BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
LẦU THỊ DẾ
VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH TỔNG
KIM NGẠCH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI
ĐOẠN NĂM 2013-2017
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Hà Nội - 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Mục lục
4
Trang
DANH MỤC VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt
Viết đầy đủ
Nghĩa tiếng việt
1.
GDP
Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm nội địa
2.
GTGT
Giá trị gia tăng
Giá trị gia tăng
3.
GRDP
Gross Regional Domestic Product Tổng sản phẩm trên địa bàn
4.
NLĐ
Người lao động
Người lao động
Return On Equity
Lợi nhuận trên vốn chủ sở
5. ROE
6.
ROA
Return On Assets
hữu
Tỷ suất thu nhập trên tài sản
7.
SXKD
Sản xuất kinh doanh
Sản xuất kinh doanh
8.
TSCĐ
Tài sản cố định
Tài sản cố định
9.
TSDH
Tài sản dài hạn
Tài sản dài hạn
10.
TSNH
Tài sản ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn
11.
NK
Nhập khẩu
Nhập khẩu
12.
XK
Xuất khẩu
Xuất khẩu
13.
XNK
Xuất, nhập khẩu
Xuất, nhập khẩu
14.
VCSH
Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu
15.
WTO
World Trade Organisation
Tổ chức thương mại thế
giới
5
DANH MỤC HÌNH VẼ
6
DANH MỤC BẢNG BIỂU
7
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nền kinh tế trong nước của Việt Nam ngày càng hội nhập với nền kinh tế thế giới,
đặc biệt là khi Việt Nam đã gia nhập WTO và TPP thì việc mở của nền kinh tế sẽ
ngày càng sâu rộng hơn. Việc hội nhập kinh tế thế giới là những cơ hội cho các địa
phương hội nhập và phát triển và đó cũng là những thách thức lớn cho các địa
phương bởi môi trường kinh tế thay đổi tạo ra sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Do
đó để đẩy mạnh phát trển kinh tế các tỉnh, thành phố đặc biệt là phát triển và đẩy
mạnh xuất, nhập khẩu thì công tác dự báo về kim ngạch xuất, nhập khẩu là vô cùng
quan trọng, nó là cơ sở cho việc xây dựng mục tiêu và kế hoạch phát triển kinh tế.
Hoạt động nhập khẩu có vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân, là
công cụ đắc lực để phát triển kinh tế địa phương. Thành phố Hà Nội với mục tiêu
thực hiện tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa của thành phố giai đoạn 2011 - 2015 tăng
bình quân 14 - 15%/năm và giai đoạn 2016 - 2020 tăng bình quân 13 -14%/năm, kế
hoạch đã đề ra những giải pháp và xây dựng nhiệm vụ cụ thể hàng năm để thực hiện
Chiến lược xuất, nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2018-2022, định hướng đến năm
2030. Để có thể đưa ra những con số dự báo về tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu cho
thành phố Hà Nội việc tiến hành nghiên cứu đề tài: “Vận dụng một số phương
pháp thống kê phân tích tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của Thành
phố Hà Nội giai đoạn năm 2013-2017” là cần thiết.
2. Mục đích nghiên cứu
- Làm rõ một số vần đề lý luận về xuất, nhập khẩu hàng hóa.
- Đánh giá biến động kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của thành phố Hà Nội giai
đoạn 2013 - 2017 và dự đoán năm 2018, 2019.
- Làm rõ một số yếu tố tác động đến kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của thành phố
Hà Nội.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
8
Đối tượng nghiên cứu: kết quả tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của Thành
phố Hà Nội.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu phân tích các số liệu về kết quả tổng kim ngạch
xuất, nhập khẩu hàng hóa của Thành phố Hà Nội được lấy từ trong giai đoạn 2013
đến 2017.
4. Phương pháp nghiên cứu
Thống kê mô tả: tính các chỉ tiêu tuyệt đối, tương đối, lập bảng, đồ thị thống kê
Phân tích thống kê: Phân tích dãy số thời gian và dự đoán về tổng Kim ngạch xuấtnhập khẩu hàng hóa, Phân tích hồi huy và tương quan để làm rõ các yếu tố tác động
đến kim ngạch xuất - nhập khẩu hàng hóa của thành phố Hà Nội
Số liệu sử dụng trong chuyên đề được thu thập từ Tổng cục thống kê, các báo cáo
xuất, nhập khẩu của thành phố Hà Nội, các tờ báo, website.
5. Kết cấu của chuyên đề
Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề gồm 3 chương:
9
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT
ĐỘNG XUẤT, NHẬP KHẨU
1.1. Các khái niệm về hoạt động xuất, nhập khẩu
1.1.1. Khái niệm về xuất khẩu và nhập khẩu
a) Hoạt động nhập khẩu
Khái niệm
Nhập khẩu là việc mua hàng hoá và dịch vụ của nước ngoài, nhập khẩu để bổ
sung hàng hoá mà trong nước không sản xuất được, hoặc sản xuất không đáp ứng
được nhu cầu. Nhập khẩu còn để thoả mãn mục đích kiếm lời, nghĩa là nhập khẩu
những hàng hoá mà sản xuất trong nước không có lợi bằng nhập khẩu.
Vậy thực chất kinh doanh nhập khẩu ở đây là nhập khẩu từ các tổ chức kinh
tế, các công ty nước ngoài, tiến hành tiêu thụ hàng hoá, vật tư ở thị trường nội địa
hoặc tái xuất với mục tiêu lợi nhuận và nối liền sản xuất giữa các quốc gia với nhau.
Mục tiêu hoạt động kinh doanh nhập khẩu là sử dụng có hiệu quả nguồn ngoại
tệ để nhập khẩu vật tư, thiết bị kỹ thuật và dịch vụ phục vụ cho quá trình tái sản
xuất mở rộng, nâng cao năng suất lao động, tăng giá trị ngày công, và giải quyết sự
khan hiếm hàng hoá, vật tư trên thị trường nội địa.
Mặt khác, kinh doanh nhập khẩu đảm bảo sự phát triển ổn định của các ngành
kinh tế mũi nhọn của mỗi nước mà khả năng sản xuất trong nước chưa đảm bảo vật
tư, thiết bị kỹ thuật đáp ứng nhu cầu phát triển, khai thác triệt để lợi thế so sánh của
quốc gia, góp phần thực hiện chuyên môn hoá trong phân công lao động quốc tế,
kết hợp hài hoà và có hiệu quả giữa nhập khẩu và cải thiện cán cân thanh toán [4, tr
14 -6].
b) Xuất khẩu
Xuất khẩu là việc bán hàng hoá hoặc dịch vụ cho nước ngoài trên cơ sở dùng
tiền tệ làm phương tiện thanh toán. Cơ sở của hoạt động xuất khẩu là hoạt động
10
mua bán trao đổi hàng hoá( bao gồm cả hàng hoá hữu hình và hàng hoá vô hình )
trong nước. Khi sản xuất phát triển và trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia có lợi ,
hoạt động này mở rộng phạm vi ra ngoài biên giới của quốc gia hoặc thị trường nội
địa và khu chế xuất ở trong nước[2].
Xuất khẩu là một hoạt động cơ bản của hoạt động ngoại thương, nó đã xuất
hiện từ lâu đời và ngày càng phát triển. từ hình thức cơ bản đầu tiên là trao đổi hàng
hoá giữa các nước, cho đến nay nó đã rất phát triển và được thể hiện thông qua
nhiều hình thức. hoạt động xuất khẩu ngày nay diễn ra trên phạm vi toàn cầu, trong
tất cả các nghành, các lĩnh vực của nền kinh tế, không chỉ là hàng hoá hữu hình mà
cả hàng hoá vô hình với tỷ trọng ngày càng lớn[2].
1.1.2. Khái niệm về tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu
Kim ngạch nhập khẩu là tổng giá trị cho việc nhập khẩu một hay tất cả hàng
hóa được nhập khẩu vào doanh nghiệp hay đất nước nào đó ở một thời kỳ nhất định
theo tháng, quý hoặc năm, được quy ra một loại đơn vị tiền tệ đồng nhất.
Kim ngạch xuất khẩu là lượng tiền thu về được dựa trên việc xuất khẩu một
hay các loại hàng hóa, dịch vụ của quốc gia tính trong một khoảng thời gian nhất
định như tháng, quý hay năm. Với lượng tiền được quy đổi theo 1 đơn vị nhất
định.Tổng của kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu sẽ gọi chung là Kim
ngạch xuất, nhập khẩu.
Kim ngạch là quy định về mặt giá trị thể hiện bằng tiền tệ đối với hàng hoá
xuất, nhập khẩu của một nước hay một khu vực trong một thời kì nhất định. Kim
ngạch xuất khẩu là lượng tiền thu được từ xuất khẩu các hàng hóa, dịch vụ của một
quốc gia tính trong một thời gian cố định thường là tháng, quý hoặc năm. Tổng Kim
ngạch xuất khẩu là tổng giá trị xuất khẩu của tất cả các (hoặc một) hàng hoá xuất
khẩu của quốc gia (hoặc một doanh nghiệp) trong một kỳ nhất định qui đổi đồng
nhất ra một loại đơn vị tiền tệ nhất định[3].
Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam giúp tổng kim ngạch xuất khẩu
tăng phải kể đến như gạo, cà phê, dầu thô, thủy hải sản, xơ, sợi, gỗ, sản phẩm gỗ,
11
giày dép, các mặt hàng may mặc, Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng, điện thoại
các loại & linh kiện… Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu điện thoại các
loại & linh kiện đóng góp nhiều nhất vào tăng kim ngạch xuất khẩu năm 2017.
1.1.3. Đặc điểm của hoạt động xuất, nhập khẩu
Hoạt động xuất, nhập khẩu là sự mở rộng của các quan hệ mua bán trong nước
và ngoài nước. Trước đây, khi chưa có quan hệ trao đổi hàng hoá, cá nhân mỗi con
người cũng như mỗi quốc gia đều tự thoả mãn lấy các nhu cầu của mình, lúc đó mọi
nhu cầu của con người cũng như của quốc gia bị hạn chế. Quan hệ mua bán trao đổi
hàng hoá xuất hiện khi có sự ra đời cuả quá trình phân công lao động xã hội và
chuyên môn hoá, sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Cùng với sự tiến bộ của khoa
học kỹ thuật và tác động của những quy luật kinh tế khách quan, phạm vi chuyên
môn hóa và phân công lao động xã hội ngày càng rộng, nó vượt ra khỏi một nước
và hình thành nên các mối quan hệ giao dịch quốc tế. Chuyên môn hoá và phân
công lao động quốc tế càng sâu sắc, các mối quan hệ quốc tế càng được mở rộng,
các nước càng có sự phụ thuộc lẫn nhau và hình thành các mối quan hệ buôn bán
với nhau [3].
Hoạt động xuất, nhập khẩu là quá trình trao đổi hàng hoá giữa các nước thông
qua buôn bán nhằm mục đích kinh tế tối đa. Trao đổi hàng hoá là một hình thức của
các mối quan hệ kinh tế xã hội và phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau giữa những
người sản xuất kinh doanh hàng hoá riêng biệt của các quốc gia. Kinh doanh xuất,
nhập khẩu là lĩnh vực quan trọng nhằm tạo điều kiện cho các nước tham gia vào
phân công lao động quốc tế, phát triển kinh tế và làm giàu cho đất nước.
Ngày nay, khi quá trình phân công lao động quốc tế đang diễn ra hết sức sâu
sắc, Hoạt động xuất, nhập khẩu được xem như là một điều kiện tiền đề cho sự phát
triển kinh tế của mọi quốc gia. Thực tế cho thấy, không một quốc gia nào có thể tồn
tại chứ chưa nói gì đến phát triển nếu tự cô lập mình không quan hệ kinh tế với thế
giới. Hoạt động xuất, nhập khẩu đã trở thành vấn đề sống còn vì nó cho phép thay
đổi cơ cấu sản xuất và nâng cao mức tiêu dùng cuả dân cư một quốc gia. Bí quyết
12
thành công trong chiến lược phát triển kinh tế của nhiều nước là mở rộng thị trường
quốc tế và tăng nhanh xuất khẩu sản phẩm hàng hoá qua chế biến có hàm lượng kỹ
thuật cao[3].
Sự ra đời và phát triển của Hoạt động xuất, nhập khẩu gắn liền với quá trình
phân công lao động quốc tế. Xã hội càng phát triển, phân công lao động quốc tế
diễn ra ngày càng sâu sắc. Điều đó phản ánh mối quan hệ phụ thuộc kinh tế ngày
càng tăng lên. Hoạt động xuất, nhập khẩu cũng vì thế mà ngày càng mở rộng và
phức tạp.
Hoạt động xuất, nhập khẩu xuất hiện từ sự đa dạng về điều kiện tự nhiên và xã
hội giữa các quốc gia. Chính sự khác nhau đó nên đều có lợi là mỗi nước chuyên
môn hoá sản xuất những mặt hàng cụ thể phù hợp với điều kiện sản xuất và xuất,
nhập khẩu hàng hoá của mình để xuất, nhập khẩu những hàng hoá cần thiết khác.
Điều quan trọng là mỗi nước phải xác định cho được những mặt hàng nào mà nước
mình có lợi nhất trên thị trường cạnh tranh quốc tế. Sự gia tăng của hoạt động kinh
doanh xuất, nhập khẩu xét về kim ngạch cũng như chủng loại hàng hoá đã làm cho
vấn đề lợi ích của mỗi quốc gia được xem xét một cách đặc biệt chú trọng hơn[3].
1.2. Các chỉ tiêu thống kê về hoạt động xuất, nhập khẩu
1.2.1. Chỉ tiêu thống kê hoạt động
1.2.1.1. Tổng giá trị nhập khẩu
Các quốc gia khai thác tốt các nguồn lực cho phát triển kinh tế thông qua việc
tập trung vào sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng mình có lợi thế so sánh. Sức cạnh
tranh của hàng hoá được nâng cao, nền kinh tế tăng trưởng nhanh và ổn định hơn do
các nguồn lực được phân bố hiệu quả hơn. Quá trình này cũng mở ra cơ hội lớn cho
tất cả các nước, nhất là các quốc gia đang phát triển, tiến hành công nghiệp hoá dựa
trên thành quả của cuộc cách mạng khoa học công nghệ.
Nhập khẩu là hoạt động phức tạp so với hoạt động kinh doanh trong nước. Hoạt
động nhập khẩu có những đặc điểm sau:
13
- Hoạt động nhập khẩu chịu sự điều chỉnh của nhiều nguồn luật như điều ước quốc
tế và Ngoại thương, luật quốc gia của các nước hữu quan, tập quán Thương mại
quốc tế.
- Các phương thức giao dịch mua bán trên thị trường quốc tế rất phong phú: Giao
dịch thông thường, giao dịch qua trung gian, giao dịch tại hội chợ triển lãm.
- Các phương thức thanh toán rất đa dạng: nhờ thu, hàng đổi hàng, L/C...
- Tiền tệ dùng trong thanh toán thường là ngoại tệ mạnh có sức chuyển đổi cao
như : USD, bảng Anh...
- Điều kiện cơ sở giao hàng: có nhiều hình thức nhưng phổ biến là nhập khẩu theo
điều kiện CIF, FOB...
- Kinh doanh nhập khẩu là kinh doanh trên phạm vi quốc tế nên dịa bàn rộng, thủ
tục phức tạp, thời gian thực hiện lâu.
- Kinh doanh nhập khẩu phụ thuộc vào kiến thức kinh doanh, trình độ quản lý, trình
độ nghiệp vụ Ngoại thương, sự nhanh nhạy nắm bắt thông tin.
- Trong hoạt động nhập khẩu có thể xảy ra những rủi ro thuộc về hàng hoá. Để đề
phong rủi ro, có thể mua bảo hiểm tương ứng.
- Nhập khẩu là cơ hội để các doanh nghiệp có quốc tịch khác nhau hợp tác lâu dài.
Thương mại quốc tế có ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ kinh tế - chính trị của các
nước xuất khẩu, góp phần phát triển kinh tế đối ngoại.
Tổng giá trị xuất khẩu là tổng giá trị xuất khẩu của các (hoặc một) hàng hoá xuất
khẩu của quốc gia (hoặc một doanh nghiệp) trong một kỳ nhất định thường là quý
hoặc năm, sau đó qui đổi đồng nhất ra một loại đơn vị tiền tệ nhất định. Công thức
tỉnh tổng giá trị nhập khẩu:
Tổng giá trị nhập khẩu:
M = γ.Y + δ
M: kim ngạch (giá trị) nhập khẩu
14
Y: tổng thu nhập quốc dân
δ: giá trị nhập khẩu cơ bản không phụ thuộc vào thu nhập
γ: khuynh hướng nhập khẩu biên
1.2.1.2. Tổng giá trị xuất khẩu
Xuất khẩu trực tiếp:
Là một hình thức xuất khẩu mà trong đó các nhà sản xuất, công ty xí nghiệp và các
nhà xuất khẩu, trực tiếp ký kết hợp đồng mua bán trao đổi hàng hoá với các đối tác
nước ngoài.
Hình thức này không qua một tổ chức trung gian nào, có thể trực tiếp gặp nhau cùng
bàn bạc thảo luận để đưa đến một hợp động hoặc không cần gặp nhau trực tiếp mà
thông qua thư chào hàng, thư điện tử , fax, điện thoại... cũng có thể tạo thành một
hợp đồng mua bán kinh doanh thương mại quốc tế được ký kết.
Xuất khẩu gián tiếp (uỷ thác)
-
Là một hình thức dịch vụ thương mại, theo đó doanh nghiệp ngoại thương
đứng ra với vai trò trung gian thực hiện xuất khẩu hàng hoá cho các đơn vị
uỷ thác . Xuất khẩu uỷ thác gồm 3 bên, bên uỷ thác xuất khẩu, bên nhận uỷ
thácxuất khẩu và bên nhập khẩu. Bên uỷ thác không được quyền thực hiện
các điềukiện về giao dịch mua bán hàng hoá, giá cả, phương thức thanh
toán.... mà phải thông qua bên thứ 3 - người nhận uỷ thác.
-
Xuất khẩu uỷ thác được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp không được
phép kinh doanh xuất khẩu trực tiếp hoặc không có điều kiện xuất khẩu trực
tiếp,uỷ thác cho doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu làm đơn vị xuất khẩu
hàng hoácho mình, bên nhận uỷ thác được nhận một khoản thù lao gọi là phí
uỷ thác.
Xuất khẩu gia công uỷ thác:
15
Đây là hình thức kinh doanh mà trong đó có một đơn vị đứng ra nhập nguyên liệu
hoặc bán thành phẩm cho xí nghiệp gia công, sau đó thu hồi sản phẩm để xuất khẩu
cho nước ngoài.
Buôn bán đối lưu (xuất khẩu hàng đổi hàng)
Buôn bán đối lưu là một phương thức giao dịch trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ
với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua. Khối lượng hàng hoá được trao
đổi có giá trị tương đương. Ở đây mục đích của xuất khẩu không phải thu về một
khoản ngoại tệ mà nhằm thu về một khối lượng hàng hoá vớigiá trị tương đương.
Tuy tiền tệ không được thanh toán trực tiếp nhưng nó đượclàm vật ngang giá chung
cho giao dịch này.
Xuất khẩu theo nghị định thư
Đây là hình thức mà doanh nghiệp xuất khẩu theo chỉ tiêu của nhà nướcgiao cho để
tiến hành xuất một hoặc một số mặt hàng nhất định cho chính phủ nước ngoài trên
cơ sở nghị định thư đã ký giữa hai Chính phủ.
Xuất khẩu tại chỗ
-
Đây là hình thức kinh doanh xuất khẩu mới đang có xu hướng phát triển và
phổ biến rộng rãi do ưu điểm của nó đem lại.
-
Hình thức xuất khẩu tại chỗ đang được các quốc gia, đặc biệt là các quốcgia
có thế mạnh về du lịch và có nhiều đơn vị kinh doanh, các tổ chức nước
ngoài đóng tại quốc gia đó khai thác tối đa và đã thu được những kết quả to
lớn, không thua kém so với xuất khẩu trực tiếp qua biên giới quốc gia, đồng
thời cócơ hội thu hồi vốn nhanh và lợi nhuận cao.
Gia công quốc tế
Gia công quốc tế là một hình thức kinh doanh, trong đó một bên nhậpnguồn nguyên
liệu, bán thành phẩm (bên nhập gia công) của bên khác (bên đặt gia công) để chế
biến thành phẩm giao lại cho bên đặt gia công và qua đó thuđược phí gia công.
Tái xuất khẩu
16
-
Tái xuất là sự tiếp tục xuất khẩu ra nước ngoài những mặt hàng trước đây đã
nhập khẩu với điều kiện hàng hoá phải nguyên dạng như lúc đầu nhập khẩu.
-
Hình thức này được áp dụng khi một doanh nghiệp không sản xuất đượchay
sản xuất được nhưng với khối lượng ít, không đủ để xuất khẩu nên phải nhập
vào để sau đó tái xuất.
-
Hoạt động giao dịch tái xuất bao gồm hai hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu
với mục đích thu về một khoản ngoại tệ lớn hơn lúc ban đầu bỏ ra.
1.2.1.3. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
Kim ngạch xuất khẩu là lượng tiền thu về được dựa trên việc xuất khẩu một
hay các loại hàng hóa, dịch vụ của quốc gia tính trong một khoảng thời gian nhất
định như tháng, quý hay năm. Với lượng tiền được quy đổi theo 1 đơn vị nhất
định.Tổng của kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu sẽ gọi chung là Kim
ngạch xuất nhập khẩu.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu = tổng giá trị nhập khẩu + tổng giá trị xuất khẩu
1.2.1.4. Cán cân xuất nhập khẩu
Quan hệ so sánh giá trị giữa hàng xuất khẩu (còn gọi là kim ngạch xuất khẩu) với
giá trị hàng nhập khẩu (kim ngạch nhập khẩu) được gọi là cán cân xuất nhập khẩu.
Nếu giá trị hàng xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu thì gọi là xuất siêu. Nếu giá trị hàng
nhập khẩu lớn hơn hàng xuất khẩu thì gọi là nhập siêu.
Tính cán cân xuất nhập khẩu:
Cán cân XNK = Giá trị xuất khẩu – Giá trị nhập khẩu.
Cán cân thương mại còn được gọi là xuất khẩu ròng hoặc thặng dư thương mại. Khi
cán cân thương mại có thặng dư, xuất khẩu ròng/thặng dư thương mại mang giá trị
dương. Khi cán cân thương mại có thâm hụt, xuất khẩu ròng/thặng dư thương mại
mang giá trị âm. Lúc này còn có thể gọi là thâm hụt thương mại. Tuy nhiên, cần lưu
ý là các khái niệm xuất khẩu, nhập khẩu, xuất khẩu ròng, thặng dư/thâm hụt thương
17
mại trong lý luận thương mại quốc tế rộng hơn các trong cách xây dựng bảng biểu
cán cân thanh toán quốc tế bởi lẽ chúng bao gồm cả hàng hóa lẫn dịch vụ.
1.2.1.5. Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu
Các mặt hàng xuất khẩu có thể chia thành các nhóm : nguyên liệu chưa qua chế biến
và các sản phẩm đã qua chế biến. Các mặt hàng nhập khẩu có thể chia thành các
nhóm: tư liệu sản xuất (nguyên liệu, máy móc, thiết bị..) và sản phẩm tiêu dùng.
Ngoài việc xuất và nhập khẩu hàng hóa, các nước còn xuất và nhập khẩu các dịch
vụ thương mại.
Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam
-
Điện thoại các loại & linh kiện
-
Hàng giày dép
-
Máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng
-
Gỗ và sản phẩm gỗ
-
Hàng thủy sản
-
Phương tiện vận tải và phụ tùng
-
Cà phê
-
Dầu thô
Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của việt nam:
- Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện
- Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng
- Vải các loại
- Điện thoại các loại và linh kiện
- Sắt thép các loại
18
- Chất dẻo nguyên liệu
- Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày
- Xăng dầu các loại
- Kim loại thường khác
- Hóa chất
1.2.2. Các chỉ tiêu phân tích biến động kim ngạch xuất nhập khẩu
1.2.2.1. Mức độ bình quân theo thời gian
Mức độ trung bình theo thời gian ứng dụng trong phân tích sự biến động kim
ngạch xuất, nhập khẩu được thể hiện thông qua chỉ tiêu tổng kim ngạch xuất, nhập
khẩu bình quân. Chỉ tiêu này chủ yếu dựa vào dãy số thời kỳ.
Kim ngạch xuất, nhập khẩu bình quân của một thời kỳ (n năm) hoạt động kinh
doanh là giá trị mang tính đại biểu cho kim ngạch xuất, nhập khẩu trong kỳ mà
chúng ta nghiên cứu.
Số bình quân trượt (còn gọi là số bình quân di động) là số bình quân cộng của
một nhóm nhất định các mức độ của dãy số được tính bằng cách lần lượt loại dần
các mức độ đầu và thêm dần các mức độ tiếp theo sao cho tổng số lượng các mức
độ tham gia tính số lần bình quân không đổi.
Có hai phương pháp số bình quân trượt cơ bản:
Số bình quân trươt đơn giản
t
∑D
i
Ft +1 =
i =1
t
,
Phương pháp dự báo trên cơ sở lấy trung bình giản đơn của các giá
trị tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu quá khứ làm giá trị dự báo cho thời kỳ kế tiếp.
Công thức:
19
Ft+1
Giá trị dự báo cho giai đoạn (t+1)
Di
Giá trị thực tế của giai đoạn (i)
t
Số giai đoạn thực tế
Ưu điểm:
Chính xác hơn phương pháp dự báo giản đơn
Phù hợp với những dòng yêu cầu đều có xu hướng ổn định.
Nhược điểm:
Phải lưu trữ một số lượng dữ liệu khá lớn
Chỉ dự báo được một thời kỳ phía sau
Phụ thuộc vào mức độ trung bình được tính
Phương pháp dự báo bằng số trung bình động không trọng số
Số trung bình động không trọng số: Số trung bình cộng của một nhóm nhất
định các mức độ của dãy số thời gian và không có trọng số đối với các mức độ ở
những thời gian khác nhau.
Số trung bình động không trọng số (Moving Average) được tính:
MAt =
t −1
∑Y / K
i
i =t − K
K: Khoảng tính trung bình có thể lẻ hoặc chẵn, thường chọn lẻ, nếu chọn chẵn
thường tính 2 lần.
Số trung bình động tính được có thể để ở giữa khoảng tính trung bình hoặc
cuối khoảng tính trung bình
Mô hình dự báo bằng số trung bình động không trọng số: Yt+1 = Mat
Phương pháp trung bình động có trọng số:
20
Bản chất là phương pháp trung bình động nhưng có tính đến ảnh hưởng của
từng giai đoạn khác nhau đến biến dự báo thông qua sử dụng trọng số
t −1
∑α Y
i i
WMA t =
i =t − K
t −1
∑α
i =t − K
i
Trung bình động có trọng số (Weighted Moving Average)
Giá trị dự báo: Ft+1 = WMAt
Ưu điểm: Có thể cho kết quả dự báo sát hơn vì tính đến tầm quan trọng của
từng giai đoạn thời gian
Nhược điểm: Việc xác định trọng số phức tạp hơn và cũng chỉ dự báo trước 1
thời kỳ.
1.2.2.2. Lượng tăng giảm tuyệt đối
Phương pháp này sử dụng khi biến động của hiện tượng có lượng tăng (giảm) tuyệt
đối liên hoàn xấp xỉ nhau.
Tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn: δi = yi – yi-1
Tăng (giảm) định gốc:
Δi = yi – y1
Tăng (giảm) tuyệt đối bình quân: Δ= (yn - y1)/(n-1) = Δn/(n-1)
Mô hình dự báo có dạng:
yn+L = yn+ Δ.L
L: tầm xa dự báo
Ứng dụng khi cần tính toán nhanh, sơ bộ và ngắn hạn
Có thể làm sai lệch nếu 2 điểm đầu cuối nằm lệch nhiều so với đường xu thế
Áp dụng với hiện tượng phát triển theo hàm tuyến tính
Lãng phí thông tin
21
1.2.2.3. Tốc độ phát triển
Phương pháp này sử dụng khi biến động của hiện tượng có tốc độ phát triển liên
hoàn xấp xỉ nhau.
t = n −1
Tốc độ phát triển liên hoàn:
ti = yi / yi-1
Tốc độ phát triển định gốc:
Ti= yi / y1
yn
y1
Tốc độ phát triển bình quân:
Mô hình dự báo có dạng:
yn + L = y n * ( t ) L
L: tầm xa dự báo
-
Phương pháp này áp dụng cho hiện tượng phát triển theo hàm mũ
-
Có thể làm sai lệch nếu 2 điểm đầu cuối nằm lệch nhiều so với xu thế các
điểm giữa dãy số thời gian.
-
Lãng phí thông tin
1.2.2.4. Giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, Phương sai và độ lệch chuẩn
a Phương pháp tổng bình phương bé nhất:
Phương pháp được ứng dụng rộng rãi để xác định tham số hàm xu thế
Mức độ chính xác của phương pháp thể hiện "Tổng bình phương độ lệch giữa giá trị
lý thuyết của hàm xu thế và giá trị thực tế của dãy số thời gian là nhỏ nhất"
n
SSE = ∑ ( yi − yˆ i )2
i =1
(Sum of Squared Error)
22
yi: Giá trị thực tế của dãy thời gian
ŷi: Giá trị lý thuyết của hàm xu thế
n: Số mức độ của dãy số thời gian
Tùy thuộc vào đặc điểm dãy số mà hàm xu thế được chọn khác nhau: tuyến
tính, bậc 2, bậc 3, parabol...Hàm phi tuyến được tuyến tính hóa và vấn đề là xác
định các tham số của hàm xu thế sao cho SSE nhỏ nhất.
σX = V(X )
c)
Độ lệch chuẩn
Độ lệch chuẩn của biến ngẫu nhiên X, ký hiệu σX được định nghĩa như sau:
Khi đánh giá mức độ phân tán của biến ngẫu nhiên theo đơn vị đo của biến
ngẫu nhiên thường tính độ lệch chuẩn chứ không dùng phương sai (Đơn vị đo của
phương sai bằng bình phương đơn vị đo của biến ngẫu nhiên).
d) Phương sai
Định nghĩa: Phương sai của biến ngẫu nhiên X, ký hiệu V(X) được định nghĩa
như sau:
V(X) = E[X-E(X)]2
V(X) = σ2 = E(X2) – [E(X)]2
Ý nghĩa: Phương sai đo độ phân tán của các giá trị biến ngẫu nhiên quanh kỳ
vọng (giá trị trung bình) của nó.
Ứng dụng thực tế:
Trong kỹ thuật phương sai đặc trưng cho mức độ phân tán của các kích thước
chi tiết gia công, hay sai số của thiết bị
23
Trong quản trị và kinh doanh phương sai đặc trưng cho mức độ rủi ro của các
quyết định đầu tư.
1.2.2.5. Phân tích mối liên hệ tương quan bằng hàm hôi quy
a Hồi quy đơn biến
Dự báo bằng phương pháp hồi quy là việc tìm mối quan hệ phụ thuộc của một
biến (Y-biến phụ thuộc) với một biến độc lập (X) hoặc nhiều biến độc lập khác (X1,
X2,...Xn). Dựa vào mối quan hệ để dự báo giá trị biến phụ thuộc trong tương lai khi
biết các biến độc lập.
Phương pháp tương quan được dùng để nghiên cứu mối quan hệ tuyến tính
giữa 2 biến ngẫu nhiên. Hai biến ngẫu nhiên này được coi là "ngang nhau" không
phân biệt biến độc lập hay biến phụ thuộc.
Phương pháp tương quan nhằm nghiên cứu khuynh hướng, mức độ của liên
quan tuyến tính giữa 2 biến ngẫu nhiên.
Để đánh giá mức độ, chiều hướng của quan hệ tương quan sử dụng hệ số
tương quan tổng thể (-1≤ρ≤1)
Hàm hồi quy tổng thể:
Giả sử có 2 biến X và Y; Y phụ thuộc tuyến tính X
Mô hình hồi quy tổng thể biểu diễn mối quan hệ tuyến tính giữa X và Y:
Y = α + βX+ε
α, β: Các hằng số-tham số của hàm hồi quy tổng thể
ε
: Sai số ngẫu nhiên thể hiện ảnh hưởng của các yếu tố khác
(không
được nghiên cứu) đến Y
Sai số là biến ngẫu nhiên có phân phối chuẩn, có trung bình
và phương sai bằng nhau và độc lập với nhau
24
bằng 0
Thực tế không thể xác định chính xác các tham số α, β của hàm hồi quy tuyến
tính của tổng thể mà chỉ có thể ước lượng các tham số đó từ các giá trị quan sát của
mẫu.
e) Hồi quy đa biến
Hàm hồi qui tuyến tính bội tổng thể có dạng
Y = α + β1X1 + β2X2 + . . . βkXk + U
α:
Hệ số tự do (hệ số chặn)
βj:
Hệ số hồi qui riêng
U:
Sai số ngẫu nhiên
Hàm hồi quy tuyến tính bội mẫu có dạng:
y = a + b1x1 + b2x2 + . . . bkxk + e
yi = a + b1x1i + b2x2i + . . . bkxki + ei
Xác định các tham số của hàm hồi quy bội sử dụng phương pháp bình
phương nhỏ nhất (OLS)
Hàm hồi quy tuyến tính lý thuyết có dạng:
ŷ = a + b1x1 + b2x2 + . . . bkxk
ŷi = a + b1x1i + b2x2i + . . . bkxki
Phần dư: ei = yi – ŷi → ∑ei2 = min
Hệ số xác định điều chỉnh:
Đo lường mức độ thích hợp của mô hình hồi quy bội
Khi tăng thêm số biến độc lập X vào mô hình, R 2 tăng. Cần xác định xem có
nên đưa thêm một biến độc lập (giải thích) Xj nào đó vào mô hình hay không cần sử
dụng Hệ số xác định điều chỉnh
SSE / [n −( k +
1) ]
R 2 =1 −
TSS /(n −
1)
25