Tải bản đầy đủ (.pdf) (184 trang)

Nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự lựa chọn mua sắm ở chợ truyền thống của người tiêu dùng TP. Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.19 MB, 184 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN LÊ BẢO NGỌC

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
SỰ LỰA CHỌN MUA SẮM Ở CHỢ
TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN LÊ BẢO NGỌC

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
SỰ LỰA CHỌN MUA SẮM Ở CHỢ
TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại
Mã số: 60340121

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ TẤN BỬU

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2013




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập,
nghiêm túc của tôi. Mọi tài liệu được sử dụng đều có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin
cậy. Số liệu và kết quả nghiên cứu của luận văn là trung thực. Nội dung của luận
văn này chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với cam kết trên.
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2013
Tác giả
Nguyễn Lê Bảo Ngọc


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU ................................................... 1
1.1. Xác định vấn đề nghiên cứu và sự cần thiết của nghiên cứu .............................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................. 7
1.3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ..................................................... 7
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 7
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 7
1.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 8
1.5. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đã được thực hiện tại Việt Nam và ý
nghĩa của đề tài............................................................................................................ 8
1.5.1. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đã được thực hiện tại Việt Nam .. 9

1.5.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài................................................... 10
1.6. Kết cấu của đề tài ............................................................................................... 11
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ................. 12
2.1. Chợ truyền thống ................................................................................................ 12
2.1.1. Khái niệm chợ truyền thống ...................................................................... 13
2.1.2. Phân loại chợ trong mạng lưới chợ ở nước ta hiện nay ........................... 14
2.1.3. Đặc điểm của chợ truyền thống Việt Nam................................................. 17
2.2. Sự lựa chọn nơi mua sắm trong hành vi người tiêu dùng .................................. 21
2.2.1. Sự lựa chọn nơi mua sắm trong hành vi người tiêu dùng ......................... 21


2.2.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu sự lựa chọn của người tiêu dùng trong môi
trường bán lẻ ............................................................................................................. 24
2.2.3. Thuộc tính của nơi mua sắm...................................................................... 25
2.3. Các mô hình thái độ ........................................................................................... 31
2.3.1. Mô hình thái độ đa thuộc tính ................................................................... 32
2.3.2. Thuyết hành động hợp lý ........................................................................... 33
2.3.3. Thuyết hành vi dự định .............................................................................. 35
2.4. Lý thuyết động cơ mua sắm ............................................................................... 36
2.4.1. Động cơ mua sắm ...................................................................................... 36
2.4.2. Động cơ tiêu khiển trong mua sắm ............................................................ 37
2.5. Phát triển giả thuyết và mô hình nghiên cứu ..................................................... 41
2.5.1. Phát triển giả thuyết nghiên cứu ............................................................... 41
2.5.2. Mô hình nghiên cứu ................................................................................... 47
Tóm tắt chương 2 ...................................................................................................... 47
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ............................................................ 49
3.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................ 49
3.1.1. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 49
3.1.2. Quy trình nghiên cứu ................................................................................. 49
3.2. Nghiên cứu định tính .......................................................................................... 51

3.2.1. Kết quả thảo luận nhóm tập trung và xây dựng thang đo ......................... 52
3.2.2. Kết quả phỏng vấn sâu .............................................................................. 58
3.3. Nghiên cứu định lượng....................................................................................... 59
3.3.1. Thiết kế mẫu nghiên cứu ............................................................................ 59
3.3.2. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu ................................................... 60
Tóm tắt chương 3 ...................................................................................................... 65
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.............................. 66
4.1. Kết quả nghiên cứu ............................................................................................ 66
4.1.1. Mô tả mẫu .................................................................................................. 66
4.1.2. Kiểm định thang đo.................................................................................... 68


4.1.3. Kiểm định mô hình nghiên cứu .................................................................. 74
4.1.4. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ........................................................ 89
4.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu ............................................................................ 92
Tóm tắt chương 4 ...................................................................................................... 99
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................... 100
5.1. Tóm tắt nghiên cứu và kết luận ........................................................................ 100
5.2. Một số kiến nghị rút ra từ kết quả nghiên cứu ................................................. 104
5.2.1. Đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa, các nhà quản trị marketing
và các nhà bán lẻ trong nước .................................................................................. 104
5.2.2. Đối với các cơ quan chức năng ............................................................... 107
5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................................... 112
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Tiến độ thực hiện các nghiên cứu ............................................................. 51
Bảng 3.2: Thang đo các thành phần thuộc thuộc tính của chợ truyền thống ............ 53

Bảng 3.3: Thang đo Thái độ đối với chợ truyền thống ............................................. 54
Bảng 3.4: Thang đo Chuẩn chủ quan ........................................................................ 55
Bảng 3.5: Thang đo Kiểm soát hành vi cảm nhận .................................................... 56
Bảng 3.6: Thang đo Sự thích thú trong mua sắm...................................................... 57
Bảng 3.7: Thang đo Sự lựa chọn mua sắm ở chợ truyền thống ................................ 57
Bảng 4.1: Thông tin về mẫu nghiên cứu ................................................................... 67
Bảng 4.2: Kết quả đánh giá các thang đo bằng Cronbach alpha............................... 68
Bảng 4.3: Kết quả EFA thang đo các thuộc tính của chợ truyền thống .................... 71
Bảng 4.4: Kết quả EFA thang đo thái độ đối với chợ truyền thống ......................... 72
Bảng 4.5: Kết quả EFA thang đo các yếu tố tác động đến sự lựa chọn mua sắm ở
chợ truyền thống........................................................................................................ 73
Bảng 4.6: Kết quả EFA thang đo sự lựa chọn mua sắm ở chợ truyền thống ............ 77
Bảng 4.7: Tương quan giữa các biến của mô hình 1 ................................................ 75
Bảng 4.8: Tương quan giữa các biến của mô hình 2 ................................................ 76
Bảng 4.9: Bảng tóm tắt mô hình hồi quy 1 ............................................................... 76
Bảng 4.10: Phân tích phương sai ANOVA của mô hình hồi quy 1 .......................... 77
Bảng 4.11: Trọng số hồi quy của mô hình 1 ............................................................. 78
Bảng 4.12: Các biến bị loại ra khỏi mô hình hồi quy 1 ............................................ 79
Bảng 4.13: Chẩn đoán đa cộng tuyến mô hình hồi quy 1 - Đánh giá Eigenvalue và
chỉ số điều kiện.......................................................................................................... 81
Bảng 4.14: Bảng tóm tắt mô hình hồi quy 2 ............................................................. 84
Bảng 4.15: Phân tích phương sai ANOVA của mô hình hồi quy 2 .......................... 84
Bảng 4.16: Trọng số hồi quy của mô hình 2 ............................................................. 85
Bảng 4.17: Các biến bị loại ra khỏi mô hình hồi quy 2 ............................................ 85
Bảng 4.18: Chẩn đoán đa cộng tuyến mô hình hồi quy 2 - Đánh giá Eigenvalue và
chỉ số điều kiện.......................................................................................................... 87
Bảng 4.19: Kết quả T-test đối với nhóm tuổi............................................................ 91


DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ

Các hình
Hình 2.1: Mô hình hành vi của người tiêu dùng ...................................................... 22
Hình 2.2: Quá trình ra quyết định lựa chọn nơi mua sắm ........................................ 23
Hình 2.3: Thuyết hành động hợp lý (TRA)............................................................... 33
Hình 2.4: Thuyết hành vi dự định (TPB) .................................................................. 35
Hình 2.5: Mô hình nghiên cứu .................................................................................. 48
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................ 50
Hình 4.1: Tóm tắt kết quả phân tích hồi quy của mô hình 1..................................... 80
Hình 4.2: Tóm tắt kết quả phân tích hồi quy của mô hình 2..................................... 86
Hình 5.1: Tóm tắt kết quả nghiên cứu..................................................................... 102
Các đồ thị
Biểu đồ 4.1: Đồ thị phân tán giữa các phần dư và giá trị dự đoán chuẩn hóa của mô
hình hồi quy 1............................................................................................................ 82
Biểu đồ 4.2: Tần số phần dư chuẩn hóa của mô hình hồi quy 1 ............................... 83
Biểu đồ 4.3: Đồ thị phân tán giữa các phần dư và giá trị dự đoán chuẩn hóa của mô
hình hồi quy 2............................................................................................................ 88
Biểu đồ 4.4: Tần số phần dư chuẩn hóa của mô hình hồi quy 2 ............................... 89


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ASEAN

BOT

Association of Southeast Asian

Hiệp hội các quốc gia Đông

Nations


Nam Á

Buid - Operate - Transfer

Xây dựng - Vận hành - Chuyển
giao

BT

Buid - Transfer

Xây dựng - Chuyển giao

BTO

Buid - Transfer - Operate

Xây dựng - Chuyển giao - Vận
hành

EDLP

Every Day Low Price

Giá thấp mỗi ngày

ENT

Economic Needs Text


Kiểm tra nhu cầu kinh tế

FMCG

Fast-Moving Consumer Goods

Hàng tiêu dùng nhanh

GRDI

Global Retail Development

Chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu

Index
HILO

High background - Low

Giá bình thường cao - Giá

promotion

khuyến mãi thấp
Phòng cháy chữa cháy

PCCC
SKU


Stock Keeping Unit

Đơn vị hàng lưu kho

TPB

Theory of Planned Behaviour

Thuyết hành vi dự định

TRA

Theory of Reasoned Action

Thuyết hành động hợp lý

WTO

World Trade Organization

Tổ chức thương mại thế giới


1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU
Xuất phát từ tổng quan bối cảnh thị trường bán lẻ của Việt Nam với hai kênh
phân phối chính là kênh truyền thống (traditional trade) và kênh hiện đại (modern
trade) cùng những đặc tính của người tiêu dùng Việt Nam, tác giả xác định vấn đề
và sự cần thiết của nghiên cứu. Các nội dung như mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và
phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và tính mới của đề tài cũng được tác

giả trình bày trong chương này. Cuối cùng là bố cục của nghiên cứu sẽ đem lại cho
người đọc một bức tranh rõ ràng hơn về nghiên cứu của tác giả.
1.1. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA NGHIÊN
CỨU
Việc hiểu được tại sao một khách hàng lại chọn mua sắm ở địa điểm này mà
không phải là địa điểm khác là một vấn đề hết sức quan trọng đối với bất kỳ nhà
bán lẻ nào ở bất cứ nơi đâu trên thế giới. Sự lựa chọn nơi mua sắm của người tiêu
dùng đã được nghiên cứu rộng rãi ở nhiều quốc gia để phục vụ cho mục đích phát
triển ngành công nghiệp bán lẻ. Việc hiểu thấu đáo vấn đề này sẽ giúp các nhà bán
lẻ tập trung và đẩy mạnh những yếu tố có tác động mạnh nhất đến sự lựa chọn của
người tiêu dùng.
Hầu hết các nghiên cứu trước đây về lĩnh vực này đều được tiến hành ở
những thị trường phát triển tại các quốc gia giàu có. Trong khi những nghiên cứu về
các nước châu Á chỉ tập trung vào Trung Quốc (Chai & Zhou, 2009 hay Ho &
Tang, 2006) và Ấn Độ (Sinha & Banerjee, 2004). Kết quả nghiên cứu đã cho thấy
rằng mức độ tác động của các yếu tố đến sự lựa chọn nơi mua sắm của người tiêu
dùng ở thị trường phát triển và thị trường mới nổi không giống nhau. Do đó, việc
mở rộng nghiên cứu về vấn đề này tại nhiều thị trường mới nổi khác sẽ cung cấp
một cái nhìn đầy đủ hơn đối với ngành công nghiệp bán lẻ. Đối với Việt Nam - một
thị trường bán lẻ đang phát triển thì việc nghiên cứu về vấn đề này là vô cùng cần
thiết và hết sức có ý nghĩa. Đến đây, tác giả xin giới thiệu tổng quan bối cảnh thị


2
trường bán lẻ Việt Nam hiện nay để thấy rõ sự cần thiết và ý nghĩa của việc nghiên
cứu sự lựa chọn nơi mua sắm của người tiêu dùng tại Việt Nam.
Sau hơn 06 năm gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), thị trường
bán lẻ Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển nhưng cũng
đã đạt được những bước tiến đáng kể. Năm 2008, Việt Nam được đánh giá là quốc
gia mới nổi có thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới nhờ kinh tế tăng trưởng mạnh,

nhiều chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt là người tiêu dùng thuộc hàng
trẻ nhất châu Á và ngày càng mạnh tay chi tiêu. Từ năm 2009 đến năm 2011, Việt
Nam vẫn luôn nằm trong top 30 quốc gia đang phát triển có thị trường bán lẻ sôi
động nhất thế giới. Mặc dù theo công bố Chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu (GRDI)
năm 2012 của hãng tư vấn danh tiếng AT Kearney (Mỹ) [94], Việt Nam từ vị trí thứ
23 năm 2011 đã rơi ra khỏi top 30 nước hấp dẫn kinh doanh bán lẻ cũng như bị ảnh
hưởng do kinh tế khó khăn; tuy nhiên thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn được coi là
địa điểm tiềm năng để các nhà đầu tư khai khác. Trong báo cáo nghiên cứu
về “Dự báo thị trường bán lẻ Việt Nam đến năm 2014” của AT Kearney, thị trường
bán lẻ Việt Nam vẫn đầy sức hút nhờ quy mô thị trường và số lượng người tiêu
dùng. Dự báo từ nay đến năm 2014, doanh số bán lẻ tại Việt Nam có thể tăng
23%/năm [92].
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, năm 2012 tổng mức hàng hóa bán lẻ và
doanh thu dịch vụ đạt trên 2.320 nghìn tỷ đồng, tăng 16% so với năm 2011. Nếu
loại bỏ yếu tố tăng giá, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ năm 2012
tăng 6,2% so với năm 2011. Trong khi đó, năm 2011, tổng mức hàng hóa bán lẻ và
doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 2.004 nghìn tỷ đồng, tăng 24,2% so với năm 2010,
nếu loại trừ yếu tố giá thì tăng 4,7% [85]. Riêng đối với thành phố Hồ Chí Minh,
doanh thu bán lẻ của thành phố trong năm 2012 vào khoảng 540 nghìn tỷ đồng.
Loại trừ yếu tố lạm phát, doanh thu bán lẻ tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước, cho
thấy sự tăng trưởng khá tốt về sức mua của người dân. Mức tăng này cao hơn mức
tăng 7,2% của năm 2011 [81].


3
Theo các dự báo của Tạp chí bán lẻ châu Á (Retail Asia) và Tập đoàn nghiên
cứu thị trường Euromonitor, tỷ lệ tăng trưởng chi tiêu của người tiêu dùng Việt
Nam sẽ vươn lên mức cao nhất trong khu vực ASEAN với 8% trong giai đoạn 2011
- 2020, cao hơn các quốc gia láng giềng là Indonesia và Malaysia (5%), Philippines,
Singapore và Thái Lan (4%). Không những vậy, nhờ cơ cấu dân số nằm trong nhóm

trẻ nhất thế giới, với 56% dân số dưới 30 tuổi, tổng mức chi tiêu của người tiêu
dùng tại Việt Nam dự kiến sẽ tăng gấp đôi và đạt xấp xỉ 173 tỷ USD vào năm 2020.
Nielsen cũng công bố tốc độ tăng trưởng của thị trường các sản phẩm tiêu dùng
nhanh (FMCG) tại Việt Nam tính đến quý 3/2012 là 23%, vượt qua những thị
trường lớn như Ấn Độ, Trung Quốc [82].
Thêm vào đó, Việt Nam cũng có nhiều chính sách khích lệ sự phát triển của
thị trường bán lẻ như việc thay đổi Quy định về Kiểm tra ENT và việc định hướng
phát triển hạ tầng thương mại…
Với những điều kiện thuận lợi và khả quan như vậy, Việt Nam vẫn đang nổi
lên như một thị trường nhiều triển vọng bất chấp kinh tế khó khăn, giá cả hàng hóa
tăng cao trong thời gian gần đây. Niềm tin vào thị trường bán lẻ Việt Nam được duy
trì với kế hoạch mở rộng hệ thống kinh doanh của các nhà bán lẻ nước ngoài đang
có mặt tại đây. Từ đầu năm 2012 đến nay, Metro Cash&Carry (Đức) mở thêm 7
trung tâm phân phối tại Việt Nam. Còn Parkson (tập đoàn Lion - Malaysia) mở
thêm 5 trung tâm mua sắm trong năm 2012. Big C (tập đoàn Casino - Pháp) mở
thêm 13 trong số 18 đại siêu thị dự kiến đưa vào hoạt động… Trong khi đó, theo số
liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), một số nhà bán lẻ mới đã
bắt đầu đầu tư vào Việt Nam với nhiều dự án lớn như: Aeon và Takashimaya (Nhật
Bản), E- Mart (Hàn Quốc), Auchan (Pháp), NUTC Fair Price (tập đoàn bán lẻ lớn
nhất Singapore)…
Trong nước, thông qua đầu tư trực tiếp, góp vốn liên doanh, nhượng quyền
thương mại… các doanh nghiệp Việt Nam đã mở rộng mạng lưới bán hàng, khai
thác và kết hợp nguồn lực của nhiều doanh nghiệp nhỏ trở thành hệ thống có quy
mô lớn và trình độ tổ chức cao đang ngày một phát triển. Qua đó, một số nhà bán lẻ
đã tổ chức được mô hình bán hàng theo chuỗi với số lượng cửa hàng tăng lên hàng


4
năm, như Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP. Hồ Chí Minh (với gần 60 siêu thị
mang thương hiệu “Co.opMart” và 30 cửa hàng Co.opFood); Công ty kinh doanh

hàng thời trang Việt Nam của Tập đoàn dệt may Việt Nam với chuỗi 62 cơ sở (gồm
trung tâm thương mại, siêu thị tổng hợp, gian hàng, cửa hàng chuyên doanh hàng
thời trang mang thương hiệu VinatexMart); Công ty cổ phần Nhất Nam với 13 siêu
thị mang thương hiệu Fivimart; Công ty An Phong với 6 cơ sở (3 siêu thị và 3 trung
tâm thương mại) mang thương hiệu Maximart… [80]
Với sự đầu tư của các nhà bán lẻ trong nước và nước ngoài, kênh bán lẻ hiện
đại đang phát triển nhanh cả về số lượng và thị phần. Theo số liệu của Tổng cục
Thống kê, tính đến hết năm 2012, cả nước có gần 700 siêu thị (tăng 300 so với năm
2008), 130 trung tâm thương mại và hơn 1.000 cửa hàng tiện lợi [92]. Trong hai
năm 2008 - 2009, kênh bán lẻ hiện đại chỉ chiếm 15% thị phần, năm 2010 tăng lên
17% và năm 2012 là 22% thị phần. Riêng thành phố Hồ Chí Minh, tính trên giá trị,
năm 2011, kênh mua sắm hiện đại đạt khoảng 35% doanh thu bán lẻ, tăng hơn gấp 2
lần so với mức 15% năm 2007, cao hơn mức bình quân 20 - 22% của cả nước [84].
Doanh thu hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại tăng bình quân 19 - 27%/năm.
Theo nhận định của Coldwell Banker Việt Nam (CBVN) [77], kênh bán lẻ hiện đại
sẽ không ngừng phát triển trong những năm tới vì Việt Nam đang giữ “chỉ số vàng
bán lẻ” so với các nước trên thế giới khi 68% là dân số trẻ có độ tuổi dưới 40 và
15% trong số họ thường xuyên đi mua sắm ở các trung tâm thương mại. Việt Nam
hiện có hơn 86 triệu dân và một nửa trong số này có độ tuổi dưới 30. Ngoài ra,
19,9% số dân ở độ tuổi 10 - 19, nghĩa là trong 10 năm kế tiếp sẽ có khoảng 17 triệu
dân số trẻ của Việt Nam sẽ trở thành khách hàng tiềm năng của kênh bán lẻ hiện
đại. Theo quy hoạch của Bộ Công thương [1], đến năm 2020, Việt Nam sẽ có 1.200
- 1.300 siêu thị (tăng 6000 so với năm 2011), 180 trung tâm thương mại (tăng 82
điểm so với 2011) và 157 trung tâm mua sắm. Cũng theo quy hoạch này, mục tiêu
đến năm 2020, siêu thị, trung tâm thương mại trở thành kênh bán lẻ hàng hóa chủ
yếu trên thị trường; tốc độ tăng tốc mức bán lẻ hàng hóa qua kênh này đạt bình quân
26 - 27%/năm vào năm 2015 và 29 - 30% thời kỳ 2016 - 2020; tỷ trọng bán lẻ qua
mạng lưới này cũng chiếm 27 - 30% tổng mức bán lẻ hàng hóa xã hội vào năm



5
2015 và 43 - 45% vào năm 2020. Ngay tại thành phố Hồ Chí Minh, trong đề án phát
triển hệ thống phân phối bán buôn - bán lẻ [23], thành phố cũng xác định chú trọng
tăng tỷ trọng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đối với hệ thống phân
phối hiện đại trong tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ trên địa bàn lên mức 35 40% vào năm 2015 và 60% vào năm 2020.
Trong khi đó, kênh bán lẻ truyền thống mặc dù vẫn đang giữ vai trò phân
phối gần 80% lưu lượng hàng hóa của thị trường nhưng trước sự phát triển mạnh
mẽ của kênh phân phối hiện đại và sự thay đổi trong xu hướng mua sắm của người
tiêu dùng thì kênh bán lẻ này đang dần mất sức hút và trở nên yếu thế. Cũng như
nhiều địa phương trong cả nước, tại thành phố Hồ Chí Minh, chợ truyền thống ngày
càng bị thu hẹp không chỉ về số lượng mà còn cả chất lượng. Số lượng hàng sạp
trong các chợ đều thu hẹp lại do sức mua của người dân ngày một đi xuống. Tình
trạng tiểu thương “treo cân, bỏ chợ” đã trở nên quen thuộc ở các chợ thành phố Hồ
Chí Minh thời gian qua bởi sự ế ẩm triền miên. Tiêu biểu như chợ Bà Chiểu (quận
Bình Thạnh), số lượng tiểu thương bỏ chợ trong vòng hai năm trở lại đây lên đến
30% [90]. Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có 243 chợ, giảm 6 chợ so
thời điểm năm 2009, bao gồm 17 chợ loại 1, 48 chợ loại 2 và 178 chợ loại 3 [89].
Theo đề án phân phối bán buôn - bán lẻ của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí
Minh [23], từ nay đến năm 2015 sẽ không xây dựng chợ mới và giải tỏa hầu hết các
chợ bán lẻ trong khu vực trung tâm thành phố, chỉ duy trì một số chợ phù hợp quy
hoạch.
Như vậy, có thể thấy thị trường bán lẻ Việt Nam là sự kết hợp giữa kênh
phân phối hiện đại là các siêu thị, trung tâm mua sắm, cửa hàng tiện lợi và kênh
phân phối truyền thống là các chợ truyền thống. Trước sức ép toàn cầu hóa và
thương mại hóa mạnh mẽ, kênh phân phối truyền thống đang gặp phải rất nhiều khó
khăn trước sự cạnh tranh gay gắt của kênh bán lẻ hiện đại. Các siêu thị và trung tâm
thương mại với lợi thế cơ sở hạ tầng tiện nghi, không gian mua sắm sạch sẽ, thoải
mái, hàng hóa phong phú, đa dạng, trưng bày đẹp mắt, kết hợp cung cấp một số
dịch vụ giải trí khác như: hệ thống rạp chiếu phim hiện đại, khu ẩm thực nhà hàng,



6
những cửa hàng cà phê, và khu trò chơi cho trẻ em (Nguyễn & Nguyễn, 2003) trở
thành nơi mua sắm hấp dẫn đối với người tiêu dùng, đặc biệt là người tiêu dùng trẻ.
Kết quả khảo sát trên 1.000 người tại TP.HCM cho thấy, 80% số người có thói quen
đi siêu thị mua sắm mỗi tuần so với mức 12% cách đây 10 năm [84]. Tuy nhiên,
chợ truyền thống vẫn có vai trò và vị trí không thể thay thế được với phần lớn người
tiêu dùng Việt Nam vì ngoài đóng góp về mặt kinh tế thì kênh bán lẻ này còn mang
nhiều giá trị về mặt văn hóa và xã hội. Bằng chứng là trong kế hoạch thực hiện chủ
trương phát triển mạng lưới chợ, thành phố Hà Nội đã đầu tư xây dựng, cải tạo một
số khu chợ cũ, đã xuống cấp trong nội thành thành những trung tâm thương mại
mới, hiện đại; trong đó, có dành phần diện tích đáng kể cho chợ dân sinh. Nhưng
các trung tâm thương mại này đều rơi vào tình trạng ế ẩm, vắng khách. Trong khi
đó, nhu cầu của nhân dân ngày càng khẳng định vai trò cần thiết của những chợ
truyền thống, mà dường như cơ quan chức năng đã vội vàng “xóa bỏ” [87]. Điều
này xuất phát từ văn hóa truyền thống trong hành vi tiêu dùng của người Việt Nam
khác với người tiêu dùng ở các nước phương Tây cũng như các quốc gia Châu Á
khác (Huynh Ha Nguyen et al., 2010). Hiện nay, kênh truyền thống ở Việt Nam
vẫn chiếm đến 80% trong hệ thống phân phối, cao hơn nhiều so với các nước Châu
Á khác như Thái Lan (60%), Trung Quốc (48%), Malaysia (40%) và Singapore
(10%). Tuy nhiên, không thể xem sự ra đời và tồn tại của chợ truyền thống Việt
Nam như một điều tất yếu của lịch sử phát triển kinh tế - xã hội và sau này nó sẽ bị
thay thế bởi kênh bán lẻ hiện đại rồi biến mất cũng như một điều tất yếu của quá
trình toàn cầu hóa và thương mại hóa. Trước sự phát triển mạnh mẽ của kênh phân
phối hiện đại vốn được đầu tư nghiên cứu bài bản để thu hút và giữ chân khách
hàng, chúng ta cũng cần phải có những nghiên cứu mang tính khoa học về chợ
truyền thống. Việc hiểu được vì sao người tiêu dùng vẫn lựa chọn mua sắm ở chợ
truyền thống trong khi kênh bán lẻ hiện đại dường như có nhiều lợi thế hơn là rất
quan trọng không chỉ đối với doanh nghiệp trong việc lựa chọn kênh phân phối mà
còn giúp các cơ quan chức năng có định hướng đúng đắn trong quy hoạch phát triển

kênh phân phối của thị trường bán lẻ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì hiện nay


7
chợ truyền thống vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu. Với đề tài “Nghiên cứu các
yếu tố tác động đến sự lựa chọn mua sắm ở chợ truyền thống của người tiêu
dùng thành phố Hồ Chí Minh”, tác giả hy vọng sẽ đem lại một cái nhìn khoa học
về xu hướng hành vi người tiêu dùng mua sắm tại chợ truyền thống; từ đó có những
kiến nghị nâng cao năng lực cạnh tranh của chợ truyền thống – kênh phân phối vốn
được xem là biểu hiện văn hóa của Việt Nam.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Từ lý lo chọn đề tài, mục tiêu của nghiên cứu này được xác định như sau:
Thứ nhất, khám phá những yếu tố chính tác động đến sự lựa chọn mua sắm
ở chợ truyền thống của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh và xác định
cường độ tác động của các yếu tố này.
Thứ hai, đề xuất một số kiến nghị rút ra từ kết quả nghiên cứu cho việc
hoạch định chiến lược marketing phân phối sản phẩm của các doanh nghiệp sản
xuất trong nước, cùng các chính sách của nhà nước về quản lý và quy hoạch hệ
thống chợ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
1.3. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các yếu tố tác động đến sự lựa chọn mua sắm tại
chợ truyền thống của người tiêu dùng.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài này giới hạn phạm vi thực hiện nghiên cứu tại thị trường thành phố Hồ
Chí Minh vì thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế của cả nước, là nơi thị
trường bán lẻ sôi động nhất và sự cạnh tranh giữa kênh bán lẻ truyền thống và hiện
đại diễn ra gay gắt nhất nên có thể đảm bảo tính đại diện của kết quả nghiên cứu
cho môi trường nghiên cứu ở Việt Nam.
- Đối tượng khảo sát trong nghiên cứu này là những người tiêu dùng trên 18

tuổi thường xuyên đi mua sắm ở các chợ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Tất
nhiên những người này cũng có mua sắm ở những nơi khác như siêu thị, trung tâm
thương mại, cửa hàng tiện lợi nhưng chợ vẫn là nơi mua sắm chính của họ (đánh giá


8
qua số lần đi mua sắm ở chợ trong 1 tuần phải từ 2 lần trở lên thông qua câu hỏi gạn
lọc).
- Chợ truyền thống trong nghiên cứu được giới hạn là các chợ loại 1, loại 2,
loại 3 nằm trong quy hoạch của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, và là
chợ tổng hợp phân loại theo hình thức bán lẻ, không bao gồm chợ chuyên doanh,
chợ bán buôn và chợ đầu mối. Giới hạn hình thức chợ giúp đảm bảo đặc trưng của
kênh bán lẻ truyền thống trong tương quan với kênh bán lẻ hiện đại.
- Thời gian thực hiện nghiên cứu được tiến hành từ đầu tháng 05/2013 đến
hết tháng 09/2013.
1.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu sử dụng chủ yếu các phương pháp:
- Phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện bằng kỹ thuật thảo luận
nhóm tập trung và kỹ thuật phỏng vấn sâu (chương 3).
- Phương pháp nghiên cứu định lượng (chương 4) được thực hiện thông qua
việc thu thập dữ liệu nghiên cứu bằng bảng câu hỏi; đánh giá giá trị, độ tin cậy của
các thang đo bằng hệ số Cronbach alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA; kiểm
định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu bằng mô hình hồi quy bội;
kiểm định có hay không sự khác biệt về các yếu tố tác động đến sự lựa chọn mua
sắm tại chợ truyền thống theo đặc điểm của người tiêu dùng bằng phép kiểm định
Independent-samples T-test.
Ngoài ra, nghiên cứu còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như:
phương pháp hệ thống hóa, tổng quát hóa, phân tích, tổng hợp, so sánh, điều tra xã
hội học và tư duy hệ thống để tổng kết các lý thuyết và các nghiên cứu có liên quan
đến sự lựa chọn nơi mua sắm của người tiêu dùng, phân tích các thuộc tính của chợ

truyền thống; đồng thời luận giải kết quả nghiên cứu và đề xuất các kiến nghị rút ra
từ kết quả nghiên cứu (chương 2 và chương 5).
1.5. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐÃ ĐƢỢC THỰC
HIỆN TẠI VIỆT NAM VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI


9

1.5.1. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đã đƣợc thực hiện tại Việt Nam
Hiện nay, hầu hết các nghiên cứu được thực hiện về xu hướng lựa chọn nơi
mua sắm hay lòng trung thành đối với nơi mua sắm của khách hàng đều tập trung
vào kênh bán lẻ hiện đại. Có thể kể đến các nghiên cứu điển hình về siêu thị và
trung tâm thương mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như:
 Bùi Thanh Tráng (2012), Nghiên cứu các nhân tố tác động đến xu hướng
mua sắm của khách hàng tại kênh bán lẻ hiện đại ở thành phố Hồ Chí Minh.
 Chu Nguyễn Mộng Ngọc & Phạm Tấn Nhật (2010), Phân tích các nhân tố
tác động đến quyết định chọn kênh siêu thị khi mua thực phẩm tươi sống của
người tiêu dùng thành phố Hồ Chí Minh.
 Nguyễn Thị Mai Trang (2006), Chất lượng dịch vụ, sự thỏa mãn và lòng
trung thành của khách hàng siêu thị tại thành phố Hồ Chí Minh.
 Nguyen Thi Mai Trang, Nguyen Dinh Tho & NJ Barret (2007), Hedonic
shopping motivation, supermarket attributes and shopper loyalty in
transitional market: Evidence from Vietnam.
 Phạm Lê Thanh Việt (2012), Ảnh hưởng của động cơ tiêu khiển trong mua
sắm và thuộc tính của các trung tâm thương mại đến lòng trung thành của
khách hàng tại thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn Thạc sĩ. ĐH Kinh tế thành
phố Hồ Chí Minh.
Cũng có một số đề tài về hành vi của người tiêu dùng trong thị trường bán lẻ
nghiên cứu ở cả kênh hiện đại và truyền thống như:
 Nguyễn Thị Phương Dung và Bùi Thị Kim Thanh (2011), So sánh hành vi

lựa chọn nơi mua sắm của người tiêu dùng đối với loại hình siêu thị và chợ
truyền thống: Trường hợp ngành hàng tiêu dùng tại thành phố Cần Thơ.
 Huynh Ha Nguyen, Phuong Vu and Xin Zhang (2010), An exploration of
store attribute salience on store choice behavior in an emerging market –
The case of Vietnam grocery market. Master’s Degree thesis. Lund
University.


10
 Le Thai Bao Tran (2011), The determinants of consumers’ shopping
behavior in retail market in Ho Chi Minh City. Master’s Degree thesis.
University of Economis Ho Chi Minh City.
Tuy nhiên, những nghiên cứu trên tập trung vào so sánh hành vi lựa chọn nơi
mua sắm của người tiêu dùng đối với kênh bán lẻ hiện đại và truyền thống mà
không tiến hành đo lường các yếu tố tác động đến sự lựa chọn nơi mua sắm của
người tiêu dùng.
Như vậy, điểm khác biệt của nghiên cứu này so với các nghiên cứu trước đây
về sự lựa chọn nơi mua sắm của người tiêu dùng được thực hiện tại thị trường Việt
Nam là nghiên cứu này tập trung vào khám phá và đo lường các yếu tố tác động đến
sự lựa chọn mua sắm của người tiêu dùng tại kênh bán lẻ truyền thống, cụ thể là chợ
truyền thống.
1.5.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Một là, nghiên cứu là một thể nghiệm xây dựng và kiểm định mô hình lý
thuyết các yếu tố tác động đến sự lựa chọn mua sắm ở chợ truyền thống của người
tiêu dùng thành phố Hồ Chí Minh. Vì thế, nghiên cứu sẽ cung cấp một nhận thức
mang tính khoa học về nguyên nhân người tiêu dùng thành phố Hồ Chí Minh vẫn
chọn chợ truyền thống là nơi mua sắm trước sự phát triển mạnh mẽ của kênh bán lẻ
hiện đại.
Hai là, kết quả của nghiên cứu giúp cho các doanh nghiệp sản xuất trong
nước và các nhà quản trị marketing có cái nhìn đầy đủ và toàn diện hơn về các yếu

tố tác động đến sự lựa chọn nơi mua sắm của khách hàng; từ đó, đặt cơ sở cho việc
hoạch định và đánh giá các quyết định phân phối sản phẩm.
Ba là, kết quả nghiên cứu giúp cho các cơ quan chức năng nhận thức rõ hơn
về sự lựa chọn mua sắm ở chợ truyền thống của người dân. Vì thế, nghiên cứu đặt
cơ sở cho việc điều chỉnh chính sách quản lý, quy hoạch và phát triển kênh truyền
thống trong hệ thống kênh phân phối của thị trường bán lẻ.


11
1.6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần Mục lục, Danh mục bảng, Danh mục từ viết tắt, Phụ lục, đề tài
được trình bày theo bố cục gồm 05 chương, cụ thể như sau:
Chƣơng 1: Tác giả trình bày bối cảnh thị trường bán lẻ Việt Nam và những
yếu tố để tác giả quyết định thực hiện đề tài này. Tiếp theo, những nội dung về mục
tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu cũng
được trình bày trong chương này. Cuối cùng là tính mới của đề tài cùng ý nghĩa
khoa học và thực tiễn của nghiên cứu.
Chƣơng 2: Chương này tác giả trình bày về phần cơ sở lý thuyết theo quan
điểm và sự tìm hiểu, tham khảo tài liệu của tác giả về chủ đề nghiên cứu. Tiếp theo
là sự đề xuất của tác giả về mô hình nghiên cứu thể hiện các yếu tố tác động đến sự
lựa chọn mua sắm ở chợ của người tiêu dùng.
Chƣơng 3: Chương này sẽ trình bày về thiết kế nghiên cứu và quy trình thực
hiện nghiên cứu của tác giả. Thiết kế nghiên cứu sẽ giới thiệu về việc xây dựng
thang đo, bảng câu hỏi, cách chọn mẫu, công cụ thu thập thông tin, quá trình thu
thập thông tin được tiến hành như thế nào và các kỹ thuật phân tích dữ liệu thống kê
được sử dụng trong nghiên cứu này này.
Chƣơng 4: Trình bày kết quả kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên
cứu.Từ đó, tác giả tiến hành thảo luận kết quả nghiên cứu.
Chƣơng 5: Trong chương này, tác giả tóm tắt toàn bộ nghiên cứu, đưa ra kết
luận và đề xuất một số kiến nghị đối với các doanh nghiệp sản xuất trong nước và

các cơ quan chức năng. Cuối cùng là hạn chế của nghiên cứu và gợi mở các hướng
nghiên cứu trong tương lai.


12
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Chương 2 trình bày các vấn đề liên quan đến chợ truyền thống bao gồm khái
niệm, phân loại và đặc điểm của kênh bán lẻ này. Tiếp đó là các lý thuyết về sự lựa
chọn nơi mua sắm, thuộc tính của nơi mua sắm và các yếu tố chính tác động đến sự
lựa chọn nơi mua sắm. Trên cơ sở các lý thuyết có liên quan cùng với việc phân tích
đặc điểm của môi trường nghiên cứu tại Việt Nam, tác giả phát triển các giả thuyết
và xây dựng nên mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự lựa chọn mua sắm
ở chợ truyền thống của người tiêu dùng.
2.1. CHỢ TRUYỀN THỐNG
Các mô hình bán lẻ trên thế giới được chia thành nhiều loại hình, nhìn chung
được phân loại dựa trên hai tiêu thức là sự tiện lợi (convenience) và điểm đến
(destination). Loại hình tiêu biểu nhất cho tiêu thức tiện lợi là mô hình cửa hàng
tiện lợi (convenience store) như 7-Eleven, Family mart, Sub-way,… Đối với mô
hình tiện lợi có đặc điểm chính là cung cấp sự tiện lợi cho người mua về các mặt
hàng thuộc nhu cầu thiết yếu, các sản phẩm tiện lợi tại những địa điểm thuận tiện,
không gian cửa hàng thường nhỏ. Khác biệt so với mô hình tiện lợi, mô hình điểm
đến thường không nhất thiết phải nằm tại vị trí tiện lợi mà cần tạo ra điểm khác biệt
hoặc là một lý do nào đó để thu hút người mua tìm đến, chẳng hạn ở một địa điểm
xa trung tâm thành phố, hàng hóa được bán với giá rẻ (như mô hình hypermarket
hoặc mô hình của Metro); hoặc bán hàng chuyên biệt, độc quyền; hoặc nơi đó
khách hàng có thể mua sắm và vui chơi cả ngày. Đặc điểm của mô hình điểm đến là
có mặt bằng rộng, bán đủ các loại mặt hàng hoặc những mặt hàng chuyên biệt. Loại
hình bán lẻ thứ ba vừa kết hợp hai tính năng là tiện lợi và điểm đến như siêu thị
(supermarket), cửa hàng tổng hợp (department store), trung tâm thương mại – kênh
hiện đại (modern trade), và các chợ truyền thống (wet market) – kênh truyền thống

(traditional trade) (Bùi Thanh Tráng, 2012).


13
2.1.1. Khái niệm chợ truyền thống
Một điểm chúng ta cần lưu ý là cụm từ “chợ truyền thống” được sử dụng phổ
biến trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ trên toàn thế giới nói chung và ở Việt Nam
nói riêng; tuy nhiên, chúng ta lại không tìm thấy bất kỳ định nghĩa nào cho cụm từ
này trong từ điển hay văn bản pháp lý mà chỉ có thể tìm thấy những định nghĩa về
chợ. Như vậy, có thể hiểu khái niệm về chợ truyền thống cũng chính là khái niệm
về chợ. Cách gọi “chợ truyền thống” nhằm để nhấn mạnh tính chất truyền thống của
mô hình bán lẻ này trong tương quan so sánh với kênh hiện đại như đã trình bày ở
trên và cũng là để phân biệt với mô hình chợ dân sinh được xây dựng kết hợp với
trung tâm thương mại mà hiện nay một số tỉnh thành ở nước ta đang thực hiện trong
kế hoạch phát triển mạng lưới chợ. Chúng ta có thể nhận thấy rõ điều này trong một
số định nghĩa về chợ như:
Theo Wikipedia: Chợ (wet market) thường là nơi bán thực phẩm tươi sống
được thấy ở các nước Châu Á. Một số tên gọi chung khác là “chợ truyền thống”,
“chợ văn hóa”, “Gaai Si”, “Gaai See”. Từ “wet market” xuất phát từ việc sử dụng
nước trong chợ để lau quét sàn, giữ trái cây và rau quả tươi ngon, giữ cá và các loại
thủy hải sản tươi sống. [97]
Hay theo Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về
phát triển và quản lý chợ: “Chợ là loại hình kinh doanh thương mại được hình thành
và phát triển mang tính truyền thống, được tổ chức tại một địa điểm theo quy
hoạch, đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hoá và nhu cầu tiêu dùng của khu
vực dân cư.” [6]
Ngoài ra, trong từ điển và các văn bản pháp lý ở nước ta cũng đưa ra nhiều
định nghĩa khác về chợ như:
Theo Từ điển từ ngữ Việt Nam: “Chợ là nơi có nhiều người tập trung mua
bán trong những buổi nhất định. Trong thực tế, việc hoạt động của mạng lưới chợ lệ

thuộc vào những đặc thù riêng của từng vùng, từng khu vực và từng địa phương cụ
thể.” [14]


14
Theo Thông tư số 15/TM-CSTTTN ngày 16/10/1996 của Bộ Thương Mại
hướng dẫn tổ chức và quản lý chợ: "Chợ là mạng lưới thương nghiệp được hình
thành và phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội". [2]
Căn cứ Quyết định số 13/2006/QĐ-BXD ngày 19/04/2006 của Bộ Xây dựng
về việc ban hàng TCXDVN 361: 2006 “Chợ - Tiêu chuẩn thiết kế”: “Chợ là một
môi trường kiến trúc công cộng của một khu vực dân cư được chính quyền quy
định, cho phép hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ thương nghiệp.” [4]
Căn cứ Quyết định số 1117/QĐ-UB-TM ngày 22/07/1993 của Ủy ban Nhân
dân Thành phố Hồ Chí Minh: “Chợ là một địa điểm cố định có địa giới được quy
định trên địa bàn dân cư có hoặc không có nhà lồng, được thành lập theo quyết định
của Ủy ban Nhân dân Thành phố, là nơi tập trung mua bán của các thành phần kinh
tế với một hay nhiều ngành hàng khác nhau, với nhiều phương thức kinh doanh
khách nhau và được pháp luật cho phép, là nơi lưu thông hàng hóa giữa người bán
và người mua theo nhu cầu sản xuất và tiêu dùng nhằm phục vụ cho đời sống nhân
dân.” [21]
2.1.2. Phân loại chợ trong mạng lƣới chợ ở nƣớc ta hiện nay
Chợ được phân thành nhiều loại khác nhau tùy thuộc vào các tiêu chí và cách
thức phân loại khác nhau. Với đặc điểm của hiện trạng mạng lưới chợ ở nước ta
hiện nay, chợ được phân loại theo các tiêu chí sau:
2.1.2.1. Phân theo quy mô
Căn cứ theo số lượng hộ kinh doanh lập cửa hàng, cửa hiệu, sạp hàng buôn
bán cố định, thường xuyên. Theo Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003
của Chính Phủ về phát triển và quản lý chợ, chợ được phân ra ba loại theo quy mô
như sau:
a) Chợ loại 1

Là chợ có trên 400 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố, hiện đại
theo quy hoạch;
Được đặt ở các vị trí trung tâm kinh tế thương mại quan trọng của tỉnh, thành
phố hoặc là chợ đầu mối của ngành hàng, của khu vực kinh tế và được tổ chức họp
thường xuyên;


15
Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ và tổ chức
đầy đủ các dịch vụ tại chợ: trông giữ xe, bốc xếp hàng hóa, kho bảo quản hàng hóa,
dịch vụ đo lường, dịch vụ kiểm tra chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm
và các dịch vụ khác.
b) Chợ loại 2
Là chợ có trên 200 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố hoặc bán
kiên cố theo quy hoạch;
Được đặt ở trung tâm giao lưu kinh tế của khu vực và được tổ chức họp
thường xuyên hay không thường xuyên;
Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động chợ và tổ chức các
dịch vụ tối thiểu tại chợ: trông giữ xe, bốc xếp hàng hóa, kho bảo quản hàng hóa,
dịch vụ đo lường
c) Chợ loại 3
Là các chợ có dưới 200 điểm kinh doanh hoặc các chợ chưa được đầu tư xây
dựng kiên cố hoặc bán kiên cố.
Chủ yếu phục vụ nhu cầu mua bán hàng hóa của nhân dân trong xã, phường
và địa bàn phụ cận.
2.1.2.2. Phân theo địa giới hành chính
a) Chợ đô thị
Là các loại chợ được tổ chức, tụ họp ở thành phố, thị xã, thị trấn. Do ở đây,
đời sống và trình độ văn hoá có phần cao hơn ở nông thôn, cho nên các chợ thành
phố có tốc độ hiện đại hoá nhanh hơn, văn minh thương mại trong chợ cũng được

chú trọng, cơ sở vật chất ngày càng được tăng cường, bổ sung và hoàn chỉnh.
Phương tiện phục vụ mua bán, hệ thống phương tiện truyền thông và dịch vụ ở các
chợ này thường tốt hơn các chợ ở khu vực nông thôn.
b) Chợ nông thôn
Là chợ thường được tổ chức tại trung tâm xã, trung tâm cụm xã. Hình thức
mua bán ở chợ đơn giản, dân dã (có nơi, như ở một số vùng núi, người dân tộc thiểu


16
số vẫn còn hoạt động trao đổi bằng hiện vật tại chợ), các quầy, sạp có quy mô nhỏ
lẻ, manh mún. Nhưng ở các chợ nông thôn thể hiện đậm đà bản sắc truyền thống
đặc trưng ở mỗi địa phương, của các vùng lãnh thổ khác nhau.
2.1.2.3. Phân theo tính chất mua bán
a) Chợ bán buôn, chợ đầu mối
Là các chợ lớn, chợ trung tâm, chợ có vị trí là cửa ngõ của thành phố, thị xã,
thị trấn, có phạm vi hoạt động rộng, tập trung với khối lượng hàng hoá lớn. Hoạt
động mua bán chủ yếu là thu gom và phân luồng hàng hoá đi các nơi. Các chợ này
thường là nơi cung cấp hàng hoá cho các trung tâm bán lẻ, các chợ bán lẻ trong và
ngoài khu vực, nhiều chợ còn là nơi thu gom hàng cho xuất khẩu. Các chợ này có
doanh số bán buôn chiếm tỷ trọng cao (trên 60%), đồng thời vẫn có bản lẻ nhưng tỷ
trọng nhỏ.
b) Chợ bán lẻ
Là những chợ thuộc phạm vi xã, phường (liên xã, liên phường), cụm dân cư,
hàng hoá qua chợ chủ yếu để bán lẻ, phục vụ trực tiếp cho người tiêu dùng.
2.1.2.4. Phân theo đặc điểm mặt hàng kinh doanh
a) Chợ tổng hợp
Là chợ kinh doanh nhiều loại hàng hoá thuộc nhiều ngành hàng khác nhau.
Trong chợ tồn tại nhiều loại mặt hàng như: hàng tiêu dùng (quần áo, giày dép, các
mặt hàng lương thực thực phẩm, hàng gia dụng…), công cụ lao động nông nghiệp
(cuốc, xẻng, liềm búa…), cây trồng, vật nuôi…, chợ đáp ứng toàn bộ các nhu cầu

của khách hàng. Hình thức chợ tổng hợp này thể hiện khái quát những đặc trưng
của chợ truyền thống, và ở nước ta hiện nay loại hình này vẫn chiếm ưu thế về số
lượng cũng như về thời gian hình thành và phát triển.
b) Chợ chuyên doanh
Là loại chợ chuyên kinh doanh một mặt hàng chính yếu, mặt hàng này
thường chiếm doanh số trên 60% đồng thời vẫn có bán một số mặt hàng khác, các
loại hàng này có doanh số dưới 40% tổng doanh thu. Hình thức chợ này cũng tồn tại


×