Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

TÀI LIỆU TẬP HUẤN PHỤC VỤ FESTIVAL ĐỜN CA TÀI TỬ QUỐC GIA LẦN THỨ NHẤT - BẠC LIÊU 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (667.55 KB, 14 trang )

BAN TỔ CHỨC FESTIVAL ĐCTT
QUỐC GIA - BẠC LIÊU 2014

CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TÀI LIỆU TẬP HUẤN
PHỤC VỤ FESTIVAL ĐỜN CA TÀI TỬ
QUỐC GIA LẦN THỨ NHẤT - BẠC LIÊU 2014
Dành cho cán bộ, chuyên viên và tình nguyện viên
(Ban hành kèm theo Công văn số
/BTC-VX ngày tháng năm2014
của Ban Tổ chức Festival đờn ca tài tử quốc gia lần thứ nhất - Bạc Liêu 2014)
Phần 1
KHÁI QUÁT VỀ TỈNH BẠC LIÊU
VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
CỦA TỈNH GIAI ĐOẠN 1997-2013
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, DÂN SỐ
1. Vị trí địa lý, diện tích và hành chính của tỉnh
- Bạc Liêu là tỉnh thuộc Bán đảo Cà Mau, miền đất cực Nam của Tổ quốc.
Phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Cà Mau; phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Sóc
Trăng; phía Bắc giáp các tỉnh Hậu Giang và Kiên Giang; phía Đông và Đông Nam
giáp biển Đông.
- Vùng biển rộng 40.000 km2; bờ biển dài 56 km với 03 cửa biển trọng yếu là
Nhà Mát, Cái Cùng và Gành Hào.
Cả Đồng bằng Sông Cửu Long, chỉ có 2 thành phố nằm sát bên bờ biển là
Thành phố Rạch Giá – Kiên Giang và Thành phố Bạc Liêu.
- Diện tích tự nhiên: 2.570 km2 (bằng 1/16 diện tích ĐBSCL). Có 02 vùng
sinh thái: Vùng Bắc Quốc lộ 1A (trồng lúa, nuôi tôm, cá; Vùng Nam Quốc lộ 1A
nuôi trồng thuỷ sản, làm muối, rừng sinh thái ngập mặn).
- Tỉnh Bạc Liêu được tái lập từ ngày 01/01/1997 trên cơ sở tách tỉnh Minh


Hải trước đây thành hai tỉnh: Cà Mau và Bạc Liêu.
Tỉnh hiện có 07 đơn vị hành chính cấp huyện và 64 xã, phường, thị trấn.
07 đơn vị hành chính cấp huyện gồm: Thành phố Bạc Liêu và 06 huyện:
Hồng Dân, Phước Long, Hoà Bình, Vĩnh Lợi, Đông Hải, Giá Rai.
Thành phố Bạc Liêu (đô thị loại II) là trung tâm hành chính - kinh tế - văn
hóa của tỉnh, cách Thành phố Hồ Chí Minh 280 km và cách Thành phố Cần Thơ
110 km về phía Bắc; cách Thành phố Cà Mau 67 km về phía Nam.
Huyện Giá Rai phấn đấu năm 2015 được công nhận là thị xã.


2. Dân số, lao động
- Dân số (năm 2013): 884,1 ngàn người.
- Mật độ dân số (năm 2013): 344 người/km2.
- Bạc Liêu có chủ yếu 03 dân tộc sinh sống: Kinh (88,7 %,) Khmer (8,51%),
Hoa (2,59%), còn lại là các dân tộc khác.
Các tôn giáo chính: Phật giáo (19,12%); Công giáo (2,2%); Cao đài (1,13%);
Tin lành (0,186%), Tịnh độ cư sĩ (4,71%). Ngoài ra có khoảng 60 tín đồ Hòa Hảo
(0,0067%).
- Nguồn lao động của tỉnh liên tục tăng từ 444,4 ngàn người năm 1997 lên
626,083 ngàn người năm 2013 (hiện chiếm gần 71% số dân toàn tỉnh).
Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2013 là 41%.
3. Thế mạnh kinh tế - Tài nguyên thiên nhiên
Thế mạnh kinh tế của Bạc Liêu là: Nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thuỷ hải
sản; trồng lúa; du lịch sinh thái.
a) Tài nguyên biển:
- Vùng biển Bạc Liêu rộng trên 40.000 Km2 (trong đó vùng đặc quyền kinh tế
20.742 Km2), trữ lượng hải sản lớn, phong phú về chủng loại, với trên 30 loài tôm
biển, 661 loài cá. Trữ lượng cá đáy và cá nổi lên đến trên 800 ngàn tấn; có thể đánh
bắt khoảng 10 ngàn tấn mỗi năm.
Bờ biển Bạc Liêu có bãi bồi rộng, với hàng ngàn ha rừng phòng hộ, có khả

năng nuôi nhiều loại nhuyễn thể, giá trị kinh tế cao như: nghêu, sò,... Bờ biển Bạc
Liêu còn là nơi có trữ lượng nắng và gió tốt, thuận lợi để phát triển các loại hình
năng lượng tự nhiên. Nhà máy Điện gió Bạc Liêu đã hoàn thành giai đoạn 1 gồm
10 trụ turbine, công suất 16MW và dã hòa vào lưới Quốc gia, đang tiếp tục thi công
52 trụ tubine, công suất 66,2MW (dự kiến hoàn thành toàn bộ trong năm 2015).
Bên cạnh đó, tỉnh đang triển khai Dự án trình Chính phủ cho phép mở rộng Dự án
Điện gió Bạc Liêu lên qui mô 300 trụ turbine, tổng công suất 480 MW.
Với 3 cửa biển Gành Hào, Nhà Mát, Cái Cùng, Bạc Liêu có thể phát triển
mạnh các ngành vận tải và du lịch biển. Đặc biệt, Gành Hào đang được quy hoạch
là trung tâm kinh tế biển của tỉnh, cung cấp các dịch vụ hậu cần nghề cá, đồng thời
cũng là cảng hàng hóa tổng hợp cho khu vực và đang được đề nghị đưa vào qui
hoạch hệ thống cảng biển nước sâu.
b) Tài nguyên thiên nhiên khác:
- Về tài nguyên rừng: Diện tích rừng và đất rừng chiếm khoảng 2% diện tích
tự nhiên. Rừng ở Bạc Liêu chủ yếu là rừng phòng hộ với diện tích 5.070 ha, có giá
trị phòng hộ và môi trường lớn, đồng thời có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch
sinh thái, du lịch dưới tán rừng ngập mặn.
- Về động, thực vật: Hệ động, thực vật của Bạc Liêu khá phong phú, đa dạng
gồm: gia súc, gia cầm, tôm, cua, cá,.... và động vật hoang dã. Các loại cây trồng có
giá trị kinh tế cao như: Lúa, bắp, dừa, xoài, chuối, khóm, măng tây... Có những loài
2


cây mọc hoang dã, đã được khai thác trở thành đặc sản như: Năn bộp, bồn bồn.v.v.
4. Tiềm năng phát triển du lịch
Người Bạc Liêu có phong cách sống phóng khoáng, hào hiệp, nghĩa tình. Là
nơi khai sinh ra bản Dạ cổ Hoài lang của cố Nhạc sĩ Cao Văn Lầu, là một trong
những nơi được mệnh danh là cái nôi của Đờn ca tài tử Nam Bộ; nơi đây có nhiều
kiến trúc cổ; có giai thoại về Công tử Bạc Liêu; có nhiều công trình văn hóa, di tích
lịch sử, phong tục tập quán các dân tộc đã tạo cho Bạc Liêu tiềm năng phát triển du

lịch phong phú, với nhiều loại hình như: Du lịch sinh thái; du lịch văn hóa - làng
nghề gắn với cuộc sống sinh hoạt của các dân tộc trong tỉnh; du lịch lễ hội như lễ
hội Dạ cổ hoài lang, Lễ hội Đồng Nọc Nạng, Lễ hội Óoc-om-bok, Lễ hội Nghinh
Ông, Lễ hội Quán Âm Nam Hải…
- Trên địa bàn Thành phố Bạc Liêu có Khu bảo tồn thiên nhiên Vườn chim
Bạc Liêu với diện tích 130ha, có gần 100 loài chim cò các loại, trong đó có nhiều
loài quý hiếm có tên trong sách Đỏ Việt Nam như: Điên điển, Cò ruồi, Giang sen,
Diệc Sumatra…, với khoảng 60.000 cá thể cư trú, sinh sản. Ngoài ra, còn có 8 vườn
chim tư nhân với tổng diện tích khoảng 23 ha và vườn chim thiên nhiên tại ấp Long
Hòa, thị trấn Phước Long, có diện tích trên 3,9 ha, hiện có nhiều loài chim đang cư
trú.
- Nằm giữa 2 tỉnh Sóc Trăng và Cà Mau, Bạc Liêu có thể kết hợp khai thác,
hình thành các tour tuyến du lịch liên tỉnh, với các điểm đến của tỉnh Bạc Liêu như:
Đền thờ Bác Hồ ở xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi; Khu căn cứ Tỉnh uỷ ở xã Ninh
Thạnh Lợi, huyện Hồng Dân; Tháp cổ Vĩnh Hưng; Cụm nhà Công tử Bạc Liêu,
Khu Quán Âm Phật Đài, Thánh đường Công giáo Tắc Sậy; Khu du lịch Nhà Mát,
Khu du lịch sinh thái Hồ Nam, Khu bảo tồn thiên nhiên Vườn chim Bạc Liêu; Chùa
Xiêm Cán; cây Xoài cổ hơn 300 năm; Đồng hồ đá; Cánh đồng Điện gió ven biển;
Quảng trường Hùng Vương và các công trình văn hóa xung quanh Quảng trường;
Khu lưu niệm Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ và Nhạc sĩ Cao Văn Lầu,…
Giá trị của tài nguyên du lịch ven biển được tăng lên khi tuyến đường ven
biển từ Nhà Mát đi Gành Hào được nối liền với các thị trấn Hòa Bình, Giá Rai và
Hộ Phòng theo các tuyến đường ngang nối vào Quốc lộ 1A, đi qua Vườn nhãn cổ
bên bờ biển cổ, những cánh rừng ngập mặn ven biển, lăng Cá Ông, những ruộng
muối.v.v. tạo thành những tuyến du lịch khép kín. Năm 2012, Bạc Liêu đã trở thành
địa phương thứ 5 của chuỗi “Một điểm đến, bốn địa phương +”, được mệnh danh
là “Bạc Liêu, điểm hẹn văn hóa”.
5. Bạc Liêu đi lên từ văn hóa
Bạc Liêu là nơi hội tụ của nhiều dòng văn hóa, đặc biệt là 3 dòng văn hóa
của người Kinh, người Khmer và người Hoa, điều đó đã tạo nên cho miền đất này

một diện mạo văn hóa riêng biệt; tạo nên tính cách và nét riêng độc đáo của con
người Bạc Liêu.

3


Người Bạc Liêu có tư duy khoáng đạt, thích giao lưu tìm bạn bè; phóng
khoáng, hào hiệp, nghĩa tình, hiếu khách; cần cù trong lao động, rộng rãi trong chi
tiêu, ít so đo, tính toán; yêu nghệ thuật.
Bạc Liêu là cái nôi lớn của nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ; là xứ sở của
bản Dạ cổ Hoài Lang bất hủ mà tác giả là nhạc sĩ Cao Văn Lầu; là quê hương của
điệu Hò Chèo ghe, Nói thơ Bạc Liêu, điệu Lý con sáo… Bạc Liêu là quê hương của
những tên tuổi văn nghệ sĩ lớn: Nhạc Khị, người hệ thống lại 20 bài bản cổ thuộc 3
Nam, 6 Bắc, tứ Oán, 7 bài, được suy tôn là Hậu tổ cổ nhạc Bạc Liêu; Năm Nghĩa,
Trịnh Thiên Tư, Mộng Vân, Trần Tấn Hưng…, những người phát triển bản Dạ cổ
hoài lang thành bản vọng cổ - bài ca vua của nghệ thuật sân khấu cải lương ngày
nay, cũng như tác giả của nhiều bài bản vắn của sân khấu cải lương Nam bộ như
Liêu Giang, Kim tiền bản... Trọng Nguyễn, Yên Lang là những soạn giả cải lương
nổi tiếng của Bạc Liêu.
Bạc Liêu là miền đất của văn nghệ, của văn hóa truyền thống, đồng thời,
người Bạc Liêu lại luôn mở rộng vòng tay đón nhận và tiếp biến văn hóa, sáng tạo
nên những sản phẩm văn hóa mang đậm đặc trưng của một vùng đất trẻ bằng
những loại hình nghệ thuật đương đại. Tiềm năng sáng tạo văn học nghệ thuật của
Bạc Liêu hiện nay tương đối lớn, cả trong nhiếp ảnh, hội họa, sân khấu, múa, văn
học, âm nhạc…
Bạc Liêu cũng lại là vùng đất của những con người nhân hậu, khoan dung;
có lịch sử đấu tranh cách mạng hào hùng nhưng hết sức nhân văn: hai lần giành
chính quyền từ tay giặc mà không cần tiếng súng. Bạc Liêu là vùng đất mà văn hoá
tâm linh được người dân nhiều nơi biết đến.
Từ tất cả các yếu tố (1), (2), (3), (4), và (5) nêu trên; từ việc xác định Bạc

Liêu là miền đất có tiềm năng văn hóa rất riêng, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã đề
ra chủ trương “Bạc Liêu đi lên từ văn hóa”. Hướng đi này chính là sự huy động
tiềm năng, lợi thế của Bạc Liêu, nhắm đến sự phát triển toàn diện và bền vững, phù
hợp với điều kiện riêng của tỉnh.
II. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 1997-2013
1. Tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
- Từ năm 1997 đến nay, kinh tế của tỉnh có mức tăng trưởng khá cao và liên
tục, bình quân hàng năm là 12,48%; tổng sản phẩm trên địa bàn của tỉnh (GDP)
tăng dần qua các năm: Nếu như năm 1997 GDP của tỉnh là 1.966 tỷ đồng, thì đến
năm 2013 con số này đã tăng lên 30.299 tỷ đồng, nếu so sánh thì GDP của tỉnh Bạc
Liêu năm 2013 đã tăng gần 7,2 lần so với năm 1997.
- Thu nhập bình quân đầu người của tỉnh Bạc Liêu năm 2013 là 34,27 triệu
đồng/ngƣời, tăng gần 12,6 lần so với năm 1997.
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo chiều hướng giảm khu vực nông nghiệp,
tăng khu vực công nghiệp và dịch vụ (trong khi giá trị tuyệt đối của từng ngành
đều tăng), cụ thể theo bảng sau:

4


Khu vực
Nông - lâm - ngƣ nghiệp
Công nghiệp - xây dựng
Dịch vụ

Tỷ trọng trong nền
kinh tế
Năm 1997 Năm 2013
59,2%
50,6%

18,9%
24,4%
21,9%
25%

Giá trị tuyệt đối (tỷ đồng,
lấy theo giá thực tế)
Năm 1997
Năm 2013
1.164
15.328
371
7.392
431
7.579

2. Kết quả thực hiện trên một số ngành, lĩnh vực kinh tế chủ yếu:
2.1. Về nông nghiệp:
- Bạc Liêu là một tỉnh nông nghiệp, cơ cấu ngành nông nghiệp chiếm tỷ
trọng trên 50% trong tổng GDP, giá trị sản xuất của toàn ngành nông nghiệp theo
giá cố định 1994 tăng từ 1.834 tỷ đồng năm 1997 lên 11.664 tỷ đồng năm 2013,
tăng gấp 6,36 lần so với năm 1997.
- Diện tích gieo trồng lúa năm 2013 là 178.742 ha, tăng 26.742 ha so với
năm 1997; tổng sản lượng lúa năm 2013 đạt 990.500 tấn, tăng 473.090 tấn so với
năm 1997.
- Nuôi trồng và khai thác thủy sản phát triển khá, tổng sản lượng nuôi trồng
và khai thác thủy sản năm 2013 đạt 263.000 tấn, tăng 213.000 tấn so với năm 1997.
2.2. Công Thƣơng nghiệp và Dịch vụ
- Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tiếp tục giữ được tốc độ tăng trưởng khá,
giá trị sản xuất công nghiệp (Giá cố định 1994) đã duy trì tốc độ phát triển khá cao,

bình quân tăng 15,7%/năm, giá trị sản xuất tăng từ 617 tỷ đồng năm 1997 lên 5.809
tỷ đồng năm 2013. Sản xuất công nghiệp của tỉnh tập trung chủ yếu vào chế biến
thủy sản, nông sản, bia, cơ khí phục vụ nông nghiệp, điện gió,... Thủy sản đông lạnh
tăng từ 5.700 tấn năm 1997 lên 39.500 tấn năm 2013 tăng 6,9 lần, xay xát lúa gạo
tăng từ 391.000 tấn năm 1997 lên 550.000 tấn năm 2013 tăng 1,4 lần.
- Về Khu công nghiệp: Đã quy hoạch có 03 Khu công nghiệp, trong đó Khu
công nghiệp Trà Kha (quy mô 65 ha) đã đăng ký lấp đầy 61% diện tích. Đang bổ
sung vào quy hoạch thêm 02 khu công nghiệp gồm: Khu công nghiệp Ninh Quới
(huyện Hồng Dân) có quy mô 246 ha; Khu công nghiệp Láng Trâm (huyện Giá
Rai) có quy mô 100 ha để đầu tư kết cấu hạ tầng, thu hút đầu tư trong giai đoạn quy
hoạch.
- Về Cụm công nghiệp: Tỉnh hiện đã quy hoạch 04 cụm công nghiệp gồm:
Cụm công nghiệp Ngan Dừa (huyện Hồng Dân); Cụm công nghiệp Chủ Chí (huyện
Phước Long); Cụm công nghiệp Vĩnh Mỹ (huyện Hoà Bình); cụm công nghiệp
Hưng Thành (huyện Vĩnh Lợi). Bình quân mỗi cụm công nghiệp có quy mô 50 ha,
nhiệm vụ chủ yếu là thu hút doanh nghiệp nhỏ và tiểu thủ công nghiệp địa phương,
giải quyết việc làm.
- Hoạt động thương mại, dịch vụ tăng khá, tổng mức lưu chuyển hàng hóa
tăng từ 1.180 tỷ đồng năm 1997 lên 28.485 tỷ đồng, tăng 20,6%/năm.

5


- Kim ngạch xuất khẩu đạt 377 triệu USD năm 2013, tăng 320 triệu USD so
với năm 1997.
- Hoạt động du lịch tiếp tục có nhiều khởi sắc; các khu, điểm du lịch, các di
tích lịch sử, điểm tham quan, các công trình văn hóa được quan tâm đầu tư mới, cải
tạo, nâng cấp; các lễ hội truyền thống hàng năm được tổ chức mang đậm bản sắc văn
hóa, dân tộc; hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch có bước phát triển khá, khách du
lịch đến Bạc Liêu ngày càng tăng, nhất là vào dịp tết, các lễ hội và tập trung chủ yếu

ở các điểm du lịch tiêu biểu.
- Bạc Liêu đã được Hiệp hội Du lịch ĐBSCL cộng nhận 03 điểm Du lịch tiêu
biểu trong toàn tỉnh (gồm: Đền thờ Bác Hồ, khu du lịch sinh thái Hồ Nam và khu lưu
niệm Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ và Nhạc sĩ Cao Văn Lầu).
- Nhiều dự án du lịch được đầu tư, mở rộng như: Khu căn cứ Tỉnh ủy, Khu
du lịch sinh thái Vườn chim, Giồng Nhãn - Nhà Mát, Khu Quán âm Phật đài, Tháp
cổ Vĩnh Hưng, Cụm nhà Công tử Bạc Liêu, Khu du lịch sinh thái Hồ Nam,...
- Tổng doanh thu du lịch năm 2013 đạt 700 tỷ đồng; đón tiếp khoảng 760
ngàn lƣợt khách, trong đó có khoảng 25 ngàn lƣợt khách quốc tế.
3. Một số đặc sản của Bạc Liêu:
- Gạo Một bụi đỏ Hồng Dân; Gạo Tài nguyên Vĩnh Lợi;
- Muối Bạc Liêu;
- Rượu Công - xi Bạc Liêu;
- Khô cá sặc rằn; khô cá lóc cửng; các loại khô chế biến từ cá biển;
- Khô trâu Hồng Dân;
- Cá đỏ dạ;
- Bồn bồn;
- Măng tây;
- Cua biển;
- Bún bò cay;
- Bánh tằm Ngan Dừa;
- Bánh in Thái Can.v.v
Phần 2
CÔNG TRÌNH VĂN HÓA CÔNG CỘNG TIÊU BIỂU
I. QUẢNG TRƢỜNG HÙNG VƢƠNG
- Quảng trường Hùng Vương có tổng diện tích là 85.100 m² (8,51ha), bao
gồm các hạng mục:
+ Quảng trường trung tâm (từ đường Nguyễn Tất Thành đến đường Trần
Huỳnh); dài 366m, rộng 111m; tổng diện tích 38.554m2. Toàn bộ sân Quảng trường
được lát bằng đá tự nhiên.

6


+ Quảng trường Hùng Vương được thiết kế theo tiêu chí thẩm mĩ cao, hiện
đại; vừa là nơi tổ chức các sự kiện lớn, tập hợp đông đảo quần chúng, vừa là địa
điểm sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Trục đại lộ Hùng Vương kết nối Quốc lộ 1A với
Trung tâm hành chính của tỉnh có điểm đầu là Vòng xoay Ngã năm Tượng đài
chiến thắng và điểm kết thúc là Quảng trường Hùng Vương.
II. CÁC CÔNG TRÌNH TRÊN QUẢNG TRƢỜNG (07 hạng mục):
1. Biểu tƣợng văn hóa của tỉnh Bạc Liêu (Cây đờn kìm cách điệu):
- Được xây dựng trên khu đất có tổng diện tích khoảng 5.000 m2. Bao gồm:
Hồ nước hình ngôi sao 5 cánh rộng 460 m2, bên trong hồ là biểu tượng 5 cánh sen
đỡ cây đờn kìm cao 18,606 m, nền và thành trong hồ nước lát gạch, thành ngoài hồ
nước ốp đá granite; hệ thống chiếu sáng nghệ thuật vào biểu tượng và hệ thống
phun nước nghệ thuật ở hồ sen.
- Việc phối hợp hình khối của Biểu tượng văn hóa của tỉnh Bạc Liêu (Cây
đờn kìm cách điệu) với ánh sáng lung linh và hệ thống nhạc nước hiện đại xung
quanh làm tăng nét thẩm mĩ trong tổng thể kiến trúc của Khu trung tâm hành chính
tỉnh.
- Biểu tượng văn hóa của tỉnh Bạc Liêu (Cây đờn kìm cách điệu) được thể
hiện bởi cây đờn kìm và hoa sen cách điệu. Đờn kìm là một loại nhạc cụ phổ biến
trong dàn nhạc của Nghệ thuật Đờn ca tài tử và là nhạc cụ mà Cố Nhạc sĩ Cao Văn
Lầu đã sử dụng để sáng tác ra Bản Dạ cổ hoài lang. Hoa Sen là Quốc hoa. Hình ảnh
cây đờn kìm đặt trên đóa sen (được cách điệu hóa) thể hiện nét văn hóa đặc sắc của
Bạc Liêu nằm trong dòng chảy của nền văn hiến ngàn năm của dân tộc. Hoa Sen nở
rộ thể hiện sự trường tồn và phát triển của Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ nói
chung, của văn hóa mang đậm bản sắc miền đất Bạc Liêu nói riêng.
2. Sân phun nƣớc nghệ thuật:
- Sàn phun gồm 03 đoạn với 68 vòi phun cao từ 1,5 đến 3m. Số lượng vòi
ứng với con số “Lộc phát” cầu mong sự phồn thịnh và phát triển không ngừng cho

miền đất này và cho du khách đến với Bạc Liêu. Các vòi phun với những tia nước
có độ cao thấp khác nhau theo 09 chương trình phun nước tạo nên yếu tố “động”
cho Quảng trường; tạo nên những “vũ điệu nước” sống động thể hiện nhịp sống
năng động và hiện đại của một thành phố trẻ miền biển.
- Sân phun nước nghệ thuật được thiết kế để tạo nên điểm nhấn, tạo vẻ đẹp cho
Quảng trường trong các dịp tổ chức các ngày lễ lớn của tỉnh, diễu hành, mit-tinh, tổ
chức các sự kiện giao lưu văn hóa và là nơi diễn ra các hoạt động cộng đồng.
3. Biểu tƣợng ba dân tộc
- Gồm 03 khối tượng được tạo hình với nghệ thuật cách điệu hoá cao, vươn
lên 9m, tượng trưng cho sự đoàn kết, gắn bó, chung sức chung lòng dựng xây và
phát triển quê hương Bạc Liêu của cộng đồng ba dân tộc Kinh, Khmer, Hoa.
- Các nhóm số khắc trên biểu tượng, với các ý nghĩa như sau:

7


STT

Nội dung

Ý nghĩa

1

18/12/1882

Ngày thành lập hạt Bạc Liêu.

2


01/01/1900

Ngày thành lập tỉnh Bạc Liêu.

3

08/10/1919

Ngày bản Dạ Cổ Hoài Lang của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu ra đời.
Ngày nổ ra cuộc nổi dậy vũ trang của nông dân Ninh

4

05/5/1927

Thạnh Lợi, do Hương Chủ Chọt lãnh đạo chống ách
thống trị của thực dân Pháp và cường hào, gây tiếng vang
lớn.
Ngày diễn ra sự kiện Đồng Nọc Nạng của gia đình Ông

Mười Chức tại Phong Thạnh, Giá Rai, gây chấn động dư
luận cả nước.

5

16/02/1928

6

02/1930


7

01/5/1930

Lần đầu tiên lá cờ Đảng xuất hiện tại Thành phố Bạc Liêu.

8

13/12/1940

Khởi nghĩa Hòn Khoai.

9

23/8/1945

Lần thứ nhất, Bạc Liêu giành chính quyền từ tay giặc, không
phải đổ máu.

Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh Bạc Liêu được thành
lập.

Ngày diễn ra trận đánh quyết tử tại mặt trận Giồng Bốm,
10

15/4/1946

11


11/1947

12

do nhân sĩ trí thức Cao Triều Phát lãnh đạo. Đây là trận
đánh lớn nhất của đồng bào tín đồ Cao Đài Hậu Giang
trong kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ.
Tàu La-téc-rơ, chiếc tàu chiến lớn nhất của Pháp tại Tỉnh
Bạc Liêu lọt vào ổ phục kích thuỷ lôi của ta và nổ tung
trên sông Gành Hào, ghi nhận chiến công của Tỉnh đội
trưởng Tào Văn Tỵ, người được mệnh danh là “Thuỷ đô
chiến đầu tiên của Việt Nam”.

Năm 1949, cơ quan Xứ ủy Nam bộ, sau này là Trung ương
Cục miền Nam, dời địa điểm từ Đồng Tháp Mười về Xóm
Cái Chanh, Ấp Cây Cui, Xã Ninh Thạnh Lợi, Huyện Hồng
1949 - 1954 Dân, Tỉnh Bạc Liêu.
Trung ương Cục miền Nam đóng tại Khu căn cứ này cho đến
cuối năm 1954.

13

31/01/1955

Chuyến tàu chở những cán bộ, chiến sĩ cuối cùng tập kết ra
miền Bắc.
8


STT

14

15

16
17
18

Nội dung

Ý nghĩa

1956

Năm 1956, đồng chí Lê Duẩn, Bí thư Xứ uỷ Nam bộ, khởi thảo
Đề cương cách mạng miền Nam, tiền đề để xây dựng Nghị quyết
15, tại Xã Tân Hưng Tây, Huyện Cái Nước, Tỉnh Bạc Liêu.

Ngày diễn ra Lễ kết nghĩa giữa Tỉnh Ninh Bình và Tỉnh
23/01/1960 Bạc Liêu, thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng và
Bác Hồ.
Ngày diễn ra trận Lộc Ninh, trận thắng lớn nhất góp phần
19/10/1963 cùng toàn miền Nam làm phá sản chiến thuật “trực thăng
vận” của Mỹ nguỵ.
Ngày diễn ra trận quyết chiến bi hùng của 41 chiến sĩ biệt
31/01/1968
động và du kích tại Rạp Chung Bá, 39 chiến sĩ đã hi sinh.
Ngày khởi công xây dựng Đền thờ Bác Hồ tại xã Châu
03/9/1969
Thới, Huyện Vĩnh Lợi.


19

20/11/1973

Ngày tái lập tỉnh Bạc Liêu lần thứ nhất.

20

30/4/1975

Lần thứ hai, Bạc Liêu giành chính quyền từ tay giặc, không
phải đổ máu. Bạc Liêu hoàn toàn giải phóng.

21

01/01/1976

Ngày tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau hợp nhất thành tỉnh Cà
Mau - Bạc Liêu, sau đó là Minh Hải.

22

01/01/1997

Tỉnh Bạc Liêu tái lập lần thứ hai.

23

23/6/2003


Ngày mà nhân dân và các lực lượng vũ trang tỉnh Bạc
Liêu được phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ
trang nhân dân”.

24

24/11/2006

Ngày thành lập Trường Đại học Bạc Liêu.

25

02/9/2008

Ngày lít bia đầu tiên của Công ty Cổ phần bia Sài Gòn Bạc Liêu được đóng chai, chính thức tham gia thị trường.

26

27/8/2010

Thị xã Bạc Liêu chính thức trở thành Thành phố Bạc Liêu.

27

27/9/2012

Ngày Bạc Liêu trở thành điểm đến thứ 5 của du lịch
ĐBSCL “Một điểm đến, 4 địa phương +”.


28

18/4/2013

29

29/5/2013

30

6.560

Ngày tại Thành phố Ninh Bình, diễn ra Lễ kỉ niệm 53
năm kết nghĩa và kí kết hợp tác phát triển Ninh Bình Bạc Liêu trong giai đoạn mới.
Ngày nguồn năng lượng sạch, Dự án nhà máy điện gió
Bạc Liêu chính thức hòa vào lưới điện quốc gia.
- 6.560: Tổng số thương binh.
9


STT

Nội dung
12.140

Ý nghĩa
- 12.140: Tổng số liệt sĩ.

577


- 577: Tổng số Bà mẹ Việt Nam anh hùng.

35

- 35: Tổng số Anh hùng LLVT nhân dân.

11

- 11: Tổng số tướng lĩnh các LLVT Việt Nam là người Bạc
Liêu

4. Hệ thống cây xanh: Công trình hệ thống cây xanh khu vực Quảng trường
là điểm nhấn cho khu trung tâm hành chính tỉnh. góp phần đưa thành phố Bạc Liêu
trở thành đô thị loại II vào năm 2014, thành phố Bạc Liêu “xanh - sạch - đẹp và văn
minh”.
- Dọc 2 biên Quảng trường trồng 02 hàng cây cổ thụ, tán lá rộng, gồm: Hàng
cây phía ngoài: Trồng xen kẽ cây Đa lộc vừng, biểu thị cho sự “đại lộc” sự thịnh
vượng của Bạc Liêu; số lượng 54 cây biểu thị cho 54 dân tộc anh em trên đất nước
Việt Nam. Ngoài ra, còn trồng 39 cây Phượng Vĩ biểu trưng cho 39 năm giải phóng
miền Nam thống nhất đất nước (lấy dấu mốc 1975 - 2014 là năm khánh thành
Quảng trường).
- Xung quanh công trình Biểu tượng tỉnh Bạc Liêu trồng các loại hoa tượng
trưng cho 4 mùa (Huỳnh Anh vàng; Bông trang đỏ; Mai Vạn Phúc trắng; Hoa
chiều tím).
5. Biểu tƣợng kết nghĩa Bạc Liêu - Ninh Bình: Gồm 02 hạng mục chính:
- Phần hồ nước Biểu tượng với diện tích 176 m2, trên hồ là 03 vòm cong liên
kết với nhau, 03 vòm cong tượng trưng cho sự trùng trùng, điệp điệp, hùng vĩ của
thiên nhiên Ninh Bình hòa quyện với những ruộng muối đặc trưng của Bạc Liêu,
thể hiện sự đoàn kết, gắn bó keo sơn qua bao tháng năm không hề phai nhạt.
- 03 khối đá được lấy từ đá chân châu của tỉnh Ninh Bình thể hiện núi sông

Ninh Bình và ruộng lúa Bạc Liêu. Chất liệu đá gợi lên ý niệm và liên tưởng về sự
vĩnh cửu. Sự kết hợp 03 khối đá gợi nên câu thơ: “ Một cây làm chẳng nên non - Ba
cây chụm lại nên hòn núi cao”, thể hiện sự đoàn kết, gắn bó giữa hai tỉnh kết nghĩa
ở hai đồng bằng của hai đầu đất nước... Mặt sau của khối đá cao nhất khắc thông
điệp về sự kiện kết nghĩa Bạc Liêu - Ninh Bình.
Công trình Biểu tượng kết nghĩa Bạc Liêu - Ninh Bình thể hiện truyền thống
gắn bó keo sơn giữa 02 Đảng bộ và nhân dân 02 tỉnh Bạc Liêu - Ninh Bình; đồng
thời, nhằm củng cố, thắt chặt hơn nữa tình đoàn kết giữa Đảng bộ, chính quyền và
nhân dân 02 tỉnh trong giai đoạn trước mắt và lâu dài.
III. CÁC CÔNG TRÌNH XUNG QUANH QUẢNG TRƢỜNG (04 công
trình):
1. Trung tâm Triển lãm Văn hóa - Nghệ thuật và Nhà hát Cao Văn Lầu:
Thiết kế gồm 03 khối nhà chính (Khối nhà hát, nhà trưng bày và Trung tâm
Hội nghị); kiến trúc công trình hình 03 chiếc nón lá đan xen nhau, với các cao độ
10


(so với cote vỉa hè) giảm dần từ 24.75m - 21.85m - 19.45m. Các khối nón lá quay
về các phía trục đường chính có khối đế hình tròn được liên kết với hồ nước và các
sảnh đón tạo nét mềm mại và sinh động.
- Với hình ảnh chiếc nón lá thân quen đối với người dân Việt Nam thể hiện
sự gần gũi, gắn bó và là vẻ đẹp bình dị mang dáng dấp hồn quê Việt Nam. Nón lá
được xem như một trong những biểu trưng văn hóa của dân tộc Việt Nam. Hình
ảnh 3 chiếc nón chụm vào nhau thể hiện tình yêu thương gắn bó nâng niu che chở
cho nhau như người cha, người mẹ và người con trong một gia đình - ba dân tộc
trên mảnh đất Bạc Liêu – ba miền Bắc, Trung, Nam trên đất nước Việt Nam; gợi sự
liên tưởng đến thế “kiềng ba chân” thể hiện sự đoàn kết “3 cây chụm lại nên hòn
núi cao”, sự vững chắc và là sức mạnh nội sinh của dân tộc ẩn bên trong của sự
mảnh mai bền bỉ.
- Công trình này là vườn ươm các tài năng nghệ thuật của tỉnh nhà; nơi giới

thiệu, trưng bày, triển lãm các thành tựu văn hóa, văn học - nghệ thuật của tỉnh
trong tiến trình phát triển; nơi diễn ra các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, sáng tác,
thể nghiệm cái mới và đặc biệt hơn nữa là nơi diễn ra các hoạt động giao lưu văn
hóa, hội nghị mang tầm khu vực, quốc gia và quốc tế.
2. Đài tƣởng niệm các anh hùng liệt sĩ:
Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ có bố cục tổng thể là một ngôi sao màu
đen “đậu” trên nền cỏ xanh. Hình ảnh này thể hiện: Những người con ưu tú của quê
hương đã ngã xuống vì độc lập, tự do của Tổ quốc và đã trở về trong vòng tay của
Đất Mẹ.
- Năm cánh sao như lá cờ Tổ quốc tượng trưng cho đội ngũ những người
con của mọi miền đất nước về đây chiến đấu và đã hi sinh; thác nước chảy tụ về
một điểm, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn, lá rụng về cội”,
- Khối tháp là hình tượng cây tre vót nhọn - vũ khí thô sơ đã cùng với người
Việt Nam bảo vệ giang sơn, đánh đuổi quân thù. Khối tháp cao thể hiện sự tôn
nghiêm, tôn kính với những chiến sĩ bất khuất; cũng thể hiện khí phách hiên ngang
của các anh hùng, liệt sĩ: các anh đã an nghỉ trong lòng Đất Mẹ nhưng khí phách
vẫn hiên ngang.
- Nền sảnh đón, hành lang lát đá màu đỏ nhằm tôn lên sự tôn nghiêm khi
khách đến thăm viếng.
- Cảnh quan xung quanh là những hàng tre bao bọc, tạo nên không gian
riêng tách biệt với ồn ào phố xá bên ngoài, gây ấn tượng về một không gian tâm
linh và tôn nghiêm.
- Khu trước đường dẫn vào Đài tưởng niệm là hàng cây sứ trắng ngát hương
thể hiện sự tĩnh lặng, trầm mặc, tưởng nhớ những người con ưu tú của quê hương,
đất nước.
- Đêm về, ánh sáng xung quanh lối đi là ánh sáng nhẹ, hắt từ chân đồi lên,
tạo cảm giác khối tháp như được tôn cao thêm, và trên đỉnh tháp có ngôi sao với
ánh sáng hắt từ phía sau tạo cảm giác ngôi sao như lơ lửng, bay bổng trên không.
Sự kết hợp của ánh sáng hắt lên từ thác và bụi nước tung lên sẽ tạo nên không gian
11



mờ ảo, tạo không khí linh thiêng. Trên nhạc nền “Hồn sĩ tử” hòa quyện cùng âm
thanh của thác nước khi đến gần, mang đến cho khách thăm viếng cảm giác xúc
động, bùi ngùi, tôn kính với những người đã khuất. Tất cả tạo nên hiệu ứng một
gạch nối giữa hiện thực và chốn vĩnh hằng, nơi an nghỉ của các Anh hùng liệt sĩ...
Nhằm tưởng nhớ đến các anh hùng liệt sĩ quả cảm, gan dạ, bất khuất đã hy
sinh vì lý tưởng cách mạng và độc lập dân tộc, để tri ân các anh hùng liệt sĩ đã hy
sinh trong cuộc đấu tranh chống thực dân pháp và đế quốc Mĩ xâm lược, giành độc
lập giải phóng dân tộc. Bên cạnh đó, nhằm giáo dục lòng yêu nước, truyền thống
đấu tranh cách mạng trung dũng, kiên cường của cha anh đi trước cho các tầng lớp
nhân dân, nhất là thế hệ trẻ hôm nay và mai sau của tỉnh nhà; Tỉnh ủy, UBND tỉnh
đã giao cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch làm chủ đầu tư để thực hiện công
trình xây dựng Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ.
3. Tƣợng đài sự kiện Mậu Thân 1968:
Tượng đài sự kiện Mậu Thân 1968 là sự chắt lọc ý tưởng về những sự kiện
tiêu biểu diễn ra trên vùng đất Bạc Liêu trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy năm
Mậu Thân 1968.
- Phần cao nhất của Tượng đài là lá cờ Tổ Quốc được thể hiện cách điệu, bay
bổng, thể hiện khát vọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và thể hiện ý
tưởng Tổ Quốc ghi công các anh hùng liệt sĩ.
- Tiếp theo là nhóm các chiến sĩ: có người đã hi sinh, có người bị thương;
những người còn lại với tinh thần “người trước ngã xuống, người sau tiếp bước tiến
lên”… với những động tác, cử chỉ của các chiến sĩ được nghiên cứu một các kỹ
lưỡng từ thực tế trong chiến đấu, tạo nên nét chân thực, sinh động.
Những chi tiết khác được bố trí trên tượng đài đều mang ý nghĩa nhất định,
như tấm tranh tết đặt dưới chân các chiến sĩ có hàng chữ “Tết Mậu Thân 1968”
hình ảnh pháo tết nổ và cành hoa mai tượng trưng cho mùa xuân Mậu Thân 1968 thời điểm bắt đầu cuộc tổng tiến công và nổi dậy trên toàn miền Nam, đánh vào sào
huyệt kẻ thù.
- Bệ tượng được tạo hình như một cuốn sách lịch sử đang mở, trên đó có bài

văn bia ghi lại nội dung sự kiện Mậu Thân 1968 và danh sách các anh hùng liệt sĩ
đã hi sinh trong 03 đợt của cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968.
Nhằm ghi lại thời khắc, dấu ấn lịch sử hào hùng của tỉnh Bạc Liêu trong
công cuộc đấu tranh chống đế quốc Mĩ xâm lược, giành độc lập dân tộc, đồng thời
tưởng nhớ, tri ân vô hạn đến các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong trận đánh Mậu
Thân năm 1968 tại thị xã Bạc Liêu, đồng thời để tiếp tục giáo dục lòng yêu nước,
truyền thống đấu tranh cách mạng trung dũng, kiên cường của cha anh đi trước cho
các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ hôm nay và mai sau của tỉnh nhà; Tỉnh ủy,
UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch lập dự án xây dựng Tượng
đài sự kiện Mậu Thân 1968 tỉnh Bạc Liêu.
Phần 3
CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA VÀ KHU ĐIỂM DU LỊCH
TIÊU BIỂU CỦA TỈNH
(sử dụng tài liệu trong sổ tay du lịch sẽ xuất bản mới)
12


13


14



×