Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây không nung của Việt Nam đến Năm 2020 : Luận văn thạc sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
-----FG-----

PHAN VŨ DIỄM CHI

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
NGÀNH CÔNG NGHIỆP VẬT LIỆU
XÂY KHÔNG NUNG CỦA VIỆT NAM
ĐẾN NĂM 2020
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2011  


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
-----FG-----

PHAN VŨ DIỄM CHI

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
NGÀNH CÔNG NGHIỆP VẬT LIỆU XÂY KHÔNG NUNG
CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020

Chuyên ngành: Thương Mại
Mã số: 60.34.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: TSKH. NGÔ CÔNG THÀNH



Tp. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2011


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn đều có nguồn gốc, trung thực và được phép công bố.
Công trình nghiên cứu hoàn chỉnh này chưa được ai công bố trước đây.
Tác giả Luận văn

Phan Vũ Diễm Chi


LỜI CẢM ƠN

Luận văn này được viết trong thời gian từ tháng 06 năm 2010 đến tháng 06 năm
2011, sau khi đã được sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn và của Nhà trường.
Tôi muốn cảm ơn những người đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình hoàn thành
luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Thầy Ngô Công Thành, các thầy cô trong khoa
vì những lời nhận xét, góp ý để xây dựng nên cấu trúc và hoàn thiện luận văn. Nhờ có sự
hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của thầy trong quá trình nghiên cứu bài luận văn này mới
được hoàn thành.
Cảm ơn những người đã bỏ thời gian quý báu của mình để giúp tôi hoàn thành bản
khảo sát thông tin cho bài luận của mình.
Tôi cũng xin gởi lời cảm ơn tới tất cả các Thầy, Cô giảng viên đã dạy tôi trong
suốt khóa học này. Các Thầy, Cô đã đem đến cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm hết
sức quý báu cho hành trình của tôi trong thời gian tới.
Và cuối cùng, tôi cảm ơn gia đình tôi, những người đã động viên, chia sẻ và tạo

những điều kiện thuận lợi nhất cho tôi để tôi hoàn thành tốt khóa học và bài luận văn tốt
nghiệp này.

TP Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 12 năm 2011.

Phan Vũ Diễm Chi


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan...........................................................................................................i
Lời cảm ơn .............................................................................................................ii
Mục lục..................................................................................................................iii
Danh mục các bảng-hình-viết tắt .....................................................................vi-ix
Tóm tắt ...................................................................................................................x
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài ------------------------------------------------------- 1
2. Mục đích nghiên cứu ---------------------------------------------------------------------- 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ------------------------------------------------------ 3
4. Phương pháp nghiên cứu------------------------------------------------------------------ 3
5. Các nghiên cứu liên quan ----------------------------------------------------------------- 4
6. Điểm mới của nghiên cứu ---------------------------------------------------------------- 4
7. Nội dung nghiên cứu ---------------------------------------------------------------------- 4

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ------------------------------------------------5
1.1 Giới thiệu ---------------------------------------------------------------------------------- 5
1.2 Phân tích các yếu tố tác động đến phát triển kinh doanh ngành-------------------- 5

1.2.1 Môi trường kinh doanh -------------------------------------------------------------- 5
1.2.2 Lý thuyết cung cầu ------------------------------------------------------------------- 11
1.3 Tổng quan về ngành công nghiệp Vật liệu xây không nung. ----------------------- 15
1.3.1 Phân loại -------------------------------------------------------------------------------- 15
1.3.2 Công nghệ sản xuất -------------------------------------------------------------------- 16
a. Công nghệ sản xuất gạch không nung từ "đất hóa đá" và phế thải xây ------ 17
b. Công nghệ sản xuất gạch bê tông siêu nhẹ xốp --------------------------------- 19
1.3.3 . Tác động của ngành tới môi trường kinh tế -xã hội. ---------------------------- 20


1.4 Ý nghĩa của việc phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây không nung trong sự phát
triển nền kinh tế Việt Nam. ------------------------------------------------------------- 21
1.5 Kinh nghiệm các nước khác. ----------------------------------------------------------- 23
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VẬT LIỆU
XÂY KHÔNG NUNG TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY. ---------------------------------- 26
2.1 Tổng quan về môi trường kinh doanh của ngành Vật liệu xây không nung ở Việt Nam
hiện nay. --------------------------------------------------------------------------------------- 26
2.1.1 Ảnh hưởng của các yếu tố chính trị - pháp luật ------------------------------------ 26
2.1.1.1Chính sách phát triển ngành của nhà nước ---------------------------------------- 26
2.1.1.2 Các chuẩn mực, các tiêu chí yêu cầu và đánh giá về các loại vật liệu xây hiện nay
--------------------------------------------------------------------------------- 27
2.1.2 Ảnh hưởng của môi trường kinh doanh quốc tế ----------------------------------- 28
2.1.2.1 Sự phát triển hiện nay của ngành VLXKN trên thị trường quốc tế. ---------- 29
2.1.2.2 Cơ hội phát triển và xuất khẩu qua các khu vực ------------------------------- 29
2.1.3 Các yếu tố kinh tế ---------------------------------------------------------------------- 31
2.1.3.1 Sự tăng trưởng của nền kinh tế. --------------------------------------------------- 31
2.1.3.2 Các yếu tố về môi trường xã hội --------------------------------------------------- 31
2.1.3.2.1 Các yếu tố văn hóa xã hội -------------------------------------------------------- 31
2.1.3.2.2 Tác động về môi trường xã hội. ------------------------------------------------- 32
2.2 Thực trạng về tình hình sản xuất Vật liệu xây không nung ------------------------ 33 

2.2.1 Nguồn nguyên vật liệu sản xuất ----------------------------------------------------- 34
2.2.2 Công nghệ sản xuất -------------------------------------------------------------------- 35
2.2.3 Nguồn vốn đầu tư phát triển ngành ------------------------------------------------- 37
2.2.4 Nguồn nhân lực ------------------------------------------------------------------------ 38
2.3 Thị trường và nhu cầu tiêu thụ loại Vật liệu xây không nung ---------------------- 39
2.4 Phân tích các yếu tố khác ảnh hưởng đển mối quan hệ cung cầu Vật liệu xây không
nung trên thị trường hiện nay---------------------------------------------------------------- 41
2.4.1 Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ VLXKN tại thị trường
Việt Nam.

--------------------------------------------------------------------------------- 41


2.4.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng  ‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐44 
2.4.2.1 Giá cả ---------------------------------------------------------------------------------- 44
2.4.2.2 Marketing ----------------------------------------------------------------------------- 46
2.4.2.3 Hệ thống phân phối sản phẩm. ---------------------------------------------------- 47
2.5 Phân tích, đánh giá khả năng và cơ hội phát triển ngành đến 2020 (Phân tích ma trận
SWOT). ---------------------------------------------------------------------------------------- 48
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP VẬT LIỆU
XÂY KHÔNG NUNG CỦA VIỆT NAM ĐẾN 2020.------------------------------------------- 53

3.1 Dự báo Xu hướng phát triển và nhu cầu tiêu thụ của thị trường vật liệu xây không
nung đến 2020. ------------------------------------------------------------------------------- 53
3.2 Một số giải pháp phát triển ngành------------------------------------------------------ 54
3.2.1 Giải pháp Nghiên cứu đầu tư và đổi mới công nghệ sản xuất. ------------------ 54
3.2.2 Giải pháp huy động vốn cho việc đầu tư phát triển ngành ----------------------- 55
3.2.3 Chiến lược marketing – mix --------------------------------------------------------- 55
3.2.3.1 Chiến lược Giá thành sản phẩm. -------------------------------------------------- 56
3.2.3.2 Chiến lược Marketing sản phẩm, quảng bá thương hiệu ----------------------- 56

3.2.3.3 Xây dựng hệ thống phân phối hiện đại ------------------------------------------ 57
3.3 Một số kiến nghị về chính sách và cơ chế quản lý của nhà nước. ---------------- 58
3.3.1 Xây dựng chiến lược dài hạn về nghiên cứu và phát triển. --------------------- 58
3.3.2 Phân bổ, sử dụng nguồn lực hợp lý. ------------------------------------------------ 58
3.3.3 Từng bước xóa bỏ hoàn toàn các cơ sở sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công.
--------------------------------------------------------------------------------------------------- 59
3.3.4 Tạo ra một đường hướng rõ ràng để phát triển ngành VLXKN. ---------------- 60
3.3.5 Một số kiến nghị khác. ---------------------------------------------------------------- 61

PHẦN KẾT LUẬN ------------------------------------------------------------ 63
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

VLXD

: Vật liệu xây dựng

VLXKN

: Vật liệu xây không nung

GS.TS

: Giáo sư, Tiến sĩ.

VLTTMT


: vật liệu thân thiện với môi trường

SWOT

: Thế mạnh, Điểm yếu, Cơ hội và Thách thức

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

TCXD

: Tiêu chuẩn xây dựng

TCXDVN

: Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam

AAC

: Gạch bê-tông khí chưng áp (Autoclaved Aerated Concrete)

LTKĐ

: Liên tục kiểu đứng

GDP

: Tổng sản phẩm trong nước


CNTT

: Công nghệ thông tin

DN

: Doanh nghiệp

ASEAN

: Hiệp hội các nước Đông Nam Á.

NCKH

: Nghiên cứu khoa học

VAT

: Thuế giá trị gia tăng


TÓM TẮT
 
Để phát triển kinh tế và nâng cao mức sống, loài người đã nghiên cứu, sáng tạo ra nhiều
chủng loại vật tư, vật liệu. Tuy nhiên, tất cả các sản phẩm đều có những chu kỳ sống của
nó. Sản phẩm mới ra đời sau luôn có nhiều ưu điểm hơn các sản phẩm ra đời trước. Tuy
nhiên, để một sản phẩm mới được chấp nhận trên thị trường, có rất nhiều vấn đề cần phải
thực hiện thì sản phẩm mới đứng vững và phát triển được. Sản phẩm vật liệu xây dựng
cũng không ngoại lệ.
Việc thiết lập các cơ sở và căn cứ để phát triển một ngành nghề cũng cần tìm hiểu những

vấn đề của các môi trường liên quan đến nó để đề ra những chiến lược phát triển đúng
đắn. Cần phải tìm hiểu kỹ cả về lý thuyết lẫn thực tiễn thì mới có những sách lược hợp lý
cho từng thời điểm cụ thể.
Việt Nam đang trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ về tốc độ đô thị hoá, do vậy mật độ về
xây dựng cũng phát triển với tốc độ tương ứng. Gây nên nhiều hệ quả về yếu tố môi
trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chính vì vậy vấn đề về phát triển môi trường xây
dựng “xanh”, phát triển về vật liệu thân thiện với môi trường đang là vấn đề bức thiết của
nền kinh tế nước nhà.
Bài luận văn đề cập đến thực trạng của ngành trong thời điểm hiện nay. Trên cơ sở nền
tảng lý thuyết về chiến lược kinh doanh, bài luận văn đưa ra các phương pháp để phân
tích tình hình thực tế, định vị ngành và hoạch định chiến lược kinh doanh cho ngành vật
liệu xây không nung của nước ta hiện nay. Trên cơ sở đó, cũng với định hướng của nhà
nước, đề xuất những chiến lược và giải pháp khả thi để phát triển ngành. Đồng thời cũng
đưa ra những kiến nghị về cơ chế chính sách của nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả của
các nhóm giải pháp đã đề ra.


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài
Hiện nay, cùng với sự phát triển tốc độ của cơ sở hạ tầng đô thị tại các thành phố
lớn trong cả nước, Nhu cầu vật liệu xây ở Việt Nam cũng đang trên đà tăng trưởng rất
nhanh, năm 1990 mới đạt 3,5 tỉ viên gạch quy tiêu chuẩn, đến năm 2009 đã lên đến 24
tỉ viên, tăng gần 7 lần. Theo quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam, đến
năm 2020 nhu cầu vật liệu xây khoảng 42 đến 44 tỉ viên.
Từ lâu đời, vật liệu xây chủ yếu vẫn là gạch đất sét nung, là một vật liệu truyền
thống, nhưng việc sản xuất và sử dụng gạch đất sét nung tiềm ẩn nhiều yếu tố bất lợi:
lãng phí tài nguyên đất nông nghiệp, tiêu tốn nhiều nhiên liệu, phát thải khí nhà kính,
gây ô nhiễm môi trường, v.v…

Đã từ lâu trên thế giới, khái niệm “vật liệu thân thiện với môi trường” không còn
là câu chuyện lạ. Thậm chí hệ thống quy phạm pháp luật và các thể chế của những
nước đó đều tạo điều kiện khuyến khích tối đa cho lĩnh vực này có cơ hội tốt nhất để
phát triển. Nhưng đáng tiếc ở nước ta, phát triển vật liệu thân thiện với môi trường
(VLTTMT) vẫn là câu chuyện “cũ người mới ta”
Việc trong nhiều năm không lưu tâm phát triển vật liệu thân thiện với môi trường
một cách thoả đáng đang dẫn đến những hậu quả mà ngay hôm nay đã có thể nhìn thấy
rất rõ, và chắc cũng chẳng bao lâu nữa, nếu không được khắc phục, thì chúng ta sẽ
phải gánh chịu những hậu quả nặng nề. Ví dụ, nếu tốc độ phát triển đô thị của Hà Nội
đang lớn từng ngày, các toà nhà cao tầng sử dụng vật liệu nặng liên tục mọc lên cũng
đồng nghĩa với kết cấu nền đất và nguồn nước ngầm của Thủ đô sẽ biến động một
cách sâu sắc; lòng sông Hồng, hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm sẽ nâng lên là chuyện tất yếu vì
“rừng” cọc bê tông liên tục bị ép xuống lòng đất hàng chục, thậm chí cả trăm mét. Như
vậy phát triển các loại vật liệu nhẹ như bê tông nhẹ, gạch không nung trọng lượng nhẹ
là một yêu cầu tất yếu đặt ra với quá trình đô thị hoá. Chưa kể, cuộc sống hiện đại
ngày càng đòi hỏi những vật liệu mới đa dạng đáp ứng yêu cầu cuộc sống như vật liệu
cách âm, cách nhiệt, các loại tấm tường, vách ngăn nhẹ, các loại vật liệu có lợi cho sức
khoẻ con người, vật liệu chống cháy, vật liệu tiết kiệm năng lượng…


2

Trong xu thế đổi mới tư duy, công nghệ trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng
(VLXD) nhằm cho ra đời những sản phẩm thân thiện với môi trường, bảo vệ nguồn tài
nguyên thiên nhiên thì giải pháp phát triển vật liệu xây không nung (VLXKN) không
chỉ hạn chế những tác động bất lợi tiêu tốn đất nông nghiệp, than đá, đồng thời còn tái
chế đáng kể lượng phế thải công nghiệp, biến phế thải thành vật liệu có ích.
Do vậy, việc phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây không nung là một xu
hướng tất yếu của nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay.
Tuy nhiên, có một thực tế mà ai cũng nhận thấy, vật liệu xây dựng đang là một

trong những vướng mắc mang tính “nút thắt” trong việc nhân rộng mô hình kiến trúc
xanh bởi giá thành ban đầu cao vì phải đáp ứng được một số yêu cầu đặc biệt theo
những tiêu chí khắt khe - Đòi hỏi dường như quá tầm với của các doanh nghiệp Việt
Nam vốn quen với phương pháp sản xuất truyền thống cho ra đời các sản phẩm truyền
thống.
Trước thực tế đó, với mong muốn đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng cao và
các chính sách phát triển quan trọng của nhà nước, đặc biệt, sau khi hàng loạt sự kiện
về vi phạm môi trường vừa qua, nền kinh tế thị trường Việt Nam rất cần những cải
tiến mang tính đột phá, vừa đảm bảo được phát triển công nghiệp nước nhà mang tầm
quốc tế, vừa đảm bảo được vấn đề vệ sinh môi trường, mọi cơ hội thách thức đang chờ
đón các doanh nghiệp của chúng ta. Chính vì vậy, đề tài “Nghiên cứu phương hướng
phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây không nung của Việt Nam đến 2020”
được nghiên cứu và làm luận văn tốt nghiệp với mong muốn góp phần nhỏ bé để tạo
nên một góc nhìn đúng hướng cho ngành công nghiệp vật liệu xây Việt Nam.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Xác định Thực trạng về thị trường sản xuất và tiêu thụ các loại vật liệu xây ở
Việt Nam hiện nay nói chung và vật liệu xây không nung nói riêng.
- Tìm hiểu và khám phá xu hướng phát triển của thị trường nhằm có một cái nhìn
chung toàn diện hơn về ngành công nghiệp này.
- Phân tích và tổng hợp trên các cơ sở khoa học để đề ra các giải pháp cho việc
phát triển ngành.


3

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Những vấn đề thực tiễn của ngành công nghiệp vật liệu xây không nung tại
Việt Nam, nhằm đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng phát triển nhu cầu thị
trường, đầu tư sản xuất của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

+ Xu hướng phát triển thị trường và quan điểm sử dụng của người tiêu dùng: Chủ
đầu tư, nhà thầu xây dựng và tư vấn thiết kế.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu chính trong phạm vi ngành
vật liệu xây không nung mà chủ yếu là Gạch xây không nung của Việt Nam với
khoảng thời gian phát triển từ năm 2000 đến nay.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu định tính: Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn tình hình sản xuất và tiêu
thụ sản phẩm của ngành vật liệu xây của Việt Nam giai đoạn từ 2000~2010 thông qua
các số liệu thống kê, báo cáo của các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp… dựa vào
các kiến thức cơ bản về thị trường và phát triển thương mại, chiến lược đầu tư để phát
triển lợi thế cạnh tranh. Căn cứ vào các chủ trương, chính sách của nhà nước về các
định hướng quy hoạch phát triển ngành để xác định phương hướng…
Nghiên cứu định lượng: nhằm đánh giá và xác định mức độ tin cậy trong việc xác
định xu hướng phát triển của ngành công nghiệp vật liệu xây và vật liệu xây không
nung. Đồng thời, đánh giá mức quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến
việc tiêu dùng sản phẩm của thị trường.
Phương pháp phân tích định lượng áp dụng bao gồm: thống kê phân tích. Phần
mềm chuyên dùng: Excel (thống kê).
Nguồn dữ liệu gồm có:
Nguồn dữ liệu sơ cấp: số liệu điều tra xu hướng thực tế qua bảng câu hỏi.
Nguồn dữ liệu thứ cấp: số liệu thống kê của Tổng cục thống kê, Sở Xây dựng,
Hiệp hội xây dựng Việt Nam cùng các số liệu trên sách báo, trên các website có liên
quan.


4

1.5. Các nghiên cứu liên quan
1) Nghiên cứu công nghệ “Đất hóa đá” để sản xuất gạch không nung từ đất.
Viện nghiên cứu hỗ trợ phát triển nông thôn

Công ty Cổ Phần CNTM Huệ Quang
2) Nghiên cứu tổng quan về sự phát triển của ngành Công nghiệp Vật liệu xây
dựng Việt Nam - TS.Trần Văn Huynh, Chủ tịch Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam.
1.6. Điểm mới của đề tài
VLXKN hiện nay đang là một đề tài được nhắc đến nhiều trong một số nghiên
cứu và cũng đang là vấn đề được đặt trọng tâm của Bộ Xây Dựng để thực hiện được
chủ trương của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu nào phân
tích một cách tổng quát những điểm mạnh, điểm yếu của việc phát triển ngành trong
tình hình hiện nay để đưa ra những biện pháp có tính thuyết phục cao cho việc phát
triển ngành.
Những phân tích trong đề tài này sẽ là một trong những nền tảng cơ sở khoa học
cho Doanh nghiệp nắm bắt cơ hội đầu tư sản phẩm mới,..trên bước đường phát triển
đất nước.
Đề tài mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần giúp cho ngành
VLXKN phát triển theo đúng định hướng của nhà nước, đưa ra những giảp pháp
marketing hợp lý hơn giúp cho thị trường có thể phát triển một cách bền vững.
1.7. Nội dung đề tài
Chương 1: Cơ sở lý luận: Nghiên cứu về nền kinh tế thị trường và ngành công
nghiệp vật liệu xây không nung của Việt Nam.
Chuơng 2: Nghiên cứu thực trạng họat động sản xuất kinh doanh của ngành vật
liệu xây không nung của Việt Nam hiện nay.
Chương 3: Phương hướng phát triển của ngành vật liệu xây không nung của Việt
Nam đến 2020 và đề xuất những giải pháp, kiến nghị.


5

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Giới thiệu
Với yêu cầu quy hoạch đô thị hóa ngày càng cao, kinh tế phát triển yêu cầu đáp

ứng ngày càng cao của cơ sở hạ tầng, bến bãi, nhu cầu về nhà ở trong các tầng lớp dân
cư ngày càng tăng, nhu cầu về việc phát triển các mặt hàng vật liệu xây dựng trong nền
kinh tế cũng tăng nhanh chóng. Đặc biệt, ngành công nghiệp vật liệu xây càng cần
được phát triển đúng hướng ngay từ giai đoạn này để đáp ứng được các yêu cầu về xây
dựng cơ sở hạ tầng cơ bản. Nhưng hiện nay, ngành công nghiệp vật liệu xây của nước
ta nói chung đang có nhiều thách thức to lớn và đang mang nhiều bất cập so với xu
hướng phát triển ngành trên toàn thế giới trong quá trình phát triển bền vững nền kinh
tế nước nhà, mang lại nhiều hậu quả xấu cho nền kinh tế.
Vì vậy, việc xây dựng chiến lược, xác định được hướng đi đúng cho ngành là việc làm
cấp thiết hiện nay. Để có được cái nhìn toàn diện và để xác định được những định
hướng đúng, chúng ta cần đi từ những cơ sở lý luận về kinh doanh đến thực tiễn.
1.2 Phân tích các yếu tố tác động đến xu hướng phát triển kinh doanh.
Trong phần này sẽ đi sâu vào phân tích yếu tố tác động lớn nhất đên xu hướng
phát triển kinh doanh của ngành. Đó là ảnh hưởng của Môi trường kinh doanh.
Việc hiểu rõ môi trường kinh doanh của mình giúp doanh nghiệp xác định dược
hướng đi đúng và đưa ra các chiến lược phát triển phù hợp và những giải pháp
marketing hợp lý để phát triển công việc kinh doanh của mình ở từng giai đoạn phát
triển.
1.2.1 Môi trường kinh doanh.
Bản thân môi trường kinh doanh là tập hợp các yếu tố bên trong và bên ngoài có
ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm
các yếu tố thuộc về môi trường vĩ mô, môi trường kinh doanh tác nghiệp và các yếu tố
thuộc môi trường kinh doanh nội bộ (hay vi mô) của doanh nghiệp. Mục đích của việc
phân tích môi trường kinh doanh là để tìm cơ hội và nguy cơ đối với doanh nghiệp:
i. Phân tích môi trường vĩ mô.


6

Môi trường vĩ mô gồm các yếu tố nằm bên ngoài doanh nghiệp, tổ chức, định

hình và có ảnh hưởng đến các môi trường tác nghiệp và môi trường nội bộ doanh
nghiệp. Đồng thời, môi trường vĩ mô cũng tạo ra các cơ hội và nguy cơ đối với các
doanh nghiệp.
Cần đi sâu nghiên cứu, phân tích các yếu tố sau :
- Các yếu tố kinh tế: Các chiến lược phát triển kinh tế quốc gia, các chính sách
kinh tế đối với ngành sản phẩm và khu vực địa lý, lãi suất ngân hàng, giai đoạn của
chu kỳ kinh tế, cán cân thanh toán, chính sách tài chính tiền tệ.
- Yếu tố Chính phủ và chính trị: có thể tạo ra cơ hội hoặc nguy cơ đe doạ hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp vì các doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định của
Chính phủ.
- Các yếu tố về xã hội: Khi một hay nhiều yếu tố xã hội thay đổi, chúng tác động
đến sự hoạt động của doanh nghiệp, như xu hướng xã hội, sở thích các cá nhân, chuẩn
mực đạo đức và quan điểm về mức sống, cộng đồng kinh doanh..
- Yếu tố tự nhiên như các vấn đề ô nhiễm môi trường, thiếu năng lượng, lãng phí
tài nguyên thiên nhiên.
- Yếu tố kỹ thuật và công nghệ : công nghệ tiên tiến liên tục ra đời tạo ra những
cơ hội cũng như nguy cơ đối với tất cả các ngành và doanh nghiệp. Đồng thời, công
nghệ tiên tiến, hiện đại cũng có thể làm cho sản phẩm của doanh nghiệp bị lạc hậu một
cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
Ngoài ra, còn phải phân tích các yếu tố môi trường quốc tế khi đề ra chiến lược
hoạt động trên thị trường quốc tế hoặc khi có quan hệ với các nhà cung cấp nước
ngoài.
Các yếu tố của môi trường vĩ mô có sự tương tác lẫn nhau, gây ảnh hưởng đến
các doanh nghiệp. Do vậy, việc phân tích và nắm vững xu hướng vận động của các
yếu tố vĩ mô sẽ cho phép doanh nghiệp có thể tận dụng được các cơ hội và tránh được
các nguy cơ có thể xảy ra trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.
- Phân tích môi trường kinh doanh tác nghiệp:
Môi trường tác nghiệp tác động đến toàn bộ quá trình soạn thảo và thực thi chiến
lược kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm các yếu tố ngoại cảnh đối với doanh
nghiệp, nó quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh trong ngành mà doanh nghiệp



7

hoạt động. Việc phân tích môi trường tác nghiệp cho phép doanh nghiệp nhận diện
được mình đang đứng ở đâu trong ngành đó và có nên tiếp tục tham gia vào quá trình
cạnh tranh nữa hay không. Hệ thống phân tích môi trường tác nghiệp của doanh
nghiệp bao gồm : phân tích mô hình 5 lực lượng cạnh tranh, phân tích cạnh tranh
ngành kinh tế :
a. Phân tích 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter : Môi trường tác nghiệp
có 5 yếu tố cơ bản có quan hệ hữu cơ với nhau :
- Các đối thủ cạnh tranh : Việc phân tích đối thủ cạnh tranh cần tập trung vào các
vấn đề như : mục đích tương lai của đối thủ cạnh tranh là gì; nhận định về đối thủ;
chiến lược hiện thời và các tiềm năng của đối thủ cạnh tranh, chiến lược hiện tại của
doanh nghiệp đang cạnh tranh; phân tích tiềm năng của đối thủ cạnh tranh về công
nghệ, nhân lực, vốn, marketing, quản trị.... nhằm đưa ra các biện pháp phản ứng và
hành động cho hiện tại hay trong tương lai.
- Khách hàng : Quyết định trực tiếp đến sự thành công của doanh nghiệp. Các
doanh nghiệp cần lập bảng phân loại các khách hàng hiện tại và tương lai. Những
thông tin thu được từ bảng phân loại này là cơ sở định hướng quan trọng cho việc
hoạch định kế hoạch, nhất là các kế hoạch liên quan trực tiếp đến marketing.
- Nhà cung cấp các yếu tố đầu vào cho danh nghiệp: các doanh nghiệp cần phải
quan hệ với các tổ chức cung cấp các nguồn hàng khác nhau như hàng hoá, lao động,
tài chính cũng như các dịch vụ nghiên cứu thị trường, vận chuyển, bảo hiểm, quảng
cáo… để nắm chắc được các thông tin từ các nguồn cung ứng, tránh được các nguy cơ
từ yếu tố này.
- Đối thủ tiềm ẩn : các đối thủ mới tham gia kinh doanh trong ngành có thể là yếu
tố làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp khi họ đưa vào khai thác các năng lực kinh
doanh mới, với mong muốn giành được thị phần. Để bảo vệ vị thế cạnh tranh của
mình, doanh nghiệp cần duy trì hàng rào hợp pháp ngăn cản sự xâm nhập từ bên ngoài

như : lợi thế tiêu thụ hàng hoá với quy mô lớn, khả năng xâm nhập vào các kênh tiêu
thụ bền vững và ưu thế về giá thành mà các đối thủ không thể tạo ra được.
- Sản phẩm thay thế : sức ép do sản phẩm thay thế làm hạn chế tiềm năng lợi
nhuận của doanh nghiệp do mức giá cao nhất bị khống chế. Phần lớn các sản phẩm
thay thế mới là kết quả của cuộc bùng nổ công nghệ. Muốn đạt được thành công, các


8

doanh nghiệp cần chú ý dành nguồn lực để phát triển và tận dụng công nghệ mới vào
chiến lược kinh doanh của mình.
Phân tích cạnh tranh trong ngành kinh tế :
Mặc dù với phân tích 5 lực lượng cạnh tranh, song môi trường liên quan là rất
rộng. Cấu trúc ngành kinh tế ảnh hưởng lớn tới việc xác định những luật chơi trong
ngành đồng thời xác định những vấn đề chiến lược đối với doanh nghiệp. Xuất phát từ
sự khác biệt về đặc trưng kinh tế của từng sản phẩm, tình hình cạnh tranh và các triển
vọng tương lai, sự biến động về công nghệ, yêu cầu về quy mô vốn, giới hạn thị
trường (trong nước hoặc quốc tế), tính chất sản phẩm là tiêu chuẩn hay khác biệt hoá,
lực lượng cạnh tranh và chiến lược cạnh tranh có thể tập trung vào giá cả, chất lượng,
dịch vụ sau bán hay những khác biệt sẽ làm nhu cầu đối với sản phẩm có thể tăng hoặc
giảm.
Phân tích cạnh tranh trong ngành kinh tế cần sử dụng một hệ thống các công cụ,
nội dung và kỹ thuật để đưa ra được bức tranh tổng hợp và rõ ràng những biến động
của các điều kiện nội tại và ngoại tại đối với sản phẩm, về đặc trưng và cường độ của
các lực lượng cạnh tranh trong ngành đó để phân tích đưa ra kết luận có nên tiếp tục
theo đuổi hay không.
Một cách tổng quát, việc phân tích này chủ yếu như sau:
1. Các đặc trưng kinh tế chủ yếu của
môi trường ngành kinh tế :


4. Vị thế cạnh tranh của các tập đoàn
chiến lược

- Sự tăng trưởng của thị trường

Vị thế ưu đãi—lý do?

- Phạm vi địa lý

Vị thế không ưu đãi—lý do?

- Cơ cấu ngành kinh tế

5. Phân tích đối thủ cạnh tranh

- Nền kinh tế quy mô

Sự tiếp cận chiến lược/ các dịch chuyển

- Hiệu quả của đường cong kinh dự báo trước của các đối thủ cạnh tranh
nghiệm
- Nhu cầu về vốn

chủ lực.
Ai là người quan sát tình hình đối thủ

2. Các lực lượng dẫn đầu đối với ngành cạnh tranh
kinh tế
3. Phân tích cạnh tranh


6. Các nhân tố thành công chính
Nhân lực

- Quản lý


9

- Cạnh tranh giữa những người bán Đe
doạ của những đối thủ tiềm ẩn (các rào
cản gia nhập)

Uy tín

- Vốn

7. Triển vọng và tính hấp dẫn của ngành
kinh tế

- Cạnh tranh từ các đối thủ thay thế

Các nhân tố tạo ra tính hấp dẫn

- Sức mạnh của các nhà cung cấp

Các nhân tố gây nên sự không hấp dẫn

- Sức mạnh của khách hàng.

Các vấn đề đặc biệt của ngành

Lợi ích tổng thể (ưu đãi/ không ưu đãi)

ii. Phân tích thế mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp (phân tích các yếu tố vi mô
bên trong doanh nghiệp - SW).
Phân tích thế mạnh và điểm yếu là phân tích quan trọng nhất trong xây dựng
chiến lược kinh doanh, chiến lược của một doanh nghiệp không thể khả thi mặc dù đã
nắm bắt được các yếu tố môi trường mà không chỉ rõ được những thế mạnh, điểm bất
lợi của mình trong môi trương đó để có thể phát huy những điểm mạnh và hạn chế
những bất cập trong quá trình triển khai chiến lược.
Vì vậy, phân tích SWOT (Thế mạnh, Điểm yếu, Cơ hội và Thách thức) không
chỉ liệt kê ra bốn danh sách về các điểm mạnh, yếu, các cơ hội và thách thức. mà quan
trọng là phải đánh giá được từng điểm mạnh, yếu, cơ hội, thách thức để đưa ra được
kết luận về tính hấp dẫn, về vị thế của doanh nghiệp và hành động chiến lược cần thiết.
Xác định cơ hội và thách thức (O&T) : Cơ hội thị trường là nhân tố lớn nhất
trong xác định chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp. Cần xác định những cơ
hội dành cho ngành và cơ hội dành cho doanh nghiệp. Để chiến lược kinh doanh phù
hợp với tình hình của doanh nghiệp, chiến lược phải nhằm vào các cơ hội nào thích
hợp với khả năng theo đuổi của doanh nghiệp đồng thời tạo nên sức tự vệ chống lại
các đe doạ từ bên ngoài.
Xác định S&W ( Thế mạnh và điểm yếu ) : Thế mạnh là những yếu tố thuộc về
tiềm năng của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh. Điểm yếu là những yếu tố làm
suy giảm tiềm lực của doanh nghiệp.
Mục tiêu của việc phân tích thế mạnh là để xác định và tạo lợi thế cạnh tranh cho
doanh nghiệp. Nếu không tạo cho mình lợi thế cạnh tranh thì doanh nghiệp không thể
đứng vững và phát triển lâu dài.


10

Doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh về chi phí và lợi thế cạnh tranh về tạo sự khác

biệt. Lợi thế cạnh tranh về chi phí là khả năng cung cấp sản phẩm có chi phí thấp hơn
so với các đối thủ. Lợi thế cạnh tranh về sự khác biệt là khả năng cung cấp sản phẩm
có giá trị độc đáo và cao cấp về chất lượng về đặc điểm chuyên biệt hoặc các dịch vụ
trong và sau bán hàng.
Vì vậy, chiến lược cạnh tranh là chiến lược nhằm định vị sức mạnh của doanh
nghiệp so với đối thủ cạnh tranh và đem lại cho doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh tối đa
trên mỗi đoạn thị trường trọng điểm chiến lược.
Điểm yếu là những yếu tố hay hoạt động có thể làm cho doanh nghiệp bị tổn
thương về cạnh tranh, nó phụ thuộc vào số lượng các vấn đề trên thương trường, ví dụ
như vấn đề nhân lực, quản trị, vốn, quy mô kinh doanh, vị trí địa lý,...
Để phân tích thế mạnh và điểm yếu, xác định lợi thế cạnh tranh và chiến lược
cạnh tranh, doanh nghiệp cần tiến hành qua các phân tích sau :
+ Xác định mặt hàng kinh doanh, cơ cấu mặt hàng và lĩnh vực kinh doanh của
doanh nghiệp.
+ Hệ thống phân phối sản phẩm và chiến lược marketing hỗn hợp.
+ Tổ chức hoạt động marketing của doanh nghiệp : bao gồm hệ thống phân tích,
lập kế hoạch, thực hiện và kiểm tra thực hiện kế hoạch marketing của doanh nghiệp,.
Đối với doanh nghiệp đó là hệ thống marketing mix với các thành phần chủ yếu sau :
- Quản lý các nguồn cung ứng
- Nghiên cứu và phát triển (R&D)
- Quản trị nhân lực
- Hệ thống thông tin của doanh nghiệp
- Các yếu tố về tài chính và kế toán
- Nền nếp văn hoá của doanh nghiệp.
Trên cơ sở các điểm mạnh và yếu đã xác định, để ra các chiến lược thực thi tốt
nhất nhờ vào tận dụng các điểm mạnh và cơ hội, khắc phục điểm yếu và các mối đe
dọa đến sự phát triển ngành.
Như vậy, từ những lý thuyết về phân tích môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp ở
trên thì sẽ làm cơ sở lý luận cho việc phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến ngành. Từ



11

đó, đề ra những chiến lược, giải pháp và đề xuất hợp lý cho việc phát triển ngành công
nghiệp vật liệu xây không nung.
1.2.2 Lý thuyết cung cầu:
1.2.2.1 Khái niệm:
-

Cầu thị trường là tổng số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua sẵn sàng
mua và có khả năng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất
định với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Cầu thị trường là tổng hợp các
cầu cá nhân ứng với từng mức giá.

-

Cung (S) là số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người bán sẵn sàng bán và có
khả năng bán ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định với điều
kiện các yếu tố khác không đổi.

1.2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến cung cầu của thị trường:
1.2.2.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu thị trường :
• Luật cầu
Số lượng hàng hóa hay dịch vụ được cầu trong khoảng thời gian đã cho tăng lên
khi giá của hàng hóa giảm xuống và ngược lại .
• Các yếu tố xác định cầu và hàm số cầu
-

Giá cả của hàng hóa đang xét (Px ) : khi giá cả hàng hóa đang xét tăng thì


lượng cầu đối với hàng hóa giảm và ngược lại (tuân theo luật cầu).
-

Thu nhập ( I ) :
™ Khi thu nhập tăng, cầu về hàng hóa tăng thì hàng hóa đó gọi là hàng hóa
thông thường. Nếu cầu thay đổi nhiều thì đó là hàng hóa xa xỉ. Nếu cầu
thay đổi nhiều thì đó là hàng hóa thiết yếu.
™ Khi thu nhập tăng , cầu về hàng hóa giảm thì hàng hóa đó gọi là hàng hóa
thứ cấp.(hàng hóa thứ cấp không phải là hàng hóa chất lượng kém)

-

Giá cả của hàng hóa liên quan (Py ):
™ Nếu Py tăng , cầu của hàng hóa nghiên cứu X tăng thì X và Y là hàng hóa
thay thế.
™ Nếu Py tăng , cầu của hàng hóa nghiên cứu X giảm thì X và Y là hàng
hóa bổ sung.


12

™ Nếu Py thay đổi , cầu của hàng hóa nghiên cứu X không đổi thì X và Y là
hàng hóa độc lập.
-

Thị hiếu (T) : là sở thích hoặc sự ưu tiên của người tiêu dùng đối với hàng

hóa và dịch vụ. Nếu đối với hàng hóa người tiêu dùng thích thì cầu đối với hàng hóa
đó tăng và ngược lại.
-


Dân số (N) : Nếu dân số càng lớn và các yếu tố khác quyết định thì cầu sẽ

tăng lên và ngược lại.
-

Kì vọng (E) : Kì vọng của người tiêu dùng là sự mong đợi của người tiêu

dùng về sự thay đổi trong giá cả hoặc trong các chính sách của chính phủ đối với một
loại hàng hóa. Người tiêu dùng hi vọng rằng giá cả của hàng hóa nào đó sẽ giảm trong
tương lai thì cầu đối với hàng hóa đó sẽ giảm và ngược lại.
1.2.2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến cung thị trường.
• Luật cung
Số lượng hàng hóa hay dịch vụ được cung trong khoảng thời gian đã cho tăng lên
khi giá của hàng hóa tăng lên và ngược lại .
• Các yếu tố xác định cung và hàm số cung
-

Giá cả của hàng hóa đang xét (Px ) : khi giá cả hàng hóa đang xét tăng thì

lượng cung đối với hàng hóa tăng và ngược lại (tuân theo luật cung).
-

Công nghệ (CN) : là các yếu tố góp phần nâng cao năng suất, giảm chi phí

trong quá trình chế tạo sản phẩm, sự cải tiến công nghệ làm tăng khả năng cung.
-

Giá của các yếu tố đầu vào (mua nguyên liệu, thuê công nhân, nhà xưởng,


vốn v.v…)(Pi ) : Nếu Pi tăng thì chi phí sản xuất tăng, cung giảm và ngược lại.
-

Chính sách thuế (T) : Khi thuế tăng thì lợi nhuận giảm nên cung giảm.

-

Kì vọng của người sản xuất (E) : là sự mong đợi về sự thay đổi giá cả của

hàng hóa, của các yếu tố sản xuất, chính sách thuế v.v…Nếu sự mong đợi, dự đoán có
thuận lợi cho sản xuất thì cung sẽ được mở rộng và ngược lại.
-

Số lượng người sản xuất (Ns) : khi Ns tăng thì cầu tăng.

1.2.2.2.3 Cân bằng cung – cầu
• Trạng thái cân bằng cung-cầu


13

Trạng thái cân bằng cung cầu đối với một hàng hóa nào đó khi số lượng hàng hóa
hay dịch vụ mà người mua sẵn sàng mua và có khả năng mua đúng bằng số lượng
hàng hóa hay dịch vụ mà người bán sẵn sàng bán và có khả năng bán trong một thời kì
nhất định. Tại trạng thái này ta có giá cân bằng ( PE ) , sản lượng cân bằng (QE ).
P
S

E


PE

D
0

QE

Q

• Trạng thái dư thừa và thiếu hụt của thị trường
a.Trạng thái dư thừa của thị trường
Trạng thái dư thừa của thị trường là kết quả của việc cung lớn hơn cầu ở mức giá
nào đó. Nói một cách khác đó là thặng dư của cung .
Khi giá PAB > PE , lượng cầu (QDA) nhỏ hơn lượng cung (QSB) là một lượng là
AB = OQSB - O QDA , AB là lượng dư thừa hàng hóa trên thị trường. Lúc này người
bán phải giảm giá PAB xuống PE làm cho lượng cung giảm, lượng cầu tăng đến QE.
Khi đó thị trường đạt được trạng thái cân bằng.
b.Trạng thái thiếu hụt của thị trường
Trạng thái thiếu hụt của thị trường là kết quả của việc cầu lớn hơn cung ở mức
giá nào đó. Nói một cách khác đó là thặng dư của cầu xuất hiện khi mức giá trên thị
trường nhỏ hơn mức giá cân bằng.
Khi giá PCH < PE , lượng cầu (QDH) lớn hơn lượng cung (QSC) là một lượng là
CD = OQDH - O QSC , CD là lượng thiếu hụt hàng hóa trên thị trường. Lúc này người
bán phải tăng giá PCD lên PE làm cho lượng cung tăng, lượng cầu giảm đến QE . Khi
đó thị trường đạt được trạng thái cân bằng.


14

P

S
PAB

B

E

PE
PCH
0

Lượng dư thừa

A

H

C

D

Lượng thiếu hụt
QA

QC

QE

QH


QB

Q

1.2.2.2.4 Ảnh hưởng của Yếu tố marketing
Các thành phần trong marketing mix (sản phẩm, giá cả, phân phối, chiêu thị) có
ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng bằng nhiều cách khác nhau.
Sản phẩm: nhiều thành phần của sản phẩm như nhãn hiệu, chất lượng, mới lạ, độ
bền… có thể ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng. Hình thức kiểu dáng bao bì, thông tin
nhãn hiệu, cách đóng gói cũng ảnh hưởng đến quyết định mua hàng.
Giá cả: giá cả sản phẩm hay dịch vụ thường ảnh hưởng đến quyết định mua hàng
của người tiêu dùng ngay khi có quan tâm đến giá cả hay không. Thỉnh thỏang người
tiêu dùng tin rằng giá cả tỷ lệ thuận với chất lượng sản phẩm.
Phân phối: phân phối sản phẩm ảnh hưởng đến người tiêu dùng qua nhiều cách,
việc tăng thêm các điểm phân phối sản phẩm sẽ tạo thêm cơ hội cho khách hàng tìm và
mua nó. Sản phẩm được bày bán ở các nơi sang trọng sẽ được người tiêu dùng cảm
nhận là chất lượng cao.
Chiêu thị: quảng cáo, khuyến mại, đội ngũ bán hàng, quảng bá có ảnh hưởng đến
hành vi tiêu dùng đến các sản phẩm đặc biệt. Những công cụ truyền thông này đóng
vai trò quan trọng nhằm giới thiệu sản phẩm, dịch vụ đến người tiêu dùng nhằm kích
thích mua hàng, tạo hình và cảm nhận sản phẩm đến người tiêu dùng.


15

1.3 Tổng quan về ngành công nghiệp Vật liệu xây không nung.
Gạch không nung: là loại gạch xây sau khi được tạo hình thì tự đóng rắn đạt các chỉ
số về cơ học: Cường độ nén, uốn, độ hút nước ... mà không cần qua nhiệt độ.
1.3.1 Phân loại
Có nhiều loại gạch không nung hiện nay đang sử dụng như:

-

Gạch papanh- Gạch không nung được sản xuất từ phế thải công nghiệp như
Xỉ than, vôi bột được sử dụng lâu đời ở nước ta, gạch có cường độ thấp từ 3050kg/cm2 chủ yếu dùng cho các loại tường ít chịu lực;

-

Gạch Block- hay còn gọi là Gạch xi măng cốt liệu. Loại gạch được hình thành
từ đá vụn, cát, xi măng có cường độ chịu lực cao có thể xây nhà cao tầng,
nhược điểm của loại gạch này là nặng, to, khó xây, chưa được thị trường chấp
nhận rộng rãi; Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền máy móc thiết bị hiện
đại, độ rung ép lớn nên viên gạch có cường độ chịu lực cao, độ hút nước thấp.

-

Gạch xi măng - cát: Gạch được tạo thành từ cát và xi măng;

-

Gạch không nung tự nhiên: Từ các biến thể và sản phẩm phong hóa của đá
bân, loại gạch này chủ yếu sử dụng ở các vùng có nguồn puzolan tự nhiên,
hình thức sản xuất tự phát, mang tính chất địa phương, quy mô nhỏ ...

-

Và một số loại gạch khác: đá chẻ, gạch đá ong, Vật liệu xây không nung từ
đất đồi và phế thải xây dựng, phế thải công nghiệp, gạch silicat,…

Mặc dù gạch không nung được dùng phổ biến trên thế
giới nhưng ở Việt Nam gạch không nung vẫn còn mới

mẻ và chưa phổ biến.
Gạch xi măng-cốt liệu
Gạch không nung xi măng - cốt liệu còn được gọi là
gạch glốc (block) được tạo thành từ xi măng và một
trong các hoặc nhiều trong các cốt liệu sau đây: mạt đá, cát vàng, cát đen, xỉ nhiệt
điện, phế thải công nghiệp, đất,... Loại gạch này được sản xuất và sử dụng nhiều nhất
trong các loại gạch không nung. Trong các công trình thì loại gạch không nung này
chiếm tỉ trọng lớn nhất. Loại gạch này thường có cường độ chịu lực tốt (trên
80kg/cm2), tỉ trọng lớn (thường trên 1900kg/m3) nhưng những loại kết cấu lỗ thì có
khối lượng thể tích nhỏ hơn (dưới 1800kg/m3).


16

Gạch bê tông nhẹ:
Gạch bê tông nhẹ có hai loại cơ bản là gạch bê
tông nhẹ bọt và gạch bê tông nhẹ khí chưng áp.
Sản suất bằng công nghệ tạo bọt, khí trong kết
cấu nên tỷ trọng viên gạch giảm đi nhiều và nó trở
thành đặc điểm ưu việt nhất của loại gạch này.
Thành phành cơ bản: Xi măng, tro bay nhiệt điện, cát mịn, phụ gia tạo bọt hoặc khí,
vôi,.... Sản phẩm đã được kiểm định chất lượng vượt TCXDVN: 2004 về cường độ
chịu nén đối với tỷ trọng D800. Gạch bê-tông khí chưng áp: Tên tiếng Anh là
Autoclaved Aerated Concrete – gọi tắt là AAC được rất nhiều nước trên thế giới ứng
dụng rộng rãi với rất nhiều ưu điểm như thân thiện với môi trường, siêu nhẹ, bền, tiết
kiệm năng lượng hóa thạch do không phải nung đốt truyền thống, bảo ôn, chống cháy,
cách âm, cách nhiệt, chống thấm rất tốt so với vật liệu đất sét nung. Nó còn được gọi là
gạch bê-tông siêu nhẹ vì tỷ trọng chỉ bằng 1/2 hoặc thậm chí là chỉ bằng 1/3 so với
gạch đất nung thông thường. Công trình xây dựng sẽ giảm tải, giảm chi phí xử lý nền
móng và hệ thống kết cấu, góp phần giảm mức đầu tư xây dựng công trình từ 7- 10%,

đẩy nhanh tiến độ thi công và hoàn thiện phần bao che của công trình lên 2 - 5 lần.
Ngoài ra, khả năng cách âm và cách nhiệt của bê tông nhẹ rất cao, làm cho nhà ấm về
mùa đông, mát về mùa hè, tiết kiệm điện năng sưởi hoặc điều hòa nhiệt độ... Kích
thước thành phẩm lớn và chính xác (100mm x 200mm x 600mm) giúp rút ngắn thời
gian thi công và kể cả thời gian hoàn thiện. Với thành phần cấu tạo là vật liệu trơ và
các chất vô cơ, gạch bê-tông siêu nhẹ này hoàn toàn không độc hại, có độ bền rất cao
và không bắt lửa. Ngoài ra, với cấu trúc thông thoáng, nó còn có thể tự khuếch tán hơi
nước, giải phóng độ ẩm và loại trừ các vấn đề liên quan đến nấm mốc – đặc biệt là
trong điều kiện thời tiết nắng nóng của khí hậu vùng nhiệt đới, vùng biển và vùng có
độ ẩm cao như ở khu vực miền Bắc Việt Nam.
1.3.2 Công nghệ sản xuất
Cách đây khoảng 5000 năm Công nghệ Polymer đã được ứng dụng để xây dựng
Kim Tự Tháp Ai Cập nổi tiếng thế giới, một công trình tuyệt tác trường tồn với thời
gian đến ngày nay. Ngày nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu tổng hợp và hệ thống


×