Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

tiểu luận tài chính công nghiên cứu ngưỡng chịu đựng nợ công của nền kinh tế việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.71 KB, 45 trang )

MỤC LỤC

1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Khi tham gia vào nền kinh tế, tuy mỗi chủ thể có thể sẽ mong muốn đạt được mục
đích kinh tế riêng, nhưng về cơ bản đều là có thể tồn tại, phát triển và bảo đảm được tính
bền vững trong quá trình hoạt động.Theo lí thuyết về hiệu quả kinh tế nhờ gia tăng quy
mô, các chủ thể kinh tế luôn cố gắng gia tăng quy mô nguồn vốn tới một mức nhất định
để nâng cao năng lực sản xuất, đồng thời tiết kiệm chi phí trong dài hạn. Và một trong
những phương thức được ưa chuộng nhất để gia tăng quy mô vốn chính là vay nợ, bởi nó
không làm giảm tính tự chủ và quyền kiểm soát của những người làm chủ doanh nghiệp,
công ty … Tuy nhiên, việc đánh giá một chủ thể có quy mô, năng lực vốn lớn hay nhỏ thì
cũng chỉ là tương đối bởi khi đặt ở những thị trường khác nhau (những hệ quy chiếu khác
nhau) thì các nhà kinh tế lại có những thước đo khác nhau. Vì thế chúng ta cũng có thể
nói vay nợ là không thể thiếu bất kể với quy mô hoạt động lớn nhỏ ra sao.Đặc biệt kể cả
với kinh tế nhà nước dù được hỗ trợ nhiều từ thuế, luật định, chính sách, … thì việc vay
nợ (nợ công) dần dần cũng đã trở thành thường xuyên và đóng một vai trò quan trọng.
Tuy nhiên, việc quá lạm dụng và phụ thuộc vào vay nợ cũng có thể dẫn đến những rủi ro
to lớn khi vỡ nợ bởi quy mô quá lớn của kinh tế nhà nước. Hai cuộc khủng hoảng nợ công
của Argentina (2001) và Hy Lạp (2010) là minh chứng rõ ràng nhất về hậu quả cực kì khó
lường của vỡ nợ nhà nước. Cũng kể từ đó mà nợ công giờ đây đã trở thành một trong
những mối quan tâm chính của hầu hết các chính phủ khi nhắc tới nền kinh tế của quốc
gia. Việt Nam chắc chắn cũng không phải ngoại bởi tích luỹ của các quốc gia đang phát
triển thường rất thấp trong khi vốn đầu tư lại đang rất thiếu ở một môi trường có rất nhiều
điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế. Dù vậy thì với một nền kinh tế đang phát triển,
sức cạnh tranh còn yếu và cũng như chưa đạt tới trình độ quản lí, điều tiết cao thì việc làm
dụng nợ công cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro tới sự phát triển bền vững trong tương lai.


Theo thống kê của Bộ Tài chính, tỷ lệ nợ công trên GDP của Việt Nam những năm gần
2


đây đều trên 50% và có xu hướng tăng. Tuy con số này vẫn dưới mức an toàn là 65% do
Quốc hội đề ra, nhưng liệu 65% có thực sự là an toàn và đâu là cơ sở để đưa ra con số đó?
Hơn nữa, nhà nước đã có những biện pháp gì khi nợ công đạt tới con số báo động ?
Nhóm chúng em xin phép nghiên cứu và tìm câu trả lời những vấn đề trên qua tiểu
luận sau. Do đề tài còn mới, phạm vi rộng mà năng lực và thời gian nghiên cứu còn hạn
chế nên chúng em rất mong nhận được những đóng góp và nhận xét từ cô và các bạn.
2. Mục tiêu nghiên cứu

Từ việc phân tích, đánh giá về những chỉ số của nợ công của Việt Nam hiện nay cũng
như các yếu tố có ảnh hưởng, tác động đến nợ công, kết hợp các nghiên cứu từ các công
trình khoa học trên thế giới, tiểu luận sau sẽ đưa ra kết luận về chiều hướng biến động của
nợ công và đề xuất ngưỡng nợ công hợp lí với nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Cùng với
đó là những khuyến nghị về chính sách quản lí nợ công hiệu quả phù hợp với đặc điểm
kinh tế, xã hội, chính trị của nước ta.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Ngưỡng chịu động nợ công của nền kinh tế Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu: Những bài viết, số liệu (chủ yếu thu thập trong giai đoạn 2000 –
2017) về nợ công trên thế giới nhưng chủ yếu tập trung những dữ liệu liên quan tới Việt
Nam hay các nước trong khu vực (những nước có nhiều điểm tương đồng về thể chế, môi
trường, điều kiện … ) để tránh sự so sánh mang tính khập khiễng
4. Kết cấu đề tài

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lí thuyết và phương pháp nghiên cứu
Chương 2: Thực trạng nợ công Việt Nam, kết quả nghiên cứu về ngưỡng chịu đựng nợ
công và thảo luận kết quả

Chương 3: Kết luận và đề xuất giải pháp

3


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NGƯỠNG CHỊU
ĐỰNG NỢ CÔNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.

Tổng quan nghiên cứu về đề tài ngưỡng chịu đựng của nợ công
Nợ công là một nguồn rất cần thiết trong cấu trúc vốn tài chính của các quốc gia, đặc

biệt là với những quốc gia đang phát triển, nhu cầu chi tiêu của chính phủ để phát triển
nền kinh tế lớn, trong khi nguồn thu của chính phủ còn hạn chế thì nợ công là một thành
tố rất quan trọng, góp phần vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh
các mặt tích cực, nợ công cũng ẩn chứa những rủi ro, nguy cơ gây tổn hạn cho nền kinh
tế.Vậy liệu có tồn tại một ngưỡng nợ công chung cho các nền kinh tế, mà ở đó, nợ công là
tối ưu cho nền kinh tế mỗi nước? Khi phá vỡ ngưỡng nợ công này thì nền kinh tế sẽ bị
ảnh hưởng như thế nào và làm thế nào để xác định được ngưỡng nợ công này. Đến hiện
nay, chưa có tiêu chuẩn chung về ngưỡng an toàn đối với các chỉ tiêu về nợ công để áp
dụng cho tất cả các nước. Vì mức độ quan trọng của nợ công đối với nền kinh tế của mỗi
quốc gia, đã có nhiều nghiên cứu cả trong và ngoài nước nghiên cứu về nợ công, tác động
của nợ công đối với nền kinh tế của các quốc gia và từ đó rút ra các ngưỡng an toàn cho
nợ công. Một số nghiên cứu của các nhà nghiên cứu nước ngoài về nợ công như sau:
Thứ nhất, theo Elmendorf và Mankiw (1999), nợ công có ảnh hưởng quan trọng đến
nền kinh tế trong cả ngắn và dài hạn. Theo nghiên cứu này, các khoản nợ có thể kích thích
tổng cầu và sản lượng trong ngắn hạn do lượng cung vốn cung cấp cho nền kinh tế tăng
cao, đáp ứng nhu cầu huy động vốn của những cá nhân và tổ chức trong nền kinh tế,

nhưng chèn lấn vốn đầu tư lại làm giảm sản lượng trong dài hạn. Nợ công cao có thể gây
ảnh hưởng bất lợi đến tích lũy vốn và tăng trưởng thông qua lãi suất dài hạn cao hơn, bóp
méo hệ thống thuế trong tương lai cao hơn, lạm phát và sự không chắc chắn cao hơn về
các triển vọng và chính sách. Như vậy, có thể nói rằng: Trong ngắn hạn, nợ công tác động
4


tích cực lên tăng trưởng kinh tế bởi cung cấp một lượng vốn thiết yếu đối với chi tiêu cho
đầu tư phát triển của quốc gia, nâng cao năng suất nhưng kèm theo đó là những nghĩa vụ
nợ phải thực hiện trong tương lai, dẫn đến những ảnh hưởng bất lợi đến tích lũy vốn và
tăng trưởng kinh tế dài hạn nếu không có một chính sách quản lý nợ công phù hợp và hữu
hiệu.
Thứ hai, nghiên cứu của Pattillo và cộng sự (2002) sử dụng dữ liệu bao gồm 93 quốc
gia đang phát triển trong giai đoạn 1969-1998 chỉ ra rằng nợ công ( nợ nước ngoài ) bắt
đầu có ảnh hưởng tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng GDP đầu người nếu giá trị nợ nước
ngoài vượt qua ngưỡng 35-40% GDP.
Thứ ba, nghiên cứu của Reinhart và Rogoff (2012) về “ mối quan hệ thống kê giữa nợ
công và tăng trưởng GDP thực trong dài hạn” trong mẫu nghiên cứu gồm 20 quốc gia
phát triển trong giai đoạn 1970-2009 cho thấy mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng
GDP thực trong dài hạn là yếu nếu cợ công ở mức nhỏ hơn 90% GDP, trong trường hợp
nợ công vượt ngưỡng trên 90% GDP thì tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình giảm
1%.Như vậy, đối với những quốc gia phát triển, mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng
kinh tế biểu hiện rõ nhất khi mức nợ vượt 90% GDP, lúc này, nợ công càng tăng , tăng
trưởng kinh tế sẽ giảm đáng kể.
Thứ tư, nghiên cứu của Checherita – Westphal (2012) tập trung vào tác động trung
bình của nợ chính phủ đối với tăng trưởng GDP bình quân đầu người với mẫu gồm 12
quốc gia thuộc khu vực đồng Euro trong khoảng 40 năm bắt đầu từ năm 1970 cho thấy, có
mối quan hệ phi tuyến tính giữa nợ công với tăng trưởng GDP bình quân đầu người, đó là
tỷ lệ nợ của chính phủ so với GDP có ảnh hưởng tiêu cực tới tăng trưởng dài hạn trong
khoảng 90-100% GDP.

Thứ năm, nghiên cứu của Kumar và Woo (2010)tìm hiểu về tác động của nợ công cao
đối với tăng trưởng kinh tế trong dài hạn dựa trên một bảng số liệu của các nền kinh tế
tiên tiến và đang nổi lên trong gần bốn thập kỷ. Kết quả của nghiên cứu này gợi ý mối
quan hệ nghịch giữa nợ ban đầu và tăng trưởng tiếp theo, kiểm soát các yếu tố quyết định
5


tăng trưởng khác, theo đó, trung bình tỷ lệ nợ/GDP ban đầu tăng 10 điểm phần trăm liên
quan đến sự suy giảm tốc độ tăng GDP thực tế bình quân hàng năm khoảng 0,2 điểm phần
trăm mỗi năm, với tác động nhỏ hơn ở các nền kinh tế tiên tiến. Có một số bằng chứng về
sựtuyến tính với mức nợ ban đầu cao hơn có ảnh hưởng tiêu cực lớn hơn đáng kể đối với
tăng trưởng tiếp theo. Tuy nhiên, họ cũng tìm thấy một số bằng chứng về tính không
tuyến tính, nghĩa là chỉ có mức nợ cao trên 90% GDP có ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đối
với tăng trưởng cho toàn bộ mẫu của các quốc gia mới nổi và các nước phát triển.
Thứ sáu, nghiên cứu của Andrea F.Presbitero ( 2012) về “ Tổng nợ công và tăng
trưởng ở các nước đang phát triển” trong giai đoạn 1990-2007 cho thấy nợ công sẽ có tác
động tiêu cực lên tăng trưởng kinh tế nếu vượt ngưỡng 90% GDP.
Bên cạnh đó, nghiên cứu của Reinhart và Rogoffof (2010) nghiên cứu mối quan hệ
giữa nợ và tăng trưởng của 44 quốc gia trong vòng 2 thế kỷ trở lại đây, kết quả cho thấy
ngưỡng nợ công là 90% ở các quốc gia phát triển và đang phát triển.
Nghiên cứu của Caner (2010) dựa trên dữ liệu của 99 quốc gia phát triển và đang phát
triển từ năm 1980 – 2008 cũng thiết lập ngưỡng nợ công 77% và 64% đối với các quốc
gia đang phát triển.
Ngoài ra, một số nghiên cứu của Krugman (1988) và Sachs (1989) đã xem xét đến sự
tác động của một yếu tố đóng vai trò quan trọng là nợ nước ngoài lên tăng trưởng kinh tế
ở những nước đang phát triển, trong nghiên cứu này, với giả thuyết “ số dư nợ quá mức”
đã chỉ ra rằng, gánh nặng nghĩa vụ nợ của một quốc gia là quá nặng đến nỗi một phần sản
lượng lớn phải tích lũy cho các chủ nợ nước ngoài và do đó gây nên sự không khuyến
khích đầu tư. Như vậy, theo nghiên cứu này thì gánh nặng mà nợ công gây ra có thể tác
động tiêu cực đến nền kinh tế thông qua việc không khuyến khích đầu tư.

Cũng theo đánh giá của Ayadi (1999) và Ayadi et. al. (2003), gánh nặng nợ nước
ngoài đã giới hạn sự tham gia của những quốc gia đang phát triển với nền kinh tế toàn cầu
và kèm theo đó là những nghĩa vụ nợ đã gây trở ngại đến tăng trưởng và phát triển kinh
tế. Khi vay nợ của một quốc gia tăng lên và càng cao, những e ngại về vấn đề mất khả
6


năng chi trả được đặt nặng, càng quốc gia khác tiến hành thẩm định môi trường đầu tư kỹ
càng hơn và từ đó, đưa ra những điều khoản khắt kheo hơn gây ảnh hưởng đến hội nhập
kinh tế của nền kinh tế nhận đầu tư. Hơn thế nữa, gánh nặng nợ quốc gia gây cản trở chi
tiêu công cho đầu tư phát triển, hạn chế việc tích lũy nguồn vốn và có khuynh hướng cản
trở áp dụng chính sách tiền tệ linh hoạt để củng cố những doanh nghiệp vừa và nhỏ do
nguồn thu được phải đáp ứng phần lớn nghĩa vụ nợ cả gốc và lãi. Điều này đã ảnh hưởng
một cách gián tiếp đến việc làm, học vấn và sự bần cùng, nghòe khó của người dân trong
một quốc gia.
Bên cạnh các nghiên cứu nước ngoài, tại Việt Nam, có nhiều nghiên cứu được thực
hiện về nợ công nhằm kiểm tra mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế, ảnh
hưởng của nợ công lên nền kinh tế.
Theonghiên cứu của Sử Đình Thành (2012) “ Ngưỡng nợ công – Nghiên cứu thực
nghiệm tại Việt Nam” với dữ liệu nợ của Việt Nam giai đoạn 1990-2010. Nghiên cứu sử
dụng ước lượng OLS để kiểm định hiệu ứng ngưỡng, các biến được đưa thêm vào mô
hình bao gồm độ mở thương mại và lạm phát. Kết quả cho thấy ngưỡng nợ công của Việt
Nam là 75.8% GDP.
Nghiên cứu của Đào Văn Hùng và các cộng sự (2014) về “ Xác định phạm vi nợ công,
trần nợ công an toàn của Việt Nam giai đoạn 2014 – 2020” với chuỗi số liệu từ 1995 –
2013 cho thấy, khi tỷ lệ nợ công/GDP nhỏ hơn hoặc bằng 68% thì nợ công có tác động
tích cực đến tăng trưởng kinh tế và tính bền vững của chính sách tài khóa. Nghiên cứu
này đề xuất ngưỡng nợ công tối ưu bình quân giai đoạn 2014 – 2020 là 68% GDP.
Một năm sau, nghiên cứu của Lê Phan Thị Diệu Thảo và Thái Hán Vinh (2015) “
Kiểm định tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế” sử dụng mô hình hồi quy trên

cơ sở dữ liệu bảng với chuỗi số liệu từ năm 1995 – 2013 để ước lượng tác động của nợ
công đến tăng trưởng kinh tế của 7 nước đang phát triển trong khu vực Đông Nam Á là
Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Philippines, Lào và Cambodia cho kết quả là
giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ phi tuyến, tức đồ thị có hình chữ U
7


ngược. Kết quả này phù hợp với lý thuyết đường cong Laffer là nợ vay có tác động tích
cực cho nền kinh tế nhưng khi vượt qua một ngưỡng nợ nhất định thì sự tăng lên của nợ
công sẽ gây ra tác động tiêu cực, nghiên cứu chỉ ra rằng điểm ngưỡng nợ công trung bình
của mẫu là 63,76%.
Như vậy, từ các nghiên cứu đã được thực hiện trên, ta có được bảng tổng hợp các kết
quả nghiên cứu về ngưỡng nợ công như sau
Tác giả
Pattillo và cộng
sự (2002)
Reinhart và
Rogoff (2012)
Checherita –
Westphal (2012)
Kumar và Woo
(2010)
Andrea
F.Presbitero ( 2012)
Sử Đình Thành
(2012)
Đào Văn Hùng
và các cộng sự
(2014)
Lê Phan Thị

Diệu Thảo và Thái
Hán Vinh (2015)

Phạm vi mẫu
93 quốc gia đang phát triển trong giai
đoạn 1969-1998
20 quốc gia phát triển trong giai đoạn
1970-2009
12 quốc gia thuộc khu vực đồng Euro
trong khoảng 40 năm bắt đầu từ năm 1970

Ngưỡng nợ
( % GDP)
35-40%
90%
90-100%

các nền kinh tế tiên tiến và đang nổi lên

90%

các nước đang phát triển trong giai đoạn
1990-2007

90%

Việt Nam giai đoạn 1990-2010

75.8%


Việt Nam giai đoạn 1995-2013

68%

7 nước đang phát triển trong khu vực
Đông Nam Á 1995 – 2013

63,76%.

Tổng kết lại, các nghiên cứu trên hầu hết được thực hiện dựa trên dữ liệu quá khứ và
trong phạm vi mẫu là một nhóm các nước, điều này gây nên hạn chế khi mức nợ công còn
chịu ảnh hưởng bởi các biến động kinh tế - chính trị - xã hội trong tương lai và chính sách
về nợ công của mỗi nước còn khác nhau ở mỗi một nhiệm kỳ chính phủ khác nhau. Với
Việt Nam, một nước đang phát triển, Chính phủ có nhu cầu sử dụng vốn cao để chi tiêu,
đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội thì nợ công là một nguồn cực kỳ quan trọng trong cơ
cấu vốn quốc gia nhưng việc sử dụng nguồn lực này ra sao, nên sử dụng ở mức nào là vấn
8


đề cực kỳ quan trọng vì nợ công cũng sẽ gây ra những tác động tiêu cực lớn lên nền kinh
tế nếu không được sử dụng đúng cách. Chính vì vậy, việc sử dụng nguồn sự này như thế
nào là điều cần được nghiên cứu cụ thể một cách cẩn thận.
2. Cơ sở lý thuyết

2.1. Nợ công
2.1.1. Định nghĩa nợ công
Nợ công là một khái niệm tương đối phức tạp, hiện nay có nhiều định nghĩa khác nhau
về nợ công xuất phát từ các cách tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các cách tiếp cận
hiện nay đều cho rằng, nợ công là các khoản nợ mà chính phủ của một quốc gia phải chịu
trách nhiệm trong việc chi trả khoản nợ đó. Vì vậy, thuật ngữ nợ công thường được sử

dụng cùng nghĩa với các thuật ngữ như nợ Nhà nước hay nợ Chính phủ. Song, hiện nay,
khái niệm của các tổ chức quốc tế lớn thường được sử dụng phổ biến và có tính bao quát
hơn cả.
Theo ngân hàng thế giới WB, nợ công, theo nghĩa rộng, là nghĩa vụ nợ của khu vực
công, bao gồm các nghĩa vụ của Chính phủ trung ương, các cấp chính quyền địa phương,
ngân hàng trung ương và các tổ chức độc lập ( nguồn vốn hoạt động do ngân sách nhà
nước quyết định hay trên 50% vốn thuộc sở hữu nhà nước và trong trường hợp vỡ nợ, nhà
nước phải trả nợ thay). Theo nghĩa hẹp, nợ công bao gồm nghĩa vụ nợ của Chính phủ
trung ương, các cấp chính quyền địa phương và nợ của các tổ chức độc lập được Chính
phủ bảo lãnh thanh toán.
Theo định nghĩa của IMF, nợ công bao gồm nợ của khu vực tài chính công và khu vực
phi tài chính công:
Khu vực tài chính công bao gồm các tổ chức tiền tệ ( Ngân hàng trung ương, các tổ
chức tín dụng Nhà nước) và các tổ chức phi tiền tệ ( các tổ chức tín dụng không cho vay
mà chỉ có chức năng hỗ trợ phát triển)

9


 Khu vực phi tài chính công là các tổ chức như Chính phủ, tỉnh, thành phố, các tổ
chức chính quyền địa phương và các doanh nghiệp phi tài chính Nhà nước.
Tùy thuộc vào thể chế kinh tế và chính trị, quan niệm về nợ công ở mỗi quốc gia
cũng có sự khác biệt. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, nợ công được hiểu bao gồm
3 nhóm là: nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương.
 Nợ Chính phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, ngoài nước được
ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân dân Chính phủ hoặc các khoản vay khác do
Bộ Tài chính ký kết, phát hành, ủy quyền phát hành theo quy định của pháp luật. Nợ
Chính phủ không bao gồm khoản nợ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành nhằm
thực hiện chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ.
 Nợ được Chính phủ bảo lãnh là khoản nự của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín

dụng vay trong nước, nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh.
 Nợ chính quyền địa phương là khoản nợ do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương (gọi chung là UBND cấp tỉnh) ký kết, phát hành hoặc ủy quyền phát
hành.
Như vậy, khái niệm về nợ công theo quy định của pháp luật Việt Nam được đánh giá
là hẹp hơn so với thông lệ quốc tế. Tại hầu hết các nước trên thế giới, Luật quản lý nợ
công đều xác định, nợ công gồm nợ của Chính phủ và nợ được Chính phủ bảo lãnh. Tuy
có nhiều các tiếp cận rộng hẹp khác nhau về nợ công, nhưng về cơ bản, nợ công có những
đặc trưng sau đây:
 Nợ công là khoản nợ ràng buộc trách nhiệm trả nợ của Nhà nước
 Nợ công được quản lý theo quy trình chặt chẽ với sự tham gia của các cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền.
 Mục tiêu cao nhất trong việc huy động và sử dụng nợ công là phát triển kinh tế - xã
hội vì lợi ích chung.

10


Tóm lại, có thể hiểu một cách khái quát, nợ công là tổng giá trị các khoản tiền mà
Chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay nhằm bù đắp cho các
khoản thâm hụt ngân sách, các khoản nợ mà Nhà nước có trách nhiệm trả nợ. Để dễ hình
dung quy mô của nợ công, người ta thường đo xem khoản nợ công bằng bao nhiêu phần
trăm so với tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
2.1.2. Phân loại nợ công
Có nhiều tiêu chí để phân loại nợ công, mỗi tiêu chí có một ý nghĩa khác nhau trong
việc quản lý và sử dụng nợ công. Sau đây là một số cách phân loại nợ công chủ yếu
thường được sử dụng bởi các quốc gia:
 Phân loại theo chủ thể vay nợ: Nợ công gồm nợ Chính phủ, nợ chính quyền địa
phương và nợ được Chính phủ bảo lãnh.
 Phân loại theo nguồn vay: Nợ công gồm nợ vay trong nước và nợ vay nưới ngoài.

 Phân loại theo thời gian: Nợ công gồm nợ ngắn hạn ( có kỳ hạn từ 1 năm trở xuống),
nợ trung hạn ( Có kỳ hạn từ 1 đến 10 năm) và nợ dài hạn ( có kỳ hạn lớn hơn 10 năm).
Tại Việt Nam, theo quy định tại Điều 4 Luận Quản lý nợ công 2017 có hiệu lực thi
hành từ ngày 01/07/2018 thì việc phân loại nợ công được quy định cụ thể như sau:
 Nợ Chính phủ bao gồm:
- Nợ do Chính phủ phát hành công cụ nợ;
- Nợ do Chính phủ ký kết thỏa thuận vay trong nước, nước ngoài;
- Nợ của ngân sách trung ương vay từ quỹ dự trữ tài chính của Nhà nước, ngân quỹ
Nhà nước, quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách.
 Nợ được Chính phủ bảo lãnh bao gồm:
- Nợ của doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh;
- Nợ của ngân hàng chính sách của Nhà nước được Chính phủ bảo lãnh.
11


 Nợ chính quyền địa phương bao gồm:
- Nợ do phát hành trái phiếu chính quyền địa phương;
- Nợ do vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài;
- Nợ của ngân sách địa phương vay từ ngân hàng chính sách của Nhà nước, quỹ dự trữ
tài chính cấp tỉnh, ngân quỹ Nhà nước và vay theo quy định của pháp luật về ngân sách
Nhà nước.
2.2. Ngưỡng chịu đựng nợ công
2.2.1. Định nghĩa ngưỡng chịu đựng nợ công
Hiện nay chưa có một định nghĩa khái quát, phổ biến có thể dùng làm tiêu chuẩn
chung cho tất cả các nước về ngưỡng chịu đựng nợ công. Tùy cách tiếp cận mà có những
định nghĩa về ngưỡng chịu đựng nợ công khác nhau. Có quan điểm cho rằng, ngưỡng
chịu đựng nợ công là ngưỡng mà ở đó, Chính phủ của quốc gia đó bị mất khả năng trả nợ
đúng hạn, có nguy cơ vỡ nợ cao. Theo định nghĩa của Manasse, Roubini và
Schimmelpfennig (2003) thì “ Một quốc gia được cho là bị khủng hoảng về nợ công nếu
được Standard & Poor’s xếp hạng là vỡ nợ, hoặc nhận được một khoản vay không ưu đãi

lớn của IMF”
Trong khuôn khổ bài nghiên cứu này, nhóm chúng em sẽ xem xét ngưỡng chịu đựng
nợ công với góc nhìn mà ở đó, khi giá trị nợ công lớn hơn hoặc bằng ngưỡng này sẽ gây
tác động tiêu cực tới phát triển kinh tế. Ngưỡng nợ là tỷ số nợ công/GDP mà tại giá trị
này, tăng trưởng là tối ưu. Khi tỷ lệ nợ dưới ngưỡng này, thì tỷ lệ nợ càng tăng tốc độ tăng
trưởng kinh tế cũng càng tăng . Tương quan thuận cứ thế tiếp diễn cho đến khi tỷ lệ nợ
vượt quá ngưỡng nợ đó, lúc này, tỷ lệ nợ càng tăng sẽ khiến cho tốc độ tăng trưởng càng
giảm.
2.2.2 Cách xác định ngưỡng chịu đựng nợ công
Do hiện nay chưa có các tiêu chuẩn chung để xác định ngưỡng chịu đựng nợ công cho
các quốc gia, nên cách xác định ngưỡng chịu đựng nợ công còn phụ thuộc nhiều vào quan
12


điểm, góc nhìn của người nghiên cứu, chính sách của Chính phủ mỗi quốc gia. Việc xác
định ngưỡng chịu đựng nợ công của mỗi quốc gia là đặc biệt quan trọng, vì từ ngưỡng
này, các Chính phủ mỗi nước sẽ tính toán việc huy động nợ, chi tiêu công, đầu tư công
sao cho đạt được lợi ích tối ưu cho nền kinh tế mà vẫn đảm bảo quản trị được rủi ro trong
đó.
Tại Việt Nam hiện nay, Quốc hội đang đưa ra mức trần nợ công là 65% GDP, việc
Quốc hội đặt ra ngưỡng nợ này là để đảm bảo an toàn, bảo đảm khả năng trả nợ của ngân
sách.
Trong bài nghiên cứu này, nhóm chúng em sẽ xác định ngưỡng chịu đựng nợ công
theo hướng tác động của nợ công lên tăng trưởng kinh tế, từ đó đi xác định ngưỡng nợ
công mà tại đó, tác động của nợ công lên tăng trưởng kinh tế là tích cực và tối ưu.
3. Những yếu tố tác động đến nợ công của Việt Nam

Có nhiều yếu tố tác động đến nợ công, trong đó quan trọng là: (1) thâm hụt NSNN
hay thâm hụt cán cân tài khóa, (2) tăng trưởng kinh tế, (3) tỷ trọng nợ công nước ngoài
trên GDP, (4) đầu tư công-hệ số ICOR và (5) tỷ giá.

3.1. Thâm hụt Ngân sách nhà nước
Thâm hụt ngân sách, theo cách tính của Việt Nam, được xác định bằng chênh lệch
giữa tổng thu và tổng chi ngân sách trung ương và địa phương trong một năm của Chính
phủ. Trong những năm qua, tình hình thâm hụt ngân sách kéo dài chính là một trong số
những nguyên nhân gây nên tình trạng nợ công gia tăng liên tục tại Việt Nam.
3.3.1 Nguồn thu ngân sách nhà nước
Thu NSNN bao gồm toàn bộ các nguồn thu vào NSNN từ các đơn vị sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ, từ dân cư trong nước và các nguồn thu từ ngoài nước, bao gồm các
khoản: Thu từ thuế, phí, lệ phí, thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước, các khoản đóng
góp của các tổ chức và cá nhân, thu viện trợ của nước ngoài và các khoản thu khác [Niên

13


giám thống kê]. Thu NSNN có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự ổn định kinh tế,
an ninh quốc phòng và điều tiết quản lý vĩ mô của toàn bộ nền kinh tế.
3.3.2 Chi ngân sách nhà nước
Chi NSNN gồm toàn bộ các khoản chi từ NSNN cho các doanh nghiệp, cơ quan, đơn
vị, tổ chức, dân cư trong nước và ngoài nước, bao gồm các khoản: Chi đầu tư phát triển
kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy Nhà nước,
chi trả nợ của Nhà nước, chi viện trợ nước ngoài, các khoản chi khác [Niên giám thống
kê]. Các khoản chi ngân sách đều nhằm mục đích phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế
- xã hội của đất nước.
Song, chi ngân sách quá nhiều khiến thu không đủ để trang trải là nguyên nhân chủ
yếu buộc Chính phủ phải tiến hành vay nợ để bù đắp cho các khoản thâm hụt ngân sách,
kéo theo tình trạng ngày một gia tăng của nợ công. Dựa trên những phân tích thực
nghiệm, các nhà kinh tế nhìn chung đã thống nhất rằng quy mô chi tiêu công tối ưu đối
với các nền kinh tế đang phát triển nằm trong khoảng từ 15 - 20% GDP. Trong khi đó, vào
những năm gần đây, quy mô chi tiêu ngân sách, gồm chi đầu tư và chi thường xuyên của
Việt Nam đã chiếm tới hơn 30% GDP.

3.2. Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế có vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với khả năng thanh toán nợ
của quốc gia. Tăng trưởng kinh tế được hiểu là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế, do
vậy, nó cũng đồng nghĩa với việc nền kinh tế đó có thêm nguồn chi trả cho các khoản nợ.
Tất nhiên, nếu muốn có tăng trưởng thì vay nợ và chi tiêu là các yếu tố cần thiết, song
điều quan trọng là chi tiêu như thế nào cho hợp lý, bởi nếu vay nhiều, chi tiêu lớn mà
không có hiệu quả thì chính nó sẽ là trở ngại cho tăng trưởng. Mặt khác, tăng trưởng cao
có thể kèm theo lạm phát cao, do đó lại làm tăng phần cấp bù lạm phát đối với các khoản
nợ công đã đến hạn thanh toán.

14


3.3. Tỷ trọng nợ công nước ngoài trên GDP
Đối với Việt Nam, một đặc điểm của nợ công là tuy tỷ lệ tổng nợ trên GDP tương đối
cao, nhưng phần lớn là nợ trong nước. Tỷ lệ nợ nước ngoài trên GDP khá ổn định trong
giai đoạn 2010 – 2015, trong khoảng 26,6% - 28,7%. Mức này, theo tính toán của các
chuyên gia kinh tế, là ngưỡng phù hợp với mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (nằm
giữa mức tối ưu là 20 – 25% và mức tới hạn là 35 – 40%). Việc gia tăng tỷ lệ nợ nước
ngoài có thể không mang lại hiệu quả tích cực cho tăng trưởng.
3.4. Đầu tư công nghệ - hệ số ICOR
Hệ số ICOR là một trong những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn đầu tư để tăng
trưởng kinh tế. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư là một trong những cơ sở để rà soát và sửa
đổi mục tiêu đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả về chất lượng sử dụng vốn đầu tư.Hiệu quả
sử dụng vốn đầu tư (Hệ số ICOR) là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh cần bao nhiêu
đồng vốn đầu tư thực hiện tăng thêm để tăng thêm 1 đồng tổng sản phẩm trong nước
(GDP).Hệ số ICOR thay đổi tuỳ theo thực trạng kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ khác
nhau, phụ thuộc vào cơ cấu đầu tư và hiệu quả sử dụng đồng vốn. Hệ số ICOR thấp
chứng tỏ đầu tư có hiệu quả cao và ngược lại.
3.5. Tỷ giá

Một biến số kinh tế vĩ mô quan trọng khác ảnh hưởng không nhỏ đến quy mô nợ công
chính là tỷ giá. Tỷ giá là yếu tố chủ yếu tác động đến quy mô nợ nước ngoài của quốc
gia, do hầu hết các khoản nợ nước ngoài của các quốc gia đi vay đều được tài trợ dưới
dạng các ngoại tệ, vì vậy, khi trả nợ, họ cũng phải thanh toán bằng ngoại tệ. Khi đồng nội
tệ bị mất giá, tỷ giá nội tệ trên ngoại tệ tăng lên, khiến quy mô nợ phải trả cũng tăng.
Nếu phân chia nợ công nước ngoài theo chủ nợ, các chủ nợ chủ yếu của Việt Nam là
Nhật Bản, WB, AD và Nga. Với cơ cấu chủ nợ như vậy, nợ nước ngoài của Việt Nam do
đó chủ yếu dựa trên các đồng tiền mạnh như JPY, USD, SDR và EUR.
Với xu hướng lên giá hiện nay của các đồng tiền mạnh, rủi ro tỷ giá tiềm ẩn đối với
các khoản nợ công nước ngoài của Việt Nam là rất lớn. Trong thời gian qua, chúng ta đã
15


phải chứng kiến hàng loạt các đợt phá giá, mà nổi bật nhất là đợt phá giá đồng Việt Nam
lên tới 9,3% năm 2011 và sau đó là 3 đợt phá giá khác vào các năm 2013, 2014 và mới
đây nhất là đầu năm 2015, mỗi lần 15%. Điều này đã khiến đồng Việt Nam bị mất giá
mạnh so với các đồng tiền khác.Trong bối cảnh có đến gần 50% nợ công là nợ nước
ngoài, việc tỷ giá VNĐ/USD tăng đã, đang và sẽ còn tiếp tục gây áp lực lên khả năng trả
nợ của chúng ta.
4. Phương pháp nghiên cứu

4.1. Mô hình sử dụng cho nghiên cứu
Từ những phân tích cơ sở lý thuyết trên, nhóm tác giả lựa chọn phương pháp nghiên
cứu định lượng để tính toán tìm ra ngưỡng chịu đựng nợ công tối ưu cho Việt Nam. Cụ
thể như sau: Nhóm nghiên cứu sử dụng mô hình Hensen (1999) để thự hiện định lượng và
tìm ngưỡng của nợ công.
GDP = B0 + B11*PD (PDB2*matrix X + ui+ei
Trong đó:
Biến phụ thuộc: tỷ lệ tăng trưởng kinh tế (GDP)

Biến độc lập:
 Nợ công/GDP (PD)
 Matrix X bao gồm các biến: FDI, INF, RI và OT. Trong đó
FDI: tỷ lệ vốn đầu tư nước ngoài
INF: tỷ lệ lạm phát
RI: lãi suất thực tế
OT: độ mở của nền kinh tế

16


Các số liệu đều là các số liệu thứ cấp được nhóm nghiên cứu tìm hiểu trên các nguồn
dữ liệu công khai và uy tín như WORLD BANK DATA hay IMF, tuy nhiên vì số lượng
dữ liệu có hạn nên nhóm nghiên cứu chỉ có thể chạy mô hình trong khoảng thời gian từ
1997-2017.
Chạy mô hình Hensen (1999) trên phần mềm chạy lượng STATA.
Để xâу dựng mô hình định lượng trên, nhóm tác giả đã thực hiện đúng quу trình về
xâу dựng mô hình kinh tế lượng theo các bước sau:
- Bước 1: Đưa ra các vấn đề lý thuуết cần рhân tích và các giả thiết về mối quan hệ
giữa các biến
- Bước 2: Thiết lậр các mô hình toán kinh tế liên quan
- Bước 3: Xâу dựng mô hình kinh tế lượng
- Bước 4: Thu thậр số liệu
- Bước 5: Ước lượng thông số
- Bước 6: Kiểm định giả thiết thống kê, nếu kiểm định cho kết quả tốt thì dự báo, chưa
tốt thì tìm cách khắc phục.
- Bước 7: Sử dụng mô hình để dự báo hoặc đưa ra các chính sách kinh tế
4.2. Рhương рháр thu thậр số liệu
Do thời gian và nguồn lực là có hạn, cộng thêm tính chất của рhạm vi nghiên cứu và
уêu cầu của đề tài nên ở trong nghiên cứu nàу, nhóm tác giả sẽ sử dụng các dữ liệu thứ

cấр, đã có sẵn trên internet và các ấn рhẩm kinh tế - tài chính đã рhát hành. Các dữ liệu
nàу dễ thu thậр, ít tốn thời gian, tiền bạc trong quá trình thu thậр nhưng là loại tài liệu
quan trọng trong việc nghiên cứu. Dữ liệu thứcấр ở đâу gồm dữ liệu thứ cấр bên trong, là
các dữ liệu được cung cấр từ các tổ chức, báo đài trong nước Việt Nam như Bộ tài chính
hay cục thống kê Việt Nam và nguồn dữ liệu thứ cấр bên ngoài, được thu thậр từ nguồn
dữ liệu của các tổ chứckinh tế tài chính lớn trên thế giới như IMF, WB, ...Trong quá trình
17


nghiên cứu, nhóm tác giả cũng cố gắng tìm hiểu và lựa chọn những nguồn dữ liệu chính
xác, rõ ràng và mang tính đồng đều. Tuy nhiên do việc số liệu kinh tế của Việt Nam từ
trước năm 1995 không được đo lường một cách chính xác nên khi thực hiện việc nghiên
cứu xảy ra những sai sót nên nhóm nghiên cứu quyết định chỉ thực hiện việc nghiên cứu
từ năm 1997-2017. Cụ thể, các số liệu của nhóm nghiên cứu đã đảm bảo các уêu cầu sau:
Tính cụ thể: Dữ liệu đảm bảo tính cụ thể, rõ ràng, рhù hợр mục tiêu nghiên cứu, hỗ trợ
cho việc
рhân tích nhận diện vấn đề haу mô tả vấn đề nghiên cứu. Dữ liệu của nhóm còn đảm
bảo rõ ràng vềnguồn dữ liệu thu thậр cũng như hiệu quả của dữ liệu.
Tính chính xác: Số liệu dùng trong nghiên cứu nàу được đảm bảo có tính chính xác
cao nhất, sai số là rất bé và được lấу từ thống kê của những cơ quan, tổ chức uу tín như
WB, IMF, Bộ tài chính, Hải quan Việt Nam, Tổng cục thống kê, ...
Ngoài ra, trong quá trình thu thậр thông tin có thể vướng рhải một số sai sót, nhóm
mong sẽ nhận được góр ý sửa đổi nếu có để hoàn thiện bài nghiên cứu tốt hơn.

18


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG NỢ CÔNG VIỆT NAM, KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ
NGƯỠNG CHỊU ĐỰNG NỢ CÔNG CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM


1. Quy mô nợ công của Việt Nam

Tại thời điểm cuối năm 2017, theo số liệu được Bộ Tài chính công bố, quy mô nợ
công của Việt Nam ở mức 61,4% GDP, thấp hơn 3,6% so với quy định của Quốc hội đưa
ra là 65%. Trong suốt khoảng thời gian từ năm 2013-2016, quy mô nợ côn của Việt Nam
theo tỷ lệ nợ công/GDP liên tục tăng từ mức 54,5% của năm 2013 lên tới mức 63,7% của
năm 2016, gần chạm mức 65% do Quốc hội quy định. Bước sang năm 2017, quy mô nợ
công bắt đầu giảm xuống, cuối năm 2017 ở mức 61,4% GDP. Tại hội nghị tổng kết công
tác tài chính – ngân sách Nhà nước năm 2018 và triển khai nhiệm vụ tài chính – ngân
sách Nhà nước năm 2019 vào ngày 09/01/2019, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng
công bố tỷ lệ nợ công/GDP đến cuối năm 2018 giảm 0,3 điểm % so với cuối năm 2017.
Như vậy, quy mô nợ công tính đến hết năm 2018 ở mức 61,1% GDP và đây là năm thứ 2
liên tiếp tỷ lệ nợ công trên GDP giảm. Đây là mức nợ công trong giới hạn được Quốc hội
cho phép và thấp hơn dự kiến trong kế hoạch tài chính trung hạn. Mặc dù quy mô nợ công
giảm, nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì được mức tăng trưởng ổn định, đặc biệt,
2018 là năm mà Việt Nam đạt được mức tăng trưởng GDP 7,08% là mức cao nhất trong
10 năm vừa qua, cho thấy việc quản lý nợ công đã có sự cải thiện so với các năm trược.
Nguồn: Bản tin nợ công số 7 – Bộ Tài chính.
Quy mô nền kinh tế Việt Nam tới cuối năm 2018 ước tính đạt khoảng 240 tỷ USD.
Như vậy, với nền kinh tế khoảng 95 triệu dân, trung bình, mỗi người dân Việt Nam đang
phải gánh khoảng 1.543 USD nợ công.
Năm

2010

2011

2012


2013
19

2014

2015

2016


Nợ công
( Nghìn tỷ
đồng)

889

1.093

1.279

1.528

1.826

2.608

2.863

Nguồn: Bản tin nợ công số 5, số 7 – Bộ Tài chính
Về con số tuyệt đối, giá trị nợ công của Việt Nam đã tăng gần gấp đôi sau 5 năm

kể từ năm 2012 đến năm 2017, tốc độ tăng của nợ công cao hơn nhiều so với tốc độ tăng
trưởng GDP. Mức tăng nhanh chóng này có thể được giải thích bằng thực tế rằng ngân
sách nhà nước liên tục bị thâm hụt và tình trạng thâm hụt kéo dài qua các năm. Năm
2015, bộ chi ngân sách nhà nước bằng 6,28% GDP thực tế, năm 2016 là 4,95% GDP và
năm 2017 là 3,48%. Để bù đắp cho thâm hụt ngân sách và để có nguồn chi cho đầu tư
phát triển, Việt Nam phải vay nợ ngày càng nhiều, khiến khối nợ công ngày càng phình
to. Nợ công tăng gây áp lực lớn đến việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ, đặc biệt khi gia tăng
nợ công nhựng việc đầu tư, chi tiêu công không hiệu quả.
Nguồn: Bộ Tài chính và nhóm tự tính toán
Trong giai đoạn 2012-2016, nhìn tổng thể, có thể thấy khoản chi thường xuyên
chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng chi tiêu công, luôn ở mức trên 50% tổng chi tiêu công.
Điều này ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả sử dụng các khoản nợ công khi ngân sách bị
thâm hụt, phải chi một khoản lớn cho bộ máy hành chính phình to. Trong khi đó, khoản
chi cho đầu tư phát triển không có sự cải thiện, thậm chí còn có xu hướng giảm trong khi
nhu cầu vốn để đầu tư phát triển nền kinh tế là rất lớn. Chi cho đầu tư phát triển giảm từ
22.96% năm 2012 xuống 18.82% năm 2016 trong tổng chi tiêu công. Đặc biệt, khoản chi
cho việc trả nợ, viện trợ có xu hướng tăng dần, từ mức 9.04% của năm 2012 lên mức
11.16% năm 2016 cho thấy áp lực trả nợ của Việt Nam đang ngày càng lớn dần. Như vậy,
chi thường xuyên chưa được cắt giảm một cách rõ ràng, vẫn chiếm phần lớn trong tổng
chi ngân sách nhà nước, chi cho đầu tư phát triển không được cải thiện và chi cho trả nợ,
viện trợ tăng dần. Điều này phản ánh phần nào tính hiệu quả của việc sử dụng các đồng
vốn vay, cũng là cảnh báo cho Việt Nam khi quy mô nợ công tăng cao trong khi việc sử
dụng nợ công còn chưa hiệu quả. Đặc biệt, tốc độ vay nợ của Việt Nam cao hơn nhiều so

20


với tốc độ tăng trưởng kinh tế, vì vậy, Chính phủ cũng cần lưu ý đến tốc độ vay nợ làm
sao cho đảm bảo phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế.
2. Cơ cấu nợ công của Việt Nam


Nguồn: Bản tin nợ công số 7 và nhóm tự tính toán
Trong cơ cấu nợ công của Việt Nam, có thể thấy nợ của Chính phủ chiếm tỷ trọng lớn
nhất, luôn quanh mức 80% tổng nợ công trong giai đoạn 2013-2017, tiếp theo là nợ được
Chính phủ bảo lãnh và thấp nhất là nợ chính quyền địa phương. Bên cạnh đó, nợ của
Chính phủ có xu hướng tăng dần qua các năm khi nhu cầu chi tiêu của Chính phủ ngày
càng lớn, dư địa chính sách tài khóa rất hạn hẹp, cân đối ngân sách nhà nước luôn khó
khăn; Thu ngân sách không đủ chi thường xuyên và trả nợ. Và thế là để có đầu tư phát
triển, có tăng trưởng, Chính phủ buộc phải đi vay nợ.
Điểm tích cực trong cơ cấu nợ công là nợ được Chính phủ bảo lãnh có xu hướng giảm
qua các năm, từ mức 20% của năm 2013 về mức 15% của năm 2017. Việc giảm nợ được
Chính phủ bảo lãnh góp phần đảm bảo an toàn nợ công và tạo dư địa vay cho nợ của
Chính phủ. Nguyên nhân của việc giảm dư nợ bảo lãnh là do Chính phủ rất hạn chế việc
cấp mới bảo lãnh cho các dự án, cho các doanh nghiệp và các doanh nghiệp cũng đã tích
cực thực hiện trả nợ trước hạn để tất toán khoản vay. Nợ chính quyền địa phương vẫn duy
trì ổn định ở mức thấp, trong khoảng 2-3% tổng nợ công.

21


Nguồn: Bản tin nợ công số 7
Về nghĩa vụ trả nợ nước ngoài trung, dài hạn của quốc gia so với tổng kim ngạch
xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ có xu hướng giảm nhẹ từ năm 2013-2016, tuy nhiên, năm
2017, chỉ số này có sự tăng mạnh lên tới 6.1% nguyên nhân chủ yếu bởi hoạt động rút
vốn và trả nợ gốc các khoản vay nước ngoài ngắn hạn của doanh nghiệp và tổ chức tín
dụng trong năm 2017 tăng mạnh. Việc gia tăng mức vay nước ngoài ngắn hạn của tổ chức
tín dụng nhằm hỗ trợ nguồn vốn tín dụng ngắn hạn, điều hòa thanh khoản ngoại tệ trong
hệ thống. Nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ so với thu ngân sách nhà nước cũng nằm trong
22



kênh tăng trong giai đoạn 2013-2017, năm 2013, chỉ số này là 12.6% và tới năm 2017 chỉ
số này đã tăng tới mức 18.3% cho thấy tốc độ tăng của vay nợ cao hơn nhiều so với tốc
tăng của thu ngân sách nhà nước.
Nguồn: Bản tin nợ công số 7 và nhóm tự tính toán
Trong cơ cấu nợ công, tỷ lệ nợ nước ngoài đã có xu hướng giảm mặc dù tỷ trọng
vẫn còn khá cao, từ mức 50% của năm 2013 xuống còn 42% của năm 2017. Đây là
điểm tích cực trong cơ cấu nợ công. Trong thời gian tới, khi mà nguồn vốn vay nước
ngoài với lãi suất thấp ngày càng ít dần, Việt Nam bước vào giai đoạn trả nợ, các
khoản vay ưu đãi của nước ngoài cũng hết thời hạn ưu đãi, thì việc vay thêm nợ nước
ngoài cần được xem xét một cách rất thận trọng. Nhiều bài học cần rút ra từ các dự án
sử dụng nguồn vốn vay của nước ngoài liên tục bị chậm chễ, đội vốn rất nhiều, làm
tăng áp lực trả nợ lên cao. Chỉ nên sử dụng vốn vay nước ngoài để tài trợ cho các nhu
cầu đầu tư cần đến ngoại tệ như nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị và ưu tiên sử
dụng vốn vay nước ngoài cho những dự án trực tiếp thúc đẩy tăng trưởng gắn với phát
triển bền vững, nhất là những dự án có khả năng tạo nguồn thu ngoại tệ trong trung và
dài hạn như giải quyết nút thắt cơ bản về hạ tầng, nông nghiệp thông minh, kích thích
hoạt động xuất khẩu. Hạn chế việc sử dụng vốn vay nước ngoài để tài trợ cho nhu cầu
mua sắm nội địa vì làm tăng nợ công nhưng không cải thiện được năng lực trả nợ.
Song song với đó, cần tập trung xây dựng thị trường vốn trong nước, để có thể
tăng tỷ trọng nợ trong nước, giảm tỷ trọng nợ nước ngoài, từ đó phòng ngừa rủi ro, áp
lực liên quan đến tỷ giá, hiệu quả của các công trình đầu tư khi không chịu áp lực từ
các chủ nợ nước ngoài.
3. Các chỉ tiêu đánh giá về an toàn nợ công của Việt Nam

Mặc dù các con số về nợ công của Việt Nam vẫn đang ở ngưỡng an toàn, nhưng
nếu không có quan điểm và cái nhìn đúng đắn, thì những con số không mang quá nhiều
giá trị khi xem xét tới mức độ an toàn ngưỡng nợ công nước ta. Hiện nay, rất nhiều ý kiến
trái chiều cũng đã được đưa ra về cách tính nợ công của Việt Nam. Có ý kiến cho rằng nợ
23



công Việt Nam chưa bao gồm được các khoản nợ của doanh nghiệp nhà nước, có ý kiến
lại cho rằng cần bổ sung thêm nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ đọng xây dựng cơ bản.
Theo quy định tại Điều 21 Luật Quản lí nợ công 2017 thì các chỉ tiêu an toàn nợ
công chỉ bao gồm các chỉ số nợ so với GDP hay so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng
hóa dịch vụ. Nhưng để có cái nhìn cụ thể hơn, chúng ta có thể đánh giá theo hai nhóm
sau:
3.1. Khả năng thanh toán nợ
Khả năng thanh toán phản ánh năng lực trả nợ và được đo lường dựa vào quy mô
của khoản nợ theo GDP, giá trị xuất khẩu hay tổng thu ngân sách của Chính phủ. Trong
đó, GDP phản ánh nguồn lực tổng thể của nền kinh tế, trong khi xuất khẩu cung cấp thông
tin về ngoại lượng tệ có thể dùng để trả nợ, và thu sách phản ánh khả năng của Chính phủ
trong việc tạo ra nguồn lực tài chính. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu của Việt Nam phụ thuộc
vào các nguồn nguyên vật liệu và máy móc nhập khẩu, do vậy, việc sử dụng tổng giá trị
xuất khẩu làm thước đo phản ánh năng lực trả nợ nước ngoài có thể sẽ cung cấp những
thông tin kém chính xác.
Năm
Nợ công/ GDP
Nợ công nước ngoài/ GDP
Nợ công/ Thu NSNN
Nợ công nước ngoài/ Xuất khẩu
Một số chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán nợ công của Việt Nam giai đoạn 2008 –
2016 (đơn vị: %)
Các số liệu trong Bảng cho thấy xu hướng giảm đi khá nhanh của khả năng thanh
toán nợ của Việt Nam trong những năm gần đây. Cụ thể, cho đến hết năm 2016, tỉ lệ nợ
công/ GDP và nợ công nước ngoài/ GDP của Việt Nam đã lần lượt đạt mức 63,7% và
24



42,7%. Những con số này có thể chưa vượt qua ngưỡng an toàn mà Quốc hội đề ra năm
2013 nhưng nó cũng phát đi những cảnh báo về việc cần thiết phải thay đổi kế hoạch chi
tiêu ngân sách nhằm giảm tốc độ tăng nhanh của nợ công trong những năm tới.
Đối với tỉ lệ nợ công/ GDP, chỉ trong giai đoạn 2008 – 2016, tỉ lệ này đã tăng
khoảng 27%, từ 36,2% lên đến 63,7% . Ước tính tỉ lệ nợ công/ GDP sẽ đạt khoảng 64%
vào năm 2018. Với tốc độ tăng trưởng khoảng 20% mỗi năm như giai đoạn 2011 – 2016,
thước đo nợ công này không sớm thì muộn sẽ phá vỡ mức trần 65% mà Quốc hội đã đặt
ra.
Tương tự như vậy, từ năm 2008 tới 2016, tỉ lệ nợ công nước ngoài/ GDP đã tăng
khoảng 17% từ 25,1% đến 42,7%. So với nợ công trong nước thì nợ công nước ngoài của
Việt Nam có rủi ro lãi suất khá thấp. Tuy nhiên, việc trở thành nước có thu nhập trung
bình cùng với việc nền kinh tế đang bộc lộ những rủi ro ngày càng rõ nét sẽ khiến cho
Việt Nam khó có thể thu hút đầu tư với lãi suất thấp trong tương lai gần. Bên cạnh đó, các
khoản nợ nước ngoài còn tiểm ẩn thêm rủi ro về tỉ giá.

Sự mất giá của đồng nội tệ sẽ

khiến cho gánh nặng nợ của nước ngoài tính theo nội tệ tăng lên.
Chỉ tiêu nợ công/ thu ngân sách nhà nước phản ánh khả năng thanh toán của
chính phủ đối với nợ công và nó đặc biệt quan trọng đối với các quốc gia có thống kê
GDP kém tin cậy như Việt Nam. Có thể thấy, chỉ tiêu này đã tăng với tốc độ rất đáng lo
ngại trong những năm gần đây, đạt 156,3% trong năm 2012, và ước tính lên tới 262,2%
trong năm 2016. Trong khi thu ngân sách được dự báo là sẽ tăng chậm, khả năng cao là tỷ
lệ này sẽ còn tiếp tục tăng cao hơn nữa trong những năm tới. Xu hướng này rõ ràng đang
ảnh hưởng nghiêm trọng tới an toàn tài chính và chính phủ cũng cần phải có những định
hướng điều chỉnh kịp thời.
3.2. Khả năng thanh khoản
Khả năng thanh khoản phản ánh khả năng trả nợ nhanh của Việt Nam đối với các
khoản nợ nước ngoài, và thường được đo bằng tỉ lệ nợ ngắn hạn và nghĩa vụ trả nợ/ dự trữ


25


×