Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

luận văn thạc sĩ đánh giá hiệu quả năng lượng và tác động đến môi trường của đèn led trong canh tác hoa cúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.52 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-----------------------------

Hoàng Thị Thu Linh

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ NĂNG LƯỢNG VÀ TÁC ĐỘNG
ĐẾN MÔI TRƯỜNG CỦA ĐÈN LED TRONG CANH
TÁC HOA CÚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Hà Nội – 2020


BỘ GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-----------------------------

Hoàng Thị Thu Linh


ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ NĂNG LƯỢNG VÀ TÁC ĐỘNG
ĐẾN MÔI TRƯỜNG CỦA ĐÈN LED TRONG CANH
TÁC HOA CÚC

Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường
Mã số: 8520320

LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
Hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Hoài Châu

Hà Nội – 2020

1


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, chưa từng được công bố trong
bất kỳ công trình nào.

Học viên

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ
chân thành và quý báu của Ban Lãnh đạo, anh chị và bạn bè đồng nghiệp tại

Trung tâm Phát triển công nghệ cao đã ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi cho
tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Luận văn hoàn thành theo chương trình đào tạo cao học khóa K2018A
tại Học viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ
Việt Nam. Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tôi đã
nhận được sự quan tâm của Ban lãnh đạo, Phòng Đào tạo – Học viện Khoa
học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Nhân dịp
này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến sự giúp đỡ quý báu đó.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy hướng dẫn khoa học là
PGS.TS. Nguyễn Hoài Châu đã giúp đỡ, chỉ bảo tận tình trong suốt quá trình
thực hiện luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể thực hiện dự án “Phát triển và thúc
đẩy công nghệ LED cho chiếu sáng chung ở Việt Nam” được tài trợ bởi Quỹ
Môi trường toàn cầu (GEF), Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP)
và đồng tài trợ bởi các cơ quan/đơn vị liên quan của Việt Nam; đề tài thuộc
Chương trình Tây Nguyên 2016-2020 “Nghiên cứu phát triển và triển khai
ứng dụng các mô hình chiếu sáng điều khiển quang chu kỳ bằng đèn LED
chuyên dụng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất hoa Cúc thương mại tại khu
vực Tây Nguyên”, mã số TN18/C08 và đề tài “Nghiên cứu phát triển công
nghệ chiếu sáng LED phục vụ nông nghiệp Tây Nguyên”, mã số TN3/C09 đã
nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực nhưng chắc chắn không tránh khỏi những
thiết sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô, các
nhà khoa học và bạn bè đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2020
Học viên

ii



Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt
AP
ARD
B
CFL
EDP
EP
FAET
FL
GEF
GWP
HTTP
HWL
LCA
LCI
LCIA
LED
LED NN
LU
MAETP
NHWL
ODP
POCP
R
RWL
TAETP
UNDP
UNEP


UV
W (LED)

Tiềm năng axit hóa
Suy giảm tài nguyên phi sinh học
Xanh lam (Blue)
Đèn huỳnh quang compact
Tiềm năng thiệt hại hệ sinh thái
Tiềm năng phú dưỡng
Tiềm năng độc tính sinh thái nước ngọt
Huỳnh quang
Quỹ môi trường toàn cầu
Tiềm năng nóng lên toàn cầu
Tiềm năng độc tính đối với con người
Chôn lấp chất thải nguy hại
Đánh giá vòng đời sản phẩm (Life Cycle Assessment)
Kiểm kê vòng đời sản phẩm (Life Cycle Inventory)
Phân tích tác động của vòng đời sản phẩm (life-cycle
impact assessment)
Đèn LED (Light Emiting Diode)
LED nông nghiệp
Sử dụng đất đai
Tiềm năng độc tính sinh thái dưới nước biển
Chôn lấp chất thải không nguy hại
Tiềm năng suy giảm ôzôn
Tiềm năng tạo Ozone quang hóa
Đỏ (Red)
Chôn lấp chất thải phóng xạ
Tiềm năng độc tính sinh thái trên cạn
Chương trình Phát triển Liên hợp quốc

Chương trình Môi trường Liên hợp quốc

Tử ngoại
Trắng (LED) (White)

iii


Danh mục các bảng
Bảng 1.1. Tóm tắt các màu của LED và các vật liệu thông dụng..................... 6
Bảng 1.2. Các dải phổ của ánh sáng mặt trời tác động đến đời sống của cây 14
Bảng 1.3. LCA các chỉ số môi trường được chọn...........................................22
Bảng 2.1. Các thông số chính của đèn huỳnh quang FL T8 Daylight F26-36W và
đèn LED T8 B1R5W1 sử dụng trong giai đoạn nhân giống cây in vitro .. 30

Bảng 2.2. Các thông số chính của đèn CFL 3U4T H8-20W và đèn LED 3U
B1R5W1- 9W sử dụng trong giai đoạn trồng cây giống trong vườn ươm.....31
Bảng 2.3. Thông số chính của đèn CFL chống ẩm 3U-25W và đèn LED 3U
R660-7W sử dụng trong giai đoạn sản xuất cây hoa Cúc...............................32
Bảng 2.4. Tóm tắt các giai đoạn của vòng đời được tính toán trong nghiên cứu
39

Bảng 3.1. Dữ liệu nguyên nhiên liệu đầu vào của đèn LED...........................41
Bảng 3.2. Các loại và lượng chất thải phát sinh trong quá trình khai thác
nguyên liệu thô, sản xuất và sử dụng gây tác động đến môi trường của đèn
huỳnh quang FL T8 Daylight-36W.................................................................45
Bảng 3.3. Các loại và lượng chất thải phát sinh trong quá trình khai thác
nguyên liệu thô, sản xuất và sử dụng gây tác động đến môi trường của đèn
CFL 3U4T-20W.............................................................................................. 45
Bảng 3.4. Các loại và lượng chất thải phát sinh trong quá trình khai thác

nguyên liệu thô, sản xuất và sử dụng gây tác động đến môi trường của đèn
CFL chống ẩm 3U-25W..................................................................................46
Bảng 3.5. Các loại và lượng chất thải phát sinh trong quá trình khai thác
nguyên liệu thô, sản xuất và sử dụng gây tác động đến môi trường của đèn
LED T8 B1R5W1-18W.................................................................................. 46
Bảng 3.6. Các loại và lượng chất thải phát sinh trong quá trình khai thác
nguyên liệu thô, sản xuất và sử dụng gây tác động đến môi trường của đèn
LED 3U B1R5W1-9W....................................................................................47
Bảng 3.7. Các loại và lượng chất thải phát sinh trong quá trình khai thác
nguyên liệu thô, sản xuất và sử dụng gây tác động đến môi trường của đèn
LED 3U R660-7W.......................................................................................... 47
Bảng 3.8. Các thông số đèn Huỳnh quang FL T8 Daylight-36W và đèn LED
T8 B1R5W1-18W được sử dụng trong nghiên cứu này và số lượng đèn cần
cho nhân giống cây hoa Cúc in vitro...............................................................49

iv


Bảng 3.9. Các thông số đèn CFL 3U4T-20W, đèn LED 3U B1R5W1-9W
được sử dụng trong nghiên cứu này và số lượng đèn để chiếu sáng 1000m2
diện tích canh tác hoa Cúc.............................................................................. 52
Bảng 3.10. Các thông số đèn CFL chống ẩm 3U-25W và đèn LED 3U R6607W được sử dụng trong nghiên cứu này và số lượng đèn cần để chiếu sáng
1000 m2 diện tích canh tác hoa Cúc*.............................................................54
Bảng 3.11. So sánh các tác động đến môi trường của đèn LED T8 B1R5W118W so với đèn Huỳnh quang FL T8-36W Daylight trong giai đoạn nhân
giống in vitro...................................................................................................57
Bảng 3.12. So sánh các tác động đến môi trường của đèn LED 3U B1R5W19W so với đèn CFL 3U4T-20W trong giai đoạn trồng cây giống trong vườn
ươm................................................................................................................. 63
Bảng 3.13. So sánh các tác động đến môi trường của đèn LED 3U R660-7W
so với đèn CFL chống ẩm 3U-25W trong giai đoạn điều khiển ra hoa cây hoa
Cúc..................................................................................................................69

Bảng PL.1. Các tác động của đèn CF-15W và đèn LED-12,5W liên quan đến
môi trường không khí [21]..............................................................................80
Bảng PL.2. Các tác động của đèn CFL-15W và đèn LED-12,5W liên quan
đến môi trường nước [21]............................................................................... 80
Bảng PL.3. Các tác động của đèn CFL-15W và đèn LED-12,5W liên quan
đến môi trường đất.[21].................................................................................. 81
Bảng PL.4. Các tác động của đèn CFL15W và đèn LED12,5W liên quan đến
môi trường tài nguyên [21]............................................................................. 81

v


Danh mục các hình vẽ, đồ thị
Hình 1.1. Các bộ phận cơ bản của một bộ đèn chiếu sáng LED.......................4
Hình 1.2. Bộ đèn chiếu sáng LED.................................................................... 4
Hình 1.3. Giản đồ mô tả nguyên lý hoạt động của điốt bán dẫn.......................5
Hình 1.4. Hình ảnh nguyên lý phát xạ ánh sáng của LED trắng trộn 3 màu
RGB.................................................................................................................. 7
Hình 1.5. Cấu trúc của LED trắng phốt pho [2]................................................8
Hình 1.6. Phổ phát quang của LED trắng phốt pho và phổ cảm nhận của mắt
người (đường đứt đoạn) [2]...............................................................................8
Hình 1.7. Driver cài đặt bên trong bóng đèn LED............................................9
Hình 1.8. Driver cài đặt bên ngoài đèn LED.................................................. 10
Hình 1.9. Các thấu kính và bộ phản xạ cho đèn LED.....................................10
Hình 1.10. Một số cấu hình bộ tản nhiệt cho các loại đèn LED..................... 11
Hình 1.11. Công nghệ làm lạnh đèn LED bằng heat pipe cho đèn pha, đèn
đường và bộ đèn treo trần Cu-Beam™........................................................... 11
Hình 1.12. Các bước chủ yếu trong công nghệ sản xuất LED [2]..................12
Hình 1.13. Quy trình tổng thể để sản xuất đèn, bộ đèn chiếu sáng LED........13
Hình 1.14. Phổ hấp thụ và phổ bảng LED ứng dụng trong cây trồng do nhóm

tác giả Wei Fang (National Taiwan University) đề xuất [3]............................14
Hình 1.15. Hai ví dụ điển hình ứng dụng hệ thống chiếu sáng dùng nguồn
sáng LED.........................................................................................................17
Hình 1.16. Sơ đồ thể hiện các giai đoạn thực hiện LCA (Nguồn: TCVN
ISO14040:2009)..............................................................................................21
Hình 2.1. Hình ảnh các loại đèn sử dụng trong thí nghiệm nhân giống cây in
vitro.................................................................................................................30
Hình 2.2. Hình ảnh và phổ ánh sáng của đèn được sử dụng trong giai đoạn
trồng cây giống trong vườn ươm.................................................................... 31
Hình 2.3. Hình ảnh và phổ ánh sáng của đèn được sử dụng trong giai đoạn sản
xuất hoa Cúc....................................................................................................32

Hình 2.4. Hình ảnh giàn đèn LED NN 6 tầng.................................................33
Hình 2.5. Hình ảnh thiết bị đo ánh sáng lượng tử LICO-LI-250ª...................34

vi


Hình 2.6. Hình ảnh nhà lưới thực hiện thí nghiệm chiếu sáng điều khiển
quang chu kỳ bằng các loại đèn LED............................................................. 34
Hình 2.7. Cây hoa Cúc Pha Lê........................................................................35
Hình 2.8. Phạm vi, bốn giai đoạn, đầu vào và đầu ra (các tác động đến môi
trường) của đánh giá vòng đời sản phẩm........................................................38
Hình 3.1. Cụm chồi Cúc được nuôi cấy in vitro dưới các điều kiện ánh sáng
khác nhau........................................................................................................ 48
Hình 3.2. Trồng cây giống trong vườn ươm dưới ánh sáng đèn LED 3U
B1R5W1-9W.................................................................................................. 51
Hình 3.3. Hình ảnh chiếu sáng điều khiển ra hoa cây hoa Cúc...................... 53
Hình 3.4. Ảnh chụp luống hoa Cúc sau 56 ngày tuổi..................................... 53
Hình 3.5. So sánh các tác động đến môi trường của đèn LED T8 B1R5W118W so với đèn Huỳnh quang FL T8-36W Daylight trong giai đoạn nhân

giống cây hoa Cúc in vitro.............................................................................. 58
Hình 3.6. So sánh 5 chỉ số tác động đến môi trường không khí trong giai đoạn
nhân giống cây hoa Cúc in vitro của đèn Huỳnh quang FL T8 Daylight-36W
và đèn LED T8 B1R5W1-18W.......................................................................59
Hình 3.7. So sánh 3 chỉ số tác động đến môi trường nước trong giai đoạn nhân
giống cây hoa Cúc in vitro của đèn Huỳnh quang FL T8 Daylight-36W và đèn
LED T8 B1R5W1-18W.................................................................................. 60

Hình 3.8. So sánh 3 chỉ số tác động đến môi trường đất trong giai đoạn nhân
giống cây hoa Cúc in vitro của đèn Huỳnh quang FL T8 Daylight-36W và đèn
LED T8 B1R5W1-18W.................................................................................. 60
Hình 3.9. So sánh 4 chỉ số động đến môi trường tài nguyên trong giai đoạn
nhân giống cây hoa Cúc in vitro của đèn Huỳnh quang FL T8 Daylight-36W
và đèn LED T8 B1R5W1-18W.......................................................................61
Hình 3.10. So sánh các tác động đến môi trường của đèn LED 3U B1R5W19W so với đèn CFL 3U4T-20W trong giai đoạn trồng cây giống trong vườn
ươm................................................................................................................. 64
Hình 3.11. So sánh 5 chỉ số tác động đến môi trường không khí trong giai
đoạn trồng cây giống trong vườn ươm của đèn CFL 3U4T-20W và đèn LED
3U B1R5W1-9W.............................................................................................65
Hình 3.12. So sánh 3 chỉ số tác động đến môi trường nước trong giai đoạn
trồng cây giống trong vườn ươm của đèn CFL 3U4T-20W và đèn LED 3U
B1R5W1-9W.................................................................................................. 66

vii


Hình 3.13. So sánh 3 chỉ số tác động đến môi trường đất trong giai đoạn trồng
cây giống trong vườn ươm của đèn CFL 3U4T-20W và đèn LED 3U
B1R5W1-9W.................................................................................................. 66
Hình 3.14. So sánh 4 chỉ số tác động đến môi trường tài nguyên trong giai

đoạn trồng cây giống trong vườn ươm của đèn CFL 3U4T-20W và đèn LED
3U B1R5W1-9W.............................................................................................67
Hình 3.15. So sánh các tác động đến môi trường của đèn LED 3U R660-7W
so với đèn CFL chống ẩm 3U-25W trong giai đoạn điều khiển ra hoa cây hoa
Cúc..................................................................................................................70
Hình 3.16. So sánh 5 chỉ số tác động đến môi trường không khí trong giai
đoạn điều khiển ra hoa cây hoa Cúc của đèn CFL chống ẩm 3U-25W và đèn
LED 3U R660-7W.......................................................................................... 71
Hình 3.17. So sánh 3 chỉ số tác động đến môi trường nước trong giai đoạn
điều khiển ra hoa cây hoa Cúc của đèn CFL chống ẩm 3U-25W và đèn LED
3U R660-7W...................................................................................................72
Hình 3.18. So sánh 3 chỉ số động đến môi trường đất trong giai đoạn điều
khiển ra hoa cây hoa Cúc của đèn CFL chống ẩm 3U-25W và đèn LED 3U
R660-7W.........................................................................................................72
Hình 3.19. So sánh 4 chỉ số tác động đến môi trường tài nguyên trong giai
đoạn điều khiển ra hoa cây hoa Cúc của đèn CFL chống ẩm 3U-25W và đèn
LED 3U R660-7W.......................................................................................... 73

viii


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................ii
MỤC LỤC.......................................................................................................ix
MỞ ĐẦU................................................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU...........................................................4
1.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO VÀ ỨNG DỤNG CÁC
NGUỒN SÁNG LED................................................................................... 4

1.1.1. Cấu tạo của đèn LED...................................................................... 4
1.1.2. Nguyên lý hoạt động và công nghệ chế tạo đèn chiếu sáng LED .. 5

1.1.3. Đèn chiếu sáng LED ứng dụng trong nông nghiệp (LED NN).....13
1.1.4. Ứng dụng các nguồn sáng LED trong canh tác hoa Cúc..............16
1.2. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ VÒNG ĐỜI SẢN PHẨM...................20
1.2.1. Khái niệm về đánh giá vòng đời sản phẩm...................................20
1.2.2. Các chỉ số đánh giá tác động đến môi trường...............................22
1.2.3. Lợi ích của công cụ đánh giá vòng đời sản phẩm.........................23
1.2.4. Các nghiên cứu về đánh giá vòng đời sản phẩm...........................24
1.2.5. Cơ sở pháp lý liên quan đến đánh giá vòng đời sản phẩm............27
CHƯƠNG 2: NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29

2.1. CÁC NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU, TRANG THIẾT BỊ....................29
2.1.1. Các loại đèn nghiên cứu................................................................29
2.1.2. Các trang thiết bị...........................................................................33
2.1.3. Giống hoa Cúc nghiên cứu............................................................34
2.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................. 35
2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp...........................................35
2.2.2. Phương pháp nhân giống và điều khiển ra hoa cây hoa Cúc........35
2.2.3. Phương pháp đánh giá hiệu suất năng lượng................................36
2.2.4. Phương pháp đánh giá các tác động đến môi trường....................37
2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu.............................................................39
ix


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................40
3.1. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ NĂNG LƯỢNG VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI
TRƯỜNG CỦA ĐÈN LED........................................................................ 40


3.1.1. Nguồn nguyên, nhiên liệu, năng lượng đầu vào cho các giai đoạn
40
3.1.2. Các loại, lượng chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất và sử
dụng các loại đèn LED, đèn CFL và đèn huỳnh quang T8.....................43
3.1.3. Kết quả đánh giá hiệu quả năng lượng và tác động đến môi trường
của đèn LED so sánh với đèn CFL và đèn huỳnh quang T8 sử dụng để
nhân giống và điều khiển ra hoa của cây hoa Cúc..................................48

3.2. THẢO LUẬN...................................................................................... 73
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................75
4.1. KẾT LUẬN..........................................................................................75
4.2. KIẾN NGHỊ.........................................................................................76

x


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự phát minh điốt phát quang (Light Emitting Diode - LED), nguồn
sáng siêu tiết kiệm điện năng và thân thiện môi trường của thế kỷ 21, đã tạo ra
một cuộc cách mạng thực sự trong công nghệ chiếu sáng.
Đèn LED có các ưu điểm vượt trội so với các loại đèn truyền thống như
hiệu suất phát sáng cao, tuổi thọ cao, siêu tiết kiệm điện năng, khả năng tạo
màu và tính uyển chuyển trong việc tích hợp với các hệ điều khiển cường độ
chiếu sáng, ít phát nhiệt, thân thiện môi trường, đem lại những giá trị độc đáo
trong chiếu sáng cho nhiều mục đích khác nhau như chiếu sáng nội thất, chiếu
sáng giao thông đường phố, chiếu sáng nghệ thuật, chiếu sáng trong công
nghiệp, nông lâm ngư nghiệp…
Rào cản duy nhất của công nghệ chiếu sáng LED là giá thành, nhưng
với tốc độ nâng cao chất lượng và giảm giá thành sản phẩm của đèn LED như

hiện nay, rào cản này nhanh chóng sẽ được dỡ bỏ [1].
Trong những năm gần đây, đèn LED đã được nghiên cứu và ứng dụng
thành công làm nguồn sáng nhân tạo có phổ phát quang phù hợp với phổ
quang hợp cây trồng để thay thế các nguồn sáng nhân tạo truyền thống trong
kích thích sự sinh trưởng không những ở điều kiện in vitro, mà còn cả ở điều
kiện ex vivo ở nhiều nước trên thế giới.
Chiếu sáng LED so với các nguồn chiếu sáng truyền thống có các ưu
điểm cơ bản như: Hiệu suất năng lượng sinh học cao, cải thiện mật độ cây
trồng và tiết kiệm điện năng rất đáng kể.
Sử dụng năng lượng hiệu quả của các nguồn sáng cũng là một khía
cạnh môi trường. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là sử dụng năng lượng hiệu quả
của các nguồn sáng có quan trọng hơn các khía cạnh môi trường khác của các
sản phẩm chiếu sáng hay không, ví như những tiến bộ trong chế tạo hoặc tái
chế và xử lý. Để tính đến các tác động môi trường một cách toàn diện, một
phương pháp khoa học được tiêu chuẩn hóa đã được phát triển, đó là đánh giá
vòng đời sản phẩm (Life Cycle Assessment - LCA). LCA được biết tới vào
1


những năm 1970, và là một phương pháp khoa học được thiết lập để định
lượng và so sánh các tác động môi trường. Mục tiêu của LCA là so sánh toàn
bộ các hiệu ứng môi trường có thể gán cho sản phẩm bằng cách định lượng tất
cả các nguồn nguyên liệu đầu vào, các sản phẩm đầu ra và đánh giá ảnh
hưởng của chúng đến môi trường như thế nào. LCA được sử dụng để cải tiến
quy trình, chính sách hỗ trợ và cung cấp cơ sở pháp lý cho các quyết định có
liên quan.
Học viên hiện đang công tác tại Trung tâm Phát triển công nghệ cao và
đang là thành viên thực hiện một số đề tài, dự án liên quan đến sản phẩm LED,
đó là: (i) dự án “Phát triển và thúc đẩy công nghệ LED cho chiếu sáng chung ở
Việt Nam” được tài trợ bởi Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF), Chương trình Phát

triển Liên hợp quốc (UNDP) và đồng tài trợ bởi các cơ quan/đơn vị liên quan của
Việt Nam; (ii) đề tài “Nghiên cứu phát triển và triển khai ứng dụng các mô hình
chiếu sáng điều khiển quang chu kỳ bằng đèn LED chuyên dụng nhằm nâng cao
hiệu quả sản xuất hoa Cúc thương mại tại khu vực Tây Nguyên”, mã số
TN18/C08; và (iii) đề tài “Nghiên cứu phát triển công nghệ chiếu sáng LED
phục vụ nông nghiệp Tây Nguyên”, mã số TN3/C09.

Trên cơ sở đó, học viên xin chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả năng lượng
và tác động đến môi trường của đèn LED trong canh tác hoa Cúc” để đánh
giá hiệu quả năng lượng và các tác động đến môi trường của việc sử dụng các
đèn LED so sánh với đèn huỳnh quang compact và đèn huỳnh quang T8 ứng
dụng trong canh tác hoa Cúc từ đó đề xuất một số giải pháp chế tạo và sử
dụng đèn LED trong nông nghiệp theo hướng thân thiện với môi trường.
2. Mục đích của đề tài
- Đánh giá hiệu quả năng lượng và các tác động đến môi trường của
việc sử dụng các đèn LED so sánh với đèn huỳnh quang compact và đèn
huỳnh quang T8 ứng dụng trong trong canh tác hoa Cúc.
- Đề xuất một số giải pháp chế tạo và sử dụng đèn LED trong nông
nghiệp theo hướng thân thiện với môi trường.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2


Đối tượng nghiên cứu: Đèn LED, đèn huỳnh quang compact và đèn
huỳnh quang T8 (để so sánh) dùng trong canh tác hoa Cúc.
Phạm vi nghiên cứu: Tại một số cơ sở sản xuất giống cây trồng và hoa
ở Tây Nguyên.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Cho đến nay, các nghiên cứu ứng dụng công nghệ chiếu sáng LED cho

cây hoa Cúc đều mới chỉ tập trung đến hiệu quả nhân giống cây trồng, tỷ lệ
cây sống/chết, tốc độ tăng trưởng, điều khiển ra hoa chứ chưa có nghiên cứu
đánh giá hiệu quả năng lượng và tác động đến môi trường của đèn LED.
Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần đánh giá hiệu quả năng
lượng và các tác động đến môi trường của việc sử dụng các đèn LED so sánh
với đèn huỳnh quang compact và đèn huỳnh quang T8 ứng dụng trong canh
tác hoa Cúc từ đó đề xuất một số giải pháp chế tạo và sử dụng đèn LED trong
nông nghiệp theo hướng thân thiện với môi trường, làm cơ sở dữ liệu cho các
nghiên cứu tiếp theo nhằm bảo vệ môi trường hiệu quả ở Việt Nam.

3


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO VÀ ỨNG DỤNG CÁC NGUỒN
SÁNG LED

1.1.1. Cấu tạo của đèn LED
LED là ghép ba chữ đầu của cụm từ tiếng Anh “Light Emiting Diode”
nghĩa là điôt phát quang. Các sản phẩm chiếu sáng bằng LED thuộc nhóm các
sản phẩm chiếu sáng bán dẫn, là một trong các nhóm sản phẩm chiếu sáng thế
hệ thứ 4.
Bộ đèn chiếu sáng LED bao gồm 04 bộ phận cơ bản: (a) Điốt phát sáng
(LED), (b) Bộ điều khiển điện cho LED (LED driver); (c) Bộ phận quang học
(Optics) và (d) Bộ phận quản lý nhiệt (Thermal Management) được mô tả
trong Hình 1.1 và 1.2 [2]
b) Bộ điều khiển điện cho LED
(LED Driver)
a) Điốt phát
sáng (LED)

c) Bộ phận quanghọc
(Optics)

d) Bộ phận Quản lý nhiệt
(Thermal Mansgement)

Hình 1.1. Các bộ phận cơ bản của một bộ đèn chiếu sáng LED [2]

Hình 1.2. Bộ đèn chiếu sáng LED [2]
(LED lamp/Lighting Fixture/Luminaire) = Các điốt phát sáng (LEDs) + Bộ điều
khiển điện (Electrical Driver) + Bộ phận quang học (Optics) + Bộ phận quản lý
nhiệt (Thermal Management)
4


1.1.2. Nguyên lý hoạt động và công nghệ chế tạo đèn chiếu sáng LED
1.1.2.1. Nguyên lý hoạt động 04 bộ phận cơ bản của bộ đèn LED
a) Điốt phát sáng (LED)
Phần chủ yếu của LED là một mảnh nhỏ chất bán dẫn có pha tạp chất
sao cho trong đó tạo ra được hai miền: miền p dẫn điện bằng lỗ trống (hạt tải
mang điện dương) và miền n dẫn điện bằng điện tử (hạt tải mang điện âm),
giữa hai miền là lớp tiếp xúc p – n (Hình 1.3). Giống như điôt (đèn hai cực
chỉnh lưu bán dẫn) dòng điện dễ dàng đi từ miền p sang miền n (đi theo chiều
thuận) chứ không đi được theo chiều ngược lại. Khi nối điện đi theo chiều
thuận lỗ trống và điện tử bị đẩy theo hai chiều ngược nhau, chúng gặp nhau ở
lớp tiếp xúc p - n, tổ hợp lại và phát ra ánh sáng.

Hình 1.3. Giản đồ mô tả nguyên lý hoạt động của điốt bán dẫn [2]

Các lại LED ánh sáng đơn sắc: Nhiều vật liệu đã được phát triển cho

các đèn LED thương mại dựa trên các phốt-pho và nitrua. Sự phát xạ ánh sáng
từ đèn LED phụ thuộc vào tiếp giáp p-n và các tạp chất (ví dụ, gallium,
arsenic) được pha tạp vào các lớp của đèn LED và được sử dụng để xây dựng
lớp hoạt động. Những vật liệu khác nhau này phát ra ánh sáng ở bước sóng
5


rời rạc trong phổ điện từ, trải rộng từ hồng ngoại tới tia tử ngoại, và bao gồm
cả ánh sáng khả kiến. Sự lựa chọn chính xác của vật liệu bán dẫn được sử
dụng trong LED giúp xác định màu sắc của phát xạ ánh sáng.
Bảng 1.1 trình bày một số vật liệu phổ biến được sử dụng ngày nay
trong sản xuất các đèn LED màu được liệt kê trong cột đầu tiên.
Bảng 1 1. Tóm tắt các màu của LED và các vật liệu thông dụng [2]
Màu sắc

Bước sóng
[nm]

Điện áp
[ V]

Hồng ngoại

λ>760

V < 1,63

Đỏ

610<λ<760


1,63 < V < 2,03

Vật liệu
GaAs
AlGaAs
AlGaAs, GaAsP, AlGaInP,
GaP, Ga (III)
GaAsP, AlGaInP, GaP, Ga
(III)

Cam

590<λ<610

2,03 < V < 2,10

Vàng

570<λ<590

2,10 < V < 2,18

GaAsP, AlGaInP, GaP, Ga
(III

1,9 <

InGaN /GaN, Ga (III)
GaP, Ga(III ), AlGaInP,

AlGaP

Xanh lục

500<λ<570

V<4,0

Xanh lam

450<λ<500

2,48 <

V<3,7

Tím

400<λ<450

2,76 <

V<4,0

Đỏ tía

Nhiều loại

2,48 <


V<3,7

Tia cực tím

λ<400

3,1 <

V<4,4

6

ZnSe, InGaN, SiC (phiến
đế)
Si (phiến đế đang phát triển)
Indium gallium nitride
(InGaN)
LEDs hai mầu xanh lam/đỏ
(blue/red),
LED xanh lam phủ phốt pho
đỏ, hoặc LED trắng với
nhựa màu đỏ (purple)
Kim cương (235 nm),
BN(215 nm)
AlN) (210 nm), AlGaN,
AlGaInN – xuống đến
210 nm


Màu sắc


Bước sóng
[nm]

Điện áp
[ V]

Hồng

Nhiều loại

V~3,3

Trắng

Phổ rộng

V=3,5

Vật liệu
Màu xanh với một hoặc hai
lớp phốt pho: màu vàng với
màu đỏ, cam hoặc hồng phốt
pho được thêm vào sau đó,
hoặc màu trắng với sắc tố
màu hồng hoặc thuốc
nhuộm.
điốt xanh da trời/UV kết
hợp với lớp phủ cho màu
vàng


LED ánh sáng trắng: Trong bốn khâu công nghệ nền tạo nên các bộ
đèn LED chiếu sáng, công nghệ sản xuất LED trắng mang các yếu tố quyết
định tạo ra các tính năng vượt trội của LED trắng so với các sản phẩm chiếu
sáng truyền thống khác. Vì vậy, các yếu tố trong công nghệ sản xuất LED
trắng sẽ quyết định các đặc điểm của LED.
Nguyên lý phát xạ ánh sáng của LED trắng: Do mỗi LED chỉ phát xạ ra một
phổ ánh sáng hẹp, nên trên thực tế không có các LED phát xạ ánh sáng trắng. Các
LED trắng hiện nay được cấu tạo và hoạt động theo hai nguyên lý sau:

 Trộn ba mầu đỏ (Red), xanh lục (Green) và xanh lam (Blue) bằng
cách sử dụng 3 LED có ba mầu (R-G-B) nêu trên. Hình 1.4 là sơ đồ nguyên lý
của loại LED trắng RGB

Nguyên lý trộn 3 mầu để
tạo ánh sáng trắng

LED trắng sáng loại RGB bằng cách sử
dụng 3 LED: đỏ, xanh lục, xanh lam

Hình 1.4. Hình ảnh nguyên lý phát xạ ánh sáng của LED trắng trộn 3 màu RGB [2]
Nguồn: Giới thiệu và sử dụng RGB led. />
7


 Sử dụng LED xanh lam (Blue) hoặc LED tử ngoại (UV) và lớp phốt pho
(để tiện lợi, gọi tắt là LED trắng phốt pho): Trên chip LED loại Blue hoặc UV,
người ta phủ một lớp phủ phốt pho lên bề mặt của chip gọi là lớp chuyển đổi. Khi
các LED chip hoạt động, tia sáng xanh hoặc tia UV phát ra đập vào lớp phủ phốt
pho, các nguyên tử phốt pho được kích thích sẽ phát ra tia sáng vàng hoặc tia đỏ và

xanh lục (Hình 1.5). Phổ phát quang của loại LED phốt pho có dạng như trên Hình
6. Phổ ánh sáng được phát xạ bởi LED chip và lớp phủ phốt pho có dải sóng từ 400
– 700 nm (đường liền), phổ ánh sáng này được mắt người cảm nhận như là nguồn
ánh sáng trắng (đường đứt đoạn) như mô tả trên Hình 1.6.
Huỳnh quang phốt pho
Phốt pho
Dây hàn

Phát quang màu
xanh lam từ chip

Chip LED
Phốt pho

Hình 1.5. Cấu trúc của LED trắng phốt pho [2]

Hình 1.6. Phổ phát quang của LED trắng phốt pho và phổ cảm nhận của mắt
người (đường đứt đoạn) [2].

8


b) Bộ nguồn điện điều khiển đèn LED (LED Driver)
Điều khiển điện cho LED (sau đây gọi tắt là Driver) là nguồn cung cấp
điện tự điều chỉnh công suất cần thiết cho đèn LED hoặc dãy đèn LED. Các
điốt phát sáng tiêu thụ năng lượng thấp và để đảm bảo có tuổi thọ dài, nguồn
cung cấp điện cho LED phải là loại nguồn điện chuyên dụng, khác biệt với
các nguồn cung cấp điện thông thường. Nếu không có Driver tốt, đèn LED sẽ
trở nên quá nóng và không ổn định dẫn đến hư hỏng và hiệu quả phát sáng
kém. Để đảm bảo cho đèn LED hoạt động một cách hoàn hảo, Driver phải

cung cấp một lượng điện ổn định và liên tục để duy trì cho đèn LED hoạt
động trong một thời gian rất dài.
Chức năng của Driver: Driver có hai chức năng: cung cấp điện áp thấp
và bảo vệ cho các đèn LED
Loại Driver: Các Driver được cài đặt riêng lẻ ở bên ngoài hoặc tích hợp

ở bên trong đèn LED.
- Driver cài đặt bên trong đèn thường được sử dụng trong đèn LED nội
thất để thuận tiện khi thay thế đèn. (Hình 1.7).
Driver đặt bên trong

Hình 1 7. Driver cài đặt bên trong bóng đèn LED [2]

- Driver cài đặt bên ngoài đèn được đặt cách biệt với đèn LED và
thường được sử dụng cho các ứng dụng như chiếu sáng ngoài trời, thương
mại, đường (Hình 1.8).

9


Driver LED đặt
bên ngoài

Hình 1.8. Driver cài đặt bên ngoài đèn LED [2]

c) Bộ phận quang học - Hệ thống quang cho đèn chiếu sáng LED
Hệ thống quang học cho đèn chiếu sáng LED là một trong những yếu tố
quan trọng nhất của đèn LED. Hệ thống quang học nhằm mục đích định hình,
tập trung và trộn ánh sáng được tạo ra bởi các nguồn sáng LED thành hình
dạng, phân bố, màu sắc đáp ứng yêu cầu của đối tượng cần chiếu sáng.

Các linh kiện quang học phổ biến nhất cho đèn LED là các bộ phản xạ
và thấu kính. Bộ phản xạ thường là kim loại, có hình dạng như nón xung
quanh bên ngoài của đèn LED. Thấu kính thường được làm từ acrylic hoặc
silicon trong suốt. Một trong những ưu điểm lớn nhất của thấu kính đặt trên
gương phản chiếu là nguồn ánh sáng được che chắn, làm giảm độ chói lóa từ
nguồn sáng LED (Hình 1.9).

Hình 1.9. Các thấu kính và bộ phản xạ cho đèn LED [2]
10


d) Bộ phận quản lý nhiệt (tản nhiệt) cho đèn chiếu sáng LED và Bộ tản nhiệt
(Heat sink)
Đèn LED có tuổi thọ cao chỉ khi nào nhiệt độ của tiếp giáp p-n của đèn
LED không được vượt quá 85-100 °C. Vì vậy quản lý nhiệt (tản nhiệt) cho
đèn chiếu sáng LED và bộ tản nhiệt (Heat sink) đóng vai trò quyết định xác
định tuổi thọ của đèn.
Có rất nhiều phương pháp, kỹ thuật để quản lý nhiệt đèn LED. Trên hình
1.10 là một số dạng bể nhiệt điển hình sử dụng để tản nhiệt cho các đèn LED

Nhiệt

Hình 1.10. Một số cấu hình bộ tản nhiệt cho các loại đèn LED [2]

Trong những năm gần đây, do công suất của đèn LED ngày càng cao,
một số kỹ thuật quản lý nhiệt khác cũng đã phát triển và áp dung. Trên Hình
1.11 là một số cấu hình tản nhiệt cho LED công suất cao sử dụng công nghệ
làm lạnh bằng ống dẫn nhiệt và chất lỏng (Heat Pipe and Liquide Cooling) –
Công nghệ truyền nhiệt thụ động mới bắt đầu được ứng dụng cho các bộ đèn
LED công suất lớn.


Hình 1.11. Công nghệ làm lạnh đèn LED bằng heat pipe cho đèn pha, đèn đường
và bộ đèn treo trần Cu-Beam™ [2]

1.1.2.2. Công nghệ lõi để sản xuất chip LED và đóng gói LED
Qui trình sản xuất LED bao gồm các bước chủ yếu được mô tả trong
Hình 1.12 dưới đây:

11


1. Đế (Substrate)
SiC, Saphire, Si, GaN

2. Nuôi lớp epitaxy đệm
Epitaxy buffer layer growth

4. Phiến Epi LED
LED Epi-Wafer

3. Nuôi lớp epitaxy tích cực
Epitaxy active layer

5. Kết thúc đoạn trước (Front-end): khắc,
ăn mòn, kim loại hoá
Front-end: Litho, Etching, Metalization
7. Phiến có chíp LED LED
dies-on-wafer

6. Kết thúc đoạn sau

(Back-end):

8. Kết thúc đoạn sau (Backend): mức 1 (level 1)

9. Chíp LED
LED dies

11. Đèn LED (LED lamp)

10. Đóng gói LED (LED packaging)

Hình 1.12. Các bước chủ yếu trong công nghệ sản xuất LED [2]

Các công nghệ lõi để sản xuất các loại đèn chiếu sáng LED nói chung
được chia thành ba nhóm chủ yếu gồm:
- Nhóm các công nghệ về vật liệu bán dẫn, trong đó có công nghệ về
vật liệu nền và nuôi cấy tính thể.
- Nhóm các công nghệ trong sản xuất LED chip, trong đó bao gồm hai
nhóm: Các công nghệ giai đoạn kết thúc đoạn trước (Front-End); Các công
nghệ giai đoạn giai đoạn kết thúc đoạn sau (Back-End).
- Nhóm các công nghệ trong giai đoạn đóng gói.
Các nhóm công nghệ này liên tục được phát triển theo hai khuynh hướng:

- Khuynh hương thu nhỏ kích thước của các LED chip.

12


- Khuynh hướng nâng cao công suất của các LED chip.
Hình 1.13 là sơ đồ tổng thể các khâu công nghệ lõi để sản xuất chip,

đóng gói và đèn chiếu sáng LED.

Hình 1.13. Quy trình tổng thể để sản xuất đèn, bộ đèn chiếu sáng LED [2]

1.1.3. Đèn chiếu sáng LED ứng dụng trong nông nghiệp (LED NN)
Công nghệ sản xuất đèn LED NN cũng tương tự chỉ khác là chọn ra các
LED có bước sóng khác nhau, điều chỉnh quang phổ phát ra cũng như kết hợp
các ánh sáng khác nhau trong cùng một hệ thống sao cho phù hợp nhất với
sinh trưởng của từng đối tượng thực vật.
Chiếu sáng LED NN so với các nguồn chiếu sáng truyền thống có các
ưu điểm cơ bản sau đây:
1) Hiệu suất năng lượng sinh học cao: Nghiên cứu cho thấy quang hợp của
cây chủ yếu ở bước sóng 610 ~ 720nm (đỉnh là 660nm), hấp thụ sinh lý
(Physilogical Absorption) khoảng 55%, và thứ yếu ở bước sóng xanh 400~510nm
(đỉnh là 450nm), hấp thụ sinh lý (Physilogical Absorption) khoảng 8%.

13


×