Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Tác động của chiến lược ấn độ dương thái bình dương của mỹ đối với khu vực và việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (928.46 KB, 104 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------

NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG

TÁC ĐỘNG CỦA CHIẾN LƢỢC
ẤN ĐỘ DƢƠNG - THÁI BÌNH DƢƠNG CỦA MỸ
ĐỐI VỚI KHU VỰC VÀ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUỐC TẾ HỌC

Hà Nội - 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------

NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG

TÁC ĐỘNG CỦA CHIẾN LƢỢC
ẤN ĐỘ DƢƠNG - THÁI BÌNH DƢƠNG CỦA MỸ
ĐỐI VỚI KHU VỰC VÀ VIỆT NAM

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ Quốc tế
Mã số: 8310601.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUỐC TẾ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ - Nguyễn Thanh Minh



Hà Nội - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của tôi; kết quả nghiên
cứu luận văn là trung thực và chưa từng được công bố.
Hà Nội, ngày 18 tháng 03 năm 2020
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Hồng Nhung


LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy
cô, Ban giám hiệu và các cơ quan chức năng liên quan của Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội. Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Khắc
Nam, Trưởng khoa Quốc tế học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội cùng đội ngũ giáo viên nhà trường đã tận tâm, tận tình
truyền đạt những kiến thức lý thuyết và thực tiễn của ngành quan hệ quốc tế, giúp
tôi có cách tiếp cận và phương pháp luận khoa học, trở thành hành trang quý giá
cho tôi trong quá trình nghiên cứu các vấn đề quan hệ quốc tế sau này.
Tôi đặc biệt biết ơn Tiến sĩ Nguyễn Thanh Minh, Phòng Khoa học Quân sự,
Bộ tư lệnh Cảnh sát biển, người đã hướng dẫn tôi tận tình, xác đáng về khoa học và
cổ vũ tôi mạnh mẽ về tinh thần làm việc trong suốt quá trình nghiên cứu luận văn.
Tôi chân thành cảm ơn Tiến sĩ Ngô Tuấn Thắng và Tiến sĩ Vũ Vân Anh,
giảng viên Khoa Quốc tế học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại
học Quốc gia Hà Nội vì sự tận tụy, nhiệt tình trong việc gợi mở và hướng dẫn tôi
cách thức giải quyết các vấn đề về nội dung, kỹ thuật của đề tài.
Trong quá trình hình thành ý tưởng và triển khai nghiên cứu, tôi cũng nhận
được sự khích lệ, chỉ bảo, chia sẻ học thuật và kinh nghiệm của nhiều học giả, nhà

nghiên cứu, chuyên gia và bạn bè, đồng nghiệp. Tôi xin tri ân sâu sắc những tình
cảm và sự giúp đỡ quý giá này.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Hồng Nhung


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
APEC

Asia-Pacific Economic Cooperation
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương

ARIA

Asia Reassurance Initiative Act
Sáng kiến Trấn an châu Á

ASEAN

Association of Southeast Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

ARF

ASEAN Regional Forum
Diễn đàn khu vực ASEAN

BRI


Belt and Road
Sáng kiến Vành đai – Con đường

BRICS

Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới gồm Brazil, Nga,
Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi

EAS

East Asia Summit
Hội nghị cấp cao Đông Á

FOIP

The Fee and Open Indo-Pacific strategy
Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở

ODA

Official Development Assistance
Hỗ trợ phát triển chính thức

SCO

Shanghai Cooperation Organization
Tổ chức hợp tác Thượng Hải

USAID


United States Agency for International Development,
Cơ quan Phát triển Quốc tế của Hoa Kỳ


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 4
1. Lý do lựa chọn đề tài ................................................................................... 4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................... 5
2.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước ........................................................ 5
2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ........................................................ 8
3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................. 10
3.1. Mục tiêu chung........................................................................................ 10
3.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 10
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu........................................................... 10
4.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 10
4.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 11
5. Phƣơng pháp nghiên cứu......................................................................... 11
6. Bố cục của luận văn................................................................................... 12
Chƣơng 1 KHÁI QUÁT VỀ CHIẾN LƢỢC ẤN ĐỘ DƢƠNG – THÁI
BÌNH DƢƠNG CỦA MỸ ............................................................................. 13
1.1. Về chiến lƣợc Ấn Độ Dƣơng - Thái Bình Dƣơng ................................ 13
1.2. Nội dung cơ bản của chiến lƣợc Ấn Độ Dƣơng – Thái Bình Dƣơng..... 16
1.2.1. Mục tiêu chiến lược ............................................................................. 16
1.2.2. Nội dung cơ bản của chiến lược.......................................................... 18
1.3. Biện pháp triển khai chiến lƣợc Ấn Độ Dƣơng - Thái Bình Dƣơng
của Mỹ ............................................................................................................ 22
1.3.1. Mỹ xác định “Bộ tứ” Mỹ - Nhật Bản - Ấn Độ - Australia đóng vai trò
chủ chốt thúc đẩy Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương .............. 22
1.3.2. Tăng cường triển khai, bố trí và hiện diện lực lượng quân sự tại khu

vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương......................................................... 24

1


1.3.3. Mỹ tăng cường can thiệp vào các vấn đề an ninh khu vực như vấn đề
Triều Tiên, biển Hoa Đông, Đài Loan, Biển Đông ...................................... 26
1.3.4. Tăng cường tận dụng các cơ chế an ninh đa phương trong khu vực
như ARF, ADMM+, EAS, Đối thoại Shangri-La......................................... 27
Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 28
Chƣơng 2 TÁC ĐỘNG CỦA CHIẾN LƢỢC ẤN ĐỘ DƢƠNG – THÁI
BÌNH DƢƠNG ĐẾN CÁC QUỐC GIA TRONG KHU VỰC.................. 30
2.1. Phản ứng của Trung Quốc .................................................................... 30
2.2. Phản ứng của Nga .................................................................................. 34
2.3. Phản ứng của Nhật Bản ......................................................................... 39
2.4. Phản ứng của Australia ......................................................................... 42
2.5. Phản ứng của Ấn Độ .............................................................................. 46
2.6. Phản ứng của các nƣớc ASEAN ........................................................... 50
2.7. Phản ứng của Việt Nam ......................................................................... 59
Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 60
Chƣơng 3 MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CHIẾN LƢỢC
ẤN ĐỘ DƢƠNG - THÁI BÌNH DƢƠNG VÀ KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI
VIỆT NAM..................................................................................................... 63
3.1. Đối với khu vực....................................................................................... 63
3.1.1. Tác động tích cực ................................................................................. 64
3.1.2. Tác động tiêu cực ................................................................................. 66
3.2. Đối với Việt Nam .................................................................................... 69
3.2.1. Tác động tích cực ................................................................................. 69
3.2.2. Tác động tiêu cực ................................................................................ 74
3.3. Một số khuyến nghị đối với Việt Nam .................................................. 76

3.3.1. Tăng cường củng cố sức mạnh quốc gia để bảo vệ vững chắc toàn
vẹn chủ quyền lãnh thổ quốc gia ................................................................... 76

2


3.3.2. Tích cực mở rộng hợp tác quốc tế với các nước lớn, tổ chức quốc tế,
khu vực để bảo vệ lợi ích quốc gia ................................................................ 79
3.3.3. Tăng cường nghiên cứu và dự báo về chiến lược của Mỹ đối với khu
vực và những tác động ................................................................................... 80
Tiểu kết chƣơng 3 .......................................................................................... 81
KẾT LUẬN .................................................................................................... 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 86

3


MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương có một vị trí địa – chính trị
- kinh tế hết sức quan trọng đối với Mỹ, là cửa ngõ yết hầu nối liền Mỹ với
thế giới. Khu vực này không chỉ là nơi có dân số đông nhất thế giới, mà còn
là một trong những khu vực có nền kinh tế phát triển sôi động nhất thế giới,
cũng là nơi tồn tại nhiều điểm nóng của thế giới. Hiện nay, khu vực này đang
có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, và được xem là động lực thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế của thế giới. Do vị trí, vai trò ngày càng quan trọng của khu
vực, các nước, nhất là các cường quốc như Mỹ, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản,
Ấn Độ đều có những điều chỉnh chiến lược, nhằm tăng cường ảnh hưởng và
bảo vệ lợi ích của mình ở khu vực này.
Tại diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương ngày

11/11/2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề cập ý tưởng xây dựng một
Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Tiếp sau đó, ngày
18/12/2018, lần đầu trong Chiến lược An ninh quốc gia của Mỹ đã đề cập đến
chiến lược mới của nước này bao gồm cả một khu vực rộng lớn Ấn Độ
Dương - Thái Bình Dương. Cốt lõi của chiến lược là nhằm xây dựng một trục
liên minh “Bộ tứ” Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ để kiềm chế, ngăn chặn
sự trỗi dậy của Trung Quốc tại khu vực và giành quyền chủ đạo, khống chế
toàn bộ khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Hiện nay, Mỹ đã triển khai chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình
Dương trên nhiều phương diện từ ngoại giao, kinh tế, cho đến an ninh, quốc
phòng. Chiến lược này đã, đang và sẽ có những ảnh hưởng trực tiếp tới cục
diện chính trị, kinh tế của khu vực. Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu
vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, một chủ thể không thể thiếu trong bàn
cờ chính trị khu vực, chắc chắn cũng phải chịu ảnh hưởng từ chiến lược này.

4


Vì vậy việc tìm hiểu tác động của chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình
Dương của Mỹ đối với Việt Nam là hết sức cần thiết; nhằm cung cấp thông
tin cho các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam, để từ đó đưa ra chiến
lược đối ngoại phù hợp với những thay đổi trong môi trường kinh tế, chính trị
của khu vực, cũng như những xu thế phát triển của thế giới.
Xuất phát từ tình hình thực tế và nhu cầu trên, tôi quyết định chọn Tác
động của Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ đối với
khu vực và Việt Nam làm đề tài luận văn thạc sỹ.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ là một chủ đề
thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, cả trong nước và
nước ngoài. Tuy nhiên những nghiên cứu về tác động của chiến lược này đối

với khu vực và Việt Nam thì chưa có nhiều.
2.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Thời gian qua, nghiên cứu ở Việt Nam về chiến lược Ấn Độ Dương –
Thái Bình Dương của Mỹ có một số điểm đáng chú ý sau:
Đã có một số cuộc Hội thảo khoa học về chiến lược Ấn Độ Dương –
Thái Bình Dương của Mỹ, chẳng hạn như: (i) Hội thảo khoa học quốc tế về
Hợp tác phát triển Việt Nam - Ấn Độ trên lĩnh vực kinh tế, quốc phòng, an
ninh trong bối cảnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở do
Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Đại sứ quán Cộng hòa
Ấn Độ tại Việt Nam tổ chức vào ngày 18/8/2018; (ii) Hội thảo khoa học quốc
tế về Triển vọng cấu trúc ở châu Á – Thái Bình Dương đến năm 2025 và đối
sách của Việt Nam do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại
học Quốc gia Hà Nội tổ chức ngày 19/4/2019 (Đề tài cấp nhà nước Mã số
KX.01.12/16-20);...

5


Đã có một số bài viết của các nhà nghiên cứu Việt Nam được đăng
trên tạp chí khoa học, kỷ yếu hội thảo, báo chí Việt Nam như: (i) Chiến lược
Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương từ góc độ khu vực học của tác giả
PGS.TS Trần Lê Bảo (Hội thảo khoa học quốc tế về Hợp tác phát triển Việt
Nam - Ấn Độ trên lĩnh vực kinh tế, quốc phòng, an ninh trong bối cảnh Ấn Độ
Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở do Học viện chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh phối hợp với Đại sứ quán Cộng hòa Ấn Độ tại Việt Nam tổ
chức vào ngày 18/8/2018). Tác giả cho rằng nghiên cứu chiến lược Ấn Độ
Dương – Thái Bình Dương cần xem xét vai trò của các chủ thể quốc gia dân
tộc và những nhóm lợi ích đối với khu vực hai đại dương trên (như “Bộ tứ”
siêu cường Mỹ, Nhật, Ấn Độ, Australia; ASEAN giữ vị trí quan trọng là “Cầu
nối”; Trung Quốc); (ii) Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương: Tự do và rộng

mở và những tác động đến an ninh khu vực của tác giả Ths Nguyễn Thị
Minh Thảo – Viện quan hệ quốc tế, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
(Hội thảo khoa học quốc tế về Hợp tác phát triển Việt Nam - Ấn Độ trên lĩnh
vực kinh tế, quốc phòng, an ninh trong bối cảnh Ấn Độ Dương – Thái Bình
Dương tự do và rộng mở do Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối
hợp với Đại sứ quán Cộng hòa Ấn Độ tại Việt Nam tổ chức vào ngày
18/8/2018). Trong bài viết tác giả đã đề cập đến sự ra đời của chiến lược Ấn
Độ Dương – Thái Bình Dương và đưa ra những kết quả nghiên cứu cho thấy
chiều hướng triển khai chiến lược sẽ dựa trên ba trụ cột: Một là, chia sẻ sự
thịnh vượng. Hai là, duy trì trật tự khu vực trên luật pháp và chuẩn mực quốc
tế. Ba là, Mỹ sẽ tạo ra một tập hợp lực lượng mới, mà theo Mỹ, là để bảo vệ
hòa bình, ổn định của khu vực, trong đó sẽ hướng tới ASEAN; (iii) Quan
điểm của Ấn Độ đối với vấn đề Biển Đông trong bối cảnh Ấn Độ Dương –
Thái Bình Dương của tác giả Thiếu tá, TS Nguyễn Thanh Minh (Hội thảo
khoa học quốc tế về Hợp tác phát triển Việt Nam - Ấn Độ trên lĩnh vực kinh

6


tế, quốc phòng, an ninh trong bối cảnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự
do và rộng mở do Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Đại
sứ quán Cộng hòa Ấn Độ tại Việt Nam tổ chức vào ngày 18/8/2018). Tác giả
đã đề cập đến bối cảnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và vị trí địa chiến
lược, chính trị, quân sự của Biển Đông ngày càng trở nên quan trọng đối với
nước lớn. Song khu vực Biển Đông đang có những tranh chấp chủ quyền
chưa được giải quyết triệt để, tạo thành vấn đề điểm nóng của khu vực và thế
giới tùy từng thời điểm và cấp độ khác nhau. Bên cạnh đó còn một số bài viết
được đăng trên tạp chí như: Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
mở và tự do của Mỹ: Một góc nhìn từ Việt Nam của tác giả Lê Hồng Hiệp –
Viện nghiên cứu Đông Nam Á. (Tạp chí Nghiên cứu quốc tế ngày 20/8/2018);

Đôi nét về Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ của tác giả
Lê Đức Cường – Cục đối ngoại, Bộ Quốc phòng (Tạp chí Quốc phòng toàn
dân ngày 25/6/2018); Thăng trầm của “tứ giác an ninh” của tác giả Phan
Quân ( ngày 27/11/2017); Nhận diện chính sách “Ấn Độ Thái Bình Dương tự do và rộng mở” của chính quyền Mỹ của tác giả Bùi Đức
Khánh (Tạp chí cộng sản ngày 14/3/2018); Tổng thống Mỹ Donald Trump và
tầm nhìn Ấn Độ - Thái Bình Dương của tác giả Diệu Hương (
ngày 11/11/2017); Tác động của tầm nhìn Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương
đối với ASEAN: Nhìn từ đối thoại Shangri-La (tổng hợp báo chí Singapore).
Tài liệu tham khảo đặc biệt số 140, TTX ngày 02/6/2018; Vai trò của Việt
Nam trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Tự do và rộng mở,
Tài liệu tham khảo đặc biệt số 093-TTX ngày 11/4/2018.
Các công trình nghiên cứu ở trong nước có một số đặc điểm sau: Các
nhà nghiên cứu đã tập trung vào đánh giá, phân tích về sự hình thành, những
nét chính về chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ, đặc biệt là
các mục tiêu, ý đồ, nội dung cách thức triển khai chiến lược Ấn Độ Dương –

7


Thái Bình Dương của Mỹ, về tác động chung cũng như tác động của chiến
lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương đối với khu vực và các nước. Đặc
biệt, các nghiên cứu chỉ ra Mỹ muốn dùng Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái
Bình Dương để “chế ngự” Sáng kiến “Vành đai – Con đường” (BRI) của
Trung Quốc ngày càng thách thức ảnh hưởng, lợi ích của Mỹ và đồng minh
tại Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Đến nay, chủ đề về Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của
Mỹ đã giành được sự quan tâm lớn của giới nghiên cứu ở nhiều nước trên thế
giới. Trong đó có một số bài viết đáng quan tâm như: (i) Quest for a
quadrilateral partnership in Indo – Pacific của tác giả TS Sonu Trivedi –

Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Ấn Độ. Bài viết là tập trung
vào mối quan hệ đối tác 4 bên gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia. Tác
giả bài viết cho rằng các nước Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia cần phải có
một cách tiếp cận tập trung vào các tổ chức hợp tác và hội nhập khu vực ở Ấn
Độ Dương – Thái Bình Dương bằng cách tạo cho các tổ chức này động lực và
không gian hợp tác trong bối cảnh khu vực hóa và toàn cầu hóa; (ii)
Emerging Strategic Dynamics in Indo-Pacific and India VietNam
Cooperation của tác giả Vinod Anand - Chuyên gia nghiên cứu viên cao cấp,
Quỹ quốc tế Vivekanada. Tác giả bài viết cho rằng một vài năm trở lại đây,
khu vực “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương” là một khu vực đang hội nhập
thành một tổng thể; có nền kinh tế năng động nhất thế giới, có một phần rất
lớn thương mại thế giới vận chuyển qua, còn nhiều nước đang phát triển và
kém phát triển. Ở khu vực này, hòa bình và ổn định vẫn không bền vững
trong nhiều năm. Tác giả bài viết cho rằng chính hành động phía Đông của
Ấn Độ nhằm cải thiện kết nối và phát triển hạ tầng bên cạnh việc tăng cường
các hợp tác kinh tế đang có tiếng vang rất tốt với nhận thức trụ cột là Ấn Độ

8


Dương - Thái Bình Dương. Bên cạnh đó, do vị trí địa lý của mình, ASEAN có
vai trò quan trọng trong kiến trúc kinh tế, chính trị và an ninh phát triển của
khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương; (iii) The Geo-political Space of
the “Open and Free Indo-Pacific Strategy” của tác giả GS Baladas Ghoshal
– Tổng thư ký Hiệp hội nghiên cứu Ấn Độ Dương, Nguyên chủ tịch Trung
tâm nghiên cứu Đông Nam Á, Đại học Jawaharlal Nehru, New Delhi, Ấn Độ.
Tác giả cho rằng, Ấn Độ, Nhật Bản, Indonesia, Việt Nam và Philippines là
những quốc gia có đảo với phần lớn khối lượng thương mại được vận chuyển
qua biển. Do đó các nước này có quyền lợi lớn về tự do hàng hải trong thông
thương biển ở cả Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Trước những hành

động gần đây của Trung Quốc tuyên bố quyền chủ quyền với hầu hết Biển
Đông, mỗi nước đều cố gắng định hình cấu trúc Ấn Độ Dương – Thái Bình
Dương theo cách riêng nhằm phục vụ lợi ích kinh tế, chính trị, an ninh trong
một khu vực rộng lớn hơn và số lượng các nước ủng hộ cấu trúc Ấn Độ
Dương – Thái Bình Dương đang ngày một tăng;... Bên cạnh đó, có một số
cuốn sách và bài nghiên cứu của các tác giả như: Jeffrey Wilson (ed.) (2018).
Vietnam in the Indo-Pacific: Challenges and opportunities in a new regional
landscape. Perth: Perth USAsia Center at the University of Western Australia;
Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương: Cân nhắc lợi ích chiến lược của Trung
Quốc – Ấn Độ của tác giả Parvaiz Ahmad Thoke – Nghiên cứu viên, Khoa
nghiên cứu Nam và Trung Á Trường Quan hệ quốc tế, ĐH Trung tâm Punjab
Bathinda - Ấn Độ đăng trên The IUP Journal of International Relation (Ấn
Độ). (Nguyên bản tiếng Anh: Indo-Pacific and the Emerging Maritime
Geopolitics Contending Sino-Indian Strategic Intersts); “Ấn Độ Dương –
Thái Bình Dương tự do và rộng mở cần sự đồng thuận” của tác giả Nazia
Hussain – Nhà phân tích tại Văn phòng của Phó Giám đốc điều hành, Trường
RSIS, ĐH Công nghệ Nam Dương, Singapore, đăng trên trang “East Asia

9


forum”. Nguyên bản tiếng Anh: Regional consensus needed for a “free and
open Indo-Pacific”.
2.3. Nhận xét
Những công trình nghiên cứu này đã ít nhiều đề cập đến chiến lược Ấn
Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ ở các khía cạnh khác nhau, tạo thuận
lợi cho việc tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, toàn diện hơn. Tuy nhiên, để có cái
nhìn toàn diện, sâu sắc, có hệ thống, đặc biệt là nhìn nhận được bản chất, thực
trạng, những cơ hội, thuận lợi, khó khăn thách thức, triển vọng và có được
những kiến nghị chính sách đúng đắn, hiệu quả cho Việt Nam thì đòi hỏi phải

sử dụng các lý thuyết quan hệ quốc tế cũng như các lý luận khoa học khác để
khái quát thực tiễn triển khai chiến lược này.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu chung
Luận văn tập trung nghiên cứu làm rõ những tác động của chiến lược
Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ đối với khu vực và Việt Nam.
3.2. Mục tiêu cụ thể
Luận văn tập trung phân tích và luận giải Chiến lược Ấn Độ Dương –
Thái Bình Dương của Mỹ để nhìn nhận đúng đắn cơ sở hình thành, thực trạng
triển khai chiến lược, tác động của chiến lược đối với tình hình khu vực, phản
ứng của các nước trong khu vực đối với chiến lược này. Từ đó đưa ra những
dự báo về tác động ảnh hưởng của Chiến lược đối với khu vực và Việt Nam;
đề xuất một số kiến nghị và giải pháp phù hợp với quá trình điều chỉnh chính
sách đối ngoại của Việt Nam trong những năm sắp tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tác động của chiến lược Ấn Độ
Dương – Thái Bình Dương đối với Việt Nam.

10


4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2017
đến năm 2020. Về phạm vi không gian ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình
Dương. Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu Tác động của Chiến
lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ
Dương – Thái Bình Dương và Việt Nam.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu trên quan điểm của Đảng về chính sách đối

ngoại và quan hệ quốc tế, xem đó là phương pháp luận khi thực hiện đề tài.
Trong quá trình nghiên cứu Luận văn sử dụng tổng hợp các lý thuyết
quan hệ quốc tế để luận giải các nội dung của luận văn như: Sử dụng các luận
điểm chính của chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa kiến tạo để làm rõ những lợi ích,
cơ hội, điều kiện thuận lợi khi Mỹ triển khai chiến lược Ấn Độ Dương - Thái
Bình Dương tại khu vực. Sử dụng các luận điểm của chủ nghĩa hiện thực để
tập trung làm rõ mục đích, ý đồ của Mỹ trong triển khai chiến lược Ấn Độ
Dương - Thái Bình Dương, những tác động ảnh hưởng tiêu cực nếu như Việt
Nam tham gia vào chiến lược này. Chủ nghĩa Mác-xít mới cũng sử dụng để
làm rõ mối quan hệ giữa “trung tâm” và “ngoại vi”, thể hiện rõ qua quan hệ
giữa nước lớn với nước nhỏ. Sử dụng lý thuyết trò chơi để phân tích các tính
toán, lựa chọn chiến lược và chính sách cụ thể của Mỹ và Trung Quốc.
Luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: vận
dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu cơ bản của khoa học xã hội trong
đó có các phương pháp như phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh,
phương pháp phân tích nội dung. Ngoài ra một số phương pháp riêng trong
nghiên cứu cũng được luận văn áp dụng như phân tích theo bốn cấp độ (quốc
tế, khu vực, trong nước và cá nhân), phân tích lợi ích, phân tích chính sách,
phương pháp dự báo, phương pháp lấy ý kiến chuyên gia...

11


6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 3 chương và tài liệu
tham khảo.
Chương 1: Khái quát về chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương
của Mỹ.
Chương 2: Tác động của chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương
đến các quốc gia trong khu vực.

Chương 3: Một số nhận xét về tác động của chiến lược Ấn Độ Dương
– Thái Bình Dương và khuyến nghị đối với Việt Nam.

12


Chƣơng 1
KHÁI QUÁT VỀ CHIẾN LƢỢC
ẤN ĐỘ DƢƠNG – THÁI BÌNH DƢƠNG CỦA MỸ
1.1. Về chiến lƣợc Ấn Độ Dƣơng - Thái Bình Dƣơng
Khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương không chỉ là nơi có dân số
đông nhất thế giới, mà còn là một trong những khu vực có nền kinh tế phát
triển, sôi động bậc nhất, nhưng cũng là nơi tồn tại nhiều điểm nóng của thế
giới. Hiện tại, khu vực này có 03 nền kinh tế lớn nhất thế giới (Mỹ, Trung
Quốc, Nhật Bản) và một số thị trường có tốc độ phát triển rất nhanh, điển
hình là: Ấn Độ, Trung Quốc, Bangladesh. Về quốc phòng, 7/10 quốc gia
trong khu vực được đánh giá có quy mô quân đội lớn nhất toàn cầu, gồm: Mỹ,
Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Paskistan và Australia. Với vị trí
địa chiến lược như vậy, khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đã, đang
và sẽ trở thành nơi cạnh tranh chiến lược của các cường quốc trên thế giới
[Nguyễn Thanh Minh, 2018].
Trên thực tế là vị thế vai trò của Mỹ tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái
Bình Dương ngày càng suy giảm trước sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt của
Trung Quốc. Mỹ cho rằng, sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc, đặc biệt là
việc Bắc Kinh nỗ lực xây dựng và quân sự hóa các tiền đồn ở Biển Đông
đang đe dọa dòng chảy thương mại tự do, đe dọa thu hẹp chủ quyền của các
quốc gia, làm suy giảm sự ổn định khu vực và việc Trung Quốc đẩy mạnh
sáng kiến “Vành đai và Con đường” của nước này, đang thách thức vai trò
lãnh đạo của Mỹ tại khu vực. Trong khi đó, khu vực Ấn Độ Dương - Thái
Bình Dương chưa có một cơ chế đa phương về an ninh tập thể mà chủ yếu

dựa trên các hiệp định và thỏa thuận song phương, như: Hiệp ước An ninh
Nhật - Mỹ, Hiệp ước về phòng thủ chung giữa Mỹ và Hàn Quốc…Bên cạnh
đó, từ nội tại của nước Mỹ. Là khu vực tiếp giáp với nhiều đại dương, cửa

13


ngõ, yết hầu nối liền nước Mỹ với thế giới, Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
luôn được Mỹ coi là khu vực địa chiến lược trọng yếu, tác động trực tiếp đến
an ninh quốc gia và vai trò lãnh đạo thế giới của nước này. Vì vậy, việc thực
hiện chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là cách để Mỹ bảo vệ lợi
ích của công dân và thị trường Mỹ, bảo đảm sự tự do và an ninh giao thông
đường biển, duy trì thế cân bằng lực lượng, thúc đẩy các mặt dân chủ và nhân
quyền theo tiêu chuẩn của Mỹ tại khu vực. Vì cả hai yếu tố nội tại và bên
ngoài này, Mỹ nhận thấy cần phải tập hợp lực lượng, thắt chặt mối quan hệ
với các đồng minh tại khu vực, trong đó có khuyến khích vai trò của Ấn Độ,
để bảo vệ lợi ích, duy trì ảnh hưởng và vị trí siêu cường của mình tại khu vực
[Lê Đức Cường, 2018].
Trước tình hình đó, Mỹ đã khẩn trương xây dựng Chiến lược An ninh
Quốc gia, Chiến lược Quốc phòng, Chiến lược khu vực mới để đối phó với
các thách thức. Tháng 10/2017, cựu Ngoại trưởng Mỹ Tillerson đã 15 lần sử
dụng thuật ngữ “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” trong một bài phát biểu
về việc các đồng minh của Mỹ như Nhật Bản, Australia nên hợp tác như thế
nào để ngăn chặn thách thức của Trung Quốc đối với trật tự quốc tế dựa trên
các quy định. Ngày 02/11/2017, tại buổi họp báo trước thềm chuyến công du
châu Á đầu tiên của Tổng thống Mỹ Donald Trump, cựu cố vấn an ninh quốc
gia Mỹ H.McMaster đã nhiều lần nhắc lại thuật ngữ “Ấn Độ Dương – Thái
Bình Dương”. Trong bài phát biểu tại Hội nghị cấp cao APEC tổ chức tại Việt
Nam ngày 10/11/2017, lần đầu tiên Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức
công bố khái niệm “Tầm nhìn Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” và 8 lần nhắc

lại cụm từ “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” [Nguyễn Nhật Huy - Sơ Nguyên,
2018].
Sau bài phát biểu ở Việt Nam của Tổng thống Mỹ Donald Trump, ngày
12/11/2017, bên lề Hội nghị thượng đỉnh Cấp cao ASEAN lần thứ 31 tại

14


Philippines, đã diễn ra cuộc gặp đầu tiên giữa ngoại trưởng bốn nước Mỹ Nhật Bản - Ấn Độ - Australia để thảo luận về việc theo đuổi các lợi ích chiến
lược chung trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Cuộc họp này
là động thái chính thức đầu tiên trong việc hình thành cơ chế đối thoại an
ninh bốn bên trong khuôn khổ chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình
Dương tự do và rộng mở (thực chất là khôi phục lại đối thoại 4 bên vốn có
từ năm 2007) [Bùi Xuân Anh, 2019, tr.4-5].
Ngày 02/4/2018, Bộ Ngoại giao Mỹ đã tổ chức họp báo, chính thức
giới thiệu nội dung tóm tắt Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự
do và rộng mở. Về cơ bản chiến lược này là sự tiếp nối của chiến lược Tái cân
bằng dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Obama, là bước đi mới nhằm đảm bảo lợi
ích của Mỹ trước sự thay đổi tình hình trên thực tế ở khu vực đang gây ra
những bất lợi cho Mỹ và đồng minh. Từ ngày 4-5/4/2018, tại Ấn Độ đã diễn
ra đối thoại chiến lược Mỹ - Nhật Bản - Ấn Độ lần thứ 9. Tại cuộc đối thoại,
ba nước đều cam kết thúc đẩy hợp tác về mọi mặt nhằm triển khai Chiến lược
Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở.
Tiếp đó, ngày 02/6/2018 tại đối thoại Shangri-La lần thứ 17 tại
Singapore, cựu Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Mattis đã có bài phát biểu về chiến
lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ, khẳng định chiến lược Ấn
Độ Dương – Thái Bình Dương chỉ là một bộ phận của chiến lược an ninh
rộng lớn của Mỹ, được xây dựng để kết nối hai khu vực Ấn Độ Dương – Thái
Bình Dương nhằm bảo vệ an ninh và lợi ích của Mỹ, nhấn mạnh mối đe dọa
từ Trung Quốc, công bố chủ trương tập hợp lực lượng, đổi mới các quan hệ

đồng minh, đối tác để tăng cường bảo vệ an ninh, lợi ích của Mỹ ở Ấn Độ
Dương – Thái Bình Dương. Một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương:
Tự do và rộng mở đã thể hiện rõ tầm nhìn đó [Phạm Quang Minh - Hồ Ngọc
Diễm Thanh, 2018, tr. 355].

15


1.2. Nội dung cơ bản của chiến lƣợc Ấn Độ Dƣơng – Thái Bình
Dƣơng
1.2.1. Mục tiêu chiến lược
- Mục tiêu bao trùm: Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự
do và rộng mở của Mỹ là bước đi cụ thể hóa Chiến lược An ninh Quốc gia,
Chiến lược Quốc phòng quốc gia mới công bố của Mỹ để triển khai tại khu
vực này. Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở tiếp
tục theo đuổi mục tiêu mà Mỹ theo đuổi từ nhiều thập kỷ qua tại khu vực – đó
là củng cố vai trò lãnh đạo khu vực của Mỹ, bảo vệ lợi ích an ninh và kinh tế
của Mỹ và đồng minh, kiềm chế ngăn chặn các đối thủ ở Ấn Độ Dương –
Thái Bình Dương trước hết và chủ yếu là Trung Quốc, Nga, thông qua đẩy
mạnh cạnh tranh chiến lược, sử dụng mọi công cụ sức mạnh, để ngăn ngừa
chế áp các đối thủ [Hoàng Kim Trường, 2018, tr. 76].
Khi giới thiệu tóm tắt nội hàm của chiến lược Ấn Độ Dương – Thái
Bình Dương, Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề Đông Á – Thái Bình
Dương Alex N.Wong khẳng định (4/2018): “Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái
Bình Dương tự do và rộng mở vừa công bố không mới so với các chiến lược
Mỹ đã theo đuổi tại khu vực trong suốt 70 năm qua”. Đạo luật Sáng kiến trấn
an châu Á (ARIA) của Quốc hội Mỹ xác định rõ: “Nếu không có sự lãnh đạo
của Mỹ, hệ thống quốc tế cơ bản dựa trên luật pháp có thể mai một, gây tổn
hại đến lợi ích của Mỹ, khu vực và toàn cầu. Điều bắt buộc là Mỹ phải tiếp
tục đóng vai trò hàng đầu ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Chính sách của Mỹ là phát triển và cam kết một tầm nhìn chiến lược dài hạn
và chính sách toàn diện, đa diện, dựa trên nguyên tắc đối với khu vực Ấn Độ
Dương – Thái Bình Dương, nhằm duy trì hòa bình thông qua sức mạnh, đảm
bảo lợi ích an ninh quốc gia quan trọng của Mỹ; Thúc đẩy thịnh vượng bằng
cách thúc đẩy lợi ích kinh tế của Mỹ; Nâng tầm ảnh hưởng của Mỹ dựa trên

16


giá trị Mỹ và nhân quyền phổ quát; Đề cao việc tuân thủ và ủng hộ luật pháp
quốc tế”.
- Mục tiêu chủ yếu: Mục tiêu chủ yếu của Chiến lược Ấn Độ Dương –
Thái Bình Dương của Mỹ là kiềm chế, kiểm soát, ngăn chặn Trung Quốc;
Chính quyền Mỹ đang gấp rút xây dựng và phối hợp với các nước trong nhóm
“Bộ tứ” triển khai Chiến lược này để đối phó với Sáng kiến BRI của Trung
Quốc – một Sáng kiến theo đuổi mục tiêu thiết lập vị thế siêu cường thế giới
đang được Trung Quốc triển khai quyết liệt với quy mô lớn, tạo ảnh hưởng
ngày càng sâu rộng trên phạm vi toàn cầu; Trung Quốc là đối tượng chủ yếu
về mặt quân sự - chính trị của Mỹ và đồng minh trong Chiến lược Ấn Độ
Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Chiến lược này nhấn mạnh nội
hàm quân sự - quốc phòng - an ninh nhằm phát huy lợi thế so sánh của Mỹ,
đồng thời phát huy các cơ chế song phương, ba bên và bốn bên với các đồng
minh và đối tác. Thứ hai, nhằm tranh thủ các cơ hội kinh tế của khu vực này,
nhất là với việc Châu Á – Thái Bình Dương và Ấn Độ đang và sẽ tiếp tục là
trọng tâm tăng trưởng của thế giới. Ba là, thông qua chiến lược Mỹ muốn làm
yên lòng đồng minh và đối tác, tạo khuôn khổ và công cụ để Mỹ trấn an các
nước về sự hiện diện của Mỹ, đảm bảo chiều hướng phát triển lâu dài tại khu
vực có lợi cho Mỹ [Nguyễn Hữu Túc, 2019, tr.201-202].
+ Theo chuyên gia Michael Green, Phó giám đốc phụ trách châu Á –
Nhật Bản thuộc CSIS (03/11/2017) cho rằng: “Khái niệm này được chính

quyền Trump thúc đẩy nhằm đối phó với mối đe dọa Trung Quốc. Việc kết
nối Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương với các nhân tố nòng cốt là Nhật Bản,
Australia và Ấn Độ nhằm đối trọng với Sáng kiến BRI mà Trung Quốc đang
nỗ lực thúc đẩy”.
+ Theo quan điểm của Lương Phương – Giáo sư Viện an ninh quốc gia,
Đại học Quốc phòng Trung Quốc đăng trên tờ “Thời báo Hoàn cầu” ngày

17


28/11/2017: “Ý đồ thực chất của Mỹ trong Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái
Bình Dương tự do và rộng mở gồm 4 điểm: Một là, ngăn chặn Trung Quốc
mượn Ấn Độ Dương để mở rộng Sáng kiến BRI. Hai là, lợi dụng tồn tại tranh
chấp lịch sử và mâu thuẫn về lợi ích giữa Ấn Độ và Trung Quốc để điều chỉnh
chiến lược, nhằm lôi kéo Ấn Độ về phe mình, biến Ấn Độ thành một quân cờ
then chốt, kiềm chế các tuyến đường biển huyết mạch của Trung Quốc trên
hướng Ấn Độ Dương, phá vỡ trọng tâm chiến lược Ấn Độ Dương của Trung
Quốc. Ba là, tránh xung đột trực diện với Trung Quốc, bản chất của Chiến
lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở là lợi dụng „người
đại diện‟ và kẻ „quấy rối chiến lược‟. Bốn là, chiến lược tái cân bằng châu Á Thái Bình Dương đã đến hồi phá sản, mục tiêu sử dụng chuỗi đảo để bao vây
Trung Quốc gần như thất bại, buộc Mỹ phải đề ra chiến lược mới nhằm đối
phó Trung Quốc”.
1.2.2. Nội dung cơ bản của chiến lược
1.2.2.1. Về chính trị, ngoại giao
Mỹ nhấn mạnh hai chữ “tự do” và “rộng mở”. Theo đó, Mỹ ủng hộ tự
do cho mọi quốc gia, ủng hộ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mọi quốc
gia, bất kể lớn nhỏ. Người dân ở tất cả các nước được quyền tự do hơn, thúc
đẩy các quyền cơ bản của công dân, tôn trọng các giá trị dân chủ và quản trị
tốt. Các quốc gia được quyền tiếp cận không hạn chế đối với các vùng biển,
không gian quốc tế mở, giải quyết hòa bình các tranh chấp và không sử dụng

sức mạnh cưỡng bức, chèn ép các nước láng giềng, tuân thủ luật pháp và các
chuẩn mực quốc tế. Mỹ khẳng định sẽ không áp đặt, không tìm cách bá chủ
khu vực. Mỹ cũng khẳng định sẽ nhất quán cả trong lời nói và hành động. Các
bước đi cụ thể của Tổng thống Trump gồm: gặp lãnh đạo các nước tại Ma-aLago, thăm chính thức các nước…Đặc biệt tại Hội nghị thượng đỉnh APEC
2017 ở Việt Nam, Tổng thống Trump đã lần đầu tiên chính thức giới thiệu

18


khái niệm chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở.
Ngoài ra, ông Trump cũng đã cử nhiều đoàn quan chức cấp cao, từ Bộ trưởng
Quốc phòng đến Bộ trưởng Ngoại giao và các bộ khác, đến các nước trong
khu vực để thúc đẩy cơ chế hợp tác trong khuôn khổ chiến lược này. Có thể
coi là lộ trình triển khai chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do
và rộng mở của Chính quyền Trump là: năm đầu nhiệm kỳ của Tổng thống
Trump là năm giới thiệu khái niệm chiến lược, các năm tiếp theo sẽ là những
năm thành lập và triển khai Chiến lược [Nguyễn Thị Quế, 2018, tr.75].
1.2.2.2. Về kinh tế
Mỹ khẳng định sẽ cạnh tranh công bằng với tất cả các bên; sẽ theo đuổi
thương mại và đầu tư tự do, bình đẳng có đi có lại. Mỹ sẽ thúc đẩy hậu cần
mở và đầu tư mở, khuyến khích các quốc gia trong khu vực xây dựng một
môi trường đầu tư rộng mở, thông thoáng và hướng tới kinh tế thị trường. Mỹ
cũng sẽ không theo đuổi lợi ích kinh tế có hại cho các nước khác; phản đối
các nước thực hiện chính sách kinh tế bẫy nợ, đẩy các quốc gia khác vào nợ
nần; hoặc cướp bóc, vơ vét về kinh tế [Hoàng Kim Trường, 2018, tr. 76].
Bộ ngoại giao Mỹ cho biết: (1) Mỹ sẽ khuyến khích việc đặt ra các luật
lệ về thương mại tự do, công bằng, có đi có lại. Theo đó, mục tiêu là thương
lượng, đàm phán, gây sức ép để các nước phải sửa đổi các chính sách phát
triển kinh tế, các rào cản thương mại, các thỏa thuận song phương từng nước
với Mỹ hoặc đa phương mà Mỹ có vai trò chính, nhằm đảm bảo các thỏa

thuận thương mại đó là công bằng, các nước đều mở cửa cho thương mại và
đầu tư; (2) Thúc đẩy thực thi đầy đủ các luật lệ thương mại. Mỹ cần đảm bảo
các nước sẽ không lạm dụng các luật lệ đó, không thể ép chuyển giao công
nghệ, không thể quốc hữu hóa tài sản tư nhân, không thể đánh cắp bản quyền.
Chính quyền Tổng thống Trump sẽ quyết liệt đảm bảo các nước phải thực thi
luật lệ thương mại một cách có ràng buộc trách nhiệm rõ ràng hơn. Mỹ sẽ tiến

19


hành đàm phán song phương với từng nước hoặc thông qua cơ chế đa phương
như APEC để khuyến khích các nước thực hiện.
Theo quan điểm của Quốc hội Mỹ: Thương mại giữa Mỹ và các quốc
gia khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là cực kỳ quan trọng đối với
nền kinh tế, xuất khẩu và các công việc tại Mỹ. Quốc hội Mỹ ủng hộ: Các
hiệp định thương mại đa phương, song phương, hoặc khu vực giúp tăng việc
làm và mở rộng nền kinh tế Mỹ; các cuộc đối thoại kinh tế chính thức với các
kết quả cụ thể; các Hiệp định đầu tư song phương tiêu chuẩn cao giữa Mỹ và
các quốc gia khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương; Đàm phán hiệp định
thương mại dịch vụ và hiệp định hàng hóa môi trường với một số nền kinh tế
lớn của châu Á; vai trò chiến lược của APEC, Hội nghị cấp cao Đông Á
(EAS) và nhóm hai mươi nền kinh tế lớn (G.20) để theo đuổi các mục tiêu
kinh tế của Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
1.2.2.3. Về quốc phòng, an ninh
Mỹ thúc đẩy hợp tác quốc phòng với các nước trong khu vực và bảo
đảm an ninh trên một khu vực trải dài từ biển Nhật Bản tới Ấn Độ Dương và
toàn bộ con đường tới châu Phi; Hỗ trợ các đồng minh thân cận duy trì sức
mạnh vượt trội về quân sự và răn đe tiến công các nước. Để củng cố và mở
rộng liên minh, Mỹ tập trung vào hai biện pháp chính: Một là, tăng cường vị
trí chiến lược của Ấn Độ; Hai là, thúc đẩy thành lập liên minh bốn nước,

gồm: Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và Australia, nhằm khống chế, kiểm soát toàn bộ
khu vực, ngăn chặn không để các nước trong khu vực thách thức vai trò lãnh
đạo của Mỹ [Phạm Quang Minh - Hồ Ngọc Diễm Thanh, 2018, tr. 360].
Theo quan điểm của Quốc hội Mỹ: Ngày 4/5/2018, Ủy ban đối ngoại
Thượng viện Mỹ đã giới thiệu tài liệu Dự thảo Đạo luật S.2736 có tên “Sáng
kiến Trấn an châu Á ” (ARIA) và được thông qua ngày 31/12/2018. ARIA sẽ
là một đạo luật quan trọng mới của Quốc hội Mỹ, vạch ra khuôn khổ cho

20


×