Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Phân tích các nhân tố tác động đến nợ xấu của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ HỒNG HÀ

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
NỢ XẤU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP HỒ CHÍ MINH – 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ HỒNG HÀ

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
NỢ XẤU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính – ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:
TS. LẠI TIẾN DĨNH
TP HỒ CHÍ MINH – 2016



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Phân tích các nhân tố tác động đến nợ xấu của các
ngân hàng thương mại Việt Nam” là công trình nghiên cứu của chính tôi được thực
hiện dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Lại Tiến Dĩnh. Những số liệu sử dụng để phân tích
và chạy mô hình là trung thực do chính tác giả thu thập và có nguồn gốc minh bạch, rõ
ràng.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 10 năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hồng Hà


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.....1
1.1. Sự cần thiết của đề tài ...................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................................ 2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................................... 2
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 2
1.5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................. 3
1.6. Kết cấu của luận văn ........................................................................................................ 3
1.7. Đóng góp của đề tài ......................................................................................................... 3


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .....................................................................4
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NỢ XẤU VÀ CÁC NHÂN TỐ
TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU ................................................................5
2.1. Tổng quan về nợ xấu........................................................................................................ 5
2.1.1. Khái niệm nợ xấu ......................................................................................................... 5
2.1.2. Phân loại nợ xấu ........................................................................................................... 7
2.1.3. Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu ....................................................................................... 8
2.1.4. Tác động của nợ xấu .................................................................................................. 10
2.1.5. Các chỉ tiêu phản ánh nợ xấu ..................................................................................... 12
2.2. Tổng quan về các nhân tố tác động đến nợ xấu ............................................................. 13
2.2.1. Các nghiên cứu trước đây ở các nước trên thế giới ................................................... 13
2.2.2. Các nghiên cứu trước đây ở Việt Nam ....................................................................... 16

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ...................................................................20


Chương 3: THỰC TRẠNG NỢ XẤU TẠI CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM .............................................................21
3.1. Tổng quan tình hình hoạt động của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2006 – 2015 ....... 21
3.1.1. Sự phát triển mạng lưới .............................................................................................. 21
3.1.2. Sự tăng trưởng về quy mô .......................................................................................... 22
3.1.3. Hoạt động huy động vốn ............................................................................................ 23
3.1.4. Hoạt động tín dụng ..................................................................................................... 25
3.2. Thực trạng nợ xấu tại các NHTM Việt Nam ................................................................. 27
3.3. Thực trạng xử lý nợ xấu tại các NHTM Việt Nam ........................................................ 31
3.3.1. Xử lý nợ xấu thông qua VAMC ................................................................................. 31
3.3.2. Những khó khăn, bất cập trong quá trình xử lý nợ xấu ............................................. 32
3.4. Thực trạng các nhân tố vĩ mô tác động đến nợ xấu ....................................................... 35
3.4.1. Tốc độ tăng trưởng GDP (GDP) .............................................................................. 35

3.4.2. Tỷ lệ thất nghiệp (UN) ............................................................................................... 36
3.4.3. Lãi suất thực (RIR)..................................................................................................... 37

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ...................................................................38
Chương 4: MÔ HÌNH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................39
4.1. Mô hình nghiên cứu ....................................................................................................... 39
4.1.1. Xây dựng các giả thuyết nghiên cứu .......................................................................... 39
4.1.2. Các biến nghiên cứu ................................................................................................... 42
4.1.3. Dữ liệu nghiên cứu ..................................................................................................... 46
4.1.4. Đề xuất mô hình nghiên cứu ...................................................................................... 47
4.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 48
4.3. Kết quả nghiên cứu ........................................................................................................ 48
4.3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu.......................................................................................... 48
4.3.2. Kiểm định một số giả định cơ bản của phương pháp ước lượng ............................... 51
4.3.3. Kết quả hồi quy .......................................................................................................... 54
4.3.4. Kết luận ...................................................................................................................... 60

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ...................................................................61


Chương 5: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NGĂN NGỪA VÀ
HẠN CHẾ NỢ XẤU TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM ......................62
5.1. Kiến nghị đối với các NHTM ........................................................................................ 62
5.1.1. Không ngừng gia tăng khả năng sinh lời của ngân hàng ........................................... 62
5.1.2. Giảm chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng bằng cách tăng giá trị tài sản đảm bảo
................................................................................................................................ 63
5.2. Kiến nghị đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước.................................................. 64
5.2.1. Thực hiện chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ thích hợp nhằm mục tiêu tăng
trưởng kinh tế, giảm tỷ lệ thất nghiệp, hạn chế nợ xấu. ....................................................... 64
5.2.2. Chính sách lãi suất phù hợp với từng giai đoạn của nền kinh tế ................................ 65

5.2.3. Đẩy mạnh quá trình hợp nhất, sáp nhập ngân hàng ................................................... 65
5.2.4. Phát huy hơn nữa vai trò của VAMC trong xử lý nợ xấu .......................................... 66
5.3. Hạn chế của đề tài và gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................... 67
5.3.1. Hạn chế của đề tài ...................................................................................................... 67
5.3.2. Gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo.............................................................................. 68

KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ...................................................................69
KẾT LUẬN .........................................................................................70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
ACB

: Ngân hàng TMCP Á Châu

AMC

: Công ty mua bán nợ xấu

BCTC

: Báo cáo tài chính

BIDV

: Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam


DATC

: Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp

Eximbank

: Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam

KienLongBank

: Ngân hàng TMCP Kiên Long

M&A

: Hợp nhất và sáp nhập

NCB

: Ngân hàng TMCP Quốc Dân

NH

: Ngân hàng

NHNN

: Ngân hàng nhà nước

NHTM


: Ngân hàng thương mại

RRTD

: Rủi ro tín dụng

SCB

: Ngân hàng TMCP Sài Gòn

SEABANK

: Ngân hàng TMCP Đông Nam Á

SHB

: Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội

TCTD

: Tổ chức tín dụng

TMCP

: Thương mại cổ phần

TSĐB

: Tài sản đảm bảo


VAMC

: Công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam

Vietcombank

: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Vietinbank

: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam


Tiếng Anh
GDP

: Gross Domestic Product

GLS

: Generalized Least Squares

GMM

: General Method of Moments

IAS

: International Accounting Standards


IIF

: The Institute for International Finance

IMF

: International Monetary Fund

LLP

: Loan Loss Provision

NPL

: Non - performing loans

OLS

: Ordinary Least Squares

REM

: Random Effects Modal

RIR

: Real Interest Rate

ROA


: Return on Assets

ROE

: Return on Equity

VIF

: Variance Inflation Factor

WB

: World Bank

WTO

: World Trade Organization


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Tổng hợp lý thuyết các nhân tố tác động tới nợ xấu ................................... 17
Bảng 3.1: Số lượng ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2006 – 2015 ............................... 21
Bảng 3.2: Tổng tài sản có, vốn tự có và vốn điều lệ của NHTM Việt Nam tính đến
ngày 31/12/2015 ........................................................................................................... 22
Bảng 3.3: Tổng hợp nợ xấu của các NHTM Việt Nam ............................................... 27
Bảng 4.1: Mô tả các biến được sử dụng trong mô hình nghiên cứu ............................ 45
Bảng 4.2: Thống kê mô tả giá trị các biến trong mô hình nghiên cứu ......................... 49
Bảng 4.3: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến quan sát ....................................... 51
Bảng 4.4: Hệ số VIF ..................................................................................................... 52

Bảng 4.5: Kết quả kiểm định White ............................................................................. 53
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định tự tương quan ................................................................ 54
Bảng 4.7: Kết quả hồi quy NPL theo FEM .................................................................. 55
Bảng 4.8: Kết quả hồi quy NPL theo REM ................................................................. 56
Bảng 4.9: So sánh kết quả hồi quy NPL theo FEM và REM ....................................... 57
Bảng 4.10: Kết quả kiểm định Hausman ..................................................................... 58


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 3.1: Tốc độ tăng trưởng huy động vốn của các NHTM Việt Nam ..................... 24
Hình 3.2: Tốc độ tăng trưởng tín dụng của các NHTM Việt Nam .............................. 25
Hình 3.3: Nợ xấu của các NHTM Việt Nam ............................................................... 28
Hình 3.4: Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2006 – 2015 ......................................... 35
Hình 3.5: Tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2015 .............................. 36
Hình 3.6: Lãi suất thực của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2015 ..................................... 37


1

Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Sự cần thiết của đề tài
Ngày nay, với sự phát triển của hệ thống tài chính, các Ngân hàng thương mại
(NHTM) đang ngày càng chứng tỏ được vai trò to lớn của mình. Đóng vai trò huy động
và phân bổ vốn trong nền kinh tế, các NHTM đang thực hiện rất tốt vai trò của một
trung gian tài chính. Tuy nhiên hoạt động của NHTM đang tạo ra một vấn đề lớn, được
nhiều người quan tâm, đó là nợ xấu. Rất nhiều nghiên cứu về nợ xấu đã được tiến hành
trên thế giới và cho thấy rằng tỷ lệ nợ xấu của các NHTM chịu sự tác động của các yếu
tố kinh tế vi mô lẫn vĩ mô. Nghiên cứu của Khemraj, Pasha (2009) cho thấy một ngân
hàng có quy mô càng lớn thì tỷ lệ nợ xấu càng cao. Nghiên cứu của Nir Klein (2013)

cũng đồng tình với kết quả này. Xét về yếu tố vĩ mô, nghiên cứu của Ahlem Selma
Messai và Fathi Jouini (2013) cho thấy tăng trưởng GDP thực có mối quan hệ ngược
chiều với tỷ lệ nợ xấu. Kết quả này đã được khẳng định trong các nghiên cứu trước đó
của Salas và Saurina (2002); Khemraj và Pasha (2009) hay nghiên cứu của Dash và
Kabra (2010).
Tại Việt Nam, nợ xấu được xem là một trong số những tác nhân lớn gây nên bất
ổn kinh tế vĩ mô. Theo báo cáo của NHNN, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống NHTM trong
những năm gần đây luôn ở mức vượt ngưỡng an toàn 3%. Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu các năm
2012, 2013, và 2014 lần lượt là 4,08%; 3,61% và 3,25%. Cuối năm 2015, NHNN và
toàn hệ thống ngân hàng đã có sự nỗ lực không ngừng cho mục tiêu đưa tỷ lệ nợ xấu về
dưới 3%, và kết quả đạt được là con số 2,55%. Tuy nhiên, theo số liệu mới nhất của
NHNN vừa công bố, tính đến cuối tháng 3/2016, tỷ lệ nợ xấu của các NHTM đã có sự
tăng nhẹ lên mức 2,62%. Đây là một dấu hiệu không khả quan cho ngành ngân
hàng,đặc biệt là trong bối cảnh NHNN và các ngân hàng sẽ tăng cường cho vay vốn
(chú trọng cho vay tín dụng) để hỗ trợ doanh nghiệp trong kinh doanh và sản xuất. Nợ
xấu phát sinh không những làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận hoạt động của các NHTM
mà còn ảnh hưởng đến việc điều hành chính sách tiền tệ của NHNN. Chính vì vậy, việc


2

nghiên cứu vấn đề nợ xấu của các NHTM là điều cần thiết, đặc biệt là trong bối cảnh
của Việt Nam hiện nay, khi mà vấn đề nợ xấu vẫn đang được NHNN quan tâm hàng
đầu.
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, tác giả thực hiện đề tài “Phân tích các nhân tố
tác động đến nợ xấu của các NHTM Việt Nam” nhằm đánh giá thực trạng, tìm ra
các nhân tố có tác động đến tình trạng nợ xấu của các NHTM đang hoạt động tại Việt
Nam, đồng thời đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác ngăn ngừa và hạn
chế nợ xấu, giúp lành mạnh hóa hệ thống tài chính.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu

- Mục tiêu tổng quát: phân tích các nhân tố tác động đến nợ xấu của các NHTM
Việt Nam.
- Mục tiêu cụ thể:


Phân tích thực trạng nợ xấu của các NHTM Việt Nam.



Xác định các nhân tố tác động đến nợ xấu của các NHTM Việt Nam cũng

như mức độ và chiều hướng tác động của các nhân tố đó.


Đề xuất một số kiến nghị nhằm ngăn ngừa và hạn chế nợ xấu.

1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài này trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau đây:
(1) Có những nhân tố nào tác động đến nợ xấu của các NHTM Việt Nam?
(2) Những nhân tố đó tác động như thế nào đến nợ xấu của các NHTM Việt Nam?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nợ xấu và các nhân tố tác động đến nợ xấu của
các NHTM.
Phạm vi nghiên cứu là nợ xấu của 22 NHTM Việt Nam hoạt động trong giai đoạn
2006 – 2015.
Dữ liệu thứ cấp theo năm được thu thập từ báo cáo tài chính đã kiểm toán và báo
cáo thường niên của các ngân hàng, bổ sung thêm từ cơ sở dữ liệu BankScope của


3


BVD. Với các số liệu vĩ mô, bài viết sử dụng số liệu tính toán và thu thập từ các báo
cáo thống kê và công bố thông tin của Tổng cục Thống kê Việt Nam; Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam và dữ liệu công bố của Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF và Ngân hàng thế giới
WB cùng giai đoạn.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh nhằm phân
tích thực trạng nợ xấu của các NHTM Việt Nam.
Để xác định các nhân tố tác động đến nợ xấu, bài nghiên cứu sử dụng mô hình
hồi quy dữ liệu bảng (Panal data regression), được ước lượng bằng mô hình Fixed
Effects (FEM), mô hình Random Effects (REM), đồng thời sử dụng kiểm định
Hausman Test để điểm tra xem mô hình nào là phù hợp hơn.
Các kết quả nghiên cứu được xác định thông qua sử dụng phần mềm Stata 12.
1.6. Kết cấu của luận văn
Kết cấu của bài luận văn gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu chung về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về nợ xấu và các nhân tố tác động đến nợ xấu.
Chương 3: Thực trạng nợ xấu tại các NHTM Việt Nam.
Chương 4: Mô hình và kết quả nghiên cứu.
Chương 5: Một số kiến nghị nhằm ngăn ngừa và hạn chế nợ xấu tại các NHTM
Việt Nam.
1.7. Đóng góp của đề tài
Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu phân tích các nhân tố tác động đến nợ
xấu của các NHTM Việt Nam. Một số đóng góp của nghiên cứu như sau:
Thứ nhất, nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm về sự tác động của
các nhân tố đến tỷ lệ nợ xấu.
Thứ hai, nghiên cứu có thể giúp các nhà quản trị ngân hàng đưa ra các chính sách
phù hợp nhằm quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng, ngăn ngừa và hạn chế nợ xấu.



4

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
NHTM đang ngày càng chứng tỏ được vai trò của mình trong hệ thống tài chính.
Tuy nhiên, hoạt động của các NHTM ngày nay đang tiềm ẩn nhiều rủi ro dưới tác động
của các nhân tố vĩ mô và vi mô. Tác giả tiến hành nghiên cứu này với mong muốn sẽ
tìm ra những bằng chứng thực nghiệm về sự tác động của các nhân tố vĩ mô và vi mô
đến nợ xấu của các NHTM Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm ngăn ngừa
và hạn chế nợ xấu. Ở chương 1, tác giả đã giới thiệu tổng quát về toàn bộ bài nghiên
cứu.


5

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NỢ XẤU VÀ CÁC NHÂN TỐ
TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU
2.1. Tổng quan về nợ xấu
2.1.1. Khái niệm nợ xấu
Thuật ngữ nợ xấu được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng để chỉ các khoản vay dưới
chuẩn, có thể quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng thu hồi vốn. Berger N. và DeYoung
R. (1997), Salas V. và Saurina J. (2002) gọi đó là các khoản vay có vấn đề (problem
loans), Fofack (2005) thì gọi là nợ khó đòi (doubtful debts), còn Ahlem Selma Messai
và Fathi Jouni (2013) hay Makri, Tsagkanos và Bellas (2014)sử dụng thuật ngữ non –
performing loans khi nghiên cứu về vấn đề này.
Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF): “Nợ xấu gồm các khoản nợ quá hạn trả lãi và/
hoặc gốc 90 ngày hoặc hơn; khi các khoản lãi quá hạn 90 ngày hoặc hơn đã được nhập
gốc, cơ cấu lại hoặc chậm trả theo thỏa thuận; khi các khoản thanh toán đến hạn dưới
90 ngày nhưng có thể nhận thấy những dấu hiệu rõ ràng cho thấy người vay sẽ không
thể hoàn trả nợ đầy đủ (người vay phá sản).” (IMF’s Compilation Guide on Financial
Soundness Indicators, 2004).

Theo Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng (BCBS), nợ xấu là những khoản có có
một trong hai hoặc có cả hai điều kiện như sau:
(i) Ngân hàng đánh giá người vay không có khả năng trả nợ đầy đủ khi ngân hàng
chưa thực hiện các hành động để cố gắng thu hồi.
(ii) Người vay đã quá hạn trả nợ hơn 90 ngày.
Theo Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB), nợ xấu gồm:
- Những khoản nợ không thể thu hồi được: những khoản nợ đã hết hiệu lực hoặc
những khoản nợ không có căn cứ để đòi bồi thường từ nợ; người mắc nợ bỏ trốn hoặc
mất tích không còn tài sản để thanh toán nợ; những khoản nợ mà khách nợ đã chấm dứt


6

hoạt động kinh doanh, thanh lý tài sản, hoặc kinh doanh thua lỗ và tài sản không còn
đủ để trả nợ.
- Nợ có thể thu nhưng không được thanh toán đầy đủ: đây là những khoản nợ
không có tài sản thế chấp hoặc tài sản thế chấp không đủ trả nợ; là những khoản nợ
khách hàng vay đồng ý trả nợ nhưng giá trị tài sản không đủ để trang trải cho toàn bộ
khoản nợ hoặc tài sản thế chấp ở ngân hàng không được chấp nhận về mặt pháp lý dẫn
đến người mắc nợ không có khả năng trả nợ đầy đủ; những khoản nợ mà tòa án tuyên
bố khách hàng vay phá sản nhưng phần bồi hoàn ít hơn dư nợ.
Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) về ngân hàng lại thường đề cập các khoản nợ bị
giảm giá trị (Impaired loans) thay vì sử dụng thuật ngữ nợ xấu (non – performing
loans). IAS 39 chú trọng đến khả năng hoàn trả của khoản vay bất luận thời gian quá
hạn chưa tới 90 ngày hoặc chưa quá hạ.
Tại Việt Nam, khái niệm nợ xấu xuất hiện khi quy định về việc phân loại nợ, trích
lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ
chức tín dụng được ban hành theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005
của Thống đốc NHNN Việt Nam.
Theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN thay thế cho Quyết định 493/2005/QĐNHNN và Quyết định 18/2004/QĐ-NHNN thì: Nợ xấu hay nợ khó đòi là các khoản nợ

thuộc nhóm 3 (nợ dưới chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (nợ có khả năng mất
vốn) được quy định tại điều 10 và điều 11 của thông tư này. Như vậy, nợ xấu được xác
định dựa vào hai yếu tố: đã quá hạn trên 90 ngày và khả năng trả nợ đáng lo ngại.
Như vậy, có thể thấy quan điểm về nợ xấu tại Việt Nam có nhiều điểm tương
đồng với các tổ chức quốc tế. Theo đó, nợ xấu là những khoản nợ có những đặc trưng
sau đây:
- Khách hàng không thực hiện nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng khi các cam kết này
đã hết hạn.


7

- Tình hình tài chính của khách hàng đang và có chiều hướng xấu dẫn đến có khả
năng ngân hàng không thu hồi được cả vốn lẫn lãi.
- Tài sản đảm bảo (thế chấp, cầm cố, bảo lãnh) được đánh giá là giá trị phát mãi
không đủ trang trải nợ gốc và lãi.
(Trần Huy Hoàng, 2011, trang 214)
2.1.2. Phân loại nợ xấu
Phân loại nợ xấu là quá trình các ngân hàng xem xét danh mục cho vay và đưa
các khoản vay vào các nhóm khác nhau dựa trên rủi ro và điểm tương đồng của các
khoản vay đó. Việc phân loại nợ giúp các ngân hàng kiểm soát chất lượng danh mục
cho vay, từ đó có thể kịp thời đưa ra những biện pháp xử lý những vấn đề phát sinh
liên quan đến các khoản vay.
Nếu căn cứ vào tài sản đảm bảo, nợ xấu của ngân hàng có thể chia thành các
nhóm sau:
- Nợ xấu có tài sản đảm bảo, gồm có: nợ tồn đọng ngân hàng đã thu giữ tài sản
dưới hình thức gán, xiết nợ; nợ tồn đọng ngân hàng chưa thu giữ tài sản như nợ có tài
sản liên quan đến vụ án chờ xét xử, nợ có tài sản đảm bảo đã quá hạn trên 360 ngày.
- Nợ xấu không có tài sản đảm bảo và không có đối tượng để thu, gồm có: nợ xấu
do thiên tai chưa có nguồn và còn hạch toán nội bảng; nợ khoanh đối với những doanh

nghiệp đã giải thể, phá sản; nợ khoanh đối với doanh nghiệp thuộc các vụ án; nợ
khoanh do thiên tai của hộ sản xuất…
- Nợ xấu không có tài sản đảm bảo nhưng con nợ vẫn còn tồn tại, đang hoạt động,
gồm có: nợ khoanh doanh nghiệp khó thu hồi; nợ tín dụng chính sách còn có khả năng
thu hồi; nợ quá hạn trên 360 ngày.
- Ngoài ra còn có nhóm nợ là những khoản nợ không thu được nhưng không đủ
điều kiện để khoanh, xóa.
(Trần Huy Hoàng, 2011, trang 214)


8

Theo Viện nghiên cứu tài chính quốc tế (IIF) đưa ra hướng dẫn trong cách tính
toán các chỉ số lành mạnh tài chính (FSIs) của Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF (IMF, 2004), 5
nhóm nợ được nhiều quốc gia áp dụng bao gồm:
- Nợ nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn (Stadard) bao gồm các khoản nợ trong hạn được
TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn.
- Nợ nhóm 2: Nợ cần chú ý (Special mentioned) bao gồm các khoản nợ quá hạn
dưới 90 ngày.
- Nợ nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn (Substandard) bao gồm các khoản nợ quá hạn từ
90 ngày đến 180 ngày.
- Nợ nhóm 4: Nợ nghi ngờ (Doubtful) bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày
đến 360 ngày.
- Nợ nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn (Bad) bao gồm các khoản nợ quá hạn trên
360 ngày.
Trong đó, nợ xấu bao gồm các khoản nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5.
Tại Việt Nam, theo quy định của NHNN thì nợ xấu gồm các khoản nợ từ nhóm 3
đến nhóm 5. Chi tiết từng nhóm nợ được đề cập tại Phụ lục 2: Chi tiết phân loại
nhóm nợ theo thông tư số 02/2013/TT-NHNN.
2.1.3. Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nợ xấu của các NHTM, cụ thể được chia thành hai
nhóm: nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan
2.1.3.1. Nguyên nhân khách quan
Môi trường tự nhiên: nghiên cứu của Goldstein M. và Turner P. (1996) cho rằng,
khi thời tiết có những biến động, khí hậu gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả là khả năng trả nợ cho ngân hàng của
doanh nghiệp sẽ giảm, từ đó nợ xấu của ngân hàng sẽ tăng lên.
Môi trường kinh tế, chính trị, xã hội: theo Bloem M. và Gorter N. (2001), ngân
hàng đóng vai trò là một trung gian tài chính của nền kinh tế, vì vậy rủi ro trong hoạt


9

động của các NHTM chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi trình độ phát triển của nền kinh tế,
chính trị, xã hội. Khi những yếu tố này tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp sẽ dẫn đến sự suy giảm trong khả năng trả nợ đối với ngân hàng.
2.1.3.2. Nguyên nhân chủ quan
Sự quản lý yếu kém của ngân hàng: việc quản trị rủi ro yếu kém khiến ngân
hàng đánh giá, ngăn ngừa rủi ro thị trường yếu, từ đó làm tăng tỷ lệ nợ xấu
(Brownbridge, 1998). Các ngân hàng chưa chú trọng quản trị danh mục cho vay, dẫn
đến tỷ trọng các khoản vay có rủi ro cao thường lớn, thêm vào đó là việc chạy theo lợi
nhuận khiến một số ngân hàng không chú trọng vào công tác phòng ngừa, dự báo khi
tập trung vốn vào những danh mục cho vay rủi ro cao như cho vay để đầu tư vào chứng
khoán, bất động sản. Vì vậy khi có những biến động trên thị trường chứng khoán cũng
như thị trường bất động sản cũng là lúc nợ xấu trong những lĩnh vực này gia tăng.
Nới lỏng điều kiện phê duyệt tín dụng: nền kinh tế ngày càng phát triển, cạnh
tranh trong lĩnh vực ngân hàng cũng càng khốc liệt hơn. Vì vậy để thu hút khách hàng,
các ngân hàng buộc phải nới lỏng điều kiện tín dụng. Điều này là một nguyên nhân làm
gia tăng nợ xấu của các NHTM.
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn yếu: năng lực phân tích và thẩm định tín

dụng, phát hiện và xử lý khoản vay có vấn đề của cán bộ tín dụng còn yếu, dẫn đến sai
lầm trong quyết định cho vay. Hơn nữa là việc thiếu kiểm tra, giám sát sau khi cho vay
khiến cho khách hàng sử dụng vốn sai mục đích nhưng ngân hàng không ngăn chặn kịp
thời.
Vấn đề đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ ngân hàng: hoạt động ngân
hàng luôn đặt yêu cầu cao về đạo đức nghề nghiệp. Khi vấn đề đạo đức nghề nghiệp
của cán bộ ngân hàng giảm sút thì tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng sẽ tăng lên (Berger
và Young, 1997).
Thiếu khách quan trong quá trình thẩm định, định giá TSĐB: nghiên cứu của
Wodimagegnehu Negera (2012) chỉ ra rằng, việc đánh giá thiếu chính xác khả năng tài


10

chính của người đi vay và giá trị thị trường của TSĐB là nguyên nhân dẫn đến nợ xấu.
Bloem và Gorter (2001) cho rằng việc định giá TSĐB không chính xác sẽ khiến ngân
hàng không thu hồi đủ nợ từ TSĐB khi khách hàng không có khả năng trả nợ.
Nhóm các nhân tố khách quan đến từ phía khách hàng: Năng lực quản lý kinh
doanh hạn chế; nhiều doanh nghiệp đầu tư vào nhiều lĩnh vực vượt quá khả năng quản
lý; qui mô kinh doanh phình to so với tư duy quản lý là nguyên nhân dẫn đến phá sản
của các phương án kinh doanh khả thi lẽ ra nó phải thành công trong thực tế. Tình hình
tài chính của doanh nghiệp không minh bạch, yếu kém. Qui mô vốn chủ sở hữu nhỏ bé,
cơ cấu tài chính thiếu cân đối; công tác quản lý tài chính – kế toán tùy tiện, mang tính
đối phó dẫn đến thông tin ngân hàng có được khi lập các bảng phân tích tài chính, đánh
giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp không chính xác, chỉ hình thức, không thực tế,
sai lệch quá nhiều và rủi ro xảy ra là đương nhiên. Tất cả những nhân tố trên đều có thể
làm gia tăng tỷ lệ nợ xấu của các NHTM.
2.1.4. Tác động của nợ xấu
Nợ xấu phát sinh không chỉ gây ra những tác động xấu đến hoạt động của NHTM
mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế.

2.1.4.1. Tác động của nợ xấu đến hoạt động của NHTM
Giảm lợi nhuận của ngân hàng: nghiên cứu của Fofack (2005) đã chỉ ra rằng, nợ
xấu tăng cao sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Khi có nợ xấu nghĩa là một phần
vốn của ngân hàng bị ứ đọng trong tay khách hàng mà không luân chuyển được, vì vậy
vòng quay vốn sẽ giảm, dẫn tới giảm hiệu quả sử dụng vốn. Không chỉ giảm lợi nhuận
do không thu hồi được vốn gốc và lãi, ngân hàng còn phải tốn thêm các chi phí khác
khi có nợ xấu phát sinh như chi phí trích lập dự phòng, chi phí quản lý và xử lý nợ
xấu,… Mặt khác, nếu ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu quá cao sẽ chịu sự giám sát đặc biệt
của ngân hàng nhà nước, từ đó làm giảm khả năng mở rộng hoạt động kinh doanh.
Giảm uy tín của ngân hàng: nghiên cứu của Bloem và Gorter (2001) đã cho thấy
uy tín là một yếu tố đóng vai trò quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân


11

hàng. Vì vậy, khi ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao sẽ làm mất lòng tin của khách hàng,
đặc biệt là người gửi tiền. Đối với những ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán, nợ
xấu của ngân hàng sẽ ảnh hưởng xấu đến tâm lý của các nhà đầu tư trong và ngoài
nước. Điều này sẽ khiến uy tín của khách hàng giảm, tạo ra những bất lợi lớn trong
cạnh tranh.
Ảnh hưởng đến khả năng thanh toán: khi nợ xấu phát sinh, ngân hàng không thu
được nợ gốc và lãi (một phần hoặc toàn bộ) nhưng vẫn phải thanh toán các khoản tiền
lãi huy động cũng như vốn gốc cho khách hàng khi những khoản tiền gửi này đến hạn.
Sự mất cân đối như vậy làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán cũng như các kế
hoạch kinh doanh của ngân hàng
Tăng nguy cơ phá sản của ngân hàng: nợ xấu phát sinh gây ra những tổn thất lớn
cho ngân hàng. Nếu không xử lý kịp thời để nợ xấu ngày một gia tăng, uy tín của ngân
hàng sẽ ngày cảng giảm sút, lợi nhuận sụt giảm dẫn đến thua lỗ, thậm chí phá sản.
Nghiên cứu của Brownbridge (1998) đã chỉ ra bằng chứng thực nghiệm cho thấy: khi
doanh nghiệp vay vốn của ngân hàng gặp khó khăn trong việc trả nợ, đặc biệt là các

khoản vay lớn có thể dẫn đến khủng hoảng trong hoạt động của ngân hàng. Khi đó
ngân hàng sẽ mất khả năng thanh toán, nhanh chóng đi đến sụp đổ.
2.1.4.2. Tác động của nợ xấu đến nền kinh tế
Hệ thống NHTM có mối quan hệ chặt chẽ với nền kinh tế, là kênh huy động và
cung ứng vốn cho các tổ chức và cá nhân trong xã hội. Do đó, nợ xấu của ngân hàng sẽ
có ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế.
Khi nợ xấu gia tăng, lượng vốn ngân hàng đưa vào lưu thông bị hạn chế do ngân
hàng không thu hồi được vốn và phải tốn thêm chi phí trích lập dự phòng rủi ro. Do đó
các chủ thể cần vốn trong nền kinh tế sẽ gặp phải những khó khăn trong việc tiếp cận
nguồn vốn tín dụng của ngân hàng, dẫn đến sản xuất kinh doanh bị đình trệ, việc làm
giảm, tỷ lệ thất nghiệp tăng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tăng trưởng và phát triển
kinh tế.


12

Ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống tài chính: NHTM đóng vai trò trung gian
tài chính trong nền kinh tế, vì vậy hoạt động của NHTM gắn liền với hoạt động của hệ
thống tài chính. Nợ xấu của các ngân hàng nếu không được xử lý kịp thời sẽ dẫn đến
sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng, kéo theo đó là sự sụp đổ của cả hệ thống tài chính.
Gia tăng gánh nặng ngân sách: tỷ lệ nợ xấu tăng cao khiến ngân hàng tốn chi phí
rất lớn để xử lý mà bản thân ngân hàng không thể gánh vác hết, phải dựa vào ngân sách
nhà nước. Việc này kéo dài sẽ gây ra bội chi ngân sách nhà nước, dẫn đến nguy cơ tiềm
ẩn rủi ro lạm phát và bất ổng kinh tế trong dài hạn.
2.1.5. Các chỉ tiêu phản ánh nợ xấu
- Tổng nợ xấu: gồm 3 nhóm: nợ dưới chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất
vốn. Đây là chỉ tiêu phản ánh giá trị tuyệt đối toàn bộ nợ xấu của ngân hàng.
- Tỷ lệ nợ xấu
𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑛ợ 𝑥ấ𝑢 =


𝑆ố 𝑑ư 𝑛ợ 𝑥ấ𝑢
𝑥 100%
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu càng
cao thì RRTD của ngân hàng càng lớn và ngược lại. Theo Thông tư 36/20014/TTNHNN ngày 20 tháng 11 năm 2014 Quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong
hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng
được xem là an toàn nếu dưới 3%.
- Tỷ lệ khả năng bù đắp RRTD
𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑘ℎả 𝑛ă𝑛𝑔 𝑏ù đắ𝑝 𝑅𝑅𝑇𝐷 =

𝐷ự 𝑝ℎò𝑛𝑔 𝑅𝑅𝑇𝐷 đượ𝑐 𝑡𝑟í𝑐ℎ 𝑙ậ𝑝
𝑥 100%
𝑁ợ 𝑞𝑢á ℎạ𝑛 𝑘ℎó đò𝑖

Chỉ tiêu này cho biết dự phòng rủi ro có khả năng bù đắp bao nhiêu cho các
khoản nợ xấu. Nếu tỷ lệ này càng cao thì khả năng dự phòng rủi ro đủ bù đắp các thiệt


13

hại có thể xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng càng cao và
ngược lại.
2.2. Tổng quan về các nhân tố tác động đến nợ xấu
2.2.1. Các nghiên cứu trước đây ở các nước trên thế giới
Đã có rất nhiều nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định các nhân tố tác động
đến nợ xấu của NHTM. Kết quả cho thấy có mối tương quan giữa nợ xấu của NHTM
với các nhân tố vĩ mô của nền kinh tế và các nhân tố vi mô (các nhân tố đặc thù của
ngân hàng). Sau đây tác giả lược khảo một số nghiên cứu cụ thể với các cách lựa chọn
biến số thuộc hai nhóm nhân tố vĩ mô và vi mô khác nhau.

2.2.1.1. Nhóm các nhân tố vĩ mô
Các nhân tố vĩ mô là những nhân tố bên ngoài ngân hàng, có ảnh hưởng đến hoạt
động kinh doanh của ngân hàng nói chung và ảnh hưởng đến nợ xấu của ngân hàng nói
riêng. Các biến số vĩ mô được sử dụng trong các nghiên cứu trước đây bao gồm: tốc độ
tăng trưởng GDP, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ lạm phát, lãi suất thực,…
Ahlem Selma Messai và Fathi Jouini (2013) nghiên cứu các yếu tố vĩ mô và vi
mô tác động đến tỷ lệ nợ xấu của 85 NHTM thuộc 3 quốc gia Italia, Hy Lạp và Tây
Ban Nha giai đoạn 2004 – 2008. Bằng việc sử dụng mô hình tác động cố định (Fixed
Effect Modal) và mô hình tác động ngẫu nhiên (Random Effect Modal), tác giả đã
cung cấp bằng chứng thực nghiệm về mối tương quan âm giữa tốc độ tăng trưởng GDP
với tỷ lệ nợ xấu, mối tương quan dương giữa tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất thực với tỷ lệ nợ
xấu
Nghiên cứu của Bruna Skarica (2013) với tiêu đề “Các yếu tố tác động đến tỷ lệ
nợ xấu tại các quốc gia Trung và Đông Âu” cũng có cùng kết quả như trên. Sử dụng
ước lượng tác động cố định (Fixed Effects Estimator) trên dữ liệu bảng, bài viết cho
thấy mối tương quan âm giữa tốc độ tăng trưởng GDP thực và tỷ lệ nợ xấu. Ngoài ra,
nghiên cứu cũng cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm về mối tương quan dương
giữa tỷ lệ lạm phát và nợ xấu


14

Louzis, Vouldis and Metaxas (2011) thực hiện nghiên cứu ba yếu tố kinh tế vĩ mô
là GDP, tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất thực ảnh hưởng như thế nào đến nợ xấu của hệ thống
ngân hàng Hy Lạp. Trong nghiên cứu này, tác giả thu thập dữ liệu của 9 ngân hàng lớn
nhất Hy Lạp từ quý 1 năm 2003 đến quý 3 năm 2009, sử dụng phương pháp ước lượng
GMM. Kết quả nghiên cứu cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP có mối tương quan âm
với tỷ lệ nợ xấu, nhưng tỷ lệ thất nghiệp (UN) và lãi suất thực (RIR) có mối tương
quan dương với tỷ lệ nợ xấu.
Nkusu (2011) nghiên cứu những nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến khoản cho vay

bằng mô hình hồi quy dữ liệu bảng và mô hình tự hồi quy vector. Kết quả cho thấy khi
lãi suất thực tăng sẽ cản trở khả năng trả nợ của người đi vay, từ đó làm cho tỷ lệ nợ
xấu của ngân hàng tăng lên.
Bofondi và Ropele (2011) nghiên cứu tác động của các yếu tố vĩ mô đến tỷ lệ nợ
xấu của các NHTM tại Ý giai đoạn quý I năm 1990 đến quý 2 năm 2010. Bằng phương
trình hồi quy đơn chuỗi dữ liệu thời gian, tác giả đã đưa ra bằng chứng về mối quan hệ
ngược chiều giữa tăng trưởng GDP và nợ xấu, mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ lệ thất
nghiệp, lãi suất danh nghĩa ngắn hạn và nợ xấu.
Trước đó, Dash và Kabra (2010) cũng đã nghiên cứu tác động của các biến số
kinh tế vĩ mô và vi mô ảnh hưởng như thế nào đến nợ xấu. Với dữ liệu thu thập từ hệ
thống ngân hàng Ấn Độ từ năm 1998 đến năm 2009, nghiên cứu đã tìm ra bằng chứng
về mối tương quan âm giữa GDP và tỷ lệ nợ xấu, mối tương quan dương giữa lãi suất
và tỷ lệ nợ xấu.
Một số nghiên cứu khác cũng tìm thấy mối tương quan âm giữa nợ xấu và tăng
trưởng GDP thực như nghiên cứu của Khemraj và Pasha (2009), Jimenez và Saurina
(2006), Fofack (2005) hay Salas và Saurina (2002).
Tuy nhiên, Inekwe Murumba (2013) với bài viết “Mối quan hệ giữa GDP và nợ
xấu: bằng chứng từ Nigeria (1995 – 2009)” đã tìm ra mối quan hệ cùng chiều và có ý


15

nghĩa giữa GDP thực và nợ xấu trong ngành ngân hàng Nigeria. Kết quả này trái ngược
với kết quả tìm được của những nghiên cứu trước đây.
Babouček và Jančar (2005) nghiên cứu tác động của những cú sốc của nền kinh tế
vĩ mô đến chất lượng các khoản vay tại các ngân hàng cộng hòa Czech giai đoạn 1993
– 2006. Kết quả cho thấy có mối tương quan dương giữa tỷ lệ thất nghiệp, chỉ số giá
tiêu dùng với tỷ lệ nợ xấu.
Shu (2002) nghiên cứu tác động của môi trường kinh tế vĩ mô đến chất lượng tài
sản của hệ thống ngân hàng Hồng Kông giai đoạn 1995 – 2002 và kết quả tìm thấy mối

tương quan âm giữa chỉ số giá tiêu dùng và GDP với tỷ lệ nợ xấu và mối tương quan
dương giữa lãi suất danh nghĩa với tỷ lệ nợ xấu
2.2.1.2. Nhóm các nhân tố vi mô (nhân tố đặc thù ngân hàng)
Ngoài sự tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô, tỷ lệ nợ xấu của các NHTM còn
chịu sự tác động bởi các yếu tố thuộc về đặc thù của từng ngân hàng, như quy mô của
ngân hàng, trình độ quản lý, vốn chủ sở hữu, tỷ lệ thanh khoản, khả năng sinh lời, dự
phòng rủi ro,… Dưới đây là một số nghiên cứu được thực hiện tại một số quốc gia
nhằm cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm về sự tác động của các nhân tố vi mô
đến nợ xấu của NHTM.
Fofack (2005) sử dụng quan hệ nhân quả Granger và mô hình dữ liệu bảng để
nghiên cứu những nhân tố gây ra nợ xấu ở các nước Châu Phi cận Sahara những năm
1990. Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản (ROA) và lãi từ các khoản vay
liên ngân hàng là yếu tố quyết định đến nợ xấu của khu vực này.
Hu và cộng sự (2006) thực hiện nghiên cứu về mối quan hệ giữa nợ xấu và cơ cấu
sở hữu của 40 NHTM tại Đài Loan giai đoạn 1996 – 1999 và kết quả cho thấy các ngân
hàng có tỷ lệ sở hữu nhà nước càng cao thì tỷ lệ nợ xấu càng thấp. Nghiên cứu cũng
cung cấp bằng chứng thực nghiệm về mối tương quan âm giữa tỷ lệ nợ xấu và quy mô
của ngân hàng.


×