Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

tiểu luận kinh tế học quốc tế II phát triển thương mại điện tử ở việt nam trong bối cảnh nền kinh tế số

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (292.78 KB, 18 trang )

Phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế số
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM
1.1. Định nghĩa thương mại điện tử
Thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hay toàn bộ hoạt động kinh doanh bằng các
phương tiện điện tử. Một cách dễ hiểu hơn thì thương mại điện tử chính là việc mua bán sản
phẩm hay dịch vụ thông qua internet và các phương tiện điện tử khác. Các giao dịch này bao
gồm tất cả các hoạt động như: giao dịch, mua bán, thanh toán, đặt hàng, quảng cáo và giao
hàng… Thế giới ngày càng bùng nổ về mạng máy tính, con người có thể nhanh chóng giao
tiếp và kết nối với nhau dễ dàng hơn thông qua nhiều loại dich vụ internet, điều kiện thuận lợi
cho lĩnh vực thương mại điện tử ngày càng phát triển hơn.
Thương mại điện tử có thể được chia ra làm 3 loại sau B2B, B2C, và P2P (có thể có những
cách chia khác). B2B có nghĩa là giao dịch thương mại điện tử giữa doanh nghiệp (doanh
nghiệp) và doanh nghiệp (business-to-business). B2C là giao dịch thương mại điện tử giữa
doanh nghiệp và cá nhân người tiêu dùng (business-to-consumer). P2P là giao dịch thương
mại điện tử giữa các cá nhân với nhau (Peer-to-Peer).
 B2B: Các doanh nghiệp dùng mạng Internet, WWW (website) để trao đổi thông tin mua
bán, tìm kiếm khách hàng, trưng bày sản phẩm, thậm chí cho phép đấu giá cung cấp hàng
hóa, đấu thầu trên mạng v.v...
 B2C: Các doanh nghiệp trưng bày thông tin, sản phẩm, dịch vụ trên mạng để quảng bá
đến với các cá nhân tiêu dùng, dùng mạng Internet để phục vụ các cá nhân tiêu dùng như
cho phép họ thực hiện việc mua hàng, trả tiền qua mạng, trả lời mọi câu hỏi của khách
hàng v.v...
 P2P: Một website được một doanh nghiệp xây dựng nhằm mục đích tạo “sân chơi” cho
các cá nhân có nhu cầu trao đổi thông tin, mua, bán với nhau. Ví dụ cụ thể là website đấu
giá trực tuyến nổi tiếng dạng P2P.
“Kinh tế số” là bước phát triển tất yếu, phù hợp với xu thế mới, mang lại hiệu quả và giá trị
lợi nhuận cao trong khi nền kinh tế truyền thống đang dần bão hoà như Việt Nam. Tuy nhiên,
theo nhận định của các chuyên gia, kinh tế số hóa ở nước ta hiện mới chỉ tập trung vào khía
cạnh liên lạc, giải trí và thông tin, trong khi nhiều lĩnh vực khác như thương mại điện tử vẫn
còn nhiều thách thức. Theo nghiên cứu của Trung tâm kinh doanh toàn cầu của Đại học Tufts
(Mỹ), hiện Việt Nam xếp hạng 48/60 quốc gia có tốc độ chuyển đổi kinh tế số hóa nhanh trên


thế giới, đồng thời xếp hạng 22 về tốc độ phát triển số hóa. Điều đó chứng tỏ Việt Nam đang
trong nền kinh tế số hóa và lĩnh vực thương mại điện tử có triển vọng tiến xa hơn.
Sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam đã tạo nên cuộc chạy đua của các doanh nghiệp trong
triển khai các công cụ hỗ trợ nhà phân phối, đại lý cung cấp sản phẩm cũng như giúp khách
hàng dễ dàng tiếp cận.
Những con số tăng trưởng vượt xa dự báo chính là nhân tố hút làn sóng đầu tư từ nước ngoài
mạnh mẽ hơn vào lĩnh thương mại điện tử tại Việt Nam. Có thể chỉ ra rất nhiều sự kiện như:
Alipay của Alibaba ký thỏa thuận chiến lược với Napas; Central Group mua lại Zalora;
Shopee nhận được khoản đầu tư 500 triệu USD từ Tencent; Tập đoàn thương mại điện tử lớn
thứ hai Trung Quốc JD.com rót tiền đầu tư chiến lược vào trang Tiki; Sendo hợp tác với 3 nhà
đầu tư Nhật Bản...

3


Phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế số

TỶ LỆ DOANH NGHIỆP CÓ WEBSITE HỖ TRỢ
KINH DOANH TRÊN NỀN TẢNG DI ĐỘNG
60%
50%

47%
42%

49%

41%

40%

29%

30%

29%
2017

20%

2018

10%
0%
Thực hiện mua sắm trên di động Triển khai khuyến mãi dành riêng Nhận đơn đặt hàng qua ứng
cho di động
dụng di động
Nguồn: Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam năm 2018

1.2. Vai trò của thương mại điện tử
Sự phát triển và phồn vinh của một nền kinh tế không còn chỉ dựa vào nguồn tài nguyên thiên
nhiên và nguồn lao động, mà ở mức độ lớn được quyết định bởi trình độ công nghệ thông tin
và tri thức sáng tạo. Cùng với xu thế đó, thương mại điện tử xuất hiện đã làm thay đổi bộ mặt
kinh tế thế giới bởi những ảnh hưởng to lớn của mình:
 Đối với doanh nghiệp:
Thương mại điện tử hiện nay hỗ trợ doanh nghiệp rất tốt trong việc marketing và tìm kiếm
cơ hội kinh doanh, nhất là trên thị trường quốc tế. Tương lai không xa, thương mại điện tử
sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm nhiều chi phí hoạt động vì đa số các hoạt động kinh doanh
đều được hệ thống CNTT quản lý.
 Đối với cá nhân hay cộng đồng:
Thương mại điện tử mang lại rất nhiều lợi ích cho cá nhân như:

- Quyền chọn lựa dịch vụ, sản phẩm để có thể an tâm khi mua (vì thương mại điện tử buộc
các doanh nghiệp phải cạnh tranh bằng chất lượng, giá cả, dịch vụ nên cuối cùng là người
tiêu dùng có lợi);
- Truy cập nguồn thông tin, kiến thức phong phú, bổ ích;
- Được hưởng lợi ích từ cộng đồng trực tuyến – như những người bạn “ảo” sẵn sàng giúp
nhau khi một ai đó có nhu cầu cần được hỗ trợ.
 Đối với quốc gia:
Thương mại điện tử sẽ góp phần rất lớn vào việc phát triển nền kinh tế quốc gia, phục vụ
lợi ích cộng đồng (chủ yếu là thông tin, kiến thức, dịch vụ) để giúp Việt Nam nâng cao dân
trí, phát triển kinh tế, sớm sánh vai cùng các nước trong khu vực.

4


Phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế số
Tựu chung lại, thương mại điện tử có khả năng giúp ích rất nhiều cho những doanh nghiệp cả
lớn lẫn nhỏ và người hưởng lợi nhất thường là khách hàng. Khách hàng sẽ mua được sản
phẩm rẻ hơn, nhanh hơn, hiệu quả hơn và thuận lợi hơn, còn doanh nghiệp có thể đưa sản
phẩm của mình đến với thị trường một cách nhanh nhất, bán hàng thuận lợi hơn. Với lợi thế
là một quốc gia đông dân cư, thương mại điện tử vừa là kênh cung cấp hàng hóa, vừa là kênh
bán hàng tiện lợi, là cầu nối ngắn nhất giữa những người sản xuất và người tiêu dùng. Báo
cáo Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam năm 2018 cũng cho thấy, tốc độ tăng trưởng trong
một số lĩnh vực cụ thể rất ngoạn mục. Đối với lĩnh vực bán lẻ trực tuyến, thông tin từ hàng
nghìn website thương mại điện tử cho thấy, tỷ lệ tăng trưởng doanh thu năm 2017 tăng 35%.
Khảo sát gián tiếp qua một số doanh nghiệp chuyển phát hàng đầu cho thấy, tốc độ tăng
trưởng doanh thu từ dịch vụ chuyển phát từ 62% đến 200%.
1.3. Thực trạng hiện nay của thương mại điện tử tại Việt Nam
Cùng với sự phục hồi của nền kinh tế, thương mại điện tử Việt Nam đã có sự tăng trưởng
nhanh hơn. Tuy nhiên, những trở ngại lớn vẫn không thay đổi, bao gồm: lòng tin của người
tiêu dùng khi mua sắm trực tuyến còn thấp, thanh toán trực tuyến chưa phổ biến, dịch vụ

chuyển phát và hoàn tất đơn hàng chưa theo kịp nhu cầu. Bên cạnh đó, thương mại điện tử
xuyên biên giới và bán hàng đa kênh đang nổi lên nhanh chóng. Đồng thời, sự khác biệt lớn
giữa các địa phương về hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông, tên miền, thu nhập bình
quân đầu người đã góp phần tạo ra khoảng cách rất lớn trong chỉ số thương mại điện tử. Để
thu hẹp khoảng cách này, đòi hỏi sự quan tâm và nỗ lực to lớn của các cơ quan quản lý nhà
nước và các tổ chức liên quan tới thương mại, đầu tư, công nghệ thông tin và truyền thông.
Bài viết phân tích về sự phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam hiện nay.
Tính đến tháng 1/2017, Việt Nam có 50,05 triệu người dùng internet chiếm 53% dân số, tăng
6% so với năm 2016. Số người dùng internet được xem là ở mức cao trên thế giới, tuy nhiên
tỉ lệ người dùng vẫn ở mức trung bình. Việt Nam có đến 46 triệu người dùng mạng xã hội,
chiếm 48% dân số. Cập nhật thông tin tiếp tục là mục đích sử dụng internet hàng ngày phổ
biến nhất, tăng từ 87% năm 2015 và lên 93,5% năm 2016. Đa số người tham gia khảo sát sử
dụng internet hàng ngày để tham gia các diễn đàn, mạng xã hội (81,2%), truy cập e-mail
(73,8%), xem phim ảnh, nghe nhạc (64,8%) và nghiên cứu học tập (63,9%). Đối với các hoạt
động như mua bán cá nhân, phần lớn người khảo sát có tần suất hoạt động hàng tháng
(36,2%). Đây chính là tiền đề để thương mại điện tử ngày càng phát triển.
Kết quả khảo sát của Cục thương mại điện tử và CNTT với người dân có mua sắm trực tuyến
năm 2016 cho thấy, 58% số người truy cập internet đã từng mua hàng trực tuyến. Loại hàng
hóa được mua trực tuyến phổ biến là đồ công nghệ và điện tử chiếm 60%, tăng 25% so với
năm 2015. Các mặt hàng được người tiêu dùng trực tuyến ưa chuộng khác là quần áo, giày
dép, mỹ phẩm (60%), sau đó đến đồ gia dụng (34%), sách và văn phòng phẩm (31%)…
Theo kết quả điều tra khảo sát năm 2016, có 6% người mua hàng trực tuyến trả lời rất hài
lòng với phương thức mua hàng này; 41% người mua trả lời hài lòng, tăng đáng kể so với tỷ
lệ 29% của năm 2015; 48% người mua cho biết cảm thấy bình thường và chỉ 5% số người
được hỏi trả lời không hài lòng.
Giá trị sản phẩm dịch vụ người mua hàng chọn mua nhiều nhất là mức từ 1 đến 3 triệu đồng,
chiếm 29%. Theo sau là mức trên 5 triệu đồng với 26% người chọn mua và mức được ít
người chọn mua nhất là từ 3 đến 5 triệu đồng với 11%.
5



Phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế số
Theo kết quả khảo sát, 31% website thương mại điện tử gặp khó khăn do nguồn nhân lực
chưa đáp ứng được yêu cầu của phát triển thương mại điện tử, 25% website đánh giá việc
khách hàng thiếu tin tưởng vào chất lượng hàng hóa hoặc lo ngại về vấn đề an toàn khi thanh
toán trực tuyến gây cản trở cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, 22% website cho
rằng chi phí cho dịch vụ vận chuyển giao nhận còn cao.

Trở ngại của khách hàng khi tham gia thương mại điện tử
Khách hàng lo thông tin cá nhân

10%
15%

An ninh mạng chưa đảm bảo
Khó khăn trong tích hợp thanh toán

17%

Cạnh tranh không lành mạnh

20%

Chi phí vận chuyển

22%

Khách hàng lo ngại về an toàn

25%


Khách hàng thiếu tin tưởng

25%
0%

5%
10%
15%
Nguồn: Tạp chí Công thương

20%

25%

30%

Chính vì lẽ đó, các hãng lập tức chú ý vào đầu tư hơn và kênh thông tin mạng nhằm tiếp thị
sản phẩm một cách hiệu quả và chính xác qua các website của công ty. Các hình thức quảng
cáo website thương mại điện tử, mạng xã hội với ưu điểm số lượng người sử dụng cao, chi
phí thấp đã trở thành một công cụ hữu hiệu để các doanh nghiệp sử dụng để quảng bá website
thương mại điện tử của mình (50%).

Tỷ lệ doanh nghiệp cập nhật thông tin sản phẩm
lên
website những năm gần đây
60%
50%
40%
30%

20%
10%
0%
Hàng ngày

Hàng tuần
2014

Hàng tháng
2015

Không cập nhật

2016

Nguồn: Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam

6


Phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế số
Tiếp đến là công cụ tìm kiếm (47%) và báo điện tử (35%). Tuy nhiên, khi được hỏi về hiệu
quả của việc quảng cáo website thương mại điện tử qua các hình thức, 39% doanh nghiệp
đánh giá cao việc quảng cáo qua các công cụ tìm kiếm, tiếp theo là mạng xã hội (28%).
Trong thời gian tới, Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa sự hợp tác khu vực và quốc tế này để
thực hiện tốt các cam kết quốc tế về thương mại điện tử; xây dựng và hoàn thiện các tiêu
chuẩn, quy chuẩn về trao đổi dữ liệu điện tử trong nước hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế.

7



Phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế số
CHƯƠNG 2: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở THỊ
TRƯỜNG VIỆT NAM
2.1. Cơ hội và tiềm năng
Nhận thức về thương mại điện tử và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0: Cùng với thương
mại điện tử, Cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động mạnh mẽ, làm thay đổi sâu sắc
phương thức sản xuất, quản trị xã hội, dịch vụ, thương mại...
Tại Diễn đàn Vietnam ICT Summit 2017, Ban tổ chức đã tiến hành khảo sát 275 đơn vị tham
gia về sự sẵn sàng của tổ chức, thế mạnh và những giải pháp cần thực hiện của Việt Nam để
chuẩn bị cho Cách mạng công nghiệp 4.0 cho thấy: 35,2% số tổ chức đã chuẩn bị và sẵn sàng
kết quả cho Cách mạng công nghiệp 4.0, trong đó phần đa là các doanh nghiệp thuộc khối
ngân hàng và công nghệ thông tin (CNTT). 58,7% đã tìm hiểu nhưng chưa biết chuẩn bị gì,
trong khi đó 6,1% chưa tìm hiểu gì và chưa biết chuẩn bị như thế nào cho những cơ hội và tác
động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4,0.
Ngoài ra, theo kết quả khảo sát, các doanh nghiệp, tổ chức cũng đề xuất, Việt Nam nên tập
trung vào một số ngành có lợi thế trong Cách mạng công nghiệp 4.0 bao gồm: CNTT
(89,9%), du lịch (45,7%), nông nghiệp (44,9%), tài chính - ngân hàng (47%) và logistic
(28,3%). Điều này cho thấy, nhận thức về thương mại điện tử và cuộc Cách mạng công
nghiệp ngày càng rõ ràng hơn…
Tiềm năng thị trường: Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), Việt
Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có mức tăng trưởng thương mại điện tử
nhanh nhất thế giới, với tốc độ 35%/năm, cao gấp 2,5 lần so với Nhật Bản.

Tình hình thương mại
điện
tử tại Việt Nam
4.5
4
3.5

3
2.5

4.07
37%
2.97

38%

Thị phần thương mại điện tử
trong tổng doanh thu bán lẻ
Việt Nam 2005 (%)
Khác

37%

3%

37%

2.2

36%

2
1.5
1
0.5
0


36%
35%

35%

35%
34%
2013

2014

Bán lẻ
thương
mại điện tử
97%

2015

Dung lượng thị trường TMĐT tại Việt Nam
(tỉ USD)
Tốc độ tăng trưởng
Nguồn: Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam

Bán lẻ thương mại điện tử

Khác

Nguồn: Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử
Việt Nam năm 2015


Sự bùng nổ của các ứng dụng thương mại điện tử tăng khả năng mua sắm trực tuyến. Trong
năm 2017, có hơn 210 website có nội dung liên quan đến thương mại điện tử được thành lập.
Doanh thu thương mại điện tử bán lẻ năm 2017 đạt hơn 2 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng 20%...
8


Phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế số
Nền tảng hạ tầng công nghệ thông tin: Nghiên cứu của Nielsen Việt Nam cho thấy, hiện nay
trung bình một người Việt Nam sở hữu 1,3 chiếc điện thoại, trong đó 70% là smartphone. Hạ
tầng công nghệ vững vàng là nền tảng để thương mại điện tử Việt Nam tạo ra doanh số 4 tỷ
USD trong năm qua.
Hiệu quả bán hàng trực tuyến: Khảo sát về hoạt động thương mại điện tử của các doanh
nghiệp tại Việt Nam được Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) thực hiện trong
3 tháng (từ tháng 9-11/2017) tại gần hơn 4.100 doanh nghiệp trên cả nước cho thấy, có tới
39% doanh nghiệp tham gia khảo sát đánh giá cao hiệu quả bán hàng trực tuyến thông qua
mạng xã hội, cao nhất trong các công cụ trực tuyến; các vị trí tiếp theo lần lượt là: Bán hàng
qua website của doanh nghiệp (35%), qua ứng dụng di động (22%), qua sàn giao dịch thương
mại điện tử (18%).
Hành vi của người tiêu dùng Việt Nam: Theo nghiên cứu của Nielsen Việt Nam, xu hướng
công nghệ trong 5 năm tới sẽ thay đổi hành vi của người tiêu dùng Việt Nam. Theo đó, 55%
người tiêu dùng Việt Nam đã và sẽ sử dụng thiết bị có kết nối internet để mua sắm nhanh và
hiệu quả hơn.
STT

1

2

Xu hướng


Chi tiết

Thương mại
điện tử tương
tác bùng nổ

Sự bùng nổ của mạng xã hội như Facebook, Zalo… kéo theo sự
phát triển hình thức mại điện tử tương tác. Sự kết hợp giữa thương
mại điện tử và các nền tảng mạng xã hội đã tăng tương tác giữa
người bán và người mua. Xu hướng này khuyến khích sự trao đổi,
chia sẻ giữa những người dùng khi trải nghiệm giao dịch mua bán
trên mạng xã hội. Dự báo, livestream vẫn là cách được sử dụng
phổ biến nhất khi bán hàng trên mạng xã hội, bởi tính tương cao
và ngay tức thời giữa 2 đối tượng mua và bán…
Việt Nam hiện có hơn 34 triệu người sử dụng smartphone (dữ liệu
từ Facebook và Tencent). Trong đó, 29% người mua hàng thực

Thanh toán di hiện giao dịch online thông qua nền tảng di động (Theo Global

độngWeb Index, 2017). Vì vậy, xu hướng thương mại điện tử trên nền
tảng di động là điều tất yếu. Giải pháp thanh toán di động sẽ trở
thành sân chơi mới trong năm 2018.

3

Logistics và chuỗi cung ứng được xem xét là nền tảng cho sự phát
triển bền vững của thương mại điện tử. Tốc độ phát triển của
thương mại điện tử càng nhanh thì cuộc chiến logistics ngày càng
Quản lí chuỗi khốc liệt. Vì vậy, nhiều dịch vụ logistics bên thứ ba ra đời ứng
cung ứng và dụng công nghệ vào quy trình quản lý chuỗi cung ứng và hậu cần, hậu cần,

kho kho vận, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh
vận
nghiệp. Hiện nay, bên cạnh nhiều các tên tuổi lâu năm như Viettel
Post, EMS… cũng đang chứng kiến sự xuất hiện của nhiều doanh
nghiệp mới như Giaohangnhanh, Giaohangtietkiem, DHL, Ninja
Van… làm cho thị trường này thêm sôi nổi hơn.

Một số xu hướng phát triển thương mại điện tử cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
9


Phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế số
Đáng chú ý, trong 6 tháng gần đây, người tiêu dùng Việt Nam sử dụng các thiết bị di động
được kết nối để đơn giản hóa trải nghiệm với 43% mua sắm, 33% thanh toán hóa đơn trực
tuyến, 35% đặt vé máy bay, xem phim, đặt phòng khách sạn, 31% chuyển tiền. Về xu hướng,
có tới 68% người tiêu dùng đã và mong muốn sử dụng mua sắm ảo.
Bên cạnh đó, tháng 1 năm 2019 vừa qua, Đại gia bán hàng trực tuyến khổng lồ Amazon chính
thức đặt chân vào thị trường Việt Nam, mở ra cơ hội kinh doanh lớn cho các doanh nghiệp Việt
Nam bán hàng đi khắp thế giới. Bộ Công Thương vừa tuyên bố đã chính thức bắt tay hợp tác với
Amazon nhằm hỗ trợ doanh nghiệp Việt xúc tiến xuất khẩu hàng hóa qua thương mại điện tử.
Ông Bernard Tay, Giám đốc Amazon Global Selling khu vực Đông Nam Á nhận định: “Việt Nam
có thế mạnh về các mặt hàng như đồ gia dụng, may mặc, giày da, thủ công, ... là những mặt hàng
có thể bán rất tốt trên Amazon. Chúng tôi đánh giá Việt Nam là một trong những quốc gia có tiềm
năng hàng đầu Đông Nam Á để xuất khẩu hàng hóa qua Amazon”.

Ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương, cho rằng đây là cơ hội vàng để đưa nhiều
hàng hóa Việt Nam ra thị trường thế giới. Thực tế, trước khi có cuộc hợp tác này, nhiều nhà
kinh doanh đã đưa hàng hóa nguồn gốc Việt Nam bán trên trang Amazon với giá cao ngất
ngưởng. Chẳng hạn, hiện nay một số tài khoản trên Amazon rao bán chổi đót, nón lá, phin
pha cà phê với giá từ 10 USD trở lên. Cụ thể, trên trang Amazon của Mỹ, chổi đót Việt Nam

có giá 11,99-14,99 USD, tương đương gần 200.000 đồng/cây. Trong khi tại Việt Nam, loại
chổi này có giá không đầy 30.000 đồng.
Thậm chí Amazon của Nhật bán hơn 12.000 yen Nhật, tương đương gần 2,7 triệu đồng/cây.
Hay phin pha cà phê có giá 9,99 USD, tương đương 230.000 đồng nhưng cũng loại đó chỉ
không đầy 40.000 đồng tại siêu thị Việt Nam.
Ông Nguyễn Thanh Hưng, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), nhìn
nhận việc gia nhập thị trường Việt Nam của Amazon đem lại lợi thế nhiều chiều. Thứ nhất, sẽ
thúc đẩy mạnh mẽ hơn sự phát triển thị trường thương mại điện tử Việt Nam, kéo theo sự tăng
trưởng cả một hệ sinh thái như bán hàng, logistic và đem lại cho người tiêu dùng Việt Nam
nhiều hàng hóa chất lượng với giá cả cạnh tranh.
Thứ hai, chiến lược của Amazon khi thâm nhập vào một thị trường sẽ có hai chiều. Đó là đưa
hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Việt Nam và đưa hàng hóa xuất khẩu Việt Nam ra các nước.

“Không đơn thuần về thương mại mà điều doanh nghiệp Việt hưởng lợi nhiều nhất từ việc
Amazon gia nhập thị trường Việt Nam là giúp phát triển thương hiệu của các doanh nghiệp,
hàng hóa Việt trong môi trường thương mại điện tử toàn cầu; đào tạo các doanh nghiệp Việt
về thương mại điện tử, để xuất khẩu hàng hóa và học kỹ năng bán hàng trên Amazon. Đặc
biệt, các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam sẽ không còn gặp nhiều rào cản về xuất khẩu
hàng hóa một khi tham gia vào Amazon” - ông Hưng nhìn nhận.
Đại diện một công ty sản xuất các sản phẩm đồ thủ công mỹ nghệ cho hay Amazon giúp công
ty tiếp cận thị trường toàn cầu rộng lớn. Kể từ khi chính thức bán sản phẩm trên sàn thương
mại điện tử, doanh số từ Amazon đóng góp 50% vào doanh số bán hàng trực tuyến của công
ty.

1
0


Phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế số
2.2. Khó khăn và thách thức

Hiện nay, lĩnh vực thương mại điện tử rất có tiềm năng phát triển, song trong bối cảnh nền
kinh tế số và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, lĩnh vực này vẫn còn đối mặt với không ít
thách thức, cụ thể:
Thứ nhất, làn sóng đầu tư của các đối thủ ngoại vào Việt Nam cho thấy, thương mại điện tử
trong tương lai có thể chỉ là sân chơi của những tên tuổi lớn. Nhiều chuyên gia dự đoán, trong
tương lai không xa, thương mại điện tử Việt Nam sẽ bị thống lĩnh bởi 2 hoặc 3 công ty chiếm
đến 80% thị phần và những công ty nhỏ hơn chỉ còn cách đi vào thị trường ngách.
Hiện nay, người tiêu dùng Việt Nam, đặc biệt là thế hệ người tiêu dùng trẻ hiện khá ưa
chuộng mua hàng qua các website thương mại điện tử của nước ngoài như Amazon, eBay…
do hàng hóa của nước ngoài phong phú, đa dạng và phù hợp với người tiêu dùng, đặc biệt là
giới trẻ thành thị, trong khi chi phí hoàn tất đơn hàng đối với các hợp đồng mua hàng trực
tuyến từ nước ngoài thấp hơn…
Thứ hai, môi trường cạnh tranh khốc liệt không dành cho các doanh nghiệp có năng lực tài
chính, công nghệ, quản trị… yếu kém. Thực tế, tiềm lực vốn là trở ngại lớn đối với doanh
nghiệp nội nếu muốn cạnh tranh với ngành thương mại điện tử nước ngoài. Ngoài ra, nếu
không cẩn trọng trong việc lựa chọn nhà cung cấp các giải pháp thương mại điện tử thì rất dễ
bị tốn chi phí mà không thu lại được nguồn lợi gì.
Thứ ba, nhiều thống kê và báo cáo cũng cho thấy, số lượng người dùng internet mua sắm trực
tuyến tại Việt Nam tăng trưởng mạnh nhưng vẫn thấp hơn các nước khu vực. Cụ thể, có 90%
người dùng Internet tại Indonesia mua sắm trực tuyến thông qua thiết bị di động, cao nhất
Đông Nam Á. Trong khi, con số này tại Việt Nam là 70%, thấp nhất Đông Nam Á. Tại Đông
Nam Á, trung bình chỉ có 47% doanh nghiệp áp dụng hình thức thanh toán khi nhận hàng
(COD), trong khi ở Việt Nam có đến hơn 80% doanh nghiệp hỗ trợ phương thức thanh toán
COD. Ở Singapore và Malaysia, tỷ lệ này chỉ 20%.
Thứ tư, phần lớn doanh nghiệp Việt, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa đầu tư đúng
mức cho hoạt động nghiên cứu tìm hiểu thị hiếu khách hàng nước ngoài để bán hàng trực tiếp,
không phải qua các nhà phân phối trung gian. Xét về mức độ uy tín, các nhà bán hàng trực tuyến
trong nước cũng vẫn yếu so với nhiều nhà bán hàng trực tuyến toàn cầu. Chất lượng, mẫu mã sản
phẩm quốc nội vẫn lép vế so với sản phẩm tương tự của nhiều nước khác…


Thứ năm, cơ sở hạ tầng công nghệ chưa tốt không chỉ khiến cho thương mại điện tử của Việt
Nam khó cạnh tranh với các quốc gia phát triển khác có thể đối mặt với các sự cố không
mong muốn hoặc thách thức về an ninh mạng. Thống kê của Lazada tại Diễn đàn Toàn cảnh
Thương mại điện tử 2017, trong sự kiện cáp quang AAG bị đứt vào 2,3 tuần năm 2016,
Lazada đã mất tới 30% doanh thu trung bình trong một ngày.
Bên cạnh đó, vấn đề an ninh, an toàn, bảo mật thông tin… trên các giao dịch điện tử vẫn chưa
thể khiến người tiêu dùng an tâm. Thời gian qua, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp
luật để buộc các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa, dịch vụ trong thương mại điện tử không
được thực hiện một số hành vi có thể xâm hại tới quyền và lợi ích của người tiêu dùng. Tuy
nhiên, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chưa có tính khả thi cao nên người tiêu
dùng vẫn chịu nhiều thiệt thòi và cảm thấy không yên tâm khi mua sắm online.

11


Phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế số
Mặc dù việc gia nhập của “gã khổng lồ” Amazon vào thị trường Việt mang lại rất nhiều cơ
hội và lợi ích cho doanh nghiệp Việt, song doanh nghiệp vẫn cần chú trọng đến những thách
thức khác:
“Các thị trường xuất khẩu lớn như châu Âu, Mỹ, Nhật, … đều có quy định nghiêm ngặt về chất
lượng, nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm mà để bán vào đây, doanh nghiệp Việt phải tuân thủ” - ông
ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) nhấn mạnh.

Hơn hết, rào cản về ngôn ngữ khiến không ít nhà bán lẻ, doanh nghiệp Việt khó tiếp cận với
các sàn thương mại điện tử, bao gồm cả Amazon. Do vậy các doanh nghiệp Việt cần nâng cao
trình độ ngoại ngữ, khả năng xây dựng thương hiệu để có thể tận dụng tối đa những lợi thế
bán hàng trên Amazon.
Cuối cùng, doanh nghiệp Việt đã đến lúc cần đổi mới, nâng cao hình ảnh, chất lượng sản
phẩm, thương hiệu của mình để cạnh tranh với ông lớn thương mại điện tử lớn nhất thế giới
khi Amazon đang từng bước đi sâu vào thị trường Việt.


1
2


Phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế số
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM
3.1. Khuyến nghị đối với Nhà nước
Thứ nhất, xây dựng hệ thống thanh toán thương mại điện tử quốc gia. Một trong những giải
pháp quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển thương mại điện tử là xây dựng được hệ thống
thanh toán thương mại điện tử quốc gia để sử dụng rộng rãi cho các mô hình thương mại điện
tử, đặc biệt loại hình doanh nghiệp - người tiêu dùng (B2C); thẻ thanh toán được sử dụng
rộng rãi để giảm tỷ lệ sử dụng tiền mặt; áp dụng phổ biến chứng thực chữ ký số để đảm bảo
an toàn, bảo mật cho các giao dịch thương mại điện tử. Cụ thể, xây dựng hệ thống thanh toán
thương mại điện tử quốc gia; xây dựng giải pháp thẻ thanh toán thương mại điện tử tích hợp;
xây dựng hệ thống quản lý trực tuyến hoạt động vận chuyển cho thương mại điện tử; xây
dựng hạ tầng chứng thực chữ ký số cho thương mại điện tử. Bên cạnh đó, xây dựng các tiêu
chuẩn trao đổi thông điệp dữ liệu trong thương mại điện tử; xây dựng hệ thống đảm bảo lòng
tin cho hoạt động mua sắm trực tuyến và cơ chế giải quyết tranh chấp trực tuyến.
Thứ hai, xây dựng thương hiệu trực tuyến. Phát triển các sản phẩm cũng là một giải pháp
quan trọng. Trong đó, xây dựng giải pháp bán hàng trực tuyến để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa
và nhỏ triển khai ứng dụng thương mại điện tử; xây dựng và duy trì sàn giao dịch thương mại
điện tử nhằm quảng bá hình ảnh, thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó,
hỗ trợ, nâng cao năng lực cho doanh nghiệp xuất khẩu tham gia các sàn giao dịch thương mại
điện tử uy tín trong nước và thế giới; xây dựng các giải pháp để phát triển ứng dụng thương
mại điện tử trên nền thiết bị di động và phát triển nội dung số cho thương mại điện tử. Đồng
thời, triển khai các chương trình, giải pháp để xây dựng thương hiệu trực tuyến cho các hàng
hóa, dịch vụ chủ lực của Việt Nam; xây dựng đồng bộ giải pháp đáp ứng đơn hàng trực tuyến
để các doanh nghiệp triển khai ứng dụng; xây dựng các ứng dụng dịch vụ công trực tuyến hỗ
trợ cho các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp.

Thứ ba, đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực. thương mại điện tử đòi hỏi mối quan hệ chặt chẽ giữa
người sản xuất, người phân phối, người tiêu thụ, các nhà công nghệ và cơ quan chính phủ. thương
mại điện tử bao gồm các giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp; giữa doanh nghiệp với
người tiêu dùng, chủ yếu là trên thị trường bán lẻ; giữa doanh nghiệp và chính phủ trong việc mua
sắm của các cơ quan nhà nước hay đấu thầu qua mạng và lập các website để cung cấp các dịch vụ
công; giữa các cá nhân, những người tiêu dùng tự lập website hoặc thông qua các sàn giao dịch
sẵn có để mua, bán, đấu giá hàng hóa… Các giao dịch trên một mặt, đòi hỏi phải có một đội ngũ
chuyên gia tin học mạnh, thường xuyên bắt kịp các thành tựu công nghệ thông tin mới phát sinh
để phục vụ cho thương mại điện tử và có khả năng thiết kế các phần mềm đáp ứng các nhu cầu
của kinh tế số hóa. Mặt khác, đòi hỏi mỗi người tham gia thương mại điện tử phải có khả năng sử
dụng máy tính, có thể trao đổi thông tin một cách thành thạo trên mạng, có những hiểu biết cần
thiết về thương mại, luật pháp… nếu là ngoại thương thì còn phải hiểu luật pháp quốc tế và ngoại
ngữ. Bởi vậy, phải đào tạo các chuyên gia tin học và phải phổ cập kiến thức về thương mại điện
tử không những cho các doanh nghiệp, các cán bộ quản lý của nhà nước mà cho cả mọi người.
Đồng thời can đẩy mạnh hoạt động truyền thông và giáo dục về lợi ích của thương mại điện tử để
từng bước thay đổi tập quán, tâm lý của người tiêu dùng từ chỗ chỉ quen mua sắm trực tiếp tại các
siêu thị, các chợ chuyển sang mua sắm qua mạng; tăng cường quảng bá, tuyên truyền, phổ biến
hướng dẫn trong toàn xã hội để thanh toán điện tử trở thành phương tiện thanh toán quen thuộc
với người dân và đào tạo phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển dịch vụ thanh toán
điện tử.
Thứ tư, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý; rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới chính sách về phát
triển Thanh toán điện tử. Để thương mại điện tử phát triển lành mạnh cần phải hoàn thiện

1
3


Phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế số
môi trường pháp lý, thông qua việc ban hành và thực thi các đạo luật và các văn kiện dưới
luật điều chỉnh các hoạt động thương mại, thích ứng với pháp lý và tập quán quốc tế về giao

dịch thương mại điện tử. Khung pháp lý rõ ràng, minh bạch và sự giám sát hợp lý của Ngân
hàng Nhà nước đối với hệ thống thanh toán điện tử sẽ là một yếu tố quan trọng trong việc
tăng cường lòng tin của người sử dụng và giới doanh nghiệp vào hệ thống thanh toán điện tử.
Chính phủ cần đầu tư trực tiếp và có chính sách tiếp tục khuyến khích và thu hút đầu tư của
xã hội, đầu tư tư nhân nhằm phát triển hạ tầng kỹ thuật cho thanh toán điện tử. Tăng cường
các chính sách khuyến khích phát triển các thị trường tiềm năng ứng dụng thanh toán điện tử
như thị trường giao thông vận tải, logistic… Đặc biệt cần quan tâm đến yếu tố phúc lợi của
chính sách, xu thế dài hạn của chính sách luôn là điều cần được ưu tiên.
Thứ năm, đảm bảo an toàn cho các giao dịch thương mại điện tử. thương mại điện tử có nhiều
tác động tích cực nhưng cũng có mặt trái là dễ bị các tin tặc phát tán các virút, tấn công vào
các website; phát tán các thư điện tử, tin nhắn rác; đánh cắp tiền từ các thẻ ATM… Mặt khác,
qua internet cũng xuất hiện những giao dịch xấu như: mua bán dâm, ma túy, buôn lậu, bán
hàng giả, hướng dẫn làm bom thư, làm chất nổ phá hoại, tuyên truyền kích động bạo lực…
Do vậy, cần có cơ chế kiểm soát các hoạt động vi phạm, tăng cường an ninh mạng, bảo mật,
an toàn thông tin thanh toán điện tử, cần yêu cầu các sàn giao dịch thương mại điện tử tăng
cường quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm, có biện pháp ngăn chặn, xử phạt với các
doanh nghiệp buôn bán hàng cấm, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng…
Thứ sáu, phát triển các dịch vụ công phục vụ cho thương mại điện tử. Đẩy mạnh cung cấp các
dịch vụ công như hải quan điện tử; kê khai thuế và nộp thuế, làm các thủ tục xuất, nhập khẩu;
đăng ký kinh doanh và các loại giấy phép chuyên ngành liên quan đến thương mại, giải quyết
tranh chấp... Các cơ quan nhà nước phải ứng dụng thương mại điện tử trong mua sắm công,
đấu thầu; gắn với cải cách hành chính, minh bạch hóa, nâng cao hiệu lực nền hành chính quốc
gia, và xây dựng chính phủ điện tử. Ngân hàng nhà nước cần tích cực triển khai đề án thanh
toán không dùng tiền mặt và tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý liên quan đến thanh toán điện
tử, một khâu rất quan trọng trong hoạt động thương mại điện tử. Bên cạnh đó, thực tế của
hoạt động thương mại điện tử cho thấy, cần sự vào cuộc của nhiều bộ, ngành. Cần thành lập
một Ban chỉ đạo hoặc Ban điều phối các hoạt động thương mại điện tử do một lãnh đạo
Chính phủ đứng đầu và nắm vai trò chính để các hoạt động này thực sự hiệu quả.
Thứ bảy, tăng cường hơn nữa sự hợp tác trong khu vực và quốc tế đối với phát triển thương
mại điện tử. Thời gian tới, Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa hợp tác quốc tế để thực hiện tốt

các cam kết về thương mại điện tử nhằm xây dựng và hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn
về trao đổi dữ liệu điện tử trong nước hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế. Cần tăng cường điều
phối, hợp tác chính sách phát triển dịch vụ thanh toán điện tử trong nước và quốc tế, liên
quốc gia, liên ngành. Điều này xuất phát từ thực tế, thanh toán điện tử là phương thức thanh
toán cho mọi hàng hóa và dịch vụ được mua bán qua internet, liên quan tới mạng lưới khách
hàng trên phạm vi toàn cầu.
Nhằm phát huy hơn nữa động lực tăng trưởng của thương mại điện tử xuyên biên giới, đóng
góp tích cực cho liên kết thương mại và kinh tế khu vực, thời gian tới Việt Nam cần phối hợp
với các nước hoàn thiện và hài hòa hóa khung pháp lý thương mại điện tử nhằm tạo thuận lợi
cho thương mại điện tử xuyên biên giới trong và ngoài khu vực; Tăng cường xây dựng năng
lực để các nền kinh tế có thể hỗ trợ các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ tham gia vào thị

1
4


Phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế số
trường thương mại điện tử xuyên biên giới trong khu vực và trên toàn thế giới; Giải quyết
những vấn đề mới và liên quan đến nhiều bên trong thương mại điện tử xuyên biên giới…
3.2. Đề xuất đối với doanh nghiệp

Lí do khiến người dân chưa tham gia mua sắm trực tuyến
50%

Không tin tưởng đơn vị bán hàng
37%

Mua tại cửa hàng tiện lợi giá rẻ hơn
Chưa bao giờ thử


26%

Không có thẻ tín dụng

26%

Sợ lộ thông tin cá nhân

25%

Không đủ thông tin ra quyết định

24%
23%

Chất lượng giao nhận chưa tốt
Hàng hóa dịch vụ không phong phú

20%

Khó kiểm định chất lượng hàng hóa

20%

Cách thức đặt hàng trực tuyến rắc rối

19%

Không có nhu cầu mua bán
0%


18%
10%

20%

30%

40%

50%

60%

Nguồn: Tạp chí Tài chính

Thứ nhất, các doanh nghiệp và các sàn thương mại điện tử cần tăng cường an ninh mạng, bảo
mật, an toàn thông tin thanh toán điện tử cho hệ thống của mình. Lựa chọn công nghệ phù
hợp là một bước chuẩn bị rất quan trọng, sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng triển khai được
thương mại điện tử. Nếu có nền tảng công nghệ chắc chắn và ổn định, người dùng dễ tìm
kiếm và tiếp cận hơn thì chắc chắn rảo cản cho thương mại điện tử sẽ được thu hẹp. Trang
web về doanh nghiệp và sản phẩm không chỉ cần có nội dung thu hút người đọc mà còn cần
tối ưu một số điều kiện kỹ thuật như: có hỗ trợ giao diện diện thoại/máy tính bảng; tốc độ
truy cập nhanh, có tối ưu cho việc tìm kiếm thông tin sản phẩm và thông tin doanh nghiệp,
chính sách bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để tạo niềm tin cho khách hàng... Đặc biệt, cần
có phần hỗ trợ trực tuyến để có thể tư vấn cho khách hàng ngay khi cần thiết, các mô hình trả
lời tự động nên được nghiên cứu và triển khai…
Thứ hai, cần nâng cao khả năng quản trị doanh nghiệp thông qua hợp tác và tăng sức cạnh tranh
trong việc thiết lập kế hoạch kinh doanh trung và dài hạn. Để triển khai thương mại điện tử thành
công, doanh nghiệp cần phải hiểu rất rõ về những gì đang có và hiểu rõ về ngành hàng cũng như

phân khúc khách hàng tiềm năng đang nhắm tới, từ đó đưa ra các kế hoạch tài chính và quảng cáo
phù hợp cho dịch vụ thương mại điện tử, nhằm phát triển và chiếm tối đa thị phần kinh doanh.
Các doanh nghiệp cần nghĩ đến phương án xây dựng mối quan hệ cộng sinh cho riêng mình, hợp
tác để đáp ứng từng phần trong quy trình thương mại điện tử, tập trung suy nghĩ về chiến lược và
cách thức vận hành sao cho tối ưu nhất. Để cạnh tranh trong môi trường năng động và có hàm
lượng công nghệ cao này của nền kinh tế số, doanh nghiệp cần đổi mới cách tư duy, xây dựng
những mô hình kinh doanh mang tính sáng tạo, tránh lối mòn của các doanh nghiệp đi trước.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa có lợi thế về tính linh hoạt trong mô hình tổ chức hoạt động và khả
năng sáng tạo, học tập cái mới, nhưng có thể còn hạn chế về vốn và năng lực nghiên cứu. Do vậy,
việc chủ động trang bị kiến thức, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số, mạnh
dạn áp dụng các mô hình thương mại điện tử mới và chú

1
5


Phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế số
trọng xây dựng uy tín, thương hiệu trên môi trường trực tuyến là những mục tiêu thiết yếu mà
doanh nghiệp nhỏ và vừa cần hướng tới để phát huy hơn nữa các lợi ích của thương mại điện
tử nói riêng cũng như hòa nhập vào dòng chảy của nền kinh tế số nói chung.
Thứ ba, chú trọng vào vấn đề chăm sóc khách hàng? Bất kì công ty nào cũng nên thể hiện sự
quan tâm đối với khách hàng thông qua từng quyết định dù nhỏ nhất để nhắm đến lợi ích của
khách hàng. Một trong số đó có thể nhắc tới chính sách trả lại hàng dễ dàng. Tiếp theo là nắm
chắc được thói quen mua hàng để nâng cao trải nghiệm mua sắm của khách hàng thông qua việc
đưa ra những gợi ý phù hợp với sở thích và nhu cầu của khách hàng. Một hệ thống quản lý quan
hệ khách hàng mạnh sẽ có lợi trong nhiều mặt. Hoàn thiện việc thanh toán, giao nhận sản phẩm
trực tuyến. Lựa chọn các hình thức thanh toán thuận lợi cho khách hàng như thanh toán chuyển
khoản, thanh toán qua internet banking, ví điện tử… Bên cạnh đó, khuyến mại hay cung cấp dịch
vụ giao hàng miễn phí cũng là một cách để kích thích nhu cầu tiêu dùng thông qua thương mại
điện tử. Nếu một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giao hàng miễn phí, luôn cần đảm bảo rằng tất

cả khách hàng đều biết rõ điều này. Nếu mặt hàng đủ giá trị để thực hiện giao hàng miễn phí, chủ
động thông báo đến khách hàng, hạn chế tình trạng khách hàng mất công tìm kiếm những mã
phiếu giảm giá trên mạng. Đơn giản hóa quá trình bảo hành cho khách hàng khi sản phẩm đó đảm
bảo đầy đủ điều kiện bảo hành nhằm giảm thiểu cảm xúc tiêu cực mà khách hàng gặp phải và tiết
kiệm thời gian, công sức đối với chính doanh nghiệp. Đẩy mạnh tương tác với khách hàng, làm
cho hình ảnh của doanh nghiệp được biết đến và khách hàng luôn nhớ tới. Tôn trọng, ghi nhận và
để tâm đến những phản hồi về chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Cập nhật thị hiếu, thực hiện các
khảo sát, nghiên cứu phản ứng khách hàng. Tập trung vào những giá trị mang lại lợi ích cho
khách hàng. Khách hàng là tài sản đáng giá nhất và doanh nghiệp cần đầu tư hết tâm sức vào đó.
Nếu quan hệ khách hàng chỉ tốt theo đợt thì rõ ràng là doanh nghiệp đang làm chưa đủ tốt và cần
phải tạo lập được 1 mối quan hệ trong thời gian dài. Lợi nhuận của một công ty trong dài hạn đến
từ chính những khách hàng trung thành.

Những rủi ro về sản phẩm khi mua hàng trên sàn
thương mại điện tử và trang web của công ty
100%

90%
80%
70%
60%
50%
40%
30%
20%
10%
0%

92%


86%
71%

77%
58%

50%

Sản phẩm bị cấm hoặc bị thu hồi
phẩm không đạt chuẩn an
Sàn thương mại điện tử

Sản phẩm có vấn đề về ghi nhãn Sản
toàn
Trang web của công ty

Nguồn: Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

Thứ tư, nhân sự tham gia vào hoạt động kinh doanh thương mại điện tử cần phải đảm bảo có
kiến thức Internet, kiến thức kinh doanh online, marketing online… Điều này đòi hỏi nhân sự
16


Phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế số
cần được trau dồi, đào tạo kiến thức một cách bài bản để có thể đảm bảo được các kĩ năng
thiết yếu khi tham gia vào quá trình làm việc.
Thứ năm, các doanh nghiệp nên cân nhắc việc lựa chọn các đối tác phù hợp nhất đối với điều
kiện thực tế cảu doanh nghiệp mình. Có thể kết hợp cùng nhiều đối tác khác để mở rộng kinh
doanh và đem lại nhiều giá trị nhất cho khách hàng. Ví dụ, khi gặp một số vấn đề đòi hỏi sự
am hiểu và có kiến thức chuyên môn sâu sắc, các doanh nghiệp có thể cần tới sự tư vấn từ các

công ty chuyên trong lĩnh vực thương mại điện tử hoặc trợ giúp lựa chọn công nghệ, xây
dựng quy trình thực hiện.
Thứ sáu, triển khai kênh online marketing kết hợp marketing truyền thống. Theo đó, cần xây
dựng nội dung truyền thông, nội dung để tương tác và đưa lên mạng xã hội, diễn đàn... Xây
dựng các website vệ tinh, các kênh bán hàng vệ tinh. Đặc biệt là phải xây dựng hệ thống từ
khóa liên quan đến sản phẩm đang kinh doanh để giúp website hiển thị ở những vị trí đầu khi
khách hàng tìm kiếm. Xây dựng những báo cáo, phân tích khi khách hàng ghé thăm các mục
trên trang web, sử dụng công cụ phân tích báo cáo trực tuyến để hỗ trợ...
Như vậy, việc chủ động trang bị kiến thức, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu chuyển
đổi số, mạnh dạn áp dụng các mô hình thương mại điện tử mới và chú trọng xây dựng uy tín,
thương hiệu trên môi trường trực tuyến là những mục tiêu thiết yếu doanh nghiệp cần hướng
tới để phát huy hơn nữa các lợi ích của thương mại điện tử nói riêng cũng như hòa nhập vào
dòng chảy của nền kinh tế số nói chung.

1
7


Phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế số

TỔNG KẾT
Thương mại điện tử Việt Nam đang được các chuyên gia nhìn nhận là đầy tiềm năng khi số
người dùng Internet đang ngày càng tăng. Tuy nhiên, thách thức với các doanh nghiệp nội địa
không nhỏ bởi ngày càng nhiều doanh nghiệp nước ngoài nhảy vào lĩnh vực này. Chưa kể thị
trường đang bước sang giai đoạn phát triển khá nhanh, nhưng sự chênh lệch giữa các địa
phương ngày càng gia tăng và có thể dẫn đến nhiều thách thức mới. Một thực tế được các
chuyên gia chỉ ra là đang có sự không công bằng trong giao dịch trực tuyến qua biên giới
giữa nhập khẩu và xuất khẩu với các khách hàng cá nhân. Khách hàng cá nhân mua hàng hóa
và dịch vụ trực tuyến từ nước ngoài nhiều hơn so với khách hàng cá nhân nước ngoài mua
sản phẩm trực tuyến từ Việt Nam. Ngoài ra, việc mua bán online vẫn còn phụ thuộc quá nhiều

vào các đơn vị trung gian. Thông thường để yên tâm, nếu các giao dịch ở cách nhau khá xa,
người mua thường nhờ một cửa hàng hay công ty có uy tín thực hiện khâu kiểm hàng và giao
nhận thay mình.
Người tiêu dùng Việt Nam, đặc biệt là thế hệ người tiêu dùng trẻ hiện khá ưa chuộng mua
hàng qua các website thương mại điện tử của nước ngoài như Amazon, eBay… Lý do của
hiện tượng này được Hiệp hội Thương mại điện tử chỉ ra do hàng hóa của nước ngoài phong
phú, đa dạng và phù hợp với người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ thành thị. Bên cạnh đó, các
nhà bán hàng trực tuyến toàn cầu có uy tín cao. Ngoài ra, chi phí hoàn tất đơn hàng đối với
các hợp đồng mua hàng trực tuyến từ nước ngoài thấp hơn…
Thời gian qua, nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để buộc các doanh nghiệp cung
cấp hàng hóa, dịch vụ trong thương mại điện tử không được thực hiện một số hành vi có thể
xâm hại tới quyền và lợi ích của người tiêu dùng. Nhưng thực tế, pháp luật về bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng chưa có tính khả thi cao nên người tiêu dùng vẫn chịu nhiều thiệt thòi và
cảm thấy không yên tâm khi mua sắm online. Vì vậy, cùng với quá trình phát triển mạnh mẽ
của thương mại điện tử, nhà nước cần đẩy mạnh hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Để thương mại điện tử phát triển lành mạnh, cùng với việc tiếp tục bổ sung, hoàn chỉnh khuôn
khổ pháp lý và cơ chế, chính sách trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cần nâng cao sự
hiểu biết của người tiêu dùng về thương mại điện tử. Hiện, nhiều nước trên thế giới đã áp dụng
các chương trình đánh giá mức độ uy tín của doanh nghiệp nhằm hỗ trợ và tạo niềm tin cho người
tiêu dùng trong việc lựa chọn doanh nghiệp tin cậy để giao dịch; các mô hình về giải quyết rút
gọn khiếu nại của người tiêu dùng; các công cụ nhằm phát hiện và ngăn chặn các loại hình lừa
đảo trực tuyến. Về phía các doanh nghiệp bán hàng qua mạng, bên cạnh việc tiếp cận công nghệ
hiện đại cần nâng cao chất lượng và bảo đảm thương hiệu của doanh nghiệp để sản phẩm, dịch vụ
tạo được sự tin tưởng của khách hàng đối với doanh nghiệp.

1
8


Phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế số


TƯ LIỆU THAM KHẢO
1. Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (2018), “Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt
Nam năm 2018”;

2. Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - xã hội Quốc gia (2015), “Thương mại điện tử ở
Việt Nam và một số giải pháp điều hành”;

3. Công Lý (2017), “Thương mại điện tử Việt Nam: Tiềm năng và thách thức”, Báo Diễn đàn
Doanh nghiệp;

4. Hương Xuân (2017), “Thương mại điện tử Việt Nam cần làm gì để phát triển nhanh
hơn?”, Tạp chí The Leader;

5. ThS. Phạm Thanh Bình (2017), “Phát triển thương mại điện tử Việt Nam trong quá trình
hội nhập AEC”, Tạp chí Tài chính tháng 6/2017;

6. ThS. Phạm Thanh Bình (2018), “Thương mại điện tử cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trong
giai đoạn đầu Cách mạng công nghiệp 4.0”, Tạp chí Tài chính tháng 8/2017;

7. ThS. Trần Anh Thư, ThS. Lương Thị Minh Phương (2018), “Phát triển thương mại điện tử
ở Việt Nam trong bối cảnh kinh tế số”, Tạp chí Tài chính tháng 4/2017;

8. Phương Minh (2019), “Gã khổng lồ Amazon nhảy vào Việt Nam: Ai hưởng lợi?”, Báo
Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh;

9. TS. Nguyễn Đình Luận (2015), “Tổng quan về thương mại điện tử ở Việt Nam”, Tạp chí
Tài chính tháng 8/2015;

10. Phương Anh (2017), “Giải pháp nào để thương mại điện tử phát triển?”, Thông tấn xã

Việt Nam;

1
9


Phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế số

11. Lê Vân (2018), “Cần làm gì để thúc đẩy thương mại điện tử bùng nổ?”, Tạp chí Kinh tế
và Dự báo;

12. Armando Roggio (2013), “How to Earn Loyal, Repeat Ecommerce Customers”, Practical
Ecommerce;

13. “Doanh nghiệp cần làm gì để đón sóng thương mại điện tử?”, Báo Nông nghiệp Việt Nam;

14. Nguyễn Tuấn (2014), “Những khó khăn khi phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam”,
Báo VietNamNet;

15. Đức Quỳnh (2017), “Khung thuận lợi hóa Thương mại điện tử được thông qua tại APEC
2017”, Chuyên trang Người đồng hành.

2
0



×