Tải bản đầy đủ (.doc) (207 trang)

Nghiên cứu sử dụng đất nông nghiệp huyện mai sơn, tỉnh sơn la theo hướng sản xuất hàng hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.4 MB, 207 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN ĐẮC LỰC

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG
NGHIỆP HUYỆN MAI SƠN, TỈNH SƠN LA
THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2020


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN ĐẮC LỰC

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG
NGHIỆP HUYỆN MAI SƠN, TỈNH SƠN LA
THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA

Ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

9 85 01 03

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Cao Việt Hà


HÀ NỘI - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng bảo vệ để lấy
bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng

năm 2020

Tác giả luận án

Nguyễn Đắc Lực

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được sự quan
tâm giúp đỡ của nhiều tập thể và cá nhân. Nhân dịp này tôi xin gửi lời cảm ơn chân
thành đến tập thể các thầy, cô giáo Bộ môn Khoa học đất, Khoa Quản lý đất đai, Ban
Quản lý đào tạo, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án này.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Cao Việt Hà - người
hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn, trực tiếp chỉ ra những ý kiến quý báu và
giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận án.
Tôi cũng xin được gửi lòng biết ơn chân thành tới lãnh đạo các Phòng, Ban, người

dân huyện Mai Sơn, Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn tỉnh Sơn La đã tạo điều kiện để tôi điều tra, thu thập số liệu phục vụ cho
nghiên cứu đề tài.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban lãnh đạo tỉnh Ủy, Ủy ban nhân
nhân, Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La, Ban Lãnh đạo và cán bộ Sở Tài nguyên và Môi
trường tỉnh Sơn La đã tạo điều kiện cho tôi được học tập và thực hiện nghiên cứu này.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các tập thể và cơ quan, ban, ngành, bạn
bè, gia đình và người thân đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên
cứu.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu của các tập thể
và cá nhân đã động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi hoàn thành luận án này.
Hà Nội, ngày tháng

năm 2020

Nghiên cứu sinh

Nguyễn Đắc Lực

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan........................................................................................................................................ i
lời cảm ơn............................................................................................................................................. ii
Mục lục................................................................................................................................................ iii
Danh mục chữ viết tắt....................................................................................................................... vi
Danh mục bảng................................................................................................................................. vii
Danh mục hình.................................................................................................................................... x
Trích yếu luận án............................................................................................................................... xi

Thesis abstract................................................................................................................................. xiii
Phần 1. Mở đầu................................................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài....................................................................................................... 1

1.2.

Mục đích nghiên cứu............................................................................................................ 3

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................................... 3

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................................... 3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................................. 3
1.4.

Những đóng góp mới của luận án..................................................................................... 4

1.5.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn............................................................................................ 4

1.5.1. Ý nghĩa khoa học................................................................................................................... 4
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn................................................................................................................... 4
Phần 2. Tổng quan tài liệu............................................................................................................. 5
2.1.

Cơ sở lý luận về sử dụng đất nông nghiệp theo hướng hàng hóa.............................. 5


2.1.1. Các khái niệm chung............................................................................................................ 5
2.1.2. Các quan điểm sử dụng đất nông nghiệp...................................................................... 10
2.1.3. Sự cần thiết phải xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá............................. 18
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng đất nông nghiệp theo hướng hàng hóa..........21
2.2.

Cơ sở thực tiễn về sử dụng đất nông nghiệp theo hướng hàng hóa trên thế
giới và Việt Nam................................................................................................................. 27

2.2.1. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa trên
thế giới.................................................................................................................................. 27
2.2.2. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở
Việt Nam............................................................................................................................... 30

iii


2.2.3. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp phục vụ sản xuất nông sản hàng hóa
ở tỉnh Sơn La....................................................................................................................... 38
2.3.

Định hướng nghiên cứu của đề tài.................................................................................. 41

Phần 3. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu................................................................... 44
3.1.

Nội dung nghiên cứu.......................................................................................................... 44

3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La............................. 44

3.1.2. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa huyện
Mai Sơn................................................................................................................................. 44
3.1.3. Lựa chọn và phát triển một số mô hình sử dụng đất nông nghiệp theo
hướng hàng hóa................................................................................................................... 44
3.1.4. Đánh giá thích hợp đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng
hóa cho huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La.............................................................................. 45
3.1.5. Đề xuất định hướng sử dụng đất và một số giải pháp sử dụng đất nông
nghiệp huyện Mai Sơn theo hướng sản xuất hàng hóa.............................................. 45
3.2.

Phương pháp nghiên cứu................................................................................................... 45

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp............................................................. 45
3.2.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu.............................................................................. 46
3.2.3. Phương pháp điều tra phỏng vấn nông hộ..................................................................... 47
3.2.4. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp........................................ 47
3.2.5. Phương pháp chỉnh lý bản đồ đất.................................................................................... 50
3.2.6. Phương pháp đánh giá đất theo FAO............................................................................. 50
3.2.7. Phương pháp xác định loại sử dụng đất hàng hóa....................................................... 52
3.2.8. Phương pháp lựa chọn và phát triển mô hình sử dụng đất nông nghiệp theo
hướng hàng hóa................................................................................................................... 52
3.2.9. Phương pháp phân tích SWOT........................................................................................ 52
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận.............................................................................. 54
4.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La............................. 54

4.1.1. Điều kiện tự nhiên.............................................................................................................. 54
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.................................................................................................. 61
4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Mai Sơn đối

với sản xuất nông nghiệp hàng hóa................................................................................ 68

iv


4.2.

Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa huyện
Mai Sơn................................................................................................................................. 70

4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Mai Sơn năm 2017...................................................... 70
4.2.2. Biến động sử dụng đất nông nghiệp huyện Mai Sơn giai đoạn 2012 - 2017........73
4.2.3. Các loại sử dụng đất nông nghiệp huyện Mai Sơn..................................................... 74
4.2.4. Lựa chọn các cây trồng hàng hóa cho huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La........................81
4.3.

Lựa chọn và phát triển một số mô hình sử dụng đất nông nghiệp theo
hướng hàng hóa tại huyện Mai Sơn............................................................................... 94

4.3.1. Mô hình cà phê chè............................................................................................................ 94
4.3.2. Mô hình trồng nhãn............................................................................................................ 96
4.3.3. Mô hình sắn.......................................................................................................................... 98
4.3.4. Mô hình trồng mía.............................................................................................................. 99
4.3.5. Mô hình trồng ngô............................................................................................................ 101
4.4.

Đánh giá thích hợp đất đai phục vụ sản xuất nông sản hàng hóa.......................... 102

4.4.1. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai cho huyện Mai Sơn............................................... 102
4.4.2. Đánh giá thích hợp đất đai với các LUT hàng hóa................................................... 119

4.5.

Đề xuất định hướng sử dụng đất và một số giải pháp sử dụng đất nông
nghiệp huyện Mai Sơn theo hướng sản xuất hàng hóa............................................ 124

4.5.1. Các căn cứ pháp lý cho phát triển các loại sử dụng đất hàng hóa của huyện
Mai Sơn tỉnh Sơn La....................................................................................................... 124
4.5.2. Ứng dụng phương pháp phân tích SWOT để phân tích điểm mạnh, điểm
yếu, cơ hội và thách thức trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa ở Mai Sơn......125
4.5.3. Định hướng sử dụng đất cho các loại sử dụng đất hàng hóa.................................. 131
4.5.4. Một số nhóm giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa ở
Mai Sơn.............................................................................................................................. 133
Phần 5. Kết luận và kiến nghị.................................................................................................. 136
5.1.

Kết luận............................................................................................................................... 136

5.2.

Kiến nghị............................................................................................................................ 137

Danh mục các công trình đã công bố liên quan đến luận án................................................ 139
Phụ lục.............................................................................................................................................. 147

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt


Chữ viết đầy đủ

ACIAR

Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp quốc tế Úc
(Australian Centre for International Agricultural Research)
Bảo vệ thực vật
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Công nghiệp hoá - hiện đại hoá
Chi phí trung gian
Liên minh châu Âu (European Union)
Tổ chức Nông Lương thế giới (Food and Agriculture Organization)
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Tổng sản phẩm nội địa (Gross Domestic Product)

BVTV
CHXHCN
CNH - HĐH

CPTG
EU
FAO
GCNQSDĐ
GDP
GIS
GTNC
GTSX
HQĐV
IUCN
KHCN

KHKT
KT-XH
LMU
LUT
NN&PTNT
NTTS
NXB
PTNT
TNHH
TPCG
TV
UBND
UNEP
UNESCO
XDCB

Hệ thống thông tin địa lý (Geographic information system)
Giá trị ngày công
Giá trị sản xuất
Hiệu quả đồng vốn
Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế thới (International Union for
Conservation of Nature)
Khoa học công nghệ
Khoa học kỹ thuật
Kinh tế - xã hội
Đơn vị bản đồ đất đai (Land Mapping Unit)
Loại sử dụng đất (Land Use Type)
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Nuôi trồng thuỷ sản
Nhà xuất bản

Phát triển Nông thôn
Thu nhập hỗn hợp
Thành phần cơ giới
Tiểu vùng
Ủy ban nhân dân
Chương trình môi trường Liên hợp quốc (United Nations
Environment Programme)
Tổ chức văn hóa khoa học và giáo dục Liên hợp quốc (United
Nations Educational Scientific and Cultural Organization)
Xây dựng cơ bản

vi


DANH MỤC BẢNG
TT
2.1.

Tên bảng
Trang
Diện tích, sản lượng thanh long ở các vùng sinh thái của Việt Nam năm 2017 .... 34

2.2.

Diện tích, năng suất, sản lượng ngô vùng Tây Bắc giai đoạn 2010-2016 ............. 36

3.1.

Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế các loại sử dụng đất .......................... 48


3.2.

Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội các loại sử dụng đất ........................... 48

3.3.

Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường các loại, kiểu sử dụng đất .......... 49

4.1.

Các hồ đập trên địa bàn huyện Mai Sơn ................................................................ 58

4.2.

Tổng hợp các loại đất của huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La ........................................ 59

4.3.

Sản phẩm chủ yếu ngành trồng trọt huyện Mai Sơn giai đoạn 2012 - 2017 .......... 62

4.4.

Thực trạng phát triển đàn gia súc, gia cầm huyện Mai Sơn giai đoạn
2012 - 2017 ............................................................................................................ 64

4.5.

Thực trạng nuôi trồng thủy sản huyện Mai Sơn giai đoạn 2012-2017 .................. 65

4.6.


Hiện trạng sử dụng đất huyện Mai Sơn năm 2017 ................................................ 70

4.7.

Diện tích của các loại đất nông nghiệp ở các xã trong huyện Mai Sơn
năm 2017 ................................................................................................................ 72

4.8.

Biến động diện tích đất nông nghiệp của huyện Mai Sơn giai đoạn
2012-2017 .............................................................................................................. 73

4.9.

Các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chủ yếu của huyện Mai Sơn
năm 2017 ................................................................................................................ 77

4.10. Phương thức tiêu thụ các nông sản chính và tỷ lệ bán ra thị trường của các
nông hộ huyện Mai Sơn ......................................................................................... 82
4.11. Diện tích gieo trồng, sản lượng các cây trồng chính của Mai Sơn, tỉnh Sơn
La trong giai đoạn 2015 - 2017 .............................................................................. 84
4.12. Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất có khả năng phát triển thành hàng
hóa của huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La ...................................................................... 86
4.13. Hiệu quả xã hội của các kiểu sử dụng đất hàng hóa huyện Mai Sơn .................... 88
4.14. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép cho một số
cây trồng hàng hóa ở Mai Sơn ............................................................................... 89
4.15. Tình hình sử dụng phân bón cho một số cây trồng trong các kiểu sử dụng đất
hàng hóa tại huyện Mai Sơn .................................................................................. 89


vii


4.16. Khả năng che phủ đất của các kiểu sử dụng đất hàng hóa huyện Mai Sơn..............90
4.17. Đánh giá tổng hợp hiệu quả môi trường của các kiểu sử dụng đất có cây hàng
hóa của huyện Mai Sơn....................................................................................................... 91
4.18. Kết quả phân cấp hiệu quả của các kiểu sử dụng đất hàng hóa của huyện
Mai Sơn................................................................................................................................... 91
4.19. Các cây nông sản hàng hóa và triển vọng phát triển của huyện Mai Sơn tỉnh
Sơn La..................................................................................................................................... 93
4.20. Hiệu quả kinh tế mô hình cà phê chè xen nhãn ở huyện Mai Sơn............................. 95
4.21. Hiệu quả kinh tế mô hình nhãn ở Mai Sơn giai đoạn 2015-2017............................... 97
4.22. Hiệu quả kinh tế mô hình sắn ở Mai Sơn giai đoạn 2015-2017.................................. 99
4.23. Hiệu quả kinh tế mô hình mía ở Mai Sơn giai đoạn 2015-2017............................... 100
4.24. Hiệu quả kinh tế mô hình ngô ở Mai Sơn giai đoạn 2015-2017............................... 102
4.25. Các yếu tố, chỉ tiêu phân cấp xác định đơn vị đất đai huyện Mai Sơn................... 103
4.26. Tổng hợp các loại đất của huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La............................................. 104
4.27. Diện tích đất phân theo thành phần cơ giới của huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.....108
4.28. Tổng hợp diện tích đất theo độ dầy tầng đất mịn trong vùng nghiên cứu của
huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La............................................................................................ 109
4.29. Diện tích đất phân theo độ cao tuyệt đối của huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La..........110
4.30. Diện tích đất phân theo độ dốc của huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La............................ 112
4.31. Diện tích đất phân theo chế độ tưới của huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.................... 113
4.32. Tổng hợp đặc tính và diện tích của các đơn vị đất đai vùng nghiên cứu huyện
Mai Sơn tỉnh Sơn La.......................................................................................................... 115
4.33. Tổng hợp các đơn vị đất đai theo loại đất vùng nghiên cứu huyện Mai Sơn,
tỉnh Sơn La........................................................................................................................... 117
4.34. Yêu cầu sử dụng đất của các loại sử dụng đất hàng hóa............................................ 120
4.35. Tổng hợp diện tích phân hạng thích hợp các LUT của huyện Mai Sơn, tỉnh
Sơn La................................................................................................................................... 121

4.36. Tổng hợp diện tích đất đai theo mức độ thích hợp S1 và S2 hiện tại và tương
lai khi cải thiện chế độ tưới.............................................................................................. 123
4.37. Phân tích SWOT trong phát triển ngô hàng hóa ở huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La . 125

4.38. Phân tích SWOT trong phát triển mía theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện
Mai Sơn tỉnh Sơn La.......................................................................................................... 126

viii


4.39. Phân tích SWOT trong phát triển cà phê chè theo hướng sản xuất hàng hóa ở
huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La............................................................................................. 127
4.40. Phân tích SWOT trong phát triển sắn theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện
Mai Sơn tỉnh Sơn La.......................................................................................................... 128
4.41. Phân tích SWOT trong phát triển cây ăn quả hàng hóa ở huyện Mai Sơn tỉnh
Sơn La................................................................................................................................... 129
4.42. Định hướng phát triển các loại sử dụng đất hàng hóa trên địa bàn huyện Mai
Sơn, tỉnh Sơn La................................................................................................................. 132

ix


DANH MỤC HÌNH
TT

Tên hình

Trang

2.1. Diện tích các cây công nghiệp lâu năm là nông sản chủ lực quốc gia

năm 2017................................................................................................................................ 32
2.2. Cơ cấu diện tích đất trồng cam ở một số tỉnh năm 2017............................................. 34
2.3. 10 tỉnh có diện tích trồng bưởi lớn nhất Việt Nam năm 2017.................................... 35
2.4. Tỷ lệ ngô hàng hóa ở các tỉnh vùng Tây Bắc Việt Nam............................................... 36
2.5. Diện tích đất trồng một số cây ăn quả năm 2017 và diện tích quy hoạch đến
năm 2020 của tỉnh Sơn La.................................................................................................. 39
2.6. Diện tích, phân bố và quy hoạch trồng cây ăn quả của tỉnh Sơn La năm 2020.....40
2.7. Khung nghiên cứu của đề tài.............................................................................................. 43
3.1. Sơ đồ phân tiểu vùng nghiên cứu...................................................................................... 46
3.2. Sơ đồ xây dựng bản đồ đơn vị đất đai.............................................................................. 51
4.1. Sơ đồ hành chính huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La............................................................. 54
4.2. Biểu đồ lượng mưa theo tháng của huyện Mai Sơn...................................................... 56
4.3. Biểu đồ độ ẩm không khí bình quân tháng của huyện Mai Sơn................................ 56
4.4. Cơ cấu kinh tế huyện Mai Sơn năm 2017....................................................................... 61
4.5. Mô hình cà phê chè xen nhãn ở hộ ông Đặng Đình Thị xã Chiềng Ban.................. 95
4.6. Mô hình trồng nhãn ở hộ ông Lò Văn Toàn xã Cò Nòi................................................ 97
4.7. Mô hình trồng sắn ở nương của ông Giàng A Pó tại xã Nà Ớt, huyện
Mai Sơn................................................................................................................................... 98
4.8. Mô hình mía ở xã Cò Nòi huyện Mai Sơn.................................................................... 100
4.9. Mô hình ngô ở xã Cò Nòi huyện Mai Sơn.................................................................... 101
4.10. Sơ đồ loại đất huyện Mai Sơn (thu nhỏ từ bản đồ tỷ lệ 1/50.000)........................... 107
4.11. Sơ đồ thành phần cơ giới huyện Mai Sơn (thu nhỏ từ bản đồ tỷ lệ 1/50.000).......108
4.12. Sơ đồ độ dày tầng đất huyện Mai Sơn (thu nhỏ từ bản đồ tỷ lệ 1/50.000).............109
4.13. Sơ đồ độ cao tuyệt đối huyện Mai Sơn (thu nhỏ từ bản đồ tỷ lệ 1/50.000)...........111
4.14. Sơ đồ độ dốc huyện Mai Sơn (thu nhỏ từ bản đồ tỷ lệ 1/50.000)............................ 112
4.15. Sơ đồ chế độ tưới huyện Mai Sơn (thu nhỏ từ bản đồ tỷ lệ 1/50.000)....................113
4.16. Sơ đồ đơn vị đất đai huyện Mai Sơn (thu nhỏ từ bản đồ tỷ lệ 1/50.000)...............114

x



TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
Tên tác giả: Nguyễn Đắc Lực
Tên Luận án: Nghiên cứu sử dụng đất nông nghiệp huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La theo
hướng sản xuất hàng hóa.
Ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 9 85 01 03
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Xác định được các loại sử dụng đất nông nghiệp hàng hóa chủ đạo, đề xuất định
hướng và giải pháp sử dụng đất nông nghiệp phù hợp với tiềm năng đất đai phục vụ sản
xuất nông sản hàng hóa cho huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng: Phương pháp thu thập số liệu tài liệu
thứ cấp; Phương pháp chọn điểm nghiên cứu; Phương pháp điều tra phỏng vấn nông hộ;
Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp; Phương pháp chỉnh lý bản đồ
đất; Phương pháp đánh giá đất đai theo FAO; Phương pháp xác định các cây trồng hàng
hóa; Phương pháp xây dựng và đánh giá mô hình sử dụng đất nông nghiệp theo hướng
hàng hóa; Phương pháp phân tích SWOT.
Kết quả chính và kết luận
Mai Sơn là huyện nông nghiệp trọng điểm của tỉnh Sơn La có nhiều lợi thế cạnh
tranh trong phát triển các cây trồng hàng hóa: có diện tích đất nông nghiệp lớn
(101.116,27 ha) với khí hậu, đất đai thích hợp trồng cà phê chè, cây ăn quả, mía, ngô và
một số cây trồng hàng hóa khác. Trong giai đoạn 2010-2018 tốc độ tăng trưởng kinh tế
của huyện được duy trì ổn định, tăng trưởng khá. Năm 2018 tổng giá trị sản xuất của
huyện đạt 12.251,2 tỷ đồng (giá hiện hành) trong đó cơ cấu ngành: Nông - lâm nghiệp
28,0%, Công nghiệp - xây dựng 36,1%, dịch vụ - thương mại 35,9%. Tuy nông nghiệp
phát triển mạnh trong những năm gần đây nhưng cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, các
cơ sở bảo quản và chế biến nông sản còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của
sản xuất hàng hóa.

Các loại sử dụng đất hàng hóa của huyện Mai Sơn được xác định gồm: cà phê
chè, ngô hè, mía, sắn và cây ăn quả (trong đó chủ yếu là nhãn và xoài). Trong 3 năm gần
đây diện tích mía, cây ăn quả, cà phê tăng rất nhanh, riêng ngô có xu hướng giảm. Trong
05 LUT cây hàng hóa, 02 LUTs mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất là cây ăn quả và cà
phê chè với giá trị gia tăng dao động trong khoảng 80-156 triệu/ha/năm và giá trị ngày
công lên tới 150-363 nghìn đồng. Đây cũng là những LUTs cho hiệu quả xã hội và môi
trường cao. LUTs ngô hè và sắn tuy mang lại hiệu quả đồng vốn và có tỷ lệ chấp nhận
của người dân cao (do phù hợp với tập quán và kỹ thuật canh tác đơn giản) nhưng

xi


không bền vững về mặt môi trường, dễ gây suy kiệt đất.
Kết quả theo dõi 5 mô hình sử dụng đất theo hướng hàng hóa (ngô, mía, sắn, cà
phê chè xen nhãn, và nhãn trồng thuần) cho thấy, cả 5 mô hình đều cho hiệu quả kinh tế,
xã hội và môi trường cao hơn nhiều so với sản xuất đại trà, nhất là mô hình cà phê chè
và cây ăn quả. Việc áp dụng bón phân vô cơ cùng với tưới tiết kiệm, trồng xen ở các mô
hình đã nâng cao rõ rệt hiệu quả kinh tế so với phương thức sản xuất truyền thống trong
dân (giá trị gia tăng tăng từ 1,15 đến 1,94 lần, hiệu quả đồng vốn tăng từ 1,1 đến 2,0 lần.
Kết quả đánh giá tiềm năng sử dụng đất phục vụ sản xuất hàng hóa huyện Mai
Sơn đã xây dựng được bộ cơ sở dữ liệu về tiềm năng đất đai trên cơ sở phương pháp
đánh giá đất theo FAO cho thấy đất đai của huyện có sự phân hóa lớn với 114 LMUs.
Kết quả phân hạng mức độ thích hợp đất đai của huyện với 5 LUT cây trồng hàng hóa
như sau:
* LUT Ngô 1 vụ: có 16.234,44 ha ở mức thích hợp (chiếm 11,97%) và 79.799,09 ha
ở mức ít thích hợp (chiếm tỉ lệ 58,85 %);
* LUT Mía: có 11.731,0 ha ở mức thích hợp (chiếm 8,65 %) và 23.715,36 ha ở
mức ít thích hợp (chiếm tỉ lệ 15,48%);
* LUT Cà phê chè: có 32.060,04 ha ở mức ít thích hợp (chiếm tỉ lệ 23,64% tổng


diện tích đất điều tra của huyện;
* LUT Sắn: có 886,7 ha ở mức thích hợp (chiếm tỉ lệ 0,65% tổng diện tích đất
điều tra) và 47.806,73 ha ở mức ít thích hợp (chiếm tỉ lệ 35,25%);
* LUT cây ăn quả: có 31.651,92 ha ở mức thích hợp (chiếm tỉ lệ 23,34% ) và

5.089,33 ha ở mức ít thích hợp (chiếm tỉ lệ 3,75%).
Yếu tố hạn chế lớn nhất về đất đai là diện tích đất dốc lớn và điều kiện tưới rất
o

hạn chế (huyện có 23,52% diện tích đất nông nghiệp có độ dốc >25 , chỉ có 0,87% đất
nông nghiệp có thể tưới chủ động). Cải thiện được chế độ tưới bằng áp dụng hệ thống
tưới tiên tiến tiết kiệm nước là yếu tố then chốt trong nâng hạng mức thích hợp đất đai
với các cây trồng hàng hóa.
Trên cơ sở tiềm năng đất đai, mức độ thích hợp của các loại sử dụng đất hàng hóa,
hiện trạng rừng, định hướng pháp triển chung của huyện Mai Sơn, đã xác định được
diện tích phát triển 5 LUT hàng hóa đến năm 2025 như sau: LUT cà phê chè 10.000 ha,
LUT cây ăn quả 14.000 ha (trong đó nhãn 3.000 ha, cây xoài 4.000 ha), LUT ngô hè
12.400 ha, LUT mía 6.000 ha và LUT sắn 3.200 ha. Để đạt được các định hướng trên
huyện Mai Sơn cần thực hiện đồng bộ 4 nhóm giải pháp chủ yếu là: (i) Nhóm giải pháp
về chính sách, (ii) Nhóm giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất; (iii)
Nhóm giải pháp về tổ chức lại sản xuất và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ; (iv)
Nhóm giải pháp về tập huấn, chuyển giao kỹ thuật.

xii


THESIS ABSTRACT
PhD candidate: Nguyen Dac Luc
Thesis title: Study the agricultural land use in Mai Son district, Son La province in
the orientation of commodity production

Major: Land management
Code: 9 85 01 03
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
(VNUA) Research Objectives
Identify key agricultural commodity for Mai Son district, Son La province,
propose orientations and solutions to use agricultural land in accordance with the land
potential for the agricultural commodity production for the district.
Materials and Methods
The following research methods were used: Method of collecting secondary data
and document; Method of selecting research sites; Method of surveying and
interviewing farmer households; Method of evaluating agricultural land use efficiency;
Method of adjusting the soil map; Land Suitability classification assessment method
according to FAO; Method of identifying commodity crops; Method of developing and
evaluating agricultural land use models in the direction of commodity; SWOT analysis
method.
Main findings and conclusions
Mai Son is a key agricultural district of Son La province with many competitive
advantages in developing commodity crops. Mai Son had a large area of agricultural
land (101,116.27 ha) with favourable climate and suitable soil for growing arabica
coffee, fruit trees, sugarcane, maize and some other commodity crops. In the period of
2010-2018, the district's economic growth rate had been maintained stably and grew
fairly well. In 2018, the total production value of the district reached VND 12,251.2
billion (current price). Sections were structured as follows: agriculture - forestry 28%,
industry - construction 36.1%, services - commerce 35, 9%. Despite the strong
development of agriculture in the last years, transport and irrigation infrastructure,
storage and processing facilities for agricultural products were still limited, failing to
meet the requirements of production.
Mai Son district's commodity crops were identified as: arabica coffee, maize,
sugarcane, cassava and fruit trees (mainly longan and mango). In 2017, the district's
maize area reached 19,661.0 ha, arabica coffee 6,353.0ha, sugarcane 6,085.0 ha, cassava

3,450.0 ha, longan 1,139.0 ha and mango 891 ha. In the last 3 years, the area of
sugarcane, fruit trees and coffee has increased very fast, but maize land tended to
decrease. Among five LUTs of commodity crops, the two LUTs that returned the
highest economic efficiency were fruit trees and arabica coffee with added value

xiii


ranging between 80-156 million VND/ ha / year and workday value up to 150 -363
thousand VND. These are also LUTs had high social and environmental efficiency.
LUTs of one maize and cassava, although brought high capital efficiency and had a high
acceptance rate from farmers due to suitable simple farming practices and customs, but
were not environmentally sustainable, easily caused land exhaustion.
The results of monitoring 5 models of growing commodity crops (maize,
sugarcane, cassava, arabica coffee intercroped with longan, and pure longan) showed
that all 5 models had much higher economic, social and environmental efficiency
compared to those of mass production, especially arabica coffee and fruit tree models.
The application of economical irrigation, inorganic fertilization together with
economical irrigation, intercropping in the models has significantly improved economic
efficiency compared to traditional production methods among the people (value added
increased from 1.15 to 1.94 times, capital efficiency increased from 1.1 to 2.0 times.
Results of the potential land assessment for commodity production of Mai Son
district was used to build a database of land potential based on the FAO land assessment
method, which showed that the district's land had major divergence with 114 LMUs.
The results of land suitability classification of the district with 5 LUTs of commodity
crops were as follows:
* LUT 1 maize: with 16,234.44 ha of suitable level and 79,799.09 ha of marginally
suitable level; LUT sugarcane: there was 11,469.3 ha of suitable level and 23,715.36 ha of
less suitable level; LUT Arabica coffee: with 32,060.04 ha of less suitable level; LUT
cassava: with 886.7 ha at suitable level and 47,806.73 ha of less suitable level; LUT fruit

trees: with 31,651.92 ha of suitable level and 5,089.33 ha of less suitable level.
The greatest limitations on land were the large sloping area and the limited
irrigation conditions (the district had 23.52% of the agricultural land with slope more
o

than 25 , only 0.87% of the agricultural land can be actively irrigated). Therefore,
improving the irrigation regime by adopting advanced water-saving irrigation systems is
a key factor in raising the level of soil suitability for commodity crops.
Based on the land potential, suitability for commodity crops, forest status, general
development orientation of Mai Son district, the area for development of these 5 crop
groups has been determined by 2025 as follows: 10,000 ha for Arabica coffee and
14,000 ha for fruit trees (of which longan 3.000 ha, mango 4,000 ha), 12,400 ha for
maize, 6,000 ha for sugarcane and 3,200 ha for cassava. In order to achieve the above
directions, Mai Son district needs to synchronously implement 4 groups of solutions to
develop commodity crops, namely: (i) Group of policy solutions, (ii) group of solutions
for developing infrastructure; (iii) Group of solutions on product consumption markets;
(iv) group of solutions for training and technology transfer.

xiv


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là tài sản vô cùng quý giá của quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt,
là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn xây dựng và
phát triển dân sinh, kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng (Quốc hội nước
CHXHCN Việt Nam, 2013). Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam diễn ra với tốc độ
rất nhanh đã làm tăng áp lực đối với tài nguyên đất đai, đặc biệt là đất nông
nghiệp. Điều đó dẫn tới nhu cầu phải điều chỉnh lại cách tiếp cận đối với công tác
quản lý và sử dụng đất để hỗ trợ tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng, hài hòa

hóa cách tiếp cận quản lý và sử dụng đất với các xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.
Đồng thời tạo ra một hành lang để quản lý quá trình phát triển của đất nước một
cách bền vững.
Nông nghiệp là hoạt động cơ bản nhất của loài người. Hầu hết các nước trên
thế giới đều phải xây dựng một nền kinh tế trên cơ sở phát triển nông nghiệp dựa
vào khai thác các tiềm năng của đất, lấy đó làm bàn đạp phát triển các ngành
khác (Đường Hồng Dật, 1994). Trong điều kiện các nguồn tài nguyên để sản xuất
có hạn, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do sức ép của quá trình đô
thị hóa, công nghiệp hóa và sự gia tăng dân số thì mục tiêu nâng cao hiệu quả
quản lý và sử dụng đất nông nghiệp là hết sức cần thiết, tạo ra giá trị lớn về kinh
tế đồng thời tạo đà cho phát triển nông nghiệp bền vững.
Hơn 30 năm qua, kể từ khi thực hiện chính sách Đổi mới, nông nghiệp nước
ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội (KTXH) của đất nước. Nền nông nghiệp cơ bản đã chuyển sang sản xuất
hàng hoá, phát triển tương đối toàn diện, tăng trưởng khá. trong 10 năm gần đây
(2009-2019), tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành nông nghiệp đạt 2,61%/năm,
tốc độ tăng giá trị sản xuất đạt 3,64%, đóng góp đáng kể trong tăng trưởng GDP
cả nước. Sản xuất nông nghiệp không những đảm bảo an toàn lương thực quốc
gia mà còn mang lại nguồn thu cho nền kinh tế với việc tăng hàng hóa nông sản
xuất khẩu với kim ngạch xuất khẩu đạt 36,3 tỷ USD. Tổng cục Thống kê công
bố, năm 2019, GDP toàn ngành nông nghiệp tăng 2,01%, đóng góp 4,6 phần trăm
vào mức tăng trưởng GDP cả nước. Thặng dư thương mại đạt 9,9 tỷ đô la Mỹ.

1


Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới với các mặt
hàng chủ lực như thủy sản (8,63 tỷ USD), hạt điều (3,516 tỷ USD), rau quả (3,74
tỷ USD), cà phê (2,75 tỷ USD), gạo (2,79 tỷ USD), hạt tiêu và sắn (0,71 và 0,93
tỷ USD)… Điều đó thể hiện sự tin tưởng và đón nhận của thị trường thế giới đối
với các mặt hàng nông sản của Việt Nam ngày càng lớn; đồng thời cho thấy hàng

hóa nông sản của Việt Nam đã đáp ứng được yêu cầu về chất lượng cũng như vệ
sinh an toàn thực phẩm ngay cả ở những thị trường khó tính nhất trên thế giới
(Minh Sơn, 2020).
Cùng với tăng trưởng sản lượng là quá trình đa dạng hoá các mặt hàng nông
sản trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh từng vùng. Ở nước ta đã hình thành những
vùng sản xuất tập trung với khối lượng nông sản hàng hóa lớn mang tính kinh
doanh rõ rệt, xuất hiện nhiều trang trại và hộ kinh doanh tiểu điền mà ở đó lượng
nông sản hàng hóa chiếm tỉ trọng lớn và tính chất sản xuất kinh doanh nông
nghiệp hàng hóa ngày càng thể hiện rõ. Tuy nhiên, xét trên tổng thể, nền nông
nghiệp nước ta vẫn đang phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề như: sản xuất nhỏ,
manh mún, công nghệ lạc hậu, năng suất chất lượng hàng hóa thấp, khả năng hợp
tác liên kết cạnh tranh yếu, sự chuyển dịch cơ cấu chậm. Chính vì vậy, nông
nghiệp hàng hóa là một nội dung được khẳng định trong Nghị quyết Đại hội X và
nghị quyết đại hội XII của Đảng.
Huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La nằm trong vùng kinh tế động lực dọc Quốc lộ
6 của vùng Tây Bắc. Huyện có tổng diện tích tự nhiên là 142.670,58 ha, dân số
2

158.455 người, mật độ dân số thấp với 111 người/km . Địa hình của huyện bị
chia cắt mạnh đã tạo ra sự đa dạng trong phát triển nông nghiệp theo hướng sản
xuất hàng hóa (cây hàng năm, cây lâu năm, cây công nghiệp, cây thức ăn chăn
nuôi và cây thuốc….). Lĩnh vực nông nghiệp vẫn là thế mạnh của huyện, tuy
nhiên phần lớn diện tích đất nông nghiệp có độ dốc lớn. Khí hậu khắc nghiệt (khô
hạn về mùa khô, xói mòn về mùa mưa…) làm cho đất có nguy cơ bị xói mòn,
thoái hoá cao. Mặt khác, huyện có 10 thành phần dân tộc sinh sống tạo ra sự đa
dạng về phương thức canh tác và văn hóa khác nhau. Hiện nay, chuyển dịch cơ
cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa diễn ra ở hầu hết các xã, hiệu quả sử
dụng đất tăng lên rõ rệt từ 27,1 triệu đồng/ha năm 2015 lên 30,8 triệu đồng/ha
năm 2017 (UBND huyện Mai Sơn, 2018). Trên địa bàn huyện đã hình thành một
số vùng sản xuất tập trung cây ăn quả, cây công nghiệp… đã tạo ra


2


nhiều sản phẩm góp phần hình thành nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng
hóa. Tuy nhiên, vùng sản xuất hàng hóa chưa có quy hoạch chi tiết, chưa có định
hướng phát triển các sản phẩm nông sản chủ lực cho huyện, chưa có các nghiên
cứu sâu và toàn diện cho phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.
Để đạt được các mục tiêu phát triển KTXH đồng thời bảo vệ tài nguyên và
môi trường trong khai thác sử dụng đất có hiệu quả bền vững, huyện Mai Sơn cần
phải có một chiến lược sử dụng đất phù hợp. Muốn vậy cần phải bắt đầu từ việc
trả lời các câu hỏi: Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Mai Sơn hiện
nay ra sao? Tiềm năng đất cho sản xuất nông nghiệp hàng hóa hiện nay của
huyện thế nào? Thị trường tiêu thụ các nông sản của huyện Mai Sơn hiện nay thế
nào? Định hướng sử dụng đất nông nghiệp trong giai đoạn tiếp theo của huyện ra
sao? Giải pháp nào để sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu
phát triển kinh tế xã hội của huyện?
Để trả lời các câu hỏi trên việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu sử dụng đất
nông nghiệp huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La theo hướng sản xuất hàng hóa” là rất
cần thiết.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Xác định được các loại sử dụng đất nông nghiệp hàng hóa chủ đạo, đề
xuất định hướng và giải pháp sử dụng đất nông nghiệp phù hợp với tiềm năng đất
đai phục vụ sản xuất nông sản hàng hóa cho huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.
1.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Quỹ đất nông nghiệp và các loại sử dụng đất (LUT) sản xuất nông nghiệp
theo hướng sản xuất hàng hóa;
- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất sản xuất nông nghiệp;
- Các văn bản pháp lý liên quan đến quản lý và sử dụng đất nông nghiệp,

phát triển nông nghiệp hàng hóa.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Quỹ đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng có khả
năng khai thác, sử dụng phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trong
địa giới hành chính huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La (trừ đất nuôi trồng thủy sản và
đất nông nghiệp khác). Tổng diện tích điều tra là 135.604,5 ha.
3


- Phạm vi thời gian:
+ Số liệu điều tra thứ cấp lấy trong giai đoạn 2012 - 2017;
+ Số liệu điều tra về hiệu quả sử dụng đất lấy trong giai đoạn 2015- 2017;
+ Hiện trạng sử dụng đất lấy đến 31/12/2017;
+ Giá cả nông sản lấy trong năm 2017.
- Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Do đặc điểm sản xuất của huyện nên
trong phạm vi nghiên cứu, đề tài tập trung nghiên cứu các cây trồng nông nghiệp
chính có khả năng phát triển thành hàng hóa.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Đề tài đã xác định được 5 LUT hàng hóa cho huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La
là: LUT cà phê chè (Coffea arabica), LUT cây ăn quả (nhãn, cây xoài), LUT ngô
hè, LUT mía và LUT sắn. Trên cơ sở đánh giá thích hợp đất đai và các điều kiện
sản xuất đã xác định được diện tích phát triển các LUT này đến năm 2025 như
sau: LUT cà phê chè 10.000 ha; LUT cây ăn quả 14.000ha cả trồng thuần và
trồng xen với cà phê (nhãn 3.000 ha, xoài 4.000 ha), LUT ngô hè 12.400 ha, LUT
mía 6.000 ha và LUT sắn 3.200 ha.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.5.1. Ý nghĩa khoa học
Góp phần bổ sung và hoàn thiện cơ sở lý luận về sử dụng đất nông nghiệp
theo hướng sản xuất hàng hóa đảm bảo nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội đồng
thời bảo vệ môi trường sinh thái cho vùng đồi núi phía Bắc Việt Nam.

1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài bổ sung các cơ sở dữ liệu về đất đai (dữ liệu
về đất, tiềm năng đất đai, khả năng thích hợp với một số cây trồng hàng hóa trọng
điểm) phục vụ cho quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất của huyện
Mai Sơn tỉnh Sơn La. Đây cũng là cơ sở để định hướng phát triển sản xuất nông
sản hàng hóa đáp ứng mục tiêu tăng trưởng ổn định cho huyện. Các nghiên cứu
này cũng có giá trị tham khảo cho một số vùng có điều kiện tương tự như Mai
Sơn.

4


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP THEO
HƢỚNG HÀNG HÓA
2.1.1. Các khái niệm chung

2.1.1.1. Khái niệm về đất nông nghiệp
Theo FAO (1993) đất đai được hiểu theo nghĩa rộng là “diện tích cụ thể của
bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các yếu tố cấu thành của môi trường sinh thái ngay
trên và dưới bề mặt đó, bao gồm: khí hậu bề mặt, thổ nhưỡng, dạng địa hình, mặt
nước (hồ, sông, suối, đầm lầy), các lớp trầm tích sát bề mặt, cùng với nước ngầm
và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn thực vật và động vật, trạng thái định cư
của con người, những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại (san
nền, hồ chứa nước, hay hệ thống thoát nước, đường xá, nhà cửa...).
Tại Việt Nam, theo mục đích sử dụng, đất được chia thành 3 nhóm chính:
đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Đất nông nghiệp được
quy định là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông
nghiệp, lâm nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối và
mục đích bảo vệ, phát triển rừng (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 1998).

Đất nông nghiệp bao gồm các loại đất như: đất trồng cây hàng năm (gồm đất
trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác); đất trồng cây lâu năm; đất rừng sản
xuất; đất rừng phòng hộ; đất rừng đặc dụng; đất nuôi trồng thủy sản; đất làm
muối và đất nông nghiệp khác (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2013).
Trong giai đoạn KTXH phát triển, mức sống của con người còn thấp, công
năng của đất là tập trung vào sản xuất vật chất, đặc biệt trong sản xuất nông
nghiệp chủ yếu là sản xuất nhỏ lẻ, tự cung tự cấp để phục vụ nhu cầu thiết yếu:
ăn, mặc, ở… Khi con người biết sử dụng đất đai vào cuộc sống cũng như sản
xuất thì đất đóng vai trò quan trọng trong hiện tại và tương lai.
Trong lịch sử phát triển của thế giới bất kỳ nước nào dù phát triển hay đang
phát triển thì việc sản xuất nông nghiệp đều có vị trí quan trọng trong nền kinh tế
quốc dân, tạo ra sự ổn định xã hội và mức an toàn lương thực quốc gia. Sản phẩm
nông nghiệp là nguồn tạo ra thu nhập ngoại tệ, tuỳ theo lợi thế của mình mà mỗi
nước có thể xuất khẩu thu ngoại tệ hay trao đổi lấy sản phẩm công nhiệp để đầu
tư lại cho nông nghiệp và các ngành khác trong nền kinh tế quốc dân.

5


Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nhằm thoả mãn nhu cầu cho xã
hội về nông sản phẩm đang trở thành một trong các mối quan tâm lớn nhất của
người quản lý và sử dụng đất.
2.1.1.2. Sử dụng đất nông nghiệp
Sử dụng đất là các hoạt động của con người tác động vào đất đai nhằm thu
lại lợi ích cao nhất, với nhiều mục đích khác nhau (mục đích phi nông nghiệp,
mục đích nông nghiệp, du lịch…). Sử dụng đất đạt kết quả cao hay thấp còn tùy
thuộc vào trình độ nhận thức con người, thể chế chính sách của nhà nước và kỹ
thuật công nghệ được áp dụng. Sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp nhằm
điều hoà mối quan hệ giữa người và đất đai. Theo Lal & Miller (1993), con người
cần phải sử dụng đất khoa học và hợp lý.

Sử dụng đất là cách con người khai thác đất và các tài nguyên gắn liền với
đất phục vụ cho các lợi ích của mình (Meyer & Turner, 1996). Có nhiều kiểu sử
dụng: Sử dụng trên cơ sở sản xuất trực tiếp (cây trồng, đồng cỏ và gỗ rừng). Sử
dụng trên cơ sở sản xuất thứ yếu/ gián tiếp (chăn nuôi). Sử dụng vì mục đích bảo
vệ (chống suy thoái đất, bảo tồn đa dạng hóa loài sinh vật, bảo vệ các loài quý
hiếm). Sử dụng đất theo các chức năng đặc biệt như đường sá, dân cư, công
nghiệp, du lịch, an dưỡng…
Thực tế, sử dụng đất thường được hiểu đơn giản là các hoạt động làm thay
đổi bề mặt trái đất của con người. Trong khi đó, khái niệm của quá trình chuyển
đổi sử dụng đất đề cập đến bất kỳ sự thay đổi trong hệ thống sử dụng đất từ một
trạng thái này sang một trạng thái khác (Lambin & Meyfroidt, 2010).
Nông nghiệp là một ngành sản xuất mà loài người sử dụng đất để có sản
phẩm động vật và thực vật. Đó là hành vi tạo ra lợi ích từ sản xuất nông nghiệp
thông qua việc sử dụng đất đai, lao động và vốn. Khi nói đến nông nghiệp là đề
cập đến cả 4 lĩnh vực: nông, lâm, ngư và chăn nuôi (Nhan Ái Tĩnh, 2002).
Sử dụng đất nông nghiệp là hoạt động của con người tác động vào đất đai
thông qua lao động và công cụ sản xuất để tạo ra sản phẩm nông nghiệp theo
mong muốn. Sử dụng đất nông nghiệp đạt kết quả cao hay thấp tùy thuộc vào
trình độ con người, cơ chế chính sách của nhà nước và kỹ thuật công nghệ được
áp dụng vào sản xuất. Với tư cách là nhân tố của sức sản xuất, nhiệm vụ và nội
dung của việc sử dụng đất nông nghiệp bao gồm 4 mặt sau:

6


+ Sử dụng đất nông nghiệp hợp lý về thời gian và không gian, hình thành
hiệu quả kinh tế của việc sử dụng đất;
+ Phân phối hợp lý vào các mục đích dùng đất trên diện tích đất nông
nghiệp được sử dụng, hình thành cơ cấu kinh tế được lựa chọn;
+ Quy mô sử dụng đất nông nghiệp với sự tập trung thích hợp, hình thành

nên quy mô kinh tế sử dụng đất;
+ Giữ mật độ sử dụng đất nông nghiệp thích hợp, hình thành việc sử dụng
đất một cách kinh tế, tập trung, thâm canh.
Trong sử dụng đất, FAO (1976) đưa ra khái niệm về loại sử dụng đất chính
và loại sử dụng đất.
- Loại sử dụng đất chính: là một phân nhánh chính (chủ yếu) của sử dụng
đất nông thôn như nông nghiệp nhờ nước trời, nông nghiệp có tưới, đồng cỏ, lâm
nghiệp hoặc sử dụng đất phục vụ giải trí. Loại sử dụng đất chính thường được
xem xét trong các nghiên cứu đánh giá đất đai định tính hoặc khảo sát.
- Loại sử dụng đất và kiểu sử dụng đất đai (Land Use Type - LUT): Loại sử
dụng đất đai là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của một vùng với những
phương thức quản lý sản xuất trong các điều kiện tự nhiên, KTXH và kỹ thuật
được xác định (Đào Châu Thu & Nguyễn Khang, 1998): Các thuộc tính loại sử
dụng đất bao gồm quy trình sản xuất, các đặc tính về quản lý đất đai như kỹ thuật
canh tác, sức kéo trong làm đất, đầu tư kỹ thuật và các đặc tính về KTXH như
định hướng thị trường, vốn, lao động, vấn đề sở hữu đất đai...
Có thể liệt kê một số loại sử dụng đất đai trong nông nghiệp khá phổ biến
hiện nay như: chuyên để trồng lúa; chuyên để trồng màu; canh tác lúa - màu;
dùng để trồng cây lâu năm; sử dụng đất để làm đồng cỏ; làm đất lâm nghiệp; nuôi
trồng thuỷ sản, du lịch cảnh quan (giải trí)...
Hướng sử dụng đất quy định hướng sử dụng các tư liệu sản xuất khác và
hiệu quả sản xuất. Chỉ có thông qua đất, các tư liệu sản xuất mới tác động đến
hầu hết các cây trồng, vật nuôi. Vì vậy muốn làm tăng năng suất đất đai, giữ gìn
và bảo vệ đất đai để đảm bảo cả lợi ích trước mắt cũng nhu mục tiêu lâu dài, cần
sử dụng đất nông nghiệp một cách tiết kiệm có hiệu quả, coi việc bảo vệ lâu bền
nguồn tài nguyên vô giá này là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cấp bách đối với
mỗi quốc gia (Đỗ Kim Chung, 2009).

7



2.1.1.3. Các khái niệm chung về hàng hóa và nông sản hàng
hóa * Khái niệm hàng hóa
Trong kinh tế chính trị Marx-Lenin, hàng hóa được định nghĩa là sản phẩm
của lao động thông qua trao đổi, mua bán.
Hàng hoá là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó
của con người và có thể dùng để trao đổi với hàng hóa khác. Hàng hóa là một
phạm trù kinh tế phản ánh những mối quan hệ xã hội giữa người sản xuất và trao
đổi hàng hóa. Sản phẩm lao động mang hình thái hàng hóa khi nó trở thành đối
tượng mua bán trên thị trường (Nguyễn Lê Huy, 2010).
Hàng hoá là sản phẩm của lao động dùng để trao đổi. Sản xuất hàng hoá là
sản xuất ra sản phẩm đem bán để thu về giá trị của nó trong đó có phần giá trị
thặng dư để tái sản xuất và mở rộng quy mô (Vũ Thị Ngọc Trân, 1997).
* Nông sản hàng hóa
Phân công lao động xã hội càng phát triển thì quan hệ trao đổi cũng được
mở rộng và ngày càng phức tạp, làm cho tiểu thủ công nghiệp tách khỏi ngành
nông lâm nghiệp, hình thành xu hướng công nghiệp thành thị và dần dần tách
khỏi nông nghiệp, nông thôn. Chính sự phân công lao động xã hội này đã hình
thành nền nông nghiệp hàng hóa trong đó “nông sản sản xuất ra không phải để
đáp ứng nhu cầu của người trực tiếp sản xuất, mà đáp ứng nhu cầu của xã hội
thông qua trao đổi mua bán trên thị trường thì được gọi là sản phẩm hàng hóa hay
nông sản hàng hóa” (Trần Xuân Châu, 2002).
Có thể định nghĩa rằng “nông sản hàng hóa là phần của tổng sản lượng
nông nghiệp sau khi đã trừ đi phần dành cho tiêu dùng cá nhân và phần để mở
rộng tái sản xuất trong nông nghiệp (giống, thức ăn chăn nuôi…) (Trần Xuân
Châu, 2002).
* Sản xuất nông sản hàng hóa
Sản xuất hàng hóa là một khái niệm được sử dụng trong kinh tế chính trị MacLenin dùng để chỉ về kiểu tổ chức kinh tế trong đó sản phẩm được sản xuất ra không
phải là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính người trực tiếp sản xuất ra nó mà là
để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người khác, thông qua việc trao đổi, mua bán. Hay

nói một cách khác, sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà sản phẩm sản xuất
ra là để bán. Trong kiểu tổ chức kinh tế này, toàn bộ quá trình sản xuất - phân

8


phối - trao đổi - tiêu dùng đều thông qua mua - bán, thông qua thị trường và đều
do thị trường quyết định (dẫn theo Trần Thị Lan Hương, 2008).
Trong nông nghiệp, sản xuất hàng hóa nông nghiệp là sản xuất trên quy mô
rộng, có ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất
cây trồng, sản xuất chuyên môn hóa, góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh
thần của mỗi cá nhân và toàn xã hội (Trần Thị Lan Hương, 2008).
Như vậy, có thể hiểu, sản xuất nông nghiệp hàng hóa là sản xuất theo nhu
cầu thị trường, tạo ra khối lượng nông sản hàng hóa ngày càng lớn đáp ứng nhu
cầu của các ngành kinh tế; khối lượng nông sản hàng hóa là một bộ phận của
tổng sản phẩm nông nghiệp (Trần Xuân Châu, 2002).
Nền nông nghiệp hàng hóa đặc trưng ở chỗ người nông dân quan tâm nhiều
hơn đến thị trường tiêu thụ sản phẩm do họ sản xuất ra. Mục đích sản xuất không
chỉ là tạo ra nhiều nông sản, mà quan trọng hơn là tạo ra nhiều lợi nhuận. Sản
xuất theo hướng nông nghiệp hàng hóa là đẩy mạnh thâm canh, chuyên môn hóa,
sử dụng ngày càng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp, công nghiệp mới (trước
thu hoạch và sau thu hoạch), nông nghiệp gắn liền với công nghiệp chế biến và
dịch vụ nông nghiệp.
Nghị quyết Đại hội Đảng XII của Việt Nam đã chỉ rõ Việt Nam cần tập
trung xây dựng nền nông nghiệp công nghệ cao, hàng hóa lớn, nâng cao chất
lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cho nông sản, nhưng phải bảo đảm phát triển
bền vững, an ninh lương thực quốc gia và vệ sinh, an toàn thực phẩm, bảo đảm
các tiêu chuẩn theo yêu cầu xuất khẩu, có khả năng tham gia hiệu quả vào chuỗi
giá trị toàn cầu.
Nông sản hàng hóa ở Việt Nam hiện được chia thành 3 nhóm:

- Nhóm nông sản chủ lực quốc gia: là nhóm sản phẩm nông sản có vùng
sản xuất tập trung, chuyên canh quy mô lớn gắn với điều kiện của các vùng miền,
với kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD (12 nhóm: rau quả, cao-su, gạo, hạt
điều…).
- Nhóm sản phẩm nông sản đặc sản gắn với lợi thế vùng/miền, có quy mô
vừa phải, mang tính đặc thù của tỉnh/dân tộc, địa phương. Ví dụ: xoài Cao lãnh,
dừa Bến tre, hạt dẻ Trùng khánh… Việt Nam hiện có gần 1.000 sản phẩm nông
sản nhóm này.

9


×