Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Nghiên cứu về lạm phát tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
---------- @&? ----------

TRẦN ĐẶNG DŨNG

NGHIÊN CỨU VỀ LẠM PHÁT
TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
---------- @&? ----------

TRẦN ĐẶNG DŨNG

NGHIÊN CỨU VỀ LẠM PHÁT
TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế tài chính – Ngân hàng
Mã số:

60.31.12

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS NGUYỄN NGỌC ĐỊNH


TP. Hồ Chí Minh – Năm 2012


i

MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................................... V
DANH MỤC BẢNG........................................................................................................VI
DANH MỤC HÌNH.........................................................................................................VI
DANH MỤC PHỤ LỤC ............................................................................................... VII
1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI .............................................................................................. 1
2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VỀ ỨNG DỤNG SVAR
VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LẠM PHÁT. ..................................... 3
2.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài ...............................................................................3
2.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam ..................................................................................5
3. TỔNG QUAN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SVAR TRONG KHUÔN KHỔ
KINH TẾ HỌC THỰC NGHIỆM ........................................................................ 9
3.1. Vấn đề xác định trong mô hình kinh tế học thực nghiệm Keynes..................9
3.2. Sự phê phán phương pháp xác định truyền thống trong các mô hình kinh
tế học thực nghiệm Keynes. ................................................................................10
3.3. Phương pháp định lượng mới của kinh tế học thực nghiệm: VAR, SVAR 10
3.4. Ứng dụng của VAR – SVAR ..............................................................................11
4. ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP SVAR TRONG PHÂN TÍCH LẠM PHÁT
TẠI VIỆT NAM....................................................................................................... 12
4.1. Xây dựng mô hình ................................................................................................12
4.1.1.

Lựa chọn các biến cho mô hình...............................................................12

4.1.2.


Thiết lập các hạn chế của mô hình..........................................................16

4.2. Dữ liệu và các kiểm định ban đầu ......................................................................19


ii

4.2.1.

Dữ liệu ........................................................................................................19

4.2.2.

Các kiểm định ban đầu .............................................................................20

4.3. Phân tích tác động của các cú sốc đến lạm phát ở Việt Nam ........................21
4.3.1.

Kỳ vọng ban đầu về phản ứng của lạm phát trước cú sốc từ các yếu tố
khác .............................................................................................................21

4.3.2.

Phản ứng của lạm phát trước cú sốc về giá từ khu vực nước ngoài ...23

4.3.3.

Phản ứng của lạm phát trước cú sốc tỷ giá ............................................24


4.3.4.

Phản ứng của lạm phát trước cú sốc trong chính sách tiền tệ .............26

4.3.5.

Phản ứng của lạm phát trước cú sốc từ phía cầu ..................................27

4.3.6.

Phản ứng của lạm phát trước cú sốc từ phía cung ...............................28

4.3.7.

Phân rã phương sai ...................................................................................29

4.4. Thay thế số liệu biến của mô hình......................................................................32
4.5. Một số kết quả khác từ mô hình.........................................................................33
4.5.1.

Xem xét tác động gián tiếp của cú sốc từ giá dầu, giá gạo và tỷ giá đến
lạm phát ......................................................................................................33

4.5.2.

Sự tồn tại lạm phát kỳ vọng ở Việt Nam .................................................34

4.6. Tác động của cú sốc từ lạm phát ........................................................................36
4.6.1.


Tác động dai dẳng của lạm phát trong quá khứ ....................................36

4.6.2.

Tác động của lạm phát đến các nhân tố khác ........................................37

4.7. Phân tách giai đoạn ..............................................................................................38
5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ..................... 42
5.1. Kết luận ..................................................................................................................42
5.2. Đề xuất khuyến nghị chính sách ........................................................................43
5.3. Hạn chế của nghiên cứu này và hướng phát triển cho các nghiên cứu sau 52


iii

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. VII
Danh mục tài liệu tiếng Việt ......................................................................................... vii
Danh mục tài liệu tiếng Anh ......................................................................................... vii
PHỤ LỤC ........................................................................................................................... X
Phụ lục 1: Sự phê phán phương pháp truyền thống của Keynes. .............................x
Phụ lục 2: Phương pháp VAR .................................................................................... xiv
Phụ lục 3: Phương pháp SVAR .................................................................................. xix
Phụ lục 4: Ứng dụng của VAR – SVAR ................................................................... xxii
Phụ lục 5: Kiểm định nghiệm đơn vị đối với các chuỗi dữ liệu chưa lấy sai
phân ...........................................................................................................xxv
Phụ lục 6: Kiểm định nghiệm đơn vị đối với các chuỗi sai phân bậc nhất I(1) . xxvi
Phụ lục 7: Kiểm định độ trễ của mô hình .............................................................. xxvii
Phụ lục 8: Kết quả kiểm định Portmanteau .......................................................... xxvii
Phụ lục 9: Phản ứng đẩy của CPI trước các cú sốc từ các nhân tố khác (mô hình
2) ......................................................................................................................... xxvii

Phụ lục 10: Phân rã phương sai của các biến trong mô hình 2 ......................... xxviii
Phụ lục 11: Phản ứng đẩy của IMP trước cú sốc từ giá dầu, giá gạo và tỷ giá . xxix
Phụ lục 12: Phản ứng đẩy của PPI trước các cú sốc từ các nhân tố khác ...........xxx
Phụ lục 13: Phân rã phương sai của các biến đối với PPI .................................... xxxi
Phụ lục 14: Phản ứng của CPI và PPI trước cú sốc từ NEER (Shock 3) và IMP
(Shock 8)............................................................................................................ xxxii
Phụ lục 15: Phản ứng đẩy của các nhân tố khác trước cú sốc từ CPI .............. xxxiii
Phụ lục 16: Phản ứng đẩy của CPI trước các cú sốc từ các nhân tố khác (giai
đoạn 2001 - 2007) ............................................................................................ xxxiv


iv

Phụ lục 17: Phân rã phương sai phản ánh tác động của các cú sốc từ các nhân tố
đến CPI (giai đoạn 2001 - 2007) .................................................................... xxxv
Phụ lục 18: Phản ứng đẩy của các nhân tố khác trước cú sốc từ CPI (giai đoạn
2001 - 2007) ...................................................................................................... xxxvi


v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ADF

Kiểm định Augmented Dickey – Fuller

AR

Mô hình tự hồi quy (Autoregressive)


ARIMA

Mô hình trung bình trượt kết hợp tự hồi quy (Autoregressive
Integrated Moving Average)

CPI

Chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index)

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)

GSO

Tổng cục thống kê (General Statistics Office)

ICOR

Tỷ suất thâm dụng vốn trên đơn vị sản lượng (Incremental Capital
Output Ratio)

IV

Các biến công cụ (Instrumental Variables)

NEER

Tỷ giá danh nghĩa hiệu dụng (Nominal Effective Exchange Rate)


NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHTW

Ngân hàng Trung ương

ODA

Hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance)

OLS

Phương pháp bình phương tối thiểu thông thường (Ordinary Least
Squares)

PPI

Chỉ số giá của nhà sản xuất (Producer Price Index)

SVAR

Mô hình Vector tự hồi quy theo cấu trúc (Structural Vector
Autoregression)

SVECM

Mô hình Vector hiệu chỉnh sai số cấu trúc (Structural Vector Error
Correlation Model)


VAR

Mô hình Vector tự hồi quy (Vector Autoregression)

VECM

Mô hình Vector hiệu chỉnh sai số (Vector Error Correlation Model)

WTO

Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization)

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


vi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Tóm tắt các biến sử dụng trong mô hình.
Bảng 4.2. Tổng hợp nguồn dữ liệu đối với các biến sử dụng.
Bảng 4.3. Kỳ vọng dấu phản ứng của lạm phát trước các cú sốc từ các yếu tố khác
Bảng 4.4. Phân rã phương sai của các biến trong mô hình
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Xác định hàm cung tiền.
Hình 4.1a. Phản ứng của CPI trước cú sốc giá dầu
Hình 4.1b. Phản ứng của CPI trước cú sốc giá gạo
Hình 4.2. Phản ứng của CPI trước cú sốc tỷ giá

Hình 4.3a. Phản ứng của CPI trước cú sốc cung tiền
Hình 4.3b. Phản ứng của CPI trước cú sốc lãi suất
Hình 4.4. Phản ứng của CPI trước cú sốc trong lỗ hổng sản lượng công nghiệp
Hình 4.5a. Phản ứng của CPI trước cú sốc giá nhập khẩu
Hình 4.5b. Phản ứng của CPI trước cú sốc giá bán của người sản xuất
Hình 4.6. Phản ứng của CPI và PPI trước cú sốc giá dầu nước ngoài (Shock 1)
Hình 4.7. Phản ứng của CPI trước cú sốc từ chính nó
Hình 4.8. Tương quan giữa tăng trưởng cung tiền và GDP


vii

DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Sự phê phán phương pháp truyền thống của Keynes.
Phụ lục 2: Phương pháp VAR
Phụ lục 3: Phương pháp SVAR
Phụ lục 4: Ứng dụng của VAR – SVAR
Phụ lục 5: Kiểm định nghiệm đơn vị đối với các chuỗi dữ liệu chưa lấy sai phân
Phụ lục 6: Kiểm định nghiệm đơn vị đối với các chuỗi đã lấy sai phân bậc nhất I(1)
Phụ lục 7: Kiểm định độ trễ của mô hình.
Phụ lục 8: Kết quả kiểm định Portmanteau.
Phụ lục 9: Phản ứng đẩy của CPI trước các cú sốc từ các nhân tố khác (mô hình 2)
Phụ lục 10: Phân rã phương sai của các biến trong mô hình 2
Phụ lục 11: Phản ứng đẩy của IMP trước cú sốc từ giá dầu, giá gạo và tỷ giá
Phụ lục 12: Phản ứng đẩy của PPI trước các cú sốc từ các nhân tố khác
Phụ lục 13: Phân rã phương sai của các biến đối với PPI
Phụ lục 14: Phản ứng của CPI và PPI trước cú sốc từ NEER (Shock 3) và IMP
(Shock 8)
Phụ lục 15: Phản ứng đẩy của các nhân tố khác trước cú sốc từ CPI
Phụ lục 16: Phản ứng đẩy của CPI trước các cú sốc từ các nhân tố khác (giai đoạn

2001 - 2007)
Phụ lục 17: Phân rã phương sai phản ánh tác động của các cú sốc từ các nhân tố đến
CPI (giai đoạn 2001 - 2007)
Phụ lục 18: Phản ứng đẩy của các nhân tố khác trước cú sốc từ CPI (giai đoạn 2001
- 2007)


1

1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Lạm phát tại Việt Nam trong vòng mấy năm vừa qua đều tăng rất cao, liên tục giữ
mức 2 con số. Tình hình cho thấy lạm phát đã, đang và sẽ vẫn giữ mức cao trong
tương lai gây ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân cũng như là gây khó khăn
đến việc thực thi các chính sách khác của Chính phủ. Cho nên kiểm soát lạm phát là
một trong những mối quan tâm hàng đầu trong chính sách kinh tế vĩ mô của năm
nay và năm tới. Từ thực tiễn đó cho thấy tính cấp bách phải thực hiện các nghiên
cứu một cách quy mô, sâu sát để góp phần “chẩn đoán, bốc thuốc và điều trị kịp
thời căn bệnh trầm kha” này trong cả ngắn hạn và dài hạn.
Từ các lý thuyết nghiên cứu về lạm phát nói chung và đặc thù của Việt Nam nói
riêng, tôi muốn tìm hiểu xem các yếu tố nào đã, đang và sẽ ảnh hưởng đến lạm phát
tại Việt Nam, đồng thời chạy mô hình định lượng để kiểm định mức độ ảnh hưởng
đến lạm phát của từng yếu tố. Mô hình được lựa chọn áp dụng trong nghiên cứu này
là SVAR - một phương pháp mới và hiệu quả được áp dụng ở nhiều quốc gia hiện
nay trong việc phân tích chính sách vĩ mô.
1.2. Tóm tắt nội dung nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu bao gồm các nội dung chính sau:
Phần đầu, giới thiệu tổng quan về đề tài.
Phần hai, hệ thống tổng quan lại các nghiên cứu về lý thuyết, phương pháp định
lượng, thực nghiệm và các thành tựu đã đạt được liên quan đến việc xem xét các

yếu tố tác động đến lạm phát của các quốc gia trên thế giới nói chung - tập trung
vào các quốc gia mới nổi hoặc đang trong giai đoạn chuyển đổi - và tại Việt Nam
nói riêng. Đây cũng chính là cơ sở về khuôn khổ lý thuyết, phương pháp thực
nghiệm phân tích kinh tế mà tôi sẽ sử dụng.
Phần ba, hệ thống tổng quan sự phát triển của mô hình SVAR trong khuôn khổ kinh
tế học thực nghiệm để cho thấy tính ưu việt của phương pháp này so với các


2

phương pháp khác đã được áp dụng trước đây, đó cũng là cơ sở để áp dụng SVAR
trong bài nghiên cứu này.
Phần bốn, dựa vào phân tích tình hình kinh tế vĩ mô tại Việt Nam và các nghiên cứu
ở phần tổng quan, áp dụng mô hình SVAR, xử lý dữ liệu và phân tích các kết quả
thu được để đánh giá các yếu tố tác động đến lạm phát ở Việt Nam. Dựa trên mô
hình xây dựng được, bài nghiên cứu đi sâu vào giải quyết năm câu hỏi sau:
ü (1) - Các yếu tố nào tác động đến lạm phát ở Việt Nam và mức độ tác động
ra sao?
ü (2) - Khi có một cú sốc trong chính sách thì nó sẽ tác động như thế nào đến
lạm phát?
ü (3) - Thời gian để lạm phát phản ứng lại một chính sách mới hay một chính
sách đưa ra để giải quyết vấn đề lạm phát thì cần thời gian bao lâu mới phát
huy tác dụng?
ü (4) - Tác động ngược trở lại của một cú sốc trong lạm phát đến các yếu tố
khác như thế nào?
ü (5) - Trong các giai đoạn khác nhau, các yếu tố tác động đến lạm phát có
khác nhau không?
Phần năm, tóm lại các thành tựu và từ kết quả phân tích trên đây đề xuất các
khuyến nghị về mặt chính sách để góp phần kiểm soát lạm phát ở Việt Nam trong
thời gian tới. Đồng thời, phần này nêu ra các vấn đề còn hạn chế trong khuôn khổ

của nghiên cứu này, từ đó đề xuất các hướng mở cho các nghiên cứu sau này.


3

2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VỀ ỨNG DỤNG SVAR
VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LẠM PHÁT.
2.1.

Các nghiên cứu ở nước ngoài

Bicchal (2010) dùng mô hình SVAR nghiên cứu mối quan hệ giữa chính sách tiền
tệ và lạm phát trong thời kỳ 1998 - 2009 ở Ấn Độ. Các biến đưa vào mô hình bao
gồm: chỉ số sản xuất công nghiệp (industrial production index), tỷ giá danh nghĩa
hiệu dụng (NEER), lãi suất huy động vốn (call money rate), cung tiền (money
supply) và chỉ số lạm phát (chỉ số giá bán sỉ - Wholesale Price Index (WPI) hoặc chỉ
số lạm phát cơ bản - core inflation). Bên cạnh đó, hai biến ngoại sinh là giá hàng
hóa quốc tế và lãi suất Fed cũng được đưa vào mô hình.
Kết quả ước lượng mô hình với chỉ số giá bán sỉ cho thấy, một cú sốc trong chính
sách tiền tệ thể hiện qua sự thay đổi của lãi suất huy động vốn sẽ làm thay đổi trong
sản lượng trước và sau đó mới tác động lên lạm phát. Tiếp đến, phân rã phương sai
thể hiện rằng sự biến động của lạm phát giá bán sỉ được giải thích bởi cú sốc cung
tiền và tỷ giá danh nghĩa hiệu dụng hơn là cú sốc trong lãi suất huy động vốn. Cụ
thể, cung tiền giải thích 18% biến động lạm phát trong thời kỳ dự báo hai năm.
Khi thay thế chỉ số lạm phát giá bán sỉ bằng chỉ số lạm phát cơ bản (loại trừ giá
lương thực và giá năng lượng) cho kết quả tương tự. Tuy nhiên, khác biệt chủ yếu là
thay vì phản ứng có độ trễ trước cú sốc trong chính sách tiền tệ thì lạm phát cơ bản
phản ứng nhanh và ngay tức khắc. Điều này cho thấy chính sách tiền tệ có hiệu lực
nhiều hơn đối với lạm phát cơ bản, thể hiện áp lực về phía cầu. Hơn nữa, nếu loại
trừ các biến ngoại sinh khi ước lượng thì kết quả hàm phản ứng đẩy không phát

hiện cú sốc tổng thể. Nói cách khác, đây là chỉ báo của vai trò kỳ vọng lạm phát. Tỷ
giá thực hiệu dụng cũng giải thích khoảng 4% biến động lạm phát.
Alessandro Cologni và Matteo Manera (2005) đã ước lượng mô hình vector hiệu
chỉnh sai số cấu trúc (SVECM) cho nhóm nước G-7 (Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật,
Anh và Mỹ) nhằm mục đích đo lường tác động trực tiếp của giá dầu lên các chỉ số
kinh tế. Phân tích này được thực hiện với sáu biến: lãi suất ngắn hạn (lãi suất tín


4

phiếu kho bạc hoặc lãi suất cho vay), tổng cung tiền (M1), chỉ số giá tiêu dùng,
GDP thực, giá dầu thế giới tính theo đồng USD và tỷ giá hối đoái. Số liệu được
tổng hợp theo quý từ quý 1 năm 1980 đến quý 4 năm 2003. Kết quả nghiên cứu của
hai ông cho thấy đối với hầu hết các nước trong nhóm G-7 (trừ Nhật và Anh), một
cú sốc giá dầu bất ngờ sẽ dẫn đến một sự gia tăng trong tỷ lệ lạm phát và suy giảm
trong tăng trưởng sản lượng. Phản ứng thông thường của một số NHTW là giảm
thiểu tác động của cú sốc lên tăng trưởng sản lượng thông qua việc cắt giảm lãi
suất. Ngược lại, hầu hết cơ quan tiền tệ của nhóm nước này đã phản ứng bằng cách
tăng lãi suất và cắt giảm cung tiền thực, cho thấy một chính sách tiền tệ thắt chặt
được đưa ra để chống lạm phát.
Mwase (2006) dùng SVAR phân tích kênh truyền dẫn tỷ giá vào giá cả của nền kinh
tế Tanzania từ 1990 - 2005. Bên cạnh đó, tác giả cũng sử dụng mô hình VECM và
kiểm định Granger để xem xét tính hợp lý của kết quả thực nghiệm từ SVAR. Với
hệ thống biến bao gồm tỷ giá song phương với USD, lỗ hổng sản lượng, chỉ số giá
tiêu dùng và cung tiền rộng M2, kết quả cho thấy sự truyền dẫn của tỷ giá vào lạm
phát đã suy giảm trong những năm cuối 1990, trong khi đồng tiền có xu hướng mất
giá trong thời kỳ này. Cụ thể, xuyên suốt giai đoạn nghiên cứu, đồng tiền giảm giá
10% đi kèm với sự gia tăng 0,05% trong tỷ lệ lạm phát sau hai quý. Điều này cho
thấy, tác động của cú sốc tỷ giá lên lạm phát Tanzania là nhỏ nhưng mối quan hệ
này là chắc chắn và dài hạn. Tuy nhiên, nếu ước lượng theo giai đoạn thì hệ số

truyền dẫn này rất nhỏ ở những năm đầu 1990 và tiến tới gần như không còn trong
những năm giữa 1990. Tác giả đã đưa ra nhiều giải thích cho kết quả này, đầu tiên
là sự thay đổi trong chính sách tiền tệ khi NHTW Tanzania thực hiện can thiệp chủ
động nhằm kiểm soát tăng trưởng cung tiền kể từ 1995 và làm cho kỳ vọng lạm
phát của các thành phần tư nhân sụt giảm. Bên cạnh đó, sự sụt giảm trong hệ số dẫn
truyền còn được giải thích bằng sự sụt giảm trong tỷ trọng hàng nhập khẩu trong
nền kinh tế trong suốt giai đoạn từ 1994 - 2005.
Nghiên cứu tương tự cũng được McCarthy (1999, 2006) thực hiện ở chín quốc gia
công nghiệp. Và nhiều nghiên cứu khác sử dụng SVAR phân tích nguyên nhân lạm


5

phát như Siklos và Zhang (2007) nghiên cứu mối quan hệ giữa lạm phát, tăng
trưởng GDP thực và tăng trưởng cung tiền để xác định nguyên nhân lạm phát ở
Trung Quốc. Verheyen (2010) dùng SVAR phân tích lạm phát trong mối quan hệ
với chính sách tiền tệ và giá cả hàng hóa ở nền kinh tế Mỹ.
Nhiều tác giả đã ứng dụng mô hình SVAR vào đo lường tỷ lệ lạm phát cơ bản và
phân tích tác động của các cú sốc lên tỷ lệ lạm phát. Martel (2008) xem xét tác động
của các cú sốc lên tỷ lệ lạm phát ở Canada bằng mô hình SVAR bao gồm giá dầu,
lạm phát và sản lượng. Như kỳ vọng, cú sốc trong giá dầu tác động đến giá cả ở
Canada một cách nhanh chóng và chỉ tồn tại trong ngắn hạn. Tỷ lệ lạm phát chỉ đạt
được trạng thái cân bằng mới sau hai đến ba năm. Ngược lại, cú sốc cầu lại tác động
đến lạm phát trong dài hạn. Phân rã phương sai cũng cho kết quả như tác giả kỳ
vọng, các cú sốc cơ bản (cú sốc trong cầu) là nhân tố chính tác động đến lạm phát
Canada, giải thích hơn 60% sự biến động. Cụ thể, giá năng lượng giải thích khoảng
10% trong dài hạn và cú sốc cung giải thích từ 25 đến 30%. Tương tự, Durai và
Ramachandran (2007), Goyal và Pujari (2005) sử dụng SVAR để phân tích lạm
phát cơ bản ở Ấn Độ.
Trong khi nghiên cứu này sử dụng SVAR chỉ cho mục đích phân tích nguyên nhân

tác động lên tỷ lệ lạm phát thì có rất nhiều nghiên cứu gần đây sử dụng mô hình này
để phân tích các cú sốc trong tổng thể nền kinh tế, trong đó có lạm phát. Leu (2011)
dùng SVAR xây dựng mô hình nền kinh tế Úc với bốn cú sốc bao gồm: tổng cầu
dựa vào mô hình tối đa hóa hữu dụng của dân chúng; tổng cung dựa vào đường
cong Phillips Keynes mới; sự cân bằng lãi suất không được đảm bảo và nguyên tắc
chính sách tiền tệ hiện đại. Tôi cũng tìm thấy nghiên cứu của Dungey và Pagan
(1999, 2008) với mục tiêu tương tự.
2.2.

Các nghiên cứu ở Việt Nam

Nghiên cứu nhân tố tác động đến tỷ lệ lạm phát trong thời kỳ 1996 – 2005, Camen
(2006) sử dụng mô hình VAR cơ bản với hệ thống gồm tám biến kinh tế: tỷ giá
VND/USD, CPI, cung tiền M2, tín dụng, lãi suất cho vay, giá xăng, giá gạo, cung


6

tiền M3 Mỹ. Kết quả thực nghiệm cho thấy tín dụng là nhân tố chủ chốt tác động
đến lạm phát trong 24 tháng. Hệ thống bao gồm cả biến tín dụng và lãi suất cho vay
cho thấy biến tín dụng giải thích đến 18% tỷ lệ lạm phát, trong khi, lãi suất cho vay
lại không có ý nghĩa thống kê. Điều này cho thấy tầm quan trọng của kênh dẫn
truyền tiền tệ. Giá xăng, gạo cùng với sự thay đổi trong tỷ giá cũng là nhân tố quan
trọng đối với sự biến động lạm phát. Bên cạnh đó, cung tiền M3 Mỹ cũng cho thấy
ý nghĩa thống kê cao.
Nghiên cứu chủ yếu xem xét các nhân tố tiền tệ và nhân tố tác động về phía cầu. Áp
lực cung chỉ được thể hiện qua giá xăng và giá gạo, trong khi, các nhân tố như kỳ
vọng, tiền lương chưa được nhắc đến. Hơn nữa, thời kỳ nghiên cứu không bao gồm
giai đoạn lạm phát Việt Nam có nhiều biến động như 2008 - 2011.
Bằng phương pháp VAR, Nguyễn Thị Thùy Vinh và Fujita (2007) nghiên cứu tác

động của tỷ giá lên tăng trưởng sản lượng và lạm phát trong giai đoạn 1992 - 2005.
Ngoài các biến chính là sản lượng công nghiệp, CPI, tỷ giá thực VND/USD, lãi suất
danh nghĩa của Mỹ (được xem như biến ngoại sinh). Bên cạnh đó, biến cung tiền
M1 và thâm hụt cán cân thương mại được đưa vào để tạo mô hình thay thế bên cạnh
mô hình chính là kênh truyền dẫn từ tỷ giá đến sản lượng và lạm phát.
Kết quả phân tích hàm phản ứng đẩy cho thấy, cú sốc mất giá đồng tiền dẫn đến sự
gia tăng sản lượng và mức giá cả của nền kinh tế. Tuy nhiên, việc phân rã phương
sai lại cho thấy, đây không phải là nguyên nhân chính. Lạm phát biến động chủ yếu
do cú sốc từ chính bản thân nó, tỷ giá chỉ là nhân tố làm gia tăng biến động. Cú sốc
trong tỷ giá thực tác động đến sản lượng nhiều hơn so với lạm phát. Bên cạnh đó,
tác động của tỷ giá đến lạm phát càng được khẳng định khi biến cán cân thương mại
và cung tiền được đưa vào mô hình. Nghiên cứu ủng hộ khuyến nghị chế độ thả nổi
tỷ giá cho Việt Nam nhằm giúp cải thiện cán cân thương mại, nâng cao sản lượng
mà không phải quá lo ngại về ảnh hưởng đến lạm phát; việc nâng cao khả năng
cạnh tranh của nền kinh tế phải tập trung chủ yếu vào năng lực của các doanh
nghiệp trong nước hơn là sử dụng công cụ tỷ giá để kiểm soát tác động từ bên ngoài
vào.


7

Với mục tiêu tương tự, Võ Văn Minh (2009) nghiên cứu kênh dẫn truyền tỷ giá và
tác động của nó đến tỷ lệ lạm phát bằng phương pháp VAR đơn giản. Ngoài các
biến giá dầu, tỷ giá danh nghĩa hiệu dụng, cung tiền M2, lỗ hổng sản lượng, CPI
nghiên cứu đã xem xét được tác động của chỉ số giá nhập khẩu đến tỷ lệ lạm phát.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, kênh dẫn truyền tỷ giá có tác động đến lạm phát ít
hơn so với tác động đến chỉ số giá nhập khẩu. Sau thời gian 15 tháng, ảnh hưởng
của kênh tỷ giá lên lạm phát là hoàn toàn biến mất. Cú sốc giá dầu và chính sách
tiền tệ cũng tác động có ý nghĩa lên chỉ số giá tiêu dùng. Đặc biệt, nghiên cứu cho
thấy áp lực về phía cầu (thể hiện qua lỗ hổng sản lượng) lên lạm phát của Việt Nam

không cao qua phân tích phản ứng đẩy và phân rã phương sai.
Tương tự Nguyễn Thị Thùy Vinh và Seiichi Fujata (2007), Võ Văn Minh (2009)
tuy đưa ra được các bằng chứng thực nghiệm về các biến tác động đến tỷ lệ lạm
phát Việt Nam nhưng mục tiêu chính của bài nghiên cứu thiêng về yếu tố tỷ giá. Do
đó, nhiều nhân tố tác động đến lạm phát không được xem xét một cách đầy đủ. Hơn
nữa, giai đoạn nghiên cứu quá ngắn (chỉ gồm 73 quan sát theo tháng từ tháng 1 năm
2001 đến tháng 2 năm 2007) không thể hiện được thời kỳ hậu gia nhập WTO và
thời kỳ lạm phát cao của Việt Nam 2007 - 2011, do đó không mang tính đại diện
cũng như ý nghĩa thống kê cao.
Với phương pháp và mục tiêu tương tự, Phạm Thế Anh (2009) nghiên cứu trên hệ
thống gồm sáu biến: chỉ số giá tiêu dùng CPI, tổng sản phẩm quốc nội GDP, cung
tiền M2, tỷ giá danh nghĩa VND/USD, lãi suất tiền gửi và giá dầu thô trong giai
đoạn từ 1998 - 2008. Kết quả cho thấy, chỉ có biến giá dầu không có tác động có ý
nghĩa do chính sách kiểm soát giá của Chính phủ, còn lại các biến khác đều có tác
động đáng kể; quan trọng nhất là tác động của các biến thuộc chính sách tiền tệ,
trong đó cung tiền tác động đến lạm phát từ quý 3 trở đi sau khi thực hiện điều
chỉnh chính sách và biến lãi suất hàm ý sự phản ứng của lãi suất đối với lạm phát
mang tính thích ứng chứ không mang tính chủ động ngăn chặn. Vai trò của lạm phát
trong quá khứ (thường là với độ trễ sau 2 quý) được giải thích cho thấy tầm quan
trọng của nhân tố lạm phát kỳ vọng và tính dai dẳng của lạm phát.


8

Nguyễn Thị Thu Hằng và Nguyễn Đức Thành (2010) đã nghiên cứu nhân tố tác
động đến tỉ lệ lạm phát Việt Nam giai đoạn từ 2000 - 2010 bằng mô hình VECM.
Việc đưa biến vào mô hình được giải thích dựa vào ba quan điểm chính: tiền tệ, cấu
trúc và cân bằng sức mua. Các biến trong mô hình được chia thành hai thành phần:
(i) nhóm số liệu truyền thống gồm CPI, sản lượng công nghiệp, cung tiền M2, lãi
suất, tỷ giá, giá dầu quốc tế; (ii) nhóm mở rộng bao gồm tín dụng, PPI, thâm hụt

ngân sách, giá trị giao dịch trên thị trường chứng khoán, chỉ số giá nhập khẩu và giá
gạo quốc tế.
Kết quả thực nghiệm cho thấy hầu hết các biến đều tác động có ý nghĩa đến lạm
phát, trừ thâm hụt ngân sách. Cụ thể, lạm phát chịu sự chi phối lớn từ các trễ của nó.
Do đó, có thể khẳng định vai trò to lớn của kỳ vọng lạm phát đối với biến động lạm
phát ở Việt Nam.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khuyết điểm của nghiên cứu này do thiếu số liệu các biến
liên quan đến giá cả có kiểm soát, tiền lương, chỉ số giá nhập khẩu, và việc sử dụng
tỷ giá chính thức giữa VND và USD thay vì tỷ giá hữu hiệu giữa VND và các đồng
tiền của nhiều nước bạn hàng, do đó mối quan hệ PPP không được phản ánh đầy đủ
do không tính đến các đồng tiền nước khác.. Bên cạnh đó, tuy có nghiên cứu được
vai trò của kỳ vọng lạm phát nhưng chưa xem xét cái cách mà loại kỳ vọng này
được thiết lập khi lấy số liệu quá khứ của lạm phát thay cho kỳ vọng.
Như vậy nhìn chung các phân tích thực nghiệm gần đây tại Việt Nam chủ yếu dựa
trên mô hình vector tự hồi quy VAR, tuy nhiên, không có sự đồng nhất trong kết
quả nghiên cứu. Nguyên nhân có thể do sự khó khăn về số liệu, khác nhau về thời
kỳ nghiên cứu. Bên cạnh đó, mẫu lựa chọn của các nghiên cứu còn khá nhỏ và chưa
bao gồm giai đoạn nhiều biến động từ khủng hoảng tài chính toàn cầu. Hơn nữa, tuy
đã được đề cập nhưng vai trò của kỳ vọng lạm phát vẫn chưa được nghiên cứu và
giải thích một cách thỏa đáng. Đặc biệt, quá trình thiết lập kỳ vọng đều được mặc
định là hướng về quá khứ sẽ không phản ánh được cấu trúc sâu của nền kinh tế. Với
tính ưu việt của mô hình SVAR như đã trình bày ở trên, việc ứng dụng mô hình này
trong phân tích lạm phát đã ngày càng phổ biến.


9

3. TỔNG QUAN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SVAR TRONG KHUÔN KHỔ
KINH TẾ HỌC THỰC NGHIỆM
Phần này trình bày tóm lược về các mô hình hệ phương trình đồng thời cổ điển

trong khuôn khổ lý thuyết Keynes cùng với phê phán của Lucas, Sims và Sargent
đối với nhóm mô hình này. Kế đến là hai phương pháp phát triển của Sargent và
Sims. Cuối cùng là sự ra đời của SVAR và những ưu điểm nổi bật của nó.
3.1.

Vấn đề xác định trong mô hình kinh tế học thực nghiệm Keynes

Các nhà kinh tế học đã dựa vào lý thuyết Keynes để xây dựng những mô hình kinh
tế học thực nghiệm chiếm vị trí thống trị khoa học trong thập niên 60. Đây thường
là những mô hình tuyến tính tiêu chuẩn, với công thức cấu trúc như sau:
(3.1)
Trong đó,

là vector các biến nội sinh,

các biến nội sinh,

là vector các biến ngoại sinh và trễ của

đại diện cho các biến động cấu trúc của nền kinh tế.

là ma trận phương sai - hiệp phương sai của các biến động cấu trúc này. Ma
trận hệ số



là các tham số cấu trúc cần ước lượng. Tuy nhiên, mô hình (3.1)

lại vi phạm các giả thiết OLS nên không thể được ước lượng một cách trực tiếp để
nhận giá trị đúng của




mà chỉ có thể ước lượng dạng rút gọn của mô hình, sau

đó ma trận tham số cấu trúc được suy ra từ ma trận tham số rút gọn:
(3.2)
Với

là ma trận tham số rút gọn và

. Song cách giải quyết

này lại vấp phải một vấn đề lớn. Đó là thông tin từ mẫu dữ liệu không đủ để suy ra
các tham số cấu trúc từ các tham số rút gọn nếu không bổ sung thêm các giới hạn
xác định. Có một tập hợp vô hạn các giá trị khác nhau cho



mà tất cả đều

hàm ý chính xác phân phối xác suất tương tự như mẫu dữ liệu quan sát. Đây chính
là vấn đề xác định mô hình: nếu không có thêm những giả định cần thiết hay còn
gọi là các hạn chế xác định, thì không thể suy ra các tham số cấu trúc của mô hình
“đúng” từ tập hợp dữ liệu quan sát.


10

Vấn đề xác định được giải quyết bằng cách áp đặt một tập hợp các hạn chế tiên

nghiệm lên các thành phần của ma trận
trận





để giữ lại chỉ một ma trận

phần tử cần phải áp đặt các hạn chế xác định. Trong đó, có

chỉ đơn giản là sự chuẩn hóa hệ số bằng 1 (đường chéo của ma trận

. Ma
hạn chế
). Với

phần tử còn lại, phương pháp truyền thống áp đặt các giới hạn tuyến tính
lên các thành phần của ma trận



. Thông thường, các hạn chế loại trừ được sử

dụng cho mục đích này. Tuy nhiên, phương pháp xác định truyền thống không áp
đặt các ràng buộc hạn chế lên ma trận phương sai – hiệp phương sai của các biến
động cấu trúc

– cụ thể là không giả định các biến động cấu trúc phải trực giao.


Một cách giải quyết khác là tìm các biến ngoại sinh đóng vai trò là biến công cụ để
thực hiện việc xác định. Đây chính là phương pháp ước lượng bình phương bé nhất
hai giai đoạn (2SLS – Two Stage Least Squares). Một biến được gọi là ngoại sinh
mạnh nếu nó không tương quan với các biểu hiện hiện tại, tương lai hoặc quá khứ
của các cú sốc trong phương trình cấu trúc.
Tuy nhiên cách giải quyết vấn đề xác định trong các mô hình thực nghiệm Keynes
vấp phải những phê phán gay gắt từ Lucas, Sims và Sargent.
3.2.

Sự phê phán phương pháp xác định truyền thống trong các mô hình
kinh tế học thực nghiệm Keynes.

Một phê bình mạnh mẽ đến từ Lucas (1976), Lucas và Sargent (1979), Sim liên
quan đến vấn đề kỳ vọng và biến ngoại sinh trong mô hình. (tham khảo Phụ lục 1)
3.3.

Phương pháp định lượng mới của kinh tế học thực nghiệm: VAR, SVAR

Với một loạt nghiên cứu của mình, Sims đã đưa ra một phương pháp mới, ước
lượng toàn bộ các phương trình vĩ mô bằng VAR chỉ bao gồm các biến nội sinh.
Điểm đặc biệt trong phương pháp của Sims là khả năng phân tách các biến động bất
1

Xem Faust (1999), trang 5.

2

Ngoài ra, các giới hạn xác định cần phải thực hiện đầy đủ các điều kiện xếp hạng và trật tự xác

định. Xem Greene (1997), trang 724.



11

ngờ trong các biến vĩ mô ra khỏi các biến động đã được kỳ vọng nhằm mục đích
phân tích chính sách dưới tác động của những cú sốc bất ngờ, không được dự tính
trước. Không những thế phương pháp của Sims còn giúp các nhà kinh tế ước lượng
được mức độ và thời gian phản ứng của một nền kinh tế cụ thể với từng loại sốc
khác nhau thông qua hàm phản ứng đẩy và phân rã phương sai, do đó vừa giúp cho
công tác dự báo dễ dàng hơn vừa có thể đề ra những chính sách đối phó thích hợp.
(tham khảo Phụ lục 2)
Khắc phục hạn chế của VAR, phương pháp SVAR thay thế kỹ thuật xác định “phi
lý thuyết” bằng cách áp dụng phương pháp xác định cấu trúc truyền thống dựa trên
các lý thuyết và lập luận kinh tế để xác định sai số cấu trúc

từ phần dư , từ đó

tiến hành các phân tích phản ứng đẩy tương tự như phương pháp luận VAR (do đó
được gọi là “Structural VAR”). (tham khảo Phụ lục 3)
3.4.

Ứng dụng của VAR – SVAR

Theo quan điểm của Sims, VAR rất hữu ích trong việc dự báo và tìm hiểu cơ chế
tác động của những cú sốc trong nền kinh tế. Nhiều bài nghiên cứu sau đó cũng
thừa nhận rằng VAR là công cụ mạnh để giải thích chuỗi thời gian và dự báo. Đối
với các thử nghiệm chính sách, VAR trở thành công cụ chủ yếu để phân tích tác
động của các cú sốc trong chính sách. Dù vẫn chưa phân tích được những thay đổi
chính sách lâu dài, phân tích VAR – SVAR vẫn được sử dụng rất rộng rãi, bao gồm
cả các khu vực ngoài kinh tế vĩ mô như kinh tế tài chính. Tựu trung lại, phương

pháp VAR được sử dụng để phân tích: tác động của chính sách tiền tệ, tác động của
chính sách tài khóa, nhân tố gây ra chu kỳ kinh doanh. (tham khảo Phụ lục 4)


12

4. ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP SVAR TRONG PHÂN TÍCH LẠM PHÁT
TẠI VIỆT NAM
Dựa trên nền tảng lý thuyết về phương pháp SVAR cùng với các nghiên cứu trước
cùng chủ đề, trong phần này tôi sẽ tiến hành xây dựng mô hình phân tích lạm phát ở
Việt Nam dựa trên phương pháp SVAR. Trong đó đi sâu vào tìm hiểu nguồn gốc
lạm phát, thời gian để các chính sách tác động lên lạm phát có hiệu lực cũng như
một cú sốc trong chính sách sẽ tác động như thế nào đến lạm phát.
4.1.

Xây dựng mô hình

Để xây dựng được một mô hình SVAR thực nghiệm, chúng ta cần phải giải quyết
hai nội dung:
ü (1) - lựa chọn các biến trong mô hình,
ü (2) - thiết lập các hạn chế của mô hình, từ đó đưa ra ma trận cấu trúc.
4.1.1. Lựa chọn các biến cho mô hình
Dựa theo những lý thuyết đã có về lạm phát, các nghiên cứu về lạm phát ở Việt
Nam gần đây được nêu ra ở phần trước cũng kết hợp nhiều nhân tố từ cả phía chi
phí đẩy và phía cầu kéo của lạm phát nhằm giải thích những biến động của lạm
phát. Tuy nhiên, do thiếu số liệu hoặc do chủ ý của các tác giả, phần lớn các nghiên
cứu đều bỏ qua các yêu tố thuộc phía cung và tập chung chủ yếu vào các nhân tố
thuộc phía cầu. Nhân tố cung duy nhất được xem xét là các cú sốc từ quốc tế (giá
của dầu và trong một vài trường hợp giá của gạo). Tóm lại, những nghiên cứu gần
đây về lạm phát ở Việt Nam xoay quanh các nhân tố: CPI, cung tiền, lãi suất, tỷ giá,

sản lượng, giá dầu và giá gạo thế giới. Hơn nữa, hầu hết các nghiên cứu đều lạc hậu
về số liệu và do đó không tính đến những lần lạm phát gia tăng gần đây cũng như
cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 - 2010 đã dẫn đến hàng loạt những thay đổi
trong môi trường kinh tế và chính sách vĩ mô sau đó. Do đó trong nghiên cứu này
tôi sẽ cân nhắc việc đưa thêm các biến thuộc phía cung và sử dụng số liệu cập nhật
mới nhất đến tháng 6 năm 2011, qua đó so sánh với các đánh giá từ những nghiên


13

cứu trước đây và xem xét các vấn đề mới để cung cấp bức tranh toàn diện hơn, mới
mẻ hơn về lạm phát ở Việt Nam.
Có rất nhiều các yếu tố trong nền kinh tế có tác động đến mức giá, tuy nhiên một
mô hình vĩ mô không thể nào bao hàm được tất cả. Chưa kể đến một mô hình với
quá nhiều biến có thể dẫn đến một kết quả sai lệch do các hạn chế, tương quan giữa
các biến này. Chính vì thế, vấn đề của người lập mô hình là cần xây dựng một mô
hình với ít nhất số biến nhưng vẫn có thể thể hiện được đầy đủ những tác động quan
trọng của chúng. Để xem xét các nhân tố tác động đến lạm phát ở Việt Nam, bài
nghiên cứu sử dụng các lý thuyết kinh tế vĩ mô, các nghiên cứu thực nghiệm trước
kết hợp với việc phân tích điều kiện kinh tế - xã hội ở Việt Nam.
Dựa trên việc khảo sát các nghiên cứu về các nhân tố vĩ mô quyết định lạm phát tôi
xây dựng một mô hình kết hợp giữa cách tiếp cận kinh tế học cơ cấu và cách tiếp
cận kinh tế học tiền tệ. Điều này nghĩa là lạm phát không chỉ là một hiện tượng tiền
tệ do những méo mó trên thị trường tiền tệ trong nước mà còn là kết quả của các
yếu tố cơ cấu/chi phí đẩy. Theo nghiên cứu của Chhibber (1991) và một số nghiên
cứu thực nghiệm gần đây đối với các nền kinh tế nhỏ, mở thì mức giá của nền kinh
tế (thường được đo bằng chỉ số giá tiêu dùng CPI) sẽ được diễn đạt thông qua giá
của các hàng hóa thương mại

(giá các loại hàng hóa và dịch vụ mà nước đó xuất


khẩu hoặc nhập khẩu) và giá cả hàng hóa phi thương mại

(giá cả các hàng hóa

và dịch vụ được sản xuất và tiêu thụ trong nước).
(4.1)
Trong đó



. Trong một số quốc gia sẽ có thêm thành

phần giá của các hàng hóa được kiểm soát

, tuy nhiên đây là một nhân tố rất khó

lượng hóa mà trong hầu hết các nghiên cứu luôn bỏ qua. Chính vì thế nhân tố này sẽ
không được đề cập đến trong mô hình.
Đối với hàng hóa thương mại, những thay đổi trong giá hàng hóa thương mại phụ
thuộc vào những thay đổi trong giá quốc tế
hiện tại

.

và những thay đổi trong tỷ giá


14


(4.2)
Việc mô hình hóa giá của các hàng hóa phi thương mại sẽ khó khăn hơn, và chúng
ta sẽ dựa trên giá cả của hàng hóa nội địa để xem xét sự thay đổi trong giá cả. Giả
định đặt ra ở đây là thị trường hàng hóa phi thương mại sẽ di chuyển cùng với thị
trường hàng hóa trong nước. Khi đó, giá hàng hóa phi thương mại sẽ phụ thuộc vào
tổng cung và tổng cầu.
Về phía cầu, tổng cầu sẽ phụ thuộc vào thu nhập , lãi suất , giá tài sản

, thuế và

chi tiêu của Chính phủ . Những nhân tố này có thể tạo ra dư cầu và tác động lên
giá nên được gọi là yếu tố lạm phát do cầu kéo.
(4.3)
Về phía cung, theo mô hình tăng giá chuẩn của Bruno (1979) và Gordan (1975) thì
giá hàng hóa phi thương mại sẽ là một hàm của chi phí lao động (
vào (

), chi phí đầu

) (các hàng hóa trung gian nhập khẩu và sản xuất trong nước) và sự tăng giá
do thị trường không hoàn hảo. Các nhân tố này còn được gọi là

từ phía cung (

nhân tố chi phí đẩy, tác động lên lạm phát trong nước.
(4.4)
Trong đó,

đại diện cho sự tăng giá theo những thay đổi của nền kinh tế khi cầu


vượt mức và bản thân cầu vượt mức dẫn đến lượng tiền thực tế trong thị trường tiền
tệ trong nước (

) dư thừa. Do khó khăn trong việc lượng hóa

nên các

nghiên cứu thường sử dụng biến EMB để thay thế. Trong đó:
(4.5)
lần lượt là cung và cầu tiền. Thị trường tiền tệ cân bằng khi EMB bằng 0.
lần lượt là sản lượng, lãi suất và mức giá kỳ vọng.
Tổng hợp từ (4.1) – (4.5) ta có:


15

Đây là mô hình chung để xác định các nhân tố cơ bản gây ra lạm phát ở các nền
kinh tế nhỏ, mở. Các nhân tố này được phân thành 4 nhóm cơ bản (i) giá của khu
vực nước ngoài, (ii) tỷ giá, (iii) cầu kéo, (iv) chi phí đẩy. Tuy nhiên để sử dụng ở
mỗi nền kinh tế chúng ta cũng cần quan tâm đến 2 vấn đề. Một là tùy thực trạng lạm
phát ở mỗi quốc gia mà chúng ta sử dụng các biến đại diện cho phù hợp, có thể sử
dụng thêm các biến đặc trưng cho mỗi quốc gia. Hai là dữ liệu có sẵn để chúng ta sử
dụng cho mô hình hay không. Dựa trên hai vấn đề này, tôi có một số điều chỉnh đối
với các biến sử dụng trong mô hình.
-

Thứ nhất, đối với biến giá từ khu vực nước ngoài, một số nghiên cứu nước
ngoài sẽ sử dụng chỉ số giá tổng hợp của 13 mặt hàng thiết yếu. Tuy nhiên,
do hạn chế dữ liệu, tôi không thể tính toán được chỉ số giá này. Thay vào đó,
tôi sử dụng giá dầu - hàng hóa có ảnh hưởng quan trọng đến hầu hết các loại

hàng hóa khác trong nền kinh tế, và giá gạo do vai trò quan trọng của giá
lương thực - thực phẩm trong rổ hàng hóa tính CPI của Việt Nam để thay
thế.

-

Thứ hai, đối với biến kỳ vọng, một số quốc gia sẽ sử dụng biến lạm phát kỳ
vọng được đo lường hàng tháng hoặc hàng quý thông qua các chương trình
khảo sát hoặc tính toán dựa trên thị trường tài chính. Tuy nhiên, số liệu này
vẫn chưa được đo lường ở Việt Nam nên trong mô hình ở đây, biến này sẽ
không được xem xét tới.

-

Thứ ba, do thiếu dữ liệu đầu vào đáng tin cậy, tôi sẽ không sử dụng biến tiền
lương. Thay vào đó sẽ xem xét biến số giá bán của người sản xuất (PPI),
cũng có thể xem như biến đại diện cho chi phí từ phía người sản xuất.

-

Thứ tư, không có một biến cụ thể nào có thể đại diện về phía cung, cụ thể là
các yếu tố chi phí đầu vào để sản xuất trong nước. Ở đây bài nghiên cứu chỉ
xét đến trường hợp yếu tố đầu vào của các doanh nghiệp được nhập khẩu từ
khu vực nước ngoài, vì thế nó sẽ chịu ảnh hưởng bởi chỉ số giá nhập khẩu

-

Thứ năm, về phía cầu tôi bỏ qua biến giá cả tài sản, thuế và chi tiêu của
Chính phủ do không thu thập được số liệu đáng tin cậy. Biến chi tiêu của



16

Chính phủ hàm ý thể hiện một phần qua biến cung tiền. Thay vào đó, tôi sử
dụng biến lỗ hổng sản lượng công nghiệp được đo lường bằng chênh lệch
giữa sản lượng thực tế và sản lượng tiềm năng để thể hiện áp lực về phía cầu.
Theo lý thuyết, khi tăng trưởng trong sản lượng thực tế cao hơn nhiều so với
sản lượng tiềm năng tạo áp lực tăng lạm phát thông qua sự gia tăng cầu lao
động và tiền lương dẫn đến chi phí sản xuất tăng cao.
-

Thứ sáu, nghiên cứu sử dụng biến tỷ giá danh nghĩa hiệu dụng (NEER) được
tính bằng một rổ tỷ giá của tốp 20 các nước có lượng giao dịch thương mại
(cả nhập khẩu và xuất khẩu) lớn nhất với Việt Nam thay vì dùng tỷ giá song
phương (thường là dùng tỷ giá VND/USD) để thể hiện chính xác hơn mối
liên hệ giữa tỷ giá và lạm phát.
Bảng 4.1. Tóm tắt các biến sử dụng trong mô hình

Nhân tố
Giá của khu vực nước ngoài

Biến đại diện

Ký hiệu

Giá dầu thế giới
Giá gạo thế giới

Tỷ giá


Tỷ giá danh nghĩa hiệu dụng

Sản lượng nội địa

Lỗ hổng sản lượng công nghiệp

Lãi suất

Lãi suất cho vay kỳ hạn 1 năm

Chi phí từ người sản xuất

Chỉ số giá sản xuất

NE

Chi phí đầu vào sản xuất trong nước Chỉ số giá nhập khẩu
Cung tiền

Cung tiền rộng

Dựa trên các phân tích trên, chúng ta sẽ xem tiến hành xem xét mô hình với hệ
thống các biến sau:

4.1.2. Thiết lập các hạn chế của mô hình
Việc thiết lập các hạn chế từ đó xây dựng nên ma trận cấu trúc cho mô hình là công
việc quan trọng và có ảnh hưởng xuyên suốt đến kết quả ước lượng cũng như các



×