Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Nắm giữ tiền mặt và giá trị trị doanh nghiệp của các công ty niêm yết trên sàn Hose

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.49 MB, 140 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
--------

NGUYỄN THỊ DIỄM QUỲNH

NẮM GIỮ TIỀN MẶT VÀ GIÁ TRỊ
DOANH NGHIỆP CỦA CÁC CÔNG TY
NIÊM YẾT TRÊN SÀN HOSE.

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
--------

NGUYỄN THỊ DIỄM QUỲNH

NẮM GIỮ TIỀN MẶT VÀ GIÁ TRỊ DOANH
NGHIỆP CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT
TRÊN SÀN HOSE.
CHUYÊN NGÀNH

: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

MÃ SỐ

: 60340201



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS NGUYỄN NGỌC ĐỊNH
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả
với sự giúp đỡ của ngƣời hƣớng dẫn PGS.TS Nguyễn Ngọc Định và các
bạn lớp Đêm 1 Tài chính doanh nghiệp K20.
Số liệu thống kê đƣợc lấy từ nguồn đáng tin cậy, nội dung và kết quả
nghiên cứu của luận văn này chƣa từng đƣợc công bố trong bất cứ công trình
nào cho tới thời điểm hiện nay.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 12 năm 2013
Tác giả

Nguyễn Thị Diễm Quỳnh


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
TÓM TẮT .............................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ................................................................................... 2
1.1 Lý do chọn đề tài: ......................................................................................... 2
1.2 Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu: .................................................... 3
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu: .............................................................................. 3

1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu: ................................................................................ 3
1.3 Phƣơng pháp và dữ liệu nghiên cứu ............................................................. 3
1.3.1

Phạm vi nghiên cứu: ........................................................................... 3

1.3.2

Phƣơng pháp nghiên cứu: ................................................................... 4

1.4. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 4
1.5. Đóng góp của đề tài ..................................................................................... 4
CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY ... 5
2.1 Các nghiên cứu về nắm giữ tiền mặt của doanh nghiệp: .............................. 5
2.2 Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa nắm giữ tiền mặt và giá trị doanh
nghiệp:...............................................................................................................10
2.2.1 Các nghiên cứu về nắm giữ tiền mặt có tác động đến giá trị doanh
nghiệp: ...........................................................................................................10
2.2.1.1 Nghiên cứu cho rằng có tồn tại mối quan hệ giữa nắm giữ tiền mặt
và giá trị doanh nghiệp: ..............................................................................11


2.2.1.2 Các nghiên cứu cho rằng nắm giữ tiền mặt sẽ làm tăng giá trị doanh
nghiệp: ........................................................................................................11
2.2.1.3 Các nghiên cứu cho rằng nắm giữ tiền mặt làm giảm giá trị doanh
nghiệp: ........................................................................................................14
2.2.2 Nghiên cứu cho rằng nắm giữ tiền mặt không có tác động đến giá trị
doanh nghiệp:.................................................................................................15
CHƢƠNG 3: MÔ HÌNH ĐỊNH LƢỢNG VÀ MÔ TẢ DỮ LIỆU .....................17
3.1. CƠ SỞ CHỌN MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ...............................................17

3.2. CƠ SỞ DỮ LIỆU .......................................................................................17
3.2.1 Mẫu dữ liệu ...........................................................................................17
3.2.2 Phƣơng pháp xử lý số liệu ....................................................................18
3.3 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .........................................................................19
3.3.1.Mô tả biến .............................................................................................19
3.3.2.Mô hình nghiên cứu ..............................................................................21
3.4. CÁC PHƢƠNG PHÁP KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH .....................................28
3.4.1.Thống kê mô tả .....................................................................................28
3.4.2. Phân tích tƣơng quan ...........................................................................28
3.4.3. Kiểm định hiện tƣợng tự tƣơng quan và phƣơng sai sai số thay đổi ...29
3.4.4 Hiện tƣợng biến nội sinh: .....................................................................29
3.4.5 Phƣơng pháp ƣớc lƣợng mô hình GMM (Generalized Method of
Moments) .......................................................................................................30
3.4.6. Phƣơng pháp kiểm định các hệ số hồi quy ..........................................33
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...........................................................34
4.1 Thống kê mô tả các biến quan sát ...............................................................34
4.2 Kiểm định sự tƣơng quan giữa các biến độc lập ........................................36


4.3 Kiểm định hiện tƣợng tự tƣơng quan và phƣơng sai sai số thay đổi: ........38
4.4 Kết quả ƣớc lƣợng mô hình GMM ............................................................39
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN ..................................................................................57
5.1 Kết luận và kiến nghị: .................................................................................57
5.1.1 Kết luận:................................................................................................57
5.1.2 Kiến nghị: .............................................................................................58
5.1.2.1 Khi tồn quỹ của doanh nghiệp nằm dƣới mức tối ƣu:....................58
5.1.2.2 Khi mức tồn quỹ của doanh nghiệp vƣợt trên mức tối ƣu: ...........59
5.1.2.3 Các biện pháp khác: .......................................................................60
5.2 Hạn chế của luận văn và hƣớng nghiên cứu tiếp theo: ..............................62
5.2.1 Hạn chế của luận văn: ...........................................................................62

5.2.1 Hƣớng nghiên cứu tiếp theo: ................................................................63
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến trong nghiên cứu.
Bảng 4.2: Ma trận tƣơng quan của các biến.
Bảng 4.3: Kết quả hồi quy mô hình 1 đối với biến phụ thuộc là TOBIN Q.
Bảng 4.4: Kết quả hồi quy mô hình 1 đối với biến phụ thuộc là MKBOOK1.
Bảng 4.5: Kết quả hồi quy mô hình 1 đối với biến phụ thuộc là MKBOOK2.
Bảng 4.6: Kết quả hồi quy mô hình 3 đối với biến phụ thuộc là TOBIN Q.
Bảng 4.7: Kết quả hồi quy mô hình 3 đối với biến phụ thuộc là MKBOOK1.
Bảng 4.8: Kết quả hồi quy mô hình 3 đối với biến phụ thuộc là MKBOOK2.
Bảng 4.9: Kết quả hồi quy mô hình 4 đối với biến phụ thuộc là TOBIN Q.
Bảng 4.10: Kết quả hồi quy mô hình 4 đối với biến phụ thuộc là MKBOOK1.
Bảng 4.11: Kết quả hồi quy mô hình 4 đối với biến phụ thuộc là MKBOOK2.


1

TÓM TẮT
Với mục tiêu tìm hiểu tác động của việc nắm giữ tiền mặt lên giá trị
của doanh nghiệp với mẫu là 129 doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên
Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) trong giai đoạn
2008 - 2012. Trong nghiên cứu này, tác giả đã tiến hành phân tích thực
nghiệm để kiểm tra sự tồn tại của một mức tiền mặt tối ưu nhằm tối đa hoá
giá trị doanh nghiệp và phân tích xem việc sai lệch so với mức tiền mặt tối ưu
có làm giảm giá trị doanh nghiệp hay không bằng cách sử dụng phương pháp
hồi quy biến công cụ GMM dựa theo nghiên cứu của Cristina Martinz-Sola,

Pedro J.Garcia-Teruel và Pedro Martinez-Solano (2010).
Kết quả của nghiên cứu cho thấy nắm giữ tiền mặt có tác động đến giá
trị doanh nghiệp cụ thể là tác động dương lên giá trị doanh nghiệp và có tồn
tại một mức tiền mặt tối ưu làm tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Và khi lệch
khỏi mức tiền mặt tối ưu đó, kể cả lệch trên hay lệch dưới mức tối ưu đều làm
giảm giá trị doanh nghiệp.


2

CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Lý do chọn đề tài:
Giá trị doanh nghiệp và các yếu tố có liên quan luôn là một trong
những đề tài thu hút rất nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu học thuật và
những ngƣời làm việc, đầu tƣ trong lĩnh vực tài chính. Trong nền kinh tế thị
trƣờng và biến động vô cùng phức tạp hiện nay, giá trị doanh nghiệp chịu sự
tác động và chi phối bởi nhiều yếu tố. Thông qua việc xác định mối quan hệ
giữa các yếu tố tác động và giá trị doanh nghiệp, các nhà đầu tƣ có thể vẽ ra
đƣợc một bức tranh toàn cảnh về doanh nghiệp và phát hiện những cơ hội đầu
tƣ mang lại tỷ suất sinh lời tốt trên thị trƣờng. Tuy nhiên, việc xác định các
yếu tố tác động đến giá trị doanh nghiệp cũng khá phức tạp và mang những
yếu tố đặc thù của những nền kinh tế riêng biệt. Do đó, khó có thể tìm đƣợc
một đáp án chung toàn diện để trả lời cho các câu hỏi liên quan đến việc xác
định giá trị doanh nghiệp trên thị trƣờng.
Có khá nhiều nghiên cứu nƣớc ngoài về các yếu tố tác động lên giá trị
doanh nghiệp nhƣ: quản trị doanh nghiệp, chính sách tài chính, việc nắm giữ
tiền mặt và vốn lƣu động,… Đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam
đang phải đối mặt với những hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính
toàn cầu 2007 – 2008 và những yếu kém nội tại kéo dài, thì việc tìm hiểu
những tác động đến giá trị doanh nghiệp của các tài sản thanh khoản sẽ là một

vấn đề đáng quan tâm. Xuất phát từ thực tế đó tác giả đã lựa chọn đề tài
“Nắm giữ tiền mặt và giá trị doanh nghiệp của các doanh nghiệp niêm yết
trên sàn HOSE” để nghiên cứu tác động của việc nắm giữ tiền mặt lên giá trị
doanh nghiệp cụ thể là các doanh nghiệp phi tài chính đang niêm yết trên Sở
Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Trong bài nghiên cứu này,
tác giả sẽ tìm hiểu thực chất có tồn tại mối quan hệ giữa việc nắm giữ tiền mặt


3

và giá trị doanh nghiệp hay không? Và liệu có một mức tiền mặt tối ƣu đối
với các doanh nghiệp đƣợc nghiên cứu hay không? Nếu có thì khi lệch khỏi
mức tối ƣu đó có làm giảm giá trị doanh nghiệp hay không?
1.2 Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu:
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu:
Xem xét tác động của nắm giữ tiền mặt đến giá trị doanh nghiệp của các
doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên sàn Giao dịch chứng khoán Thành Phố
Hồ Chí Minh (HOSE) giai đoạn 2008-2012.
1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu:
- Khi doanh nghiệp nắm giữ tiền mặt thì có tác động lên giá trị doanh
nghiệp của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên sàn Giao dịch chứng
khoán Thành Phố Hồ Chí Minh (HOSE) giai đoạn 2008-2012 hay không?
- Nếu nắm giữ tiền mặt và giá trị doanh nghiệp có quan hệ với nhau thì
liệu có một lƣợng tiền tối ƣu mà tại đó tối đa hóa giá trị doanh nghiệp hay
không?
1.3 Phƣơng pháp và dữ liệu nghiên cứu
1.3.1 Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu gồm 129 doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên sàn
Giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh (HOSE) giai đoạn 2008-2012.
Tính khả thi của dữ liệu: các biến có thể tìm thấy trên các trang web của

các công ty chứng khoán, các trang tài chính, trên website của Sở giao dịch
chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.


4

1.3.2 Phương pháp nghiên cứu:
- Sử dụng phƣơng pháp thống kê, phân tích và so sánh số liệu, ứng dụng
hồi quy kinh tế lƣợng, phƣơng pháp hồi quy biến công cụ GMM để đánh giá
tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc nhƣ thế nào. Sử dụng các
chƣơng trình nhƣ Microsoft Excel, EVIEW 6, STATA 11 để hỗ trợ tính toán
trong nghiên cứu.
1.4. Nội dung nghiên cứu
Bài nghiên cứu bao gồm 5 phần. Phần 1 là giới thiệu về nội dung vấn đề
nghiên cứu và lý do chọn đề tài. Phần 2 trình bày tổng quan các kết quả nghiên
cứu trƣớc đây. Phần 3 mô tả phƣơng pháp nghiên cứu bao gồm chọn lọc và xử
lý số liệu, mô hình hồi quy sử dụng. Phần 4 là các kết quả nghiên cứu đạt đƣợc.
Phần 5 là kết luận, kiến nghị, hạn chế và hƣớng nghiên cứu tiếp theo của đề tài.
1.5. Đóng góp của đề tài
Bài nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp ƣớc lƣợng biến công cụ GMM đã
tìm ra đƣợc một mức tiền mặt tối ƣu của các doanh nghiệp phi tài chính niêm
yết trên Sàn Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 20082012. Nhờ đó, các doanh nghiệp có thể điều chỉnh tỷ lệ nắm giữ tiền mặt sao
cho cân bằng giữa lợi ích và chi phí, nhằm tối đa hóa giá trị doanh nghiệp.


5

CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƢỚC
ĐÂY


2.1 Các nghiên cứu về nắm giữ tiền mặt của doanh nghiệp:
Động cơ chủ yếu của việc nắm giữ tiền mặt trong doanh nghiệp là để làm
thông suốt các giao dịch trong kinh doanh cũng nhƣ duy trì khả năng thanh toán
và ứng phó với những nhu cầu bất thƣờng chƣa dự đoán đƣợc của doanh nghiệp
ở mọi thời điểm. Hơn nữa, nắm giữ tiền mặt còn làm giảm sự phụ thuộc của
doanh nghiệp vào các nguồn tài trợ tốn kém bên ngoài. Việc nắm giữ một
lƣợng lớn tiền mặt là không hiệu quả, bởi vì nó tạo ra rất ít hoặc trong nhiều
trƣờng hợp nó không tạo ra thu nhập. Tuy nhiên, nếu không có tiền mặt thì chi
phí công ty phải đối mặt lớn hơn rất nhiều khi công ty lâm vào kiệt quệ tài
chính hoặc từ bỏ những cơ hội đầu tƣ có NPV dƣơng. Vì vậy, để quản trị tiền
mặt hợp lý và mang lại lợi ích cho công ty, trƣớc tiên công ty phải xác định
đƣợc các yếu tố thực nghiệm nào tác động đến quản trị tiền mặt và tác động
nhƣ thế nào?
Opler T, Pinkowitz L, Stulz R, Williamson R (1999) đã nghiên cứu
các nhân tố quyết định và những tác động của việc nắm giữ tiền mặt và các
chứng khoán khả mại của các doanh nghiệp nhƣ thế nào. Bằng phƣơng pháp
hồi quy chuỗi thời gian, hồi quy chéo và hồi quy Fama-MacBeth cho 1.048
doanh nghiệp đại chúng niêm yết ở Mỹ giai đoạn 1971-1994, tác giả cho thấy
tại doanh nghiệp có các cơ hội phát triển mạnh mẽ và lƣu chuyển tiền tệ nhiều
rủi ro thì sẽ duy trì tỷ lệ tiền mặt trên tổng tài sản không bằng tiền tƣơng đối
cao. Các doanh nghiệp lớn và những doanh nghiệp xếp hạng tín dụng cao sẽ có
xu hƣớng nắm giữ tỷ lệ tiền mặt trên tổng tài sản không bằng tiền thấp hơn.
Đồng thời, tác giả tìm thấy bằng chứng cho thấy các doanh nghiệp cũng có xu


6

hƣớng tích lũy nhiều tiền hơn so với dự kiến nhằm tối đa hóa tài sản của các cổ
đông. Lợi ích cơ bản của tài sản có tính thanh khoản là cho phép công ty tiến
hành chính sách đầu tƣ tối ƣu khi nguồn vốn bên ngoài không có sẵn, chi phí

nhiều, hoặc khi công ty có thể mong đợi tránh bán tài sản hoặc cắt giảm cổ tức.
Có rất ít bằng chứng cho thấy rằng lƣợng tiền mặt vƣợt mức trong ngắn hạn có
tác động lớn đến chi phí vốn, chi tiêu mua lại và thanh toán cho các cổ đông.
Cũng với mục đích là nghiên cứu các yếu tố quyết định đến việc nắm giữ
tiền mặt, Aydin Ozkan và Neslihan Ozkan (2004) đã tiến hành nghiên cứu
trên 1.029 doanh nghiệp đại chúng niêm yết ở Anh giai đoạn 1984-1999. Sau
khi tiến hành hồi quy chéo và ƣớc lƣợng GMM, tác giả cho thấy rằng cấu trúc
sở hữu của doanh nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định lƣợng
tiền mặt nắm giữ của các doanh nghiệp. Việc nắm giữ tiền mặt có mối quan hệ
đa chiều với quyền sở hữu kiêm điều hành doanh nghiệp theo hƣớng: việc nắm
giữ tiền mặt sẽ bị tác động ngƣợc chiều khi quyền sở hữu còn ở mức thấp
nhƣng lại có tác động cùng chiều khi quyền sở hữu cao hơn. Nhƣng mối quan
hệ này lại ngƣợc chiều trở lại khi quyền sở hữu kiêm điều hành đã ở mức độ
cao. Quan trọng hơn, bản chất của mối quan hệ này sẽ thay đổi khi có sự hiện
diện của những ngƣời kiểm soát. Tác giả cho thấy các doanh nghiệp có ngƣời
kiểm soát sẽ nắm giữ mức tiền mặt và chứng khoán khả mại cao hơn. Tuy
nhiên, tác giả không tìm thấy bằng chứng về một mối quan hệ mạnh mẽ giữa
quyền sở hữu kiêm điều hành và vấn đề nắm giữ tiền mặt của các doanh nghiệp
có ngƣời kiểm soát. Bài nghiên cứu cũng cho thấy dòng lƣu chuyển tiền tệ và
cơ hội phát triển của các doanh nghiệp tác động cùng chiều lên việc nắm giữ
tiền mặt của họ. Doanh nghiệp nắm giữ tiền mặt cao hơn có mức độ nợ trong
cấu trúc vốn của doanh nghiệp thấp hơn. Ngƣợc lại, có rất ít bằng chứng cho
thấy xu hƣớng nắm giữ nhiều tiền mặt trong các doanh nghiệp lớn.


7

Miguel A. Ferreira và Antonio S.Vilela (2004) cũng đã nghiên cứu các
yếu tố quyết định nắm giữ tiền mặt của doanh nghiệp nhƣng ở phạm vi rộng
hơn khi tác giả thực hiện nghiên cứu ở các nƣớc EMU (các nƣớc thuộc Liên

minh kinh tế và tiền tệ châu Âu). Tác giả đã sử dụng một mẫu gồm các doanh
nghiệp giao dịch đại chúng từ các nƣớc EMU giai đoạn 1987-2000. EMU bao
gồm các quốc gia: Đức, Pháp, Hà Lan, Ý, Tây Ban Nha, Phần Lan, Bỉ, Áo, Ailen, Luxemburg, Hy Lạp và Bồ Đào Nha. Sau khi loại trừ các doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực tài chính, tác giả còn lại 1 mẫu gồm 6.387 quan sát
cho từng năm. Bằng phƣơng pháp Fama-MacBeth và hồi quy chéo theo chuỗi
thời gian OLS pooled, kết quả hồi quy cho thấy số lƣợng tiền mặt mà các doanh
nghiệp nắm giữ bị ảnh hƣởng cùng chiều bởi các cơ hội đầu tƣ và ảnh hƣởng
ngƣợc chiều bởi số tài sản có tính thanh khoản và đòn bẩy. Ngoài ra, kết quả
cũng cho thấy có một mối quan hệ ngƣợc chiều giữa nợ ngân hàng và nắm giữ
tiền mặt. Cuối cùng, phân tích cũng cho thấy rằng các doanh nghiệp trong các
nƣớc có sự bảo hộ nhà đầu tƣ cao (đƣợc đo bằng quy tắc pháp lý và chất lƣợng
thực thi pháp luật) thì nắm giữ tiền mặt nhiều hơn.
Faulkender và Wang (2006) đã xem xét độ biến động chéo trong các
giá trị biên của nắm giữ tiền mặt phát sinh từ sự khác biệt trong chính sách tài
chính của doanh nghiệp. Tác giả hồi quy tất cả các cổ phiếu
CRSP/COMPUSTAT 2001 ngoại trừ các cổ phiếu của doanh nghiệp tài chính
và các doanh nghiệp dịch vụ cho giai đoạn 1971-2001. Bằng cách kiểm tra sự
thay đổi trong tỷ suất sinh lợi cổ phiếu vƣợt trội qua các năm tài chính, tác giả
thấy rằng giá trị biên của tiền giảm khi lƣợng tiền mặt nắm giữ lớn hơn, đòn
bẩy cao, tiếp cận tốt hơn với thị trƣờng vốn, và các doanh nghiệp có xu hƣớng
chọn phân phối tiền mặt thông qua cổ tức chứ không phải là mua lại. Nắm giữ
tiền mặt có thể không làm hạn chế cơ hội đầu tƣ của doanh nghiệp, đặc biệt là
các doanh nghiệp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn tài trợ bên ngoài. Tuy


8

nhiên, kết quả cũng cho thấy giá trị biên của tiền giảm xuống khi lƣợng tiền
mặt tăng lên, ngụ ý rằng có thể có một giới hạn về số lƣợng tiền mặt nắm giữ.
Thêm vào đó, tính thanh khoản của doanh nghiệp làm giảm khả năng phát sinh

chi phí khánh kiệt tài chính nếu hoạt động của doanh nghiệp không tạo ra đủ
lƣợng tiền mặt để thanh toán các khoản nợ bắt buộc, hoặc doanh nghiệp hoạt
động không tạo ra đủ tiền để đáp ứng nghĩa vụ trả nợ.
Thời gian không lâu sau đó, Pedro Juan García Teruel và Pedro
Martínez Solano (2008) cũng đi phân tích các nhân tố quyết định việc nắm giữ
tiền mặt của doanh nghiệp nhƣng ở phạm vi hẹp hơn khi tác giả chỉ tiến hành
hồi quy OLS dữ liệu bảng trên 860 doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Tây Ban Nha
trong thời gian 1997-2001 với 5.160 quan sát. Kết quả cho thấy rằng các doanh
nghiệp đều theo đuổi một mức nắm giữ tiền mặt mục tiêu của họ. Ngoài ra, tốc
độ mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Tây Ban Nha điều chỉnh mức tiền mặt
của họ đến mức tiền tối ƣu là cao hơn so với các doanh nghiệp lớn. Điều này có
thể chỉ ra rằng khi doanh nghiệp ở xa mức tiền tối ƣu sẽ có chi phí cao hơn. Với
thị trƣờng không hoàn hảo, kết quả cho rằng các doanh nghiệp có nhiều thông
tin bất cân xứng sẽ nắm giữ tài sản lƣu động nhiều hơn. Một mặt, những khoản
nợ ngân hàng có liên quan với mức nắm giữ tiền mặt thấp hơn đã cho rằng mối
quan hệ với các tổ chức tín dụng có thể giảm chi phí đại diện và các thông tin
bất cân xứng giữa ngƣời đi vay và ngƣời cho vay, qua đó cắt giảm các khoản
chi phí liên quan đến nguồn tài trợ bên ngoài của doanh nghiệp. Mặt khác, các
doanh nghiệp có nợ ngắn hạn nhiều hơn có khả năng có thông tin bất đối xứng
nhiều hơn, cũng nhƣ nắm giữ nhiều tiền mặt hơn. Tƣơng tự, các doanh nghiệp
có khả năng tạo ra các luồng tiền lớn hơn thì nắm giữ tiền mặt cao hơn. Cuối
cùng, kết quả chỉ ra rằng doanh nghiệp vừa và nhỏ có đòn bẩy cao sẽ nắm giữ
mức tiền mặt cao hơn.


9

Mai Daher (2010) đã nghiên cứu một mẫu hơn 60.000 doanh nghiệp nhà
nƣớc và doanh nghiệp tƣ nhân ở Anh từ năm 1985 đến năm 2005. Kết quả cho
thấy tỷ lệ tiền mặt trên tài sản của doanh nghiệp tƣ nhân gần nhƣ tăng gấp đôi

kể từ năm 1994 đến năm 2005 trong khi tỷ lệ tƣơng tự đã không xảy ra ở các
doanh nghiệp nhà nƣớc. Tuy nhiên tỷ lệ đòn bẩy của các doanh nghiệp tƣ nhân
cao hơn trong 2 năm là năm 1990 và năm 2000. Bài nghiên cứu cũng cho thấy
có một mối quan hệ ngƣợc chiều giữa nắm giữ tiền mặt và quy mô doanh
nghiệp, lƣu chuyển tiền tệ, các tài sản thanh khoản, chi phí vốn và đòn bẩy,
nhƣng lại không thấy có một mối quan hệ nào giữa nắm giữ tiền mặt và cơ hội
đầu tƣ. Hơn nữa, trƣớc năm 2000, các doanh nghiệp nhà nƣớc nắm giữ tiền mặt
nhiều hơn các doanh nghiệp tƣ nhân và mối quan hệ giữa nắm giữ tiền mặt và
đặc trƣng của công ty là ít rõ ràng hơn. Còn mối quan hệ giữa nắm giữ tiền mặt
và đòn bẩy thì lại rõ ràng hơn nhiều. Cuối cùng, bài nghiên cứu cho thấy có một
mối quan hệ ngƣợc chiều giữa mức độ sở hữu và nắm giữ tiền mặt và một mối
quan hệ cùng chiều giữa vấn đề đại diện và nắm giữ tiền mặt.
Wong Ying Wai and Yang Zhu (2013) đã dùng phƣơng pháp GMM để
hồi quy một mẫu đƣợc lựa chọn ngẫu nhiên bao gồm 80 doanh nghiệp phi tài
chính quy mô nhỏ niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Hồng Kông trong hai
năm 2010-2011 để đánh giá tác động của quản trị doanh nghiệp hiệu quả lên
nắm giữ tiền mặt. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng mối liên hệ giữa quản trị
doanh nghiệp và nắm giữ tiền mặt phụ thuộc vào quy mô của doanh nghiệp.
Tác giả đo lƣờng quản trị doanh nghiệp với cấu trúc sở hữu của giám đốc điều
hành và hiệu quả của hội đồng quản trị. Các doanh nghiệp quy mô nhỏ với cơ
chế quản trị hiệu quả thì nắm giữ tiền mặt nhiều hơn. Phân tích thực nghiệm
cho thấy có một mối quan hệ ngƣợc chiều giữa Giám đốc điều hành kiêm
nhiệm (giám đốc điều hành kiêm chủ tịch) và nắm giữ tiền mặt, trong khi Giám
đốc điều hành cũng là ngƣời sở hữu lại ảnh hƣởng cùng chiều đến nắm giữ tiền


10

mặt. Sự tách biệt Giám đốc điều hành và chủ tịch sẽ cải thiện hiệu quả của hội
đồng quản trị. Giám đốc điều hành cũng là ngƣời sở hữu sẽ gắn lợi ích cổ đông

với các nhà quản lý cao hơn. Cả hai đều phản ánh quản trị doanh nghiệp có hiệu
quả. Các doanh nghiệp có quy mô nhỏ thích giữ tiền mặt nhiều hơn để tránh
việc thiếu đầu tƣ và tránh khả năng bị thâu tóm. Tóm lại, kết quả cho thấy rằng
quản trị doanh nghiệp có hiệu quả sẽ có tác động cùng chiều lên nắm giữ tiền
mặt trong các doanh nghiệp nhỏ.
Tong Z (2009) đo lƣờng tác động của việc đa dạng hoá doanh nghiệp
đến giá trị của việc nắm giữ tiền mặt. Sau khi hồi quy một mẫu gồm 6.867
doanh nghiệp với 28.563 quan sát theo từng năm, trong đó có 10.828 quan sát
mỗi năm của các doanh nghiệp đa dạng hoá và 17.735 quan sát mỗi năm của
các doanh nghiệp phân khúc thị trƣờng với thời kỳ mẫu là 1998-2005, kết quả
cho rằng nắm giữ tiền mặt là một kênh quan trọng mà qua đó đa dạng hóa
doanh nghiệp có thể ảnh hƣởng đến giá trị doanh nghiệp. Trong nghiên cứu này
nó đƣợc biểu hiện là giá trị biên của một đồng đô la trong các doanh nghiệp đa
dạng hóa sẽ thấp hơn so với các doanh nghiệp phân khúc thị trƣờng với nhiều
hạn chế về quyền cổ đông, điều này ngụ ý rằng đa dạng hóa doanh nghiệp làm
giảm giá trị nắm giữ tiền mặt của doanh nghiệp thông qua các vấn đề đại diện.
2.2 Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa nắm giữ tiền mặt và giá trị
doanh nghiệp:
2.2.1 Các nghiên cứu về nắm giữ tiền mặt có tác động đến giá trị
doanh nghiệp:


11

2.2.1.1 Nghiên cứu cho rằng có tồn tại mối quan hệ giữa nắm giữ tiền
mặt và giá trị doanh nghiệp:
Pinkowitz L, Stulz R, Williamson R (2006) đã điều tra giá trị tài sản lƣu
động của các cổ đông thiểu số tại các nƣớc có sự bảo vệ nhà đầu tƣ kém có thấp
hơn so với các nƣớc khác hay không. Tác giả tiến hành hồi quy Fama–MacBeth
một mẫu gồm 35 nƣớc giai đoạn 1988-1998 ngoại trừ Ấn Độ, Philippin và Thổ

Nhĩ Kỳ là dữ liệu từ 1989 và Peru có dữ liệu từ 1992. Kết quả cho thấy rằng
mối quan hệ giữa nắm giữ tiền mặt và giá trị doanh nghiệp ở các nƣớc có sự
bảo vệ nhà đầu tƣ kém thì yếu hơn nhiều so với các nƣớc khác. Các tác giả xác
định rằng nên giảm nắm giữ tài sản lƣu động ở các nƣớc có mức độ bảo vệ nhà
đầu tƣ kém. Đặc biệt, tác giả cho thấy có một nguồn giá trị mất đi ở các nƣớc
này đó là cổ đông bên ngoài không nhận đƣợc đầy đủ giá trị của tài sản lƣu
động thuộc sở hữu doanh nghiệp.
2.2.1.2 Các nghiên cứu cho rằng nắm giữ tiền mặt sẽ làm tăng giá trị
doanh nghiệp:
Cristina Martínez-Sola, Pedro J. García-Teruel và Pedro Martínez
Solano (2010) đã đi tìm hiểu tác động của việc nắm giữ tiền mặt đến giá trị
doanh nghiệp với một mẫu gồm 472 công ty công nghiệp niêm yết của Mỹ giai
đoạn 2001-2007, với 3.055 quan sát theo từng năm. Sau khi các tác giả sử dụng
phƣơng pháp hồi quy biến công cụ GMM, kết quả cho thấy rằng có tồn tại một
mối quan hệ giữa nắm giữ tiền mặt và giá trị doanh nghiệp mà cụ thể trong bài
nghiên cứu này là nắm giữ tiền mặt có tƣơng quan thuận với giá trị doanh
nghiệp và có một mức tiền mặt tối ƣu mà tại đó tối đa hóa giá trị doanh nghiệp.
Hơn nữa, kết quả cũng cho thấy rằng, khi doanh nghiệp có lƣợng tiền mặt lệch


12

khỏi mức tiền mặt tối ƣu dù là lệch trên hay dƣới mức tối ƣu đều sẽ làm giảm
giá trị doanh nghiệp.
Yanhao Chang (2011) xem xét tác động của nắm giữ tiền mặt lên đầu tƣ
tài chính và lên giá trị công ty sử dụng dữ liệu từ các công ty niêm yết của Mỹ
trong giai đoạn 1990-2010. Vấn đề này đƣợc điều tra trong bối cảnh của cuộc
khủng hoảng tài chính so với thời kỳ trƣớc khủng hoảng. Bài nghiên cứu cho
thấy thị trƣờng chứng khoán đánh giá cao vào tình trạng nắm giữ tiền mặt của
công ty trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính. Giá trị của tiền mặt sẽ thay đổi

theo tình trạng khánh kiệt tài chính của doanh nghiệp, nhƣng trong suốt cuộc
khủng hoảng thì sự thay đổi này lại không rõ ràng. Có rất ít bằng chứng cho
thấy sự khánh kiệt tài chính có tác động vào các khoản đầu tƣ trong suốt cuộc
khủng hoảng tài chính.
Manuel Ammann, David Oesch và Markus M. Schmid (2011) kiểm
tra mối quan hệ giữa nắm giữ tiền mặt, quản trị doanh nghiệp, và giá trị công ty
bằng cách hồi quy chéo một mẫu gồm 1.875 công ty từ 46 nƣớc mới nổi và
phát triển trong năm 2007. Kết quả cho thấy rằng các công ty có cấp quản trị
doanh nghiệp yếu kém thì nắm giữ tiền mặt nhiều hơn so với các công ty có cấp
quản trị tốt hơn. Hơn nữa kết quả còn cho thấy có một mối quan hệ cùng chiều
giữa nắm giữ tiền mặt và giá trị công ty. Cụ thể, một công ty cần phải có cấp
quản trị doanh nghiệp tƣơng đối tốt để có thể đƣợc hƣởng lợi từ việc gia tăng
nắm giữ tiền mặt. Nếu một công ty có cấp quản trị yếu kém, thì việc gia tăng
nắm giữ tiền mặt có thể bị lợi dụng bởi việc quản lý và đầu tƣ vào các dự án
NPV âm. Kết quả cũng cho thấy chi trả cổ tức bằng tiền mặt sẽ làm giảm khả
năng các nhà quản lý lãng phí tiền vào các dự án NPV âm và do đó cũng ảnh
hƣởng cùng chiều đến việc xác định giá trị các tác động của nắm giữ tiền mặt.
Hơn nữa, kết quả còn cho thấy rằng các công ty quản trị kém có thể sẽ có đƣợc
lợi nhuận từ việc nắm giữ tiền mặt nếu họ duy trì tỷ lệ chi trả cổ tức cao.


13

James Lau và Joern H. Block (2012) nhằm mục đích điều tra xem tại
Mỹ, nơi có sự bảo vệ nhà đầu tƣ mạnh mẽ, thì sự kiểm soát của ngƣời sáng lập
và thành viên trong doanh nghiệp gia đình có liên quan đến một mức nắm giữ
tiền mặt cao hơn hay không. Nếu có, thì việc nắm giữ tiền mặt ở mức độ cao đó
có làm cho giá trị doanh nghiệp thấp hơn hay không? Dựa trên một mẫu các
doanh nghiệp gia đình niêm yết của S&P 500 gồm 2.530 quan sát cho mỗi năm
trong giai đoạn 1994-2003, sau khi hồi quy OLS kết quả cho thấy rằng các

doanh nghiệp do ngƣời sáng lập quản lý trung bình nắm giữ mức tiền mặt cao
hơn đáng kể so với các doanh nghiệp gia đình và các doanh nghiệp đƣợc kiểm
soát bởi nhiều cổ đông. Đối với các doanh nghiệp gia đình khi đƣợc quản lý bởi
các thành viên trong gia đình, thì mức nắm giữ tiền mặt thấp hơn so với các
doanh nghiệp đƣợc kiểm soát bởi nhiều cổ đông. Ngoài ra, có một hiệu ứng
cùng chiều giữa sự quản lý của ngƣời sáng lập và nắm giữ tiền mặt lên giá trị
doanh nghiệp. Khi ngƣời sáng lập là Giám đốc điều hành hoặc Chủ tịch, thì
mức nắm giữ tiền mặt cao hơn cũng góp phần làm giá trị doanh nghiệp cao
hơn, điều đó cho thấy rằng sự hiện diện của ngƣời sáng lập trong vai trò là
ngƣời quản lý sẽ giúp giảm thiểu chi phí đại diện của việc nắm giữ tiền mặt.
Nhóm tác giả thấy rằng mức nắm giữ tiền mặt cao trong các doanh nghiệp do
ngƣời sáng lập quản lý cũng góp phần làm giá trị doanh nghiệp cao hơn. Sự
hiện diện của ngƣời sáng lập cũng nhƣ là ngƣời quản lý sẽ sử dụng lƣợng tiền
mặt có sẵn một cách hiệu quả để nâng cao giá trị cổ đông.
SHR-WEIKAO (2012) đã điều tra xem có hay không tỷ lệ nắm giữ tiền
mặt ảnh hƣởng đến giá trị công ty của các công ty du lịch niêm yết tại Đài Loan
từ quý 1 năm 2000 đến quý 1 năm 2010. Kết quả nghiên cứu cho thấy trƣớc khi
tỷ lệ nắm giữ tiền mặt đạt ngƣỡng giá trị cực đại, thì sự gia tăng của lợi nhuận
sau thuế sẽ làm gia tăng giá trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi tỷ lệ nắm giữ tiền
mặt vƣợt quá ngƣỡng giá trị cực đại, thì sự gia tăng lợi nhuận sau thuế sẽ làm


14

giảm giá trị của công ty. Ngoài ra, bài nghiên cứu cũng cho thấy có một mối
quan hệ phi tuyến tính giữa lợi nhuận sau thuế và giá trị công ty và giữa chi phí
lãi vay và giá trị công ty. Khi tỷ lệ nắm giữ tiền mặt dao động xung quanh
ngƣỡng giá trị cực đại thì ảnh hƣởng của lợi nhuận sau thuế và chi phí lãi vay
lên tỷ lệ giá thị trƣờng trên giá sổ sách sẽ thay đổi xung quanh ngƣỡng giá trị
đó.

2.2.1.3 Các nghiên cứu cho rằng nắm giữ tiền mặt làm giảm giá trị
doanh nghiệp:
Kin-Wai Lee và Cheng-Few Lee (2010) đã xem xét mối quan hệ giữa
nắm giữ tiền mặt, cơ cấu quản trị doanh nghiệp và định giá công ty. Nhóm tác
giả đã hồi quy một mẫu gồm 1.061 công ty với 4.206 quan sát theo từng năm
trong giai đoạn 2001-2005 ở 5 quốc gia của châu Á bao gồm Malaysia,
Philippines, Indonesia, Singapore và Thái Lan. Kết quả hồi quy cho thấy trong
các doanh nghiệp có sự bảo vệ doanh nghiệp khỏi sự mua lại cao hơn, những
doanh nghiệp có tỷ lệ giám đốc bên ngoài vào hội đồng quản trị cao hơn và quy
mô hội đồng quản trị nhỏ hơn thì sẽ nắm giữ tiền mặt thấp hơn. Bài nghiên cứu
cũng cho thấy giá trị công ty có liên quan ngƣợc chiều với lƣợng tiền mặt. Giá
trị công ty và nắm giữ tiền mặt có tác động ngƣợc chiều rõ ràng hơn trong các
công ty có tỷ lệ của giám đốc bên ngoài vào hội đồng quản trị thấp hơn, ban
quản trị lớn hơn và sự bảo vệ doanh nghiệp khỏi sự mua lại cao hơn. Đối với
các công ty có cả lƣợng tiền mặt nắm giữ cao và sự bảo vệ doanh nghiệp khỏi
sự mua lại cao, thì các nhà đầu tƣ sẽ định giá giảm thêm giá trị doanh nghiệp có
tỷ lệ của giám đốc bên ngoài vào hội đồng thấp hơn và những doanh nghiệp có
ban quản trị lớn hơn. Các doanh nghiệp có tiền mặt dƣ thừa cao hơn có lợi
nhuận thấp hơn. Sự kết hợp ngƣợc chiều giữa lợi nhuận và nắm giữ tiền mặt
đƣợc rõ nét hơn trong các công ty có cơ cấu hội đồng quản trị yếu kém.


15

Xunan Feng và Anders C. Johansson (2011) đã nghiên cứu tác động
của việc tham gia vào chính trị đến nắm giữ tài sản lƣu động của tất cả các công
ty niêm yết phát hành cổ phiếu A trên hai sàn chứng khoán Trung Quốc giai
đoạn 1999-2009. Sau khi tiến hành hồi quy OLS pooled, kết quả chỉ ra rằng sự
tham gia vào chính trị có tƣơng quan thuận với nắm giữ tiền mặt ở Trung Quốc,
đặc biệt là trong khu vực có GDP bình quân đầu ngƣời thấp hơn, mức độ thị

trƣờng hóa thấp hơn, và bảo hộ quyền sở hữu yếu hơn. Nắm giữ tiền mặt có tác
động ngƣợc chiều đến giá trị công ty đƣợc đo lƣờng bằng tỷ lệ giá trị thị trƣờng
trên giá trị sổ sách. Tuy nhiên, tác động kết hợp của nắm giữ tiền mặt và sự
tham gia vào chính trị, cũng nhƣ các tác động kết hợp của nắm giữ tiền mặt, sự
tham gia vào chính trị và các thể chế đều tƣơng quan thuận với giá trị công ty .
2.2.2 Nghiên cứu cho rằng nắm giữ tiền mặt không có tác động đến
giá trị doanh nghiệp:
Ruta AUTUKAITE - Eric MOLAY (2013) đã tiến hành một cuộc
nghiên cứu để phân tích xem việc nắm giữ tiền mặt và quản lý vốn lƣu động có
ảnh hƣởng đến giá trị của doanh nghiệp hay không. Tác giả đã sử dụng mô hình
ảnh hƣởng cố định để hồi quy dữ liệu bảng cho 267 doanh nghiệp đƣợc niêm
yết trên thị trƣờng chứng khoán Pháp mà không bao gồm các doanh nghiệp tài
chính giai đoạn 2003-2009. Các nhà đầu tƣ trong các doanh nghiệp Pháp đánh
giá một đồng euro cộng thêm để đầu tƣ vào vốn lƣu động ít hơn một đồng euro
và cũng ít hơn so với các doanh nghiệp Mỹ. Do đó, không có giá trị tăng thêm
cho việc nắm giữ tiền mặt và vốn lƣu động khi tỷ suất sinh lợi điều chỉnh theo
rủi ro. Điều này cho thấy có một mối quan hệ yếu giữa việc nắm giữ tiền mặt và
vốn lƣu động đến giá trị doanh nghiệp. Kết quả này cho thấy các cổ đông sẽ
đánh giá thấp việc nắm giữ tiền mặt và vốn lƣu động. Hơn nữa, kết quả khuyến


16

khích các nhà đầu tƣ nên theo dõi các hoạt động của doanh nghiệp để tối đa hóa
tỷ suất sinh lợi của họ trong đầu tƣ.
Từ các nghiên cứu trên, ta thấy có 3 khía cạnh khác nhau về mối quan hệ
giữa nắm giữ tiền mặt và giá trị doanh nghiệp: nắm giữ tiền mặt không có tác
động đến giá trị doanh nghiệp, nắm giữ tiền mặt làm tăng giá trị doanh nghiệp
và nắm giữ tiền mặt làm giảm giá trị doanh nghiệp. Vậy câu hỏi đặt ra cho bài
nghiên cứu này là có hay không việc nắm giữ tiền mặt tác động đến giá trị

doanh nghiệp? Nếu có thì liệu có một lƣợng tiền tối ƣu mà tại đó tối đa hóa giá
trị doanh nghiệp hay không? Và khi doanh nghiệp có lƣợng tiền mặt rời khỏi
mức tối ƣu đó thì có làm giảm giá trị doanh nghiệp hay không? Trong bài
nghiên cứu, tác giả sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu của Cristina MartínezSola, Pedro J. García-Teruel và Pedro Martínez-Solano (2010) để đi tìm lời giải
đáp cho các câu hỏi này trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam cụ thể là Sở
giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.


17

CHƢƠNG 3: MÔ HÌNH ĐỊNH LƢỢNG VÀ MÔ TẢ DỮ LIỆU
3.1. CƠ SỞ CHỌN MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Mô hình nghiên cứu của đề tài dựa trên nghiên cứu của Cristina
Martínez-Sola, Pedro J. García-Teruel và Pedro Martínez-Solano (2010) vì
các lý do sau:
- Thứ nhất, ở Việt Nam chƣa có một mô hình chuẩn cho vấn đề nghiên
cứu của đề tài nên đề tài sẽ dựa trên các nghiên cứu ở các nƣớc khác để làm
cơ sở cho việc nghiên cứu của mình.
- Thứ hai, mô hình nghiên cứu của Cristina Martínez-Sola, Pedro J.
García-Teruel và Pedro Martínez-Solano (2010) là giống với các nghiên cứu
trƣớc đây đã đƣợc nghiên cứu ở các quốc gia khác về chủ đề này.
3.2. CƠ SỞ DỮ LIỆU
3.2.1 Mẫu dữ liệu
Dữ liệu nghiên cứu của đề tài đƣợc thu thập từ 129 doanh nghiệp phi
tài chính của Việt Nam trong 5 năm từ năm 2008 đến năm 2012 và bắt đầu
niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh trƣớc ngày
01/01/2009. Các doanh nghiệp này đƣợc lựa chọn dựa trên 2 tiêu chí:
(1) Các doanh nghiệp niêm yết không thuộc nhóm có cấu trúc tài chính
đặc thù nhƣ ngân hàng, công ty dịch vụ tài chính, công ty bảo hiểm, công ty
chứng khoán.

(2) Các doanh nghiệp niêm yết cung cấp thông tin đầy đủ trên báo cáo
tài chính trong 5 năm, từ năm 2008 đến năm 2012.
Dữ liệu của các công ty đƣợc thu thập từ báo cáo thƣờng niên, báo cáo


18

tài chính, các thông tin đƣợc công bố chính thức, website của các công ty,
website của Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Các biến
phụ thuộc, biến độc lập, biến kiểm soát đƣợc tổ chức thành dữ liệu bảng
(panel data) theo từng công ty phân bố theo từng năm.
Lý do của việc chọn dữ liệu bảng là vì: Thứ nhất, dữ liệu bảng cho phép
kiểm soát sự khác biệt không quan sát đƣợc giữa các công ty trong mẫu nghiên
cứu. Thứ hai, dữ liệu bảng cũng giúp kiểm soát cho các biến không quan sát
đƣợc thay đổi theo thời gian nhƣng không phải giữa các công ty trong mẫu
nghiên cứu. Thứ ba, dữ liệu bảng giúp tăng thêm số mẫu quan sát, phần nào
khắc phục hiện tƣợng đa cộng tuyến giữa các biến số, bậc tự do cao hơn, hiệu
quả hơn và mô tả dạng hàm dữ liệu bảng đơn giản.
3.2.2 Phương pháp xử lý số liệu
Phƣơng pháp xử lý số liệu đƣợc tiến hành theo các bƣớc sau:
- Nhập dữ liệu điều tra và xử lý số liệu thô: tác giả sử dụng phần mềm
Microsoft Excel để nhập dữ liệu các thông số từ báo cáo tài chính năm của từng
doanh nghiệp, sau đó tiến hành xử lý số liệu thô nhƣ tính toán các biến, kiểm
tra dữ liệu trống (missing data)… Sau đó, từ dữ liệu đã đƣợc tính toán tác giả
hình thành dữ liệu bảng để tiến hành chạy hồi quy dữ liệu bằng chƣơng trình
Eviews 6.0.
- Phân tích thống kê mô tả và phân tích kiểm định: từ dữ liệu đã đƣợc xử
lý thô, tác giả sử dụng phần mềm Stata 11.0 để kiểm định mô hình và dùng
Eviews 6.0 để chạy hồi quy mô hình, và đọc kết quả.



×