Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

tiểu luận kinh tế học quốc tế i chiến tranh thương mại mỹ trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (508.71 KB, 26 trang )

I. NỘI DUNG
I.1 LỊCH SỬ MỐI QUAN HỆ MỸ - TRUNG QUỐC
Lịch sử bang giao giữa hai nước Mỹ và Trung Quốc từng có những giai đoạn
rất tốt đẹp dẫn đến sự kiện Trân Châu Cảng hay Trung Quốc có mặt trong Hội
đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Nhưng tất cả đã thay đổi sau năm 1949, Thương mại,
Đức tin và Tự do là nền tảng trong mối quan hệ ban đầu. Người Mỹ đã quan tâm
đến Trung Quốc trong một thời gian dài. Thoạt đầu, mối quan tâm của Hoa Kỳ đối
với Trung Quốc là kinh tế. Lúc đó, người Mỹ tìm kiếm các thị trường mới để mua
hàng, trong bối cảnh người Anh từ chối giao thương với Mỹ sau cuộc chiến giành
độc lập. Và người Trung Quốc lại thích làm ăn với Mỹ, nơi đã từng mua hàng
Trung Quốc. Trong khi người châu Âu chỉ muốn bán mọi thứ đến Trung Quốc.
Cho tới giữa thế kỷ 19, mối quan hệ song phương phát triển.
I.1.1

Quan hệ Mỹ với Trung Quốc thời kỳ các nước Đế quốc:

Kết quả của hoạt động thương mại, tôn giáo và chính trị này là mối quan hệ rất
tốt đẹp giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trong phần lớn lịch sử nước Mỹ. Vào cuối
những năm 1800, châu Âu và Nhật Bản mở rộng đế chế thuộc địa của họ. Một số
nước muốn đưa Trung Quốc vào các nước thuộc địa, nhưng các nhà lãnh đạo Hoa
Kỳ tin rằng việc Trung Quốc độc lập và thống nhất sẽ tốt hơn đối với lợi ích của
Mỹ.
Vì vậy, Hoa Kỳ đã ủng hộ chính sách “mở cửa”, có nghĩa là Trung Quốc sẽ có
một “cánh cửa mở” cho đầu tư và thương mại nước ngoài, nhưng không một quốc
gia nào có thể kiểm soát nó. Đây là một phần cơ bản của chính sách Hoa Kỳ đối
với Trung Quốc sau khi kết thúc Thế chiến thứ I, giúp Trung Quốc khỏi bị chia cắt
và bị các nước khai thác.
Quan hệ Trung-Mỹ không phải lúc nào cũng tốt đẹp. Năm 1882, Mỹ thông qua
Đạo luật Loại trừ Trung Quốc, đó là lần đầu tiên Hoa Kỳ giới hạn nhập cư. Sau đó,
Hoa Kỳ cấm người nhập cư Trung Quốc được nhận quốc tịch Mỹ. Khi lực lượng
Hoa Kỳ tham gia cùng các quốc gia khác để bảo vệ người Mỹ và người châu Âu tại


Bắc Kinh trong cuộc nổi loạn (được gọi là Cuộc nổi dậy của Boxer) từ năm 1899,
một số người Hoa đã coi nước Mỹ là một kẻ bóc lột nước ngoài. Tuy nhiên, sau
chiến tranh, Mỹ đã sử dụng một số khoản bồi thường mà Trung Quốc chi trả để

1


thành lập “Quỹ học bổng bồi thường Boxer”, một chương trình giáo dục có ảnh
hưởng ở Trung Quốc.
I.1.2

Sự nổi lên của Đảng Cộng sản Trung Quốc

Giai đoạn căng thẳng lâu nhất trong quan hệ Trung-Mỹ xảy ra sau khi Đảng
Cộng sản Trung Quốc nắm quyền từ năm 1949, khi Mao Trạch Đông đánh đuổi
Tưởng Giới Thạch ra đảo Đài Loan. Các lực lượng Hoa Kỳ và Trung Quốc đã đối
đầu nhau trong Chiến tranh Triều Tiên, bắt đầu từ năm 1949. Các mối đe dọa của
Trung Quốc đối với Đài Loan trong những năm 1950 đã đẩy Hoa Kỳ và Trung
Quốc trên bờ vực của chiến tranh hạt nhân.
Tuy nhiên, vào năm 1972, Tổng thống Richard Nixon tái thiết lập quan hệ với
Trung Quốc. Nixon hy vọng sử dụng các mối quan hệ tốt đẹp hơn với Trung Quốc
để cân bằng sức mạnh đang nổi lên của Liên bang Xô viết. Giới lãnh đạo Trung
Quốc đã tiếp nhận vì họ cũng rất lo lắng về Liên Xô.
Vụ thảm sát Thiên An Môn và kết thúc Chiến tranh Lạnh đã định hình lại quan
hệ Hoa Kỳ với Trung Quốc. Trong khi Hoa Kỳ và Trung Quốc sát lại gần hơn về
mặt kinh tế, nhưng các chính sách đối ngoại của họ khác nhau. Khi NATO đánh
bom nhầm vào đại sứ quán Trung Quốc ở Belgrade năm 1999, trong cuộc chiến ở
Balkans, nhiều người Trung Quốc tin rằng Hoa Kỳ đang cố kiềm chế Trung Quốc.
Đồng thời, Mỹ cùng ngày càng nghi ngờ Trung Quốc về các vấn đề như thiếu tôn
trọng nhân quyền, đánh cắp công nghệ của Mỹ và tăng cường sức mạnh quân sự.

I.1.3

Quan hệ Mỹ – Trung từ 1979 đến ngày nay

Ngày nay, Hoa Kỳ và Trung Quốc giống như các cường quốc châu Âu của thế
kỷ trước. Họ buôn bán với nhau, nhưng không tin tưởng lẫn nhau. Họ có nền kinh
tế lớn nhất trên thế giới, và họ có mối quan hệ tài chính và kinh doanh hình thành
nền kinh tế toàn cầu. Nhưng đồng thời, họ có những quan điểm khác nhau và
thường phản đối về nhiều vấn đề an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại.
Đối với Hoa Kỳ, Trung Quốc không phải là một kẻ thù hoàn toàn, cũng không
phải là một người bạn đáng tin cậy. Sự căng thẳng giữa họ không phải là hậu quả
của oán giận lâu dài hoặc một truyền thống thù địch giữa hai bên. Mối quan hệ Mỹ
với Trung Quốc rất dài, phong phú và phức tạp. dưới đây là một số dấu mốc quan
trọng đánh dấu mối quan hệ thương mại Mỹ - Trung:
- Từ ngày 06 đến 16/5/1979, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Kreps thăm Trung
Quốc. Chính phủ hai nước Trung – Mỹ đã ký tắt Hiệp định thương mại, ký
2


-

-

-

-

-

-


-

chính thức thỏa thuận giải quyết vấn đề yêu cầu về tài sản còn tồn đọng lại
từ 30 năm trước và thỏa thuận cùng nhau tổ chức triển lãm thương mại tại
hai nước.
Ngày 07/7/1979 tại Bắc Kinh, Chính phủ hai nước đã ký Hiệp định thương
mại Trung – Mỹ với thời hạn 3 năm, quy định dành cho nhau chế độ ưu đãi.
Tháng 5/1983 tại Bắc Kinh, lần đầu tiên diễn ra Hội nghị của Ủy ban liên
hợp thương mại Trung – Mỹ.
Ngày 26/5/1994, Tổng thống Mỹ B.Clinton tuyên bố kéo dài chế độ ưu đãi
tối huệ quốc thêm 2 năm (từ năm 1994 – 1995) đối với Trung Quốc, và
quyết định không gắn vấn đề ưu đãi tối huệ quốc với vấn đề nhân quyền.
Ngày 15/11/1999 tại Bắc Kinh, Trung – Mỹ đã ký kết Hiệp định song
phương về việc Trung Quốc gia nhập WTO.
Ngày 10/10/2000, Tổng thống Mỹ B.Clinton đã ký pháp lệnh về thiết lập
quan hệ thương mại bình thường hóa vĩnh viễn đối với Trung Quốc.
Ngày 27/12/2001, Tổng thống Mỹ Bush ký sắc lệnh, chính thức dành cho
Trung Quốc quan hệ thương mại bình thường hóa vĩnh viễn. Sắc lệnh này có
hiệu lực chính thức kể từ ngày 01/01/2002.
20/4/2017: Tổng thống Mỹ yêu cầu điều tra nhằm xác định liệu thép do
Trung Quốc và các nước khác sản xuất có đe dọa an ninh quốc gia Mỹ hay
không?
14/8/2017: Một cuộc điều tra khác được khởi động, xem Trung Quốc có vi
phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với các công ty Mỹ hay không. Mỹ ước tính,
thiệt hại có thể lên tới 225 - 600 tỷ USD/năm. Trung Quốc chỉ trích động
thái này sẽ đầu độc quan hệ hai nước.
22/1/2018: Sau vài tháng tạm lắng, Mỹ có hành động quan trọng đầu tiên
nhằm vào Trung Quốc khi thông báo đánh thuế 30% đối với tấm pin mặt trời
nhập khẩu, 20% đối với máy giặt nhập khẩu, phần lớn từ Trung Quốc

8/3/2018: Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh công bố áp mức thuế
suất mới, 25% đối với thép nhập khẩu và 10% đối với nhôm nhập khẩu
2/4/2018: Bộ Thương mại Trung Quốc áp thuế nhập khẩu mới đối với 128
sản phẩm của Mỹ. Theo đó, 120 mặt hàng nhập khẩu trong đó có trái cây sẽ
chịu mức thuế 15%, 8 sản phẩm còn lại, trong đó có thịt lợn, là 25%.
3/4/2018: 24h đồng hồ sau đòn phản pháo đầu tiên từ Trung Quốc, Mỹ công
bố danh sách 1.300 mặt hàng Trung Quốc bị áp mức thuế mới 25% trong gói
3


trừng phạt trị giá 50 tỷ USD sau cáo buộc Trung Quốc đánh cắp bí mật
thương mại và công nghệ của Mỹ, bao gồm các sản phẩm: công nghệ thông
tin, hàng không vũ trụ, thuốc trị bệnh, thiết bị y tế, giáo dục.
- 4/4/2018: Cũng chỉ 24h đồng hồ sau, Trung Quốc đáp trả bằng việc công bố
danh sách các sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ tổng trị giá khoảng 50 tỷ USD sẽ
chịu mức thuế 25%, trong đó có đậu tương, máy bay, ô tô và hóa chất. Trung
Quốc tuyên bố, thời điểm mức thuế này có hiệu lực sẽ phụ thuộc vào thời
điểm Mỹ áp mức thuế mới đối với các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.
I.2 CẠNH TRANH TRONG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG TỪ
1979 TỚI NAY
I.2.1

Tổng quan thực trạng quan hệ thương mại Mỹ - Trung:

Năm 1979 là mốc khai thông quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Trung Quốc.
Quan hệ thương mại hai chiều giữa hai nước chưa phát triển và kim ngạch thương
mại hai chiều giữa hai nước chỉ đạt 2,45 tỷ. Lí giải con số khiêm tốn này, có thể
đưa ra một số nguyên nhân sau chủ yếu đến từ cơ chế quản lý và thúc đẩy nền kinh
tế chưa hiệu quả và thị trường mới mẻ:
Thứ nhất, thời gian đầu, các nhà kinh doanh giữa hai nước chưa có nhiều hiểu biết

sâu sắc vè cách tiếp cận và phương thức hoạt động tại thị trường.
Thứ hai, nền kinh tế Trung Quốc vẫn bị hạn chế bởi vẫn ảnh hưởng khá nhiều từ
quản lý của các cơ quan trung ương (ví dụ như các công ty xuất nhập khẩu do Bộ
Ngoại thương Trung Quốc quản lý, hay Ngân hàng Trung ương là ngân hàng duy
nhất bảo đảm chức năng chuyển đổi ngoại hối);
Thứ ba, người tiêu dùng còn xa lạ với hàng ngoại dẫn đến sức mua trong thị trường
Trung Quốc còn yếu. Tới năm 1988, thương mại hai nước đã có những bước tiến
đáng kể với tổng hàng xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc đạt 5,1 tỷ USD và nhập
khẩu tăng 4,5 lần so với năm 1981 là 8,5 tỷ USD, tạo ra mức thâm hụt thương mại
3,1 tỷ USD cho Mỹ và đã biến Mỹ trở thành đối tác thương mại lớn thứ ba của
Trung Quốc sau Hồng Kông và Nhật Bản. Năm 1999, kim ngạch thương mại hai
chiều giữa Trung Quốc và Mỹ đã đạt tới 61,48 tỷ USD.

4


Từ khi Trung Quốc gia nhập WTO vào năm 2001, quan hệ thương mại song
phương giữa hai nước ngày càng phát triển trên mọi lĩnh vực. Xu thế đối thoại và
sử dụng những nguyên tắc quốc tế để giải quyết tranh chấp giữa hai bên ngày càng
trở thành chủ đạo. Thương mại song phương giữa hai nước tăng liên tục như sau:
từ 121,5 tỷ USD năm 2001 tới 2003 đạt 126,33 tỷ USD và 211,63 tỷ USD năm
2005. Tới năm 2007 kim ngạch thương mại hai chiều giữa Trung Quốc và Mỹ lần
đầu tiên đột phá mốc 300 tỷ USD, đạt 302,08 tỷ USD.2 Năm 2005, Trung Quốc trở
thành đối tác thương mại lớn thứ ba và là thị trường xuất khẩu lớn thứ bốn của Mỹ.
Các mặt hàng chủ lực Mỹ xuất khẩu sang Trung Quốc bao gồm thiết bị máy móc
điện tử, thiết bị sản xuất năng lượng, máy bay và các thiết bị liên quan, thiết bị y tế,
dầu, các hoa quả chứa dầu, và đậu nành. Còn đối với Trung Quốc, giá trị thương
mại với Mỹ chiếm 20% tổng kim ngạch thương mại của Trung Quốc.
Tới năm 2009, Mỹ trở thành đối tác xuất khẩu thương mại lớn nhất của Trung
Quốc trong khi đó, Trung Quốc là đối tác xuất khẩu lớn thứ ba của Mỹ sau Canada

và Mexico. Và tính đến cuối năm 2010, kim ngạch thương mại hai chiều Mỹ Trung
đã đạt tới con số 459 tỉ USD4, gấp hàng trăm lần con số 2,45 tỉ USD đạt được năm
1979. Nhìn qua sự tăng lên vùn vụt của nhưng con số kim ngạch, thấy rằng, quan
hệ thương mại Mỹ Trung được thúc đẩy rất tích cực nhằm phát huy tối đa lợi thế và
tăng cường sức mạnh kinh tế của mỗi bên
Thặng dư thương mại năm 2017 của Trung Quốc với Mỹ đạt gần 276 tỷ USD,
mức cao chưa từng thấy - hãng tin Reuters dẫn số liệu do Tổng cục Hải quan Trung
Quốc công bố ngày 12/1 cho thấy.Trước đó, kỷ lục cũ về thặng dư thương mại
Trung - Mỹ được thiết lập vào năm 2015, ở mức 260,8 tỷ USD. Thâm hụt thương
mại của Mỹ với Trung Quốc là một vấn đề nhạy cảm chính trị trong quan hệ của
hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhiều lần phát
tín hiệu sẽ có hành động cứng rắn đối với điều mà ông cho là chính sách thương
mại bất bình đẳng của Trung Quốc khiến Mỹ chịu thâm hụt khổng lồ.
I.2.2

Cạnh tranh thương mại giữa Mĩ và Trung Quốc trên các thị trường

Nói đến cạnh tranh giữa hàng hoá Mỹ và Trung Quốc là chủ yếu đề cập tới sự
cạnh tranh ở thị trường Mỹ hơn cả. Bởi lẽ thị trường kinh tế Mỹ là thị trường mở
cửa trước khoảng thời gian dài so với Trung Quốc. Từ sau chiến tranh lạnh, nền
kinh tế nước này vẫn giữ ở vị thế số một thế giới. Là thị trường mở cửa, sôi động,
với mặt hàng chất lượng đa dạng, với các thương hiệu nổi tiếng, các nhà điều hành
5


kinh tế có nhiều kinh nghiệm...Thế nhưng, từ một thập kỷ trở lại đây, với sức bật
mạnh mẽ của mình, Trung Quốc đã trở thành một trong những đối tác kinh tế quan
trọng nhất của Mỹ và đang là mối đe doạ của các nhà kinh doanh Mỹ nói riêng và
nền kinh tế Mỹ nói chung. Chính vì vậy, mặc dù vẫn hợp tác thương mại tuy nhiên
giữa 2 quốc gia này luôn diễn biến tranh chấp mậu dịch vô cùng căng thẳng.

I.2.3

Thị trường nội địa Trung-Mĩ

I.2.3.a

Hàng hóa

I.2.3.a.1



Khoáng sản

Thép: Hiện tại Trung Quốc vẫn là nước cung ứng nguồn khoáng sản hàng

đầu cho Mỹ trong đó có thép. Tình hình cạnh tranh mặt hàng thép do Trung Quốc
xuất khẩu tại thị trường nội địa Mỹ trở nên vô cùng gay gắt. Nhập khẩu thép ống từ
Trung Quốc vào Mỹ tăng trong những năm gần đây. Điển hình là Trung Quốc đã
xuất 5 triệu tấn thép ống mà thị trường Mỹ cần năm 2008, so với 900.000 tấn năm
2007 và 750.000 tấn năm 2006. Mỗi năm Mỹ nhập khẩu một lượng ống thép Trung
Quốc trị giá khoảng 2,8 tỉ đô la Mỹ để dùng trong lĩnh vực dầu khí. Thống kê cho
thấy, tới năm 2009, tổng kim ngạch thép ống mà Mỹ nhập khẩu từ Trung Quốc đạt
1,1 tỷ USD, còn quy mô nhập khẩu của năm 2008 là 2,8 tỷ USD. Như vậy với lợi
thế cạnh tranh của các nhà xuất khẩu thép Trung Quốc, sản lượng thép Trung Quốc
nhập khẩu vào Mỹ ngày càng tăng.
 Đất hiếm: Đất hiếm liên quan đến rất nhiều công nghệ năng lượng xanh, từ
bóng đèn tiết kiệm năng lượng cho đến sản xuất xe điện, tuabin gió, đều cần sử
dụng đất hiếm. Trung Quốc nắm 99,8% của 5 loại đất hiếm lớn. Ngành chế tạo của
Mỹ, đặc biệt là công nghiệp năng lượng xanh, luôn cần đến các loại đất hiếm,

nhưng họ lại phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc, ít nhất là 5 năm tới. Theo báo cáo
của Bộ Năng lượng Mỹ cuối tháng 12/2010, đây là mặt hàng mà nước này đã phụ
thuộc nhiều vào nguồn cung của Trung Quốc. Điều này làm cho nền kinh tế Mỹ dễ
6


bị tổn thương trong ngắn hạn bởi loại khoáng sản này. Theo dự kiến, Mỹ có thể
mất 15 năm mới thoát khỏi sự phụ thuộc nguồn cung đất hiếm từ Trung Quốc.
Nhận thức được điều này, Trung Quốc đã dựa vào lợi thế gần như độc quyền
về đất hiếm để thoả mãn đưa ra những chính sách có lợi cho nền kinh tế của mình
và tạo uy đối với nền kinh tế Mĩ. Điển hình, Trung quốc thông qua công tác quản
lí, kiểm soát để hạn chế xuất khẩu sản lượng đất hiếm, tạo điều kiện cho ngành chế
tạo của họ. Kể từ năm 2006 trở đi, Trung Quốc đánh thuế 15% đối với các loại đất
hiếm nhẹ như La Ce, và 25% đối với các loại đất nặng như Dy, Tb. Hạn chế xuất
khẩu của Trung Quốc, cộng với lao động giá rẻ, trợ cấp lớn lớn của chính phủ, làm
cho Trung Quốc ngày càng có khả năng chi phối trong ngành năng lượng xanh cần
đất hiếm, chẳng hạn như sản xuất tuabin gió.
I.2.3.a.2

Hàng dệt may

Sau khi thỏa thuận về hàng dệt may (ATC) của tổ chức thương mai thế giới
(WTO) hết hiệu lực từ đầu năm 2005, hàng dệt may của Trung Quốc xuất khẩu vào
Mĩ tăng vọt, đơn đặt hàng của các doanh nghiệp nganyf càng đổ dồn tới các nhà
sản xuất Trung Quốc. Các mặt hàng như áo sơ mi, jacket, quần âu của các nhà sản
xuất Trung Quốc đã chiếm từ 70-80% thị trường Mĩ. Sự thâm nhập quá mạnh mẽ
này đã khiến cho hàng trăm ngàn công nhân dệt may ở Mĩ thất nghiệp, cho dù là
họ đã được trợ cấp nhiều từ chính phủ. Trong năm 2007, Trung Quốc đứng đầu các
quốc gia xuất khẩu may mặc vào Mĩ với 31 tỉ USD, chiếm 31% thị phần nhập khẩu
dệt may của ước này. Trung Quốc đã kiểm soát khoảng một nửa thị trường quần áo

của Mĩ, đánh bại hàng hóa của các nước đang phát triển đến tháng 11 năm 2008.
I.2.3.a.3

Khoa học công nghệ

Vào năm 1996, Mỹ công bố 292.513 nghiên cứu khoa học, nhiều hơn 10 lần
so với con số 25.474 của Trung Quốc. Nhưng đến năm 2008, tổng số nghiên cứu
7


của Mỹ chỉ tăng nhẹ lên con số 316.317 trong khi Trung Quốc tăng hơn 7 lần lên
184.080 nghiên cứu. Trung Quốc trở thành nước có nhiều nghiên cứu thứ 2 thế
giới. Trung Quốc đầu tư rất mạnh vào mặt nghiên cứu và phát triển.
Trên phương diện công nghệ không gian, xe hơi của người Trung Quốc lắp
đặt hệ thống định vị toàn cầu GPS của Mỹ. Ở lĩnh vực công nghệ thông tin, CPU
trong máy tính của người Trung Quốc bắt buộc phải có con chip Intel hay AMD do
Mỹ sản xuất, hoặc hệ điều hành, phần mềm văn phòng do hang Microsoft của Mỹ
thiết kế. Mạng Internet là do Mỹ phát minh và Mỹ kiểm soát 9 trong số 11 máy
nguồn trên toàn cầu. Cuộc cạnh tranh hiện nay với Mỹ, Trung Quốc đang trong thế
bị động vì Mỹ nắm trong tay các công nghệ then chốt.
I.2.3.a.4

Dịch vụ

a. Ngân hàng ( Cạnh tranh của ngân hàng Trung Quốc ở thị trường Mỹ)
Sự cạnh tranh của các ngân hàng Trung Quốc với Mỹ ngày càng gay gắt
nhằm đạt mục tiêu trở thành người khổng lồ toàn cầu. Vào năm 1999, trong số 10
định chế tài chính hàng đầu thế giới, Mỹ có tới 6 ngân hàng và vị trí số 1 và số 2
thuộc là Citigroup và Bank of America. Tuy nhiên, hiện nay, các ngân hàng Mỹ chỉ
còn nắm dữ 3 vị trí trong top 10 này, đồng thời, ba vị trí cao nhất thuộc về các ngân

hàng quốc doanh của Trung Quốc.
Khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nước này
đã tiến hành cổ phần hóa các ngân hàng. Trung Quốc hiện đang tiến đến mục tiêu
thiết lập những đế chế toàn cầu vượt xa khỏi lĩnh vực ngân hàng truyền thống.
Ngân hàng Công Thương Trung Quốc (ICBC) đã mua 80% cổ phần trong chi
nhánh Đông Á (BEA) ở Mỹ. Trong khi đó, có thêm 4 ngân hàng Mỹ phải tuyên bố
phá sản và chưa hết tháng 1/2011, tổng số ngân hàng Mỹ phải đóng cửa đã lên con
số 7. Trong năm 2010, 157 ngân hàng Mỹ đã phá sản lớn hơn con số 140 ngân
8


hàng của năm 2009. Việc kí các hợp đồng mới trị giá 45 tỷ USD cùng sự thôn tính
ngân hàng Mỹ cho thấy sự lớn mạnh cũng như mức độ ảnh hưởng của Trung Quốc
đổi với nên kinh tế lớn nhất thế giới.

Máy bay tàng hình
Mỹ đã mất sự độc quyền trong lĩnh vực công nghệ quốc phòng chủ chốt. Sự
quan tâm của Mỹ trước những dự án quốc phòng lớn giảm mạnh liên quan đến việc
cắt giảm tài chính đối với các lực lượng vũ trang và sự chú trọng vào các mối đe
dọa phi đối xứng. Đối với hải quân, các chiến hạm có lượng choán nước lớn được
thay bằng các chiến hạm đa năng cỡ nhỏ. Cụ thể, hải quân Mỹ cắt giảm chương
trình đóng tàu khu vực loại Zumwalt từ 32 tàu xuống còn 3 tàu và dự định 10 tàu
bảo vệ ven bờ cỡ nhỏ.
Trong khi đó, Trung Quốc dự định tăng hoặc đóng các chiến hạm trên cơ sở
tàu sân bay và các tàu cỡ lớn khác. Vai trò chiến lược của tàu đổ bộ và việc phát
triển khả năng của tên lửa đói hạm ngày càng tăng liên quan đến chương trình
đóng tàu ngầm của Trung Quốc và dự định đưa tàu sân bay vào trang bị cho hải
quân của nước này. Việc Trung Quốc chế tạo máy bay hay tiêm kích thế hệ mới J20 cũng chứng tỏ khoảng cách về công nghệ giữa Trung Quốc và Mỹ được rút
ngắn. Việc xuất khẩu ra nước ngoài các sản phẩm quân sự của các công ty quốc
phòng Mỹ trong điều kiện cắt giảm ngân sách quốc phòng sẽ trở nên quan trọng

hơn bao giờ hết, tuy nhiên các công ty này sẽ gặp phải sự cạnh tranh vô cùng ác
liệt trên thị trường vũ khí cơ sở với các nhà sản xuất như Trung Quốc.
I.2.3.b

Tranh chấp thương mại Mỹ - Trung từ 1979 đến nay:

Kể từ khi Trung Quốc và Mỹ thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1979, trao
đổi thương mại song phương đã tăng hơn 22.750% và hiện có trị giá khoảng 500 tỷ

9


USD/năm. Nhưng vấn đề cán cân thương mại vẫn luôn làm mối quan hệ của cả hai
trở nên căng thẳng.

Nguồn: Bloomberg
Câu chuyện thâm hụt thương mại của Mỹ và Trung Quốc không chỉ đơn
thuần là những con số tuyệt đối mang tính bề nổi. Trung Quốc hiện được coi là
“công xưởng thế giới” đã và đang là một mắt xích quan trọng trong chuỗi sản xuất
toàn cầu của các công ty đa quốc gia Mỹ. Có rất nhiều mặt hàng bao gồm điện
thoại, đồ điện tử, máy móc thiết bị... có thể được sản xuất tại Trung Quốc và khi
xuất khẩu sang Mỹ được ghi nhận nguyên giá trị, tuy nhiên hàm lượng giá trị gia
tăng của Trung Quốc trong tổng giá trị sản phẩm thực tế có thể thấp hơn nhiều do
Trung Quốc chỉ là nơi lắp ráp còn nguyên liệu đầu vào, các chi phí liên quan đến
quảng cáo, thiết kế... đều phải nhập hoặc do nước khác đảm nhận.
Hàng hóa xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Trung Quốc tiếp tục vượt quá mức tăng
trưởng xuất khẩu sang phần còn lại của thế giới. Vào năm 2017, Hoa Kỳ đã xuất
khẩu nhiều hàng hóa sang Trung Quốc hơn bao giờ hết - hơn 127 tỷ đô la. Mỹ xuất
khẩu hàng hóa sang Trung Quốc đã tăng 86% trong thập kỷ qua, trong khi xuất
khẩu sang các nước trên thế giới chỉ tăng 21%.

10


Xuất khẩu dịch vụ sang Trung Quốc là quan trọng, và phần lớn thúc đẩy tăng
trưởng trong xuất khẩu dịch vụ của Mỹ.
Năm 2016, năm đầy đủ gần đây nhất của dữ liệu có sẵn, các dịch vụ của Hoa
Kỳ xuất khẩu sang Trung Quốc đã vượt qua 50 USD lần đầu tiên, tổng cộng hơn 52
tỷ USD - chỉ hơi ít hơn những gì đã bán đến Canada. Trong thập niên 2007 - 2016,
xuất khẩu dịch vụ của Mỹ sang Trung Quốc tăng hơn 300%, trong khi dịch vụ xuất
khẩu sang phần còn lại của thế giới tăng khoảng 50%. Xuất khẩu dịch vụ của Mỹ
sang Trung Quốc tăng 12% trong năm 2016, trong khi các dịch vụ của Mỹ xuất
khẩu sang phần còn lại của thế giới ký hợp đồng 0,6%.

11


12


13


Về cán cân thương mại, Mỹ có thâm hụt thương mại hàng hóa rất lớn với
Trung Quốc, từ mức 10 tỷ USD năm 1990 đã tăng mạnh lên mức 375 tỷ USD năm
2017. Mức thâm hụt của Trung Quốc cũng vượt xa so với các đối tác thương mại
khác của Mỹ như Mexico (-71 tỷ USD), Nhật Bản (-69 tỷ USD), Đức (-64 tỷ USD)

Nguồn: USITC Data web

I.3 NGUYÊN NHÂN TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG

I.3.1

Nguyên nhân kinh tế

Sự khác nhau về vị thế kinh tế và cơ cấu kinh tế giữa 2 nước.
- Vị thế kinh tế:
Hiện tại, Mỹ-Trung là hai thực thể kinh tế mạnh nhất và có sức ảnh hưởng lớn
nhất trên toàn cầu. Cả hai quốc gia này đều đang ở vào thời kỳ lịch sử khi mà cục
diện quốc tế có những biến đổi cực kỳ to lớn. Trước mắt, Mỹ vẫn là thực thể kinh
tế lớn nhất thế giới.Tuy nhiên, theo nhiều dự báo trong khoảng thời gian 10 năm
thậm chí là 5 năm tới, Trung Quốc có thể sẽ là thực thể kinh tế mới có quy mô
tương đương với Mỹ.

14


Điều này đồng nghĩa với sự thay đổi mạnh mẽ về năng lực tạo ra của cải,
năng lực sáng tạo thị trường, năng lực sáng tạo khoa học công nghệ trên phạm vi
toàn cầu. Chính sự thay đổi này có liên quan trực tiếp tới hai nước Mỹ-Trung, do
đó, việc Mỹ-Trung nảy sinh những va chạm và mâu thuẫn trong vấn đề thương mại
là điều không thể tránh khỏi.
- Cơ cấu kinh tế:
Trung Quốc nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, còn Hoa
Kì đi theo nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Trung Quốc đi theo hướng hoàn toàn khác của định chế WTO là “hướng đến
việc tạo điều kiện cho thương mại giữa các nền kinh tế thị trường, trong đó vai trò
của nhà nước bị hạn chế” .Trung Quốc hiện nay được đánh dấu với việc tăng
cường quyền lực của Nhà nước có mặt khắp nơi trong lĩnh vực kinh tế, trợ cấp
rộng rãi và sự tồn tại dai dẳng của các doanh nghiệp Nhà nước. Do vậy Mỹ và Liên
minh Châu Âu (EU) từ chối công nhận Trung Quốc là nền kinh tế thị trường.

 Cách giải thích khác nhau và mức độ chấp hành không giống nhau đối với
các quy định của WTO tất yếu dẫn đến nhiều xung đột và tranh chấp.
I.3.2

Chính sách thương mại.

Phương thức quản lý khác nhau giữa Mỹ và Trung Quốc cũng được cho là lý do
quan trọng khiến va chạm giữa hai nước không ngừng gia tăng.
- Mỹ: Tổng thống Trump được lựa chọn thông qua cạnh tranh bầu cử giữa các
đảng phái. Do đó, chính sách thương mại và chính sách đối ngoại có mối quan hệ
mật thiết với chính sách tranh cử. Trong đó cuộc chiến thương mại cũng chính là
một phương thức trong sách lược tranh cử của ông Trump.
- Trung Quốc: Khi đó, chính sách thương mại của Trung Quốc là bảo vệ lợi ích
thương mại thông qua việc duy trì sự phát triển quốc gia và vai trò toàn cầu hóa.
I.3.3

Nguyên nhân chính trị.

Mâu thuẫn lợi ích chiến lược.
- Mỹ: duy trì vị trí lãnh đạo thế giới, đứng đầu thế giới về mọi lĩnh vực kinh tế,
quân sự… không để bất cứ nước nào cạnh tranh, vươn lên, muốn thiết lập trật tự 1
cực trong đó mình là cực duy nhất.
15


- Trung Quốc: dù tạm thời chấp nhận vai trò siêu cường của Mĩ nhưng lại muốn
thiết lập trật tự thế giới đa cực trong đó Trung Quốc là 1 cực. Vì vậy, Trung Quốc
vừa muốn tăng cường quan hệ Trung-Mĩ, vừa muốn làm suy yếu địa vị bá quyền
của Mĩ.
 Nỗ lực vươn lên của Trung Quốc vấp phải sự cản trở từ Mĩ. Vì vậy kiềm

chế nhau về mặt kinh tế là tất yếu.
I.3.4

Nhân tố nội bộ mỗi nước.

- Trung Quốc:
+ Trong nhân dân Trung Quốc, tâm lí bài Mĩ chưa hề suy giảm. Họ cho rằng ý đồ
của Mỹ trong việc thúc đẩy quan hệ kinh tế 2 nước là làm cho kinh tế Trung Quốc
ngày càng suy yếu, phụ thuộc, từ đó Mỹ sẽ càng gây sức ép mạnh mẽ hơn với đất
nước họ.
+ Trong nội bộ lãnh đạo Trung Quốc có những quan điểm cứng rắn coi Mĩ là nhân
tố gây mất ổn định chính trị Trung Quốc thông qua "diễn biến hòa bình".
- Mỹ:
+ Quan điểm thứ nhất cho rằng Trung Quốc là 1 nước lớn, tuy vẫn là nước XHCN
nhưng qua cải cách đã có nhiều thay đổi và phù hợp với lợi ích Mĩ  dùng biện
pháp vừa kiềm chế vừa tiếp xúc.
+ Quan điểm thứ 2 nhấn mạnh đến học thuyết "mối đe dọa Trung Quốc"  cần
dùng những biện pháp mạnh để kiềm chế và làm suy yếu Trung Quốc. Sau chiến
tranh lạnh, khi Trung Quốc ngày càng khẳng định vị thế, nhóm lợi ích này ở Mĩ
cũng tăng lênh nhanh chóng với các hoạt động lobby ngày càng phức tạp và tinh vi
để lôi kéo, vận động chính quyền đưa ra những biện pháp bất lợi cho Trung Quốc.
Tóm lại, những nguyên nhân của tranh chấp thương mại Mỹ-Trung có thể
thấy các yếu tố kinh tế, chính trị, khách quan, chủ quan đan xen nhau, không dễ
tách bạch một cách rõ ràng. Sự phức tạp đó dẫn tới một mối quan hệ nhiều tầng
nhiều nấc, rất khó giải quyết triệt để các vấn đề nảy sinh giữa 2 bạn hàng lớn Trung
Quốc và Mỹ

16



I.4 TÁC ĐỘNG CỦA CẠNH TRANH THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG.
I.4.1

Tác động đến nền kinh tế Mỹ

Hiện nay, Trung Quốc hiện đang là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Mỹ
(chiếm tỉ trọng hơn 8,4%, chỉ sau Canada và Mexico) với giá trị đạt hơn 130 tỉ
USD trong năm 2017, riêng ở lĩnh vực nông nghiệp thì Trung Quốc là thị trường
xuất khẩu lớn thứ 2 của Mỹ. Tuy nhiên, đây là quốc gia mà Mỹ có tỉ lệ thâm hụt
cán cân thương mại lớn nhất. Kể từ khi Trung Quốc gia nhập WTO, kim ngạch
xuất khẩu từ Mỹ sang Trung quốc tăng gấp 5 lần so với các nước khác. Vì Trung
Quốc là đối tác chiến lược và quan trọng của Mỹ nên khi tranh chấp thương mại
xảy ra, Mỹ càng áp dụng những biện pháp trả đũa và bảo hộ thì chính bản thân Mỹ
cũng phải đối mặt với 1 loạt khó khăn như các biện pháp trả đũa từ Trung Quốc, sự
lạc hậu của các doanh nghiệp nội địa được bảo hộ...
Các biện pháp bảo hộ được áp dụng như “ chiếc phao cứu sinh” công hiệu
nhất cho chính phủ Mỹ trước thực trạng hàng Trung Quốc tràn lan trên thị trường
Mỹ, khiến cho tỷ lệ thất nghiệp của nước này tăng cao với con số báo động. Nhưng
biện pháp này được Mỹ lạm dụng quá nhiều để áp dụng hàng hóa của Trung Quốc
dường như đang dần đi trái lại với xu hướng tự do hóa thương mại. Các doanh
nghiệp trong nước được bảo hộ có khả năng cạnh tranh cao hơn, có cơ hội để nâng
cao doanh thu sản xuất nhưng các doanh nghiệp này dần dần càng trở nên trì trệ,
sức cạnh tranh càng ngày càng kém, không có ý thức để cải tiến mẫu mã cũng như
chất liệu sản phẩm. Khi các doanh nghiệp trong nước được bảo bọc trong vòng tay
của chính phủ, các doanh nghiệp có cơ hội để nâng cao giá cả, trong khi chất lượng
thì ngày càng lạc hậu, ảnh hưởng đến lợi ích của người tiêu dùng cũng như làm
giảm niềm tin của họ vào hàng nội địa.
Mỹ cũng phải đối mặt với các hình thức trả đũa không khoan nhượng của
Trung Quốc. Khi Mỹ cấm hoặc hạn chế nhập khẩu hàng Trung Quốc hoặc nâng
cao mức thuế đối với hàng hóa từ Trung Quốc, Trung Quốc cũng hoàn toàn có thể

áp dụng tương tự. Điều này đã được thực tế chứng minh bằng việc Bắc Kinh trả
đũa sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo Washington sẽ bắt đầu đánh
thuế 10% với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc từ ngày 24/9, mở rộng đáng kể
phạm vi cuộc chiến thương mại. Khoản thuế này sẽ tăng lên mức 25% từ ngày
1/1/2019..

17


Không những thế, việc Mỹ hạn chế xuất khẩu đối với mặt hàng của Trung
Quốc còn ảnh hưởng đến rất nhiều các công ty của Mỹ đang làm việc tại Trung
Quốc. Chính phủ nước này có thể cắt giảm hàng loạt ưu đãi đầu tư cho các doanh
nghiệp này hoặc nâng cao thuế suất..
I.4.2

Tác động đến nền kinh tế Trung Quốc

Về phía Trung Quốc, từ năm 2005, giá trị thương mại với Mỹ chiếm 20% tổng
kim ngạch ngoại thương của Trung Quốc và Mỹ cũng là đối tác thương mại số 1,
thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc. Giá trị xuất khẩu của Trung Quốc
(sang Mỹ) lớn gấp 4 lần giá trị nhập khẩu của họ (từ Mỹ).
Khi tranh chấp thương mại xảy ra, hệ quả nhìn thấy rõ nhất đối với Trung
Quốc là đã mất đi thị trường tiêu thụ lớn nhất, dẫn đến sự phá sản của hàng loat các
doanh nghiệp của Trung Quốc. Nhu cầu sử dụng hàng hóa của người Trung Quốc
tuy lớn, nhưng đất nước được mệnh danh là “đại công xưởng thế giới” này cũng
không thể tiêu thụ hết số lượng hàng khổng lồ của các nhà máy sản xuất ra. Hơn
nữa, thu nhập của người dân nước này không đồng đều, trong khi các mặt hàng
xuất sang Mỹ hầu hết là mặt hàng cao cấp, chất lượng cao, người dân Trung Quốc
khó có điều kiện kinh tế để tiêu thụ hết số lượng sản phẩm không đươc nhập sang
Mỹ. Đây là nhân tố chủ yếu nhất dẫn đến cuộc khủng hoàng thừa tại quốc gia này.

Tác động xấu thứ hai mà Trung Quốc phải đối mặt là nguy cơ về các vụ kiện
chống bán phá giá, cũng như các vụ kiện vi phạm bản quyền mà Mỹ sử dụng để
hạn chế thương mại nước này. Theo số liệu thống kê của WTO, Trung Quốc là
quốc gia bị kiện nhiều nhất đối với các vụ chống bán phá giá, các vấn đề liên quan
đến trợ cấp chính phủ. Với những hình thức bảo hộ tinh vi nhất, các doanh nghiệp
Trung Quốc phải chịu những tổn thất không nhỏ trong các vụ bồi thường khi thua
kiện. Một ví dụ điển hình là thu nhập của các công ty phần mềm Mỹ ở Trung Quốc
chỉ trong việc lên án Trung Quốc ăn cắp bản quyền đã thu được gần 2 tỷ NDT, lớn
hơn nhiều thu nhập của 10 công ty phần mềm lớn nhất của Trung Quốc. Thêm vào
đó, chi phí, thời gian theo kiện ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả sản xuất của các
doanh nghiệp Trung Quốc. Và điều quan trọng nhất là lòng tin của các nước khác
sẽ ảnh hưởng rất nhiều khi hàng hóa của Trung Quốc liên tục bị kiện lên WTO.
I.4.3

Tác động đến các quốc gia khác

* Tác động tích cực: Do thâm hụt thương mại của Mỹ đối với Trung Quốc ngày
càng lớn, Mỹ phải tìm nhiều cách thức để hạn chế sự phụ thuộc của thị trường đối
18


với hàng hóa của nước này. Khi hạn chế nhập khẩu hàng Trung Quốc, các doanh
nghiệp Mỹ không thể đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của nước họ nên Mỹ có xu
hướng tìm thêm các nguồn hàng từ các thị trường khác. Đây là cơ hội đáng kể cho
các nước thâm nhập vào thị trường Mỹ, ví dụ như các nước ASEAN, Ấn Độ hay
các nước Châu Mỹ La – Tinh...
* Tác động tiêu cực: Các biện pháp chủ nghĩa bảo hộ thương mại mà Mỹ liên tục
tung ra sẽ gây những ảnh hưởng bất lợi cho sự phục hồi kinh tế thế giới. Hành
động này sẽ gây ra hiệu ứng xấu cho toàn cầu, khiến chủ nghĩa bảo hộ leo thang
trên phạm vi toàn thế giới. Thứ hai, nhiều chuyên gia cho rằng, chủ nghĩa bảo hộ

thương mại là một kiểu ‘uống rượu độc giải khát’. Theo một báo cáo của WB, các
hành vi bảo hộ thương mại trong thời gian ngắn có thể mang đến những thuận lợi
nhất định cho những nước khởi xướng chủ nghĩa bảo hộ, nhưng về lâu dài sẽ cản
trở nền kinh tế thế giới phồn thịnh, đặc biệt sẽ ảnh hưởng rộng tới các nước có thu
nhập thấp và các nước đang phát triển, gia tăng nghèo khó cho các khu vực
này.Ngoài ra, các hành vi chủ nghĩa bảo hộ thương mại Mỹ sẽ gây tổn hại cho hệ
thống thương mại quốc tế. Là cường quốc kinh tế và cường quốc thương mại hàng
đầu thế giới, Mỹ có ảnh hưởng quan trọng trong quá trình đặt tiêu chuẩn và chế độ
hệ thống thương mại quốc tế.
Trung Quốc và Mỹ là những hạt nhân tích cực, có tiếng nói nhất đối với những
vấn đề kinh tế thế giới nói chung. Nhưng khi 2 nước này mâu thuẫn, rất khó đạt
được sự đồng thuận khi ngồi vào bàn đàm phán, đặc biệt là giải quyết những vấn
đề nan giải nhất của thế giới, từ cải tổ hệ thống tài chính toàn cầu cho tới thay đổi
khí hậu và phổ biến vũ khí hạt nhân. Hợp tác giữa Mỹ và Trung Quốc được coi là
tối cần thiết cho sự phục hồi kinh tế toàn cầu nhưng hai bên lại không thể cân bằng
lại mô hình kinh tế: nợ quá đà và thâm hụt ở Mỹ và sự tiết kiệm thái quá tại Trung
Quốc thì rất khó để tái thiết lại kinh tế thế giới trên con đường phát triển bền vững.
I.4.4

Ảnh hưởng của cuộc chiến tranh thương mại đến nền kinh tế Việt Nam:

Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng trực tiếp từ chiến tranh
thương mại Mỹ - Trung. Bởi hai nước này đều là thị trường thương mại lớn nhất
(đối với Việt Nam).
- Xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ không mấy ảnh hưởng. Tuy nhiên, về lâu
dài, nếu cuộc chiến tranh thương mại này kéo dài và mở rộng với nhiều chủng loại
19


hàng hóa sẽ tác động lớn tới Việt Nam, bởi Việt Nam cũng đang tham gia sâu vào

chuỗi sản xuất toàn cầu.
- Việt Nam là nước đứng thứ 12 về quy mô xuất khẩu, thứ 5 về quy mô thương
mại với Hoa Kỳ. Với chiều hướng và chính sách gia tăng bảo hộ của Mỹ hiện nay,
rủi ro lớn nhất với Việt Nam là Mỹ sẽ đưa ra các rào cản về thuế, kỹ thuật đối với
các nước đang có thặng dư thương mại với Mỹ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến hàng
hóa xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt, một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt
Nam sang Mỹ như dệt may, điện tử, điện thoại… có thể là đối tượng bị nhắm đến.
- Xung đột thương mại Mỹ - Trung sẽ đẩy mạnh xu hướng chuyển dịch sản xuất
ra khỏi Trung Quốc. Các nhà đầu tư, trong đó có cả nhà đầu tư Trung Quốc sẽ
không còn ở Trung Quốc nữa mà chuyển vốn đầu tư sang nước khác trong đó có
Việt Nam.
I.4.5

Dự báo

Các nhà kinh tế dự đoán tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sẽ giảm nhẹ 0,3 điểm
% xuống còn 6,3% vào năm 2019.
Các mối quan tâm đang lan rộng qua tác động của một cuộc chiến thương mại
kéo dài giữa Mỹ và Trung Quốc có thể có trên nền kinh tế Trung Quốc, theo một
cuộc khảo sát chung của các nhà kinh tế tập trung vào Trung Quốc của Nikkei và
Nikkei Quick News.
Lo ngại đang lan rộng về tác động một cuộc chiến tranh thương mại kéo dài
giữa Mỹ và Trung Quốc có thể có đối với kinh tế Trung Quốc, theo một cuộc khảo
sát các nhà kinh tế Trung Quốc được tiến hành bởi Nikkei and Nikkei Quick News.
Các nhà kinh tế dự đoán tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc tăng trung
bình 6,6% trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 9, giảm nhẹ từ 6,7% trong
giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6.
Nhiều chuyên gia tin rằng chiến tranh thương mại sẽ tồn tại trong một thời
gian dài, có khả năng kìm hãm nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.


20


Mỹ và Trung Quốc đã đánh thuế giá trị trả đũa đối với hàng hóa của nhau, và
động lực đối thoại giữa hai nước đang mờ dần. Tâm lý suy thoái của các nhà sản
xuất đang tác động dần dần lên trong nền kinh tế Trung Quốc.
"Chiến tranh thương mại là rủi ro lớn nhất đối với nền kinh tế Trung Quốc,
không chỉ đối với lĩnh vực xuất khẩu mà còn cả chuỗi cung ứng liên quan", Iris
Pang, một nhà kinh tế tập trung vào Greater China tại Ngân hàng ING cho biết.
"Trong số tất cả doanh nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ bị ảnh hưởng nhiều
nhất. Kết quả là, sản xuất và đầu tư vào lĩnh vực sản xuất sẽ tăng chậm hơn".
Yao Wei - Giám đốc kinh tế Trung Quốc tại Societe Generale Corporate and
Investment Banking nhận định: "Nhiều dấu hiệu suy thoái kinh tế đã xuất hiện khi
các chính sách bắt đầu giảm". Bà nói thêm rằng: "Căng thẳng thương mại dường
như không được giải quyết nhanh chóng và có thể bắt đầu gây ảnh hưởng đến hàng
xuất khẩu".
Ước tính tăng trưởng cả năm cho năm 2018 là 6,6%; những năm 2019 và 2020
lần lượt là 6,3% và 6,2%. Những con số này không thay đổi so với cuộc khảo sát
trước đó được tiến hành vào tháng 6. Tuy nhiên, sự suy giảm là điều không tránh
khỏi, với mức tăng trưởng 6,9% cho năm 2017.
Các nhà kinh tế đã đo lường tác động của cuộc chiến thương mại theo một kịch
bản cơ bản mà nền kinh tế đang chậm lại.
"Ma sát thương mại với Mỹ sẽ thiết lập để tiếp tục, điều này sẽ là lực cản không
thể tránh khỏi đối với tăng trưởng. Tuy nhiên, các biện pháp kích thích kinh tế gần
đây sẽ bù đắp những thiệt hại từ thương mại bằng cách thúc đẩy kinh tế trong
nước", ông Richard Jerram - Nhà kinh tế của ngân hàng Singapore.

21



Yếu tố có nhiều khả năng gây áp lực giảm cho nền kinh tế Trung Quốc là sự
suy giảm của cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc - số lượng lớn nhất
các nhà phân tích được khảo sát đã chọn câu trả lời này từ một số lựa chọn.
Nhìn chung, các nhà phân tích vẫn bi quan về tương lai của tranh chấp thương
mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Khi được hỏi về triển vọng đối với cuộc
xung đột trong vòng 12 tháng tới, chỉ có 5 trong số 16 chuyên gia phân tích cho
biết họ sẽ bình tĩnh lại sau cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tại Mỹ vào tháng 11, trong
khi 6 chuyên gia cho biết tình hình sẽ không thay đổi, và phần còn lại dự báo nó sẽ
còn tệ hơn.
"Cả Mỹ và Trung Quốc dường như không quá quan tâm đến một thỏa thuận.
Với quyết tâm của Trump để điều chỉnh thâm hụt thương mại và gặp khó khăn đối
với đối thủ ngày càng tăng của Trung Quốc, chúng tôi hy vọng ông sẽ đi xa hơn và
xem xét thuế quan còn lại 260 tỷ USD". Susan Joho - Nhà kinh tế học tại Julius
Baer nói.
Nhiều nhà kinh tế kỳ vọng Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) khả
năng tiếp tục chính sách tiền tệ nới lỏng. Hầu hết nhà kinh tế dự đoán PBOC sẽ
giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc - tỷ lệ tiền gửi phải được nắm giữ bởi các ngân hàng
thương mại trong 12 tháng tới - bằng 0,25 - 0,5 điểm % nhiều lần.
Nhiều nhà kinh tế dự kiến đồng nhân dân tệ sẽ suy yếu so với USD. Dự báo
trung bình cho tỷ giá nhân dân tệ/USD là 6,85 cho cuối năm 2018; 6,85 cho đến
cuối năm 2019, và 6,71 cho đến cuối năm 2020.

22


I.4.6

Biện pháp giải quyết

II.


Trung Quốc sẽ tận dụng chiến tranh thương mại để thay th ế hàng
nhập khẩu

II.1 Truyền thông nước này cho biết Trung Quốc sẽ coi đây là cơ hội
khuyến khích nội địa hóa và phát triển công nghệ cao.
Trung Quốc trả đũa bằng việc áp thuế với 60 tỷ USD hàng Mỹ / Mỹ công bố áp thuế nhập
khẩu với 200 tỷ USD hàng Trung Quốc

Trong một bài bình luận sáng nay, tờ People’s Daily (Trung Quốc) cho biết:
“Để giải quyết chiến tranh thương mại, điều Trung Quốc thực sự cần làm là tập
trung tự làm mọi thứ thật tốt. Trung Quốc không lo các biện pháp trả đũa Mỹ sẽ
khiến giá hàng hóa trong nước tăng mạnh. Thay vào đó, Trung Quốc sẽ tận dụng
cơ hội này để thay thế hàng nhập khẩu, khuyến khích nội địa hóa và phát triển sản
xuất tiên tiến để xuất khẩu”.
Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang lún sâu vào một cuộc chiến thương mại.
Hôm qua, Bắc Kinh áp thuế lên số hàng nhập khẩu từ Mỹ mà tổng quy mô ước tính
trị giá 60 tỷ USD, nhằm trả đũa động thái đánh thuế 200 tỷ USD hàng hóa Trung
Quốc của Mỹ. Thuế mới của cả hai nước sẽ có hiệu lực từ ngày 24/9.
II.1.1 Bài học

Năm 2016, Việt Nam ghi nhận 32 tỷ USD thặng dư thương mại với Mỹ,
đứng thứ 6 trong nhóm các quốc gia mà Mỹ đang thâm hụt thương mại. Việc ông
Trump lên nắm quyền đã gây những lo ngại về việc Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng
mạnh của chủ nghĩa bảo hộ. Tuy nhiên điều này đã chưa xảy ra.
Tháng 5/2017, tại cuộc gặp giữa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng
thống Donald Trump, hai nhà lãnh đạo đã vượt qua những vấn đề hiện hữu để
hướng đến việc thúc đẩy thương mại song phương.
23



Khi ông Trump thăm Hà Nội nhân Hội nghị Thượng đỉnh APEC 2017, hai
nước đã thông qua tuyên bố chung 14 điều, trong đó có nhiều điều khoản mở rộng
thương mại và đầu tư hai chiều.
Do đó, nỗi lo về việc Việt Nam có thể trở thành mục tiêu của những biện
pháp bảo hộ thương mại là không có cơ sở. Xu thế này nhiều khả năng sẽ tiếp tục
được duy trì dựa trên hai yếu tố.
Những ảnh hưởng rộng hơn của chiến tranh thương mại nhiều khả năng có
thể cảm nhận được trong vài tháng tới. Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh
từng nhận định: "Kinh tế Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới,
do đó cũng chịu ảnh hưởng tự nhiên từ những biến động kinh tế toàn cầu".
Để giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực, Việt Nam nên tiếp tục cải thiện thủ
tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư và tăng tốc quá trình tái cấu trúc ngành
công thương. Những rào cản kỹ thuật vẫn tồn tại trong việc tăng cường tiếp cận các
thị trường nước ngoài, điều mà Việt Nam cần làm tốt hơn khi các hiệp định như
CPTPP hay hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU sắp đi vào hiệu lực.
Dù chiến tranh thương mại không phải là điềm tốt cho tương lai, Việt Nam vẫn
sẽ kiểm soát được tình hình và tiếp tục cải tổ kinh tế trên lộ trình tự do hóa thương
mại của mình. Lịch sử đã cho thấy về mặt chính trị, Việt Nam đã ứng phó rất tốt
trước tranh chấp của các ông lớn. Hy vọng điều tương tự cũng sẽ xảy ra về mặt
kinh tế.
III. KẾT LUẬN
Vấn đề tranh chấp thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn luôn là điểm nóng
của kinh tế toàn cầu, vì đây là hai nền kinh tế phát triển lớn mạnh nhất có khả năng
chi phối kinh tế thế giới. Những mâu thuẫn càng kéo dài giữa hai cường quốc này,
24


càng có tác động mạnh mẽ đến hầu hết các quốc gia trên thế giới, mà trước hết là
những tác động rõ ràng nhất đến chính bản thân hai nước trong cuộc tranh chấp

không có kẻ chiến thắng này. Trên thực tế, không chỉ Trung Quốc có lợi trong cuộc
cạnh tranh này mà bản thân Mỹ cũng có lợi. Một khi Trung Quốc ngày càng trở
nên thịnh vượng, nước này sẽ không chỉ tăng cường nhập khẩu từ các nước khác
mà còn cung cấp những loại hàng hóa giúp giũ giá cả tại Mỹ ở mức thấp, bất chấp
một số điều kiện không tốt xảy ra( giá sắt thép, …). Ngoài ra, quan hệ mậu dịch
giữa hai nước phản ánh tính chất cùng có lợi, bổ sung lẫn nhau.
Nhìn về lâu dài, quan hệ kinh tế Mỹ-Trung có tiềm năng phát triên rất lớn. Mỹ
là nước phát triển có thị trường lớn nhất thế giới, Trung Quốc là nước đang phát
triển có thị trường đầy tiềm năng. Do vậy, những biến động trong phát triển kinh tế
của mỗi nước chắc chắn sẽ tác động không nhỏ đến nước kia.
Chính phủ hai nước cần có những bước đi tích cực và xây dựng thúc đẩy quan
hệ kinh tế-mậu dịch giữa hai nước phát triển lành mạnh.
Từ việc phân tích thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc và chính sách
của hai nước, ta có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trên bước
đường hội nhập kinh tế quốc tế và đã là thành viên của WTO.

25


×