Tải bản đầy đủ (.pdf) (171 trang)

Những Giải Pháp Tài Chính cơ bản Đổi Mới Doanh Nghiệp Nhà Nước theo cơ chế kinh tế thị trường ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.26 MB, 171 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

BÙI HỮU PHƯỚC

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2001


MỤC LỤC
Trang phụ bià……………………………………………………………….…..………..…………………………………………….1
LỜI CAM ĐOAN ............................................ Error! Bookmark not defined.
MỤC LỤC ..........................................................................................................1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT :............................................................................3
DANH MỤC CÁC BẢNG..................................................................................4
DANH MỤC ĐỒ THỊ.........................................................................................4
DANH MỤC SƠ ĐỒ .........................................................................................4
MỞ ĐẦU ................................................................................................................5
Chương 1: VAI TRO
TRÒØ CUA
CỦÛA TAI
TÀØI CHÍNH TRONG TIEN
TIẾÁN TRÌNH ĐOI
ĐỔÅI MƠI
MỚÙI DOANH
NGHIEP
NGHIỆÄP NHA
NHÀØ NƯƠC
NƯỚÙC ..............................................................................................8


1.1. Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước và sự cần thiết đổi mới cơ chế quản
lý DNNN trong nền kinh tế thò trường theo đònh hướng XHCN: .......................8
1.1.1. Vai trò chủ đạo của KTNN trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần: ....8
1.1.2. Sự cần thiết phải đổi mới cơ chế quản lý đối với DNNN : ................23
1.2. Vai trò của tài chính trong tiến trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước: ...27
1.2.1. Cơ chế quản lý tài chính – một nhân tố trọng yếu trong hoạt động của
doanh nghiệp nhà nước: ..................................................................................27
1.2.2. Vai trò của tài chính nhà nước trong tiến trình đổi mới DNNN :........33
1.3. Kinh nghiệm quản lý DNNN một số nước trên thế giới: .........................46
1.3.1. Trung Quốc ..........................................................................................46
1.3.2. Một số nước Asean và NIC: ................................................................53
1.3.3. Một số nước ở châu Âu : .....................................................................55
Chương 2: THƯC
THỰÏC TRANG
TRẠÏNG HOAT
HOẠÏT ĐONG
ĐỘÄNG CUA
CỦÛA DNNN VA
VÀØ VAI TRO
TRÒØ CUA
CỦÛA TAI
TÀØI
CHÍNH TRONG TIEN
TIẾÁN TRÌNH ĐOI
ĐỔÅI MƠI
MỚÙI DNNN VIET
VIỆÄT NAM ...................................62
2.1 Khái lược về thực trạng doanh nghiệp nhà nước :....................................62
2.1.1- Từ năm 1986 về trước : .........................................................................62
2.1.2- Từ năm 1986 -1992: ..............................................................................64

2.1.3- Từ năm 1992 đến nay :..........................................................................71
2.2 Thực trạng về cơ chế quản lý tài chính trong quá trình đổi mới doanh
nghiệp nhà nước : .............................................................................................92
2.2.1 Quản lý và cấp phát vốn : ...................................................................92
2.2.2 Quản lý doanh thu, chi phí :.................................................................96
2.2.3 Phân phối thu nhập :............................................................................96


– 2–

2.2.3.1 – Chính sách tiền lương : ..............................................................96
2.2.3.2 – Khoản thu trên vốn ngân sách (thuế vốn) : ..............................97
2.2.3.3 – Thuế thu nhập doanh nghiệp ( TNDN): ...................................98
2.3 Nguyên nhân của những tồn tại và những vấn đề đặt ra tiếp tục đổi mới
doanh nghiệp nhà nước : ...............................................................................100
2.3.1 Thiếu vốn : ........................................................................................102
2.3.2 Chưa tìm ra mô hình tổ chức quản lý thích hợp : ..............................104
2.3.3 Năng lực của đội ngủ cán bộ quản lý: ..............................................105
2.3.4 Cơ chế tài chính chưa thông thoáng : ................................................106
2.3.5 Về chủ trương đường lối :..................................................................108
Chương 3: CAC
CÁÙC GIAI
GIẢÛI PHAP
PHÁÙP TAI
TÀØI CHÍNH CƠ BAN
BẢÛN ĐOI
ĐỔÅI MƠI
MỚÙI DNNN ...................110
3.1 Hoàn thiện môi trường cho tiến trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước: 110
3.1.1 – Hoàn thiện hệ thống luật pháp :........................................................110

3.1.2 – Có sự quyết tâm của Chính phủ : ......................................................111
3.1.3 – Có sự thông hiểu và ủng hộ của quần chúng :..................................112
3.1.4 – Cần phát triển và hoàn thiện thò trường chứng khoán : ....................113
3.1.5 –Xử lý dứt điểm các khoản công nợ dây dưa: .....................................114
3.2 Phương hướng cơ bản đổi mới doanh nghiệp nhà nước:.........................114
3.2.1 - Nhóm các doanh nghiệp thuộc diện phải giữ lại hình thức DNNN : .116
3.2.2 – Nhóm những doanh nghiệp cần phải bán, giải thể hoặc cho phá
sản:…………. .......................................................................................................117
3.2.3 - Nhóm các doanh nghiệp không thuộc diện Nhà nước cần phải giữ lại
nhưng có khả năng hoạt động được thì nên nhanh chóng cổ phần hóa: .......118
3.3 Các giải pháp tài chính cơ bản cần thiết cho việc đổi mới doanh nghiệp
nhà nước: ........................................................................................................122
3.3.1 Nhóm doanh nghiệp giữ lại hình thức doanh nghiệp nhà nước: .......122
3.3.1.1- Tách quyền quản lý Nhà nước ra khỏi quyền quản lý kinh doanh
ở các doanh nghiệp nhà nước : ...............................................................122
3.3.1.2- Đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp : ...................................128
3.3.1.3- Đổi mới cơ chế quản lý tài chính : ..........................................133
3.3.2 Nhóm doanh nghiệp cổ phần hoá :......................................................155
3.3.3 Nhóm doanh nghiệp thực hiện giải pháp bán, giải thể hay phá sản:..163
KẾT LUẬN ....................................................................................................165
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ...............................................167
TÀI LIỆU THAM KHẢO : ............................................................................168


– 3–

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT :
AFTA : Asean Free Trade Area ( khu vực mậu dòch tự do ASEAN).
ASEAN : Association of South – East Asian Nations ( Hiệp hội các nước
Đông Nam Á).

CBCNVC : Cán bộ, công nhân, viên chức.
CNXH : chủ nghóa xã hội.
CTCP : Công ty cổ phần.
DNNN : Doanh nghiệp nhà nước .
HĐQT : Hội đồng quản trò.
KTNN : Kinh tế nhà nước.
KTQD : Kinh tế quốc doanh.
NXB: Nhà xuất bản.
SXKD : Sản xuất, kinh doanh.
TNDN : Thu nhập doanh nghiệp.
TSCĐ: Tài sản cố đònh.
USD : Đơn vò tiền tệ ( Đô – la ) của Mỹ .
XHCN : Xã hội chủ nghóa.
XNQD : Xí nghiệp quốc doanh.


– 4–

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1

So sánh hiệu quả kinh doanh thực của các DNNN

73

Bảng 2.2

Công suất sử dụng tài sản, thiết bò

75


Bảng 2.3

Bảng đánh giá kết quả kinh doanh của DNNN

80

Bảng 2.4

Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của DNNN trên

đòa bàn Tp. Hồ Chí Minh
Bảng 2.5

86

Tỷ trọng đóng góp GDP và thu ngân sách của khu vực

kinh tế nhà nước trên đòa bàn TP.Hồ Chí Minh.

87

Bảng 2.6

Hiệu quả sử dụng vốn của DNNN

89

Bảng 2.7


Bảng phân loại DNNN theo qui mô vốn năm 1998

91

Bảng 2.8

Bảng phân loại DNNN theo mức nộp ngân sách năm

1998

92
Bảng 2.9

Bảng Phân loại DNNN theo hiệu quả hoạt động.

93

DANH MỤC ĐỒ THỊ
Đồ thò 2.1 Kết quả cổ phần hoá DNNN từ 1992 – 2000

94

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1 Phân phối thu nhập doanh nghiệp

162


– 5–


MỞ ĐẦU
1 - Sự cần thiết của đề tài :
Từ năm 1985 về trước, nền kinh tế nước ta được vận hành theo cơ chế tập
trung, quan liêu, bao cấp, hầu như không thừa nhận thò trường ( thò trường vốn,
thò trường sức lao động …).
Chuyển sang nền kinh tế thò trường, phần lớn các doanh nghiệp nhà nước
( DNNN ) ở trong tình trạng khó khăn, sản phẩm bò ứ đọng, hiện tượng chiếm
dụng vốn lẫn nhau khá phổ biến. Qua đợt thanh toán nợ của các DNNN cho thấy
nợ nần dây dưa, chồng chéo, chiếm dụng vốn lẫn nhau của các DNNN trong cả
nước rất đáng lo ngại. Đặc biệt, đến cuối năm 1997 tình hình nợ dây dưa của khu
vực DNNN đã trở nên rất nghiêm trọng, tổng công nợ trong khu vực DNNN đã
lên tới khoảng 170.000 tỷ đồng. Tính đến nay, sau gần 10 năm hoạt động, ban
thanh toán nợ trung ương vẫn chưa giải quyết xong tình hình công nợ của các
DNNN.
Sau ba đợt sắp xếp lại, số DNNN đã giảm gần 60%. Cơ cấu doanh nghiệp
có bước điều chỉnh hợp lý hơn, có tác động tích cực quá trình tích tụ, tập trung
vốn; đã hình thành và phát triển thêm một số doanh nghiệp mới có trình độ công
nghệ cao, có sức cạnh tranh. Vốn bình quân của một doanh nghiệp tăng đáng kể.
Qua sắp xếp lại, các DNNN đã hoạt động có kết quả hơn và góp phần quan
trọng tăng ngân sách nhà nước. Mặc dù có nhiều đổi mới, nhưng hoạt động của
các DNNN còn một số yếu kém, hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh
của DNNN còn thấp, chưa tương xứng với điều kiện và lợi thế nhà nước ưu đãi…
Thực trạng đó đặt ra yêu cầu phải tiếp tục đổi mới DNNN để các doanh
nghiệp nầy có thể thích nghi với nền kinh tế thò trường. Thực trạng đó cũng đặt
ra yêu cầu mới đối với quản lý nhà nước về kinh tế, nhằm tạo môi trường thuận
lợi cho các doanh nghiệp chuyển sang kinh doanh thật sự, đồng thời duy trì và


– 6–


củng cố vai trò chủ đạo của khu vực kinh tế nhà nước ( KTNN). Vì thế, cần phải
tiếp tục đổi mới DNNN, đồng thời tạo bước đi ban đầu vững chắc giúp các
DNNN tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, cần đẩy nhanh hơn công tác hoàn
thiện cơ chế, chính sách, một mặt để tháo gỡ khó khăn tạo điều kiện cho phát
triển sản xuất, nâng cao hiệu quả, chất lượng và khả năng cạnh tranh ; mặt khác
kiên quyết hơn trong việc xóa bỏ bao cấp, đề cao tính chủ động, tự chòu trách
nhiệm trong SXKD của doanh nghiệp, gắn sản xuất với thò trường, củng cố và
mở rộng thò trường trong và ngoài nước.
2 - Mục đích của đề tài :
Đổi mới DNNN cho phù hợp với nền kinh tế thò trường là quá trình gay
go, lâu dài và phức tạp, phải giải quyết hàng loạt các vấn đề về kinh tế, tổ chức,
tài chính, luật pháp v.v...
Phạm vi bài nầy chỉ trình bày những giải pháp cơ bản về mặt tài chính để
tiến hành đổi mới DNNN nhằm giúp cho những DN nầy nâng cao sức cạnh
tranh, hoạt động có hiệu quả ngày càng cao trong cơ chế thò trường.
3 - Phương pháp nghiên cứu :
Phương pháp nghiên cứu vận dụng xuyên suốt trong đề tài nầy là phương
pháp duy vật biện chứng và duy vật lòch sử, kết hợp với việc phân tích và tổng
hợp các tài liệu lòch sử về quản lý DNNN từ đó nâng thành lý luận từ các thực
tiễn để chứng minh xu hướng chung - quy luật phát triển tất yếu của việc đổi
mới DNNN ở nước ta nói chung và các giải pháp tài chính nói riêng.
4 - Nội dung nghiên cứu :
Trong đề tài nầy, chúng tôi tập trung nghiên cứu một số nội dung sau:
9 Vai trò của tài chính trong tiến trình đổi mới DNNN .
9 Thực trạng hoạt động của DNNN và tác động của tài chính trong tiến
trình đổi mới DNNN Việt Nam.


– 7–


9 Đề xuất các giải pháp tài chính cơ bản đổi mới DNNN.
Những điểm mới của luận án là :
œ Khẳng đònh một số nhận thức mới liên quan đến vai trò chủ đạo của
KTNN ( chủ yếu là DNNN) trong nền kinh tế thò trường, nhận thức về cổ phần
hoá DNNN …
œ Kiến nghò sửa đổi luật DNNN. DNNN là doanh nghiệp một chủ nên không
được phát hành cổ phiếu ra bên ngoài. DNNN hoạt động công ích không được
đầu tư góp vốn liên doanh, liên kết với bên ngoài.
œ Kiến nghò xây dựng tương đối hoàn chỉnh cơ chế quản lý tài chính của các
DNNN bao gồm tổ chức quản lý và sử dụng vốn; quản lý doanh thu, chi phí;
chính sách phân phối thu nhập ( chính sách phân phối q lương, thưởng, chính
sách phân phối lợi nhuận sau thuế).
œ Kiến nghò các giải pháp nhằm tách rõ phạm vi quản lý nhà nước và quản
lý doanh nghiệp. Vai trò, nhiệm vụ chủ sở hữu và vai trò, nhiệm vụ của người
quản lý trong DNNN.
œ Kiến nghò một số giải pháp về tổ chức và đặc biệt là chính sách tài chính
nhằm đẩy mạnh tiến trình cổ phần hoá DNNN – một hướng cơ bản của việc cải
cách DNNN hiện nay.
Toàn bộ nội dung trên được trình bày theo kết cấu như sau:
Phần mở đầu.
Chương 1 : Vai trò của tài chính trong tiến trình đổi mới DNNN.
Chương 2 : Thực trạng hoạt động của DNNN và vai trò của tài chính
trong tiến trình đổi mới DNNN Việt Nam.
Chương 3 : Các giải pháp tài chính cơ bản đổi mới DNNN.
Phần kết luận.


– 8–

Chương 1

VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH TRONG TIẾN TRÌNH
ĐỔI MỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
1.1.

Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước và sự cần thiết đổi mới cơ
chế quản lý doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thò trường
theo đònh hướng XHCN:

1.1.1. Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong cơ cấu kinh tế nhiều thành
phần:
KTNN ở nước ta là một lực lượng quan trọng, đã được xây dựng và phát
triển trong nhiều năm qua. Hệ thống KTNN có vai trò chủ đạo theo nghóa là
công cụ vật chất của nhà nước để chi phối và điều tiết sự phát triển của toàn bộ
nền kinh tế quốc dân. Vai trò chủ đạo của nó gắn liền với vai trò quản lý của
nhà nước đối với nền kinh tế thò trường.
DNNN là một bộ phận trọng yếu cấu thành của hệ thống KTNN. Do đó,
một mặt, nó hoạt động bình đẳng trong cơ chế thò trường; mặt khác, tuỳ thuộc
vào từng ngành, từng lónh vực cụ thể mà chiếm lónh các vò trí then chốt hoặc
đóng vai trò chi phối, thực hiện chức năng kinh tế - xã hội góp phần đảm bảo
cho KTNN đóng vai trò chủ đạo và đònh hướng về mặt xã hội.
DNNN đã có lòch sử lâu đời. DNNN là hình thức tổ chức kinh doanh tồn
tại và phát triển theo trình độ xã hội hoá của lực lượng sản xuất là một tất yếu
khách quan. Điều này thể hiện rõ nhất thuộc tính tự nhiên của DNNN. Các nước
trên thế giới đều có DNNN với số lượng khác nhau. Sự cùng tồn tại và phát triển
của các DNNN và doanh nghiệp phi nhà nước tạo nên sự bổ sung lẫn nhau trong
nền kinh tế mỗi nước. Tuy rằng ở một số nước có tỷ trọng DNNN không lớn


– 9–


nhưng đều là ngành hạ tầng, có tác dụng làm nền cho toàn bộ nền kinh tế quốc
dân.
Tại các nước u-Mỹ, do chòu ảnh hưởng của Keynes và do rút được bài
học về khủng hoảng kinh tế với qui mô lớn nên sau chiến tranh thế giới thứ hai
người ta thực hiện quốc hữu hoá lập ra một số DNNN bằng cách trưng mua, mua
lại cổ phiếu trong một số ngành có ảnh hưởng tới quốc kế dân sinh như giao
thông, bưu điện, năng lượng v.v…
Tại Pháp, DNNN chiếm trên 30% trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân,
riêng ngành năng lượng giá trò sản lượng của các DNNN chiếm 69% tổng giá trò
sản lượng của toàn ngành. Ngành giao thông vận tải, các công ty đườngsắt, công
ty hàng không chủ yếu do nhà nước nắm giữ… Trong ngành tài chính và bảo
hiểm, các tổ chức tài chính nhà nước nắm giữ 90% tiền gửi, 84,8% vốn cho vay,
97,2% nghiệp vụ tài chính, ngân hàng nhà nước và tổ chức bảo hiểm kiểm soát
toàn diện hoạt động của hệ thống tài chính và bảo hiểm….
Các DNNN đang chiếm đa số trong nền kinh tế ở một số nước Châu Á và
có vai trò quan trọng khác nhau trong nhiều lónh vực của nền kinh tế từ dòch vụ
tài chính, SXKD nông sản đến lónh vực hàng không …. Các doanh nghiệp đóng
vai trò chủ đạo trong việc đóng góp vào GDP của mỗi nước.
Tại Indonesia, tuy chỉ có 164 DNNN lại chiếm đến 29% GDP, ở Thái Lan
cũng vậy, chỉ với 67 công ty thuộc chính phủ chiếm lại đến hơn 20% tổng sản
phẩm quốc gia.
Tại Hàn Quốc, Xingapo, Nhật Bản, Đài Loan cũng có các DNNN dưới
nhiều hình thức khác nhau. Tại Xingapo và Đài Loan, DNNN được hình thành
chủ yếu trên cơ sở tòch thu “ chiến lợi phẩm” sau chiến tranh thế giới thứ 2 (tiếp
quản các cơ sở sản xuất của Nhật) sau đó lại đầu tư xây dựng thêm một loạt các


– 10 –

DNNN nữa. Đầu những năm 50, DNNN ở Đài Loan chiếm 70% toàn bộ nền kinh

tế, đến năm 1991 vẫn còn chiếm 42% [ 5 ]
Tại Trung quốc, DNNN là trụ cột của nền kinh tế quốc dân, giữ vai trò
quan trọng đối với phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội, đặt nền móng cho công
cuộc công nghiệp hoá, cũng cố chế độ XHCN, nâng cao đời sống nhân dân. Qua
hơn 18 năm cải cách và mở cửa, thực lực của các DNNN Trung Quốc đã được
tăng cường, các DNNN này luôn luôn nắm giữ huyết mạch của nền kinh tế. Sự
trưởng thành và lớn mạnh của DNNN làm thay đổi bộ mặt kinh tế của Trung
Quốc, giúp Trung Quốc xây dựng được hệ thống công nghiệp độc lập tương đối
hoàn chỉnh, thay đổi kết cấu công nghiệp, làm tăng sức mạnh tổng hợp của đất
nước thể hiện trên các mặt sau:
– Thay đổi kết cấu kinh tế : biến Trung Quốc từ một nước nông nghiệp điển
hình thành một nước XHCN từng bước thực hiện thành công công nghiệp hoá.
– Nhiều sản phẩm công nghiệp quan trọng vươn lên hàng đầu thế giới.
– Thay đổi căn bản về phân bố công nghiệp.
– Hình thành được đội quân đông đảo, có trình độ kỹ thuật tương đối cao.
– Cung cấp dư dật hàng tiêu dùng thiết yếu cho nhân dân, nâng cao mức
sống của người dân. Trên cơ sở đó đã đẩy mạnh được xuất khẩu.
– Rút ngắn được hơn 40 năm trong việc thay đổi vò trí Trung Quốc là nước
lớn đông dân nhưng yếu kém về quân sự. Công nghiệp quốc phòng tiến nhanh
vượt bậc và là một trong số rất ít nước có thể tham gia vào việc phóng vệ tinh
thương mại quốc tế.
Từ đó cho thấy DNNN ở Trung Quốc chẳng những có vai trò quan trọng
trong công cuộc xây dựng nền kinh tế XHCN ở Trung Quốc mà còn giữ vai trò
chủ đạo trong tiến trình hiện đại hoá đất nước.


– 11 –

Sự ra đời của các DNNN tại các nước xã họâi chủ nghiã không giống như
sự ra đời của các DNNN tại các nước tư bản chủ nghóa. Đặc biệt là ở thời kỳ đầu

xây dựng nền kinh tế XHCN, đa số các DNNN ở thời kỳ này được cải tạo và xây
dựng thông qua việc tòch thu tư sản mại bản hoặc trưng mua tư bản dân tộc. Bấy
giờ, cơ sở kinh tế của phần lớn các nước XHCN đều mỏng, yếu. Để củng cố
chính quyền mới cần phải nhanh chóng xây dựng nên hệ thống kinh tế và cơ sở
kinh tế của mình.
Song, thực tiễn phát triển kinh tế của các nước XHCN cho thấy sau khi
các DNNN do nhà nước đầu tư xây dựng ra đời DNNN mới thật sự giữ vai trò
chủ đạo và việc xây dựng các DNNN ấy chủ yếu là nhằm thích ứng với đòi hỏi
của nền sản xuất xã hội hoá cao. Vì rằng, một mặt quan hệ kinh tế trong thế giới
ngày nay đã chặt chẽ hơn, xã hội hoá đời sống kinh tế đã phát triển tới trình độ
quốc tế hoá, trong điều kiện đó không một nước nào có thể đóng cửa để tự xây
dựng được. Mặt khác, các nước lạc hậu muốn nhanh chóng chen chân vào hàng
ngũ các nước tiên tiến trên thế giới thì phải dùng sức của mình để bảo vệ nền
kinh tế của nước mình, gồm các DNNN mới được xây dựng. Đối với Việt Nam,
một nước đang phát triển, xây dựng DNNN là điều kiện tất yếu để nhanh chóng
tiến kòp các nước tiên tiến trên thế giới.
Như vậy, có thể nói các DNNN và các doanh nghiệp thuộc các thành
phần kinh tế khác tại các nước nói trên hình thành quan hệ thống nhất đối lập,
chế ước nhau, bổ sung cho nhau, cùng tồn tại, kích thích phát triển, tăng cường
chức năng tự điều tiết của nền kinh tế. Trong đó DNNN luôn đóng vai trò quan
trọng trong việc phát triển đất nước.
Tổng kết thực tiễn cơ chế quản lý kinh tế các nước trên thế giới cũng như
thực tiễn ở nước ta cho thấy có hai loại cơ chế quản lý kinh tế đã từng tồn tại :
kinh tế kế hoạch hoá tập trung và kinh tế thò trường.


– 12 –

Sau khi hòa bình lập lại ở miền Bắc, Đảng và nhà nước ta đã lựa chọn con
đường xây dựng chủ nghóa xã hội ở miển Bắc và tiếp tục đấu tranh giải phóng

miền Nam. Theo chủ trương đó, công cuộc cải tạo XHCN bắt đầu được thực hiện
ở miền Bắc với nhiệm vụ thủ tiêu kinh tế tư nhân, xây dựng kinh tế quốc doanh
và kinh tế tập thể. Kết quả tất yếu là thu hẹp và dẫn đến xóa bỏ kinh tế tư bản
tư nhân để chuyển sang hình thức sở hữu toàn dân, xây dựng mới các XNQDû.
Như vậy, kinh tế quốc doanh từ chỗ rất nhỏ bé vươn lên trở thành lực
lượng kinh tế chủ yếu của nền kinh tế quốc dân nước ta lúc bấy giờ. Với chủ
trương xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đi lên chủ nghóa xã hội, vai trò chủ
đạo, chủ lực đã được giao cho kinh tế quốc doanh.
Trong thời gian từ năm 1960 - 1985 nền kinh tế chỉ có hai thành phần
chính là quốc doanh và hợp tác xã, cơ chế kế hoạch hóa tập trung thuần túy vẫn
được khẳng đònh và thể hiện trong thực tế. Cùng với chủ trương tiếp tục củng cố
và mở rộng quan hệ sản xuất XHCN và công nghiệp hóa XHCN, công cuộc cải
tạo XHCN ở miền Nam đã làm cho số lượng XNQD ở tất cả các lónh vực sản
xuất công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp đều tăng lên một cách nhanh
chóng.
DNNN vẫn đóng vai trò chủ đạo, tuyệt đối quan trọng trong công cuộc cải
tạo quan hệ sản xuất cũ, xây dựng và phát triển quan hệ sản xuất mới XHCN,
cũng như trong công cuộc phát triển kinh tế.
Từ năm 1986 đến nay : giai đoạn bắt đầu thực hiện đổi mới cơ chế kinh
tế, tư tưởng xây dựng một nền kinh tế nhiều thành phần được đưa ra. Trong quá
trình hình thành cơ chế kinh tế nhiều thành phần, công tác quản lý KTNN vẫn
tiếp tục được cải tiến theo hướng phi tập trung hóa, kế hoạch hóa và quản lý đối
với kinh tế quốc doanh. Điểm nổi bật trong cải tiến quản lý ở giai đoạn này là
việc tách bạch giữa quyền quản lý nhà nước về kinh tế và quyền quản lý SXKD


– 13 –

của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, quan điểm mới nổi bật ở giai đoạn này là
quan niệm không phải nền kinh tế quá độ lên chủ nghóa xã hội ở nước ta chỉ có

nền KTNN; chủ trương của Đảng và nhà nước ta không chỉ bó hẹp trong phạm vi
cải tiến quản lý đối với KTNN mà còn phát huy sức sản xuất của kinh tế tư
nhân, cá thể cũng như các thành phần kinh tế khác. Trong cơ chế kinh tế mới đó,
KTNN vẫn đóng vai trò chủ đạo song không phải độc tôn. Năm 1990, KTNN tạo
ra 66% tổng sản phẩm xã hội.
Trên phương diện kinh tế, vai trò chủ đạo của KTNN trong nền kinh tế
quốc dân trong suốt các giai đoạn này được thể hiện không chỉ như là một công
cụ quan trọng để nhà nước thực hiện chủ trương công nghiệp hóa XHCN ở miền
Bắc theo hướng ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, đáp ứng các nhu cầu của
sản xuất và chiến đấu cho cả hậu phương và tiền tuyến mà còn như là tấm gương
phản ánh sự thành công của quá trình xây dựng chủ nghóa xã hội ở nước ta. Xét
trên phương diện chính trò, xã hội, KTNN luôn luôn được quan niệm là lực lượng
tiến bộ xã hội, là đội quân tiên phong trong việc tăng cường và mở rộng quan hệ
sản xuất mới - quan hệ sản xuất XHCN.
Như vậy, ở Việt Nam, trong thời kỳ đầu cải tạo và xây dựng CNXH ở
miền Bắc và những năm đầu sau giải phóng miền Nam nước ta, thành phần
KTNN mà trong đó chủ yếu là các XNQD (DNNN) là lực lượng kinh tế chủ đạo
trong nền kinh tế quốc dân. Các doanh nghiệp nầy được hình thành từ 3 nguồn
sau đây :
– Quốc hữu hoá các doanh nghiệp tư nhân, tư sản mại bản hay tiếp thu
các DNNN của chế độ cũ.
– Biến các doanh nghiệp tư nhân của các nhà tư sản dân tộc thành các
XN công tư hợp doanh và sau đó thành các XNQD.


– 14 –

– Xây dựng mới bằng các nguồn vốn của ngân sách nhà nước, nguồn
viện trợ hoặc vốn đi vay.
Cơ chế quản lý kinh tế lúc đó là cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu,

bao cấp, tất cả đều do ngân sách nhà nước cấp và tất cả đều phải nộp vào ngân
sách nhà nước. Trong thời kỳ nầy các XNQD chiếm tỷ trọng gần như tuyệt đối
trong các ngành và do trung ương, tỉnh, huyện quản lý. Thời kỳ nầy, DNNN được
thành lập ra chủ yếu làm nhiệm vụ sản xuất ra sản phẩm hàng hoá, cung ứng lao
vụ, dòch vụ để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân theo chỉ
tiêu pháp lệnh của Nhà nước. Đồng thời với nhiệm vụ sản xuất, giao nộp sản
phẩm, DNNN với nghóa vụ nộp vào ngân sách nhà nước các khoản tích luỹ tiền
tệ... đây là nguồn thu chủ yếu từ nội bộ kinh tế quốc dân. Ngoài ra DNNN còn
có nghóa vụ giải quyết công ăn việc làm cho người lao động trong xã hội. Một số
DNNN được bố trí ở vò trí xung yếu để góp phần bảo vệ tổ quốc.
Với nhiệm vụ như vậy, DNNN có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế
quốc dân : Đảm bảo hầu hết các mặt cân đối lớn của nền kinh tế, nó chi phối
các hoạt động SXKD và đời sống xã hội. Chính vì thế, DNNN đã giữ vai trò chủ
đạo đối với nền kinh tế quốc dân.
Thực tiễn ở nước ta trong suốt mấy mươi năm cho thấy, mặc dù trình độ
phát triển của các DNNN và hợp tác xã rất khác nhau về quy mô, tình trạng
trang thiết bò, vốn đầu tư, trình độ khoa học kỹ thuật, trình độ tổ chức quản lý và
công nghệ song hai thành phần kinh tế nầy đã tõ rõ được sức mạnh của mình
trong nền kinh tế quốc dân, đã có những đóng góp to lớn trong công cuộc xây
dựng và phát triển kinh tế phù hợp với tình hình có chiến tranh. Trong những
năm đó, giá trò tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân đều tăng lên hằng
chục lần. Trong thời kỳ nầy nói KTQD giữ vai trò chủ đạo trong toàn bộ nền


– 15 –

kinh tế quốc dân chi phối toàn bộ nền kinh tế quốc dân chắc chắn không ai có
thể phủ nhận, phản bác được.
Sau khi kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống xâm lược và thống
nhất đất nước, đáng lẽ chúng ta phải kòp thời thay đổi những quan điểm về xây

dựng kinh tế, về cơ chế kế hoạch hoá và hàng loạt các chính sách kinh tế không
còn phù hợp với nền kinh tế thời bình, thế nhưng chúng ta vẫn duy trì quá lâu và
áp dụng cứng nhắc cơ chế củ vào miền Nam mới được giải phóng, nơi mà nền
kinh tế thò trường đã có những bước phát triển nhất đònh ( cơ chế nầy áp dụng
trên phạm vi cả nước ), làm cho nền kinh tế ngày càng kém phát triển và thậm
chí còn thụt lùi, tụt hậu so với nhiều nước khác trong vùng Đông Nam Á và thế
giới.
Tương ứng với thời kỳ này ở nước ta, tại Liên Xô, rút ra từ những khuyết
tật của một nền kinh tế tập trung theo các phương pháp phi kinh tế và từ phương
pháp đó tạo nên bộ máy chính quyền ngập trong những việc vụn vặt của cơ sở,
Lênin đã nhận đònh bộ máy đó quá ư tệ hại, cần thiết phải thay đổi cơ chế quản
lý đặc biệt là cơ chế quản lý kinh tế. Từ đó Lênin đã đề xuất chính sách kinh tế
mới.
Cùng với việc chuyển các phương pháp kinh tế thay cho các phương pháp
phi kinh tế đồng thời thay đổi cách tổ chức và hoạt động của bộ máy chính
quyền trong quá trình thực hiện chính sách kinh tế mới, Lênin đã khẳng đònh
rằng : "chúng ta không hề coi lý luận của Mác như là một cái gì đã xong xuôi và
bất khả xâm phạm, trái lại đó chỉ là nền móng mà chúng ta phải phát triển nếu
không muốn lạc hậu với cuộc sống " [18 ].
Từ những năm 1980 về trước, nền kinh tế nước ta được vận hành theo cơ
chế tập trung, quan liêu, bao cấp, hầu như không thừa nhận cơ chế thò trường,
ngăn sông cấm chợ, xem thường qui luật giá trò, qui luật cung cầu, cạnh tranh


– 16 –

v.v... Trong khi đó, cùng với sự phát triển khách quan của sản xuất và lưu thông
hàng hóa cũng như sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế đã tất yếu nẩy sinh
và hình thành thò trường ( hàng hoá, vốn, sức lao động…).
Cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp đã làm mất quyền chủ động

SXKD của cơ sở, kìm hảm sản xuất phát triển, triệt tiêu động lực sản xuất,
không đưa được tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất, máy móc thiết bò
ngày càng già cỗi, riệu rã, cán bộ quản lý thụ động, xơ cứng v.v... Mâu thuẫn
gay gắt trong thời kỳ nầy là một bên nhà nước can thiệp quá sâu vào công việc
SXKD của các đơn vò kinh tế cơ sở trong điều kiện nguồn lực của mình có hạn,
một bên là các đơn vò cơ sở đòi quyền tự chủ SXKD, họ muốn bung ra, muốn
được tháo gỡ. Trong điều kiện đó, sản xuất đã xa sút, nhiều doanh nghiệp có
nguy cơ phải giải thể, phá sản, nhất là các doanh nghiệp dùng nguyên liệu của
nước ngoài.
Từ thực tiễn vốn có đó và cùng với sự phát triển trong tư duy lý luận được
đánh dấu bằng nghò quyết đại hội Đảng lần thứ VI, Đảng và nhà nước ta đã
khẳng đònh nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thò trường có sự điều tiết của nhà
nước XHCN. Sang Đại hội lần thứ VII Đảng Cộng Sản Việt Nam lại tiếp tục
khẳng đònh đường lối đúng đắn đó : " tiếp tục xây dựng nền kinh tế hàng hoá
nhiều thành phần theo đònh hướng XHCN vận hành theo cơ chế thò trường có sự
quản lý của nhà nước".
Các đặc trưng cơ bản của cơ chế thò trường là :
– Có nhiều thành phần kinh tế tham gia thò trường, nhiều tổ chức kinh tế,
doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau ra đời cùng cạnh tranh để
tồn tại, phát triển.
– Các đơn vò kinh tế có quyền tự chủ về tài chính, tự do kinh doanh, vật
tư, hàng hoá được sản xuất, lưu thông một cách bình thường dựa trên cơ sở tôn


– 17 –

trọng luật pháp, tự chòu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Điều đó không đồng
nghóa với việc phải tư nhân hoá toàn bộ nền kinh tế vì các cơ sở kinh tế thuộc sở
hữu nhà nước cũng có quyền tự chủ như các đơn vò kinh tế thuộc các thành phần
khác.

– Giá cả hàng hoá được hình thành theo cơ chế thò trường, tức là phụ
thuộc vào quan hệ cung - cầu và trên cơ sở cạnh tranh. Cơ chế giá như vậy phản
ánh nhu cầu người tiêu dùng, có tác dụng khuyến khích các cơ sở nâng cao hiệu
quả kinh tế, thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ thuật... Đồng thời cơ chế giá đó cũng
có chức năng đào thải những cơ sở làm ăn yếu kém, làm cho nền kinh tế năng
động và linh hoạt hơn. Mặt khác, chính sự cạnh tranh làm kìm hảm sản xuất và
sự phát triển xã hội.
– Các đơn vò kinh tế cạnh tranh với nhau trong khuôn khổ pháp luật. Sự
cạnh tranh thúc đẩy các cơ sở làm ăn có hiệu quả ngày càng lớn mạnh và dẫn
đến sự phá sản của các cơ sở yếu kém.
– Cơ chế thò trường chỉ có thể phát huy đầy đủ hiệu quả khi các thò trường
cấu thành ( thò trường lao động, thò trường ngoại tệ, thò trường vốn... ) được liên
kết với nhau và thông tin thông suốt, nhanh nhạy...
– Sự vận động của cơ chế kinh tế thò trường luôn có sự điều chỉnh của
nhà nước bởi vì động lực vật chất của cơ chế thò trường là lợi nhuận tối đa, do đó
hiện tượng buôn gian bán lận, hàng giả, hàng lậu, kinh doanh bất chấp đạo đức,
pháp luật... tất yếu sẽ xảy ra.
Các DNNN trong các ngành kinh tế đã đóng vai trò hết sức to lớn trong
sự nghiệp kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và xây dựng hoà bình trên phạm
vi cả nước. Tuy nhiên, chuyển sang cơ chế thò trường có sự quản lý của nhà nước
một số DNNN không những đã khẳng đònh được vò trí của mình mà còn ngày
càng lớn mạnh, nhưng cũng có nhiều đơn vò không trụ nổi trong cơ chế mới, bò


– 18 –

thua lỗ kéo dài, bò mất khả năng thanh toán phải giải thể, sáp nhập... làm mất uy
tín của DNNN.
Trước tình hình đó, có nhiều quan điểm khác nhau trong việc thực hiện
cải cách DNNN.

Một số ý kiến cho rằng, trong nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành
theo cơ chế thò trường chỉ nên phát triển DNNN một cách có chọn lọc. Do đó,
cần từng bước cơ cấu lại DNNN, chủ yếu tập trung vào những ngành quan trọng,
những ngành mà tư nhân không được phép làm, hoặc chưa đủ khả năng làm và
muốn làm tức là DNNN chỉ nên tồn tại trong những lónh vực và những ngành
kinh tế - kỹ thuật then chốt. Chỉ có trên cơ sở đó nhà nước mới đủ sức đầu tư đổi
mới công nghệ, đổi mới cơ chế quản lý nhằm tạo cho nó vai trò chủ đạo, đồng
thời làm cho nó trở thành một trong những công cụ đắc lực để nhà nước điều tiết
vó mô nền kinh tế. Những lónh vực còn lại nên để cho các thành phần kinh tế
khác đảm nhận.
Ý kiến khác cho rằng các DNNN trong nền kinh tế thò trường là yếu tố
bảo đảm cho đònh hướng XHCN, nó vẫn giữ vai trò chủ đạo, vẫn là thành phần
kinh tế đóng góp nhiều nhất cho ngân sách Nhà nước. Vì thế, cần phải tiếp tục
phát triển DNNN trên tất cả các ngành, các lónh vực, phát triển về mọi phương
diện. Nếu coi nhẹ phát triển các DNNN sẽ xa rời đònh hướng XHCN.
Để có được quan điểm và đề ra các giải pháp hợp lý cần thiết phải nhận
thức rõ bối cảnh quá trình đổi mới và phát triển DNNN.
Nước ta bắt đầu phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, các thành phần
kinh tế chưa chiếm lónh và giữ đúng vai trò, vò trí của mình. Vì vậy, việc đổi mới
DNNN cũng có ý nghóa là xác đònh tương quan hợp lý giữa DNNN với các thành
phần kinh tế khác khả dó mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất cho đất
nước.


– 19 –

Các thành phần kinh tế phi nhà nước nói chung còn nhỏ bé, đang trong
giai đoạn ban đầu của sự phát triển, chưa phát huy được các tiềm năng về vốn,
công nghệ, thò trường v.v...
DNNN tuy hiệu quả còn kém, song do yếu tố lòch sử để lại, nó đang buộc

phải đóng vai trò to lớn, gần như tuyệt đối trong nhiều lónh vực đối với nền kinh
tế quốc dân. Nhiều mặt hàng quan trọng liên quan đến sản xuất và đời sống xã
hội vẫn do DNNN sản xuất và cung ứng như than đá, dầu khí, ximăng, xăng,
dầu, điện... Thực tiễn lại đang đòi hỏi phải đổi mới căn bản DNNN để nâng cao
hiệu quả kinh tế - xã hội của các doanh nghiệp nầy. Đó là một mâu thuẫn lớn
cần phải có giải pháp xử lý thích hợp.
Các thể chế pháp lý làm cơ sở cho việc chuyển hoạt động kinh tế sang
cơ chế thò trường và đổi mới DNNN hiện còn thiếu và chưa đồng bộ.
Như thế, để phát triển kinh tế theo đúng đònh hướng XHCN cần thiết
phải duy trì DNNN và DNNN phải giữ vai trò chủ đạo (vai trò chủ đạo của
DNNN không nhất thiết DNNN phải chiếm tỷ trọng lớn trong các thành phần
kinh tế, trong các ngành nghề như suy nghó trước đây mà chỉ cần bố trí hợp lý
các DNNN và tiền vốn của Nhà nước, nắm chắc các ngành then chốt, huyết
mạch của nền kinh tế quốc dân, thường xuyên nâng cao hiệu quả kinh doanh thì
dù tỷ trọng và qui mô kinh tế nhà nước không chiếm ưu thế, tỷ trọng GDP có
giảm xuống thậm chí đến 20% nó vẫn có thể phát huy vai trò chủ đạo). Bởi vì :
– DNNN là kết quả của việc quốc hữu hóa các tài sản của tư sản thực
dân cũng như do ngân sách nhà nước đầu tư. Ở các nước như Pêru, Pakistan,
Philippin, Chilé v.v.... mặc dù DNNN không giữ vai trò chủ đạo nhưng mục tiêu
nhằm giảm bớt quyền lực kinh tế trong tay một số ít tư nhân, để chống độc
quyền của một số tư nhân và dòng họ trong đời sống kinh tế xã hội của đất nước,


– 20 –

người ta đã sử dụng biện pháp quốc hữu hóa một số công ty tư nhân nội đòa biến
thành DNNN chòu sự quản lý của Nhà nước.
– Cần phải có DNNN để đầu tư vào những ngành quan trọng liên quan
đến quốc kế dân sinh nhưng tư nhân không đầu tư hoặc phải làm nhiệm vụ dự
trữ cho nhà nước về các mặt hàng chiến lược nhằm đề phòng những bất trắc xảy

ra trong tương lai do những biến động về kinh tế, chính trò trên thế giới, thiên
tai... như dự trữ nhiên liệu, lương thực, đầu tư vào lónh vực giao thông công cộng,
cấp thoát nước, vệ sinh v.v...
– Nhà nước cần phải nắm vững những vò trí then chốt trong nền kinh tế
quốc dân, có vai trò chi phối đối với các hoạt động kinh tế đất nước như điện,
nước, phân bón, thuốc trừ sâu, ngân hàng v.v...
– Cần có tổ chức kinh tế lớn của quốc gia ( cở tập đoàn kinh tế ) để tạo
lực hút vốn đầu tư và liên doanh với các hãng, công ty lớn ở nước ngoài hoặc
làm đối trọng với các hãng, công ty lớn ở nước ngoài trong thò trường nội đòa
hoặc vươn ra thò trường thế giới.
– Tạo thêm nguồn thu đáng kể cho ngân sách nhà nước ( duy trì đầu tư
vào những ngành mà sản phẩm có nhu cầu lớn trong xã hội, lãi nhiều, ít rủi ro
như rượu, bia, thuốc lá ). Nếu những ngành nầy được đổi mới và tăng cường
quản lý, giám sát thì các khoản đóng góp vào ngân sách còn lớn hơn.
Như vậy, việc hình thành và tồn tại các DNNN ở các nước có chế độ
chính trò khác nhau có nhiều lý do nhưng đều có nguyên nhân chung là do yêu
cầu quản lý vó mô : nhà nước phải có vai trò nhất đònh trong điều hành toàn bộ
nền kinh tế xã hội. Ngoài việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế, DNNN còn thực hiện
nhiệm vụ chính trò, còn nhằm mục tiêu xã hội, góp phần điều chỉnh sự mất cân
đối giữa các vùng trong cả nước, giữa các tầng lớp dân cư v.v...


– 21 –

KTNN phải giành vò trí chủ đạo trong nền kinh tế và trên thò trường bằng
cơ chế kinh doanh trong quan hệ bình đẳng với các thành phần kinh tế khác, xóa
bỏ mọi hình thức độc quyền mệnh lệnh hành chính. Vai trò chủ đạo của KTNN
mà chủ yếu là DNNN đối với nền kinh tế phải thể hiện trên các mặt sau đây :
− DNNN hoạt động thực sự có hiệu quả, góp phần tăng thu ngân sách,
hoặc giảm tối đa phần bù lỗ mà ngân sách phải chi ( đối với DNNN thuộc lónh

vực phục vụ lợi ích công cộng, an ninh quốc phòng...)
− DNNN hoạt động trong các lónh vực then chốt chi phối nền kinh tế
quốc dân như lónh vực tài chính, ngân hàng, điện, bưu chính viển thông,..
− DNNN đóng vai trò then chốt trong các lónh vực công nghệ tiên tiến,
cao cấp.
− DNNN liên kết được các thành phần kinh tế trong sự phát triển, góp
phần nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Đồng thời làm gương và làm lá chắn cho việc thực hiện nghiêm chỉnh luật
pháp và các chế độ, chính sách của Nhà nước.
− DNNN dễ tập trung vốn để xây dựng theo trọng điểm, có thể thúc
đẩy việc điều chỉnh kết cấu ngành khiến chúng được bố trí hợp lý, tối ưu hoá.
− DNNN thực hiện có hiệu quả mục tiêu kế hoạch phát triển đất nước
đặc biệt là quan hệ kinh tế đối ngoại, tạo chỗ dựa vững chắc cho việc thực
hiện chiến lược mở cửa của nhà nước ta.
Tóm lại, vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước thể hiện qua ba chức năng
sau:
1- Chức năng hướng dẫn: Chức năng này thể hiện ở chỗ kinh tế nhà nước
sẽ trở thành đòn bẩy mạnh mẽ đồng thời là cơ sở vật chất kỹ thuật để thực hiện
các chính sách kinh tế và các chức năng điều chỉnh kinh tế, hướng các thành


– 22 –

phần kinh tế khác phát triển lành mạnh, hợp lý, phù hợp với yêu cầu phát triển
kinh tế – XHCN.
2- Chức năng hỗ trợ và phục vụ : Khác với các thành phần kinh tế khác,
sự phát triển của kinh tế nhà nước không đơn thuần vì bản thân nó, mà quan
trọng hơn cả là tạo điều kiện phát triển cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân thúc
đẩy các thành phần kinh tế khác phát triển.
3- Chức năng điều tiết sự vận động của nền kinh tế quốc dân: Kinh tế nhà

nước phải thực hiện tốt hai chức năng cơ bản trên, phải nắm và điều tiết được sự
vận động của nền kinh tế quốc dân. Điều này đòi hỏi phải đi sâu nghiên cứu sự
phân bố các DNNN cũng như tài sản, tiền vốn của các DNNN phải làm cho
chúng phối hợp với nhau một cách hợp lý.
Những chức năng cơ bản kể trên phản ánh vò trí đặc biệt của kinh tế nhà
nước trong nền kinh tế quốc dân, không có một thành phần kinh tế nào có thể
thay thế được, đây cũng chính là thuộc tính khách quan về sự tồn tại và phát
triển của kinh tế nhà nước.
Như thế, vai trò điều tiết của hệ thống kinh tế Nhà nước, trong đó DNNN
là một bộ phận quan trọng, không phải là vấn đề riêng có của chủ nghóa xã hội
mà là một yêu cầu có tính quy luật chung của sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc
biệt là trong cơ chế thò trường. Nhà nước sử dụng hệ thống kinh tế nhà nước như
là một công cụ vật chất quan trọng để chi phối, điều tiết sự phát triển của toàn
bộ nền kinh tế theo đònh hướng chiến lược chung.
Trong một thời gian dài, vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước và DNNN
chưa được nhận thức cụ thể và thống nhất đã gây khó khăn lúng túng khi đònh
hướng và thực hiện các biện pháp đổi mới DNNN nhất là các biện pháp về sắp
xếp, đa dạng hoá sở hữu DNNN. Trong khi không đủ khả năng bảo đảm vốn tối
thiểu cho DNNN hoạt động nhưng nhiều ngành, đòa phương vẫn ham muốn duy


– 23 –

trì nhiều DNNN dẫn đến đầu tư quá tràn lan, phân tán và còn thành lập thêm
những DNNN không đủ các điều kiện cơ bản để hoạt động bình thường.
Vấn đề vai trò chủ đạo của DNNN như thế nào trong điều kiện nền kinh
tế thò trường theo đònh hướng XHCN cũng còn có nhiều quan điểm khác nhau.
Cần nhận thức rằng vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước mà Đảng và nhà nước
ta đưa ra là hoàn toàn mới mẻ. Về lý luận kinh tế, chưa từng có trong hệ thống
lý luận kinh tế XHCN truyền thống cũng như trong hệ thống lý luận tư bản chủ

nghóa. Đó là tinh hoa của mô hình kinh tế thò trường XHCN cùng tồn tại nhiều
thành phần kinh tế, trong đó KTNN ( mà trong đó chủ yếu là các DNNN) giữ vai
trò chủ đạo. Cần phải nhận thức rằng vai trò chủ đạo của DNNN không phải thể
hiện ở số lượng vốn lớn, lao động nhiều, lượng DNNN lớn mà vai trò chủ đạo
này phải thể hiện bằng chất lượng và hiệu qua, tính chất then chốt của nó v.v...
Xu hướng của các nước có nền kinh tế thò trường phát triển là thu hẹp tỷ trọng
của DNNN đến mức cần thiết để giảm nhẹ gánh nặng cho ngân sách nhà nước
nhưng vẫn đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trò, xã hội.
Qua phân tích có thể nhận thấy rằng sự tồn tại của DNNN ở nước ta là
một tất yếu lòch sử, chẳng những thế mà DNNN còn phải giữ vai trò chủ đạo đối
với toàn bộ nền kinh tế không những trong thời kỳ kinh tế chỉ huy ( kế hoạch
hoá tập trung ) mà cả ngay trong thời kỳ chuyển sang kinh tế thò trường có sự
điều tiết của nhà nước XHCN.
1.1.2. Sự cần thiết phải đổi mới cơ chế quản lý đối với doanh nghiệp nhà nước :
Tư duy là quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào đầu óc con người,
là trình độ cao của nhận thức cho phép con người thu nhận được bản chất của sự
vật mà nhận thức cảm tính không vươn tới được một cách trực tiếp. Sự vật hiện
tượng luôn vận động và phát triển vì thế tư duy mỗi người, mỗi giai cấp, mỗi dân
tộc, mỗi thế hệ là sản phẩm lòch sử. Tư duy ở những thời đại khác nhau có sự


– 24 –

khác nhau. Từ cuối thập niên 80 của thế kỷ nầy tình hình kinh tế, chính trò có
nhiều biến động lớn cùng với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học - kỹ thuật, đặc
biệt là sự phát triển của cuộc cách mạng về công nghệ đã làm biến đổi phương
pháp sản xuất của con người cả về chất về lượng. Từ chỗ khai thác, chế biến các
nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách ồ ạt làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên,
làm ô nhiểm trầm trọng môi trường, đến nay con người sáng tạo ra phương pháp
mới khai thác, sử dụng tài nguyên một cách hợp lý hơn với năng suất hiệu quả

lớn, có khả năng bảo vệ môi trường. Cơ sở vật chất - kỹ thuật của nền tảng sản
xuất hiện đại đang đổi mới về chất, từ công cụ đến nguyên liệu, phương pháp
sản xuất, quiù trình công nghệ... Các ngành công nghệ sinh học, điện tử, năng
lượng nguyên tử, tự động hoá, thông tin và vật liệu mới đang được phát triển
mạnh và trở thành những ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước. Những hệ
thống máy móc cồng kềnh đang được thay bằng những thiết bò kỹ thuật hiện đại,
tinh vi, nhỏ bé, sạch và đẹp. Vì vậy, đổi mới tư duy là yêu cầu bức thiết của
cuộc sống, là quá trình có tính cách mạng nhằm nhận thức cho đúng và bổ sung
những nhận thức mới về CNXH, khắc phục những sai lầm và khiếm khuyết, đề
ra những giải pháp đúng để vượt qua những khó khăn hiện tại và tiến lên.
Nói đến đổi mới tư duy là phải nhấn mạnh đến đổi mới tư duy về kinh tế
vì kinh tế là khâu quyết đònh nhất. Phải đổi mới cả phương pháp, quan niệm về
công tác quản lý kinh tế. Nhưng muốn đổi mới tư duy kinh tế, cần phải đổi mới
tư duy trên tất cả các lónh vực đời sống xã hội, các lónh vực ấy có liên quan, tác
động qua lại lẫn nhau. Trên từng lónh vực, nội dung đổi mới cũng phải toàn diện
bao gồm từ đổi mới quan niệm đến đổi mới cơ chế chính sách, tổ chức, cán bộ,
phong cách và lề lối làm việc. Nếu chỉ đơn giản đổi mới một khâu nào thì công
cuộc đổi mới sẽ không thể đạt được kết quả mong muốn.


×