Tải bản đầy đủ (.doc) (222 trang)

SINH HỌC 12 GIÁO ÁN PHAT TRIỂN NĂNG LỰC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.72 MB, 222 trang )

Ngày soạn: ..........................
Ngày dạy: ............................Tiết ........ Lớp ........... Sĩ số ............ Vắng .............................
PHẦN V- DI TRUYỀN HỌC
Chương I: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Tiết 01- Bài 1: GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
* Kiến thức:
- Phát biểu được khái niệm gen, nhận biết được cấu trúc chung của gen.
- Nêu được khái niệm và các đặc điểm chung của mã di truyền.
- Từ mô hình nhân đôi ADN, mô tả được các bước của quá trình nhân đôi ADN làm cơ sở
cho sự tự nhân đôi NST.
- Vận dụng giải được một số bài tập đơn giản về ADN và quá trình nhân đôi, mã di
truyền
* Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp và tư duy lôgic.
- Rèn luyện kĩ năng lập luận và tính toán.
- Kĩ năng thể hiện sự lắng nghe tích cực, tự tin khi trình bày ý kiến, ý tưởng trước nhóm,
tổ, lớp, thầy cô.
- Kĩ năng hợp tác, quản lý thời gian và đảm nhận trách nhiệm trong hoạt động nhóm.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về gen, mã di truyền và cơ chế nhân đôi AND.
* Thái độ:
- Cung cấp cho học sinh những hiểu biết về gen để từ đó có thái độ bảo vệ môi trường,
bảo vệ động - thực vật có vốn gen quý hiếm.
2, Các năng lực và phẩm chất hình thành cho học sinh.
- Thông qua hoạt động khởi động, thảo luận nhóm, chơi trò chơi giúp HS hình thành kĩ
năng giao tiếp.
- Trong quá trình hoạt động tham quan gian phòng triển lãm sẽ giúp học sinh phát triển
năng lực tự học và khai thác xử lý thông tin, năng lực hợp tác, năng lực lắng nghe tích
cực. Kĩ năng quản lí thời gian.
- Trong quá trình đàm thoại, trả lời các câu hỏi học sinh sẽ phát triển được kĩ năng trình


bày, suy nghĩ và ý tưởng, lắng nghe tích cực, phản hồi thông tin.
- Yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ, chăm sóc cây xanh.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Nghiên cứu tài liệu, sách giáo khoa, thiết kế các hoạt động dạy học.
- Giáo án thể hiện tiến trình hoạt động dạy học rõ ràng cụ thể.
- Sách giáo khoa, sách bài tập, sách di truyền I.
- Mô hình cấu trúc ADN, cấu trúc chung của 1 gen.
- Video quá trình nhân đôi ADN
- Máy chiếu powerpoint
- Ảnh hỗ trợ bài dạy
- Phiếu học tập: Phiếu chuẩn bị bài ở nhà
2. Chuẩn bị của học sinh:


- Sách giáo khoa lớp 12, vở ghi, bút, sáp màu
- Cá nhân hoàn thành hiếu học tập được giao về nhà.
- Đọc trước bài 1 và các nhóm chuẩn bị nội dung, thiết bị, mẫu vật trước theo yêu cầu của
giáo viên.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
1. Kiểm tra bài cũ:
Không kiểm tra bài cũ mà giới thiệu chương trình học.
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Mục tiêu.
- Tạo tình huống có vấn đề khiến học sinh tò mò thắc mắc tại sao mình có những điểm
giống bố, mẹ, anh chị em trong nhà... và có nhu cầu tìm hiểu câu trả lời.
2. Nội dung.
- Ghép tranh và vấn đáp
3. Kĩ thuật tổ chức

* Phương pháp - Kĩ thuật: Trực quan kết hợp vấn đáp.
* Phương tiện: Bộ ảnh sưu tầm hỗ trợ giảng
- Tổ chức hoạt động:

GV: Hỏi một hai đến ba học sinh xem em giống ai trong nhà?
HS: Bố, mẹ, ông, bà...
GV: Vậy tại sao chúng ta lại có những đặc điểm giống ai đó trong nhà như vậy?
HS: Do di truyền.
GV: Vậy sự di truyền những đặc điểm từ thế hệ này sang thế hệ khác như thế nào?
HS: Gần như học sinh sẽ trả lời không rõ ràng chung chung là do gen?
GV: Vậy để biết được những đặc điểm mà ta giống bố mẹ được di truyền như thế nào?
thì sau bài học ngày hôm nay cô tin các bạn sẽ có câu trả lời.
BÀI 1: GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN


HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
* Hoạt động 1: Hình thành kiến thức về gen.
1. Mục tiêu
- Từ việc tái hiện kiến thức cũ học sinh tự hình thành được khái niệm về gen.
- Thông qua nội dung tự nghiên cứu ở nhà nắm rõ chính xác cấu trúc chung của một gen
2. Nội dung
- Khái niệm về gen và phân loại gen.
- Cấu trúc chung của 1 gen.
3. Kĩ thuật tổ chức
* Phương pháp- Kĩ thuật: Diễn giải kết hợp tự nghiên cứu , thảo luận cặp nhóm
* Phương tiện:

- Sơ đồ hình vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ của các quá trình và
các đại phân tử
Nhân đôi

P.mã
GEN = ADN

D.mã
ARN


Prôtêin

Tính trạng

Pôlypeptit
* Tổ chức hoạt động:
GV: Vẽ sơ đồ và yêu cầu học sinh quan sát hình và trả lời các câu hỏi sau:
1, Quan sát hình hãy cho biết bản chất của gen là gì?
2, Sản phẩm của gen là gì?
3, Chức năng của gen là gì?
HS:Quan sát và hoàn thành nhiệm vụ được giao trả lời 3 câu hỏi giáo viên vừa đưa ra (03
phút thảo luận nhóm theo bàn).
GV: Gọi một nhóm bất kì báo cáo kết quả thảo luận và thống nhất của nhóm.
HS:
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận
- Các nhóm khác đánh giá báo cáo của nhóm đại diện và có ý kiến đóng góp, bổ sung.
GV: Đánh giá kết quả thảo luận của HS và chuẩn hóa kiến thức.
GV: Giới thiệu qua cấu trúc chung của một gen.
HS: Lắng nghe lĩnh hội tri thức
4. Sản phẩm của học sinh
- Học sinh hình thành được khái niệm về gen
- Lấy được ví dụ minh họa.
- Biết được cấu trúc chung của 1 gen

TTMH
chuỗi polypeptit
Gen = AND
Pt ARN
- Có 2 loại gen: gen ĐH ( hình thành nên Pr) và gen cấu trúc( hình thành tt)
2. Cấu trúc của gen:
3'
5' ( mạch mã gốc)
Vùng kđ
Vùng MH
Vùng KT
KĐ& ĐH- P mã TTMH aa Tín hiệu KT Pmã


5'

3' ( mạch Bổ

sung)
* Lưu ý:
- Tất cả các gen giống nhau ở vùng đh và vùng kt và khác ở vùng mã hóa
+ Ở svns: Tất cả các Nu đều tham gia mã hóa aa gọi là gen ko phân

mảnh
E
E
E
E
+ Ở svnt: Gen phân mảnh xen kẽ giữa các đoạn mã hóa aa ( Êxôn) với các đoạn ko


mã hóa aa ( Intron)
E
I
E
I
- 1 gen Lúc nào cũng bắt đầu bằng đoạn êxôn
Như vậy ta có thể thấy gen mang thông tin di truyền- vậy TT di truyền được
truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác nhờ cái gì? và truyền như thế nào?thì chúng ta
cùng nhau tìm hiểu phần tiếp theo.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về mã di truyền.
1. Mục tiêu
- Thông qua sơ đồ các quá trình phiên mã dịch mã học sinh hình thành khái niệm mã di
truyền là gì?
- Thông qua bảng mã di truyền học sinh tự rút ra được đặc điểm của mã di truyền, số bộ
ba, số bộ ba mã hóa, số bộ ba kết thúc, mã mở đầu mã kết thúc.
2. Nội dung
- Mã di truyền.
- Đặc điểm của mã di truyền.
3. Kĩ thuật tổ chức
* Phương pháp- Kĩ thuật: Tự nghiên cứu học liệu và sách giáo khoa kết hợp thảo luận
nhóm ( Chia 4 nhóm).
* Phương tiện:
- Sơ đồ các quá trình phiên mã dịch mã.
T A X
XXT
GXA
GAT
ATA

3’


5’

ADN
AU G

GGA

XG U

X UA

U AA

ARN
Pôlypettit
aa Mêtiônin
aa Glyxin
aa Acginin
aa Lơxin
KT
- Bảng 1 mã di truyền SGK (Trang 8).
* Tổ chức hoạt động:
GV: Vẽ sơ đồ và yêu cầu học sinh quan sát hình và trả lời các câu hỏi sau:
1, Quan sát hình và nghiên cứu sách giáo khoa hãy cho biếtmã di truyền là gì?
2, Nghiên cứu bảng 1 mã di truyền chỉ ra:
- Có bao nhiêu mã di truyền?
- Có bao nhiêu bộ ba mã hóa aa?
- Có bao nhiêu bộ ba làm nhiệm vụ kết thúc?



3, Lập luận nghiên bảng và kết hợp SGK cho biết các đặc điểm của mã di truyền?
HS: Quan sát và hoàn thành nhiệm vụ được giao trả lời nội dung câu hỏi giáo viên vừa
đưa ra (05 phút thảo luận nhóm theo bàn).
GV: Gọi cá nhân học sinh sau khi thảo luận bản thân lĩnh hội báo cáo kết quả.
HS: Học sinh hoạt động cá nhân và các học sinh còn lại bổ sung hoặc có ý kiến khác
GV: Đánh giá kết quả thảo luận của HS và chuẩn hóa kiến thức.
HS: Lắng nghe lĩnh hội tri thức
4. Sản phẩm của học sinh
- Hình thành được khái niệm mã di truyền
- Rút ra được đặc điểm của mã di truyền
* Khái niệm:
- Mã di truyền là trình tự các nucleôtit trong gen qui định trình tự các axit amin trong
phân tử prôtêin
+ Mã di truyền là mã bộ ba
+ Trong 64 bộ ba thì có 3 bộ ba không mã hóa aa.
+ 3 bộ kết thúc: UAA, UAG, UGA, -> qui định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã.
+ 1 bộ mở đầu: AUG -> qui định điểm khởi đầu dịch mã và qui định aa metionin (SV
nhân thực), foocmin metionin (SV nhân sơ).
* Lưu ý : Có tất cả 64 bộ ba nhưng chỉ có 61 bộ ba thực hiện mã hóa các aa.
* Đặc điểm của mã di truyền:
- MDT được đọc từ 1 điểm XĐ theo từng bộ ba Nucleotit liền kề, không gối lên nhau.
- MDT có tính phổ biến: Tất cả các loài đều có chung một bộ mã di truyền.
- MDT có tính đặc hiệu: 1 bộ ba chỉ mã hoá cho 1 loại aa.
- MDT có tính thoái hoá: Nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho 1 loại aa, trừ AUG và
UGG).
* Hoạt động 3: Tìm hiểu quá trình nhân đôi ADN( Tự sao)
1. Mục tiêu
- Thông qua quan sát đoạn video học sinh rút ra được các bước diễn biến quá trình nhân
đôi, thành phần tham gia quá trình nhân đôi, kết quả của quá trình nhân đôi.

2. Nội dung
- Quá trình diễn biến, thành phần tham gia và kết quả của quá trình nhân đôi
3. Kĩ thuật tổ chức
* Phương pháp- Kĩ thuật: Tự nghiên cứu học liệu video và sơ đồ kết hợp SGK.
* Phương tiện:
- Video quá trình nhân đôi ADN và kết hợp sơ đồ.


* Tổ chức hoạt động:
GV: Quan sát video quá trình nhân đôi ADN ghi nhớ lại diễn biến, thành phần tham gia
và kết quả của quá trình nhân đôi ADN dựa trên câu hỏi sau:
HS: Quan sát video ghi nhớ và trả lời câu hỏi hoạt động cá nhân.
GV: Yêu cầu học sinh 2 bàn hợp 1 nhóm để thống nhất bổ sung nội dung câu trả lời.
HS: Thảo luận thống nhát hoàn chỉnh nội dung câu hỏi của đại diện trả lời khi giáo viên
yêu cầu.
GV: Đánh giá kết quả hoạt động của các nhóm
1, Quá trình nhân đôi ADN diễn ra ở đâu?
- Ở tbns: Xảy ra ở TBC (Plasmit)- vi khuẩn
- Ở tbnt:xảy ra ở: Nhân TB, ti thể và lục lạp
- Thời điểm: Tại pha S (Kì trung gian giữa 2 lần phân bào) của chu kì tế bào. khi đó NST
ở trạng thái dãn xoắn cực đại
2, Liệt kê các hành phần tham gia quá trình nhân đôi ADN?
- 1 đoạn phân tử ADN
- Enzim cắt helicaza, enzim nối ligaza
- Nuclêôtit tự do
- ADN polymeaza
3, quá trình nhân đôi ADN được thực hiện theo những nguyên tắc nào?
- Nguyên tắc bổ sung: A=T; G=X
- Nguyên tắc bán bảo toàn hay còn gọi nguyên tắc giữ lại 1 nửa: một mạch là của mẹ
mạch mới được tổng hợp từ nucleotit tự do

4, Kết quả của quá trình nhân đôi?
- Từ 1 phân tử DAN mẹ ( ban đầu) cho 2 ADN con giống nhau và giống hệt ADN mẹ
- Trong đó mỗi ADN con có 1 mạch là của mẹ mạch còn lại là mới được tổng hợp.
5, Hãy môt tả diễn biến của quá trình nhân đôi ADN
4. Sản phẩm của học sinh
Mô tả được diễn biến của quá trình nhân đôi
*Bước 1: Tháo xoắn ADN: Nhờ enzim Heliaza làm đứt các liên kết hiđrô tạo chạc chữ Y
*Bước 2: Tổng hợp các mạch ADN mới: Thực hiện theo NTBS ( A=T; G=X):
- Mạch mã gốc( 3’→5’) thì tổng hợp nên ADN mới liên tục.
- Mạch bổ sung ( 5’→3’) thì tổng hợp ngắt quãng tạo thành các đoạn Okazaki. Sau đó
nhờ enzim nối ligaza nối các các đoạn Okazaki lại với nhau.


*Bước 3: Hai phân tử ADN mới: được tạo thành theo NTBBT ( giữ lại một nửa): một
mạch của ADN con là của mẹ mạch còn lại là mạch mới được tổng hợp từ môi trường nội
bào. Do vậy 2 ADN con giống nhau và giống hệt mẹ.
HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ VÀ LUYỆN TẬP
* Củng cố
* GV: Nhấn mạnh trọng tâm của bài cho học sinh:
- Chỉ ra điểm khác nhau cơ bản giữa gen ở SVNS và gen ở SVNC
- Phân tích được các đặc điểm của mã di truyền.
- Trình bày được thời điểm, thành phần, diễn biến, kết quả của quá trình nhân đôi
* Chú ý bổ sung kiến thức ADN
- Thành phần : O, N, H, P, C.
- Cấu tạo: - Đại phân tử cấu tạo theo nguyên tắc đa phân
- Đơn phân là các Nucleotit ( A, T, G, X ). Các Nu liên kết với nhau theo
NTBS ( A= T, G= X). 1 Nu gồm 3 phần: + 1 pt H3PO4
+ 1 pt đường deoxy (C5H10O4)
+ 1 trong 4 loại bazo nitơ
- ADN có CT xoắn kép gồm 2 mạch polypeptit song song và có chiều ngược nhau

+ Mạch 3'- 5': mạch mã gốc mang TTDT
+ Mạch 5'- 3': mạch bổ sung
(ADN tồn tại 1 mạch ở vi rut và thể ăn khuẩn, tồn tại dạng mạch vòng khép kín ở vi
khuẩn, lạp thể, ti thể)
- Chức năng:
+ Mang, bảo quản, truyền đạt TTDT.
+ ADN mang tính đặc trưng và đa dạng: bởi số lượng, thành phần,trình tự của các Nu
+ ADN bền vững, mềm dẻo: bởi bền vững do LK HT giữa các Nu trên cùng 1 mạch là
LK bền vững, mềm dẻo do các nu của 2 mạch liên kết với nhau bằng liên kết hidro là iên
kết yếu nhưng số lượng lớn nên tạo sự mềm dẻo trong cấu trúc
- ADN được cấu tạo theo 2 nguyên tắc: NTĐP, NTBS
- Tái bản ADN được thược hiện theo 2 nguyên tắc; NTBS, NTBBT(giữ lại 1 nửa)
- ADN có 2 loại LK: hidro, HT
( A lk với T
2 LK )
( G lk với X
3 LK )
-LKHT- photphodiestes: là lk giữa C5 của pt đường của Nu này với pt H3PO4 của Nu kia(
nuclêôtit)
* Luyện tập
Bài 1: Điền vào chỗ trống:
Gen là ........mang thông tin mã hóa cho ........ hay một phân tử ARN.
Bài 2: Tại sao nói mã di truyền là mã bộ ba?
Gợi ý: (Trong ADN chỉ có 4 loại nu nhưng trong prôtêin lại có khoảng 20 loại a.a)
+ Nếu 1 nu mã hoá 1 a.a thì có 41 =4 tổ hợp chưa đủ để mã hoá cho 20 a.a
+ Nếu 2 nu mã hoá 1 a.a thì có 42= 16 tổ hợp
+ Nếu 3 nu mã hoá 1 a.a thì có 43= 64 tổ hợp thừa đủ để mã hoá cho 20 a.a
Bài 3: Tại sao mạch mới tổng hợp trên mạch khuôn có chiều 5’- 3’ lại tổng hợp giãn
đoạn?



* Gợi ý: Do cấu trúc của phân tử ADN là đối song song, mà E ADN polimeraza chỉ tổng
hợp mạch mới theo chiều 5’→ 3 cho nên chúng tổng hợp gián đoạn sau đó cắt đầu 3’
của đoạn okazaki rồi nói lại để đảm bảo 2 mạch của phân tử DAN đối song song.
HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG VÀ VẬN DỤNG
1, Quá trình nhân đôi ADN có ý nghĩa như thế nào?
- Truyền thông tin di truyền trong hệ gen từ TB này sang TB khác, từ thế hệ này sang thế
hệ khác, đảm bảo cho sự sống được duy trì liên tục, mỗi loài có một bộ gen đặc trưng và
tương đối ổn định.
2, Sự đa dạng của gen chính là đa dạng di truyền (đa dạng vốn gen). Chúng ta cần
có ý thức để bảo vệ nguồn gen, đặc biệt nguồn gen quý. Vậy chúng ta phải làm gì?
- Bảo vệ nguồn gen, đặc biệt nguồn gen quý bằng cách bảo vệ, nuôi dưỡng, chăm sóc
ĐV- TV quý hiếm.
HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ
- Bài tập: về nhà làm các bài tập: 1,2,6,8 trong sách bài tập sinh học 12 phần bài tập tự
giải trang 9+ 10
- Đọc “ Bài 2: Phiên mã và dịch mã”


Ngày soạn: ...............................
Ngày dạy: ................................ Tiết ........ Lớp ........... Sĩ số ............ Vắng ........................
Tiết 02- Bài 2. PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS nêu được khái niệm phiên mã, dịch mã, pôliribôxôm.
- Trình bày được những diễn biến chính của phiên mã, dịch mã.
- Nêu được một số đặc điểm phiên mã ở tế bào nhân thực khác với tế bào nhân sơ.
- Vận dụng giải bài tập tính toán.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp và tư duy lôgic, kĩ năng

tính toán giải bài tập sinh học.
- Thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp
- Tìm kiếm và xử lí thông tin để tìm hiểu về cơ chế của hiện tượng đột biến gen
- Lắng nghe tích cực, trình bày ý tưởng, cách ứng xử với bạn bè thầy cô
3. Thái độ:
- HS có quan niệm đúng đắn về tính vật chất của hiện tượng di truyền, có cái nhìn khách
quan khoa học về sự di truyền trong sinh giới.
2, Các năng lực và phẩm chất hình thành
- Thông qua hoạt động khởi động, thảo luận nhóm, chơi trò chơi giúp HS hình thành kĩ
năng giao tiếp.
- Trong quá trình hoạt động tham quan gian phòng triển lãm sẽ giúp học sinh phát triển
năng lực tự học và khai thác xử lý thông tin, năng lực hợp tác, năng lực lắng nghe tích
cực. Kĩ năng quản lí thời gian.
- Trong quá trình đàm thoại, trả lời các câu hỏi học sinh sẽ phát triển được kĩ năng trình
bày, suy nghĩ và ý tưởng, lắng nghe tích cực, phản hồi thông tin.
- Yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ, chăm sóc cây xanh.


II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Phương tiện: + Video về quá trình phiên mã và dịch mã
+ PHT,bảng phụ.
+ Giáo án, sách giáo khoa, sách bài tập, sách di truyền I.
+ Máy chiếu powerpoint ( video quá trình phiên mã và dịch mã).
2. Chuẩn bị của học sinh:
- SGK, sách bài tập
- Đọc trước bài ở nhà, xem lại những kiến thức về gen ở sinh học lớp 10.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Kiểm tra bài cũ :
2. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Mục tiêu.
- Tạo tình huống có vấn đề khiến học sinh tái hiện một phần kiến thức cũ đã học ở sinh
sinh học 9 về phiên mã và dịch mã và đặt câu hỏi ARN và Protein được tạo ra như thế
nào? thông qua quá trình nào? diễn biến ra sao
2. Nội dung.
- Quan sát sơ đồ và trả lời câu hỏi của giáo viên
3. Kĩ thuật tổ chức
* Phương pháp - Kĩ thuật: Trực quan kết hợp vấn đáp.
* Phương tiện: Bộ ảnh sưu tầm hỗ trợ giảng
- Tổ chức hoạt động:
* Cơ chế phân tử của hiện tượng di truyền:
Phiên mã
ADN
x2

dịch mã
mARN

Pr →Tính trạng

GV: Quan sát sơ đồ cơ chế phân tử của hiện tượng di truyền.
HS: Lắng nghe phần hướng dẫn thyêt minh về sơ đồ của giáo viên.
GV: Thông qua sơ đồ các em hãy cho biết sơ đồ thể hiện những quá trình nào? sản phảm
của các quá trình đó?
HS: Quá trình nhân đôi (ADN), phiên mã (ARN), dịch mã (PRÔTÊIN)
GV: Quá trình này diễn ra như thế nào bạn nào có thể mô tả được?
HS: Một hai em mô tả bằng cách tái hiện kiến thức cũ.
GV: Như vậy các bạn có thông qua hai bạn vừa mô tả cô thấy rằng quá trình kiến thức
về diễn biến của các quá trình này các bạn có nhớ nhưng chưa đầy đủ vậy hôm nay cô

trò chúng ta cùng đến rạp chiếu phim tìm hiểu quá trình này nha.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
1. Mục tiêu
- Tái hiện cấu trúc các loại ARN( mARN, rARN, tARN) thông qua trò chơi ghép mô hình
tạo cấu trúc các loại ARN.
- Thông qua xem video học sinh biết được các thành phần tham gia quá trình phiên mã ,
dịch mã, đồng thời sau khi xem xong học mô tả được diễn biến của các quá trình đó


- thông quá các hoạt động trò chơi giúp học sinh khắc sâu kiến thức.
2. Nội dung
- Cấu trúc các loại ARN
- Diễn biến quá trình phiên mã dịch mã
3. Kĩ thuật tổ chức
* Phương pháp- Kĩ thuật: Tự nghiên cứu kết hợp với thảo luận nhóm
* Phương tiện:
- Mô hình cấu trúc các loại ARN
- Vieo quá trình phiên mã dịch mã
- Phiếu học tập
- Bảng phụ
- * Tổ chức hoạt động:
GV: Yêu cầu học sinh lấy giấy bút ra hoạt động cá nhân các em hãy xem đoạn video sau
và xác định các nội dung sau:
1, đoạn video một là nói về quá trình nào?
2, Hãy liệt kê các thành phần tham gia quá trình phiên mã?
HS: Vừa xem vừa ghi lại những thành phần mà các em nghe thấy nhìn thấy trong đoạn
video.
GV:
- Sau khi xem xong đoạn video từ sản phẩm của các cá nhân các bạn hãy chia thành các
nhóm nhỏ thảo luận bổ sung đầy đủ các thành phần tham gia quá trình.

- Từ sản phẩm của nhóm kết hợp sách giáo khoa học sinh sắp xếp và mô tả lại diễn biến
của quá trình đó.
HS: Thảo luận nhóm sau đó cửa đại diện trình bày mô tả diễn biến phiên mã dịch mã
các nhóm còn lại theo dõi lắng nghe chỉnh sửa bổ sung cho nhóm bạn
GV: Đánh giá kết quả thảo luận của HS và chuẩn hóa kiến thức.
GV: Sau khi chuẩn hóa kiến thức giáo viên giới thiệu về phân tử

ARN
Loại
Mục
Cấu
trúc

Chức
năng

ARN vận chuyển
(tARN)

ARN thông tin
(mARN)

ARN ribôxôm
(rARN)

- Cấu trúc: Mạch
đơn, tự xoắn, có cấu
trúc 3 thùy, đầu 3’
mang axit amin có 1
bộ ba đối mã đặc

hiệu.
- Chức năng: Mang
axit amin tới
ribôxôm, tham gia
dịch thông tin di
truyền.

- Cấu trúc: Mạch đơn
thẳng, đầu 5’ có t
ình tự nu đặc hiệu nằm gần
côđôn mở đầu để ribôxôm
nhận biết và gắn vào.

- Cấu trúc: Mạch đơn
nhưng có nhiều vùng
ribôxôm liên kết với
nhau tạo thành vùng
xoắc cục bộ

- Chức năng: Dùng làm
khuôn cho dịch mã.

- Chức năng
Kết hợp với prôtêin
cấu tạo ribôxôm.

HS: Lắng nghe lĩnh hội tri thức
4. Sản phẩm của học sinh
sản phẩm 1: quá trình phiên mã
a. Khái niệm.


sản phẩm 2: quá trình dịch mã
1. Khái niệm.


- Phiên mã là quá trình tổng hợp ARN trên
mạch khuôn ADN.
- Quá trình phiên mã diễn ra ở trong nhân tế
bào, tại kì trung gian giữa 2 lần phân bào, lúc
NST tháo xoắn.
b. Cơ chế phiên mã
* Tháo xoắn ADN : Enzim ARN pôlimeraza
bám vào vùng khởi đầu làm gen tháo xoắn để
lộ mạch khuôn 3’→ 5’.
* Tổng hợp ARN:
+ Enzim ARN pôlimeraza trượt dọc mạch mã
gốc 3’→5’ tổng hợp ARN theo nguyên tắc bổ
sung (A=U, G=X) cho đến khi gặp tính hiệu
kết thúc.
* Giai đoạn kết thúc: Phân tử mARN có chiều
5’→3’ được giải phóng. Sau đó 2 mạch của
ADN liên kết lại với nhau.
*Lưu ý:
+ Ở TB nhân sơ, mARN sau phiên mã được
trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp protein
+ Còn ở TB nhân thực tạo ra mARN sơ khai
gồm các êxôn và các intron. Các intron được
+ Loại bỏ để tạo thành mARN trưởng thành
chỉ gồm các êxôn tham gia quá trình dịch mã.


- Dịch mã là quá trình chuyển tổng hợp
prôtêin.
- Dịch mã là giai đoạn kế tiếp sau phiên
mã, diễn ra ở tế bào chất.
2. Diễn biến của cơ chế dịch mã.
a. Hoạt hóa aa.
E
Sơ đồ hóa: aa + ATP→ aa-ATP → phức
hợp aa -tARN.
( Hoạt hóa)
b. Tổng hợp chuỗi pôlipeptit.
- Mở đầu( hình 2.3a )
- Bước kéo dài chuỗi pôlipeptit( hình
2.3b)
- Kết thúc ( Hình 2.3c )
+Mỗi phân tử mARN có thể tổng hợp từ
1 đến nhiều chuỗi polipeptit cùng loại rồi
tự hủy. Các ribôxôm được sử dụng qua
vài thế hệ tế bào
- Trên mỗi phân tử mARN thường có một
số ribôxôm cùng hoạt động gọi là
pôliribôxôm.

HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ VÀ LUYỆN TẬP
* Củng cố
- GV: Nhấn mạnh trọng tâm của bài cho học sinh:
+ Diễn biến quá trình phiên mã và quá trình dịch mã
+ (E) tham gia phiên mã là ARN polymeaza
+ Thực hiện theo nguyên tắc bổ sung A=U; G=X
- GV: Cung cấp cho HS công thức để vận dụng làm bài tập

* Luyện tập:
Chơi trò chơi ghép hình
Bài 1: Tìm mảnh ghép phù hợp
Loại
ARN vận chuyển
ARN thông tin
(tARN)
(mARN)
Mục
Cấu
- Cấu trúc: Mạch
trúc
đơn, tự xoắn, có cấu
trúc 3 thùy, đầu 3’
mang axit amin có 1
bộ ba đối mã đặc
hiệu.
Chức
- Chức năng: Dùng làm
năng
khuôn cho dịch mã.

ARN ribôxôm
(rARN)
- Cấu trúc: Mạch đơn
nhưng có nhiều vùng
ribôxôm liên kết với
nhau tạo thành vùng
xoắc cục bộ



Bài 2: Sơ đồ hóa diễn biến quá trình dịch mã và quá trình phiên mã từ những mảnh ghép
sau:
B1 Hoạt hóa aa.
* Tháo xoắn ADN : Enzim ARN
E
pôlimeraza bám vào vùng khởi
aa + ATP→ aa-ATP → phức hợp aa -tARN.
đầu làm gen tháo xoắn để lộ
( Hoạt hóa)
mạch khuôn 3’→ 5’.
* Giai đoạn kết thúc: Phân tử
mARN có chiều 5’→3’ được giải
phóng. Sau đó 2 mạch của ADN
liên kết lại với nhau.

- Kết thúc ( Hình 2.3c )
+Mỗi phân tử mARN có thể tổng hợp từ 1
đến nhiều chuỗi polipeptit cùng loại

* Tổng hợp ARN:
+ Enzim ARN pôlimeraza trượt dọc
mạch mã gốc 3’→5’ tổng hợp ARN
theo nguyên tắc bổ sung (A=U,
G=X) cho đến khi gặp tính hiệu kết
thúc.

B2. Tổng hợp chuỗi pôlipeptit.
- Mở đầu( hình 2.3a )
- Bước kéo dài chuỗi pôlipeptit( hình

2.3b)

HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG VÀ VẬN DỤNG
Phân tích mối quan hệ của cơ chế di truyền phân tử
Phiên mã
ADN

dịch mã
mARN

Pr →Tính trạng

HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ
- Bài tập: về nhà làm các bài tập trong sách bài tập sinh học 12 phần bài tập tự giải trang
9+10
- Đọc trước “Bài 3: Điều hòa hoạt động của gen”



Ngày soạn: ...............................
Ngày dạy: ................................ Tiết ........ Lớp ........... Sĩ số ............ Vắng ........................
Tiết 03 - Bài 3. ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG CỦA GEN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được cấu trúc của Ôpêrôn Lac.
- Trình bày được cơ chế và ý nghĩa điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ thông
qua ví dụ về hoạt động của ôpêrôn lac ở E.Coli.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp và tư duy logic.
3. Thái độ:

- HS có quan niệm đúng về tính vật chất của hiện tượng di truyền, xây dựng và củng cố
niềm tin vào khoa học.
4, Các năng lực và phẩm chất hình thành cho học sinh.
- Thông qua hoạt động khởi động, thảo luận nhóm, chơi trò chơi giúp HS hình thành kĩ
năng giao tiếp.
- Trong quá trình hoạt động tham quan gian phòng triển lãm sẽ giúp học sinh phát triển
năng lực tự học và khai thác xử lý thông tin, năng lực hợp tác, năng lực lắng nghe tích
cực. Kĩ năng quản lí thời gian.
- Trong quá trình đàm thoại, trả lời các câu hỏi học sinh sẽ phát triển được kĩ năng trình
bày, suy nghĩ và ý tưởng, lắng nghe tích cực, phản hồi thông tin.
- Yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ, chăm sóc cây xanh.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Phương tiện: + Mô hình cấu trúc gen Ôpêrôn Lac, Hình 3.1, 3.2a, 3.2b, bảng phụ
+ Giáo án, sách giáo khoa, sách bài tập, sinh lí tế bào.
- Phương pháp: Trực quan sinh động kết hợp vấn đáp gợi mở, nêu vấn đề.


2. Chuẩn bị của học sinh:
- Sách giáo khoa, sách bài tập, Đọc trước bài ở nhà, xem lại những kiến thức về sự điều
hòa gen ở sinh vật nhân sơ)
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:( lồng ghép trong khởi động)
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Mục tiêu.
- Tạo tình huống có vấn đề khiến học sinh tái hiện một phần kiến thức cũ đã học 2 bài
trước về phiên mã và dịch mã làm nảy sinh câu hỏi điều hòa gen là điều hòa cái gì?
2. Nội dung.
- Quan sát sơ đồ và trả lời câu hỏi của giáo viên

3. Kĩ thuật tổ chức
* Phương pháp - Kĩ thuật: Trực quan kết hợp vấn đáp.
* Phương tiện: Sơ đồ cơ chế phân tử học sinh vừa vẽ kiểm tra bài cũ
- Tổ chức hoạt động:
GV: Yêu cầu nhìn sơ đồ và trả lời các câu hỏi
- Gen là gì?
- Sản phẩm của gen là gì? vậy điều hòa gen là điều hóa cái gì?
* Cơ chế phân tử của hiện tượng di truyền:
Phiên mã
ADN
x2

dịch mã
mARN

Pr →Tính trạng

HS: Hoạt động cá nhân tư duy trả lời câu hỏi
GV:
Gen là gì? Sản phẩm của gen là gì?( ADN, ARN, Prôtêin)? Vậy quá trình này diễn
ra trong mỗi cơ thể, ở mỗi tế bào chúng được điều hòa ra sao? Chúng ta hãy cùng nhau
tìm hiểu về ”Điều hòa hoạt động của gen”
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
1. Mục tiêu
- Học sinh biết được diều hòa gen là điều hòa sản phẩm của gen.và các mức độ điều hòa
gen
- Mô tả được cấu trúc chung của 1 OpêrônLac chức năng của từng thành phần
- Trình bày được quá trình điều hòa gen ở sinh vật nhân sơ trong môi trường có lactozo
và không có lactozo
- thông quá các hoạt động trò chơi giúp học sinh khắc sâu kiến thức.

2. Nội dung
- Cấu trúc gen OpêrônLac
- diễn biến quá trình điều hòa hoạt động gen.
3. Kĩ thuật tổ chức
* Phương pháp- Kĩ thuật: Chơi trò chơi và tự nghiên cứu kết hợp với thảo luận nhóm
* Phương tiện:
- Mô hình cấu trúc OpêrônLac
- Vieo quá trình điều hòa gen


- * Tổ chức hoạt động:
GV: Giới thiệu qua về điều hòa hoạt động của gen
1. Khái quát điều hòa gen:
- Điều hòa hoạt động của gen là điều hòa lượng sản phẩm của gen được tạo ra.
- ĐHHĐ của gen xảy ra ở nhiều mức độ :
+ Điều hòa phiên mã : Điều hòa số lượng mARN được tổng hợp trong tế bào.
+ Điều hòa dịch mã : Điều hòa lượng prôtêin được tạo ra.
+ Điều hòa sau dịch mã : Làm biến đổi prô têin sau khi đực tổng hợp để thực hiện chức
năng nhất định.
HS: Lĩnh hội kiến thức
GV: Yêu cầu học sinh lấy giấy bút ra hoạt động cá nhân các em hãy xem đoạn video sau
và xác định các nội dung sau:
2, Hãy liệt kê các thành phần tham gia quá trình điều hòa gen ở sinh vật nhân sơ?
HS: Vừa xem vừa ghi lại những thành phần mà các em nghe thấy nhìn thấy trong đoạn
video.
GV: từ quá trình quan sát yêu cầu học sinh sơ đồ hóa biểu diễn cơ chế điều hòa gen ở
sinh vật nhân sơ?
HS: hoạt độngcá nhân và hoạt động thảo luận nhóm lên sơ đồ hóa trên giấy A 0
4, Sản phẩm của học sinh?
2, Cấu trúc gen Ôpêrôn lac

* Khái niệm về ôpêrôn: Trên ADN của vi khuẩn, các gen có liên quan về chức năng
thường được phân bố thành một cụm, có chung một cơ chế điều hòa được gọi là ôpêron.
Ôpêrôn lac gồm 3 thành phần

gen ĐH
R

P

----------Operon Lac------P

O

Z

Y

A

- Nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A): Quy định tổng hợp enzim tham gia vào các phản ứng phân
giải đường lactôzơ.
- Vùng vận hành (O): là vị trí tương tác với chất prôtêin ức chế ngăn cản phiên mã.
- Vùng khởi động (P): Là nơi mà ARN polimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.
3. Cơ chế hoạt động của ôpêrôn lac ở E.Coli
- Khi môi trường không lac tôzơ:
+ Gen điều hòa (R) tổng hợp
prôtêin ức chế.
+ Prôtêin ức chế đến bám vào vùng
vận hành.
+ Các gen cấu trúc không hoạt

động phiên mã.

- Khi môi trường có lactôzơ:
+ Phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế,làm
biến đổi cấu hình prôtêin.
+ Prôtêin ức chế bị không liên kết được với vùng
vận hành( bất hoạt), mARN của các gen Z, Y, A
được tổng hợp và sau đó được dịch mã tổng hợp
các enzim phân giải đường lactôzơ.
+ Khi đường lactôzơ bị phân giải hết, prôtêin ức
chế liên kết vời vùng vận hành, phiên mã bị dùng.

GV: Bổ sung thêm: Khi lactôzơ bị phân giải hết, chất ức chế được giải phóng. Chất ức
chế chuyển từ trạng thía bất hoạt sang trạng thái hoạt động đến bám vào vùng chỉ huy và
ôpêrôn lại chuyển sang trạng thái bị ức chế.


HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ VÀ LUYỆN TẬP
1. Củng cố
- GV: Nhấn mạnh trọng tâm của bài cho học sinh:
+ Diễn biến quá trình điều hòa gen
+ Cấu trúc gen ooperon Lac
2. Luyện tập
Bài 2: tìm mảnh ghép chức năng của từng vùng gen :

GenĐH
R

P
Prômoter

: Khởi
động

Operon Lac
O
Gen cấu
trúc: Tổng
hợp enzim
phân giải
lactozơ

HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG VÀ VẬN DỤNG
Chỉ ra điểm khác nhau cơ bản trong sự điều hòa gen cấu trúc operon
Khi môi trường ko lac tôzơ:
Khi môi trường có lactôzơ:
- Vùng R của GĐH tạo Pr ức chế
- Pr ức chế bám vào vùng (O) làm cho
- ARN plymeaza ko nhận biết được vị
trí khởi động ở vùng (p)
-Kết quả : Gen cấu trúc không thực hiện
dịch mã để tổng hợp e thủy phân.

- Vùng R của GĐH tạo Pr ức chế
- Pr ức chế liên kết với L actozo tạo phức hệ
Pr- Lactozo. nhờ phức hệ này mà Pr ức chế
bị bất hoạt
- ARN plymeaza nhận biết được vị trí khởi
động ở vùng (p)
-Kết quả : Gen cấu trúc thực hiện dịch mã
để tổng hợp e thủy phân lactozo


HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ
- Bài tập: về nhà làm các bài tập trong sách bài tập sinh học 12 phần bài tập tự giải
- Nghiên cứu ”Bài 4: Đột biến gen”
- Sơ đồ hóa sự điều hòa gen ở gen Ôpêrôn Lac


Ngày soạn: ...............................
Ngày dạy: ................................ Tiết ........ Lớp ........... Sĩ số ............ Vắng ........................
Tiết 04 - Bài 4. ĐỘT BIẾN GEN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu khái niệm đột biến gen, thể đột biến. Phân biệt được các dạng đột biến gen.
- Nêu được nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen.
- Nêu được hậu quả và ý nghĩa của đột biến gen.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp và tư duy logic.
- Thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp
- Tìm kiếm và xử lí thông tin để tìm hiểu về cơ chế của hiện tượng đột biến gen
- Lắng nghe tích cực, trình bày ý tưởng, cách ứng xử với bạn bè thầy cô
3. Thái độ:
- Cung cấp cho học sinh những hiểu biết về gen để từ đó giáo dục môi trường, giải thích
một số hiện tượng thực tế trong đời sống.
- ĐBG là nguồn nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống, tạo nên đa dạng sinh học đa
- Số các đột biến tự nhiên có hại, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của sinh vật. Có ý thức
bảo vệ môi trường sống, hạn chế sự gia tang các tác nhân đột biến.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Phương tiện: + Mô hình cấu trúc ADN, hình ảnh về biểu hiện các loại đột biến gen.
trò chơi ghép gen đột biến.

+ PHT, bảng phụ.
+ Giáo án, sách giáo khoa, sách bài tập, sách di truyền I, sgk12 cũ
- Phương pháp: Trực quan sinh động kết hợp vấn đáp gợi mở, nêu vấn đề


2. Chuẩn bị của học sinh:
- Sách giáo khoa, sách bài tập, đọc trước bài ở nhà, xem lại những kiến thức về đột biến
gen.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
1. Kiểm tra bài cũ :
- Ôpêrôn là gì? Trình bày sự điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ?
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Mục tiêu.
- Tạo tình huống có vấn đề khiến học sinh cho học sinh so sánh 2 bộ gen và chỉ ra sự
khác biệt khi một gen A bị tác động nào đó làm cho nó trở thành gen a thì sự thay đổi gen
A thành gen a người ta gọi là gì?
2. Nội dung.
- quan sát so sánh và chỉ ra điểm khác biệt của gen A so với gen a.
3. Kĩ thuật tổ chức
* Phương pháp - Kĩ thuật: Trực quan kết hợp vấn đáp.
* Phương tiện: Mô hình cấu trúc trình tự nucleotit của 2 đoạn gen A và a
A

T

G
A

G


X

A

T

X G X
a

- Tổ chức hoạt động:
GV: Yêu cầu quan sát mô hình chỉ ra điểm khác biệt? vậy khi một đoạn ADN hay một
đoạn gen nào đó bị thay đổi nucleotit như : thay nucleotit này bằng Nu kia, mất đi 1 Nu,
thêm 1 Nu thì gen đó được coi là hiện tượng gì trong di truyền học?
HS: Đột biến gen
GV: Vậy chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay để tìm ra câu trả lời chính xác
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
1. Mục tiêu
- Học sinh biết phân biệt được một số khái niệm chỉ các dạng thể đột biến.
- Nhận biết được các dạng đột biến cấu trúc gen (mất , thêm thay thế )
- Lấy được ví dụ mô tả các dạng đột biến
- Biết được các tác nhân gây nên đột biến gen và cơ chế tác động của các tác nhân làm
thay đổi cấu trức 1 gen.
- Thông quá các hoạt động trò chơi giúp học sinh khắc sâu kiến thức.
2. Nội dung
- Các khái niệm đột biến
- Các dạng dột biến cấu trúc gen
- Nguyên nhân và cơ chế tác động của tác nhân đột biến
- Thấy được tác động ý nghiwax cũng như hậu quả của đột biến gen đối với sinh vật.
3. Kĩ thuật tổ chức

* Phương pháp- Kĩ thuật: Chơi trò chơi 7 sắc cầu vồng
* Phương tiện:
- Hệ thống câu hỏi.
- Mô hình cấu trúc gen.
- Các mảnh ghép.


* Tổ chức hoạt động:
GV: Giới thiệu qua về luật chơi
HS: Học sinh lắng nghe và làm theo hướng dẫn
GV: Chia lớp làm 3 đội chơi các đội chơi sẽ chảy qua 3 vòng thi
Vòng 1: Lý thuyết- Phát triển năng lực tự học hình thành khối kiến thức đột biến
gen.
Câu 1: Đột biến gen là gì?
Câu 2: Thế nào được gọi là đột biến điểm?
Câu 3: Thể đột biến khác đột biến gen ở chỗ nào?
Câu 4: Hãy kể tên các tác nhân gây đột biến?
Câu 5: Quan sát hình ảnh sau hãy cho biết tên dạng đột biến có trong bức tranh? Từ đó
hãy cho biết hậu quả của dạng đột biến đó?
Vòng 2: Từ các miếng ghép có sẵn hãy ghép thành sơ đồ biểu diễn cơ chế tác động
của các tác nhân gây đột biến.

x2

5br

aczinni
Hecpec

A


G

T

X

G*

G

G

G

G

Vòng 3: Chơi trò chơi – nhằm khắc sâu kiến thức thông qua hoạt động trải nghiệm
lượt 1: Từ một đoạn gen bình thường có trình tự Nu như sau hãy làm biến đổi chúng
thành các loại đột biến gen khác.
A

T

G

G

Thay thế


X

T

Mất

X

A

T

X G X

Thêm

HS: Hoạt độngcá nhân và hoạt động thảo luận nhóm lên sơ đồ hóa trên giấy A0
GV: Tổng kết điểm cho các nhóm công bố đội chơi thắng cuộc và cử đại diện lên nhận
vòng nguyệt queesvaf quá tặng.
4, Sản phẩm của học sinh:
- Hoàn thành tốt các trò chơi dưới sự điều khiển của giáo viên
Vòng 1:
1. Lý thuyết khái niệm:
- ĐBG: Là những biến đổi trong cấu trúc của gen có thể liên quan đến 1 cặp hoặc nhiều
cặp Nu
- ĐB điểm: ĐB thường liên quan đến 1 cặp nu '
- Thể ĐB: cơ thể mang ĐB được biểu hiện thành kiểu hình
- Thường biến: ko di truyền, biến đổi kiểu hình hàng loạt; thay đổi thích nghi với mts
- thể khảm là ĐB trội sẽ biểu hiện ở một phần của cơ thể.
- Đột biến soma có thể dt bằng s2 VT nhưng ko thể DT qua sinh sản hữu tính.

2. Nguyên nhân:
+ do tác nhân vật lí: phóng xạ, tia tử ngọai, sốc nhiệt.
+ do tác nhân hóa học: 5BU( thay AT= GX), acridin(Ar) mất hoặc thêm 1 cặp Nu A=T
_+do tác nhân sinh học: VR, VR viêm gan B, VR hecpec
3. Các dạng đột biến


Đột biến thay thế một cặp nucleôtit:
làm thay đổi trình tự aa trong prôtêin và thay đổi chức năng của prôtêin.
Đột biến mất hoặc thêm một cặp nucleôtit: mã di truyền bị đọc sai kể từ vị trí xảy ra đột
biến -> làm thay đổi trình tự aa trong chuỗi pôipeptit và làm thay đổi chức năng của
protein.
4, Cơ chế:
4.1. Do sự bắt cặp nhầm trong quá trình nhân đôi.
+ khi ở dạng hiếm:
( A=T)ban đầu HH A*=T X2 (A*= X)tiền ĐB X2 G=X
+ Nếu xảy ra bắt cặp nhầm thì tạo ra dạng tiền đột
+ Dạng TĐB được sửa chữa thì trở về BT
+ Dạng TĐB ko được sửa chữa thì ở lần nhân đôi tiếp theo sẽ xảy ra ĐB
4.2. Do các tác nhân ĐB
* Vật lí: - tia tử ngoại( UV) làm 2 Nu loại T dính lại với nhau thành 1 gây nên dạng đb
mất 1 cặp A=T
* Hóa học:
- 5BU gây nên đb thay thế A=T bằng G=X
A=T x2 lần 1 A= 5BU x2 lần2 G=5BU x2 lần 3 G=X
Acridin (Ar) mất hoặc thêm 1 cặp Nu A=T
+ Nếu (Ar) chèn vào mạch khung( mạch cũ) sẽ gây nên ĐB thêm 1 cặp A=T
+ Nếu (Ar) chèn vào mạch mới được tổng hợp sẽ gây nên mất 1 cặp A=T
GV: * Lưu ý : hậu quả lớn hay nhỏ phụ thuộc rất nhiều vào vị trí xảy ra đột biến . nếu
đột biến xảy ra ở đầu gen và nhỏ nhất ở cuối gen

- ĐB thay thế là dạng ĐB phổ biến nhất
HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ VÀ LUYỆN TẬP
1. Củng cố
- GV: Nhấn mạnh trọng tâm của bài cho học sinh:
+ các khái niệm đột biến gen, thể đột biến, đột biến điểm, thường biến, đột biến tế bào
soma
+ Các dạng đột biến gen nguyên nhân cơ chế tác nhân, hậu quả ý nghĩa của đột biến gen.
2. Luyện tập
Câu 1: Nhận định nào đúng khi nói về tần số đột biến gen?
C. Trung bình 10-6
D. Thấp 10-4-10-6
A. Cao 10-4-10-6 B. Thấp 10-4
Câu 2: Trong các dạng đột biến gen dạng nào để lại hậu quả nặng nhất:
A. Mất
B. thêm
C. thay thế
D. cả ABC
Câu 3: 5 Bruzaxin tác động tạo tiền đột biến ở lần nhân đôi thứ mấy?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG VÀ VẬN DỤNG

Hướng dẫn giải nhanh bài tập phần đột biến gen nhận dạng sớm
L

Mất
Giảm 3,4 A0


Thêm
Tăng 3,4 A0

Thay thế:
Ko thay đổi


Số
lượng
Nu

Liên
kết
Hidro

Hậu
quả

Giảm 2 Nu
- Số lượng từng loại
nu
+ Nếu mất A=T thì
G=X ko thay đổi
+ Nếu mất G=X thì
A=T ko thay đổi
Giảm
+ Nếu 2lk mất AT
+ Nếu 3lk mất GX

Tăng 2 Nu

- Số lượng từng loại
nu
+ Nếu thêm A=T thì
G=X ko thay đổi
+ Nếu thêm G=X
thì A=T ko thay đổi
Làm
+ Nếu 2lk khi thêm
AT
+ Nếu 3lk thêm
GX

Làm thay đổi toàn bộ
tt sx từ vị trí xảy ra
đb( ĐB dịch khung)

Tương tự như mất
một cặp Nu

Ko thay đổi
- Thành phần Nu :
+ Nếu thay cùng loại thì ko thay
đổi
+ Nếu thay thế khác loại thì thành
phần thay đổi
- Khác loại:
+AT=GXthìGX+1
+GX=AT thìAT+1
– cùng loại thì ko thayđổi
AT=TA; GX= XG)

Chỉ àm thay đổi tt các Nu ở một
bb
- Có thể hoặc ko gây nên hậu quả
( ko: khi bb1 thay thế bởi bb2 cùng
mã hóa cho 1 aa)

HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ
- Bài tập: về nhà làm các bài tập trong sách bài tập sinh học 12 phần bài tập tự giải
- Học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài trong SGK.
- Đọc trước bài 5.


Ngày soạn: ...............................
Ngày dạy: ................................ Tiết ........ Lớp ........... Sĩ số ............ Vắng .......................
Tiết 05 - Bài 5. NHIỄM SẮC THỂ VÀ ĐỘT BIẾN
CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Mô tả đặc điểm hình thái, cấu trúc và chức năng của NST, ở sinh vật nhân thực.
- Nêu được đặc điểm bộ NST đặc trưng của mỗi loài.
- Trình bày được khái niệm về đột biến cấu trúc NST.
- Phân biệt được các dạng đột biến cấu trúc NST và hậu quả của chúng.
2. Kĩ năng:
- Quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp và tư duy logic hình để mô tả hình thái, cấu trúc
và nêu chức năng của NST.
- Đột biến gen là nguồn nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống, tạo
- Thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp
- Tìm kiếm và xử lí thông tin để tìm hiểu về cơ chế của hiện tượng đột biến NST
- Lắng nghe tích cực, trình bày ý tưởng, cách ứng xử với bạn bè thầy cô
3. Thái độ:

- Yêu thích khoa học, tích cực trong học tập.
- Cung cấp cho học sinh những hiểu biết về NST để từ đó giáo dục môi trường, giải thích
một số hiện tượng thực tế trong đời sống.
- Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể cấu trúc lại hệ gen dẫn đến cách li sinh sản, là một trong
những con đường hình thành loài mới, tạo sự đa dạng loài.
- Bảo vệ môi trường sống tránh các hành vi gây ô nhiễm môi trường, tăng chất thải chất
độc hại là tác nhân gây đột biến.
4, Các năng lực và phẩm chất hình thành cho học sinh.
- Thông qua hoạt động khởi động, thảo luận nhóm, chơi trò chơi giúp HS hình thành kĩ
năng giao tiếp.


- Trong quá trình hoạt động tham quan gian phòng triển lãm sẽ giúp học sinh phát triển
năng lực tự học và khai thác xử lý thông tin, năng lực hợp tác, năng lực lắng nghe tích
cực. Kĩ năng quản lí thời gian.
- Trong quá trình đàm thoại, trả lời các câu hỏi học sinh sẽ phát triển được kĩ năng trình
bày, suy nghĩ và ý tưởng, lắng nghe tích cực, phản hồi thông tin.
- Yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ, chăm sóc cây xanh.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Phương tiện: + Hình ảnh về biểu hiện các loại đột biến NST.
+ Hình 5.1, 5.2 SGK, PHT, bảng phụ
+ Giáo án, sách giáo khoa, sách bài tập, sách di truyền I
- Phương pháp: Trực quan sinh động kết hợp vấn đáp gợi mở, nêu vấn đề
2. Chuẩn bị của học sinh:
- SGK, sách bài tập, đọc trước bài ở nhà, xem lại những kiến thức về nhiễm sắc thể
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC.
1. Kiểm tra bài cũ :
- Thế nào là đột biến gen? Nêu các dạng đột biến gen.
- Nêu cơ chế phát sinh và hậu quả đột biến gen?

2. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Mục tiêu.
- Tạo tình huống có vấn đề khiến học sinh nảy sinh muốn tìm hiểu về nhiễm sắc thể
2. Nội dung.
- Quan sát so sánh và chỉ ra điểm khác biệt của gen A so với gen a.
3. Kĩ thuật tổ chức
* Phương pháp - Kĩ thuật: Trực quan vấn đáp
* Phương tiện: Mô hình cấu trúc ADN, ARN, Pr, NST, video mô tả cấu trúc NST
- Tổ chức hoạt động:
GV: Cho 4 mô hình vào 4 hộp lần lượt mở các hộp và đưa cho học sinh quan sát yêu cầu
hãy đọc tên các cấu trcs mà các em quan sát được.
HS: Đọc được cấu trức ADN, ARN, Pr vì đay là các đại phân tử vừa học xong
GV: Vậy khi kết hợp ADN + Pr histon sẽ tạo ra cấu trúc 4 gọi là gì? đẻ trả lời câu hỏi này
cô mời các bạn xem đoạn video sau
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
1. Mục tiêu
- Trình bày được một số các đặc điểm của NST
- Mô tả được cấu trúc siêu hiển vi của NST
- Biết được các dạng đột biến nhiễm sắc thể và các dạng đột biến cấu trức NST
- Thấy được hậu quả của các dạng đột biến
- Vận dụng làm được bài tập đột biến cấu trúc NST
- Thông quá các hoạt động trò chơi giúp học sinh khắc sâu kiến thức.
2. Nội dung
- Các khái niệm đột biến
- Các dạng dột biến cấu trúc gen


×