Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

Giáo dục kĩ năng hoạt động nhóm cho trẻ 5 6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (517.72 KB, 57 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

TRẦN THỊ KIM YẾN

GIÁO DỤC KĨ NĂNG HOẠT ĐỘNG NHÓM
CHO TRẺ 5-6 TUỔI TRONG TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI
THEO CHỦ ĐỀ Ở TRƯỜNG MẦM NON

Chuyên ngành: Giáo dục mầm non
Mã số: 9.14.01.01
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Hà Nội - 2020


2
Công trình được hoàn thành tại:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Hòa

Phản biện 1:

GS.TS Nguyễn Thị Hoàng Yến
Học viện Quản lí giáo dục

Phản biện 2:

PGS.TS Đặng Hồng Phương
Trường ĐHSP Hà Nội



Phản biện 3:

TS. Đinh Văn Vang
Trường Đại học Thủ đô Hà Nội

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp
Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
vào hồi …..giờ … ngày … tháng… năm…

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
- Thư viện Quốc Gia, Hà Nội


3
- Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN TRỰC TIẾP ĐỀ TÀI
1. Trần Thị Kim Yến (2020). Tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo ở
trường mầm non miền núi Tây Nguyên. Tạp chí Giáo dục và xã hội, số đặc biệt, kì 1,
tháng 5/2029, tr 134.
2. Trần Thị Kim Yến (2019). Một số biệt pháp giáo dục kĩ năng hoạt động nhóm cho trẻ 5-6
trong trong trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non. Tạp chí Giáo dục và xã hội,
số đặc biệt, kì 1, tháng 12/2019, tr 82.
3. Trần Thị Kim Yến (2019). Giáo dục kĩ năng hoạt động nhóm cho trẻ 5-6 tuổi trong trong
hoạt động vui chơi ở trường mầm non. Tạp chí Giáo dục, số 459 (kì 1- tháng 8/2019), tr
22-26.
4. Trần Thị Kim Yến (2017). Giáo dục kĩ năng hoạt động nhóm cho trẻ mẫu giáo trong
chương trình giáo dục mầm non của một số nước trên thế giới, bài học cho Việt Nam.
Tạp chí Giáo dục, số 419 (kì 1- tháng 12/2017), tr 39 - 42, 54.

5. Trần Thị Kim Yến (2017). Giáo dục kĩ năng hoạt động nhóm cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt
động vui chơi ở trường mầm non.Tạp chí Giáo dục và xã hội, số đặc biệt tháng 11/2017,
tr 65.
6. Trần Thị Kim Yến (4.2016). Hoạt động giáo dục phát triển năng lực hợp tác nhóm cho trẻ 5-6
ở trường mầm non. Tạp chí Giáo dục, số 379 (kì 1 - tháng 4/2016), tr 20.
7. Trần Thị Kim Yến (2.2016). Giáo dục kĩ năng hoạt động nhóm cho trẻ 5-6 tuổi trong
hoạt động vui chơi ở trường mầm non. Tạp chí Giáo dục, số 375 (kì 1 - tháng 2/2016), tr
19.
8. Trần Thị Kim Yến (2015). Thực trạng giáo dục kĩ năng hoạt động nhóm cho trẻ 5-6 tuổi
trong hoạt động vui chơi ở một số trường mầm non trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột”.
Tạp chí Giáo dục, số 372, Kì 2- tháng 12/2015, tr 57-60; 64.
9. Trần Thị Kim Yến (10.2015). Giáo dục kĩ năng hoạt động nhóm trong hoạt động vui chơi
ở trường mầm non. Tạp chí Giáo dục, số 368, Kì 2- tháng 10/2015, tr 19.


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật thì hoạt động nhóm là
một xu thế tất yếu, bởi không phải công việc nào, tình huống nào… chúng ta cũng có thể tự
mình giải quyết hiệu quả... Vì vậy, mỗi cá nhân cần phải có kĩ năng làm việc theo nhóm để
làm việc cùng nhau.
Việc hình thành kĩ năng hoạt động nhóm (KNHĐN) cần được bắt đầu càng sớm càng
tốt, vừa tạo thành công cụ sống cho trẻ, vừa góp phần giúp trẻ phát triển hoàn thiện nhân
cách. Hơn nữa, 5- 6 tuổi là giai đoạn nhân cách phát triển mạnh và được định hình về cơ
bản. Điều 22, Luật Giáo dục nước ta quy định [Error: Reference source not found] “Mục
tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình
thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một” nhằm thực hiện
mục tiêu trên, nhà giáo dục không chỉ chú ý đến việc truyền thụ kiến thức đơn lẻ mà quan
tâm đến cách dạy, cách làm việc cùng nhau giữa cô và trẻ, giữa trẻ với nhau.
Trẻ 5-6 tuổi đang chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa nhà trường phổ thông, với hoạt

động chủ đạo là học tập; ở đó đòi hỏi các em phải có sự phối hợp, cùng nhau thực hiện có
hiệu quả các hoạt động hay nhiệm vụ học tập; đồng thời, thông qua đó phát triển được
“năng lực hợp tác" – năng lực cốt lõi cần hình thành ở học sinh phổ thông. Tuy nhiên, thực
tế đang cho thấy, khả năng hoạt động nhóm của trẻ mầm non nói chung còn nhiều hạn chế,
khi đứng trước những tình huống hay vấn đề cần có sự phối hợp với nhau, nhiều em tỏ ra
khá lúng túng. Trong khi đó, trường mầm non lại là môi trường có điều kiện hết sức thuận
lợi để rèn KNHĐN cho các em, thông qua việc tổ chức các hoạt động giáo dục, hoạt động
vui chơi cho trẻ.
Rèn luyện để phát triển KNHĐN cho trẻ 5- 6 tuổi sẽ góp phần hình thành và phát
triển các phẩm chất và giá trị sống tích cực như: tôn trọng, tự tin, hòa bình, trách nhiệm,
khoan dung, kỷ luật... chính là sự chuẩn bị tâm thế sẵn sàng cho trẻ đi học lớp 1, tránh
những “thất bại học đường" từ những năm đầu đời của các em.
Có nhiều cách để giáo dục KNHĐN cho trẻ 5-6 tuổi trong đó có trò chơi, đặc biệt là
trò chơi đóng vai theo chủ đề (ĐVTCĐ). Trò chơi ĐVTCĐ là môi trường thuận lợi để giáo
dục KNHĐN cho trẻ. Đây là hoạt động chủ đạo của trẻ lứa tuổi mẫu giáo, trong quá trình
chơi trẻ được tự do thể hiện ý tưởng của mình, cùng nhau tìm kiếm phương tiện để thực
hiện nhiệm vụ của trò chơi, tự điều khiển hành vi của mình cho phù hợp. Đồng thời khi chơi
phải có nhiều người cùng tham gia, cùng liên kết, hợp tác với nhau thì trò chơi mới vui.
Chính vì vậy trò chơi ĐVTCĐ là phương tiện, là điều kiện thuận lợi để rèn luyện và phát
triển KNHĐN cho trẻ. Thông qua quá trình hoạt động nhóm sẽ giúp trẻ được hòa nhập
trong nhóm bạn bè, được bạn bè chấp nhận, trẻ được thỏa mãn nhu cầu giao lưu, học hỏi,
trẻ được hoạt động cùng nhau, phối hợp với nhau để đạt được mục đích đã đề ra, trẻ
được thể hiện bản thân, hình thành vai nhân cách thông qua các vai chơi, được phối hợp
với nhau để hoàn thành trò chơi... Qua đó sẽ tạo tiền đề cho việc học tập của trẻ ở bậc
học sau có hiệu quả.
Trong thực tiễn giáo dục mầm non hiện nay, giáo dục KNHĐN trong trò chơi
ĐVTCĐ đang được thực hiện trong nhà trường mầm non; tuy nhiên, chưa đạt được hiệu quả
như mong muốn nên trẻ 5-6 tuổi còn hạn chế ở một số thành tố của KNHĐN như: kĩ năng
thoả hiệp và giải quyết mâu thuẫn, xung đột, kĩ năng lắng nghe, tôn trọng và nhường nhịn
bạn bè;...

Xuất phát từ những lí do nói trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Giáo
dục kĩ năng hoạt động nhóm cho trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề ở
trường mầm non”.


2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng giáo dục KNHĐN cho trẻ 5-6 tuổi trong trò
chơi ĐVTCĐ đề xuất một số biện pháp giáo dục KNHĐN cho trẻ 5-6 tuổi trong ĐVTCĐ
nhằm giúp trẻ có KNHĐN tốt hơn.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình giáo dục KNHĐN trong trò chơi ĐVTCĐ cho trẻ 5-6
tuổi ở trường mầm non.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp giáo dục kỹ năng hoạt động nhóm cho trẻ 5-6 tuổi trong
trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non.
4. Giả thuyết khoa học
Trong quá trình chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non, trẻ 5-6 tuổi đã có một
số KNHĐN cơ bản, tuy nhiên các kĩ năng thoả hiệp và giải quyết mâu thuẫn, xung đột, kĩ
năng lắng nghe, tôn trọng và nhường nhịn bạn bè còn nhiều hạn chế. Giáo dục KNHĐN cho
trẻ 5-6 tuổi đã có những hiệu quả nhất định, tuy nhiên vẫn còn nhiều thiếu sót. Nếu đề xuất và
sử dụng hợp lí một số biện pháp giáo dục KNHĐN như hướng dẫn trẻ thảo luận, trao đổi ý kiến
để thực hiện nhiệm vụ chung của nhóm chơi; tạo tình huống chơi để giúp trẻ thiết lập mối quan
hệ giữa các vai chơi, nhóm chơi, hướng dẫn trẻ cách giải quyết xung đột, mâu thuẫn để thực
hiện nhiệm vụ chơi đến cùng... thì KNHĐN trong khi chơi ĐVCCĐ của trẻ sẽ tốt hơn.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận giáo dục KNHĐN cho trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi
ĐVTCĐ ở trường mầm non.
5.2. Khảo sát thực trạng giáo dục KNHĐN cho trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ ở
các trường mầm non tại tỉnh Đắk Lắk.
5.3. Đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp giáo dục KNHĐN cho trẻ 5-6 tuổi trong
trò chơi ĐVTCĐ ở các trường mầm non tại tỉnh Đắk Lắk.

6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu
Quá trình giáo dục KNHĐN cho trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ ở trường mầm
non.
6.2. Giới hạn về địa bàn và khách thể khảo sát thực trạng, thực nghiệm
6.2.1. Giới hạn về địa bàn khảo sát thực trạng, thực nghiệm
Các trường mầm non trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột và các huyện của tỉnh
Đắk Lắk (bao gồm 6 trường mầm non ở Thành phố Buôn Ma Thuột (Mầm non Khánh
Xuân, Mầm non Tân An, Mầm non Thành Công, Mầm non Tân Lập, Mầm non Thắng Lợi,
Mầm non 10/3) và 5 trường Mầm non ở các huyện (Mầm non Hoa Pơ Lang - huyện Buôn
Đôn; Mầm non Vàng Anh - huyện Ea H'Leo; Mầm non Vành Khuyên - huyện Lắk; Mầm
non Hoa Sim - huyện M'Đrắk; Mầm non Sơn Ca - huyện Ea Súp).
6.2.2. Giới hạn về khách thể khảo sát thực trạng, thực nghiệm
- Khảo sát 110 giáo viên mầm non (GVMN) đang dạy lớp mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) tại
11 trường mầm non ở tỉnh Đắk Lắk.
- Khảo sát 60 trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non Thắng Lợi (Thành phố Buôn Ma Thuột)
và trường Mầm non Hoa Pơ Lang (huyện Buôn Đôn).
- Thực nghiệm trên 150 trẻ ở 3 trường mầm non trên địa bàn Thành phố Buôn Ma
Thuột (Mầm non 10/3, Mầm non Thắng Lợi, Mầm non Tân Lập).
6.3. Thời gian khảo sát
- Khảo sát thực trạng từ tháng 03 năm 2018 đến tháng 6 năm 2018
- Thực nghiệm sư phạm được tiến hành từ tháng 8/2018 đến tháng 12/2018


7. Các cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Các cách tiếp cận nghiên cứu: Gồm có tiếp cận hoạt động, tiếp cận hệ thống và tiếp
cận phát triển
7.2. Phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết gồm phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ
thống hóa, khái quát hóa lí luận.

7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn gồm các phương pháp như: tổng kết kinh
nghiệm, chuyên gia; điều tra viết; quan sát; phỏng vấn sâu; thực nghiệm sư phạm, Phương
pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
7.2.3. Phương pháp xử lí số liệu bằng phương pháp thống kê toán học với sự trợ giúp của phần
mềm SPSS.
8. Những luận điểm bảo vệ
8.1. Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đã có KNHĐN trong trò chơi ĐVTCĐ.
8.2. Trò chơi ĐVTCĐ là môi trường giáo dục có nhiều thuận lợi cho việc giáo dục
KNHĐN cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non.
8.3. GV giữ vai trò là người tổ chức, hướng dẫn trẻ trong trò chơi ĐVTCĐ tạo cơ
hội, điều kiện để giáo dục và phát triển KNHĐN cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non.
9. Đóng góp mới của luận án
9.1. Đóng góp về mặt lí luận
Bổ sung và làm phong phú thêm lí luận về giáo dục KNHĐN cho trẻ 5-6 tuổi trong trò
chơi ĐVTCĐ ở trường mầm non, trong đó trọng tâm là các khái niệm về giáo dục KNHĐN
cho trẻ, vai trò của trò chơi ĐVTCĐ đối với việc giáo dục KNHĐN cho trẻ, đặc điểm
KNHĐN của trẻ, biện pháp giáo dục KNHĐN cho trẻ trong trò chơi ĐVTCĐ.
9.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
- Cung cấp tư liệu về thực trạng giáo dục KNHĐN cho trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi
ĐVTCĐ ở trường mầm non tại tỉnh Đắk Lắk, từ đó giúp các trường mầm non có cơ sở để
điều chỉnh quá trình giáo dục kịp thời.
- Các biện pháp giáo dục KNHĐN rẻ 5-6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ ở trường mầm
non được đề xuất là một tài liệu tham khảo có giá trị cho công tác nghiên cứu, đào tạo, bồi
dưỡng GVMN ở khu vực Tây Nguyên nói riêng và cả nước nói chung. Ngoài ra có thể vận
dụng sáng tạo các biện pháp này ở các trường mầm non có điều kiện giáo dục tương đương
để góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục trẻ.
10. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, 3 chương, kết luận, kiến nghị và danh mục tài liệu tham khảo.



CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC KĨ NĂNG HOẠT
ĐỘNG NHÓM CHO TRẺ 5-6 TUỔI TRONG TRÒ CHƠI
ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ Ở TRƯỜNG MẦM NON
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Những nghiên cứu về kĩ năng hoạt động nhóm
1.1.1.1. Nghiên cứu vai trò của hoạt động nhóm đối với trẻ em nói chung và trẻ mẫu giáo nói riêng
Các nghiên cứu của John Dewey, J.Piaget, JaQues D,Hansen và Kaufmann, Trần Bá
Hoành, Hoàng Thị Mai cho rằng kỹ năng hoạt động nhóm có vai trò quan trọng trong quá
trình giáo dục trẻ, giúp trẻ thích ứng trong các mối quan hệ, cùng bạn chia sẻ, giúp đỡ và
tương tác với nhau.
1.1.1.2. Nghiên cứu về khái niệm kĩ năng hoạt động nhóm
Các tác giả Lisa Trumbauer, Janet R. Moyles, Kristina R. Olson, Cao Thị Cúc,
Newman, Richard S., Nguyễn Hữu Châu cho rằng kỹ năng hoạt động nhóm là cùng chung
suy nghĩ, hành động phối hợp của các thành viên trong nhóm chơi, dựa trên sự hiểu biết lẫn
nhau và cảm xúc chung đối với kết quả hoạt động cùng nhau hướng đến việc giải quyết các
nhiệm vụ khác nhau trong nhóm chơi.
1.1.2. Những nghiên cứu về giáo dục kĩ năng hoạt động nhóm cho trẻ mẫu giáo
- Nghiên cứu các điều kiện, phương tiện để giáo dục kĩ năng hoạt động nhóm cho trẻ
mẫu giáo có các tác giả Mcguckin và các cộng sự, R. E. Slavin... đã chỉ ra rằng, để tổ chức
hoạt động dạy học nhằm phát triển kỹ năng hoạt động nhóm một cách hiệu quả cần đảm bảo
các điều kiện cụ thể
- Nghiên cứu về yêu cầu đối với giáo viên trong việc tổ chức giáo dục kỹ năng hoạt
động nhóm cho trẻ mẫu giáo có Edgar H. Schein, L.X. Vưgôtxky, Đặng Thành Hưng, Lê Thu
Hương và Phạm Mai Chi, Nguyễn Thị Thu Hà... Phần lớn các nghiên cứu đã chỉ ra rằng: khi
tổ chức hoạt động nhóm cho trẻ cần quan tâm đến qui mô nhóm, xác định mục tiêu, nhiệm
vụ của nhóm, phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng thành viên, từng thành viên nắm được
nhiệm vụ của mình và phối hợp thực hiện nhiệm vụ chung của nhóm, giải quyết bất đồng xảy ra
trong nhóm.
- Nghiên cứu về phương pháp, hình thức giáo dục kỹ năng hoạt động nhóm cho trẻ

mẫu giáo có Rachel Harrar, Kurt Lewin, Nguyễn Hữu Châu, Nguyễn Thị Xuân Yến, Cao
Thị Cúc, Phạm Mai Chi, Lê Thu Hương, Trần Thị Thanh cho rằng: Các kỹ năng hoạt động
nhóm cần được rèn luyện trong nhóm bạn bè thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ở
trường mầm non, cụ thể là thông qua các trò chơi như: trò chơi đóng vai có chủ đề, trò chơi xây
dựng lắp ghép, trò chơi vận động ...
- Nghiên cứu về quy trình tổ chức hoạt động nhóm cho trẻ mẫu giáo có Trần Duy
Hưng, Slavin R. E, Foyle và Lyman đã xác định các bước cơ bản liên quan đến việc thực
hiện thành công các hoạt động nhóm
1.1.3. Nghiên cứu giáo dục kĩ năng hoạt động nhóm cho trẻ mẫu giáo trong trò chơi
đóng vai theo chủ đề
- Nghiên cứu vai trò của trò chơi đóng vai theo chủ đề trong giáo dục kỹ năng hoạt
động nhóm cho trẻ mẫu giáo có P.G. Xamarukova, A.P.Uxôva, D.B.Encônhin,
A.I.Xôrôkina, A.N. Leonchiev, A.P.Uxôva, Nguyễn Ánh Tuyết, Ngô Công Hoàn, Trần Thị
Trọng, Lê Minh Thuận, LX. Vưgotxky, J.Piaget... đều khẳng định trò chơi là hình thức hoạt
động, là con đường chủ yếu để hình thành hành vi xã hội của bản thân trẻ và hình thành thái
độ của các em đối với cuộc sống và đối với nhau.


- Nghiên cứu về vai trò của giáo viên trong việc giáo dục kỹ năng hoạt động nhóm
cho trẻ 5-6 tuổi có J.Piaget, M.Parten, Brookfirld S. D, JaQues D. (1991), Goldstein, các
tác giả đã chỉ ra rằng để giáo dục kỹ năng hoạt động nhóm đạt hiệu quả thì vai trò của giáo
viên rất quan trọng là người định hướng, giúp trẻ tạo ra các mối quan hệ chơi, vai chơi, liên
kết giữa các nhóm chơi.
- Nghiên cứu về cách thức tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề: các tác giả Nguyễn Ánh
Tuyết, Lê Xuân Hồng, Hoàng Mai, Vũ Thị Nhân... đều cho rằng trò chơi đóng vai theo chủ đề có
vai trò quan trọng là con đường, là phương tiện hiệu quả trong việc hình thành kỹ năng hoạt động
nhóm cho trẻ.
1.1.4. Đánh giá chung về tổng quan nghiên cứu vấn đề
* Những vấn đề có thể kế thừa: Khẳng định sự cần thiết của việc hình thành ở trẻ
KNHĐN, KNHĐN giúp trẻ phát triển toàn diện; Chỉ ra các nhóm kĩ năng, một số biện pháp,

cách thức, nguyên tắc, mô hình tổ chức giáo dục KNHĐN cho trẻ đạt hiệu quả. Bên cạnh đó
các nghiên cứu cũng khẳng định trò chơi ĐVTCĐ là một hoạt động có hiệu quả trong việc hình
thành KNHĐN ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
* Những vấn đề chưa được giải quyết:
Các nghiên cứu trên chưa thực sự quan tâm và chú trọng nhiều đến việc đưa ra các kĩ
thuật và các bước, các hoạt động cụ thể để giáo dục KNHĐN đạt hiệu quả. Các kết quả
nghiên cứu trên chưa xác định cụ thể những KNHĐN cần có ở trẻ 5-6 tuổi cũng như đưa ra
cụ thể quá trình giáo dục KNHĐN, các biện pháp để giáo dục KNHĐN trong trò chơi
ĐVTCĐ.
* Những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết
Việc giáo dục KNHĐN cho trẻ 5-6 tuổi cần được thực hiện thông qua các hoạt động
giáo dục trẻ ở mọi thời điểm trong đó trò chơi ĐVTCĐ là con đường, cách thức, phương
tiện giáo dục hiệu quả. Chính vì vậy cần phải tạo cho trẻ nhiều cơ hội để hoạt động cùng
nhau, cùng chịu trách nhiệm và hoàn thành những nhiệm vụ từ đơn giản đến phức tạp
GV đưa ra.
1.2. Các khái niệm cơ bản
1.2.1. Khái niệm kĩ năng hoạt động nhóm của trẻ mẫu giáo
1.2.1.1. Khái niệm hoạt động nhóm: Khái niệm hoạt động nhóm được hiểu là sự phối hợp
cùng nhau giữa các cá nhân, các nhóm, các thành viên nhằm đạt được mục đích chung đề ra.
1.2.1.2. Khái niệm kĩ năng
Kĩ năng là năng lực hành động thực hiện có kết quả, một nhiệm vụ, một công việc
nào đó bằng cách vận dụng những tri thức, kinh nghiệm đã có phù hợp với những điều kiện
cho phép nhằm đạt mục đích đề ra.
1.2.1.3. Khái niệm kĩ năng hoạt động nhóm
Khái niệm KNHĐN là năng lực hành động phối hợp cùng nhau giữa mọi người với
nhau nhằm thực hiện nhiệm vụ của nhóm theo mục đích đề ra.
1.2.1.4. Khái niệm kĩ năng hoạt động nhóm của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
Khái niệm KNHĐN của trẻ 5-6 tuổi là năng lực hành động phối hợp của trẻ 5-6
tuổi với các bạn trong nhóm chơi nhằm thực hiện nhiệm vụ chung của nhóm theo mục
đích đề ra.

1.2.2. Khái niệm trò chơi đóng vai theo chủ đề
Trò chơi ĐVTCĐ là dạng trò chơi tái tạo, đặc trưng của trẻ mẫu giáo. Trẻ thực hiện
các vai của người lớn theo một chủ đề nhất định và thực hiện hành động theo chức năng xã
hội mà họ đảm nhận.


1.2.3. Khái niệm kĩ năng hoạt động nhóm của trẻ 5 -6 tuổi trong trò
chơi đóng vai theo chủ đề
KNHĐN của trẻ 5 -6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ là năng lực hành động phối hợp của
trẻ với bạn trong nhóm chơi ĐVTCĐ nhằm thực hiện nhiệm vụ chung của nhóm theo mục
đích chơi, dự định chơi đã đề ra.
1.2.4. Khái niệm giáo dục kĩ năng hoạt động nhóm cho trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi đóng vai
theo chủ đề
Giáo dục KNHĐN cho trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ là quá trình GV tổ chức,
hướng dẫn để hình thành cho trẻ năng lực hành động phối hợp với bạn trong nhóm chơi
ĐVTCĐ nhằm thực hiện nhiệm vụ chung của nhóm theo mục đích chơi, dự định chơi đã đề
ra.
1.2.5. Khái niệm về biện pháp giáo dục kĩ năng hoạt động nhóm cho trẻ 5 - 6 tuổi trong
trò chơi đóng vai theo chủ đề
Biện pháp giáo dục KNHĐN cho trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ là cách làm cụ
thể của GV trong hoạt động chơi cùng nhau giữa GV với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nhằm giáo
dục KNHĐN cho trẻ.
1.3. Kĩ năng hoạt động nhóm trong trò chơi đóng vai theo chủ đề của trẻ 5-6 tuổi ở
trường mầm non
1.3.1. Đặc điểm của kĩ năng hoạt động nhóm: Gồm tính mục đích; tính đúng đắn; tính
logic; tính thành thạo; tính linh hoạt; tính hiệu quả
1.3.2. Cấu trúc các kĩ năng thành phần của kĩ năng hoạt động nhóm của trẻ mẫu giáo
Gồm có: Hình thành và duy trì nhóm hoạt động; hợp tác giữa các thành viên trong
nhóm; thực hiện các công việc được phân công trong nhóm; giải quyết xung đột xảy ra
trong nhóm và kĩ năng phát triển hoàn thiện nhóm.

1.3.3. Các giai đoạn phát triển kĩ năng hoạt động nhóm của trẻ mẫu giáo
Sự phát triển kỹ năng hoạt động nhóm của trẻ 5-6 tuổi được chia làm các giai đoạn
chủ yếu sau: Hình thành nhóm, phát triển các mối quan hệ trong nhóm chơi; Hình thành và
phát triển kỹ năng hoạt động nhóm; kiểm tra, đánh giá kỹ năng hoạt động nhóm để tiếp
tục hoàn chỉnh kĩ năng
1.3.4. Đặc điểm của trò chơi đóng vai theo chủ đề của trẻ mẫu giáo ở trường mầm non
Trò chơi đóng vai theo chủ đề có những đặc điểm mhư: Tính có chủ đề; Tính tượng
trưng; Tính tự do, tự nguyện và tính độc lập;Tính hợp tác; Tính sáng tạo
1.3.5. Vai trò của trò chơi đóng vai theo chủ đề trong việc giáo dục và phát triển kĩ năng
hoạt động nhóm của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non
Trò chơi đóng vai theo chủ đề tạo ra môi trường với các trò chơi, các đồ dùng, đồ chơi,
các vai chơi...thúc đẩy quá trình chơi của trẻ mẫu giáo. Thông qua trò chơi đóng vai theo chủ
đề trẻ có thể thiết lập các mối quan hệ với các bạn xung quanh. Trong trò chơi đóng vai theo
chủ đề, trẻ tự tin thể hiện bản thân với các bạn, cùng chia sẻ với bạn kinh nghiệm chơi.
Trong trò chơi đóng vai theo chủ đề có rất nhiều vấn đề nảy sinh cần trẻ phải giải quyết.
1.3.6. Một số trò chơi đóng vai theo chủ đề của trẻ 5 – 6 tuổi ở vùng
miền núi Tây Nguyên
Trẻ 5 – 6 tuổi ở Tây Nguyên cũng chơi những trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường
mầm non giống như trẻ mầm non 5-6 tuổi ở các vùng miền khác như trò chơi bác sỹ, trò
chơi bán hàng, gia đình, cô giáo... Tuy nhiên, chủ đề chơi, cách chơi, đồ dùng chơi, không
gian chơi... có sự khác biệt và đặc trưng cho khu vực Tây Nguyên. Chủ đề chơi chủ yếu là
các chủ đề về cuộc sống sinh hoạt và lao động của đồng bào dân tộc ở Tây Nguyên. Một số
trò chơi đóng vai theo chủ đề đặc trưng của trẻ 5 – 6 tuổi ở vùng miền núi Tây Nguyên:
cúng lúa mới (cúng cơm mới); Lễ hội văn hóa cồng chiêng; Lễ hội đua voi; bán hàng – chợ


Tây Nguyên; Trò chơi bác sỹ thú y...
1.3.7. Đặc điểm hoạt động nhóm của trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề
Hoạt động nhóm của trẻ 5-6 tuổi có những dấu hiệu cơ bản như: các thành viên cùng
nhau thực hiện một nhiệm vụ chung; trẻ vừa thể hiện ý thức trách nhiệm của cá nhân với

nhóm, cố gắng hoàn thành phần việc được giao, đồng thời biết hành động phối hợp cùng
bạn, chia sẻ và giúp lẫn nhau.
1.3.8. Những biểu hiện của các kĩ năng hoạt động nhóm của trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi
đóng vai theo chủ đề
Kỹ năng hoạt động nhóm trong trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non bao
gồm như sau: Kĩ năng tạo nhóm chơi; kĩ năng phối hợp giữa các thành viên trong nhóm
chơi; kĩ năng thực hiện nhiệm vụ của nhóm chơi; Kĩ năng giải quyết các xung đột, mâu thuẫn
trong nhóm chơi; kĩ năng phát triển nhóm chơi.
1.3.9. Đánh giá mức độ kĩ năng hoạt động nhóm của trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi đóng vai
theo chủ đề
Để đánh giá KNHĐN của trẻ 5-6 tuổi sẽ dựa trên 3 mức:
- Mức 1: KNHĐN trong trò chơi ĐVTCĐ ở mức cao (2,18≤ĐTB≤3,00)
- Mức 2: KNHĐN trong trò chơi ĐVTCĐ ở mức trung bình (1,84≤ĐTB<2,18)
- Mức 3: KNHĐN trong trò chơi ĐVTCĐ ở mức thấp (1≤ĐTB<1,84)
1.4. Một số vấn đề về giáo dục kĩ năng hoạt động nhóm cho trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi
đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non
1.4.1. Mục tiêu giáo dục kĩ năng hoạt động nhóm cho trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo
chủ đề ở trường mầm non
Giáo dục kỹ năng hoạt động nhóm cho trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ
đề là quá trình tác động của giáo viên đến trẻ nhằm phát triển ở trẻ khả năng phối hợp với
các bạn trong nhóm nhằm thực hiện nhiệm vụ chơi của nhóm đã đề ra.
1.4.2. Nội dung giáo dục kĩ năng hoạt động nhóm cho trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi đóng vai
theo chủ đề
Gồm các nội dung sau: Giáo dục nhận thức của trẻ 5-6 tuổi về các kỹ năng hoạt
động nhóm trong trò chơi đóng vai theo chủ đề; Rèn luyện các các kỹ năng hoạt động
nhóm của trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề ; Rèn luyện kĩ năng tạo nhóm
chơi, phối hợp giữa các thành viên trong nhóm chơi; Rèn kĩ năng giải quyết các xung đột,
mâu thuẫn trong nhóm chơi; Rèn kĩ năng phát triển nhóm; Hình thành thái độ, tình cảm tích
cực khi thể hiện các kỹ năng hoạt động nhóm trong trò chơi đóng vai theo chủ đề
1.4.3. Phương pháp giáo dục kĩ năng hoạt động nhóm cho trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi đóng

vai theo chủ đề
Gồm có: Nhóm phương pháp thực hành, trải nghiệm; Nhóm phương pháp trực quan minh họa; Nhóm phương pháp dùng lời nói; Nhóm phương pháp giáo dục bằng tình cảm và
khích lệ; Nhóm phương pháp nêu gương - đánh giá:
1.4.4. Quy trình giáo dục kĩ năng hoạt động nhóm trong trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ
5-6 tuổi
* Các giai đoạn giáo dục kỹ năng hoạt động nhóm cho trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi
đóng vai theo chủ đề: Giai đoạn 1: Chuẩn bị; Giai đoạn 2: Tổ chức cho trẻ chơi đóng vai theo
chủ đề; Giai đoạn 3: Đánh giá kết quả kỹ năng hoạt động nhóm của trẻ
1.4.5. Phương tiện, điều kiện giáo dục kĩ năng hoạt động nhóm trong trò chơi đóng vai theo
chủ đề cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
Gồm có bài thơ, truyện ngắn, tranh ảnh; Hoạt động trải nghiệm; Tình huống giáo
dục; Hoạt động giao tiếp.
1.4.6. Đánh giá kết quả giáo dục kĩ năng hoạt động nhóm trong trò chơi đóng vai theo chủ


-

đề cho trẻ 5-6 tuổi
- Đánh giá kết quả kỹ năng hoạt động nhóm của trẻ trong trò chơi đóng vai theo chủ
đề cần được diễn ra thường xuyên, trong quá trình thực hiện và sau khi kết thúc trò chơi.
- Có hai cách để thu thập thông tin về khả năng biết và làm của trẻ:
+ Cách 1: Quan sát theo dõi trường xuyên hành vi và hoạt động của trẻ hoặc là xem
xét sản phẩm của trẻ trong các hình thức hoạt động của trẻ ở trường mầm non.
- Cách 2: giáo viên có thể đưa ra những câu hỏi, trò chơi, những tình huống, bài tập
dưới hình thức chơi trong đó trẻ phải giải quyết một vấn đề nào đó.
1.4.7. Tiêu chí đánh giá kĩ năng hoạt động nhóm của trẻ 5 - 6 tuổi trong trò chơi đóng vai
theo chủ đề
* Tiêu chí 1: Kĩ năng tạo nhóm chơi
Chỉ số 1: Trẻ mong muốn được chơi cùng các bạn; Chỉ số 2: Trẻ thích thú khi được
chơi cùng các bạn; Chỉ số 3: Trẻ biết rủ các bạn cùng chơi với mình; Chỉ số 4: Trẻ hướng

ứng tích cực khi được các bạn rủ chơi cùng; Chỉ số 5: Trẻ biết bàn bạc, thỏa thuận với các
bạn trong nhóm để thống nhất về ý tưởng chơi, phân vai, chỗ chơi, đồ dùng đồ chơi...
* Tiêu chí 2: Kĩ năng phối hợp giữa các thành viên trong nhóm chơi
Chỉ số 1: Trẻ biết lắng nghe ý kiến của các bạn trong nhóm; Chỉ số 2: Trẻ biết bàn
bạc, trao đổi với các thành viên trong nhóm để thực hiện tốt vai chơi; Chỉ số 3: Trẻ biết
động viên các bạn trong khi chơi; Chỉ số 4: Trẻ biết hy sinh sở thích của mình để hoàn thành
nhiệm vụ chung của nhóm
* Tiêu chí 3: Kĩ năng thực hiện nhiệm vụ của nhóm chơi
Chỉ số 1: Trẻ chấp nhận sự phân công của nhóm chơi; Chỉ số 2: Trẻ biết phối hợp với
các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ chung; Chỉ số 3: Trẻ biết kiểm tra, đánh
giá các thành viên trong nhóm về việc thực hiện nhiệm vụ
* Tiêu chí 4: Kĩ năng giải quyểt các xung đột, mâu thuẫn xảy
ra trong nhóm chơi
Chỉ số 1: Trẻ xác định được những mâu thuẫn xảy ra trong nhóm chơi; Chỉ số 2: Trẻ
biết tìm cách giải quyết xung đột, mâu thuẫn; Chỉ số 3: Trẻ giải quyết được các xung đột,
mâu thuẫn xảy ra trong nhóm chơi; Chỉ số 4: Trẻ biết tìm kiếm sự giúp đỡ của người khác
để giải quyết các xung đột, mâu thuẫn
* Tiêu chí 5: Kĩ năng phát triển nhóm chơi
Chỉ số 1: Trẻ biết kiểm tra kết quả chơi của nhóm; Chỉ số 2: Trẻ biết báo cáo kết quả
chơi với mọi người xung quanh; Chỉ số 3: Trẻ biết mở rộng nhóm chơi (chơi với các nhóm
chơi khác); Chỉ số 4: Trẻ biết mở rộng chủ đề, nội dung chơi
1.4.8. Thang đánh giá kĩ năng hoạt động nhóm của trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo
chủ đề
Mức độ 1 (Mức độ cao): 2,18 ≤ ĐTB≤ 3,00
Mức độ 2 (Mức độ trung bình): 1,84 ≤ ĐTB < 2,18
Mức độ 3 (Mức độ thấp): 1,00 ≤ ĐTB <1,84
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục kĩ năng hoạt động nhóm cho trẻ 5 – 6 tuổi trong
trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non
Gồm có: Cá nhân trẻ; Giáo viên mầm non, Cha, mẹ của trẻ, điều kiện cơ sở vật chất,
phương tiện ở trường mầm non và môi trường xã hội.



Kết luận chương 1
Giáo dục KNHĐN cho trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ ở trưởng mầm non là quá trình
tác động của GV đến trẻ trong trò chơi ĐVTCĐ nhằm hình thành và phát triển ở trẻ hành
động phối hợp của trẻ với các bạn trong nhóm chơi để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chơi
của nhóm đề ra.
Biện pháp giáo dục KNHĐN cho trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ ở trường mầm
non chính là những thành tố cụ thể về mặt kĩ thuật cách làm hướng đến việc giải quyết các
nhiệm vụ đơn lẻ, cụ thể của GV với trẻ trong trò chơi ĐVTCĐ nhằm hình thành KNHĐN cho
trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ ở trường mầm non
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG HOẠT ĐỘNG NHÓM CHO TRẺ 5 - 6
TUỔI TRONG TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ Ở TRƯỜNG MẦM NON
2.1. Khái quát về địa bàn khảo sát
2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Đắk Lắk là một là một cao nguyên rộng lớn nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, địa
hình dốc thoải xen kẽ với các đồng bằng thấp ven các dòng sông chính. Khí hậu chia làm 2
mùa khá rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Đắk Lắk có diện tích rừng và trữ lượng gỗ lớn nhất
cả nước với nhiều chủng loại gỗ quý hiếm, nhiều loại cây đặc sản vừa có giá trị kinh tế vừa
có giá trị khoa học
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
* Điều kiện kinh tế: Nền kinh tế chủ đạo của Đăk Lăk chủ yếu dựa vào sản xuất và
xuất khẩu nông sản, lâm sản.
* Các yếu tố văn hóa – truyền thống: Đắk Lắk có bản sắc văn hoá đa dạng, là một
trong những cái nôi nuôi dưỡng không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên,
được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại.
* Về giáo dục mầm non: Trong những năm qua, giáo dục mầm non ở tỉnh Đắk Lắk
đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Quy mô, mạng lưới trường lớp phát triển, tỷ
lệ trường, lớp ngoài công lập tăng nhanh; Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ được nâng lên.

Chương trình GDMN được thực hiện tại 100% trường MN; Tỷ lệ trẻ học 2 buổi/ ngày; tỷ lệ
trẻ được ăn bán trú tăng. Ứng dụng công nghệ thông tin trong chăm sóc, giáo dục trẻ được
đẩy mạnh; đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ; quan tâm xây
dựng môi trường giáo dục, tạo cơ hội cho trẻ được vui chơi, trải nghiệm; xây dựng cơ sở vật
chất, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ chăm sóc, giáo dục trẻ...
Bên cạnh những thành tích đã đạt được, Giáo dục mầm non ở Đắk Lắk vẫn còn một số
tồn tại như: Mạng lưới trường lớp, quy mô phát triển GDMN còn nhiều hạn chế bất cập: một số
khu trung tâm đông dân cư vẫn thiếu trường lớp, chưa đáp ứng nhu cầu gửi con của phụ huynh.
Những nơi thuộc vùng sâu vẫn tồn tại nhiều điểm trường mầm non nhỏ lẻ, khó khăn trong việc
đầu tư nguồn lực, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Tỷ lệ trẻ nhà trẻ ra lớp thấp. Vẫn
còn nhiều phòng học tạm, học nhờ, công trình vệ sinh, nước sạch, bếp ăn ở nhiều địa phương
còn rất thiếu thốn; thiết bị, đồ dùng, đồ chơi chưa đáp ứng yêu cầu...
2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng
2.2.1. Mục tiêu khảo sát: Phát hiện thực trạng giáo dục KNHĐN trong trò chơi ĐVTCĐ
cho trẻ ở trường mầm non hiện nay để làm căn cứ thực tiễn đề xuất các biện pháp giáo dục
KNHĐN cho trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ ở trường mầm non.
2.2.2. Nội dung khảo sát: Thực trạng giáo dục kỹ năng hoạt động nhóm cho trẻ 5-6 tuổi trong trò


chơi đóng vai theo chủ đề; Thực trạng mức độ biểu hiện kỹ năng hoạt động nhóm của trẻ 5-6
tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề.
2.2.3. Khách thể khảo sát và địa bàn khảo sát
* Khách thể khảo sát: 110 giáo viên ở các trường mầm non của Tỉnh Đắk Lắk; 60 trẻ
5-6 tuổi ở trường mầm non Thắng Lợi (TP. Buôn Ma Thuột) và trường mầm non Hoa Pơ
Lang (huyện Buôn Đôn).
* Địa bàn khảo sát: Các trường mầm non ở tỉnh Đắc Lắc
2.2.4. Thời gian khảo sát: Từ tháng 3/2018 đến tháng 6/2018.
2.2.5. Phương pháp và công cụ khảo sát
Điều tra bằng bảng hỏi; quan sát sư phạm, trò chuyện, trao đổi, phỏng vấn sâu; phân
tích sản phẩm hoạt động; Phân tích kết quả của trò chơi đóng vai theo chủ đề của trẻ 5-6

tuổi từ đó đưa ra được các biểu hiện và mức độ của kỹ năng hoạt động nhóm của trẻ trong
trò chơi đóng vai theo chủ đề.
2.2.6. Cách tiến hành khảo sát kĩ năng hoạt động nhóm của trẻ 5 - 6 tuổi trong trò chơi
đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non
* Mục tiêu: Tổ chức cho trẻ chơi 3 trò chơi đóng vai theo chủ đề "Tây Nguyên quê
hương em"; Giáo viên quan sát, ghi chép các biểu hiện kỹ năng hoạt động nhóm của trẻ;
Cách thức trẻ chơi với bạn, phối hợp với bạn trong suốt quá trình chơi.
* Nội dung và chủ đề chơi: 3 trò chơi đóng vai theo chủ đề "Tây Nguyên quê hương
em" đó là "Lễ hội cồng chiêng", Bác sĩ thú y, bán hàng.
* Chuẩn bị môi trường chơi: Không gian thoáng mát, sạch sẽ, an toàn, khu vực chơi
trong lớp. Trong khu vực chơi phân vai sắp xếp 3 góc chơi: Lễ hội văn hóa cồng chiêng Tây
Nguyên, bác sĩ thú ý, bán hàng. Các đồ dùng, đồ chơi cho trẻ phù hợp với trò chơi lễ hội
văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, bác sĩ thú ý, bán hàng.
* Dự kiến phương pháp, biện pháp chơi: Cô gợi ý định hướng để trẻ tự lập kế hoạch
chơi, vai chơi, đồ chơi, vị trí chơi...; Cô đặt câu hỏi gợi mở tạo tình huống có vấn đề
* Tiến hành tổ chức trò chơi
* Cách đo: Lập hồ sơ cá nhân của trẻ; Mỗi lần đo trẻ là 1 nhóm (4 -5 trẻ) để đo 5
kỹ năng hoạt động nhóm đã trình bày ở trên; Các nhóm đều chơi 3 trò chơi đóng vai theo
chủ đề ở trên; Dùng phiếu quan sát để quan sát các biểu hiện của trẻ trong quá trình trẻ
chơi; Xây dựng phiếu chấm từng nhóm trẻ với các tiêu chí và biểu hiện cụ thể gắn với
mức độ...
2.3. Kết quả khảo sát thực trạng
2.3.1. Thực trạng giáo dục kĩ năng hoạt động nhóm cho trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi đóng
vai theo chủ đề ở trường mầm non
2.3.1.1. Nhận thức của giáo viên về tính cần thiết của giáo dục kĩ năng hoạt động nhóm cho trẻ 56 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non
Biểu đồ 2.1. Nhận thức của giáo viên về tính cần thiết của giáo dục kĩ năng hoạt động nhóm
cho trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non
Biểu đồ 2.1. cho thấy: Biểu đồ trên cho thấy, có tới 94,5% GV được khảo sát khẳng định việc
giáo dục KNHĐN cho trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ là cần thiết, trong đó có đến 60,0% là rất
cần thiết và 34,5% là cần thiết. Điều này cũng cho thấy, GVMN đều nắm vững mục tiêu giáo dục

trẻ và cho rằng đây là việc làm cần thiết để chuẩn bị tốt cho trẻ các điều kiện để vào lớp 1.
2.3.1.2. Nhận thức của giáo viên về giáo dục kĩ năng hoạt động nhóm cho trẻ 5-6 tuổi trong
trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non
Đa số giáo viên quan niệm về kỹ năng hoạt động nhóm của trẻ 5-6 tuổi chưa thật đầy
đủ và toàn diện. Chỉ có 31,8 % ý kiến của giáo viên quan niệm kỹ năng hoạt động nhóm của


trẻ 5-6 tuổi là hành động phối hợp của trẻ với các bạn trong nhóm nhằm thực hiện nhiệm vụ
chơi. Còn lại các ý kiến còn hiểu chưa đầy đủ như xem kỹ năng hoạt động nhóm của trẻ 5-6
tuổi là sự tác động qua lại của trẻ, là sự hỗ trợ của các thành viên trong nhóm chơi, là sự bàn
bạc, thống nhất giữa các thành viên trong nhóm cùng thực hiện trò chơi.
2.3.1.3. Thực trạng các hoạt động giáo viên mầm non tiến hành để giáo dục kĩ năng hoạt động
nhóm cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
Bảng 2.1. Thực trạng giáo viên sử dụng các phương tiện giáo dục kĩ năng hoạt động nhóm
cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
Thứ
Phương tiện giáo dục
ĐTB ĐLC
TT
bậc
1 Hoạt động đón trẻ
1,53 0,55
9
2 Hoạt động thể dục buổi sáng
2,16 0,72
4
3 Hoạt động học tập
2,58 0,67
2
4 Hoạt động ngoài trời

2,17 0,69
3
5 Hoạt động chơi(ở các góc)
2,79 0,51
1
6 Hoạt động năng khiếu
2,07 0,77
5
7 Hoạt động vệ sinh
1,72 0,49
7
8 Hoạt động ăn
2,03 0,61
6
9 Hoạt động ngủ
1,60 0,58
8
10 Hoạt động trả trẻ
1,39 0,51
10
ĐTB chung
2,00 0,21
Kết quả ở bảng trên cho thấy, đa số giáo viên mầm non tiến hành giáo dục kỹ năng
hoạt động nhóm cho trẻ 5 - 6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non
thông qua "hoạt động chơi ở các góc" và "hoạt động học tậ" (ĐTB lần lượt là 2,79 và 2,58)
và ít tiến hành giáo dục kỹ năng hoạt động nhóm cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động đón
và trả trẻ (ĐTB lần lượt là 1,53 và 1,39).
2.3.1.4. Thực trạng giáo viên mầm non giáo dục kĩ năng hoạt động nhóm cho trẻ 5-6 tuổi
trong trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non
Bảng 2.2. Thực trạng giáo dục các kĩ năng hoạt động nhóm của trẻ 5-6 tuổi

trong trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non
Các kĩ năng hoạt động nhóm
1
2
3
4
5

ĐTB

ĐLC

Thứ
bậc

Kĩ năng tạo nhóm chơi
2,14 0,55
3
Kĩ năng phối hợp giữa các thành viên trong nhóm chơi
2,17 0,81
1
Kĩ năng thực hiện nhiệm vụ của nhóm chơi
2,15 0,67
2
Kĩ năng giải quyết xung đột, mâu thuẫn trong khi chơi
1,98 0,51
5
Kĩ năng phát triển nhóm chơi
2,11 0,71
4

ĐTB chung
2,11 0,29
Với ĐTB = 2,11 và ĐLC = 0,29 cho thấy, GVMN tiến hành giáo dục các KNHĐN
cho trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ ở trường mầm non chỉ ở mức trung bình. Các
KNHĐN được tiến hành ở các mức độ khác nhau, trong đó "Kĩ năng phối hợp giữa các
thành viên trong nhóm chơi" là được thực hiện nhiều nhất (ĐTB =2,17), tiếp đến là "Kĩ
năng thực hiện nhiệm vụ của nhóm chơi" (ĐTB = 2,15), GV mầm non ít tiến hành giáo dục
kĩ năng giải quyết xung đột, mâu thuẫn trong khi chơi" và "Kĩ năng phát triển nhóm chơi"
(ĐTB lần lượt là 1,98 và 2,11).
2.3.1.5. Thực trạng xây dựng phương tiện, cơ sở vật chất và môi trường giáo dục kĩ năng hoạt


động nhóm cho trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non
Bảng 2.3. Thực trạng xây dựng phương tiện, cơ sở vật chất và môi trường giáo dục kĩ năng
hoạt động nhóm cho trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non
Th
TT
Nội dung
ĐTB ĐLC ứ
bậc
1
Chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng, đồ chơi
2,61 0,72 2
2
Xây dựng góc chơi mới lạ, hấp dẫn trẻ
1,77 0,85 6
3
Liên tục đổi mới các góc chơi khác nhau
2,09 0,74 5
4

Sắp xếp đồ dùng, đồ chơi dễ thấy, dễ lấy, dễ lựa chọn
2,79 0,45 1
5
Cô cùng trẻ làm đồ chơi để kích thích tính sáng tạo của trẻ
2,32 0,75 3
Cô tạo ra đồ dùng, đồ chơi chung để các nhóm giao lưu và chơi
6
2,32 0,69 3
cùng nhau
ĐTB chung
2,32 0,30
Với ĐTB = 2,32 và ĐLC = 0,30 cho thấy, công tác xây dựng phương tiện, cơ sở vật chất
và môi trường giáo dục KNHĐN cho trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi ĐCTCĐ ở trường mầm non mới
được GVMN thực hiện ở mức trung bình. Việc xây dựng phương tiện, cơ sở vật chất và môi
trường giáo dục KNHĐN cho trẻ 5 -6 tuổi được tiến hành ở các mức độ khác nhau, trong đó việc
"Sắp xếp đồ dùng, đồ chơi dễ thấy, dễ lấy, dễ lựa chọn" được các GV thực hiện thường xuyên
nhất, giáo viên còn ít quan tâm đến việc "Xây dựng góc chơi mới lạ, hấp dẫn trẻ".
2.3.1.6. Thực trạng các biện pháp giáo dục kĩ năng hoạt động nhóm cho trẻ 5-6 tuổi trong
trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non
Bảng 2.4. Thực trạng các biện pháp giáo dục kĩ năng hoạt động
nhóm cho trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề ở
trường mầm non
của giáo viên mầm non
TT

Các biện pháp

ĐTB

ĐLC


Thứ
bậc

Tạo góc chơi, môi trường chơi, bố trí đồ dùng, đồ chơi hợp
1,59 0,77
5
lí, phong phú hấp dẫn trẻ
2 Tạo tình huống giúp trẻ mở rộng nội dung chơi, chủ đề chơi 2,15 0,60
2
Hướng dẫn trẻ thảo luận để phân vai chơi cho mỗi thành
3
2,28 0,72
1
viên trong nhóm
Hướng dẫn trẻ giải quyết xung đột, mâu thuẫn nảy sinh
4
1,64 0,73
4
trong quá trình chơi
GV hướng dẫn để trẻ biết tự kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt
5
1,77 0,67
3
động của nhóm khi trò chơi kết thúc
6 Hướng dẫn trẻ mở rộng nội dung và chủ đề chơi
1,26 0,55
6
ĐTB chung
1,78 0,31

Với ĐTB = 1,78 và ĐLC = 0,31 cho thấy, các biện pháp giáo dục KNHĐN cho trẻ 56 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ mới được GV ở các trường mầm non sử dụng ở mức độ trung
bình. Các biện pháp này được sử dụng với mức độ khác nhau, trong đó biện pháp "Hướng
dẫn trẻ thảo luận để phân vai chơi cho mỗi thành viên trong nhóm" là được GV sử dụng
thường xuyên nhất và GVMN còn ít hướng dẫn trẻ mở rộng nội dung và chủ đề chơi.
2.3.1.7. Thực trạng một số khó khăn trong quá trình giáo dục kĩ năng hoạt động nhóm cho
trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non
1


Bảng 2.5. Khó khăn của giáo viên khi giáo dục kĩ năng hoạt động nhóm cho trẻ 56 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề
TT

ĐTB

Khó khăn

ĐLC

Thứ
bậc

1

Trẻ chưa chủ động trong quá trình chơi
2,39 0,73
1
Sự chênh lệch về nhận thức và kĩ năng, kinh nghiệm của trẻ
2
2,24 0,82
4

ảnh hưởng đến việc trao đổi và thực hiện nhiệm vụ chung
3 Trẻ lúng túng và không biết phối hợp với bạn
2,29 0,79
3
4 Trẻ chưa thật sự nỗ lực trong quá trình thực hiện nhiệm vụ
2,36 0,75
2
5 Đồ dùng, đồ chơi chưa phong phú
2,06 0,89
5
6 GV chưa có kinh nghiệm tổ chức các hoạt động nhóm
1,37 0,59
7
Nội dung hoạt động nhóm chưa lôi cuốn trẻ tích cực tham
7
1,48 0,66
6
gia
ĐTB chung
2,03 0,28
Kết quả ở bảng trên cho thấy, GVMN gặp phải không ít khó khăn khi giáo dục
KNHĐN cho trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ với ĐTB = 2,03 và ĐLC = 0,28 và ở mức
độ trung bình. GV gặp phải những khó khăn này với những mức độ khác nhau: Khó khăn
lớn nhất mà GVMN gặp phải trong quá trình giáo dục KNHĐN cho trẻ 5 – 6 tuổi trong trò
chơi ĐVTCĐ là "Trẻ chưa chủ động trong quá trình chơi", tiếp đến là "Trẻ chưa thật sự nỗ
lực trong quá trình thực hiện nhiệm vụ" những khó khăn này đều ở mức cao. GV ít gặp khó
khăn hơn ở các nội dung "GV chưa có kinh nghiệm tổ chức các hoạt động nhóm" và "Nội
dung hoạt động nhóm chưa lôi cuốn trẻ tích cực tham gia".
2.3.1.8. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến việc giáo dục kĩ năng hoạt động nhóm cho
trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non

Bảng 2.6. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giáo dục kĩ năng hoạt động
nhóm cho trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề
ở trường mầm non
Mức độ
Không
TT
Các yếu tố ảnh hưởng
Thứ
Ảnh Rất ảnh
ĐTB ĐLC
ảnh
hưởng hưởng
bậc
hưởng
(1đ)

1
2

(2đ)

(3đ)

Cá nhân trẻ
13
37
60
2,43 0,70
2
GVMN

0
60
50
2,45 0,50
1
Điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện
3
21
32
57
2,33 0,78
3
ở trường mầm non
4 Môi trường xã hội
16
82
12
1,96 0,51
4
5 Cha mẹ của trẻ
56
38
16
1,64 0,73
5
ĐTB chung
2,16 0,27
Với ĐTB = 2,16 và ĐLC = 0,27 cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giáo
dục KNHĐN cho trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ ở trường mầm non được đánh giá ở
mức trung bình. Mỗi yếu tố lại ảnh hưởng ở một mức độ khác nhau, trong đó GVMN và

"cá nhân trẻ" là hai yếu tố được đánh giá là có ảnh hưởng lớn nhất, còn cha mẹ tẻ và và
"môi trường xã hội" là hai yếu tố có ảnh hưởng ít nhất đến quá trình giáo dục KNHĐN cho
trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ.
2.3.2. Thực trạng kĩ năng hoạt động nhóm của trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo
chủ đề


2.3.2.1. Đánh giá chung về các mức độ biểu hiện kĩ năng hoạt động nhóm của trẻ 5-6 tuổi
trong trò chơi đóng vai theo chủ đề
Bảng 2.7. Đánh giá chung các kĩ năng hoạt động nhóm của trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi
đóng vai theo chủ đề
ST
T

KNHĐN

ĐTB

ĐL
C

Thứ
bậc

1
2
3
4
5


Kĩ năng tạo nhóm chơi
2,24 0,30
1
Kĩ năng phối hợp giữa các thành viên trong nhóm chơi
2,13 0,44
3
Kĩ năng thực hiện nhiệm vụ của nhóm chơi
2,15 0,45
2
Kĩ năng giải quyết xung đột, mâu thuẫn trong nhóm chơi
1,85 0,38
4
Kĩ năng phát triển nhóm chơi
1,66 0,33
5
ĐTB chung
2,01 0,17
Với ĐTB = 2,01 và ĐLC = 0,17 cho thấy KNHĐN của trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi
ĐVTCĐ ở trường mầm non chỉ ở mức trung bình. Mức độ biểu hiện của trẻ cũng khác nhau ở
từng kĩ năng, trong đó kĩ năng tạo nhóm chơi được trẻ thể hiện tốt nhất, tiếp đến là Kĩ năng
thực hiện nhiệm vụ của nhóm chơi, trẻ thể hiện kĩ năng phát triển nhóm chơi thấp nhất.
2.3.2.2. Các biểu hiện cụ thể của kĩ năng hoạt động nhóm của trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi
đóng vai theo chủ đề
* Các biểu hiện kĩ năng tạo nhóm chơi của trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo
chủ đề ở trường mầm non
Bảng 2.8. Các biểu hiện kĩ năng tạo nhóm chơi của trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi đóng
vai theo chủ đề
TT
1
2

3
4
5

Biểu hiện

ĐTB

ĐLC Thứ bậc

Trẻ mong muốn được chơi cùng các bạn
2,62 0,56
Trẻ thích thú khi được chơi cùng các bạn
2,58 0,53
Trẻ biết rủ các bạn cùng chơi với mình
2,27 0,63
Trẻ hướng ứng tích cực khi được các bạn rủ chơi cùng
2,13 0,68
Trẻ biết bàn bạc, thỏa thuận với các bạn trong nhóm để
thống nhất về ý tưởng chơi, phân vai, chỗ chơi, đồ dùng đồ 1,62 0,64
chơi...
ĐTB chung
2,24 0,30

1
2
3
4
5


Với ĐTB chung = 2,24 và ĐLC = 0,30 cho thấy, trong quá trình chơi ĐVTCĐ
kĩ năng tạo nhóm chơi được biểu hiện ở mức trung bình các nội dung cụ thể được
biểu hiện ở các mức độ khác nhau, trong đó nội dung có ĐTB cao nhất là Trẻ mong
muốn được chơi cùng các bạn, tiếp đến là Trẻ thích thú khi được chơi cùng các bạn.
Tuy nhiên, trẻ chưa biết bàn bạc, thỏa thuận với các bạn trong nhóm để thống nhất về
ý tưởng chơi, phân vai, chỗ chơi, đồ dùng đồ chơi...
* Các biểu hiện kĩ năng phối hợp giữa các thành viên trong nhóm chơi của trẻ 5-6
tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ ở trường mầm non
Bảng 2.9. Các biểu hiện kĩ năng phối hợp giữa các thành viên trong nhóm
chơi của trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề
TT

Biểu hiện

ĐTB

ĐLC Thứ bậc


1
2
3
4

Trẻ biết lắng nghe ý kiến của các bạn trong nhóm
Trẻ biết bàn bạc, trao đổi với các thành viên trong nhóm để
thực hiện tốt vai chơi
Trẻ biết động viên các bạn trong khi chơi
Trẻ biết hy sinh sở thích của mình để hoàn thành nhiệm vụ
chung của nhóm

ĐTB chung

2,12 0,67

3

2,00 0,80

4

2,23 0,77

1

2,17 0,81

2

2,13 0,44

Với ĐTB = 2,13 và ĐLC = 0,44 cho thấy, kĩ năng phối hợp giữa các thành viên trong
nhóm chơi của trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ ở trường mầm non được biểu hiện ở mức
trung bình. Trong quá trình chơi ĐVTCĐ trẻ biết động viên các bạn trong khi chơi và biết hy
sinh sở thích của mình để hoàn thành nhiệm vụ chung của nhóm tốt hơn là việc bàn bạc,
trao đổi với các thành viên trong nhóm để thực hiện tốt vai chơi.
* Các biểu hiện kĩ năng thực hiện nhiệm vụ của nhóm chơi trong trò chơi ĐVTCĐ
của trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
Bảng 2.10. Các biểu hiện kĩ năng thực hiện nhiệm vụ của nhóm chơi trong trò
chơi đóng vai theo chủ đề của trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
TT


Biểu hiện

1

Trẻ chấp nhận sự phân công của nhóm chơi
Trẻ biết phối hợp với các thành viên trong nhóm để hoàn
thành nhiệm vụ chung
Trẻ biết kiểm tra, đánh giá các thành viên trong nhóm về việc
thực hiện nhiệm vụ
ĐTB chung

2
3

ĐTB

ĐLC Thứ bậc

2,18 0,60

1

2,15 0,61

2

2,12 0,74

3


2,15 0,45

Với ĐTB = 2,15 và ĐLC = 0,45 cho thấy, kĩ năng thực hiện nhiệm vụ của nhóm chơi
trong trò chơi ĐVTCĐ của trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non được biểu hiện ở mức trung bình.
Điều đó có nghĩa là trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chơi một số trẻ đã biết phối hợp với
các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ chung, biết chấp nhận sự phân công của
nhóm chơi và biết kiểm tra, đánh giá các thành viên trong nhóm về việc thực hiện nhiệm vụ.
Tuy nhiên, vẫn có một số trẻ chưa chưa có các kĩ năng này.
* Các biểu hiện kĩ năng giải quyết các xung đột, mâu thuẫn xảy ra trong nhóm chơi
của trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ ở trường mầm non


Bảng 2.11. Các biểu hiện kĩ năng giải quyểt các xung đột, mâu thuẫn xảy ra trong nhóm
chơi của trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non
TT

Biểu hiện

ĐTB

ĐLC Thứ bậc

1
2

Trẻ xác định được những mâu thuẫn xảy ra trong nhóm chơi
1,85 0,69
2
Trẻ biết tìm cách giải quyết xung đột, mâu thuẫn

1,83 0,64
3
Trẻ giải quyết được các xung đột, mâu thuẫn xảy ra trong
3
1,82 0,75
4
nhóm chơi
Trẻ biết tìm kiếm sự giúp đỡ của người khác để giải quyết các
4
1,88 0,69
1
xung đột, mâu thuẫn
ĐTB chung
1,85 0,38
Với ĐTB = 1,85 và ĐLC = 0,38 cho thấy, kĩ năng giải quyểt các xung đột, mâu thuẫn
xảy ra trong nhóm chơi của trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ ở trường mầm non được biểu
hiện ở mức trung bình. Điều đó có nghĩa là: trẻ xác định được những mâu thuẫn xảy ra trong
nhóm chơi và biết tìm kiếm sự giúp đỡ của người khác. Tuy nhiên trẻ còn lúng túng trong
việc tìm cách giải quyết xung đột, mâu thuẫn và khó giải quyết được các xung đột, mâu
thuẫn xảy ra trong nhóm chơi.
* Các biểu hiện kĩ năng phát triển nhóm chơi của trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ
ở trường mầm non
Bảng 2.12. Các biểu hiện kĩ năng phát triển nhóm chơi của trẻ 5-6 tuổi trong trò
chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non
TT
1
2
3
4


Biểu hiện

ĐTB

ĐLC Thứ bậc

Trẻ biết kiểm tra kết quả chơi của nhóm
1,65 0,78
2
Trẻ biết báo cáo kết quả chơi với mọi người xung quanh
1,75 0,77
1
Trẻ biết mở rộng nhóm chơi (chơi với các nhóm chơi khác)
1,60 0,62
4
Trẻ biết mở rộng chủ đề, nội dung chơi
1,63 0,66
3
ĐTB chung
1,66 0,33
Với ĐTB = 1,66 và ĐLC = 0, 33 cho thấy kĩ năng phát triển nhóm chơi của trẻ 5-6
tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ ở trường mầm non biểu hiện ở mức thấp.
Với kết quả này cho thấy, trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non được khảo sát chưa có kĩ
năng phát triển nhóm chơi, cụ thể: Trẻ chưa biết kiểm tra kết quả chơi của nhóm và báo cáo
kết quả chơi với mọi người xung quanh; trẻ chưa biết mở rộng chủ đề, nội dung chơi và mở
rộng nhóm chơi.
2.3.3. Đánh giá chung về thực trạng giáo dục kĩ năng hoạt động nhóm cho trẻ 5-6 tuổi
trong trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non
* Điểm mạnh: Đa số GVMN đã nhận thức được sự cần thiết của việc giáo dục
KNHĐN cho trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ ở trường mầm non; GVMN đã tiến hành

giáo dục KNHĐN cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non thông qua nhiều hoạt động khác nhau,
đặc biệt là thông qua hoạt động chơi (ở các góc), hoạt động chung và hoạt động ngoài trời;
GVMN đã giáo dục cho trẻ 5 kĩ năng thành phần của KNHĐN, đó là kĩ năng tạo nhóm
chơi; kĩ năng phối hợp giữa các thành viên trong nhóm chơi; kĩ năng thực hiện nhiệm vụ
của nhóm chơi; kĩ năng giải quyết xung đột, mâu thuẫn trong khi chơi và kĩ năng phát triển
nhóm chơi; GVMN đã sử dụng nhiều biện pháp để giáo dục KNHĐN cho trẻ 5-6 tuổi trong
trò chơi ĐVTCĐ. Một số biện pháp được sử dụng thường xuyên là: Hướng dẫn trẻ thảo luận
để phân vai chơi cho mỗi thành viên trong nhóm và tạo tình huống giúp trẻ mở rộng nội


dung chơi, chủ đề chơi; Trẻ 5-6 tuổi luôn tỏ ra thích thú và mong muốn được chơi đóng

vai cùng các bạn, trẻ biết động viên các bạn trong khi chơi và chấp nhận sự phân
công của nhóm để hoàn thành nhiệm vụ chung.
* Hạn chế: Có nhiều GVMN nhận thức chưa đầy đủ và toàn diện về bản chất của
hoạt động giáo dục KNHĐN cho trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ; Các biện pháp mà
GVMN sử dụng để giáo dục KNHĐN cho trẻ 5 -6 tuổi còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ,
thiếu tính khả thi và hệ thống; KNHĐN của trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ chỉ ở
mức trung bình và chỉ được biểu hiện ở một số ít trẻ và không đồng đều ở các kĩ năng
thành phần. Trẻ gần như không biểu hiện kĩ năng phát triển nhóm chơi trong quá trình chơi
ĐVTCĐ; Khi chơi ĐVTCĐ, trẻ chưa biết bàn bạc, thỏa thuận với các bạn trong nhóm để
thống nhất về ý tưởng chơi, phân vai, chỗ chơi, đồ dùng đồ chơi...; chưa giải quyết được các
xung đột, mâu thuẫn xảy ra trong nhóm chơi, chưa biết kiểm tra và báo cáo kết quả chơi
của nhóm với mọi người xung quanh, chưa biết mở rộng nhóm chơi, chủ đề chơi và nội
dung chơi.
* Nguyên nhân của thực trạng: Vấn đề giáo dục các kĩ năng xã hội nói chung và
giáo dục KNHĐN cho trẻ mầm non đã được quan tâm, chỉ đạo thực hiện nhưng vẫn chưa có
sự thống nhất và đầu tư đúng mức; GVMN hầu như chưa được tập huấn về giáo dục
KNHĐN cho trẻ 5-6 tuổi hoặc chỉ được bồi dưỡng trong thời gian ngắn; GVMN chưa được
trang bị đầy đủ các kiến thức về việc giáo dục các kĩ năng xã hội, cũng như KNHĐN cho

trẻ; Các biện pháp giáo dục KNHĐN của GV chưa đi vào trọng tâm giáo dục KNHĐN cho
trẻ trong trò chơi ĐVTCĐ, chưa hướng đến phát triển những biểu hiện KNHĐN của trẻ,
dẫn đến thực trạng KNHĐN của trẻ chưa cao và chưa đồng bộ.

Kết luận chương 2
- Đa số GVMN đã nhận thức được sự cần thiết của việc giáo dục KNHĐN cho
trẻ 5 -6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ ở trường mầm non, tuy nhiên họ lại chưa nhận thức
đầy đủ và toàn diện về bản chất của hoạt động giáo dục KNHĐN cho trẻ 5-6 tuổi trong
trò chơi ĐVTCĐ.
- GVMN đã tiến hành giáo dục KNHĐN cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
thông qua nhiều hoạt động như hoạt động chơi ở các góc, hoạt động chung và hoạt
động ngoài trời.
- Trong quá trình giáo dục KNHĐN cho trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ, GVMN
đã tiến hành giáo dục cho trẻ 5 kĩ năng thành phần của KNHĐN, trong đó là kĩ năng phối
hợp giữa các thành viên trong nhóm chơi là được thực hiện thường xuyên nhất còn kĩ năng
giải quyết xung đột, mâu thuẫn trong khi chơi và kĩ năng phát triển nhóm chơi là ít được
thực hiện nhất.
- GVMN đã sử dụng nhiều biện pháp giáo dục KNHĐN cho trẻ 5-6 tuổi trong trò
chơi ĐVTCĐ. Tuy nhiên, quá trình giáo dục KNHĐN cho trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi
ĐVTCĐ ở trường mầm non, GVMN vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn đặc biệt là chưa áp
dụng tốt các biện pháp một cách hướng dẫn phù hợp với trẻ, nhóm trẻ
- KNHĐN của trẻ 5-6 tuổi chỉ đạt mức trung bình. KNHĐN trẻ biểu hiện tốt hơn là
kĩ năng tạo nhóm chơi, kĩ năng thực hiện nhiệm vụ của nhóm chơi. Những kĩ năng trẻ thể
hiện yếu hơn là các kĩ năng giải quyết xung đột, mâu thuẫn xảy ra trong nhóm nhóm chơi ,
kĩ năng phát triển nhóm chơi, kĩ năng phối hợp giữa các thành viên trong nhóm chơi.
CHƯƠNG 3


BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG HOẠT ĐỘNG NHÓM CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI
TRONG TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ Ở TRƯỜNG MẦM NON

3.1. Nguyên tắc xây dựng các biện pháp giáo dục kĩ năng hoạt động nhóm cho trẻ 5 - 6
tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non
Bao gồm các nguyên tắc sau đây: Đảm bảo phù hợp với mục tiêu, nội dung Chương trình
giáo dục mầm non hiện hành; Đảm bảo phù hợp với thực tiễn, với đặc điểm lứa tuổi và đặc điểm
hoạt động nhóm của trẻ 5 - 6 tuổi, đảm bảo các cơ hội trẻ phối hợp, hợp tác với bạn một cách
tích cực, chủ động, sáng tạo trong các hoạt động nhóm; Đảm bảo các nguyên tắc của giáo
dục hoạt động nhóm
3.2. Những yêu cầu khi tổ chức trò chơi ĐVTCĐ cho trẻ
- Tổ chức môi trường cho trẻ hoạt động: Cần có môi trường cho trẻ được phối hợp
cùng nhau hoạt động chơi, xây dựng bầu không khí, tạo không gian chơi, chuẩn bị đồ dùng,
đồ chơi mang tính gợi mở, phong phú, đa dạng kích thích trẻ hoạt động tích cực và sáng tạo;
Sắp xếp, bố trí đồ dùng, đồ chơi ở trong tầm mắt của trẻ, dễ lấy, dễ cất, thuận lợi cho việc
trẻ chơi và mở rộng nội dung chơi, gắn với chủ đề; Bố trí các đồ chơi, thuận lợi, hợp lí,
thỉnh thoảng đổi chỗ và thay đổi đồ dùng, đồ chơi để hấp dẫn trẻ; Xây dựng bầu không khí
giao tiếp thân thiện tích cực; Khuyến khích, giúp trẻ thể hiện đúng vai chơi, luật chơi và các
mối quan hệ hợp tác, giao tiếp trong nhóm chơi và giữa các nhóm chơi với nhau, phát triển
nội dung trò chơi phù hợp với mục đích giáo dục và chủ đề; Đảm bảo tính tự nguyện và
hứng thú của trẻ trong việc lựa chọn trò chơi, tham gia vào nhóm chơi, chọn bạn chơi, góc
chơi, đồ dùng, đồ chơi… Cung cấp một số hiểu biết, kinh nghiệm cho trẻ, gắn với nội dung
chủ đề và chủ đề mới.
- Hướng dẫn tổ chức trò chơi ĐVTCĐ cho trẻ 5-6 tuổi: Trước hết phải tạo môi
trường chơi đa dạng, phong phú, hấp dẫn và an toàn đối với trẻ; Cho trẻ được tự chọn trò
chơi, nhóm chơi, bạn chơi theo nhu cầu và ý thích của chúng, tạo cơ hội cho trẻ được bộc lộ
và phát triển tính tự lập trong khi chơi. Nếu xảy ra tình trạng phân bố quá chênh lệch số
lượng trẻ giữa các nhóm chơi thì GV không nên “điều động” một cách bắt buộc, độc đoán
mà chỉ nên làm nhiệm vụ “quảng cáo” cho các trò chơi cần bổ sung người, trẻ sẽ dễ dàng
tiếp thu sự giới thiệu đó và tự mình chủ động sang chơi.
3.3. Một số biện pháp giáo dục kĩ năng hoạt động nhóm cho trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi
đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non
* Các biện pháp giáo dục KNHĐN trước khi trẻ chơi:

- Biện pháp 1: Cho trẻ tự chuẩn bị môi trường chơi theo chủ đề đã chọn
- Biện pháp 2: Xây dựng bầu không khí thân thiện, cởi mở trong nhóm chơi
- Biện pháp 3: Tạo cơ hội, điều kiện cho trẻ tạo nhóm chơi, phối hợp cùng nhau hoàn
thành nhiệm vụ chung của nhóm.
- Biện pháp 4: Thường xuyên cung cấp, làm giàu biểu tượng cho trẻ thông qua các
bài thơ, câu chuyện kể, tham quan cuộc sống, tranh ảnh minh họa...
* Các biện pháp giáo dục KNHĐN trong khi trẻ chơi:
- Biện pháp 5: Thường xuyên tạo tình huống chơi giúp trẻ thiết lập mối quan hệ giữa
các vai chơi, nhóm chơi
- Biện pháp 6: Hướng dẫn trẻ cách giải quyết xung đột, mâu thuẫn để thực hiện
nhiệm vụ chơi đến cùng
* Biện pháp giáo dục KNHĐN khi kết thúc trò chơi
- Biện pháp 7: Khuyến khích trẻ tự kiểm tra, đánh giá, báo cáo kết quả chơi của nhóm.
3.4. Thực nghiệm các biện pháp giáo dục kĩ năng hoạt động nhóm cho trẻ 5-6 tuổi


trong trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non
3.4.1. Mục đích thực nghiệm
Nhằm kiểm chứng tính khả thi và tính hiệu quả của các biện pháp giáo dục KNHĐN
cho trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ ở trường mầm non được đề xuất và khẳng định tính
đúng đắn của giả thuyết khoa học.
3.4.2. Đối tượng thực nghiệm
150 trẻ ở 5 lớp các Trường Mầm non 10/3 (phường Thắng Lợi), Trường mầm non
Thắng Lợi (phường Thắng Lợi) và trường mầm non Tân Lập (phường Tân Lập), Thành phố
Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
3.4.3. Nội dung thực nghiệm
Luận án thực nghiệm áp dụng các biện pháp giáo dục KNHĐN cho trẻ 5-6 tuổi trong trò
chơi ĐVTCĐ đã được đề xuất ở mục 3.2 theo 3 trò chơi: "Lễ hội văn hóa cồng chiêng Tây
Nguyên" (chủ đề Quê hương – Đất nước), "Bác sỹ thú y" (chủ đề nghề nghiệp) và "bán hàng"
(Chủ đề nghề nghiệp). Nội dung thực nghiệm vận dụng đồng bộ các biện pháp và được tiến

hành thông qua các giờ chơi với sự hướng dẫn trực tiếp của GV ở trường mầm non.
3.4.4. Chọn mẫu thực nghiệm
- Vòng 1: Thực nghiệm trên diện hẹp. Tiến hành trên 30 trẻ 5-6 tuổi ở lớp mẫu giáo
lớn trường Mầm non 10/3, phường Thắng Lợi, Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
Trong đó, có 15 trẻ nhóm thực nghiệm và 15 trẻ nhóm đối chứng.
- Vòng 2: Thực nghiệm tác động trên diện rộng. Tiến hành trên 120 trẻ 5-6 tuổi ở 4
lớp mẫu giáo lớn thuộc hai trường mầm non Thắng Lợi (phường Thắng lợi) và trường mầm
non Tân Lập (phường Tân Lập), Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Trong đó, mỗi
trường có một lớp thực nghiệm và một lớp đối chứng. Như vậy, ở vòng 2 có 60 trẻ ở nhóm
thực nghiệm và 60 trẻ ở nhóm đối chứng.
3.4.5. Thời gian thực nghiệm
Thực nghiệm được thực hiện từ tháng 10/2018 đến tháng 6/2019.
3.4.6. Tổ chức thực nghiệm
3.4.6.1. Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên
- Bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN làm thực nghiệm sư phạm:
- Cùng GV làm thực nghiệm chuẩn bị các điều kiện, phương tiện cần thiết cho quá
trình thực nghiệm.
3.4.6.2. Tiêu chí và cách đánh giá thực nghiệm
* Tiêu chí đánh giá: Sử dụng tiêu chí đánh giá và thang đánh giá ở phụ lục 3 để đánh giá kỹ
năng hoạt động nhóm của trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề; quan sát, theo dõi quá trình
chơi của trẻ; Ghi chép biên bản các giờ thực nghiệm, lập phiếu quan sát riêng cho từng trẻ, ghi chép
những biểu hiện kỹ năng hoạt động nhóm của trẻ trong trò chơi đóng vai theo chủ đề; Đánh giá biểu
hiện kỹ năng hoạt động nhóm của trẻ trước và sau thực nghiệm bằng phiếu quan sát biểu hiện kỹ
năng hoạt động nhóm của trẻ trong trò chơi đóng vai theo chủ đề; Kết quả thực nghiệm được phân
tích và tổng hợp theo tiêu chí đánh giá, xếp loại cho trẻ về cả mặt định lượng và định tính.
3.4.6.3. Tiến hành thực nghiệm
- Bước 1: Tiến hành đo đầu vào
- Bước 2: Triển khai thực nghiệm
Vòng 1:
+ Ở nhóm đối chứng (15 trẻ 5 - 6 tuổi ở lớp Lá 1 trường Mầm non 10/3) GV vẫn dạy

sử dụng các biện pháp giáo dục truyền thống.
+ Ở nhóm thực nghiệm (15 trẻ 5 - 6 tuổi ở lớp Lá 1 trường Mầm non 10/3) GV áp
dụng các biện pháp luận án đã xây dựng.
Vòng 2:


+ Đối với nhóm đối chứng (30 trẻ lớp Lá 1 - Trường mầm non Thắng Lợi và 30 trẻ lớp
Lá 1 - Trường mầm non Tân Lợi) GV vẫn dạy sử dụng các biện pháp giáo dục truyền thống.
+ Đối với nhóm thực nghiệm (30 trẻ lớp lá 2 – Trường Mầm non Thắng Lợi, 30 trẻ Lá
2 – Trường mầm non Tân Lập).
- Bước 3: Tiến hành đo đầu ra
Sau khi kết thúc thực nghiệm từng vòng, chúng tôi tiến hành đo mức độ biểu hiện
KNHĐN của trẻ nhóm thực nghiệm và đối cứng như đo ở đầu vào.
3.4.7. Kết quả thực nghiệm
3.4.7.1. Kết quả thực nghiệm vòng 1
* Đánh giá trước thực nghiệm:
Bảng 3.1. Kĩ năng hoạt động nhóm của trẻ 5-6 tuổi ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
trước thực nghiệm vòng 1 (trò chơi bán hàng - chợ Tây nguyên)
TT

KNHĐN

Lớp

ĐTB

ĐLC

Thứ
bậc


ĐC
1,89 0,37
1
TN
1,87
0,39
1
1,65 0,52
3
Kĩ năng phối hợp giữa các thành viên trong nhóm ĐC
2
chơi
TN
1,65 0,46
3
ĐC
1,78 0,54
2
3 Kĩ năng thực hiện nhiệm vụ của nhóm chơi
TN
1,69 0,60
2
1,60 0,40
4
Kĩ năng giải quyết xung đột, mâu thuẫn xảy ĐC
4
ra trong nhóm chơi
TN
1,62 0,43

4
ĐC
1,53 0,48
5
5 Kĩ năng phát triển nhóm chơi
TN
1,56 0,37
5
ĐC
1,69 0,24
Tổng chung
TN
1,68 0,22
Bảng trên cho thấy, kỹ năng hoạt động nhóm của trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi đóng vai
theo chủ đề chỉ ở mức trung bình. Các kĩ năng có ĐTB không đồng đều, trong đó "Kĩ năng
tạo nhóm chơi" được đánh giá cao nhất nhưng cũng chỉ ở mức trung bình, tiếp đến là "Kĩ
năng thực hiện nhiệm vụ của nhóm chơi". Kĩ năng được đánh giá thấp nhất là "Kĩ năng phát triển
nhóm chơi" và "Kĩ năng giải quyết xung đột, mâu thuẫn xảy ra trong nhóm chơi" với ĐTB ở
mức thấp.
Kết quả trên cũng cho thấy, trước thực nghiệm, mức độ biểu hiện kỹ năng hoạt động
nhóm của trẻ lớp đối chứng và lớp thực nghiệm là tương đương nhau, không có sự chênh
lệch nhiều và đều ở mức trung bình (1,69 so với 1,68).
* Đánh giá sau thực nghiệm:
1

Kĩ năng tạo nhóm chơi


Bảng 3.2. Kĩ năng hoạt động nhóm của trẻ 5-6 tuổi ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
sau thực nghiệm vòng 1 (trò chơi "bác sĩ thú y")

TT

KNHĐN

Lớp

ĐTB

ĐLC

Thứ
bậc

ĐC
2,18 0,43
1
TN
2,51 0,47
1
ĐC
1,92 0,63
3
2
Kĩ năng phối hợp giữa các thành viên trong nhóm chơi
TN
2,23 0,52
5
ĐC
2,04 0,50
2

3
Kĩ năng thực hiện nhiệm vụ của nhóm chơi
TN
2,40 0,64
2
1,88 0,52
4
Kĩ năng giải quyết xung đột, mâu thuẫn xảy ra trong ĐC
4
nhóm chơi
TN
2,32 0,48
4
ĐC
1,76 0,51
5
5
Kĩ năng phát triển nhóm chơi
TN
2,36 0,60
3
ĐC
1,96 0,32
Tổng chung
TN
2,36 0,43
Kết quả khảo sát cho thấy, sau thời gian tiến hành thực nghiệm sư phạm thì KNHĐN ở
trẻ 5 – 6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ ở lớp TN tốt hơn lớp ĐC, ĐTB ở lớp TN là 2,36 còn ở
lớp ĐC là 1,96. So sánh mức độ biểu hiện KNHĐN của trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ
ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng trước và sau thực nghiệm vòng 1 cho thấy, mức độ biểu

hiện KNHĐN của trẻ ở nhóm TN và ĐC đều tăng lên so với kết quả khảo sát trước TN.
Song điều đáng chú ý là: nếu như kết quả đo trước TN của 2 nhóm TN và ĐC là tương
đương nhau thì sau TN kết quả thu được giữa nhóm TN và ĐC có sự chênh lệch đáng kể
giữa 2 nhóm. Điều này được thể hiện rõ qua ĐTB của cả 2 nhóm: ĐTB của nhóm TN là
2,36 (mức cao) trong khi ĐTB của nhóm ĐC chỉ đạt 1,96 (mức trung bình).
3.4.7.2. Kết quả thực nghiệm sư phạm vòng 2
thực nghiệm được tiến hành trên 120 trẻ ở 4 lớp mẫu giáo lớn thuộc trường mầm non
Thắng Lợi (phường Thắng Lợi) và trường mầm non Tân Lập (phường Tân Lập) Thành phố
Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Trong đó, mỗi trường có một lớp thực nghiệm và một lớp
ĐC, như vậy, mỗi nhóm (thực nghiệm và ĐC) sẽ có 60 trẻ.
* Đánh giá trước thực nghiệm:
Bảng 3.3. Kĩ năng hoạt động nhóm của trẻ 5-6 tuổi ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
trước thực nghiệm vòng 2 (trò chơi du lịch Tây nguyên)
1

TT

Kĩ năng tạo nhóm chơi

KNHĐN

1

Kĩ năng tạo nhóm chơi

2

Kĩ năng phối hợp giữa các thành viên trong nhóm chơi

3


Kĩ năng thực hiện nhiệm vụ của nhóm chơi

4

Kĩ năng giải quyết xung đột, mâu thuẫn xảy ra
trong nhóm chơi

5

Kĩ năng phát triển nhóm chơi

Lớp

ĐTB

ĐLC

ĐC
TN
ĐC
TN
ĐC
TN
ĐC
TN
ĐC
TN

2.16

2.05
2.02
2.09
1.97
1.87
1.93
1.82
1.86
1.98

0.45
0.48
0.51
0.44
0.44
0.67
0.52
0.48
0.56
0.50

Thứ
bậc
1
2
2
1
3
4
4

5
5
3


ĐC
1.99 0.23
TN
1.96 0.23
Kết quả trên cho thấy, trước khi tiến hành thực nghiệm, kỹ năng hoạt động nhóm của
trẻ 5 - 6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề chỉ ở mức thấp (ĐTB lần lượt là 1,99 ở lớp
ĐC và 1,96 ở lớp thực nghiệm) và ĐTB của kỹ năng hoạt động nhóm ở lớp ĐC và lớp thực
nghiệm là tương đương nhau, không có sự chênh lệch nhiều (1,99 so với 1,96).
* Đánh giá sau thực nghiệm:
Bảng 3.4. Kĩ năng hoạt động nhóm của trẻ 5-6 tuổi ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
sau thực nghiệm vòng 2 (trò chơi Lễ hội Tây nguyên)
Tổng chung

TT

KNHĐN

Lớp

ĐTB

ĐLC

Thứ
bậc


ĐC
2.29 0.52
1
TN
2.62 0.37
1
2.18 0.50
2
Kĩ năng phối hợp giữa các thành viên trong nhóm ĐC
2
chơi
TN
2.56 0.42
3
ĐC
2.14 0.50
3
3 Kĩ năng thực hiện nhiệm vụ của nhóm chơi
TN
2.22 0.59
5
2.10 0.51
4
Kĩ năng giải quyết xung đột, mâu thuẫn xảy ĐC
4
ra trong nhóm chơi
TN
2.57 0.45
2

ĐC
2.02 0.63
5
5 Kĩ năng phát triển nhóm chơi
TN
2.37 0.46
4
ĐC
2.15 0.26
Tổng chung
TN
2.47 0.20
Sau thực nghiệm có sự khác nhau rõ rệt, trẻ ở nhóm thực nghiệm đã có biểu hiện kỹ
năng hoạt động nhóm hơn hẳn so với nhóm đối chứng.
1

Kĩ năng tạo nhóm chơi

Qua hai vòng thực nghiệm cho thấy sự phát triển cao hơn và các biểu hiện kỹ năng
hoạt động nhóm của trẻ 5-6 tuổi được thể hiện rõ nét hơn của nhóm thực nghiệm đã chứng
tỏ chương trình thực nghiệm có hiệu quả trong việc giáo dục kỹ năng hoạt động nhóm cho
trẻ 5-6 tuổi.
Kết luận chương 3
1. Căn cứ từ thực trạng giáo dục KNHĐN cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non và căn
cứ vào các nguyên tắc giáo dục KNHĐN cho 5-6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ, luận án đã đề
xuất 7 biện pháp giáo dục KNHĐN, đó là: Hướng dẫn trẻ tự chuẩn bị môi trường chơi theo
chủ đề đã chọn; Xây dựng bầu không khí thân thiện, cởi mở; Hướng dẫn trẻ thảo luận, trao
đổi ý kiến để thực hiện nhiệm vụ chung của nhóm chơi; Làm giàu biểu tượng về KNHĐN
trong trò chơi ĐVTCĐ cho trẻ thông qua các bài thơ, câu chuyện kể, tham quan cuộc sống,
tranh ảnh minh họa...; Tạo tình huống chơi để giúp trẻ thiết lập mối quan hệ giữa các vai

chơi, nhóm chơi; Hướng dẫn trẻ cách giải quyết các xung đột, mâu thuẫn để thực hiện nhiệm
vụ chơi đến cùng; Hướng dẫn trẻ tự kiểm tra, đánh giá, báo cáo kết quả chơi của nhóm.
Các biện pháp này có mối quan hệ mật thiết với nhau và hỗ trợ nhau để đạt hiệu quả
trên trẻ, vì vậy trong quá trình sử dụng các biện pháp GV cần linh hoạt, phối kết hợp tốt các
biện pháp để giáo dục KNHĐN cho trẻ 5-6 tuổi đạt hiệu quả cao.


×