Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng lựa chọn chuyên ngành Tổ chức nhân sự của sinh viên Học viện Hành chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 113 trang )

BỘ GIAO DUC VÀ ĐÀO TAO
TRƯƠNG ĐAI HOC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYÊN ĐINH MINH

NGHIÊN CƯU NHÂN TỐ ANH HƯƠNG ĐẾN XU HƯƠNG
LƯA CHON CHUYÊN NGÀNH TỔ CHƯC NHÂN SƯ CUA
SINH VIÊN HOC VIÊN HÀNH CHÍNH

LUÂN VĂN THAC SỸ KINH TẾ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH-2012


BỘ GIAO DUC VÀ ĐÀO TAO
TRƯƠNG ĐAI HOC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYÊN ĐINH MINH

NGHIÊN CƯU NHÂN TỐ ANH HƯƠNG ĐẾN XU HƯƠNG
LƯA CHON CHUYÊN NGÀNH TỔ CHƯC NHÂN SƯ CUA
SINH VIÊN HOC VIÊN HÀNH CHÍNH
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số

: 60340102

LUÂN VĂN THAC SỸ KINH TẾ

NGƯƠI HƯƠNG DÂN KHOA HOC: PGS.TS PHƯƠC MINH HIÊP


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH-2012


LƠI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luân văn thac sy: “Nghiên cứu nhân tố anh hương đế xu hương
lưa chon chuyên nganh Tổ chức nhân sư cua sinh viên Hoc viên Hanh chinh” la kết
qua cua quá trinh hoc tâp, nghiên cứu đôc lâp va nghiêm tuc. Các số liêu trong luân
văn đươc thu thâp từ thưc tế có nguôn gốc rõ rang, tin cây, đươc xử lý trung thưc
va khách quan.
Tác gia

Nguyên Đinh Minh

i


LƠI CAM ƠN
Trươc tiên, tôi xin chân thanh gửi lơi cam ơn đến quý thây cô Khoa Quan tri
kinh doanh cua Trương Đai hoc Kinh tế Tp. Hô Chi Minh đã trang bi cho tôi nhiêu
kiến thức quý báu trong thơi gian qua.
Tôi xin chân thanh gửi lơi cam ơn đến PGS.TS Phươc Minh Hiêp, ngươi
hương dân khoa hoc cua luân văn, đã giup tôi tiếp cân thưc tiên, phát hiên đê tai va
tân tinh hương dân tôi hoan thanh luân văn nay.
Xin cam ơn gia đinh đã kip thơi đông viên, hỗ trơ tôi trong suốt khóa hoc
Tác gia

Nguyên Đinh Minh

ii



DANH MUC CAC CHỮ VIÊT TĂT, KÝ HIÊU
HVHC: Hoc viên Hanh chinh
TCNS: Tổ chức nhân sư
TP.HCM: Thanh phố Hô Chi Minh
SV: Sinh viên
DANH MUC CAC BANG BIÊU
Bang 2.1: Tổng kết kết qua nghiên cứu các mô hinh..............................................24
Bang 2.2: Số liêu sinh viên đăng ký theo hoc các chuyên nganh............................26
Bảng 2.3: Tóm tắt các giả thuyết nghiên cứu..........................................................32
Bang 4.1 Tóm tắt thống kê mô ta các biến đinh tinh...............................................53
Bảng 4.2: Thống kê mô tả biến phụ thuộc...............................................................55
Bang 4.3: Kết qua phân tich Cronbrach’s Alpha lân 1 cho thang đo nhân tố anh
hương đến xu hương lưa chon chuyên nganh tổ chức nhân sư...............................56
Bang 4.4: Kết qua phân tich Cronbach’s Alpha cho thang đo xu hương lưa chon..57
Bảng 4.5 : Kết quả phân tích nhân tố EFA các biến độc lập...................................58
Bảng 4.6: Phân tích phương sai tổng thể.................................................................59
Bang 4.7: Kết qua phân tich nhân tố khám phá lân 2..............................................60
Bảng 4.8 : Kết quả phân tích EFA biến phụ thuộc..................................................61
Bảng 4.9: Ma trận dạng thức biến phụ thuộc..........................................................62
Bảng 4.10 : Ma trận thành phần biến phụ thuộc......................................................62
Bang 4.11: Kết qua phân tich Cronbrach’s Alpha lân 2 cho thang đo nhân tố
anh hương đến xu hương lưa chon chuyên nganh tổ chức nhân sư........................63
Bang 4.12: Kết qua phân tich tương quan giưa các biến........................................66
Bảng 4.13: Tóm tắt mô hình hồi quy.......................................................................67

iii


DANH MUC CAC HINH

Hinh 2.1: Mô hinh cua D.W. Chapman...................................................................22
Hinh 2.2: Mô hinh nghiên cứu cua đê tai................................................................33
Hinh 3.1: Quy trinh nghiên cứu...............................................................................35
Hinh 3.2: Mô hinh nghiên cứu đã đươc điêu chinh lai lân 1...................................41
Hinh 4.1: Mô hinh nghiên sau khi điêu chinh.........................................................64
Hinh 4.2: Mức đô anh hương cua các nhân tố đến xu hương lưa chon...................69

iv


MUC LUC
LƠI CAM ĐOAN....................................................................................................i
LƠI CAM ƠN..........................................................................................................ii
DANH MUC CHỮ VIÊT TĂT, KÝ HIÊU.............................................................iii
DANH MUC BANG BIÊU.....................................................................................iii
DANH MUC HINH VẼ VÀ ĐỒ THI.....................................................................iv
MUC LUC...............................................................................................................v
CHƯƠNG 1: TÔNG QUAN VÊ ĐÊ TÀI...............................................................1
1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................1
2. Mục đich nghiên cứu...........................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................3
5. Ý nghĩa - Khả năng ứng dụng.............................................................................4
6. Kết cấu của luận văn............................................................................................4
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ MÔ HINH NGHIÊN CƯU...........................5
2.1. Cơ sơ lý luân vê lưa chon chuyên nganh..........................................................5
2.1.1. Môt số khái niêm...........................................................................................5
2.1.1.1. Lựa chọn.....................................................................................................5
2.1.1.2. Xu hương lưa chon chuyên nganh..............................................................5
2.1.2. Ban chât cua sư lưa chon chuyên nganh........................................................6

2.1.3. Các yếu tố tác đông đến xu hương lưa chon chuyên nganh..........................8
2.1.3.1. Yếu tố cá nhân............................................................................................11
2.1.3.2. Yếu tố gia đình...........................................................................................14
2.1.3.3. Tư vân hương nghiêp cua các Khoa...........................................................14
2.1.3.4. Yếu tố ban be..............................................................................................15
2.1.3.5. Yếu tố các phương tiện thông tin đại chúng...............................................16
2.1.4. Tổng quan vê các công trinh nghiên cứu có liên quan..................................16
2.2. Cơ sơ lý thuyết va mô hinh nghiên cứu...........................................................20
v


2.2.1. Cơ sở lý thuyết...............................................................................................20
2.2.1.1 Mô hinh cua D.W. Chapman.......................................................................23
2.2.1.2 Mô hinh cua lý thuyếế t phát triên nghê nghiêp...........................................24
2.2.1.3. Tổng kết kết qua nghiên cứu các mô hinh..................................................20
2.2.2. Lưa chon mô hinh nghiên cứu trong bối canh lưa chon chuyên nganh cua
sinh viên Hoc viên Hanh chinh...............................................................................25
2.2.3. Các giả thuyết nghiên cứu.............................................................................28
2.2.3.1. Yếu tố về đặc điểm trương đai hoc, nganh hoc..........................................28
2.2.3.2. Yếu tố vê nỗ lưc giao tiếp vơi sinh viên cua Khoa đao tao
chuyên nganh...........................................................................................................30
2.2.3.3. Yếu tố về các cá nhân có ảnh hưởng đến quyết định của sinh viên...........31
2.2.3.4. Yếu tố về tính tương thích giữa cá nhân sinh viên với chuyên ngành.......31
2.2.3.5. Yếu tố về khả năng đáp ứng sự mong đợi tương lai...................................32
2.2.4. Mô hii nh nghiên cứu cua đê tai.....................................................................33
TOM TĂT CHƯƠNG 2..........................................................................................34
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ VÀ ĐÁNH GIÁ THANG ĐO........................................35
3.1. Quy trinh nghiên cứu........................................................................................35
3.2. Xây dưng thang đo nháp 1................................................................................36
3.3. Nghiên cứu sơ bô..............................................................................................38

3.3.1. Thiết kế nghiên cứu sơ bô.............................................................................38
3.3.2. Kết qua nghiên cứu sơ bô..............................................................................39
3.4. Thiết kế biến quan sát cho các thang đo thanh phân........................................42
3.5. Nghiên cứu định lượng.....................................................................................45
3.5.1. Chiến lược nghiên cứu...................................................................................45
3.5.2. Phạm vi và cỡ mẫu........................................................................................45
3.5.3. Thiết kế bảng câu hỏi và thang đo.................................................................46
3.5.4.Phương pháp chọn mẫu và thiết kế mẫu.........................................................46
3.6. Phương pháp phân tích dữ liệu.........................................................................47
vi


3.6.1. Đánh giá thang đo..........................................................................................47
3.6.2. Độ giá trị........................................................................................................48
3.6.3. Hồi qui tuyến tính..........................................................................................49
3.6.4. Kiểm định giả thuyết.....................................................................................49
TOM TĂT CHƯƠNG 3..........................................................................................51
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...............................................................52
4.1. Thống kê mô tả dữ liệu.....................................................................................52
4.1.1. Mẫu dữ liệu nghiên cứu.................................................................................52
4.1.2. Thống kê mô tả biến định tính.......................................................................52
4.1.3. Thống kê mô tả biến định lượng...................................................................54
4.1.3.1. Kết quả thống kê mô tả biến độc lập..........................................................54
4.1.3.2. Kết quả thống kê mô tả biến phụ thuộc .....................................................54
4.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo ....................................................................55
4.2.1. Thang đo các khái niệm thành phần .............................................................55
4.2.2. Thang đo xu hương lưa chon ........................................................................55
4.3. Phân tích nhân tố .............................................................................................57
4.3.1. Phân tích nhân tố biến độc lập.......................................................................57
4.3.2. Phân tích nhân tố biến phụ thuộc .................................................................61

4.3.3. Kiêm đinh đô tin cây cua thang đo mơi ........................................................63
4.3.4. Mô hinh nghiên cứu điêu chinh.....................................................................64
4.4. Kiêm đinh mô hinh băng phân tich hôi quy bôi...............................................65
4.4.1. Phân tich tương quan giưa các biến...............................................................65

4.4.2.Phân tích hồi qui....................................................................................66
TOM TĂT CHƯƠNG 4..........................................................................................70
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..........................................................71

5.1. Thảo luận về kết quả nghiên cứu ............................................................71
5.2. Môt số nguyên nhân cơ ban dân đến viêc lưa chon chuyên tổ chức nhân sư
cua sinh viên giam...................................................................................................72
vii


5.2.1. Đăc điêm cua chuyên nganh đao tao.............................................................72
5.2.2. Nỗ lưc giao tiếp cua Khoa chuyên nganh......................................................73
5.2.3. Tinh tương thich vơi đăc điêm cá nhân.........................................................74
5.2.4. Kha năng đáp ứng sư mong đơi.....................................................................74
5.3. Hạn chế nghiên cứu..........................................................................................75

5.4. Kết luận và đề nghị cho nghiên cứu tiếp theo .........................................76
5.5. Môt số kiến nghi...............................................................................................76
TÀI LIÊU THAM KHAO......................................................................................................77
Phụ lục 1: Dan bai thao luân nhóm.........................................................................ix
Phụ lục 2: Bang câu hoi nghiên cứu đinh lương.....................................................xi
Phụ lục 3: Phân tich đô tin cây cronbach anpha lân 1……………………………xiv
Phụ lục 4: Phân tich nhân tố khám phá lân 1……………………………………xvii
Phụ lục 5: Phân tich nhân tố khám phá lân 1 …………………………………...xxii
Phụ lục 6: Phân tich nhân tố khám phá biến phụ thuôc ……………………….xxvii

Phụ lục 7: Phân tich đô tin cây cronbach anpha lân 2 ………………………..xxviii
Phụ lục 8: Kết qua phân tich tương quan ………………………………………xxix
Phụ lục 9: Kết qua phân tich hôi quy tuyến tinh ………………………………..xxx

viii


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1. Lý do chọn đề tài
Sinh viên đại học nói chung và sinh viên năm thứ nhất nói riêng là lứa tuổi
bắt đầu bước vào ngưỡng cửa cuộc đời với những lý tưởng, ước mơ, khát khao và
hoài bão. Một cuộc sống tương lai đầy hấp dẫn, lý thú song cũng đầy bí ẩn và khó
khăn ở phía trước. Khác với các lứa tuổi khác, sinh viên có sự chuẩn bị về tâm thế,
kiến thức và môi trường giao tế xã hội cũng như môi trường hoạt động rộng hơn rất
nhiều nên suy nghĩ của sinh viên chín chắn hơn khi quyết định kế hoạch đường đời
của mình. Tuy nhiên trong thực tế, việc chọn ngành nghề, quyết định đường đời
của sinh viên không đơn giản bởi vì ngành nghề trong xã hội rất phong phú, mỗi
ngành nghề đều có những yêu cầu riêng…
Ngay từ khi bước vào giảng đường đại học, hầu hết các sinh viên đều mong
muốn một cuộc sống giàu có, một tương lai rạng ngời, một công việc ổn định, danh
giá với địa vị xã hội ngày càng được củng cố.
Ước mơ của các sinh viên đôi khi còn rất xa với thực tế lao động, hoạt động
nghề nghiệp, chưa thấy được giá trị đích thực của các nghề. Các sinh viên có kỳ
vọng quá cao vào một số nghề nhưng khi tiếp xúc với nghề nghiệp trong thực tế
thường làm các sinh viên thất vọng. Chọn nghề mà hiểu biết quá ít, thậm chí không
hiểu nghề định chọn thì sớm muộn sẽ gặp trở ngại lớn trong hoạt động nghề nghiệp
của cá nhân, tạo sự hẫng hụt, bi quan chán nản, miễn cưỡng trong lao động. Thực
tế cho thấy, không phải bao giờ nam nữ thanh niên cũng có thể giải quyết đúng đắn
vấn đề chọn nghề của mình.
Học viện Hành chính là cơ sở đào tạo nguồn nhân lực cho cơ quan hành

chính nhà nước, thu hút các sinh viên có ước mơ chủ yếu làm quan chức với công
việc ổn định và cơ hội tiến thân lâu dài. Từ năm 2000, Học viện được phép tuyển
sinh hệ chính quy và cho đến nay nhà trường đã tuyển sinh đến khóa 13. Từ năm
1


2009, Học viện triển khai đào tạo 08 chuyên ngành, gồm: Tổ chức nhân sự, Quản
lý công, Quản lý xã hội, Quản lý kinh tế, Quản lý đô thị, Tài chính công, Thanh tra,
Chính sách công.
Việc triển khai đào tạo chuyên ngành trong bối cảnh nhà trường còn chưa
kịp chuẩn bị về mọi mặt đã làm cho các sinh viên có nhiều phân vân khi quyết định
sự nghiệp của cuộc đời.
Trong 08 chuyên ngành đó, chuyên ngành tổ chức nhân sự là được sinh viên
lựa chọn nhiều nhất. Song số lượng qua các năm có sự biến động thất thường. Điều
này cho thấy kỹ năng lựa chọn chuyên ngành của sinh viên còn thiếu, cần phải có
sự hướng dẫn để các sinh viên khi chọn chuyên ngành, biết kết hợp một cách lý
tưởng ba yếu tố: nguyện vọng, năng lực của cá nhân, những đòi hỏi của nghề
nghiệp và yêu cầu của xã hội. Vì vậy tôi mạnh dạn thực hiện đề tài nghiên cứu
"Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng lựa chọn chuyên ngành tổ chức
nhân sự của sinh viên Học viện Hành chính” nhằm tìm ra các giải pháp để góp
phần nâng cao hiệu quả công tác tư vấn hướng nghiệp cho sinh viên.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích:
- Xác định và đánh giá mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định
lựa chọn chuyên ngành Tổ chức nhân sự của SV.
- Đề xuất các kiến nghị để góp phần nâng cao hiệu quả công tác tư vấn hướng
nghiệp cho sinh viên trong quyết định lựa chọn lựa chọn chuyên ngành.
Để đạt được mục đích đặt ra, nghiên cứu đã tập trung vào các nhiệm vụ sau:
- Lựa chọn và vận dụng một số lý thuyết xã hội học để xây dựng và kiểm định mô
hình nghiên cứu của đề tài.


2


- Trên cơ sở mô hình nghiên cứu, xây dựng và kiểm định thang đo, tiến hành khảo
sát trên mẫu sinh viên được lựa chọn để xác định các nhân tố tác động đến quyết
định lựa chọn chuyên ngành.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố tác động đến xu hướng lựa chọn chuyên
ngành tổ chức nhân sự của sinh viên HVHC.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu này đã tiến hành khảo sát và đánh giá mức
độ tác động của các nhân tố đến đến xu hướng lựa chọn chuyên ngành tổ chức
nhân sự của 450 sinh viên của HVHC cơ sở TP.HCM.
4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện thông qua 2 bước: nghiên cứu sơ bộ và nghiên
cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp định tính
trên cơ sở nghiên cứu trước đây về các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn ngành, các
định nghĩa về xu hướng lựa chọn ngành và các thành phần của xu hướng. Sau đó
thông qua kỹ thuật tham vấn ý kiến của các chuyên gia và giảng viên có nhiều kinh
nghiệm trong lĩnh vực này, đồng thời quan sát tại nơi học tập các biểu hiện của các
nhân tố tố ảnh hưởng để điều chỉnh thang đo thiết lập bảng câu hỏi sử dụng cho
nghiên cứu ở bước tiếp theo. Nghiên cứu chính thức được thực hiện theo phương
pháp định lượng với kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi điều tra.
Mẫu điều tra trong nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp lấy
mẫu thuận tiện với khoảng 450 sinh viên đang theo học tại Học viện Hành chính.
Kết quả đo lường trong nghiên cứu chính thức được sử dụng để điều chỉnh mô hình
nhân tố ảnh hưởng chính thức. Bảng câu hỏi điều tra được hình thành theo cách:
Bảng câu hỏi hình thành từ các nghiên cứu định tính, sau đó tham vấn lấy ý kiến
của các chuyên gia, điều chỉnh để đưa ra bảng câu hỏi chính thức. Việc kiểm định
thang đo nghiên cứu sơ bộ cùng với các giả thuyết đề ra bằng hệ số tin cậy

Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA dựa trên kết quả xử lý số liệu
3


bằng phần mềm SPSS 16. Thang đo cũng được kiểm định so sánh theo các đặc
điểm bằng phân tích phương sai Anova.
5. Ý nghĩa - Khả năng ứng dụng
Đề tài nghiên cứu sẽ cho biết những yếu tố nào sinh viên quan tâm nhiều
nhất trong quá trình lựa chọn chuyên ngành theo đuổi. Kết quả này có thể giúp
Khoa và Học viện có chính sách tư vấn hướng nghiệp một cách chính xác, đáp ứng
mong đợi của sinh viên. Ngoài ra, dựa trên những mong muốn của sinh viên đề tài
cũng đưa ra các biện pháp, hướng thực hiện giúp nhà trường hỗ trợ sinh viên ngay
từ đầu để tránh đi những sai sót trong việc xác định tương lai của mình.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu luận được kết cấu 05 chương
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu
Chương 3: Thiết kế và đánh giá thang đo
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và kiến nghị

4


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận về lựa chọn chuyên ngành
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Lựa chọn
Thuật ngữ “lựa chọn” được dùng để nhấn mạnh việc phải cân nhắc, tính
toán để quyết định sử dụng loại phương thức hay cách thức tối ưu trong số những

điều kiện hay cách thức hiện có để đạt được mục tiêu trong các điều kiện khan
hiếm nguồn lực. Sinh viên sau giai đoạn học đại cương thường được nhà trường,
gia đình, người thân tư vấn trong việc chọn ngành học phù hợp với mục tiêu nghề
nghiệp và học lực. Sau khi chọn ngành, nghề mình thích, căn cứ vào các tiêu chí:
năng lực bản thân, điểm chuẩn, chỉ tiêu tuyển, nhu cầu xã hội, việc làm sau khi ra
trường, điều kiện vị trí địa lý... sinh viên xác định ngành học phù hợp với năng lực
rồi làm các thủ tục đăng ký ngành học. Trong nghiên cứu này, khái niệm lựa chọn
được để chỉ hành vi ra quyết định và đó chính là quyết định theo đuổi một chuyên
ngành để học tập và có tấm bằng cử nhân đại học để làm hành trang vào đời. Lựa
chọn chuyên ngành là sự quyết định nghề nghiệp trong tương lai.
2.1.1.2. Xu hướng lựa chọn chuyên ngành
Tuỳ thuộc vào đặc trưng cho mỗi lĩnh vực hoạt động khoa học mà khi xem
xét lựa chọn chuyên ngành có thể có những quan điểm khác nhau về khái niệm
này. Có quan điểm cho rằng đó là hệ thống các biện pháp giúp cho thế hệ trẻ chọn
ngành nghề có tính đến nhu cầu của xã hội và năng lực của bản thân; quan điểm
khác cho rằng đó là những mối quan hệ kinh tế giúp cho mỗi thành viên xã hội
phát triển năng lực đối với lao động và đưa họ vào một lĩnh vực hoạt động cụ thể,
phù hợp với việc phân bố lực lượng lao động xã hội... Trong nghiên cứu này, lựa
chọn chuyên nghành là sự tác động của một tổ hợp các lực lượng xã hội, các điều
kiện xã hội tồn tại trong môi trường giáo dục đại học giúp cho các sinh viên có
những hiểu biết cơ bản về một số chuyên ngành phổ biến để khi tốt nghiệp ra
5


trường, các em có thể lựa chọn cho mình một cách có ý thức nghề nghiệp tương lai
trên cơ sở kiến thức đã học của những chuyên ngành mà mình đã lựa chọn.
Xu hướng lựa chọn chuyên ngành là tập hợp tất cả các khả năng làm cho
sinh viên có thể ra quyết định một cách chắc chắn về một chuyên ngành nào đó để
lựa chọn. Tập hợp các khả năng có thể do các nhân tố bên ngoài, bên trong quyết
định để làm cho chủ thể lựa chọn có thể chắc chắc lựa chọn hoặc quan tâm đến

chuyên ngành nào đó nhiều hơn khi quyết định lựa chọn.
Xu hướng lựa chọn được đo lường bằng việc ưu tiên lựa chọn, sẽ lựa chọn
trong tương lai, quan tâm nghiên cứu để cân nhắc cẩn trọng trước khi quyết định
cuối cùng.
2.1.2. Bản chất của sự lựa chọn chuyên ngành
Thứ nhất, sự lựa chọn chuyên ngành mang bản chất chủ quan của từng cá
nhân một cách sâu sắc.
Lựa chọn chuyên ngành của sinh viên diễn ra với sự tác động, ảnh hưởng,
chi phối bởi nhiều yếu tố đan xen. Những yếu tố này tồn tại và xuất phát từ trong
môi trường gia đình, cộng đồng, lớp học, nhà trường, nơi sinh viên học tập, sinh
sống. Môi trường hay những yêu tố này tác động tới suy nghĩ, ý thức, tư tưởng,
nhu cầu, động cơ, sở thích nghề nghiệp của sinh viên. Tuy nhiên yếu tố bản thân
của sinh viên mới chính là nhân tố quyết định, thể hiện tính chủ thể của quá trình
lựa chọn chuyên ngành. Tỷ lệ ảnh hưởng của những tác động khách quan tới sự lựa
chọn trên mỗi cá nhân là nhiều ít khác nhau, song quyết định cuối cùng của quá
trình lựa chọn ngành nghề bao giờ cũng thuộc về một con người cụ thể.
Thứ hai, sự lựa chọn chuyên ngành có tính chất quyết định đến tương lai của
chủ thể lựa chọn.
Sự kết hợp giữa nhu cầu, nguyện vọng cá nhân với yêu cầu do nghề nghiệp
và xã hội đòi hỏi là đặc trưng mang tính bản chất của quá trình lựa chọn chuyên
ngành. Nhiều khi sự mong muốn ngành nghề của bản thân lại không được xã hội
ủng hộ, chấp nhận. Sự đòi hỏi về số lượng, chất lượng nguồn nhân lực trong các
6


lĩnh vực nghề nghiệp với nguyện vọng cá nhân kết hợp với nhau trong trở thành
hai nhân tố chính yếu cấu thành nên tính chính xác của việc lựa chọn chuyên
ngành. Sự lựa chọn đó đòi hỏi mỗi cá nhân phải có trách nhiệm. Vừa là trách
nhiệm với bản thân, vừa là trách nhiệm đối với xã hội. Trách nhiệm và quyền lợi
nhiều khi là một, và trong tình huống này thì quyền lợi và trách nhiệm chồng khít

lên nhau. Chủ thể của sự lựa chọn phải dựa trên những gì mà mình có được từ
những hoạt động của mình để có thể có sự lựa chọn phù hợp. Sự phù hợp vùa giúp
cho xã hội có được một người lao động đủ chuẩn để tham gia gia vào thị trường,
đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực, vừa là cơ hội để giúp bản thân phát triển trở
thành những thành viên tích cực, có ích cho xã hội thay vì là những gánh nặng thất
nghiệp do sự chọn lựa nhầm lẫn ban đầu. Quyết định lựa chọn chuyên ngành
dường như có tính chất quyết định đến tương lai của sinh viên sau này. Tuy nhiên
đó không phải là tất cả.
Thứ ba, sự lựa chọn chuyên ngành đòi hỏi có sự hiểu biết cặn kẽ thông tin
chuyên ngành lựa chọn và gắn liền với những đặc trưng của xã hội.
Lựa chọn chuyên ngành là một hoạt động có đối tượng. Đối tượng ở đây
chính là những chuyên ngành mà sinh viên sẽ chọn. Chuyên ngành được chọn trở
thành mục đích hoạt động của sinh viên. Để đạt tới mục đích, sinh viên cần phải
hiểu rõ đối tượng (nghề). Sự hiểu biết này càng cặn kẽ, sâu sắc, đầy đủ bao nhiêu
thì khả năng chiếm lĩnh nghề nghiệp càng nhanh chóng trở thành hiện thực bấy
nhiêu. Một khi đã hiểu rõ nghề nghiệp, sinh viên sẽ dần thiết lập được kế hoạch cụ
thể, có những biện pháp, phương pháp thích hợp trong học tập, rèn luyện để chiếm
lĩnh được nghề lựa chọn ở những mức độ khác nhau. Việc xác định mục đích cho
sự lựa chọn chuyên ngành của sinh viên là rất đa dạng và phức tạp. Muốn xác định
được chuyên ngành sẽ chọn phù hợp với mình, ngoài việc hiểu biết về chuyên
ngành đó, sinh viên phải tự hiểu mình. Chỉ có trên cơ sở này, bản thân sinh viên
mới đáp ứng với những yêu cầu của nghề nghiệp.

7


Trong quá trình tồn tại và phát triển, giai đoạn lựa chọn chuyên ngành được
coi là một bộ phận, một mắt xích trong cấu trúc đời sống của con người. Khi xác
định cho mình một hướng đi, một vị trí hoạt động trong đời sống xã hội chính là
lúc con người ta lựa chọn nghề. Quá trình lựa chọn chuyên ngành không phải là

chốc lát, không phải diễn ra chỉ một lần mà nó nảy sinh trong các mối quan hệ
phức tạp, lựa chọn chuyên ngành được đặt trong một hệ thống các mối quan hệ
giữa chủ thể (người lựa chọn) và những điều kiện khách quan có mối quan hệ trực
tiếp đối với nghề nghiệp. Nếu như việc xem xét và lựa chọn nghề nghiệp của sinh
viên tách khỏi các dạng lựa chọn trong đặc trưng của cuộc sống con người thì sẽ
dẫn tới sự hạn chế kết quả thực tế của các biện pháp hướng nghiệp, giới hạn khả
năng điều khiển quá trình tái sản xuất nguồn nhân lực cho đất nước.
2.1.3. Các yếu tố tác động đến xu hướng lựa chọn chuyên ngành
Trong rất nhiều phương pháp hướng dẫn lựa chọn ngành nghề [21] đã đưa ra
giả thuyết rằng việc cá nhân đối mặt với việc lựa chọn ngành nghề trong suốt quá
trình lựa chọn ngành nghề đã ảnh hưởng tích cực đến việc triển khai quyết định
nghề nghiệp. Như vậy, điều này có nghĩa là chính yếu tố thuộc về bản thân cá nhân
người đi học sẽ quyết định nhiều đến việc lựa chọn chuyên ngành ở bậc đại học.
Như những giả thuyết đề cập ở trên nhưng ở mức độ rõ ràng hơn, một giả
thuyết khác cho rằng sự khám phá bản thân và môi trường sẽ giúp con người cảm
thấy có sự thích hợp cao hơn với chuyên ngành đã chọn. Điều này sẽ giúp con
người cảm thấy hài lòng hơn, dễ dàn xếp hơn, chắc chắn hơn và gắn bó hơn với lựa
chọn của mình. [22]
Những học thuyết tương tự đã được phát triển thêm với cái nhìn về ảnh
hưởng của sự cam kết của chuyên ngành đã chọn dựa trên những khía cạnh của
việc triển khai sự chọn lựa (e.g., Harren, 1979) và hiện thực hóa chọn lựa (Lent,
Brown, & Hackett, 1994). Bất chấp những giả thuyết này, một tài liệu về cách ra

8


quyết định nói rằng kinh nghiệm đã cho thấy mối quan hệ giữa việc đối phó với
nhiệm vụ mang tính lựa chọn của cá nhân với việc triển khai lựa chọn.
Dựa trên nguyên tắc phân loại của những vấn đề lựa chọn sự nghiệp [19] các
tác giả đã phân loại 6 nhân tố chính ảnh hưởng quá trình lựa chọn chuyên ngành:

1. Sự định hướng (nhận thức được sự cần thiết của việc ra quyết định và có động
lực tham gia vào quá trình lựa chọn sự nghiệp)
2. Sự khám phá bản thân (tìm hiểu về bản thân)
3. Sự tìm hiểu bao quát về môi trường (tìm hiểu về những ngành nghề khác nhau)
4. Sự khám phá theo chiều sâu về môi trường (tìm hiểu về xu hướng tăng giảm của
những ngành nghề khác nhau)
5. Quyền lựa chọn (cố gắng chọn ngành mình thích)
6. Sự cam kết (sức mạnh của niềm tin và gắn bó với một nghề nghiệp cụ thể).
Sự khám phá môi trường để tìm hiểu về ngành nghề cho chúng ta nhận thức
được được một điều rằng bản thân sinh viên tự tìm hiểu sẽ gặp những trắc trở
không mong muốn. Đó là những quan điểm phi chính thức dựa trên những nền
tảng thiếu hụt một cách trầm trọng về thông tin cũng như những am hiểu cần thiết
về chuyên ngành đó. Như vậy, nhất thiết phải có hoạt động hướng nghiệp. Các bộ
phận có trách nhiệm, các giảng viên hay ít ra là những người có tiếng nói chính
thức sẽ phải chịu trách nhiệm về vấn đề này nếu như họ không muốn rằng những
thông tin lệch chuẩn xuất hiện một cách đáng tiếc.
Bên cạnh đó, một bài báo khác cũng đưa ra những thang đo cho việc đánh
giá chất lượng của việc lựa chọn chuyên ngành, bao gồm: muốn biến lựa chọn
thành hiện thực, sự thỏa mãn về chọn lựa, sự điều chỉnh về chuyên ngành đã lựa
chọn, sự thể hiện trong nghề nghiệp đã lựa chọn và sự ổn định của chọn lựa. [17]
Một số tác giả khác, cũng nghiên cứu và chỉ rõ 3 nhân tố ảnh hưởng đến
việc áp dụng lựa chọn chuyên ngành của sinh viên: (1) sinh viên có hay không vào
học tại trường mà họ muốn vào (2) sự cam kết về ngành học đã chọn (3) sự đánh
9


giá chuyên môn trong suốt những học kì đầu được báo cáo bởi sinh viên. Sự đánh
giá chuyên môn là thành tích của sinh viên so với yêu cầu từ ngành học bao gồm
động lực từ công việc chuyên môn, khả năng đáp ứng yêu cầu từ ngành học cũng
như khả năng làm việc (Baker &Syrik, 1989).

Ngoại trừ 3 yếu tố trên, thành tích học tập cũng được xem xét trong bài
nghiên cứu này (Wintre,

Bowers, Gordner, & Lange, 2006). Một số lượng lớn

sinh viên bỏ học và không hoàn thành được khóa học đại học(Wintre, Bowers,
Gordner, & Lange, 2006) nên việc tìm ra lí do cho hiện tượng này cũng khá là
quan trọng. Dựa trên những mẫu lý thuyết e.g., Tinto, 1993; Livingston, 1982) và
những nghiên cứu trước đây trên sự nỗ lực và thành tích của sinh viên (e.g.,
Gerdes& Mallinckrodt,1994; Lacante et al., 2001; Napoli &Wortman, 1998;
Pascarella&Terenzini, 1980), chúng ta có thể hi vọng rằng sự hiện thực lựa chọn,
sự cam kết về ngành đã học, và đánh giá chuyên môn vào năm đầu của bậc đại học
có thể dự đoán thành tích học tập của sinh viên trong những năm tiếp theo của giai
đoạn chuyên ngành.
Theo D.W.Chapman [20] trong việc lựa chọn chuyên ngành ở bậc đại học,
người đi học bị tác động mạnh mẽ bởi sự thuyết phục, khuyên nhủ của bạn bè và
gia đình của chính họ. Sự ảnh hưởng của các cá nhân này đến các sinh viên có thể
được thực hiện theo 3 cách sau: (1) Ý kiến của họ ảnh hưởng đến mong đợi về một
ngành ở trường đại học cụ thể nào đó là như thế nào (2) Họ cũng có thể khuyên
trực tiếp về nơi mà sinh viên nên lựa chọn (3) Trong trường hợp là bạn thân, thì
chính nơi mà bạn thân lựa chọn cũng ảnh hưởng đến quyết định chọn chuyên
ngành ở bậc đại học.
Theo Hossler và Gallagher [24] một lần nữa khẳng định ngoài sự ảnh hưởng
mạnh mẽ của bố mẹ, sự ảnh hưởng của bạn bè cũng là một trong những ảnh hưởng
mạnh đến quyết định chọn chuyên ngành ở bậc đại học. Bên cạnh đó, Hossler và
Gallagher [24] còn cho rằng ngoài bố mẹ, anh chị và bạn bè, các cá nhân ở trường
10


cũng ảnh hưởng đến việc lựa chọn chuyên ngành ở bậc đại học của sinh viên. Xét

trong điều kiện giáo dục của Việt Nam, cá nhân có ảnh hưởng lớn đến quyết định
chuyên ngành ở bậc đại học chính là thầy cô của người đi học.
Từ những phân tích trên, chúng ta có thể xác định có những yếu tố tác động
hay ảnh hưởng đến xu hướng lựa chọn chuyên ngành của sinh viên như sau:
1. Yếu tố gia đình
2. Yếu tố cá nhân
3. Tư vấn hướng nghiệp của các Khoa
4. Yếu tố bạn bè
5. Yếu tố các phương tiện thông tin đại chúng
2.1.3.1. Yếu tố cá nhân
Sinh viên sau khi trải qua giai đoạn đại cương, học các môn chung cho tất cả
các chuyên ngành đã bắt đầu hình thành thế giới quan một cách khoa học để có
những sự nhìn nhận về cuộc sống một cách chắc chắn và trách nhiệm hơn. Thời
gian học giai đoạn đại cương của sinh viên HVHC là 1,5 năm. Trong môi trường
đại học, khi được làm quen với toàn các khái niệm của một bậc học mới, sinh viên
vừa tỏ ra phải sớm thích nghi với môi trường, vừa phải biết làm chủ bản thân và
thể hiện mình. Chính điều nay là cho tính quyết định cuộc đời của mình bằng cách
nghiêm túc lựa chọn các chuyên ngành theo đuổi trở nên mang đậm tính các nhân
của chính bản thân người lựa chọn.
* Kết quả học tập
Kết quả học tập hay thành tích học tập làm cho sinh viên có cái nhìn đầy
cảm nhận về bản thân mình. Sự so sánh hay nhận thức hướng nội sẽ làm cho họ
chín chắn để biết mình có sở trường với chuyên ngành nào. Sự hứng thú xuất phát
từ kết quả học tập cao các môn học có liên quan đến chuyên ngành mình sẽ lựa
chọn trong tương lai. Ví dụ, sinh viên học giỏi các môn học về luật sẽ có xu hướng
lựa chọn ngành Thanh tra để sau này làm việc cho các cơ quan Thanh tra của
Chính phủ. Một công việc đòi hỏi kỹ năng về pháp luật rất cao.
11



* Khả năng có thể theo đuổi
Học viện Hành chính tuyển sinh các khối A, C, D. Thông thường sinh viên
dự thi đầu vào khối A có khả năng học tập cao hơn. Bằng cách quan sát sơ bộ, số
đề tài nghiên cứu khoa học do sinh viên đăng ký thực hiện nhiều hơn và có kết quả
nghiệm thu cao hơn các sinh viên khác. Với khả năng được đánh giá là tư duy các
vấn đề có tính logic, nhanh nhẹn, các sinh viên này thường giỏi đều các môn và có
khả năng theo đuổi tất cả các chuyên ngành của Học viện. Họ thường có trường lựa
chọn rộng hơn. Họ thường phải cân nhắc nhiều hơn trong một loạt các thông tin
phải dàn xếp. Như vậy có nghĩa là chưa chắc nhiều khi đem lại cho các sinh viên
này sự thuận lợi. Các sinh viên dự thi đầu vào khối C có xu hướng tránh các ngành
Tài chính công, Quản lý kinh tế, Quy hoạch đô thị, nhất là chuyên ngành Tài chính
công vì có thể sinh viên nghĩ rằng các môn học của chuyên ngành đòi hỏi sự tính
toán vốn đã không quen với họ từ lâu. Qua bảng danh sách sinh viên chuyên ngành
Tổ chức nhân sự, hầu hết các sinh viên đều là thí sinh dự thi đầu vào khối C. Số
lượng sinh viên dự thi đầu vào khối A chỉ chiếm 5/450 sinh viên.
* Sự nắm bắt
Sinh viên sau năm học thứ nhất có khả năng nắm bắt yêu cầu cuộc sống rất
cao. Trong môi trường đại học, từ sự truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm sống của
giảng viên đến việc tham gia các hoạt động xã hội do đoàn, hội tổ chức, rồi qua các
buổi giao lưu tiếp xúc với các chuyên gia trong các chương trình quảng bá, xúc tiến
hình ảnh của doanh nghiệp, sinh viên có cái nhìn tổng thể hơn về xã hội và tương
lai của các chuyên ngành mình sẽ chọn. Họ dự báo, suy luận hay phỏng đoán, tất
cả đều có cơ sở và các em luôn tin vào những gì mà mình đang tư duy, quan sát,
nhìn nhận, nắm bắt. Khả năng đó không phải ai cũng có. Nó phụ thuộc vào tính
tích cực trong hoạt động của sinh viên. Những ai hay dành thời gian tham gia vào
các chương trình xã hội bổ ích hay đi làm thêm ngoài giờ hay gặp gỡ các thầy cô
hay nghiên cứu sách vở, báo chí ở thư viện sẽ có sự lựa chọn chuyên ngành chín
chắn hơn.
12



Hầu hết các sinh viên học viện đều hiểu rõ những chuyên ngành đào tạo.
Sinh viên có một cái nhìn tương đối chuẩn xác về các công việc có thể làm được
khi theo đuổi các chuyên ngành đó. Sự hiểu biết về vị trí, vai trò hay địa vị của
những con người làm việc theo đúng các chuyên ngành đã lựa chọn là một đặc
điểm nổi bật. Dường như họ không mơ hồ khi lựa chọn mà phần lớn đều có định
hướng rõ ràng. Xong vấn đề mà các sinh viên quan tâm là liệu mình đã đúng chưa
và nói chung là vẫn còn thiếu rất nhiều kỹ năng quan trong lựa chọn chuyên
ngành. Điều này cũng có nghĩa là tính cảm tính cũng chiếm một dung lượng khá
lớn trong quyết định lựa chọn đó.
Nhiều sinh viên có biểu hiện dao động và thường xin làm các thủ tục chuyển
chuyên ngành. Quyết định lựa chọn một chuyên ngành đối với họ thật là khó khăn.
Nhiều khi thông tin quá nhiều nhưng chưa có một sự chắc chắn nào cho bất kỳ một
thông tin nào nên sự dao động là không thể tránh.
* Sự tác động bởi những xu hướng xã hội nhất là các xu hướng tiêu cực
Một điều không thể chối cãi là các vấn nạn tiêu cực đang diễn ra khó kiểm
soát từ phái các nhà chức năng. Lúc đầu là sự riêng lẻ, không kiểm soát sẽ dẫn đến
làn sóng, phong trào hay xu hướng. Một khi có thông tin cho rằng làm ngành này
ngành nọ có thu nhập cao nhờ những khoản nọ khoản kia phi chính thức lập tức tác
động đến nhận thức sinh viên làm cho họ có những hành vi lựa chọn nghề nghiệp
lệch chuẩn. Tác giả làm một cuộc phỏng vấn nhỏ sinh viên ngành Thanh tra với
câu hỏi là “tại sao em chọn ngành này”, có em trả lời rằng làm việc trong ngành sẽ
hứa hẹn nhiều quyền lực và thu nhập. Đây có thể là đặc thù riêng có của sinh viên
học viện. Được học tập trong môi trường mang nặng dấu ấn của “quan trường”,
những tiêu cực dễ có khả năng len lỏi vào trong ngóc ngách nhân cách của các
sinh viên.
Khi bị những yếu tố trên tác động thì thường các sinh viên bỏ qua tính sở trường
hay những yêu cầu xã hội cho chuyên ngành. Tuy đây không phải là sự phổ biến

13



nhưng cũng không phải là một con số nhỏ sinh viên chịu ảnh hường của những làn
sóng tiêu cực khi chọn chuyên ngành, nghề nghiệp.
2.1.3.2. Yếu tố gia đình
Gia đình là yếu tố rất quan trọng đối với sự phát triển về mọi mặt của sinh
viên trong đó có cả vấn đề định hướng, lựa chọn nghề nghiệp của các em. Trong
gia đình, cha mẹ là người luôn luôn gần gũi, hiểu rõ các em nhất nên cha mẹ có thể
biết được hứng thú, năng lực, sở thích của các em ra sao. Cha mẹ là những người
đi truớc có nhiều kinh nghiệm thực tế, có sự hiểu biết về thế giới, nghề nghiệp
trong xã hội hơn các em. Vì vậy các em có sự ảnh hưởng và tin tưởng rất lớn từ
cha mẹ trong việc lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân. Hơn nữa trong điều kiện xã
hội hiện nay, vấn đề việc làm sau khi ra trường còn phụ thuộc rất nhiều vào các
mối quan hệ và khả năng tài chính của gia đình. Điều đó càng khẳng định vai trò
quan trọng của gia đình đối với việc lựa chọn chuyên ngành của sinh viên.
Tuy nhiên, sự can thiệp, ảnh hưởng quá lớn từ cha mẹ đến việc lựa chọn nghề
nghiệp của sinh viên sẽ có tác động hai mặt: Mặt tích cực, đối với những trường
hợp cha mẹ hiểu rõ năng lực, hứng thú của con, hiểu biết rõ về các ngành nghề
trong xã hội... nên hướng cho con mình lựa chọn những nghề phù hợp. Mặt tiêu
cực là có một bộ phận không nhỏ các bậc phu huynh lại áp đặt con cái lựa chọn
nghề nghiệp theo ý mình. Với suy nghĩ là cha mẹ phải có trách nhiệm với con cái
từ việc chọn nghề đến lúc tìm việc làm mà hầu như không tính đến hứng thú, năng
lực sở trường của các em. Điều này đã dẫn đến việc lựa chọn chuyên ngành sai lầm
của sinh viên, hình thành ở các sinh viên tính thụ động, ỷ lại vào cha mẹ. Và đây
cũng là một trong số các nguyên nhân cơ bản dẫn đến hiện tượng không thành đạt
trong nghề, chán nghề, bỏ nghề của các sinh viên sau này.
2.1.3.3. Tư vấn hướng nghiệp của các Khoa
Về mặt lí luận, giáo dục hướng nghiệp hay tư vấn hướng nghiệp trong nhà
trường phải đóng vai trò chủ đạo trong việc định hướng và lựa chọn nghề nghiệp
của sinh viên. Hoạt động sẽ cung cấp thông tin một cách chính thức về chuyên

14


ngành. Thông tin về các môn học, về yêu cầu năng lực, về môi trường và khả năng
phát triển sau này, về công việc và cơ hội việc làm. Những thông tin này rất bổ ích
và cần thiết đối với các sinh viên. Đây là điều mà họ luôn quan tâm, khát khao, kỳ
vọng hay mong đợi một tiếng nói chính thức của nhà trường hay ít ra cũng từ
những con người được gọi là chuyên gia về các chuyên ngành, am hiểu, nắm bắt
rất kỹ về thực trạng các chuyên ngành đó. Thường thì các sinh viên khi chuẩn bị
suy nghĩ để thực hiện hành vi lựa chọn có rất nhiều lo âu, trăn trở, đa số trong họ
đều cần hoạt động tư vấn hướng nghiệp này.
Nhận thức được việc này, sau khi Quyết định đào tạo 08 chuyên ngành được
triển các khoa chuyên ngành đều tổ chức tư vấn hướng nghiệp. Các khoa cũng
dành nhiều thời gian để nghiên cứu và cố gắng thu hút số sinh viên tham gia đăng
ký chuyên ngành của mình. Tuy nhiên để có được một buổi tư vấn đúng nghĩa
không phải là dễ. Có thể chúng ta hiểu sai vấn đề. Tư vấn đề hướng nghiệp hay tư
vấn để thu hút sinh viên.
2.1.3.4. Yếu tố bạn bè
Mở rộng các mối quan hệ xã hội trong đó có quan hệ bạn bè là một đặc điểm
tâm lý quan trọng của lứa tuổi sinh viên. Quan hệ bạn bè là một nhu cầu không thể
thiếu và được các sinh viên rất coi trọng, bởi vì thông qua mối quan hệ này các
sinh viên có thể giải bày tâm sự, nguyện vọng, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, kể cả
những điều thầm kín, riêng tư những dự định về nghề nghiệp, về tương lai. Trong
mối quan hệ này các sinh viên có thể tự khẳng định được khả năng, vị trí của mình,
được giúp đỡ bạn bè.
Sinh viên Học viện thường xin được tư vấn bởi những sinh viên học ở khóa
trước về kinh nghiệm chọn ngành, sự hứng thú hay thất vọng khi đã chọn để làm
thông tin tham khảo. Những quan điểm cá nhân đôi khi cũng là một thang đo đầy
chuẩn mực và tin cậy đối với một cá nhân nhưng tính trách nhiệm thì khó được
đảm bảo.


15


×