Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

tiểu luận tài chính công nghiên cứu ngưỡng chịu đựng nợ công của nền kinh tế việt nam bài 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (521.49 KB, 36 trang )

MỤC LỤC
Lời mở đầu...........................................................................................................2
Chương 1 Tổng quan về nợ công và ngưỡng chịu đựng nợ công................3
1.1 Tổng quan về nợ công......................................................................................3
1.1.1
Khái niệm Nợ công....................................................................................3
1.1.2
Bản chất nợ công.......................................................................................5
1.1.3
Đặc trưng nợ công.....................................................................................5
1.1.4
Phân loại nợ công......................................................................................6
1.1.5
Nguyên nhân dẫn đến nợ công...................................................................7
1.1.6
Tác động của Nợ công...............................................................................9
1.2 Ngưỡng chịu đựng nợ công:...........................................................................10
1.2.1
Ngưỡng chịu đựng nợ công và cách xác định ngưỡng chịu đựng nợ công
10
1.2.2
Ngưỡng chịu đựng nợ công không phải là một chỉ số hoàn hảo để đo
lường nợ công........................................................................................................12
1.2.3
Ngưỡng an toàn không an toàn với khái niệm không đầy đủ về nợ công ở
Việt Nam................................................................................................................ 13
1.2.4
Ngưỡng an toàn không an toàn với tỷ lệ thâm hụt ngân sách...................14
1.2.5
Ngưỡng an toàn không an toàn với hệ số ICOR cao................................16


Chương 2 Thực trạng nợ công và ngưỡng chịu đựng nợ công của nền
kinh tế Việt Nam................................................................................................18
2.1 Quy mô nợ công.............................................................................................18
2.2 Cơ cấu nợ công...............................................................................................21
2.3 Tình hình sử dụng nợ công.............................................................................24
2.3.1
Nguồn vốn huy động từ vay nợ ở nước ta chưa được sử dụng hợp lý......24
2.3.2
Dự báo.....................................................................................................26
2.3.3
Ngưỡng chịu đựng nợ công.....................................................................26
2.3.4
Chính sách về ngưỡng nợ........................................................................27
2.3.5
Nói không với nới trần nợ công...............................................................28
2.3.6
Nguyên nhân nới ngưỡng nợ công qua các thời kỳ:.................................30

Chương 3 Giải pháp cải thiện để nợ công không vượt trần và đảm bảo
khả năng trả nợ..................................................................................................34
Kết luận..............................................................................................................36


Lời mở đầu
Trong vòng năm năm trở lại đây, vấn đề nợ công ngày càng được xem trọng ở
các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng bởi những ảnh hưởng trực
tiếp hay gián tiếp tới sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Nguồn vốn từ vay nợ
không chỉ góp phần tài trợ các khoản thâm thụt của ngân sách nhà nước mà còn là là
nguồn cung cấp vốn quan trọng cho các dự án đầu tư công, phần nào giúp cải thiện cơ
sở hạ tầng và hệ thống an sinh xã hội. Kèm theo những ảnh hưởng quan trọng, việc

tích tụ nợ công có thể đem đến nhiều rủi ro tiềm ẩn ngay cả đối với các nước có mức
nợ công thấp, mức độ rủi ro phụ thuộc vào khả năng chịu đựng nợ của từng nước. Dễ
dàng thấy được mỗi một quốc gia trên thế giới cần thiết đặt ra một ngưỡng nợ công
nhằm xác định khả năng chịu đựng nợ của nước đó, tránh tình trạng vỡ nợ hay tái cấu
trúc nợ đồng thời đưa ra các biện pháp ứng phó kịp thời khi nợ công đạt đến mức báo
động.
Từ những nguyên do kể trên, chúng em đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu ngưỡng
chịu đựng nợ công của nền kinh tế Việt Nam” làm đề tài tiểu luận cho nhóm.
Bài tiểu luận bao gồm những nội dung sau :
Chương I

: Tổng quan về nợ công và ngưỡng chịu đựng nợ công.

Chương II

: Thực trạng nợ công và ngưỡng chịu đựng nợ công của nền kinh

tế Việt Nam.
Chương III

: Giải pháp cải thiện để nợ công không vượt trần và đảm bảo khả

năng trả nợ.
Nhóm em hy vọng bài tiểu luận có thể làm rõ được một số lý luận về nợ công và
ngưỡng chịu đựng nợ công cũng như thực trạng về tình hình nợ công tại Việt Nam
hiện nay. Tuy đã rất cố gắng nhưng do thời gian và trình độ có hạn nên bài tiểu luận
chắc chắn không tránh khỏi sai sót. Nhóm em rất mong nhận được sự góp ý của cô để
bài viết được hoàn chỉnh hơn.

2



1

Tổng quan về nợ công và ngưỡng chịu đựng nợ công

1.1 Tổng quan về nợ công
1.1.1 Khái niệm Nợ công
Có sự khác nhau trong việc định nghĩa Thế nào là nợ công giữa các quốc gia.
Tuy nhiên, dù thế nào, hầu hết đều đi đến một điểm chung, rằng nợ công là khoản
nợ mà Chính phủ của một quốc gia phải chịu trách nhiệm trong việc chi trả khoản
nợ đó. Chính vì vậy, thuật ngữ nợ công thường được sử dụng cùng nghĩa với các
thuật ngữ như nợ Nhà nước hay nợ Chính phủ. Tuy nhiên, cần phân biệt rõ giữa Nợ
công và Nợ quốc gia. Nợ quốc gia là toàn bộ khoản nợ phải trả của một quốc gia,
bao gồm hai bộ phận là nợ của Nhà nước và nợ của tư nhân (doanh nghiệp, tổ chức,
cá nhân). Như vậy, nợ công chỉ là một bộ phận của nợ quốc gia.
Theo cách tiếp cận của Ngân hàng Thế giới, Nợ công được hiểu là nghĩa vụ nợ
của bốn nhóm chủ thể bao gồm:
-

Nợ của Chính phủ và các Bộ, ban, ngành trung ương
Nợ của các cấp chính quyền địa phương
Nợ của Ngân hàng trung ương
Nợ của các tổ chức độc lập mà Chính phủ sở hữu trên 50% vốn, hoặc
Chính phủ là người chịu trách nhiệm trả nợ trong trường hợp tổ chức đó
vỡ nợ.

Cách định nghĩa này cũng tương tự như quan niệm của Hệ thống quản lý nợ và
phân tích tài chính của Hội nghị của Liên hiệp quốc về thương mại và phát triển
(UNCTAD).

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, Nợ công được hiểu bao gồm ba nhóm:
-

Nợ Chính phủ: là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước
ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ
hoặc các khoản vay khác do Bộ Tài chính ký kết, phát hành, uỷ quyền
phát hành theo quy định của pháp luật. Nợ Chính phủ không bao gồm
khoản nợ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành nhằm thực hiện

-

chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ.
Nợ được Chính phủ bảo lãnh: là khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài
chính, tín dụng vay trong nước, nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh.
3


-

Nợ chính quyền địa phương: là khoản nợ do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương (gọi chung là UBND cấp tỉnh) ký kết, phát
hành hoặc uỷ quyền phát hành.

Như vậy, khái niệm về nợ công theo quy định của pháp luật Việt Nam được
đánh giá là hẹp hơn so với thông lệ quốc tế.

1.1.2 Bản chất nợ công
Xét về bản chất kinh tế, khi Nhà nước mong muốn hoặc bắt buộc phải chi
tiêu vượt quá khả năng thu của mình (khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản thu
khác) thì phải vay vốn và điều đó làm phát sinh nợ công. Như vậy, nợ công là hệ

quả của việc Nhà nước tiến hành vay vốn và Nhà nước phải có trách nhiệm hoàn
trả. Do đó, nghiên cứu về nợ công phải bắt nguồn từ quan niệm về việc Nhà nước
đi vay là như thế nào.

1.1.3 Đặc trưng nợ công
- Nợ công là khoản nợ ràng buộc trách nhiệm trả nợ của Nhà nước.
Khác với các khoản nợ thông thường, nợ công được xác định là một khoản
nợ mà Nhà nước (bao gồm các cơ quan nhà nước có thẩm quyền) có trách nhiệm
trả khoản nợ ấy. Trách nhiệm trả nợ của Nhà nước được thể hiện dưới hai góc độ
trực tiếp và gián tiếp. Trực tiếp được hiểu là cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ là
người vay và do đó, cơ quan nhà nước ấy sẽ chịu trách nhiệm trả nợ khoản vay (ví
dụ: Chính phủ Việt Nam hoặc chính quyền địa phương). Gián tiếp là trong trường
hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền đứng ra bảo lãnh để một chủ thể trong nước
vay nợ, trong trường hợp bên vay không trả được nợ thì trách nhiệm trả nợ sẽ
thuộc về cơ quan đứng ra bảo lãnh (ví dụ: Chính phủ bảo lãnh để Ngân hàng Phát
triển Việt Nam vay vốn nước ngoài).
-

Nợ công được quản lý theo quy trình chặt chẽ với sự tham gia của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền.
Việc quản lý nợ công đòi hỏi quy trình chặt chẽ nhằm đảm bảo hai mục
4


đích: một là, đảm bảo khả năng trả nợ của đơn vị sử dụng vốn vay và cao hơn
nữa là đảm bảo cán cân thanh toán vĩ mô và an ninh tài chính quốc gia; hai là, để
đạt được những mục tiêu của quá trình sử dụng vốn. Bên cạnh đó, việc quản lý
nợ công một cách chặt chẽ còn có ý nghĩa quan trọng về mặt chính trị và xã hội.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, nguyên tắc quản lý nợ công là Nhà nước
quản lý thống nhất, toàn diện nợ công từ việc huy động, phân bổ, sử dụng vốn

vay đến việc trả nợ để đảm bảo hai mục tiêu cơ bản như đã nêu trên
-

Mục tiêu cao nhất trong việc huy động và sử dụng nợ công là phát triển
kinh tế- xã hội vì lợi ích chung.
Nợ công được huy động và sử dụng không phải để thỏa măn những lợi ích

riêng của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào, mà vì lợi ích chung của đất nước. Xuất
phát từ bản chất của Nhà nước là thiết chế để phục vụ lợi ích chung của xã hội,
Nhà nước là của dân, do dân và vì dân nên đương nhiên các khoản nợ công được
quyết định phải dựa trên lợi ích của nhân dân, mà cụ thể là để phát triển kinh tếxã hội của đất nước và phải coi đó là điều kiện quan trọng nhất.

1.1.4 Phân loại nợ công
Có nhiều tiêu chí để phân loại nợ công, mỗi tiêu chí có một ý nghĩa khác
nhau trong việc quản lý và sử dụng nợ công.
-

Theo tiêu chí nguồn gốc địa lý của vốn vay:
 Nợ trong nước: là nợ công mà bên cho vay là cá nhân, tổ chức
Việt Nam.
 Nợ nước ngoài: là nợ công mà bên cho vay là Chính phủ nước
ngoài, vùng lãnh thổ, tổ chức tài chính quốc tế, tổ chức và cá nhân nước
ngoài.
Việc phân loại nợ trong nước và nợ nước ngoài có ý nghĩa quan trọng
trong quản lý nợ. Việc phân loại này về mặt thông tin sẽ giúp xác định
chính xác hơn tình hình cán cân thanh toán quốc tế. Và ở một số khía
cạnh, việc quản lý nợ nước ngoài còn nhằm đảm bảo an ninh tiền tệ của
Nhà nước Việt Nam, vì các khoản vay nước ngoài chủ yếu bằng ngoại tệ
tự do chuyển đổi hoặc các phương tiện thanh toán quốc tế khác.
5



-

Theo phương thức huy động vốn:
+ Nợ công từ thỏa thuận trực tiếp là khoản nợ công xuất phát từ
những thỏa thuận vay trực tiếp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền với
cá nhân, tổ chức cho vay. Phương thức huy động vốn này xuất phát từ
những hợp đồng vay, hoặc ở tầm quốc gia là các hiệp định, thỏa thuận
giữa Nhà nước Việt Nam với bên nước ngoài.
+ Nợ công từ công cụ nợ là khoản nợ công xuất phát từ việc cơ
quan nhà nước có thẩm quyền phát hành các công cụ nợ để vay vốn. Các
công cụ nợ này có thời hạn ngắn hoặc dài, thường có tính vô danh và khả
năng chuyển nhượng trên thị trường tài chính.

-

Theo tính chất ưu đãi của khoản vay làm phát sinh nợ công:
+ Nợ công từ vốn vay ODA
+ Nợ công từ vốn vay ưu đãi
+ Nợ thương mại thông thường

-

Theo trách nhiệm đối với chủ nợ
+ Nợ công phải trả: là các khoản nợ mà Chính phủ, chính quyền
địa phương có nghĩa vụ trả nợ.
+ Nợ công bảo lãnh là khoản nợ mà Chính phủ có trách nhiệm bảo
lãnh cho người vay nợ, nếu bên vay không trả được nợ thì Chính
phủ sẽ có nghĩa vụ trả nợ.


-

Theo cấp quản lý nợ
+ Nợ công của trung ương là các khoản nợ của Chính phủ, nợ do
Chính phủ bảo lãnh.
+ Nợ công của địa phương là khoản nợ công mà chính quyền địa
phương là bên vay nợ và có nghĩa vụ trực tiếp trả nợ.

1.1.5 Nguyên nhân dẫn đến nợ công
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nợ công. Tuy nhiên, nhìn chung, tình trạng nợ
công hiện nay ở nhiều nước đều có chung một số nguyên nhân cơ bản như:
-

Sự kiểm soát chi tiêu và quản lý nợ của Nhà nước kém chặt chẽ và hiệu
quả
6


-

Tình trạng thất thoát, lãng phí trong đầu tư và chi tiêu
Tệ tham nhũng gia tăng ở nhiều nước
Các nguồn thu (chủ yếu từ thuế) tăng không kịp với nhu cầu chi, thậm chí
một số loại thuế chịu áp lực phải cắt giảm do nhiều nguyên nhân khác
nhau, đặc biệt như thuế quan và phí hải quan của hầu hết các nước phải
cắt giảm hoặc loại bỏ để phù hợp với các quy định của WTO và các thỏa
thuận thương mại khác mà họ tham gia
- Vấn đề quản lý các nguồn thu, nhất là thuế, gặp không ít khó khăn ở
nhiều nước do tình trạng trốn thuế, tệ tham nhũng, hối lộ, kiểm soát

không chặt và xử lý không nghiêm của các cơ quan chức.

Đối với Việt Nam có thể khái quát những nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến
nợ công bao gồm những lý do sau:
-

Mô hình phát triển còn dựa nhiều vào đầu tư công và nợ công.
Đây cũng được xem là nguyên nhân chính gây ra nợ công Việt Nam ở

mức cao.
-

Thâm hụt ngân sách Nhà nước
Nợ công phát sinh do các cấp chính quyền chi tiêu nhiều hơn thu, nên

phải vay nợ để bù đắp chênh lệch thu - chi, là hệ quả trực tiếp của thâm hụt
ngân sách.
-

Đầu tư công lớn, dàn trải và kém hiệu quả
Đầu tư công và đầu tư của DNNN có thể tác động trực tiếp đến nợ công

thông qua kênh:
(i) Chính phủ đi vay để đầu tư
(ii) Chính phủ vay về cho vay lại
(iii) Chính phủ bảo lãnh cho DNNN đi vay để đầu tư
(iv) chính quyền địa phương vay trực tiếp hay gián tiếp để đầu tư tại địa
phương.
-


Rủi ro từ khối DNNN
Khả năng quản lý bộc lộ nhiều điểm yếu kém

7


1.1.6 Tác động của Nợ công
- Những tác động tích cực
+ Nợ công làm gia tăng nguồn lực cho Nhà nước, từ đó tăng cường
nguồn vốn để phát triển cơ sở hạ tầng và tăng khả năng đầu tư đồng
bộ của Nhà nước. Việt Nam đang trong giai đoạn tăng tốc phát triển
nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó cơ
sở hạ tầng là yếu tố có tính chất quyết định. Muốn phát triển cơ sở hạ
tầng nhanh chóng và đồng bộ, vốn là yếu tố quan trọng nhất. Với
chính sách huy động nợ công hợp lý, nhu cầu về vốn sẽ từng bước
được giải quyết để đầu tư cơ sở hạ tầng, từ đó gia tăng năng lực sản
xuất cho nền kinh tế.
+ Huy động nợ công góp phần tận dụng được nguồn tài chính nhàn
rỗi trong dân cư. Một bộ phận dân cư trong xã hội có các khoản tiết
kiệm, thông qua việc Nhà nước vay nợ mà những khoản tiền nhàn
rỗi này được đưa vào sử dụng, đem lại hiệu quả kinh tế cho cả khu
vực công lẫn khu vực tư.
+ Nợ công sẽ tận dụng được sự hỗ trợ từ nước ngoài và các tổ
chức tài chính quốc tế. Tài trợ quốc tế là một trong những hoạt động
kinh tế- ngoại giao quan trọng của các nước phát triển muốn gây ảnh
hưởng đến các quốc gia nghèo, cũng như muốn hợp tác kinh tế song
phương. Nếu Việt Nam biết tận dụng tốt những cơ hội này, thì sẽ có
thêm nhiều nguồn vốn ưu đãi để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, trên
cơ sở tôn trọng lợi ích nước bạn, đồng thời giữ vững độc lập, chủ
quyền và chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước.

Bên cạnh những tác động tích cực nêu trên, nợ công cũng gây ra những tác
động tiêu cực nhất định. Nợ công sẽ gây áp lực lên chính sách tiền tệ, đặc biệt là từ các
khoản tài trợ ngoài nước. Nếu kỷ luật tài chính của Nhà nước lỏng lẻo, nợ công sẽ tỏ ra
kém hiệu quả và tình trạng tham nhũng, lãng phí sẽ tràn lan nếu thiếu cơ chế giám sát
chặt chẽ việc sử dụng và quản lý nợ công.
Việc nhận biết những tác động tích cực và tiêu cực nhằm phát huy mặt tích
cực, hạn chế mặt tiêu cực là điều hết sức cần thiết trong xây dựng và thực hiện pháp
luật về quản lý nợ công.
8


1.2 Ngưỡng chịu đựng nợ công:
1.2.1 Ngưỡng chịu đựng nợ công và cách xác định ngưỡng chịu đựng nợ công
Ngưỡng chịu đựng nợ công là tỷ số nợ công/GDP mà tại giá trị này tăng
trưởng là tối ưu. Khi tỷ lệ nợ của một quốc gia dưới ngưỡng nợ thì tỷ lệ nợ càng tăng,
tốc độ tăng trưởng kinh tế càng tăng. Tương quan thuận chiều sẽ tiếp tục diễn ra cho
đến khi tỷ lệ nợ vượt quá ngưỡng nợ cụ thể của quốc gia đó. Lúc này, tỷ lệ nợ càng
tăng sẽ khiến cho tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm. Nói cách khác, nền kinh tế đã
không thể chống đỡ được mức nợ hiện tại.
Hiện nay chưa có tiêu chuẩn cụ thể để lượng hóa ngưỡng chịu đựng nợ công
một cách chính xác cho từng quốc gia. Thay vào đó, ngưỡng chịu đựng nợ công được
đưa ra để dựa vào đó giúp đất nước đạt được những mục tiêu như sau:
-

Thứ nhất, mức nợ mà tại đó đảm bảo tính bền vững của chính sách tài
khoán. Cách tiếp cận thường được sử dụng là xem xét chinh sách tài khóa
có bền vững hay không. Do đó, một tiếp cận thường được sử dụng là xem
xét chính sách tài khóa có bền vững nếu chính sách này tạo ra một mức
nợ công trên GDP cân bằng. Mức nợ cân bằng ở đây được xác định bằng
hiện giá của những khoản thặng dư trong tương lai được mong đợi của

các chứng khoán nợ. Tuy nhiên, phương pháp này không phù hợp với các
nước đang phát triển với trình trạng tài chính liên tục thâm hụt. Một cách
tiếp cân khác là quan sát sự phân phối kết quả thu nhập của chính phủ,
cũng như là mức độ linh hoạt trong chi tiê mà một chính phủ có được, và
ước lượng mức nợ tối đa mà đất nước đó có thể trả lãi khi đối mặt với
một giai đoạn dài tổng thu thấp.

-

Thứ hai, mức nợ mà tại đó làm giảm tính dễ bị tổn thương bởi khủng
hoảng. Khủng hoảng tính thanh khoản và vỡ nợ quốc gia xuất hiện ở
những mức nợ công rất khác nhau. Những cuộc nghiên cứu hàng loạt nỗ
lức kiểm tra tại mức nợ nước ngoài nào gây ảnh hưởng tiêu cực lên tăng
trưởng bằng cách làm gia tăng đáng kể xác suất xảy ra khủng hoảng, và
với xác suất khủng hoảng thu được ứng với mỗi mức nợ cũng giúp chúng
9


ta tìm ra được mức trần nợ hợp lý. Vòng đời, cấu trúc tiền tệ và tuýp nhà
đầu tư đầu tư vào một nước cũng liên quan đến mức nợ nước ngoài thận
trọng.
-

Thứ ba, mức nợ mà tại đó tối ưu hóa tăng trưởng bằng cách giảm rủi ro.
Mức nợ cao có thể dẫn đến gánh nặng thuế được cho là cao hơn trong
tương lai, điều này sẽ làm giảm đầu tư và tăng trưởng, đồng thời cũng
đưa đến một mức độ rủi ro cao hơn và sự không ổn định trong chính sách
kinh tế vĩ mô.

-


Thứ tư, mức nợ mà tại đó tạo khoảng cách cho các khoản nợ bất ngờ lớn.
Kinh nghiệm chỉ ra rằng sự nhận thức về những khoản nợ bất ngờ lớn –
cụ thể là những khoản có liên quan đến hoạt động tái cấp vốn trong lĩnh
vực tài chính – có thể làm tăng đáng kể nợ công, và đe dọa đến sự bền
vững của nợ. Trên thế giới, chi phí mà chính phủ tiêu tốn trong những
cuộc khủng hoảng ngân sách toàn diện hơn ba thập niên qua tính trung
bình là 16% GDP. Tuy nhiên, chi phí trung bình của một cuộc khủng
hoảng ngân hàng phải được tính toán lại và có thể tăng cao hơn con số
16% GDP sau khi xem xét các vụ phá sản khu vực ngân hàng do khủng
hoảng kinh tế toàn cầu 2008 – 2009. Do đó, mức nợ hợp lý chỉ khi nào nó
tạo ra khoảng cách đủ để bao trùm những khoản nợ đặc biệt bất ngờ.

Một điều cần lưu ý, ngưỡng nợ công thực sự còn phụ thuộc vào hoàn cảnh của
quốc gia và sự ưu tiên trong mục tiêu chính sách của quốc gia đó. Do vậy, việc tìm ra
ngưỡng nợ và thiết kế trần nợ hợp lý sẽ khác nhau giữa các quốc gia và khác nhau qua
các thời kỳ. Do vậy, bên cạnh việc tìm ra ngưỡng chịu đựng tối ưu, Chính phủ còn
phải phân tích môi trường quốc gia để đưa ra mức nợ hợp lý trong quản lý tài chính
công, giúp linh động trong việc đối phó với những biến cố bất ngờ.
1.2.2 Ngưỡng chịu đựng nợ công không phải là một chỉ số hoàn hảo để đo lường
nợ công.
Không phải lúc nào nợ công cao cũng sẽ ngay lập tức mang lại những kết cục bi
đát. Thực tế trên thế giới cho thấy những cuộc khủng hoảng nợ công chỉ diễn ra khi
10


chính phủ quốc gia nào đó không thể trả nợ đúng hạn, cả nợ gốc và nợ lãi, nên phải
tuyên bố phá sản quốc gia hoặc cầu cứu sự trợ giúp quốc tế.
Có nhiều nghiên cứu về bản chất của khủng hoảng nợ công đã được tiến hành,
đồng thời cũng đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về khủng hoảng nợ công. Theo định

nghĩa của Manasse, Roubini và Schimmelpfennig (2003): “Một quốc gia được cho là
bị khủng hoảng về nợ công nếu được Standard & Poor’s xếp hạng là vỡ nợ, hoặc được
nhận một khoản vay không ưu đãi lớn của IMF”.
Nợ công phản ánh và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và khả năng tài chính của
một nền kinh tế. Chính vì vậy, việc đánh giá khoản nợ của một quốc gia có an toàn hay
không trở nên vô cùng cần thiết đối với các nhà đầu tư cũng như chính bản thân chính
phủ của quốc gia đó. Nhờ đó mà xếp hạng tín dụng nợ công ra đời.
Tuy nhiên, hiện nay trên thế giới chưa có tiêu chuẩn chung về mức ngưỡng an
toàn đối với các chỉ tiêu về nợ công để áp dụng cho tất cả các nước.
Việc xác định các chỉ tiêu an toàn về nợ công của từng nước thường được dựa
trên cơ sở đánh giá thực trạng nợ, tình hình kinh tế vĩ mô, chính sách tài khóa, tiền tệ,
nhu cầu về vốn đầu tư phát triển, hệ số tín nhiệm của quốc gia và có thể tham khảo
khuyến nghị của IMF/WB về ngưỡng an toàn nợ nước ngoài theo phân loại chất lượng
khuôn khổ thể chế và chính sách.
Riêng tại các nước Khu vực đồng tiền chung châu Âu thì lại quy định hạn mức
trần nợ công áp dụng chung cho tất cả các nước trong khối là dưới 60% GDP, thâm hụt
ngân sách dưới 3% GDP.
Khi nói về ngưỡng an toàn cho nợ công, các chuyên gia đến từ Chương trình hỗ
trợ phát triển của Liên hiệp quốc (UNDP), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng
Thế giới (WB) đều nhấn mạnh không nên dựa quá nhiều vào ngưỡng nợ.
Ngưỡng nợ công là thông số hữu ích nhưng chỉ nhìn vào cái ngưỡng đó là chưa
đủ, TS. Benedict Bingham, đại diện thường trú của IMF tại Việt Nam cho biết. Theo
chuyên gia này, thì khi xem xét nợ công của một nước cần phải xem các nước có nền
11


kinh tế tương tự có ngưỡng nợ thế nào, và phải tính đến cả rủi ro về lòng tin. Bởi
không thể dự báo rủi ro trên toàn thế giới, nên phải có biên độ về ngưỡng để "cảm thấy
thoải mái". Quan trọng hơn là phải hiểu được phạm vi, quy mô và chất lượng nợ thực
chất như thế nào, bao nhiêu phần trăm để thúc đẩy tăng trưởng ngắn hạn, dài hạn…

Điều đó đòi hỏi thông tin phải phong phú và rất chi tiết.
1.2.3 Ngưỡng an toàn không an toàn với khái niệm không đầy đủ về nợ công ở
Việt Nam
Nợ công hay nợ Chính phủ là khoản nợ mà Chính phủ phải chịu trách nhiệm chi
trả khi đến hạn thanh toán. Có nhiều cách tính nợ công khác nhau tùy vào quan điểm.
Tuy nhiên, các quốc gia trên thế giới thường sử dụng khái niệm nợ công của World
Bank hoặc IMF để làm cơ sở tính giá trị nợ công.
Theo Ngân hàng Thế giới và Tổ chức tiền tệ Quốc tế (IMF), nợ công được xác
định là tổng nợ của các khoản: nợ của Chính phủ và các Bộ, ban, ngành Trung ương;
nợ của chính quyền địa phương các cấp; nợ của Ngân hàng Trưng ương; và nợ của các
tổ chức độc lập mà Chính phủ có liên quan (Chính phủ sở hữu trên 50% vốn hoặc có
quyền phê duyệt ngân sách tổ chức hoặc chịu trách nhiệm trả nợ trong trường hợp tổ
chức đó vỡ nợ).
Còn với quy định của pháp luật Việt Nam, có nhiều khoản không được tính trong
thành phần của nợ công, trong đó đặc biệt là các khoản doanh nghiệp nhà nước tự vay
tự trả và các khoản nhà nước vay của quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ hoàn thuế…
Nhiều đại biểu quốc hội cũng lo lắng, nếu tính cả những khoản nợ không theo
quy định pháp luật nhưng thật sự Chính phủ vẫn đang chịu trách nhiệm chi trả, thì tình
hình nợ của quốc gia rất đáng lo ngại và có thể vượt rất xa ngưỡng an toàn đặt ra.
1.2.4 Ngưỡng an toàn không an toàn với tỷ lệ thâm hụt ngân sách
Từ kết quả nghiên cứu của Cecchetti, Mohanty và Zampolli với đề tài “Tương lai
của nợ công” khi sử dụng mô hình động về nợ công để đánh giá nợ công các nước
OECD cho thấy:

12


- Thứ nhất, sự thay đổi của tỷ lệ nợ công trên GDP tỷ lệ với số tiền lãi vay phải
thanh toán (lãi này đã được điều chỉnh phải lạm phát và tăng trưởng GDP thực). Điều
này cũng có nghĩa, khi tỷ lệ nợ công trên GDP gia tăng thì lãi suất thực phải trả cũng

tăng theo. Lúc này, gánh nặng nợ công càng thêm nặng.
- Thứ hai, nếu ngân sách thâm hụt liên tục thì tỷ lệ nợ công trên GDP của năm
sau sẽ cao hơn so với năm trước và xu hướng càng mở rộng khi thâm hụt càng cao.
Như vậy, một vòng luẩn quẩn xuất hiện, khi thâm hụt ngân sách tăng thì sẽ gia tăng tỷ
lệ nợ công trên GDP, đến lượt tỷ lệ nợ công trên GDP tăng lại tác động tăng các khoản
lãi vay phải trả, và các khoản lãi vay phải trả theo đó sẽ làm tăng tỷ lệ nợ công trên
GDP.
- Thứ ba, khi Chính phủ bị giới hạn vay mượn, thì tỷ lệ nợ công trên GDP sẽ
được xác định bởi tổng giá trị hiện tại của tất cả các khoản thặng dư ngân sách trong
tương lai và các khoản thu được từ in thêm tiền.
Nhìn vào hình 1 và hình 2, ngân sách của Việt Nam liên tục thâm hụt từ năm
2008 đã dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng của tỷ lệ nợ công trên GDP. Và tỷ lệ này
được dự kiến cuối năm 2015 sẽ đạt ngưỡng an toàn do Quốc hội đề ra. Ngoài ra, sự
thâm hụt liên tục của ngân sách cũng đã vi phạm nguyên tắc của quản lý nợ công an
toàn, bởi nợ công an toàn phải được tài trợ bằng tất cả các khoản thặng dư ngân sách
trong tương lai. Còn không, Việt Nam lại vướng phải vòng luẩn quẩn giữa nợ công
cao, thâm hụt ngân sách, xếp hạng tín nhiệm thấp, lãi phải trả gia tăng và áp lực tăng
trưởng kinh tế.
Đặc biệt. mọi thứ sẽ trở nên trầm trọng hơn khi lãi suất phải trả gia tăng nhanh
hơn tỷ lệ tăng trường kinh tế hoặc tỷ lệ tăng trường kinh tế thấp kéo dài trong khi chi
phí lãi vay ngày càng cao. Lúc này, hoặc là Chính phủ đi vay nợ mới, nhưng các khoản
vay nợ mới chỉ đủ để trang trải chi phí lãi vay của nợ cũ; hoặc là Chính phủ và Ngân
hàng Nhà nước phải in thêm tiền, nhưng cái giá phải trả cho hoạt động này khá đắt đỏ.

13


Vì vậy, kế hoạch cắt giảm thâm hụt ngân sách cần phải thực hiện nghiêm túc để
hướng tới quản lý nợ công an toàn và bền vững. Đồng thời, thặng dư ngân sách trong
tương lai là cơ sở quan trọng giúp xác định ngưỡng nợ công an toàn.


Hình 1 Tỷ lệ nợ trên GDP Nguồn: tradingeconomics.com

Hình 2 : Thâm hụt ngân sách ở Việt Nam Nguồn: ADB

14


1.2.5 Ngưỡng an toàn không an toàn với hệ số ICOR cao
Ngưỡng an toàn của tỷ lệ nợ công có thật sự an toàn khi hiệu quả đầu tư của
nền kinh tế Việt Nam ở mức khá thấp so với các nước. Cụ thể, hiệu quả đầu tư được
thể hiện qua chỉ số ICOR, và chỉ số này càng cao thì hiệu quả đầu tư càng thấp. Giai
đoạn năm 2007 – 2008, hệ số ICOR là 6,15, đến 2008 – 2010 gia tăng lên 6,67 và
được cải thiện ở giai đoạn 2011 – 2013 là 5,53%. Mặc dù chỉ số này có xu hướng giảm
ở những năm gần đây, nhưng vẫn còn khá cao so với các nước công nghiệp mới và gấp
đôi khuyến cáo của WB đối với các nước đang phát triển là 3.
Tuy nhiên, chỉ số ICOR trên chỉ phản ánh hiệu quả đầu tư của cả nền kinh tế,
nếu xét riêng từng thành phần thì ICOR của khu vực nhà nước luôn cao hơn. ICOR
khu vực nhà nước cao đồng nghĩa với hiệu quả sử dụng vốn thấp hơn so với các khu
vực còn lại. Chỉ số ICOR này cũng phản ánh được phần nào việc sử dụng vốn vay
không hiệu quả, đầu tư dài trải, thất thoát lãng phí của khu vực nhà nước. Đây thực sự
là một nguyên nhân lớn dẫn đến tình trạng nợ công ngày càng trĩu nặng với quốc gia.
.

Hình 3 : Chỉ số ICOR theo giai đoạn của Việt Nam Nguồn: GSO

Ngưỡng an toàn tỷ lệ nợ công trên GDP chỉ nên xem là một chỉ tiêu trong bộ chỉ
tiêu đo lường an toàn nợ công và nó là một chỉ tiêu động. Chỉ tiêu này cao hay thấp
15



không đáng lo ngại mà nó còn phụ thuộc vào thặng dư ngân sách trong tương lai của
Chính phủ, khả năng vay mới, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và in thêm tiền (theo
nghiên cứu của Cecchetti, Mohanty và Zampolli).
Vậy, khi hoạt động vay nợ mới của Chính phủ bị giới hạn, khả năng in thêm tiền
khó đạt được thỏa thuận với mục tiêu kiểm soát lạm phát thì để xác định được ngưỡng
an toàn của nợ công chỉ trông chờ vào thặng dư ngân sách trong tương lai lẫn hiệu quả
sử dụng vốn đầu tư. Lúc này, ngưỡng an toàn mới thật sự an toàn.

16


2

Thực trạng nợ công và ngưỡng chịu đựng nợ công của nền
kinh tế Việt Nam.

2.1 Quy mô nợ công
Nợ công không chỉ là nguồn tài trợ hàng đầu cho các công trình đầu tư phát triển
mà còn là nguồn cung cấp vốn đứng thứ hai của nền kinh tế Việt Nam với tỷ trọng vốn
16 - 17% vốn đầu tư toàn xã hội. Tuy nhiên, do nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng
chậm trong những năm gần đây, đất nước phải gánh trên vai áp lực vay mượn cực lớn
để huy động vốn để trang trải cho các chi tiêu của ngân sách nhà nước, chưa kể đến
những thiệt hại to lớn do thiên tai gây nên ở cả ba miền đất nước khoảng đầu năm
2016. Trong những báo cáo kinh tế đầu năm 2016, chính phủ không giấu giếm nỗi lo
về hoạt động thu chi của ngân sách nhà nước khi nguồn thu không đủ để bù đắp các
khoản chi ngân sách và các dự án đầu tư đều dựa vào phần vốn mà chính phủ đi vay.
Gánh nặng nợ công Việt Nam giai đoạn 2010-2016
Năm
Dư nợ

công (nghìn tỷ
đồng )
Nợ công/
GDP (%)

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

889

1093

1279

1528

1826

2608


2674

56,3

54,9

50,8

54,5

58

62.2

64.73

(Nguồn : Bản tin nợ công số 4, Bộ Tài chính)
Tính đến cuối năm 2010, nợ công của Việt Nam là hơn 32,5 tỷ USD, tăng 16,3%
so với năm 2009, bao gồm 27,86 tỷ tổng dư nợ nước ngoài, đạt đến con số cao nhất
từng có trong vòng năm năm trở về trước. Theo bộ tài chính, chi phí đi vay ngày càng
đắt đỏ do nước ta bị giảm mức ưu đãi khi gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình,
thay vào đó là các khoản vay thương mại với lãi suất cao hơn, thời gian ngắn hơn.
Đến năm 2014, dư nợ chính phủ lên đến 86 tỷ USD, tăng 21,7% so với mức
70,64 tỷ USD cuối năm 2013. Theo bản tin tài chính số 4 năm 2016, đến cuối năm
2015, tỷ lệ nợ công/GDP ở mức 62,2%, tổng chi ngân sách nhà nước lên tới hơn 1,2
17


triệu tỷ đồng đã khiến bội chi ngân sách nhà nước lên tới 256 nghìn tỷ đồng. Trước đó,

báo cáo của cơ quan quản lý cho thấy con số nợ tương đối tính đến cuối 2015 là 50,3%
GDP, trong khi trần nợ được Quốc hội phê duyệt cho giai đoạn 2011-2015 chỉ là 50%
GDP.
Đầu năm 2016, tốc độ tăng trưởng GDP chỉ đạt 5,52%, thấp hơn so với cùng kỳ
năm trước là 6,32% và thấp hơn mục tiêu cả năm 6,7%. Đến cuối năm 2016, dư nợ
công khoảng 64,73% GDP, dư nợ Chính Phủ khoảng 53,62%, chính phủ phải đối mặt
với nỗi lo nợ công có khả năng vượt trần nếu nợ công tiếp tục tăng lên với tốc độ hiện
tại. Xét về tổng chi ngân sách Nhà nước, 6 tháng đầu năm đạt gần 563.000 tỷ đồng,
tăng 4,9% so với cùng kỳ năm 2015 (cùng kỳ tăng 8,2%). Trong đó, chi trả nợ và viện
trợ tăng 5,2%; chi thường xuyên tăng 5%. Chính phủ lên kế hoạch quý I/2016 phải vay
thêm 25.000-30.000 tỷ từ Bảo hiểm xã hội Việt Nam; vay khoảng 10.000 tỷ đồng vốn
ngoài nước; phát hành khoảng 76.000-81.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ. Như vậy,
tổng số tiền vay mượn trong quý I lên tới 116 nghìn tỷ đồng, mục đích chính là để
“trang trải nợ nần”, đầu tư phát triển, chẳng hạn khoảng 50,8 nghìn tỷ đồng sẽ để bù
đắp bội chi năm 2016; đảo nợ năm 2016 khoảng 23,2 nghìn tỷ đồng,...
Tính đến tháng 1 năm 2017, theo đồng hồ nợ công toàn cầu The global debt
clock, nợ công của Việt Nam là 94, 85 tỷ USD, tương đương 45,6% GDP, mức gia
tăng nợ là 9,35/ năm. Theo các chuyên gia, quy mô nợ công của Việt Nam có thể cao
hơn số liệu công bố do cách thức xác định nợ công của Việt Nam không giống các tổ
chức quốc tế. Trong khi nợ công ở Việt Nam được tính trên trách nhiệm thanh toán
thuộc về chủ thể đi vay, nợ công của các tổ chức quốc tế lại được xác định dựa trên
trách nhiệm thanh toán của pháp nhân đứng sau chủ thể đi vay.

18


Hình 4 : Tỷ lệ nợ công/GDP của Việt Nam so với một số nước trong khu vực
Tuy nhiên, xét về mức nợ công bình quân đầu người trong khu vực các nước
ASEAN, chỉ tiêu của Việt Nam nằm ở mức khá thấp. Tính đến đầu tháng 3/2013,
những khu vực và quốc gia có tổng mức nợ công tuyệt đối cao nhất hiện nay là Bắc

Mỹ, Brazil, châu Âu, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Australia.Trong đó, Nhật Bản
là nước có số nợ công khổng lồ nhất, lên tới hơn 12,5 nghìn tỷ USD (tương đương
226,1% GDP), tiếp theo là Mỹ nợ hơn 11,8 nghìn tỷ USD (tương đương 75,2% GDP).
Nhiều quốc gia trong khối sử dụng đồng tiền chung châu Âu cũng đang có mức nợ
công hàng nghìn tỷ USD như Đức nợ gần 2,7 nghìn tỷ USD (tương đương 83% GDP),
Italy nợ trên 2,4 nghìn tỷ USD (tương đương 120,8% GDP), Pháp nợ hơn 2,3 nghìn tỷ
USD (tương đương 90,5% GDP), Anh nợ hơn 2,2 nghìn tỷ USD (tương đương 91,4%
GDP),….
Việt Nam hiện nằm trong nhóm nước có mức nợ công trung bình của thế giới.
Tổng mức nợ công của Việt Nam hiện vào khoảng 71,6 tỷ USD, tương đương 49,4%
GDP, tăng 12,7% so với năm trước, khá thấp so với các nước khu vực Đông Nam Á
như Indonesia (231 tỷ USD), Thái Lan (185 tỷ USD), hay Malaysia (175 tỷ USD).

19


Theo số liệu cung cấp bởi bộ tài chính, năm 2015, nước có chỉ số nợ bình quân
đầu người cao nhất là Singapore với mức nợ lên tới 56000 USD/người, tiếp đó là
Malaysia 7696,6 USD, Thái Lan 3450,8 USD, tỷ lệ nợ công /GDP ở mức 45%-60%,
trong khi chỉ số nợ bình quân đầu người ở Việt Nam chỉ xấp xỉ 1000 USD.

2.2 Cơ cấu nợ công
Vấn đề cần quan tâm không chỉ nằm ở quy mô nợ công mà còn ở cơ cấu nợ, khả
năng trả nợ và đặc biệt là chất lượng đầu tư của các khoản vay, mà đầu tư công kém
hiệu quả lâu nay vẫn là vấn đề nhức nhối tại Việt Nam.
Theo khoản 2, điều 1 Luật quản lý nợ công số 29/2009/QH12, nợ công của Việt
Nam bao gồm: Nợ chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh, nợ của chính quyền địa
phương, trong đó, nợ chính phủ bao gồm nợ trong nước và nợ nước ngoài. Nợ được
Chính phủ bảo lãnh là khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng vay
trong nước, nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh. Nợ chính quyền địa phương là

khoản nợ do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi
chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) ký kết, phát hành hoặc uỷ quyền phát hành. Nợ
chính phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài, được ký
kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ hoặc các khoản vay khác do
Bộ Tài chính ký kết, phát hành, uỷ quyền phát hành theo quy định của pháp luật. Nợ
chính phủ không bao gồm khoản nợ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành
nhằm thực hiện chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ.

20


Hình 5 : Cơ cấu nợ công 2010-2014
Ở Việt Nam, cơ cấu nợ công đến cuối năm 2015 bao gồm nợ Chính phủ chiếm 80,8%,
nợ được Chính phủ bảo lãnh chiếm 17,8% và nợ chính quyền địa phương chiếm 1,4%.
Trong cơ cấu nợ Chính phủ, tỷ trọng nợ trong nước đang có xu hướng tăng từ 39%
năm 2011 lên 57% năm 2015 và tỷ trọng nợ nước ngoài giảm tương ứng từ 61% năm
2011 xuống còn 43% năm 2015, cơ cấu nợ công này được Ngân hàng thế giới (World
bank) và Quỹ tiền tệ quốc tế IMF nhận định là đang trên đà điều chỉnh bền vững. Các
khoản nợ trong nước vẫn chủ yếu dựa trên việc phát hành trái phiếu trong nước, nếu
giai đoạn 2011-2013, trái phiếu trong nước được phát hành hầu hết là trái phiếu ngắn
hạn thì giai đoạn 2014-2016 kỳ hạn đã được kéo dài và kỳ hạn là 5 năm trong 6 tháng
đầu năm 2016. Mức lãi suất phát hành trái phiếu chính phủ trên thị trường vốn trong
nước bình quân giảm từ mức 12%/năm vào năm 2011 xuống còn khoảng 6,5% vào
năm 2014 và khoảng 6% vào năm 2015.
Năm 2010 cũng ghi nhận thêm khoản nợ mới từ phát hành trái phiếu Chính phủ
quốc tế với lợi suất trên 7% mà thời hạn kéo dài trong 10 năm, rơi đúng vào năm 2020,
thời điểm mà tổng số tiền Chính phủ phải trả là 24 tỉ USD như nói ở trên.
Các khoản nợ nước ngoài vẫn là vay ODA chiếm tỷ trọng cao (94%) với kỳ hạn
còn lại bình quân trên 10 năm, lãi suất bình quân tính đến cuối năm 2015 khoảng 2%/
21



năm. Cơ cấu đồng tiền của danh mục nợ của Chính phủ tập trung vào một số đồng tiền
chính bao gồm: đồng Việt Nam với tỷ trọng 55%; USD chiếm tỷ trọng 16%; JPY
chiếm tỷ trọng 13% và EUR chiếm tỷ trọng khoảng 7%, còn lại là các đồng tiền khác.
Trên lý thuyết, điều này được cho là hạn chế rủi ro do biến động tỷ giá, giảm áp lực
lên nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ. Trong cơ cấu tổng dư nợ của Chỉnh phủ, trái phiếu
chính phủ (TPCP) sẽ tăng từ 32,5% năm 2015 lên 40% năm 2020, tương đương 22%
GDP; vay viện trợ phát triển chính thức (ODA) sẽ giảm từ 40,7% năm 2015 xuống
32,7% năm 2020; TPCP phát hành quốc tế sẽ tăng từ 9,3% năm 2015 lên 12,7% năm
2020; và các khoản vay khác trong nước (tín phiếu kho bạc) sẽ giảm từ 17,5% năm
2015 xuống 14,5% năm 2020.
Dư nợ TPCP gia tăng mạnh trong năm 2016 do nút thắt về kỳ hạn gần đây đã
được Quốc hội dỡ bỏ. Dư nợ TPCP phát hành quốc tế tăng ròng thêm 45 nghìn tỷ đồng
trong năm 2016 do quyết định của Quốc hội gần đây về việc phát hành trái phiếu quốc
tế. Vay ODA dự báo sẽ tăng thêm 77 nghìn tỷ đồng, trong khi vay khác trong nước
tăng không đáng kể.
Có thể thấy trong vòng 6 năm (2010-2016), nợ của Chính phủ đã có xu hướng
chuyển dịch lệch từ phía vay nước ngoài sang vay trong nước. Việc chuyển dịch cơ
cấu nợ phần nào cho thấy định hướng của nhà điều hành trong việc cơ cấu nợ từ nước
ngoài về Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế đã bước qua ngưỡng thu nhập trung bình
và các khoản vay ưu đãi từ bên ngoài đã không còn như trước. Các chuyên gia của
Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng việc chuyển hướng này có thể tạo thêm áp lực cho
việc trả nợ của Chính phủ vốn đã rất nặng nề do các khoản vay trong nước thường có
kỳ hạn ngắn và lãi suất vay thấp hơn quốc tế.

22


Hình 6 : Bội chi ngân sách và nợ công/GDP

Thu không đủ chi suốt 10 năm qua khiến Chính phủ
phải đi vay nợ khắp nơi.
Thẩm tra báo cáo của Chính phủ, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội chỉ đánh giá: Cơ
cấu thu, chi ngân sách Việt Nam chưa thực sự phù hợp, bội chi ngân sách còn cao, chi
ngân sách và nợ công tăng nhanh, áp lực trả nợ lớn. Tại Việt Nam vẫn còn tình trạng
đầu tư dàn trải khiến nguồn kinh phí hạn hẹp không đủ để đáp ứng và các dự án trở
nên mất hiệu quả và tốn nhiều thời gian, tình hình sử dụng nợ công bất hợp lý càng
làm trầm trọng thêm gánh nặng nợ của Chính phủ.

2.3 Tình hình sử dụng nợ công
2.3.1 Nguồn vốn huy động từ vay nợ ở nước ta chưa được sử dụng hợp lý.
- Thứ nhất, việc giải ngân vốn ở Việt Nam gặp phải rất nhiều chậm trễ. Những
nguồn vốn đầu tư công từ Ngân sách nhà nước và nguồn vốn huy động được từ việc
phát hành trái phiếu chính phủ không được giải ngân theo đúng kế hoạch, gây ảnh
hưởng đến tiến độ thi hành dự án công, từ đó gây ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng của
nền kinh tế.
- Thứ hai, hiệu quả đầu tư công chưa cao. Kể cả khi tăng trưởng kinh tế dần hồi
phục, hệ số ICOR của Việt Nam còn cao, hiệu quả đầu tư còn thấp so với nhiều nền
kinh tế trong khu vực. Nguyên nhân một phần là do nền kinh tế đang trong giai đoạn
tập trung đầu tư cho hạ tầng, bao gồm cả hạ tầng ở vùng sâu, vùng xa và đầu tư cho
xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội cộng với tình trạng đầu tư còn có sự dàn
23


trải, lãng phí. Nền kinh tế có mô hình tăng trưởng theo chiều rộng. Việc đầu tư dàn trải
dẫn tới hiệu quả thấp, nhất là đầu tư công vào doanh nghiệp nhà nước. Theo Ngân
hàng Thế giới (WB), hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (chỉ số ICOR) của Việt Nam trong
giai đoạn 2001 - 2005 là 4,88; giai đoạn 2006 – 2010 đã lên 6,96, nhưng 5 năm tiếp
theo vẫn ở mức 6,92.


Hình 7 : ICOR Việt Nam sau 20 năm
(Nguồn: )
Có thể nói, Việt Nam vẫn còn là nước đang phát triển cần sự đầu tư toàn diện,
bằng chứng là nhu cầu đầu tư toàn xã hội cho cả giai đoạn 5 năm 2016 - 2020 lên tới
gần 10.600.000 tỷ đồng, bằng khoảng 32-34%. Chỉ khi huy động được nguồn vốn này,
Việt Nam mới có thể đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế 6,5-7% và thực hiện khâu đột
phá về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, trong đó tập trung vào hệ
thống giao thông, hạ tầng đô thị lớn. Cơ cấu chi ngân sách cũng không bền vững, ảnh
hưởng đến hiệu quả sử dụng nợ công. Trong giai đoạn đầu, chi ngân sách chủ yếu là
chi thường xuyên với mức tăng trưởng là 18,44%/năm. Ngược lại, chi đầu tư phát triển
có xu hướng giảm, nhất là từ năm 2013 đến nay, chỉ ở mức 4,8%/năm. Khi nhu cầu chi
tiêu ngân sách ngày càng lớn, nợ công tăng nhanh và nguồn vốn ngày càng khó huy
động, việc sử dụng vốn vì thế đòi hỏi phải đạt được hiệu quả cao, tập trung vào các dự
án thực sự cần thiết, đủ để làm giảm hệ số ICOR.

24


2.3.2 Dự báo
Theo thông tin dự báo của BVSC, nhu cầu vay nợ trực tiếp của Chính phủ Việt
Nam sẽ tăng đều trong giai đoạn 2016-2020. Công ty chứng khoán này cho rằng Chính
phủ có thể gia tăng dư nợ đều hàng năm cho tới ngưỡng 55% GDP vào năm 2020.
Theo đó, tổng dư nợ trực tiếp của Chính phủ sẽ ở mức 4,3 triệu tỷ đồng vào năm 2020,
gấp hai lần tổng dư nợ vào cuối năm 2015. Lãi suất các khoản vay của Chính phủ sẽ
gia tăng trong giai đoạn 2016-2020. Dự báo lãi suất TPCP sẽ tăng dần từ mức trung
bình 6,8%, 6,5% trong năm 2014 và 2015 lên 8,5% giai đoạn 2018-2020 (dựa trên giả
định lạm phát mục tiêu 5-7% trong giai đoạn 2016-2020 và lộ trình tăng lãi suất của
Fed lên 3,5% vào năm 2018). Lãi suất trái phiếu phát hành quốc tế được dự báo sẽ
tăng dần từ 4,8% năm 2015 lên 6,5% trong giai đoạn 2019-2020. Tổng số lãi phải trả
hàng năm của Chính phủ sẽ tăng lên 236 nghìn tỷ đồng vào năm 2020, gấp đôi so với

nghĩa vụ trả lãi vào năm 2015 là 115 nghìn tỷ đồng. Áp lực trả lãi chủ yếu đến từ
TPCP, chiếm hơn 50% vào năm 2020.

Hình 8 : Dự báo dư nợ các khoản vay chính phủ
2.3.3 Ngưỡng chịu đựng nợ công
Ngưỡng nợ công hiện nay của Việt Nam đạt mức khoảng 64,73% GDP, dư nợ
Chính Phủ khoảng 53,62%. Hai con số này đều đã tiến đến sát ngưỡng nợ không quá
65% GDP, nợ Chính phủ không quá 54% GDP trong Nghị quyết về kế hoạch tài chính
25


×