Tải bản đầy đủ (.pdf) (157 trang)

phân tích quá trình đô thị hóa thành phố bắc giang giai đoạn 2000 - 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 157 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM






NGUYỄN THỊ HẠNH






PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA
THÀNH PHỐ BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2000 - 2010






LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÝ












THÁI NGUYÊN - 2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM





NGUYỄN THỊ HẠNH





PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA
THÀNH PHỐ BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2000 - 2010

Chuyên ngành: ĐỊA LÝ HỌC

Mã số: 60 31 95




LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÝ



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS NGUYỄN XUÂN TRƢỜNG






THÁI NGUYÊN - 2011


i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là hoàn toàn trung thực, chưa được sử dụng cho bảo vệ một học vị nào.
Mọi sự giúp đỡ, cung cấp tài liệu cho việc hoàn thành luận văn đều đã được
cảm ơn. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn này đã được ghi rõ
nguồn gốc.
Tác giả
Nguyễn Thị Hạnh





ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu, thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được sự quan
tâm, giúp đỡ của Ban Giám hiệu, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên,
Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Giang, Cục Thống kê Bắc Giang, Phòng Thống
kê Thành phố Bắc Giang và các phòng ban khác thuộc UBND Thành phố
Bắc Giang; các thầy giáo, cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp này tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
1. TS. Nguyễn Xuân Trường - Đại học Thái Nguyên, đã tận tình giúp đỡ
tôi trong quá trình hoàn thành Luận văn này.
2. Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Địa lý và các thầy giáo, cô giáo
giảng dạy chuyên ngành của Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên đã
tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập.
3. Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang, các cơ quan sở, ban, ngành của tỉnh
Bắc Giang và UBND thành phố Bắc Giang, cùng bạn bè đồng nghiệp và
người thân đã quan tâm giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập
và thực hiện đề tài.
Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn, bản thân tôi đã có nhiều cố
gắng nhưng không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp của các thầy, cô và các bạn đồng nghiệp để đề tài luận
văn được hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 08 năm 2011
Học viên

Nguyễn Thị Hạnh




iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Danh mục các chữ viết tắt vi

Danh mục bảng biểu vii

Danh mục hình vii

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2

2.1. Mục tiêu 2

2.2. Nhiệm vụ 2

3. Lịch sử nghiên cứu đề tài 2

3.1. Trên thế giới 2

3.2. Tại Việt Nam 3


4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 4

5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 4

5.1. Quan điểm nghiên cứu 4

5.2. Phương pháp nghiên cứu 6

6. Cấu trúc luận văn 7

Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÔ THỊ HÓA 8

1.1. Cơ sở lý luận về đô thị hóa 8

1.1.1. Khái niệm, phân loại và chức năng của đô thị 8

1.1.2. Lý luận về đô thị hóa 11

1.1.3. Một số chỉ tiêu để phân loại và đánh giá mức độ ĐTH 18

1.1.4. Cách tính điểm đánh giá mức độ ĐTH 20

1.2. Thực tiễn ĐTH ở Việt Nam, vùng TNMNBB và tỉnh Bắc Giang 21

1.2.1. Tình hình ĐTH ở Việt Nam 21

1.2.2. Tình hình ĐTH ở vùng TDMNBB và tỉnh Bắc Giang 25



iv
Tiểu kết chương 29

Chƣơng 2. THỰC TRẠNG ĐÔ THỊ HÓA THÀNH PHỐ BẮC
GIANG GIAI ĐOẠN 2000 - 2010 30

2.1. Lịch sử hình thành ĐT Bắc Giang và các nhân tố chủ yếu ảnh
hưởng tới ĐTH 30

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển TP Bắc Giang 30

2.1.2. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới ĐTH ở TP Bắc Giang 32

2.2. Thực trạng ĐTH ở TP Bắc Giang giai đoạn 2000 - 2010 43

2.2.1. Thực trạng phát triển KT đô thị 43

2.2.2. Phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị 48

2.2.3. Phát triển hệ thống hạ tầng xã hội 52

2.2.4. Kiến trúc cảnh quan và quản lý đô thị 54

2.2.5. Những chuyển biến về dân cư, lao động 57

2.2.6. Những thay đổi trong cơ cấu sử dụng đất đô thị 70

2.3. Tổng hợp các tiêu chuẩn phân loại ĐT TP Bắc Giang (Đánh giá
mức độ đô thị hóa so với tiêu chuẩn của đô thị loại III) 78
Tiểu kết chương 94

Chƣơng 3. ĐỊNH HƢỚNG ĐÔ THỊ HÓA THÀNH PHỐ BẮC
GIANG ĐẾN NĂM 2020 VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT
TRIỂN 86

3.1. Định hướng đô thị hóa ở thành phố Bắc Giang đến năm 2020 86

3.1.1. Căn cứ định hướng ĐTH ở TP Bắc Giang đến 2020 86

3.1.2. Định hướng ĐTH ở TP Bắc Giang đến năm 2020 99

3.2. Một số giải pháp thực hiện định hướng đô thị hóa ở thành phố
Bắc Giang 108

3.2.1. Nâng cao hiệu quả quy hoạch và quản lý đô thị 108

3.2.2. Các giải pháp về huy động vốn đầu tư 109

3.2.3. Các giải pháp về cơ chế chính sách 111


v
3.2.5. Các giải pháp về khoa học - công nghệ và môi trường 113

3.2.6. Các giải pháp phát triển TP Bắc Giang theo hướng văn minh,
hiện đại 114

3.2.7. Phối hợp phát triển giữa TP Bắc Giang và các địa phương
trong tỉnh và các tỉnh lân cận 114

3.2.8. Tăng cường tính xã hội hóa trong mọi mặt của quá trình ĐTH 115


Tiểu kết chương 116

KẾT LUẬN 117


vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
Viết đầy đủ
ĐTH
Đô thị hóa
ĐT
Đô thị
CNH
Công nghiệp hóa
HĐH
Hiện đại hóa
TP
Thành phố
KT - XH
Kinh tế - xã hội
VH
Văn hóa
CN
Công nghiệp
TTCN
Trung tâm công nghiệp
KCN

Khu công nghiệp
CCN
Cụm công nghiệp
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
GTSX
Giá trị sản xuất
FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
ODA
Nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức
PCI
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
VCCI
Chỉ số hiệu quả hành chính công
UBND
Ủy ban nhân dân
KTTĐ
Kinh tế trọng điểm
TDMNBB
Trung du miền núi Bắc Bộ


vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Tỷ lệ dân cư ĐT các tỉnh vùng TDMNBB năm 1989, 1999 và 2009 26

Bảng 1.2: Một số thành phố vùng TDMNBB năm 2009 28


Bảng 2.1: Cơ cấu các ngành KT của TP giai đoạn 2000-2010 43

Bảng 2.2: GTSX CN phân theo thành phần KT 45

Bảng 2.3: GTSX công nghiệp phân theo ngành công nghiệp 46

Bảng 2.4: Một số chỉ tiêu về mạng lướng y tế TP Bắc Giang năm 2010 53

Bảng 2.5: Quy mô dân số TP Bắc Giang thời kỳ 1989 - 2009 58

Bảng 2.6: Tình hình phát triển dân số TP Bắc Giang giai đoạn 1999-2009 59

Bảng 2.7: Kết cấu dân số theo nhóm tuổi ở TP Bắc Giang năm 1999, 2009 61

Bảng 2.8: Tỷ số giới tính dân số Bắc Giang 1999 - 2009 63

Bảng 2.9: Cơ cấu các dân tộc ở TP Bắc Giang 64

Bảng 2.10: Tỷ lệ dân số trong từng nhóm hộ gia đình năm 1999, 2009 67

Bảng 2.11: So sánh tỷ lệ dân số trong từng nhóm hộ gia đình của TP Bắc
Giang với tỉnh và vùng TDMNBB năm 2009 68

Bảng 2.12: Lao động và cơ cấu lao động làm việc trong các ngành KT 69

Bảng 2.13: Diện tích các đơn vị hành chính TP Bắc Giang năm 2010 71

Hình 2.9. Cơ cấu sử dụng các loại đất ở TP Bắc Giang năm 2000, 2010 73

Bảng 2.14: Cơ cấu sử dụng các loại đất ở TP Bắc Giang giai đoạn 2000 - 2010 74


Bảng 2.15: Cơ cấu sử dụng đất theo phường, xã TP Bắc Giang năm 2010 75

Bảng 2.16: Sự thay đổi trong quá trình sử dụng đất khu vực nội thị 77

Bảng 2.17: Tổng hợp tiêu chí và điểm đánh giá mức độ ĐTH theo tiêu
chuẩn ĐT loại III (năm 2010) 78

Bảng 3.1: Dự báo quy mô dân số, tỷ lệ ĐTH và nhu cầu nhà ở tỉnh Bắc Giang 90

Bảng 3.2: Tổng hợp một số tiêu chí và điểm đánh giá mức độ ĐTH theo
tiêu chuẩn ĐT loại II (Đánh giá thời điểm năm 2010) 92

Bảng 3.3: Dự báo tổng thể về sử dụng đất đai TP Bắc Giang 101

Bảng 3.4: Nhu cầu đầu tư theo ngành KT ở TP Bắc Giang 109


viii
DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Tỷ lệ dân cư ĐT của Việt Nam từ năm 1931 đến năm 2009 23

Hình 2.1. Bản đồ hành chính TP Bắc Giang năm 2010 39

Hình 2.2. Lược đồ mối quan hệ của TP Bắc Giang với TDMNBB 42

Hình 2.3. Tỷ xuất sinh, tỷ xuất tử và gia tăng tự nhiên dân số TP Bắc Giang
thời kỳ 1999 - 2009 60


Hình 2.4. Tháp dân số TP Bắc Giang năm 1999 62

Hình 2.5. Tháp dân số TP Bắc Giang năm 2009 62

Hình 2.6. Biểu đồ mật độ dân số TP Bắc Giang các năm 1999, 2009 64

Hình 2.7. Lược đồ mật độ dân số phân theo phường, xã TP Bắc Giang
năm 1999 và 2009 (người/km
2
) 65

Hình 2.8: Biến động các loại đất ở TP Bắc Giang qua các năm 72

Hình 2.9. Cơ cấu sử dụng các loại đất ở TP Bắc Giang năm 2000, 2010 73





1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bắc Giang là một tỉnh thuộc vùng trung du và miền núi Bắc Bộ
(TDMNBB), với lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, là một tỉnh được
Chính phủ quy hoạch trong phát triển hành lang KT Lạng Sơn - Hà Nội - Hải
Phòng. Cùng với sự phát triển chung của tỉnh, thành phố (TP) Bắc Giang đã có
những bước phát triển nhanh về mọi mặt, với vị trí là trung tâm chính trị - KT -
VH - khoa học kỹ thuật của tỉnh và là một trong những trung tâm chuyên
ngành cấp vùng. Tháng 12 năm 2003, thị xã Bắc Giang được công nhận là ĐT
loại III. Ngày 07 tháng 06 năm 2005, TP Bắc Giang được thành lập trên cơ sở

nâng cấp thị xã Bắc Gíang. Cùng với sự chuyển biến về kinh tế - xã hội
(KTXH) thì quá trình đô thị hóa (ĐTH) của TP cũng tạo ra những bước ngoặt
đáng kể: Hàng loạt các khu công nghiệp (KCC), các cụm công nghiệp (CCN)
ra đời, hệ thống cơ sở vật chất và hạ tầng ngày càng hoàn thiện, diện tích TP
ngày càng được mở rộng, quy mô dân số ĐT ngày càng tăng, đặc biệt là sự phổ
biến rộng rãi lối sống thành thị ở các vùng nông thôn.
Vấn đề ĐTH và phát triển ĐT đã được giới khoa học đi sâu nghiên cứu,
tuy nhiên các công trình này chủ yếu nghiên cứu nhằm phục vụ cho những
chiến lược, xu hướng ĐTH trong tương lai ở tầm vĩ mô. Việc nghiên cứu phân
tích, đánh giá dưới góc độ địa lí những chuyển biến về cấu trúc không gian, về
KTXH, dân cư lao động cơ cấu sử dụng đất… ở một khía cạnh nhất định giúp
cho các nhà quản lý có thêm cơ sở đề xuất các mô hình, các dự án đầu tư có
hiệu quả cho địa phương.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và tầm quan trọng của vấn đề nêu trên,
dưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn Xuân Trường tôi quyết định chọn đề tài
nghiên cứu: “Phân tích quá trình đô thị hóa thành phố Bắc Giang giai đoạn
2000 - 2010”.

2
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
Dựa trên tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển ĐT và ĐTH,
tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình ĐTH ở TP Bắc Giang, phân tích
những chuyển biến về KT - XH, dân cư, sử dụng đất, phát triển không gian,
làm cơ sở cho việc đề ra những định hướng và một số giải pháp để thúc đẩy
phát triển KTXH của địa phương một cách bền vững.
2.2. Nhiệm vụ
- Tổng quan cơ sở lý luận về ĐTH trên Thế giới nói chung và ở Việt Nam
nói riêng.
- Phân tích những nhân tố ảnh hướng tới quá trình ĐTH ở TP Bắc Giang

và thực trạng ĐTH trong những năm gần đây.
- Phân tích những chuyển biến về KT - XH, dân cư, sử dụng đất, phát
triển không gian trong quá trình ĐT hóa ở TP Bắc Giang.
- Phân tích định hướng ĐTH ở TP Bắc Giang và một số giải pháp tích
cực nhằm thực hiện quá trình này.
3. Lịch sử nghiên cứu đề tài
3.1. Trên thế giới
ĐTH xảy ra cách đây 5000 năm, nhưng mãi đến đầu thế kỷ XX, con
người mới nhận thúc được tầm quan trọng và bắt đầu nghiên cứu về ĐTH.
Thuật ngữ “đô thị hoá” đã ra đời từ năm 1867, trong tác phẩm “Lí luận chung
về đô thị hoá” của tác giả Cerda (Tây Ban Nha), nhưng tác phẩm này bị quên
lãng đến năm 1967 mới được phát hiện lại. Vào những năm 20 của thế kỷ XX,
cụm từ “đô thị hoá” xuất hiện ở các tạp chí chuyên ngành về địa lí KT, dần phổ
biến sang các lĩnh vực khác. Ngày càng có nhiều các nhà khoa học thuộc nhiều
lĩnh vực: KT, XH, kiến trúc,… quan tâm đến vấn đề ĐTH.
Ở Liên Xô cũ có các nghiên cứu về đô thị và ĐTH đã quan tâm chủ yếu
là về các lĩnh vực: cấu trúc lãnh thổ nội tại của các TP, các trùm ĐT, sự phát
triển các TP vệ tinh, quy hoạch các TP và các vùng ĐT, điều khiển quá trình
ĐTH,… Với các chuyên gia nổi tiếng như: Baranxki, N.I.Yu.G.Xauskin,
V.G.Đavidovits, G.M.Gokhman…

3
Tại phương Tây, các nghiên cứu thường chi tiết và có tính thực tiễn cao.
Ý nghĩa nhất là Walter Chiristaller và Liôsơ với lí thuyết “Vị trí trung tâm”,
ảnh hưởng sâu rộng tới các phân tích không gian trong địa lí TP và lĩnh vực xã
hội học ĐT. Tại Pháp đi sâu vào địa lý nhân văn. Tại Tây Âu và Bắc Mỹ, từ
những năm 1920, chuyên ngành: “xã hội học đô thị” được hình thành và phát
triển nhanh chóng. Năm 1916, R.Park xuất bản chuyên đề “thành thị”. Năm
1938, L.Writh xuất bản cuốn “Đặc trưng ĐT như là một lối sống”. Năm 1953,
Harold Carter xuất bản cuốn “nghiên cứu địa lý đô thị”. Gần đây một số tác giả

Anh đã đề cập nhiều đến đặc điểm đa dạng và phức tạp và những xu hướng
mới về ĐTH trong những giai đoạn lịch sử và địa lý khác nhau của các khu
vực khác nhau trên thế giới như: Tác giả Brian, Berry, David Drakakis - Smith,
Michale Pacione…
3.2. Tại Việt Nam
Ở Việt Nam ĐTH được nghiên cứu muộn hơn, chủ yếu từ những năm
1990, dưới nhiều góc độ khác nhau cả về lí luận và thực tiễn.
Về lí luận, khái niệm ĐTH được tác giả Đàm Trung Phường, 1995, phân
tích tập trung trong cuốn “Đô thị Việt Nam”; tác giả Mạc Đường, 2002, trong
cuốn “Đô thị học và vấn đề đô thị hóa” và tác giả Trương Quang Thao, 2003,
trong cuốn “Đô thị học nhập môn” và “Đô thị học - Những khái niệm mở đầu”.
Về lịch sử phát triển ĐT có nghiên cứu của tác giả Đặng Thái Hoàng, Nguyễn
Quốc Thông. Ngoài ra còn có các vấn đề về XH, quản lí ĐT, KT ĐT, quy
hoạch cải tạo, xây dựng và phát triển ĐT của các tác giả khác.
Về thực tiễn, chuyên gia đi đầu trong nghiên cứu ĐTH của nước ta là tác
giả Đàm Trung Phường, 2005, với cuốn “Đô thị Việt Nam”, tác giả đưa ra bức
tranh về tầm vĩ mô về thực trạng mạng lưới ĐT Việt Nam, cũng như định
hướng phát triển ĐT nước ta trong bối cảnh ĐTH trên thế giới và khu vực.
Ngoài ra, còn có các nghiên cứu của các tác giả khác như: Đỗ Thị Minh Đức,
Hoàng Phúc Lâm Và ngày càng có nhiều cuộc hội thảo, diễn đàn ĐT, các bài
viết trên các tạp chí trong nước bàn về ĐTH.

4
TP Bắc Giang là một tỉnh được công nhận là ĐT loại III năm 2003.
Trong những năm gần đây, KTXH có những bước phát triển vượt bậc, kéo
theo đó là sự chuyển biến rõ rệt mạng lưới ĐT trong toàn tỉnh. Tuy nhiên, chưa
có nghiên cứu nào đi sâu vào vấn đề ĐTH ở TP Bắc Giang. Chính vì vậy, khi
lựa chọn đề tài này, trên cơ sở phân tích mối quan hệ giữa vấn đề ĐTH với
biến động về dân số và lao động, chúng tôi muốn đề xuất một số ý kiến để quy
hoạch phát triển ĐT một cách hợp lý, phù hợp với tình hình phát triển KTXH

của địa phương trong giai đoạn hiện nay cũng như trong tương lai.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Lãnh thổ nghiên cứu là TP Bắc Giang, bao gồm các xã
ngoại thị và các phường nội thị đến năm 2010 (năm có quyết định mở rộng
TP). Có mở rộng đến 5 xã mới được sáp nhập về TP Bắc Giang năm 2011 từ
huyện Yên Dũng và huyện Lạng Giang.
Về thời gian: Phân tích quá trình ĐTH giai đoạn 2000 - 2010, trong đó
có mở rộng giai đoạn từ khi tách tỉnh đến nay (năm 1997 đến nay).
Về phạm vi lĩnh vực nghiên cứu ĐTH: Đề cập đến các khía cạnh của
ĐTH, trong đó đi sâu vào yếu tố trên góc độ địa lý học như: Dân cư, chuyển
biến cơ cấu sử dụng đất, kinh tế.5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu

5.1. Quan điểm nghiên cứu
5.1.1. Quan điểm duy vật biện chứng
Phép duy vật biện chứng chỉ ra tính chất vô hạn của thế giới và tính hữu
hạn của các sự kiện, hiện tượng cụ thể cùng các mối quan hệ phức tạp của
chúng. Mọi sự vật hiện tượng đều vận động và biến đổi không ngừng và đều có
xu hướng phát triển. Dựa trên quan điển duy vật biện chứng để nghiên cứu sẽ
giúp cho các kết quả nghiên cứu có tính logic và phản ánh đúng quá trình phát
triển và nguyên nhân của sự phát triển.
5.1.2. Quan điểm lãnh thổ
Bất cứ đối tượng địa lí KT - XH nào cũng gắn liền với một lãnh thổ nhất
định, do đó quan điểm lãnh thổ là quan điểm đặc thù của ngành Địa lí. Nội
dung phân tích quá trình ĐTH và những chuyển biến mọi mặt về KT - XH

5
luôn được đặt trong quan điểm lãnh thổ để làm rõ tính địa lý của quá trình
ĐTH. Trong lãnh thổ TP Bắc Giang cần phân tích nhiều chiều về không gian và
thời gian, trong mối quan hệ đan xen chặt chẽ, đồng thời cũng có liên quan với
các lãnh thổ xung quanh địa bàn thành phố về phương diện tự nhiên, KT, XH.

Từ đó tìm ra thế mạnh cũng như các điểm khác biệt của ĐTH ở TP Bắc Giang
so với các vùng lãnh thổ khác.
5.1.3. Quan điểm tổng hợp
Quán triệt quan điểm này đòi hỏi người nghiên cứu xem xét các sự vật hiện
tượng trong các mối quan hệ của thế giới khách quan, tránh xa rời hoặc tách
chúng ra riêng biệt. ĐTH là quá trình phức tạp đan xen nhiều lĩnh vực và cấp độ.
Áp dụng quan điểm tổng hợp cho phép xem xét các chỉ tiêu khác nhau của quá
trình ĐTH ở TP Bắc Giang trong mối quan hệ tác động qua lại với nhau.
5.1.4. Quan điểm hệ thống
Quá trình ĐTH ở TP Bắc Giang là một hệ thống được đặt trong một hệ
thống đô thị hớn hơn là vùng TDMNBB và cả nước. Mặt khác bản thân ĐT
Bắc Giang bao gồm hệ thống các ĐT thấp hơn.
5.1.5. Quan điểm lịch sử
Lịch sử là sự vận động có thực của các đối tượng trong thế giới khách
quan. ĐTH tự bản thân nó là một quá trình vận động theo thời gian. Nhận thức
đúng đắn quan điểm lịch sử giúp cho đề tài nhìn nhận những đặc điểm của
ĐTH của TP Bắc Giang trong mối quan hệ giữa quá khứ - hiện tại - tương lai
và trong bối cảnh thời kỳ đổi mới.
5.1.6. Quan điểm phát triển bền vững
Quan điểm phát triển bền vững xuất hiện từ cuối thế kỷ XX và trở thành
một nhu cầu cấp bách và xu thế tất yếu, một quan điểm trong tiến trình phát
triển của các quốc gia trên thế giới nhằm khắc phục những hạn chế của quá trình
phát triển trước đó. Phát triển bền vững là sự phát triển của thế hệ trước không
làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ mai sau trên cơ sở
kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng KT, bảo đảm công bằng, tiến bộ XH

6
và bảo vệ môi trường. Đề tài vận dụng quan điểm này khi đánh giá mức độ
ĐTH, đưa ra những định hướng ĐTH và một số đề xuất trong tương lai.
5.2. Phương pháp nghiên cứu

5.2.1. Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu
Đây là phương pháp mang tính truyền thống, sử dụng trong việc thu thập
thông tin, chọn lọc nguồn tài liệu để khái quát hóa thành một hệ thống lý luận
cơ bản về ĐTH và xử lý số liệu thống kê, các thông tin để rút ra những nhận
định về quá trình ĐTH. Phần lớn các số liệu về KT - XH, dân cư - lao động
được khai thác ở Cục thống kê, Sở kế hoạch và đầu tư, Sở xây dựng, Sở Lao
động - thương binh xã hội, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bắc Giang, UBND
TP, Sở Tài nguyên và Môi trường và các ban ngành có liên quan trong tỉnh.
5.2.2. Phương pháp tính điểm
Sử dụng phương pháp này để định lượng mức ĐTH, tốc độ ĐTH và cấu
trúc không gian ĐT qua hệ thống các tiêu chí đã chọn. Ưu điểm của phương
pháp này là dễ đánh giá được hiện trạng ĐTH ở TP Bắc Giang so với các yêu
cầu thực tế và tiêu chuẩn xây dựng ĐT.
5.2.3. Phương pháp bản đồ, biểu đồ
Phương pháp này được sử dụng trong quá trình tìm hiểu, khảo sát,
nghiên cứu địa bàn. Xuất phát từ bản đồ gốc (bản đồ hành chính), các kết quả
nghiên cứu lại được thể hiện thông qua các bản đồ, biểu đồ mới để phản ánh
các đặc điểm không gian - thời gian của các thành phần.
5.2.4. Phương pháp thực địa
Đây là phương pháp mang tính đặc thù của những nghiên cứu địa lý.
Phương pháp này được sử dụng qua những quan sát thường ngày và những đợt
đi thực địa nhằm thu thập thông tin thực tế, nhất là các số liệu về các thị trấn,
thị tứ là nơi còn hạn chế về nguồn tài liệu thống kê.
5.2.5. Phương pháp dự báo
Từ thực trạng của quá trình ĐTH, định hướng phát triển KT - XH của
TP, quá trình phát triển của hệ thống ĐT quốc gia và ở TP Bắc Giang. Phương

7
pháp dự báo đưa ra các dự báo về ĐTH của TP Bắc Giang trong tương lai và
đưa ra một số giải pháp.

5.2.6. Phương pháp chuyên gia
Đề tài có sử dụng ý kiến đóng góp của các chuyên gia về vấn đề quản lý
ĐT, KT, VH, XH Những ý kiến của các chuyên gia góp phần nâng cao giá trị
của các kết luận khoa học và bổ sung cho tính hiện thực của các giải pháp do
tác giả đề tài kiến nghị.
5.2.7. Phương pháp sử dụng các kĩ thuật phụ trợ: Ứng dụng CNTT để biên vẽ
và thành lập bản đồ, vẽ biểu đồ.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết thúc, phụ lục, danh mục các hình, các bảng biểu,
nội dung chính của luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về đô thị hóa.
Chương 2: Thực trạng đô thị hóa thành phố Bắc Giang giai đoạn 2000 - 2010.
Chương 3: Định hướng đô thị hóa ở thành phố Bắc Giang đến năm 2020
và một số giải pháp phát triển.



8
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÔ THỊ HÓA
1.1. Cơ sở lý luận về đô thị hóa
1.1.1. Khái niệm, phân loại và chức năng của đô thị
1.1.1.1. Khái niệm đô thị
ĐT bắt nguồn từ ngôn ngữ La Tinh dùng từ “urbs” để chỉ ĐT, tiếng
Anh là “urban”. Trong tiếng Việt hiện đại có các từ ngữ chỉ ĐT: thị tứ, thị trấn,
thị xã, TP, thành thị. Các từ song lập nói trên gồm: “thành, đô, trấn” và “thị,
phố, phường” nhấn mạnh về ý nghĩa hành chính, quân sự (đô) và KTXH (thị).
Hai nhóm yếu tố tạo “thị” nói trên có mối quan hệ đặc biệt, tương tác, hỗ trợ,
bổ xung cho nhau trong sự tồn tại và phát triển của ĐT. Sự cộng sinh (đô + thị)
chưa thể trở thành ĐT, mà cần phải có những yếu tố bổ xung khác mới đưa đến

sự hình thành ĐT theo đúng nghĩa [3].
Cuối thế kỉ XX, F.Ratsel (Đức) khi xác định khuôn khổ của địa lí nhân
văn đã đưa ra một định nghĩa cho khái niệm “đô thị”, mà cho đến nay những
yếu tố riêng lẻ của nó vẫn chưa mất đi ý nghĩa. Theo ông thì ĐT là “sự tích tụ
lâu của người và chỗ ở của họ, chiếm một không gian đáng kể và nằm giữa các
cộng đồng lớn”. Công trình nghiên cứu của Ratsel còn có 3 yếu tố mà ở hình
thức này hay hình thức khác vẫn còn là cơ sở cho những định nghĩa về sau của
ĐT: các dạng hoạt động nghiệp vụ đặc biệt, sự tập trung nhà ở và giới hạn tối
thiểu của số lượng dân cư. Ông cũng đã nhấn mạnh về việc thương mại khi
ông cho rằng ĐT là “điểm tập trung của thương mại”.
Nhìn chung đến giai đoạn hiện nay, khái niệm ĐT với các dấu hiệu cơ
bản của nó khá thống nhất, nhưng những chỉ tiêu (tiêu chí) để phân định một
kiểu dân cư là ĐT hay nông thôn thì được lựa chọn tùy đặc điểm tình hình của
mỗi nước. Ở Việt Nam theo quyết định số 132/HĐBT ngày 5 tháng 5 năm
1990 của hội đồng bộ trưởng (Chính phủ) quy định ĐT là các điểm dân cư có
các yếu tố cơ bản sau:

9
- Là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành có vai trò thúc đẩy
sự phát triển KTXH của một vùng lãnh thổ xác định.
- Quy mô dân số nhỏ nhất là 4000 người (vùng núi có thể thấp hơn).
- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp ≥ 60% trong tổng số lao động, là nơi
có sản xuất và dịch vụ thương mại hàng hóa phát triển.
- Có cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các công trình phục vụ dân cư ĐT.
- Mật độ dân cư được xác định tùy theo từng loại ĐT phù hợp với đặc
điểm của từng vùng.
Như vậy, ĐT là điểm dân cư tập trung với mật độ cao chủ yếu là lao
động phi nông nghiệp, là trung tâm chuyên ngành hay tổng hợp, có vai trò thúc
đẩy sự phát triển KTXH của cả nước, của một miền lãnh thổ, của một tỉnh, một
huyện hoặc một vùng trong tỉnh, trong huyện.

Thông tư số 34/2009/TT-BXD quy định chi tiết một số nội dung của
Nghị định 42/2009/NĐCP của Chính phủ về phân loại ĐT đã định nghĩa: “ĐT
là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động
trong lĩnh vực KT phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, KT, VH
hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển KT - XH của quốc gia
hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của
TP, nội thị, ngoại thị của thị xã, thi trấn”.
1.1.1.2. Phân loại đô thị
Nhằm phục vụ cho công tác quản lý hành chính về ĐT cũng như để xác
định cơ cấu và định hướng phát triển ĐT, ĐT được phân chia thành nhiều loại
khác nhau.
 Phân loại ĐT theo quy mô dân số
 Phân loại ĐT theo hình thức tên gọi
 Phân loại ĐT theo hình thể ĐT
 Phân loại ĐT theo chức năng
 Phân loại ĐT theo cấp quản lí
Ở Việt Nam hiện nay, theo Nghị định số 42/2009/NĐ-CP của Chính phủ
ngày 7/5/2009, hệ thống ĐT nước ta được phân thành 6 loại: ĐT đặc biệt, ĐT

10
loại I, loại II, loại III, loại IV và loại V. Sự phân cấp ĐT như vậy được dựa trên
các tiêu chí tổng hợp về: chức năng ĐT, quy mô dân số toàn ĐT, mật độ dân
số, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp, hệ thống công trình hạ tầng ĐT, và kiến
trúc cảnh quan ĐT.
Tính đến năm 2010, hệ thống các ĐT ở Việt Nam được phân loại gồm:
- ĐT loại đặc biệt (2 TP): Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.
- ĐT loại I (10 TP): Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Huế, Vinh, Đà Lạt,
Nha Trang, Buôn Ma Thuột, Quy Nhơn, Thái Nguyên.
- ĐT loại II (11 TP): Biên Hòa, Việt Trì, Hạ Long, Nam Định, Thanh
Hóa, Hải Dương, Mĩ Tho, Vũng Tàu, Long Xuyên, Pleiku, Phan Thiết

- ĐT loại III:
+ TP: Bao gồm các thành phố còn lại.
+ Các thị xã: Thủ Dầu 1, Châu Đốc, Bà Rịa, Bạc Liêu, Hưng Yên, Sa Đéc,
Bến Tre, Tân An, Đông Hà, Kon Tum
- ĐT loại IV: Các thị xã còn lại.
- ĐT loại V: Các thị trấn.
1.1.1.3. Chức năng của đô thị
Tùy theo mỗi giai đoạn phát triển mà ĐT có thể có các chức năng khác
nhau, nhìn chung có những chức năng chủ yếu sau đây:
* Chức năng KT: Đây là chức năng chủ yếu của ĐT. Sự phát triển của
nền KT thị trường đã dẫn đến xu hướng tập trung sản xuất có lợi hơn là phân
tán, chính yêu cầu ấy đã tập trung các loại hình xí nghiệp thành KCN và cơ sở
hạ tầng tương ứng, tạo ra thị trường ngày càng mở rộng và đa dạng hóa. Tập
trung sản xuất kéo theo tập trung dân cư - trước hết là thợ thuyền và gia đình
họ, tạo thành bộ phận chủ yếu của dân cư ĐT.
* Chức năng XH: Chức năng này ngày càng có phạm vi lớn dần cùng với
sự tăng quy mô dân cư ĐT. Những nhu cầu về nhà ở, y tế, việc làm, đi lại… của
dân số ĐT là những vấn đề gắn liền với yêu cầu KT, với cơ chế thị trường.

11
* Chức năng văn hóa: Ở tất cả các ĐT, dân cư đều có nhu cầu về giáo
dục và giải trí cao, do đó đô thị cần có hệ thống trường học, du lịch, viện bảo
tàng, các trung tâm nghiên cứu khoa học…
* Chức năng quản lí: Tác động của quản lí nhằm hướng nguồn lực vào
mục tiêu KT, XH, sinh thái, kiến trúc, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc, vừa
nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu cộng đồng, vừa quan tâm đến những nhu
cầu chính đáng của cá nhân. Do đó chính quyền địa phương phải có pháp luật
và quy chế quản lí về ĐT.
* Chức năng của vùng ngoại thành, ngoại thị
Ngoại thành ngoại thị là vành đai chịu tác động ảnh hưởng trực tiếp của

nội thị và nằm trong giới hạn hành chính TP, thị xã. Theo nghị định
72/2001/NĐ - CP ngày 5/10/2001, vùng ngoại thành, ngoại thị là một phần đất
đai của ĐT nằm trong giới hạn hành chính của ĐT.
Vùng ngoại thành ngoại có các chức năng sau: Một là dự trữ đất đai để
mở rộng, phát triển nội thành nội thị. Hai là sản xuất một phần lương thực,
thực phẩm, rau quả tươi sống phục vụ cho nội thành, nội thị. Ba là, bố trí
công trình kỹ thuật đầu nối tập trung mà nội thị không bí trí được. Bốn là, xây
dựng mạng lưới cây xanh, cân bằng hệ sinh thái, bảo vệ, môi sinh, môi trường.
1.1.2. Lý luận về đô thị hóa
1.1.2.1. Khái niệm đô thị hóa
ĐTH, tiếng Anh là Urbanization, bắt nguồn từ cổ tự La tinh “urbanus”
có nghĩa là thuộc tính của ĐT. ĐTH được định nghĩa khác nhau tùy theo các
góc độ nghiên cứu của các nhà nhân khẩu học, xã hội học, các nhà kiến trúc,
các nhà KT… và thay đổi theo bối cảnh lịch sử. Dưới góc độ địa lý, ĐTH được
định nghĩa theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp
* Theo quan niệm rộng, ĐTH được hiểu là quá trình lịch sử nâng cao vai
trò của, vị trí, chức năng của các TP trong sự vận động và phát triển của XH.
Quá trình này bao quát những thay đổi trong sự phân bố lực lượng sản xuất,
trước hết là trong quần cư, trong cơ cấu nghề nghiệp XH và cơ cấu lao động,

12
trong cơ cấu tổ chức không gian môi trường sống của cộng đồng… Có thể nói
ĐTH là quá trình KT - XH, nhân khẩu và địa lí đa diện, diễn ra trên cơ sở
những hình thức phân công lao động XH theo lãnh thổ đã hình thành trong lịch
sử, phù hợp với những diễn biến đương đại.
* Theo quan niệm hẹp, ĐTH được biểu hiện là sự phát triển hệ thống
TP, đặc biệt là các TP lớn, trung tâm sức hút của vùng lãnh thổ, là sự gia tăng
tỷ trọng dân số ĐT trong nước, trong vùng và trên thế giới. Trong điều kiện
của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại ĐTH là quá trình KT - XH
ngày càng gia tăng, mà sự biểu hiện của nó là sự gia tăng số lượng và quy mô

các điểm dân cư ĐT, sự tập trung hóa dân cư trong các TP đặc biệt là các TP
lớn, sự phổ biến lối sống TP trong toàn bộ mạng lưới điểm dân cư. ĐTH phản ánh
những chuyển biến sâu sắc trong cấu trúc KT và trong đời sống XH [3], [8], [12].
Từ góc độ nhân khẩu học và địa lý KT, ĐTH được hiểu là sự di cư từ
nông thôn tới ĐT, là sự tập trung ngày càng nhiều dân cư sống trong những
vùng lãnh thổ ĐT. Mức độ ĐTH của một quốc gia, một vùng lãnh thổ được đo
lường bằng tỷ lệ dân cư ĐT trong tổng số dân. Về mặt XH, ĐTH được hiểu là
quá trình tổ chức lại môi trường cư trú của con người. ĐTH không chỉ là sự
thay đổi phân bố dân cư và các yếu tố vật chất, mà còn làm chuyển hóa những
khuôn mẫu của đời sống KTXH, phổ biến lối sống ĐT tới các vùng thôn thôn
và toàn bộ XH.
Như vậy, ĐTH là một quá trình KTXH được gia tăng mạnh mẽ trước sự
phát triển của khoa học kỹ thuật. Biểu hiện của nó là quá trình hình thành, mở
rộng và phát triển của các TP gắn liền với quá trình CNH, HĐH của mỗi nước.
Đồng thời đó là sự tăng lên về số lượng và quy mô của các điểm dân cư ĐT, sự
tập trung dân cư trong các TP lớn, sự phổ biến lối sống thành thị trong toàn bộ
mạng lưới điểm dân cư. Quá trình ĐTH cũng là sự cải biến cơ cấu KT của từng
khu vực theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ
trọng ngành nông nghiệp. ĐTH là sự phản ánh sâu sắc trong cấu trúc KT và
đời sống XH [1], [3], [8].

13
1.1.2.2. Đặc điểm của đô thị hóa
- ĐTH là một quá trình mang tính XH và lịch sử: ĐTH không thể tách
rời khỏi chế độ KT - XH. Mỗi nền văn minh đều tạo ra một phong cách sống,
làm việc thích hợp. Mỗi thời kì phát triển có một hệ thống ĐT phát triển tương
ứng vì ĐT phản ánh trung thực trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và tổ
chức XH của thời kì ấy.
- ĐTH là một quá trình chuyển hóa, vận động phức tạp có quy luật về
KT - XH, văn hóa, không gian và môi trường. Tính quy luật của ĐTH biểu

hiện ở sự tăng dân số ĐT, thay đổi phân bố dân cư, chuyển đổi nghề nghiệp,
phát triển KT ĐT, mở rộng ĐT, thay đổi kiến trúc cảnh quan và cấu trúc không
gian đô thị.
- ĐTH gắn liền với quá trình CNH và HĐH: ĐTH đồng hành với quá
trình CNH. Một mặt, sự hình thành, phát triển và phân bố của công nghiệp là
yếu tố tạo thị mang tính kiên quyết cho quá trình phát triển ĐTH trong thời kì
CNH và HĐH. Mặt khác, hệ thống ĐT khi hình thành và phát triển lại trở
thành hấp dẫn, đảm bảo các điều kiện cho sản xuất CN. Hai quá trình này đan
xen, dựa vào nhau và có mối quan hệ hữu cơ, nhân quả khăng khít, thậm chí có
tác giả còn đồng nghĩa quá trình ĐTH là quá trình CNH.
ĐTH ngày nay là tất yếu và mang tính toàn cầu: ĐTH là quá trình tất
yếu của sự phát triển, không chỉ diễn ra ở một vùng, một quốc gia mà đang trở
thành nhu cầu đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. ĐTH là một trong
những đặc trưng cơ bản của thời đại ngày nay. [12].
1.1.2.3. Các giai đoạn của đô thị hóa
Trên thế giới có nhiều nhà nghiên cứu đã phân các giai đoạn của ĐTH
theo: lịch sử phát triển ĐT, theo sự vận động của lực lượng sản xuất, theo các
bước phát triển KT và GDP/người Nhưng nhìn chung đều phản ánh quan hệ
giữa quá trình ĐTH và sự phát triển của lực lượng sản xuất.

14
Northan RM, trong tác phẩm “Địa lí thành phố” đã chia quá trình ĐTH
thành 3 giai đoạn:
- Giai đoạn sơ khởi, dân cư chủ yếu ở vùng nông thôn, tham gia sản xuất
nông nghiệp là chủ yếu, ở phân tán. Quá trình ĐTH diễn ra chậm chạp, lúc này
tỉ lệ số dân đô thị so với tổng số dân dưới 25%.
- Giai đoạn 2: ở giai đoạn này tỷ lệ dân số sống trong các TP tăng từ
25% lên 60 - 70%. Đây là giai đoạn ĐTH tiến triển, hay còn gọi là giai đoạn
ĐTH tăng tốc. Trong giai đoạn này KT của đất nước có sự thay đổi căn bản,
hoạt động KT tập trung vào các TP - số đông dân cư làm việc trong các ngành

công nghiệp chế biến, và hoạt động dịch vụ, thương mại.
- Giai đoạn 3: Được gọi là giai đoạn kết (hay ĐTH chín muồi). Ở giai
đoạn này những thay đổi trong cơ cấu KT của đất nước diễn ra theo chiều sâu,
tỷ lệ dân số đô thị khoảng 60 - 70%, khi tỷ lệ dân số đông vượt quá 70% thì tốc
độ ĐTH giảm dần [1], [8].
Một trong những hệ quả cơ bản của quá trình ĐTH là sự thay đổi cơ cấu
thành phần KTXH và lực lượng sản xuất, thể hiện qua sự biến đổi và chuyển
giao lao động XH từ khối KT này sang khối KT khác. Jean Fourastier, nhà xã
hội học Pháp đã phân tích và đưa khái niệm về sự biến đổi của 3 khu vực lao
động trong các giai đoạn phát triển KTXH và quá trình ĐTH. Muốn biết trình
độ phát triển của lực lượng sản xuất của một quốc gia chỉ cần xem tỷ lệ lao
động giữa 3 khu vực đó. Lý thuyết này phù hợp với 3 thời kỳ phát triển của 3
nền văn minh: Văn minh nông nghiệp, văn minh công nghiệp (CN), văn minh
hậu CN.
1.1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến đô thị hóa
- Vị trí địa lý ảnh hưởng tới tính chất của ĐT, đến lịch sử hình thành và
phát triển của ĐT, ảnh hưởng tới lối sống ĐT. Hầu hết các ĐT lớn, nhỏ trên thế
giới hiện nay đều nằm ở những nơi có vị trí địa lý thuận lợi, ở giao điểm của
những đường giao thông quan trọng, ở dọc lưu vực sông, ở trung tâm các vùng

15
châu thổ có đất đai màu mỡ, hoặc những vị trí cần thiết bố trí phòng chống
quân xâm lăng.
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: Bất cứ một ĐT nào cũng
là sản phẩm của các điều kiện tự nhiên. Cảnh quan tự nhiên là cơ sở cho thiết
kế, quy hoạch ĐT, lựa chọn vị trí xây dựng ĐT. Điều kiện địa chất địa hình
ảnh hưởng đến việc xác định vị trí, hình thái đô thị, gia cố nền móng các công
trình, tổ chức đất đai xây dựng ĐT. Quy mô diện tích đất đai ảnh hưởng lớn tới
quy mô ĐT, khả năng mở rộng hay hạn chế của nó.
- Các nhân tố KT - XH: Đây là điều kiện cần và đủ cho sự phát triển

của ĐT.
+ Lịch sử phát triển ĐT và việc điều chỉnh địa giới, hình thành các đơn
vị hành chính mới trong ĐT có ảnh hưởng lớn đến quá trình ĐTH. Mỗi giai
đoạn phát triển ĐT đều để lại dấu ấn quan trọng lên cấu trúc và lối sống ĐT.
Việc phân chia ranh giới hành chính ảnh hưởng tới quy mô diện tích ĐT kéo
theo nó là việc thực hiện những mục tiêu phát triển KT- XH của vùng phù hợp
với chiến lược ĐTH chung.
+ Dân số tác động mạnh mẽ tới cấu trúc ĐT. Các quá trình sinh, tử và
quá trình chuyển cư ảnh hưởng tới quy mô, cơ cấu và tốc độ tăng dân số ĐT.
Lao động ảnh hưởng tới cơ cấu KT ĐT, qua đó phản ánh chức năng KT ĐT.
+ Trình độ phát triển KT thể hiện nhiều phương diện như: Quy mô, tốc
độ tăng trưởng GDP, cơ cấu ngành của nền KT, sự phát triển các thành phần
KT, trình độ hoàn thiện của kết cấu hạ tầng.
+ Quá trình CNH: Hầu hết các ĐT trên thế giới được hình thành ngay
trong nền văn minh nông nghiệp. Cuộc cách mạng CN vào thế kỷ XVIII là
động lực làm cho ĐTH chuyển sang bước phát triển mới, các giai đoạn của CN
tác động đến quy mô ĐT, cơ cấu quy hoạch và cấu trúc ĐT.
+ Đường lối và hệ thống chính sách phát triển KT - XH là cơ sở pháp lý
cho nội dung phát triển ĐTH. Những chính sách đổi mới của Nhà nước, xu thế

×