Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

tiểu luận kinh tế học quốc tế II chiến tranh thương mại mỹ trung và thu hút FDI vào việt nam cơ hội, thách thức và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (484.48 KB, 25 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang là xu thế tất yếu trên
thế giới trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên bên cạnh những biểu hiện tích cực như
việc ký kết các hiệp định thương mại tự do giúp kinh tế quốc tế phát triển sâu rộng thì
cũng tồn tại những cuộc chiến tranh thương mại bắt nguồn từ mâu thuẫn trong lợi ích
kinh tế, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế toàn cầu. Một trong những cuộc
chiến tranh thương mại mà cả thế giới đang quan tâm trong suốt hơn một năm qua và
đặc biệt trong thời gian gần đây với những leo thang căng thẳng là cuộc chiến tranh
thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới: Mỹ - Trung.
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bắt đầu từ ngày 22/03/2018 khi Tổng thống
Donald Trump tuyên bố sẽ áp dụng mức thuế 50 tỷ đô la Mỹ cho hàng hóa Trung Quốc
mà tiếp sau đó là hàng loạt hành động “ăn miếng trả miếng” giữa đôi bên. Chiến tranh
thương mại Mỹ - Trung đã và đang gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới kinh tế của
hai nước Mỹ, Trung nói riêng và toàn thế giới nói chung. Tuy nhiên, theo nhận định
của nhiều chuyên gia kinh tế, Việt Nam là một trong những nước có thể hưởng lợi rất
nhiều từ cuộc chiến này nếu biết hạn chế những thách thức và nắm bắt những cơ hội,
đặc biệt là tăng cường thu hút FDI để phát triển kinh tế.
Chính tính thời sự cũng như ý nghĩa đối với kinh tế Việt Nam, nhóm đã quyết định
lựa chọn đề tài “Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và thu hút FDI vào Việt Nam:
Cơ hội, thách thức và giải pháp”.
Cấu trúc bài tiểu luận gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về chiến tranh thương mai,
Chương 2: Diễn biến chiến tranh thương mại Mỹ - Trung,
Chương 3: Cơ hội và thách thức của Việt Nam trong thu hút FDI
Chương 4: Giải pháp thu hút FDI vào Việt Nam trong bối cảnh chiến tranh thương
mại Mỹ-Trung..

1


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI


1.1

Định nghĩa về chiến tranh thương mại

“Chiến tranh thương mại” (Trade War) là khi một quốc gia áp đặt thuế quan hoặc
hạn ngạch lên hàng hóa nhập khẩu và các nước đối tác đáp trả bằng các hình thức bảo
hộ thương mại tương tự. (K.Amadeo, 2019)
1.2
a.

Đặc điểm của chiến tranh thương mại

Nguyên nhân: bất đồng về lợi ích kinh tế, bắt nguồn từ hiệu ứng phân phối không

đồng đều trong quan hệ ngoại thương giữa các nước.
b.

Kết thúc: vì mục tiêu chính của các cuộc chiến tranh thương mại là lợi ích về mặt

kinh tế nên các cuộc chiến này thường kết thúc sớm sau khi các bên đạt được thỏa
thuận.
1.3

Công cụ trong chiến tranh thương mại

1.3.1 Công cụ thuế quan: thuế quan nhập khẩu
• Thuế quan nhập khẩu là loại thuế đánh vào hàng nhập khẩu, do chính phủ nước
nhập khẩu áp đặt lên nhà xuất khẩu nước ngoài. (Từ Thúy Anh, 2010, Trang 134)
• Thuế nhập khẩu được áp dụng nhằm 2 mục đích: Bảo hộ các nhà sản xuất trong
nước và tăng thu ngân sách nhà nước.

1.3.2 Các công cụ phi thuế quan
a.

Hạn ngạch nhập khẩu (Import quota): là một biện pháp hạn chế nhập khẩu bằng

việc ấn định mức nhập khẩu cao nhất của một sản phẩm trong một thời kì nhất định,
thông qua hình thức cấp giấy phép xuất nhập khẩu. (Từ Thúy Anh, 2010, Trang 174)
b.

Hạn ngạch xuất khẩu tự nguyện (Voluntary Export Restraints – VER): là một biện

pháp hạn chế nhập khẩu mà ở đó, một quốc gia nhập khẩu đòi hỏi quốc gia xuất khẩu phải
hạn chế bớt lượng hàng hóa xuất khẩu sang nước mình một cách “tự nguyện”,

nếu không họ sẽ áp dụng biện pháp hạn chế thương mại toàn diện chặt chẽ. (Từ Thúy
Anh, 2010, Trang 185)
c.

Rào cản kĩ thuật: Nhiều nước đề ra những quy định kĩ thuật để hạn chế hàng hóa

nhập khẩu, chẳng hạn quy định về nhãn mác chỉ rõ nguồn gốc và thành phần. (Từ

Thúy Anh, 2010, Trang 189)

2


d.

Rào cản hành chính: Nhiều nước đề ra những quy định hành chính nhằm


phân biệt đối xử chống lại hàng hóa nước ngoài, chẳng hạn làm chậm trễ nhập
khẩu qua biên giới do những thủ tục rườm rà. (Từ Thúy Anh, 2010, Trang 189)
e.

Các rào cản phi thuế quan khác:
- Tiêu chuẩn sản phẩm (Product standards): Chính phủ đưa ra những luật lệ và quy

định nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm, bao gồm những quy định liên quan đến vấn
đề vệ sinh an toàn, đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng và bảo vệ môi trường. (Từ Thúy
Anh, 2010, Trang 190)
- Tỷ lệ bắt buộc nội địa (Local Content Requirements): là một quy định rằng sản
phẩm được sản xuất và bán ra trên thị trường một nước phải chứa đựng tối thiểu một
hàm lượng giá trị sản xuất nội địa nhất định nào đó, dưới hình thức trả lương cho
người lao động địa phương hoặc nguyên vật liệu được sản xuất trong phạm vi nước đó.
(Từ Thúy Anh, 2010, Trang 191)
- Mua sắm chính phủ (Government Procurement): Chính phủ nhiều nước giới hạn
mức mua sắm hàng hóa nhập khẩu - mua rất ít hàng hóa nhập khẩu và mua hầu hết
hàng hóa được sản xuất trong nước bằng việc tạo ra ưu thế cho hàng hóa trong nước
như đặt ra thời gian chào hàng – mua hàng quá ngắn. (Từ Thúy Anh, 2010, Trang 193)
1.4

Một số cuộc chiến tranh thương mại tiêu biểu trong lịch sử

1.4.1 Cuộc chiến giữa Mỹ với Canada, Tây Ban Nha, Italy, Thụy Sĩ (1930 – 1934)
Đây là cuộc chiến tranh thương mại nổi bật nhất thế kỉ XX, được kích hoạt bởi lệnh
thuế Smoot – Hawley năm 1930, áp lên khoảng 20.000 hàng hóa nông nghiệp và công
nghiệp nhập khẩu vào Mỹ. Canada dẫn đầu và sau đó là một loạt nước Châu Âu là đối
tác thương mại của Mỹ đã tiến hành áp thuế trả đũa, khiến khim ngạch xuất khẩu và
nhập khẩu của Mỹ lần lượt giảm 61% và 66% chỉ trong vòng 4 năm từ 1929 đến 1933.

Mức thuế được bãi bỏ vào năm 1934. Cuộc chiến này được cho là đã làm trầm trọng
thêm Đại suy thoái những năm 1930 - tính chung, tổng giá trị thương mại toàn cầu giai
đoạn 1929 – 1934 đã giảm tới 66%. (Hoài Thu, 2018)
1.4.2 Gà chiến giữa Mỹ với Đức giai đoạn 1963- 1635
Đầu những năm 1960, phương thức nông nghiệp hiện đại được du nhập vào Mỹ,
biến gà thành sản phẩm sản xuất hàng loạt. Mặt hàng thịt gà giá rẻ của Mỹ đã nhanh
chóng lấn át loại thịt gà được chăn nuôi theo phương pháp truyền thống của Đức vốn
có giá thành đắt hơn nhiều.

3


Đến năm 1963, 6 thành viên của Cộng đồng kinh tế Châu Âu gồm Tây Đức, Pháp,
Hà Lan, Italia, Bỉ và Luxembourg đã quyết định gia tăng mức thuế nhập khẩu gà đông
lạnh lên 278% - nhằm trực tiếp vào Mỹ, khiến giá trị nhập khẩu gà từ Mỹ của Châu Âu
giảm sâu từ hơn 100.000 tấn xuống còn 32.000 tấn trong năm 1963 và tiếp tục giảm
mạnh trong những năm tiếp theo.
Để đáp trả, Mỹ đã đệ đơn khiếu nại về vấn đề này lên Hội đồng đại diện cho Hiệp
định Chung về Thuế quan và Mậu dịch (GATT) và tiến hành đánh mức thuế cao nhằm
vào 4 mặt hàng nhập khẩu gần như độc quyền vào thời điểm đó từ các quốc gia thuộc
EEC là xe tải từ Đức, rượu Brandy từ Pháp, bột khoai tây và dextrin (hồ bột) từ Hà
Lan. (Hồng Anh, 2018)
1.4.3 Xe chiến giữa Mỹ với Nhật thập niên 1980
Sự trỗi dậy của ngành ô tô Nhật Bản đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hãng xe
trong nước của Mỹ. Sau khi Ronald Reagan lên nắm quyền tổng thống vào năm 1981,
Mỹ bắt đâu gây sức ép buộc Nhật phải mở cửa thị trường cho các công ty Mỹ và giảm
sự mất cân bằng thương mại giữa hai nước. Trong khi Nhật nhất trí thực hiện các giải
pháp, kể cả hạn chế số lượng xe hơi xuất khẩu sang Mỹ bằng việc kí thỏa thuận Tự
nguyện hạn chế xuất khẩu VER, nỗi khiếp sợ về sức mạnh thương mại Nhật vẫn tăng
lên.

Năm 1885, 5 nước gồm Mỹ, Tây Đức, Pháp, Anh và Nhật đã ký Hiệp định Plaza,
giảm giá trị đồng USD so với đồng Yên Nhật và đồng Mark Đức. Động thái tạo lợi thế
cho Mỹ, dẫn tới việc gia tăng xuất khẩu và giảm thâm hụt thương mại của Mỹ với
nhiều quốc gia Tây Âu. Không dừng lại ở đó, năm 1987, Washington áp thuế nhập
khẩu 100% đối với lượng hàng hóa Nhật trị giá 300 tỉ USD, ngăn chặn chúng thâm
nhập vào thị trường Mỹ thành công.
Mọi thứ nhanh chóng trở nên tồi tệ với Tokyo. Khi đồng Yên bắt đầu tăng giá, các
sản phẩm Nhật trở nên ngày càng đắt đỏ và các nước khác bắt đầu quay lưng với
cường quốc xuất khẩu một thời. Những nỗ lực của Ngân hàng trung ương Nhật nhằm
giữ giá đồng Yên ở mức thấp đã làm khởi phát hiện tượng bong bóng chứng khoán và
sự sụp đổ của hiện tượng đó đã góp phần đẩy đất nước mặt trời mọc vào suy thoái
cũng như một "thập niên lạc lối". (Tuấn Anh, 2019)

4


CHƯƠNG 2: DIỄN BIẾN CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸTRUNG
2.1

Bối cảnh của Hoa Kỳ

2.1.1 Tình hình kinh tế
Nền kinh tế Mỹ là nền kinh tế hỗn hợp có mức độ phát triển cao. Đây là nền kinh tế
lớn nhất thế giới tính theo giá trị GDP danh nghĩa và lớn thứ hai thế giới tính theo
ngang giá sức mua tính từ năm 2007 đến năm 2017. Năm 2017 GDP đã gần đạt 20
nghìn tỷ USD, chiếm tới 20% tổng GDP toàn cầu.
25

20


15
USA
CHINA

10

5

0
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Hình 2.1: Biểu đồ GDP danh nghĩa của Trung Quốc và Mỹ giai đoạn 2007-2017
(nghìn tỷ USD)
(Nguồn số liệu: World Bank)
Nền kinh tế Hoa Kỳ đã trải qua đợt suy thoái theo sau khủng hoảng tài chính năm
2007-2008, với sản lượng năm 2013 vẫn dưới mức tiềm năng theo báo cáo cơ quan
ngân sách quốc hội. Tuy nhiên nền kinh tế đã bắt đầu hồi phục từ nửa sau năm 2009,
và tới tháng 10 năm 2017, tỷ lệ thất nghiệp đã giảm từ mức cao 10% xuống còn 4,1%.
Vào tháng 12 năm 2014, tỷ lệ nợ công đã chiếm hơn 100% GDP. Tổng tài sản có tài
chính nội địa đạt tổng 131 nghìn tỷ đô la và tổng nợ tài chính nội địa là 106 nghìn tỷ
đô la.
Từ biểu đồ tốc độ tăng trưởng kinh tế, ta có thể thấy được tốc độ tăng trưởng không
đồng đều qua các năm của các cường quốc kinh tế lớn trên thế giới. Tăng trưởng GDP
Hoa Kỳ theo báo cáo của Ngân hàng thế giới (World Bank) luôn lớn hơn 1,7% một

5


năm từ năm 2002 đến nửa đầu 2007. Đến năm 2008-2010 diễn ra khủng hoảng kinh tế
nghiêm trọng tại các nước đặc biệt là khủng hoảng tài chính làm cho tốc độ tăng

trưởng GDP sụt giảm đáng kể thậm chí xuống mức âm. Nguyên nhân là do:
Khủng hoảng tài chính 2007-2008 là một cuộc khủng hoảng diễn ra bao gồm sự đổ
vỡ hàng loạt hệ thống ngân hàng, tình trạng đói tín dụng, tình trạng sụt giá chứng
khoán và mất giá tiền tệ quy mô lớn ở Mỹ và nhiều nước châu Âu, có nguồn gốc từ
cuộc khủng hoảng tài chính từ Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ có một trong những thị trường tài chính lớn nhất và ảnh hưởng nhất toàn
cầu. Thị trường chứng khoán New York (NYSE) hiện là thị trường chứng khoán có
mức vốn hoá lớn nhất. Các khoản đầu tư nước ngoài tại Mỹ đạt 2,4 nghìn tỷ đô la,
trong khi những khoản đầu tư của Mỹ ra nước ngoài vượt 3,3 nghìn tỷ đô la. Nền kinh
tế Mỹ luôn dẫn đầu trong các khoản đầu tư trực tiếp và tài trợ cho nghiên cứu và phát
triển. Chi tiêu tiêu dùng chiếm 71% GDP năm 2013. người nhập cư từ khắp nơi trên
thế giới và tỷ lệ nhập cư ròng tại đây luôn nằm trong mức cao nhất thế giới.
Nền kinh tế Hoa Kỳ đã trải qua đợt suy thoái theo sau khủng hoảng tài chính năm
2007-2008, với sản lượng năm 2013 vẫn dưới mức tiềm năng theo báo cáo cơ quan
ngân sách quốc hội. Tuy nhiên nền kinh tế đã bắt đầu hồi phục từ nửa sau năm 2009.
Tốc độ tăng trưởng của Mỹ đã được phục hồi trở lại tuy nhiên với tốc độ chậm hơn
nhưng vẫn có sự thay đổi tích cực.
6

USA

4

JAPAN

2
0
2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
-2
-4

-6

Hình 2.2: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản, Mỹ, Tây Âu (%)
(Nguồn số liệu: World Bank)

6


Trong năm 2016, Mỹ là quốc gia có kim ngạch thương mại lớn nhất, cũng như là
nhà sản xuất hàng hoá lớn thứ 2 toàn cầu, đóng góp vào một phần năm tổng sản lượng
thế giới. Nước Mỹ không chỉ có nền kinh tế lớn nhất, mà còn có sản lượng công
nghiệp lớn nhất theo báo cáo Diễn đàn thương mại và phát triển (UNCTAD).
Bảng 2.1: Thương mại của Mỹ với một số nước năm 2017
Exhibit 14a U.S Trade in Goods by Selected Countries and Areas 2017
Balance

Exports

Imports

Total Balance of Payments Basis

-593,935

1143,562

1737,497

Net Adjustments


-9,341

4,973

14,320

Total Camus Basis

-584,594

1138,583

1723,177

North America

-65,040

389,932

454,982

Canada

-12,206

210,014

222,220


Mexico

-52,843

179,918

232,761

Europe

-123,092

245,723

369,415

Europe Union

-107,129

209,295

318,424

France

-9,858

24,971


34,727

Germany

-48,493

39,758

86,250

Italy

-22,132

13,520

35,651

United Kingdom

2,758

41,499

38,740

Russia

-7,562


5,110

12,572

Pacific Rim Countries

-342,997

289,750

632,756

China

-274,188

90,520

364,708

Hong Kong

24,439

30,054

5,5113

Japan


-51,130

49,847

100,977

Korea South

-16,865

36,184

53,049

South Central America

22,392

109,848

87,450

OPEC

-10,421

44,015

54,437


Africa

-7,702

16,390

24,092

Other Countries

-72,835

52,713

125,548

(Nguồn: IMF)

7


Đồng đô la Mỹ (USD) là đồng tiền được sử dụng nhiều nhất trong các giao dịch
quốc tế và là đồng tiền dự trữ phổ biến nhất thế giới, được bảo đảm bằng nền khoa học
công nghệ tiên tiến, quân sự vượt trội, niềm tin vào khả năng trả nợ của chính phủ Mỹ,
vai trò trung tâm của Hoa Kỳ trong hệ thống các tổ chức toàn cầu kể từ sau chiến tranh
thế giới thứ hai. Một vài quốc gia sử dụng đồng đô la Mỹ là đồng tiền hợp pháp.
Những đối tác thương mại lớn nhất của Hoa Kỳ bao gồm Trung Quốc, Canada,
Mexico, Nhật Bản, Đức, Nam Hàn, Anh Quốc, Pháp, Ấn Độ và Đài Loan.
Người Mỹ có mức thu nhập hộ gia đình và mức tiền công trung bình cao nhất trong
khối các quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác phát triển kinh tế (OECD), và đứng thứ 4 về

mức thu nhập bình quân năm 2010, giảm 2 bậc so với mức cao nhất năm 2007.
2.1.2 Tình hình thương mại
Hiện Mỹ và Trung Quốc đều đang là những đối tác thương mại lớn nhất của nhau.
Cụ thể, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc với giá trị lên tới 505 tỷ
USD trong năm 2017, tăng 9,3% so với năm 2016. Thị phần hàng xuất khẩu của Trung
Quốc tại Mỹ đã gia tăng liên tục, từ mức chỉ 8,2% vào năm 2000 đã tăng lên mức
21,6% vào năm 2017, duy trì là đối tác xuất khẩu nhiều nhất vào Mỹ kể từ năm 2007
đến nay. (Nhân dân điện tử Việt Nam, 2018)
Ở chiều ngược lại, Trung Quốc hiện đang là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Mỹ
(chiếm tỷ trọng hơn 8,4%, chỉ sau Canada và Mexico) với giá trị đạt hơn 130 tỷ USD
trong năm 2017. Riêng ở lĩnh vực nông nghiệp thì Trung Quốc là thị trường xuất khẩu
lớn thứ 2 của Mỹ với giá trị 19,6 tỷ USD trong năm ngoái (trong đó mặt hàng đậu
tương chiếm tỷ lệ 63%). (Census, 2019)
Thâm hụt thương mại của Mỹ được xem là nguyên nhân trực tiếp gây căng thẳng
thương mại Mỹ - Trung. Năm 2017, Mỹ nhập khẩu 364 tỷ USD hàng hóa từ Trung
Quốc, trong khi chỉ xuất khẩu 90 tỷ USD hàng hóa sang Trung Quốc. Như vậy, thâm
hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc lên đến 274 tỷ USD.
Đáng lưu ý là thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc liên tục tăng từ khi
Trung Quốc gia nhập WTO. Trung Quốc là một trong số những nền kinh tế mà chính
quyền Trump đặc biệt nhắm đến trong cuộc chiến thương mại. Mức thâm hụt tính đến
tháng 11/2018 của Mỹ với Trung Quốc đã chạm mốc kỷ lục. Số liệu cập nhật mới nhất
của Bộ Thương mại Mỹ, tháng 11/2018 thâm hụt thương mại nước này với nền kinh tế
lớn thứ 2 thế giới đã tăng 37,6 tỷ USD, tương đương 11% so với cùng kỳ. Tính chung,

8


thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc đã tăng lên hơn 382 tỷ USD đến hết
tháng 11/2018. (Bình Minh, 2019)
2.2


Bối cảnh của Trung Quốc

2.2.1 Tình hình kinh tế
25

20

15
USA
CHINA

10

5

0
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Hình 2.3: Biểu đồ GDP theo sức mua giai đoạn 2007-2017 (nghìn tỷ USD)
(Nguồn số liệu: World Bank)
Kinh tế Trung Quốc đại lục là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới (sau Hoa Kỳ) nếu
tính theo tổng sản phẩm quốc nội(GDP) danh nghĩa và đứng thứ nhất nếu tính theo sức
mua tương đương (PPP). Tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc không ngừng tăng
qua các năm. Năm 2013 mới ở con số gần 17 nghìn tỷ USD, nhưng đến năm 2017 đã
tăng lên 23 tỷ USD. Nhìn biểu đồ GDP tính theo sức mua tương đương, ta có thể thấy
Trung Quốc đang là nước dẫn đầu tính đến năm 2017.

9



16
14
12
10
8
CHINA

6

USA

4
2
2018

2017

2016

2015

2014

2013

2012

2011


2010

2009

2008

2007

2006

2005

2004

2003

-2

2002

0

-4

Hình 2.4: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng GDP của Mỹ và Trung Quốc (2002-2018)
(Nguồn số liệu: IMF)
Trong nhiều năm liền, Trung Quốc là nước có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất thế
giới. Năm 2007 nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất với tốc độ tăng trưởng hơn 14%,
trong khi tốc độ của Mỹ là 2%. Từ năm 2008-2009 tốc độ tăng trưởng GDP bị sụt giảm
do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Cuộc chiến thương mại gây thiệt hại với Mỹ

đang làm tăng thêm mối lo ngại ở Trung Quốc khi kinh tế của nước này có dấu hiêụ
tăng trưởng châṃ dần.
Kinh tế Trung Quốc tiếp tục chậm lại trong quý cuối năm 2018, các số liệu chính
thức cho thấy. Điều này làm dấy lên lo ngại về nền kinh tế toàn cầu. Trong ba tháng
tính đến tháng 12, kinh tế Trung Quốc chỉ tăng trưởng 6,4% so với một năm trước đó,
giảm từ mức 6,5% của quý trước. Trong cả năm, kinh tế Trung Quốc chỉ tăng ở mức
6,6%, tốc độ chậm nhất kể từ năm 1990. (BBC, 2019)

10


2.2.2 Tình hình thương mại
3000000
2500000
2000000
1500000

EXPORTS
IMPORTS

1000000
500000

2018

2017

2016

2015


2014

2013

2012

2011

2010

2009

2008

2007

2006

2005

2004

2003

0

Hình 2.5: Biểu đồ tổng xuất khẩu và nhập khẩu của Trung Quốc 2003-2018
(Nguồn số liệu: IMF)
Bất chấp căng thẳng thương mại với Mỹ, năm 2018, các doanh nghiệp Trung Quốc

vẫn có một năm "ăn nên làm ra" với tăng trưởng kim ngạch thương mại tới 9,7%, đạt
30.510 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 4.500 tỷ USD).
Theo số liệu của IMF, trong giai đoạn từ 2003-2018, kim ngạch xuất nhập khẩu của
Trung Quốc có sự biến động mạnh nhưng vẫn giữ được xu hướng tăng nhất định. Năm
2018, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc là 1877531 triệu USD và nhập khẩu là
2631065 triệu USD.
- Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, công bố ngày 14/1, trong 2018, kim ngạch
xuất khẩu của Trung Quốc- Mỹ tăng 7,1% lên mức 16.420 tỷ NDT, trong khi nhập
khẩu tăng 12,9% và đạt 14.090 tỷ NDT. Thặng dư thương mại năm 2018 của nền kinh
tế lớn thứ hai thế giới là 2.330 tỷ NDT.
Số liệu từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho biết thặng dư thương mại Trung-Mỹ
tăng 17% trong năm 2018, đạt 323,32 tỷ USD.Xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ
trong năm 2018 tăng 11,3% so với 2017, trong khi nhập khẩu của Trung Quốc từ Mỹ
chỉ tăng 0,7%. Tổng thặng dư thương mại của Trung Quốc trong 2018 là 351,76 tỷ
USD. Xuất khẩu của nước này tăng 9,9% trong cả năm, và nhập khẩu tăng 15,8%.
(Thời Báo tài chính Việt Nam, 2019)

11


2.3

Bối cảnh quan hệ thương mại Mỹ- Trung

Mỹ và Trung Quốc là hai đối tác thương mại lớn của nhau:
Trong quá trình thâm hụt thặng dư vốn rất cao của Mỹ, Trung Quốc chiếm tỷ trọng
lớn nhất (dao động từ 45-50%). Tính riêng trong năm 2017, Mỹ có 27 mặt hàng xuất
khẩu đạt trị giá trên 1,0 tỷ USD sang Trung Quốc trong đó có 5 mặt hàng đạt trên 5,0
tỷ USD (nhiều nhất là máy bay và linh kiện 16,3 tỷ USD, đậu tương- 12,3 tỷ USD).
Mỹ nhập khẩu 64 mặt hàng trị giá trên 1 tỷ USD từ Trung Quốc, trong đó có 14 mặt

hàng trên 10 tỷ USD. Các mặt hàng nhập chủ yếu là điện thoại di động (70,4 tỷ USD90,9%), máy tính và các linh kiện (77,2 tỷ USD- chiếm 85,7%), phương tiện truyền
thông (33,5% USD-60,7%). (Nam Anh, 2019)
2.4

Diễn biến chiến tranh thương mại Mỹ- Trung

Hình 2.6: Diễn biến chiến tranh thương mại Mỹ- Trung
(Nguồn: Tự tổng hợp)

12


2.4.1 Chính sách của Mỹ
a.

Phát động cuộc chiến xuất phát từ nhiều mục tiêu: Chính trị, Kinh tế, Công

nghệ,...
b.

Tập trung vào thuế đanh vào hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc.

c.

Tăng cường truy tố hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

d.

Tăng cường giám sát các hoạt động đầu tư nước ngoài vào Mỹ.


e.

Vận động các đồng minh và đối tác liên minh chống lại Trung Quốc.
Nhìn chung, Mỹ chủ động trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc và có

nhiều phương án để lựa chọn.
2.4.2 Chính sách của Trung Quốc
a.

Đáp trả bằng cách đánh thuế vào hàng hoá Mỹ song dư địa không nhiều.

Sử dụng các biện pháp trả đũa phi thuế quan khác như kiểm soát hải quan chặt chẽ,
thanh tra gắt gao lên tới 100% số lô hàng nhẩp khẩu hay thủ tục hành chính quan liêu
với hàng hoá của Mỹ để gây khó dễ cho công ty Mỹ tại Trung Quốc.
b.

Đã, đang và sẽ tiếp tục sử dụng biện pháp phá giá động NDT nhằm giúp hàng

hoá của Trung Quốc trở nên rẻ hơn so với các nước khác, giúp thúc đẩy xuất khẩu và
hạn chế nhập khẩu.
c.

Tiến hành các biện pháp gây khó dễ cho doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc.

Như vậy, có thể thấy Trung Quốc chủ yếu thực hiện các hành vi đáp trả trước các
quyết định của Mỹ song thường ở thế bị động hơn.
2.4.3 Nhận định về chiến tranh thương mại Mỹ- Trung
Tranh chấp thương mại Mỹ- Trung có bản chất khác các tranh chấp thương mại
trước đây của Mỹ với các quốc gia khác, vì tranh chấp lần này giữa Mỹ và Trung Quốc
không đơn thuần về lợi ích kinh tế, mà còn là cạnh tranh địa chính trị giữa hai cường

quốc hàng đầu thế giới. Tranh chấp thương mại Mỹ- Trung có khả năng sẽ kéo dài hơn
dự định. Đây là cuộc tranh chấp thương mại Mỹ- Trung diễn ra giữa hai quốc gia là đối
thủ địa chính trị có tầm ảnh hưởng toàn cầu, có những bất đồng trong nhiều vấn đề
quốc tế. Trong các tranh chấp thương mại trước đây, thuế suất thường được đánh vào
một mặt hàng, thì lần này thuế suất được đánh vào nhiều mặt hàng, bao gồm cả các
mặt hàng. Các biện pháp thương mại cứng rắn của Mỹ với Trung Quốc nhằm mục tiêu
ngắn hạn là cân bằng cán cân thương mại, buộc Trung Quốc phải thay đổi chính sách
theo hướng có lợi cho Mỹ. Mục tiêu dài hạn của Mỹ là kìm hãm sự phát triển của các

13


ngành công nghệ cao của Trung Quốc, qua đó đảm bảo vị thế số một của mình trên đấu
trường thế giới.
Về phía Trung Quốc, mặc dù đã có một số nhượng bộ, nhưng việc thực hiện đầy đủ
các yêu cầu của Mỹ là khó khả thi do một số yếu tố sau:
- Các doanh nghiệp Trung Quốc có khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp Mỹ
và có ảnh hưởng tới chính sách của Chính phủ (sức ép từ cộng đồng doanh
nghiệp trong nước).
- Nhiều Tập đoàn nước ngoài sẵn sàng chấp nhận các yêu cầu từ phía Trung Quốc
để được tiếp cận thị trường 1,4 tỷ người (lợi thế của thị trường lớn trên bàn đàm
phán).
Tranh chấp thương mại Mỹ- Trung có khả năng định hình lại chuỗi giá trị tại khu
vực Châu Á- Thái Bình Dương. Xu thế của thương mại toàn cầu là xuất nhập khẩu
hàng hoá trung gian (hiện đang chiếm 50% kim ngạch thương mại thế giới). Trên 86%
giá trị hàng điện tử, 68% giá trị hàng chế biến chế tạo, 59% giá trị máy móc thiết bị mà
Mỹ đang đánh vào hàng hoá xuất khẩu của Trung Quốc thực tế được sản xuất bởi các
công ty, tập đoàn xuyên quốc gia của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc),
EU,...chứ không phải các doanh nghiệp Trung Quốc Trung Quốc. Do đó, nếu tranh
chấp thương mại kéo dài sẽ buộc các doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp Trung Quốc)

phải điểu chỉnh lại chuỗi giá trị sản xuất.
Tuy vậy, việc dịch chuyển đầu tư sẽ không diễn ra ngay do việc thay đổi chuỗi cung
ứng cần hội tụ đầy đủ các yếu tố như vốn, lao động, thị trường,.... Các doanh nghiệp
có xu hướng chờ kết quả đàm phán và chính sách rõ ràng của Mỹ và Trung Quốc. Làn
sóng dịch chuyển đầu tư sẽ chỉ diễn ra mạnh mẽ khi cuộc đàm phán thất bại và hai bên
tiến hành các biện pháp đáp trả.
Tranh chấp thương mại Mỹ- Trung sẽ tác động đên xu hướng dịch chuyển đầu tư
của các doanh nghiệp Trung Quốc và doanh nghiệp nước ngoài đang đầu tư hoặc có kế
hoạch đầu tư tại Trung Quốc.
Ảnh hưởng của tranh chấp thương mại Mỹ- Trung làm cho chuyển dịch đầu tư khỏi
Trung Quốc sẽ ngày càng rõ nét, cụ thể các tập đoàn lớn, các doanh nghiệp công nghệ
cao rút dần đầu tư từ Trung Quốc trở về Mỹ và các quốc gia khác có điều kiện phù hợp
hơn (chủ yếu là các doanh nghiệp và tập đoàn công nghệ của Mỹ và các nước G7). Các
doanh nghiệp nước ngoài đang đầu tư tại Trung Quốc chuyển hoặc mở rộng đầu tư

14


sang các quốc gia khác. Bên cạnh đó, tác động từ cuộc chiến tranh thương mại khiến
cho các tập đoàn của Trung Quốc dịch chuyển một phần đầu tư ra khỏi Trung Quốc để
tránh mức thuế cao của Mỹ đối với hàng hoá, sản phẩm của mình khi xuất khẩu vào thị
trường Mỹ. Đối với những doanh nghiệp không dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc sẽ
phải tìm cách cải tiến công nghệ, giảm bớt chi phí, đa dạng hoá thị trường xuất khẩu
hoặc giảm bớt quy mô sản xuất.
Trong mọi trường hợp, trừ xu hướng không dịch chuyển và đầu tư rút về Mỹ, lựa
chọn ưu tiên sẽ là “China+1”. Theo đó ASEAN nổi lên là địa điểm đầu tư hấp dẫn,
trong đó Việt Nam, Thái Lan và Indonesia là những lựa chọn ưu tiên của các nhà đầu
tư.
Trường hợp Mỹ và Trung Quốc thực sự đạt được một thoả thuận thương mại và
Trung Quốc buộc phải nhượng bộ trước các đòi hỏi của Mỹ, thoả thuận này sẽ là sức

ép cải cách trong quan hệ kinh tế quốc tế đối với nhiều quốc gia láng giềng. Trong 6
vấn đề Mỹ yêu cầu Trung Quốc nhượng bộ, có 4 vấn đề mà Mỹ mong muốn thúc đẩy
trong luật chơi mới của thương mại toàn cầu, bao gồm:
- Tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ
- hạn chế sự can thiệp của Chính phủ để tạo sự bình đẳng giữa doanh nghiệp
Trung Quốc và doanh nghiệp nước ngoài.
- Dừng phá giá đồng Nhân dân tệ.
- Gỡ bỏ thuế quan đối với nông sản và dầu khí Mỹ.
Nếu Trung Quốc nhượng bộ các yêu cầu trên của Mỹ, ngay lập tức Mỹ sẽ áp các
điều khoản tương tự này cho các thoả thuận thương mại tiếp theo với các nước trong
khu vực. (BBC, 2019)
Khác với các cuộc tranh chấp thương mại của Mỹ trước đây, tranh chấp thương mại
Mỹ- Trung lần này có tác động đến nền kinh tế Việt Nam vì Việt Nam đã hội nhập sâu
rộng vào nền kinh tế toàn cầu nên vai trò của thương mại và FDI đối với nền kinh tế
Việt Nam ngày càng lớn. Mỹ và Trung Quốc hiện nay là hai đối tác thương mại quan
trọng hàng đầu của Việt Nam. Việt Nam cần phải chủ động ứng phó để tận dụng cơ
hội, hạn chế thách thức đến từ tranh chấp thương mại Mỹ- Trung.

15


CHƯƠNG 3: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA VIỆT NAM
TRONG THU HÚT FDI
3.1

Cơ hội của Việt Nam

3.1.1 Việt Nam có nhiều cơ hội dịch chuyển dòng vốn FDI từ Trung Quốc
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ Trung Quốc vào Việt Nam đang tăng
nhanh trong những tháng đầu năm nay. Thậm chí, có chuyên gia kinh tế còn tách bạch

vốn đăng ký mới, vốn tăng thêm và vốn đầu tư từ Trung Quốc vào Việt Nam thông qua
góp vốn, mua cổ phần để nhận định rằng, chính Trung Quốc mới là nhà đầu tư nước
ngoài đứng đầu trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam trong 3
tháng qua.
Cụ thể, trong quý I/2019, các nhà đầu tư Trung Quốc đã đăng ký đầu tư 137 dự án
đầu tư mới, với tổng vốn đăng ký 723,18 triệu USD. - theo dữ liệu của Cục Đầu tư
nước ngoài.
Tuy nhiên, trên thực tế, theo “bảng tổng sắp” do Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế
hoạch và Đầu tư) công bố, Trung Quốc vẫn đứng thứ 4 trong số các quốc gia và vùng
lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam kể từ đầu năm tới nay, với khoảng 1 tỷ USD, sau
Hồng Kông (trên 4,4 tỷ USD đăng ký đầu tư vào Việt Nam), Singapore (1,46 tỷ USD)
và Hàn Quốc (trên 1,3 tỷ USD).
Mặc dù vậy, vốn đầu tư từ Trung Quốc vào Việt Nam đang trong xu hướng tăng.
Quý I/2016, Trung Quốc chỉ đăng ký đầu tư vào Việt Nam tổng cộng gần 297 triệu
USD, đứng vị trí thứ sáu. Quý I năm ngoái, con số này tăng lên 823,6 triệu USD, đứng
vị trí thứ ba. Xung đột thương mại Mỹ - Trung và việc tăng trưởng kinh tế suy giảm đã
khiến Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư sang Việt Nam. Có vẻ xu hướng này đang hiện
hữu.
Không có lý do gì để chúng ta không có định hướng tận dụng lợi thế của Việt Nam,
như gần gũi về vị trí địa lý, có quan hệ truyền thống về thương mại và đầu tư… để thu
hút đầu tư từ Trung Quốc. Cơ hội là có, vấn đề là cách lựa chọn của Việt Nam.
Trước khi xảy ra chiến tranh thương mại, xu hướng dịch chuyển đầu tư ra khỏi
Trung Quốc đã diễn ra do chi phí nhân công, bảo hiểm và giá thuê mặt bằng của Trung
Quốc ngày càng tăng, quy định về kiểm soát môi trường ngày càng chặt chẽ hơn cùng
với nhu cầu tiếp cận các thị trường mới. Tranh chấp thương mại sẽ thúc đẩy xu hướng
này.

16



Các lĩnh vực có khả năng dịch chuyển khỏi Trung Quốc bao gồm:
- Điện, điện tử, thiết bị viễn thông, máy tính và linh kiện
- Thiết bị y tế
- Dệt may, da giầy, hàng tiêu dùng
- Công nghiệp hỗ trợ các ngành ô tô, hàng hải, hàng không
- Năng lượng tái tạo và thiết bị năng lượng
- Công nghiệp hóa dầu
3.1.2 Việt Nam có nhiều thuận lợi trong việc thu hút FDI từ nhiều nước khác trên
thế giới
Xu hướng dịch chuyển FDI khỏi Trung Quốc xảy ra trong bối cảnh nền tảng kinh tế
vĩ mô và các yếu tố địa chính trị khác của Việt Nam đang thuận lợi cho việc thu hút
FDI
Các yếu tố thuận lợi bao gồm: môi trường địa chính trị thuận lợi; nền kinh tế tăng
trưởng tốt, lạm phát được giữ ở mức thấp; nguồn lao động dồi dào, phi phí nhân công
thấp so với các quốc gia trong khu vực; thị trường nội địa tiềm năng; chính sách đầu tư
hấp dẫn và không ngừng được hoàn thiện theo hướng minh bạch, hướng đến chuẩn
quốc tế; các hiệp định thương mại tự do (FDA) đã và sắp có hiệu lực; sẽ mở rộng thị
trường cho hàng hóa của Việt Nam.
Thực tế cho thấy từ cuối năm 2017 đến quý I năm 2019, số lượng các doanh nghiệp
Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc) và EU sang Việt Nam khảo sát cơ
hội đầu tư tăng lên so với các năm trước. “Tính đến 20/3/2019, tổng vốn đăng ký cấp
mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà ĐTNN là 10,8 tỷ USD, tăng 86,2% so
với cùng kỳ năm 2018. Đạt kỷ lục về giá trị vốn đầu tư đăng ký của Quý I trong vòng
3 năm trở lại đây (năm 2016 đạt 4,03 tỷ USD, năm 2017 đạt 7,71 tỷ USD và năm 2018
đạt 5,8 tỷ USD).” (Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và đầu tư, 2019)
3.1.3 Việt Nam có điều kiện thu hút FDI có chọn lọc
Trong trường hợp tranh chấp thương mại Mỹ - Trung leo thang mạnh và dòng vốn
FDI dịch chuyển vào Việt Nam có khả năng tăng cao sẽ tạo điều kiện để Việt Nam thu
hút có chọn lọc.
Các dự án FDI trong thời gian qua tuy có đóng góp quan trọng cho nền kinh tế Việt

Nam nhưng cũng bộc lộ nhiều hạn chế nổi bật như:

17


Các dự án FDI chủ yếu có quy mô nhỏ, công nghệ thấp, lạc hậu, tiêu hao năng
lượng, ô nhiễm môi trường, thâm dụng lao động.
Mối liên kết, tương tác giữa khu vực FDI với khu vực kinh tế trong nước thiếu chặt
chẽ, hiệu ứng lan tỏa về năng suất và công nghệ rất hạn chế. Trường hợp chiến tranh
thương mại Mỹ - Trung leo thang và đóng vốn FDI dịch chuyển vào Việt Nam tăng
cao sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam thu hút FDI có chọn lọc.
3.2

Thách thức đối với Việt Nam

3.2.1 Tác động gián tiếp lên dòng vốn FDI
Tranh chấp thương mại Mỹ- Trung có khả năng tác động tiêu cực tới hoạt động
thương mại của Việt Nam, qua đó gián tiếp tác động lên dòng vốn FDI.
Tranh chấp thương mại Mỹ - Trung được dự báo làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh
tế toàn cầu đặc biệt là của Mỹ và Trung Quốc - hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của
Việt Nam những năm gần đây. Tăng trưởng kinh tế Mỹ năm 2019 được dự báo là 2,3%
(thấp hơn mức 2,9% của năm 2018) trong khi của Trung Quốc năm 2019 giảm xuống
còn 6,3% (so với 6,6% năm 2018), thấp nhất kể từ năm 1990.
Nguy cơ bị lợi dụng xuất xứ hàng Việt nam làm tăng rủi ro cho các doanh nghiệp,
trong đó có các doanh nghiệp FDI. Một số mặt hàng tiêu dùng của Trung Quốc chịu
mức thuế cao của Mỹ có thể lợi dụng xuất xứ Việt Nam thông qua việc đầu tư một số
công đoạn đơn giản (đóng gói, lắp ráp,... tại Việt Nam) để xuất sang Mỹ. Một số mặt
hàng có nguy cơ cao bị lợi dụng xuất xứ gồm: nhôm, thép, sản phẩm dệt may, đồ da,
túi xách, giày dép,...
Nguy cơ sụt giảm lượng hàng hóa trung gian của Việt Nam xuất khẩu sang Trung

Quốc dẫn tới làm giảm sức hút đối với các nhà đầu tư FDI trong lĩnh vực công nghiệp
hỗ trợ. Trong giai đoạn gần đây, cơ cấu hàng trung gian và hàng bán thành sản phẩm
trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc tăng đáng kể. Việc Mỹ
áp thuế cao đối với các sản phẩm điện tử, điện thoại,...của Trung Quốc ảnh hưởng tiêu
cực đến kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này sang Trung Quốc của các doanh
nghiệp FDI ở Việt Nam.
3.2.2 Ảnh hưởng xấu tới FDI thông qua những tác động về tài chính, tỷ giá
Tranh chấp thương mại Mỹ - Trung tạo thách thức đối với việc thu hút dòng vốn
FDI vào Việt Nam thông qua những tác động tới tài chính, tỷ giá.

18


Việc Trung Quốc duy trì chính sách đồng NDT yếu kể từ khi tranh chấp thương mại
bắt đầu làm giảm lợi thế cạnh tranh về chi phí sản xuất của Việt Nam. “Từ cuối tháng
4/2018 đến hết năm 2018, đồng NDT đã mất giá 9,2% so với USD, trong khi VNĐ chỉ
mất giá 1,7% so với USD. Từ đầu năm 2019 đến hết tháng 4/2019, đồng NDT tăng giá
2,3% so với USD khi Mỹ và Trung Quốc tiến hành các vòng đàm phán. Tuy nhiên, từ
đầu tháng 5/2019 đến 19/5/2019, khi các bất đồng leo thang và hai quốc gia cùng gia
tăng hàng rào thuế quan, đồng NDT tiếp tục mất giá 3%.”- theo dữ liệu của Ngân hàng
Thế giới (WB). Điều này cho thấy tỷ giá là một công cụ được Trung Quốc sử dụng để
làm giảm tác động tiêu cực của mức thuế Mỹ áp vào hàng hóa Trung Quốc; đồng thời
làm gia tăng sức nặng của Trung Quốc trên bàn đàm phán.
Giá trị ổn định của VNĐ một mặt giúp giữ vững niềm tin của nhà đầu tư khi đầu tư
vào thị trường Việt Nam, nhưng trong dài hạn sẽ làm tăng chi phí sản xuất ở Việt Nam
so với Trung Quốc. Việc đồng NDT giảm giá cũng có thể gây ra bất lợi cho thâm hụt
thương mại Việt Nam với Trung Quốc.
3.2.3 Thách thức đối với ổn định tài chính vĩ mô của Việt Nam
Kịch bản tranh chấp thương mại Mỹ - trung tiếp tục leo thang và dòng ngoại tệ đổ
vào trong nước có thể tăng cao đặt ra thách thức cho ổn định tài chính vĩ mô.

“Trong năm 2018, vốn FDI thực hiện đạt 19,1 tỷ USD (mức cao nhất từ trước đến
nay)”. (Cục đầu tư nước ngoài, bộ Kế hoạch và đầu tư, 2019)
Trong 4 tháng đầu năm 2019, vốn thực hiện ước đạt 5,17 tỷ USD (tăng 7,5% so với
cùng kỳ năm ngoái). Xu hướng mua ròng tiếp tục được duy trì trong những tháng đầu
năm 2019. Dòng vốn vào cùng với lượng kiều hối tăng cao kỷ lục, lên tới 10.68 tỷ
USD vào năm 2018 là cơ hội tốt để Việt Nam tăng cường dự trữ ngoại hối. Tuy nhiên
nếu dòng ngoại tệ tăng mạnh mà không được trung hòa kịp thời bởi các công cụ vĩ mô
và chính sách tiền tệ hợp lý có thể gây áp lực lên lạm phát cho năm 2019.

19


CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP THU HÚT FDI VÀO VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸTRUNG
4.1

Giải pháp trong ngắn hạn

Thu hút dòng vốn FDI có tính sàng lọc cao hơn, chọn lọc FDI đầu tư vào những
ngành, lĩnh vực phù hợp với định hướng cơ cấu lại nền kinh tế của Việt Nam như:
nông nghiệp nông thôn, công nghệ cao…, chuyển từ thu hút vốn FDI từ thế thụ động
sang chủ động, chú trọng theo hướng lan tỏa, chuyển giao công nghệ, kết hợp giữa
doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài cho phù hợp với điều kiện thực
tiễn của nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Ngăn chặn các dự án đầu tư từ Trung Quốc có ảnh hưởng xấu đến môi trường nước
ta bằng cách xây dựng những chuẩn mực nhất định cho các tác động của những dự án
đến môi trường, tham gia quản lý, giám sát một cách chặt chẽ đối với các dự án đang
được thực thi, kiên quyết từ chối đối với các dự án không khả quan. Điều này không
chỉ giúp bảo vệ môi trường nước ta mà còn phần nào tạo được lòng tin của người dân
trong nước đối với chính phủ, giảm ác cảm của họ đối với các dự án nước ngoài, nhất

là từ Trung Quốc.
Chủ động hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và
nhỏ nhằm giúp họ đối phó với khả năng hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu tràn lan vào
Việt Nam. Dưới tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, việc Mỹ đặt thuế
cao cho các hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc khiến một phần hàng hóa Trung
Quốc không thể di chuyển vào nội địa. Hậu quả là số hàng hóa bị Mỹ từ chối có khả
năng sẽ được nhập khẩu vào Việt Nam với giá thành rẻ, làm tăng sự cạnh tranh đối với
hàng hóa Việt Nam.
Đồng thời, chính quyền các địa phương cần phải tỉnh táo trước những hành động của
Trung Quốc, tránh để hàng hóa Trung Quốc núp bóng hàng hóa Việt Nam xuất khẩu
sang Mỹ, gây ảnh hưởng đến thương hiệu hàng hóa Việt Nam trên trường quốc tế. Để
làm được điều đó, ta cần cải thiện những rào cản về pháp lý cho những nguồn hàng
nhập từ Trung Quốc cũng như tham gia vào công tác giám sát, quản lý một cách chặt
chẽ, sát sao.

20


4.2
a.

Giải pháp trong dài hạn:

Hướng đến một nền kinh tế thị trường thực chất:
Đây là một trong những phương pháp tối ưu nhất trong dài hạn để Việt Nam hạn chế

được những ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, đồng thời
tạo một môi trường đầu tư thuận lợi cho những nhà đầu tư ngoài nước.
Cho tới nay, Việt Nam đã được 69 quốc gia trên thế giới công nhận có nền kinh tế
thị trường, trong đó có nhiều đối tác quan trọng thường xuyên rót nguồn vốn đầu tư

vào Việt Nam như: ASEAN, EU, Australia, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand… Tuy
nhiên, thế khó là đối tác lớn nhất của chúng ta - Mỹ, vẫn coi kinh tế nước ta là một nền
kinh tế phi thị trường. Theo thỏa thuận gia nhập tổ chức WTO của Việt Nam, thì đến
năm 2018, tổ chức này sẽ xét xem Việt Nam có phải là quốc gia hội tụ đủ những điều
kiện của một nền kinh tế thị trường hay không. Trong thời gian đó, Việt Nam được đối
xử như một quốc gia không có nền kinh tế thị trường. Nếu Việt Nam không có những
thương lượng hoặc thậm chí thỏa thuận đặc biệt với Mỹ để được công nhận nền kinh tế
thị trường, có khả năng Việt Nam sẽ gặp khó khăn trong việc hội nhập và mở cửa nền
kinh tế. Điều này rất có thể sẽ dẫn đến việc các nhà đầu tư bị mất niềm tin vào thị
trường Việt Nam, thực hiện rút nguồn vốn, ngưng hỗ trợ, đồng thời bó hẹp khả năng
nước ta sẽ tiếp cận được nguồn vốn vay dài hạn, có hiệu quả.
Trong tình hình đó, giải pháp cụ thể được đặt ra là:
+ Hình thành đầy đủ và đồng bộ các loại thị trường, tôn trọng các quy luật của thị
trường và giải quyết hài hòa mối quan hệ nhà nước - thị trường - doanh nghiệp; chủ
động và tích cực hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu và khu vực.
+ Phát triển và quản lý có hiệu quả nền kinh tế thị trường hiện đại với những đặc
trưng cơ bản, mang tính phổ biến đối với tất cả các quốc gia, không phân biệt chế độ
chính trị.
+ Phát triển nền kinh tế thị trường đầy đủ theo hướng hiện đại trên cả hai phương
diện kết cấu và thể chế.
b.

Giải quyết các điểm nghẽn trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài:
Nhận thức rõ được vai trò động lực thúc đẩy của đầu tư nước ngoài đối với nền kinh

tế, cũng như tận dụng các cơ hội có được từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung,
chính phủ nước ta không ngừng cải cách, thay đổi về thể chế để tạo lập một môi
trường đầu tư hấp dẫn, thu hút các dòng vốn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tuy

21



nhiên, về mặt khách quan, ta vẫn thấy tồn tại những điểm nghẽn trong thu hút vốn đầu
tư như sự yếu kém của ngành công nghiệp phụ trợ, lạm phát cao, chất lượng nguồn
nhân lực thấp, kết cấu cơ sở hạ tầng kém, thủ tục hành chính rườm rà…
Trong tình hình đó, để giải quyết các điểm nghẽn có ảnh hưởng xấu đến việc thu hút
đầu tư nước ngoài, chính phủ nước ta đã đề ra một số giải pháp cụ thể như sau:
+ Giải pháp về chính sách: tiếp tục rà soát pháp luật, chính sách về đầu tư, kinh
doanh để sửa đổi các nội dung không đồng bộ, và các quy định còn bất cập, chưa rõ
ràng; theo dõi, giám sát việc thi hành pháp luật về đầu tư và doanh nghiệp để kịp thời
phát hiện và xử lý những vướng mắc phát sinh; ban hành các ưu đãi khuyến khích đầu
tư đối với các dự án xây dựng các công trình phúc lợi.
+ Giải pháp về quy hoạch: đẩy nhanh tiến độ xây dựng và phê duyệt các quy hoạch
còn thiếu; quán triệt và thực hiện thống nhất các quy định mới của Luật đầu tư trong
công tác quy hoạch; hoàn chỉnh quy hoạch sử dụng đất, công bố rộng rãi quy hoạch,
tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ cho các dự án đầu tư…
+ Giải pháp về cơ sở hạ tầng: tranh thủ tối đa các nguồn lực để đầu tư phát triển kết
cấu cơ sở hạ tầng, đặc biệt là nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước; mở rộng hình thức
cho thuê cảng biển, mở rộng đối tượng cho phép đầu tư dịch vụ cảng biển, đặc biệt
dịch vụ hậu cần (logistic) để tăng cường năng lực cạnh tranh của hệ thống cảng biển
Việt Nam; kêu gọi vốn đầu tư các cảng lớn của các khu vực kinh tế như hệ thống cảng
Hiệp Phước - Thị Vải, Lạch Huyện…
+ Giải pháp về nguồn nhân lực: nâng cấp đầu tư hệ thống các trường đào tạo nghề
hiện có lên ngang tầm khu vực và thế giới, phát triển thêm các trường đào tạo nghề và
trung tâm đào tạo từ các nguồn vốn khác nhau; Nghiên cứu điều chỉnh chuyển dịch cơ
cấu lao động theo tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế,…

22



KẾT LUẬN
Mỹ và Trung Quốc là những đối tác thương mại và đầu tư rất lớn của nhau. Tình
trạng căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc đã làm thị
trường toàn cầu có nhiều biến động. Trong đó, nguyên nhân sâu xa và cốt lõi theo
nhiều chuyên gia có thể xuất phát từ việc Chính quyền Mỹ muốn kiềm chế sự trỗi dậy
của Trung Quốc cả về mặt kinh tế lẫn địa chính trị. Có rất ít khả năng Trung Quốc sẽ
từ bỏ kế hoạch “Made in China 2025” nên việc Chính quyền Mỹ có thể làm chỉ là
ngăn chặn cách thức thực thi kế hoạch này của Trung Quốc cũng như luôn giữ lợi thế
chủ động cho các doanh nghiệp công nghệ Mỹ.
Xét về tổng thể, cả Mỹ và Trung Quốc sẽ đều chịu thiệt hại khi chiến tranh thương
mại leo thang lên mức cao. Theo thời gian, khi doanh nghiệp và người dân Mỹ bắt đầu
chịu tác động tiêu cực từ cuộc chiến thương mại, mức độ ủng hộ về chính trị đối với
chính quyền Trump trong các quyết sách liên quan đến cuộc chiến tranh thương mại sẽ
giảm xuống.
Những động thái quyết liệt của cả hai bên đã ảnh hưởng tới dòng chảy thương mại
và đầu tư trên toàn thế giới. Trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc,
Việt Nam đang đứng trước rất nhiều cơ hội và thách thức để chuyển mình theo những
diễn biến của cuộc chiến này. Ở các ngành hàng như lắp ráp đồ điện tử, các loại chip,
chất bán dẫn, hàng may mặc, da giày, sản xuất đồ chơi trẻ em, đồ dùng thể thao, đồ gỗ
nội thất,…Việt Nam có cơ hội rất lớn trong việc giành thêm thị phần từ Trung Quốc tại
thị trường Mỹ cũng như thu hút thêm vốn FDI vào các ngành hàng này, qua đó tạo
thêm việc làm, tăng xuất khẩu, cải thiện cán cân thương mại. Tuy nhiên, thách thức
của Việt Nam là cần quản lý chặt, tránh hiện tượng hàng Trung Quốc “mượn” Việt
Nam như một nước trung chuyển để tìm đường xuất khẩu sang Mỹ, tiêu biểu là các
mặt hàng sắt thép, đồ gỗ nội thất. Nếu để điều này xảy ra, Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng
“vạ lây” khi Mỹ tiến hành áp thuế trừng phạt. Vì thế, để phát triển hơn nữa khu vực
kinh tế FDI trong thời gian tới, Việt Nam cần phải hoạch định chiến lược ngắn hạn và
dài hạn rõ ràng và sát sao về chính sách, quy hoạch, cơ sở hạ tầng cũng như nguồn
nhân lực để tận dụng được ưu thế đang có của mình.


23


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng Anh
1. Census, 2019, U.S. International Trade in Goods and Services (FT900),
/>2. K. Amadeo, 24/05/2019, The balance,Trade wars and their effect on the economy

and you, />Nguồn số liệu
1. GDP growth (annual %),
/>R3IEe5QbUpvzGe5rD2ehMOO15C5iYOi6Rs_Eec92vWBF43ZgLl6iZdY7y8&locati
ons=US-CN-JP&start=2002&view=chart
2. GDP, PPP (constant 2011 international $),
/>P.KD&country=USA,CHN,JPN#
3. Exports and Imports of USA, China and Euro Area,

/>4. Real GDP growth in the United States, by quarter 2011-2018:

/>Tài liệu Tiếng Việt
1. Anh Minh, 2019, Thâm hụt thương mại Mỹ với Trung Quốc tiếp tục tăng,
/>2. Bình Minh, 2019, Thâm hụt thương mại Mỹ 2018 lên mức cao nhất 10 năm,
/>3. BBC, 2019, Kinh tế Trung Quốc: Tăng trưởng quý 4/2018 giảm còn 6,4%,
/>
24


4. BBC, 2019, Những vấn đề Mỹ và Trung Quốc sẽ không bao giờ thỏa hiệp,
/>5. Cục đầu tư nước ngoài, bộ Kế hoạch và đầu tư, 26/03/2019, Báo cáo tình hình đầu
tư trực tiếp nước ngoài Quý I năm 2019
6. Hoài Thu, 22/07/2018, VnEconomy, Điểm qua các cuộc chiến thương mại trong

lịch sử Mỹ, />7. Hồng Anh, 15/10/2018, Soha, Mạnh tay với TQ gấp 1.000 lần "cuộc chiến gà" năm
xưa với Châu Âu, Mỹ sẽ nhận đòn đau tương xứng? tq-giang-don-dau-tuongxung-20181015113706475.htm
8. Nam Anh, 2019, Xuất khẩu mạnh sang Mỹ, nhập khẩu lớn từ Trung Quốc,
/>9. Nghiên cứu quốc tế, 24/02/2018, “Việt Nam nên đối phó với chiến tranh thương mại
như thế nào?”, />10. Tài chính, 24/02/2018, “Nhận diện những “điểm nghẽn” trong thu hút FDI vào
Việt Nam”, />11. Thời Báo tài chính Việt Nam, 2019, />12. Tuấn Anh, 25/05/2019, Vietnamnet.vn, Vận dụng bài học với Nhật, Mỹ sẽ thắng
trong thương chiến với TQ?, />13. Từ Thúy Anh, 2010, Giáo trình Kinh tế học quốc tế, Nhà xuất bản Tài chính

25


×