Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

tiểu luận kinh tế phát triển kênh đào kra và những tác động đến nền kinh tế việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.14 KB, 15 trang )

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
I.

Tính cấp thiết của đề tài
Dự án kênh đào Kra là một dự án đề xuất đào một con kênh lớn qua miền nam

Thái Lan để giúp cải thiện giao thông trong khu vực, như kênh đào Suez và kênh
đào Panama. Sau khi hoàn thành, đây sẽ là kênh đào nhân tạo lớn nhất châu Á, sẽ
rút ngắn con đường từ Biển Đông tới Ấn Độ Dương 1000 km.
Nhờ dự án này các cảng biển Việt Nam có tiềm năng lớn trở thành những
thương cảng tấp nập nhất thế giới như Singapore. Thứ nhất, Việt Nam hiện là đối
tác chiến lược của 12 nước trên thế giới, trong đó có 5 nước thuộc khối ASEAN,
cùng với đó nước ta đã ký kết những hiệp định thương mại tự do với các nước như
Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, … tạo ra mối quan hệ giao thương to lớn. Vận dụng
lợi thế đường biển dài hơn 3000 km, nước ta hoàn toàn có thể trở thành quốc gia
phát triển về vận tải biển hay dịch vụ cảng biển. Thứ hai, về phía dự án, kênh đào
Kra xuyên qua Thái Lan có vị trí địa lí vô cùng thuận lợi, có thể “đánh bật” eo biển
Malacca của Singapore. Điều này ảnh hưởng tích cực đến giao thương Việt Nam nói
riêng và kinh tế Việt Nam nói chung. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng phải đối đầu với
những thách thức khi dự án này được triển khai, đồng thời đòi hỏi những hành động
đi trước đón đầu của nước ta.
Thế giới đã có những nghiên cứu chỉ ra những tác động của kênh đào Kra lên
nhiều mặt của nền kinh tế. Khi hoàn thành, đây sẽ là kênh đào nhân tạo lớn nhất
châu Á. Tuyến hành trình từ Ấn Độ Dương về Đông Á được rút ngắn hơn 1.000 km
so với tuyến đường đi qua Eo Malacca. Hơn thế nữa, kênh đào Kra được cho là sẽ
có tác động có lợi đối với Việt Nam. Vùng biển Kiên Giang vốn nằm rất gần đường
hải lưu quốc tế có cơ hội được đánh thức. Tàu bè khi qua kênh đào Kra hướng thẳng
tới Phú Quốc – hòn đảo lớn nhất trong vùng cực nam Biển Đông giáp Vịnh Thái
Lan, có thể trở thành một trạm dừng chân quốc tế.
Nhưng ở Việt Nam, có rất ít các nghiên cứu bài bản về ảnh hưởng của dự án
đến kinh tế Việt Nam, chủ yếu là những bài viết phân tích nhỏ lẻ, tự phát.


1


Trước thực trạng này, việc nghiên cứu về ảnh hưởng của dự án kênh đào Kra
đến kinh tế Việt Nam là cần thiết để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng và tính chiến
lược của kênh đào Kra và những hành động đón đầu của Việt Nam. Do vậy, đề tài
“Kênh đào Kra và những tác động đến nền kinh tế Việt Nam” được nhóm tác giả đã
quyết định nghiên cứu lựa chọn thực hiện.

II.

Tổng quan nghiên cứu
Từ những năm của thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX, đã có rất nhiều ý tưởng,

nghiên cứu về việc đưa kênh đào Kra trở thành kênh đào nhân tạo lớn nhất châu Á,
cạnh tranh trực tiếp với các cảng trong khu vực eo biển Malacca của Singapore.
Dưới đây là một vài nghiên cứu nổi bật được nhóm tiểu luận dịch và tóm tắt
lại:


Trong nghiên cứu "Economic impacts of the Kra canal: an
application of the automatic calculation of sea distances by a GIS" (Chen Chingmu và Kumagai Satoru, 2016), tạm dịch là ứng dụng tính toán tự động khoảng cách
đường biển bằng hệ thống thông tin địa lý GIS vào vệc xác định ảnh hưởng kinh tế
của kênh đào Kra, nhóm tác giả đã chỉ ra rằng Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và
Châu Âu là những nước được hưởng lợi nhiều nhất từ việc xây dựng kênh đào, bên
cạnh Thái Lan; ngoài ra việc vận hành đồng thời kênh đào Kra và eo biển Malacca
đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho các nước thành viên ASEAN và Brunei. Để tính
toán các ảnh hưởng kinh tế của kênh đào Kra, nhóm tác giả đã sử dụng các mô hình
giả định IDE-GSM của Tổ chức Xúc tiến và Mậu dịch của Nhật Bản (JETRO) và dữ
liệu của GIS và WSL để tính toán khoảng cách giữa các cảng biển.

IDE-GMS là một mô hình mô phỏng cân bằng tổng thể dựa trên kinh tế học
không gian, trong đó có thể đánh giá tác động về mặt kinh tế của các thuận lợi
thương mại và vận tải đối với khu vực Đông Á ở cấp độ dưới quốc gia. Nhóm tác
giả tính toán tác động kinh tế thông qua sự khác biệt giữa tổng giá trị gia tăng của
địa bàn trên tổng sản phẩm quốc nội (GRP/GDP) trong từng viễn cảnh cụ thể khi
xây dựng kênh đào và khi không xây dựng.
2


Nhóm tác giả đã đưa ra 3 viễn cảnh:
• Kênh đào Kra và eo biển Malacca cùng được sử dụng và kênh đào chỉ có tác
dụng trung chuyển tàu thuyền.
• Chỉ sử dụng kênh đào Kra.
• Kênh đào Kra và eo biển Malacca cùng được sử dụng và kênh đào còn là nơi
xuất nhập khẩu hàng hóa của Thái Lan.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, nếu chỉ sử dụng kênh đào Kra sẽ rút ngắn 1300
km từ các cảng ở biển Đông đến Châu Âu, khoảng 900 km từ các cảng Đông Bắc
Trung Quốc; đồng thời không có lợi đối với các cảng từ biển Andaman đến Châu
Âu và Châu Đại Dương đến Indonesia, cũng như có ảnh hưởng xấu nhất đối với nền
kinh tế Singapore. Bên cạnh đó, khi kênh đào chỉ được sử dụng với mục đích trung
chuyển tàu thuyền thì sẽ có ảnh hưởng xấu tới kinh tế cung như chính trị miền Nam
của Thái Lan. Cụ thể, theo như tiêu chí “Additonal risks and obstacles” của bài báo
“Thailand could sacrifice its sovereignty for questionable gains from Chinese – built
waterway” (28/01/2019) được thực hiện bởi FORUM staff và được đăng trên trang
INDO-PACIFIC DEFENSE FORUM, tạm dịch là Thái Lan có thể phải hi sinh chủ
quyền vì những lợi ích đáng ngờ từ việc xây dựng kênh đào của Trung Quốc, tác giả
đã chỉ ra rằng trong hơn một nửa số đầu tư cơ sở hạ tầng mà Trung Quốc bỏ ra được
thực hiện trong ba thập kỷ qua, chi phí lớn hơn lợi ích mà họ tạo ra, điều đó có
nghĩa là các dự án phá hủy giá trị kinh tế thay vì tạo ra nó. Trung Quốc sẵn sàng đưa
một lượng lao động lớn sang Thái Lan để thực hiện xây dựng kênh đào. Dự án kênh

đào được thực hiện có thể làm tổn thương ngành du lịch Thái Lan và làm hỏng nghề
cá của họ và có thể chia đôi đất nước, làm gia tăng căng thẳng ở miền nam Thái
Lan. Đường thủy sẽ tạo ra sự phân chia địa lý giữa các vùng Phật giáo và chủ yếu là
các tỉnh Hồi giáo ở phía nam. Do đó, việc xây dựng kênh đào Kra sẽ gây ra nhiều
ảnh hưởng trầm trọng, dẫn tới khu vực đầy biến động, tạo ra sự chia rẽ hơn nữa
trong nội bộ Thái Lan.
Song, cả ba trường hợp đều cho ra kết quả tích cực đối với kinh tế Việt Nam
khi kênh đào được xây dựng.
3




Trong bài báo “A descriptive method for analysing the Kra Canal
decision on maritime business patterns in Malaysia” (Noorul Shaiful Fitri Abdul
Rahman, Nurul Haqimin Mohd Salleh & Ahmad Fayas Ahmad Najib ở Department
of Maritime Management, School of Maritime Business and Management,
Universiti Malaysia Terengganu, Terengganu, Malaysia, 21/11/2016), tạm dịch là
phương pháp mô tả để phân tích quyết định xây dựng Kênh đào Kra lên mô hình
kinh doanh hàng hải ở Malaysia. Ở bài viết này, tác giả đi sâu vào phân tích các ảnh
hưởng của kênh đào Kra trong viễn cảnh cả kênh đào Kra và eo biển Malacca cùng
hoạt động.
Mục tiêu của bài báo này là nghiên cứu được những tác động có thể có của
việc xây dựng Kênh đào Kra tạo ra những thay đổi trong mô hình kinh doanh hàng
hải ở Malaysia bằng cách tập trung vào các khía cạnh địa lý và phân phối hậu cần.
Phương pháp phân tích mô tả này sẽ được sử dụng cùng với phân tích PESTLES
trong việc giải quyết mục tiêu nghiên cứu.
Các tác động tiềm năng của dự án Kênh đào Kra đối với các cảng và lĩnh vực
vận tải của Malaysia đã được các nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế nghiên cứu
và đề xuất như sau:

• Giảm lưu lượng tàu ở eo biển Malacca.
• Giảm lượng tàu ghé cảng tại các cảng địa phương.
• Giảm lưu lượng container tại các cảng địa phương.
• Các hiệu ứng số nhân âm trên các lĩnh vực phụ trợ.
• Thay đổi trong mô hình phát triển kinh tế và thương mại.
Tuy nhiên, cuộc thảo đưa ra nhiều hơn những thông tin mô tả không mấy
chính xác vì không có bất kỳ nghiên cứu cụ thể và vững chắc nào chứng minh cho
nó. Do đó, một nghiên cứu tiếp theo được thực hiện bởi Sulong (2012) – “The Kra
1

canal and Southeast Asian relation. J Curr Southeast Asian Affairs ” liên quan
đến tác động đến quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á và Hiệp hội các quốc gia Đông

1 />
4


Nam Á (ASEAN). Dường như mối quan hệ giữa các nước láng giềng sẽ bị ảnh
hưởng mạnh mẽ về kinh tế, văn hóa và chính trị.
Mười kết quả toàn cầu cho kênh Kra được đề xuất bởi các nhà nghiên cứu
được nhóm tác giả tổng hợp lại như sau:
• Kênh đào sẽ cung cấp một tuyến đường thay thế cho eo biển Malacca hay bị
tắc nghẽn.
• Khoảng cách hành trình có thể giảm 1.200 km và thời gian hành trình từ 2
đến 5 ngày, do đó cho phép sử dụng tàu cao hơn.
• Khoản tiết kiệm hầm được ước tính cho tàu chở dầu 100.000 dwt là 350.000
USD mỗi chuyến.
• Các lô hàng số lượng lớn (ví dụ: tàu chở dầu) được thuê cho các chuyến đi
trực tiếp từ bờ đến bờ sẽ có lợi nhất.
• Các tàu container lớn phải dừng thường xuyên nhiều người không được

hưởng lợi nhiều - sức chứa của tàu có thể không được sử dụng đủ khi bỏ qua các
cảng ở Đông Nam Á.
• Thái Lan có thể được hưởng lợi rất nhiều từ phí cầu kênh, phí phát triển cảng
và khu vực xung quanh.
• Tám mươi phần trăm dầu Trung Quốc đi qua eo biển Malacca; Kênh Kra có
thể giảm chi phí vận chuyển và phụ thuộc vào eo biển, và cũng giảm thiểu nguy cơ
phong tỏa eo biển.
• Tình trạng của Singapore với tư cách là một trung tâm trung chuyển hàng hải
có thể bị ảnh hưởng tiêu cực với các tàu đi qua eo biển Malacca chuyển hướng qua
kênh đào Kra.
• Các cảng ở Hồng Kông và Trung Quốc sẽ đạt được lợi do giao thông chuyển
hướng từ Singapore.
• Chi phí sử dụng kênh sẽ là một yếu tố quan trọng.
Hơn nữa, nhu cầu vận chuyển sẽ không đáp ứng được kỳ vọng của các công ty
vận chuyển do thiếu cơ sở và thị trường. Các mô hình kinh doanh hàng hải hiện tại
ở Malaysia tập trung vào cổng chính cạnh biển nằm ở cảng Klang. Eo biển Malacca
5


được coi là tuyến đường đi quốc tế để đi lại giữa châu Âu và Viễn Đông bằng đường
biển và ngược lại. Tuy nhiên, mối quan tâm chính đối với các nhà vận chuyển là
năng lực của Eo biển Malacca ở chỗ nó không thể đáp ứng hơn 122.600 tàu mỗi
năm.
Do đó, đề xuất phát triển kênh Kra là kịp thời khắc phục vấn đề tắc nghẽn tại
eo biển Malacca, trong khi các công ty vận chuyển sẽ được tiết kiệm chi phí lớn (về
nhiên liệu, chi phí vận hành và thời gian đi tàu).


Bài báo “Thailand could sacrifice its sovereignty for questionable
gains from Chinese–built waterway” (28/01/2019) được thực hiện bởi FORUM

staff và được đăng trên trang INDO-PACIFIC DEFENSE FORUM, tạm dịch là Thái
Lan có thể phải hi sinh chủ quyền vì những lợi ích đáng ngờ từ việc xây dựng kênh
đào của Trung Quốc.
Mục tiêu của bài báo này là làm rõ những lợi ích mà Trung Quốc đạt được khi
đóng vai trò là nhà đầu tư vào việc xây dựng kênh đào Kra của Thái Lan. Bài báo sử
dụng các tiêu chí: “Opaque Support” - hỗ trợ không rõ ràng, “questionable track
record” - hồ sơ theo dõi nghi vấn, “additional risks and obstacles” - những rủi ro và
trở ngại bổ sung, “Opportunity cost” - chi phí cơ hội, trong việc giải quyết mục tiêu
nghiên cứu.
Kết quả cho thấy rằng Trung Quốc sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ việc xây
dựng kênh đào Kra bởi vì họ sẽ góp phần lớn trong việc xây dựng và kiểm soát nó.
Kênh đào cung cấp cho Trung Quốc một giải pháp quân sự vô cùng ý nghĩa bằng
cách cho phép các lực lượng hải quân vận chuyển giữa bờ biển phía đông và phía
tây Thái Lan.
Dựa trên kết quả của các bài nghiên cứu cũng như các bài báo nói trên, nhóm
chúng em sẽ tiếp tục đi sâu hơn phân tích ảnh hưởng của kênh đào Kra đối với nền
kinh tế Việt Nam trong viễn cảnh cả kênh đào và eo biển Malacca cùng hoạt động.

III.

Mục tiêu nghiên cứu

6


Nhóm tác giả nghiên cứu đề tài này với mục tiêu tìm hiểu ảnh hưởng của dự
án kênh đào Kra đến kinh tế Việt Nam.
Cụ thể, nghiên cứu thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu tổng quan về dự án
- Xác định ảnh hưởng của dự án đến kinh tế Việt Nam nói chung và một số

khu vực nói riêng. Từ đó, đưa ra một số khuyến nghị, đề xuất giúp hoàn thiện các đề
tài nghiên cứu trước đó, cũng như khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của dự án này.

IV.

Đối tượng, phạm vi và không gian nghiên cứu

1.

Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Kênh đào Kra và những tác động tới nền

kinh tế Việt Nam.
2.

Phạm vi nghiên cứu
• Phạm vi về nội dung: Phạm vi nghiên cứu của đề tài là kênh đào Kra và dự

án kênh đào Kra ảnh hưởng tới Thái Lan, Trung Quốc và chủ yếu là Việt Nam.
• Phạm vi về không gian: Nghiên cứu hướng tới kênh đào Kra và kinh tế Việt
Nam.
• Phạm vi về thời gian: Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ năm 2016-2108.

V.Phương pháp nghiên cứu
1.

Phương pháp thu thập số liệu
Phương pháp định tính: thu thập, tổng hợp và phân tích thông tin từ các nguồn

như luận văn, sách, báo từ thư viện, ebook, internet, …

2.

Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết
Sau khi thu thập được một lượng lớn số liệu, tác giả sử dụng phương pháp

chọn lọc, tổng hợp những thông tin quan trọng, cần thiết và hữu ích để phục vụ quá
trình phân tích giúp bài nghiên cứu có tính thuyết phục cao hơn, không dài dòng và
lạc đề.
7


Do còn nhiều hạn chế nên nhóm tiểu luận chúng em chưa thể đưa ra những
nghiên cứu mang tính thực tiễn, mong thầy xem xét, bổ sung để nhóm em hoàn
thiện bài nghiên cứu của mình.

VI.

Bố cục
Bài nghiên cứu “Kênh đào kra và những tác động đến nền kinh tế Việt Nam”

gồm 2 chương chính với những nội dung chính như sau:
Chương I: Cơ sở lí luận: Trình bày vị trí địa lí và vai trò của kênh đào Kra.
Đồng thời, nhóm tác giả cũng nêu tổng quan về dự án kênh đào Kra bao gồm lịch sử
phát triển của và phản ứng của một số nước trên thế giới về dự án này.
Chương II: Ảnh hưởng của dự án đến kinh tế Việt Nam: Trình bày những
ảnh hưởng của dự án đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và kinh tế các tỉnh Nam
bộ giáp tuyến đường biển mới, đảo Phú Quốc nói riêng dựa trên những tài liệu và số
liệu đã thu được.

8



CHƯƠNG 2: NỘI DUNG
I.

Cơ sở lý luận

1.

Vị trí địa lý kênh đào Kra
Eo Kra là một dải đất hẹp chạy dài theo hướng Bắc-Nam, nối bán đảo Malay

với lục địa châu Á. Phần phía Đông của eo đất Kra thuộc Thái Lan và trông ra vịnh
Thái Lan. Phần phía Tây thuộc Myanma và trông ra biển Andaman.
Về mặt địa chất, eo đất Kra có thể xem là đoạn trũng của một dãy núi chạy từ
Hymalaya xuống bán đảo Malay. Phía Bắc đoạn trũng là dãy Phuket, còn ở phía
Nam là dãy Titiwangsa. Chỗ hẹp nhất của eo đất này, tại nơi giữa vùng cửa sông
Kra và vịnh Sawi, là 44 km và điểm cao nhất tại nơi này là 75 mét so với mặt biển.
Về mặt địa hình đây cũng tiện làm tuyến giao thương Đông-Tây giữa vịnh
Thái Lan và biển Andaman.
2.

Lịch sử phát triển
Năm 1677, người Pháp đã đưa ra ý tưởng đào kênh tại nơi hẹp nhất của eo đất

này để thông hai biển Andaman và vịnh Thái Lan. Tuy nhiên, với kỹ thuật đương
thời thì ý tưởng đó không thể trở thành hiện thực được.
Năm 1773, để tăng cường khả năng phòng thủ đất nước từ phía biển Andaman,
vua Rama I của Thái Lan đã sai em trai nghiên cứu kế hoạch đào một con kênh, song
kế hoạch này cũng không thành hiện thực.

Năm 1882, Ferdinand de Lesseps, Tử tước xứ Lesseps, người đã chỉ huy đào
kênh Suez, tới thăm eo đất Kra và hứa sẽ giúp đào kênh này. Tuy nhiên, vào năm
1897 thì nước Anh không muốn cảng Singapore bị mất ưu thế, nên đã cùng với Thái
Lan ký một hiệp định về việc không đào kênh qua eo đất Kra.
Năm 1973, Thái Lan, Mỹ, Nhật Bản và Pháp đã từng đề xuất thực hiện một vụ
nổ hạt nhân quy mô nhỏ để đào con kênh này, nhưng kế hoạch cũng không được
thực hiện. Hiện nay Trung Quốc mới chính là thế lực mong muốn giành quyền xây
dựng và kiểm soát con kênh này nhất.

9


Năm 2015, sau nhiều năm dừng triển khai kênh đào Kra thì Trung Quốc đã lên
kế hoạch khởi động lại dự án kênh đào nhân tạo lớn nhất khu vực châu Á. Kênh Kra
dự kiến được xây dựng với chiều dài 135km, nối liền Ấn Độ Dương và vịnh Thái
Lan. Với kinh phí khoảng 35 tỷ USD, kênh đào Kra hứa hẹn sẽ thu hút hơn 30%
lượng hàng hóa hiện tại đang đi qua Singapore và thay đổi hoàn toàn cục diện hàng
hải khu vực.Theo kế hoạch xây dựng kênh đào Kra có chiều rộng 400m, chiều sâu
25m và dài 135km nối liền từ Ấn Độ Dương tới vịnh Thái Lan.

II.

Tác động của dự án đến Việt Nam

1.

Đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung
Ban đầu có 12 vị trí được xem xét để xây dựng kênh đào Kra. Tuy nhiên về

sau dự án được rút lại chỉ còn 4 vị trí. Và dù Thái Lan có chọn phương án nào trong

4 phương án ấy thì Việt Nam vẫn là quốc gia được lợi nhiều nhất.
Kênh đào Kra dự kiến xây dựng sẽ là kênh đào nhân tạo lớn nhất Châu Á nối
liền từ Ấn Độ Dương đến vịnh Thái Lan rút ngắn khoảng cách 1000km từ Biển
Đông tới Ấn Độ Dương, giảm thời gian từ 3-5 ngày phải đi qua eo biển Malacca,
giảm chi phí cho mỗi chuyến tàu trên 150.000 USD/chuyến, đồng thời tránh được
nạn cướp biển hoành hành dữ dội tại vùng eo biển Malacca. Với kênh đào Kra, hoạt
động thương mại quốc tế gia tăng từ sự vận chuyển hàng hóa bằng đường biển sẽ
làm thay đổi bộ mặt của những thành phố trong vùng duyên hải Việt Nam,
Cambodia, Myanmar và đặc biệt là đặc khu Phú Quốc. Nền kinh tế Việt Nam với
thương mại hải cảng lớn đến 90% tổng lượng hàng hóa được vận chuyển bằng
đường biển và đây là cơ hội rất lớn để đất nước tăng cường phát triển kinh tế hàng
hải. Trong tương lai không xa, khi kênh Kra chính thức đi vào hoạt động, người Việt
Nam sẽ được kỳ vọng đảo ngọc Phú Quốc sẽ trở thành một Singapore thứ hai tại
Châu Á.
Đối với sự ảnh hưởng của kênh đào Kra tới vịnh Vân Phong, trước tiên cần
khẳng định giá trị tiềm năng của vịnh Vân Phong là hết sức to lớn, chúng ta đã tìm
ra và đang tìm cách khai thác. Nhưng thực tế nhiều năm qua Vân Phong hầu như
10


vẫn “nằm im”. Nằm ở cực Đông đất liền Việt Nam, cách hải phận quốc tế 14 hải lý,
gần các tuyến hàng hải quốc tế. Đây thực sự là một ưu đãi của thiên nhiên đối với
Việt Nam không chỉ ở giá trị sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng mà còn hứa hẹn đem lại
tiềm năng kinh tế to lớn khi Chính phủ quyết định xây dựng nơi đây thành một đặc
khu kinh tế, trong đó trọng điểm là cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong, hiếm
cảng nào mà tàu có thể vào một đầu và ra một đầu như ở Vân Phong. Trên thực tế,
Vân Phong được coi như là trung điểm giữa Singapore và Hongkong (2 thương
cảng sầm uất nhất thế giới). Kể cả không có kênh đào Kra thì Vân Phong cũng là
một vị trí quá lý tưởng để xây dựng cảng trung chuyển quốc tế và mọi thứ sẽ được
nhân lên gấp đôi khi dự án kênh đào Kra được thực thi. Khi toàn bộ hải trình của thế

giới dịch chuyển từ Malacca sang Kra thì vị trí của Vân Phong để phát triển thành
cảng trung chuyển quốc tế sẽ càng trở nên thuận lợi hơn.
2.

Đối với các tỉnh Nam Bộ giáp tuyến đường biển mới
Cho đến bây giờ, các tàu thuyền lưu thông từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ

Dương và ngược lại sẽ phải đi qua eo biển Malacca nằm giữa bán đảo Malaysia và
đảo Sumatra. Eo biển này dài khoảng 1000 km (600 miles), bề ngang hẹp, chỗ hẹp
nhất chưa tới 2.5km với độ sâu khoảng 25m, điều này gây rất nhiều trở ngại cho các
tàu thuyền chở dầu và hàng hóa có trọng tải lớn khi đi qua đây. Không chỉ vậy,
lương tàu thuyền đi qua eo biển Malacca ngày càng gia tăng làm cho sự lưu thông ở
đây bị đình trệ.
Theo các nhà hàng hải châu Á và thế giới cho rằng, khi con kênh Kra được đi
vào hoạt động thì con đường hàng hải từ Đại Trung Hải qua kênh Suez tới Tây Thái
Bình Dương sẽ được rút ngắn tới trên 1000 km, giảm được 3-5 ngày phải đi qua eo
biển Malacca, giảm chi phí cho mỗi chuyến tàu trên 150.000 USD, đồng thời tránh
được nạn cướp biển hoành hành dữ dội tại vùng eo biển Malacca.
Với kênh đào Kra, hoạt động thương mại quốc tế gia tăng từ sự vận chuyển
hàng hóa bằng đường biển sẽ làm thay đổi bộ mặt của những thành phố trong vùng
duyên hải Việt Nam, Cambodia, Myanmar và đặc biệt là đặc khu Phú Quốc. Khi
kênh đào này khai thông, tuyến đường hàng hải Quốc tế sẽ chạy dọc và bó sát các
11


thành phố duyên hải Việt Nam từ Phú Quốc đến Vịnh Vân Phong. Điều này có đóng
góp quan trọng trong vận tải hàng hải của Việt Nam. Nó không chỉ giảm thiểu chi
phí vận chuyển từ Việt Nam qua Ấn Độ Dương, mà còn biển cảng biển nước ta trở
thành cảng biển quốc tế. Số lượng tàu thuyền ra vào kênh Kra sẽ đi ngang qua vùng
duyên hải là động lực to lớn để Việt Nam phát triển những hải cảng ở phía Nam.

Những hải cảng này có khả năng trở thành đối thủ của Singapore.
Bên cạnh đó, khi kênh đào Kra đi vào hoạt động, đảo Hòn Khoai, Cà Mau
được dự đoán sẽ trở thành điểm dừng chân lý tưởng cho tàu thuyền tiếp nhiên liệu
và có vị trí đắc địa để nhận hàng hóa từ Indonesia và Australia. Song quyết định xây
dựng cảng không thực sự mang ý nghĩa kinh tế – cho đến khi kênh đào Kra mang lại
cho cảng này một lượng tàu thuyền thương mại dồi dào.
3.

Đối với đảo Ngọc Phú Quốc
Hiện tại Phú Quốc xây dựng và triển khai “Cảng hành khách quốc tế Phú

Quốc” với diện tích 179.3 ha có vốn đầu tư 1644 tỷ đồng. Đây là cảng hành khách
đa chức năng đạt tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên tại Việt Nam, có thể tiếp nhận tàu khi
kênh đào Kra được khai thông, vùng Vịnh Thái Lan thuộc lãnh hải Việt khách du
lịch và hàng hóa công suất lớn, tạo động lực phát triển cho đảo Phú Quốc.
Hoạt động thương mại quốc tế gia tăng nhờ vào sự vận chuyển hàng hóa bằng
đường biển sẽ làm thay đổi bộ mặt của những thành phố trong vùng duyên hải Việt
Nam, Cambodia và Myanmar. Riêng với Việt Nam nói chung và huyện đảo Phú
Quốc nói riêng, số lượng tàu thuyền ra vào kinh Kra sẽ đi ngang qua vùng duyên hải
là động lực to lớn để Việt Nam phát triển những hải cảng ở phía Nam. Những hải
cảng này có khả năng trở thành đối thủ của Singapore. Nhờ vào yếu tố địa lý đặc
biệt, nền kinh tế Việt Nam lệ thuộc vào các hải cảng vì 90% hàng hóa của Việt Nam
được vận chuyển bằng đường biển. Trong tương lai không xa, khi kênh Kra chính
thức đi vào hoạt động, người Việt Nam sẽ được kỳ vọng đảo ngọc Phú Quốc sẽ trở
thành một Singapore thứ hai tại châu Á.
Việc hoàn thành sân bay quốc tế Phú Quốc cũng góp phần tạo đà cho thị
trường bất động sản khu vực phát triển nhờ tăng trưởng lượng khách du lịch trong
12



nước và quốc tế. Hàng loạt các hãng hàng không, lữ hành lớn tại nhiều quốc gia
đang kết nối với Phú Quốc như TUI Nordic (Thụy Điển), Thomson (Vương quốc
Anh), Alpitour World (kết nối đường bay thẳng từ Rome - Italy), Asiana và Korean
Air (Hàn Quốc), Thái Lan, Trung Quốc, … càng tiếp sức cho Đảo Ngọc đón dòng
du khách lớn trong và ngoài nước, giới chuyên gia bất động sản nhận định.

13


CHƯƠNG 3: TỔNG KẾT
Như vậy, kênh đào Kra có ý nghĩa vị trí chiến lược, tác động trực tiếp và sâu
sắc đến nền kinh tế, cụ thể hơn là ngành thương mại đường biển và dịch vụ cảng
biển của nước ta. Việc kênh đào này đi vào vận hành sẽ đem lại cho Việt Nam rất
nhiều lợi ích góp phần thúc đẩy kinh tế và đưa đất nước phát triển lên tầm cao mới.
Chúng ta đã chứng kiến một Singapore đi lên từ phát triển dịch vụ cảng biển và
giờ đây GDP / người của Đảo quốc Sư tử này là hơn 60000 USD.
Việt Nam hoàn toàn có thể phát triển như vậy, và kênh đào Kra sẽ như một bàn
đạp giúp nước ta đạt được những mục tiêu như hơn cả thế. Điều tiên quyết Việt Nam
cần làm đó là từ vận dụng những tiềm năng sẵn có để đón đầu những cơ hội mới.

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Chen Ching-mu và Kumagai Satoru, 2016, Economic impacts of the Kra

canal: an application of the automatic calculation of sea distances by a GIS, Viện phát
triển kinh tế, Nhật Bản.

/>2.

Noorul Shaiful Fitri Abdul Rahman, Nurul Haqimin Mohd Salleh

& Ahmad Fayas Ahmad Najib, 2016, A descriptive method for analysing the Kra
Canal decision on maritime business patterns in Malaysia, Journal of Shipping and
Trade.
/>fbclid=IwAR11SqyZI_2NMGppRtfIvtRqoSaGfa72wIMc0xOQv08iczujAvdpZp13jp 8
3.

The Thai Canal, also known as Kra Canal or Kra Isthmus Canal, refers

to proposals for a canal that would connect the Gulf of Thailand with the Andaman
Sea across the Kra Isthmus in southern Thailand.
/>4.

Graham Ong-Webb, “New Viet port a clue to Kra Canal?”, The Straits

Times, 20/08/2015, dịch Nguyễn Thùy Giang, đăng trên báo điện tử nghiên cứu quốc
tế. />5.

Lê Thanh Sang, Trí thức trẻ, 13/10/2107, đăng trên báo điện tử Cafebiz.

nenkinh-te-singapore-tiem-nang-thay-doi-hoan-toan-cuc-dien-hang-hai- quoc-te20171013094539715.chn
6.

TTXVN, 28/08/2017, đăng trên báo điện tử BNEWS.

/>
15




×