Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

XÁC ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN THỐT NỐT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166 KB, 18 trang )

XÁC ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN
TÍN DỤNG CHÍNH THỨC VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA
NÔNG HỘ Ở HUYỆN THỐT NỐT
4.1. MÔ TẢ MẪU SỐ LIỆU ĐIỀU TRA
4.1.1. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
Số liệu được sử dụng trong đề tài này là số liệu sơ cấp thời điểm được thu thập từ
cuộc điều tra nông hộ ở 2 xã của huyện Thốt Nốt tháng 4 năm 2008. Số liệu được thu thập
theo phương pháp ngẫu nhiên phân cụm.
Cỡ mẫu được xác định dựa theo công thức sau:
n = p(1-p)(z/E)
2
Trong đó: n: cỡ mẫu
p: tỷ lệ mẫu
z: giá trị phân phối chuẩn tương ứng với độ tin cậy
E: ước lượng tỷ lệ tổng thể
Ta chọn p = 0,8 vì khi đó p(1-p) là 0,16. Độ tin cậy 90% (z =1,64) và tỷ lệ tổng thể ước
lượng là 0,1. Cỡ mẫu tối thiểu sẽ là 43 quan sát.
Với cỡ mẫu 43 là đủ đáp ứng nghiên cứu của đề tài, nhưng ở đề tài này lấy bộ số liệu là
46 mẫu điều tra nhằm mục đích nâng cao độ tin cậy của các yếu tố cần quan sát để nâng
cao tính thực tế của bài nghiên cứu này.
4.1.2. Một số đặc tính của mẫu điều tra
4.1.2.1. Mô tả khái quát về mẫu số liệu điều tra
Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu thống kê từ kết quả điều tra
Chỉ tiêu
Diện tích đất trung bình/hộ (m
2
) 7.014
Số thành viên trung bình của hộ (người) 4,61
Tỷ lệ chủ hộ là nam 85,42%
Tuổi trung bình của chủ hộ 54,13
Học vấn trung bình của chủ hộ (số năm đến trường) 4,39


Tỷ lệ hộ có bằng đỏ quyền sử dụng đất 75%
Tỷ lệ hộ có vị trí xã hội trong làng xã 2,08%
Tỷ lệ hộ tham gia các tổ chức kinh tế xã hội 16,67%
Giá trị tài sản trung bình của hộ (1.000đ) 650.129
Thu nhập trung bình của hộ một năm (1.000đ) 58.507
Chi tiêu trung bình của hộ một năm (1.000đ) 28.516
Nguồn: Thống kê từ kết quả điều tra
Qua kết quả thống kê từ số liệu điều tra, ta thấy diện tích đất trung bình của mỗi hộ
nông dân ở địa bàn nghiên cứu khoảng 0,7 ha. Số thành viên trung bình của mỗi hộ là 4,6
người. Con số này cũng tương đối khớp với kết quả của cuộc Điều tra biến động dân số,
nguồn lao động và kế hoạch hoá gia đình 01/04/2006 cho thấy, quy mô hộ trung bình là 4,1
người, của thành thị là 3,9 người và của nông thôn là 4,1 người. Tỷ lệ chủ hộ là nam chiếm
85,42% trên tổng số hộ được điều tra, tuổi trung bình của chủ hộ là 54 tuổi. Con số này cho
thấy, đây là lứa tuổi thể hiện kinh nghiệm cao trong sản xuất, có trách nhiệm trong gia
đình, cũng như các công việc khác trong đời sống như đưa ra những quyết định quan trọng
nào đó. Học vấn trung bình của chủ hộ thì tương đối thấp, trung bình các chủ hộ đã đến
trường 4,4 năm. Điều này có thể cho thấy do cuộc sống trước đây có nhiều khó khăn nên
những người này phải nghỉ học để kiếm tiền lo cho cuộc sống gia đình. Vì Thốt Nốt là
huyện chỉ cách Thành phố Cần Thơ khoảng 50km, nên họ hoàn toàn có thể học đến những
lớp cao hơn, trong khi đó theo kết quả khảo sát cho thấy họ chỉ có trình độ học vấn trung
bình lớp 4 nên có thể cho rằng vì hoàn cảnh khó khăn nên họ phải nghỉ học sớm. Điều này
có thể giải thích được việc hộ vay vốn chủ yếu từ Ngân hàng Chính sách xã hội hơn so với
việc vay vốn ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Ngân hàng thương
mại khác, vì để vay được tiền ở Ngân hàng Nông nghiệp và các Ngân hàng thương mại
khác thì đòi hỏi người đi vay phải đến Ngân hàng làm các thủ tục về vay vốn, còn vay ở
Ngân hàng Chính sách thì có cán bộ, chính quyền địa phương hướng dẫn cách làm hồ sơ
vay và thường là vay theo nhóm. Bên cạnh đó, theo kết quả điầu tra cho thấy có khoảng
75% ở khu vực điều tra có bằng đỏ quyền sử dụng đất, chỉ 2,08% số hộ có thân nhân có
chức vụ trong làng xã và khoảng 16,67% số hộ có tham gia các tổ chức kinh tế xã hội như
Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh,…

Về giá trị tài sản trung bình của mỗi hộ khoảng 650 triệu đồng, với giá trị tài sản như
thế có thể nói đây là điều kiện thuận lợi để hộ có thể tiếp cận vốn tín dụng thông qua việc
thế chấp hoặc cầm có các tài sản hiện có của hộ. Thu nhập trung bình hàng năm của mỗi
hộ vào khoảng 58.507 nghìn đồng, trong khi đó chi tiêu trung bình của hộ khoảng 28.516
nghìn đồng. Từ kết quả này cho thấy mỗi năm hộ có thể tiết kiệm lại một phần vốn tương
đối lớn để đầu tư cho những vụ mùa tiếp theo. Với khoản thu nhập và chi tiêu trung bình
như trên thì hộ vẫn có vốn để sản xuất nên việc tiếp cận tín dụng ở huyện chỉ đạt tỷ lệ
khoảng 61% nông hộ vay vốn theo kết quả điều tra là điều hợp lý.
4.1.2.2. Mô tả thực trạng tham gia tín dụng của mẫu điều tra
a) Thực trạng chung
Bảng 4.2: Thị phần tín dụng và cơ cấu tham gia tín dụng của hộ
Nguồn: Thống kê từ kết quả điều tra
 Nhận xét:
Trong tổng số 46 hộ được phỏng vấn về vay vốn tín dụng, có 28 hộ có vay, chiếm
60,87% tổng số hộ và 18 hộ còn lại không vay, chiếm 39,13%. Cũng theo kết quả điều tra
cho thấy trong số 28 hộ vay thì có 17 hộ vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội, chiếm
60,71% tổng số hộ vay, 11 hộ vay từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
huyện chiếm 39,29% tổng số hộ vay, không có hộ nào vay từ các Ngân hàng thương mại
khác trên địa bàn, mặc dù ở huyện Thốt Nốt có trên 10 Ngân hàng thương mại khác đặt
Chi nhánh hoặc Phòng giao dịch. Điều này có thể được lý giải vì lãi suất cho vay của các
Ngân hàng thương mại khác thường cao hơn lãi suất cho vay của Ngân hàng Chính sách và
Ngân hàng Nông nghiệp. Bên cạnh đó, do trình độ học vấn của chủ hộ thấp nên việc tiếp
cận các thông tin về cho vay của các Ngân hàng thương mại khác còn bị hạn chế.
b) Tình hình lượng vốn vay, kỳ hạn nợ và lãi suất
Chỉ tiêu
NH
CS xã hội
NH
NNo & PTNT
Các TCTD và

NHTM khác
Không
vay
Tồng
cộng
Tổng số quan sát 17 11 0 18 46
Tỷ lệ so với tổng số hộ (%) 36,96 23,91 0,00 39,13 100
Tỷ lệ so với hộ vay (%) 60,71 39,29 0,00
Theo kết quả điều tra cho thấy, lượng vốn vay trung bình của nông hộ vay được từ
các tổ chức tín dụng chính thức khoảng 8,2 triệu đồng. Với lượng vốn vay được như thế,
nông hộ có thể sử dụng lượng vốn này đủ cho sản xuất kinh doanh với diện tích trung bình
0,7 ha/hộ. Tuy nhiên, để được số tiền trên, người nông dân phải bỏ ra trung bình 50.000
đồng để có được món vay 8,2 triệu đồng thì điều này có thể làm ảnh hưởng đến việc tiếp
cận nguồn tín dụng chính thức này do 50.000 đồng đối với người nông dân sản xuất thì đó
không phải là món tiền nhỏ. Các món vay có thời hạn trung bình là 13 tháng, lãi suất cho
vay trung bình của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là 1,19%/tháng và
Ngân hàng Chính sách xã hội là 0,64%/tháng. Điều này có thể lý giải kết quả điều tra thể
hiện trong bảng 4.2 rằng do lãi suất cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội thấp hơn
nên đa số hộ ở đây chọn việc vay từ Ngân hàng Chính sách nhiều hơn.
c) Mục đích xin vay và tình hình sử dụng vốn
Theo kết quả điều tra cho thấy, có 96,43% số trường hợp xin vay với mục đích
phục vụ sản xuất và chỉ có 3,57% số hộ xin vay với mục đích khác. Điều này là hoàn toàn
hợp lý trong cho vay nông hộ vì các Ngân hàng ít khi cho vay với mục đích tiêu dùng hay
một số mục đích nào khác như sửa nhà, mua xe, sang đất… trừ những khách hàng thân
quen và có uy tín.
Bảng 4.3: Mục đích xin vay và tình hình sử dụng vốn
Đvt: %
Sản xuất Tiêu dùng Kinh doanh Khác
Mục đích xin vay 96,43 0,00 0,00 3,57
Tình hình sử dụng 81,51 4,46 7,14 6,89

Nguồn: Thống kê từ kết quả điều tra
Về tình hình sử dụng vốn vay, mặc dù người đi vay ghi trong đơn xin vay với mục
đích sản xuất là chủ yếu và đây cũng là yếu tố để Ngân hàng xem xét quyết định cho vay,
nhưng bởi vì các Ngân hàng không thể quản lý hết được tình hình sử dụng vốn của tất cả
các khách hàng của mình. Do đó, từ bảng 4.3 ta thấy có khoảng 81,51% hộ vay sử dụng
vốn đúng mục đích xin vay, đó là vay để sản xuất, 7,14% hộ vay về để kinh doanh như
buôn bán nhỏ, 6,89% sử dụng vốn vay để làm các mục đích khác như mua máy móc, đất
đai, xây nhà và 4,46% số hộ vay sử dụng vốn cho mục đích tiêu dùng.
4.2. CÁC BIẾN ĐƯỢC CHỌN VÀ LÝ DO CHỌN BIẾN
Việc tiếp cận tín dụng có thể chịu tác động bới các yếu tố như giá trị tài sản của hộ,
diện tích đất mà hộ nắm giữ, số diện tích đất có bằng đỏ, giới tính của chủ hộ, tuổi của chủ
hộ, trình độ học vấn, việc có quen biết hoặc có người thân làm trong tổ chức tín dụng, có
chức vụ trong làng xã, có tham gia các tổ chức kinh tế xã hội trong làng xã, thu nhập và chi
tiêu trung bình hàng năm của hộ, số thành viên trong hộ, số người phụ thuộc trong hộ. Mỗi
yếu tố có thể tác động khác nhau đến khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức. Lý do
chọn các biến trên để nghiên cứu được giải thích như sau:
- Tài sản của hộ là biến độc lập đo lường giá trị tài sản của hộ về mặt tiền tệ sau khi
trả nợ. Những hộ có giá trị tài sản càng cao thì có khả năng vay được tín dụng bởi vì họ có
khả năng đảm bảo được các rủi ro cho Ngân hàng nhiều hơn khi họ đem tài sản của họ thế
chấp cho Ngân hàng khi vay.
- Thu nhập và chi tiêu trung bình hằng năm của hộ: Có thể thấy rằng những hộ có thu
nhập cao thì ít có nhu cầu vay vốn bởi vì nguồn thu nhập của họ có thể đảm bảo được các
khoản chi trong trong gia đình. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây cho thấy những hộ có
chi tiêu cao thường có xu hướng vay tiền nhiều hơn (theo Dương và Izumido, 2002).
- Diện tích đất của hộ nắm giữ, được đo bằng 1.000m
2
. Biến này bao gồm cả đất
ruộng, đất vườn, diện tích căn nhà và các loại đất khác. Đất có thể được sử dụng để thế
chấp vay vốn từ nguồn chính thức. Hộ có diện tích đất càng lớn thì càng có khả năng tiếp
cận nguồn tín dụng.

- Giới tính của chủ hộ: Biến này là biến giả với giá trị 1 có nghĩa chủ hộ là nam giới
và giá trị 0 có nghĩa chủ hộ là nữ giới. Một nghiên cứu cho thấy phụ nữ không thích vay
tiền từ các tổ chức tín dụng chính thức, thay vào đó, họ thường thích vay tiền từ các
chương trình tín dụng dành cho phụ nữ (theo Đạt, 1998).
- Tuổi tác của chủ hộ: Tuổi của chủ hộ càng cao thì chủ hộ càng có tài xoay sở, kinh
nghiệm, có nhiều tiếng tâm và càng có nhiều trách nhiệm trong gia đình. Vì thế tuổi của
chủ hộ càng lớn thì họ càng đồng tình trong việc tiếp cận vay vốn từ các tổ chức tín dụng
chính thức. Ngược lại, những người trẻ tuổi thường có khuynh hướng tiêu dùng nhiều hơn
tiết kiệm, do đó họ thường đi vay mượn từ nguồn khác nhiều hơn. Theo kết quả nghiên
cứu thì các chủ hộ trẻ tuổi khó có thể vay vốn bởi vì họ ít có tiếng tâm và thiếu kinh
nghiệm (theo Trang, 2003).
- Trình độ học vấn: được hiểu là số năm đến trường của chủ hộ. Những chủ hộ có
trình độ học vấn càng cao thì khả năng tính toán đầu tư hiệu quả hơn và khả năng đem lại
thu nhập cũng cao hơn. Theo một nghiên cứu cho thấy những chủ hộ có trình độ học vấn
càng cao thì khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức của họ nhiều hơn (theo Nguyễn,
2001)
- Hộ có tham gia các tổ chức kinh tế xã hội trong làng xã: Đây là biến giả, biến này
nhân giá trị 1 có nghĩa là hộ có tham gia các tổ chức kinh tế xã hội và ngược lại thì nhận
giá trị 0. Thông thường, những hộ có tham gia nhiều tổ chức kinh tế xã hội sẽ có nhiều
quen biết và được nhiều người biết đến, bên cạnh đó, khi họ tham gia các tổ chức này thì
họ có thể có khả năng tiếp cận được nguồn tín dụng chính thức cao hơn so với những hộ
không tham gia. Lý giải vấn đề này như sau: hộ tham gia tổ chức kinh tế xã hội thì hộ có
thể vay tiền thông qua các tổ chức này vì các tổ chức này có thể đại diện cho một nhóm
thành viên nào đó xin vay tiền thông qua uy tín và tiếng tâm của tổ chức trong xã hội.
- Hộ có mục đích xin vay sản xuất: Đây cũng là biến giả, nhận giá trị 1 nếu hộ xin vay
tiền phục vụ cho mục đích sản xuất và nhận giá trị 0 nếu hộ xin vay vì các mục đích khác.
Những hộ vay tiền với mục đích sản xuất có khả năng nhận được lượng vốn vay nhiều hơn
so với những hộ xin vay với mục đích khác. Vì hộ vay với mục đích sản xuất thì họ sẽ sử
dụng số tiền vay được vào sản xuất và ít có trường hợp họ sẽ sử dụng số tiền vay vào mục
đích khác. Khi họ đầu tư tiền vào sản xuất nhiều thì thu nhập từ các khoản đầu tư: trồng

lúa, chăn nuôi, sản xuất khác có thể đem lại lợi nhuận cao và họ có thể trả được lãi và tiền
vay. Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng chính thức như Ngân hàng ít cho vay tiêu dùng hay
các mục đích khác đối với nông hộ vì vay tiêu dùng hay mục đích khác thì họ sẽ khó có
khả năng trả nợ và lãi, nếu có cho vay với những mục đích khác thì giá trị món vay cũng
thường nhỏ.
- Số người phụ thuộc trong hộ: Đây là những thành viên ngoài độ tuổi lao động trong
các hộ gia đình, lứa tuổi này bao gồm những người dưới 15 tuổi và trên 60 tuổi. Số người
phụ thuộc trong hộ càng nhiều thì khả năng tiếp cận tín dụng cũng như lượng vốn vay từ
nguồn tín dụng chính thức sẽ thấp.
- Đất có bằng đỏ: Đây là biến giả. Biến này nhận giá trị bằng 1 nếu hộ có bằng đỏ,
ngược lại hộ không có bằng đỏ thì biến này nhận giá trị 0. Những hộ có bằng đỏ quyền sử
dụng đất có thể thế chấp nó để vay vốn từ ngân hàng. Thêm vào đó, ta có thể khẳng định
rằng những hộ có bằng đỏ quyền sử dụng đất thì càng dễ tiếp cận nguồn tín dụng chính
thức.
- Quy mô của hộ (số thành viên trong hộ): Số thành viên trong hộ càng đông thì chi
tiêu của hộ càng cao dẫn đến nhu cầu vay vốn của hộ cũng cao. Tuy nhiên, những hộ có
nhiều thành viên cuộc sống thường khó khăn hơn so với những hộ ít thành viên, do đó tuy
họ có nhu cầu vay vốn nhưng do cuộc sống khó khăn nên họ có thể khó có khả năng tiếp
cận được với nguồn tín dụng chính thức. Theo nghiên cứu của Okurut được thực hiện năm
2006 ở Mỹ cho thấy số thành viên trong hộ có tác động tốt đến khả năng tiếp cận tín dụng.
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của Hà được thực hiện năm 1999 ở Việt Nam lại cho kết
quả hoàn toàn ngược lại. Do đó, quy mô của hộ có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín
dụng của hộ như thế nào vẫn chưa có thể kết luận được. Biến này sẽ được xem xét việc tác
động đến khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức một lần nữa trong mô hình nghiên
cứu này.
4.3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Đề tài này sẽ ứng dụng mô hình Probit để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả
năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ. Biến phụ thuộc của mô hình hồi quy này là
việc nông hộ có vay hay không, việc này được giải thích như sau:
Covaykhong = 1 nếu nông hộ có vay vốn từ tổ chức tín dụng chính thức

= 0 nếu hộ không vay từ tổ chức tín dụng chính thức
Dấu kỳ vọng của các biến giải thích sử dụng trong mô hình Probit về khả năng tiếp
cận tín dụng chính thức của nông hộ được tổng hợp như bảng sau:
Bảng 4.4: Tổng hợp các biến với dấu kỳ vọng xem xét trong mô hình Probit

×