Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Vốn xã hội và khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của các hộ gia đình nông thôn Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
__________________

TẠ THỊ THÙY DƯƠNG

VỐN XÃ HỘI VÀ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHÍNH
THỨC CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH NÔNG THÔN VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN
MÃ SỐ: 60310105

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN HOÀNG BẢO

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013


ii

LỜI CÁM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Khoa Kinh Tế – trường Đại học Kinh Tế
TP. HCM, các quý thầy cô đã giúp tôi trang bị kiến thức, tạo môi trường và điều
kiện thuận lợi nhất trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này.
Với lòng kính trọng và biết ơn, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn tới thầy Nguyễn
Hoàng Bảo đã khuyến khích, chỉ dẫn tận tình cho tôi trong suốt thời gian thực hiện
nghiên cứu này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến thầy Phạm Khánh Nam đã định hướng cho tôi đề tài


nghiên cứu, đã cung cấp số liệu và hỗ trợ cho tôi trong những ngày đầu thực hiện đề
cương.
Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình và những người bạn đã động viên, hỗ trợ
tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, làm việc và hoàn thành luận văn.


iii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bài nghiên cứu này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các số liệu, kết
quả trong bài viết là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.

Tác giả
Tạ Thị Thùy Dương


iv

MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA ..................................................................................................................... i
LỜI CÁM ƠN............................................................................................................................ ii
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ................................................................................................................................ iv
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................................. vi
DANH MỤC BẢNG................................................................................................................ vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................................ viii
TÓM TẮT.................................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................................................. 2

1.1. Lý do nghiên cứu ................................................................................................................. 2
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................................ 4
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................................. 5
1.4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................................... 5
1.5. Phạm vi và dữ liệu nghiên cứu ............................................................................................ 5
1.6. Kết cấu luận văn .................................................................................................................. 6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ....................................................................................... 7
2.1. Lý thuyết về vốn xã hội ....................................................................................................... 7
2.1.1. Các quan điểm về định nghĩa vốn xã hội (social capital)........................................ 7
2.1.2. Đo lường vốn xã hội trong nghiên cứu ................................................................... 9
2.2. Tín dụng chính thức và khả năng tiếp cận tín dụng .......................................................... 16
2.2.1. Phân biệt tổ chức tín dụng chính thức ................................................................... 16
2.2.2. Khả năng tiếp cận tín dụng .................................................................................... 17
2.3. Vốn xã hội và khả năng tiếp cận tín dụng ......................................................................... 17
2.3.1. Cách thức vốn xã hội ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng ........................................ 17
2.3.2. Các nghiên cứu về vốn xã hội và khả năng tiếp cận tín dụng ............................... 19
2.4. Các nhân tố khác ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ........................................... 23
2.4.1. Đặc điểm các khoản vay........................................................................................ 23
2.4.2. Đặc điểm cá nhân và hộ gia đình .......................................................................... 23
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................. 27
3.1. Nguồn số liệu cho nghiên cứu ........................................................................................... 27


v

3.2. Giả thiết nghiên cứu .......................................................................................................... 28
3.3. Khung phân tích của nghiên cứu ....................................................................................... 30
3.4. Đo lường các biến trong mô hình ...................................................................................... 30
3.4.1. Biến phụ thuộc ...................................................................................................... 30
3.4.2. Biến độc lập ........................................................................................................... 31

3.4.3. Biến kiểm soát ....................................................................................................... 33
3.5. Mô hình nghiên cứu .......................................................................................................... 38
CHƯƠNG 4: VỐN XÃ HỘI VÀ THỊ TRƯỜNG TÍN DỤNG NÔNG THÔN VN .......... 41
4.1. Vốn xã hội ở nông thôn Việt Nam .................................................................................... 41
4.2. Thị trường tín dụng nông thôn Việt Nam.......................................................................... 43
CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................ 47
5.1. Thống kê mô tả .................................................................................................................. 47
5.1.1. Vốn xã hội và khả năng tiếp cận tín dụng chính thức ........................................... 47
5.1.2. Đặc điểm các khoản vay........................................................................................ 49
5.1.3. Đặc điểm cá nhân người đi vay ............................................................................. 50
5.1.4. Đặc điểm hộ gia đình ............................................................................................ 52
5.2. Phân tích ảnh hưởng của vốn xã hội đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức ............. 53
5.2.1. Kiểm định về mối quan hệ giữa vốn xã hội, đặc điểm vốn vay, đặc điểm cá
nhân và hộ gia đình với khả năng tiếp cận tín dụng chính thức ........................................ 53
5.2.2. Kết quả ước lượng mô hình hồi quy binary logistic.............................................. 54
5.3. Phân tích ảnh hưởng của vốn xã hội đến giá trị vốn vay .................................................. 63
5.3.1. Kiểm định thống kê về mối quan hệ giữa vốn xã hội, đặc điểm vốn vay, đặc
điểm cá nhân và hộ gia đình với khả năng tiếp cận tín dụng chính thức .......................... 63
5.3.2. Kết quả ước lượng mô hình hồi quy bội ............................................................... 65
5.4. Thảo luận kết quả .............................................................................................................. 68
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ..................................................... 71
6.1. Các khám phá chính của bài viết ....................................................................................... 71
6.2. Hàm ý chính sách .............................................................................................................. 72
6.3. Hạn chế của bài nghiên cứu .............................................................................................. 75
6.4. Hướng nghiên cứu mở rộng tiếp theo ............................................................................... 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 77
PHỤ LỤC................................................................................................................................. 83


vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Tín dụng khu vực tư nhân từ 1994 – 2011 ...................................................... 1
Hình 3.1. Quy trình kiểm định giả thuyết ..................................................................... 28
Hình 3.2. Mô hình phân tích ......................................................................................... 29
Hình 4.1. Thị trường tín dụng nông thôn Việt Nam ..................................................... 43
Hình 5.1. Tác động biên của các nhân tố đến xác suất tiếp cận tín dụng chính thức ... 62


vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tóm tắt cách thức đo lường vốn xã hội ....................................................... 13
Bảng 2.2. Tóm tắt các nghiên cứu thực nghiệm về vốn xã hội và tiếp cận tín dụng .... 20
Bảng 2.3. Tóm tắt các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng .................... 23
Bảng 3.1. Tóm tắt và mô tả các biến ............................................................................. 35
Bảng 5.1. Khả năng tiếp cận tín dụng chính thức ......................................................... 46
Bảng 5.2. Vốn xã hội của các hộ gia đình..................................................................... 47
Bảng 5.3. Vốn xã hội với khả năng tiếp cận tín dụng ................................................... 48
Bảng 5.4. Đặc điểm các khoản vay ............................................................................... 49
Bảng 5.5. Đặc điểm cá nhân người đi vay .................................................................... 50
Bảng 5.6. Đặc điểm người đi vay và khả năng tiếp cận tín dụng ................................. 50
Bảng 5.7. Đặc điểm hộ gia đình .................................................................................... 51
Bảng 5.8. Đặc điểm hộ gia đình và khả năng tiếp cận tín dụng.................................... 51
Bảng 5.9. Kiểm định Pearson Chi-square ..................................................................... 53
Bảng 5.10. Kết quả ước lượng mô hình hồi quy binary logistic với mô hình đầy đủ .. 55
Bảng 5.11. Kết quả ước lượng mô hình hồi quy binary logistic với mô hình áp đặt.... 58
Bảng 5.12. Ước lượng xác suất tiếp cận tín dụng chính thức ....................................... 60
Bảng 5.13. Kết quả ước lượng mô hình hồi quy bội ..................................................... 65



viii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BTB

: Bắc Trung bộ

CSXH

: Chính sách Xã hội

DHMT

: Duyên hải miền Trung

ĐBSCL

: Đồng bằng sông Cửu Long

ĐBSH

: Đồng bằng sông Hồng

NGO

: Tổ chức phi chính phủ

NHTM


: Ngân hàng thương mại

NN&PTNN : Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
ROSCA

: Hiệp hội tín dụng xoay vòng

TD&MNPB : Trung du và miền núi phía Bắc
TN

: Tây Nguyên

VARHS

: Điều tra Tiếp cận nguồn lực hộ gia đình Việt Nam


1

TÓM TẮT
Mục tiêu tổng quát của bài nghiên cứu là đánh giá ảnh hưởng của vốn xã hội đến
khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ gia đình nông thôn Việt Nam. Với mục tiêu
tổng quát trên, bài viết đặt ra hai mục tiêu cụ thể là: (1) Phân tích tác động của vốn
xã hội đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của các hộ gia đình nông thôn Việt
Nam và (2) đánh giá ảnh hưởng của vốn xã hội đến giá trị khoản vốn vay được từ
nguồn tín dụng chính thức của các hộ gia đình nông thôn Việt Nam. Nguồn số liệu
cho nghiên cứu được lấy từ bộ dữ liệu điều tra tiếp cận nguồn lực của hộ gia đình
Việt Nam (VARHS 2010). Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu thứ nhất bài viết sử
dụng mô hình hồi quy logit với biến phụ thuộc là xác suất tiếp cận tín dụng chính
thức của các hộ gia đình. Sau khi ước lượng mô hình binary logistic, nghiên cứu

nhận thấy rằng vốn xã hội cụ thể là mạng lưới xã hội chính thức và người bảo lãnh
có ảnh hưởng tích cực đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của các nông hộ.
Ngoài ra, bài viết còn chứng minh rằng ngoài vốn xã hội còn có các yếu tố khác có
tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức là lãi suất vốn vay, tài sản thế
chấp, dân tộc và các biến vùng. Do các biến của vốn xã hội có tác động đến xác suất
tiếp cận tín dụng chính thức nên nghiên cứu tiếp tục giải quyết mục tiêu thứ hai. Bài
viết sử dụng mô hình hồi quy bội theo phương pháp bình phương nhỏ nhất để đánh
giá ảnh hưởng của vốn xã hội đến giá trị vốn vay. Kết quả hồi quy cho thấy, các yếu
tố của vốn xã hội là mạng lưới xã hội chính thức, niềm tin và sự hợp tác có quan hệ
cùng chiều với lượng vốn vay từ nguồn tín dụng chính thức. Ngoài ra, các yếu tố
khác như mục đích vay, tài sản thế chấp và các biến vùng cũng có tác động đến
lượng vốn vay được từ các tổ chức tín dụng chính thức. Kết quả của bài nghiên cứu
phù hợp với các nghiên cứu trước như Oken (2004), Heikkilaa (2009), Lawal
(2009) cho rằng vốn xã hội tăng làm tăng khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của
các hộ gia đình.


2

CHƯƠNG 1: VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.

Lý do nghiên cứu

Sau hơn 25 năm đổi mới, thị trường tín dụng ở nước ta đã có những bước phát triển
đáng kể, tín dụng ở khu vực tư nhân tăng qua các năm đặc biệt tăng nhanh vào
khoảng từ 2006 đến 2010 (Ngân hàng Phát Triển Châu Á, năm 2011) (Hình 1.1). Sự
phát triển của khu vực tài chính đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình phát
triển kinh tế, nhất là trong một nền kinh tế đang phát triển như nước ta hiện nay
(Dau, 2008) như giải quyết các khó khăn về vốn trong các hoạt động sản xuất kinh

doanh, cung cấp vốn cho các dự án đầu tư, khắc phục những rủi ro trong hoạt động
nông nghiệp cũng như các khó khăn về tiêu dùng.
Hình 1.1. Tín dụng khu vực tư nhân từ 1994 – 2011
3,000,000
2,500,000

Triệu VND

2,000,000
1,500,000
1,000,000
500,000

2011

2010

2009

2008

2007

2006

2005

2004

2003


2002

2001

2000

1999

1998

1997

1996

1995

1994

0

Nguồn: Ngân hàng Phát Triển Châu Á, năm 2011

Theo số liệu điều tra tiếp cận nguồn lực hộ nông thôn Việt Nam (VARHS, 2008),
trong số các hộ được khảo sát có vay nợ thì có khoảng 60% đi vay từ nguồn tín
dụng chính thức và 40% đi vay từ nguồn tín dụng phi chính thức và bán chính thức.
Điều này cho thấy rằng tín dụng chính thức chính lĩnh phần lớn thị trường tín dụng
ở khu vực nông thôn. Tuy hầu hết các hộ chọn hình thức đi vay từ các ngân hàng
nhưng quy mô vay rất thấp, chỉ chiếm 13,6% trong tổng lượng vay. Theo số liệu
điều tra từ VARHS, từ năm 2006 - 2008, hằng năm, tăng trưởng tín dụng cho lĩnh



3

vực nông nghiệp nông thôn tăng trung bình khoảng 20%. Mặt khác, do năng lực sản
xuất lĩnh vực nông nghiệp nông thôn còn rất lớn nên chính sách tín dụng cho lĩnh
vực này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu và chưa phát huy hiệu quả như mong đợi.
Vì vậy, việc cải thiện tiếp cận tín dụng cho các hộ gia đình ở nông thôn sẽ giúp cho
họ có khả năng tăng chất lượng cuộc sống và thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh
doanh (Zeller và Diagne, 2001).
Theo Tổng Cục Thống Kê (2010), Việt Nam có khoảng 13 triệu nông hộ (chiếm
gần 80% dân số), trong đó hơn một nửa thuộc diện có thu nhập thấp, 40% doanh
nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn cho rằng thiếu vốn là khó khăn lớn nhất1. Bên cạnh
đó, ở nông thôn, nhu cầu về vốn để tiêu dùng, xây dựng nhà cửa đặc biệt là sản xuất
trong nông nghiệp ở các hộ gia đình là rất lớn. Tuy nhiên, để tiếp cận được nguồn
vốn vay ở khu vực chính thức, các hộ gia đình cũng gặp không ít trở ngại. Trong
việc cung cấp tín dụng cho các hộ gia đình, các khu vực chính thức khẳng định trên
cơ sở bảo đảm yêu cầu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà và tài sản cố định
được chấp nhận làm tài sản thế chấp. Điều này hầu như làm cho các hộ gia đình
không được tiếp cận tín dụng chính thức. Ngoài ra, một số tổ chức tín dụng chính
thức duy trì các thủ tục rườm rà và tốn thời gian, tạo ra các chi phí giao dịch cao
trong việc cho hộ gia đình vay (Lê, 2003). Do đó, nhiều hộ gia đình có ít động lực
để tiếp cận tín dụng ở khu vực chính thức.
Để tiếp cận tín dụng, ngoài các loại tài sản dùng thế chấp như đất đai, nhà cửa, máy
móc còn có một loại tài sản khác đó là lòng tin, mạng lưới xã hội, sự hợp tác và sự
gắn bó của hộ gia đình với cộng đồng mà gọi chung là vốn xã hội. Ngày càng có
nhiều bằng chứng thực nghiệm từ khu vực nông thôn cho rằng vốn xã hội có thể
giúp các hộ gia đình hoặc những đơn vị nhỏ khắc phục được sự thiếu hụt các loại
vốn khác (Annen, 2001; Fafchamps và Minten, 2002). Tuy vậy, liệu các hộ gia đình
nông thôn Việt Nam có khả năng như nhau trong việc tiếp cận tín dụng hay không?


1

Theo kết quả Khảo sát Mức sống dân cư năm 2010 - Tổng Cục Thống Kê.


4

Điều này có tùy thuộc vào đặc điểm vốn xã hội của các hộ gia đình đó như thế nào
không?
Khu vực nông thôn là một địa bàn có vị trí và vai trò quan trọng, không chỉ về tỷ lệ
cư dân sinh sống, mà cả những đóng góp về mặt kinh tế ở nước ta hiện nay. Nghiên
cứu về vai trò của vốn xã hội trong nông nghiệp - nông dân sẽ góp phần giải quyết
các vấn đề đang đặt ra trong tiến trình phát triển xã hội nông thôn nói riêng cũng
như phát triển xã hội nói chung ở nước ta những năm sắp tới. Đề tài luận văn đánh
giá “Vốn xã hội và khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của các hộ gia đình nông
thôn Việt Nam” để giúp cho các cá nhân hoặc tổ chức cho vay tín dụng có những
phương án tốt nhất trong phương án kinh doanh, cũng như các hộ gia đình có những
trang bị tốt hơn để tiếp cận được nguồn vốn ở các kênh tài chính chính thức nhằm
phục vụ nhu cầu của mình. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu này sẽ cung cấp thêm các
luận cứ khoa học cho các nhà quản lý trong việc hoạch định chính sách và biện
pháp nhằm phát triển nông thôn, nhất là các chính sách về dịch vụ tín dụng góp
phần giải quyết vấn đề về vốn cho các hộ gia đình nông thôn cải thiện kinh tế.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát của bài viết là phân tích tác động của vốn xã hội đến khả năng
tiếp cận tín dụng của các hộ gia đình nông thôn. Việc đánh giá này giúp ích cho
việc đưa ra chính sách để giúp các hộ gia đình nông thôn cải thiện cũng như phát

huy khả năng tiếp cận được các nguồn vốn vay phục vụ cho việc tiêu dùng, sản xuất
và kinh doanh.
Với mục tiêu tổng quát trên, các mục tiêu cụ thể được đặt ra:
Phân tích tác động của vốn xã hội đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của các
hộ gia đình nông thôn.
Đánh giá ảnh hưởng của vốn xã hội đến giá trị khoản vốn vay được từ nguồn tín
dụng chính thức của các hộ gia đình nông thôn Việt Nam.


5

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu

Đề tài được thực hiện nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu sau:
Vốn xã hội có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của các hộ gia
đình nông thôn không?
Vốn xã hội tác động đến giá trị khoản vốn vay từ nguồn tín dụng chính thức của các
hộ gia đình nông thôn như thế nào?
1.4.

Phương pháp nghiên cứu

Để phân tích tác động của vốn xã hội đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của
các nông hộ, bài viết sử dụng mô hình hồi quy binary logistic với biến phụ thuộc là
xác suất tiếp cận được các nguồn tín dụng và biến độc lập là các nhóm biến về vốn
xã hội, nhóm biến về đặc điểm của cá nhân đi vay và hộ gia đình và nhóm biến về
đặc điểm các khoản vay.
Để đánh giá ảnh hưởng của vốn xã hội đến giá trị khoản vốn vay từ nguồn tín dụng

chính thức của các hộ gia đình nông thôn Việt Nam, bài viết sử dụng mô hình hồi
quy bội trong đó biến phụ thuộc là logarit lượng tiền mà các hộ gia đình vay được
và biến độc lập là các nhóm biến về vốn xã hội, nhóm biến về đặc điểm của các
nông hộ và nhóm biến về đặc điểm các khoản vay.
1.5.

Phạm vi và dữ liệu nghiên cứu

Bài viết tập trung nghiên cứu dựa vào cuộc điều tra tiếp cận nguồn lực của hộ gia
đình Việt Nam (VARHS 2010) ở 12 tỉnh thuộc 6 vùng kinh tế của Việt Nam: tỉnh
Hà Tây (cũ) thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng; các tỉnh Lào Cai, Phú Thọ, Lai
Châu, Điện Biên thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc; tỉnh Nghệ An thuộc
vùng Bắc Trung bộ; tỉnh Quãng Nam, Khánh Hòa thuộc vùng Duyên hải miền
Trung; các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng thuộc vùng Tây nguyên; Long An
thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Các hộ gia đình được điều tra trải rộng ở
437 xã, 130 huyện với tổng số 2.200 hộ.


6

1.6.

Kết cấu luận văn

Kết cấu báo cáo nghiên cứu bao gồm năm chương. Chương một giới thiệu chung về
đề tài bao gồm lý do nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu và phạm
vi nghiên cứu của đề tài. Chương hai sẽ trình bày cơ sở lý thuyết về vốn xã hội, thị
trường tín dụng chính thức, lược khảo các lý thuyết về mối quan hệ giữa vốn xã hội
và khả năng tiếp cận tín dụng và các lý thuyết liên quan đến các biến được sử dụng
để đưa vào mô hình nghiên cứu. Chương ba đề cập đến phương pháp nghiên cứu

bao gồm trình bày về cơ sở dữ liệu, giả thuyết nghiên cứu, xây dựng khung phân
tích, phát triển mô hình kinh tế lượng và xây dựng các biến trong mô hình. Chương
bốn khái quát về vốn xã hội và thị trường tín dụng nông thôn Việt Nam. Chương
năm trình bày thống kê mô tả và kết quả phân tích ảnh hưởng của vốn xã hội đến
khả năng tiếp cận tín dụng chính thức bằng hai mô hình kinh tế lượng: (1) mô hình
binary logistic phân tích tác động của vốn xã hội đến khả năng tiếp cận tín dụng
chính thức của các nông hộ; (2) mô hình hồi quy bội đánh giá ảnh hưởng của vốn xã
hội đến giá trị khoản vốn vay từ nguồn tín dụng chính thức của các hộ gia đình
nông thôn Việt Nam. Chương sáu rút ra kết luận từ kết quả nghiên cứu, hàm ý chính
sách về cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ gia đình nông thôn, hạn chế
của bài nghiên cứu và hướng nghiên cứu mở rộng tiếp theo.


7

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Mục tiêu của chương hai là hệ thống các nội dung cơ bản về lý thuyết vốn xã hội và
tiếp cận tín dụng chính thức. Phần thứ nhất trình bày lý thuyết về vốn xã hội bao
gồm các quan điểm về định nghĩa vốn xã hội, cách đo lường vốn xã hội thông qua
các chỉ số khác nhau. Phần thứ hai phân biệt các tổ chức tín dụng thuộc khu vực
chính thức và khả năng tiếp cận tín dụng. Phần thứ ba đề cập đến giao dịch trong
hoạt động tín dụng. Phần cuối khảo lược những lý thuyết liên quan về các yếu tố
ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức.
2.1.

Lý thuyết về vốn xã hội

2.1.1. Các quan điểm về định nghĩa vốn xã hội (social capital)
Theo truyền thống, khái niệm vốn bao gồm vốn tự nhiên, vốn vật chất và vốn con
người. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu hiện nay nhận ra rằng ba loại vốn trên chỉ là

một phần của quá trình tăng trưởng kinh tế, bởi vì họ bỏ qua những cách thức mà
các thành phần kinh tế liên kết với nhau, tương tác qua lại và tự tổ chức để tạo ra sự
tăng trưởng và phát triển. Nói cách khác, liên kết còn thiếu đó chính là vốn xã hội
(Grootaert, 1997).
Một trong những người tiên phong đầu tiên trong việc nghiên cứu vốn xã hội là
Lyda Judson Hanifan. Hanifan (1916) dùng khái niệm vốn xã hội để chỉ tình thân
hữu, sự thông cảm lẫn nhau, cũng như tương tác giữa các cá nhân hay gia đình –
những người tạo nên một đơn vị xã hội. Bourdieu (1986) định nghĩa vốn xã hội là
toàn bộ nguồn lực (hiện hữu hoặc tiềm ẩn) xuất phát từ mạng lưới quen biết trực
tiếp hay gián tiếp (chẳng hạn, cùng thành viên của một tôn giáo, hoặc cùng sinh
quán hay đồng môn) và là một mạng lưới lâu bền bao gồm các mối liên hệ quen biết
nhau và nhận ra nhau. Bourdieu cho rằng khối lượng vốn xã hội của một tác nhân
cụ thể nào đó phụ thuộc vào mức độ liên hệ rộng hay h p mà anh ta có thể huy động
được trong thực tế. Nhờ nó, những cá nhân, gia đình hay tập thể nào có nhiều mối
liên hệ thì càng có nhiều ưu thế.


8

Hầu hết các tác giả đều đều thống nhất với Bourdieu ở chỗ cho rằng vốn xã hội gắn
liền với mạng lưới xã hội. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng có các quan niệm
khác nhau khi định nghĩa về vốn xã hội. Durlau và a champs (2005) đưa ra một
cách định nghĩa về vốn xã hội khác với Bourdieu, ông cho rằng vốn xã hội là dạng
không chính thức của các tổ chức và các tổ chức dựa trên các mối quan hệ xã hội,
mạng lưới, các hiệp hội tạo ra sự chia sẻ kiến thức, tin tưởng lẫn nhau, các chuẩn
mực xã hội và các quy tắc bất thành văn. Coleman (1988) khẳng định trách nhiệm,
sự mong đợi và lòng tin là các hình thức của vốn xã hội. Chính trách nhiệm và
mong đợi lẫn nhau đã tạo nên sự tin cẩn giữa các cá nhân.

ng hiểu vốn xã hội bao


gồm những đặc trưng trong đời sống xã hội như sau: Các mạng lưới xã hội, các
chuẩn mực và sự tin cậy trong xã hội (social trust) là những cái giúp cho các thành
viên có thể hành động chung/hợp tác với nhau một cách có hiệu quả nhằm đạt tới
những mục tiêu chung.
Định nghĩa về vốn xã hội của ukuyama (2000) có đặc điểm là nhấn mạnh hơn đến
yếu tố chuẩn mực xã hội.
h nh thứ đ
ha nhi u

ng viết như sau : “ ốn

iểu hiện t ng th

tế

t

hội

ụng th

đ

một hu n m
h

t

hi


gi a hai

nhân . Nhà chính trị học obert Putnam (1995) đã lặp lại ý tưởng của

Coleman và đưa ra định nghĩa như sau về vốn xã hội: Vốn xã hội là những khía
cạnh đặc trưng của tổ chức xã hội như các mạng lưới xã hội, các chuẩn mực và sự
tin cậy trong xã hội vốn tạo điều kiện thuận lợi cho sự phối hợp và sự hợp tác nhằm
theo đuổi mục tiêu chung. Ông cho rằng trong một nhóm, nếu tất cả các thành viên
tin tưởng nhau, họ có thể hoàn thành công việc của họ tốt hơn và vốn xã hội cho
phép họ làm những công việc với chi phí thấp hơn. Cách hiểu của Ngân hàng Thế
giới (1999) mở rộng hơn và cho rằng: “Vốn xã hội iên quan đến các tổ chức, các
mối quan hệ, và các chỉ tiêu hình thành chất
xã hội, tin t ởng nhau

ng và số

ng của

t ơng t

n đến h nh động tậ thể hay nói cách khác nó là “ hất

ke ” gắn kết các mối liên hệ với nhau . Spellerberg (2001) xem xét vốn xã hội là
mối quan hệ giữa các đối tượng (cá nhân, nhóm và tổ chức) để tạo ra một công suất
vì lợi ích chung hoặc một mục đích chung. Thêm vào đó ông cho rằng vốn xã hội là


9


nguồn lực xã hội được thể hiện trong mối quan hệ giữa con người. Nó nằm trong và
bắt nguồn từ liên lạc, thông tin liên lạc, chia sẻ, hợp tác và tin tưởng lẫn nhau trong
các mối quan hệ đang diễn ra.
Cho đến nay, khái niệm vốn xã hội vẫn đang được tiếp tục thảo luận, phát triển với
nhiều định nghĩa, cách giải thích khác, nhưng tựu trung vốn xã hội thường được
định nghĩa xoay quanh bốn yếu tố có liên hệ mật thiết với nhau: hệ thống các mạng
lưới xã hội; niềm tin của con người trong xã hội; sự hợp tác và sự gắn bó với mọi
người.
Trên cơ sở về các quan niệm và các định nghĩa của các nhà nghiên cứu trước và
trong phạm vi nghiên cứu của bài viết, các yếu tạo thành vốn xã hội được xác định
trong bài viết này là mạng lưới xã hội (bao gồm mạng lưới chính thức và không
chính thức), sự tin cậy và sự hợp tác với nhau. Theo đó, có thể hiểu rằng sự liên kết
thực tế giữa các mạng lưới xã hội như các cá nhân, các nhóm, các tổ chức, các hiệp
hội với nhau sẽ tạo ra sự hiểu biết lẫn nhau, từ đó có thể tin tưởng và cho phép mọi
người hợp tác làm việc cùng nhau. Lợi ích mà các hộ gia đình nhận được từ vốn xã
hội của mình là những điều kiện thuận lợi để chủ thể tham gia huy động và sử dụng
hiệu qủa các nguồn lực tài chính.
2.1.2. Đo lường vốn xã hội trong nghiên cứu
Đã có nhiều tài liệu thảo luận về các phương pháp tiếp cận khác nhau để đo lường
vốn xã hội. Phải thừa nhận rằng, đo lường vốn xã hội là một công việc rất khó khăn.
Thứ nhất, do sự cùng tồn tại của nhiều định nghĩa về vốn xã hội. Thứ hai, vì vốn xã
hôi được dựa trên các chỉ số đại diện vô hình, khó định lượng. Thứ ba, đo lường
vốn xã hội không chỉ đo lường số lượng mà còn đo lường chất lượng của nguồn vốn
xã hội trên nhiều quy mô khác nhau.
Trong nghiên cứu này, vốn xã hội được đo lường bằng các yếu tố hợp thành vốn xã
hội (như đã trình bày phần 2.1.1) bao gồm: mạng lưới xã hội (mạng lưới chính thức
và mạng lưới phi chính thức), niềm tin và sự hợp tác.


10


Mạng lưới xã hội
Mạng lưới xã hội đề cập đến các mối quan hệ giữa các cá nhân hoặc các nhóm, có
thể được coi là yếu tố "cơ cấu" của vốn xã hội và được xem là một yếu tố quan
trọng hình thành nên vốn xã hội như số lượng và cách thức trao đổi giữa những
người trong cùng mạng lưới có thể ảnh hưởng đến mức độ hỗ trợ mà một cá nhân
nhận được, cũng như có thể tiếp cận được các nguồn hỗ trợ khác. Trong vốn xã hội,
mạng lưới xã hội được phân biệt trên một số khía cạnh như: loại mạng lưới chính
thức và không chính thức; cấu trúc mạng lưới đóng và mở, mạng lưới đồng nhất và
mạng lưới không đồng nhất; quan hệ mạng lưới theo chiều ngang và theo chiều dọc
(Stone, 2001). Trong khuôn khổ nghiên cứu, bài viết chỉ tiến hành đo lường mạng
lưới xã hội theo loại mạng lưới là mạng lưới chính thức và mạng lưới không chính
thức.
Trong phạm vi nghiên cứu, bài viết này chỉ thực hiện việc đo lường mạng lưới xã
hội thông qua loại mạng lưới bao gồm mạng lưới chính thức và mạng lưới không
chính thức.
Mạng lưới chính thức
Mạng lưới chính thức bao gồm các tổ chức chính thức như các tổ chức tình nguyện
và các hiệp hội (theo Putnam, 1995, trích bởi Baum và Ziersch, 2003). Theo Stone
(2001), mạng lưới các mối quan hệ xã hội chính thức liên quan đến nhiều khía cạnh
của cuộc sống như xã hội dân sự và thể chế. Mạng lưới này gồm các tổ chức, hiệp
hội hoạt động dựa trên nhóm, các quan hệ dân sự không theo nhóm, các tổ
chức/hiệp hội dựa trên quan hệ công việc và các mối quan hệ thể chế.
Các nhà nghiên cứu như Putnam (1995) và Stone (2001) xem xét số lượng mạng
lưới xã hội mà các cá nhân là thành viên như là một chỉ số đo lường mạng lưới
chính thức. Chỉ số này có thể được đo lường bằng phương pháp thống kê số lượng
tổ chức thông qua câu hỏi như: “Gia đình ạn là thành viên của tất cả các nhóm
nào? (Ngân hàng Thế Giới, 2003), hay “Bạn đ tham gia (tất cả) các nhóm, câu
lạc bộ, tổ chức nào trong 12 tháng qua? (Dave Ruston và Lola Akinrodove, 2002).



11

Chỉ số này cho phép đánh giá sức mạnh và sự đa dạng của mạng lưới các tổ chức
chính thức tại địa phương.
Đo lường mạng lưới xã hội còn sử dụng chỉ số tham gia vào các tổ chức chính thức,
chỉ số tham gia các hoạt động xã hội hay sử dụng các chỉ tiêu liên quan đến sự
tương tác và mối liên hệ giữa các cá nhân được thực hiện thông qua việc gặp gỡ
giữa mọi người trong các câu lạc bộ, nhà thờ, các tổ chức và các hiệp hội khác
nhau. Để đánh giá tư cách thành viên của các tổ chức, có thể sử dụng các chỉ số như
tần suất tham gia vào các hoạt động, các cuộc họp ở các tổ chức xã hội hay cam kết
tham gia vào các nhóm địa phương, các nhóm tự nguyện, các tổ chức, câu lạc bộ,
hành động về một vấn đề ở địa phương (Woolcock, 2000). Để đo lường các chỉ tiêu
này có thể sử dụng những câu hỏi như: “Bao nhiêu lần, trong vòng 12 tháng qua,
bất cứ ng ời n
dụ nh

t ng gia đình ạn tham gia vào các hoạt động của nhóm này, ví

ằng cách tham d các cuộc họp hoặc làm việc nhóm? (Ngân hàng Thế

Giới, 2003) hay “Nh ng ngày này, bạn bỏ ra bao nhiêu thời gian để gi
khác với t

h

đỡ ng ời

một tình nguyện viên hoặc một ng ời tổ chức cho bất kỳ tổ chức


từ thiện, câu lạc bộ hay các tổ chức khác? (Dave Ruston, 2002). Bên cạnh đó, các
nghiên cứu thực nghiệm về vốn xã hội trong các hoạt động xã hội còn sử dụng
thang đo mức độ về sự kỳ vọng hoặc cảm nhận về mức độ đồng ý, mức độ quan
trọng, mức độ quan tâm, mức độ tình nguyện của các cá nhân tham gia mạng lưới
xã hội để đánh giá chỉ số tham gia hoạt động xã hội.
Đối với mạng lưới xã hội chính thức dựa trên quan hệ dân sự, để đo lường Stone
(2001) sử dụng chỉ số sự tham gia của công dân, chỉ số này được đo lường bằng
mức độ tham gia của cá nhân trong các vấn đề địa phương, nhận thức về khả năng
ảnh hưởng đến các vấn đề về địa phương, và sự tin tưởng trong các tổ chức công
dân.
Mạng lưới không chính thức
Baum và Ziersch (2003) đã phân biệt mạng lưới không chính thức bao gồm bạn bè,
gia đình, hàng xóm và các mối quan hệ liên quan đến công việc (Baum và Ziersch,


12

2003). Theo Finch (1989), Finch và Mason (1993) (trích bởi Stone, 2001) phân biệt
đầu tiên trong mạng lưới không chính thức là mạng lưới trong gia đình và mạng
lưới ngoài gia đình. Tác giả cho rằng, các thành viên trong một hộ gia đình hợp tác
và hoạt động theo những cách khác nhau để mở rộng mạng lưới gia đình và họ hàng
với các hộ gia đình khác bên ngoài. Mạng lưới không chính thức đề cập đến mạng
lưới bên ngoài gia đình và họ hàng bao gồm tình bạn và các mối quan hệ thân mật
khác như mối liên hệ giữa hàng xóm láng giềng. Mạng lưới xã hội không chính thức
được Harper (2002) đo lường thông qua mối quan hệ bạn bè và mạng lưới hàng
xóm. Mối quan hệ này được đánh giá bằng số lượng bạn bè, số lượng hàng xóm
láng giềng hay tần suất gặp gỡ và nói chuyện với người thân, bạn bè, hàng xóm
hoặc bằng chỉ số tương tác xã hội như mối liên hệ giữa các cá nhân được thực hiện
thông qua việc gặp gỡ giữa mọi người trong các câu lạc bộ, nhà thờ, các tổ chức; sự
liên lạc với bạn bè, gia đình, hàng xóm. Để đo lường chỉ số này, Cindy-Ann và

Doug (2002) đã sử dụng câu hỏi: "Trong tháng vừa qua, bạn

th ờng xuyên bạn

giao tiếp với gia đình v /h ặc bạn è, qua điện thoại, qua Internet hoặ qua đ ờng
u điện không?" hay “Nếu bạn đột nhiên phải đối mặt với tình trạng kh n cấp dài
hạn nh

i hết của một trụ cột gia đình h ặc [NÔNG THÔN: thất bại sau thu

hoạ h; ĐÔ THỊ: mất việ

m],

a nhiêu ng ời ng

i gia đình, nga

ập tức

sẵn lòng hỗ tr bạn? (Ngân hàng Thế Giới, 2003).
Tóm lại, việc đo lường vốn xã hội có thể dựa vào nhiều chỉ số khác nhau tùy theo
từng mục đích nghiên cứu. Việc sử dụng phương pháp định lượng để đo lường
mạng lưới xã hội bằng các chỉ số đại diện thông qua việc sử dụng các bảng câu hỏi
sẽ thuận tiện cho việc điều tra. Tuy nhiên có thể không đánh giá được một cách toàn
diện về vốn xã hội. Vì thế có thể kết hợp phương pháp định lượng và phương pháp
định tính để đo lường vốn xã hội.
Trong nghiên cứu này, số lượng mạng lưới mà các thành viên hộ gia đình tham gia
và số lượng người có thể giúp đỡ gia đình khi đối mặt với khó khăn được sử dụng
để đo lường mạng lưới xã hội. Ở nông thôn Việt Nam, có nhiều loại tổ chức, hiệp

hội khác nhau như hội nông dân, công đoàn, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, tổ chức


13

tôn giáo và các tổ chức xã hội khác được thành lập nhằm hỗ trợ người dân trong sản
xuất và cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt, khi ngân hàng Chính sách Xã hội cung cấp
tín dụng cho người dân nông thôn thông qua các tổ chức này tại địa phương, vai trò
của họ được đánh giá ngày càng quan trọng hơn trong việc hỗ trợ người dân tiếp
cận nguồn tín dụng chính thức. Bên cạnh đó, sự tương tác giữa các mối quan hệ họ
hàng, hàng xóm láng giềng và bạn bè cũng rất hữu ích trong việc hỗ trợ, cung cấp
thông tin về việc kinh doanh sản xuất cũng như các nguồn tín dụng cho vay để giải
quyết khó khăn.
Niềm tin và sự hợp tác
Sự tương trợ và niềm tin là những yếu tố cốt lõi của vốn xã hội (Putnam, 1995).
Theo quan niệm của tác giả, các mối quan hệ xã hội tạo ra niềm tin giữa các cá nhân
và giữa các nhóm. Niềm tin tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác, mức độ tin
tưởng trong một cộng đồng càng lớn, khả năng hợp tác càng cao. Coleman (1988)
chỉ ra rằng niềm tin được hình thành bởi sự tương tác lặp đi lặp lại giữa các cá nhân
thông qua uy tín, mạng lưới hoặc sự hiểu biết về cơ chế hình thành các hành vi và
hành động của những người khác. Như vậy, tin tưởng là một yếu tố quan trọng của
vốn xã hội ở chỗ nó là một nguồn lực mà chúng ta sử dụng khi xây dựng các mối
quan hệ với những người khác và tương trợ lẫn nhau. Tuy nhiên, niềm tin, sự hợp
tác là những khái niệm mang tính chất trừu tượng, vì vậy, rất khó để đo lường hai
yếu tố này.
Trong các nghiên cứu, đa số các học giả dùng các chỉ số đại diện bằng cách kết hợp
các phương pháp khác nhau như phương pháp nghiên cứu định tính, phương pháp
định lượng hay phương pháp so sánh. Các nhà nghiên cứu cũng đã sử dụng phương
pháp dùng bảng câu hỏi hoặc phương pháp thí nghiệm như trò chơi về lòng tin, trò
chơi về hàng hóa công, trò chơi tiến thoái lưỡng nan giữa hai người tù, trò chơi nhà

độc tài để đo lường hai thành phần này của vốn xã hội. Các bảng câu hỏi được sử
dụng phổ biến như bảng câu hỏi của Ngân hàng Thế giới, Hệ thống Thống kê Châu
Âu (ESS) và Grootaert cùng cộng sự (2004).


14

Bảng 2.1. Tóm tắt cách thức đo lường vốn xã hội
Các yếu tố hợp thành

Các chỉ số đo lường

vốn xã hội

vốn xã hội
- Số lượng các tổ chức, nhóm văn hóa, giải trí, xã hội…
-Tần số và cường độ của sự tham gia các tổ chức, nhóm văn hóa,

Mạng lưới chính thức

giải trí, xã hội.
- Cường độ, tần số tham gia các tổ chức tự nguyện.
- Cường độ, tần số tham gia hoạt động tôn giáo.
- Có bao nhiêu người bạn thân hoặc người thân.
- Tần số gặp mặt và trò chuyện cùng người thân, bạn bè hoặc hàng

Mạng lưới phi chính thức

xóm.
- Mạng ảo - tần số và cường độ kết nối.

- Số lượng những người có thể giúp đỡ khi cần thiết.
- Niềm tin với gia đình.
- Niềm tin với những dân tộc và giai cấp khác.
- Tin tưởng ở những người khác, những người giống bạn cũng như

Niềm tin

những người không giống bạn.
- Tin tưởng vào những người trong cộng đồng sinh sống của bạn.
- Tin tưởng vào các cơ quan/nhân viên chính quyền nhà nước.
- Tin tưởng vào những người cung cấp các dịch vụ công cộng.
- Mọi người sẽ giúp đỡ, ủng hộ bạn và ngược lại.
- Mức độ mọi người sẵn lòng hợp tác vì lợi ích chung.
- Khả năng làm việc chung với nhau.

Sự hợp tác

-Hiểu rõ về các vấn đề địa phương hoặc quốc gia ở mức độ nào.
- Liên hệ với các công chức hoặc những người đại diện chính trị;
tham gia với các nhóm hành động địa phương; tần suất liên hệ và
tham gia.

Nguồn: Tổng h p của tác giả qua

c khả đ

ờng vốn xã hội

Nghiên cứu của Stone (2001) khẳng định quy chuẩn là nền tảng để xây dựng lòng
tin. Theo ý tưởng này, ông đo lường niềm tin bằng ba loại chỉ số là: (1) niềm tin

trong gia đình, (2) niềm tin chung đối với cộng đồng dựa trên các giá trị và quy
chuẩn chung và (3) niềm tin của công dân đối với thể chế. Heikkilä và cộng sự
(2009) thì chia niềm tin làm hai cấp độ là: cấp độ cá nhân và cấp độ cộng đồng.


15

Trong nghiên cứu về vốn xã hội, Harper và Kelly (2003) đo lường niềm tin bằng
việc đánh giá mức độ tin tưởng giữa các thành viên và niềm tin trong các tổ chức.
Vanneman (2006) khẳng định rằng niềm tin là sự kết hợp giữa tính không chính
thức và chủ quan trong vốn xã hội. Trong trường hợp này, niềm tin được xác định
thông qua câu hỏi: "Nhìn chung, bạn có thể nói rằng hầu hết mọi ng ời có thể tin
t ởng đ

c hoặc là bạn không thể quá c n thận trong cuộc sống?" (Vanneman và

cộng sự, 2006) hay “Bạn tin t ởng nh ng ng ời t ng gia đình ạn, mọi ng ời
trong khu phố bạn, và nh ng ng ời mà bạn làm việc hoặ đi học chung ở mứ độ
nào? (The Roper Center, 2005). Một số các nghiên cứu khác đo lường niềm tin tập
trung vào các chỉ số về nhận thức công bằng về cuộc sống, bao gồm cả phân biệt
đối xử, tin tưởng vào những người khác bao gồm cả người lạ và cả những người đã
quen biết, sự tin tưởng đối với các tổ chức và các dịch vụ công cộng, tin tưởng vào
các quy chuẩn và giá trị chung.
Sự tương trợ đo lường mọi người sẵn lòng hợp tác vì lợi ích chung như thế nào và
là một yếu tố quan trọng của vốn xã hội. Vấn đề này cũng đã được chỉ ra bởi
Putnam (1995), khi ông đã kiểm tra rằng hỗ trợ lẫn nhau là đặc trưng vốn xã hội
thông qua các hình ảnh của sự hợp tác. Trong nghiên cứu về sự đo lường vốn xã hội
ở New Zealand, Spellerberg (2001) đã đưa ra các chỉ số đánh giá ở cấp cộng đồng
cũng như cấp độ cá nhân bao gồm mức độ mọi người sẵn lòng hợp tác vì lợi chung;
khả năng làm việc chung với nhau; hiểu rõ vấn đề ở địa phương ở mức độ nào; tần

suất liên hệ và tham gia với các nhóm hành động ở địa phương hay mức độ liên hệ
với các công chức hoặc những người đại diện chính trị. Để thu thập thông tin cho
các chỉ số chỉ số này, các câu hỏi như: "Vấn đ m ng ời ân đang hải đối mặt là
gì?" "ng ời ân địa h ơng th ờng
2001) hay "Họ đ từng làm việ

m gì để giải quyết vấn đ đ ?" (Spellerberg,

ùng nhau h a?" (Ngân hàng Thế Giới, 2003).

Tại cấp cá nhân và hộ gia đình các câu hỏi sẽ được tập trung vào đánh giá họ có
tham gia vào những hoạt động chung hay không và những gì họ nhận được từ các
hoạt động này.


16

Trong bài viết này, chúng tôi sử dụng câu hỏi: “Hầu hết mọi ng ời v

ơ ản là thật

th v đ ng tin để đo lường niềm tin của các hộ gia đình. Niềm tin ở đây có thể
hiểu là sự tin tưởng giữa mọi người hay uy tín của cá nhân, hộ gia đình trong cộng
đồng với nhau và nhờ đó mọi người sẽ sẵng sàng hỗ trợ và hợp tác với nhau vì lợi
ích chung. Ngược lại, sự tương trợ và hợp tác vì lợi ích chung thông qua các mối
liên hệ với các mạng lưới xã hội sẽ làm tăng uy tín và niềm tin trong xã hội. Trong
sản xuất kinh doanh, nhất là trong lĩnh vực tín dụng, uy tín và niềm tin là những yếu
tố rất quan trọng bởi vì nó có thể hạn chế đựợc những rủi ro về hợp đồng như rủi ro
không trả nợ vay hay giảm chi phí giám sát và sàng lọc đối với các tổ chức tín dụng
cho vay.

2.2.

Tín dụng chính thức và khả năng tiếp cận tín dụng

2.2.1. Phân biệt tổ chức tín dụng chính thức
Bài viết phân biệt các tổ chức tín dụng chính thức là các Ngân hàng được quy định
tại Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/06/210. Theo đó, Ngân
hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân
hàng theo quy định của Luật này. Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung
ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây: Nhận tiền gửi, cấp tín
dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.
Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng
thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã, các tổ chức tín dụng
chính thức là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân
hàng. Trong bài viết này, các tổ chức tín dụng chính thức bao gồm: Các ngân hàng
tư nhân, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các ngân hàng thương
mại nhà nước và ngân hàng Chính sách Xã hội.
Những cá nhân và tổ chức cho vay khác không thuộc nhóm các ngân hàng quy định
trong luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/06/210 sẽ không thuộc
khu vực tín dụng chính thức.


17

2.2.2. Khả năng tiếp cận tín dụng
Thuật ngữ khả năng tiếp cận tín dụng được sử dụng trong rất nhiều nghiên cứu
trước đây. Đề cập trong nghiên cứu của mình, Isaac và Shem (2012) dùng thuật ngữ
tiếp cận tín dụng để nói đến xác suất việc một hộ gia đình nhận được vốn vay từ
một nguồn tín dụng. Trong bài viết của Okten (2004) khi nghiên cứu về tiếp cận tín
dụng ở Indonesia, ông phân tích việc tiếp cận tín dụng thông qua các nguồn tín

dụng mới thành lập bao gồm: Biết về nơi đi vay, quyết định xin cấp vốn vay và
được cấp bởi người cho vay. Lawal và cộng sự (2009) thì xác định rằng nếu hộ gia
đình nhận được khoản vốn vay từ một nguồn tín dụng bất kỳ cho mục đích sản xuất,
nó sẽ được gọi là “tiếp cận và ngược lại. Trong nghiên cứu này, bài viết xác định
tiếp cận tín dụng là khi nông hộ nộp hồ sơ vay vốn và nhận được vốn vay từ các tổ
chức tín dụng chính thức là ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các
ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng Chính sách Xã hội. Giá trị khoản vốn
vay mà một hộ gia đình có thể vay được từ một nguồn cấp tín dụng chính thức cũng
được dùng để giải thích về khả năng tiếp cận tín dụng trong bài viết này.
2.3.

Vốn xã hội và khả năng tiếp cận tín dụng

2.3.1. Cách thức vốn xã hội ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng
Theo lý thuyết về vốn xã hội, những ảnh hưởng lên sự tiếp cận tín dụng bao gồm
việc chia sẻ thông tin thông qua các mối quan hệ xã hội, lòng tin với mọi người, và
sự gắn bó giữa mọi người trong xã hội. Trong một thị trường được đặc trưng bởi
các thông tin không hoàn hảo như thị trường tín dụng, mối liên kết giữa mọi người
trong các nhóm, các tổ chức xã hội có thể làm tăng quá trình trao đổi thông tin để
tạo ra các cơ hội như tiếp cận tín dụng (Fafchamps và Minten, 1998). Ngoài ra, các
đặc tính của mạng lưới xã hội cũng ảnh hưởng đến quá trình lưu chuyển thông tin.
Devereux và Fishe (1993) cho rằng, nếu mạng lưới là đồng nhất, nó sẽ làm giảm
thông tin không hoàn hảo và tạo điều kiện thuận lợi cho các biện pháp trừng phạt xã
hội được áp dụng. Tuy nhiên, Grootaert (1999) không đồng ý với quan điểm này.
Ông khẳng định trong mạng lưới các hiệp hội, các nhóm hay các tổ chức không


×