Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

tiểu luận tài chính công nghiên cứu ngưỡng chịu đựng nợ công của nền kinh tế việt nam bài 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (485.64 KB, 41 trang )

MỤC LỤC

I. TỔNG QUAN VỀ NỢ CÔNG VÀ NGƯỠNG NỢ CÔNG.......................2
1

Nợ công là gì?................................................................................................2

1.1.Khái niệm.......................................................................................................2
1.2 Đặc điểm của nợ công...................................................................................3
1.3 Phân loại nợ công..........................................................................................5
1.4 Các hình thức vay nợ của chính phủ...........................................................7
1.5 Các vấn đề gặp phải khi tính toán nợ công.................................................8
2. Ngưỡng chịu đựng nợ công:.........................................................................9
2.1 Cách tính nợ công..........................................................................................9
2.2 Ngưỡng nào cho nợ công?...........................................................................10
2.3 Ngưỡng nợ công có phải là một chỉ số hoàn hảo?.....................................11
3. Hệ quả của nợ công.....................................................................................16
II. THỰC TRẠNG QUY MÔ NỢ CÔNG VÀ NGƯỠNG CHỊU ĐỰNG NỢ
CÔNG Ở VIỆT NAM........................................................................................18
1.

Quy mô nợ công..........................................................................................18

2.

Cơ cấu nợ công...........................................................................................22

3. Tình hình sử dụng nợ công.........................................................................23
4.

So sánh với một số quốc gia.......................................................................26



5. Ngưỡng nợ công của VIệt Nam..................................................................28
III. GIẢI PHÁP................................................................................................31
1. Sử dụng nợ công hiệu quả..........................................................................31
2. Giải pháp cải thiện vay nợ công để nợ công không vượt trần.................32

1


LỜI MỞ ĐẦU
Trong vòng năm năm trở lại đây, vấn đề nợ công ngày càng được xem trọng ở các
quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng bởi những ảnh hưởng trực tiếp hay
gián tiếp tới sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Nguồn vốn từ vay nợ không chỉ góp
phần tài trợ các khoản thâm thụt của ngân sách nhà nước mà còn là là nguồn cung cấp
vốn quan trọng cho các dự án đầu tư công, phần nào giúp cải thiện cơ sở hạ tầng và hệ
thống an sinh xã hội. Kèm theo những ảnh hưởng quan trọng, việc tích tụ nợ công có thể
đem đến nhiều rủi ro tiềm ẩn ngay cả đối với các nước có mức nợ công thấp, mức độ rủi
ro phụ thuộc vào khả năng chịu đựng nợ của từng nước. Dễ dàng thấy được mỗi một quốc
gia trên thế giới cần thiết đặt ra một ngưỡng nợ công nhằm xác định khả năng chịu đựng
nợ của nước đó, tránh tình trạng vỡ nợ hay tái cấu trúc nợ đồng thời đưa ra các biện pháp
ứng phó kịp thời khi nợ công đạt đến mức báo động.
Từ những nguyên do kể trên, chúng em đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu ngưỡng chịu
đựng nợ công của nền kinh tế Việt Nam” làm đề tài tiểu luận cho nhóm.
Bài tiểu luận bao gồm những nội dung sau :
Chương I

: Tổng quan về nợ công và ngưỡng chịu đựng nợ công.

Chương II


: Thực trạng nợ công và ngưỡng chịu đựng nợ công của nền kinh tế

Việt Nam.
Chương III

: Giải pháp cải thiện để nợ công không vượt trần và đảm bảo khả

năng trả nợ.
Nhóm em hy vọng bài tiểu luận có thể làm rõ được một số lý luận về nợ công và
ngưỡng chịu đựng nợ công cũng như thực trạng về tình hình nợ công tại Việt Nam hiện
nay. Tuy đã rất cố gắng nhưng do thời gian và trình độ có hạn nên bài tiểu luận chắc chắn
không tránh khỏi sai sót. Nhóm em rất mong nhận được sự góp ý của cô để bài viết được
hoàn chỉnh hơn.

2


I.

TỔNG QUAN VỀ NỢ CÔNG VÀ NGƯỠNG CHỊU ĐỰNG NỢ CÔNG
1 Nợ công là gì?
1.1.Khái niệm
Khái niệm nợ công là một khái niệm tương đối phức tạp. Tuy nhiên, hầu hết
những cách tiếp cận hiện nay đều cho rằng, nợ công là khoản nợ mà Chính phủ của
một quốc gia phải chịu trách nhiệm trong việc chi trả khoản nợ đó. Tuy nhiên, nợ
công hoàn toàn khác với nợ quốc gia. Nợ quốc gia là toàn bộ khoản nợ phải trả của
một quốc gia, bao gồm hai bộ phận là nợ của Nhà nước và nợ của tư nhân (doanh
nghiệp, tổ chức, cá nhân). Như vậy, nợ công chỉ là một bộ phận của nợ quốc gia.
Theo cách tiếp cận của Ngân hàng Thế giới, nợ công được hiểu là nghĩa vụ nợ của
bốn nhóm chủ thể bao gồm:

(1) Nợ của Chính phủ trung ương và các Bộ, ban, ngành trung ương;
(2) Nợ của các cấp chính quyền địa phương;
(3) Nợ của Ngân hàng trung ương; và
(4) Nợ của các tổ chức độc lập mà Chính phủ sở hữu trên 50% vốn, hoặc việc quyết
lập ngân sách phải được sự phê duyệt của Chính phủ hoặc Chính phủ là người chịu
trách nhiệm trả nợ trong trường hợp tổ chức đó vỡ nợ. Cách định nghĩa này cũng
tương tự như quan niệm của Hệ thống quản lý nợ và phân tích tài chính của Hội
nghị của Liên hiệp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD).
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, Nợ công, còn gọi là Nợ chính phủ
hoặc Nợ quốc gia, là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ
trung ương đến địa phương đi vay. Một cách khái quát nhất, có thể hiểu nợ chính
phủ, nợ công hoặc nợ quốc gia là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc
mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay nhằm tài trợ cho các khoản thâm hụt
ngân sách. Việc đi vay này là nhằm tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách nên
3


nói cách khác, nợ chính phủ là thâm hụt ngân sách luỹ kế đến một thời điểm nào
đó. Để dễ hình dung quy mô của nợ chính phủ, người ta thường đo xem khoản nợ
này bằng bao nhiêu phần trăm so với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
1.2 Đặc điểm của nợ công
a) Đặc điểm của nợ công
Tuy có nhiều cách tiếp cận rộng hẹp khác nhau về nợ công, nhưng về cơ bản,
nợ công có những đặc trưng sau đây:
- Nợ công là khoản nợ ràng buộc trách nhiệm trả nợ của Nhà nước Khác với
các khoản nợ thông thường, nợ công được xác định là một khoản nợ mà Nhà nước
(bao gồm các cơ quan nhà nước có thẩm quyền) có trách nhiệm trả khoản nợ ấy.
Trách nhiệm trả nợ của Nhà nước được thể hiện dưới hai góc độ trực tiếp và gián
tiếp. Trực tiếp được hiểu là cơ quan nhà nước có thẩm quy ền sẽ là người vay và do
đó, cơ quan nhà nước ấy sẽ chịu trách nhiệm trả nợ khoản vay (ví dụ: Chính phủ

Việt Nam hoặc chính quy ền địa phương). Gián tiếp là trong trường hợp cơ quan
nhà nước có thẩm quy ền đứng ra bảo lãnh để một chủ thể trong nước vay nợ, trong
trường hợp bên vay không trả được nợ thì trách nhiệm trả nợ sẽ thuộc về cơ quan
đứng ra bảo lãnh (ví dụ: Chính phủ bảo lãnh để Ngân hàng Phát triển Việt Nam vay
vốn nước ngoài).
- Nợ công được quản lý theo quy trình chặt chẽ với sự tham gia của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền Việc quản lý nợ công đòi hỏi quy trình chặt chẽ nhằm đảm
bảo hai mục đích: một là, đảm bảo khả năng trả nợ của đơn vị sử dụng vốn vay và
cao hơn nữa là đảm bảo cán cân thanh toán vĩ mô và an ninh tài chính quốc gia; hai
là, để đạt được những mục tiêu của quá trình sử dụng vốn. Bên cạnh đó, việc quản
lý nợ công một cách chặt chẽ còn có ý nghĩa quan trọng về mặt chính trị và xã hội.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, nguyên tắc quản lý nợ công là Nhà nư ớc
quản lý thống nhất, toàn diện nợ công từ việc huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay
đến việc trả nợ để đảm bảo hai mục tiêu cơ bản như đã nêu trên.
4


- Mục tiêu cao nhất trong việc huy động và sử dụng nợ công là phát triển
kinh tế - xã hội vì lợi ích chung Nợ công được huy động và sử dụng không phải để
thỏa mãn những lợi ích riêng của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào, mà vì lợi ích chung
của đất nước. Xuất phát từ bản chất của Nhà nước là thiết chế để phục vụ lợi ích
chung của xã hội, Nhà nước là của dân, do dân và vì dân nên đương nhiên các
khoản nợ công được quyết định phải dựa trên lợi ích của nhân dân, mà cụ thể là để
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và phải coi đó là điều kiện quan trọng nhất.
b) Bản chất kinh tế của nợ công
Xét về bản chất kinh tế, khi Nhà nư ớc mong muốn hoặc bắt buộc phải chi
tiêu vượt quá khả năng thu của mình (khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản thu
khác) thì phải vay vốn và điều đó làm phát sinh nợ công. Như vậy, nợ công là hệ
quả của việc Nhà nước tiến hành vay vốn và Nhà nước phải có trách nhiệm hoàn
trả. Trong lĩnh vực tài chính công, một nguyên tắc quan trọng của ngân sách nhà

nước được các nhà kinh tế học cổ điển hết sức coi trọng và hiện nay vẫn được ghi
nhận trong pháp luật ở hầu hết các quốc gia, đó là nguyên tắc ngân sách thăng
bằng. Theo nghĩa cổ điển, ngân sách thăng bằng được hiểu là một ngân sách mà ở
đó, số chi bằng với số thu. Về ý nghĩa kinh tế, điều này giúp Nhà nước tiết kiệm chi
tiêu hoang phí, còn về ý nghĩa chính trị, nguyên tắc này sẽ giúp hạn chế tình trạng
Chính phủ lạm thu thông qua việc quyết định các khoản thuế. Các nhà kinh tế học
cổ điển như A.Smith, D.Ricardo, J.B.Say là những người khởi xướng và ủng hộ
triệt để nguy ên tắc này trong quản lý tài chính công. Và chính vì thế, các nhà kinh
tế học cổ điển không đồng tình với việc Nhà nước có thể vay nợ để chi tiêu. Ngược
lại với các nhà kinh tế học cổ điển, một nhà kinh tế học được đánh giá là có ảnh
hưởng mạnh mẽ nhất ở nửa đầu thế kỷ XX là John M.Keynes (1883-1946) và
những người ủng hộ mình (gọi là trường phái Keynes) lại cho rằng, trong nhiều
trường hợp, đặc biệt là khi nền kinh tế suy thoái dẫn đến việc đầu tư của tư nhân
giảm thấp, thì Nhà nước cần ổn định đầu tư bằng cách vay tiền (tức là cố ý tạo ra
thâm hụt ngân sách) và tham gia vào các dự án đầu tư công cộng như đường xá,
cầu cống và trường học, cho đến khi nền kinh tế có mức đầu tư tốt trở lại.
5


1.3 Phân loại nợ công
Có nhiều tiêu chí để phân loại nợ công, mỗi tiêu chí có một ý nghĩa khác
nhau trong việc quản lý và sử dụng nợ công.
Theo tính chất nợ, Luật Quản lý Nợ công số 29/2009/QH12, Nợ công được
quy định trong Luật này bao gồm Nợ chính phủ, Nợ được Chính phủ bảo lãnh và
Nợ chính quyền địa phương. Trong đó:
 Nợ chính phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài,
được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ hoặc các
khoản vay khác do Bộ Tài chính ký kết, phát hành, uỷ quyền phát hành theo quy
định của pháp luật. Nợ chính phủ không bao gồm khoản nợ do Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam phát hành nhằm thực hiện chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ.

 Nợ được Chính phủ bảo lãnh là khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài chính,
tín dụng vay trong nước, nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh.
 Nợ chính quyền địa phương là khoản nợ do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) ký kết,
phát hành hoặc uỷ quyền phát hành.
Theo tiêu chí nguồn gốc địa lý của vốn vay, nợ công gồm có hai loại: nợ
trong nước và nợ nước ngoài.
 Nợ trong nước là nợ công mà bên cho vay là cá nhân, tổ chức Việt Nam.
 Nợ nước ngoài là nợ công mà bên cho vay là Chính phủ nước ngoài, vùng lãnh
thổ, tổ chức tài chính quốc tế, tổ chức và cá nhân nước ngoài. Như vậy, theo
pháp luật Việt Nam, nợ nước ngoài không được hiểu là nợ mà bên cho vay là
nước ngoài, mà là toàn bộ các khoản nợ công không phải là nợ trong nước.
Việc phân loại nợ trong nước và nợ nước ngoài có ý nghĩa quan trọng trong
quản lý nợ. Việc phân loại này về mặt thông tin sẽ giúp xác định chính xác hơn
tình hình cán cân thanh toán quốc tế. Và ở một số khía cạnh, việc quản lý nợ
nước ngoài còn nhằm đảm bảo an ninh tiền tệ của Nhà nước Việt Nam, vì các
6


khoản vay nước ngoài chủ yếu bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi hoặc các phương
tiện thanh toán quốc tế khác.
Theo thời hạn nợ: Nợ ngắn hạn (từ 1 năm trở xuống), nợ trung hạn (từ trên 1
năm đến 10 năm) và nợ dài hạn (trên 10 năm).
Theo phương thức huy động vốn, thì nợ công có hai loại là nợ công từ thỏa
thuận trực tiếp và nợ công từ công cụ nợ.
 Nợ công từ thỏa thuận trực tiếp là khoản nợ công xuất phát từ những thỏa thuận
vay trực tiếp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền với cá nhân, tổ chức cho vay.
Phương thức huy động vốn này xuất phát từ những hợp đồng vay, hoặc ở tầm
quốc gia là các hiệp định, thỏa thuận giữa Nhà nước Việt Nam với bên nước
ngoài.

 Nợ công từ công cụ nợ là khoản nợ công xuất phát từ việc cơ quan nhà nước có
thẩm quyền phát hành các công cụ nợ để vay vốn. Các công cụ nợ này có thời
hạn ngắn hoặc dài, thường có tính vô danh và khả năng chuy ển nhượng trên thị
trường tài chính.
Theo tính chất ưu đãi của khoản vay làm phát sinh nợ công thì nợ công có
ba loại là nợ công từ vốn vay ODA, nợ công từ vốn vay ưu đãi và nợ thương mại
thông thường.
Theo trách nhiệm đối với chủ nợ thì nợ công được phân loại thành nợ công
phải trả và nợ công bảo lãnh. Nợ công phải trả là các khoản nợ mà Chính phủ,
chính quyền địa phương có nghĩa vụ trả nợ. Nợ công bảo lãnh là khoản nợ mà
Chính phủ có trách nhiệm bảo lãnh cho người vay nợ, nếu bên vay không trả được
nợ thì Chính phủ sẽ có nghĩa vụ trả nợ.
Theo cấp quản lý nợ thì nợ công được phân loại thành nợ công của trung
ương và nợ công của chính quyền địa phương. Nợ công của trung ương là các
khoản nợ của Chính phủ, nợ do Chính phủ bảo lãnh. Nợ công của địa phương là
7


khoản nợ công mà chính quy ền địa phương là bên vay nợ và có nghĩa vụ trực tiếp
trả nợ. Theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2002 thì những khoản vay
nợ của chính quyền địa phương được coi là nguồn thu ngân sách và được đưa vào
cân đối, nên về bản chất nợ công của địa phương được Chính phủ đảm bảo chi trả
thông qua khả năng bổ sung từ ngân sách trung ương. Nợ công rất quan trọng đối
với bất kỳ quốc gia nào vì nó nguồn tài chính quan trọng cho sự phát triển kinh tế.
Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng sẽ xem xét đến nợ công khi quyết định đầu tư
vốn.
1.4 Các vấn đề gặp phải khi tính toán nợ công
a) Lạm phát
Chỉ tiêu thâm hụt ngân sách khi tính toán thường không điều chỉnh ảnh
hưởng của lạm phát vì trong tính toán chi tiêu của Chính phủ, người ta tính toán

các khoản trả lãi vay theo lãi suất danh nghĩa trong khi đáng lẽ chỉ tiêu này chỉ nên
tính theo lãi suất thực tế. Do lãi suất danh nghĩa bằng lãi suất thực tế cộng với tỷ lệ
lạm phát, nên thâm hụt ngân sách đã bị phóng đại. Trong những thời kỳ lạm phát ở
mức cao và nợ chính phủ lớn thì ảnh hưởng của yếu tố này rất lớn.
b) Tài sản đầu tư
Nhiều nhà kinh tế cho rằng tính toán nợ chính phủ cần phải trừ đi tổng giá trị
của tài sản chính phủ. Điều này cũng đơn giản như khi xử lý tài sản của cá nhân:
khi một cá nhân vay tiền để mua nhà thì không thể tính anh ta đã thâm hụt ngân
sách bằng số tiền đã vay mà phải trừ đi giá trị của căn nhà. Tuy nhiên khi tính toán
theo phương pháp này lại gặp phải vấn đề những gì nên coi là tài sản của chính phủ
và tính toán giá trị của chúng như thế nào, ví dụ: đường quốc lộ, kho vũ khí hay chi
tiêu cho giáo dục…
c) Các khoản nợ tiềm tàng
Nhiều nhà kinh tế lập luận rằng tính toán nợ chính phủ đã bỏ qua các khoản
8


nợ tiềm tàng như tiền trợ cấp hưu trí, các khoản bảo hiểm xã hội mà chính phủ sẽ
phải chi trả cho người lao động hay các khoản mà chính phủ sẽ phải chi trả khi
đứng ra bảo đảm cho các khoản vay của người có thu nhập thấp mà trong tương lai
họ không có khả năng thanh toán…
Nợ công có vị trí quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Đây là nguồn tài trợ
hàng đầu cho đầu tư phát triển của nền kinh tế thông qua ngân sách nhà nước
(NSNN) và là nguồn cung cấp vốn lớn đứng thứ hai của nền kinh tế với tỷ trọng
16-17%/tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Vì vậy, việc sử dụng nợ công hiệu quả sẽ thúc
đẩy sự phát triển của kinh tế xã hội. Tuy nhiên, quy mô nợ công hiện nay đang áp
sát ngưỡng kiểm soát do Quốc hội đề ra và đặt ra thách thức trong việc đảm bảo an
toàn nợ công nói riêng và nền kinh tế nói chung. Với mục tiêu đánh giá toàn diện
thực trạng của nợ công, vai trò của quản lý nợ công với phát triển kinh tế xã hội;
nhận diện các nguyên nhân, rủi ro tiềm ẩn của nợ công, từ đó đề xuất chính sách

hướng tới sự an toàn, bền vững của nợ công và nền tài chính trong dài hạn,.
2. Ngưỡng chịu đựng nợ công:
2.1 Cách tính nợ công
Do quy mô nền kinh tế ở các nước khác nhau, nên gánh nặng nợ công quốc
gia thường được tính trên phần trăm (%) của Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Số liệu nợ công thường được diễn đạt theo nhiều cách khác nhau. Nó có thể phân ra
thành nợ của Chính phủ hay nợ chung của Chính phủ và các cấp chính quyền.
Nợ công có thể được phân ra dưới dạng các chủ nợ trong ngoài nước, cụ thể là nợ
công từ các nhà đầu tư trong nước hay nợ công từ các nhà đầu tư nước ngoài.
Cuối cùng, nợ công có thể được báo cáo theo dạng tổng nợ Chính phủ, tức tổng nợ
tài chính của Chính phủ, hay nợ ròng Chính phủ, tức tổng nợ tài chính trừ đi tổng
tài sản tài chính Chính phủ nắm giữ.
9


2.2 Ngưỡng nào cho nợ công?
Không phải lúc nào nợ công cao cũng sẽ ngay lập tức mang lại những kết
cục bi đát. Thực tế trên thế giới cho thấy những cuộc khủng hoảng nợ công chỉ diễn
ra khi chính phủ quốc gia nào đó không thể trả nợ đúng hạn, cả nợ gốc và nợ lãi,
nên phải tuyên bố phá sản quốc gia hoặc cầu cứu sự trợ giúp quốc tế.
Có nhiều nghiên cứu về bản chất của khủng hoảng nợ công đã được tiến hành,
đồng thời cũng đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về khủng hoảng nợ công. Theo
định nghĩa của Manasse, Roubini và Schimmelpfennig (2003): “Một quốc gia được
cho là bị khủng hoảng về nợ công nếu được Standard & Poor’s xếp hạng là vỡ nợ,
hoặc được nhận một khoản vay không ưu đãi lớn của IMF”.
Nợ công phản ánh và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và khả năng tài chính của
một nền kinh tế. Chính vì vậy, việc đánh giá khoản nợ của một quốc gia có an toàn
hay không trở nên vô cùng cần thiết đối với các nhà đầu tư cũng như chính bản
thân chính phủ của quốc gia đó. Nhờ đó mà xếp hạng tín dụng nợ công ra đời.
Tuy nhiên, hiện nay trên thế giới chưa có tiêu chuẩn chung về mức ngưỡng an toàn

đối với các chỉ tiêu về nợ công để áp dụng cho tất cả các nước.
Việc xác định các chỉ tiêu an toàn về nợ công của từng nước thường được dựa trên
cơ sở đánh giá thực trạng nợ, tình hình kinh tế vĩ mô, chính sách tài khóa, tiền tệ,
nhu cầu về vốn đầu tư phát triển, hệ số tín nhiệm của quốc gia và có thể tham khảo
khuyến nghị của IMF/WB về ngưỡng an toàn nợ nước ngoài theo phân loại chất
lượng khuôn khổ thể chế và chính sách.
Riêng tại các nước Khu vực đồng tiền chung châu Âu thì lại quy định hạn mức trần
nợ công áp dụng chung cho tất cả các nước trong khối là dưới 60% GDP, thâm hụt
ngân sách dưới 3% GDP.
Khi nói về ngưỡng an toàn cho nợ công, các chuyên gia đến từ Chương trình hỗ trợ
phát triển của Liên hiệp quốc (UNDP), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng
1
0


Thế giới (WB) đều nhấn mạnh không nên dựa quá nhiều vào ngưỡng nợ.
Ngưỡng nợ công là thông số hữu ích nhưng chỉ nhìn vào cái ngưỡng đó là chưa đủ,
TS. Benedict Bingham, đại diện thường trú của IMF tại Việt Nam cho biết. Theo
chuyên gia này, thì khi xem xét nợ công của một nước cần phải xem các nước có
nền kinh tế tương tự có ngưỡng nợ thế nào, và phải tính đến cả rủi ro về lòng tin.
Bởi không thể dự báo rủi ro trên toàn thế giới, nên phải có biên độ về ngưỡng để
"cảm thấy thoải mái". Quan trọng hơn là phải hiểu được phạm vi, quy mô và chất
lượng nợ thực chất như thế nào, bao nhiêu phần trăm để thúc đẩy tăng trưởng ngắn
hạn, dài hạn… Điều đó đòi hỏi thông tin phải phong phú và rất chi tiết.
2.3 Ngưỡng nợ công có phải là một chỉ số hoàn hảo?
a) Ngưỡng an toàn không an toàn với khái niệm không đầy đủ về nợ công ở
Việt Nam
Nợ công hay nợ Chính phủ là khoản nợ mà Chính phủ phải chịu trách nhiệm chi
trả khi đến hạn thanh toán. Có nhiều cách tính nợ công khác nhau tùy vào quan
điểm. Tuy nhiên, các quốc gia trên thế giới thường sử dụng khái niệm nợ công của

World Bank hoặc IMF để làm cơ sở tính giá trị nợ công.
Theo Ngân hàng Thế giới và Tổ chức tiền tệ Quốc tế (IMF), nợ công được xác định
là tổng nợ của các khoản: nợ của Chính phủ và các Bộ, ban, ngành Trung ương; nợ
của chính quyền địa phương các cấp; nợ của Ngân hàng Trưng ương; và nợ của các
tổ chức độc lập mà Chính phủ có liên quan (Chính phủ sở hữu trên 50% vốn hoặc
có quyền phê duyệt ngân sách tổ chức hoặc chịu trách nhiệm trả nợ trong trường
hợp tổ chức đó vỡ nợ).
Còn với quy định của pháp luật Việt Nam, có nhiều khoản không được tính trong
thành phần của nợ công, trong đó đặc biệt là các khoản doanh nghiệp nhà nước tự
vay tự trả và các khoản nhà nước vay của quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ hoàn thuế…
Nhiều đại biểu quốc hội cũng lo lắng, nếu tính cả những khoản nợ không theo quy
11


định pháp luật nhưng thật sự Chính phủ vẫn đang chịu trách nhiệm chi trả, thì tình
hình nợ của quốc gia rất đáng lo ngại và có thể vượt rất xa ngưỡng an toàn đặt ra.
b) Ngưỡng an toàn không an toàn với tỷ lệ thâm hụt ngân sách
Từ kết quả nghiên cứu của Cecchetti, Mohanty và Zampolli với đề tài “Tương
lai của nợ công” khi sử dụng mô hình động về nợ công để đánh giá nợ công các
nước OECD cho thấy:
- Thứ nhất, sự thay đổi của tỷ lệ nợ công trên GDP tỷ lệ với số tiền lãi vay phải
thanh toán (lãi này đã được điều chỉnh phải lạm phát và tăng trưởng GDP thực).
Điều này cũng có nghĩa, khi tỷ lệ nợ công trên GDP gia tăng thì lãi suất thực phải
trả cũng tăng theo. Lúc này, gánh nặng nợ công càng thêm nặng.
- Thứ hai, nếu ngân sách thâm hụt liên tục thì tỷ lệ nợ công trên GDP của năm sau
sẽ cao hơn so với năm trước và xu hướng càng mở rộng khi thâm hụt càng cao.
Như vậy, một vòng luẩn quẩn xuất hiện, khi thâm hụt ngân sách tăng thì sẽ gia tăng
tỷ lệ nợ công trên GDP, đến lượt tỷ lệ nợ công trên GDP tăng lại tác động tăng các
khoản lãi vay phải trả, và các khoản lãi vay phải trả theo đó sẽ làm tăng tỷ lệ nợ
công trên GDP.

- Thứ ba, khi Chính phủ bị giới hạn vay mượn, thì tỷ lệ nợ công trên GDP sẽ được
xác định bởi tổng giá trị hiện tại của tất cả các khoản thặng dư ngân sách trong
tương lai và các khoản thu được từ in thêm tiền.
Nhìn vào hình 2 và hình 3, ngân sách của Việt Nam liên tục thâm hụt từ năm 2008
đã dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng của tỷ lệ nợ công trên GDP. Và tỷ lệ này được
dự kiến cuối năm 2015 sẽ đạt ngưỡng an toàn do Quốc hội đề ra. Ngoài ra, sự thâm
hụt liên tục của ngân sách cũng đã vi phạm nguyên tắc của quản lý nợ công an
toàn, bởi nợ công an toàn phải được tài trợ bằng tất cả các khoản thặng dư ngân
sách trong tương lai. Còn không, Việt Nam lại vướng phải vòng luẩn quẩn giữa nợ
công cao, thâm hụt ngân sách, xếp hạng tín nhiệm thấp, lãi phải trả gia tăng và áp
1
2


lực tăng trưởng kinh tế.
Đặc biệt. mọi thứ sẽ trở nên trầm trọng hơn khi lãi suất phải trả gia tăng nhanh hơn
tỷ lệ tăng trường kinh tế hoặc tỷ lệ tăng trường kinh tế thấp kéo dài trong khi chi
phí lãi vay ngày càng cao. Lúc này, hoặc là Chính phủ đi vay nợ mới, nhưng các
khoản vay nợ mới chỉ đủ để trang trải chi phí lãi vay của nợ cũ; hoặc là Chính phủ
và Ngân hàng Nhà nước phải in thêm tiền, nhưng cái giá phải trả cho hoạt động này
khá đắt đỏ.
Vì vậy, kế hoạch cắt giảm thâm hụt ngân sách cần phải thực hiện nghiêm túc để
hướng tới quản lý nợ công an toàn và bền vững. Đồng thời, thặng dư ngân sách
trong tương lai là cơ sở quan trọng giúp xác định ngưỡng nợ công an toàn

Hình 2: tỷ lệ nợ trên GDP (Nguồn: tradingeconomics.com)

1
3



Hình 3 : thâm hụt ngân sách ở Việt Nam (Nguồn: ADB)

c) Ngưỡng an toàn không an toàn với hệ số ICOR cao
Ngưỡng an toàn của tỷ lệ nợ công có thật sự an toàn khi hiệu quả đầu tư của nền
kinh tế Việt Nam ở mức khá thấp so với các nước. Cụ thể, hiệu quả đầu tư được thể
hiện qua chỉ số ICOR, và chỉ số này càng cao thì hiệu quả đầu tư càng thấp. Giai
đoạn năm 2007 – 2008, hệ số ICOR là 6,15, đến 2008 – 2010 gia tăng lên 6,67 và
được cải thiện ở giai đoạn 2011 – 2013 là 5,53%. Mặc dù chỉ số này có xu hướng
giảm ở những năm gần đây, nhưng vẫn còn khá cao so với các nước công nghiệp
mới và gấp đôi khuyến cáo của WB đối với các nước đang phát triển là 3.
Tuy nhiên, chỉ số ICOR trên chỉ phản ánh hiệu quả đầu tư của cả nền kinh tế, nếu
xét riêng từng thành phần thì ICOR của khu vực nhà nước luôn cao hơn. ICOR khu
vực nhà nước cao đồng nghĩa với hiệu quả sử dụng vốn thấp hơn so với các khu
vực còn lại. Chỉ số ICOR này cũng phản ánh được phần nào việc sử dụng vốn vay
không hiệu quả, đầu tư dài trải, thất thoát lãng phí của khu vực nhà nước. Đây thực
sự là một nguyên nhân lớn dẫn đến tình trạng nợ công ngày càng trĩu nặng với quốc
gia.

1
4


Hình 4 : chỉ số ICOR theo giai đoạn của Việt Nam (Nguồn: GSO)

Ngưỡng an toàn tỷ lệ nợ công trên GDP chỉ nên xem là một chỉ tiêu trong bộ chỉ
tiêu đo lường an toàn nợ công và nó là một chỉ tiêu động. Chỉ tiêu này cao hay thấp
không đáng lo ngại mà nó còn phụ thuộc vào thặng dư ngân sách trong tương lai
của Chính phủ, khả năng vay mới, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và in thêm tiền
(theo nghiên cứu của Cecchetti, Mohanty và Zampolli).

Vậy, khi hoạt động vay nợ mới của Chính phủ bị giới hạn, khả năng in thêm tiền
khó đạt được thỏa thuận với mục tiêu kiểm soát lạm phát thì để xác định được
ngưỡng an toàn của nợ công chỉ trông chờ vào thặng dư ngân sách trong tương lai
lẫn hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Lúc này, ngưỡng an toàn mới thật sự an toàn.
3. Hệ quả của nợ công

1
5


a) Ảnh hưởng ngược từ các chính sách khi nợ công quá lớn:
Khi nợ công quá lớn, việc thắt chặt chi tiêu, thực hiện chính sách “thắt
lưng buộc bụng” để giảm thâm hụt ngân sách là điều kiện phải đáp ứng để
được nhận sự hỗ trợ cần thiết từ các tổ chức tín dụng quốc tế. Tuy nhiên, trong
thời điểm hiện nay, khi nền kinh tế toàn cầu mới thoát khỏi khủng hoảng, bắt
đầu có dấu hiệu phục hồi do kết quả của các gói kích thích kinh tế mà chính
phủ các nước đã chi ra trong những năm trước đây, thì việc cắt giảm chi tiêu,
tăng thuế sẽ làm giảm đầu tư, kìm hãm sự phục hồi của nền kinh tế, làm chậm
tốc độ tăng trưởng, thậm chí có thể đẩy nền kinh tế vào “khủng hoảng kép”.
b)

Bị hạ bậc tín nhiệm

Khi nợ công liên tục tăng cao, nền kinh tế bị hạ bậc tín nhiệm theo báo cáo
của các tổ chức chuyên đi đánh giá tín nhiệm các công ty và quốc gia khác,
niềm tin của người dân và giới đầu tư bị lung lay, khi đó nền kinh tế dễ trở
thành mục tiêu tấn công của các thế lực đầu cơ quốc tế. Khi đó, các quỹ đầu tư
lớn lập tức bán ra loại trái phiếu này, đồng thời từ chối mua vào trong các đợt
phát hành tiếp theo. Nếu chính phủ muốn huy động tiền từ thị trường tài chính
sẽ phải chấp nhận chi phí vốn cao hơn và sau đó, rơi vào vòng

xoáy: tiếp tục bị tụt bậc tín nhiệm.

1
6


c)

Tác động từ nợ chính phủ tới tăng trưởng kinh tế

Trong những năm gần đây, hầu hết các nhà kinh tế đều cho rằng trong dài hạn
một khoản nợ chính phủ lớn (tỷ lệ của nó so với GDP cao) làm cho sự tăng
trưởng của sản lượng tiềm năng chậm lại vì những lý do sau:
- Tăng cường xuất khẩu để trả nợ nước ngoài và do đó khả năng tiêu dùng
giảm sút.
- Gây ra hiệu ứng thế chỗ cho vốn tư nhân.
- Tăng thuế để trả lãi nợ vay chính công dân nước mình => Thuế làm méo mó
nền kinh tế, gây ra tổn thất vô ích về phúc lợi xã hội.
Ngoài ra, còn có một số quan điểm cho rằng việc chính phủ sử dụng công cụ
nợ để điều tiết kinh tế vĩ mô sẽ không có hiệu suất cao vì có hiện tượng
crowding out (đầu tư cho chi tiêu của chính phủ tăng lên).
- Phát hành trái phiếu tuy có làm tăng tổng cầu, song mức tăng không lớn vì
có những tác động phụ làm giảm tổng cầu.
- Gây ra áp lực lạm phát, tác động tiêu cực tới tốc độ tăng trưởng thực
d)

Gánh nặng cho toàn bộ nền kinh tế cùng với rủi ro chênh lệch tỉ giá.

- Nợ công ở mức cao sẽ kéo theo mức bội chi ngân sách lớn và dần dần sẽ trở
thành gánh nặng cho nền kinh tế.

- Trong khi trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam trong những năm
gần đây, Chính phủ đang có kế hoạch triển khai nhiều dự án hạ tầng lớn như
nhà máy điện nguyên tử, đường sắt cao tốc,… nên tỷ lệ nợ nước ngoài sẽ tăng
vọt. Nhìn lại quá trình này, đã có lúc Nhà nước phải đi vay với tỷ giá chỉ 11
nghìn Việt Nam đồng quy đổi bằng 1 USD, thì ở thời điểm hiện tại tỷ giá quy
đổi đã lên đến mức trên dưới 20 nghìn Việt Nam đồng quy đổi bằng 1 USD.
Như vậy là khoản chênh lệch tỷ giá này toàn bộ nền kinh tế của chúng ta phải
hứng chịu.
II. THỰC TRẠNG , QUY MÔ VỀ NỢ CÔNG VÀ NGƯỠNG CHỊU ĐỰNG
NỢ CÔNG:

1
7


1. Quy mô nợ công
Quy mô nợ công gia tăng ngày càng nhanh, áp sát ngưỡng kiểm soát của Quốc
hội .Trong giai đoạn 2011- 2015. Theo Bản tin tài chính số 4 năm 2016, chỉ
trong vòng 6 năm (2010-2015), nợ công Việt Nam đã tăng gấp 3 lần. (Bảng 1)
Bảng 1: Gánh nặng nợ công Việt Nam giai đoạn 2010-2015
Năm
1. Dư nợ công (1.000 tỷ
đồng)
2. Nợ công/GDP (%)

2010

2011

2012


2013

2014

2015

889

1.093

1.279

1.528

1.826

2.608

56,3

54,9

50,8

54,5

58

62,2


(Nguồn : Bản tin nợ công số 4, Bộ Tài chính)
Theo đó, cuối năm 2015, về số tuyệt đối, dư nợ công lên đến 2.608 nghìn tỷ
đồng, gấp 1,9 lần so với cuối năm 2011 (1.393 nghìn tỷ đồng). Về số tương đối,
cuối năm 2015, nợ công/GDP ở mức 62,2%, áp sát ngưỡng kiểm soát 65% của
Quốc hội. Đặc biệt giai đoạn 2013-2014, việc phát hành khối lượng lớn trái phiếu
Chính phủ đã khiến nợ công tăng mạnh. Bên cạnh đó, điểm cần lưu ý là tỉ lệ này
được tính trên GDP danh nghĩa, do vậy trong những năm có lạm phát cao (giai
đoạn trước 2012), GDP danh nghĩa tăng nhanh là một yếu tố giúp cho tỉ lệ nợ
công/GDP ở mức thấp tương đối. Tuy nhiên trong 3 năm trở lại đây, bên cạnh
nguyên nhân chính xuất phát từ việc gia tăng phát hành trái phiếu chính phủ, GDP
danh nghĩa tăng chậm lại cũng là một yếu tố khiến tỉ lệ nợ công có xu hướng tăng
tốc.
Đáng lưu ý, quy mô nợ công thực tế có thể đã cao hơn so với mức công bố do cách
thức xác định nợ công của Việt Nam và một số tổ chức quốc tế uy tín có sự khác
biệt. Cụ thể, nợ công theo tiêu chuẩn Việt Nam dựa trên nguyên tắc: Trách nhiệm
thanh toán thuộc về chủ thể đi vay; còn nợ công theo tiêu chuẩn quốc tế được xác
1
8


định trên cơ sở: Chủ sở hữu thực sự hay pháp nhân đứng sau chủ thể đi vay phải có
trách nhiệm thanh toán. Theo đó, nợ công theo tiêu chuẩn quốc tế sẽ bằng nợ công
theo tiêu chuẩn Việt Nam cộng với nợ của: Ngân hàng Nhà nước (NHNN), các
doanh nghiệp nhà nước (DNNN),1 tổ chức bảo hiểm xã hội và an sinh xã hội
(ASXH) và một số địa phương.. Dựa theo thông lệ quốc tế, ngưỡng nợ công tối
ưu (nhằm đảm bảo nợ công là động lực giúp tăng trưởng kinh tế) thông thường cho
các nước phát triển là 90%, các nước đang phát triển có nền tảng tốt là 60% và có
nền tảng kém là 30 - 40%. Vì vậy, mức ngưỡng nợ công/GDP được Quốc hội đề ra
65% là phù hợp với thông lệ quốc tế; và việc vượt ngưỡng tối ưu có thể tiềm ẩn rủi

ro.
Nếu chỉ số nợ công/GDP của một quốc gia thể hiện quy mô nợ công so với
quy mô của nền kinh tế thì chỉ số nợ công trên bình quân đầu người thể hiện trung
bình mỗi người dân của quốc gia này đang gánh bao nhiêu nợ. (Biểu đồ 1)

Biểu đồ 1 : Nợ công bình quân đầu người của Việt Nam
giai đoạn 2006-2015

(Nguồn
1
9


: Economist Intelligence Unit, Vietdata tổng hợp)
Tính đến khoảng tháng 11/2015, nợ công bình quân đầu người ở Việt Nam
xấp xỉ 1.000 USD. Xét về chỉ tiêu nợ công bình quân đầu người thì Việt Nam ở
mức khá thấp so với một số quốc gia khác trong khu vực Asean. Cũng số liệu năm
2015, nước có chỉ số nợ công bình quân đầu người cao nhất là Singapore với
56.000 USD, tiếp theo là Malaysia 7.696,9 USD, Thái Lan 3.450,8 USD. Việt
Nam, Indonesia, Philippines có chỉ số nợ bình quân đầu người năm 2015 xấp xỉ
khoảng 1.000 USD. Thật vậy, trong khối ASEAN, tương tự như Việt Nam, các
nước Malaysia, Philippines và Thái Lan đều duy trì tỷ lệ nợ công/GDP ở mức 45%60%. Cá biệt có trường hợp của Singapore có tỷ lệ nợ công/GDP rất cao ( gần 94%
năm 2015) và Indonesia với tỷ lệ nợ công/GDP rất thấp (khoảng 25%-26%). Theo
đó, quy mô nợ công ở Singapore rất cao với khối nợ trên 278 tỷ USD. (Biểu đồ 2)

Biểu đồ 2: Nợ công bình quân đầu người một số nước Đông Nam Á giai đoạn
2011-2015

2
0



(Nguồn: Economist Intelligence Unit, Vietdata tổng hợp)
Biểu đồ 3: Tình hình nợ công và nợ nước ngoài của Việt Nam
năm 2001-2010

(Nguồn: The Economist Intelligence Unit)

2. Cơ cấu nợ công
Theo khoản 2 Điều 1 Luật Quản lý nợ công của Việt Nam, nợ công bao gồm tất cả
các khoản nợ chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa
2
1


phương. Cơ cấu nợ công của Việt Nam năm 2006 – 2010 gồm nợ chính phủ chiếm
78,1%, còn lại là nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương. Trong
nợ chính phủ, nợ nước ngoài chiếm 61,9%; nợ trong nước chiếm 38,1%. Trong nợ
nước ngoài, ODA chiếm tỷ trọng lớn. Cụ thể, năm 2009, nợ công của Việt Nam
gồm nợ chính phủ chiếm 79,2%, nợ được chính phủ bảo lãnh chiếm 17,6% và nợ
chính quyền địa phương chiếm 3,1%; trong nợ chính phủ, nợ nước ngoài chiếm
60%,trong đó có 85% là ODA.

Bảng 1: Cơ cấu nợ công của Việt Nam năm 2006 – 2010
Đơn vị 2006

2007

2008


2009

2010

Nợ chính Tỷ
23,7
phủ
USD
Nợ chính %GDP 39,0
phủ

24,1

31,2

37,8

45,3

Bình
quân
32,4

33,8

36,5

40,4

44,6


38,9

Nợ chính % Nợ
phủ
công

85,0

68,0

76,2

79,2

82,1

78,1

Nợ nước
ngoài
của
chính
phủ

Tỷ
USD

14,6


17,3

18,9

23,9

25,1*

20

Nợ nước
ngoài
của
chính

% Nợ
chính
phủ

61,6

71,6

60,7

60,0

55,4%** 61,9

2

2


phủ
Nợ nước
ngoài
của
khu vực
công

%
GDP

26,7

28,3

25,1

29,3

N/A

Nợ nước
ngoài
của
khu vực
công

% Nợ

công

58,2

56,9

52,4

57,5

N/A

(Nguồn: Bộ Tài Chính, Bản tin nợ nước ngoài số 6)
Chú thích: , *: Số liệu 6 tháng đầu năm 2010

3. Tình hình sử dụng nợ công
Thông qua các chương trình đầu tư công, nợ công của Việt Nam được
chuyển tải vào các dự án đầu tư nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng, tạo nền tảng cho sự
phát triển kinh tế bền vững. Tuy nhiên, tình hình sử dụng nợ công ở Việt Nam
không đạt hiệu quả cao, thể hiện ở hai khía cạnh sau:
Thứ nhất, tình trạng chậm trễ trong giải ngân vốn: Tình trạng chậm trễ trong giải
ngân nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước và nguồn vốn trái phiếu Chính phủ
diễn ra khá thường xuyên. Theo báo cáo của Kho bạc Nhà nước, hết tháng 10/2009,
mới giải ngân được 26.586 trong số 64.000 tỷ đồng vốn trái phiếu Chính phủ, bằng
47,5% kế hoạch năm. Tình trạng dự án, công trình thi công dở dang, chuyển tiếp,
kéo dài, chậm tiến độ vẫn chậm được khắc phục. Điều này cùng với sự thiếu kỷ
luật tài chính trong đầu tư công và trong hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước
cũng như các tập đoàn lớn, dẫn đến đầu tư dàn trải, lãng phí, thất thoát vốn đầu tư ở
tất cả các khâu của quá trình quản lý dự án đầu tư.
Thứ hai, hiệu quả đầu tư thấp, thể hiện qua chỉ số ICOR (xem Biểu đồ2): Năm

2009, trong khi tổng mức đầu tư toàn xã hội lên tới 42,2% GDP, thìtốc độ tăng
2
3


trưởng lại chỉ đạt 5,2%. Chỉ số ICOR năm 2009 đã tăng tới mứcquá cao, trên 8 so
với 6,6 của năm 2008. Điều này có nghĩa là, nếu năm2001 Việt Nam cần 5,24 đồng
vốn để tạo ra được 1 đồng sản lượng, thì giờđây cần phải đầu tư thêm gần 3 đồng
vốn nữa.
Từ năm 2006 đến nay, tình hình trả nợ công của Việt Nam không ổn định và hầu
như không có sự gia tăng đáng kể về giá trị, trung bình hàng năm Việt Nam dành ra
trên 3,5% GDP để chi trả nợ và viện trợ. Tỷ lệ trảnợ/tổng nợ công giảm dần qua các
năm, từ 9,09% năm 2006 xuống còn6,53% năm 2010. Trong khi đó, quy mô của
các khoản nợ công ngày càngtăng lên với tốc độ chóng mặt với gần 20%/năm; mặt
khác, tình hình sử dụng nợ công ở Việt Nam còn đang tồn tại nhiều bất cập như
chậm trễ trong giải ngân và sự kém hiệu quả trong sử dụng vốn vay vào các dự án
đầu tư. Điều này tác động tiêu cực tới khả năng trả nợ của Việt Nam trong tương
lai.
Trong nợ công thì nợ của Chính phủ (bao gồm các loại trái phiếu, tín
phiếu, vay ODA, vay thương mại từ các đối tác song phương và đa phương)
chiếm tỷ lệ tới 80%; 20% còn lại là nợ do Chính phủ bảo lãnh (các loại trái phiếu
do ngân hàng phát triển Việt Nam VDB và NHCSXH phát hành) và nợ Chính
quyền địa phương.
Nợ từ phát hành trái phiếu Chính phủ tăng khá nhanh trong những năm gần
đây, đặc biệt là giai đoạn 2012-2014. Diễn biến trên khiến tỷ trọng vay từ kênh
này tăng mạnh và hiện đã trở thành phần chiếm tỷ trọng cao nhất (hơn 40%) trong
cơ cấu nợ công mặc dù giá trị tuyệt đối của các khoản vay từ các nguồn ODA, ưu
đãi và thương mại (vốn là phần chiếm tỷ trọng cao nhất trong các năm trước đây)
không giảm. Chúng tôi cho rằng, một phần Chính phủ muốn gia tăng huy động
(chủ yếu từ kênh trong nước) khi mặt bằng lãi suất đã giảm tương đối nhiều so với

giai đoạn trước nhưng mặt khác cũng cho thấy những tác động không nhỏ từ áp lực
bội chi ngân sách hàng năm.

2
4


4. So sánh với một số quốc gia
Nguồn: IMF & World bank
Tỉ lệ nợ công/GDP của Việt Nam so với một số nước trong
khu vực

Tỷ lệ các khoản nợ công / GDP năm 2013 của một số nước

70%

60%

60%

50%

50%

40%

2
%

6%


40%

20%

30%

17%

10%

20%

19%

0%

10%

20%

7%

30%

32
%

41
%


34
%

18%

IndonesiaBalangdeshPhilippines

Thailand

Vietnam

Các khoản nợ khác (Trái phiếu, tín phiếu, bảo lãnh…)
2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014 2015 est


Các khoản vay ODA, vay thương mại ưu đãi song phương và đa phương của Chính phủ

BangladeshIndonesiaPhilippinesThailandVietnam

Tỷ lệ nợ công/GDP của Việt Nam đang ở mức cao hơn khá nhiều so với một số
nước khác, có điều kiện phát triển tương đồng trong khu vực. Điểm đáng chú ý là
kể từ năm 2006, trong khi tỷ lệ này có xu hướng giảm dần hoặc khá ổn định tại các
nước khác thì ở Việt Nam lại tăng khá rõ nét, điển hình giai đoạn từ năm 2009 cho
đến nay, và khoảng cách đang dần nới rộng. Ở một góc nhìn khác, kể cả khi bóc tách
phần vay ODA, vay thương mại ưu đãi song phương và đa phương của Chính phủ ra
(do phần này nhìn chung có độ an toàn cao hơn, chi phí lãi vay thấp hơn – trừ khi có
biến động lớn về tỷ giá) thì tổng các khoản nợ còn lại từ phát hành trái phiếu, tín
phiếu, nợ bảo lãnh… của Việt Nam vẫn đứng thứ 2 trong số các nước thuộc mẫu so
sánh. Mặc dù đây là phép so sánh tương đối nhưng do được tính trên % GDP nên
khoảng cách chênh lệch trên thực tế là rất lớn


×