Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

tiểu luận nghiệp vụ hải quan quy trình thủ tục hải quan lô hàng nhập khẩu của ctcp đầu tư và phát triển cửu long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 19 trang )

I. Các bước doanh nghiệp làm để thông quan nhập khẩu :
Bước 1: Xin giấy phép nhập khẩu
Theo Nghị Định 1133/2017/NĐ-CP Quy định chi tiết và Hướng dẫn thi hành Luật hóa chất, có
hiệu lực từ ngày 25/11/2017 thì:
• Mặt hàng này không thuộc danh mục hóa chất cấm xuất nhập khẩu. (Phụ lục III)
• Mặt hàng này không thuộc danh mục hàng hóa phải xin giấy phép XNK (Phụ lục I)
• Mặt hàng này không thuộc danh mục hàng hóa phải khai báo hóa chất. (Phụ lục V)
Bước 2: Lấy lệnh giao hàng
Sau khi nhận được Giấy báo hàng đến, Công ty Cửu Long tiến hành đem Giấy giới thiệu, Giấy
báo hàng đến, Vận đơn tới Đại lý của Hàng vận chuyển để lấy Lệnh giao hàng.
Bước 3: Khai thông tin nhập khẩu (IDA)
Tiến hành nhập dữ liệu lưu ý với tiêu chí có dấu (*) màu đỏ là bắt buộc nhập, các ô màu xám là
chỉ tiêu thông tin do hệ thống tự động trả về hoặc chương trình tự tính, doanh nghiệp không cần
nhập vào những chỉ tiêu này. Hình ảnh minh họa các thông tin cần nhập liệu:
Thông tin chung 1


Thông tin chung 2

2


Danh sách hàng

Bước 4: Đăng ký chính thức tờ khai với cơ quan Hải quan (IDC)
Sau khi đăng ký thành công bản khai trước thông tin tờ khai và kiểm tra đúng thông tin hệ
thống trả về, tiến hành đăng ký chính thức tờ khai với cơ quan Hải quan, chọn mã nghiệp vụ
“3. Khai chính thức tờ khai (IDC)”
Khai báo thành công tờ khai này sẽ được đưa vào tiến hành các thủ tục thông quan hàng
hóa. Doanh nghiệp tiếp tục nhấn vào “ 4. Lấy kết quả phân luồng, thông quan”. Kết quả lô
hàng được phân vào luồng vàng.


Bước 5: Hoàn thành thủ tục kiểm tra tờ khai hải quan về hàng hóa được phân vào luồng
Vàng (ECA) và thông quan.
Theo như thông tin trên tờ khai hải quan, lô hàng có mã phân loại kiểm tra là 2, tức là hàng hóa
được phân luồng vàng. Như vậy, lô hàng nhập khẩu này của công ty cần phải được cơ quan hải
3


quan kiểm tra hồ sơ hải quan trước khi quyết định có được thông quan hay không. Vì vậy, hệ
thống chuyển dữ liệu tờ khai luồng vàng này từ VNACCS sang VCIS.
Hơn nữa, lô hàng này được xét vào trường hợp khai báo nộp thuế ngay được thể hiện bằng Mã
D tại mục Mã xác định thời hạn nộp thuế, vì vậy, ngay sau khi cơ quan hải quan thực hiện xong
nghiệp vụ CEA hệ thống tự động thực hiện các công việc sau: xuất ra cho người khai “chứng từ
ghi số thuế phải thu”
Công ty CP Đầu tư và phát triển Cửu Long đã tự động kiểm tra lại bộ chứng từ của mình và
nhận thấy không có gì sai khác. Công ty đã nôp các chứng từ này cho Cơ quan Hải quan quan,
nộp điện tử tại hệ thống ecus, bao gồm:


Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O)



Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)



Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List)




Bản sao Vận đơn đường biên ( Bill of Lading)



Hợp đồng mua bán (Sales Contract)

Sau khi kiểm tra bộ chứng từ, bên Cơ quan Hải quan nhận thấy bộ chứng từ không có sai sót
cũng như không vi phạm vào điều kiện, điều khoản của các nguồn luật liên quan. Đồng thời,
công ty cũng đã đảm bảo việc thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí.
Trên thực tế, hàng hóa đã được thông quan sau khi hoàn thành thủ tục kiểm tra và có kết
quả từ Cơ quan Hải quan. Công ty Cửu Long in ra tờ danh sách hàng hóa, đem tới của Hải quan
giám sát đóng dấu rồi dùng Lệnh giao hàng D/O để lấy hàng về.

II.

Mã HS của hàng hóa:


Tên hàng hóa: Manganese dioxide 60%



Giải thích: Tên hóa học: mangan dioxit



Tên khác: Manganese oxide, Pyrolusite, Activated Manganese Dioxide, Manganese
Peroxide, Manganese superoxide.
4





Công thức: MnO2



Ngoại quan: dạng bột màu đen



Mangan(IV) oxit là một hợp chất vô cơ có công thức hóa học là MnO 2. Hợp chất này là
một chất rắn có màu đen đen hoặc nâu tồn tại trong tự nhiên dưới dạng khoáng sản
pyrolusite, cũng là một quặng chính của kim loại mangan. Hợp chất này được sử dụng
chủ yếu để chế tạo các loại pin tế bào khô, mà tiêu biểu là pin kiềm và pin kẽmcacbon.MnO2 cũng được sử dụng làm chất tạo màu và là tiền thân của các hợp chất
mangan khác, chẳng hạn như KMnO4. Nó còn được sử dụng làm chất xúc tác trong tổng
hợp hữu cơ, ví dụ, trong quá trình oxy hóa rượu allylic.



Các bước phân loại mã HS:

Bước 1: Áp dụng quy tắc 1 trong phân loại hàng hoá theo công ước HS:
Đọc tên hàng hóa thấy đây là một hợp chất hóa học nên ta cân nhắc phân loại vào Phần
VI: “Sản phẩm của ngành hoá chất hoặc các ngành liên quan”.
Đọc chú giải của Phần VI không có loại trừ hàng hóa đang phân loại nên xếp hàng hóa
vào phần VI.
Bước 2: Tiếp tục áp dụng quy tắc 1 để phân loại hàng hóa vào chương:
Đọc chú giải Chương 28 :”Hóa chất vô cơ; các hợp chất vô cơ hay hữu cơ của kim loại
quý, của kim loại đất hiếm, của các nguyên tố phóng xạ hoặc của các chất đồng vị”

không loại trừ mangan dioxit nên xếp hàng hoá cần phân loại vào chương 28.
Bước 3: Tiếp tục áp dụng quy tắc 1 để phân loại hàng hoá vào nhóm:
Đọc nội dung từng nhóm (Mô tả hàng hóa), thấy nhóm 2820 có mô tả “Mangan Oxit”
gần với tên hàng hóa nhất nên hàng hóa sẽ dễ dàng được phân vào nhóm 2820.
Bước 4: Phân loại phân nhóm dựa vào quy tắc 6:
5


Phân nhóm 2820.10 có mô tả là “Mangan dioxit”, chính xác nhất với hàng hóa đang cần
phân loại.

 Kết luận: mã HS của hàng hóa là 2820.10.00

III.

Trị giá hải quan:

1. Tổng quan về trị giá hải quan
a. Khái niệm:
Căn cứ quy định tại Khoản 24 điều 4 Luật Hải quan năm 2014: Trị giá hải quan
là trị giá của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ cho mục đích tính thuế, thống
kê hải quan.
b. Nguyên tắc xác định trị giá hải quan đối với hàng nhập khẩu:
Căn cứ vào Khoản 1 điều 5 Thông tư 39/2015/TT-BTC: Trị giá hải quan là giá
thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên.
c. Phương pháp xác định:
Căn cứ vào Khoản 2 điều 5 Thông tư số 39/2015/TT-BTC: Giá thực tế phải trả tính
đến cửa khẩu nhập đầu tiên được xác định bằng cách áp dụng tuần tự sáu phương
pháp xác định trị giá hải quan và dừng ngay ở phương pháp xác định được trị giá
hải quan. Các phương pháp xác định trị giá hải quan bao gồm:








Phương pháp trị giá giao dịch;
Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu giống hệt;
Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tự;
Phương pháp trị giá khấu trừ;
Phương pháp trị giá tính toán;
Phương pháp suy luận.

Trường hợp người khai hải quan đề nghị bằng văn bản thì trình tự áp dụng phương pháp
trị giá khấu trừ và phương pháp trị giá tính toán có thể hoán đổi cho nhau.

6


d. Phương pháp trị giá giao dịch:
Căn cứ vào Điều 6 Thông tư số 39/2015/BTC-TT, theo đó:
-

Cơ sở áp dụng phương pháp trị giá giao dịch:

Trị giá giao dịch là giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho hàng hoá nhập khẩu sau
khi đã được điều chỉnh.
-


Điều kiện áp dụng phương pháp trị giá giao dịch:
a) Người mua không bị hạn chế quyền định đoạt hoặc sử dụng hàng hoá sau khi

nhập khẩu, trừ các hạn chế dưới đây:

• Hạn chế do pháp luật Việt Nam quy định;
• Hạn chế về nơi tiêu thụ hàng hoá;
• Hạn chế khác không ảnh hưởng đến trị giá của hàng hoá
b) Giá cả hoặc việc bán hàng không phụ thuộc vào những điều kiện hay các khoản
thanh toán mà vì chúng không xác định được trị giá của hàng hoá cần xác định trị giá
hải quan;
c) Sau khi bán lại, chuyển nhượng hoặc sử dụng hàng hoá nhập khẩu, người mua
không phải trả thêm bất kỳ khoản tiền nào từ số tiền thu được do việc định đoạt hàng
hoá nhập khẩu mang lại;
d) Người mua và người bán không có mối quan hệ đặc biệt hoặc nếu có thì mối
quan hệ đặc biệt đó không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch.
2. Phân tích trị giá hải quan của mặt hàng:
Mặt hàng: Manganese Dioxide 60%, black color, for making tiles.
(Ôxít mangan: Manganese dioxide 60% (MnO2) dạng bột đóng bao sử dụng trong công nghiệp
sản xuất gạch ngói xây dựng, 1250 kg/bao). Hàng mới 100% có mã HS: 28201000.

7


Vì đây là hàng hóa nhập khẩu, trị giá tính thuế là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập
khẩu đầu tiên. Ở đây, cảng đích ghi trên B/L là cảng Hải Phòng, Việt Nam, trị giá tính thuế là trị
giá tính đến cảng Hải Phòng.

Ta xét lần lượt các phương pháp xác định trị giá hải quan.
Phương pháp 1: Phương pháp trị giá giao dịch của hàng nhập khẩu

 Điều kiện áp dụng
So sánh với các điều kiện để áp dụng phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá giao
dịch:
• Dựa vào hợp đồng, người mua không bị hạn chế quyền định đoạt hoặc sử dụng hàng hoá
sau khi nhập khẩu, tức là thỏa mãn điều kiện 1.
• Dựa vào hợp đồng và các chứng từ liên quan, không thấy có điều kiện nào khiến cho
không thể xác định giá trị hàng hóa, cũng không có các khoản thanh toán mà vì chúng
không thể xác định được trị giá này, tức là thỏa mãn điều kiện 2.
• Dựa vào hợp đồng và hóa đơn, không có điều khoản nào chứng minh sau khi bán lại
hàng hoá, người nhập khẩu không phải trả thêm bất kỳ khoản tiền nào từ số tiền thu được
do việc định đoạt hoặc sử dụng hàng hoá mang lại, thỏa mãn điều kiện 3.
• Mối quan hệ giữa người mua và người bán là mối quan hệ bạn hàng lâu năm, tin tưởng
nhau. Tuy nhiên, mối quan hệ này không làm ảnh hưởng đến trị giá giao dịch, thỏa mãn
điều kiện 4.
Từ đó kết luận, có thể sử dụng phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu để xác
định trị giá lô hàng này.
 Nội hàm của trị giá giao dịch
8


Theo Khoản 2 điều 6 Thông tư 39/2015/TT-BTC, giá thực tế đã/sẽ thanh toán cho hàng hóa nhập
khẩu là tổng số tiền mà người mua đã/sẽ thanh toán cho người bán để mua hàng hóa nhập khẩu.
Bao gồm:
-

Giá mua ghi trên Hóa đơn thương mại = USD 26 750;

-

Các khoản điều chỉnh = 0, do:

• Khoản điều chỉnh cộng: Không có khoản điều chỉnh cộng nào như được liệt kê tại Điều
13 Thông tư 39/2015/TT - BTC. Riêng về chi phí vận tải và bảo hiểm để đưa hàng đến
cửa khẩu nhập khẩu đầu tiên, do điều kiện cơ sở giao hàng là CIF Hải Phòng nên các chi
phí này đã được bao gồm. Ngoài ra, các khoản phí bến bãi (DTH) và phí chứng từ (DDO)
được liệt kê ở cuối Arrival Notice đã tính vào cước vận chuyển, tức đã bao gồm trong giá
CIF, nên không phải cộng thêm vào trị giá hải quan nữa.
• Khoản điều chỉnh trừ: do không có số liệu định lượng cụ thể trong các chứng từ để chứng
minh là người mua đã thanh toán các khoản như được liệt kê tại Điều 15 Thông tư
39/2015/TT - BTC nhưng chưa được tính trong trị giá thực tế đã thanh toán nên không
điều chỉnh trừ. Chẳng hạn như chi phí bốc dỡ, xếp hàng từ tàu xuống ở cảng Hải Phòng
được bao gồm trong giá thực tế nhưng do không được định lượng cụ thể nên không được
trừ.

Kết luận: Trị giá hải quan của lô hàng theo phương pháp trị giá giao dịch = USD 26750.

9


IV.

Xuất xứ hàng hóa và Thuế phải nộp :
1. Xuất xứ hàng hóa :

a. Hiệp định ACFTA và C/O mẫu E

 C/O mẫu E - “Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ASEAN - Trung Quốc” - là Giấy chứng
nhận xuất xứ hàng hóa được cấp cho hàng hóa để hưởng các ưu đãi theo Hiệp định
ACFTA.
Đây là bản gốc của CO vì có màu hồng nhạt
 ACFTA là Hiệp định Thương mại hàng hóa thuộc Hiệp định Khung về Hợp tác kinh tế

toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và nước Cộng hoà Nhân dân Trung
Hoa, được ký kết chính thức tại Lào ngày 29 tháng 11 năm 2004.
 Chủ thể của C/O :
Bên xuất khẩu: Công ty TNHH Thương Mại GUANGXI WUZHOU, tầng 6, số 6
Xijiang Si Road, Wuzhou, Guanxi, China
Bên nhập khẩu: Công Ty CP Đầu Tư và Phát Triển Cửu Long, số 120B Đại An, Văn
Quán, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Tiêu chí vận tải:
Lô hàng được chuyên chở bằng đường biển
Ngày khởi hành : 29/11/2017
Tên tàu : Bo Shi Yun – số hiệu : 68 V.171127000000
10


Cảng dỡ hàng : Hải Phòng, Việt Nam
Cảng bốc hàng : Hoàng Phố, Trung Quốc
Mặt hàng VN nhập khẩu: MANGANESE DIOXIDE 60PCT
Đơn vị tính: túi
Mã HS: 2820.10
Số lượng NK: 2000 túi MANGANESE DIOXIDE 60PCT, màu đen
Khối lượng tịnh: 25 KGS
Tổng trọng lượng: 25.1KGS
L/C số : 171115B02LA66548 – ngày : 16/11/2017
b.
Phân tích xuất xứ hàng hóa
 Hàng hóa giao dịch: MANGANESE DIOXIDE 60PCT
 Xuất xứ hàng hóa: Trung Quốc (Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa)
 Tiêu chí xuất xứ (Origin Criteria): 99%

Dựa theo khoản 3 trong Overleaf Notes của ACFTA và Phụ lục 3 về Quy tắc xuất xứ trong hiệp

định thương mại tự do ASEAN – Trung Hoa (sau đây gọi là Phụ lục 3), tại ô số 8 (Tiêu chuẩn
xuất xứ) được hướng dẫn điền như sau:

Hàng hóa được sản xuất tại nước có tên Điền vào ô số 8:
đầu tiên ở ô số 11 của C/O này gồm các
trường hợp sau:
a) Hàng hoá có xuất xứ thuần túy hoặc được Ghi ”WO”
11


sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu theo Điều
3 của Phụ lục 3
b) Hàng hoá có xuất xứ không thuần túy theo Ghi tỉ lệ phần trăm hàm lượng được
Điều 4 của Phụ lục 3

tính theo giá FOB của hàng hóa được
sản xuất hay khai thác tại một bên,
chẳng hạn ghi 40%

c) Hàng hoá có xuất xứ không thuần túy theo Ghi tỉ lệ phần trăm hàm lượng cộng
Điều 4 và Điều 5 của Phụ lục 3

gộp ACFTA được tính theo giá FOB,
chẳng hạn ghi 40%

d) Hàng hóa đáp ứng Điều 6 của Phụ lục 3

Ghi “Product Specific Rules”

Trong đó các điều khoản được nhắc đến trong Phụ lục 3 như sau:

Điều 2. Tiêu chí xuất xứ
Theo Hiệp định này, sản phẩm do một Bên nhập khẩu sẽ được coi là có xuất xứ và đủ điều kiện
để được hưởng ưu đãi thuế quan nếu sản phẩm đó đáp ứng một trong các quy định về xuất xứ
dưới đây:
1. Có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một Bên như quy định tại
Điều 3.
2. Không có xuất xứ thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một Bên,
nhưng thỏa mãn Điều 4, Điều 5 hoặc Điều 6.
Điều 3. Hàng hoá có xuất xứ thuần tuý
Theo khoản 1, Điều 2, các sản phẩm liệt kê dưới đây được xem là có xuất xứ thuần túy hoặc
được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một Bên:
12


1. Cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng được thu hoạch, hái hoặc thu lượm ở đó;
2. Động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng ở đó;
3. Các sản phẩm thu được từ động vật sống được đề cập tại khoản 2 của điều này;
4. Các sản phẩm thu được từ săn bắn, đặt bẫy, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ hải sản, thu lượm hoặc
săn bắt tại đó;
5. Các khoáng sản và các chất sản sinh tự nhiên, chưa được liệt kê từ khoản 1 đến khoản 4, được
chiết xuất hoặc lấy ra từ đất, vùng lãnh hải, đáy biển hoặc dưới đáy biển;
6. Các sản phẩm lấy từ vùng lãnh hải, đáy biển hoặc dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của Bên
đó, với điều kiện là Bên đó có quyền khai thác vùng lãnh hải, đáy biển và dưới đáy biển đó theo
luật quốc tế;
7. Các sản phẩm đánh bắt ở biển và các sản phẩm từ biển khác đánh bắt từ vùng biển cả bằng
tàu được đăng ký tại một Bên hoặc được phép treo cờ của Bên đó;
8. Các sản phẩm được chế biến và/hoặc được sản xuất ngay trên tàu được đăng ký tại một Bên
hoặc được phép treo cờ của Bên đó, trừ các sản phẩm được đề cập tại khoản 7 của điều này;
9. Các vật phẩm được thu thập ở đó nhưng không còn thực hiện được những chức năng ban đầu
hoặc cũng không thể sửa chữa hay khôi phục được và chỉ có thể vứt bỏ hoặc dùng làm các

nguyên vật liệu thô, hoặc sử dụng vào mục đích tái chế;
10. Các hàng hoá thu được hoặc được sản xuất tại một Bên chỉ từ các sản phẩm được đề cập từ
khoản 1 đến khoản 9 của điều này.
Điều 4. Hàng hoá có xuất xứ không thuần tuý
1. Theo khoản 2, Điều 2, một sản phẩm sẽ được coi là có xuất xứ nếu:
a) Ít nhất 40% hàm lượng của sản phẩm có xuất xứ từ bất kỳ Bên nào; hoặc
b) Nếu tổng giá trị của các nguyên vật liệu, một phần hoặc cả sản phẩm có xuất xứ từ bên ngoài
lãnh thổ của một Bên (không phải là thành viên của ACFTA) không vượt quá 60% giá trị của
sản phẩm tính theo giá FOB được sản xuất hoặc thu được với điều kiện là quy trình cuối cùng
trong quá trình sản xuất được thực hiện trên lãnh thổ của một Bên.

13


2. Trong phạm vi của Phụ lục này, các tiêu chí xuất xứ được nêu tại điểm b, khoản 1, Điều 4 sẽ
được đề cập đến như là “hàm lượng ACFTA”. Công thức 40% hàm lượng ACFTA được tính
toán như sau:
Giá trị của các nguyên
Giá trị của các nguyên vật liệu
không có xuất xứ ACFTA

+

vật liệu có xuất xứ x 100% < 60%
không xác định được

Giá FOB

Do đó, hàm lượng ACFTA=100% - nguyên vật liệu không
có xuất xứ ACFTA = ít nhất 40%

3. Giá trị của các nguyên vật liệu không có xuất xứ sẽ là:
a) Giá CIF tại thời điểm nhập khẩu của các nguyên vật liệu; hoặc
b) Giá xác định ban đầu của các nguyên vật liệu có xuất xứ không xác định được tại lãnh thổ
của Bên nơi thực hiện quá trình gia công chế biến.
4. Trong phạm vi của điều này, “nguyên vật liệu có xuất xứ” sẽ được xem là nguyên vật liệu mà
nước xuất xứ của nó, như được xác định theo các điều trong phụ lục này, chính là nước nguyên
vật liệu được sử dụng để sản xuất.
Điều 5. Cộng gộp
Trừ khi có quy định khác tại Phụ lục này, các sản phẩm đáp ứng các yêu cầu xuất xứ quy định
tại Điều 2 và được sử dụng tại một Bên như là đầu vào của một sản phẩm hoàn chỉnh đủ điều
kiện được hưởng ưu đãi theo Hiệp định sẽ được coi là các sản phẩm có xuất xứ tại Bên nơi có sự
gia công, chế biến sản phẩm cuối cùng miễn là tổng hàm lượng ACFTA (có nghĩa là cộng gộp
toàn bộ, được áp dụng đối với tất cả các Bên) của sản phẩm cuối cùng không nhỏ hơn 40%.
Điều 6. Quy tắc xuất xứ đối với sản phẩm cụ thể
Các sản phẩm đã trải qua quá trình chuyển đổi cơ bản tại một Bên được coi là có xuất xứ của
Bên đó. Các sản phẩm đáp ứng Quy tắc xuất xứ đối với sản phẩm cụ thể được quy định tại Danh
14


mục B của Phụ lục này sẽ được xem là những hàng hóa đã trải qua quá trình chuyển đổi cơ bản
tại một Bên.
 Đối với lô hàng Mangan Dioxide này, Tiêu chuẩn xuất xứ được điền tại ô số 8 là
99% tương ứng với tỉ lệ phần trăm hàm lượng được tính theo giá FOB của hàng
hóa được sản xuất hay khai thác tại Trung Quốc. Ngoài ra, mặt hàng Mangan
Dioxide không thuộc vào danh mục chịu quy tắc xuất xứ đối với sản phẩm cụ thể.
• Khai

báo

của


bên

xuất

khẩu

(ô số 11): Công ty xuất khẩu của Trung
Quốc khai báo và xác nhận bằng cách ký
tên và đóng dấu, đảm bảo rằng tất cả hàng
hóa được sản xuất tại Trung Quốc và tuân
theo những yêu cầu xuất xứ đã được quy
định trong quy tắc xuất xứ của Hiệp định
ACFTA.

• Cơ

quan

cấp

GUANGXI
INSPECTION

C/O



ENTRY
&


số


12):
EXIT

QUARANTINE

BUREAU: Cục Xuất – nhập Kiểm định
và Kiểm dịch Quảng Tây, Cộng hòa Nhân
dân Trung Hoa: Cơ quan có thẩm quyền
này chứng nhận lời khai báo (xác nhận)
của bên xuất khẩu tại ô 11 là chính xác.
2. Thuế phải nộp :
-

IV.1. Thuế nhập khẩu
Thuế nhập khẩu là một loại thuế mà một quốc gia hay vùng lãnh thổ đánh vào hàng hóa có
nguồn gốc từ nước ngoài trong quá trình nhập khẩu. Khi phương tiện vận tải (tàu thủy, máy bay,
phương tiện vận tải đường bộ hay đường sắt) đến cửa khẩu biên giới (cảng hàng không quốc tế,
15


cảng sông quốc tế hay cảng biển quốc tế, cửa khẩu biên giới bộ) thì các công chức hải quan sẽ
tiến hành kiểm tra hàng hóa so với khai báo trong tờ khai hải quan đồng thời tính số thuế nhập
khẩu phải thu theo các công thức tính thuế nhập khẩu đã quy định trước.
- Thuế suất đối với hàng hoá nhập khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt hàng, gồm
thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt và thuế suất thông thường.
- Thuế nhập khẩu đối với mặt hàng Mangan Dioxide (mã HS: 28.20.1000)

• Theo 112/2016/NĐ-CP: Thuế suất nhập khẩu ưu đãi: 3%

16


• Theo Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại
hàng

hóa

ASEAN



Trung

Quốc

giai

đoạn

2015-2018

ACFTA

:

0


%

Nguồn: Hải quan Việt Nam.

17


Lô hàng được áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt vì thỏa mãn điều kiện:
 Được nhập khẩu từ các nước là thành viên của Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN

– Trung Quốc, bao gồm Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Hàng hóa từ khu phi thuế
quan nhập khẩu vào thị trường trong nước), ký hiệu là VN.
 Được vận chuyển trực tiếp từ nước xuất khẩu theo quy định tại khoản 2 Điều này vào

Việt Nam, do Bộ Công Thương quy định.
 Đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa

ASEAN - Trung Quốc, có Giấy chứng nhận xuât xứ hàng hoá (C/O) mẫu E đo Bộ Công
Thương quy định.
IV.2. Thuế tiêu thụ đặc biệt
Đây là một loại thuế gián thu, đánh vào một số hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế
theo qui định của luật thuế tiêu thụ đặc biệt. Thuế được cấu thành trong giá cả hàng hóa, dịch vụ
và do người tiêu dùng chịu khi mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ.
Mangan Dioxide không nằm trong danh sách các mặt hàng phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
IV.3. Thuế giá trị gia tăng
Căn cứ theo Luật Thuế giá trị gia tăng thì Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm
của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
Về Đối tượng chịu thuế: Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở
Việt Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, trừ các đối tượng quy định tại Điều 5 của Luật
này.


18


Theo Thông tư 83/2014 Hướng dẫn thực hiện thuế GTGT theo danh mục hàng hóa nhập khẩu
Việt Nam: Thuế suất cho hàng hóa mã 28.20.1000 là 10%

Nguồn: Hải quan Việt Nam.
Kết luận:
Trị giá tính thuế = 26.750 USD = 606.823.750 VND
Thuế NK = 0 (thuế suất 0%)
Thuế GTGT: (Trị giá tính thuế + Thuế NK) * 10% = 60.682.375 VND
=> Tổng số tiền thuế phải nộp: 60.682.375 VND

19



×