Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng công thương chi nhánh 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (686.37 KB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

VÕ THỊ LÀI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2001


Luận án tốt nghiệp
Võ Thò Lài
................................................................................... ..................................................................................

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ----------------------4
1.1. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG---------------------------------------------------------------------------4
1.1.1. Đònh nghóa Ngân Hàng Thương Mại ------------------------------------4
1.1.2. Chức năng của Ngân Hàng Thương Mại --------------------------------5
1.1.2.1. Chức năng trung gian tín dụng -----------------------------------------5
1.1.2.2. Chức năng trung gian thanh toán ---------------------------------------6
1.1.2.3. Chức năng tạo bút tệ -----------------------------------------------------6
1.1.2.4. Chức năng cung câáp các dòch vụ Ngân Hàng ------------------------7
1.1.3.Vai trò của Ngân Hàng Thương Mại -------------------------------------7
1.1.4. Các nghiệp vụ của Ngân Hàng Thương Mại ---------------------------9
1.1.4.1. Nghiệp vụ huy động vốn ------------------------------------------------9


1.1.4.2. Nghiệp vụ sử dụng vốn --------------------------------------------------11
1.1.4.3. Nghiệp vụ trung gian ----------------------------------------------------12
1.1.4.4. Khả năng thanh toán của Ngân hàng thương mại -------------------12
1.1.5. Hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại------------------------13
1.1.5.1. Hiệu quả về mặt kinh tế ------------------------------------------------13
1.1.5.2. Hiệu quả về mặt xã hội ------------------------------------------------14
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN
HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH 2 TPHCM ------------------------16
2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM VÀ
NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH 2 TP.HCM --------------16

1


Luận án tốt nghiệp
Võ Thò Lài
................................................................................... ..................................................................................

2.1.1. Về hệ thống Ngân Hàng Công thương Việt Nam----------------------16
2.1.2. Sơ lược về Ngân hàng Công thương Chi nhánh 2 TP.HCM . ---------17
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG
CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH 2 TP.HCM HIỆN NAY. -----------------19
2.2.1. Một số chỉ tiêu chủ yếu----------------------------------------------------20
2.2.2. Nghiệp vụ huy động vốn --------------------------------------------------22
2.2.2.1. Những mặt được: ---------------------------------------------------------22
2.2.2.2. Những mặt tồn tại: -------------------------------------------------------23
2.2.2.3. Nguyên nhân dẫn đến tồn tại: ------------------------------------------24
2.2.3. Nghiệp vụ sử dụng vốn ----------------------------------------------------25
2.2.3.1. Nghiệp vụ cho vay -------------------------------------------------------25
2.2.3.2. Gửi vốn điều hòa nội bộ ------------------------------------------------31

2.2.4. Dòch vụ Ngân hàng---------------------------------------------------------33
2.2.4.1. Những mặt được ----------------------------------------------------------34
2.2.4.2. Những tồn tại -------------------------------------------------------------34
2.2.4.3. Nguyên nhân dẫn đến tồn tại -------------------------------------------34
CHƯƠNG III MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI
NHÁNH 2 TPHCM ---------------------------------------------------------------36
3.1. NHỮNG BIỆN PHÁP VỀ QUẢN LÝ VĨ MÔ --------------------- 36
3.1.1. Đối với Nhà nước ----------------------------------------------------- 36
3.1.1.1. Kiến nghò với Chính phủ về xếp loại các NHTM để quy đònh mức
phí đóng bảo hiểm theo nghò đònh 89/1999/NĐ-CP ngày 01/09/1999 về
bảo hiểm tiền gởi ------------------------------------------------------------ 36
3.1.2. Đối với Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam và Ngân Hàng Công Thương
Việt Nam. ------------------------------------------------------------------------------ 37
3.1.2.1. Về phạm vi bảo đảm tiền vay ------------------------------------------37
3.1.2.2. Về xữ lý nợ quá hạn -----------------------------------------------------37
3.1.2.3. Nâng cao chất lượng công tác thông tin tín dụng -------------------37
2


Luận án tốt nghiệp
Võ Thò Lài
................................................................................... ..................................................................................

3.1.2.4. Một số đề xuất trong việc trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi
ro theo quyết đònh 48/1999/QĐ -NHNN5 ngày 08/02/1999. -----------------39
3.1.2.5. Nâng cao hiệu quả thanh tra của Ngân hàng nhà nước đối với công
tác thanh tra giám sát hoạt động của tổ chức tín dụng. -----------------------41
3.1.2.6. Một số các giải pháp nhằm mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt
trong dân cư-------------------------------------------------------------------------42

3.1.3. Đối với các cơ quan hữu quan --------------------------------------------46
3.1.4.Đối với cơ quan pháp luật --------------------------------------------------46
3.2. NHỮNG BIỆN PHÁP VỀ QUẢN LÝ VI MÔ TẠI NGÂN HÀNG
CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH 2 TP.HCM ---------------------------------47
3.2.1. Về công tác huy động vốn ------------------------------------------------47
3.2.1.1. Cần đa dạng hóa sản phẩm cung cấp cho nền kinh tế với công nghệ
tiên tiến.-----------------------------------------------------------------------------47
3.2.1.2. Chú ý đến cơ sở hạ tầng, môi trường làm việc của chi nhánh. ----48
3.2.1.3. Tạo sự an tâm đối với người gởi tiền ----------------------------------48
3.2.1.4. Chú trọng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ và cải tiến phong cách
làm việc. ---------------------------------------------------------------------------48
3.2.1.5. Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn. ----------------------------49
3.2.2. Đối với nghiệp vụ cho vay ------------------------------------------------50
3.2.2.1. Tăng cường công tác tiếp thò vào hoạt động ngân hàng ------------50
3.2.2.2. Nâng cao chất lượng công tác thẩm đònh tín dụng trước khi cho vay
---------------------------------------------------------------------------------------52
3.2.2.3. Tăng cường kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn vay ---------------53
3.2.2.4. Tăng trưởng tín dụng và các giải pháp --------------------------------54
3.2.2.5. Hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ---------------------------------56
3.2.2.6. Có chiến lược về con người trong công tác điều hành. -------------57
3.2.3. Đối với dòch vụ Ngân Hàng ----------------------------------------------58

3


Luận án tốt nghiệp
Võ Thò Lài
................................................................................... ..................................................................................

MỞ ĐẦU

1/ CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỂN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU:
Những thành quả đạt được trong quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế của
nước ta đã được chính cuộc sống thực tiễn kiểm nghiệm. Thực tiễn cho đến
nay đã khẳng đònh rằng ổn đònh để phát triển và phát triển trong sự ổn đònh là
con đường đi đúng đắn mà Việt Nam đang đạt được bước đầu trong tiến trình
công nghiệp hóa đất nước.
Trong công cuộc đổi mới để hội nhập vào nền kinh tế thò trường, nước
ta đã đạt được nhiều tiến bộ quan trọng. Trong chặng đường đổi mới và phát
triển chung đó, hệ thống Ngân Hàng Thương Mại đã góp phần không nhỏ
hình thành một thò trường tiền tệ năng động, luôn chủ động trong việc huy
động tạo nguồn vốn với tốc độ tăng vốn huy động năm sau cao hơn năm trước.
Ngoài ra hệ thống Ngân Hàng Thương Mại với chức năng huy động
vốn nhàn rỗi của các tầng lớp dân cư, các thành phần kinh tế và tiến hành cho
vay đã hoạt động có hiệu quả, thực hiện tốt vai trò cuả mình và đã tạo được
uy tín trên thò trường
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nền kinh tế đang phát triển ở
tốc độ cao của nước ta đã bò ảnh hưởng khá nghiêm trọng bởi cuộc khủng
hoảng tài chính khu vực và thế giới làm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế
giảm mạnh. Một tồn tại không nhỏ là nguồn vốn đầu tư đem lại hiệu quả
thấp, tỷ trọng nợ quá hạn trên tổng dư nợ hiện nay vẫn còn ở mức cao, ở một
số Ngân hàng thương mại trên mức quy đònh 5% đã hạn chế hiệu quả kinh
doanh của các Ngân hàng thương mại.
Đặc biệt là nợ quá hạn liên quan đến vụ án, nợ chờ xử lý quá lớn và
khối tài sản liên quan đến những khoản nợ này chưa được xữ lý để các Ngân
hàng tái tạo nguồn vốn hoạt động. Có thể nói rằng hậu quả của sự cố ý làm
trái quy đònh Nhà nước đã phải trả một giá đắt về con người đã gây ấn tượng
xấu làm giảm sút niềm tin của dân chúng với nhiều dư luận không tốt đang là

4



Luận án tốt nghiệp
Võ Thò Lài
................................................................................... ..................................................................................

mối quan tâm hàng đầu cho những nhà quản lý Ngân Hàng.
Do vậy, việc đổi mới của hệ thống Ngân Hàng nói chung, hệ thống
Ngân Hàng Thương Mại nói riêng có ý nghóa hết sức quan trọng. Muốn vậy,
từng Chi Nhánh trong hệ thống Ngân Hàng Thương Mại cần cải tiến và tiếp
tục đổi mới để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động kinh doanh, để giảm
thiểu rủi ro, thực thi đắc lực chính sách tiền tệ của Nhà nước, đảm đương chức
năng trung tâm tiền tệ tín dụng và thanh toán, tạo động lực cho sự ổn đònh và
tăng trưởng kinh tế.
Xuất phát từ tình hình thực tiễn trên , tôi đã tiến hành chọn nghiên
cứu đề tài: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH 2
TP.HCM ”.
2/ MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
2.1. Mục đích:
+ Làm sáng tỏ về mặt lý luận và thực tiễn hoạt động kinh doanh của
Ngân Hàng Thương Mại trong nền kinh tế thò trường.
+ Đánh giá được những thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân
hàng Công thương Chi nhánh 2 TP.HCM bao gồm những thành quả đạt được,
những tồn tại cần khắc phục và hoàn thiện.
+ Đề xuất các giải pháp để tiếp tục đổi mới, phát triển và hoàn thiện cơ
chế hoạt động nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh
của Ngân hàng Công thương Chi nhánh 2 TP.HCM nói riêng và hệ thống
Ngân Hàng Thương Mại nói chung nhằm đáp ứngï một cách tích cực nhất cho
quá trình đổi mới với phương châm “ Phát triển – an toàn – hiệu quả “
2.2. Phạm vi nghiên cứu:

Ngân hàng Công thương Chi nhánh 2 TP.HCM, trong đó có sự liên hệ
với Ngân hàng Công thương Việt Nam và các Ngân Hàng Thương Mại trên
đòa bàn Thành phố Hồ Chí Minh để so sánh. Trên cơ sở thực tiển để hướng
5


Luận án tốt nghiệp
Võ Thò Lài
................................................................................... ..................................................................................

đến việc đề ra các giải pháp giúp các ngân hàng thương mại kinh doanh có
hiệu quả hơn.
3/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, phương pháp so sánh,
thống kê, đồng thời với việc sử dụng các văn bản quy đònh của ngành Ngân
hàng để đi sâu phân tích vấn đề một cách rõ ràng dựa trên cơ sở khoa học. Từ
đó có thể đánh giá và rút ra những kết luận xác đáng. Cơ sở của phương pháp
nghiên cứu một mặt dựa trên những lý luận từ cơ sở lý thuyết để đề cập đến
thực tiễn, giải quyết những vấn đề được đặt ra trong luận văn nhằm làm sáng
tỏ những vấn đề và mục đích của luận văn.
4/ KẾT CẤU CỦA LUÂÄN VĂN:
Mở đầu
Chương 1: Ngân Hàng Thương Mại và hiệu quả hoạt động kinh doanh
của Ngân Hàng Thương Mại trong nền kinh tế thò trường.
Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công
thương Chi nhánh 2 TP.HCM .
Chương 3: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
của Ngân hàng Công thương Chi nhánh 2 TP.HCM.
Do thời gian và khả năng nghiên cứu của bản thân còn hạn chế,
luận văn chưa thể đề cặp đến hết các khía cạnh của vấn đề và còn nhiều sơ

sót nhất đònh. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô,
bạn bè, tôi trân trọng gữi đến quý thầy cô lời cám ơn chân thành.

6


Luận án tốt nghiệp
Võ Thò Lài
................................................................................... ..................................................................................

CHƯƠNG I
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
1.2. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG
1.2.1. Đònh nghóa Ngân Hàng Thương Mại :
Ngân hàng thương mại có một lòch sử hình thành tồn tại và phát triển
hàng trăm năm gắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng hóa. Sự phát triển
hệ thống ngân hàng thương mại đã có tác động rất lớn và quan trọng đến quá
trình phát triển của nền kinh tế hàng hóa, ngược lại kinh tế hàng hóa phát
triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao nhất của nó – kinh tế thò trường – thì ngân
hàng thương mại ngày càng hoàn thiện và trở thành những đònh chế tài chính
không thể thiếu được.
Điều 20 Luật tổ chức tín dụng có nêu rõ Tổ chức tín dụng là doanh
nghiệp được thành lập theo quy đònh của Luật này và các quy đònh khác của
pháp luật để kinh doanh tiền tệ, làm dòch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền
gởi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dòch vụ thanh toán.
Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt
động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Theo tính

chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình hoạt động ngân hàng gồm ngân
hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính
sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác.
Ngân Hàng thương mại là doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh về tiền
tệ với hoạt động thường xuyên là nhận tiền gởi, cho vay, chiết khấu và cung
cấp các dòch vụ tài chính.
Ngân Hàng Thương Mại là một doanh nghiệp cho nên nó có quyền
bình đẳng với các doanh nghiệp khác về mọi nghóa vụ, quyền lợi trong cùng
môi trường hoạt động trước pháp luật, như lợi nhuận, nộp thuế, trích lập các

7


Luận án tốt nghiệp
Võ Thò Lài
................................................................................... ..................................................................................

quỹ…
Tính đặc biệt của Ngân Hàng Thương Mại thêå hiện ở chỗ sản phẩm
của nó là tiền tệ mà tiền là loại hàng hóa đặc biệt, là một trong những công
cụ để nhà nước hoạch đònh các chính sách của nền kinh tế, là đối tượng được
Nhà nước quản lý rất chặt chẽ. Do đó hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng
Thương Mại mang tính đặc thù, không giống với các hoạt động kinh doanh
khác trong nền kinh tế. Hoạt động chủ yếu của Ngân hàng thương mại là huy
động vốn và cho vay dựa trên nguyên tắc có hoàn trả. Nguồn vốn của Ngân
Hàng Thương mại khác với nguồn vốn của các doanh nghiệp khác, chủ yếu là
vốn huy động. Ngân Hàng Thương Mại thu hút các nguồn vốn dự trữ với thời
hạn và quy mô rất khác nhau nhằm phục vụ cho sản xuất và đời sống cho nên
hoạt động của Ngân Hàng Thương Mại có liên quan đến mọi mặt của đời
sống kinh tế xã hội.

Để hiểu rỏ hơn về Ngân hàng thương mại, ta cần xem xét các chức
năng và những nghiệp vụ chủ yếu của Ngân Hàng Thương Mại để từ đó có
thể thấy được vai trò quan trọng của Ngân Hàng Thương Mại đối với sự phát
triển của nền kinh tế xã hội.
1.2.2. Chức năng của Ngân Hàng Thương Mại:
Trong nền kinh tế thò trường Ngân Hàng Thương Mại thực hiện các
chức năng chủ yếu sau:
-

Chức năng làm trung gian tín dụng

-

Chức năng làm trung gian thanh toán.

-

Chức năng tạo ra tiền bút tệ

-

Chức năng cung cấp các dòch vụ ngân hàng.

1.2.2.1. Chức năng trung gian tín dụng:
Trong nền kinh tế thò trường, sự vận động của vốn tiền tệ phụ thuộc
vào quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa. Vì vậy, ở cùng một thời điểm
nào đó sẽ phát sinh hiện tượng: có những đơn vò kinh tế có vốn dư thừa trong
khi nhữõng đơn vò kinh tế khác tạm thời thiếu vốn để sản xuất kinh doanh.
Hoạt động của Ngân hàng thương mại đã khắc phục được hạn chế trên, đứng
ra tập trung tiền tệ chưa sữ dụng của tất cả các chủ thể trong nền kinh tế, trên

cơ sở đó cung cấp cho các chủ thể có nhu cầu cần bổ sung tạm thời. Như vậy
Ngân hàng vừa là “ người đi vay ” vừa là “ người cho vay ”, hay nói cách
8


Luận án tốt nghiệp
Võ Thò Lài
................................................................................... ..................................................................................

khác nghiệp vụ kinh doanh của Ngân hàng là người đi vay để cho vay, nhằm
góp phần điều hoà vốn tạo tiền đề phát triển kinh tế đất nước.
Tóm lại thực hiện chức năng này, Ngân hàng thương mại huy động
các nguồn tiền tạm thời nhàn rổi trong xã hội và sử dụng nguồn vốn đó để cho
vay đến các doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu.
1.2.2.2. Chức năng trung gian thanh toán :
Xuất phát từ việc Ngân Hàng là người thủ quỹ của các doanh nghiệp
đã khiến cho Ngân Hàng có thể thực hiện các dòch vụ thanh toán theo sự ủy
nhiệm của khách hàng. Khi các khách hàng gửi tiền vào Ngân Hàng, họ sẽ
được Ngân Hàng đảm bảo an toàn trong việc cất giữ tiền và thực hiện thu chi
một cách nhanh chóng, tiện lợi nhất là đối với các khoản thanh toán có giá trò
lớn, cùng khắp đòa phương mà nếu khách hàng tự làm sẽ rất tốn kém, khó
khăn. Kinh tế xã hội ngày càng phát triển, hoạt động mua bán, trao đổi, giao
lưu hàng hoá và thanh toán ngày càng tăng, chức năng này cuả Ngân Hàng
Thương Mại càng trở nên quan trọng. Để đáp ứng được nhu cầu, Ngân Hàng
Thương Mại đã phát triển rất nhanh chóng và đa dạng các công cụ và phương
tiện thanh toán cung cấp cho các khách hàng một cách nhanh chóng, đạt độ
chính xác cao tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giảm bớt chi phí. Điều đó
có tác dụng hỗ trợ trở lại đối với hoạt động kinh doanh Ngân Hàng .
Qua thực hiện các nghiệp vụ thanh toán, ngân hàng đã trở thành “
người thủ quỹ “ của các nhà doanh nghiệp. Các nhà doanh nghiệp ngày nay

không còn phải cần tiền để trao đổi cho người bán, cũng như không không cần
phải đếm tiền khi nhận các khoản chi trả, mọi công việc này được thực hiện
bằng cách mở tài khoản tiền gởi ở ngân hàng và trên cơ sở đó ra lệnh cho
ngân hàng thực hiện các khoản chi trả, đồng thời ủy nhiệm cho ngân hàng thu
nhận các khoản tiền. Như vậy ngoài nhận tiền gởi của khách hàng, Ngân
hàng còn cung cấp cho khách hàng các phương tiện thanh toán không dùng
tiền mặt: séc, thẻ thanh toán, ủy nhiệm chi… thông qua các phương tiện này,
ghi có tài khoản người khác khi những người chủ tài khoản ra lệnh.
1.2.2.3. Chức năng tạo bút tệ:
Nhờ nhận tiền ký thác của khách hàng, Ngân Hàng thương mại có khả
năng cho vay. Nhưng khi cho vay ngân hàng lại tạo ra tiền bút tệ hay chuyển
khoản. Vì vậy khi cho vay ngân hàng thương mại trở thành người cung ứng

9


Luận án tốt nghiệp
Võ Thò Lài
................................................................................... ..................................................................................

tiền tệ quan trọng trong nền kinh tế.
Nhờ hoạt động trong hệ thống mà các Ngân Hàng Thương Mại đã tạo
ra bút tệ. Việc tạo ra tiền “bút tệ” thay thế cho tiền mặt là sáng kiến quan
trọng trong lòch sử hoạt động Ngân Hàng. Chính nhờ phương thức tạo tiền này
mà ngân hàng đã trở thành trung tâm của đời sống kinh tế hiện đại. Quá trình
tạo tiền của ngân hàng thương mại được thực hiện thông qua hoạt động tín
dụng và tổ chức thanh toán trong hệ thống ngân hàng. Tiền bút tệ được tạo ra
thông qua hệ số tạo tiền. Tuy nhiên nền kinh tế chỉ cần một lượng tiền vừa đủ
nên Ngân Hàng Nhà Nước thông qua tỷ lệ dự trữ bắt buộc thực hiện việc
kiểm soát lượng tiền phát hành trong lưu thông.

Thực hiện quyết đònh số 496/2000/QĐ – NHNN1 ngày 01/12/2000 của
NHNN và công căn số 3046/CV-NHCT3 ngày 06/12/2000 của NHCTVN về
việc điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gởi bằng ngoại tệ của các tổ
chức tín dụng. Kể từ tháng 12/2000 tỷ lệ dự trử bắt buộc đối với tiền gởi
không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng là 5% đối với VNĐ và 12% đối với
ngoại tệ.
1.2.2.4. Chức năng cung câáp các dòch vụ Ngân Hàng:
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, tỷ trọng các khỏan thu về dòch
vụ ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng số thu nhập về hoạt động kinh
doanh Ngân Hàng. Nó càng trở nên quan trọng bởi vì kinh doanh dòch vụ
Ngân Hàng ít rủi ro hơn nhiều so với nghiệp vụ kinh doanh tín dụng, nếu phục
vụ tốt sẽ mang lại hiệu quả cao cho các Ngân hàng thương mại.
Hiện nay các ngân hàng thương mại thực hiện các dòch vụ như: thu chi
hộ, chi lương, tư vấn, cho thuê kết sắt, chuyển tiền, dòch vụ bảo hiểm, thanh
toán quốc tế, mua bán nhà, chi trả kiều hối …
Qua các chức năng cơ bản trên cho chúng ta thấy được ý nghóa của
các Ngân Hàng Thương Mại và vai trò quan trọng của nó đối với nền kinh tế
xã hội.
1.2.3. Vai trò của Ngân Hàng Thương Mại:
• Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế:
10


Luận án tốt nghiệp
Võ Thò Lài
................................................................................... ..................................................................................

Đặc trưng cơ bản của hệ thống ngân hàng do tính chất của cơ chế
quản lý kinh tế quyết đònh. Nước ta từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung
chuyển sang nền kinh tế thò trường, có sự quản lý của Nhà nước. Do vậy vai

trò của ngân hàng được thể hiện trong cơ chế mới có thể thấy nỗi lên là:
Do tính chất logic của nền sản xuất mà hiện tượng phổ biến là tại các
thời điểm, ở một số chủ thể tạm thời thừa vốn, trong khi ở các chủ thể khác
lại thiếu. Nhờ thông qua chức năng làm trung gian tín dụng, ngân hàng góp
phần không nhỏ vào việc điều hòa vốn trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân,
tạo điều kiện phát triển sản xuất làm cho sản phẩm xã hội tăng lên, vốn đầu
tư được mở rộng và từ đó đời sống dân chúng được cải thiện, nó là cầu nối tiết
kiệm và đầu tư, tạo thế cân bằng và ổn đònh cho nền kinh tế.
• Ngân hàng thương mại góp phần tiết kiệm chi phí lưu thông
tiền tệ và tạo ra các công cụ mới cho quá trình lưu thông tiền
tệ:
Thông qua chức năng làm thủ quỹ cho các doanh nghiệp, Ngân Hàng
Thương Mại đã góp phần làm giảm chi phí lưu thông tiền tệ đối với toàn bộ
xã hội nói chung và đối với từng doanh nghiệp nói riêng. Ngoài ra nó còn góp
phần thúc đẩy lưu thông hàng hoá tiến hành một cách trôi chảy.
Thông qua chức năng này, Ngân Hàng Thương Mại còn tạo ra các
công cụ lưu thông mới, thuận tiện cho khách hàng như: Sec, sec du lòch, thư tín
dụng, thẻ tín dụng … Làm cho quá trình lưu thông hàng hóa và lưu thông tiền
tệ ngày một hoàn thiện hơn.
• Ngân hàng thương mại là một trong những tác nhân tích cực
trong việc thực thi chính sách tiền tệ của Ngân Hàng Trung
Ương:
Chính sách tiền tệ xuất phát từ Ngân Hàng Trung Ương. Chức năng
nhiệm vụ của Ngân Hàng Trung ương là cung ứng và điều hòa khối lượng tiền
tệ, điều khiển hệ thống tiền tệ và tín dụng, bảo vệ giá trò đồng tiền trong nước
và kiểm soát hệ thống ngân hàng. Thông qua hệ thống Ngân Hàng Thương
Mại mà Ngân Hàng Trung Ương bằng các công cụ nhằm thắt chặt hoặc mở
rộng tín dụng.

11



Luận án tốt nghiệp
Võ Thò Lài
................................................................................... ..................................................................................

Để đảm bảo cho các Ngân Hàng Thương Mại thực hiện tốt vai trò của
mình, Ngân Hàng Trung ương cần quản lý tốt các Ngân Hàng Thương Mại
nhằm mục đích thực thi chính sách tiền tệ, bảo đảm cho sự hoạt động lành
mạnh, hiệu quả của hệ thống Ngân Hàng và bảo vệ quyền lợi của mọi thành
phần kinh tế, giữ cho nền kinh tế phát triển được thuận lợi.
Khi ở vò trí trung gian tài chính các Ngân hàng thương mại tự ý mua
các phiếu nợ trên thò trường , hoặc là bắt buộc phải mua các phiếu nợ này do
yêu cầu của Ngân hàng Trung ương. Đồng thời là quá trình ngược lại, tức là
các Ngân hàng thương mại bán các phiếu nợ … Quá trình MUA – BÁN này,
các Ngân hàng thương mại đã góp phần to lớn vào quá trình điều tiết tiền tệ
trong lưu thông.
Khi ở vò trí trung gian dọc, nghóa là vò trí nối giữa Ngân Hàng Trung
ương với công chúng, Ngân hàng thương mại là người tác động trực tiếp tới
công chúng theo ảnh hưởng trực tiếp từ các chính sách của Ngân Hàng Trung
ương. Khi đó nó tồn tại như một công cụ của nhà nước.
1.2.4. Các nghiệp vụ của Ngân Hàng Thương Mại:
sau:

Ngân Hàng Thương Mại thực hiện các loại nghiệp vụ trên 3 lónh vực
- Nghiệp vụ huy động vốn (Nghiệp vụ Nợ).
- Nghiệp vụ sử dụng vốn (Nghiệp vụ Có).
- Nghiệp vụ môi giới trung gian (cung cấp các dòch vụ Ngân Hàng).

1.2.4.1. Nghiệp vụ huy động vốn:

Nghiệp vụ huy động vốn là nghiệp vụ hình thành nên nguồn vốn hoạt
động của ngân hàng, được gọi là nghiệp vụ nợ vì nằm bên tài sản nợ trên
bảng tổng kết tài sản của ngân hàng thương mại. Là hoạt động tiền đề có ý
nghóa đối với bản thân ngân hàng thương mại cũng như đối với xã hội. Trong
nghiệp vụ này, Ngân hàng thương mại được sử dụng những biện pháp và công
cụ cần thiết mà luật pháp cho phép để huy động các nguồn tiền nhàn rỗi trong
xã hội, làm nguồn vốn tín dụng để cho vay đối với nền kinh tế. Một trong
những điều quan trọng để các Ngân Hàng Thương Mại được phép hoạt động
là phải có số vốn tự có ban đầu. Nhưng thông thường, nguồn vốn tự có của
Ngân Hàng chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng nguồn vốn, nhưng nó đóng
12


Luận án tốt nghiệp
Võ Thò Lài
................................................................................... ..................................................................................

vai trò quan trọng vì đó là cơ sở để tiến hành kinh doanh, tiến hành thu hút
những nguồn vốn khác.
Vốn tự có gồm giá trò thực của vốn điều lệ, các quỹ dự trữ và một số
tài sản nợ khác theo quy đònh của Ngân hàng nhà nước. Vốn tự có là điều
kiện để xác đònh các nghiệp vụ liên quan đến an toàn của ngân hàng.
Trong tổng nguồn vốn hoạt động, các Ngân Hàng Thương Mại chủ
yếu dựïa vào nguồn vốn huy động. Thực chất vốn huy động chính là tài sản
bằng tiền của các sở hữu chủ mà Ngân Hàng tạm thời quản lý và sử dụng,
nhưng với nghóa vụ hoàn trả kòp thời, đầy đủ khi khách hàng yêu cầu, nó rất
quan trọng vì quy mô chất lượng của nghiệp vụ này sẽ quyết đònh đến quy mô
và một phần hiệu quả kinh doanh của Ngân Hàng Thương Mại. Nếu khả năng
huy động vốn tốt, nguồn vốn tăng trưởng đều đặn thì mới mở rộng cho vay,
mở rộng đầu tư. Thêm vào đó, nếu nguồn huy động được càng rẻ thì hiệu quả

kinh doanh càng cao, càng giảm thiểu rủi ro trong cho vay do có ưu thế trong
việc chọn lọc khách hàng. Các nguồn vốn chủ yếu mà Ngân Hàng Thương
Mại có thể huy động trong xã hội là nguồn tiền gửi của khách hàng và tiền
gởi tiết kiệm của dân cư, các khoản tiền gởi khác.
+ Tiền gửi của khách hàng: ngoài tài khoản tiền gửi sử dụng séc (tiền
gửi không kỳ hạn, tiền gửi thanh toán), Ngân Hàng còn mở cho các doanh
nghiệp tiền gửi có kỳ hạn (gồm nhiều loại kỳ hạn) và tài khoản vãng lai
(Current account) là tài khoản mà theo đó, Ngân Hàng cho doanh nghiệp vay
một khoản tiền nhất đònh và doanh nghiệp cam kết sẽ chuyển hết những số
tiền thu được vào tài khoản này để trừ bớt nợ, hoặc ngân hàng cho phép được
rút quá số dư tiền gửi trên tài khoản ở một mức nhất đònh. Tài khoản vãng lai
này là hiện tượng được gọi là “cho vay tạo ký thác” (Loans make deposits).
+ Tiền gửi dân cư: Dân cư có thể vừa mở tài khoản tiền gửi sử dụng
séc, vừa gửi tiền vào các tài khoản tiết kiệm. Đối với tiền gửi tiết kiệm, có rất
nhiều thể thức với kỳ hạn khác nhau: không kỳ hạn và có kỳ hạn với lãi suất
khác nhau, trả lãi trước, trả lãi đònh kỳ hoặc trả lãi sau khi đáo hạn, hoặc vừa
được trả lãi vừa dự sổ số... trong đó tiền gửi có kỳ hạn là nguồn vốn tương đối
ổn đònh nên Ngân Hàng Thương Mại có thể chủ động sử dụng chúng để cho
vay ngắn, trung và dài hạn.
Như vậy, việc đẩy mạnh huy động vốn của Ngân Hàng Thương Mại là
một trong những vấn đề quan trọng của chiến lược kinh doanh, tạo nguồn vốn
13


Luận án tốt nghiệp
Võ Thò Lài
................................................................................... ..................................................................................

để cho vay nhằm đem lại hiệu quả cho Ngân Hàng Thương Mại.
1.2.4.2. Nghiệp vụ sử dụng vốn:

Đây là nghiệp vụ sử dụng các nguồn vốn đã hình thành của Ngân
Hàng Thương Mại, chúng thuộc bên có bảng tổng kết tài sản nên còn được
gọi là nghiệp vụ có, bao gồm những nghiệp vụ sau:
* Lập quỹ dự trữ: nhằm duy trì khả năng thanh toán thường xuyên của
khách hàng và bản thân ngân hàng. Trong nghiệp vụ này Ngân hàng phải duy
trì các khoản sau:
- Tiền mặt tại quỹ: nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán hoặc rút tiền mặt
của khách hàng trong ngày, thông thường đònh mức tồn quỹ trên cơ sở số dư
tiền gởi của khách hàng.
- Tiền gửi tại Ngân Hàng Nhà Nước: để dự trữ bắt buộc theo quy đònh,
giao hoán séc, thanh toán nợ với các Ngân Hàng Thương Mại khác. Nguồn
tiền gởi này biến động hàng ngày vì nhu cầu thanh toán bù trừ giữa các ngân
thương mại cũng như việc nộp và rút tiền.
Việc quy đònh tỷ lệ dự trữ bắt buộc hiện nay là 5% trên số dư tiền gởi
không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng đối vói VND và 12% đối với ngoại
tệ, được tập trung thực hiện dữ trữ bắt buộc tại hội sở chính Ngân hàng Công
thương Việt Nam.
* Nghiệp vụ cho vay:
Sự chuyển hoá từ vốn tiền gửi thành vốn tín dụng để bổ sung cho nhu
cầu sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế không những có ý nghóa đối với
toàn bộ nền kinh tế xã hội mà còn đối bản thân Ngân Hàng Thương Mại vì
nhờ cho vay mà tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu cho Ngân Hàng để từ đó mà
bồi hoàn lãi tiền gửi cho khách hàng, bù đắp chi phí kinh doanh và tạo ra lợi
nhuận cho Ngân Hàng. Tuy nhiên, hoạt động cho vay là một hoạt động mang
tính chất rủi ro cao. Vì vậy cần phải quản lý các khoản cho vay một cách chặt
chẽ để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu rủi ro.
Các loại cho vay của Ngân Hàng Thương Mại khá phong phú: căn cứ
vào phương pháp cho vay, thời hạn cho vay, mục đích sử dụng vốn vay và tính
chất luân chuyển vốn... sẽ có những loại cho vay phù hợp, nhưng dù là loại
14



Luận án tốt nghiệp
Võ Thò Lài
................................................................................... ..................................................................................

cho vay nào cũng phải đảm bảo nguyên tắc , điều kiện và đảm bảo tiền vay.
* Nghiệp vụ đầu tư :
Khoản mục đầu tư có vò trí quan trọng thứ hai sau khoản mục cho vay,
nó mang lại khoản thu nhập lớn đáng kể cho Ngân Hàng Thương Mại.
Trong nghiệp vụ này, Ngân Hàng dùng nguồn vốn của mình và nguồn vốn
ổn đònh khác để tiến hành đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp nhằm phân tán rủi ro.
Ngân hàng đầu tư trực tiếp bằng cách dùng vốn tự có để hùn vốn liên
doanh, liên kết là các biện pháp trực tiếp góp vốn với các doanh nghiệp để
thành lập các công ty, xí nghiệp mới (ví dụ: Công ty cho thuê tài chính, mua
cổ phần, cổ phiếu của các công ty xí nghiệp)
Ngân hàng đầu tư gián tiếp vào các loại chứng khoán nợ như mua trái
phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền đòa phương, trái phiếu công ty... để sử
dụng nguồn vốn thừa nhằm mục đích thu lợi nhuận.
1.2.4.3. Nghiệp vụ trung gian:
Đây là nghiệp vụ kinh doanh dòch vụ mà Ngân Hàng Thương Mại
thực hiện theo sự ủy nhiệm của khách hàng để được hưởng hoa hồng. Dòch vụ
Ngân Hàng bao gồm: thanh toán trong nước và quốc tế, bảo lãnh, ủy thác, cho
thuê két sắt, môi giới, tư vấn, thẻ tín dụng, chuyển tiền ...
Việc tận dụng các nguồn thu từ nghiệp vụ kinh doanh dòch vụ làm
tăng lợi nhuận, ít rủi ro hơn nghiệp vụ cho vay, đa dạng hoá hoạt động, góp
phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng đã được nhiều
Ngân Hàng Thương Mại ngày càng quan tâm và mở rộng.
Nền kinh tế, xã hội càng phát triển cao, ngày nay các nhà quản lý
Ngân Hàng cần quan tâm không chỉ đến vấn đề quản trò tài sản có mà còn

cần quan tâm đến tài sản nợ. Điều này sẽ góp phần một cách tích cực nhất
vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng.
1.1.4.4. Khả năng thanh toán của Ngân hàng thương mại:

15


Luận án tốt nghiệp
Võ Thò Lài
................................................................................... ..................................................................................

Khả năng này được hiểu là năng lực đáp ứng chi trả kòp thời đối với
các khách hàng của mình như tiền mặt tại quỹ và tiền gởi ở ngân hàng nhà
nước . Đây là năng lực thanh toán nhanh nhất của ngân hàng để đáp ứng các
yêu cầu rút tiền của khách hàng . Ngoài ra là các khoản cho vay dưới hình
thức tín dụng không kỳ hạn, chiết khấu giấy tờ có giá… mà ngân hàng có thể
thu nợ nhanh hoặc mang tái chiết khấu ở ngân hàng nhà nước.
Khả năng thanh toán của ngân hàng ảnh hưởng đến việc chi trả cho
khách hàng. Do đó để giữ chữ tín đối với khách hàng ngân hàng cần giải
quyết tốt mối quan hệ giữa yêu cầu duy trì khả năng thanh toán và khả năng
sinh lời của đồng vốn.
Để đánh giá một doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không, ta
cần xét đến hai khía cạnh: hiệu quả về mặt kinh tế và hiệu quả về mặt xã hội.
1.2.5. Hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại:
1.1.5.1. Hiệu quả về mặt kinh tế:
Hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng Thương Mại được đo
lường một cách tổng quát qua chỉ tiêu lợi nhuận. Lợi nhuận là mức sinh lời thu
được từ các khoản cho vay, đầu tư kinh doanh tín dụng , phí dòch vụ… của
Ngân Hàng Thương Mại. Ngoài ra, để đo lường hiệu quả hoạt động kinh
doanh của Ngân Hàng Thương Mại thường phải thông qua các chỉ tiêu sau:

• Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng số dư nợ cho vay: tỷ lệ này phản ánh chất
lượng hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng, tỷ lệ này càng cao thì
hiệu quả mang lại cho Ngân hàng thương mại càng hạn chế vì các khoản
vay đã chuyển nợ quá hạn là hầu hết khách hàng gặp khó khăn như thua
lỗ, phá sản… không có khả năng trả được nợ cũng như lãi vay nên ảnh
hưởng đến khả năng sinh lời của Ngân Hàng .
• Lợi nhuận trên tài sản có (Return on Assets - ROA)
ROA = Lợi nhuận ròng / Tổng tài sản có * 100%.
Chỉ tiêu này đo lường khả năng quản lý tài sản có để sinh lời của
ngân hàng, giúp nhà phân tích thấy được khả năng bao quát của Ngân Hàng
trong việc tạo ra thu nhập từ tài sản có, giúp xác đònh hiệu quả kinh doanh của
1 đồng tài sản có. ROA cao khẳng đònh tính hiệu quả của việc sử dụng vốn,
16


Luận án tốt nghiệp
Võ Thò Lài
................................................................................... ..................................................................................

Tuy nhiên nếu ROA quá lớn thì rủi ro luôn đi đôi với lợi nhuận.
• Lợi nhuận trên vốn tự có (Return on Equity - ROE )
ROE = Lợi nhuận ròng / vốn tự có * 100%.
Hệ số ROE đo lường tính lành mạnh trong hoạt động của một ngân
hàng ROE cho biết số lợi nhuận ròng mà các cổ đông có thể nhận được từ
việc đầu tư vốn của mình. Nếu ROE quá lớn so với ROA chứng tỏ vốn tự có
của Ngân Hàng chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng nguồn vốn và việc huy động
vốn quá nhiều có thể ảnh hưởng đến mức độ an toàn trong hoạt động kinh
doanh của Ngân Hàng.
Hiện nay lợi nhuận ròng/vốn tự có của Ngân hàng thương mại quốc
doanh khoản 8%, thấp nhiều so với các nước trong khu vực.

• Hệ số sinh lãi / 1 đồng vốn đầu tư kinh doanh tín dụng: thu lãi cho vay /
dư nợ bình quân. Hệ số này cao chứng tỏ Ngân hàng thương mại hoạt động
có hiệu quả thể hiện nguồn vốn huy động được sử dụng vào đầu tư tín
dụng nên hệ số sinh lãi / 1 đồng vốn đầu tư kinh doanh tín dụng sẽ cao góp
phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho các Ngân hàng thương mại.
• Vòng quay vốn tín dụng: doanh số thu nợ / dư nợ bình quân. Vòng quay
vốn tín dụng càng nhanh nói lên hoạt động thu nợ của Ngân hàng thương
mại đúng hạn hoặc trước hạn, không có gia hạn nợ, thể hiện khách hàng
sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả.
Hiệu quả về mặt kinh tế có ý nghóa rất quan trọng đối với các Ngân
Hàng Thương Mại, nó quyết đònh trực tiếp tới vấn đề tồn tại và phát triển của
mỗi Ngân Hàng. Nếu Ngân Hàng Thương Mại hoạt động kinh doanh có hiệu
quả thì uy tín của Ngân Hàng đó sẽ được tăng lên, người gửi tiền sẽ yên tâm
và nguồn vốn huy động của Ngân hàng thương mại sẽ tăng, công tác huy
động vốn của Ngân Hàng sẽ được thuận lợi và phát triển. Trên cơ sở nguồn
vốn huy động tăng đó Ngân Hàng Thương Mại mới có khả năng mở rộng quy
mô hoạt động kinh doanh của mình vì Ngân hàng thương mại là đi vay để cho
vay, có mở rộng và tăng trưởng tín dụng mới tạo ra được lợi nhuận ngày càng
cao, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho Ngân hàng thương mại. Chính
vì vậy hiệu quả kinh tế là mục tiêu quan trọng hàng đầu đối với các Ngân

17


Luận án tốt nghiệp
Võ Thò Lài
................................................................................... ..................................................................................

hàng thương mại nói riêng và các doanh nghiệp nói chung.
1.1.5.2. Hiệu quả về mặt xã hội:

Một Ngân Hàng hoạt động kinh doanh tốt sẽ mang lại không những
hiệu quả về mặt kinh tế cho bản thân Ngân Hàng đó mà còn mang lại những
hiệu quả về mặt xã hội. Hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng Thương Mại
không chỉ xuất phát từ lợi ích của bản thân mình mà còn xuất phát từ lợi ích
chung của nền kinh tế. Ngân Hàng Thương Mại với vai trò to lớn trong quá
trình tích tụ và tập trung vốn phục vụ cho yêu cầu phát triển sản xuất kinh
doanh và lưu thông hàng hóa, đã góp phần phát triển kinh tế, tạo thêm việc
làm và thu nhập cho người lao động, góp phần ổn đònh xã hội và phát triển
đất nước.
Tóm lại , mỗi người dân, mọi doanh nghiệp đều chòu tác động của
Ngân Hàng Thương Mại thông qua mối quan hệ đi vay và cho vay. Trên cơ sở
đó chẳng những các Ngân Hàng Thương Mại đem lại lợi ích thiết thực cho đối
tác mà còn mang lại hiệu quả cho mình nữa.
Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay sự cạnh tranh giữa các ngân hàng
rất quyết liệt, việc tìm kiếm lợi nhuận gặp phải rất nhiều khó khăn vì họ buộc
phải cạnh tranh rất gay gắt để thu hút khách hàng.
Tuy trong nền kinh tế thò trường cạnh tranh là quy luật khách quan và
là động lực thúc đẩy sự phát triển. Song, để đảm bảo phát triển ổn đònh nền
kinh tế đòi hỏi phải có sự ổn đònh, an toàn của hệ thống ngân hàng. Vì vậy,
việc quan tâm và điều chỉnh mức độ cạnh tranh trong lónh vực tín dụng nói
riêng ở giới hạn an toàn là rất cần thiết. Trước tình hình đó buộc các ngân
hàng phải không ngừng tìm tòi những biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh bằng những hình thức dòch vụ mới nhằm mở rộng kinh
doanh, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, mở rộng và nâng cao
hiệu quả hoạt động, đảm bảo phát triển, an toàn, hiệu quả.

18


Luận án tốt nghiệp

Võ Thò Lài
................................................................................... ..................................................................................

CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI
CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG 2
TP.HCM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM VÀ
NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH 2 TP.HCM
2.1.1. Về hệ thống Ngân Hàng Công thương Việt Nam
Ngân Hàng Công Thương Việt Nam được thành lập năm 1988 như
một ngân hàng chuyên doanh có chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng và
các dòch vụ ngân hàng. Ngân Hàng Công Thương Việt Nam có tên giao dòch
quốc tế là INCOMBANK (ICB) Industrial and Commercial Bank of Viet Nam.
Đến tháng 10/1990, khi pháp lệnh Ngân Hàng có hiệu lực thì Ngân Hàng
Công Thương Việt Nam được chính thức thành lập lại theo quyết đònh số
402/QĐ ngày 14/11/1990 của Chủ Tòch Hội Đồng Bộ Trưởng (nay là Thủ
Tướng Chính Phủ). Lúc này hệ thống Ngân Hàng Công Thương Việt Nam
hoạt động theo mô hình ba cấp: Hội sở chính; cấp tỉnh, thành phố và cấp
quận, huyện.
Tháng 3/1993, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra quyết
đònh số 67/QĐ-NH5 ngày 27/3/1993 về việc thành lập lại hệ thống Ngân
Hàng Công Thương Việt Nam. Tuy vẫn còn thực hiện theo mô hình ba cấp,
nhưng cơ cấu tổ chức đã có sự thay đổi với tinh thần khuyến khích các Chi
nhánh nỗ lực phấn đấu nâng cao hiệu quả kinh doanh hơn trước.
Đến 21/9/1996, Thống đốc Ngân hàng Nhà nưóc Việt Nam đã ký
quyết đònh số 285/QĐ-NH5 thành lập lại Ngân Hàng Công Thương Việt Nam
theo mô hình Tổng Công và là ngân hàng thương mại quốc doanh được Nhà
nước xếp hạng là một trong 23 doanh nghiệp đặc biệt. Ngân Hàng Công
Thương Việt Nam được quản lý bởi Hội đồng quản trò và được điều hành bởi

Tổng Giám Đốc.
Ngân Hàng Công Thương Việt Nam là một trong bốn Ngân Hàng

19


Luận án tốt nghiệp
Võ Thò Lài
................................................................................... ..................................................................................

Thương Mại Quốc Doanh lớn nhất cả nước, hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín
dụng theo luật các Tổ chức Tín dụng, với nguồn vốn điều lệ trên 1.100 tỷ
đồng do ngân sách Nhà nước cấp.
NHCT VN có mạng lưới kinh doanh rộng lớn với 2 Sở Giao dòch, 96
chi nhánh, 153 phòng giao dòch và 348 quỹ tiết kiệm ở hầu hết các tỉnh, thành
phố, trung tâm thương mại trong cả nước..
Các đơn vò hành chính sự nghiệp bao gồm: Văn phòng đại diện tại
TPHCM, trung tâm bồi dưởng nghiệp vụ, Trung tâm đào tạo, Trung tâm công
nghệ thông tin. Ngoài ra, NHCT VN còn lập công ty cho thuê tài chính, tham
gia sáng lập và góp vốn trong các đơn vò liên doanh trong lónh vực ngân hàng
như Ngân hàng INDOVINA, Công ty cho thuê tài chính quốc tế Việt nam.
Là một trong những ngân hàng thương mại ở Việt Nam đi đầu trong
việc cải tiến công nghệ thông tin ngân hàng.
Là thành viên chính thức của Hiệp hội các ngân hàng Châu Á, thành
viên của Hiệp hội thanh toán viễn thông liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT ),
thành viên chính thức của hiệp hội Visa, Hiệp hội các ngân hàng Việt nam,
Hiệp hội công nghiệp thương mại Việt nam. Có quan hệ đại lý với 450 ngân
hàng trên khắp các Châu lục.
Khách hàng chính của NHCTVN là các tổ chức kinh tế kinh doanh
trong lónh vực sản xuất Công nghiệp, Xây dựng, Giao thông vận tải, Bưu

chính viễn thông, Thương mại, Du lòch…và các khách hàng cá nhân tại các khu
tập trung dân cư ( Thành phố, thò xã ).
Tổ chức bộ máy kinh doanh Ngân Hàng Công Thương Việt Nam là
một thể thống nhất gồm hội sở chính tại Hà Nội và các Chi Nhánh tại các
tỉnh, thành phố trong cả nước, thực hiện dưới sự chỉ đạo điều hành tập trung
của Hội sở chính đồng thời phát huy tính tự chủ tại mỗi Chi Nhánh trong
khuôn khổ kế hoạch và cơ chế quy đònh được phân cấp, phân quyền cụ thể.
2.1.2. Sơ lược về Ngân hàng Công thương Chi nhánh 2 TP.HCM .
Ngân hàng Công thương Chi nhánh 2 TP.HCM (INCOMBANK
BRANCH No2.HCMC) là một trong những đơn vò thành viên hạch toán phụ
thuộc Ngân Hàng Công Thương Việt Nam, được thành lập trên cơ sở Ngân
20


Luận án tốt nghiệp
Võ Thò Lài
................................................................................... ..................................................................................

Hàng Nhà Nước Quận Phú Nhuận, phục vụ cho các đơn vò kinh tế trong và
ngoài quận. Chi Nhánh Ngân hàng Công thương 2 Thành Phố Hồ Chí Minh có
trụ sở đặt tại số 358B Phan Đình Phùng, Phường 1, Quận Phú Nhuận TP.HCM - một Quận ven nhưng tập trung khá nhiều Ngân hàng trên cùng đòa
bàn như Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Á, Ngân hàng TM Cổ phần
Quân đội và Ngân hàng Thương mại Cổ phần phát triển nhà.
Bước đầu đi vào hoạt động kinh doanh, Ngân hàng Công thương Chi
nhánh 2 TP.HCM trực thuộc hội sở Ngân Hàng Công Thương TP.HCM và gặp
một số khó khăn nhất đònh như: đòa bàn hoạt động nhỏ hẹp, các đơn vò kinh tế
đóng trên đòa bàn ít , các Doanh nghiệp Quốc Doanh hoạt động kém hiệu quả
do kinh doanh ngành dòch vụ khách sạn là chủ yếu, tiếp đó do ảnh hưởng của
khủng hoảng tài chính tiền tệ nên các doanh nghiệp này mất dần lượng khách
và không đủ điều kiện nâng cấp nên cạnh tranh không nổi. Trong thời gian

này, Ngân hàng Công thương Chi nhánh 2 TP.HCM đã hết sức cố gắng nhưng
kết quả không khả quan lắm so với các Chi Nhánh khác trên điạ bàn
TP.HCM.
Đến 20/9/1993 theo quyết đònh của Ngân Hàng Công Thương Việt
Nam, các Ngân hàng Công thương của các Quận, huyện thuộc điạ bàn
TPHCM trong đó có Ngân hàng Công thương Chi nhánh 2 TP.HCM được tách
khỏi Ngân Hàng Công Thương TP.HCM và được nâng cấp trở thành Chi
Nhánh phụ thuộc Ngân Hàng Công Thương Việt Nam. Mục tiêu hoạt động
của Chi nhánh là đáp ứng nhu cầu về vốn cho các khách hàng thuộc mọi
thành phần kinh tế , thuộc các ngành, các lónh vực khác nhau từ các Tổng
công ty lớn đến những cá nhân.
Là đơn vò thành viên thuộc Ngân Hàng Công Thương Việt Nam cùng
với các Chi Nhánh khác trong cả nước, thực hiện hạch toán kinh tế phụ thuộc
và hoạt động phù hợp nhiệm vụ kinh doanh mà Ngân Hàng Công Thương
Việt Nam đã ủy quyền và tự chòu trách nhiệm trước Nhà Nướùc và Ngân Hàng
Công Thương Việt Nam về hiệu quả sử dụng vốn và các nguồn lực được giao.
Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương Chi nhánh 2
TP.HCM bao gồm:
tệ.

+ Mở tài khoản tiền gữi không kỳ hạn, có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại

21


Luận án tốt nghiệp
Võ Thò Lài
................................................................................... ..................................................................................

+ Huy động tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ.

+ Cho vay ngắn hạn,trung và dài hạn bằng tiền VNĐ và ngoại tệ.
+ Đồng tài trợ, cho vay hợp vốn đối với những dự án có quy mô lớn và
thời gian hoàn vốn dài.
+ Bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh bảo hành
công trình, bảo lãnh thanh toán…
+ Thực hiện các chương trình cho vay vốn ưu đãi như cho vay sinh viên.
hối.

+ Thực hiện kinh doanh ngoại hối và các dòch vụ liên quan đến ngoại

+ Thực hiện các dòch vụ thanh toán trong nước, quốc tế và các dòch vụ
thanh toán khác như thanh toán điện tử đảm bảo thanh toán nhanh chóng,
chính xác, an toàn và tiện lợi.
• Bộ máy quản lý của Ngân hàng Công thương Chi nhánh 2 TP.HCM hiện
nay như sau:
- Ban lãnh đạo gồm một Giám đốc và hai Phó Giám đốc.
- Biên chế hiện nay gồm 73 người trong đó số CBCNV có trình độ đại
học là 36%, cao cấp 12%, trung cấp là 8%, sơ cấp 5% và chưa qua đào tạo là
39% ( gồm cả lái xe, bảo vệ, lao công tạp vụ ) và được chia làm 7 phòng ban:
Phòng Hành chính tổ chức, Phòng Kế toán, Phòng Kho quỹ, Phòng Kinh
doanh, Phòng Kinh doanh đối ngoại, Phòng Kiểm tra và Phòng Giao dòch và
một Quỹ tiết kiệm. Mỗi phòng ban đều có một trưởng phòng và từ một đến
hai phó phòng. Quy mô hiện nay là tương đối phù hợp vơi yêu cầu hoạt động
kinh doanh tại Chi nhánh.
dân cư.

Quỹ tiết kiệm có nhiệm vụ chuyên trách nghiệp vụ huy động vốn của

• Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Công thương Chi nhánh 2 TP.HCM được
thể hiện qua sơ đồ sau (sơ đồ 1).

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG
CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH 2 TP.HCM HIỆN NAY.
Ngân hàng Công thương Chi nhánh 2 TP.HCM là Chi nhánh của Ngân
Hàng Thương Mại Quốc Doanh trong số ba Ngân Hàng Thương Mại hoạt
động tại đòa bàn Quận Phú Nhuận gồm NHTMCP Đông Á, NHTMCP Phát
triển Nhà, NHTMCP Quân Đội. Với quá trình hoạt động lâu năm tại đòa

22


Luận án tốt nghiệp
Võ Thò Lài
................................................................................... ..................................................................................

phương và là NHTM quốc doanh nên Ngân hàng Công thương Chi nhánh 2
TP.HCM có được sự tin tưởng, tín nhiệm của đông đảo khách hàng. Với lợi
thế đó, nên nguồn vốn huy động tại Ngân hàng Công thương Chi nhánh 2
TP.HCM rất thuận lợi, có điều kiện phát triển dư nợ và nguồn vốn thừa gởi
vốn điều hòa nội bộ về NHCT VN góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh của Chi nhánh.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây đã xảy ra tình trạng không ổn
đònh và giảm sút về hiệu quả kinh doanh đã ảnh hưởng không ít đến đời sống
vật chất và tinh thần của CBCNV của Ngân hàng Công thương Chi nhánh 2
TP.HCM.
Để hiểu rõ được nguyên nhân, ta lần lượt phân tích một số chỉ tiêu
chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công
thương Chi nhánh 2 TP.HCM như sau:
2.2.1. Một số chỉ tiêu chủ yếu:
- Về lợi nhuận: Tuy trong 4 năm qua chi nhánh kinh doanh đều có lãi
nhưng không ổn đònh: Năm 1996 giảm 649 triệu đồng tỷ lệ giảm 22,22%, năm

1997 giảm 724 triệu đồng, tỷ lệ giảm 31,87%, năm 1998 giảm 1.080 triệu đồng,
tỷ lệ giảm 69,77% ; và năm 1999 tăng 1.529 triệu đồng, tỷ lệ tăng 326,71% ( tất
cả đều so với cùng kỳ năm trước ). Lợi nhuận năm 1999 tăng do thu lãi treo tồn
đọng của năm 1998 (447 triệu) thu lãi tiền gởi NHNN tăng 13 triệu tỷ lệ tăng
35,13%, thu lãi gởi vốn điều hòa NHCT VN tăng 38,29% , vì nguồn vốn huy
động tại chi nhánh 2 tương đối thuận lợi nhưng việc cho vay ra còn rất hạn chế,
nên hầu hết số vốn thừa chi nhánh gởi về NHCT VN. Ngoài ra đầu năm 1999 chi
nhánh được NHNN và NHCT duyệt cho khoanh nợ một doanh nghiệp nhà nước
bò thua lỗ do thay đổi cơ chế chính sách là 9.000 triệu, số vốn này được tách ra
khỏi nợ quá hạn và chi nhánh đã sử dụng gởi vốn điều hòa nên nguồn thu lãi vốn
điều hòa tăng góp phần tăng thu nhập cho chi nhánh (bảng phụ lụ c 1).
-Về thu nhập: Nguồn thu nhập chủ yếu là từ thu lãi cho vay và thu lãi
gửi vốn điều hoà nội bộ , ngoài ra còn có nguồn thu khác nhưng chiếm tỷ
trọng không đáng kể (bảng phụ lục 2).
Tỷ trọng thu lãi gửi vốn điều hòa về NHCT VN trong tổng thu nhập
tăng dần qua các năm cụ thể năm 1996: 36,69%, năm 1997: 52,99%, năm
1998: 57,13%, năm 1999: 65,31% và tỷ trọng thu lãi cho vay trong tổng thu
23


Luận án tốt nghiệp
Võ Thò Lài
................................................................................... ..................................................................................

nhập giảm dần qua các năm cụ thể năm 1996: 60,23%, năm 1997: 43,67%,
năm 1998: 38,70%, năm 1999: 33,06% .
Qua phân tích trên ta thấy trong tổng nguồn thu nhập của chi nhánh chỉ
trừ năm 1996, thu lãi cho vay chiếm tỷ trọng cao , từ năm 1997 trở đi hầu như
thu lãi gởi vốn chiếm ưu thế và tăng dần qua các năm, điều này nói lên việc
phát triển dư nợ của chi nhánh trong các năm qua gặp rất nhiều khó khăn, vì

do không tăng được dư nợ nên hầu hết nguồn vốn không sử dụng hết chi
nhánh phải gởi vốn về NHCT VN , đã ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh
của chi nhánh:
+ Lãi suất cho vay hiện nay là 0,85%/ tháng thì việc sử dụng vốn để
cho vay từ nguồn huy động được sau khi trừ đi 4% quỹ đảm bảo thanh toán và
5% quỹ dự trữ bắt buộc sẽ đem lại hiệu quả hơn so với việc gửi vốn điều hoà
nội bộ. Vì lãi suất gởi vốn điều hòa tính theo bình quân lãi suất huy động
cộng thêm một tỷ lệ khuyến khích, hiện nay tỷ lệ khuyến khích là 0,08%. Lãi
suất bình quân đầu vào hiện nay khoản 0,29%. Vì vậy, sử dụng vốn để cho
vay với lãi suất 0,85%/ tháng thậm chí do chính sách khách hàng thực hiện
việc ưu đãi lãi suất cho vay 0,65% - 0,70%/ tháng vẫn hiệu quả hơn. Do vậy
chính tỷ trọng thu lãi cho vay giảm dần qua các năm đã làm cho hiệu quả
kinh doanh của Chi nhánh sụt giảm.
- Về lãi treo: với số dư tài khoản lãi cho vay không thu được tăng
dần qua các năm cụ thể năm 96: tăng 34,28%, năm 1997: tăng 18,51%, năm
1998 giảm 85,04%, năm 1999 tăng 45,90% (bảng phụ lục 3) , riêng năm
1998 giảm 5.819 triệu đồng, tỷ lệ giảm là 85,04% nguyên nhân do cuối năm
thực hiện theo Quyết đònh số 154/ QĐ-HĐQT-NHCT4 ngày 27/11/98 “ Về
việc ban hành quy chế Giảm miễn lãi vay đối với khách hàng vay vốn NHCT
” và công văn số 2848/CV-NHCT4 ngày28/11/98 “ về việc triển khai thực
hiện quy chế giảm miễn lãi vay đối với khách hàng vay vốn NHCT “, thực
hiện giảm miễn lãi cho những đơn vò có nợ quá hạn trên 12 tháng. Do vậy
chi nhánh 2 đã thực hiện việc miễn giảm lãi đối với những khoản nợ khó đòi,
nợ khoanh chứ không phải giảm do thu được lãi treo nên làm hiệu quả kinh
doanh của Chi nhánh giảm sút.
+ Trong năm qua NHCT VN liên tục giảm lãi suất cho vay từ 1,25%
đến nay chỉ còn 0,85% và lãi suất ưu đải đối với Tổng công ty 90,91 và khách
hàng truyền thống chỉ là 0,65% - 0,75% , nên tỷ lệ khuyến khích cho các chi
nhánh gửi vốn cũng giảm dần từ 0,2% xuống chỉ còn 0,08% vào thời điểm


24


×