Tải bản đầy đủ (.pdf) (165 trang)

Đối chiếu từ đồng nghĩa trong tiếng anh và tiếng việt trên bình diện ngữ nghĩa và ngữ dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.46 MB, 165 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN THỊ LỆ DUNG

ĐỐI CHIẾU TỪ ĐỒNG NGHĨA TRONG TIẾNG ANH VÀ
TIẾNG VIỆT TRÊN BÌNH DIỆN NGỮ NGHĨA VÀ
NGỮ DỤNG

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh – đối chiếu
Mã số: 62.22.02.41

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
GS. TS. NGUYỄN ĐỨC TỒN

HÀ NỘI, 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả trong luận văn là trung thực, chưa từng được ai công bố ở đâu và trong bất kì
công trình nào khác.

Tác giả

Trần Thị Lệ Dung



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ....................................... 7
1.1. Dẫn nhập ............................................................................................................. 7
1.2. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài về từ đồng nghĩa ......................................... 7
1.3. Tình hình nghiên cứu ở trongnƣớc về từ đồng nghĩa ........................................ 23
1.4.Tình hình nghiên cứu đối chiếu từ đồng nghĩa Anh-Việt ................................... 27
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .............. 29
2.1 Phân biệt các khái niệm: “Hiện tƣợng đồng nghĩa”, “đơn vị từ vựng đồng
nghĩa” và “từ đồng nghĩa”......................................................................................... 29
2.2. Các thủ pháp nhận diện từ đồng nghĩa .............................................................. 36
2.3. Quan điểm của luận án về từ đồng nghĩa ........................................................... 37
2.4. Hiện tƣợng chuyển nghĩa của từ và từ đồng nghĩa ........................................... 38
2.5. Trƣờng từ vựng và những vấn đề về từ đồng nghĩa ........................................ 41
2.6. Ngữ nghĩavà ngữ dụngcủatừ ............................................................................. 46
Chƣơng 3: ĐỐI CHIẾU TỪ ĐỒNG NGHĨA TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT
TRÊN TRÊN BÌNH DIỆN NGỮ NGHĨA ............................................................ 59
3.1. Dẫn nhập ........................................................................................................... 59
3.2. Đối chiếu ngữ nghĩa một số dãy động từ đồng nghĩa trong tiếng Anh
và tiếng Việt ............................................................................................................. 60
3.3. Đối chiếu ngữ nghĩa một số dãy tính từ đồng nghĩa trong tiếng Anh
và tiếng Việt ............................................................................................................. 83
3.4. Đối chiếu ngữ nghĩa một số dãy danh từ đồng nghĩa trong tiếng Anh
và tiếng Việt .............................................................................................................. 89
Chƣơng 4: ĐỐI CHIẾU CÁC TỪ ĐỒNG NGHĨA TRONG TIẾNG ANH VÀ
TIẾNG VIỆT TRÊN BÌNH DIỆN NGỮ DỤNG. .............................................. 101
4.1. Dẫn nhập. ......................................................................................................... 101
4.2.Đối chiếu ngữ dụng dãy động từ đồng nghĩa trong tiếng Anh
tiếng Việt . .............................................................................................................. 104
4.3.Đối chiếu ngữ dụng dãy tính từ đồng nghĩa trong tiếng Anh

và tiếng Việt ........................................................................................................... 119
4.4.Đối chiếu ngữ dụng dãy danh từ đồng nghĩa trong tiếng Anh
và tiếng Việt ........................................................................................................... 129
4.5. Đối chiếu ngữ dụng hƣ từ đồng nghĩa trong tiếng Anh
và tiếng Việt theo sự đánh giá về số lƣợng ............................................................. 134
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 148
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ............................... 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................. 152


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giao tiếp là nhu cầu tất yếu của mỗi con ngƣời trong xã hội. Thông qua
giao tiếp, mỗi thành viên không chỉ đơn thuần truyền đạt thông tin khách
quan mà còn nhằm chinh phục đối tƣợng tiếp ngôn hay thể hiện sự đánh giá,
bộc lộ tình cảm để đạt đƣợc các mục đích khác nhau trong quá trình giao tiếp
ngôn ngữ.
Để có thể biểu hiện tƣ duy, tình cảm của mình một cách chính xác, rõ
ràng và cao hơn là diễn đạt đƣợc nội dung tƣ tƣởng, tình cảm đó một cách đa
dạng, hấp dẫn và tinh tế, rất cần sử dụng các phƣơng tiện đồng nghĩa về từ
vựng và đồng nghĩa về ngữ pháp. Nhờ có các phƣơng tiện đồng nghĩa về từ
vựng và ngữ pháp, chúng ta có thể tránh đƣợc sự diễn đạt trùng lặp một từ
trong câu, trùng lặp một câu trong đoạn văn... Chính các từ và các kết cấu ngữ
pháp diễn đạt các nội dung đồng nghĩa đã giúp chúng ta đa dạng hoá đƣợc
cách diễn đạt, do đó tránh đƣợc sự diễn đạt trùng lặp, khiến cho câu văn
phong phú về kiểu loại và uyển chuyển hơn, có vần nhịp hơn khi cần thiết và
điều này đặc biệt cần thiết khi chúng ta học và sử dụng một ngoại ngữ. Nhƣng
thực tế việc hiểu và sử dụng từ đồng nghĩa của một ngoại ngữ đúng chỗ và
phù hợp với ngôn cảnh là điều không hề đơn giản.
Hiện nay, xu thế hội nhập thế giới đang ngày càng phát triển, việc tiếp

xúc giữa các quốc gia, dân tộc, giữa các cộng đồng văn hoá – ngôn ngữ ngày
càng mở rộng. Nhƣ một hệ quả tất yếu, việc dạy và học tiếng Anh đã trở
thành một nhu cầu khách quan cần thiết nhằm đáp ứng việc trao đổi, giao tiếp
giữa các cộng đồng ngôn ngữ - văn hoá khác nhau. Từ thực tế đó, nhiều công
trình đối chiếu giữa hai ngôn ngữ Anh và Việt đã ra đời để tìm ra các đặc
điểm tƣơng đồng và dị biệt giữa hai ngôn ngữ phục vụ cho việc giảng dạy
tiếng trong nhà trƣờng, biên soạn các loại từ điển và tài liệu phục vụ cho việc
biên phiên dịch...

1


Tuy nhiên, trong các công trình nghiên cứu đối chiếu giữa các ngôn
ngữ nói chung, giữa tiếng Anh và tiếng Việt nói riêng, xƣa nay các nhà
nghiên cứu thƣờng đối chiếu các hiện tƣợng thuộc bình diện ngữ âm- âm vị,
ngữ pháp hoặc các trƣờng từ vựng - ngữ nghĩa cụ thể để chỉ ra những điểm
tƣơng đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ nhằm phục vụ cho mục đích khác
nhau, trong đó có việc dạy và học ngoại ngữ. Riêng sự đối chiếu từ đồng
nghĩa giữa các ngôn ngữ nói chung, giữa tiếng Anh và tiếng Việt nói riêng,
cho đến nay hầu nhƣ chƣa đƣợc thực hiện trong công trình lí luận chuyên biệt
nào. Đây là công việc rất khó khăn và phức tạp bởi nó đòi hỏi nhà nghiên cứu
không những phải nhận ra đƣợc sự giống nhau và khác biệt ngữ nghĩa giữa
các từ đồng nghĩa trong mỗi ngôn ngữ mà còn phải chỉ ra đƣợc sự giống và
khác nhau giữa các từ đồng nghĩa tƣơng ứng với nhau giữa hai ngôn ngữ
đƣợc đối chiếu.
Chính vì thế việc nghiên cứu đối chiếu các từ đồng nghĩa trong tiếng
Anh và tiếng Việt là một đề tài có tính cấp thiết. Do vậy, luận án đặt vấn đề
nghiên cứu “Đối chiếu từ đồng nghĩa trong tiếng Anh và tiếng Việt trên
bình diện ngữ nghĩa và ngữ dụng”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án hƣớng đến mục đích:
- Góp phần phát triển lí thuyết về từ đồng nghĩa qua việc chỉ ra những
điểm tƣơng đồng và khác biệt giữa các từ đồng nghĩa tƣơng ứng với nhau
giữa hai ngôn ngữ Anh-Viêt trên bình diện ngữ nghĩa và ngữ dụng.
- Nhằm phục vụ việc dạy và học tiếng Anh và tiếng Việt nhƣ một
ngoại ngữ, nâng cao hiệu quả sử dụng ngôn ngữ cho ngƣời học.
- Phục vụ cho việc biên soạn từ điển giải thích, từ điển đối chiếu từ
đồng nghĩa và công tác biên phiên dịch giữa hai ngôn ngữ Anh –Việt.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích nói trên, luận án sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau:

2


- Tổng quan tình hình nghiên cứu từ đồng nghĩa và đối chiếu từ đồng
nghĩa trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam;
- Xác định những cơ sơ lí thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu liên quan
đến đề tài;
- Thu thập từ các cuốn từ điển đồng nghĩa tiếng Anh và tiếng Việt một số
dãy từ đồng nghĩa có các từ trung tâm của dãy có ý nghĩa tƣơng đƣơng
với nhau để làm ngữ liệu đại diện phục vụ cho việc nghiên cứu đối
chiếu;
- Miêu tả ngữ nghĩa của từng đơn vị trong các dãy đồng nghĩa của mỗi
ngôn ngữ;
- Đối chiếu các từ đồng nghĩa tƣơng ứng trong các dãy từ đồng nghĩa của
hai ngôn ngữ Anh và Việt;
- Giải thích những điểm giống và khác nhau của các từ đồng nghĩa trong
hai ngôn ngữ Anh và Việt về phƣơng diện ngữ nghĩa và ngữ dụng;
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là các từ đồng nghĩa trong tiếng Anh
và tiếng Việt.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận án là phƣơng diện ngữ nghĩa và ngữ dụng
của các từ đồng nghĩa tiếng Anh trong sự đối chiếu với tiếng Việt và chỉ
nghiên cứu nghĩa gốc của các từ đồng nghĩa. Luận án cũng chỉ nghiên cứu các
thông tin ngữ dụng đã có sẵn, đƣợc cố định hóa, từ vựng hóa trong ngữ nghĩa
của các từ đồng nghĩa.
3.3. Tư liệu nghiên cứu
Nhƣ chúng ta biết, số lƣợng từ nói chung, số lƣợng các từ đồng nghĩa
nói riêng, trong mỗi ngôn ngữ là rất lớn, hiện tƣợng đồng nghĩa lại xảy ra ở
mọi từ loại, cả thực từ lẫn hƣ từ, nhất là đối với từ loại động từ và tính từ do ý
nghĩa biểu niệm nổi trội của hai từ loại này so với nghĩa danh từ. Mặt khác,
do sự hạn chế về thời gian và dung lƣợng của luận án nên chúng tôi không
3


thể đối chiếu đƣợc tất cả các từ đồng nghĩa trong hai ngôn ngữ Anh và Việt.
Bởi vậy, chúng tôi buộc phải áp dụng phƣơng pháp nghiên cứu trƣờng hợp,
lựa chọn một số dãy đồng nghĩa có từ trung tâm mang ý nghĩa tƣơng đƣơng
nhau trong hai ngôn ngữ thuộc những từ loại khác nhau từ các cuốn từ điển từ
đồng nghĩa, sổ tay dùng từ, các từ điển giải thích và từ điển đối chiếu song
ngữ Anh-Việt. Các dãy từ đồng nghĩa đƣợc thu thập theo cách đó đƣợc coi là
tƣ liệu đại diện để phục vụ cho sự phân tích đối chiếu. Tuy nhiên, luận án có
sự ƣu tiên đối chiếu nhiều hơn các dãy động từ và tính từ đồng nghĩa do hiện
tƣợng đồng nghĩa xuất hiện phổ biến hơn ở hai từ loại này so với danh từ nhờ
ý nghĩa biểu niệm nổi trội của chúng nhƣ đã nêu..
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận nghiên cứu

Luận án sử dụng phƣơng pháp luận nghiên cứu duy vật biện chứng để
xem xét phân tích ngữ nghĩa và ngữ dụng của mỗi từ đồng nghĩa trong mối
quan hệ hệ thống với các đơn vị khác trong mỗi dãy từ đồng nghĩa nói riêng,
trong hệ thống từ vựng của mỗi ngôn ngữ nói chung, và trong mối quan hệ
với thực tế khách quan của mỗi cộng đồng dân tộc bản ngữ Anh và Việt.
4.2.Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây.
- Phương pháp so sánh - đối chiếu
Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để đối chiếu các dãy từ đồng nghĩa
tƣơng đƣơng nhau về ý nghĩa giữa hai ngôn ngữ Anh và Việt nhằm tìm ra
những nét tƣơng đồng và khác biệt về ngữ nghĩa và ngữ dụng của chúng.
- Phương pháp miêu tả
Đây là phƣơng pháp quan trọng để miêu tả hoạt động của các từ đồng
nghĩa trong ngữ cảnh sử dụng nhằm chỉ ra sự giống nhau và khác nhau về ngữ
nghĩa và ngữ dụng của chúng khi đối chiếu.
- Phương pháp phân tích thành tố nghĩa

4


Phƣơng pháp phân tích thành tố nghĩa đƣợc sử dụng để phân tích cấu
trúc nghĩa của các từ đồng nghĩa nhằm xác định các nét nghĩa khu biệt của
chúng, từ đó có thể chỉ ra các nét nghĩa giống và khác nhau giữa chúng.
- Thủ pháp thống kê
Thủ pháp này đƣợc sử dụng để chỉ ra mức độ phổ biến qua số lƣợng,
tần số xuất hiện của các hiện tƣợng ngữ nghĩa và ngữ dụng của các từ đồng
nghĩa đƣợc đối chiếu trong tiếng Anh và tiếng Việt.
Ngoài ra chúng tôi còn áp dụng một số phƣơng pháp và thủ pháp
nghiên cứu từ đồng nghĩa do Nguyễn Đức Tồn đề xuất. Đó là:
- Thủ pháp dùng kết cấu đồng nhất “A là B”, đảo lại “B là A” để xác

định các đơn vị đồng nghĩa. Thủ pháp này đƣợc sử dụng để loại bỏ các từ
không đồng nghĩa với từ trung tâm của dãy đồng nghĩa nhƣng lại đƣợc các
soạn giả đƣa vào dãy đồng nghĩa, chẳng hạn, các từ chỉ cùng chủ đề với từ
trung tâm, nhƣ ao, hồ, đầm, ...
- Phương pháp xác lập ngữ cảnh trống để tìm sự khu biệt ngữ nghĩa của
các đơn vị đồng nghĩa;
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp đƣợc sử dụng để nghiên cứu
trên một số dãy đồng nghĩa đại diện trong tiếng Anh và tiếng Việt đƣợc chọn
theo tiêu chí: có từ trung tâm của dãy đồng nghĩa với nhau ở nghĩa gốc và có
số lƣợng các đơn vị trong dãy đủ lớn để có thể đối chiếu chỉ ra đƣợc sự tƣơng
đồng và khác biệt về ngữ nghĩa và ngữ dụng giữa hai ngôn ngữ theo yêu cầu
của Ngôn ngữ học so sánh - đối chiếu.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu đối chiếu các từ đồng nghĩa
trong tiếng Anh và tiếng Việt, do vậy đây cũng là công trình đầu tiên trong
nghiên cứu ngôn ngữ học chỉ ra cụ thể những điểm giống nhau và khác nhau
về ngữ nghĩa và ngữ dụng của các từ đồng nghĩa, phục vụ hữu ích cho việc
dạy và học tiếng Anh và tiếng Việt nhƣ một ngoại ngữ, phục vụ cho việc biên
soạn từ điển giải thích, từ điển đối chiếu từ đồng nghĩa và công tác biên phiên
dịch giữa hai ngôn ngữ Anh –Việt. Đồng thời các kết quả nghiên cứu góp phần
5


bổ sung, làm sâu sắc thêm và phát triển lí thuyết về từ đồng nghĩa vốn còn ít
đƣợc nghiên cứu ở Việt Nam. Ngoài ra luận án còn có đóng góp nhất định trong
việc đề xuất cách thức đối chiếu các từ đồng nghĩa trong hai ngôn ngữ.
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lí luận
Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu đối chiếu từ đồng nghĩa, nhờ
vậy đã làm sáng tỏ đƣợc đặc trƣng ngữ nghĩa, ngữ dụng của các từ đồng nghĩa

trong tiếng Anh và tiếng Việt. Từ đó các kết quả nghiên cứu góp phần bổ
sung, làm sâu sắc thêm và phát triển lí thuyết về từ đồng nghĩa vốn còn ít
đƣợc nghiên cứu ở Việt Nam.
Ngoài ra luận án còn có đóng góp nhất định trong việc đề xuất cách thức
đối chiếu các từ đồng nghĩa trong hai ngôn ngữ.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Các kết quả nghiên cứu của luận án giúp ích cho việc phân tích, lĩnh
hội cái hay, cái đẹp về phƣơng tiện biểu đạt của tiếng Anh và tiếng Việt; phục
vụ thiết thực cho việc giảng dạy và học tập tiếng Anh trong nhà trƣờng nói
chung, giúp ngƣời nƣớc ngoài học tiếng Việt thuận lợi hơn nói riêng. Kết quả
nghiên cứu còn có thể đƣợc sử dụng để biên soạn từ điển giải thích, từ điển từ
đồng nghĩa và từ điển đối chiếu từ đồng nghĩa giữa hai ngôn ngữ Anh và
Việt; biên soạn tài liệu giảng dạy biên dịch và phiên dịch giữa hai ngôn ngữ
Anh và Việt.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chƣơng 2 : Cơ sở lí luận liên quan đến đề tài của luận án
Chƣơng 3: Đối chiếu từ đồng nghĩa trong tiếng Anh và tiếng Việt trên
bình diện ngữ nghĩa
Chƣơng 4: Đối chiếu từ đồng nghĩa trong tiếng Anh và tiếng Việt trên bình
diện ngữ dụng.

6


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Dẫn nhập
Nghiên cứu từ đồng nghĩa là một lĩnh vực lí thú bởi nó không chỉ hàm

chứa cách suy nghĩ, những tƣ tƣởng, tình cảm rất tinh tế của mỗi cộng đồng
dân tộc mà còn là nơi tàng trữ những kinh nghiệm sống đƣợc lƣu truyền qua
nhiều thế hệ và có giá trị trƣờng tồn cho mai sau. Các từ đồng nghĩa và kết
cấu ngữ pháp đồng nghĩa có ý nghĩa rất to lớn. Chúng giúp chúng ta biểu hiện
đƣợc tƣ tƣởng, tình cảm của mình một cách chính xác hơn, có hình ảnh hơn,
giàu sức biểu cảm hơn. Các từ đồng nghĩa thuộc những phong cách ngôn ngữ
khác nhau là cực kì phong phú và đa dạng. Nếu chúng ta chọn lựa đƣợc chính
xác một từ nào đó trong một dãy đồng nghĩa hoặc chọn đƣợc đúng một kết
cấu đồng nghĩa nào đó thì khi đó chúng ta sẽ giải quyết tốt đƣợc nhiệm vụ
diễn đạt chính xác nội dung tƣ tƣởng. Có nhiều trƣờng hợp các từ đồng nghĩa
còn giúp giải quyết những nhiệm vụ thuần tuý có tính chất kĩ thuật trong diễn
đạt ngôn ngữ. Đó là khi nhờ có các từ đồng nghĩa mà chúng ta có thể tránh
đƣợc sự diễn đạt trùng lặp do chỉ sử dụng một từ nào đó cứ lặp đi lặp lại trong
cùng một câu. Chính các kết cấu ngữ pháp đồng nghĩa cũng giúp chúng ta đa
dạng hoá đƣợc cách diễn đạt, do đó tránh đƣợc sự diễn đạt trùng lặp, làm cho
câu văn đa dạng về kiểu loại và uyển chuyển hơn. Chính vì vậy, từ lâu các
nhà nghiên cứu đã rất quan tâm đến việc nghiên cứu hiện tƣợng đồng nghĩa.
Nhiều công trình nghiên cứu về từ đồng nghĩa trong các ngôn ngữ đã ra đời.
1.2. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài về từ đồng nghĩa
1.2.1. Nghiên cứu từ đồng nghĩa ở các ngôn ngữ khác tiếng Anh
Theo Nguyễn Đức Tồn [66, tr.23-62], các nhà thông thái La Mã đã chỉ
ra rằng các từ đồng nghĩa không chỉ có sự giống nhau mà còn có cả những sự
khác biệt nhau về ý nghĩa.
Thế kỉ XVIII, ngƣời Pháp đã xác định đƣợc bản chất của từ đồng nghĩa.
Năm 1718, Gira đã xuất bản tác phẩm đồ sộ "Tính chính xác của tiếng Pháp,
7


hay là ý nghĩa khác nhau của các từ có thể là các từ đồng nghĩa" . Boze đã
thu thập các từ đồng nghĩa tiếng Pháp và xuất bản thành một cuốn sách. Sau

đó một số năm, linh mục Rubo đã xuất bản cuốn "Đại từ điển đồng nghĩa".
Đến giữa thế kỉ XIX, B. Lafaye (1857) đã xuất bản "Từ điển từ đồng nghĩa cỡ
lớn" dày 1525 trang, tập hợp và giải thích đƣợc khá nhiều từ đồng nghĩa. B.
Lafaye có đóng góp rất quan trọng vào lí thuyết từ đồng nghĩa đƣợc trình bày
ở phần Mở đầu. Sang thế kỉ XX ở Pháp còn có những cuốn từ điển từ đồng
nghĩa khác, chẳng hạn, từ điển của Bally (xuất bản năm 1947), "Từ điển từ
đồng nghĩa" (Dictionaire des synonymes) của Henri Benac (đƣợc xuất bản ở
Paris năm 1956). Những cuốn từ điển này đều đƣợc biên soạn theo phƣơng
pháp của B. Lafaye nhƣng có sự cải tiến. Cụ thể là các soạn giả này đã tập
hợp các từ đồng nghĩa hoàn toàn hoặc các từ gần nghĩa rồi giải thích nghĩa
của từ trung tâm và các từ trong nhóm, đồng thời có nêu sự khác nhau về sắc
thái ý nghĩa của chúng.
Thế kỉ XIX, ở Đức đã xuất bản những cuốn từ điển từ đồng nghĩa của J.
B. Mayer (1841) và của D. Saunde (1871). Đến thế kỉ XX cũng ở Đức đã có
thêm một số cuốn từ điển khác, chẳng hạn nhƣ các cuốn từ điển từ đồng nghĩa
của J. Eberhand (1910) và của Hoffman (1936). Cuốn từ điển từ đồng nghĩa
của Hoffman cỡ nhỏ, gồm 4.000 từ đƣợc xếp theo thứ tự chữ cái. Tác giả đã
đƣa vào cuốn từ điển này các từ đồng nghĩa đƣợc quan niệm khá rộng, cụ thể
là cả những từ có ý nghĩa gần nhau nhƣng khác nhau về cách sử dụng; hoặc
những từ khác nhau về nghĩa và cách sử dụng, nhƣng đƣợc thống nhất theo
cùng một chủ đề.
Năm 1974, Herbent Gurner und G'unter Kempske đã xuất bản cuốn "Từ
điển từ đồng nghĩa" (Synonyms worte buch) dày 643 trang. Cuốn từ điển
này xác định từ đồng nghĩa theo nguyên tắc sau: chọn một từ làm từ chính
của dãy đồng nghĩa rồi dựa trên cơ sở các nghĩa khác nhau của nó mà đƣa ra
các từ đồng nghĩa với từng ý nghĩa.
Nhƣ vậy, thành tựu chủ yếu về từ đồng nghĩa ở phƣơng Tây là biên soạn
8



các từ điển từ đồng nghĩa. Các công trình nghiên cứu riêng về lí thuyết từ
đồng nghĩa chƣa có nhiều.
Thành tựu nghiên cứu về lí thuyết từ đồng nghĩa và biên soạn các từ điển
từ đồng nghĩa nhiều nhất là ở nƣớc Nga, đặc biệt là ở thời kì Xô viết.
Công trình đầu tiên ít nhiều đề cập đến vấn đề từ đồng nghĩa là cuốn "Từ
điển Nga Slavơ và tƣờng giải các tên gọi" do P. Berƣnđa biên soạn và đƣợc
xuất bản ở Kiép năm 1627. "Từ điển" này chỉ mới là thử nghiệm đầu tiên
nghiên cứu về các từ đồng nghĩa.
Năm 1783, D. I. Fônvizin xuất bản cuốn "Thử nghiệm từ điển từ đồng nghĩa
Nga" gồm có 32 dãy từ đồng nghĩa với gần 110 từ. Cuốn từ điển này là công
trình đầu tiên thuộc loại từ điển từ đồng nghĩa, trong đó D. I. Fônvizin đã trình
bày quan điểm của mình về bản chất của từ đồng nghĩa mà cho đến nay vẫn còn
giữ nguyên giá trị. Chẳng hạn, theo D. I. Fônvizin : "Trên đời này không bao giờ
có các từ có cùng một ý nghĩa nhƣ nhau". "Toàn bộ sự giống nhau giữa các từ
đồng nghĩa chỉ nằm ở tƣ tƣởng chính" (dẫn theo [66, tr.27]).
Năm 1818 P. Kalaiđôvích đã xuất bản cuốn "Thử nghiệm từ điển từ
đồng nghĩa tiếng Nga" gồm 77 mục từ đƣợc sắp xếp không theo trật tự chữ
cái a, b, c. Tác giả thƣờng chỉ xác định sự khác biệt giữa các từ đồng nghĩa
và minh họa bằng các ví dụ cụ thể. Song rất đáng quan tâm là lời nói đầu
cho cuốn sách của P. Kalaiđôvích. Tác giả có ý chứng minh rằng các từ đồng
nghĩa không phải là các từ có cùng một ý nghĩa mà vẫn có ý nghĩa riêng khu
biệt nhau. Tiếp theo A. S. Siskốp, P. Kalaiđôvích đã chỉ ra sự có mặt trong
ngôn ngữ các từ có cùng một nghĩa - các từ đồng nghĩa phong cách.
Năm 1840, "Từ điển từ đồng nghĩa tiếng Nga hay các từ đẳng danh" (A.
Galích chủ biên) đƣợc xuất bản, gồm 226 dãy từ đồng nghĩa. Các từ mở đầu
một dãy đồng nghĩa đƣợc sắp xếp theo trật tự chữ cái a, b, c. Mục từ đồng
nghĩa đƣợc mở đầu bằng việc liệt kê các từ mà tác giả coi là các từ đồng
nghĩa. Tiếp theo tác giả đƣa ra định nghĩa ý nghĩa của từ theo "Từ điển Viện
Hàn lâm Nga", sau đó là lời giải thích ý nghĩa riêng của từng từ. Trong từ
9



điển này, ý nghĩa của từ không phải chỉ đƣợc giải thích, mà còn đƣợc minh
họa bằng các ví dụ đƣợc trích dẫn từ các tác phẩm của Lômônôsốp,
Karamzin và đƣợc trích từ "Tạp chí của Bộ Giáo dục quốc dân". Giá trị của
công trình này chủ yếu là ở sự sắp xếp, điều chỉnh và hệ thống hóa việc đƣa
ra từ đồng nghĩa. Cách định nghĩa các từ đồng nghĩa không có gì mới: "Đó
là các từ tƣơng tự nhau về tƣ tƣởng nhất định, nhƣng khác biệt về ý nghĩa
đặc biệt của chúng". Do không hiểu con đƣờng phát triển của ngôn ngữ,
Galích đã đƣa ra trong Lời nói đầu ý kiến sai lầm nghiêm trọng cho rằng các
từ đồng nghĩa là dấu hiệu lạc hậu của ngôn ngữ. Chính việc thiếu định nghĩa
rõ ràng về khái niệm "Từ đồng nghĩa" nên đã dẫn đến một loạt sai lầm khi
biên soạn các mục từ điển cũng nhƣ trong cách luận giải về lí thuyết. Chẳng
hạn, A. Galích coi các từ ngữ chỉ các chủng thuộc cùng một loại là những từ
đồng nghĩa, ví dụ: kiếm - kiếm lưỡi cong- dao găm bởi vì chúng nằm trong
"quan hệ thân thuộc gần gũi nhất". Trong Lời nói đầu, tác giả cố chứng minh
một điều không đúng - đó là các từ đồng nghĩa xuất hiện trong ngôn ngữ từ
các thổ ngữ địa phƣơng nguyên thuỷ đƣợc hợp nhất và lập thành một ngôn
ngữ chung.
Trong số các công trình của các nhà ngôn ngữ học thế kỉ XIX, đáng chú ý
có bài viết của I. I. Đavƣđốp "Về từ điển từ đồng nghĩa tiếng Nga". Theo ý
kiến của I. I. Đavƣđốp, lĩnh vực các từ đồng nghĩa là lĩnh vực các từ thuộc thế
giới nội tâm hay tinh thần. Trong bài viết có đƣa ra định nghĩa các từ đồng
nghĩa là các từ không chỉ giống nhau "nhƣ hai giọt nƣớc" mà còn khác biệt
nhau bởi đặc điểm nào đó...
Tóm lại, tới nửa sau thế kỉ XIX trong lĩnh vực đồng nghĩa học, các nhà
nghiên cứu đã có đƣợc hàng loạt những quan sát đúng đắn. Có thể tổng kết
lại ở những điểm sau:
(i) Các từ đồng nghĩa đƣợc định nghĩa là các từ gần gũi nhƣng không
đồng nhất về ý nghĩa (trong số các từ đồng nghĩa ngƣời ta đã tách riêng ra các

từ gọi tên cùng một sự vật);
10


(ii) Các từ đồng nghĩa là chỉ tố về tính chất đã phát triển, là chỉ tố về sự
phong phú, uyển chuyển của một ngôn ngữ và các từ đồng nghĩa để phục vụ
cho sự đa dạng hóa cách biểu hiện tƣ tƣởng;
(iii) Các từ đồng nghĩa khu biệt nhau về mặt phong cách, về mức độ của
đặc trƣng, về khả năng kết hợp với phạm vi từ nào đó. Lĩnh vực từ đồng nghĩa
là lĩnh vực các từ có ý nghĩa trừu tƣợng.
Trong thời kì Xô viết, sự quan tâm tới vấn đề từ đồng nghĩa đã tăng lên
đặc biệt. Năm 1953 ở Svéclốp đã xuất bản cuốn khảo luận của V. K. Favôrin
"Các từ đồng nghĩa trong tiếng Nga". Khảo luận gồm có các phần sau đây:
1. Thành phần từ vựng và các từ đồng nghĩa;
2. Các từ đồng nghĩa chính xác;
3. Các từ đồng nghĩa thể loại;
4. Các từ đồng nghĩa biểu cảm;
5. Các từ uyển ngữ;
6. Những nhận xét bổ sung cho sự phân loại các từ đồng nghĩa.
Cơ sở phân loại của V. K. Favôrin là phân chia các từ đồng nghĩa thành
những từ đồng nghĩa thuộc cùng một đối tƣợng (ví dụ: sân bay-phi trường) và
những từ đồng nghĩa thuộc những đối tƣợng khác nhau (ví dụ: ao, hồ...; đánh,
đấm, đạp...; buồn, chán ...).
Khi tách ra các từ đồng nghĩa thuộc những đối tƣợng khác nhau với tƣ
cách là những từ biểu thị các khái niệm khác nhau nhƣng gần gũi, V. K.
Favôrin không xác định rõ tiêu chí về mức độ gần gũi này là nhƣ thế nào.
Trong bài viết của A. B. Sapir "Một số vấn đề lí thuyết từ đồng nghĩa" ,
tác giả đã định nghĩa hiện tƣợng đồng nghĩa nhƣ một hệ thống và đặt ra hàng
loạt vấn đề: từ đồng nghĩa và thuật ngữ, hiện tƣợng đồng nghĩa và tính đa
nghĩa, kiểu từ đồng nghĩa từ vựng - ngữ pháp, dãy đồng nghĩa. Trong công

trình này A. B. Sapir đã có nhiều quan sát có giá trị về các sự kiện của tiếng
Nga hiện đại. (dẫn theo [66, tr.40]).
Năm 1956, ở Nga đã xuất bản cuốn "Từ điển giản yếu từ đồng nghĩa tiếng
11


Nga" của V. N. Kliueva (năm 1961 in lại lần thứ 2 có sửa đổi và bổ sung).
Đây là cuốn từ điển từ đồng nghĩa tiếng Nga đầu tiên rất tiện lợi đối với việc
sử dụng thực hành. Các từ đƣợc tập hợp thành các dãy đồng nghĩa dựa trên cơ
sở những nguyên tắc nhất định và có lập luận chặt chẽ.
Các từ đồng nghĩa đƣợc định nghĩa là các từ - khái niệm phản ánh bản
chất của cùng một hiện tƣợng của hiện thực khách quan, khu biệt bởi
những sắc thái ý nghĩa bổ sung và phục vụ không chỉ cho việc thay thế
nhau mà còn để chính xác hóa tƣ tƣởng và thái độ của chúng ta đối với
phát ngôn.
Trong việc chọn lựa các từ đồng nghĩa, V. N. Kliueva tuân thủ theo quan
điểm coi các từ đồng nghĩa là những từ thuộc về cùng một từ loại. Các từ biểu
hiện các khái niệm lô gích gần gũi nhƣng thuộc về từ loại khác nhau thì
không đƣợc coi là những từ đồng nghĩa.
Cách giải thích các từ do V. N. Kliueva đƣa ra cũng khá khoa học: trƣớc
hết là xác định ý nghĩa chung cho phép thống nhất nhóm từ này dƣới một yếu
tố chủ đạo và sau đó mới đƣa ra ý nghĩa khu biệt của mỗi từ đồng nghĩa, đồng
thời cung cấp cho từng trƣờng hợp ví dụ sử dụng của nó trong văn bản. Tuy
nhiên, công dụng cơ bản của "Từ điển giản yếu từ đồng nghĩa tiếng Nga"
cũng mới chỉ giúp cho việc học tập từ đồng nghĩa ở các lớp cuối cấp trong
trƣờng phổ thông mà thôi.
E. M. Bêrêgốpskaia, trong bài "Về định nghĩa và phân loại các từ đồng
nghĩa", nêu lên rằng cơ sở của các định nghĩa khác nhau về từ đồng nghĩa về
cơ bản gồm 3 tiêu chí: khái niệm, ý nghĩa và khả năng thay thế lẫn nhau. Tác
giả đề nghị phải tính đến cả 3 tiêu chí, nhƣng đặc biệt cần chú ý đến ý nghĩa

theo nghĩa hẹp của từ. Khi nghiên cứu các từ đồng nghĩa, E. M. Bêrêgốpskaia
đề nghị chia các từ đồng nghĩa ra thành các từ đồng nghĩa tuyệt đối, các từ
đồng nghĩa ý niệm, các từ đồng nghĩa phong cách và các từ đồng nghĩa ý
niệm - phong cách, nhƣng sự phân loại đơn giản nhất này cần phải đƣợc bổ
sung bằng danh sách tất cả các thuộc tính quen thuộc của các từ đồng nghĩa.
12


Tác giả đã tính đƣợc 24 thuộc tính nhƣ thế của các từ đồng nghĩa. Danh sách
này rất rộng và có thể thu hẹp bớt một số lần. Song tác giả sai lầm khi cho
rằng: sự phong phú của ngôn ngữ về các từ đồng nghĩa ý niệm vẫn chƣa nói
lên tính chất đã phát triển của ngôn ngữ, trong khi đó các từ đồng nghĩa
phong cách là chỉ tố nhạy cảm nhất về tính chất đã phát triển của ngôn ngữ
(dẫn theo [66, tr.48-49]).
Công trình của V. A. Sirôtina "Đồng nghĩa từ vựng trong tiếng Nga"
(1970) đã bao quát hầu nhƣ tất cả các vấn đề đồng nghĩa tiếng Nga. Cuốn
sách gồm có các phần: "Định nghĩa khái niệm từ đồng nghĩa"; "Vấn đề từ
đồng nghĩa trong sách ngôn ngữ học hiện nay". "Giải thích nhƣ thế nào về sự
có mặt các từ đồng nghĩa trong ngôn ngữ"; "Ý nghĩa của hiện tƣợng đồng
nghĩa"; "Phải chăng tất cả các từ của ngôn ngữ đều có các từ đồng nghĩa?".
"Những nguồn gốc của hiện tƣợng đồng nghĩa"; "Dãy đồng nghĩa"; "Tính
biến đổi lịch sử của các dãy đồng nghĩa"; "Các từ điển đồng nghĩa"; "Sự sử
dụng có tính phong cách các từ đồng nghĩa và các từ đồng nghĩa có tính chất
cá nhân - tác giả". V. A. Sirôtina định nghĩa từ đồng nghĩa là các từ biểu thị
theo cách khác nhau cùng một hiện tượng của hiện thực khách quan. Tác giả
đã chú ý nhiều hơn tới những sự khác biệt của các từ đồng nghĩa. Trong một
dãy từ đồng nghĩa, tác giả tách ra hạt nhân chung của ý nghĩa cùng những sắc
thái và thuộc tính khác nhau không động chạm đến hạt nhân lô gích - sự vật
tính của ý nghĩa các từ đồng nghĩa riêng biệt. V. A. Sirôtina đã có nhận xét
khá tinh tế rằng các từ đồng nghĩa rất thƣờng hay khác nhau đồng thời cả ở

các phẩm chất cảm xúc - biểu cảm, phong cách và cả ở các sắc thái ý nghĩa
của chúng. Điều rất có giá trị trong công trình của V. A. Sirôtina là bà không
chỉ đƣa ra định nghĩa dãy từ đồng nghĩa mà còn xem xét các quá trình diễn ra
trong dãy từ đồng nghĩa ở bình diện phát triển lịch sử của ngôn ngữ. (Dẫn
theo [66, tr.4748]).
Đặc biệt, năm 1974, Ju.D. Apresjan đã xuất bản công trình “Ngữ nghĩa
từ vựng (các phƣơng tiện đồng nghĩa của ngôn ngữ)" (Nxb Khoa học, M.).
13


Sau đó công trình đƣợc tái bản có bổ sung vào năm 1995. Đây là một trong
những tác phẩm ngôn ngữ học đáng kể nhất của những năm 1970 đã trở thành
“sách giáo khoa ngữ nghĩa” đặc sắc trong suốt nhiều năm để mở đầu và làm
cƣơng lĩnh cho các công trình nghiên cứu trong tƣơng lai cho hàng loạt tập
thể các nhà ngôn ngữ học. Trong chuyên luận này, Ju.D. Apresjan đã đƣa ra
các yếu tố ngôn ngữ ngữ nghĩa để miêu tả ý (smysl‟) của các từ ngôn ngữ tự
nhiên.Trên cơ sở này ông đã miêu tả đƣợc các phƣơng tiện đồng nghĩa của
ngôn ngữ, trong đó có các từ đồng nghĩa (chƣơng 4) và trình bày các quy tắc
cải biến cú pháp-sâu. Phần trung tâm của cuốn sách đề cập đến vấn đề phát
hiện và mô tả những sự khác biệt giữa các từ đồng nghĩa. Từ cơ sở lí thuyết
này, năm 1995 Apresjan chủ biên xuất bản một cuốn từ điển đồng nghĩa tiếng
Nga có nhan đề là “ Tân từ điển giải thích các từ đồng nghĩa” mà trong thực
tiễn từ điển học trƣớc đó chƣa từng có công trình nào tƣơng tự. Tác giả đã
khởi thảo ra cho từ điển này một sơ đồ chi tiết miêu tả các dãy đồng nghĩa
trong đó mỗi yếu tố của dãy đƣợc xác định đặc điểm từ góc độ ngữ nghĩa, cú
pháp, khả năng kết hợp và các thuộc tính khác (sự miêu tả một dãy đồng
nghĩa trong từ điển chiếm nhiều trang chứ không phải chỉ một vài dòng nhƣ
chúng ta thƣờng thấy trong các từ điển đồng nghĩa truyền thống kiểu “nhà
trƣờng” trƣớc đây. Trong cuốn từ điển này, mỗi mục từ điển đƣợc chia ra
thành các khu vực, mỗi khu vực nêu một kiểu thông tin nhất định về các đơn

vị đồng nghĩa. Có tất cả 8 khu vực dành để miêu tả chi tiết các thuộc tính, đặc
điểm khác nhau của các đơn vị đồng nghĩa: 1) Mở đầu mục từ là dãy đồng
nghĩa. 2) lời mở đầu; 3) ý nghĩa; 4) chú giải; 5) các hình thái; 6) các kết cấu;
7) khả năng kết hợp; 8) ví dụ minh hoạ. Ngoài ra trong mục từ điển có thể
chứa tới 9 khu vực tra cứu về các thông tin khác nhƣ: các đơn vị đồng nghĩa
thành ngữ tính; các đơn vị tƣơng tự; các từ trái nghĩa; các từ phái sinh, v.v...,
thƣ mục. (Dẫn theo [66, tr.53]).
Năm 1975, ở Nga đã xuất bản cuốn "Từ điển từ đồng nghĩa tiếng Nga"
của Z. E. Alếchsanđrôva. Cuốn từ điển này dày 600 trang; đƣợc biên soạn dựa
14


trên các phiếu. Nó phục vụ chủ yếu cho những ngƣời sử dụng tiếng Nga là
tiếng mẹ đẻ khi viết và dịch từ các ngôn ngữ khác nhau sang tiếng Nga và
biên tập các văn bản đƣợc viết bằng tiếng Nga. Điều này đã chi phối phƣơng
pháp biên soạn từ điển - chỉ cung cấp các từ đồng nghĩa trong dãy kèm theo
chú sắc thái phong cách, phạm vi sử dụng, đặc điểm kết hợp mà không có lời
giải thích ý nghĩa cho từng từ, cũng không chỉ ra những sắc thái nghĩa khác
nhau trong ý nghĩa của các đơn vị đồng nghĩa của mỗi dãy. Từ điển cũng
không dẫn ví dụ minh hoạ. Quan niệm của tác giả về từ đồng nghĩa nhƣ sau:
"Là những từ có cùng một ý nghĩa từ vựng, chỉ khác nhau về các sắc thái ý
nghĩa, màu sắc biểu cảm và tính chất sở thuộc một lớp phong cách nào đó của
ngôn ngữ và chúng có khả năng kết hợp trùng nhau dù chỉ là một phần, bởi vì
chỉ trong trƣờng hợp này chúng mới có thể thay thế nhau trong các ngữ cảnh
thực tế". Tác giả cũng không coi các từ gắn bó với nhau theo quan hệ "loại chủng" là những từ đồng nghĩa. (Dẫn theo [66, tr.52-53]).
Các nghiên cứu về đồng nghĩa từ vựng ở Liên Xô trƣớc đây cho phép quy
tất cả các định nghĩa về từ đồng nghĩa đƣợc đƣa ra trong các công trình khoa
học vào hai loại:
- Loại 1. Định nghĩa các từ đồng nghĩa là những từ có âm khác nhau,
gần gũi nhƣng không đồng nhất về ý nghĩa của chúng. Loại định nghĩa từ

đồng nghĩa này đã đƣợc đƣa ra từ cuối thế kỉ XVIII và vẫn còn tồn tại cho
đến ngày nay.
-Loại 2. Định nghĩa từ đồng nghĩa là những từ biểu thị cùng một hiện
tƣợng của hiện thực khách quan, nhƣng khác nhau về sắc thái ý nghĩa, thuộc
tính phong cách, v.v...
1.2.2 .Nghiên cứu về từ đồng nghĩa trong tiếng Anh
Ở Anh -Mỹ cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu và biên soạn từ điển
từ đồng nghĩa đƣợc xuất bản, trong đó có bàn về từ đồng nghĩa. Chẳng hạn,
“Từ điển từ đồng nghĩa” (Dictionary of Synonyms) của Webster đƣợc xuất
bản ở Mỹ năm 1984 quan niệm “từ đồng nghĩa là hai hoặc nhiều từ trong
15


tiếng Anh có nghĩa giống nhau hoặc nghĩa cơ bản rất gần giống nhau ...
Thông thƣờng các từ đồng nghĩa phân biệt nhau bởi một ý nghĩa bổ sung,
hoặc chúng có thể khác nhau trong sự sử dụng thành ngữ hoặc trong cách
chúng đƣợc sử dụng " [113, tr. 24] .
Trong phần này, chúng tôi sẽ trình bày công trình của một số nhà ngôn
ngữ học về các từ đồng nghĩa trong tiếng Anh, xác định mức độ chúng tƣơng
đồng với nhau trong sự sử dụng. Nhƣ chúng ta biết, tiếng Anh có nhiều biến
thể đƣợc sử dụng ở các nƣớc khác nhau, chẳng hạn, tiếng Anh Anh và tiếng
Anh Mỹ là hai biến thể của cùng một ngôn ngữ, nhƣng có sự khác biệt đáng
kể trong từ vựng của chúng. Filippov [96, tr.113-117] đã phân tích sự cùng
tồn tại và cạnh tranh giữa các từ đồng nghĩa Mỹ và Anh trong tiếng Anh Anh
nhƣ là kết quả của sự vay mƣợn tiếng Anh Mỹ vào tiếng Anh Anh. Theo
Filippov, khi một từ Mỹ du nhập vào tiếng Anh Anh mà gặp một từ có cùng
một ý nghĩa đã tồn tại thì kết quả của cuộc gặp gỡ này có thể khác nhau.
Thứ nhất, các từ này có thể cùng tồn tại, nhƣng với mức độ sử dụng
khác nhau, các từ Anh Mỹ thƣờng có tần số sử dụng thấp hơn các từ đồng
nghĩa Anh tƣơng ứng: ví dụ BE (British English) luggage (hành lý) và AE

(tiếng Anh Mỹ) baggage (hành lý), BE stones (sỏi) và AE rock (đá) , BE
lorry (xe tải) và AEtruck ( xe tải), BE government (chính phủ) và AE
administration (chính phủ), BE team (đội) và AE squad (đội), BE autumn
(mùa thu) và AE fall (mùa thu).
Thứ hai, hai từ đồng nghĩa có thể khác nhau về mặt phong cách, từ Anh
Mỹ thƣờng đƣợc sử dụng nhƣ một từ thông tục hoặc tiếng lóng, và từ Anh
nhƣ là một từ trung tính, ví dụ: intellectual - trí tuệ và AE: egghead - đầu vỏ
trứng; excuse- bào chữa và AE: abili - chứng cứ ngoại phạm; averse- không
thích và AE: allergic – dị ứng; to advertise - để quảng cáo và AE: to sell –
để bán.
Thứ ba, chúng cũng có thể khác biệt về tính cộng sinh từ vựng, với một
số hạn chế áp dụng cho từ tiếng Anh Anh: ví dụ: the Americanism merchant
16


(thương nhân Mỹ ) thay cho the traditional British shopkeeper (người chủ
hiệu Anh truyền thống và dealer (đại lý ) ở kết hợp đặc biệt nhƣ coal merchant
(hãng buôn than) hoặc wine merchant (hãng buôn rượu vang).
Cuối cùng, hai từ đồng nghĩa có thể khác nhau theo các giá trị xã hội
học, nghĩa là sự đồng hóa của một từ Mỹ vào tiếng Anh Anh có thể thay đổi
theo tuổi ngƣời sử dụng nó: ví dụ: thế hệ trẻ có nhiều khả năng sử dụng tiếng
Anh kiểu Mỹ, trong khi thế hệ lớn tuổi thích các từ ngữ truyền thống. Cũng
trong cùng một loại tiếng Anh, tức là tiếng Anh Mỹ, từ (gần) đồng nghĩa rất
nhiều. Von Schneidemesser [132, tr.74-76] đã chú ý đến từ ví (purse) và từ
đồng nghĩa của nó, và bằng cách tham khảo từ điển của Mỹ trong khu vực
Anh và bằng cách phân tích bình luận thông tin về việc sử dụng các từ đồng
nghĩa nhƣ vậy, tác giả Von Schneidemesser thấy rằng purse - ví đồng nghĩa
với pocketbook - ví tiền, handbag - túi xách , wallet - ví, change purse - ví
đựng tiền lẻ và coin purse – ví đựng tiền xu dao động theo sự phân bố địa lý
của việc sử dụng chúng. Von Schneidemesser nhấn mạnh rằng các từ đồng

nghĩa trên đƣợc coi là chuẩn mực và do đó chúng đã đƣợc dùng khắp
đất nƣớc: đặc biệt là từ purse - ví đƣợc dùng thƣờng xuyên hơn trên bờ biển
phía Tây và từ pocketbook – ví tiền thì lại đƣợc dùng trên bờ biển phía Đông,
trong khi từ handbag –túi xách đƣợc sử dụng thƣờng xuyên hơn ở Maryland,
và việc sử dụng nó liên quan đến tuổi của ngƣời nói (phổ biến hơn ở ngƣời từ
sáu mƣơi tuổi trở lên). Wallet (ví) đƣợc sử dụng nhiều hơn ở California và
khu vực Đông Bắc của Liên bang, thông thƣờng truyền tải ý nghĩa 'bƣu phẩm
bằng da' (leather billfold); tuy nhiên, từ billfold - ví đƣợc một số ngƣời cung
cấp thông tin coi là thuật ngữ lâu đời nhất đề cập đến cái gì đó có thể đƣợc
mang bên trong pocketbook - ví tiền hoặc handbag –túi xách và chỉ trong một
số trƣờng hợp đã cung cấp thông tin nó có nghĩa chồng chéo với handbag túi xách. Cuối cùng, tần suất sử dụng của coin purse – ví đựng tiền xu và
change purse – ví đựng tiền lẻ đƣợc coi là gần bằng sau từ handbag - túi xách
.
17


Gottschlank [102, tr.237-255] so sánh hai cấu trúc câu hỏi tiếng Anh
thƣờng xuyên đƣợc sử dụng hoặc để đề nghị một cái gì đó hoặc hỏi về một cái
gì đó, cụ thể là what about (cái gì) và how about (theo cách gì). Trong nghiên
cứu của mình, tác giả đã kiểm tra khả năng nói tiếng mẹ đẻ bằng tiếng Anh
để chọn cụm từ tốt nhất điền vào khoảng trống trong một số câu phù
hợp. Theo những cách hiểu khác nhau của học sinh đối với các câu theo lực
ngôn trung mà họ suy đoán, các học sinh đã nói rằng họ phân biệt đƣợc giữa
what about (cái gì) và how about (theo cách gì) và cũng không phải tất cả
trong số họ đều đã chọn cùng một cụm từ trong cùng một loại phát
ngôn. Những sự khác biệt chính mà ông nhận thấy là how about (theo cách
gì) chủ yếu đƣợc lựa chọn khi theo sau là mạo từ xác định, tên riêng, đại từ sở
hữu, trong khi what about (cái gì) đƣợc chọn khi tiếp sau là mạo từ bất định,
số từ và mệnh đề không xác định (ví dụ nhƣ nguyên mẫu hoặc gerund). Hơn
nữa, how about (theo cách gì) thƣờng đƣợc sử dụng nhƣ một lời nhắc nhở về

một cái gì đó gọi cho tất cả ngƣời đối thoại, trong khi what about (cái
gì) đƣợc sử dụng để cung cấp thông tin mới hoặc để bày tỏ sự gợi ý, thuyết
phục hoặc lời mời làm việc gì đó. Hai cấu trúc cũng thƣờng đƣợc sử dụng để
đặt câu hỏi; đặc biệt, vì what about (cái gì) đƣợc sử dụng trong câu hỏi thể
hiện các gợi ý, đƣa ra các lựa chọn cho ngƣời nhận, câu trả lời phổ biến nhất
cho nó là một sự đồng ý hay không trả lời. Mặt khác, how about (theo cách
gì) đƣợc sử dụng để xin ý kiến, vì vậy phản ứng phổ biến nhất là thông tin bắt
buộc. Hơn nữa, tác giả đã phân tích việc sử dụng các cấu trúc nêu trên trong
các văn bản văn học và chỉ ra rằng trong các tài liệu nghiên cứu, sự lựa chọn
giữa how about (theo cách gì) và what about (cái gì) chủ yếu đƣợc xác định
bởi các đặc điểm phong cách và liên quan đến cấu trúc của cốt truyện; ví dụ,
trong cuốn tiểu thuyết của Scott Turow “ Coi là vô tội”, how about (theo cách
gì) đƣợc sử dụng trong100 trang đầu tiên nhƣ là một thiết bị tạo kiểu để mô
tả các phƣơng pháp tiếp cận rập khuôn xác định kẻ giết ngƣời thực sự, nhƣng
từ chƣơng 23 trở đi, how about (theo cách gì) đƣợc sử dụng để thực hiện yêu
18


cầu và phát ngôn nhắc nhở. Vẫn đối với những văn bản này, ông cũng nhấn
mạnh những khó khăn gặp phải bởi các dịch giả khi xây dựng các cấu trúc
này bằng tiếng Đức. Vì vậy, Gottschlank cho thấy chỉ đôi khi mới có thể nhận
thấy sự chồng chéo trong cuộc đối thoại và đƣa ra nghĩa của các cụm từ và
ngƣời nói ƣa lựa chọn sử dụng what about (cái gì) hơn là how about (theo
cách gì) để truyền đạt sắc thái nghĩa khác nhau.
Church và các cộng sự [87, tr.1-35] đã nghiên cứu các từ đồng nghĩa ask
for (yêu cầu) và request (yêu cầu), họ so sánh bằng cách sử dụng thesauri và
corpora. Các tác giả tìm thấy một số sự khác biệt giữa các từ ngữ này bằng
cách xem chúng có thể đƣợc thay thế bằng động từ nào, các đối tƣợng trực
tiếp có thể lƣợc bỏ và tần số xuất hiện của chúng. Với sự tham khảo các động
từ có thể thay thế, họ lên danh sách inquire (hỏi), demand (yêu cầu), claim

(khiếu nại), ask for (yêu cầu) và request (yêu cầu); hơn nữa, ask for (yêu
cầu) và request (yêu cầu) không chỉ có sự chồng chéo lớn đối với các đối
tƣợng trực tiếp, mà còn có sự chồng chéo đối với các sự phân bố đối tƣợng
tƣơng tự và ý nghĩa; Cả hai đều đi kèm với danh từ hành động hoặc các trạng
thái công việc và một số ít các danh từ chỉ các đại lý hoặc cơ quan, con
ngƣời; cuối cùng, request (yêu cầu) đƣợc dùng thƣờng xuyên hơn so với ask
for (yêu cầu).
Atkins và Levin [81] đã tham khảo ý kiến các tập đoàn điện tử và từ điển
tiếng Anh để phân tích các động từ diễn tả khái niệm về shaking (rung lắc),
cụ thể là quake (động đất ), quiver (rung), shake (lắc)), shiver (rùng mình),
shudder (rùng mình), tremble (run rẩy) và vibrate (rung động). Họ kiểm tra
sự sử dụng cú pháp các từ, nhận thấy những động từ thƣờng đƣợc coi là
không liên quan, ví dụ: "Thang máy rung mạnh anh ta lên tới tầng thứ
sáu"(An elevator shuddered him to the sixth floor) [81, tr.87].Họ cũng xem
xét các loại cụm từ danh từ cùng xuất hiện với các động từ này và kiểm tra
các định nghĩa đƣợc từ điển cung cấp cho ngƣời học ngoại ngữ. Họ phát hiện
ra rằng quiver (rung động) có nhiều khả năng xảy ra với bộ phận cơ thể, trong
19


khi shiver (rùng mình) đƣợc sử dụng cho ngƣời dân. Hơn nữa shudder (rùng
mình), tremble (run rẩy) và vibrate (rung) đƣợc sử dụng khi nói về
máy móc; quiver (rung động), shudder (rùng mình), tremble (run rẩy) và
vibrate (rung) liên quan đến các phòng ốc và các tòa nhà; vibrate
(rung) và shudder (rùng mình) liên quan đến xe cộ. Cuối cùng họ phát hiện ra
shake (lắc) có ý nghĩa tổng quát nhất và vì lý do này nên thƣờng xuyên đƣợc
dùng nhiều nhất.
Clift [88, tr.167-187] đã thảo luận về các từ đồng nghĩa actually
(thực sự ) và in fact ( thực tế) với tài liệu tham khảo đặc biệt liên quan đến
sự xuất hiện của chúng trong cuộc trò chuyện. Tác giả nhận thấy sự khác biệt

trong việc sử dụng từ actually (thực sự ) và in fact ( thực tế). Đặc biệt, từ
actually (thực sự) đƣợc sử dụng ở phần bắt đầu hoặc ở cuối lƣợt lời để chỉ ra
sự thay đổi trong chủ đề, một điểm đánh dấu cảm hứng hoặc sự xuất hiện của
một sự tình mới, trong khi từ in fact ( thực tế) chỉ đƣợc đặt vào đầu của một
câu tiếp theo, tạo ra một liên kết với những gì đã đƣợc nói trƣớc đó.
Taylor [130, tr.263-284] đã sử dụng một khối ngữ liệu một triệu từ để
phân tích sự phân bố của tính từ tiếng Anh tall (cao) và high (cao) trong
nghĩa từ vựng cụ thể . Tác giả nhận xét rằng tính từ high (cao) chủ yếu đƣợc
sử dụng khi đề cập đến các cơ cấu vật lý, tòa nhà, công trình, quần áo, đặc
điểm địa hình và hiện tƣợng tự nhiên. Còn từ tall ( cao) thì chủ yếu đƣợc sử
dụng liên quan đến con ngƣời. Taylor đã chỉ ra rằng cả hai thuật ngữ đều liên
quan đến thuộc tính của chiều dọc (có nghĩa là phần mở rộng lên của thực thể
đƣợc mô tả là chiếm ƣu thế so với kích thƣớc vật lý khác của nó), nhƣng
trong khi đó high (cao) có thể đƣợc sử dụng cho vị trí thẳng đứng (ví dụ: trần
cao ngụ ý rằng trần nằm tại một khoảng cách cụ thể từ sàn). Hơn nữa, Taylor
mô tả high (cao) nhƣ chiếm ƣu thế dài đối với chiều dọc, theo nghĩa nó đƣợc
ánh xạ vào một phạm vi rộng trong một số trƣờng hợp, trái lại từ tall (
cao) đƣợc coi là từ bị hạn chế và không đƣợc sử dụng vào một loạt các
trƣờng hợp rộng nhƣ high (cao).
20


Saeed và Fareh [126, tr.323-336] công bố một phân tích về bối cảnh trong
đó các từ đồng nghĩa nhƣ rob (cướp), steal (ăn cắp) và burglarize (ăn
trộm) có thể xuất hiện, và thái độ khác nhau của ngƣời nói đối với những tình
huống trong đó những động từ này thƣờng đƣợc sử dụng, có thể là tích cực
hoặc tiêu cực. Saeed và Fareh đã xác định đƣợc ý nghĩa chung của những từ
đồng nghĩa này, cụ thể là một hoạt động bất hợp pháp tƣớc đoạt ai đó hoặc cái
gì đó của một đối tƣợng khác, nhƣng cũng nhấn mạnh sự khác biệt của hành
vi ngữ nghĩa. Họ nhận thấy các thuộc tính sau: (a) trong khi các động từ steal

(ăn cắp) và rob (cướp) chỉ sự trộm cắp có thể diễn ra ở khắp mọi nơi, dù là
bên trong hay bên ngoài một tòa nhà, thì động từ burglarize (ăn trộm) thu
hẹp ý nghĩa của nó để mô tả các hành động bất hợp pháp xảy ra chỉ trong nhà,
tòa nhà hoặc nơi an toàn, trong khi steal (ăn cắp) có thể đƣợc sử dụng với các
bổ ngữ trực tiếp là các thực thể không phải con ngƣời, hoặc các thực thể trừu
tƣợng có nghĩa bóng, từ rob (cướp) có thành phần theo sau là các bổ ngữ trực
tiếp biểu thị con ngƣời hay địa điểm (nhà ở hoặc cơ quan) hoặc các thực thể
trừu tƣợng mang một ý nghĩa ẩn dụ đƣợc chuyển tải, và từ burglarize (ăn
trộm) không bao giờ đƣợc sử dụng có liên quan đến con ngƣời, và nó chỉ ra
hành vi trộm cắp liên quan đến việc vào tòa nhà, ví dụ: "Nhà của họ đã bị
trộm đêm qua"( Their house was burglarized last night [126, tr.330]). Nói về
ngữ nghĩa, các tác giả nhận thấy rằng động từ rob (cướp) cũng xuất hiện để
ngụ ý chỉ hành vi trộm cắp những cái nhỏ nhặt mà không dùng vũ lực hoặc
bạo lực, trong khi từ steal (ăn cắp)và từ burglarize (ăn trộm) có xu hƣớng
dùng với danh từ miêu tả đối tƣợng lớn hơn và có giá trị hơn và dùng với các
biểu thức liên quan đến việc sử dụng bạo lực, sức lực hoặc mối đe dọa. Các
tác giả khi kiểm tra ý nghĩa của các từ ngữ, đã phát hiện ra rằng cả hai từ rob
(cướp) và burglarize (ăn trộm) đƣợc sử dụng với ý nghĩa miệt thị, tiêu cực,
trong khi chỉ có steal (ăn cắp) đƣợc sử dụng theo ẩn dụ, có thể đƣợc xuất
hiện trong câu "Cô đã lấy cắp trái tim anh"(She stole his heart) [126,
tr.333]). Mặc dù động từ thƣờng đƣợc đề cập đến khi nói về từ đồng nghĩa,
21


nghiên cứu này cho thấy rằng đây không phải luôn luôn là các trƣờng hợp
đồng nghĩa, và các động từ đồng nghĩa không thể tự do thay thế cho nhau
trong cùng một ngữ cảnh vì mỗi động từ có ngữ cảnh sử dụng điển hình nhất.
Gesuato [99, tr.175-190] đã so sánh bốn cặp từ có nghĩa tƣơng tự nhau
trong tiếng Anh, là từ island (hòn đảo ) và isle (cù lao), feeble (yếu
ớt) và weak (yếu), gratefully (với lòng biết ơn) và thankfully (cảm ơn), to

adore (tôn thờ) và to worship (thờ phượng). Tác giả đã tra cứu định nghĩa từ
điển của từng từ ngữ trong các cặp từ đồng nghĩa trên từ quyển từ điển
Collins Cobuild-Bank of English (Cobuild 1995), so sánh tần số xuất hiện và
đồng văn cảnh sử dụng. Chúng có cả điểm tƣơng đồng và khác biệt. Với sự
tham khảo các danh từ đƣợc kiểm tra, tác giả nhận thấy rằng island (hòn đảo
) có thể đƣợc sử dụng nhƣ là thuật ngữ cơ bản với một ngoại diên chung hơn,
với một loạt các quy chiếu và một phần tên địa điểm, trong khi isle (cù lao)
đƣợc trình bày nhƣ một biến thể của thuật ngữ cơ bản xuất hiện thƣờng xuyên
hơn trong tên địa điểm. Ngoài ra, từ island (hòn đảo ) đƣợc dùng thƣờng
xuyên hơn từ isle (cù lao) và trong bối cảnh không chính thức. Đồng thời, cả
hai nghĩa này thƣờng đƣợc tìm thấy dƣới dạng số ít và trong văn phong
viết. Sự phân tích nghĩa các tính từ feeble (yếu ớt) và weak (yếu) cho thấy
feeble (yếu ớt) đƣợc thƣờng xuyên sử dụng hơn trong các vị trí bổ ngữ, trong
khi weak (yếu) thƣờng xuyên xuất hiện ở cả hai vị trí bổ ngữ và vị trí vị
ngữ. Cả hai tính từ thƣờng xuất hiện và truyền đạt ý nghĩa chung "thiếu sức
mạnh". Đối với hai trạng từ đã đƣợc kiểm tra nhƣ gratefully (với lòng biết
ơn) và thankfully (cảm ơn), tác giả thấy rằng từ thankfully (cảm ơn) đƣợc
dùng thƣờng xuyên hơn và đƣợc sử dụng nhƣ một mệnh đề trạng ngữ, qua đó
ngƣời nói đƣa ra đánh giá tích cực hoặc tiêu cực về một sự kiện hoặc tình
huống toàn cục, trong khi từ biết ơn ( gratefully) ít đƣợc sử dụng thƣờng
xuyên hơn khi chuyển tải ý nghĩa "một cách biết ơn" và đƣợc sử dụng để
chuyển đổi cụm động từ trong một mệnh đề, nghĩa là, để diễn tả cách thức
tiến hành một quy trình. Các động từ to adore (tôn thờ) và to worship (thờ
22


×