Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của nhà đầu tư nước ngoài: Nghiên cứu trường hợp tỉnh Long An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.75 MB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM
-----------------------

Võ Bửu Viết Cường
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG
CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI:
NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH LONG AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2012


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM
CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT
-----------------------

Võ Bửu Viết Cường

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG
CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI:
NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH LONG AN
Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số: 60.31.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐINH CÔNG KHẢI


TP. Hồ Chí Minh – Năm 2012


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số
liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi
hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học
Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright.
TP. HCM, ngày 29

tháng 7 năm 2012

Tác giả

Võ Bửu Viết Cường


ii

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn thầy, TS. Đinh Công Khải, người đã tận tình hướng
dẫn em trong suốt qua trình hoàn thành luận văn. Thầy đã bỏ nhiều thời gian hướng dẫn,
giúp định hướng và đưa ra các nhận xét giúp em hoàn thành từng bước bài luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô giáo trong Chương trình Giảng dạy Kinh tế
Fulbright đã hết mình truyền đạt những kiến thức bổ ích trong suốt thời gian hai năm qua.
Tiếp theo, tôi xin chân thành cảm ơn ông Nguyễn Sơn – Cục Trưởng Cục Thống kê tỉnh
Long An, ông Nguyễn Thanh Nguyên – Trưởng phòng Đầu tư thuộc Sở Kế hoạch và Đầu
tư tỉnh Long An, ông Lê Văn Bích – Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Long

An đã hết lòng giúp đỡ và cung cấp những nguồn số liệu giúp tôi hoàn thành phần phân
tích của luận văn.
Tôi cũng xin cảm ơn tất cả các bạn đồng môn lớp MPP3 đã luôn giúp đỡ động viên giúp
tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, những lời cảm ơn chân thành gởi đến Gia đình đã tạo điều kiện, động viên và
hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập.
TP. HCM, ngày 29

tháng 7

Tác giả

Võ Bửu Viết Cường

năm 2012


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ii
TÓM TẮT ..............................................................................................................................iii
MỤC LỤC .............................................................................................................................v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG ...........................................................................................vii
PHẦN 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ..............................................................................1
1.1 Bối cảnh vấn đề chính sách..............................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................................4
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ..........................................................................................................5

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................................5
1.5 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................5
1.6 Kết cấu đề tài nghiên cứu ................................................................................................5
PHẦN 2: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT ....6
2.1 Khái niệm FDI ................................................................................................................6
2.2 Vai trò và tác động của FDI ............................................................................................6
2.3 Cách tiếp cận marketing địa phương trong thu hút FDI ..................................................7
2.4 Tổng quan các nghiên cứu trước......................................................................................8
2.5 Mô hình nghiên cứu .........................................................................................................13
PHẦN 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................14
3.1 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................14
3.2 Xây dựng thang đo ...........................................................................................................16
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................................23
4.1 Kết quả nghiên cứu định tính ...........................................................................................23
4.2 Kết quả nghiên cứu định lượng........................................................................................24
4.3 Một số nhận xét về kết quả nghiên cứu định tính và định lượng .....................................31
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ..........................................36
5.2 Những khuyến nghị chính sách........................................................................................36
5.3 Kết luận ............................................................................................................................38
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................................40
PHỤ LỤC ..............................................................................................................................44


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
ĐBSCL:

Đồng bằng sông Cửu Long


FDI (Foreign Direct Investment):

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP (Gross Domestic Product):

Tổng sản phẩm quốc nội

KTTĐPN:

Kinh tế trọng điểm phía Nam

MNE (Multinational Enterprises):

Công ty đa quốc gia

PCI (Provincial Competitiveness Index):

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh


vii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Tình hình thu hút FDI giai đoạn 1993 - 2010 của tỉnh Long An ..........................3
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu ..............................................................................................13
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu .............................................................................................15
Hình 4.1: Quốc tịch các doanh nghiệp được khảo sát ...........................................................25
Hình 4.2: Cơ cấu ngành nghề ................................................................................................25
Hình 4.3: Mô hình hồi quy đa biến .......................................................................................29


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Xếp hạng thu hút vốn FDI của tỉnh Long An .......................................................4
Bảng 4.1: Kết quả phân tích độ tin cậy bằng Cronbach's Alpha ...........................................26
Bảng 4.2: Các biến nghiên cứu trong mô hình hồi quy .........................................................28
Bảng 4.3: Kết quả phân tích hồi quy......................................................................................30
Bảng 4.4 Kết quả kiểm định giả thuyết..................................................................................31


iii

TÓM TẮT
Tỉnh Long An về địa lý thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhưng đồng thời lại thuộc
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Trong những năm qua, địa phương đã đạt được những
kết quả rất đáng khích lệ về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Tuy nhiên so với các
địa phương khác trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, kết quả thu hút FDI vẫn còn ở
mức thấp, chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương. Nghiên cứu sử dụng cách tiếp
cận của lý thuyết marketing xem nhà đầu tư như khách hàng tiềm năng, thông qua phương
pháp phân tích nhân tố khám phá nhằm xác định các nhóm yếu tố tác động đến sự hài lòng
của nhà đầu tư nước ngoài. Kết quả cho thấy nhóm yếu tố cơ sở hạ tầng kỹ thuật, chất
lượng nguồn nhân lực và hạ tầng giáo dục, chất lượng hành chính và pháp luật, nhóm yếu
tố về hình thành cụm ngành có tác động tích cực đến sự hài lòng của nhà đầu tư nước
ngoài. Điều này rất có ý nghĩa đối với các nhà hoạch định chính sách ở địa phương về
chiến lược cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
tỉnh Long An nói riêng, cũng như các địa phương khác trên cả nước. Từ kết quả trên,
nghiên cứu đã đề ra những chính sách nhằm cải thiện hơn nữa chất lượng môi trường đầu
tư của tỉnh Long An, gia tăng mức độ hài lòng của nhà đầu tư nước ngoài, tác động tích
cực đến sự lựa chọn, quyết định đầu tư tại địa phương của các nhà đầu tư nước ngoài, cụ
thể:
Một là, địa phương cần đầu tư tốt hơn nữa các hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật (đường, cầu,
cảng, điện nước, thông tin liên lạc...) nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh

của nhà đầu tư nước ngoài. Trọng tâm là phát triển hạ tầng giao thông gắn kết với các vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng đồng bằng sông Cửu Long, song song đó tăng cường
đầu tư cho hệ thống đường giao thông nội tỉnh, huyện. Địa phương cũng cần quy hoạch
phát triển các trạm điện công suất lớn để đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp.
Hai là, cần cải thiện hơn nữa chất lượng nguồn nhân lực và hạ tầng giáo dục, thông qua
việc đầu tư cho hệ thống cơ sở đào tạo nghề và chất lượng giáo dục của địa phương. Định
hướng phát triển các cơ sở đào tạo nghề cần gắn kết với các khu công nghiệp, có sự tham
gia của doanh nghiệp và sự định hướng hỗ trợ của chính quyền tỉnh Long An.


iv

Ba là, cần cải thiện chất lượng hoạt động của hệ thống hành chính và pháp luật của địa
phương. Trong đó, tính công khai minh bạch trong tiếp cận thông tin, trong quy trình thủ
tục đầu tư, trong hoạt động của cơ quan chính quyền là hết sức cần thiết, thông qua việc
hoàn thiện các hệ thống trang thông tin điện tử của cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh
Long An. Bên cạnh đó, địa phương cần tăng cường các hoạt động đối thoại với sự đa dạng
về nội dung, đồng thời cần cải thiện hơn nữa chất lượng và thời gian giải quyết các thủ tục
hành chính cho nhà đầu tư, doanh nghiệp.
Bốn là, cần có chiến lược, quy hoạch để hình thành các cụm ngành thích hợp tại địa
phương theo hướng hỗ trợ các doanh nghiệp nhiều hơn về các thông tin cần thiết, giúp hình
thành các tổ chức, dịch vụ hỗ trợ (cơ sở đào tạo nghề, hải quan, thuế...) ngay tại các khu
cụm tập trung này. Định hướng phát triển cụm ngành cần gắn kết chặt chẽ với phân vùng
phát triển theo định hướng phát triển bền vững của tỉnh.


-1-

PHẦN 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN

1.1 Bối cảnh vấn đề chính sách
Hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (Foreign Direct Investment – FDI) đóng vai trò rất
quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu hoá hiện nay nói chung và các quốc gia nói riêng,
đặc biệt là các quốc gia đang phát triển. Đối với Việt Nam, FDI đƣợc nhìn nhận nhƣ một
trong những nguyên nhân chính góp phần cho tăng trƣởng kinh tế kể từ sau Đổi mới
(1986) đến nay. Với sự ra đời của Luật Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài năm 1987, đầu tƣ trực
tiếp nƣớc ngoài ở Việt Nam đã phát triển một cách nhanh chóng cả về số lƣợng và sự đa
dạng ngành nghề. Số liệu thống kê cho thấy Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc
độ tăng trƣởng mạnh dòng vốn FDI của khu vực và trên thế giới. Giai đoạn 1995 đến 2004
tốc độ tăng trƣởng bình quân 17,8%/năm, riêng giai đoạn 2008-2010, tốc độ tăng trƣởng
thu hút FDI ƣớc tính xấp xỉ 25,6%/năm. Ở góc độ địa phƣơng (tỉnh/thành phố), số liệu
chính thức về FDI năm 2011 từ Cục Đầu tƣ nƣớc ngoài (2012) cho thấy, mức độ thu hút
FDI có sự chênh lệch rất lớn giữa các địa phƣơng và vùng miền khác nhau trên cả nƣớc.
Trong đó, vùng đồng bằng Bắc Bộ và Đông Nam Bộ dẫn đầu về thu hút FDI, cả về số
lƣợng dự án lẫn vốn đăng ký. Những địa phƣơng vƣợt trội trong thu hút FDI là Thành phố
Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội, Bình Dƣơng, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu với số dự án
lũy kế đến hết năm 2011 bình quân là 2.000 dự án/tỉnh thành, tổng vốn đăng ký lũy kế bình
quân 22,9 tỷ USD/tỉnh thành. Ngƣợc lại, các tỉnh Đắc Nông, Điện Biên, Lai Châu, Bắc
Kạn, Hà Giang chỉ thu hút đƣợc từ 1 đến 8 dự án, với tổng vốn đăng ký bình quân xấp xỉ
11 triệu USD/tỉnh thành 1.
Tỉnh Long An nằm ở vùng ĐBSCL song lại thuộc vùng KTTĐPN, đƣợc xác định là vùng
kinh tế động lực có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế Việt
Nam, đồng thời cũng là vùng thu hút FDI đứng đầu cả nƣớc. Theo Trung Hải (2011), cũng
nhƣ nhiều địa phƣơng khác trong nƣớc, trong thời gian đầu, hoạt động FDI vào công
nghiệp ở Long An gặp 2 khó khăn chính là cơ sở hạ tầng yếu kém và thủ tục xin giấy phép
đầu tƣ và triển khai dự án đầu tƣ phức tạp, mất nhiều thời gian. Do đó, kết quả thu hút FDI
đạt đƣợc chƣa nhƣ mong muốn của địa phƣơng. Để tăng cƣờng thu hút FDI Tỉnh cũng đã
có những nỗ lực trong việc cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, nhƣ hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ
thuật, nhất là hạ tầng giao thông, xây dựng các khu công nghiệp tập trung, cải cách thủ tục
1


Chi tiết xem số liệu và biểu đồ kết quả thu hút FDI ở Việt Nam tại Phụ lục 2


-2-

hành chính liên quan đến lĩnh vực đầu tƣ...Về hạ tầng khu công nghiệp, toàn tỉnh hiện có
30 khu công nghiệp với tổng diện tích 10.903 ha trong đó có 17 khu công nghiệp đi vào
hoạt động trong tổng số 19 khu đã đƣợc thành lập với tổng diện tích 5.753,27 ha (tỷ lệ lấp
đầy khoảng 40,43%). Hiện có 40 cụm công nghiệp với tổng diện tích đất quy hoạch là
4.234 ha, trong đó 9 cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động, tổng diện tích là 746 ha, tỷ lệ
lấp đầy khoảng 77,85%. Về giao thông, mạng lƣới đƣờng bộ của Tỉnh kết nối tốt với thành
phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành khác trong vùng 2. Bên cạnh đó, Long An có hạ tầng
bƣu chính – viễn thông tƣơng đối tốt, đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc và ứng dụng công
nghệ thông tin và truyền thông đối với ngƣời dân và các doanh nghiệp 3. Chất lƣợng hoạt
động của hệ thống chính quyền địa phƣơng và môi trƣờng chính sách đƣợc cải thiện rất
đáng kể. Trong những năm gần đây Tỉnh luôn đƣợc đánh giá tốt về chỉ số năng lực cạnh
tranh cấp tỉnh (PCI), liên tục có sự cải thiện về vị trí trong bảng xếp hạng tất cả tỉnh/thành
trên toàn quốc. Năm 2011, tỉnh Long An lần đầu tiên lọt vào tốp 3 địa phƣơng có chỉ số
PCI cao nhất cả nƣớc, xếp hạng 3/63 tỉnh thành cả nƣớc 4. Kết quả khảo sát cho thấy tỉnh
Long An đƣợc doanh nghiệp đánh giá rất tốt về yếu tố tiếp cận đất đai (hạng 1/63), tính
minh bạch (hạng 3/63), chi phí thời gian (hạng 7/63), thiết chế pháp lý (hạng 8/63), các
nhóm yếu tố khác cũng đƣợc đánh giá ở mức khá tốt nhƣ chi phí không chính thức, đào tạo
lao động....
2

Tuyến đƣờng cao tốc TPHCM – Trung Lƣơng và đại lộ Đông – Tây đƣợc đƣa vào sử dụng, các tuyến
đƣờng vành đai 1, 2, 3 kết nối Long An với TPHCM, các tỉnh miền Đông và Tây Nam Bộ đã rút ngắn
khoảng cách từ Long An đến TPHCM và các tỉnh miền Tây. Bên cạnh đó dự án đƣờng cao tốc Bến Lức –
Long Thành đi ngang qua Long An, TP.HCM, Đồng Nai đã đƣợc phê duyệt vào trung tuần tháng 10/2010,

khi hoàn thành sẽ tạo điều kiện khai thác thế mạnh về phát triển kinh tế, thu hút đầu tƣ và du lịch của
TP.HCM, Long An, Đồng Nai. Ngoài ra, tuyến đƣờng cũng giúp cho hành trình từ Long An đến TP.HCM,
Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu và ngƣợc lại đƣợc rút ngắn đáng kể so với đi theo các tuyến quốc lộ và tỉnh lộ
hiện có, từ đó phát huy hiệu quả đầu tƣ của các khu công nghiệp do các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc đầu
tƣ tại các tỉnh phía Nam (Green City, 2012).
3
Đến hết năm 2011 mật độ điện thoại cố định đạt 16 thuê bao/100 dân, mật độ điện thoại chung (cố định và
di động) đạt xấp xỉ 164 thuê bao/100 dân, mật độ internet đạt xấp xỉ 2,6 thuê bao/100 dân, 1.550 trạm phát
sóng thông tin di động BTS, hiện có 8 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông-internet và 6 doanh nghiệp
cung cấp dịch vụ bƣu chính trên địa bàn tỉnh (Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Long An, 2011, tr.3).
4
Kết quả khảo sát và xếp hạng về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh/thành do Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp
Việt Nam (VCCI) và Dự án Sáng kiến cạnh tranh Việt Nam thuộc Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ
(USAID/VNCI) phối hợp thực hiện. Chỉ số PCI gồm 9 chỉ số thành phần: chi phí thị trường để khởi sự kinh
doanh, tiếp cận đất đai dễ dàng và sử dụng đất ổn định, môi trƣờng kinh doanh minh bạch và việc tiếp cận
thông tin kinh doanh thuận lợi, chi phí không chính thức, chi phí thời gian thanh tra kiểm tra và thực hiện các
quy định thủ tục hành chính, lãnh đạo tỉnh năng động và sáng tạo trong giải quyết vấn đề cho doanh nghiệp,
chất lƣợng và sự phát triển của dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, chính sách đào tạo lao động, thủ tục pháp lý giải
quyết tranh chấp, (Malesky và đ.t.g, 2012, tr.3-9).


-3-

Song song đó, hoạt động thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài cũng đạt đƣợc những kết quả
đáng khích lệ, với việc số dự án đƣợc cấp phép và lƣợng vốn đầu tƣ vào Long An có mức
tăng trƣởng vƣợt bậc, xem hình 1.1. Số liệu từ Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Long An cho
thấy tính đến hết quý I năm 2012, trên địa bàn tỉnh Long An có 435 dự án FDI với tổng
vốn đăng ký 3.481,4 triệu USD (kể cả vốn đăng ký và bổ sung). Hiện nay, có 254 dự án đi
vào hoạt động, tổng vốn thực hiện đạt khoảng 1.427 triệu USD, đạt 41% so với tổng vốn
đăng ký. Một số dự án điển hình nhƣ dự án Happyland (khu vui chơi giải trí phức hợp) với

tổng vốn đầu tƣ khoảng 2 tỷ USD đã đƣợc khởi công. Giai đoạn 2007-2011, tỉnh Long An
là địa phƣơng liên tục dẫn đầu về thu hút FDI ở vùng ĐBSCL.
Hình 1.1: Tình hình thu hút FDI giai đoạn 1993 - 2010 của tỉnh Long An

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Long An năm 2010
Xét về tác động tích cực, FDI tạo ra nhiều ngành nghề mới, tạo công việc làm, giúp phát
triển công nghệ, tăng thu nhập cho ngƣời lao động và thu nhập cho ngân sách (Root, 1990,
trích trong Nguyễn Đình Thọ, 2010, tr.78). Đặc biệt đối các tỉnh/thành của Việt Nam, vốn
FDI có tác động tích cực đến tăng trƣởng kinh tế, góp phần tích cực cho sự phát triển về
nhiều mặt của địa phƣơng 5. Vì vậy, các địa phƣơng luôn tìm cách thu hút FDI đến địa
phƣơng mình, với kỳ vọng FDI sẽ có tác động tích cực đến sự phát triển của địa phƣơng
mình.

5

Nguyễn Phi Lân (2009, tr.113) khi nghiên cứu mối quan hệ hai chiều giữa tăng trƣởng kinh tế và đầu tƣ
trực tiếp nƣớc ngoài tại Việt Nam thông qua mô hình hồi quy đa biến sử dụng số liệu của 61 tỉnh thành đã kết
luận rằng vốn FDI và tăng trƣởng kinh tế của các địa phƣơng có mối quan hệ tính cực hai chiều. Vốn FDI chỉ
tác động tích cực khi các địa phƣơng hội tụ căn bản các nhân tố về đầu tƣ con ngƣời, công nghệ, nghiên cứu
và phát triển, và một thị trƣờng tài chính phát triển. Nguyễn Thanh Nguyên (2011, tr. 62) bằng nghiên cứu
định lƣợng sử dụng số liệu FDI và tăng trƣởng kinh tế của tỉnh Long An giai đoạn 1991-2010 đã chứng minh
mối tƣơng quan tỷ lệ thuận giữa đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài với tăng trƣởng kinh tế tỉnh Long An.


-4-

Mặc dù đã có nhiều thay đổi tích cực trong các chính sách nhằm cải thiện môi trƣờng đầu
tƣ, tuy nhiên so với các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam một khu vực đƣợc
đánh giá là năng động nhất cả nƣớc về phát triển kinh tế thì tỉnh Long An vẫn còn ở vị trí
khá khiêm tốn. Kết quả thu hút FDI luôn nằm ở tốp trung bình so với các tỉnh/thành khác

trong vùng có cùng điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý.
Bảng 1.1: Xếp hạng thu hút vốn FDI của tỉnh Long An
Xếp hạng về thu hút FDI
của Long An so với các

Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

tỉnh/thành trong các vùng

2007

2008

2009

2010

2011

Vùng ĐBSCL 6

1


1

1

1

1

Vùng KTTĐPN 7

5

5

6

4

5

Cả nƣớc

9

14

14

8


14

và cả nƣớc

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Thống kê 2007-2011
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Hiện nay, chƣa có nhiều các nghiên cứu về các yếu tố tác động đến quyết định đầu tƣ của
nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tại một địa phƣơng cụ thể ở Việt Nam. Vì thế những nghiên cứu sâu
để tìm ra các yếu tố tác động đến sự hài lòng của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, từ đó tác động
tích cực đến quyết định đầu tƣ của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tại địa phƣơng là hết sức cần
thiết đối với chính quyền địa phƣơng tỉnh Long An. Nghiên cứu này sẽ giúp cho các nhà
hoạch định chính sách của tỉnh Long An có thể đánh giá và khẳng định hiệu quả, tác động
của các chính sách cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, các chính sách thu hút FDI mà địa phƣơng
đã thực hiện thời gian vừa qua, cũng nhƣ đề ra các chính sách hữu hiệu cải thiện môi
trƣờng đầu tƣ, nâng cao năng lực cạnh tranh của địa phƣơng mình để thu hút các nhà đầu
tƣ trong thời gian tới một cách hiệu quả. Kết quả nghiên cứu có thể là cơ sở tham khảo hữu
ích cho các địa phƣơng khác, phục vụ cho các nhà hoạch định chiến lƣợc và cả các nhà đầu
tƣ nƣớc ngoài đang trong quá trình tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại Việt Nam.
6

Vùng ĐBSCL bao gồm 13 tỉnh/thành: An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, thành phố Cần Thơ, Đồng
Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long.
7
Vùng KTTĐPN gồm 8 tỉnh/thành: Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dƣơng, Bình Phƣớc, Đồng Nai, thành phố Hồ
Chí Minh, Long An, Tây Ninh, Tiền Giang.


-5-


1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu này đƣợc thực hiện nhằm trả lời cho các câu hỏi chính sách sau:
1. Những yếu tố nào của tỉnh Long An tác động đến sự hài lòng của nhà đầu tƣ nƣớc
ngoài?
2. Mức độ tác động của các yếu tố đó đến sự hài lòng của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tại
tỉnh Long An?
3. Những chính sách nào là khả thi nhằm cải thiện mức độ hài lòng của nhà đầu tƣ nƣớc
ngoài nhằm tăng khả năng thu hút FDI của địa phƣơng?
1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu là sự hài lòng của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài và nhận định của họ về các
yếu tố môi trƣờng đầu tƣ của địa phƣơng. Phạm vi nghiên cứu là các doanh nghiệp FDI
đang hoạt động, đầu tƣ trên địa bàn tỉnh Long An (có mặt tính đến thời điểm 1/4/2012).
1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp phân tích nhân tố khám phá dựa trên các phân tích định
tính và phân tích định lƣợng. Bƣớc nghiên cứu định tính nhằm khám phá, tìm hiểu sâu về
quan điểm của các chuyên gia trong lĩnh vực FDI và một số nhà đầu tƣ nƣớc ngoài ở địa
phƣơng về các yếu tố tác động đến sự hài lòng của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài ở tỉnh Long
An. Bƣớc này nhằm xác định và hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu, hiệu chỉnh thang đo (nếu
có) cho phân tích tích định lƣợng ở bƣớc tiếp theo. Bƣớc nghiên cứu định lƣợng đƣợc thực
hiện bằng dữ liệu khảo sát thông qua bảng câu hỏi có nội dung dựa trên kết quả của bƣớc
phân tích định tính, trên cơ sở đó tiến hành phân tích nhân tố khám phá và hồi quy đa biến
nhằm xác định các yếu tố tác động đến sự hài lòng của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài và mức độ
tác động của yếu tố này. Trên cơ sở kết quả phân tích sẽ đề xuất, khuyến nghị các chính
sách nhằm tăng khả năng thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đến địa phƣơng. Chi tiết về
mô hình và phƣơng pháp nghiên cứu sẽ đƣợc trình bày cụ thể hơn ở Phần 3 của nghiên cứu
này.
1.6 Kết cấu của đề tài nghiên cứu
Kết cấu của nghiên cứu này gồm năm phần chính: Phần 1 sẽ trình bày tổng quan về bối
cảnh nghiên cứu, phạm vi và mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu; Phần 2 sẽ trình bày
về các nghiên cứu trƣớc và cơ sở lý thuyết; Phần 3 sẽ phân tích, trình bày mô hình và

phƣơng pháp nghiên cứu; Phần 4 trình bày kết quả nghiên cứu; Phần 5 sẽ nêu một số kết
luận và đề xuất, khuyến nghị chính sách từ kết quả nghiên cứu có đƣợc.


-6-

PHẦN 2: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC
VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Khái niệm FDI
Có nhiều định nghĩa về hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (Foreign Direct Investment –
FDI). Theo Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO), FDI xảy ra khi một nhà đầu tƣ từ một
nƣớc (nƣớc chủ đầu tƣ) có đƣợc một tài sản ở một nƣớc khác (nƣớc thu hút đầu tƣ) cùng
với quyền quản lý tài sản đó. Phƣơng diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ
tài chính khác. Trong phần lớn trƣờng hợp, cả nhà đầu tƣ lẫn tài sản mà ngƣời đó quản lý ở
nƣớc ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trƣờng hợp đó, nhà đầu tƣ thƣờng hay
đƣợc gọi là "công ty mẹ" và các tài sản đƣợc gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty"
(WTO, 2006). Còn theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), FDI là hoạt động đầu tƣ đƣợc thực
hiện nhằm đạt đƣợc lợi ích lâu dài của những doanh nghiệp hoạt động trong một nền kinh
tế khác nền kinh tế nƣớc chủ đầu tƣ, mục đích của chủ đầu tƣ là giành quyền quản lý doanh
nghiệp (IMF, 2003, tr.6). Ở một góc nhìn khác, FDI là quỹ đầu tƣ của chủ sở hữu dùng để
đầu tƣ ở các quốc gia khác (Rugman và Hodgetts, 2003, trích trong Brunner, 2006, tr.6).
Theo Luật Đầu tƣ số 59/2005/QH11 đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam (Khóa 11) thông qua ngày 29/11/2005, Khoản 2 Điều 3 định nghĩa “đầu tƣ trực tiếp
là hình thức đầu tƣ do nhà đầu tƣ bỏ vốn đầu tƣ và tham gia quản lý hoạt động đầu tƣ”;
Khoản 5 Điều 3 định nghĩa “nhà đầu tƣ nƣớc ngoài là tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài bỏ vốn
để thực hiện hoạt động đầu tƣ tại Việt Nam”, Khoản 6 Điều 3 định nghĩa “doanh nghiệp có
vốn đầu tƣ nƣớc ngoài bao gồm doanh nghiệp do nhà đầu tƣ nƣớc ngoài thành lập để thực
hiện hoạt động đầu tƣ tại Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tƣ nƣớc ngoài
mua cổ phần, sáp nhập, mua lại”.
Nhƣ vậy, có thể thấy FDI là sự di chuyển vốn quốc tế dƣới hình thức vốn sản xuất thông

qua việc nhà đầu tƣ ở một nƣớc đƣa vốn vào một nƣớc khác để đầu tƣ, thiết lập cơ sở sản
xuất, tận dụng ƣu thế về vốn, trình độ công nghệ, kinh nghiệm quản lý,… nhằm mục đích
thu lợi nhuận và chi phối hoặc toàn quyền kiểm soát doanh nghiệp.
2.2 Vai trò và tác động của FDI
Đối với các quốc gia đầu tư, hoạt động đầu tƣ ra nƣớc ngoài giúp chuyển giao nguồn lực
đầu tƣ hƣớng ngoại và tăng thu ngoại tệ từ nguồn lợi đầu tƣ ở nƣớc ngoài chuyển về. Từ
đó, chủ đầu tƣ có động lực để đổi mới cơ cấu sản xuất, áp dụng công nghệ mới và nâng cao


-7-

năng lực cạnh tranh. Bên cạnh đó, hoạt động đầu tƣ ra nƣớc ngoài giúp tăng cƣờng sức
mạnh kinh tế, nâng cao uy tín và mở rộng thị trƣờng tiêu thụ của chủ đầu tƣ. Trong dài
hạn, đầu tƣ ra nƣớc ngoài sẽ ảnh hƣởng tích cực đến cán cân thanh toán quốc tế của quốc
gia đầu tƣ thông qua việc xuất khẩu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu (Phạm Thị Quỳnh
Lợi, 2010, tr.7).
Đối với các quốc gia tiếp nhận đầu tư, các nghiên cứu và lý thuyết về FDI cho rằng FDI
đem lại nhiều tác động tích cực. Trƣớc hết, quốc gia tiếp nhận đầu tƣ sẽ nhận đƣợc sự bổ
sung về nguồn vốn từ các dự án FDI khi nguồn vốn trong nƣớc không đủ cho nhu cầu tăng
trƣởng. Thứ hai, thu hút FDI sẽ giúp một quốc gia có cơ hội tiếp thu công nghệ và bí quyết
sản xuất kinh doanh mà các doanh nghiệp FDI đã tích luỹ và phát triển qua nhiều năm và
bằng những khoản chi phí lớn. Thứ ba, FDI sẽ giúp kích thích tính cạnh tranh, tăng hiệu
quả và thúc đẩy phát triển thị trƣờng trong nƣớc. Thứ tƣ, FDI đem đến cơ hội cho các
doanh nghiệp trong nƣớc tham gia mạng lƣới sản xuất toàn cầu. Cuối cùng, các dự án FDI
giúp giải quyết việc làm và đào tạo lao động cho các quốc gia tiếp nhận đầu tƣ (Phạm Thị
Quỳnh Lợi, 2010, tr.8-9).
2.3 Cách tiếp cận marketing địa phƣơng trong thu hút FDI
Có nhiều cách tiếp cận khi nghiên cứu các yếu tố tác động đến quyết định đầu tƣ của nhà
đầu tƣ nƣớc ngoài tại một địa phƣơng nào đó. Các nghiên cứu trƣớc đa phần sử dụng
phƣơng pháp nghiên cứu định tính. Một số nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp định lƣợng

thông qua mô hình hồi quy đa biến, sử dụng các dữ liệu thứ cấp về các đặc tính, yếu tố nội
sinh của các địa phƣơng, vì vậy có thể chƣa phản ánh và thể hiện chính xác quan điểm của
nhà đầu tƣ nƣớc ngoài về vấn đề này.
Ở một cách tiếp cận khác bằng lý thuyết marketing địa phƣơng, Mai Thế Cƣờng (2005,
tr.5) cho rằng chính quyền địa phƣơng cần xem các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài nhƣ khách
hàng, đồng thời việc am hiểu nhu cầu khách hàng (nhà đầu tƣ) là hết sức cần thiết để thoả
mãn các nhu cầu của họ. Đồng quan điểm đó, Ulaga (2002, trích trong Nguyễn Đình Thọ,
2010, tr.102) cho rằng chính quyền địa phƣơng cần nắm bắt những đòi hỏi của nhà đầu tƣ
về địa phƣơng mình. Để cạnh tranh với các địa phƣơng khác, chính quyền địa phƣơng cần
làm cho địa phƣơng mình có những đặc tính có thể thoả mãn, hài lòng đối với khách hàng
là các nhà đầu tƣ hiện tại cũng nhƣ tƣơng lai. Nguyễn Đình Thọ (2010, tr.82) cho rằng sự
hài lòng của nhà đầu tƣ, doanh nghiệp với một địa phƣơng là lợi thế cạnh tranh của địa


-8-

phƣơng đó. Nếu địa phƣơng đáp ứng, thoả mãn đƣợc các nhu cầu của các nhà đầu tƣ nƣớc
ngoài sẽ tác động đến sự hài lòng của họ, là động lực lớn để họ quyết định đầu tƣ tại địa
phƣơng. Khi khách hàng (nhà đầu tƣ nƣớc ngoài) hài lòng với một địa phƣơng, họ không
những có xu hƣớng gia tăng tiêu dùng (ở đây là tiếp tục đầu tƣ nhiều hơn) vào địa phƣơng
đó, mà còn giới thiệu các nhà đầu tƣ khác vào địa phƣơng.
Về lý thuyết, khách hàng chỉ chọn những sản phẩm đem lại sự hài lòng cho họ, hay nói
cách khác là lựa chọn những địa điểm đầu tƣ đem lại những lợi ích, hoặc bảo đảm những
lợi thế cho họ trong hoạt động đầu tƣ. Mai Thế Cƣờng (2005, tr.5) nhận định rằng với cách
tiếp cận marketing địa phƣơng để thu hút FDI, một trong năm biến số quan trọng mà chính
quyền địa phƣơng cần quan tâm đó là “sản phẩm” cung cấp cho khách hàng (ở đây là nhà
đầu tƣ nƣớc ngoài). Sản phẩm đƣợc hiểu là bất kể cái gì làm thỏa mãn khách hàng, và lý
thuyết marketing hiện đại chỉ ra rằng khách hàng mua một sản phẩm không phải vì những
đặc điểm mà nhà sản xuất cho là tốt mà vì những lợi ích của sản phẩm. Sản phẩm không
phải là bản thân chính sách thu hút FDI mà chính là môi trƣờng đầu tƣ của một địa

phƣơng.
Có thể thấy việc sử dụng cách tiếp cận này bằng nghiên cứu sâu thông qua trao đổi, phỏng
vấn, khảo sát trực tiếp từ nhà đầu tƣ nƣớc ngoài và các chuyên gia trong lĩnh vực FDI sẽ
giúp đánh giá chính xác nhận định của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài và sự hài lòng của họ về
những yếu tố của môi trƣờng đầu tƣ địa phƣơng. Sự hài lòng của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài về
môi trƣờng đầu tƣ của một địa phƣơng sẽ tác động tích cực đến quyết định đầu tƣ tại địa
phƣơng đó. Đây là cơ sở để xây dựng các chính sách nhằm thu hút nhiều hơn các nhà đầu
tƣ nƣớc ngoài đến địa phƣơng.
2.4 Các yếu tố của môi trƣờng đầu tƣ tác động đến sự hài lòng của nhà đầu tƣ nƣớc
ngoài, tổng quan các nghiên cứu trƣớc
Nhƣ đã phân tích ở trên, các yếu tố tác động đến sự hài lòng của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài dẫn
đến quyết định đầu tƣ tại một địa phƣơng chính là những yếu tố về môi trƣờng đầu tƣ của
địa phƣơng đó. Môi trƣờng đầu tƣ là những yếu tố về kinh tế, tiền tệ và những điều kiện
khác có ảnh hƣởng đến hiệu quả của hoạt động đầu tƣ (FETP, 2012). Một định nghĩa khác
về môi trƣờng đầu tƣ, đó là các điều kiện về kinh tế và tài chính trong một đất nƣớc ảnh
hƣởng đến việc các cá nhân và doanh nghiệp sẵn sàng bỏ tiền đầu tƣ hoặc mua cổ phần
trong các doanh nghiệp hoạt động ở đó. Môi trƣờng đầu tƣ xét ở cấp độ quốc gia bị ảnh


-9-

hƣởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm: nghèo đói, tội phạm, lực lƣợng lao động, cơ sở hạ tầng,
an ninh quốc gia, bất ổn chính trị, thuế, quy định của pháp luật, quyền sở hữu, quy định
của chính phủ, sự minh bạch của chính phủ và trách nhiệm của chính phủ (Investopedia,
2012). Nguyễn Ngân Giang (2012) cho rằng môi trƣờng đầu tƣ là tổng hoà các yếu tố bên
ngoài liên quan đến hoạt động đầu tƣ. Mọi hoạt động đầu tƣ suy cho cùng là để thu lợi
nhuận, vì thế môi trƣờng đầu tƣ hấp dẫn phải là một môi trƣờng có hiệu quả đầu tƣ cao,
mức độ rủi ro thấp. Điều này lại chịu ảnh hƣởng bởi nhiều nhân tố nhƣ: chính sách, cơ chế
ƣu đãi đầu tƣ của nƣớc chủ nhà, điều kiện phát triển về cơ sở hạ tầng kinh tế, mức độ hoàn
thiện về thể chế hành chính - pháp lý, khả năng ổn định về mặt chính trị - xã hội, độ mở

của nền kinh tế, sự phát triển của hệ thống thị trƣờng.
Behrman (1972, trích trong Lee, 2010, tr.15-16) đƣa ra bốn loại hình FDI, hay bốn cách mà
MNE lựa chọn địa điểm đầu tƣ dựa vào mục tiêu đầu tƣ của họ, đó là (1) FDI tìm kiếm tài
nguyên, với mục tiêu tìm kiếm địa điểm đầu tƣ có chi phí lao động thấp hoặc dồi dào tài
nguyên thiên nhiên; (2) FDI tìm kiếm thị trƣờng, các MNE tìm kiếm những địa điểm mà
họ xem là thuận lợi để mở rộng thị trƣờng mới và tiêu thụ sản phẩm của họ; (3) FDI tìm
kiếm hiệu quả, các MNE phân chia quy trình sản xuất, chuỗi giá trị của họ và thuê ngoài
(outsource) các phần việc tại các địa điểm đầu tƣ khác nhau trên phạm vi toàn cầu nhằm tối
ƣu hoá lợi nhuận tổng thể thu đƣợc; (4) FDI với chiến lƣợc tìm kiếm tài sản, các MNE tìm
kiếm địa điểm đầu tƣ nhằm tiếp thu những kiến thức toàn cầu trong ngành nghề của họ từ
các đối thủ cạnh tranh khác, sử dụng các tiện ích, thể chế và cơ sở hạ tầng ở địa điểm đầu
tƣ nhằm tăng cƣờng vị thế cạnh tranh của họ trên thị trƣờng thế giới.
Dunning đã phát triển lý thuyết chiết trung (electic theory), hay mô hình OLI (Ownership –
Location – Internalization) từ thập niên 1970 của thế kỷ 20 để giải thích động lực cho các
hoạt động đầu tƣ nƣớc ngoài của các MNE. Mô hình OLI cho đến nay vẫn là khung phân
tích chủ đạo để kiểm chứng các lý thuyết kinh tế về FDI và hoạt động ở nƣớc ngoài của
các MNE. Trong mô hình này, Dunning đã kết hợp lý thuyết thƣơng mại quốc tế và lý
thuyết thƣơng mại truyền thống dựa vào ba nhóm yếu tố lợi thế về quyền sở hữu, lợi thế
về địa điểm và lợi thế về nội bộ hóa. Dunning cho rằng động cơ cho việc chọn địa điểm
hoạt động sản xuất ở một nơi nào đó bao gồm việc tiếp cận thị trƣờng đƣợc bảo hộ, chính
sách thuế ƣu đãi, chi phí sản xuất và vận chuyển thấp hơn, rủi ro thấp hơn và cấu trúc thị


- 10 -

trƣờng cạnh tranh. Đó là lợi thế về địa điểm (Location – L), một trong ba nhóm lợi thế 8 để
lý giải mức độ và mô hình của hoạt động sản xuất quốc tế của các MNE (Nayak, 2006,
tr.177).
Assunção và đ.t.g (2011, tr.6) trên cơ sở tổng hợp, đánh giá các nghiên cứu trƣớc trên các
tiếp cận khác nhau (mô hình OLI của Dunning, cách tiếp cận thể chế, lý thuyết thƣơng mại

mới) về các yếu tố ảnh hƣởng đến việc lựa chọn địa điểm đầu tƣ của các MNE đã nhận
định rằng cơ sở hạ tầng, nguồn vốn con ngƣời, sự ổn định về kinh tế vĩ mô, chi phí sản
xuất, mức độ tham nhũng, ổn định chính trị, chất lƣợng thể chế, các ƣu đãi tài chính, quy
mô thị trƣờng, độ mở của nền kinh tế, các yếu tố nội sinh của địa điểm đầu tƣ...là những
yếu tố tác động đến lựa chọn địa điểm đầu tƣ của các MNE hay nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.
Theo Kotler và đ.t.g (1993, trích trong Lee, 2010, tr.13) một doanh nghiệp tìm kiếm một
địa điểm để kinh doanh hay đầu tƣ ở nƣớc ngoài cần xem xét các điều kiện, tiêu chuẩn sau:
thị trƣờng lao động, cơ sở hạ tầng và các yếu tố sản xuất cần thiết, chính sách thuế và các
quy định, luật lệ, dễ dàng khi tiếp cận khách hàng và các nhà cung cấp, bên cạnh đó các
yếu tố vĩ mô cũng đƣợc quan tâm xem xét.
Nghiên cứu của Li (2005, tr.29) dựa trên bộ dữ liệu các địa phƣơng của Trung Quốc, sử
dụng mô hình định lƣợng đã kết luận rằng vốn FDI tích lũy, quy mô thị trƣờng, mức độ
phát triển kinh tế, thƣơng mại tự do, và chi phí lao động là những yếu tố quan trọng nhất
của môi trƣờng đầu tƣ có tác động tích cực đến việc lựa chọn sẽ đầu tƣ ở địa phƣơng nào
của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Bên cạnh đó, các yếu tố vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng giao thông
cũng có tác động tích cực trong lựa chọn địa điểm đầu tƣ. Chất lƣợng nguồn nhân lực đáp
ứng các nhu cầu của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài là cơ sở để thu hút nguồn vốn FDI nhiều
hơn ở các địa phƣơng. Vì vậy, bên cạnh việc nhấn mạnh chính sách giáo dục cơ bản, chính
quyền địa phƣơng cũng rất nên chú ý về chính sách liên quan nghiên cứu và phát triển và
đào tạo và dịch vụ tƣ vấn để tối ƣu hóa sản xuất, phân bổ nguồn lực lao động, góp phần
tích cực trong thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài của địa phƣơng. Kang và Lee (2007, tr.458) đã
phân tích và chứng minh rằng mức độ thu nhập của địa phƣơng, chất lƣợng lao động, cơ sở
8

Lợi thế về quyền sở hữu (Ownership advantage – O), là năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp tìm kiếm
sự tham gia vào hoạt động FDI (hoặc mở rộng hoạt động FDI sẵn có). Yếu tố này bao gồm những lợi thế
cạnh tranh với doanh nghiệp nội địa nhƣ quyền sở hữu về phát minh, bằng sáng chế, quy trình sản xuất, kỹ
năng quản lý. Lợi thế về nội bộ hoá (Internalization – I) bao gồm việc cắt giảm chi phí giao dịch, giảm rủi ro
của việc sao chép công nghệ và bảo vệ uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp thông qua việc quản lý hiệu quả
và kiểm soát chất lƣợng.



- 11 -

hạ tầng, số lƣợng các khu kinh tế, là các yếu tố của môi trƣờng đầu tƣ mà các nhà đầu tƣ
Hàn Quốc quan tâm, xem xét khi đầu tƣ tại các địa phƣơng ở Trung Quốc.
Böke (2011, tr.16) cho rằng bên cạnh các đặc tính của một địa phƣơng (hay quốc gia) mà
các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài cần xem xét để lựa chọn địa điểm đầu tƣ (tài nguyên thiên
nhiên, các yếu tố nội sinh, các yếu tố về chi phí, thể chế, sự ổn định chính trị, bất ổn vĩ mô,
chính sách thuế...) thì sự hình thành các cụm ngành

9

hay hiệu ứng tích tụ cũng có ảnh

hƣởng đến lựa chọn địa điểm đầu tƣ của dòng vốn FDI. Porter (2004, tr.31) khẳng định
rằng năng lực cạnh tranh (mà cụm ngành là một trong những thành phần quan trọng hình
thành năng lực cạnh tranh) của một quốc gia, vùng, địa phƣơng, là một nhân tố quan trọng
để thu hút FDI. Nguyễn Xuân Thành (2009, tr.3) cho rằng sự hình thành cụm ngành giúp
thúc đẩy năng suất và hiệu quả thông qua tăng khả năng tiếp cận thông tin, dịch vụ và
nguyên liệu chuyên biệt, tăng cạnh tranh trong đó tập trung vào việc cải thiện chất lƣợng
trên cơ sở so sánh với các đối thủ trong cụm ngành, tăng tốc độ và giảm chi phí điều phối
cũng nhƣ giao dịch giữa các doanh nghiệp trong cụm ngành. Bên cạnh đó, cụm ngành giúp
thúc đẩy sự đổi mới cho các doanh nghiệp, thúc đẩy thƣơng mại hoá. Lợi ích then chốt của
cụm ngành đối với các doanh nghiệp là đồng thời tăng cạnh tranh, tăng hợp tác, và tạo tác
động lan tỏa.
Nguyen Ngoc Anh và Nguyen Thang (2007, tr.38) sử dụng phƣơng pháp hồi quy đa biến
với số liệu từ 64 tỉnh thành đã chứng minh rằng nhóm yếu tố thị trƣờng, nhóm yếu tố về
lao động và cơ sở hạ tầng có tác động đến sự phân bố về mặt không gian của vốn FDI giữa
các địa phƣơng. Nguyễn Phi Lân (2009, tr.125) khi nghiên cứu mối quan hệ hai chiều giữa

tăng trƣởng kinh tế và đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Việt Nam thông qua số liệu của 61
tỉnh thành đã kết luận rằng để thu hút vốn FDI đến địa phƣơng ngày càng nhiều hơn, chính
quyền địa phƣơng nên chú trọng đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng, kỹ năng đội ngũ lao động, vốn
con ngƣời nhƣ cơ sở vật chất kỹ thuật cho giáo dục, kiến thức, đầu tƣ cho các hoạt động
nghiên cứu phát triển tại các địa phƣơng, cải cách thị trƣờng tài chính, nâng cấp công nghệ
để có thể thu hút và hấp thụ vốn FDI vào Việt Nam nói chung cũng nhƣ vào các địa
phƣơng nói riêng một cách có hiệu quả.

9

Cụm ngành đƣợc định nghĩa bao gồm các công ty tạo ra sản phẩm hay dịch vụ cuối, các nhà cung ứng
những đầu vào, các tổ chức tài chính và doanh nghiệp trong các ngành liên quan, nhà sản xuất sản phẩm bổ
trợ, nhà cung cấp hạ tầng chuyên dụng, chính quyền và các tổ chức cung cấp hoạt động đào tạo chuyên môn,
giáo dục, thông tin, nghiên cứu và hỗ trợ kỹ thuật (nhƣ các đại học, cơ quan nghiên cứu chính sách, trƣờng
dạy nghề), những cơ quan thiết lập tiêu chuẩn, và chúng có sự tập trung về mặt địa lý (Porter, 2008, tr.2-3)


- 12 -

Nghiên cứu của Phạm Thị Quỳnh Lợi (2010, tr.51-58) về thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc
ngoài bằng các số liệu so sánh giữa hai tỉnh Bình Dƣơng và Vĩnh Phúc đã kết luận rằng các
yếu tố cơ sở hạ tầng cứng 10, cơ sở hạ tầng mềm và quyết sách của địa phƣơng trong thu
hút FDI

11

là những yếu tố quan trọng giúp củng cố năng lực cạnh tranh của địa phƣơng

trong kêu gọi nguồn vốn đầu tƣ FDI. Nguyễn Trọng Hoài (2007, tr.18-20) nghiên cứu bằng
phƣơng pháp hồi quy đa biến sử dụng số liệu về khảo sát chỉ số năng lực cạnh tranh cấp

tỉnh (PCI), trong đó tập trung đến các yếu tố cơ sở hạ tầng mềm, đã khẳng định rằng có
mối quan hệ rất có ý nghĩa giữa năng lực cạnh tranh và thu hút vốn đầu tƣ. Những nhân tố
quan trọng mà địa phƣơng có thể thay đổi bao gồm triết lý dám đổi mới và chịu trách
nhiệm của các nhà lãnh đạo địa phƣơng, điều này làm giảm chi phí giao dịch và nâng cao
tính minh bạch, khả năng tiếp cận thông tin của các nhà đầu tƣ. Việc thay đổi các yếu tố
thuộc cơ sở hạ tầng mềm sẽ tạo ra môi trƣờng ít rào cản cạnh tranh hơn, chi phí giao dịch
và tính bất ổn thấp sẽ tạo cơ hội cho nhà đầu tƣ ra quyết định khi địa phƣơng tạo cơ hội tốt
cho dòng vốn đầu tƣ của họ.
Nghiên cứu của Le Quoc Thinh (2011) đã kết luận rằng các nhóm yếu tố thị trƣờng, nguồn
lao động, cơ sở hạ tầng và chính sách đầu tƣ là những yếu tố tác động đến sự hài lòng của
các doanh nghiệp FDI về môi trƣờng đầu tƣ của tỉnh Long An. Nguyễn Mạnh Toàn (2010,
tr.271-276) đã khảo sát từ 300 doanh nghiệp FDI ở Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và
Thành phố Hà Nội về các yếu tố tác động đến thu hút FDI của một địa phƣơng ở Việt Nam
dựa trên bốn nhóm nhân tố chính là kinh tế (thị trƣờng tiềm năng, lợi thế về chi phí), tài
nguyên (nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý), cơ sở hạ tầng (hạ tầng kỹ
thuật, hạ tầng xã hội) và chính sách (những ƣu đãi hỗ trợ đầu tƣ). Nghiên cứu đã kết luận
rằng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phát triển, nhận đƣợc nhiều ƣu đãi và hỗ trợ của chính quyền
địa phƣơng cũng nhƣ trung ƣơng, chi phí hoạt động thấp là những yếu tố quan trọng bậc
nhất, có ảnh hƣởng mang tính quyết định khi xem xét lựa chọn địa điểm đầu tƣ tại Việt
Nam. Nguyễn Đình Thọ (2010, tr.135-141) khi nghiên cứu các yếu tố của môi trƣờng đầu
tƣ tác động đến sự hài lòng của nhà đầu tƣ tại tỉnh Tiền Giang (đa phần là doanh nghiệp
trong nƣớc, chỉ có 6 doanh nghiệp FDI) đã kết luận rằng các nhóm yếu tố cơ sở hạ tầng

10

Cơ sở hạ tầng “cứng” bao gồm tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp, chất lƣợng đƣờng giao thông và chi phí
vận chuyển, các dịch vụ công ích nhƣ điện, nƣơc, viễn thông, khoảng cách đến các thị trƣờng chính và các cơ
sở hạ tầng khác nhƣ cảng biển, sân bay...(Phạm Thị Quỳnh Lợi, 2010, tr.19).
11
Cơ sở hạ tầng “mềm” và các quyết sách của địa phƣơng đƣợc nhận định tƣơng ứng với 9 chỉ số thành

phần của PCI . Xem thêm nội dung chi tiết các chỉ số thành phần PCI tại trang 2 của nghiên cứu này.


- 13 -

đầu tƣ, chính sách và dịch vụ đầu tƣ cùng với nhóm yếu tố môi trƣờng sinh sống, làm việc
có ảnh hƣởng đến sự hài lòng của nhà đầu tƣ khi xem xét đầu tƣ tại tỉnh Tiền Giang.
Tựu trung lại, các nghiên cứu của quốc tế và của Việt Nam đã chứng minh rằng các yếu tố
của môi trƣờng đầu tƣ mà nhà đầu tƣ quan tâm bao gồm sự ổn định của kinh tế vĩ mô, cơ
sở hạ tầng kỹ thuật đƣợc đầu tƣ và phát triển, hệ thống giáo dục và chất lƣợng nguồn nhân
lực, hệ thống tài chính phát triển, chất lƣợng hoạt động của chính quyền địa phƣơng, sự mở
cửa và sẵn sàng hỗ trợ của lãnh đạo địa phƣơng, chất lƣợng hệ thống pháp luật, các chính
sách ƣu đãi đầu tƣ, quy mô và tiềm năng của thị trƣờng địa phƣơng, sự hình thành cụm
ngành 12. Những địa phƣơng mà chất lƣợng của các yếu tố trên đƣợc cải thiện, đáp ứng nhu
cầu của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài sẽ làm gia tăng sự hài lòng của họ, dẫn đến quyết định đầu
tƣ tại địa phƣơng đó.
2.5 Mô hình nghiên cứu
Nhà đầu tƣ nƣớc ngoài sẽ quyết định đầu tƣ tại các địa phƣơng có môi trƣờng đầu tƣ đem
lại những lợi ích cho hoạt động sản xuất, đầu tƣ của họ. Những địa phƣơng mà chất lƣợng
của môi trƣờng đầu tƣ đƣợc cải thiện, đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài sẽ làm
gia tăng sự hài lòng của họ, dẫn đến quyết định đầu tƣ tại địa phƣơng đó. Bằng cách tiếp
cận của lý thuyết marketing địa phƣơng kết hợp với các nghiên cứu trƣớc, mô hình nghiên
cứu đề xuất (xem Hình 2.1) nhằm khám phá và tìm hiểu những yếu tố của môi trƣờng đầu
tƣ địa phƣơng thực sự tác động đến sự hài lòng của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài trên địa bàn tỉnh
Long An.
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu












12

CÁC YẾU TỐ CỦA
MÔI TRƢỜNG ĐẦU TƢ
ĐỊA PHƢƠNG (SẢN PHẨM)
Sự ổn định vĩ mô
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Hệ thống giáo dục và chất lƣợng
nguồn nhân lực
Hệ thống tài chính
Chất lƣợng hoạt động chính
quyền địa phƣơng và hệ thống
pháp luật
Chính sách ƣu đãi đầu tƣ
Quy mô thị trƣờng
Sự hình thành cụm ngành

SỰ HÀI
LÒNG CỦA
NHÀ ĐẦU
TƢ NƢỚC
NGOÀI


Chi tiết thống kê các nhóm yếu tố của môi trƣờng đầu tƣ mà nhà đầu tƣ nƣớc ngoài quan tâm đƣợc thể hiện
chi tiết tại Phụ lục 4.


- 14 -

PHẦN 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Phƣơng pháp nghiên cứu
Những đánh giá tổng quan về các nghiên cứu trƣớc cho thấy có sự đa dạng về các yếu tố
của môi trƣờng đầu tƣ tác động đến sự hài lòng của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, bao gồm những
yếu tố cấp độ quốc gia và ở cấp độ địa phƣơng. Đặc biệt, để đánh giá chính xác tác động
của các yếu tố này đến sự hài lòng của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, nghiên cứu cần đƣợc thực
hiện dựa trên số liệu điều tra, khảo sát từ chính các nhà đầu tƣ. Vì thế, về quy trình nghiên
cứu, tác giả đề xuất thực hiện thông qua hai bƣớc chính: bƣớc 1 là nghiên cứu khám phá
bằng phƣơng pháp định tính, bƣớc 2 sẽ nghiên cứu chính thức bằng phƣơng pháp nghiên
cứu định lƣợng.
3.1.1 Bước nghiên cứu định tính: đƣợc thực hiện thông qua việc phỏng vấn sâu và tìm hiểu
ý kiến chuyên gia, đƣợc thực hiện dựa trên dàn bài thảo luận đƣợc chuẩn bị trƣớc. Mục
tiêu của bƣớc nghiên cứu định tính nhằm khám phá, tìm hiểu quan điểm của các chuyên
gia trong lĩnh vực đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ở địa phƣơng, một số doanh nghiệp FDI về
các yếu tố của môi trƣờng đầu tƣ địa phƣơng tác động đến sự hài lòng của các nhà đầu tƣ
nƣớc ngoài trên địa bàn tỉnh Long An. Trên cơ sở kết quả phỏng vấn, trao đổi với chuyên
gia và cơ sở lý thuyết của các nghiên cứu trƣớc sẽ tiến hành xây dựng bảng hỏi chính thức
và điều chỉnh nội dung thang đo để sử dụng cho bảng hỏi chính thức dùng để điều tra, thu
thập thông tin từ các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.
3.1.2 Bước nghiên cứu định lượng: đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp khảo sát thông qua
bảng câu hỏi có nội dung dựa trên kết quả của bƣớc nghiên cứu định tính. Từ kết quả khảo
sát, thu thập thông tin, tác giả đề xuất sử dụng phƣơng pháp phân tích nhân tố khám phá
(EFA – Exploratory Factor Analysis)


13

, nhằm rút gọn các nhóm nhân tố có tác động đến

sự hài lòng của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Kiểm định bằng hệ số Cronbach’s Alpha đƣợc tiến
hành nhằm xác định mức độ chặt chẽ của các thang đo, thể hiện mức độ tin cậy của thang
đo, là cơ sở loại bỏ các mục hỏi có độ tƣơng quan thấp. Bên cạnh đó, kiểm định KaiserMeyer-Olkin (KMO) đƣợc tiến hành nhằm xác định mức độ thích hợp của kết quả khảo sát
cho việc phân tích nhân tố. Trên cơ sở các nhóm nhân tố rút trích đƣợc từ kết quả phân tích
nhân tố khám phá, tác giả tiến hành hồi quy đa biến nhằm xác định các nhóm yếu tố của
môi trƣờng đầu tƣ địa phƣơng thực sự có tác động đến sự hài lòng của nhà đầu tƣ nƣớc
13

Phân tích nhân tố khám phá là một phƣơng pháp phân tích thống kê dùng để rút gọn một tập gồm nhiều
biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến (gọi là các nhân tố) ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn
nhƣng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu (Hair và đ.t.g, 1998, trích trong
Nguyễn Khánh Duy, 2007).


- 15 -

ngoài và mức độ tác động. Kết quả phân tích là cơ sở để đề xuất các khuyến nghị chính
sách nhằm cải thiện các yếu tố môi trƣờng đầu tƣ của địa phƣơng, từ đó gia tăng sự hài
lòng của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Việc phân tích nhân tố, hồi quy đa biến và các phép kiểm
định đƣợc thực hiện bằng phần mềm SPSS phiên bản 16.0, quy trình nghiên cứu chi tiết
đƣợc thể hiện ở Hình 3.1.
3.1.3 Về mẫu khảo sát, phương pháp thu thập số liệu: theo số liệu từ Sở Kế hoạch và Đầu
tƣ tỉnh Long An và Cục Thống kê tỉnh Long An hiện có 254 doanh nghiệp FDI đang hoạt
động. Nghiên cứu dự kiến sẽ tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi với 42 biến quan sát, do đó
việc khảo sát 100% số doanh nghiệp FDI đang hoạt động (254 doanh nghiệp) là đảm bảo
theo yêu cầu về tỷ lệ mẫu trên số biến quan sát phải đảm bảo tối thiểu 5:1, theo Bollen

(1989, trích trong Cao Hào Thi, 2010, tr.576, dẫn trong Châu Ngô Anh Nhân, 2011, tr.10).
Việc điều tra, khảo sát đƣợc thực hiện bằng hình thức gởi phiếu điều tra, khảo sát. Mẫu
phiếu khảo sát đƣợc thiết kế cụ thể tại Phụ lục 1.2. Việc điều tra khảo sát đƣợc thực hiện
kết hợp với Cuộc Tổng điều tra Doanh nghiệp năm 2012 của Cục Thống kê tỉnh Long An
(kéo dài từ 01/4/2012 đến 30/5/2012).
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu
Vấn đề nghiên cứu
Lý thuyết FDI và lý thuyết marketing địa phƣơng
Phỏng vấn chuyên gia
Điều chỉnh thang đo, mô hình

Phân
tích
định tính

Điều tra, khảo sát
Kiểm định thang đo
Phân tích nhân tố
Hồi quy đa biến
Kết luận, khuyến nghị chính sách

Phân
tích
định lƣợng


- 16 -

3.2 Xây dựng thang đo các yếu tố của môi trƣờng đầu tƣ và sự hài lòng của nhà đầu
tƣ nƣớc ngoài

Nhƣ đã phân tích ở Mục 2.4, các yếu tố của môi trƣờng đầu tƣ mà nhà đầu tƣ nƣớc ngoài
quan tâm khi xem xét đầu tƣ tại một địa phƣơng bao gồm sự ổn định của kinh tế vĩ mô, cơ
sở hạ tầng kỹ thuật, hệ thống giáo dục và nguồn nhân lực, hệ thống tài chính, chất lƣợng
hành chính công, chất lƣợng hệ thống pháp luật, các chính sách ƣu đãi đầu tƣ, quy mô và
tiềm năng của thị trƣờng địa phƣơng, sự hình thành cụm ngành.
Đối với nhóm yếu tố sự ổn định của kinh tế vĩ mô, các nghiên cứu trƣớc đều cho rằng đây
là yếu tố quan trọng tác động đến sự lựa chọn địa điểm đầu tƣ của các nhà đầu tƣ nƣớc
ngoài. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên đều phân tích việc lựa chọn địa điểm đầu tƣ ở quy
mô quốc gia 14, trong khi phạm vi của nghiên cứu này tập trung đến việc lựa chọn địa điểm
đầu tƣ ở cấp độ địa phƣơng (tỉnh/thành) ở Việt Nam, vì vậy yếu tố này sẽ không đƣa vào
mô hình nghiên cứu đề xuất. Điều này cũng phù hợp với các nghiên cứu trƣớc ở Việt Nam
nhƣ đã phân tích ở Mục 2.2. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất 8 nhóm yếu tố với 45 thang
đo, cụ thể nhƣ sau:
3.2.1 Nhóm yếu tố cơ sở hạ tầng kỹ thuật:
Assunção và đ.t.g (2011, tr.8) đã tổng hợp các biến đƣợc sử dụng để đo lƣờng yếu tố cơ sở
hạ tầng từ các nghiên cứu trƣớc, theo đó số máy điện thoại/1000 dân, số kết nối
internet/1000 dân, sản lƣợng điện tiêu thụ...thƣờng đƣợc sử dụng. Nguyễn Phi Lân (2009,
tr.117) sử dụng biến thuê bao điện thoại/1000 dân để đo lƣờng yếu tố cơ sở hạ tầng kỹ
thuật trong mô hình hồi quy đa biến nhằm chứng minh mối tƣơng quan tích cực giữa FDI
và tăng trƣởng kinh tế các địa phƣơng. Chất lƣợng của cơ sở hạ tầng kỹ thuật và trình độ
công nghiệp hóa có ảnh hƣởng rất quan trọng đến dòng vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vào một
nƣớc hoặc một địa phƣơng. Một hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh (bao gồm cả
hệ thống đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng hàng không, mạng lƣới cung cấp điện, nƣớc, bƣu
chính viễn thông và các dịch vụ tiện ích khác) là điều mong muốn đối với mọi nhà đầu tƣ
nƣớc ngoài (Nguyễn Mạnh Toàn, 2010, tr.273). Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đƣợc đầu
tƣ tốt và sẵn có sẽ giúp giảm chi phí sản xuất và vận chuyển các doanh nghiệp. Nhìn ở góc
độ nhà đầu tƣ, một hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đáp ứng nhu cầu của họ khi đảm bảo sự
sẵn có, dễ tiếp cận, cung cấp ổn định và chi phí hợp lý. Nguyễn Đình Thọ (2010, tr.114)
14


Xem thêm các nghiên cứu của Susana Assunção và các đ.t.g (2011), Böke (2011), Lee (2011).


×