Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Sài Gòn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (873.07 KB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-----------

LƯU ANH ĐẠT

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ
NĂNG TRẢ NỢ VAY CỦA KHÁCH HÀNG
CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM – CHI NHÁNH BẮC SÀI GÒN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.Hồ Chí Minh – Năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

----------LƯU ANH ĐẠT

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ
NĂNG TRẢ NỢ VAY CỦA KHÁCH HÀNG
CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM – CHI NHÁNH BẮC SÀI GÒN

Chuyên ngành: Tài liệu - Ngân hàng
Mã số: 8340201



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Tố Nga

TP.Hồ Chí Minh – Năm 2018


LỜI CẢM ƠN
Đề tài nghiên cứu của tác giả sau một thời gian thu thập, nghiên cứu và phân
tích tài liệu cũng như số liệu cần thiết và được sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của
cán bộ ngân hàng, khách hàng của ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát triển Việt
Nam – Chi nhánh Bắc Sài Gòn, các thầy cô giáo, sự góp ý của các bạn trong lớp em
đã hoàn thành luận văn này.
Em xin chân thành cám ơn cô Phạm Tố Nga đã hướng dẫn em trong quá
trình làm luận văn này; Xin cảm ơn các anh chị đồng nghiệp trong TMCP Đầu Tư
và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Sài Gòn và quý khách hàng đã tạo điều
kiện để luận văn có tính thực tế cao. Trong quá trình viết bài khó có có thể tránh
khỏi những sai sót, em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô giáo, các cán bộ
ngân hàng và bạn đọc gần xa.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này do riêng bản thân tôi thực hiện
theo sự hướng dẫn của Người Hướng dẫn khoa học.
Nội dung nghiên cứu, số liệu, các kết quả nghiên cứu có tính độc lập riêng,
hoàn toàn trung thực, không sao chép bất kỳ tài liệu nào và chưa được công bố toàn
bộ nội dung này bất kỳ ở đâu; các số liệu, các nguồn trích dẫn trong luận văn được
chú thích nguồn gốc rõ ràng, minh bạch.

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của tôi.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 04 năm 2018.
Tác giả

Lưu Anh Đạt


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1
Lý do thực hiện đề tài ................................................................................................... 1
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ..................................................................................... 2
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 2
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM VÀ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ VAY CỦA
KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN ............................................................................................ 3
1.1 Giới thiệu Ngân hàng BIDV và chi nhánh Bắc Sài Gòn ................................... 3
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển ................................................................... 3
1.1.2 Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động: .............................................................. 3
1.1.3 Những hoạt động kinh doanh chủ yếu: ............................................................ 5
1.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh: ........................................................................ 6
1.2 Cơ sở lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của khách hàng
cá nhân tại ngân hàng thương mại. ............................................................................... 9
1.2.1 Khái niệm về khả năng trả nợ vay: .................................................................. 9
1.2.2 Khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân: ..................................................... 11

1.2.3 Đặc điểm khả năng trả nợ vay khách hàng cá nhân tại NHTM: .................... 11
1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân ............ 12
1.3 Các nghiên cứu trong nước và quốc tế: ................................................................ 17
1.3.1 Các nghiên cứu trên thế giới: ......................................................................... 17
1.3.2 Các nghiên cứu trong nước: ........................................................................... 18
1.3.3 Đánh giá các nghiên cứu trước đây: .............................................................. 19
1.4 Dấu hiệu cần thiết nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ tại
BIDV – Chi nhánh Bắc Sài Gòn................................................................................. 20
Kết luận chương 1. ......................................................................................................... 22


CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG TRẢ NỢ VAY CỦA
KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI BIDV– CN BẮC SÀI GÒN .................................... 23
2.1 Cơ sở lý thuyết về các phương pháp đánh giá khả năng trả nợ KHCN tại NHTM
.................................................................................................................................... 23
2.1.1 Mô hình thống kê ........................................................................................... 23
2.1.2 Mô hình phỏng đoán (Heuristic models): ...................................................... 25
2.2 Phương pháp đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân đang áp dụng tại
BIDV – Chi nhánh Bắc Sài Gòn................................................................................. 26
2.2.1 Đánh giá dựa trên kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ: .................................... 26
2.2.2 Đánh giá trên kết quả thẩm định cho vay khách hàng: .................................. 28
2.2.3 Nhận định về phương pháp đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân
tại BIDV – Chi nhánh Bắc Sài Gòn. ....................................................................... 29
2.3 Thực trạng khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại BIDV – Chi nhánh Bắc
Sài Gòn ....................................................................................................................... 30
2.3.1 Tình hình dư nợ cho vay khách hàng cá nhân ............................................... 30
2.3.2 Tình hình khả năng trả nợ khách hàng cá nhân tại BIDV – Chi nhánh Bắc Sài
Gòn: ......................................................................................................................... 32
2.4 Vận dụng mô hình Logit kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ
của khách hàng cá nhân tại BIDV – Chi nhánh Bắc Sài Gòn: ................................... 34

2.4.1 Quy trình thực hiện phân tích: ....................................................................... 34
2.4.2 Lựa chọn mô hình Logit................................................................................. 35
2.4.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất .......................................................................... 36
2.4.4 Xác định các biến ........................................................................................... 38
2.4.5 Kết quả phân tích ........................................................................................... 40
2.5 Thực trạng các yếu tố tác động đến khả năng trả nợ ............................................ 44
2.5.1 Thông tin đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân: ....................... 44
2.5.2 Tình hình khả năng trả nợ theo 3 yếu tố thu nhập, sở hữu nhà, và trình độ học
vấn tại BIDV – Chi nhánh Bắc Sài Gòn. .................................................................... 45
2.6 Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của khách hàng cá nhân tại
BIDV – Chi nhánh Bắc Sài Gòn. ................................................................................... 46
Kết luận chương 2 .......................................................................................................... 47
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP VẬN DỤNG KHẢ NĂNG TRẢ NỢ VAY CỦA KHÁCH
HÀNG CÁ NHÂN TẠI BIDV – CHI NHÁNH BẮC SÀI GÒN .................................. 48
3.1 Lược khảo về giải pháp từ nghiên cứu trước ........................................................ 48


3.2 Giải pháp nâng cao khả năng trả nợ vay tại chi nhánh Bắc Sài Gòn ................... 49
3.2.2 Giải pháp chung ............................................................................................. 50
3.2.2 Giải pháp về thu nhập .................................................................................... 53
3.2.4 Giải pháp về trình độ học vấn: ....................................................................... 55
Kết luận chương 3 .......................................................................................................... 56
CHƯƠNG 4. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ...................................................................... 57
4.1 Kế hoạch thực hiện nhằm hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng tại BIDV – Chi
nhánh Bắc Sài Gòn: .................................................................................................... 57
4.1.1 Ban hành văn bản cụ thể về quy trình xếp hạng: ........................................... 57
4.1.2 Nâng cao chất lượng của cán bộ xếp hạng ..................................................... 57
4.1.3 Nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin: ....................................................... 58
4.2 Kế hoạch thực hiện nhằm hoàn thiện giải pháp về thu nhập ảnh hưởng đến khả
năng trả nợ tại BIDV – Chi nhánh Bắc Sài Gòn. ....................................................... 58

4.2.1 Đào tạo thẩm định thu nhập khách hàng cho cán bộ quản lý tín dụng: ......... 59
4.2.2 Xây dựng hệ thống giám sát tín dụng: ........................................................... 59
4.3 Kế hoach thực hiện nhằm hoàn thiện giải pháp về sở hữu nhà ảnh hưởng đến khả
năng trả nợ tại BIDV – Chi nhánh Bắc Sài Gòn. ....................................................... 60
4.3.1 Hoàn thiện văn bản pháp lý về tài sản đảm bảo tại BIDV: ............................ 60
4.3.2 Xây dựng bộ phận định giá độc lập ............................................................... 60
4.4 Kế hoạch thực hiện nhằm hoàn thiện giải pháp về trình độ học vấn ảnh hưởng
đến khả năng trả nợ tại BIDV – Chi nhánh Bắc Sài Gòn. .......................................... 61
4.4.1 Các vấn đề liên quan tới nghiệp vụ ................................................................ 61
4.4.2 Phân loại rủi ro nghề nghiệp. ......................................................................... 62
Kết luận chương 4 .......................................................................................................... 62
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................................... 63
5.1 Kết luận vấn đề ..................................................................................................... 63
5.2 Một số khuyến nghị .............................................................................................. 63
5.3 Đóng góp của đề tài .............................................................................................. 64
5.4 Hạn chế của đề tài và các hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................ 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC MỤC 2.4
2.4.6 Quy trình thực hiện phân tích
2.4.7 Phương pháp thu thập dữ liệu và Phương pháp phân tích dữ liệu


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của BIDV – Chi nhánh Bắc Sài Gòn ............................. 4
Hình 2.1: Hệ thống hóa các mô hình đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng ........... 23
Hình 2.2: Sơ đồ quy trình thực hiện nghiên cứu ............................................................ 35
Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu đề xuất .......................................................................... 37


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Báo cáo về tình hình kinh doanh tại BIDV – CN Bắc Sài Gòn. ..................... 7
Bảng 1.2: Phân loại nợ và khả năng trả nợ của khách hàng theo Basel......................... 10
Bảng 2.1 Mối quan hệ giữa mức xếp hạng và khả năng trả nợ của khác hàng cá nhân:
........................................................................................................................................ 27
Bảng 2.2: Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân/ Cơ cấu cho vay theo đối tượng khách
hàng tại BIDV – Bắc Sài Gòn (2015-2017) ................................................................... 30
Bảng 2.3: Dư nợ cho vay cá nhân phân theo theo thời gian tại BIDV – Bắc Sài Gòn
(2015-2017) .................................................................................................................... 31
Bảng 2.4: Dư nợ cho vay cá nhân phân theo theo mục đích vay tại BIDV – Bắc Sài
Gòn (2015-2017) ............................................................................................................ 32
Bảng 2.5: Kết quả phân loại nợ KHCN năm 2015 - 2017 ............................................. 33
Bảng 2.6: Mô tả các biến nghiên cứu ............................................................................. 38
Bảng 2.7: Giá trị của các biên phụ thuộc ....................................................................... 39
Bảng 2.8 Biến độc lập sử dụng trong nghiên cứu .......................................................... 39
Bảng 2.9: Tần suất đối tượng khách hàng...................................................................... 40
Bảng 2.10: Thống kê mô tả khách hàng phân tích ........................................................ 41
Bảng 2.11: Kết quả phân tích hồi quy............................................................................ 42
Bảng 2.12: Kết quả chạy Bootstrap ............................................................................... 43
Bảng 2.13: Các chỉ tiêu trình độ học vấn tốt, thu nhập tốt, có sở hữu nhà từ năm 20152017 ................................................................................................................................ 45
Bảng 2.14: So sánh độ chính xác của khảo sát từ kết quả mô hình với kết quả thực tế về
những khách hàng cá nhân có khả năng trả nợ tại BIDV – Chi nhánh Bắc Sài Gòn tính
đến 31/12/2017. .............................................................................................................. 47
Bảng 3.1: Tiêu chuẩn phân bổ cá thể theo mức rủi ro ................................................... 52


1

LỜI MỞ ĐẦU
Lý do thực hiện đề tài
Trong bối cảnh nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, hoạt động sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp bị thu hẹp và đình trệ, số doanh nghiệp giải thể, ngừng
hoạt động tăng cao qua các năm, việc tiếp cận nguồn vay ngân hàng đối với các
doanh nghiệp trở nên hết sức khó khăn. Đặc biệt là đối với doanh nghiệp có quy mô
vừa và nhỏ không có tài sản đảm bảo. Điều này không chỉ gây khó khăn cho các
doanh nghiệp mà còn làm các ngân hàng bị hạn chế nguồn khách hàng đầu ra.
Trước thực trạng đó thì cho vay các khách hàng cá nhân đang trở thành miếng bánh
màu mỡ cho các ngân hàng để phát triển hệ khách hàng.
Trươc đây ngân hàng BIDV được xem là ngân hàng hàng đầu trong lĩnh vực
bán buôn thì những năm gần đây đã tăng tốc chạy đua nhằm chiếm lĩnh thị phần
phân khúc khách hàng cá nhân. Hướng đến hình ảnh một ngân hàng bán lẻ đa năng
và hàng đầu. Từ đầu năm 2015 với hàng loạt gói cho vay ưu đãi, chính sách mở
rộng cho vay đối với khách hàng cá nhân. Ngân hàng BIDV đã đạt được những kết
quả tích cực trong mảng cho vay. Kết quả đến nay BIDV được vinh danh 3 lần là
Ngân hàng bán lẻ tiêu biểu nhất được Hiệp Hội Ngân hàng Việt Nam và Tập đoàn
dữ liệu quốc tế IDG vinh danh.
Việc ngân hàng BIDV nói chung và chi nhánh Bắc Sài Gòn nói riêng. Tập
trung vào phát triển phân khúc khách hàng cá nhân trong bối cảnh thị trường cho
vay còn nhiều khó khăn là quyết định khôn ngoan. Tuy nhiên, tăng trưởng cho vay
luôn đi kèm với rủi ro nợ xấu. Nợ xấu không chỉ ảnh hưởng đến ngân hàng mà còn
ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế. Nợ xấu xuất phát từ nhiều nguyên nhân, như từ
phía ngân hàng, khách hàng và các nguyên nhân khác.
Hiện tại chưa có nghiên cứu nào thực hiện về đánh giá khả năng trả nợ của
khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Đầu Tư Và Phát triển Việt Nam – Chi
nhánh Bắc Sài Gòn. Do vậy, nghiên cứu về các yếu tố dẫn tới khả năng trả nợ của
khách hàng nói chung và khách hàng cá nhân nói riêng là thực sự cần thiết đối với
ngân hàng TMCP Đầu Tư Và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Sài Gòn. Xuất
phát từ yêu cầu này, cùng với những kiến thức đã được tiếp thu trong trường tôi đã


2


chọn đề tài “ Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của khách hàng cá
nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Sài
Gòn” làm luận văn thạc sỹ của mình.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết về khả năng trả nợ vay của khách hàng cá nhân.
Những nghiên cứu về khả năng trả nợ vay và phân tích dữ liệu thực tiễn thu thập
được từ các khách hàng cá nhân đang vay vốn tại BIDV - chi nhánh Bắc Sài Gòn.
Để đạt được mục tiêu này luận văn đưa ra những mục tiêu cụ thể như sau:
- Đánh giá thực trạng khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân đang áp dụng tại
BIDV – Bắc Sài Gòn, các mô hình đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả
nợ.
- Tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại
BIDV – Bắc Sài Gòn thông qua mô hình logit.
- Đề xuất các giải pháp cho các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách
hàng cá nhân tại BIDV – Bắc Sài Gòn thông qua mô hình logit.
- Kế hoạch thực hiện cụ thể cho những giải pháp đã được đưa ra .
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố tới khả năng trả nợ vay của
khách hàng
Phạm vi nghiên cứu là các khách hàng cá nhân vay vốn tại Ngân hàng TMCP
Đầu Tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Sài Gòn. Nguồn dữ liệu sẽ được
tác giả thu thập từ 2015 đến 2017.


3

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT
TRIỂN VIỆT NAM VÀ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ
VAY CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN

1.1 Giới thiệu Ngân hàng BIDV và chi nhánh Bắc Sài Gòn
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng BIDV được thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi là Ngân hàng
Kiến thiết Việt Nam. Ngân hàng BIDV từ 1981 đến 1989: mang tên Ngân hàng Đầu
tư và Xây dựng Việt Nam. Từ 1990 đến 27/04/2012: mang tên Ngân hàng Đầu tư
và Phát triển Việt Nam (BIDV). Từ 27/04/2012 đến nay: mang tên Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là
Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Viet Nam là
ngân hàng trong top 10 về chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ
thông tin VietNam ICT Index, luôn đi đầu và thực hiện thành công các dự án có tính
chất xã hội hóa theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.
Chi nhánh Bắc Sài Gòn là chi nhánh cấp 1 trực thuộc BIDV. Tại thời điểm
thành lập có 48 CBNV với mô hình tổ chức gồm 6 phòng/ban và 1 PGD, đến nay,
tổng số CBNV Chi nhánh là 161 người (trong đó có 01 cán bộ ESM và 12 cán bộ
MHB) với 16 phòng trong đó có 03 PGD trú đóng tại các quận Tân Bình, Gò Vấp,
quận 10, 01 đại lý hoàn thuế tại ga đi quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất. Nguồn nhân
lực được đào tạo bài bản, cán bộ có trình độ đại học và thạc sỹ gần 90%. Hầu hết
CBNV trong Chi nhánh đều rất năng động, sáng tạo, được bồi dưỡng kiến thức đầy
đủ phù hợp với môi trường và điều kiện kinh doanh.


4

1.1.2 Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động:
BIDV – Chi nhánh Bắc Sài Gòn được tổ chức theo mô hình sau:
GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM
ĐỐC


PHÓ GIÁM
ĐỐC

Khối Quản
Lý Nội Bộ

Khối Quản
Lý Rủi Ro

Phòng:

Phòng:

Phòng:

Phòng:

Các PGD:

- Tổ chức
hành chính

- Quản lý
rủi ro

- Quản tín dụng

- Quan hệ
KH cá nhân


- Gò Vấp

- Kế hoạch
– tài chính

Khối tác
nghiệp

PHÓ GIÁM
ĐỐC

- Quản lý và
dịch vụ kho quỹ
- Giao dịch KH

Khối Quan Hệ
Khách Hàng

- Quan hệ
KH doanh
nghiệp 1,2,3

Khối Đơn Vị
Trực Thuộc

- Cộng Hòa
- Nhật Tảo

Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của BIDV – Chi nhánh Bắc Sài Gòn

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính,2017)
Khối quản lý khách hàng bao gồm 3 phòng: phòng khách hàng doanh nghiệp
1,2,3 phòng khách hàng cá nhân được phân theo đối tượng khách hàng. Trong đó
phòng khách hàng doanh nghiệp 1 phục vụ các khách hàng doanh nghiệp lớn như là
các tập đoàn, tổng công ty. Phòng khách hàng doanh nghiệp 2 phục vụ các khách
hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, phòng khách hàng doanh nghiệp 3 phục vụ các sản


5

phẩm phi tín dụng cho doanh nghiệp như bảo lãnh, LC, huy động tổ chức...Phòng
khách hàng cá nhân phục vụ các khách hàng là cá nhân.
Khối quản lý rủi ro bao gồm 1 phòng quản lý rủi ro nhiệm vụ quản lý rủi ro
tín dụng, định giá các tài sản trên 5 tỷ và trình những hồ sơ vượt thẩm quyền của
phó giám đốc và giám đốc ra hội đồng tín dụng chi nhánh.
Khối tác nghiệp bao gồm nhưng phòng thực hiện theo các nghiệp vụ riêng.
Trong đó phòng quản trị tín dụng thực hiện tác nghiệp kiểm tra hồ sơ giải ngân và
theo dõi các khoản vay. Phòng giao dịch khách hàng cá nhân và doanh nghiệp trực
tiếp giao dịch với khách hàng là các công ty, cá nhân. Phòng quản lý và dịch vụ kho
quỹ chịu trách nhiệm công tác an toàn kho quỹ, an ninh tiền tệ chi nhánh.
Khối quản lý nội bộ bao gồm phòng kế hoạch tài chính. Phòng này được gộp
lại từ phòng kế hoạch tổng hợp và phòng kế toán tài chính. Phòng có chứng năng
xây dựng giải pháp về lãi suất, kế hoạch kinh doanh , hạch toán kế toán, công tác
hậu kiểm. Phòng tổ chức hành chính là đầu mối tham mưu về công tác tổ chức và
sắp xếp nhân sự trong chi nhánh.
Khối trực thuộc bao gồm 3 phòng giao dịch như Gò Vấp, Cộng Hòa, Nhật
Tảo. Được đặt tại các trung tâm vị trí thuận lợi trong thành phố thuận tiện trong việc
kinh doanh và phát triển của chi nhánh.
Sự phân chia các đơn vị trong chi nhánh thành các khối nghiệp vụ như vậy
tạo ra sự tách bạch rõ ràng trong việc thực hiện chức năng, quyền hạn và nghĩa vụ

đối với từng đơn vị. Đồng thời cũng tạo ra sự thống nhất và hỗ trợ lẫn nhau giữa các
phòng.
1.1.3 Những hoạt động kinh doanh chủ yếu:
BIDV Chi nhánh Bắc Sài Gòn hiện đang cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân
hàng truyền thống và hiện đại, được chia thành các nhóm sản phẩm dịch vụ sau:
Nhóm sản phẩm huy động vốn: BIDV Chi nhánh Bắc Sài Gòn cung cấp các
sản phẩm huy động vốn đa dạng cho các định chế tài chính, tổ chức và cộng đồng
dân cư với các kỳ hạn linh hoạt từ ngắn hạn đến dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ. Các
sản phẩm huy động của BIDV Bắc Sài Gòn được phân nhóm theo từng đối tượng


6

khách hàng và hiện nay đang cung cấp trên 14 dòng sản phẩm. Trong đó có những
dòng sản phẩm được khách hàng ưa chuộng nhiều nhất vẫn là tiết kiệm linh hoạt,
đầu tư tiền gửi tự động cho khách hàng là tổ chức, tiền gửi tiết kiệm dự thưởng, tiết
kiệm năng đông, tiết kiệm tích luỹ bảo an, tiết kiệm dành cho trẻ em.
Nhóm sản phẩm cho vay: Sản phẩm cho vay của BIDV Bắc Sài Gòn rất đa
dạng và phong phú được thiết kế nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu vay vốn của khách
hàng như vay đầu tư tài sản cố định, cho vay vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh
doanh, cầm cố, chiết khấu giấy tờ có giá. Đối tượng nhóm khách hàng mà BIDV
đang hướng tới là các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động xuất khẩu. Hoạt động cho
vay cá nhân như cho vay nhu cầu nhà ở (mua, xây, sửa nhà), mua ôtô, tiêu dùng...
Nhóm sản phẩm dịch vụ, thanh toán: BIDV Bắc Sài Gòn cung cấp đầy đủ
các dịch vụ ngân hàng truyền thống và hiện đại như dịch vụ thanh toán trong nước,
thanh toán quốc tế, bảo lãnh, thanh toán hóa đơn, thu thuế nhà nước, trả lương tự
động, thẻ ATM, POS, thẻ tín dụng, ngân hàng điện tử...
Chứng khoán: Ngoài các sản phẩm đặc trưng của ngân hàng thương mại. Tại
BIDV Bắc Sài Gòn còn làm đại lý cho Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) cung cấp đa dạng các dịch vụ môi giới, đầu tư

và tư vấn đầu tư đem lại nguồn thu không nhỏ trong hoạt động kinh doanh của chi
nhánh.
Đầu tư tài chính: Góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tư các dự án, trong
đó nổi bật là vai trò chủ trì điều phối các dự án trọng điểm của đất nước như: Công
ty Cổ phần cho thuê Hàng không (VALC) Công ty phát triển đường cao tốc
(BEDC), Đầu tư sân bay Quốc tế Long Thành.
1.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh:
Qua 12 năm hoạt động (2005 – 2017). Chi nhánh Bắc Sài Gòn đã đạt được
một số thành tích đáng khích lệ, cụ thể:
Đóng góp cho hệ thống Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam trên
1,200 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Lợi nhuận trước thuế bình quân đầu người luôn
nằm trong nhóm đứng đầu trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Ngoài các hoạt động tín


7

dụng thương mại, BIDV Bắc Sài Gòn cũng đã tham gia đầu tư vốn cho các dự án,
các chương trình kinh tế lớn của thành phố Đến nay, chi nhánh đã xây dựng được
một nền khách hàng ổn định với hơn 2.500 khách hàng doanh nghiệp và trên 48.000
khách hàng cá nhân. Ngoài ra, chi nhánh cũng đã xây dựng mối quan hệ khăng khít
với một số khách hàng là các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước có mức đóng góp
lớn vào tổng sản phẩm kinh tế quốc dân.
Bên cạnh đó, chi nhánh cũng góp phần hỗ trợ tích cực trong các hoạt động vì
nhiệm vụ chung của hệ thống như: thực hiện tách chi nhánh Tân Bình – mở rộng
mạng lưới BIDV trên địa bàn; hỗ trợ công tác sáp nhập MHB, luân chuyển các cán
bộ chủ chốt sang các chi nhánh mới như CN Bà Chiểu, chi nhánh Củ Chi; cho vay
hợp vốn 250 tỷ hỗ trợ BIDC,…
Định hướng phát triển của NHTW, từ khi thành lập đến nay, chi nhánh đã
triển khai bài bản, quyết liệt và đã thu được những kết quả quan trọng: Hoạt động
kinh doanh hiệu quả, minh bạch, thực hiện các chính sách phát triển kinh tế, hỗ trợ

cho vay các đối tượng ưu tiên nhằm tháo gỡ khó khăn cho khách hàng trong giai
đoạn khủng hoảng kinh tế. Kết quả chi nhánh đạt được cụ thể như sau:
Bảng 1.1: Báo cáo về tình hình kinh doanh tại BIDV – CN Bắc Sài Gòn.
Đơn vị: tỷ đồng
TT

Chỉ tiêu

I

Chỉ tiêu về quy mô

1

Tổng tài sản

2

TH 2015

TH 2016

TH 2017

10,215

10,726

11,000


Huy động vốn cuối kỳ

8,836

7,132

9,732

-

Huy động vốn CK bán lẻ

1,476

1,894

2,628

3

Huy động vốn bình quân

9,872

8,018

8,019

4


Dư nợ tín dụng cuối kỳ

8,978

9,217

9,397

-

Dư nợ tín dụng CK bán lẻ

449

592

824

5

Dư nợ tín dụng bình quân

9,217

8,738

8,899

6


Lao động bình quân

167

140

145

219.35

245.33

250

III
1

Chỉ tiêu hiệu quả
Lợi nhuận trước thuế


8

Chỉ tiêu

TT
2

LNTT BQ đầu người


3

Thu dịch vụ ròng

TH 2015

TH 2016

TH 2017

1.31

1.75

1.7

19.475

21.884

32.9

Chỉ tiêu về cơ cấu, chất
IV

lượng

1

Tỷ lệ dư nơ/HĐV


102%

129%

96.5%

2

Tỷ trọng dư nợ TDH/TDN

66.7%

68.4%

69%

3

Tỷ trọng dư nợ bán lẻ/TDN

5.50%

4.91%

7.70%

4

Tỷ lệ nợ xấu


1.14%

1.51%

1.98%

Nguồn: Báo cáo nội bộ về cho vay KHCN tại BIDV- CN Bắc Sài Gòn và báo cáo tài
chính kiểm toán của BIDV- CN Bắc Sài Gòn trong giai đoạn 2015-2017
Huy động vốn cuối kỳ đều tăng qua các năm, tốc độ tăng trưởng bình quân
48.8%/năm. Chi nhánh đang từng bước thực hiện tái cơ cấu nguồn vốn: Giảm dần
tiền gửi của khách hàng tổ chức lớn, thay bằng tiền gửi dân cư và TCKT nhằm đảm
bảo tính ổn định, mang lại hiệu quả tối đa trong công tác huy động.
Dư nợ tín dụng cuối kỳ: Chấp hành nghiêm quy định của pháp luật, của ngành
và Ban lãnh đạo BIDV. Ban giám đốc đã chỉ đạo tăng trưởng tín dụng gắn với tăng
trưởng huy động vốn, thực hiện kiểm soát chặt chẽ giới hạn tín dụng cũng như các
hệ số an toàn tín dụng tại từng thời điểm. Dư nợ tín dụng cuối kỳ đều tăng qua các
năm, tốc độ tăng 95.6%/năm.
Hoạt động bán lẻ: Theo định hướng phát triển của NHTW, chi nhánh luôn đặt
việc phát triển hoạt động bán lẻ làm nhiệm vụ trọng tâm. Đặc biệt, công tác huy
động vốn bán lẻ luôn tăng trưởng qua các năm, tốc độ tăng bình quân 23%/năm,
từng bước thay đổi cơ cấu nguồn vốn theo hướng ổn định, hiệu quả. Năm 2014, Chi
nhánh chuyển giao hơn 1000 tỷ HĐV dân cư khi thực hiện tách Chi nhánh Tân
Bình, dẫn đến sụt giảm đáng kể tỷ trọng HĐV dân cư/tổng HĐV. Đến thời điểm
hiện tại, phân khúc tiền gửi cá nhân đã được cải thiện đáng kể chiếm tỷ trọng 27%
trên tổng HĐV toàn chi nhánh (thời điểm mới tách CN là 13%). Dư nợ tín dụng


9


cuối kỳ bán lẻ dần được cải thiện, nâng dần tỷ lệ dư nợ bán lẻ/TDN tại chi nhánh
qua các năm, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 11%/năm.
Mặc dù chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng trong giai đoạn 2008 đến nay,
nền kinh tế nói chung, ngành ngân hàng nói riêng gặp không ít khó khăn. Được sự
quan tâm, hỗ trợ từ các cơ quan ban ngành Thành phố Hồ Chí Minh, cùng sự lãnh
đạo sát sao của Ban lãnh đạo BIDV. Hiệu quả kinh doanh của chi nhánh vẫn luôn
đảm bảo năm sau cao hơn năm trước. Lợi nhuận trước thuế bình quân đầu người
tăng trưởng bình quân 177%/năm, luôn đứng đầu địa bàn Hồ Chí Minh và nằm
trong nhóm đầu các chi nhánh trên hệ thống.
1.2 Cơ sở lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của khách
hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại.
1.2.1 Khái niệm về khả năng trả nợ vay:
Để xác định các vấn các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng nợ của khách hàng
cần làm rõ quan điểm thế nào là khả năng trà nợ vay của khách hàng.
Hiện chưa có khái niệm nào cụ thể về khả năng trả nợ vay mà chỉ tập trung vào
biểu hiện của việc không trả nợ vay như vậy ta có thể hiểu ngoài những khách hàng
không có khả năng trả nợ vay là những khách hàng có khả năng trả nợ vay (trong tài
liệu của Basel committee on Banking Supervision – 2006).
Có nhiều khái niệm khác nhau về khả năng khách hàng không trả nợ vay như
theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF – International Monetary Fund) trong tài liệu về
Basel định nghĩa một khoản vay được coi là “ nonperfoming loan – nợ xấu” (không
có khả năng trả nợ) “khi tiền thanh toán lãi hoặc tiền gốc đã quá hạn từ 90 ngày trở
lên, hoặc các khoản thanh toán lãi đến 90 ngày hoặc hơn đã được tái cơ cấu hay gia
hạn nợ, hoặc các khoản thanh toán dưới 90 ngày nhưng có các nguyên nhân nghi
ngờ việc trả nợ sẽ được thực hiện đầy đủ”. Với quan điểm này, khả năng không trả
được nợ được nhận dạng qua hai giác độ: thời gian quá hạn và khả năng trả nợ đáng
nghi ngờ.
Khả năng trả nợ vay theo các quy định của pháp luật Việt Nam, cụ thể là
quyết định 493/2005/QĐNHNN, quy định về phân loại khoản nợ theo phương pháp



10

định lượng định tính, nợ đủ tiêu chuẩn là các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh
giá là có khả năng thu hồi đầy đủ các nợ gốc và lãi đúng hạn. Như vậy một khoản
vay được đánh giá là có hiệu quả khi khoản vay đó được khách hàng trả lãi và trả nợ
gốc đúng thời hạn. Theo thông tư 02/2013/TT-NHNN, nợ xấu là những khoản nợ
được phân loại vào nhóm 3 (nợ dưới chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (nợ
có khả năng mất vốn); các nhóm nợ trên có các khoản nợ gốc và lãi đã quá hạn từ
90 ngày trở lên.
Các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới khi xét về khả năng trả nợ vay, ở
góc độ đối lập là rủi ro không trả nợ vay của khách hàng được biểu hiện ở hai góc
độ chính là quy mô trả nợ gốc (Số tiền gốc trả nợ được) và thời hạn trả nợ. Một số
gốc nghiên cứu thực nghiệm gốc như Maharjan và cộng sự (1983) đúng hạn hay trễ
hạn và Shileshi cộng sự (2012) tập trung vào yếu tố quy mô trả nợ gốc.
Như vậy, tuy có nhiều khái niệm khác nhau nhưng nhìn chung các khái niệm
nợ xấu về cơ bản cũng được xác định dựa trên hai yếu tố: (i) Các khoản dư nợ đã
quá hạn từ 90 ngày trở lên; (ii) Khả năng trả nợ của khách hàng được xếp vào loại
nghi ngờ về khoản vay sẽ được thanh toán đầy đủ. Từ đó, tình trạng khả năng trả nợ
của khách hàng có thể được phân loại như sau:
Bảng 1.2: Phân loại nợ và khả năng trả nợ của khách hàng theo Basel.
Tình trạng khách hàng
Có khả năng trả nợ

Thời gian quá hạn

Phân loại nợ

Không có nợ quá hạn
Nợ quá hạn dưới 10 ngày


Nợ nhóm 1 (Nợ đủ tiêu
chuẩn)

Nợ quá hạn từ 10 đế 90 Nợ nhóm 2 (Nợ cần chú
ngày
ý)
Nợ cơ cấu nhưng khách
hàng vẫn có khả năng trả
nợ
Không có khả năng trả Có nợ quá hạn trên 90 Nợ nhóm 3,4,5 (Nợ
nợ
ngày
xấu)
Nợ cơ cấu đã quá hạn


11

Nguồn: Tổng hợp theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2015, các văn
bản sửa đổi bổ sung về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng; tài liệu của
Basel.
Từ các khái niệm tiêu biểu trên, tác giả đồng tình với quan điểm của Basel về
khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại thông qua tình
trạng “không có khả năng trả nợ”. Có thể thấy việc khách hàng “không có khả năng
trả nợ” liên hệ khá mật thiết với thời gian quá hạn của một hay tất cả các khoản vay
của một khách hàng. Hay với cách khác, khả năng trả nợ của khách hàng có quan hệ
khá mật thiết với kết quả phân loại nợ đối với các khoản vay của khách hàng
1.2.2 Khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân:
Theo Alex White (2008), trong nghiên cứu về khả năng trả nợ của khách

hàng cá nhân, khả năng trả nợ của khách hàng là khả năng khách hàng tạo ra đủ thu
nhập trong suốt thời gian để đảm bảo cho các khoản hoàn trả theo định kỳ.
Theo Business Dictionary.com, khả năng trả nợ đại diện cho khả năng tài
chính của khách hàng cá nhân hoặc một khách hàng doanh nghiệp. Thực hiện tốt
nghĩa vụ hoàn trả một khoản nợ, một khoản vay của họ. Khả năng trả nợ của khách
hàng được đánh giá bởi người vay khi quyết định có nên cho vay đối với một doanh
nghiệp hay một cá nhân.
Khi nói đến khả năng trả nợ là có thể xảy ra hoặc không xảy ra và được đo
lường bằng xác suất xảy ra hoặc xác suất không xảy ra. Do đó, khả năng trả nợ của
khách hàng được thể hiện dưới dạng xác suất trả nợ. Trong điều kiện bình thường,
một khách hàng có hai khả năng: trả được nợ hoặc không trả được nợ
Như vậy, khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân là khả năng khách hàng
tạo ra đủ thu nhập trong suốt thời gian vay để đảm bảo thực hiện tốt nghĩa vụ hoàn
trả các khoản nợ theo định kỳ.
1.2.3 Đặc điểm khả năng trả nợ vay khách hàng cá nhân tại NHTM:
Các khoản vay khách hàng cá nhân thường có nhiều rủi ro nhất là đối với
ngân hàng . Khả năng hoàn trả vốn vay đối với các khoản vay phụ thuộc vào thu


12

nhập của người đi vay. Tuy nhiên, đối với những khách hàng cá nhân có thể do
nhiều yếu tố chủ quan và khách quan mà họ không thể thực hiện trả nợ hoặc trì
hoãn trả nợ. Từ đó gây ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay của ngân hàng. Nhân tố chủ
quan có thể tình hình tài chính của đi vay, công việc làm ăn không tốt... ảnh hưởng
trực tiếp đến năng lực tài chính của khách hàng. Từ đó giảm khả năng thực hiện trả
nợ của khách hàng. Sở dĩ như vậy là do tình hình tài chính của khách hàng cá nhân,
thường thay đổi nhanh chóng tùy theo tình trạng công việc và sức khỏe của họ.
Trong hoạt động sản xuất kinh các cá nhân có trình độ quản lý yếu, thiếu kinh
nghiệm và trình độ kỹ thuật và khoa học công nghệ lạc hậu, khả năng cạnh tranh

trên thị trường bị hạn chế. Do đó, ngân hàng sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro khi
người vay bị thất nghiệp, gặp tai nạn, phá sản... Các nhân tố khác quan khác như
thiên tai, mất mùa, suy thoái kinh tế dẫn tới khả năng mất việc cao... cũng là nguy
cơ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.
1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân
Cũng giống như bất kỳ hoạt động cho vay nào khác của NHTM, cho vay
khách hàng cá nhân cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ nhiều yếu tố. Nghiên cứu các yếu
tố này và tác động của nó là cơ sở để tìm ra phương hướng phát huy các hoạt động
tích cực. Hạn chế các hoạt động tiêu cực góp phần quan trọng trong việc mở rộng
và phát triển cho vay khách hàng cá nhân. Theo Peter (2001) các yếu tố xuất phát từ
nhiều khía cạnh.
1.2.4.1 Các yếu tố từ phía ngân hàng:
Đây là yếu tố thuộc về nội tại bản thân của ngân hàng ảnh hưởng đến hoạt
động cho vay khách hàng cá nhân bao gồm: Công tác thẩm định cho vay, chính sách
cho vay, công tác tổ chức ngân hàng, trình độ nhân viên, lãi suất cho vay, sản phẩm
cho vay.
Công tác thẩm định cho vay: Việc thẩm định nhằm rút ra các kết luận chính
xác về tính khả thi, khả năng trả nợ và những rủi ro có thể xảy ra khi quyết định cho
vay. Công tác thẩm định có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động cho vay của ngân
hàng. Nếu việc thẩm định được thực hiện một cách chính xác thì sẽ hạn chế được


13

rủi ro. Đảm bảo được khả năng thu hồi nợ và lợi nhuận của ngân hàng. Yếu tố này
được đề cập trong nghiên cứu của (Scott J, 2006)
Chính sách cho vay: Bao gồm các yếu tố hạn mức cho vay của một khách
hàng, kỳ hạn cho vay, quy định nhận tài sản, đối tượng cho vay... Tất cả các yếu tố
đó tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến việc mở rộng cho vay của ngân hàng. Nếu
như tất cả những chính sách cho vay được thực hiện đúng, hợp lý, linh hoạt đáp ứng

được nhu cầu về của khách hàng cá nhân thì ngân hàng đã thành công trong việc
tăng trưởng dư nợ cho vay nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng cho vay. Ngược lại
những yếu tố này thực hiện bất hợp lý, quá cứng ngắc không theo sát được tình hình
thực tế của khách hàng thì sẽ hạn chế tăng trưởng trong công tác cho vay. Yếu tố
này được đề cập trong nghiên cứu của Kleimeier và Thanh (2006).
Công tác tổ chức ngân hàng: Nếu một ngân hàng được cơ cấu hợp lý, phân
công nhiệm vụ rõ ràng thì sẽ tạo ra sự thông suốt trong toàn bộ hệ thống từ khâu
tiếp thị, thẩm định, quản lý cho vay, giải ngân.. Được thực hiện một cách nhanh
chóng, chính xác và hiệu quả. Tạo điều kiện cho các hoạt động ngân hàng nói chung
và cho vay khách hàng cá nhân nói riêng được phát triển. Yếu tố này được đề cập
trong nghiên cứu của Kleimeier và Thanh (2006).
Trình độ nhân viên: Trong quá trình giao dịch trực tiếp với khách hàng thì
nhân viên ngân hàng là hình ảnh đại diện cho ngân hàng. Cho nên việc có kiến thức
chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm, kỹ năng của nhân viên ngân hàng sẽ làm tăng
giá trị dịch vụ. Hầu hết các ý tưởng về hoạt động kinh doanh được đề xuất bởi nhân
viên. Là lực lương chủ yếu để truyền thông tin từ khách hàng, các đối thủ cạnh
tranh đến nhà hoạch định chính sách ngân hàng.
Lãi suất cho vay: Lãi suất cho vay là cơ sở để cho cá nhân đưa ra quyết định
của mình như chi tiêu, gửi tiết kiệm, đầu tư, mua sắm trang thiết bị phục vụ kinh
doanh. Vì thế hoạt động cho vay ảnh hưởng rất nhiều bởi mức quy định lãi suất cho
vay của các ngân hàng. Các ngân hàng đưa ra mức lãi suất phù hợp để hấp dẫn và
thu hút khách hàng của mình.


14

Sản phẩm dịch vụ cho vay: Trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện
nay, các ngân hàng cần không ngừng đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, phát triển
các sản phẩm của mình theo chiều sâu để có thể đáp ứng nhu cầu ngày cao của
khách hàng, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường.

1.2.4.2 Yếu tố từ phía khách hàng:
Cũng giống như một hoạt động cho vay nào khác của NHTM. Cho vay cá
nhân chịu sự tác động, ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Nghiên cứu các yếu tố này và
các tác động của nó là cơ sở để tìm ra ra phương pháp nhằm phát huy các tác động
tích cực, hạn chế tác động tiêu cực góp phần quan trọng trong việc tồn tại, phát triển
và mở rộng hoạt động tín dụng cá nhân của NHTM. Các yếu tố như:
Giới tính: Trong hệ thống xem xét (thẩm định) khả năng trả nợ của khách
hàng cá nhân, luôn tồn tại thông tin liên quan tới giới tính của người đi vay. Trong
hầu hết các trường hợp các gia đình do nữ chủ hộ là người nghèo và bị đánh giá
thấp về khả năng trả nợ, với sự tiếp cận hạn chế các nguồn lực cần thiết cho sản
xuất. Do đó, các gia đình có chủ hộ là nam giới sẽ có khả năng trả nợ tốt hơn so với
các hộ gia đình có nữ chủ hộ (Brehanu & Fufa, 2008; Dufhues & cộng sự, 2011).
Tuy nhiên, cũng có nghiên cứu ở Việt Nam chỉ rằng nữ giới nữ lại có khả năng trả
được nợ cao hơn nam giới đối khi mà nữ giới vay luôn có mục tiêu rõ ràng (tích
cực) và cần thiết cho khoản vay. Còn nam giới thì lại thường ít khi có định hướng rõ
ràng về sử dụng khoản vay dẫn tới khả năng trả nợ lại thấp hơn nữ giới (Hoàng Thị
Kim Diễm, 2012)
Tuổi của người vay: Với sự gia tăng tuổi, người vay được kỳ vọng sẽ có kinh
nghiệm tốt hơn để giúp họ thành công hơn trong công việc (Akpan, 2010). Tuy
nhiên, sau một lứa tuổi nhất định, người vay có thể không có khả năng thực hiện các
hoạt động sản xuất hiệu quả. Do đó, tuổi theo dạng tuyến tính của nó được giả thiết
là có liên quan đến tỷ lệ trả nợ vay của người vay một cách tích cực và kỳ vọng.
Bậc hai dự kiến sẽ có mối quan hệ tiêu cực với tỷ lệ hoàn trả vốn vay (Dufhues &
cộng sự, 2011).


15

Trình độ học vấn: Giáo dục nâng cao khả năng tiếp cận. Xử lý và sử dụng
thông tin của người vay từ nhiều nguồn cũng như cách thức xử lý thông tin trong

công việc cũng tốt hơn. Do đó, giáo dục sẽ có tác động tích cực đến kết quả trả nợ
của các khách hàng cá nhân (Brehanu & Fufa, 2008; Hoàng Thị Kim Diễm, 2012).
Tình trạng hôn nhân: Các đối tượng vay nợ ngân hàng là những người chưa
lập gia đình và đã lập gia đình. Trong đó, các đối tượng đã lập gia đình được đánh
giá có khả năng trả nợ cao hơn với đối tượng chưa lập gia đình. Vấn đề do khi lập
gia đình, nguồn tài chính có thể huy động từ nhiều nguồn: Vợ/chồng, phụ huynh
hay người nhà hai bên vợ/chồng (Ojiaki & Ogbukwa, 2012).
Thu nhập của người vay: Người vay có thu nhập cao sẽ có xu hướng trả lãi
hàng tháng cũng như trả nợ gốc khả thi hơn với người có thu nhập hàng tháng thấp
(Brehanu & Fufa, 2008). Đồng thời, việc thu nhập cao sẽ làm cho khả năng tích lũy
về tiền dư của hộ vay sẽ lớn hơn. Trong những trường hợp không thuận lợi, người
vay có thu nhập cao có thể sử dụng khoản dự trữ từ thu nhập để thanh toán với ngân
hàng (Lê Văn Triết, 2010; Hoàng Thị Kim Diễm, 2012).
Số tiền vay: Số tiền vay càng lớn, làm cho khả năng trả nợ càng khó nếu xem
xét về con số. Tuy nhiên, với khoản vay lớn lại là nguồn vốn đầu tư cho hoạt động
sản xuất kinh doanh của người vay một cách nghiêm túc. Tuy nhiên, với những
trường hợp làm ăn thua lỗ thì số tiền vay lớn lại làm cho khả năng trả được nợ của
người vay giảm đi (Brehanu & Fufa, 2008; Dufhues và cộng sự, 2011; Lê Văn
Triết, 2010).
Thời hạn vay: Thời hạn vay cũng là một yếu tố có ảnh hưởng tới khả năng trả
nợ của khách hàng. Với khoản vay lớn sử dụng cho hoạt động sản xuất có vòng
quay thu hồi vốn dài thì thời hạn vay ngắn sẽ làm mạo hiểm cho cả ngân hàng và
người vay (Lê Văn Triết, 2010). Do đó, với kinh nghiệm ở các nước đang phát triển
thì thời hạn vay càng dài làm cho khả năng trả nợ vay của khách hàng càng cao
(Ojiaki & Ogbukwa, 2012).
Lượng tiền trả hàng tháng: Là lượng tiền khách hàng phải trả hàng tháng
cho ngân hàng (tiền lãi và gốc hàng tháng). Do đó, cân đối lượng tiền trả hàng tháng


16


và thời hạn vay là bài toán giúp cho người vay có thể chủ động được nguồn tài
chính của mình để chi trả cho ngân hàng. Lượng tiền trả hàng tháng càng ít thì khả
năng trả được nợ của khách hàng càng cao do áp lực tài chính hàng tháng giảm đi
(Lê Văn Triết, 2010).
Hình thức làm việc: là thể hiện tính ổn định của công việc khách hàng đang
làm. Những khách hàng làm nhà nước có tính ổn định cao hơn và ít nhảy việc hơn
làm tư nhân (Nguyễn Quốc Nghi, 2013).
Vị trí làm việc: là làm chủ tự đứng ra kinh doanh và chịu rủi ro hay là làm
thuê theo công việc đã được phân công. Vị trí làm chủ tạo ra được nguồn thu nhiều
hơn từ việc kinh doanh và có khả năng trả nợ trước hạn, đồng nghĩa khách hàng có
thể mất khả năng thanh toán nếu công việc kinh doanh không thuận lợi. Vị trí làm
thuê thì thể hiện được dòng tiền sẽ về đều đặn hàng tháng, không có phát sinh
nguồn thu bất ngờ (Nguyễn Quốc Nghi, 2013).
1.2.4.3 Yếu tố khác:
Môi trường pháp lý: Kinh doanh ngân hàng là một trong những ngành nghề
kinh doanh chịu sự giám sát chặt chẽ của pháp luật và các cơ quan chức năng của
chính phủ. Hoạt động của ngân hàng được điều chỉnh rất chặt chẽ bởi các quy định
pháp luật. Các yếu tố pháp lý bao gồm các quy định, luật lệ, nghị định, chính sách
kinh tế, ngoại tệ, tỷ giá...
Môi trường pháp lý ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động cho vay khách hàng
cá nhân. Hiện nay, việc quản lý nhà nước, quản lý kinh doanh của ngân hàng nhà
nước còn chưa chặt chẽ đầy đủ, đúng với chức năng ngân hàng của các ngân hàng.
Cách quản lý chủ yếu bằng văn bản mệnh lệnh chưa nắm được tình hình cụ thể của
ngân hàng cấp dưới.
Môi trường kinh tế: Cơ chế quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước, tổng sản
phẩm quốc nội (GDP), yếu tố lạm phát, tỷ giá hối đoái, tiền lương, thu nhập... các
yếu tố này không những đóng vai trò định hướng mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến
khách hàng vay.



×