệu của các ngân hàng từ 15 quốc gia Trung và
Đông Âu trong giai đoạn 2004– 2010 đã tìm ra tác động ngược chiều giữa TTTD
với độ trễ 1, 2 năm và RRTD.
Tại Việt Nam, Nguyễn Thị Ngọc Diệp và Nguyễn Minh Kiều (2015) tìm
được bằng chứng cho thấy TTTD tác động cùng chiều với RRTD khi nghiên cứu 32
ngân hàng tại Việt Nam trong giai đoạn 2010 -2013. Ngược lại, Võ Thị Quý và Bùi
Ngọc Toản (2014) nghiên cứu tại 26 NHTM Việt Nam giai đoạn 2009 – 2012 tìm ra
mối quan hệ âm giữa TTTD với độ trễ 1, 2 năm và RRTD.
Giả thuyết 5: TTTD tác động cùng chiều đến RRTD.
2.3.6. Tổng chi phí hoạt động trên tổng tài sản
Vì hiệu quả là rất quan trọng đối với khả năng cạnh tranh và các vấn đề quản
lý rủi ro của ngân hàng, do đó, Somanadevi Thiagarajan & ctg (2011) đã đưa biến
đo lường hoạt động tỷ lệ tổng chi phí hoạt động trên tổng dư nợ (được đo bằng tỷ lệ
tổng chi phí hoạt động trên tổng tài sản) vào nghiên cứu các yếu tố tác động đến
RRTD tại các ngân hàng ở Ấn Độ trong giai đoạn từ năm 2001-2010 và cho kết quả
tỷ lệ tổng chi phí hoạt động trên tổng tài sản có mối quan hệ dương với RRTD. Kết
quả này tương tự với nghiên cứu của Tilahun Aemiro Tehulu và Dugasa Rafisa
Olana (2014) tại 10 NHTM cả thuộc sở hữu nhà nước và tư nhân trong giai đoạn
2007 đến 2011 ở Ethiopian. Người quản lý không hiệu quả sẽ không đối phó thành
công với quy trình cấp và giám sát các khoản vay do đó sẽ làm giảm chất lượng tín
dụng của ngân hàng và làm gia các vấn đề của các khoản vay (Salas và Saurina,
2002). Các ngân hàng kém hiệu quả nắm giữ danh mục đầu tư rủi ro hơn (Lis, Pages
và Saurina, 2000). Nhưng nghiên cứu của Berger và De Young (1997), quản lý kém
trong các tổ chức ngân hàng dẫn đến chất lượng kém các khoản vay, và do đó, làm
gia tăng các khoản nợ xấu. Các nghiên cứu cho rằng việc quản lý không hiệu quả sẽ
khiến ngân hàng hoạt động kém hiệu quả và ảnh hưởng đến quá trình cấp vốn vay
và dẫn đến các khoản nợ xấu cao hơn.
Giả thuyết 6: Tỷ lệ tổng chi phí hoạt động trên tổng tài sản của ngân hàng tác
động cùng chiều RRTD.



×