Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

TRƢƠNG KHÁNH PHƢƠNG

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾNTÍNH HỮU HIỆU
CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG
CÁCDOANH NGHIỆP BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ
TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.Hồ Chí Minh – Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

TRƢƠNG KHÁNH PHƢƠNG

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU
CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG
CÁC DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ
TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành:
Mã số:

Kế toán
8340301



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. HÀ XUÂN THẠCH

TP.Hồ Chí Minh – Năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan luận văn này do chính tác giả thực hiện dưới sự
hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Hà Xuân Thạch.
Tất cả số liệu và kết quả được trình bày ở luận văn này là trung thực , rõ
ràng và chưa được công bố ở các nghiên cứu trước đó.
Những nội dung kế thừa, tham khảo từ các nguồn tài liệu khác đều được
tác giả trích dẫn đầy đủ trong danh mục các tài liệu tham khảo.
TP.Hồ Chí Minh, Ngày13 tháng 03 năm 2019

Trương Khánh Phương


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
TÓM TẮT - ABSTRACT
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................ 1
2. Mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu .................................................................................... 2
a.Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 2
b.Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................... 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 2
a.Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 2
b.Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................... 3
5. Đóng góp mới của đề tài ............................................................................................ 3
6. Kết cấu của Luận văn ................................................................................................ 4
Chƣơng 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ................................. 5
1.1. Các nghiên cứu công bố ở nƣớc ngoài ................................................................... 5
1.2. Các nghiên cứu công bố ở trong nƣớc ................................................................. 12
1.3. Nhận xét về các công trình nghiên cứu ............................................................... 17
1.3.1. Đối với các công trình nghiên cứu nước ngoài ........................................... 17
1.3.2. Đối với các công trình nghiên cứu trong nước ............................................ 18
1.4. Khe hổng nghiên cứu và định hƣớng của tác giả ............................................... 18
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HTKSNB ............................................................. 20
2.1. Một số vấn đề chung về HTKSNB và sự hữu hiệu của HTKSNB .................... 20
2.1.1. Hệ thống kiểm soát nội bộ ........................................................................... 20


2.1.2. Sự hữu hiệu của HTKSNB………………………………………………..22
2.2. Cơ sở lý thuyết liên quan đến các nhân tố ảnh hƣởng đến tính hữu hiệu của
HTKSNB………………………………………………………………………….… 22
2.2.1. Lý thuyết về KSNB theo COSO 2013 ..................................................... 23
2.2.2. Lý thuyết thông tin hữu ích ......................................................................... 26
2.2.3. Lý thuyết quản trị ........................................................................................ 28
2.2.4. Lý thuyết đại diện ........................................................................................ 28
2.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến tính hữu hiệu của HTKSNB trong DN ............... 30

2.3.1. Môi trường kiểm soát .................................................................................. 30
2.3.2. Đánh giá rủi ro ............................................................................................. 32
2.3.3. Hoạt động kiểm soát .................................................................................... 33
2.3.4. Thông tin và truyền thông ........................................................................... 33
2.3.5. Giám sát ....................................................................................................... 34
2.3.6. Công nghệ thông tin .................................................................................... 34
2.4. Mô hình nghiên cứu đề xuất ................................................................................. 36
2.4.1. Mô hình nghiên cứu..................................................................................... 36
2.4.2. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................. 37
Chƣơng 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................ 39
3.1. Khung nghiên cứu của đề tài................................................................................ 39
3.1.1. Quy trình nghiên cứu hỗn hợp và chi tiết .................................................... 39
3.1.2. Các bước thực hiện ...................................................................................... 41
3.2. Thiết kế nghiên cứu định tính .............................................................................. 41
3.2.1. Nguồn dữ liệu .............................................................................................. 41
3.2.2. Đối tượng khảo sát và mẫu khảo sát trong nghiên cứu định tính ................ 42
3.2.3. Quy trình thu thập và phân tích dữ liệu định tính ....................................... 43
3.3. Thiết kế nghiên cứu định lƣợng ........................................................................... 45
3.3.1. Nguồn dữ liệu .............................................................................................. 45
3.3.2. Đối tượng khảo sát và mẫu khảo sát trong nghiên cứu định lượng............. 45
3.3.3. Quy trình thu thập và phân tích dữ liệu định lượng .................................... 46
3.4. Phƣơng trình hồi quy tổng quát .......................................................................... 50
Chƣơng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .......................................... 51


4.1. Thực trạng về HTKSNB của các DNBH PNT tại Việt Nam ............................. 51
4.2. Kết quả nghiên cứu định tính xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến sự hữu
hiệu của HTKSNB trong DNBH PNT tại Việt Nam ................................................. 52
4.2.1. Quy trình thực hiện ...................................................................................... 52
4.2.2. Kết quả nghiên cứu định tính ...................................................................... 52

4.3. Kết quả nghiên cứu định lƣợng và bàn luận ...................................................... 54
4.3.1. Quy trình thực hiện ...................................................................................... 54
4.3.2. Kết quả đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự hữu hiệu của
HTKSNB trong DNBH PNT tại Việt Nam ........................................................... 55
Chƣơng 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ...................................................... 74
5.1. Kết luận .................................................................................................................. 74
5.1.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB trong các DNBH
PNT tại Việt Nam .................................................................................................. 74
5.1.2. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự hữu hiệu của HTKSNB trong
các DNBH PNT tại Việt Nam ............................................................................... 74
5.2. Hàm ý quản trị ...................................................................................................... 76
5.2.1. Đối với các DNBH PNT.............................................................................. 76
5.2.2. Đối với các cơ quan quản lý ........................................................................ 78
5.3. Hạn chế của nghiên cứu và hƣớng nghiên cứu tiếp theo ................................... 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BASEL

Basel Committee on Banking Supervision
(Uỷ ban Basel an toàn về hoạt động ngân hàng)

BCTC

Báo cáo tài chính

BTC


Bộ Tài Chính

COSO

Committee Of Sponsoring Organizations
(Uỷ ban thuộc Hội đồng quốc gia Hoa Kỳ về chống gian lận
khi lập BCTC)

ERM

Enterprise Risk Management Framework
(Quản trị rủi ro doanh nghiệp)

DN

Doanh nghiệp

DNBH

Doanh nghiệp bảo hiểm

DNBH PNT

Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ

HTKSNB

Hệ thống kiểm soát nội bộ

KSNB


Kiểm soát nội bộ

NHTM

Ngân hàng thương mại


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1.

Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB

Bảng 3.1.

Số lượng mẫu khảo sát định tính

Bảng 3.2.

Số lượng mẫu khảo sát định lượng

Bảng 4.1.

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB

Bảng 4.2.

Tổng hợp số lượng phiếu khảo sát

Bảng 4.3.


Loại hình doanh nghiệp BH PNT

Bảng 4.4.

Vốn điều lệ của các DNBH PNT

Bảng 4.5.

Thống kê mô tả chung về các yếu tố trong mô hình nghiên cứu

Bảng 4.6.

Kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo Môi trường kiểm soát (MTKS)

Bảng 4.7.

Kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo Đánh giá rủi ro (DGRR)

Bảng 4.8.

Kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo Hoạt động kiểm soát (HDKS)

Bảng 4.9.

Kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo Hoạt động giám sát (HDGS)

Bảng 4.10.

Kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo Công nghệ thông tin (CNTT)


Bảng 4.11.

Kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo SHH của hệ thống KSNB (SHH)

Bảng 4.12.

Kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo HTTT và truyền thông (TTTT)

Bảng 4.13.

Kết quả kiểm định về tính tính thích hợp của phương pháp và dữ liệu thu
thập (KMO and Bartlett’s test)

Bảng 4.14.

Kết quả PT nhân tố EFA (lần 2) sau khi loại bỏ biến quan sát CNTT5

Bảng 4.15.

Kiểm định tương quan từng phần của hệ số hồi quy

Bảng 4.16.

Kiểm định mức độ giải thích của mô hình Model Summary

Bảng 4.17.

Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình (phương sai – ANOVA)


Bảng 4.18.

Kết quả kiểm định giả thuyết

Bảng 4.19.

Vị trí ảnh hưởng của các biến độc lập

Bảng 5.1.

Thứ tự tầm quan trọng của các nhân tố đến SHH của HTKSNB trong các
DNBH PNT tại Việt Nam


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1.

Mô hình tác động của các nhân tố của KSNB tới chất chượng kiểm soát
rủi ro

Hình 1.2.

Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của
HTKSNB trong các NHTM Việt Nam

Hình 2.1.

Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của
HTKSNB trong DNBH Phi nhân thọ ở Việt Nam


Hình 3.1.

Quy trình nghiên cứu hỗn hợp

Hình 3.2.

Quy trình nghiên cứu chi tiết

Hình 3.3.

Chi tiết các bước thực hiện nghiên cứu của tác giả

Hình 3.4.

Quy trình thu thập và phân tích dữ liệu định tính

Hình 3.5.

Quy trình thu thập và phân tích dữ liệu định lượng

Hình 4.1.

Đồ thị phân tán của phần dư chuẩn hóa

Hình 4.2.

Đồ thị giá trị dự đoán chuẩn hóa


TÓM TẮT

Tiêu đề: “Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ
trong các Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam”.
Tóm tắt:
Mục đích của nghiên cứu là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu
hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ở
Việt Nam và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố. Tác giả đã sử dụng phương pháp
nghiên cứu định tính và định lượng dựa trên độ tin cậy của Cronbach 's Alpha, phân
tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích hồi quy bội. Kết quả nghiên cứu cho thấy
mức độ ảnh hưởng của cá nhân tố đến sự hữu hiệu của HTKSNB trong các DNBH
PNT tại Việt Nam giảm dần theo thứ tự sau: Đánh giá rủi ro; Hoạt động kiểm soát;
Thông tin truyền thông; Công nghệ thông tin; Môi trường kiểm soát và Giám sát.
Trong đó, Công nghệ thông tin là nhân tố mà tác giả muốn phát triển trong nghiên
cứu. Và thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm cải
thiện hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp phi
nhân thọ ở Việt Nam tương ứng với từng nhân tố đã đề cập.
Từ khóa: Hệ thống kiếm soát nội bộ (HTKSNB), Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân
thọ (DNBH PNT)


ABSTRACT
Title: “The research of Factors affecting the Effectiveness of Internal Control
Systems in non-life insurance enterprises in Vietnam”

Abstract
The purpose of this research was to determine the factors that affect
effectiveness of internal control systems in non-life insurance enterprises in
Vietnam and the factors’s influence level. The author used the method of qualitative
research and quantitative based on reliability Cronbach's Alpha, exploratory factor
analysis (EFA) and multiple regression analysis. The research has indicated that the
influence level of factors decrease in the following order: risk assessment; control

activities; information and communication; information technology; control
environment; monitoring. In there, information technology is the factor which the
author want to develop in the research. Through the result of the research the author
has suggested the solutions to improve effectiveness of the internal control system
in non-life enterprises in Vietnam with each factor mentioned.

Keywords: Effectiveness of Internal Control Systems; Non-life insurance
enterprise


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong đà phát triển của nền kinh tế hiện nay, Bảo hiểm ngày càng chứng
minh được vai trò quan trọng của mình đối với đời sống kinh tế xã hội. Vai trò quan
trọng của bảo hiểm với tư cách là một loại hình dịch vụ tài chính và là một trong
những cơ chế đảm bảo an sinh xã hội trong nền kinh tế quốc dân như chuyển giao
rủi ro, kích thích tiết kiệm, đầu tư phát triển kinh tế và gián tiếp tạo công ăn việc
làm cho các ngành nghề khác.
Thị trường bảo hiểm Việt Nam đang từng bước hội nhập sâu, rộng với thị
trường bảo hiểm khu vực và quốc tế thông qua cơ chế hợp tác thương mại, dịch
vụ tài chính đa phương hoặc song phương, với các nước ASEAN, Liên minh châu
Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản…Tuy nhiên, đến nay thị trường này còn tiểm ẩn những nguy
cơ rủi ro, từ rủi ro trong bảo hiểm (khai thác, dự phòng, tái bảo hiểm); Rủi ro tài sản
(thị trường, tín dụng, thanh khoản) cho đến rủi ro trong hoạt động (phát triển sản
phẩm, bán hàng và phân phối, khai thác, bồi thường)…bởi do năng lực quản lý rủi
ro của doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) còn yếu; tình trạng trục lợi bảo hiểm ngày
càng gia tang.
Trên thế giới, đã có nhiều tổ chức quốc tế đánh giá, xếp hạng doanh nghiệp

theo lĩnh vực hoạt động, trong đó có lĩnh vực bảo hiểm như A.M.Best, Standard &
Poor’s… Các tổ chức này hoạt động một cách khách quan, không phụ thuộc vào bất
kỳ một công ty bảo hiểm nào, hàng năm, họ căn cứ vào khả năng tài chính, chỉ tiêu
chất lượng hoạt động của các công ty bảo hiểm ở nhiều khu vực trên thế giới để có
đánh giá, phân loại, xếp hạng cho các công ty bảo hiểm theo một chuẩn mực quy
ước. Đây là cơ sở để khách hàng quyết định lựa chọn nên tham gia bảo hiểm với
công ty bảo hiểm này hay với một công ty bảo hiểm khác nhằm hạn chế rủi ro. Còn
ở Việt Nam, hiện nay chưa có một tổ chức nào đánh giá chất lượng hoạt động (xếp
loại, xếp hạng) của các công ty bảo hiểm. Vì vậy nên khả năng tài chính của DNBH
Việt Nam không tương xứng với giá trị tài sản được bảo hiểm mà vẫn nhận bảo
hiểm thường xuyên diễn ra, dẫn đến trách nhiệm và lợi ích của công ty bảo hiểm


2

không tương xứng. Chưa kể, việc cạnh tranh không lành mạnh khi hạ phí bảo hiểm
dưới mức an toàn, tăng hoa hồng quá mức quy định… cũng đã làm tăng rủi ro cho
các DNBH. Nguy cơ phá sản, làm ăn thua lỗ, không thu xếp được tái bảo hiểm, ảnh
hưởng đến hiệu quả kinh doanh là rất lớn.
Nhận thức được rủi ro và tầm quan trọng của việc kiểm soát rủi ro, Nhà nước
ta đã ban hành TT50/2017/TT-BTC quy định về vấn đề này. Theo đó, các DNBH
cũng đã chú trọng hơn đến việc xây dựng một Hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu
(HTKSNB)trong doanh nghiệp. Vậy những nhân tố nào ảnh hưởng đến tính hữu
hiệu của HTKSNB? Đã có nhiều bài nghiên cứu nói về vấn đề này trong các doanh
nghiệp thương mại sản xuất và dịch vụ khác tuy nhiên trong lĩnh vực bảo hiểm phi
nhân thọ thì vẫn chưa chuyên sâu. Đó là lý do để tác giả lựa chọn đề tài“Các nhân
tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các Doanh
nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam”. Từ đó, đưa ra những đề xuất kiến
nghị cần thiết giúp DN sử dụng nguồn lực quản lý một cách hiệu quả nhất.
2.Mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu

a.Mục tiêu nghiên cứu
-

Xác định các nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của HTKSNB trong các

DNBH phi nhân thọ tại Việt Nam.
-

Đo lường mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tác động đến tính hữu hiệu

của HTKSNB tại các doanh nghiệp này.
b. Câu hỏi nghiên cứu
-

Các nhân tố nào ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTKSNB trong các

DNBHPNT tại Việt Nam?
-

Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này?

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của
HTKSNB trong các DNBH phi nhân thọ.
b. Phạm vi nghiên cứu


3


-

Nghiên cứu thực trạng HTKSNB tại các DNBH PNT ở Việt Nam năm 2018.

-

Khảo sát được tiến hành tại một số các DNBH trong nước và DNBH có vốn

đầu tư nước ngoài tại TP.HCM, Bình Dương và Hà Nội.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, kết hợp giữa phương
pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Cụ thể:
-

Phương pháp nghiên cứu định tính: Tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn

bán cấu trúc. Dựa trên các câu hỏi đã xây dựng sẵn, tác giả tiến hành phỏng vấn các
chuyên gia có trình độ, kinh nghiệm về kiểm soát rủi ro trong DNBH phi nhân thọ
để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTKSNB với các tiêu chí
đo lường tương ứng trong các DNBH PNT tại Việt Nam.
Sau khi phỏng vấn, tác giả tổng hợp lại các thông tin, ý kiến ghi chép được
và tiến hành mã hóa dữ liệu tương ứng với các nhân tố và các yếu tố đo lường của
các nhân tố đó. Để kiểm chứng lại thông tin đã thu thập, tác giả sắp xếp các thành
phần và các yếu tố đo lường tương ứng thành bảng câu hỏi khảo sát ý kiến đồng ý
và tiến hành khảo sát trong các DNBH phi nhân thọ tại Việt Nam.
-

Phương pháp nghiên cứu định lượng: Tác giả thực hiện khảo sát theo thang

đo Liker 5 mức độ để thu thập dữ liệu đo lường về mức độ tác động của các nhân tố

dựa trên các nhân tố và yếu tố đo lường đã được kiểm chứng ở phần khảo sát định
tính.
Trong nghiên cứu định lượng, tác giả thực hiện các phương pháp kiểm định
chất lượng thang đo, phân tích nhân tố khám phá, phân tích hồi quy và kiểm định
mô hình hồi quy để phân tích dữ liệu thu thập và đưa ra kết luận.
5. Đóng góp mới của đề tài
Kế thừa mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTKSNB
trong các nghiên cứu trước đây trên lĩnh vực sản xuất, thương mại và ngân hàng, tác
giả kiểm định lại trên lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ nhằm đo lường
mức độ tác động của các nhân tố đến tính hữu hiệu của HTKSNB trong các
DNBHPNT tại Việt Nam.


4

Thông qua mức độ tác động của các nhân tố, tác giả có cơ sở để đề xuất các
chính sách cũng như định hướng nhằm làm tăng tính hữu hiệu của HTKSNB trong
các DNBH PNT đặc biệt là doanh nghiệp nơi tác giả công tác.
6. Kết cấu của Luận văn
Nội dung chính của Luận văn như sau:
Phần mở đầu: Tác giả trình bày các nội dung tổng quan của luận văn như:
Tính cấp thiết của đề tài; Mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu; Đối tượng và phạm vi
nghiên cứu; Phương pháp nghiên cứu; Đóng góp mới của đề tài và kết cấu của luận
văn.
Chƣơng 1: Tổng quan các nghiên cứu liên quan
Nội dung chương trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu của các tác giả trong
nước và ngoài nước về HTKSNB nói chung và HTKSNB trong các DNBH PNT tại
Việt Nam nói riêng, từ đó tìm ra khe hổng cần nghiên cứu của luận văn.
Chƣơng 2: Cơ sở lý luận về HTKSNB
Ở chương này, tác giả trình bày các lý thuyết về HTKSNB, sự hữu hiệu của

HTKSNB và các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTKSNB.
Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu
Tác giả nêu rõ quy trình nghiên cứu, các bước thực hiện cụ thể, từ giai đoạn
phỏng vấn đến giai đoạn khảo sát thu thập dữ liệu, cách thức phân tích và xử lý dữ
liệu trong nghiên cứu.
Chƣơng 4: Phân tích kết quả nghiên cứu
Ở chương này, tác giả trình bày sơ lược về thực trạng HTKSNB trong các
doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam hiện nay và tiến hành phân tích
các kết quả thu được từ nghiên cứu định tính và định lượng.
Chƣơng 5: Kết luận và hàm ý quản trị
Ở chương cuối, tác giả đưa ra các kết luận từ việc phân tích dữ liệu nghiên
cứu. Qua đó đưa ra các giải pháp nâng cao tính hữu hiệu của HTKSNB trong
DNBH PNT tại Việt Nam nói chung và DNBH nơi tác giả công tác nói riêng. Tác
giả cũng nêu lên các điểm hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo.


5

Chƣơng 1
TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
Ở chương này, thông qua việc phân tích, đánh giá các nghiên cứu trên thế
giới cũng như ở Việt Nam về HTKSNB, các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu
của HTKSNB, tác giả xác định khe hổng nghiên cứu và đưa ra các định hướng
nghiên cứu của luận văn.
1.1.

Các nghiên cứu công bố ở nƣớc ngoài
Trong quá trình tìm hiểu đề tài, tác giả nhận thấy có nhiều bài nghiên cứu

của nhiều tác giả ở các nước khác nhau bàn về HTKSNB, về sự ảnh hưởng của các

nhân tố đến tính hữu hiệu của HTKSNB trong các doanh nghiệp sản xuất, thương
mại, và dịch vụ. Sau đây tác giả chỉ trình bày các nghiên cứu chung về HTKSNB
trong ngành kinh doanh dịch vụ và các nghiên cứu về 5 thành phần của HTKSNB
theo khuôn khổ COSO.
1.1.1. Nghiên cứu chung về HTKSNB trong ngành kinh doanh dịch vụ


Nghiên cứu về vai trò của HTKSNB trong ngành kinh doanh bảo
hiểm

Hệ thống kiểm soát nội bộ là xương sống của mỗi công ty bảo hiểm và việc
đạt được thành công các mục tiêu của hầu hết các công ty bảo hiểm phụ thuộc vào
hiệu quả của chính sách và HTKSNB của họ. Nghiên cứu về vấn đề này, các tác giả
Siyanbola Trimisiu Tunji, Oyebamiji Taofeek Adewale, Ibrahim John (2016) đã
thực hiện khảo sát ở các công ty bảo hiểm thuộc bang Adamawa của Nigieria. Kết
quả khảo sát cho thấy ảnh hưởng của HTKSNB đối với hiệu suất của các công ty
bảo hiểm ở Nigeria là đáng kể. Hầu hết các công ty bảo hiểm đều phụ thuộc vào
hiệu quả của chính sách và HTKSNB của họ. HTKSNB đã làm giảm sự xuất hiện
của các hành vi gian lận trong các công ty bảo hiểm ở Nigeria.
Nghiên cứu này cho thấy một số vấn đề lớn ảnh hưởng đến hệ thống kiểm
soát nội bộ trong các công ty bảo hiểm ở Adamawa như thiếu thông tin đào tạo,
truyền thông kém hiệu quả giữa nhân viên, chính sách nhân viên không hiệu quảhay


6

sử dụng lãng phí tài nguyên và chi phí hoạt động cao.
Tác giả cũng kết luận rằng sự bất cẩn của các nhà quản lý có thể tạo cơ hội
cho các nhân viên gian lận và việc thực thi chính sách bắt buộc là một nhân tố chính
về cam kết của tổ chức để xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ thành công.

Dựa trên kết quả của nghiên cứu, tác giả khuyến cáo rằng:
 Các công ty trong ngành bảo hiểm sẽ phải bắt buộc thiết lập một hệ thống
kiểm soát nội bộ tốt;
 Tất cả các luật và quy định phải được thi hành nghiêm ngặt, các hình phạt
tương xứng với mức độ phạm tội được quy định và thực thi;
 Chính sách phúc lợi hợp lý cho nhân viên sẽ giúp giảm thiểu các hoạt động
gian lận xảy ra;
 Các nhà quản lý kiểm soát nội bộ hoặc kiểm toán viên phải được trao quyền
để cho phép họ thực hiện nhiệm vụ của mình.
 Công việc luân chuyển, đào tạo và đào tạo lại nhân viên kiểm soát nội bộ nên
được khuyến khích.


Nghiên cứu về HTKSNB trong ngành ngân hàng

Sau khi tiến hành khảo sát trong ngành ngân hàng của Cộng hòa Ghana,
kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: Môi trường kiểm soát và giám sát các thành phần
hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ của các ngân hàng ở Ghana hoạt động hiệu
quả . Thái độ của hội đồng quản trị và quản lý cấp cao xác định mức độ hiệu quả
kiểm soát nội bộ trong tổ chức. Nếu nhà quản lý tin rằng kiểm soát là quan trọng,
những người khác trong tổ chức sẽ cảm nhận và đáp lại bằng cách thực hiện các quy
định kiểm soát được thiết lập. Tương tự, việc thiết lập hỗ trợ cho các giá trị toàn vẹn
và đạo đức là những yếu tố thiết yếu của môi trường kiểm soát khi chúng ảnh
hưởng đến thiết kế, quản lý và giám sát các thành phần của kiểm soát nội bộ (Arens
& Loebbecke, 1997). Nền tảng của một cấu trúc kiểm soát nội bộ mạnh mẽ và hiệu
quả là môi trường kiểm soát. Do đó, hiệu quả hiện tại của môi trường kiểm soát cho
thấy hệ thống kiểm soát nội bộ rất hiệu quả trong việc thiết lập các cấu trúc kiểm


7


soát nội bộ mạnh mẽ cần thiết để ngăn ngừa gian lận vật chất trong các ngân hàng
(Apostolou & Jeffords, 1990).
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy các hoạt động giám sát hiện tại của các
ngân hàng tập trung vào đơn vị kiểm toán nội bộ độc lập đánh giá khách quan hệ
thống kiểm soát của ngân hàng; định kỳ tham gia đánh giá bên ngoài để đánh giá
khách quan hệ thống kiểm soát; và quản lý khả năng theo dõi xem các thiếu sót có
được khắc phục một cách kịp thời hay không. Có thể suy ra rằng các ngân hàng đã
áp dụng các cơ chế tích cực để đánh giá chất lượng hiệu suất của hệ thống kiểm soát
nội bộ theo thời gian, bao gồm các hoạt động giám sát liên tục, đánh giá riêng biệt
hoặc kết hợp cả hai (INTOSAI, 2004).
Các tác giả cũng nêu ra hạn chế của nghiên cứu là chỉ xem xét hai trong số
năm thành phần kiểm soát nội bộ, và đề xuất nghiên cứu sâu hơn để xác định hiệu
quả kiểm soát nội bộ liên quan đến tất cả các thành phần của HTKSNB.
1.1.2. Tổng hợp các nghiên cứu về 5 thành phần của HTKSNB theo khuôn khổ
COSO


Môi trƣờng kiểm soát

Campbell, Campbell & Adams (2006), Lightle, Castellano & Cutting (2007)
và Hermanson et al. (2012) cho rằng trong năm thành phần của mô hình COSO, môi
trường kiểm soát là quan trọng nhất bởi vì nó tạo thành giai điệu tổng thể của tổ
chức liên quan đến tầm quan trọng của kiểm soát nội bộ.
Một trong những khía cạnh quan trọng trong môi trường kiểm soát là văn hóa
doanh nghiệp được tạo nên bởi nhà lãnh đạo của tổ chức, quan điểm của họ về các
giá trị toàn vẹn và đạo đức. Hơn nữa, có những khía cạnh khác của môi trường kiểm
soát bao gồm năng lực của nhân viên và phân bổ trách nhiệm của nhân viên
(Carrington, T. and Johed, G (2014).
Lightle et al. (2007) kết luận trong nghiên cứu của họ rằng một môi trường

kiểm soát hiệu quả sẽ hỗ trợ và tăng cường các thành phần kiểm soát khác, trong
khi một môi trường kiểm soát yếu sẽ làm suy yếu các thành phần khác. Các tác giả
thảo luận rằng trong một môi trường kiểm soát hiệu quả, các nhân viên được kỳ


8

vọng sẽ làm điều đúng và được hỗ trợ bởi các quản lý cấp cao mặc dù nó có thể
làm tổn hại đến lợi nhuận. Trong khi một môi trường kiểm soát yếu, các quy trình
kiểm soát thường bị bỏ qua, điều này có thể tạo ra cơ hội gian lận. Những phát hiện
của nghiên cứu cho thấy các chính sách và quy trình được thực hiện tốt có thể tăng
cường môi trường kiểm soát. Arwinge (2013) cho rằng các chính sách quản lý rủi ro
nên được đưa vào trong môi trường kiểm soát.
Môi trường kiểm soát có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên trong, chẳng
hạn như các giá trị toàn vẹn và đạo đức trong một tổ chức, triết lý và cách điều hành
của quản lý, cũng như các yếu tố bên ngoài, ví dụ: môi trường cạnh tranh, pháp luật
và quy định góp phần xây dựng cơ cấu tổ chức (Internal Control – Integrated
Framework,2013).
Kết luận: Môi trường kiểm soát có thể là thành phần quan trọng nhất trong
kiểm soát nội bộ nhưng khó quản lý và đánh giá hiệu quả nhất vì hầu hết các thành
phần đều liên quan đến văn hóa tổng thể trong tổ chức (Campbell và cộng sự, 2006;
Lightle và cộng sự, 2007).


Đánh giá rủi ro

Đánh giá rủi ro bao gồm rủi ro nội bộ và bên ngoài (Internal control –
Integrated Framework, 2013). Nguồn rủi ro nội tại xuất phát từ bản chất của hoạt
động kinh doanh, hoạt động đầu tư, cấu trúc tài chính và kế toán cho các giao dịch
hàng ngày. Trong khi các nguồn rủi ro bên ngoài là môi trường pháp lý, chẳng hạn

như thực hành kế toán, pháp luật và quy định, và các yếu tố bên ngoài khác như
điều kiện kinh tế chung, lãi suất hoặc lạm phát (Ramos, 2006). Đánh giá rủi ro đóng
một vai trò thiết yếu trong việc giảm và loại bỏ chi phí rủi ro và bảo vệ phúc lợi của
xã hội bằng cách sử dụng hiệu quả nhất tiền của người nộp thuế trong tổ chức công
(Qiao, 2007). Bằng cách lập kế hoạch và tổ chức các hoạt động, một công ty có thể
giảm rủi ro, tuy nhiên, không thể loại bỏ mọi rủi ro trong tổ chức, do đó điều quan
trọng là các tổ chức có thể chấp nhận một mức rủi ro nhất định (Internal control –
Integrated Framework, 2013).


9

Moeller (2007) giải thích đánh giá rủi ro, theo mô hình COSO, như một quy
trình gồm bốn bước: xác định các rủi ro, ước tính tầm quan trọng của chúng, đánh
giá khả năng và tần suất và xem xét các biện pháp nào nên được thiết kế.


Hoạt động kiểm soát

Kiểm soát các hoạt động liên quan đến hai yếu tố, cụ thể là chính sách và thủ
tục. Một chính sách xác định những hoạt động cần được thực hiện và các thủ tục để
thực hiện các chính sách (Ramos, 2006). Các chính sách và thủ tục giúp đảm bảo
rằng các rủi ro được giảm thiểu và ngăn chặn, cũng như những sai sót và bất thường
trong các báo cáo tài chính được phát hiện và sửa chữa. Các hoạt động kiểm soát
diễn ra ở tất cả các cấp trong một tổ chức và ở tất cả các giai đoạn trong các quy
trình nghiệp vụ (Internal control – Integrated Framework, 2013).
Thành phần hoạt động kiểm soát phải được liên kết với thành phần đánh giá
rủi ro. Sau khi chọn các biện pháp đáp ứng phù hợp trong quá trình đánh giá rủi ro,
ban quản lý nên chọn các hoạt động kiểm soát được yêu cầu để đảm bảo rằng các
biện pháp ứng phó được thực thi hiệu quả (Moeller, 2007). D'Aquila (2013) cho

rằng ban quản lý cần tính đến môi trường, hoạt động và đặc điểm cụ thể của tổ chức
khi lựa chọn và phát triển các hoạt động kiểm soát. Để giảm thiểu rủi ro, cần thiết
phải có các loại hoạt động kiểm soát khác nhau.
Ramos (2006) đề cập rằng có một số loại hoạt động kiểm soát:


Đánh giá cấp cao nhất bao gồm đánh giá hiệu suất thực tế so với ngân

sách và dự báo, cũng như phân tích dữ liệu khác nhau, điều tra mối quan hệ và thực
hiện các biện pháp khắc phục.


Việc xử lý thông tin có thể được chia thành hai nhóm các hoạt động

kiểm soát hệ thống thông tin, tức là các điều khiển chung, như kiểm soát các hoạt
động của trung tâm dữ liệu, bảo trì phần mềm hệ thống và kiểm soát ứng dụng, đảm
bảo giao dịch hợp lệ, được ủy quyền chính xác và được xử lý chính xác.


Kiểm soát vật lý đảm bảo an toàn vật lý của tài sản và bao gồm các

biện pháp bảo vệ đầy đủ về quyền truy cập vào tài sản, ủy quyền truy cập và so sánh
với hồ sơ kiểm soát.


10



Phân chia nhiệm vụ nghĩa là phân công trách nhiệm ủy quyền và ghi


chép các giao dịch cũng như duy trì quyền sở hữu tài sản cho những người khác
nhau nhằm giảm cơ hội che giấu lỗi và bất thường.
Trách nhiệm và trách nhiệm giải trình nên được bổ nhiệm để quản lý hoặc
nhân viên chịu trách nhiệm về các quy trình liên quan đến các rủi ro được xác định.
Hơn nữa, các hoạt động kiểm soát phải được thực hiện bởi các nhân viên có thẩm
quyền với đầy đủ thẩm quyền. Ban quản lý nên xem xét các hoạt động kiểm soát
theo thời gian để xác định xem các hoạt động đó có còn liên quan và thực hiện các
thay đổi cần thiết hay không (D’Aquila, 2013). Hơn nữa, Ramos (2006) gợi ý rằng
việc thiết kế và thực hiện các hoạt động kiểm soát phải được ghi lại để theo dõi
chính xác.


Thông tin và truyền thông

Carrington (2014) đề cập đến các thông tin liên quan cần được xác định.
Điều quan trọng là nhân viên phải biết những thông tin nào có liên quan và quan
trọng để giao tiếp với ban quản lý. Sự tồn tại của các kênh truyền thông khác nhau,
được nhân viên coi là “tự nhiên” và hoạt động tốt theo cách thông tin được xử lý
chính xác, quan trọng để nhân viên biết được địa chỉ và nhận ra tầm quan trọng của
việc chuyển tiếp thông tin đó. Vì vậy, môi trường kiểm soát tốt là quan trọng để có
giao tiếp hiệu quả.
Power (2007) đồng ý với Carrington (2014) rằng chất lượng thông tin và
truyền thông phản ánh chất lượng của môi trường kiểm soát trong một tổ chức tốt
như thế nào. Ngược lại, Martin Sanders & Scalan (2014) cho rằng thông tin và
truyền thông được xem như là một thành phần hỗ trợ các thành phần khác của kiểm
soát nội bộ để chúng có thể hoạt động tốt.
Kết quả nghiên cứu của Welch (2012) cho thấy rằng quản lý nên xem xét
nhân viên như một nhóm các cá nhân đa dạng hơn là một thực thể duy nhất bởi vì
nơi làm việc bao gồm những người có trình độ học vấn khác nhau và nhu cầu giao

tiếp. Do đó, các kênh truyền thông thay thế là cần thiết để cho phép nhân viên lựa
chọn phương tiện thuận tiện nhất.


11

Arwinge (2013) và Svensson (2012) giải thích rằng thông tin liên quan và
kịp thời là cần thiết để đưa ra quyết định liên quan đến tổ chức. Quản lý nên xem
xét thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau, cả bên ngoài lẫn bên trong. Thời gian
đóng một vai trò quan trọng, vì thông tin kịp thời sẽ rất có ích cho quản lý. Bên
cạnh đó, một hệ thống báo cáo bất thường là rất quan trọng để kiểm soát nội bộ hoạt
động tốt. Những bất thường này nên được báo cáo cho một cá nhân chịu trách
nhiệm về hoạt động cũng như cho một người ở cấp bậc quản lý cao hơn (Ramos,
2006).


Hoạt động giám sát

Một trong những mục tiêu chính của thành phần giám sát kiểm soát nội bộ là
đánh giá chất lượng hiệu suất của hệ thống theo thời gian, ghi nhận những hoàn
cảnh sẽ thay đổi. Các quy trình giám sát có thể được thực hiện theo hai cách, như là
một quá trình liên tục và là một phần của một đánh giá riêng biệt (Ramos, 2006).
Ramos (2006) đề cập rằng quá trình giám sát liên tục có thể bao gồm:
- Hoạt động giám sát, được thực hiện trong quá trình kinh doanh bình
thường.
- Giao tiếp bên ngoài có thể bao gồm các khiếu nại từ các bên liên quan.
- Kiểm toán viên bên ngoài có thể xác định các điểm yếu và đưa ra các
khuyến nghị để tăng cường cách kiểm soát nội bộ.
- Việc đăng xuất của nhân viên là một hoạt động được thực hiện. Điều này
cho phép quản lý giám sát việc thực hiện các hoạt động kiểm soát.

Có ba yếu tố cơ bản sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả và hiệu quả của giám sát.
Yếu tố đầu tiên là môi trường kiểm soát bao gồm giai điệu hiệu quả ở đầu, cấu trúc
tổ chức và hiểu biết cơ bản về kiểm soát nội bộ. Niềm tin của quản lý về tầm quan
trọng của việc giám sát có tác động đến hiệu quả của nó và ảnh hưởng đến cách
nhân viên làm việc với giám sát. Cơ cấu tổ chức phân công vai trò giám sát cho
quản lý và nhân viên có năng lực một cách khách quan và phù hợp. Sự hiểu biết cơ
bản giúp thực hiện giám sát liên tục và đánh giá riêng biệt một cách hiệu quả bằng
cách xác định những thay đổi trong môi trường và hệ thống kiểm soát nội bộ


12

(Arwinge, 2013).
Yếu tố thứ hai là thiết kế và thực hiện các quy trình giám sát liên quan đến
khả năng phân bổ tài nguyên của tổ chức một cách hiệu quả. Tổ chức cần hiểu và
ưu tiên các rủi ro. Các quy trình giám sát phải dựa trên quy trình đánh giá rủi ro, vì
ưu tiên rủi ro là một phần của quy trình này. Quy mô và tính phức tạp của các hoạt
động, cũng như tính chất, mục đích của các quy trình giám sát và tầm quan trọng
của các rủi ro được xem xét khi quyết định phạm vi giám sát. Phạm vi giám sát xác
định những gì được giám sát và ai thực hiện các thủ tục (Arwinge, 2013).
Kết quả đánh giá và báo cáo là yếu tố cuối cùng ảnh hưởng đến hiệu quả và
hiệu quả của việc giám sát. Yếu tố này bao gồm việc truyền đạt kết quả giám sát.
Khả năng giao tiếp bất thường của tổ chức là rất quan trọng để kiểm soát nội bộ tốt
và quản lý rủi ro hiệu quả. Hơn nữa, thông tin được truyền đạt cần phải có liên
quan, đầy đủ và kịp thời và cũng được truyền đạt tới nhân viên và cấp quản lý thích
hợp (Arwinge, 2013).
Huefner (2011), Arwinge (2013) và Fourie et al. (2013) nhấn mạnh tầm quan
trọng của một thành phần giám sát hoạt động để tạo thành kiểm soát nội bộ hiệu
quả. Theo thời gian, giám sát không hiệu quả dẫn đến điểm yếu trong các thành
phần khác của kiểm soát nội bộ và phân tích toàn bộ hệ thống kiểm soát nội bộ. Do

đó, một môi trường gian lận và lãng phí sẽ xuất hiện nếu các thành phần khác không
được giám sát thường xuyên.
1.2.

Các nghiên cứu công bố ở trong nƣớc
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, nhu cầu về thông tin tài

chính minh bạch ngày càng được nâng cao. Để đáp ứng nhu cầu cấp thiết này, các
chuẩn mực kiểm toán Việt Nam đã được xây dựng và ban hành. Theo đó, chuẩn
mực kiểm toán Việt Nam số 400 “Đánh giá rủi ro và KSNB” đã hình thành định
nghĩa của HTKSNB. Năm 2012, BTC đã chuẩn hóa lại 37 chuẩn mực kiểm toán
Việt Nam trong đó, chuẩn mực kiểm toán số 315 quy định về việc “Xác định và
đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị kiểm toán và môi
trường của đơn vị”.


13

Trong lĩnh vực ngân hàng, NHNN đã ban hành TT 44/2011/TT-NHNN yêu
cầu các tổ chức tín dụng phải “nhận dạng, đo lường và đánh giá thường xuyên, liên
tục mọi rủi ro có nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến hiệu quả và mục tiêu hoạt động
của tổ chức tính dụng để kịp thời ngăn ngừa, phát hiện và có biện pháp quản lý rủi
ro thích hợp”. Ngày 18/05/2018, NHNN ban hành Thông tư 13/2018/TT-NHNN
quy định về HTKSNB của NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trong đó nêu
rõ các yêu cầu về kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro, giám sát của quản lý cấp cao, các
báo cáo về kiểm soát nội bộ…
Trong lĩnh vực giáo dục, nhiều giáo trình kiểm toán cũng đề cập đến lý
thuyết về “Kiểm soát nội bộ” như “Giáo trình kiểm toán tài chính” của tác giả
Nguyễn Quang Quynh (2006), “Kiểm soát nội bộ” theo khuôn mẫu COSO của tác
giả Trần Thị Giang Tân và bộ môn kiểm toán trường đại học kinh tế thành phố Hồ

Chí Minh.
Trong lĩnh vực bảo hiểm, từ năm 2007, tại Điều 15 Nghị định số
45/2007/NĐ-CP quy định chi tiết về Luật Kinh doanh bảo hiểm đã có quy định về
kiểm tra, KSNB. Năm 2012, cụ thể hóa các quy định về kiểm tra, KSNB tại Nghị
định 45, Điều 36 Thông tư số 124/2012/TT-BTC đã hướng dẫn chi tiết về hoạt động
kiểm tra, KSNB của DN bảo hiểm. Theo đó, DN bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài
phải xây dựng, ban hành quy trình nghiệp vụ và tổ chức kiểm tra, KSNB. Nhìn
chung, các quy định về kiểm tra, KSNB khá cụ thể trong 73/2016/NĐ-CP và
50/2017/TT-BTC, nhưng thực tế triển khai tại các DNBH cho thấy, có nhiều yêu
cầu chưa thực sự được đáp ứng, như việc phổ biến đến tất cả người lao động về quy
trình kiểm tra, KSNB, nâng cao nhận thức của các cấp lãnh đạo trong Ban điều
hành và HĐQT, ban kiểm soát….
1.2.1. Nghiên cứu trong ngành xây dựng
Tác giả Hà Xuân Thạch & Nguyễn Thị Mai Sang (2016) đã nghiên cứu về
ảnh hưởng của các thành phần trong HTKSNB tới chất lượng kiểm soát rủi ro trong
các công ty xây dựng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh với mô hình tác động
như sau:


14

Môi trường nội bộ - IE
Thiết lập mục tiêu - OS
Nhận dạng rủi ro - EI
Đánh giá rủi ro - RA
Tiếp nhận rủi ro - RR

Chất lƣợng kiểm soát rủi ro RA

Các hoạt động KS - CA

Thông tin và truyền thông - IC
Giám sát - M

Hình 1.1. Mô hình tác động của các nhân tố của KSNB tới chất chƣợng kiểm
soát rủi ro (Nguồn: Hà Xuân Thạch & Nguyễn Thị Mai Sang, (2016))
1.2.2. Nghiên cứu trong ngành ngân hàng
Dựa trên kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước cùng nền tảng lý thuyết
liên quan, kết hợp với việc nghiên cứu đặc thù riêng của nền kinh tế Việt Nam, tác
giả Hồ Tuấn Vũ (2016) đã đưa ra mô hình nghiên cứu trong đó hai nhân tố: Thể chế
chính trị và Lợi ích nhóm là phát hiện mới của tác giả:


×