Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

tiểu luận kinh tế học quốc tế ii nhập cư và những tác động đến nền kinh tế châu âu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.34 KB, 14 trang )

Chương 1. Vài nét về nhập cư ở Châu Âu
1.1. Một số khái niệm
Nhập cư là hành động di chuyển chỗ ở của công dân một quốc gia hay một
vùng lãnh thổ đến một vùng hay một quốc gia mới lâu dài hoặc tạm thời do các
nguyên nhân chính trị, kinh tế, chiến tranh, tôn giáo, chủng tộc,...
Dân nhập cư là những người có quốc tịch nước ngoài hoặc không quốc tịch
nhập cảnh một nước khác (không phải nước mà họ mang quốc tịch hoặc đang cư
trú) với mục đích cư trú dài hạn hoặc định cư.

1.2. Tình hình nhập cư ở Châu Âu trong giai đoạn gần đây
Từ xa xưa, nhập cư ở Châu Âu chủ yếu dưới hình thức chiến tranh xâm lược,
với cuộc chiến đầu tiên từ năm 66 - 73 trước Công nguyên giữa người Do Thái và
người La Mã và kết quả là đã hình thành cộng đồng người Do Thái ở Châu Âu.
Theo đó, khi mà thời gian trôi qua, nhập cư vào Châu Âu không còn dưới
dạng chiến tranh xâm lược mà chuyển đổi dưới hình thức khác, tuy nhiên số lượng
người nhập cư luôn tăng theo thời gian, đặc biệt là cuối thế kỉ 20. Các quốc gia
Tây Âu chứng kiện sự tăng trưởng về nhập cư cao sau Thế chiến II và nhiều quốc
gia Châu Âu ngày nay (đặc biệt là các nước thuộc EU-15) có dân số nhập cư lớn,
cả người gốc Châu Âu và không phải gốc Âu.
Bắt đầu từ năm 2004, Liên minh châu Âu đã cấp cho công dân EU quyền tự
do đi lại và cư trú trong EU và thuật ngữ "người nhập cư" đã được sử dụng để chỉ
các công dân ngoài EU, nghĩa là công dân EU không được định nghĩa là người
nhập cư trong lãnh thổ EU. Ủy ban châu Âu định nghĩa “nhập cư” là hành động
mà một người từ một quốc gia ngoài EU thiết lập nơi cư trú thông thường của
mình trong lãnh thổ của một quốc gia EU trong khoảng thời gian dự kiến là ít nhất
là mười hai tháng. Từ năm 2010 đến 2013, khoảng 1,4 triệu người không thuộc
Liên minh Châu Âu, ngoại trừ người tị nạn và người tị nạn, đã nhập cưvào EU mỗi
năm bằng các phương tiện thông thường, với mức giảm nhẹ kể từ năm 2010.
Trong năm 2015, số người xin tị nạn đến từ bên ngoài châu Âu đã tăng đáng
kể trong cuộc khủng hoảng nhập cư ở châu Âu. Đến năm 2018, tuy rằng số lượng
người nhập cư đã giảm bớt nhưng vẫn tiềm ẩn những vấn đề khác cần quan tâm.


Trước đó, đã có những báo cáo thống kê về con số kỷ lục về số lượng người
nhập cưlà năm 2015 với 1.015.078 người. Trong đó, hơn 800.000 người đã di
chuyển bằng đường biển từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Hy Lạp, và phần lớn trong số họ vẫn
tiếp tục đến châu Âu để nhập cư vào Đức và Thụy Điển.
Từ năm 2015, số lượng người tị nạn và nhập cư đến Hy Lạp đã giảm xuống
nhanh chóng sau khi châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ đã kí thỏa thuận gửi lại cho những
người nhập cư Thổ Nhĩ Kỳ không xin tị nạn hoặc những yêu cầu của họ đã bị từ
chối.


Trong khi con số người nhập cư đã giảm sút ở Hy Lạp, số người đến Ý chỉ
thay đổi một chút cho đến năm 2018 và từ đó giảm rõ rệt. Vào năm 2016 và 2017
tương ứng 180.000 và 119.000 người đến Ý trên những chuyến tàu buôn lậu bởi
những kẻ buôn người từ Bắc Phi và được giải cứu trên biển. Trong năm 2017, Ý
đã tiếp nhận 67% lượng người nhập cư vào châu Âu.
Dưới đây là bảng thống kê số lượng người tị nạn và nhập cư vào châu Âu từ
năm 2014-2017 và các nước nhận người nhập cư ở châu Âu.

2
2


Tuy nhiên, từ tháng 1 năm 2018, số lượng người đến Ý đã giảm đáng kể, với
20.120 người tính đến giữa tháng 9 năm 2018. Cùng thời điểm đó, Tây Ban Nha
đã nhận được số lượng người nhập cư và tị nạn cao nhất - gần 35.000 người - phần
lớn trong số họ đi bằng đường biển và hơn 5.300 người bằng đường bộ đến Ceuta
và Melilla- hai vùng của Tây Ban Nha ở Bắc Phi.
Tổng cộng có 20.760 người đã đến Hy Lạp trong năm 2018 tính đến tháng 9,
nâng tổng số lượng người nhập cư EU vào năm 2018 chỉ còn hơn 76.000 người.
Syria vẫn là quốc gia có số lượng người nhập cư dừng chân ở Hy Lạp phổ

biến nhất. Người nhập cư đến từ Iraq và Afghanistan cũng nằm trong số các quốc
gia có lượng người nhập cư cao hàng đầu.
Ở Ý và Tây Ban Nha, người nhập cư đến từ hầu hết các nước châu Phi đứng
đầu danh sách. Ở Ý, người nhập cư phổ biến nhất đến từ Tunisia, tiếp theo là
Eritrea, Sudan, Nigeria và Pakistan. Tây Ban Nha đã nhận phần lớn người nhập cư
từ Guinea, tiếp theo là Morocco và Mali, cũng như Bờ biển Ngà, Syria và một số
quốc gia châu Phi cận Sahara khác.

3
3


Tuy rằng số lượng người nhập cư đã có dấu hiệu giảm, nhưng vẫn tồn tại
những vấn đề nguy hiểm trong con đường tị nạn của những người nhập cư. Theo
thống kê của Liên Hợp Quốc, chỉ trong 7 tháng đầu năm 2018 đã có gần 1.600
người chết trong hành trình vượt Địa Trung Hải. Có nghĩa là, cứ 18 người vượt
biển thì có một người thiệt mạng nhiều hơn tỷ lệ 1/47 của năm 2017. Thách thức
với EU còn là biện pháp bảo đảm an ninh, an sinh xã hội và đảm bảo vấn đề việc
làm cho người nhập cư.

1.3. Nguyên nhân của sự nhập cư
Nhìn chung, nhiều người nhập cư tin rằng họ sẽ có cơ hội việc làm tốt hơn
khi đến Châu Âu. Số khác cho rằng học sẽ có chỗ ở an toàn và nền giáo dục tiên
tiến cho con cái của họ.
Riêng đối với cuộc khủng hoảng nhập cư năm 2015, có nhiều lý do dẫn đến
việc hàng ngàn người Châu Phi rời bỏ quê hương để tìm đến Châu Âu.
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến làn sóng người nhập cư ở châu Âu là do vấn
đề khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội ở các nước khu vực Bắc Phi-Trung Đông.
Cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội đã gây ra thất nghiệp tràn lan, chênh
lệch giàu nghèo dẫn tới bất bình đẳng trong xã hội ở các nước khu vực này không

4
4


ngừng gia tăng. Đặc biệt, sự trì trệ cùng những chính sách quản lý, điều hành hà
khắc của chính quyền sở tại (kéo dài trong nhiều năm) khiến dân chúng bất bình.
Điều này lý giải vì sao, khó khăn về kinh tế - xã hội ở các quốc gia khu vực Bắc
Phi - Trung Đông (thời gian qua) tuy không trầm trọng hơn so với các khu vực đói
nghèo khác trên thế giới, nhưng bất ổn chính trị vẫn xảy ra, thậm chí đã tác động
làm sụp đổ thể chế chính trị của nhiều nước.
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc khủng hoảng người nhập cư ở châu Âu đó
là sự can thiệp của các nước phương Tây núp dưới chiêu bài “ cải cách dân chủ”.
Thực tiễn cho thấy, các biến động chính trị - xã hội mang tên “Mùa xuân A-rập”
(từ cuối năm 2010 - 2015) thực chất là hậu quả việc thực hiện chiến lược “Đề án
Trung Đông lớn” của Mỹ. Dưới tác động của “Mùa xuân A-rập”, bạo lực, xung đột
đã diễn ra ở nhiều nước khu vực Bắc Phi - Trung Đông khiến người dân nơi đây
phải rời bỏ nhà cửa, đất nước đi lánh nạn, tạo làn sóng nhập cư ồ ạt sang châu Âu
và nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Về phía Châu Âu, Châu Âu đã thất bại trong việc thống nhất chính sách giải
quyết vấn đề người tị nạn. Đức là quốc gia sẵn sàng chấp nhận người tị nạn do dân
số bị già hóa đề giải quyết vấn đề nguồn nhân lực. Trong khi đó một số quốc gia
như Ý, Hy Lạp và các nước vùng Ban-căng lại không sẵn sàng tiếp nhận do lo
ngại về vấn đề an ninh và khó khăn kinh tế trong nước. Tuy nhiên, để đến được
các nước tiếp nhận nhập cư, thì dòng người phải đi qua các nước phản đối nhập
cư. Chính vì thế, làn sóng nhập cư đã tạo cảnh hỗn loạn và bất ổn thì ngày một gia
tăng, thậm chí nhiều nơi còn xảy ra tình trạng bạo lực. Mặt khác, do chặn đường
nhập cư bằng đường bộ của Thổ Nhĩ Kỳ và một số nước khác đã đẩy người tị nạn
phải lênh đênh trên biển gây ra hàng loạt các vụ việc thương tâm trước khi họ đến
được đất liền.


Chương 2.

Ảnh hưởng của nhập cư đến nền kinh tế Châu Âu

2.1. Ảnh hưởng tích cực
Châu Âu đang đối mặt với làn sóng nhập cư nghiêm trọng nhất trong vòng
nhiều thập kỷ. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng bên cạnh thách thức, người nhập
cư có những đóng góp tích cực vào guồng máy kinh tế của những nước tiếp nhận
người nhập cư, thậm chí còn giúp giải quyết tình trạng nhân lực đang lão hóa ở
Châu Âu.
2.1.1. Nguồn lực lớn cho lực lượng lao động
Những người ủng hộ người nhập cư cho rằng đây sẽ là một lực lượng lao
động mới ở châu Âu. Theo báo cáo của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
(OECD) từ năm 2014, người nhập cư chiếm tới 70% lực lượng lao động tăng thêm
5
5


ở Châu Âu trong 10 năm qua. Ví dụ như ở Đức, nơi đang có một nhu cầu lớn về
lực lượng lao động được đào tạo về toán học, công nghệ thông tin, khoa học tự
nhiên và công nghệ (MINT).
Theo một báo cáo của Viện Nghiên cứu Kinh tế ở Cologne (IW), Đức đang
phải đối mặt với khoảng cách nhu cầu lao động và lực lượng lao động đang già đi
trong các ngành nghề thuộc MINT. Viện này dự đoán nhu cầu lao động sẽ còn tăng
tiếp ở khu vực này trong tương lai, và hy vọng khoảng 800.000 người nhập cư dự
kiến vào nước này riêng trong năm nay có thể bổ sung phần thiếu hụt này.
2.1.2.
Những đóng góp cho ngân sách các nước
Theo thống kê, số người nhập cư vào EU đã tăng gấp 3 lần trong năm 2015,
dự kiến cuối năm sẽ vào khoảng 2 triệu người, khiến cho lượng cầu ở khu vực này

tăng vọt. Việc phải chi nhiều hơn để chu cấp nhà ở và trang trải các chi phí về giáo
dục cho những người mới đến trở thành yếu tố để chính phủ các nước Châu Âu
phải đẩy mạnh năng suất lao động. Theo Credit Suisse, ước tính Tổng sản phẩm
nội khối (GDP) năm 2016 của khu vực đồng tiền chung Euro tăng 0,2 - 0,3 điểm
phần trăm, mang đến tác động tích cực trong ngắn hạn. Về lâu dài, những người
nhập cư có thể trở thành những người đóng góp đáng kể cho nền kinh tế của các
quốc gia tiếp nhận, đồng thời những tác động tích cực đối với ngành tài chính
công, lương hưu, lĩnh vực nhân khẩu và tiềm năng tăng trưởng của các nước Châu
Âu là rất lớn. Ngoài ra, nhà nghiên cứu Nancy Green tại Trường nghiên cứu
chuyên sâu về khoa học xã hội ở Paris nhận định người nhập cư thường làm những
công việc mà người bản xứ không muốn lựa chọn, như ngành may mặc hay sản
xuất thép trong thế kỷ 19-20 hay lĩnh vực dịch vụ ngày nay. Sự tham gia lao động
của người nhập cư không chỉ giúp tăng GDP, những khoản thuế mà người nhập cư
phải đóng sẽ giúp chính phủ cân bằng ngân sách.

2.2.

Ảnh hưởng tiêu cực

Nói như vậy không có nghĩa là bức tranh người nhập cư vào Châu Âu hiện
nay chỉ toàn màu hồng. Tiếp nhận thêm người tị nạn có nghĩa là quốc gia đó đối
mặt với rất nhiều bất ổn.
2.2.1.
Áp lực lên nền kinh tế
Về ngắn hạn, các nhà hoạch định chính sách Đức cho rằng kinh tế các nước
châu Âu sẽ chịu những tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng di cư, khi ngân
sách nhà nước phải bỏ ra các khoản lớn chi phát sinh để cung cấp nhu yếu phẩm
và nơi ở cho những người mới đến cũng như xử lý đơn xin nhập cư. Các chi phí
này có thể là tương đối đáng kể, như với Đức. Đức đã dành 6 tỷ euro để giải quyết
cuộc khủng hoảng người nhập cư trong năm 2015 và theo ước tính của hãng

6
6


Standard & Poors, khoản chi ngân sách mà Đức phải bỏ ra cho người nhập cư
trong hai năm tiếp theo sẽ lần lượt lên tới 10 tỷ euro và 12 tỷ euro.
Cũng theo Standard & Poors, những khoản chi ngân sách đột xuất và lớn có
thể làm ảnh hưởng đến quá trình tái cơ cấu kinh tế và ngân sách của một số nước
EU, hoặc đến mức xếp hạng tín nhiệm của các nước này. Bên cạnh đó, việc hàng
triệu người nhập cư đổ về “lục địa già” này sẽ “bào mòn“ hệ thống an sinh xã hội
vốn được đóng góp bởi người dân bản địa để dành cho y tế, hỗ trợ thất nghiệp,
lương hưu và giáo dục.
2.2.2.
Khó khăn trong đào tạo lại lực lượng lao động nhập cư
Mặc dù người nhập cưcó thể thúc đẩy lực lượng lao động nhưng nhiều quan
điểm thận trọng vẫn cho rằng với số lượng dân tị nạn lớn từ Trung Đông và châu
Phi đang đổ về, nhiều người trong số đó không hề được đào tạo hay giáo dục, vì
vậy họ có thể trở thành gánh nặng cho tình hình tài chính công.
Thật vậy, nhiều nước đang phải tiếp nhận dân nhập cư là những nước đang
chịu hậu quả suy thoái như Hy Lạp và Ý, những nơi chỉ vừa thoát khỏi tình trạng
không tăng trưởng trong một thời gian dài. Những người nhập cư đến châu Âu
được cho là sẽ cần ít nhất từ 5 đến 6 năm để có thể hòa nhập vào xã hội sở tại và
đáp ứng các tiêu chuẩn trình độ ở mặt bằng chung, còn nếu muốn ngang bằng với
người bản xứ quá trình này sẽ mất 15 năm, tương đương gần 1 thế hệ.

Chương 3. Giải pháp của các nước Châu Âu
3.1.

Những chính sách khuyến khích nhập cư


Với một số nước Châu Âu, người nhập cư là giải pháp hợp lý để giải quyết
vấn đề già hóa dân số, thiếu hụt lực lượng lao động vào thời điểm hiện tại. Do vậy
những nước này đã sửa đổi hoặc ban hành những chính sách, đạo luật để khuyến
khích sự nhập cư từ những nước ngoài Châu Âu. Đức là một ví dụ. Tháng
10/2018, liên đảng cầm quyền tại Đức, đảng Liên minh Dân chủ/Xã hội Cơ đốc
giáo (CDU/CSU) và Dân chủ Xã hội (SPD) đã nhất trí thông qua dự luật nhập cư
mới, nhằm thu hút thêm các lao động có tay nghề từ những nước ngoài EU.
Các nhà sử dụng lao động Đức phải tìm cách tuyển dụng hơn một triệu việc
làm và tình trạng thiếu hụt lao động đang hạn chế sự tăng trưởng của nền kinh tế.
Để khắc phục tình trạng này, Thủ tướng Đức A.Méc-ken, Bộ trưởng Nội vụ H.Xihô-phơ và Bộ trưởng Lao động H.Hai mới đây đã đạt được thỏa thuận về việc gỡ
bỏ rào cản trên thị trường lao động đối với toàn bộ những người không phải công
dân EU, có kỹ năng đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng và biết tiếng Đức.
Lực lượng lao động của Đức dự kiến giảm trong những thập kỷ tới do dân số
già và tỷ lệ sinh thấp. Người nhập cư sẽ dần trở thành lực lượng lao động quan
7
7


trọng, đóng góp vào quỹ lương hưu để hỗ trợ số lượng người về hưu ngày càng
tăng. Theo đó, dự luật mới cũng đề xuất chính phủ không nên buộc các công ty
thiên vị công dân Đức để đáp ứng nhu cầu lao động, trước khi tìm kiếm công dân
không thuộc khối EU.
Bên cạnh đó, những cử nhân và người lao động nước ngoài được đào tạo
nghề sẽ có cơ hội đến Đức trong 6 tháng để tìm việc, nếu đáp ứng các yêu cầu việc
làm và ngôn ngữ. Người nhập cư cũng phải chứng minh có đủ nguồn lực tài chính
để không bị phụ thuộc vào hệ thống phúc lợi trong thời gian ở Đức.

3.2.

Giải pháp của các nước Châu Âu đối phó với khủng hoảng nhập cư

Kể từ khi bùng phát vào năm 2015, cuộc khủng hoảng nhập cư luôn là vấn
đề hàng đầu của các chương trình nghị sự chính trị tại Liên minh Châu Âu cũng
như các nước thành viên. Người ta tin rằng vấn đề nhập cư bùng phát bất ngờ nằm
ngoài tầm kiểm soát và các nhà lãnh đạo không có kế hoạch thật sự nào để xử lý.
Một chính sách nhập cư bền vững sẽ cần phải thỏa mãn 3 điều kiện: Nó phải đáp
ứng các nguyên tắc đạo đức được chấp nhận rộng rãi, nhận được sự ủng hộ dân
chủ rộng lớn, và tránh các quyết định mà người ta (dù là người nhập cư, các xã hội
tiếp nhận hay các xã hội có người nhập cư) sau đó sẽ hối tiếc. Nếu một chính sách
chệch hướng khỏi các tiêu chuẩn này, thì có khả năng nó sẽ thất bại. Và cho tới tận
ngày hôm nay, một chính sách triệt để như thế vẫn chưa được đưa ra chính thức.
Trong thời gian đó, những con người từ các đất nước nghèo khổ, những khu vực
chiến sự như Iraq, Syria,… vẫn tiếp tục đánh cược tính mạng trên những con
thuyền vượt đại dương; nạn buôn người qua biên giới diễn ra ngày càng phức tạp;
những người nhập cư trước phải sống trong điều kiện những khu trại tị nạn quá tải.
Không chỉ vấn đề nhân quyền ngày càng trở nên trầm trọng, số lượng người tị nạn
khổng lồ không rõ nguồn gốc dẫn đến những tình hình an ninh và xã hội không
kiểm soát. Dù chưa thể đưa ra một biện pháp cứng rắn giải quyết tận gốc những hệ
lụy này, EU và chính phủ các nước vẫn cố gắng đưa ra các cấp thiết ngắn hạn
trước mắt.

Năm 2015
Ngày 23/4/2015, tại một cuộc họp đặc biệt của Hội đồng châu Âu tại
Brussels, các nhà lãnh đạo EU đã thống nhất bốn lĩnh vực ưu tiên hành động để
đáp trả 1 800 sinh mạng bị mất ở Địa Trung Hải khi những người nhập cưthực
hiện hành trình nguy hiểm đến bờ biển châu Âu trên thuyền. Chúng bao gồm các
biện pháp chống lại những kẻ buôn người, một chương trình trở về mới cho những
người nhập cư bất thường, bảo vệ nhiều hơn cho những người tị nạn từ các khu
vực xung đột và tăng gấp ba nguồn lực cho các hoạt động tìm kiếm và cứu hộ của
8
8



EU ở Trung Địa Trung Hải. Đây là hành động đầu tiên của EU sau khi vấn đề
nhập cưbùng phát.
Cũng trong năm 2015, ngày 22/9, các bộ trưởng nội vụ EU quyết định thông
qua thỏa thuận gây chia rẽ để chia sẻ 120,000 người xin tị nạn cho các nước EU
khác. Đây là một biện pháp tạm thời được thực hiện để đối phó với số lượng lớn
người xin tị nạn đang tìm đường từ Hy Lạp đến các nước EU khác và tìm thấy một
số biên giới bị đóng cửa. Ủy ban đề xuất thiết lập một hệ thống tái định cư vĩnh
viễn cũng như một gói các biện pháp khác để quản lý cuộc khủng hoảng này. Tuy
nhiên, đây lại là một thỏa thuận gây phẫn nộ. Để quyết định này được thông qua,
EU đã phải bác bỏ bốn phiếu chống đối của bốn nước Czech Republic, Slovakia,
Hungary and Romania. Hành động bất thường này được coi là chống lại chủ
quyền của họ, các nước gần trung tâm EU. Mặc dù được các tổ chức phi chính phủ
và các chuyên gia nhập cư hoan nghênh như một nỗ lực muộn màng của EU để
nắm bắt cuộc khủng hoảng nhập cưlớn nhất từ trước đến nay, quyết định này đã
gây chia rẽ và đặt ra một cuộc họp thượng đỉnh căng thẳng của các nhà lãnh đạo
EU tại Brussels vào ngay hôm sau dành riêng cho tình trạng khẩn cấp tị nạn.
Sau trận chiến kéo dài nhiều tháng mà Liên Hợp Quốc cảnh báo là mối đe
dọa đối với sự thống nhất châu Âu, cuối cùng các bộ trưởng nội địa của lục địa đã
quyết định đồng ý với nguyên tắc chia sẻ người tị nạn giữa các quốc gia thành
viên trong động thái có ý nghĩa đầu tiên đối với chính sách chung của EU đối với
người xin tị nạn. Việc cấp thêm 1 tỷ euro cho công việc của Liên Hợp Quốc để
giúp đỡ người tị nạn cũng được thông qua. Nhưng căng thẳng vẫn chưa hề giảm
nhẹ khi bốn nước Czech Republic, Hungary, Romania và Slovakia đều phản đối
chống lại hạn ngạch được đưa ra. Bốn nước trong cùng một khu vực này tiếp tục
bày tỏ sự phẫn uất cho rằng đây là hành động áp đặt của các nước phía tây châu
Âu, đặc biệt là Đức. Các chính trị gia của Slovakia và Czech cảnh cáo rằng đây sẽ
là bước ngoặt phá vỡ cấu trúc xã hội châu Âu. Theo kế hoạch, 120.000 người tị
nạn được chia cho các quốc gia EU còn lại, được tái định cư từ Ý và Hy Lạp,

66.000 sẽ được chia sẻ ban đầu và phần còn lại một năm sau đó. Chín quốc gia ở
trung và đông Âu đang được yêu cầu chỉ tiếp nhận khoảng 15.000, trong khi Đức
và Pháp sẽ nhận gấp đôi. Thủ tướng Slovakia, Robert Fico, tuyên bố sẽ thách thức
cuộc bỏ phiếu, và hạn ngạch trên sẽ không bao giờ được áp dụng trong thời gian
ông còn tại vị ở Slovakia. Chính phủ Czech cũng cảnh báo rằng bất kỳ nỗ lực nào
để áp dụng kế hoạch như vậy cũng không thể thực hiện. Hungari, đất nước chống
nhập cư cứng rắn nhất, tuy đồng thuận nhưng đặt ra câu hỏi về tính khả thi của dự
án. Chính phủ EU đã đấu tranh với chính sách này kể từ tháng Năm khi số lượng
người đến tăng mạnh, dẫn đến việc Hungary xây dựng hàng rào ở biên giới và cho
phép quân đội sử dụng vòi rồng và đạn cao su chống lại người tị nạn. Đức đã đơn
9
9


phương mở cửa cho người Syria vào tháng trước trước khi quay lại và tái khẳng
định các biện pháp kiểm soát biên giới quốc gia ở giữa khu vực Schengen tự do đi
lại của châu Âu. Ở một phương diện khác, Anh đã từ chối tham gia chương trình
này. Chính phủ nước này tuyên bố không tham gia vào bất kỳ kế hoạch chia sẻ
người tị nạn nào của EU. Anh hứa riêng sẽ tái định cư 4.000 người tị nạn trong
năm nay và 20.000 trong năm năm tới.
Năm 2016
Người đứng đầu EU và chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ gặp mặt bàn bạc về việc tăng
cường hợp tác, giải quyết vấn đề khủng hoảng nhập cư vào cuối năm 2015 và
tháng ba năm 2016. Cho đến ngày 18/3/2016, các nhà lãnh đạo EU đã đạt được
thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ nhằm giảm thiểu nhập cư bất thường bằng đường biển
từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Hy Lạp. Thỏa thuận nêu rõ, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ chấp nhận trả lại
những người đã thực hiện hành trình vượt biển đến Hy Lạp; một số người tị nạn từ
Thổ Nhĩ Kỳ sẽ được tái định cư tại EU; và EU sẽ tăng tài trợ để giúp đỡ người tị
nạn ở Thổ Nhĩ Kỳ. Thỏa thuận này tỏ ra khá thành công ở thời gian đầu, khi làn
sóng nhập cư trái phép từ các nước Trung Đông thông qua Thổ Nhĩ Kỳ đến châu

Âu giảm đáng kể. Theo Knaus, trong nửa đầu năm 2017, gần 9.000 người đã đến
châu Âu qua biển Aegean, trong khi trong nửa cuối năm, con số này đã tăng lên
20.000. Nhưng theo Ủy ban EU công bố, số người tị nạn đến Hy Lạp qua Thổ Nhĩ
Kỳ đã giảm 97% so với thời kỳ trước khi thỏa thuận.
Tuy nhiên, sau hơn hai năm đi vào thực tế, kết quả của sự hợp tác này là quá
nhỏ bé so với kỳ vọng ban đầu. Theo thỏa thuận, EU gửi tất cả người Syria đến
đảo Hy Lạp bất hợp pháp sau ngày 20 tháng 3 năm 2016, trở lại Thổ Nhĩ Kỳ. Đổi
lại, những người tị nạn Syria hợp pháp được chấp nhận vào EU. Thế nhưng hai
nước chịu trách nhiệm chính là Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp lại không có sự kết nối hợp
tác chặt chẽ cần có, và thủ tục trở về ở Hy Lạp lại quá chậm. Chỉ có 1.564 người
Syria được gửi trở lại Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn 2016 - 2018. Ngoài ra, hơn 600
người Syria đã được gửi trở lại theo thỏa thuận giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp. Đổi
lại, 12.489 người Syria từ Thổ Nhĩ Kỳ đã được tái định cư ở các nước EU. Đức
chiếm 4.313, Hà Lan 2.608, Pháp 1.401 và Phần Lan 1.002 người tị nạn Syria (bởi
những cuộc tranh cãi về hạn ngạch không hồi kết, các thành viên EU tuyên bố
Hungary, Ba Lan, Cộng hòa Séc, Bulgaria và Đan Mạch không chấp nhận bất kỳ
người tị nạn nào cả). Đây quả thực là những con số quá nhỏ bé so với 2,9 triệu
lượt người tị nạn mà Thổ Nhĩ Kỳ phải tiếp nhận đến giờ (số liệu từ Liên hợp
quốc). Các bên đối lập còn quả quyết thỏa thuận của EU-Thổ Nhĩ Kỳ là trái pháp
luật và vô nhân tính. Mặc dù có những hành động đàn áp thích đáng, Thổ Nhĩ Kỳ
vẫn thể hiện là một nước an toàn. Trong khi có rất nhiều cuộc thảo luận về việc
10
10


EU phải chịu trách nhiệm với những người tị nạn bị giam giữ ở Thổ Nhĩ Kỳ mà
không có bất cứ một sự trợ giúp nào.
Thỏa thuận này đang trên bờ vực phá sản, khi Thổ Nhĩ Kỳ liên tục lặp lại lời
đe dọa sẽ đơn phương kết thúc vì sự bất tín của EU. Đầu tiên, lời hứa viện trợ 6 tỷ
euro ban đầu dành cho việc cứu trợ những người tị nạn Syria mới chỉ có 3 tỷ được

giải ngân, và hầu hết thông qua các dự án. Trong khi đó, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ
nói rằng chỉ có 1,85 tỷ euro tiền viện trợ được chuyển đến kho bạc chính phủ.
Thứ hai, quyền tự do thị thực cho công dân Thổ Nhĩ Kỳ được quy định theo thỏa
thuận đã không được thực hiện.
Năm 2017
Hàng loạt các cuộc gặp song phương, đa phương, và các cuộc họp nội bộ của
EU vẫn tiếp tục bàn bạc về cuộc khủng hoảng này. Tuy nhiên, ngay khi cuộc xung
đột tại Trung Đông dần lắng xuống giúp cho số lượng người nhập cư đã giảm đi
đáng kể so với đỉnh điểm 2015, một diễn biến chính trị khác xảy ra khiến cho
thêm một làn sóng nhập cư từ châu Phi nữa tràn vào châu Âu. Thủ tướng Ý, ông
Cameron Gentiloni nói, số người nhập cư đến Ý đã giảm 80% vào tháng 7 và
tháng 8, nhưng số người nhập cư đột nhiên bắt đầu tăng trở lại vào tháng trước khi
cuộc đấu tranh quyền lực Sabratha diễn ra.
Theo tờ Le Monde (Pháp), Ủy ban châu Âu (EC) đã kêu gọi các nước thành
viên cho phép tái định cư khoảng 50.000 người nhập cư đang trong hoàn cảnh
cùng cực nhất, cũng như cố gắng cải thiện cuộc sống của những người khác bằng
cách tài trợ các hoạt động tại các trung tâm tị nạn Libya của Văn phòng Cao ủy
Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) và Tổ chức Nhập cư Quốc tế (IOM).
Ngoài việc hỗ trợ các tổ chức nhân đạo quốc tế, EU tài trợ cho các cơ quan an
ninh Libya, bao gồm cả lực lượng bảo vệ bờ biển. Không ai có thể tính được hết
số tiền mà EU đã chi cho việc triển khai các lực lượng an ninh Libya. Hồi tháng
7/2017, EC đã ra thông báo về khoản chi 46 triệu euro để huấn luyện và trang bị
vũ khí cho lính biên phòng Libya, cũng như để thiết lập “cơ chế kiểm soát” ở thủ
đô Tripoli. Đó là chưa kể đến các khoản tiền do các nước thành viên EU đóng góp
trực tiếp.
Pháp tuyên bố sẽ tập trung giải quyết vấn đề người tị nạn Libya bằng cách
thiết lập các điểm nóng để giải quyết quá trình xin tị nạn, góp phần ngăn chặn
dòng người tham gia các hành trình đầy hiểm nguy vượt biển Địa Trung Hải.
Trong khi đó, cũng để đương đầu với vấn nạn người tị nạn từ Libya, chính phủ Ý
tuyên bố sẽ triển khai hai tàu quân sự tới Libbya nhằm ngăn chặn dòng di dân bất

hợp pháp và buôn người ở châu Âu.
Theo Nghị viện Ý, việc triển khai tàu ở bờ biên Libya là “hỗ trợ các lực
lượng an ninh Libya trong các hoạt động nhằm theo dõi đối chiếu sự nhập cưbất
11
11


hợp pháp cũng như các hoạt động buôn người”. Tuy nhiên, theo một số tổ chức
phi chính phủ quan ngại việc điều động tàu tới vùng biển Libya khiến người nhập
cưgặp nguy hiểm hơn. Tổ chức Ân xá Thế giới chỉ trích mạnh mẽ và cho rằng
“sáng kiến” này “kiến người tị nạn bị lạm dụng nhiều hơn”.
Từ năm 2018 đến nay
Con số giảm mạnh so với mức đỉnh 2015-16 do thỏa thuận EU năm 2016 với
Thổ Nhĩ Kỳ , hàng rào biên giới mới ở Balkan và thỏa thuận song phương 2017
giữa Ý và Libya , nhưng hàng chục nghìn người vẫn đang cố gắng tiếp cận châu
Âu. Các yếu tố cơ bản đã dẫn đến hơn 1,8 triệu người nhập cưđến châu Âu kể từ
năm 2014 đã không biến mất; hầu hết các nhà quan sát tin rằng đây chỉ là vấn đề
thời gian trước khi số lượng khách đến tăng đáng kể một lần nữa. Hiện tại Tây
Ban Nha, Ý và Hy Lạp chiếm phần lớn sự căng thẳng do vị trí địa lý của họ trên
Biển Địa Trung Hải và thực tế là, theo luật pháp EU, những người xin tị nạn phải
nộp đơn tại quốc gia EU đầu tiên họ vào. Tuy nhiên, không ai đồng ý với những
việc cần làm: một số quốc gia muốn thắt chặt kiểm soát biên giới, những quốc gia
khác muốn phân phối người nhập cư một cách công bằng hơn. Bất kỳ giải pháp
nào cũng sẽ phải cân bằng mối lo ngại của các quốc gia phía nam với các quốc gia
giàu có hơn ở phía Bắc, trong khi đối phó với sự từ chối của các trung tâm và
miền đông cứng rắn (như Hungary và Ba Lan) để chấp nhận bất kỳ người nhập cư
nào.
Với tâm lý chống nhập cư đang gia tăng trên khắp lục địa, đảng Liên minh
cực hữu Matteo Salvini ở chính phủ Ý, đã vận động cam kết gửi 500.000 người
nhập cư trái phép về nhà. Đảng Tự do dân túy tương tự cũng đang dần nắm lấy

quyền lực ở Áo. Tại Đức - nơi đã chào đón hơn 1 triệu người nhập cư vào năm
2015 theo chính sách mở cửa của Angela Merkel - đảng cánh hữu thay thế Für
Deutschland (AfD) đã giữ cho nhập cư vững chắc ở đầu chương trình nghị sự
chính trị. Sau một loạt những thất bại trong bầu cử, thủ tướng đã nói rằng bà
sẽ không dừng lại . Bỏ phiếu cho thấy nhập cư và khủng bố vẫn là mối quan tâm
hàng đầu của công dân EU.

12
12


Kết luận
Nhập cư vừa mang lại những lợi ích cho Châu Âu, đồng thời cũng đem lại
một số khó khăn cho khu vực này. Tuy rằng nhà lãnh đạo các nước đã tìm ra giải
pháp để tận dụng những mặt tích cực mà nhập cư mang đến, thay đổi phần nào
tình hình nhập cư, nhưng vẫn có những vấn đề còn tồn tại, đặc biệt cần sự quan
tâm của tất cả các nước trong khu vực Châu Âu, nhất là những vấn đề liên quan
đến cuộc khủng hoảng nhập cư từ Châu Phi. Sẽ rất khó để đưa ra một kết luận
chung cuối cùng cho vấn đề này, bởi nó không chỉ là việc của một quốc gia cụ thể
trong khu vực Châu Âu, mà nó đòi hỏi sự nhất trí, sự thống nhất toàn diện sao cho
các nước đều đạt được lợi ích từ kết luận này. Đó là lý do vì sao mà cho đến bây
giờ Châu Âu vẫn chưa đưa ra được một quyết định cụ thể để giải quyết phần nào
khủng hoảng nhập cư, mà cho dù có thì cũng không phải ý kiến mà tất cả các bên
đều đồng thuận. Tuy nhiên, dù sớm dù muộn, các quốc gia khu vực Châu Âu đều
phải đưa ra giải pháp để giải quyết tình trạng khó khăn trong những năm vừa qua
để có thể đưa kinh tế xã hội phát triển ổn định trở lại.

13
13



Tài liệu tham khảo
/> />fbclid=IwAR2fvp_OE8AjPCDYzkB9T8TQY6VC9F5DZkndASlsKw6VLOoT5s4
iRSAKO9o
/> /> /> /> /> /> /> />%27s+Deal+to+Stem+Flow+of+People+From+Libya+in+Danger+of+Collapse
/> /> /> />
14
14



×