Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

tiểu luận nguyên lý thống kê doanh nghiệp ưkhảo sát nhận thức của sinh viên về quan hệ tình dục trước hôn nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.85 KB, 17 trang )

MỤC LỤC

1


PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài
Trong những năm gần đây, sự phát triển vượt bậc của kinh tế - chính trị - văn hóa,
đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghệ thông tin đã đem lại những
thành tựu đáng ghi nhận cho nước ta. Tuy nhiên, bên cạnh đó chúng ta phải đối mặt với
sự du nhập các quan niêm, các khuynh hướng phát triển khác nhau từ nước ngoài. Xã
hội càng phát triển thì lối sống càng thay đổi để thích ứng với những khuynh hướng
phát triển. Chính vì lẽ đó, lối sống của giới trẻ hiện nay đang là chủ đề thu hút rất nhiều
sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu các nhà giáo dục đào tạo và nhiều nhà hoạch
định chính sách, đặc biệt là thái độ đối về tình dục, hôn nhân và gia đình của người Á
Đông.
Theo Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam, mỗi năm trung bình có khoảng
300.000 ca nạo phá thai, cao nhất so với các nước Đông Nam Á và thứ 5 thế giới. Tình
hình nạo phá thai có xu hướng tăng trong những năm gần đây. Đáng báo động là ở Việt
Nam có đến 20% người nạo phá thai trong độ tuổi vị thành niên. Theo thống kê của Vụ
Sức khỏe bà mẹ trẻ em, năm 2010, cả nước có 470.000 ca phá thai, trong đó có hơn
9.000 ca là vị thành niên. Đến năm 2015, trong tổng số gần 280.000 ca phá thai, có
khoảng hơn 5.500 ca phá thai ở tuổi vị thành niên thực hiện ở hệ thống công, chưa kể
các cơ sở y tế tư nhân. Cũng trong năm 2015, trong tổng số các ca đẻ thì có hơn 42.000
ca là vị thành niên, chiếm hơn 3,5%. Kéo theo đó, tình dục được xác định là một trong
những nguyên nhân dẫn đến HIV/AIDS và thanh niên là đối tượng có nguy cơ mắc
HIV/AIDS cao.
Sinh viên là một bộ phận có hàm lượng tri thức cao, song sự tiếp nhận thông tin
và quan điểm cũng như hành vi của họ có thực sự “tiến bộ” hơn tầng lớp thanh niên nói
chung? Nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên với các vấn đề quan hệ tình dục
(QHTD) trước hôn nhân như thế nào? Hàng loạt các câu hỏi được đặt ra từ thực tiễn


cuộc sống đã thôi thúc nhóm chúng em cần có một cái nhìn đầy đủ về nhận thức của
sinh viên đối với vấn đề quan hệ tình dục trước hôn nhân.
2 Mục đích nghiên cứu đề tài
• Có những kỹ năng cơ bản để thực hiện một bài nghiên cứu thống kê.
• Đưa ra cái nhìn khách quan về quan điểm của sinh viên đối với vấn đề QHTD
trước hôn nhân.
3 Đối tượng, giới hạn phạm vi và thời gian khảo sát
• Đối tượng khảo sát: nhận thức của sinh viên về vấn đề QHTD trước hôn nhân.
• Giới hạn phạm vi khách thể: sinh viên Việt Nam, đang theo học các trường Đại
học – Cao đẳng. Trong quá trình khảo sát đã có 296 bạn tham gia, song do có 2
người đã ra trường nên chỉ có 294 đơn vị khảo sát phù hợp.
• Thời gian khảo sát: quá trình khảo sát được thực hiện từ ngày 15/03/2017 đến
ngày 19/03/2017.
2


4 Nội dung nghiên cứu
Căn cứ vào tình hình thực tế, nhóm chúng em đưa ra các giả thiết như sau:
• QHTD trước hôn nhân diễn ra tương đối phổ biến trong sinh viên.
• QHTD trước hôn nhân chịu tác động của đặc điểm cá nhân sinh viên và các yếu
tố bên ngoài như gia đình, bạn bè, các phương tiện truyền thông,…
Dựa vào các giả thiết trên, bài nghiên cứu của bọn em bao gồm các nội dung sau:






Tổng quan tình hình khảo sát.
Quan điểm chung của sinh viên về QHTD trước hôn nhân.

Nhận thức của sinh viên về QHTD an toàn.
Quan điểm của sinh viên về mang thai ngoài ý muốn.
Tình hình giáo dục giới tính cho sinh viên.

5 Các phương pháp thống kê
Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm đã sử dụng nhiều phương pháp thống kê.
Cụ thể các phương pháp được sử dụng trong từng bước thực hiện đó là:
• Trong quá trình thu thập thông tin:
o Phương pháp thu thập trực tiếp: phỏng vấn cá nhân trực tiếp.
o Phương pháp thu thập gián tiếp: lập phiếu điều tra (bằng ứng dụng Google
Form) và khai thác dữ liệu từ các kết quả nghiên cứu trước đó (danh sách các
tài liệu đã tham khảo nằm trong phần “Phụ lục 1”).
• Trong quá trình tổng hợp thông tin: phương pháp sắp xếp dữ liệu và phương
pháp phân tổ thống kê (hình thức thể hiện: bảng thống kê và đồ thị thống kê).
• Trong quá trình phân tích số liệu: sử dụng các tham số thống kê.

3


PHẦN NỘI DUNG
1 Tổng quan tình hình khảo sát
Hiện nay, đề tài nghiên cứu về nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên đối với
vấn đề sức khỏe sinh sản nói chung và QHTD trước hôn nhân nói riêng là một trong
những nội dung thu hút sự quan tâm của các học giả nghiên cứu xã hội học, tâm lý học.
Ở Việt Nam, các nghiên cứu về tình dục và các vấn đề liên quan có thể được chia thành
3 khuynh hướng chính:
• Nghiên cứu tình dục như một bộ phận của sức khỏe sinh sản.
• Nghiên cứu tình dục với tư cách là một vấn nạ xã hội, là nguyên nhân mang lại
những hậu quả tiêu cực cho xã hội.
• Coi tình dục là một phần không thể thiếu trong cuộc sống, bản thân hành vi tình

dục không phải là tác nhân dẫn đến tiêu cực xã hội, mà các người ta nhìn nhận về
tình dục mới dẫn đến những tiêu cực đó.
Tuy nhiên, các nghiên cứu về đề tài trước đây thường có phạm vi khách thể rộng
(vị thành niên, thanh niên,…) và số liệu cũ (mới nhất là số liệu năm 2013 từ Tiểu luận
Xã hội học gia đình “Nhận thức của sinh viên về vấn đề quan hệ tình dục trước hôn
nhân hiện nay” của tác giả Đoàn Ngọc Vĩ). Vì vậy, chúng em lựa chọn đề tài “Khảo
sát nhận thức của sinh viên Việt Nam về quan hệ tình dục trước hôn nhân” nhằm
góp phần bổ sung mặt kết quả, số liệu về nhận thức của tầng lớp sinh viên đối với vấn
đề nghiên cứu.
2 Quan điểm chung của sinh viên về QHTD trước hôn nhân
2.1. Khảo sát về mức độ đồng ý của sinh viên đối với đề tài
Từ những dữ liệu thu thập, tổng hợp được, chúng em bước đầu đánh giá mức độ
đồng ý của sinh viên đối với việc QHTD trước hôn nhân. Cụ thể, chúng em đã đưa ra
một thang đo thứ bậc với các giá trị quy ước từ 1 đến 5 tương ứng với mức độ đồng ý
với đề tài tăng dần (từ “Hoàn toàn không đồng ý” đến “Hoàn toàn đồng ý”). Kết quả
như sau:
Nhóm sinh viên
Sinh viên năm 1
Sinh viên năm 2
Sinh viên năm 3
Sinh viên năm 4
Sinh viên năm 5

Nam
Số sinh viên Mức độ đồng
(người)
ý trung bình
29
3.5
64

3.7
18
3.5
5
4.8
1
5

Số sinh viên
(người)
28
103
32
14
-

Nữ
Mức độ đồng
ý trung bình
2.6
2.5
3.1
2.6
-

Bảng 1. Mức độ đồng ý trung bình của sinh viên phân theo năm học và giới tính.

4



Như vậy, ta có:

Ta có thể nhận ra sự khác nhau về quan điểm của hai giới đối với đề tài. Trong
khi sinh viên nam có xu hướng đồng tình với đề tài thì sinh viên nữ vẫn chưa thực sự
cảm thấy đây là vấn đề đáng được ủng hộ. Đặc biệt đối với nhóm sinh viên năm 2 là
nhóm có số lượng sinh viên tham gia khảo sát chiếm tỷ lệ lớn nhất, sự khác biệt này
càng thể hiện rõ ràng hơn. Nguyên nhân đã từng được đề cập và giải thích trong những
nghiên cứu cùng đề tài của các học giả tâm lý học và xã hội học. Đối với Việt Nam nói
riêng và các nước phương Đông nói chung, chúng ta chịu ảnh hưởng nhiều của các tư
tưởng, giáo lý Trung Quốc, đặc biệt là quan điểm “trinh tiết” của người phụ nữ. Cho dù
hiện nay, giới trẻ đã có nhận thức cởi mở hơn song vẫn không hoàn toàn từ bỏ những
tư tưởng đã từng là “bản lề”, là “cốt lõi” một thời.
2.2. Khảo sát về độ tuổi phù hợp khi phát sinh QHTD
Khi được hỏi về độ tuổi được cho là phù hợp khi phát sinh QHTD, chúng em thu
được kết quả sau:
Độ tuổi QHTD phù hợp
Dưới 18 tuổi
Từ 18 đến 22 tuổi
Trên 22 tuổi
Không quan trọng tuổi tác
Tổng

Số lượng (người)
3
120
103
68
294

Tỷ lệ (%)

1.0
40.8
35.0
23.2
100

Bảng 2. Phân tổ sinh viên theo quan điểm về độ tuổi QHTD phù hợp

Hình 1. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ các độ tuổi được cho là phù hợp khi phát sinh QHTD

Trong số 76% sinh viên cho rằng trên 18 tuổi là phù hợp, có nhiều bạn đã giải
thích rất cặn kẽ, tỉ mỉ. Một số lý do được đưa ra đó là: người 18 tuổi có suy nghĩ và
nhận thức chín chắn hơn, cơ thể đã phát triển, quan trọng là đã đủ tuổi để chịu trách
nhiệm trước pháp luật. 23% các bạn cho rằng tuổi tác không quan trọng đa số xuất phát
từ quan điểm: tình dục là một phần của tình yêu, và tình yêu thì bất kể tuổi tác. Còn lại
1% các bạn sinh viên lại cho rằng độ tuổi phù hợp là dưới 18 tuổi. Dù không đề cập
chính xác độ tuổi cụ thể mà các bạn cho là hợp lý, tuy nhiên đây cũng có thể coi là lời
cảnh báo về tình hình giáo dục giới tính bởi các bạn đó rất có thể có xu hướng cổ xúy
hành vi giao cấu với trẻ vị thành niên, nhất là trong thực tế có ngày càng nhiều các vụ
phạm tội liên quan đến ấu dâm được phanh phui những ngày gần đây.
5


3 Nhận thức của sinh viên về quan hệ tình dục an toàn
3.1. Quan điểm của sinh viên về việc sử dụng các biện pháp tránh thai khi
QHTD
Để đánh giá được tiêu thức này, chúng em đưa ra một thang đo thứ bậc với các
giá trị và quy ước như sau:
Mức độ đồng ý
Hoàn toàn không đồng ý

Không đồng ý
Trung lập
Khá đồng ý
Hoàn toàn đồng ý

Giá trị quy ước
1
2
3
4
5

Số sinh viên (người)
10
7
32
27
218

Tần suất (%)
3.4
2.4
10.9
9.2
74.1

Bảng 3. Phân tổ số sinh viên theo mức độ đồng ý về việc sử dụng các biện pháp tránh thai khi QHTD

Hình 2. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ các mức độ đồng ý về việc sử dụng các biện pháp tránh thai khi QHTD


Qua bảng và biểu đồ trên, ta nhận thấy trong số 294 sinh viên tham gia khảo sát,
có 218 bạn hoàn toàn đồng ý và 27 bạn khá đồng ý với việc sử dụng các biện pháp
tránh thai khi QHTD, chiếm 83.3% tổng số sinh viên. Ngược lại, có 10 sinh viên hoàn
toàn không đồng ý và 7 sinh viên không đồng ý với việc này, số này chiếm khoảng
5.8%.
Trong xã hội hiện nay, tình trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân không còn là
điều mới lạ với giới trẻ, nhất là các bạn sinh viên – lực lượng có trình độ học vấn tương
đối cao trong xã hội. Tuy nhiên, nhiều người còn cho rằng đây là một vấn đề tế nhị và
không muốn nhắc tới. Chính vì vậy, sự phổ cập giáo dục các kiến thức về tình dục và
sinh sản là hoàn toàn cần thiết. Từ các số liệu điều tra trên, chúng ta có thể thấy rõ
lượng sinh viên đồng ý sử dụng các biện pháp an toàn trong QHTD là khá lớn, chứng
tỏ họ đã có nhận thức khá đúng đắn trong vấn đề bảo vệ sức khỏe sinh sản. Mặt khác,
số người giữ ý kiến trung lập hoặc phản đối chiếm khoảng 16.7%, đặt ra vấn đề cần
đẩy mạnh nâng cao nhận thức của giới trẻ về tình dục an toàn. Có như vậy mới giảm số
lượng người không đồng ý với việc sử dụng biện pháp tránh thai xuống tối thiểu, đem
lại một lối sống lành mạnh, an toàn cho giới trẻ.
3.2. Quan điểm của sinh viên về việc người yêu đã từng QHTD với người khác
Một vấn đề khác chúng em tìm hiểu trong cuộc khảo sát này là quan điểm của
sinh viên với giả định người yêu mình đã từng QHTD với người khác.
Quan điểm
Không thể chấp nhận
Không quan tâm
Tùy vào hoàn cảnh

Số sinh viên
33
97
164

Tỷ lệ (%)

11.2
33.0
55.8
6


Tổng

294

100

Bảng 4. Quan điểm của sinh viên về giả định người yêu đã từng QHTD với người khác

Hình 3. Biểu đồ thể hiện quan điểm của sinh viên về giả định người yêu đã từng QHTD với người khác

Khi được hỏi nếu người yêu mình đã từng QHTD với người khác, có 33 sinh viên
cho rằng điều này là không thể chấp nhận được và sẽ chia tay, chiếm tỷ lệ 11.2% tổng
số lượng sinh viên tham gia khảo sát. 97 người tỏ ra không quan tâm, cho rằng đó là
chuyện của quá khứ và quan trọng là hiện tại, số này chiếm 33% tổng đơn vị khảo sát.
Phần lớn trong số người được hỏi (164 người, chiếm tỷ lệ 55.8%) vẫn còn phân vân, và
sẽ quyết định phụ thuộc vào hoàn cảnh.
Với một xã hội hiện đại, cởi mở như hiện nay, chuyện QHTD trước hôn nhân hay
trong tình yêu không còn là một vấn đề bị lên án hay chỉ trích nhiều nữa. Thậm chí, với
những người ủng hộ vấn đề này, nó còn là một điều không thể thiếu. Nó giống như gia
vị để làm cho tình yêu giữa hai người trở nên nồng thắm hơn. Tuy nhiên, nếu tình yêu
không có sự kiểm soát của chính những người trong cuộc và đi quá giới hạn thì sẽ gây
ra nhiều hậu quả đáng tiếc. Chúng ta đều nghe thấy những câu chuyện QHTD trước
hôn nhân khi cả hai người đều đang cùng ngồi trên ghế nhà trường, chưa tốt nghiệp,
công ăn việc làm đều chưa ổn định, dẫn đến nhiều kết cục đau lòng. Chính vì vậy,

chúng em cho rằng: QHTD trước hôn nhân không phải là một điều xấu, nhưng chúng
ta cần biết cân bằng nó và cuộc sống hiện tại để có thể tránh những điều đáng tiếc xảy
ra.
4 Quan điểm của sinh viên về việc mang thai ngoài ý muốn
4.1. Khảo sát quan điểm của sinh viên về việc mang thai ngoài ý muốn
Để khảo sát vấn đề này, trước hết nhóm chia các đối tượng thành 2 tổ: “Đã hoặc
đang có người yêu” và “Chưa có người yêu”. Lý do là bởi người đã từng có trải
nghiệm sẽ có suy nghĩ khác, và vì việc có người yêu cũng là một trong những nguyên
nhân dẫn đến tình trạng mang thai ngoài ý muốn.
Nhóm sinh viên
Đã hoặc đang có người yêu
Chưa có người yêu
Tổng

Số sinh viên (người)
155
139
294

Tỷ lệ (%)
52.7
47.3
100

Bảng 5. Phân tổ số sinh viên theo tiêu thức đã hoặc đang có người yêu hay chưa

Hình 4. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ sinh viên đã hoặc đang có người yêu hay chưa

Như vậy, trong 294 sinh viên được khảo sát, số sinh viên đã hoặc đang có người
yêu chỉ nhiều hơn số sinh viên chưa có người yêu là 16 người (chiếm 5.4% tổng đơn vị

7


khảo sát). Sự chênh lệch này là không quá lớn, nên khi xem xét đến phương án giải
quyết của sinh viên khi mang thai ngoài ý muốn sẽ phần nào so sánh quan điểm giữa 2
tổ.
Tiếp theo, chúng em tiến hành khảo sát dựa trên giả định, đó là: khi bản thân hoặc
người yêu mang thai ngoài ý muốn để xem xét xu hướng giải quyết của sinh viên.

Phương án giải quyết
Phá thai
Kết hôn và sinh con
Phụ huynh đơn thân
Tùy vào hoàn cảnh
Tổng

Nhóm đã hoặc đang có
người yêu
Số sinh viên
Tỷ lệ (%)
(người)
33
21.3
84
54.2
18
11.6
20
12.9
155

100

Nhóm chưa có người yêu
Số sinh viên
(người)
19
84
15
21
139

Tỷ lệ (%)
13.7
60.4
10.8
15.1
100

Bảng 6. Phương án giải quyết việc mang thai ngoài ý muốn của 2 tổ khảo sát

Nhìn vào bảng trên, xu hướng chung ở cả 2 tổ khảo sát đều giống nhau: các bạn
sinh viên đều cho rằng giải pháp tối ưu nhất là tiến tới hôn nhân và sinh con, trong khi
làm bố mẹ đơn thân là phương án không mong muốn nhất. Một phần khá đông các bạn
sinh viên chưa từng nghĩ tới vấn đề này nên đưa ra lựa chọn tùy thuộc vào hoàn cảnh.
Điểm khác nhau giữa 2 tổ đó là số lượng sinh viên đồng ý với hướng giải quyết phá
thai. Trong khi ở nhóm chưa có người yêu chỉ số bạn đồng ý chỉ chiếm 13.7% số sinh
viên trong nhóm thì tỷ lệ này ở nhóm đã hoặc đang có người yêu là 21.3%. Điều này có
thể giải thích phần nào các số liệu thông kê các số ca nạo phá thai hàng năm của Việt
Nam.
4.2. Khảo sát quan điểm của sinh viên về việc “sống thử”

Một trong số các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng mang thai ngoài ý muốn xuất
phát từ việc “sống thử”, một hình thức chung sống như vợ chồng của các cặp đôi mà
không đăng ký kết hôn. Sau một thời gian “sống thử”, nếu thấy phù hợp, hai bên có thể
tiến tới hôn nhân chính thức và đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật. Nếu
không, họ sẽ chia tay và dù có chịu thiệt thòi cũng không được pháp luật bảo vệ.

8


Nhóm chúng em cũng đã tiến hành khảo sát 294 bạn sinh viên và thu được kết
quả:

Hình 5. Biểu đồ thể hiện quan điểm sinh viên về vấn đề “sống thử”

Theo như biểu đồ, ta có thể thấy rằng nhóm đối tượng không cổ xúy cũng không
phản đối lối sống này là đông nhất, 171 sinh viên trên tổng số 294 sinh viên được khảo
sát (chiếm 58.2%). Xếp sau đó là nhóm đối tượng không đồng ý (chiếm 32.3%) và chỉ
có 9.5% tổng số sinh viên ủng hộ việc “sống thử”. Những sinh viên này cho rằng họ
phải thử thì mới biết có hợp nhau hay không, dựa vào đó để kết luận có kết hôn với đối
tượng sống thử hay không.
5 Tình hình giáo dục giới tính cho sinh viên
5.1. Giáo dục giới tính ở trường học
Trong quá trình khảo sát, chúng em nhận thấy một điều rằng: phần đông các bạn
sinh viên khi được hỏi vẫn chưa có nhận thức đầy đủ về hậu quả đến từ việc mang thai
ngoài ý muốn hay lối sống “thử”. Điều này khiến chúng em đặt ra câu hỏi: tại sao sinh
viên lại không được trang bị những kiến thức để tự phòng tránh và bảo vệ bản thân. Vì
vậy, chúng em đã tiến hành khảo sát thêm về tình hình giáo dục giới tính (GDGT) ở
trường học và kết quả hết sức bất ngờ:
Nhóm sinh viên
Được học GDGT ở nhà trường

Chưa được học GDGT ở nhà
trường
Tổng

Số lượng (người)
184
110

Tỷ lệ (%)
62.6
37.4

294

100

Bảng 7. Số lượng sinh viên được học giáo dục giới tính tại trường học

Hình 6. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ sinh viên được học GDGT ở trường học

Qua bảng số liệu điều tra trên, có 62.6% sinh viên được học giáo dục giới tính ở
nhà trường, và 37.6% số sinh viên chưa được học qua giáo dục giới tính ở trường. Từ
đó ta có thể thấy rằng, việc giáo dục giới tính trong nhà trường đã được chú trọng, việc
triển khai giáo dục giới tính ở Việt Nam đã đươc tổ chức ban đầu. Tuy nhiên theo tìm
hiểu, trải nhiệm của bản thân chúng em và chia sẻ của các bạn tham gia, việc giáo dục
giới tính trong nhà trường chưa đầy đủ và hiệu quả. Hầu hết chúng chỉ là các kiến thức
được giảng dạy trong các bộ môn như “Giáo dục công dân” hay “Sinh học”. Việc lồng
ghép này vừa gây ra sự chồng chéo trong quản lý, vừa không tạo được sự chuyên môn
hóa và hiệu quả trong truyền đạt kiến thức tới học sinh, sinh viên.


9


Bên cạnh đó, còn có tới gần 40% tổng số sinh viên được khảo sát cho biết chưa
được học giáo dục giới tính trong nhà trường, đã chứng tỏ một bộ phận không nhỏ nhà
trường chưa có sự quan tâm đúng mực tới học sinh, sinh viên của mình. Một trong
những nguyên nhân gây ra là do tâm lý Á Đông ngại đề cập đến những chuyện tế nhị,
ngoài ra cũng vì chính thầy cô giáo cũng không được trang bị tốt về kiến thức giáo dục
giới tính để truyền đạt cho học sinh, sinh viên, làm cho các em không được định hướng
rõ ràng, tỉ mỉ.
5.2. Các nguồn tham khảo giáo dục giới tính ngoài trường học
Hình 7. Biểu đồ thể hiện các nguồn tham khảo giáo dục giới tính ngoài trường học của sinh viên

Biểu đồ khảo sát cho thấy, rất đông sinh viên (243 bạn) sử dung các trang mạng
xã là nguồn kiến thức về giới tính và sinh sản chủ yếu. Một số kênh thông tin có thể kể
đến như facebook, instagram, twitter,... Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin thì đây là điều hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên, khi tham khảo qua các kênh này
cần phải hết sức lưu ý bởi chúng không phải là những kênh chính thống, thông tin thiếu
chính xác, dẫn đến lệch lạc trong nhận thức và hành động, gây nên những hậu quả
nghiêm trọng.
Đáng chú ý là việc tham khảo giáo dục giới tính qua gia đình chiếm khá thấp, chỉ
có 69 sinh viên. Đặc biệt, việc sinh viên tìm hiểu kiến thức giới tính thông qua văn hóa
phẩm đen chiếm một phần không nhỏ. Điều này gióng lên một hồi chuông báo động về
việc thiếu giáo dục giới tính dẫn đến việc sinh viên thiếu các nguồn chính thống để
tham khảo.
Ta có thể rút ra kết luận, thế hệ trẻ của Việt Nam hiện nay có các nhu cầu hiểu
biết về sinh lí, tình dục bộc lộ sớm hơn so với các thế hệ trước. Tuy nhiên, việc được
giáo dục giới tính trong gia đình, nhất là từ cha mẹ, vẫn chưa được quan tâm sâu sắc,
có những trường hợp gia đình còn ngăn cấm con em tìm hiểu về những vấn đề đó, điều
đó càng khiến các bạn tò mò, càng muốn tự tìm hiểu. Vì vậy, ngoài việc nhà trường cần
chú trọng giáo dục giới tính cho học sinh, sinh viên thì gia đình cũng đóng góp một

phần vô cùng quan trọng. Sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường là vô cùng cần thiết,
là điều kiện để giảm hậu quả cho các em và toàn xã hội do việc thiếu kiến thức về giáo
dục giới tính gây ra.

10


PHẦN KẾT LUẬN
Đề tài “Khảo sát nhận thức của sinh viên Việt Nam về quan hệ tình dục trước
hôn nhân” đã đạt được những mục tiêu nghiên cứu đề ra:
• Có được những kỹ năng cơ bản để thực hiện một bài nghiên cứu thống kê.
• Đưa ra cái nhìn khách quan về quan điểm của sinh viên đối với vấn đề quan hệ
tình dục trước hôn nhân.
Đồng thời, mỗi thành viên trong nhóm cũng được rèn luyện bản thân và trau dồi
các kỹ năng cần thiết:
• Nhóm trưởng có kỹ năng tổng hợp, điều hành và quản lý, có trách nhiệm đốc thúc
và giám sát chặt chẽ hoạt động của nhóm và của từng thành viên.
• Các thành viên nhiệt tình, có trách nhiệm hoàn thành phần việc được phân công,
đồng thời góp ý và giúp đỡ kịp thời cho các bài làm của các bạn khác để có một
thành quả chung tốt nhất.
• Mối quan hệ giữa các thành viên được vun đắp, củng cố.
Những thành quả đạt được xuyên suốt cả quá trình không chỉ là nhờ vào nỗ lực
của mỗi thành viên, mà còn đến từ sự giúp đỡ nhiệt tình của mọi người:
• Các bạn sinh viên tham gia khảo sát không chỉ đến từ các trường Đại học – Cao
đẳng trong nước mà ngay cả các bạn du học sinh Việt Nam ở các nước như Anh,
Mỹ, Canada, Nhật Bản, Singapore,… cũng tích cực hưởng ứng. Nhóm chúng em
vô cùng biết ơn sự giúp đỡ của 296 bạn đã tham gia khảo sát.
• Ngoài các bạn sinh viên cũng có khá nhiều các bác phụ huynh quan tâm và cho
rằng đề tài của nhóm là bức thiết, gần gũi với cuộc sống. Đây là nguồn động lực
lớn lao giúp chúng em thực hiện bài tập này.

• Đặc biệt, phiếu khảo sát đã nhận được rất nhiều nhận xét, góp ý đến từ các bạn
tham gia. Những nhận xét đó đã giúp nhóm có những thay đổi kịp thời để hoàn
thiện sản phẩm của mình.
Bên cạnh đó, chúng em cũng xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thị Tuyết
Nhung, giảng viên môn “Nguyên lý thống kê và thống kê doanh nghiệp”, đã giảng
dạy và cung cấp cho chúng em những kiến thức cơ bản về bộ môn nói chung và quá
trình nghiên cứu thống kê nói riêng để cho ra thành quả này.
Cuối cùng, nhóm chúng em mong sẽ nhận được những nhận xét, đánh giá khách
quan từ giảng viên hướng dẫn cũng như các bạn đọc. Chúng em xin chân thành cảm
ơn!

11


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học “Nhận thức của sinh viên về quan hệ tình dục trước
hôn nhân”, Tạ Thị Hằng, 2011.
2. Luận văn Thạc sĩ Xã hội học“Nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên đối với vấn
đề quan hệ tình dục trước hôn nhân của sinh viên hiện nay”, Nguyễn Thị Thanh
Loan, 2009.
3. Tiểu luận Xã hội học gia đình “Nhận thức của sinh viên về vấn đề quan hệ tình dục
trước hôn nhân hiện nay”, Đoàn Ngọc Vĩ, 2013.

12


DANH SÁCH THÀNH VIÊN VÀ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÓNG GÓP

• Trưởng nhóm: Ngô Vi Hoa, chịu trách nhiệm giám sát hoạt động các thành viên và
chỉnh sửa cuối.

• Cách thức hoạt động nhóm: chia thành 3 cặp theo 3 cách thu thập thông tin (lập
phiếu khảo sát, phỏng vấn trực tiếp, tìm tài liệu). Mỗi cặp tự thu thập và tổng hợp
thông tin, sau đó tiến hành phân tích số liệu theo các đầu mục phần Nội dung. Cụ
thể như sau:
Họ và tên

Đặng Minh

Nguyễn Thị Thu

Ngô Vi

Phạm Khánh

Nguyễn Tú

Trần Thị Phương

Ánh

Hiền

Hoa

Huyền

Linh

Nhung


STT

Công việc

14

• Lập phiếu khảo sát
• Phân tích số liệu
(mục 5 phần Nội
dung)

31

• Lập phiếu khảo sát
• Phân tích số liệu
(mục 5 phần Nội
dung)

33

• Tìm tài liệu
• Phân tích số liệu
(mục 1 phần Nội
dung)
• Chỉnh sửa Word

39

• Phỏng vấn trực tiếp
• Phân tích số liệu

(mục 3 phần Nội
dung)

45

• Tìm tài liệu
• Phân tích số liệu
(mục 4 phần Nội
dung)

71

• Phỏng vấn trực tiếp
• Phân tích số liệu
(mục 3 phần Nội
dung)

Điểm

Chữ ký

13


14


PHỤ LỤC 1. DANH MỤC CÁC BẢNG

PHỤ LỤC 2. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ


15


PHỤ LỤC 3. MẪU PHIẾU KHẢO SÁT VÀ CÂU HỎI PHỎNG VẤN
KHẢO SÁT NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ QUAN HỆ TÌNH DỤC
TRƯỚC HÔN NHÂN
Chào bạn, chúng tôi là sinh viên K54 trường Đại học Ngoại thương đang thực
hiện một nghiên cứu về nhận thức của sinh viên về quan hệ tình dục trước hôn nhân.
Chúng tôi rất vui nếu bạn có thể giúp nhóm hoàn thành cuộc khảo sát bằng cách điền
vào form dưới đây. Mọi thông tin của bạn đưa ra sẽ được bảo mật tuyệt đối. Chúng tôi
rất mong được lắng nghe suy nghĩ của bạn. Xin chân thành cảm ơn!
Lưu ý: 1. Các câu hỏi * là câu hỏi bắt buộc.
Lưu ý:2. Trả lời bằng cách điền câu trả lời đối với ý kiến khác hoặc câu hỏi cần trình bày và đánh dấu X vào ô
trống đối với các câu hỏi lựa chọn. Mỗi câu hỏi chỉ được chọn 1 đáp án duy nhất (trừ câu hỏi số 12)

1. Bạn là sinh viên năm mấy?*
Năm 1.
Năm 2.
Năm 3.
Năm 4.
Khác:_____________________________________________________________.
2. Bạn là sinh viên trường nào?*
___________________________________________________________________.
3. Giới tính của bạn là?* Nam
Nữ
Khác
4. Bạn có cho rằng chúng ta nên quan hệ tình dục trước hôn nhân không?*
Hoàn toàn không đồng ý
Hoàn toàn đồng ý

1
2
3
4
5
5. Theo bạn, quan hệ tình dục nên phát sinh ở độ tuổi bao nhiêu là phù hợp?*
< 18 tuổi.
Từ 18 – 22 tuổi.
> 22 tuổi.
Điều này không phụ thuộc vào tuổi tác.
6. Bạn có thấy cần thiết phải sử dụng các biện pháp phòng tránh thai khi quan hệ
tình dục hay không?*
Hoàn toàn không đồng ý
Hoàn toàn đồng ý
1
2
3
4
5
7. Bạn đã hoặc đang có người yêu chưa?*

Chưa
8. Quan điểm của bạn như thế nào nếu người yêu của bạn từng quan hệ tình dục
với người khác?*
Không thể chấp nhận được, sẽ chia tay hoặc rất khó tha thứ.
Không quan tâm vì đó là chuyện quá khứ, quan trọng là hiện tại.
Còn tùy vào mức độ của sự việc.
16



9. Trong trường hợp bạn hoặc người yêu của bạn mang thai ngoài ý muốn, bạn sẽ
xử lý thế nào?*
Phá thai.
Sẽ sinh con và kết hôn.
Làm phụ huynh đơn thân.
Tùy vào hoàn cảnh
10. Bạn có ý định sống thử với người yêu không?*
Có, phải sống thử thì mới quyết định có kết hôn với nhau hay không.
Tùy vào tình cảm 2 người, không cổ xúy cũng không phản đối.
Không.
11. Bạn đã được học giáo dục giới tính trong trường học chưa?*

Chưa
12. Ngoài trường học, bạn đã tìm hiểu kiến thức giới tính qua những nguồn nào?*
(được phép đánh dấu nhiều lựa chọn)
Báo chí, sách ảnh,…
Mạng xã hội (Facebook, Instagram, Twitter, Snapchat,…)
Gia đình.
Người quen, bạn bè.
Phim porn, văn hóa phẩm đen,…
Khác:_____________________________________________________________.
13. Quan điểm của bạn về việc: “Tình yêu phải đi kèm với tình dục.”
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________

_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
Cảm ơn bạn đã tham gia cuộc khảo sát!

17



×