Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

tiểu luận tài chính công quy mô và cơ cấu nợ công của việt nam trong giai đoạn 2006 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 51 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Đối với mỗi quốc gia, mỗi giai đoạn nhất định trong quá trình quản lý xã hội và nền kinh
tế, Nhà nước có lúc cần huy động nhiều hơn nguồn lực từ trong và ngoài nước. Nói cách
khác, khi các khoản thu truyền thống như thuế, phí, lệ phí không đáp ứng được nhu cầu
chi tiêu, Nhà nước phải quyết định vay nợ để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của
mình và chịu trách nhiệm trong việc chi trả khoản nợ đó - thường được gọi là nợ công.
Tại Việt Nam, nợ công có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Là
nguồn tài trợ hàng đầu cho đầu tư phát triển kinh tế của đất nước thông qua ngân sách
Nhà nước (NSNN) và là nguồn cung cấp vốn đứng thứ 2 của nền kinh tế với tỷ trọng vốn
16 - 17% vốn đầu tư toàn xã hội. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, cuộc khủng hoảng
tài chính toàn cầu, nợ công khu vực đồng tiền chung châu Âu và những khó khăn nội tại
của nền kinh tế trong nước đã có ảnh hưởng nhất định đến tình hình nợ công của Việt
Nam cả về quy mô, cơ cấu, nghĩa vụ trả nợ và các chỉ số an toàn nợ công.
Chính vì lẽ đó nhóm lựa chọn đề tài : Quy mô và cơ cấu nợ công của Việt Nam trong giai
đoạn 2006-2017 để nghiên cứu. Đề tài được chia thành ba chương :
- Chương 1: Nợ công và những vấn đề liên quan
- Chương 2: Quy mô và nợ công Việt Nam từ 2006-2017
- Chương 3: Giải pháp xây dựng quy mô và cơ cấu nợ công hợp lý để phát triển bền vững
Trong phạm vi hẹp của một đề tài tiểu luận không tránh khỏi những thiếu sót về nội
dung,rất mong nhận được sự quan tâm góp ý của cô.
Chúng em xin chân thành cảm ơn.

Trang 2


MỤC LỤC
TRANG BÌA.........................................................................................................................

1

LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................................



2

CHƯƠNG I: NỢ CÔNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN .........................................

5

1.1. Tổng quan chung .....................................................................................................

5

1.1.1. Khái niệm về nợ công ......................................................................................

5

1.1.2. Đặc điểm của nợ công .........................................................................................

6

1.2. Nhân tố tác động đến quy mô và cơ cấu nợ công ...................................................

7

1.2.1. Nhân tố ảnh hưởng ...........................................................................................

7

1.2.2. Nhóm các yếu tố khác ......................................................................................

9


1.3. Chỉ tiêu đánh giá quy mô và cơ cấu nợ công ..........................................................

9

1.4. Tác động của quy mô và cơ cấu nợ công đến tính bền vững của nợ công và nền
kinh tế ..............................................................................................................................
10
1.4.1. Tác động tích cực ...............................................................................................

10

1.4.2. Tác động tiêu cực ...............................................................................................

10

1.5. Tình hình nợ công của một số quốc gia trên thế giới ...............................................

10

CHƯƠNG II: QUY MÔ VÀ CƠ CẤU NỢ CÔNG VIỆT NAM 2006-2017 ....................

15

2.1. Năm 2006-2009 ....................................................................................................

15

2.1.1. Quy mô: ..........................................................................................................


15

2.1.2. Cơ cấu.............................................................................................................

16

2.2. Năm 2010: .............................................................................................................

19

2.2.1. Quy mô ...........................................................................................................

19

2.2.2. Cơ cấu.............................................................................................................

20

2.3. Năm 2011: .............................................................................................................

22

2.3.1. Quy mô ...........................................................................................................

22

2.3.2. Cơ cấu: ...........................................................................................................

22


2.4. Năm 2012 ..............................................................................................................

25

2.4.1. Quy mô ...........................................................................................................

25

2.4.2. Cơ cấu.............................................................................................................

26

2.5. Năm 2013 ..............................................................................................................

28

2.5.1. Quy mô ...........................................................................................................

28

2.5.2. Cơ cấu nợ công ...............................................................................................

30


Trang 3


2.6. Năm 2014 .............................................................................................................. 31
2.6.1. Quy mô ........................................................................................................... 31

2.6.2. Cơ cấu nợ công ............................................................................................... 32
2.7. Năm 2015 .............................................................................................................. 35
2.7.1. Quy mô ........................................................................................................... 35
2.7.2. Cơ cấu nợ công ............................................................................................... 36
2.8. Năm 2016 .............................................................................................................. 38
2.8.1. Quy mô ........................................................................................................... 38
2.8.2. Cơ cấu nợ công ............................................................................................... 38
2.9. Năm 2017 ( dự báo) .............................................................................................. 40
2.9.1. Quy mô ........................................................................................................... 40
2.9.2. Cơ cấu nợ công ............................................................................................... 41
2.10.

Đánh giá thay đổi quy mô và cơ cấu nợ công Việt Nam giai đoạn 2006-2017 41

2.10.1. Về quy mô ...................................................................................................... 41
2.10.2. Về cơ cấu ........................................................................................................ 42
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP XÂY DỰNG QUY MÔ VÀ CƠ CẤU NỢ CÔNG VIỆT
NAM ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG .............................................................................. 45
3.1. Phương hướng, Nghị quyết của Chính phủ .............................................................. 45
3.2. Đề xuất giải pháp ..................................................................................................... 46
KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 51

Trang 4


CHƯƠNG I: NỢ CÔNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ
LIÊN QUAN
1.1. Tổng quan chung
1.1.1. Khái niệm về nợ công

a. Bản chất của nợ công
Nợ công là một khái niệm tương đối phức tạp. Tuy nhiên, hầu hết những cách tiếp cận
hiện nay đều cho rằng, nợ công là khoản nợ mà Chính phủ của một quốc gia phải chịu
trách nhiệm trong việc chi trả khoản nợ đó. Chính vì vậy, thuật ngữ nợ công thường được
sử dụng cùng nghĩa với các thuật ngữ như nợ Nhà nước hay nợ Chính phủ. Tuy nhiên, nợ
công hoàn toàn khác với nợ quốc gia. Nợ quốc gia là toàn bộ khoản nợ phải trả của một
quốc gia, bao gồm hai bộ phận là nợ của Nhà nước và nợ của tư nhân (doanh nghiệp, tổ
chức, cá nhân). Như vậy, nợ công chỉ là một bộ phận của nợ quốc gia mà thôi.
Theo Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), nợ công, theo nghĩa rộng,
là nghĩa vụ nợ của khu vực công, bao gồm các nghĩa vụ của Chính phủ Trung ương, các
cấp chính quyền địa phương, ngân hàng trung ương và các tổ chức độc lập ( nguồn vốn
hoạt động do ngân sách nhà nước quyết định hay trên 50% vốn thuộc sở hữu nhà nước
gồm nghĩa vụ nợ của Chính phủ trung ương, các cấp chính quyền địa phương và nợ của
các tổ chức độc lập được Chính phủ bảo lãnh thanh toán.
Theo khoản 2, Điều 1 Luật Quản lý nợ công số 29/2009/QH12, nợ công của Việt Nam
bao gồm: nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ chính quyền địa phương,
trong đó, nợ chính phủ bao gồm nợ trong nước và nợ nước ngoài. Theo đó:






Nợ chính phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài,
được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ hoặc các khoản
vay khác do Bộ Tài chính ký kết, phát hành, uỷ quyền phát hành theo quy định của
pháp luật. Nợ chính phủ không bao gồm khoản nợ do Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam phát hành nhằm thực hiện chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ.
Nợ được Chính phủ bảo lãnh là khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín
dụng vay trong nước, nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh.

Nợ chính quyền địa phương là khoản nợ do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương ký kết, phát hành hoặc uỷ quyền phát hành. Như vậy, các khoản
vay như vay vốn ODA, phát hành trái phiếu chính phủ (trong cũng như ngoài
nước), trái phiếu công trình đô thị, hay một tập đoàn kinh tế vay nợ nước ngoài
được chính phủ bảo lãnh đều được xem là nợ công.

Như vậy, khái niệm về nợ công theo quy định của pháp luật Việt Nam được đánh giá là
hẹp hơn so với thông lệ quốc tế.
Trang 5


Một cách khát quát nhất, có thể hiểu “nợ công ( nợ Chính phủ hay nợ quốc gia) là tổng
giá trị các khoản tiền mà Chính phủ thuộc mọi cấp từ Trung ương đến địa phương đi vay
nhằm bù đắp cho các khoản thâm hụt ngân sách”. Vì thế, nợ Chính phủ, nói cách khác, là
thâm hụt ngân sách lũy kế tính đến một thời điểm nào đó. Để dễ hình dung quy mô của nợ
Chính phủ, người ta thường đo xem khoản nợ này bằng bao nhiêu phần trăm so với tổng
sản phẩm quốc nội (GDP).
b. Nguồn gốc của nợ công
Nợ công xuất phát từ nhu cầu chi tiêu của chính phủ; khi chi tiêu của chính phủ lớn hơn
số thuế, phí, lệ phí thu được, Nhà nước phải đi vay (trong hoặc ngoài nước) để trang trải
thâm hụt ngân sách. Các khoản vay này sẽ phải hoàn trả gốc và lãi khi đến hạn, Nhà nước
sẽ phải thu thuế tăng lên để bù đắp. Vì vậy, suy cho cùng nợ công chỉ là sự lựa chọn thời
gian đánh thuế: hôm nay hay ngày mai, thế hệ này hay thế hệ khác. Vay nợ thực chất là
cách đánh thuế dần dần, được hầu hết chính phủ các nước sử dụng để tài trợ cho các hoạt
động chi ngân sách. Nợ chính phủ thể hiện sự chuyển giao của cải từ thế hệ sau (thế hệ
phải trả thuế cao) cho thế hệ hiện tại (thế hệ được giảm thuế). Hầu hết bất kì quốc gia nào
cũng phải chi tiêu cho những việc phục vụ lợi ích của nước nhà như các công trình công
công, các dịch vụ điện đường trường trạm…Hay khi các doanh nghiệp rơi vào tình trạng
phá sản, Nhà nước cũng phải có những chính sách ưu đãi giảm thuế hay hỗ trợ kinh phí
cho các doanh nghiệp. Tất cả những chi tiêu đó đều phải lấy từ ngân sách nhà nước. Khi

ngân sách không đủ buộc chính phủ phải đi vay. Nó hình thành nên nợ công ở các nước,
đặc biệt là những nước nghèo.
1.1.2. Đặc điểm của nợ công

Nợ công là khoản nợ ràng buộc trách nhiệm trả nợ của Nhà nước.
Khác với các khoản nợ thông thường, nợ công được xác định là một khoản nợ mà Nhà
nước (bao gồm các cơ quan nhà nước có thẩm quyền) có trách nhiệm trả khoản nợ ấy.
Trách nhiệm trả nợ của Nhà nước được thể hiện dưới hai góc độ trả nợ trực tiếp và trả nợ
gián tiếp.





Trả nợ trực tiếp được hiểu là cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ là người vay và do
đó, cơ quan nhà nước sẽ chịu trách nhiệm trả nợ khoản vay.
Trả nợ gián tiếp là trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền đứng ra bảo lãnh để
một chủ thể trong nước vay nợ, trong trường hợp bên vay không trả được nợ thì trách
nhiệm trả nợ sẽ thuộc về cơ quan đứng ra bảo lãnh .
Nợ công được quản lý theo quy trình chặt chẽ với sự tham gia của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền. Việc quản lý nợ công đòi hỏi quy trình chặt chẽ nhằm đảm
bảo hai mục đích:

Trang 6


Một là, đảm bảo khả năng trả nợ của đơn vị sử dụng vốn vay và cao hơn nữa là
đảm bảo cán cân thanh toán vĩ mô và an ninh tài chính quốc gia.
Hai là, đề đạt được những mục tiêu của quá trình sử dụng vốn. Bên cạnh đó, việc
quản lý nợ công một cách chặt chẽ còn có ý nghĩa quan trọng về mặt chính trị xã hội.

Nguyên tắc quản lý nợ công Việt Nam là Nhà nước quản lý thống nhất, toàn diện nợ công
từ việc huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay đến việc trả nợ để đảm bảo hai mục tiêu cơ
bản trên.


Mục tiêu cao nhất trong việc huy động và sử dụng nợ công là phát triển kinh tế - xã
hội vì lợi ích cộng đồng. Nợ công được huy động và sử dụng không phải để thỏa mãn
những lợi ích riêng của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào, mà vì lợi ích chung của cộng
đồng. Ở Việt Nam, xuất phát từ bản chất của Nhà nước là thiết chế để phục vụ lợi ích
chung của xã hội, Nhà nước là của dân, do dân và vì dân nên đương nhiên các khoản
nợ công được quyết định phải dựa trên lợi ích của nhân dân, cụ thể là đề phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước và phải coi đó là điều kiện quan trọng nhất.

1.2. Nhân tố tác động đến quy mô và cơ cấu nợ công
1.2.1. Nhân tố ảnh hưởng
a. Nhóm các yếu tố kinh tế vĩ mô
Nợ công và các yếu tố kinh tế vĩ mô có mối quan hệ với nhau.
Các yếu tố tác động đến nợ công bao gồm thâm hụt NSNN, tăng trưởng GDP thực tế, lãi
suất thực tế, tỷ giá và các yếu tố kinh tế vĩ mô khác.

Thâm hụt ngân sách
Cân đối NSNN là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến nợ công. Từ bản chất nợ công có thể
thấy mức thâm hụt ngân sách phản ánh giá trị tuyệt đối của nợ chính phủ. Nếu NSNN
thâm hụt cơ bản, nhu cầu vay nợ của Nhà nước sẽ gia tăng và làm trầm trọng thêm tình
hình nợ công. Ngược lại, nếu NSNN thặng dư cơ bản, nhu cầu vay nợ giảm hoặc Chính
phủ có thêm nguồn tài chính để mua lại trái phiếu chính phủ (TPCP) trước hạn làm cho
mức nợ công giảm xuống.
Thâm hụt ngân sách là nguyên nhân của nợ nước ngoài tăng nhanh;“Nợ trong nước là một
trong những cách ngắn hạn để tài trợ thâm hụt tài khóa. Phương pháp này giúp Chính phủ
bù đắp được thâm hụt mà không ảnh hưởng đến dự trữ và cung tiền, nhưng cũng khiến

tăng thâm hụt ngân sách theo thời gian do gia tăng nghĩa vụ nợ”; tỷ lệ thâm hụt NSNN và
tỷ lệ nợ công có mối quan hệ cùng chiều.

Lãi suất thực tế
Sự biến động của lãi suất trên thị trường sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những khoản nợ công
có lãi suất thả nổi và những khoản vay mới. Tỷ lệ các khoản nợ công có lãi suất thả nổi
Trang 7


trong tổng nợ càng cao thì sự ảnh hưởng của lãi suất đến nợ công càng lớn. Mặt khác,
ngay cả những khoản vay có lãi suất cố định thì sự biến động của lãi suất thị trường cũng
sẽ ảnh hưởng đến giá cả của các công cụ nợ, nghĩa là, gián tiếp ảnh hưởng tới quy mô nợ
công. Bởi khi lãi suất tăng lên, chi phí vay nợ (trả lãi và phí) tăng lên, các khoản vay của
Chính phủ sẽ trở nên đắt hơn và khó khăn hơn, làm gia tăng nợ công.

Tăng trưởng GDP thực tế
Trong thời kỳ kinh tế mở rộng, tăng trưởng GDP thực tế cao, các khoản vay của Chính
phủ sẽ trở nên dễ dàng hơn, điều này làm cho lãi suất thực tế giảm và tăng trưởng kinh tế
nhanh góp phần củng cố nguồn thu NSNN, cải thiện cân đối tài khóa cơ bản. Ngược lại,
trong thời kỳ suy thoái, tăng trưởng kinh tế chậm, làm các chỉ tiêu kinh tế xấu đi và điều
này cũng làm gia tăng chỉ tiêu nợ công trên GDP (Marek, 2014).

Tỷ giá
Trong cơ cấu danh mục nợ công có những khoản nợ vay bằng đồng ngoại tệ, do đó, sự
biến động của tỷ giá sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nợ công. Nếu nợ vay bằng ngoại tệ, đặc
biệt là những ngoại tệ có sự biến động lớn về giá trị chiếm tỷ lệ cao thì ảnh hưởng của sự
biến động tỷ giá đến nợ công càng lớn.

Các yếu tố kinh tế vĩ mô khác
Đánh giá nợ công phải đặt trong mối liên hệ với các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, ngoài các yếu

tố cơ bản gồm thâm hụt ngân sách, tăng trưởng kinh tế, lãi suất thực tế và tỷ giá nêu trên,
cần phải xem xét thêm các yếu tố khác như lạm phát, mức độ thâm hụt cán cân vãng lai,
mức độ thâm hụt cán cân thương mại, dòng vốn vào (như vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
- FDI, vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài - FPI, vốn hỗ trợ phát triển chính thức - ODA…),
năng suất lao động tổng hợp, hiệu quả sử dụng vốn (qua tiêu chí ICOR), độ mở của nền
kinh tế… để dự báo và đảm bảo nguồn lực thanh toán nghĩa vụ nợ. Ngoài ra, chính sách
quản lý kinh tế vĩ mô và quản lý nợ công có ảnh hưởng tới nợ công. Nợ công không được
cơ cấu tốt về thời hạn, lãi suất, đồng tiền vay nợ... có thể làm tăng quy mô, rủi ro và nghĩa
vụ nợ. Ngược lại, chính sách quản lý nợ công tốt có thể kiểm soát được rủi ro và quy mô
nợ. Điều này một mặt làm giảm thiểu rủi ro và chi phí trong quản lý nợ công trung và dài
hạn; mặt khác giúp Chính phủ có sự chủ động trong tài trợ chi tiêu của mình.
Sachs và Larrain (1993) chỉ ra rằng, thâm hụt tài khoản vãng lai và thâm hụt ngân sách làm
gia tăng nợ công: “Thâm hụt tài khoản vãng lai trong những năm 1980 đã khiến Hoa Kỳ từ vị
trí của một chủ nợ trở thành con nợ lớn nhất thế giới”. Alfaidi (2002) xem xét các yếu tố tác
động đến nợ nước ngoài của các nước đang phát triển bao gồm các yếu tố bên trong và bên
ngoài. Trong đó, các yếu tố bên trong bao gồm đầu tư thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội,
hiệu quả sử dụng vốn, thâm hụt cán cân thanh toán; các yếu tố bên ngoài bao gồm lãi suất,
giá dầu và các nguyên liệu thô khác. Pirtea, Nicolescu và Mota (2014) cho rằng, FDI
Trang 8


là một yếu tố tác động đến nợ công do FDI làm tăng năng suất lao động và làm giảm tỷ lệ
nợ công trên GDP. Akitoby, Komatsuzaki và Binder (2014) cho rằng, lạm phát cao có thể
giảm nợ công do lạm phát làm giảm giá trị của các khoản nợ.
1.2.2. Nhóm các yếu tố khác

Về cơ cấu nợ: nợ nước ngoài trong tổng số nợ công


Cơ cấu nợ công gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính


quyền địa phương. Trong nợ Chính phủ gồm nợ nước ngoài và nợ trong nước. Nợ nước
ngoài và nợ trong nước của Chính phủ thông qua việc phát hành trái phiếu Chính phủ
cùng với việc thu hút vốn ODA từ nước ngoài
1.3.

Chỉ tiêu đánh giá quy mô và cơ cấu nợ công

Theo nhiều chuyên gia, quy mô nơ c ̣ ông thưc ̣ tếcóthểcao hơn so với mức công bốdo cách
thức xác định nợ công của Việt Nam và một số tổ chức quốc tế có sự khác biệt. Cu t ̣ hể, nơ ̣
công theo tiêu chuẩn ViêṭNam dựa trên nguyên tắc: Trách nhiêṃ thanh toán thuôc ̣ vềchủ
thểđi vay; còn nợ công theo tiêu chuẩn quốc tếđươc ̣ xác đinḥ trên cơ sở: Chủsởhữu thưc ̣ sư
̣hay pháp nhân đứng sau chủthểđi vay phải cótrách nhiêṃ thanh toán. Theo đó, nơ c ̣ ông
theo tiêu chuẩn quốc tếse ̃bằng nơ c ̣ ông theo tiêu chuẩn ViêṭNam công ̣ với nợ của: Ngân
hàng Nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước, tổ chức bảo hiểm xã hội và an sinh xã hội và
một số địa phương.
Theo thông lệ quốc tế, ngưỡng nơ ̣công tối ưu (nhằm đảm bảo nợ công là động lực giúp
tăng trưởng kinh tế) thông thường cho các nước phát triển là90%, các nước đang phát triển
cónền tảng tốt là60% vàcónền tảng kém là30 - 40%. Vì vậy, mức ngưỡng nợ công/GDP
được Quốc hội đề ra 65% là phù hợp với thông lệ quốc tế; và việc vươṭ ngưỡng tối ưu có
thểtiềm ẩn rủi ro..
Nếu chỉ số nợ công/GDP của một quốc gia thể hiện quy mô nợ công so với quy mô của
nền kinh tế thì chỉ số nợ công trên bình quân đầu người thể hiện trung bình mỗi người dân
của quốc gia này đang gánh bao nhiêu nợ.
Đối với các chỉ tiêu đánh giá về quy mô nợ, ngoài chỉ số nợ công/GDP nêu trên, còn có
chỉ số nợ chính phủ/GDP, nợ nước ngoài của quốc gia/GDP.
Cơ cấu nợ hàm chứa những thông tin quan trọng về mức độ rủi ro của việc vay nợ. Thông
thường rủi ro sẽ cao khi tỷ trọng nợ ngắn hạn, tỉ lệ nợ thương mại và tỉ lệ nợ song phương
cao.


Trang 9


1.4. Tác động của quy mô và cơ cấu nợ công đến tính bền vững của nợ công và
nền kinh tế
1.4.1. Tác động tích cực


Nợ công làm gia tăng nguồn lực cho Nhà nước, từ đó tăng cường nguồn vốn để phát
triển cơ sở hạ tầng và tăng khả năng đầu tư đồng bộ của Nhà nước. Muốn phát triển
cơ sở hạ tầng nhanh chóng và đồng bộ, vốn là yếu tố quan trọng nhất. Với chính
sách huy động nợ công hợp lý, nhu cầu về vốn sẽ từng bước được giải quyết để đầu
tư cơ sở hạ tầng, từ đó gia tăng năng lực sản xuất cho nền kinh tế.
Nợ công góp phần tận dụng được nguồn tài chính nhàn rỗi trong dân cư. Một bộ
phận dân cư trong xã hội có các khoản tiết kiệm, thông qua việc Nhà nước vay nợ
mà những khoản tiền nhàn rỗi này được đưa vào sử dụng, đem lại hiệu quả kinh tế
cho cả khu vực công lẫn khu vực tư.



1.4.2. Tác động tiêu cực


Nợ công gia tăng sẽ gây áp lực lên chính sách tiền tệ, đặc biệt là từ các khoản tài trợ
ngoài nước. Nếu kỷ luật tài chính của Nhà nước lỏng lẻo và thiếu cơ chế giám sát chặt
chẽ việc sử dụng và quản lý nợ công sẽ dẫn đến tình trạng tham nhũng, lãng phí tràn
lan. Tình trạng này làm thất thoát các nguồn lực, giảm hiệu quả đầu tư và điều quan
trọng hơn là giảm thu cho ngân sách.

Nợ công lớn làm giảm tích lũy vốn tư nhân (private saving), dẫn đến hiện tượng thoái lui

đầu tư tư nhân. Khi chính phủ tăng vay nợ, đặc biệt là vay trong nước, lúc này mức tích
lũy vốn tư nhân sẽ được thay thế bởi tích lũy nợ chính phủ. Thay vì sở hữu cổ phiếu, trái
phiếu doanh nghiệp hay gửi tiết kiệm ngân hàng, dân chúng lại sở hữu trái phiếu chính
phủ làm cho cung về vốn giảm trong khi cầu tín dụng của chính phủ lại tăng lên, từ đó đẩy
lãi suất tăng, chi phí đầu tư tăng và có thể dẫn đến hiện tượng “thoái lui đầu tư” khu vực
tư nhân (crowding-out effect).


Khi nợ công quá lớn, việc thắt chặt chi tiêu, thực hiện chính sách "thắt lưng buộc
bụng" để giảm thâm hụt ngân sách là điều kiện phải đáp ứng để được nhận sự hỗ trợ cần
thiết từ các tổ chức tín dụng quốc tế, thế nhưng, "thắt lưng buộc bụng" lại dẫn tới những
cuộc biểu tình phản đối của quần chúng, gây căng thẳng, bất ổn chính trị, xã hội, bởi
những người nghèo, những người yếu thế trong xã hội là những người bị tác động mạnh
nhất từ chính sách cắt giảm phúc lợi, cắt giảm chi tiêu của chính phủ.
1.5. Tình hình nợ công của một số quốc gia trên thế giới
Nhằm tận dụng nguồn tài chính nhàn rỗi trong dân, sự hỗ trợ từ nước ngoài và các tổ chức
tài chính quốc tế, các quốc gia huy động và sử dụng nợ công để phục vụ cho công cuộc
phát triển kinh tế-xã hội.
Trang 10


Như vậy, vay nợ để đầu tư cho tăng trưởng kinh tế là điều bình thường nhưng nợ bao
nhiêu là an toàn lại là một bài toán khó giải. Nền kinh tế Hy Lạp đã lao đao khi nợ công
của nước này ở mức cao trên 100% GDP, trong khi Nhật Bản vẫn “ung dung” với mức nợ
công cao nhất trong số các nước phát triển.
Trong lịch sử nợ công thế giới có hai cuộc khủng hoảng nợ công lớn đáng chú ý, trong đó
cuộc khủng hoảng nợ công tại Eurozone đến nay vẫn chưa có hồi kết. Cuộc khủng hoảng
này xảy ra ngay sau giai đoạn bùng nổ tín dụng, lãi suất cho trích lập rủi ro thấp, dư thừa
thanh khoản, đòn bẩy tài chính cao và bong bóng bất động sản. Một nguyên nhân khác là
tình trạng tăng chi hoặc giảm thu ngân sách thiếu kiểm soát của các nước Eurozone, mà

sâu xa hơn là do chính sách tài khóa của các nước chưa hài hòa và thiếu cơ chế phối hợp
ứng phó.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu là do chính
sách tài khóa thiếu bền vững và sự mất cân đối trong việc vay nợ của các quốc gia. Một ví dụ
cụ thể là Hy Lạp, kể từ khi gia nhập Eurozone vào năm 2001 đến khủng hoảng tài chính năm
2008, thâm hụt ngân sách của nước này trung bình khoảng 5% GDP/năm, so với mức 2%
GDP của Eurozone, và Hy Lạp đã không thể duy trì được thâm hụt ngân sách và nợ nước
ngoài theo quy định của EU. Tuy vậy, Hy Lạp không phải là quốc gia duy nhất vì hầu hết
trong số 28 thành viên EU đều không đạt được cam kết này vào thời điểm đó.

Trước đó, cuộc khủng hoảng nợ diễn ra ở các quốc gia Mỹ Latinh trong những năm 1970
và 1980 được coi là thảm họa lớn nhất kể từ sau Đại khủng hoảng hồi thập kỷ 1930 và
đây cũng là cuộc khủng hoảng nợ công đầu tiên trong lịch sử kinh tế hiện đại. Cuộc
khủng hoảng bắt đầu từ Mexico (1982) khi nước này tuyên bố vỡ nợ, sau đó hầu hết các
quốc gia trong khu vực (gồm Argentina, Bolivia, Brazil và Ecuador) cũng đều không
tránh khỏi vòng xoáy đó.
Mỹ luôn được xem nước dẫn đầu về nền kinh tế nhưng Mỹ cũng không tránh khỏi cuộc
khủng hoảng về nợ công.Theo những số liệu mới nhất thì tổng số nợ lên tới 13.000 tỷ USD,
chiếm khoảng 93% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và theo đánh giá của các chuyên gia thì
con số này sẽ đạt ngưỡng 100% GDP.
.

Ở khu vực Châu Âu điển hình của khủng hoảng nợ công là đất nước Hy Lạp.Khi mà mức
tăng trưởng vẫn chỉ đạt âm thì tổng số nợ công đã chiếm 124% GDP.Tình hình kinh tế ở
quốc gia này vẫn đang rất bất ổn khi mà chưa tìm được lối thoát hợp lý cho quốc gia khỏi
cơn khủng hoảng thì họ vẫn tiếp vay vốn của ngân hàng thế giới để khôi phục nợ công
chưa biết hiệu quả ra sao nhưng con số nợ công chắc hẳn sẽ vẫn tiếp tục tăng lên.
Cùng với đó là quốc gia đang là nền kinh tế thứ 2 thế giới chính Trung Quốc cũng như Mỹ
không thể thoát khỏi cuộc khủng hoảng này.Trung Quốc cũng được biết đến ông chủ của
nhiều quốc gia nhưng con số nợ công của quốc gia cũng không nhỏ khi mà chính quyền ở


Trang 11


các địa phương đã vay mượn tổng cộng trên 11 nghìn tỷ nhân dân tệ (tương đương với
1,68 nghìn tỷ USD Mỹ) từ năm 2004 cho tới cuối năm ngoái.Cùng với đó là các khoản nợ
chưa được thanh toán làm thâm hụt ngân sách Nhà nước.
Còn rất nhiều quốc gia trên thế giới cũng chịu cuộc khủng hoảng nay song đây là 3 quốc
tiêu biểu đại diện cho 3 châu lục khác nhau được giới chuyên gia đánh giá nhiều tới.
Ở các nước đang phát triển, trong điều kiện khu vực kinh tế tư nhân còn nhỏ, không đủ
năng lực để thúc đẩy sự phát triển kinh tế, thì kinh tế nhà nước có vai trò đặc biệt quan
trọng. Để đạt được tốc độ phát triển nhanh, chính phủ các nước đang phát triển thường sử
dụng chính sách tài khoá mở rộng, tăng chi tiêu chính phủ, giảm thuế sẽ kích thích tổng
cầu tăng, đẩy mạnh sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, thực hiện chính
sách tài khoá mở rộng đồng nghĩa với việc gia tăng thâm hụt ngân sách, chính phủ phải
vay nợ để bù đắp thâm hụt. Việc sử dụng chính sách tài khoá mở rộng trong thời gian dài
sẽ làm gánh nặng nợ lớn dần lên. Trong trường hợp tốc độ tăng thu ngân sách không theo
kịp với tốc độ tăng của các nghĩa vụ trả nợ, chính phủ buộc phải sử dụng biện pháp vay
mới để trả nợ cũ. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới nguy cơ mất khả năng trả nợ của chính
phủ, nếu tổng số nghĩa vụ nợ phải trả vượt quá khả năng thu của ngân sách.
Nhìn chung, trang trải thâm hụt ngân sách bằng vay trong nước hay vay nước ngoài đều có
những ảnh hưởng bất lợi tới môi trường kinh tế vĩ mô. Ở các nước đang phát triển, thâm hụt
ngân sách thường được tài trợ bằng một giải pháp hỗn hợp giữa vay trong nước và vay nước
ngoài. Kết cấu hỗn hợp này phụ thuộc vào khả năng huy động nguồn vốn trong nước, lãi suất
và các điều kiện vay nước ngoài. Trong trường hợp thâm hụt ngân sách được tài trợ bằng vốn
vay trong nước, khi đó một phần nguồn lực tài chính của nền kinh tế sẽ được chuyển dịch từ
khu vực tư nhân sang khu vực nhà nước thông qua kênh trái phiếu chính phủ. Việc huy động
này sẽ tác động đến thị trường vốn nói chung, làm tăng cầu tín dụng, đẩy lãi suất lên cao. Lãi
suất tăng đến lượt nó làm tăng chi phí đầu tư, giảm nhu cầu đầu tư của nền kinh tế, có thể dẫn
đến “hiệu ứng kéo lùi đầu tư” (crowding-out effect). Trong trường hợp thâm hụt được tài trợ

bằng vay nước ngoài, tác động kéo lùi đầu tư có thể được hạn chế, do chính phủ sử dụng các
nguồn lực bổ sung từ bên ngoài thay vì dùng các nguồn lực của khu vực tư nhân trong nước.
Việc sử dụng một phần vốn vay nước ngoài để tài trợ cho thâm hụt ngân sách có thể làm giảm
bớt căng thẳng trên thị trường tín dụng trong nước, qua đó giảm bớt các yếu tố bất ổn trong
nền kinh tế. Tuy nhiên, vay nước ngoài lại có những tác động khác nguy hại đến nền kinh tế.
Trong thời gian đầu, một dòng ngoại tệ lớn chảy vào trong nước sẽ làm giảm sức ép cân đối
ngoại tệ. Mặc dù sẽ có những tác động nhất định lên tỷ giá hối đoái theo hướng làm tăng giá
đồng nội tệ và ảnh hưởng đến cán cân thương mại, song những tác động này chỉ trong ngắn
hạn. Trong trung và dài hạn, việc chính phủ phải cân đối nguồn ngoại tệ trả nợ gốc và lãi sẽ
đẩy nhu cầu ngoại tệ tăng cao, làm giảm giá đồng nội tệ, tăng chi phí nhập khẩu máy móc
thiết bị và nguyên liệu (thường chiếm tỷ

Trang 12


trọng lớn ở các nước đang phát triển), tăng chi phí đầu vào của nền kinh tế, dẫn tới các
nguy cơ lạm phát. Tỷ giá tăng cao sẽ làm chi phí thanh toán nợ trở nên đắt đỏ hơn, càng
làm tăng nguy cơ vỡ nợ, nếu như quy mô nợ vượt quá sức chịu đựng của ngân sách nhà
nước. Xét về mặt này, vay trong nước an toàn hơn vay nước ngoài, vì trong trường hợp
gánh nặng nợ trong nước vượt quá khả năng thu ngân sách, chính phủ vẫn còn một
phương sách cuối cùng là phát hành tiền để trang trải các khoản nợ và chấp nhận các rủi
ro về tăng lạm phát, trong khi không thể làm như vậy đối với các khoản nợ nước ngoài.
Bên cạnh những hậu quả về mặt kinh tế, chính sách tài khoá không bền vững và những
nguy cơ vỡ nợ có thể sẽ đưa quốc gia đó tới nguy cơ suy giảm chủ quyền chính trị, khi
phải chịu những áp lực to lớn từ phía các chủ nợ và các tổ chức tài chính quốc tế nhằm cải
tổ lại các thể chế kinh tế theo hướng tự do hoá. Bài học của Agentina năm 2001 cho thấy
một ví dụ cụ thể về những tác động chính trị khi một quốc gia lâm vào tình trạng tuyên bố
chậm nợ. Thông thường, đó là những sức ép về việc thắt chặt chi tiêu, tăng thuế khoá,
giảm trợ cấp xã hội, và đi xa hơn nữa là những yêu cầu về cải cách thể chế, thay đổi bộ
máy quản lý, thay đổi các định hướng kinh tế theo hướng tự do hoá nhiều hơn. Ngoài ra,

việc lệ thuộc quá nhiều vào các khoản vay nợ nước ngoài cũng sẽ làm giảm vị thế chính
trị của quốc gia trong các mối quan hệ song phương cũng như đa phương với các đối tác
là các nước chủ nợ.
Để đánh giá tính bền vững của nợ công, tiêu chí tỷ lệ nợ công/GDP được coi là chỉ số đánh
giá phổ biến nhất cho cái nhìn tổng quát về tình hình nợ công của một quốc gia, đánh giá mức
an toàn của nợ công. Mức độ an toàn được thể hiện qua việc nợ công có vượt ngưỡng an toàn
tại một thời điểm hay giai đoạn nào đó. Để bảo đảm an toàn của nợ công, các nước thường sử
dụng các tiêu chí sau làm giới hạn vay và trả nợ: Thứ nhất, giới hạn nợ công không vượt quá
50% - 60% GDP hoặc không vượt quá 150% kim ngạch xuất khẩu. Thứ hai, dịch vụ trả nợ
công không vượt quá 15% kim ngạch xuất khẩu và dịch vụ trả nợ của chính phủ không vượt
quá 10% chi ngân sách. Ngân hàng Thế giới cũng đưa ra mức quy định ngưỡng an toàn nợ
công là 50% GDP. Theo khuyến cáo của các tổ chức quốc tế, tỷ lệ hợp lý với trường hợp các
nước đang phát triển nên ở mức dưới 50% GDP. Tuy nhiên, trên thực tế không có hạn mức an
toàn chung cho các nền kinh tế; không phải tỷ lệ nợ công trên GDP thấp là trong ngưỡng an
toàn và ngược lại. Mức độ an toàn của nợ công phụ thuộc vào tình trạng mạnh hay yếu của
nền kinh tế thông qua hệ thống chỉ tiêu kinh tế vĩ mô. Chẳng hạn, Hoa Kỳ có tỉ lệ nợ bằng
96% GDP, nhưng vẫn được xem là ở ngưỡng an toàn bởi năng suất lao động cao nhất thế giới
là cơ sở đảm bảo bền vững cho việc trả nợ. Nhật Bản có số nợ tương đương với 200 % GDP
vẫn được coi là ở ngưỡng an toàn. Trong khi đó, nhiều nước có tỷ lệ nợ trên GDP thấp hơn rất
nhiều nhưng đã rơi vào tình trạng khủng hoảng nợ như: Venezuela năm 1981 tỷ lệ đó là 15%
GDP, tương tự với Thái Lan năm 1996; trường hợp Argentina năm 2001 là 45% GDP;
Ukraina năm 2007 chỉ với 13 % GDP và Rumani là 20% GDP. Mới đây là trường hợp của Hy
Lạp với tỷ lệ nợ lên đến 113,5 %

Trang 13


GDP, Ireland ước khoảng 98,5 % GDP. Chính vì vậy, để xác định, đánh giá đúng đắn mức
độ an toàn của nợ công, không thể chỉ quan tâm đến tỷ lệ nợ trên GDP, mà cần phải xem
xét nợ công một cách toàn diện trong mối liên hệ với hệ thống các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô

của nền kinh tế quốc dân, nhất là: tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế, năng suất lao
động tổng hợp, hiệu quả sử dụng vốn (qua tiêu chí ICOR), tỉ lệ thâm hụt ngân sách, mức
tiết kiệm nội địa và mức đầu tư toàn xã hội... Bên cạnh đó, những tiêu chí như: cơ cấu nợ
công, tỷ trọng các loại nợ, cơ cấu lãi suất, thời gian trả nợ… cũng cần được phân tích kỹ
lưỡng khi đánh giá tính bền vững nợ công.
Vậy còn tại Việt Nam, câu chuyện về nợ công đang diễn ra như thế nào? Chương 2 sẽ tiến
hành phân tích cụ thể vấn đề quy mô và cơ cấu nợ công Việt Nam trong giai đoạn từ năm
2006-2017.

Trang 14


CHƯƠNG II: QUY MÔ VÀ CƠ CẤU NỢ CÔNG
VIỆT NAM 2006-2017
Theo khoản 2, Điều 1 Luật Quản lý nợ công số 29/2009/QH12, nợ công của Việt Nam bao
gồm: nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ chính quyền địa phương, trong đó,
nợ chính phủ bao gồm nợ trong nước và nợ nước ngoài. Nợ chính phủ là khoản nợ phát
sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà
nước, nhân danh Chính phủ hoặc các khoản vay khác do Bộ Tài chính ký kết, phát hành,
uỷ quyền phát hành theo quy định của pháp luật. Nợ chính phủ không bao gồm khoản nợ
do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành nhằm thực hiện chính sách tiền tệ trong từng
thời kỳ. Nợ được Chính phủ bảo lãnh là khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín
dụng vay trong nước, nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh. Nợ chính quyền địa phương
là khoản nợ do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ký kết, phát hành
hoặc uỷ quyền phát hành.
Tuy nhiên để có thể nhìn nhận và đánh giá cơ cấu nợ công Việt Nam một cách chính xác
nhất, đề tài dựa theo cách phân loại cơ cấu nợ công chủ yếu theo hai hình thức như sau:

Theo nguồn hình thành



Theo phương thức huy động

Theo cách phân loại này sẽ giúp đánh giá rõ nét hơn mức độ bền vững và an toàn của nợ
công Việt Nam.
2.1. Năm 2006-2009
2.1.1. Quy mô:
Tình hình kinh tế vĩ mô giai đoạn 2006-2009 như sau: Các cân đối kinh tế vĩ mô cơ bản ổn
định, lạm phát được kiềm chế trong những năm cuối kỳ kế hoạch. Tỷ lệ huy động vào ngân
sách nhànước bình quân 5 năm ở mức khoảng 28% GDP, bội chi ngân sách bình quân chỉ
5,7%. An ninh tài chính quốc gia được bảo đảm. Dư nợ ngoài nước của quốc gia so GDP ở
mức an toàn cho phép. Chính sách tiền tệ điều hành linh hoạt theo nguyên tắc thị trường, góp
phần tích cực vào việc kiềm chế lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô. Hệ
thống ngân hàng thương mại có sự phát triển cả về quy mô và chất lượng tín dụng; tỷ lệ an
toàn vốn tối thiểu của hầu hết các ngân hàng đều đạt chuẩn mực quốc tế trên 8%.
Theo số liệu của Bộ Tài chính, năm 2006 nợ công của nước ta rơi vào khoảng 24 tỷ
USD, chiếm 44.5% GDP. Mức nợ công trên đầu người năm 2006 là 291.68
USD/người/năm. Còn năm 2009, nợ công là 49,4% GDP
Nợ công trong giai đoạn này được biểu diễn bằng đường gấp khúc. Nợ công có xu
hướng tăng chậm tuy nhiên mức nợ đã tiệm cận giới hạn 50% GDP và có khả năng vượt
Trang 15


qua giới hạn này trong năm tiếp theo 2010-2020 khi nhu cầu về vốn phục vụ cho quá trình
công nghiệp hóa phát triển đất nước là rất lớn.

Nếu so sánh với một số nước gặp khủng hoảng nợ công như Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ
Đào Nha hoặc Mỹ thì tình hình nợ công của Việt Nam vẫn được đánh giá là an toàn.
Trong khu vực châu Á, Việt Nam là nước có tỷ lệ nợ công/ GDP cao hơn nhiều so với
Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Philippines.


2.1.2.
Cơ cấu


Theo nguồn hình thành

Trong giai đoạn 2006-2010, nợ nước ngoài có xu hướng tăng, nhưng không tăng nhanh
bằng tốc độ tăng nợ công. Cụ thể:

Trang 16


Biểu đồ: Tình hình nợ công trong nước và nợ nước ngoài Việt
Nam
giai đoạn 2006-2010
60
40
20
0
2006

2007
Nợ nước ngoài ( Tỷ USD)

2008

2009

Nợ trong nước ( Tỷ USD)


Con số nợ nước ngoài đã tăng cả về tuyệt đối lẫn tương đối so với năm 2009, khi tổng dư
nợ nước ngoài là 27,92 tỷ USD, chiếm 39% GDP. Và con số này cũng khác xa con số dự
kiến trong Quyết định số: 527/QĐ-TTG về Tổng số dư nợ cuối kỳ là 35,9 tỷ USD tương
ứng 30,5%GDP.
Con số dư nợ nước ngoài không theo tốc độ tịnh tiến đều. Năm 2007 tăng thêm khoảng
3,6 tỷ USD; 2008 khoảng 2,6 tỷ USD; 2009 trên 6,1 tỷ USD.
Có điểm trùng hợp là ở những giai đoạn thị trường ngoại hối xuất hiện căng thẳng, hiệp
định vay vốn nước ngoài thường được thông qua. Năm 2009 dự trữ ngoại hối ghi nhận sự
sụt giảm lớn, thâm hụt tới 8,8 tỷ USD. Ngoài ra còn có sự đánh đổi giữa tăng trưởng đạt
thấp trong năm 2009 ( 6,78%) với những rủi ro tăng lên cùng khối nợ nước ngoài nở rộng
nhanh.
Tuy nhiên, về tổng thể cơ cấu nợ nước ngoài của Việt Nam tương đối ổn định, đồng tiền
nợ chủ yếu là đồng Yên và SDR là những đồng tiền tương đối ổn định nên khả năng gặp
rủi ro tỷ giá là ít, nợ trong nước đang có xu hướng tăng thay thế vị trí số một của vốn
nước ngoài.



Nguồn: Bộ Tài chính, Bản tin nợ nước ngoài số 7, tháng 7/2011.
Theo phương thức huy động các khoản nợ
Trang 17




Các khoản nợ huy động bằng phát hành trái phiếu Chính phủ
Năm 2006 phát hành 15.500 tỷ đồng trái phiếu chính phủ với các kỳ hạn 5 năm, 7 năm,
10 năm và 15 năm.
Đến năm 2007, chính phủ huy động 16.000 tỷ USD thông qua việc trực tiếp phát hành trái

phiếu Chính phủ
Đến năm 2009, chính phủ phát hành 55.000 tỷ đồng trái phiếu. Lý do phát hành thêm
TTCP là do năm 2009, ngân sách giảm thu tới 90.000 tỷ đồng do suy giảm kinh tế và giá
dầu thô giảm


Nợ do chính phủ bảo lãnh và nợ ODA
Nợ nước ngoài và nợ trong nước của Chính phủ có xu hướng gia tăng, việc phát hành trái
phiếu chính phủ thành công cùng với việc thu hút vốn ODA từ nước ngoài làm cho tổng
mức nợ nước ngoài của chính phủ tăng lên trung bình đạt 30% GDP trong suốt giai đoạn.

Cấu trúc nợ công nước ngoài của Việt Nam, giai đoạn 2006-2009.
Nguồn: Bộ Tài chính, Bản tin nợ nước ngoài số 7, tháng 7/2011
Cơ cấu nợ công của Việt Nam năm 2006 – 2009 gồm nợ chính phủ chiếm 78,1%, còn lại
là nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương. Trong nợ chính phủ, nợ
nước ngoài chiếm 61,9%, nợ trong nước chiếm 38,1%. Trong nợ nước ngoài, ODA chiếm
tỷ trọng lớn. Cụ thể năm 2009, nợ công của Việt Nam gồm nợ chính phủ chiếm 79,2%, nợ
được chính phủ bảo lãnh chiếm 17,6% và nợ chính quyền địa phương chiếm 3,1%, trong
nợ chính phủ, nợ nước ngoài chiếm 60%, trong đó có 85% là ODA.
Theo báo cáo kiểm toán năm 2010 về niên độ ngân sách 2009, đến 31/12/2009, dư nợ của
Chính phủ ở mức 705.000 tỷ đồng, tương đương 42% GDP năm 2009, nếu tính cả nợ trái
phiếu của Ngân hàng phát triển Việt Nam và Ngân hàng chính sách xã hội, dư nợ Chính
Trang 18


phủ so với GDP năm 2009 là 56.5%. Dư nợ nước ngoài của quốc gia ở mức 36.5 tỷ USD,
chiếm 39% GDP năm 2009.

2.2. Năm 2010:
2.2.1. Quy mô

Theo báo cáo của Cục quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, tính đến ngày 31/12/2010, tổng
số dư nợ công ở mức 1.122 nghìn tỷ đồng, tương đương 56.7% GDP.
Theo The Economist Intelligence Unit, nợ công của Việt Nam năm 2001 mới là 11,5 tỷ USD,
tương đương 36% GDP, bình quân mỗi người gánh số nợ công xấp xỉ 144 USD. Nhưng tính
đến hết năm 2010, nợ công đã tăng lên 55.2 tỷ USD, tương đương 54,3% GDP và được xếp
vào nhóm nước có mức nợ công trên trung bình. Trong vòng 10 năm từ 2001 đến 2010, quy
mô nợ công đã tăng gấp 5 lần với tốc độ tăng trưởng nợ trên 15% mỗi năm.

Trang 19


Trong tháng 8/2011, mặc dù hãng định mức tín nhiệm Fitch Ratings công bố duy trì mức
tín nhiệm nợ công Việt Nam là B+, nhưng cho rằng, họ chưa thấy sự chuyển biến rõ rệt
trong việc cắt giảm chi tiêu công, điểm căn bản để xác định điểm nợ công của Việt Nam.
Hãng này cũng cho rằng, nợ công Việt nam vượt ngưỡng 50% GDP là cao hơn mức trung
bình 37% đối với hạng B.
2.2.2. Cơ cấu



Theo nguồn hình thành
Trang 20


Tổng số nợ nước ngoài của Việt Nam ( chỉ bao gồm nợ Chính phủ trung ương, địa
phương và nợ được Chính phủ bảo lãnh) tính đến cuối năm 2010 đã vượt 32,5 tỷ USD. Tỷ
lệ nợ trong nước là 44,4% còn nợ nước ngoài là 55,6%
Tổng dư nợ nước ngoài so với GDP ở mức 42.2%, nếu so với tiêu chí của Ngân hàng Thế
giới thì thuộc diện vừa phải. Tuy nhiên, tỷ lệ dư nợ nước ngoài so với GDP tăng rất
nhanh, điều này đồng nghĩa với giới hạn an toàn bị đe dọa. Chỉ trong 3 năm từ 2008

đến cuối năm 2010, chỉ tiêu này đã tăng 10%, tiến rất gần đến trần nợ quy định của Thủ
tướng là 50% GDP.
Trong khi khoản nợ nước ngoài tăng lên thì dự trữ ngoại hối của Việt Nam lại giảm đi.
Nếu như năm 2007 chỉ tiêu này đang là gấp gần 102 lần thì đến năm 2010 chỉ còn chưa
đến 2 lần. Có 2 khả năng giải thích cho sự thay đối này, một là dự trữ ngoại hối đang giảm
nhanh, hai là nợ ngắn hạn đang tăng lên nhanh chóng.
Cùng lúc với dư nợ nước ngoài tăng nhanh và dự trữ ngoại hối vơi đi, tỷ giá tiếp nối vào
rủi ro nợ của Việt Nam. Theo bản tin số 7 của Bộ Tài chính, tỷ giá của VND so với USD
đã giảm khoảng 10.26% so với năm 2009, so với Euro giảm 11.14%.
 Theo
phương thức huy động

Nợ do chính phủ bảo lãnh

Trong con số 32,5 tỷ USD nợ nước ngoài, tổng dư nợ nước ngoài của Chính phủ là 27.86
tỷ USD, chiếm 85,7% tổng dư nợ, tương đưong 42.2% GDP năm 2010

Nợ huy động bằng phát hành trái phiếu chính phủ
Năm 2010 ghi nhận thêm khoản nợ mới từ phát hành trái phiếu Chính phủ quốc tế với lợi
suất trên 7% mà thời hạn kéo dài trong 10 năm, rơi vào năm 2020.
Cũng trong năm này, ngân sách phải trả cho các chủ nợ nước ngoài là 1.67 tỷ USD, trong
đó riêng tiền lãi và phí hơn 616 triệu USD, tăng gần 30% so với năm 2009. Bộ Tài chính
cho biết lãi suất vay nợ đang có xu hướng tăng lên do nước ta đang bị giảm mức nhận ưu
đãi vì gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình. Theo cơ cấu dư nợ nước ngoài của
Chính phủ phân theo lãi suất thì phần lớn nợ nước ngoài của Chính phủ có lãi suất thấp từ
0% đến dưới 3%. Dư nợ các khoản vay có lãi suất thả nổi theo LIBOR 6 tháng và EURO
6 tháng tăng rất ít trong năm 2010, tổng cộng là 1,96 tỷ USD. Tuy nhiên có trên 2,15 tỷ
dư nợ có lãi suất 3% đến dưới 6%, tăng tới 43% so với những năm trước và 1,89 tỷ USD
những khoản vay có lãi suất 6% - 10%.
Hiện các chủ nợ chính của Việt Nam vẫn là Nhật Bản, Pháp, ADB,… Các chủ nợ này đã

nâng lượng nắm giữ trái phiếu chính phủ Việt Nam lên hơn 2 tỷ USD trong năm 2010.

Nợ ODA
Trang 21


ODA cho Việt Nam năm 2010 đạt 8,063 tỷ USD, tăng 3 tỷ USD so với năm 2009, và là
mức cao nhất cho đến năm 2010. Trong số hơn 8 tỷ USD này, 1,4 tỷ USD là vốn viện trợ
không hoàn lại và 6,6 tỷ USD vốn vay. Ngân hàng thế giới là nhà tài trợ lớn nhất với 2,5
tỷ USD, tiếp đó là Nhật Bản với 1,64 tỷ USD. Trong số này, có 80 triệu USD là vốn viện
trợ không hoàn lại, số còn lại chủ yếu là vốn vay ưu đãi. Ngân hàng phát triển Châu Á
(ADB) cho vay 1,5 tỷ USD
2.3. Năm 2011:
2.3.1. Quy mô
Theo bản tin số 1 về nợ công của Việt nam giai đoạn 2010-2011, tổng số dư nợ công của
nước ta năm 2011 là 66.8 tỷ USD, chiếm 54.9% GDP. Nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ so
với thu ngân sách là 15.6%. Còn theo chuẩn quốc tế thì nợ công Việt Nam lên đến 128 tỷ
USD, bằng khoảng 106% GDP – gần gấp đôi mức Việt Nam công bố chính thức. Mức nợ
công trên đầu người là 760 USD/người/năm.
Nợ công tăng cao khiến thâm hụt ngân sách của Việt Nam tăng cao, 65,8 nghìn tỷ đồng,
so với GDP, thâm hụt đã tăng lên mức 4.4% GDP năm 2011.
Tính trong giai đoạn 2006-2011, nợ công Việt Nam đã tăng khoảng 25%, đạt mức tăng
trung bình 5%/năm
2.3.2.
Cơ cấu:


Theo nguồn hình thành:

Nợ trong nước: Tỷ trọng nợ trong nước là 43.3% và nợ nước ngoài là 56,7%

Nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP là 41.5%

 Theo
phương thức huy động

Nợ ODA

ODA cho năm 2011 đạt 7,9 tỷ USD, chủ yếu dành cho cơ sở hạ tầng, công trình giao thông và
biến đổi khí hậu. Trong con số này, 3,3 tỷ đến từ các nhà tài trợ song phương, riêng Nhật Bản
là 1,76 tỷ USD, đối tác đa phương là 4,6 tỷ USD. Đây là lần đầu tiên cho đến thời điểm

Trang 22


này, vốn ODA sụt giảm. Trước đó nguồn vốn hỗ trợ phát triển liên tục trong xu hướng
tăng, từ 3,7 tỷ USD hồi 2005 lên 8 tỷ năm 2009.
Tổng số vốn vay ODA và vay ưu đãi nước ngoài tính đến cuối năm 2011 đạt 71,7 tỷ USD,
trong đó số vốn đã được ký kết ( thông qua các hiệp định vay/thỏa thuận viện trợ không
hoàn lại) là 54,1 tỷ USD. Vốn ODA đã được giải ngân cho các chương trình, dự án là
33.41 tỷ USD.


Các khoản nợ huy động bằng phát hành trái phiếu chính phủ và nợ do chính
phủ bảo lãnh
Bảng Một số chỉ tiêu nợ Chính phủ, 2010-1011 (%GDP)
Nguồn: Tính toán theo ADB

2010

2011


Trái phiếu Chính phủ nội tệ

13,5%

12,7%

Nợ trong nước của Chính phủ

16,6%

15,3%

Trái phiếu Chính phủ ngoại tệ

2,3%

2,0%

Nợ nước ngoài của Chính phủ

24,6%

24,0%

Phát hành trái phiếu chính phủ trong nước năm 2010 được 68.292 tỷ đồng, năm 2011 đạt
80.477 tỷ đồng. Tính đến đến thời điểm 31/12/2011, tổng số vốn cam kết vay thương mại
nước ngoài là 4.08 tỷ USD, tổng số vốn đã rút là 3.06 tỷ USD, dư nợ là 2.9 tỷ USD. 68%
dư nợ vốn vay nước ngoài của Chính phủ được đưa vào cân đối ngân sách, 32% cho vay
lại các dự án đầu tư có khả năng thu hồi vốn.

Bên cạnh đó, tổng trị giá vay nước ngoài của Chính phủ đã giải ngân để cho vay lại tương
đương 12.6 tỷ USD. Dư nợ các dự án cho vay lại của Chính phủ tương đương 10.3 tỷ USD,
bằng 8.5% GDP, tập trung vào điện, dầu khí, công nghiệp tàu thủy, cấp nước, nông nghiệp,
đường cao tốc, hàng không, cảng biển, công nghiệp xi măng, phát triển hạ tầng đô thị…

Trang 23


Các khoản nợ trực tiếp của chính phủ chiếm 78% và bằng 43.1% GDP. Nợ được Chính
phủ bảo lãnh chiếm khoảng 21% và bằng 11.7% GDP. Nợ chính quyền địa phương chiếm
khoảng 1,0% và bằng 0,5% GDP.
Về cơ cấu các chủ nợ, các nhà đầu tư trái phiếu Chính phủ trong nước chiếm 28%. Còn trong
số các chủ nợ nước ngoài thì Nhật Bản vẫn là chủ nợ lớn nhất, chiếm 17%, Ngân hàng thế
giới chiếm 13%, Ngân hàng phát triển Châu Á chiếm 8% và còn lại từ các chủ nợ khác.Cùng
với xu hướng gia tăng về nợ công, chi phí vay nợ cũng có xu hướng gia tăng.

Trang 24


2.4. Năm 2012
2.4.1. Quy mô
Năm 2012, theo số liệu thống kê thì nợ công trung bình của Việt Nam là 762,2 USD/người.
Tính đến ngày 31/12/2012, tổng số nợ công của Việt Nam là 1.642.916 tỷ đồng, bằng
58,4% GDP năm 2012.
Theo Đồng hồ nợ công toàn cầu (Global debt clock) trên trang The Economist.com, tính
đến ngày 4/9/2012, nợ công của Việt Nam đang ở mức trên 68,119 tỷ USD; bình quân nợ
công theo đầu người là 762,2 USD; nợ công chiếm 49,9% GDP. Cùng thời điểm, nợ công
toàn cầu đang ở mức trên 48.947 tỷ USD. Và tính đến 31/12/2012 nợ công sẽ là 58,4%
GDP (trong khi cuối năm 2011 là 54,6% GDP). Việt Nam đang phải đối mặt với mức quy
mô nợ công tăng cao và tăng nhanh hợn bao giờ hết.

Trước đó, số liệu mà Economist đưa ra, tổng mức nợ công của Việt Nam nằm trong nhóm
nước có mức nợ công trung bình của thế giới. Cụ thể, nợ công của Việt Nam vào khoảng
67,6 tỷ USD, tương đương 50% GDP, tăng 11,2% so với năm 2011. Mức nợ công bình
quân đầu người của Việt Nam đang là 762,2 USD. Còn nợ công toàn cầu 48.771 tỷ USD.
Dịch vụ nợ công Việt Nam tăng. Dịch vụ nợ nước ngoài năm 2011 là 12,5% và 2012 là
13,5% tổng thu ngân sách Nhà nước.
Năm 2012, nợ công Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức.
Thách thức thứ nhất là quy mô nợ tăng nhanh vượt dự báo. Tính đến 31/12/2012, tỷ lệ nợ
Chính phủ là 45,7% GDP, nợ nước ngoài là 42,2%; nợ công là 57,3%. Trong kế hoạch
trình Quốc hội, đến 31/12/2011, nợ công là 54,6%, đến 31/12/2012 là 58,4% GDP. Ngày
8/11/2011, Quốc hội đã thông qua nâng trần nợ công Việt Nam đến 2015 không quá 65%
GDP, dư nợ của Chính phủ không quá 50% GDP và dư nợ quốc gia không quá 50% GDP.
Thách thức thứ hai, điều kiện nợ ngày càng ngặt nghèo hơn: trong tổng nợ công của Việt
Nam, cuối năm 2009 vay ODA chiếm tỷ trọng 74,67%, vay ưu đãi chiếm 5,41%, vay
thương mại 19,92%.... Sang năm 2010, vay nợ với lãi suất thấp 1-2,99%/năm chiếm
khoảng 65,5% tổng dư nợ.
Đặc biệt, các khoản vay có lãi suất cao từ 6-10%/năm trong năm 2010 đã lên tới 1,89 tỷ
USD, gấp hơn 2 lần năm 2009. Hiện các chủ nợ chính của Việt Nam vẫn là Nhật Bản,
Pháp, ADB, WB…
Thách thức thứ ba là dịch vụ nợ tăng nhanh, hệ số an toàn nợ giảm: dịch vụ nợ nước
ngoài của Việt Nam trong năm 2010 là 1,67 tỷ USD, trong đó riêng tiền lãi và chi phí hơn
616 triệu USD, tăng gần 30% so với con số 1,29 tỷ USD của năm 2009.

Trang 25


×