Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Phân tích lợi ích và chi phí dự án nâng cấp, mở rộng, hệ thống cấp nước thị xã cửa Lò, tỉnh Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.3 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN HẢI DƯƠNG

PHÂN TÍCH LỢI ÍCH VÀ CHI PHÍ DỰ ÁN
NÂNG CẤP, MỞ RỘNG HỆ THỐNG CẤP NƯỚC
THỊ XÃ CỬA LÒ, TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2012


1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT

NGUYỄN HẢI DƯƠNG

PHÂN TÍCH LỢI ÍCH VÀ CHI PHÍ DỰ ÁN
NÂNG CẤP, MỞ RỘNG HỆ THỐNG CẤP NƯỚC
THỊ XÃ CỬA LÒ, TỈNH NGHỆ AN
Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số

: 603114

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. CAO HÀO THI

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2012


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử
dụng trong luận văn đều đƣợc dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu
biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trƣờng Đại học Kinh
tế TP. Hồ Chí Minh hay Chƣơng trình giảng dạy kinh tế Fulbright.
Tác giả luận văn

Nguyễn Hải Dƣơng


ii

LỜI CẢM ƠN
Trƣớc hết, xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô ở Chƣơng trình giảng dạy kinh tế
Fulbright với nguồn kiến thức sâu rộng, uyên bác và lòng nhiệt tình giảng dạy đã giúp học
viên tiếp nhận đƣợc nhiều kiến thức mới mẻ, thiết thực và bổ ích.
Xin chân thành cảm ơn Thầy giáo, Tiến sĩ Cao Hào Thi đã tận tình giúp đỡ và hƣớng dẫn
học viên trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Cảm ơn các Thầy, Cô giáo Khoa Nông Lâm, Trƣờng Đại học Vinh, UBND thị xã Thái
Hoà, UBND thị xã Cửa Lò, Công ty TNHH một thành viên cấp nƣớc Cửa Lò, và các Ban,
Ngành tỉnh Nghệ An đã tạo điều kiện thuận lợi để học viên thực hiện luận văn.



iii

TÓM TẮT
Thị xã Cửa Lò là một đô thị ven biển của tỉnh Nghệ An có nhiều tiềm năng trong việc phát
triển du lịch và dịch vụ. Do quá trình đô thị hóa diễn ra khá nhanh, cùng với sự gia tăng
dân số, khách du lịch và các hoạt động sản xuất kinh doanh đã làm cho hệ thống hạ tầng kỹ
thuật của thị xã Cửa Lò trở nên quá tải. Hệ thống cung cấp nƣớc sạch của Cửa Lò hiện tại
chỉ đủ đáp ứng nhu cầu của 51% dân số.
Để đảm bảo cung cấp nƣớc sạch cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất kinh doanh đến năm
2025, Công ty TNHH một thành viên cấp nƣớc Cửa Lò đang lập dự án đầu tƣ nâng cấp,
mở rộng hệ thống cấp nƣớc Cửa Lò bằng việc xây dựng mới một nhà máy nƣớc có công
suất 35.000 m3/ngày đêm và mở rộng hệ thống cung cấp nƣớc cho ngƣời dân thị xã và
vùng lân cận. Dự án có tổng vốn đầu tƣ là 22,040 triệu USD bao gồm vốn vay ODA
18,055 triệu USD và vốn đối ứng trong nƣớc 3,985 triệu USD; đƣợc chia làm 2 giai đoạn,
giai đoạn 1 từ năm 2012 đến năm 2015, giai đoạn 2 từ năm 2020 đến năm 2021.
Qua việc phân tích lợi ích và chi phí cho thấy dự án có tính khả thi về mặt tài chính, điều
này thể hiện ở kết quả phân tích tài chính dự án theo quan điểm tổng đầu tƣ cho giá trị hiện
tại ròng NPVf TIP = 225,615 tỷ VNĐ; phân tích tài chính theo quan điểm chủ đầu tƣ cho kết
quả giá trị hiện tại ròng NPVf EIP = 154,440 tỷ VNĐ. Với kết quả đó, theo quan điểm của
chủ đầu tƣ thì thực hiện dự án sẽ có hiệu quả về mặt tài chính, dự án mang lại lợi ích ròng
cho chủ đầu tƣ là 154,440 tỷ VNĐ.
Phân tích kinh tế cho kết quả giá trị hiện tại ròng kinh tế của dự án NPVe = 305,650 tỷ
VNĐ, suất sinh lợi nội tại kinh tế 14,24% lớn hơn suất chiết khấu kinh tế thực 8% và giá
trị ngoại tác dự án tạo ra là 168,388 tỷ VNĐ. Phân tích phân phối cho thấy chính phủ thu
đƣợc một khoản 58,074 tỷ VNĐ, các đối tƣợng sử dụng nƣớc sạch đƣợc hƣởng lợi từ dự án
107,715 tỷ VNĐ, ngƣời lao động đƣợc hƣởng 6,983 tỷ VNĐ. Nhƣ vậy, xét trên quan điểm
nền kinh tế, dự án có tính khả thi về mặt kinh tế và xã hội.
Kết quả phân tích cũng cho thấy chủ đầu tƣ đƣợc hƣởng lợi tƣơng đối lớn là 154,440 tỷ

VNĐ do tỉ lệ tăng giá nƣớc là 12%/lần, 2 năm tăng một lần. Ngƣời dân sở hữu quyền sử
dụng đất bị thu hồi để thực hiện dự án bị thiệt hại 4,383 tỷ VNĐ do chi phí đền bù tài chính
không đủ bù đắp chi phí kinh tế. Vì vậy kiến nghị UBND tỉnh Nghệ An áp dụng tỉ lệ tăng
giá nƣớc là 6,5%/lần, 2 năm tăng một lần, với mức tăng này thì giá trị hiện tại ròng tài
chính của tổng đầu tƣ NVPf TIP = 0 nhƣng giá trị hiện tại ròng kinh tế NPVe = 181,322 tỷ
VNĐ, dự án vẫn có hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội, đồng thời có chính sách hỗ trợ thêm
cho những ngƣời sở hữu quyền sử dụng đất bị thu hồi một khoản tiền 4,383 tỷ VNĐ nhằm
phân phối lợi ích mà dự án đem lại cho các đối tƣợng liên quan một cách hiệu quả, công
bằng hơn và tạo sự đồng thuận cao trong việc thực hiện dự án.


iv

Từ những kết quả trên cho thấy dự án khả thi cả về mặt tài chính, kinh tế và xã hội. Vì vậy,
đề nghị UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt, ra quyết định đầu tƣ để thực hiện Dự án nâng cấp,
mở rộng hệ thống cấp nƣớc Cửa Lò.
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................................... ii
TÓM TẮT ......................................................................................................................................... iii
MỤC LỤC..........................................................................................................................................iv
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. viii
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU. ....................................................................................................ix
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ............................................................................................. x
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC ...........................................................................................................xi
CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG .................................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................................... 1
1.2. Vấn đề chính sách. .................................................................................................................. 2
1.3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu của đề tài .............................................................................. 3
1.4. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................................. 3

1.5. Bố cục luận văn ....................................................................................................................... 4
CHƢƠNG 2. KHUNG PHÂN TÍCH LỢI ÍCH – CHI PHÍ ................................................................ 5
2.1. Các quan điểm phân tích dự án ............................................................................................... 5
2.1.1. Phân tích tài chính .......................................................................................................... 5
2.1.2. Phân tích kinh tế ............................................................................................................. 5
2.1.3. Phân tích phân phối ........................................................................................................ 6
2.2. Các phƣơng pháp phân tích dự án ........................................................................................... 6
2.2.1. Các phương pháp phân tích tài chính ............................................................................. 6
2.2.2. Các phương pháp phân tích kinh tế, xã hội .................................................................... 7
2.3. Xác định khung phân tích lợi ích – chi phí cho dự án cấp nƣớc ............................................. 7


v

2.3.1. Nhận dạng các lợi ích và chi phí của dự án.................................................................... 7
2.3.2. Khung phân tích đối với dự án cấp nước. ....................................................................... 9
CHƢƠNG 3. MÔ TẢ DỰ ÁN .......................................................................................................... 11
3.1. Giới thiệu chủ đầu tƣ............................................................................................................ 11
3.2. Giới thiệu tổng quan về dự án ............................................................................................... 11
3.2.1. Mục tiêu của dự án........................................................................................................ 11
3.2.2. Vị trí, diện tích .............................................................................................................. 12
3.2.3. Quy mô công suất.......................................................................................................... 12
3.2.4. Quy trình công nghệ xử lý ............................................................................................. 12
3.2.5. Các hạng mục công trình chính và tiến độ của dự án .................................................. 13
3.2.6. Nguồn vốn đầu tư dự án ................................................................................................ 13
3.3. Sơ đồ cấu trúc dự án.............................................................................................................. 14
CHƢƠNG 4. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ............................................................................ 16
4.1. Các giả định và thông số mô hình cơ sở dự án ..................................................................... 16
4.1.1. Đồng tiền sử dụng phân tích, lạm phát và thời điểm phân tích .................................... 16
4.1.2. Thông số vận hành nhà máy………………………………...……....………………...17

4.1.3. Doanh thu tài chính dự án ............................................................................................ 18
4.1.4. Chi phí tài chính dự án ................................................................................................. 19
4.1.5. Khấu hao tài sản ........................................................................................................... 21
4.1.6. Nguồn vốn đầu tư và chi phí sử dụng vốn. .................................................................... 21
4.1.7. Số dư tiền mặt, các khoản phải thu và phải trả ............................................................ 22
4.1.8. Thuế thu nhập doanh nghiệp......................................................................................... 22
4.2. Kết quả phân tích tài chính mô hình cơ sở của dự án ........................................................... 23
4.2.1. Kết quả phân tích tài chính trên quan điểm tổng đầu tư............................................... 23
4.2.2. Kết quả phân tích tài chính theo quan điểm chủ đầu tư ............................................... 24
CHƢƠNG 5. PHÂN TÍCH RỦI RO DỰ ÁN ................................................................................... 27


vi

5.1. Phân tích độ nhạy .................................................................................................................. 27
5.1.1. Phân tích độ nhạy 1 chiều ............................................................................................. 27
5.1.2. Phân tích độ nhạy 2 chiều ............................................................................................. 29
5.2. Phân tích kịch bản của dự án theo giá nƣớc .......................................................................... 30
5.3. Phân tích mô phỏng Monte Carlo ......................................................................................... 31
CHƢƠNG 6. PHÂN TÍCH KINH TẾ DỰ ÁN................................................................................. 34
6.1. Xác định suất chiết khấu kinh tế - EOCK ............................................................................. 34
6.2. Thời gian phân tích kinh tế ................................................................................................... 34
6.3. Xác định phí thƣởng ngoại hối.............................................................................................. 34
6.4. Xác định hệ số chuyển đổi giá tài chính sang giá kinh tế - CF ............................................. 34
6.4.1. Xác định giá kinh tế của nước....................................................................................... 34
6.4.2. Xác định hệ số chuyển đổi của chi phí .......................................................................... 39
6.5. Kết quả phân tích kinh tế của dự án ...................................................................................... 40
6.6. Phân tích phân phối ............................................................................................................... 41
CHƢƠNG 7. KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH..................................................................... 43
7.1. Kết luận ................................................................................................................................. 43

7.2. Kiến nghị ............................................................................................................................... 43
7.2.1. Đối với UBND tỉnh Nghệ An......................................................................................... 43
7.2.2. Đối với Công ty TNHH một thành viên cấp nước Cửa Lò. ....................................... ....44
7.3. Những hạn chế của đề tài ...................................................................................................... 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................. 48
PHỤ LỤC.......................................................................................................................................... 48


vii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT
ADB:

Asian Development Bank - Ngân hàng phát triển Châu Á

AP:

Accounts Payables - Khoản phải trả

AR:

Accounts Receivables - Khoản phải thu

B/C:

Benefit against Cost - Tỉ số lợi ích chi phí

CB

Thay đổi tiền mặt


CF:

Conversion factor - Hệ số chuyển đổi

CIF:

Cost, insurance and freight - Chi phí, bảo hiểm và chuyên chở

DSCR:

Debt-Service Coverage Ratio - Tỉ lệ an toàn nợ vay

EIP:

Chủ đầu tƣ

EOCK:

Economic Opportunity Cost of capital - Chi phí cơ hội kinh tế của vốn

Evadj:

Economic value adjusted - Giá trị kinh tế hiệu chỉnh

Evunadj: Economic value unadjusted - Giá trị kinh tế chƣa hiệu chỉnh
Ext:

Externalities – Ngoại tác


FEP:

Phí thƣởng ngoại hối

FFA:

Hiệp định khung giải ngân

FV:

Finance value – Giá trị tài chính

IRR:

Internal ratio of Return - Suất sinh lợi nội tại

IRR EIP:

Suất sinh lợi nội tại chủ đầu tƣ

IRR TIP:

Suất sinh lợi nội tại tổng đầu tƣ

IMF:

International money fund - Quỹ tiền Tệ Quốc tế

Libor:


London interbank offerring rate – Lãi suất liên ngân hàng London

MARR:

Minimum Acceptable Rate of Return - Suất thu lợi hấp dẫn tối thiểu

MFF:

Thể thức giải ngân phân kỳ

MOF:

Ministry of Finance - Bộ Tài chính

MTV:

Một thành viên

NPV:

Net Present Value - Giá trị hiện tại ròng

NPVe:

Giá trị hiện tại ròng kinh tế

NPVext

Giá trị hiện tại ròng ngoại tác


NPVfEIP:

Giá trị hiện tại ròng tài chính của chủ đầu tƣ


viii

NPVfTIP:

Giá trị hiện tại ròng tài chính của tổng đầu tƣ

ODA :

Official Development Aid - Viện trợ phát triển chính thức

OCR:

Ordinary Capital Resources – nguồn vốn thông thƣờng

PER2:

Khoản vay vòng 2

PMU:

Project management unit – Ban quản lý dự án

PV :

Presen value - Giá trị hiện tại


SXKD:

Sản xuất kinh doanh

T:

Tax – Thuế

TIP:

Tổng đầu tƣ

TNHH:

Trách nhiệm hữu hạn

USD:

United States Dollar - Đồng Đôla Mỹ

UBND:

Uỷ ban nhân dân

VAT:

Value added tax - Thuế giá trị gia tăng

VDB:


Vietnam Development Bank – Ngân hàng Đầu tƣ Việt Nam

WACC:

Weighted average cost of capital - Chi phí vốn bình quân trọng số

WB:

World Bank - Ngân hàng thế giới


ix

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 3.1
Bảng 4.1

Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty TNHH cấp nƣớc Cửa Lò………. 11
Tỉ lệ lạm phát USD…..…………………………………………..….…....... 17

Bảng 4.2

Tỉ lệ lạm phát VNĐ….…………………………………………..….…....... 17

Bảng 4.3

Giá bán nƣớc trung bình cho tiêu dùng……………………….……..…….. 19

Bảng 4.4


Chi phí đầu tƣ ban đầu…………………………………………...…….….. 20

Bảng 4.5

Số dƣ tiền mặt, các khoản phải thu và các khoản phải trả..…………...…... 22

Bảng 4.6

Kết quả phân tích tài chính theo quan điểm tổng đầu tƣ……………...…... 24

Bảng 4.7

Kết quả tính toán Hệ số an toàn trả nợ….……….…................................... 24

Bảng 4.8

Kết quả phân tích tài chính theo quan điểm chủ đầu tƣ….…….….…........ 25

Bảng 5.1

Kết quả phân tích độ nhạy theo biến lạm phát USD…………....……....… 28

Bảng 5.2

Kết quả phân tích độ nhạy theo biến lạm phát VNĐ……………….....…... 28

Bảng 5.3

Kết quả phân tích độ nhạy theo biến tỉ lệ thất thoát nƣớc.……..….............. 28


Bảng 5.4

Kết quả phân tích phân tích độ nhạy theo biến giá bán nƣớc sạch............…29

Bảng 5.5

Kết quả phân tích độ nhạy 2 chiều…...…………………….….......…….… 30

Bảng 5.6

Kết quả phân tích kịch bản theo giá nƣớc………………………………… 30

Bảng 6.1

Bảng thông số của các đối tƣợng sử dụng nƣớc........................................… 35

Bảng 6.2

Giá nƣớc kinh tế của đối tƣợng mua nƣớc……………………….….......… 36

Bảng 6.3

Các hạng mục của giếng khoan…………………………………........…… 37

Bảng 6.4

Giá thành 1 m3 nƣớc giếng khoan của các hộ gia đình….………....…….... 37

Bảng 6.5


Giá nƣớc kinh tế của đối tƣợng dùng giếng khoan……….………..…….... 37

Bảng 6.6

Các hạng mục giếng khoan của UBND phƣờng Nghi Hải............................38

Bảng 6.7

Giá thành 1 m3 nƣớc giếng khoan của UBND phƣờng Nghi Hải................. 38

Bảng 6.8

Giá nƣớc kinh tế của UBND phƣờng Nghi Hải..............…………...……... 39

Bảng 6.9

Giá nƣớc kinh tế của dự án………………………………………............… 39

Bảng 6.10

Các hệ số chuyển đổi CF…………………………………………..........…. 40

Bảng 6.11

Kết quả phân tích kinh tế dự án……………………………….………....… 40

Bảng 6.12

Ngoại tác của dự án…………………..…………………………….……… 41


Bảng 6.13

Tác động phân phối…………………………………………..………....… 42


x

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 2.1

Lợi ích của các hộ trƣớc đây dùng nƣớc mua.……………..……………… 9

Hình 2.2

Lợi ích của các hộ trƣớc đây dùng nƣớc giếng...…………..……………… 10

Hình 3.1

Sơ đồ cấu trúc dự án…………………………………………....…………. 14

Hình 4.1

Biểu đồ ngân lƣu tài chính dự án theo quan điểm tổng đầu tƣ…………… 23

Hình 4.2

Biểu đồ hệ số an toàn trả nợ (DSCR)........................................................... 24

Hình 4.3


Biểu đồ ngân lƣu tài chính dự án theo quan điểm chủ đầu tƣ…………….. 25

Hình 5.1

Phân bổ xác suất ngân lƣu tài chính dự án theo quan điểm tổng đầu tƣ....... 32

Hình 5.2

Phân bổ xác suất ngân lƣu tài chính dự án theo quan điểm chủ đầu tƣ........ 33

Hình 6.1

Biểu đồ ngân lƣu kinh tế của dự án…………...…………………....……... 40


xi

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1.

Dự báo nhu cầu sử dụng nƣớc sạch tại thị xã Cửa Lò……….................... 48

Phụ lục 1.1

Dự báo dân số thị xã Cửa Lò đến năm 2030……………...…………..…. 48

Phụ lục 1.2

Dự báo dân số thị xã Cửa Lò đƣợc cấp nƣớc đến năm 2030…………….. 49


Phụ lục 1.3

Tổng nhu cầu dùng nƣớc thị xã Cửa Lò đến năm 2030……………...… 50

Phụ lục 2.

Các thông số dự án……………………………………………...….......... 51

Phụ lục 3.

Lịch khấu hao hợp nhất……………………………………..………..…. 54

Phụ lục 4.

Chi phí sản xuất………………………………………….………….....… 55

Phụ lục 5.

Chỉ số lạm phát và tỉ giá hối đoái............................................................... 56

Phụ lục 6.

Lịch trả nợ USD…………………………………………….………....… 57

Phụ lục 7.

Lịch trả nợ qui đổi ra VNĐ……..………………………….……….....… 58

Phụ lục 8.


Xác định chi phí vốn dự án – WACC………………………….…..…….. 59

Phụ lục 9.

Doanh thu tài chính…………………………………………….…....…... 60

Phụ lục 10.

Chi phí hoạt động hàng năm danh nghĩa……………….…………....…. 61

Phụ lục 11.

Báo cáo thu nhập danh nghĩa…………………………….……..…..…… 62

Phụ lục 12.

Báo cáo ngân lƣu tài chính dự án - danh nghĩa……………..………....… 64

Phụ lục 13.

Báo cáo ngân lƣu tài chính dự án - thực………………………….……... 66

Phụ lục 14.

Báo cáo ngân lƣu kinh tế - thực…......…………………………..………. 68

Phụ lục 15.

Phân tích độ nhạy....................................................................................... 70


Phụ lục 16.

Xác định hệ số chuyển đổi kinh tế……………………………..…...…… 73

Phụ lục 17.

Phân tích phân phối.................................................................................... 77

Phụ lục 18.

Mô phỏng Monte Carlo……………………………………….…….…… 78

Phụ lục 19.

Nhà máy nƣớc Cửa Lò và địa điểm xây dựng nhà máy nƣớc Nghi Hoa.... 81

Phụ lục 19.1.

Nhà máy nƣớc Cửa Lò......………………................................………… 81

Phụ lục 19.2.

Địa điểm xây dựng nhà máy nƣớc Nghi Hoa……....……………………. 81


1

CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG

1.1. Đặt vấn đề
Năm 1986, Việt Nam bắt tay vào thực hiện công cuộc đổi mới đất nƣớc, từ đó đến nay đã
đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng kể, Việt Nam từng bƣớc hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế
thế giới, kinh tế tăng trƣởng, đời sống của ngƣời dân từng bƣớc đƣợc cải thiện. Song song
với quá trình phát triển kinh tế là quá trình phát triển bền vững, hoàn thiện hệ thống cơ sở
hạ tầng và bảo vệ môi trƣờng; ƣu tiên nguồn vốn để đầu tƣ xây dựng các công trình hạ tầng
cơ sở nhƣ điện, đƣờng, trƣờng học, trạm y tế; đặc biệt là các công trình cấp thoát nƣớc
nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng và nâng cao chất lƣợng sống cho ngƣời dân.
Chƣơng trình mục tiêu quốc gia Việt Nam về nƣớc sạch ra đời năm 1998, quá trình thực
hiện đã có hiệu quả rõ rệt, số lƣợng ngƣời dân tiếp cận đƣợc với nƣớc sạch và điều kiện vệ
sinh an toàn đã tăng lên đáng kể. Ngày 11/7/2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định số
117/2007/NĐ-CP về sản xuất và tiêu thụ nƣớc sạch. Nghị định đã quy định chi tiết các
hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nƣớc sạch theo hệ thống cấp nƣớc
tập trung hoàn chỉnh tại khu vực đô thị và khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ
cao và khu kinh tế. Quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân và hộ gia đình có các
hoạt động liên quan đến sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nƣớc sạch trên lãnh thổ Việt Nam.
Mục tiêu cấp nƣớc đô thị đã đƣợc thể hiện rõ trong “Định hƣớng phát triển cấp nƣớc đô thị
Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050”1 đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê
duyệt tại Quyết định số 1929/QĐ-TTg ngày 20/11/2009 đó là nâng mức độ bao phủ dịch
vụ cấp nƣớc lên 90% cho các đô thị loại I, II, III, IV và 70% cho đô thị loại V năm 2020.
Thị xã Cửa Lò là một trong 2 thị xã của tỉnh Nghệ An, nằm cách thành phố Vinh - trung
tâm tỉnh lỵ 20 km về phía Đông Bắc, có tổng diện tích tự nhiên là 2.812 ha, với 7 đơn vị
hành chính cấp phƣờng là Nghi Thu, Nghi Hƣơng, Nghi Tân, Nghi Thuỷ, Thu Thuỷ, Nghi
Hòa và Nghi Hải.
Hiện nay, thị xã Cửa Lò đã đƣợc Chính phủ công nhận là đô thị loại III và đang chuẩn bị
sáp nhập thêm 5 xã giáp ranh của huyện Nghi Lộc để trở thành thành phố trực thuộc tỉnh.

1

Quyết định số 1929/QĐ-TTg ngày 20/11/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt Định hƣớng

phát triển cấp nƣớc đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050.


2

Dân số Cửa Lò hiện nay là 52.494 ngƣời và dự báo tăng lên 109.000 ngƣời vào năm 2020
và đến năm 2025 là 115.415 ngƣời (chi tiết xem tại Phụ lục 1.1). Thị xã có một nhà máy
nƣớc với tổng công suất thiết kế 5.000 m3/ngày đêm, nhƣng do mực nƣớc ngầm không đủ
cung cấp cho nhà máy xử lý cho nên công suất hoạt động thực tế chỉ đạt 3.200 m3/ngày
đêm. Với công suất này, nhà máy không đủ nhu cầu dùng nƣớc sạch của thị xã, năm 2010
tỉ lệ phục vụ chung của nhà máy chỉ khoảng 51%. Các hộ gia đình còn lại (49%) buộc phải
lấy nƣớc từ những nguồn ít an toàn và kém tin cậy hơn nhƣ nƣớc giếng khoan, giếng đào,
sông suối hoặc đi mua để dùng cho ăn uống và sinh hoạt.
Trong thời gian tới, ngoài lƣợng nƣớc sạch thiếu hụt do việc dân số tăng lên nhƣ trên, thị
xã Cửa Lò còn phải đối mặt với khoảng cách ngày càng lớn giữa công suất cấp nƣớc và
nhu cầu sử dụng nƣớc gia tăng từ khách du lịch, từ các ngành công nghiệp, thƣơng mại và
dịch vụ; mức chênh lệch giữa cung và cầu đƣợc dự đoán sẽ lên đến 35.000 m3/ngày đêm
(chi tiết xem tại Phụ lục 1.3). Với bối cảnh đó của thị xã Cửa Lò thì việc đầu tƣ vào cơ sở
hạ tầng, đặc biệt đầu tƣ vào lĩnh vực cấp nƣớc là hết sức cấp thiết, bởi tiếp cận và sử dụng
nƣớc sạch là một tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân.
Việc nâng cao tỉ lệ ngƣời dân đƣợc sử dụng nƣớc sạch cũng đồng nghĩa với việc giảm các
bệnh tật liên quan đến việc sử dụng nguồn nƣớc không an toàn nhƣ tiêu chảy, các bệnh về
mắt và truyền nhiễm khác, thông qua đó làm giảm các chi phí cho việc chăm sóc sức khoẻ
và giảm các chi tiêu của ngƣời dân trong việc chữa trị các bệnh liên quan đến nguồn nƣớc
không hợp vệ sinh nhƣ trên. Đặc biệt là đối với đại bộ phận dân cƣ có mức sống thấp.
1.2. Vấn đề chính sách
Thị xã Cửa Lò đã có một nhà máy nƣớc với công suất thiết kế 5.000 m3/ngày đêm, nhƣng
do lƣợng nƣớc ngầm cung cấp không đủ nên nhà máy chỉ hoạt động với công suất thực tế
là 3.200 m3/ngày đêm. Để đầu tƣ nâng cấp, mở rộng hệ thống cấp nƣớc thị xã Cửa Lò thì
UBND tỉnh Nghệ An và chủ đầu tƣ cần phải xem xét đến một số vấn đề sau:

Vấn đề thứ nhất, đó là nguồn nƣớc ngầm không đủ cung cấp cho hoạt động của nhà máy
xử lý nƣớc Cửa Lò, cho nên cần phải sử dụng nguồn mặt (từ nƣớc sông Phƣơng Tích) cách
thị xã 15 km để để cung cấp cho hệ thống cấp nƣớc mở rộng.
Vấn đề thứ hai, đó là với diện tích 4.500 m2, Nhà máy nƣớc Cửa Lò hiện tại chỉ đủ khả
năng mở rộng lên 10.000 m3/ngày đêm, không đủ đáp ứng nhu cầu 38.200 m3/ngày đêm
trong tƣơng lai. Vì thế cần phải lựa chọn một địa điểm mới tại xã Nghi Hoa, nơi có sông


3

Phƣơng Tích chảy qua để xây dựng thêm một nhà máy xử lý nƣớc ngoài nhà máy xử lý
nƣớc Cửa Lò đã có.
Vấn đề thứ 3, đó là Nghị định số 117/2007/NĐ-CP Ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản
xuất và tiêu thụ nƣớc sạch đã quy định việc thay đổi phƣơng thức cung cấp nƣớc từ hàng
hoá xã hội sang hàng hoá thƣơng mại, yêu cầu các công ty cấp nƣớc vận hành theo nguyên
tắc thu đủ bù chi thông qua việc kết hợp giá nƣớc và trợ cấp. Một trong những yếu tố quan
trọng của nguyên tắc “thu đủ bù chi” đó là việc xác định đúng mức giá nƣớc hiện tại và lộ
trình tăng giá nƣớc để bù đắp đủ chi phí và có lợi nhuận, từng bƣớc loại bỏ trợ cấp và nợ
dịch vụ thông qua giá nƣớc.
Những vấn đề trên cần đƣợc xem xét một cách kỹ lƣỡng trên các phƣơng diện nhƣ quy mô
đầu tƣ và các giai đoạn đầu tƣ Dự án nâng cấp, mở rộng hệ thống cấp nƣớc thị xã Cửa Lò,
tỉnh Nghệ An.
1.3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là dựa vào khung phân tích lợi ích và chi phí để phân tích
tính khả thi của dự án về mặt tài chính, kinh tế và xã hội, từ đó đƣa ra quyết định đầu tƣ dự
án. Thông qua việc phân tích tính khả thi về mặt tài chính, kinh tế và xã hội của dự án, luận
văn sẽ nghiên cứu, trả lời các câu hỏi đặt ra nhƣ sau:
Thứ nhất, UBND tỉnh Nghệ An có nên chấp thuận cho việc đầu tƣ hay không đầu tƣ đối
với Dự án nâng cấp, mở rộng hệ thống cấp nƣớc thị xã Cửa Lò?
Thứ hai, dự án đã tạo ra những ngoại tác gì cho từng nhóm đối tƣợng liên quan đến dự án?

Thứ ba, có cần hay không cần chính sách của nhà nƣớc để hỗ trợ việc thực hiện Dự án
nâng cấp, mở rộng hệ thống cấp nƣớc thị xã Cửa Lò?
Ngoài việc trả lời cho ba câu hỏi trên, luận văn sẽ giải quyết thêm các vấn đề mà Nhà nƣớc
và chủ đầu tƣ đang đối mặt bằng cách đề xuất phƣơng án điều chỉnh tốt nhất cho dự án: (1)
thời điểm đầu tƣ và quy mô dự án cho phù hợp theo từng giai đoạn tăng trƣởng về nhu cầu
sử dụng nƣớc của dân cƣ; (2) xác định mức giá nƣớc sau khi hệ thống cấp nƣớc thị xã Cửa
Lò đi vào hoạt động và lộ trình tăng giá nƣớc để bù đắp đủ chi phí và có lợi nhuận, từng
bƣớc loại bỏ trợ cấp và nợ dịch vụ thông qua giá nƣớc.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
Thông qua các thông số đầu vào, các số liệu thống kê vĩ mô, một số nghiên cứu trƣớc đó,
luận văn tập trung vào nghiên cứu và phân tích về tính hiệu quả tài chính và hiệu quả về


4

mặt kinh tế - xã hội của dự án. Đồng thời tiến hành phân tích rủi ro và phân tích phân phối
để xác định lợi ích và thiệt hại đối với các đối tƣợng liên quan đến việc triển khai cả hai
giai đoạn của dự án.
1.5. Bố cục luận văn
Luận văn đƣợc kết cấu thành 7 chƣơng, gồm:
Chƣơng 1: Phân tích bối cảnh cần thiết của việc đầu tƣ dự án và sự hình thành đề tài
nghiên cứu. Từ đánh giá sự cần thiết đầu tƣ dự án để đƣa ra các câu hỏi nghiên cứu và xác
định phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Chƣơng 2: Tổng hợp các lý thuyết của các nghiên cứu trƣớc để xác định khung phân tích
ứng dụng cho việc phân tích hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế, xã hội của dự án.
Chƣơng 3: Mô tả các thông tin chính về dự án nhƣ: địa điểm, mục tiêu, quy mô công suất,
nguồn vốn đầu tƣ… và các thông tin cơ bản về chủ đầu tƣ dự kiến của dự án.
Chƣơng 4: Mô tả các thông số chính trong mô hình cơ sở để phân tích tài chính dự án,
thực hiện tính toán và phân tích hiệu quả về tài chính dự án thông qua dòng ngân lƣu tài
chính để đánh khả năng đảm bảo tài chính của dự án.

Chƣơng 5: Trình bày các yếu tố tác động đến tính rủi ro của dự án, từ đó tiến hành phân
tích rủi ro dự án thông qua việc phân tích độ nhạy, phân tích kịch bản, phân tích mô phỏng
Monte Carlo.
Chƣơng 6: Thực hiện trình bày kết quả phân tích hiệu quả kinh tế và phân tích phân phối
để đề xuất kết luận và gợi ý chính sách cho dự án.
Chƣơng 7: Qua các kết quả phân tích hiệu quả tài chính, phân tích hiệu quả kinh tế và
phân tích rủi ro, phân tích mô phỏng và phân tích phân phối đề xuất kết luận và gợi ý chính
sách cho dự án.


5

CHƢƠNG 2
KHUNG PHÂN TÍCH LỢI ÍCH – CHI PHÍ
Chƣơng 2 sẽ tổng hợp các lý thuyết của các nghiên cứu trƣớc để xác định khung phân tích
ứng dụng cho việc phân tích hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế, xã hội của Dự án nâng
cấp, mở rộng hệ thống cấp nƣớc thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An.
2.1. Các quan điểm phân tích dự án2
2.1.1. Phân tích tài chính
a. Quan điểm tổng đầu tƣ
Quan điểm tổng đầu tƣ là quan điểm của những ngƣời góp vốn để thực hiện dự án, những
ngƣời góp vốn (thông thƣờng là ngân hàng) coi dự án đầu tƣ nhƣ là một hoạt động có khả
năng tạo ra những lợi ích tài chính và thu hút những nguồn vốn tài chính rõ ràng. Mối quan
tâm của họ là xác định hiệu quả của dự án nhằm đánh giá sự an toàn của số vốn góp và
đảm bảo quyền lợi của mình cũng nhƣ của chủ đầu tƣ. Do vậy trong phân tích hiệu quả tài
chính, sử dụng suất chiết khấu là chi phí vốn bình quân trọng số – WACC để xem xét khả
năng hoàn vốn cho các bên liên quan.
b. Quan điểm chủ đầu tƣ
Chủ đầu tƣ xem xét mức gia tăng thu nhập ròng của dự án so với những gì họ có thể thu lợi
đƣợc trong trƣờng hợp không có dự án. Do đó chủ đầu tƣ sẽ xem xét những lợi ích mà họ

nhận đƣợc và những chi phí họ phải trả khi thực hiện dự án. Trong phân tích tài chính, sử
dụng suất chiết khấu của chủ đầu tƣ để xem xét suất sinh lợi kỳ vọng của chủ đầu tƣ. Dòng
ngân lƣu của chủ đầu tƣ là dòng ngân lƣu sau khi loại bỏ ngân lƣu nợ vay ra khỏi ngân lƣu
ròng của dự án trên quan điểm tổng đầu tƣ.
2.1.2. Phân tích kinh tế
Theo quan điểm của toàn quốc gia, khi phân tích kinh tế để tính toán mức sinh lợi của dự
án sẽ sử dụng giá cả kinh tế để xác định giá trị của các chi phí và lợi ích của dự án, đồng
thời thực hiện các điều chỉnh nếu thấy cần thiết và bổ sung thêm các ngoại tác hay các lợi
ích hoặc chi phí mà dự án tạo ra bên ngoài vùng dự án. Phân tích kinh tế sử dụng suất chiết
khấu kinh tế là chi phí cơ hội của vốn để xem xét ai đƣợc lợi và ai là ngƣời bị hại, từ đó có
2

Jenkins Glenn P. & Harberger Arnold C. (1995, tr. 12 chƣơng 3 )


6

chính sách giảm thiệt hại cho những đối tƣợng bị ảnh hƣởng tiêu cực bởi dự án và huy
động các nguồn lực đóng góp từ những đối tƣợng đƣợc hƣởng, đảm bảo phân phối một các
hiệu quả và công bằng hơn những lợi ích mà việc thực hiện dự án mang lại.
2.1.3. Phân tích phân phối
Phân tích phân phối là quá trình xem xét lợi ích ròng mà dự án mang lại cho các nhóm đối
tƣợng chịu ảnh hƣởng trực tiếp hay gián tiếp bởi dự án sau khi trừ đi chi phí cơ hội của họ,
phân tích đƣợc dựa trên cơ sở sự khác biệt giữa phân tích tài chính và phân tích kinh tế.
Tổng các ngoại tác đƣợc tính bằng công thức:
NPVext = NPVe - NPVf@EOCK = NPVe - NPVf@WACC - (NPVf@EOCK - NPVf@WACC)
Trong đó:

NPVext là NPV của các ngoại tác
NPVe là NPV của ngân lƣu kinh tế

NPVf @WACC là NPV của ngân lƣu tài chính, sử dụng chiết khấu WACC
NPVf@EOCK là NPV của ngân lƣu tài chính, sử dụng chiết khấu EOCK
(NPVf@EOCK - NPVf@WACC) là NPV của chi phí cơ hội tổng quát của các
ngoại tác bị mất đi do sử dụng vốn của dự án.

2.2. Các phƣơng pháp phân tích dự án
2.2.1. Các phương pháp phân tích tài chính
2.2.1.1. Phương pháp giá trị hiện tại ròng (NPV)3: Xác định giá trị hiện tại ròng của ngân
lƣu dự án theo các quan điểm tổng đầu tƣ, chủ đầu tƣ, ngân sách và toàn bộ nền kinh tế với
một suất chiết khấu thể hiện đƣợc chi phí cơ hội của vốn, lựa chọn theo tiêu chí NPV
dƣơng hoặc bằng không có nghĩa là dự án tốt. Cùng một mức sinh lợi yêu cầu, giữa hai dự
án thì chọn dự án có NPV cao hơn. Công thức để tính NPV:
n

NPV  
t 0

Trong đó:

(B t  C t )
(1  re ) t

Bt: Lợi ích năm t
Ct: Chi phí năm t
re: Suất chiết khấu

2.2.1.2. Phương pháp suất sinh lợi nội tại (IRR)4: IRR phản ánh khả năng sinh lời của một

3
4


Jenkins Glenn P. & Harberger Arnold C. (1995, tr.5 chƣơng 4)
Jenkins Glenn P. & Harberger Arnold C. (1995, tr.12 chƣơng 4)


7

dự án và đƣợc tính toán khi cho NPV về bằng không, lựa chọn theo tiêu chí lớn hơn hoặc
bằng suất sinh lợi tối thiểu (MARR) mà nhà đầu tƣ mong đợi. Công thức tính IRR:
n

NPV  0  
t 0

(B t  C t )
(1  IRR) t

2.2.1.3. Phương pháp tỉ số lợi ích - chi phí (B/C)5: Tỉ số hiện giá ròng của ngân lƣu lợi ích
và hiện giá ròng của ngân lƣu chi phí, với suất chiết khấu là chi phí cơ hội của vốn, lựa
chọn theo tiêu chí tỉ số B/C lớn hơn hoặc bằng 1 thì dự án đƣợc chấp nhận.
2.2.2. Các phương pháp phân tích kinh tế, xã hội
Phƣơng pháp phân tích kinh tế và xã hội sẽ giúp cho việc đánh giá tính khả thi và hiệu quả
của dự án đối với nền kinh tế. Phân tích kinh tế cũng đánh giá các tiêu chí NPV, IRR, B/C
nhƣ trong phân tích tài chính, nhƣng khác nhau ở chỗ trong khi phân tích tài chính chỉ tính
đến những lợi ích và chi phí liên quan đến nhà đầu tƣ và chủ dự án thì phân tích kinh tế lại
tính toán toàn bộ lợi ích và chi phí theo quan điểm của cả nền kinh tế. Các phƣơng pháp
phân tích kinh tế gồm:
2.2.2.1. Phương pháp phân tích chi phí, lợi ích6: Tính đến tác động phụ và các tác động
khác không đƣợc phản ánh trong phân tích tài chính, lƣợng hoá và cuối cùng là định giá
chúng bằng tiền.

2.2.2.2. Phương pháp có và không có dự án7: Khi thực hiện một dự án sẽ làm giảm cung
đầu vào và làm tăng cung đầu ra cung cấp cho các nơi khác của một nền kinh tế, tính toán
dựa trên việc khảo sát sự khác biệt về mức độ sẵn có của đầu vào và đầu ra khi có hoặc
không có dự án từ đó xác định đƣợc chi phí và lợi ích gia tăng.
2.2.2.3. Phương pháp hệ số chuyển đổi giá8: Dựa trên quan điểm tài chính và với các hệ số
chuyển đổi CF để tính toán ra giá trị kinh tế của các ngân lƣu.
2.3. Xác định khung phân tích lợi ích – chi phí cho dự án cấp nƣớc
2.3.1. Nhận dạng các lợi ích và chi phí của dự án
2.3.1.1. Lợi ích và chi phí tài chính
a) Lợi ích tài chính
5

Jenkins Glenn P. & Harberger Arnold C. (1995, tr.9 chƣơng 4)
Belli Pedro, Anderson Jock R., Barnum Howard N., Dixon John A. & Tan Jee-Peng (2001, tr.31)
7
Belli Pedro, Anderson Jock R., Barnum Howard N., Dixon John A. & Tan Jee-Peng (2001, tr.23)
8
Belli Pedro, Anderson Jock R., Barnum Howard N., Dixon John A. & Tan Jee-Peng (2001, tr.73)
6


8

Dự án mang lại lợi ích tài chính đó là doanh thu bán nƣớc.
Doanh thu bán nƣớc = Sản lƣợng nƣớc bán ra trong năm x Giá bán nƣớc trung bình
Trong đó sản lƣợng nƣớc bán ra trong năm đƣợc tính toán bằng việc xác định công suất
vận hành của nhà máy nƣớc, tỉ lệ thất thoát nƣớc, tỉ lệ bán nƣớc và số ngày hoạt động trong
năm. Giá bán nƣớc trung bình đƣợc xác định trên cơ sở tính toán bình quân có trọng số giá
bán nƣớc dùng cho sinh hoạt cá nhân, cơ quan, cơ sở sản xuất công nghiệp và kinh doanh.
b) Chi phí tài chính

Chi phí tài chính của dự án gồm các khoản nhƣ:
- Chi phí đầu tƣ mua sắm thiết bị, xây dựng, giải phóng mặt bằng, chi phí đầu tƣ gián tiếp,
chi phí dự phòng.
- Chi phí vận hành cấp nƣớc gồm điện, chi phí hoá chất (Phèn, Clo và hoá chất khác).
- Lƣơng công nhân vận hành và công nhân bán hàng.
- Chi phí bảo dƣỡng, sửa chữa nhỏ.
- Chi phí quản lý
- Thuế thu nhập doanh nghiệp.
2.3.1.2. Lợi ích kinh tế
Dự án tạo ra một số lợi ích kinh tế có thể lƣợng ƣớc lƣợng đƣợc nhƣ:
- Lợi ích kinh tế từ việc cấp nƣớc cho những ngƣời trƣớc đây không có nƣớc máy phải đi
mua nƣớc để sử dụng.
- Lợi ích kinh tế từ việc cấp nƣớc cho những ngƣời đã dùng nƣớc giếng nay chuyển sang
tiêu dùng nƣớc máy.
- Ngoài ra, dự án còn tạo ra các lợi ích khác nhƣ giảm thiểu các bệnh tiêu chảy, các bệnh
về mắt và truyền nhiễm khác liên quan đến việc sử dụng nguồn nƣớc không an toàn, thông
qua đó làm giảm các chi phí cho việc chăm sóc sức khoẻ của ngƣời dân. Đồng thời dự án
còn góp phần vào việc tăng trƣởng kinh tế thông qua việc tạo môi trƣờng sống tốt hơn nên
thu hút đƣợc nhiều khách du lịch và các nhà đầu tƣ đến đầu tƣ trên địa bàn.
Trong khuôn khổ giới hạn của luận văn, phân tích chỉ tập trung thu thập số liệu để ƣớc
lƣợng lợi ích kinh tế từ việc cấp nƣớc cho ngƣời trƣớc đây không có nƣớc máy phải đi mua
nƣớc nay chuyển sang tiêu dùng nƣớc máy và lợi ích kinh tế từ việc cấp nƣớc cho ngƣời đã
dùng nƣớc giếng nay chuyển sang tiêu dùng nƣớc máy.


9

2.3.2. Khung phân tích đối với dự án cấp nước9
Luận văn sử dụng phƣơng pháp phân tích kinh tế thông qua hệ số chuyển đổi (CF) từ giá
tài chính sang giá kinh tế để xác định hiệu quả của dự án trên quan điểm toàn bộ nền kinh

tế. Chi phí và lợi ích của dự án đƣợc xác định nhƣ sau:
2.3.2.1. Chi phí dự án
Chi phí dự án (kinh tế) = Chi phí dự án (tài chính) x hệ số chuyển đổi (CF)
2.3.2.2. Lợi ích dự án
Lợi ích dự án (kinh tế) = Lợi ích dự án (tài chính) x hệ số chuyển đổi (CF)
2.3.2.3. Khung phân tích
- Khung phân tích lợi ích kinh tế từ việc cấp nƣớc cho ngƣời tiêu dùng trƣớc đây không có
nƣớc máy phải đi mua (Bnƣớc mua) đƣợc trình bày tại Hình 2.1.
Hình 2.1. Lợi ích của các hộ kết nối trƣớc đây phải đi mua nƣớc để dùng

Giá (VNĐ/m3)

Lợi ích của hộ kết nối trƣớc đây dùng nƣớc mua

A

Hộ kết nối trước đây dùng nước mua

Pnƣớc mua

C
Pnƣớc máy
O

QC

QA

Bnƣớc mua =


Lợi ích thay thế từ tiết
+
kiệm nguồn lực

Lợi ích tăng thêm từ
tiêu dùng nƣớc dự án

Bnƣớc mua =

SQAAPnƣớc muaO

SQAACQC

+

Lƣợng nƣớc tiêu thụ (m3)

- Khung phân tích lợi ích kinh tế từ việc cấp nƣớc cho ngƣời đã dùng nƣớc giếng nay
chuyển sang tiêu dùng nƣớc máy (Bnƣớc giếng) đƣợc trình bày tại Hình 2.2.
9

Nguyễn Xuân Thành – Chƣơng trình giảng dạy kinh tế Fulbright, Nghiên cứu tình huống dự án Nhà máy
nƣớc BOO Thủ đức (2011)


10

Hình 2.2. Lợi ích của các hộ kết nối trƣớc đây dùng nƣớc giếng

Giá (VNĐ/m3)


Lợi ích của hộ kết nối trƣớc đây dùng nƣớc giếng

B

Pnƣớc giếng

Hộ kết nối trước đây dùng nước giếng
C

Pnƣớc máy
O

QB

QC

Lƣợng nƣớc tiêu thụ (m3)

Bnƣớc giếng =

Lợi ích thay thế từ tiết
+
kiệm nguồn lực

Lợi ích tăng thêm từ tiêu
dùng nƣớc dự án

Bnƣớc giếng =


SQBBPnƣớc giếngO

SQBBCQC

+

Tóm lại, Chƣơng 2 đã tổng hợp và đƣa ra các quan điểm phân tích; phƣơng pháp phân
tích; xác định các lợi ích, chi phí tài chính; lợi ích, chi phí kinh tế và khung phân tích của
Dự án nâng cấp, mở rộng hệ thống cấp nƣớc thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An.


11

CHƢƠNG 3
MÔ TẢ DỰ ÁN
Chƣơng 3 sẽ mô tả các thông tin chính nhƣ địa điểm, mục tiêu, quy mô công suất, các hạng
mục đầu tƣ, chi phí hoạt động và các thông tin cơ bản về chủ đầu tƣ của Dự án nâng cấp,
mở rộng hệ thống cấp nƣớc thị xã Cửa Lò.
3.1. Giới thiệu chủ đầu tƣ
Chủ đầu tƣ Dự án nâng cấp, mở rộng hệ thống nƣớc thị xã Cửa Lò là Công ty TNHH một
thành viên (MTV) cấp nƣớc Cửa Lò. Đây là doanh nghiệp do nhà nƣớc thành lập năm
1998 với chức năng khai thác, quản lý hệ thống cung cấp nƣớc sạch trên địa bàn thị xã Cửa
Lò. Sản phẩm của doanh nghiệp là nƣớc sạch cấp tới các hộ gia đình tại các khu vực trên
địa bàn thị xã Cửa Lò và vùng lân cận.
Bảng 3.1. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty TNHH MTV cấp nƣớc Cửa Lò
Hạng mục
Tổng tài sản (1000 VNĐ)
Doanh thu (1000 VNĐ)
Lợi nhuận sau thuế (1000 VNĐ)


Năm 2008
15.906.643
2.583.713
-30.055

2009
19.818.635
3.547.026
284.141

2010
26.407.812
4.333.153
275.441

Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2008, 2009, 2010 của Công ty TNHH MTV cấp nước Cửa Lò

Với chức năng nhiệm vụ của mình, Công ty TNHH MTV cấp nƣớc Cửa Lò sẽ thành lập
Ban quản lý dự án (PMU), PMU sẽ thay mặt chủ đầu tƣ thực hiện các công việc đầu tƣ và
thực hiện dự án.
3.2. Giới thiệu tổng quan về dự án
3.2.1. Mục tiêu của dự án
3.2.1.1. Mục tiêu dài hạn
Mục tiêu dài hạn của dự án là cải thiện chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân thị xã Cửa Lò,
thông qua việc sử dụng nguồn nƣớc hợp vệ sinh nhằm giảm thiểu bệnh tật do nguồn nƣớc
gây ra. Dự án cũng góp phần vào Chiến lƣợc phát triển toàn diện và giảm nghèo, và cam
kết của Việt Nam đạt đƣợc Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ trong vấn đề cấp nƣớc và vệ


12


sinh môi trƣờng nông thôn, với mục tiêu đến năm 2010 có 60% dân số có nƣớc sinh hoạt
hợp vệ sinh để dùng và đến năm 2020 là 100% dân số.
3.2.1.2. Mục tiêu ngắn hạn
- Giai đoạn 1 từ nay đến năm 2015 xây dựng thêm một nhà máy xử lý nƣớc mới tại xã
Nghi Hoa công suất 20.000 m3/ngày đêm nhằm đáp ứng nhu cầu của ngƣời dân và giai
đoạn 2 từ năm 2020 đến năm 2021 sẽ nâng công suất lên 35.000 m3/ngày đêm để đáp ứng
nhu cầu sử dụng nƣớc sạch của ngƣời dân thị xã.
- Xây dựng, lắp đặt thêm mạng lƣới truyền tải, phân phối và đấu nối vào các hộ tiêu thụ
nƣớc nhằm khép kín hệ thống cấp nƣớc thị xã Cửa Lò, đảm bảo cung cấp nƣớc cho ngƣời
dân đến năm 2021 theo tiêu chuẩn 180 lít/ngƣời ngày đêm đối với khu vực nội thị và 150
lít/ngƣời ngày đêm đối với khu vực ngoại thành.
3.2.2. Vị trí, diện tích
Nhà máy nƣớc Nghi Hoa đƣợc lựa chọn đặt tại xóm Vận Tải, xã Nghi Hoa, huyện Nghi
Lộc, tỉnh Nghệ An10. Khu đất xây dựng nhà máy có tổng diện tích là 8,07 ha đất hoang hoá
và ao hồ, phía Đông giáp sông Phƣơng Tích; phía Tây giáp đất nông nghiệp xã Nghi Hoa;
phía Nam giáp Núi đá; phía Bắc giáp Tỉnh lộ 534. Sông Phƣơng Tích là sông nội tỉnh,
đoạn chảy qua khu vực dự án dài 24,7 km, lƣu vực sông rộng 170 km2.
3.2.3. Quy mô công suất
Dự án nâng cấp, mở rộng hệ thống cấp nƣớc thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An sau khi hoàn
thành đi vào sử dụng sẽ có công suất cấp nƣớc danh nghĩa 35.000 m3/ngày đêm, tƣơng
đƣơng với 12,78 triệu m3/năm.
3.2.4. Quy trình công nghệ xử lý
Dự án sử dụng nguồn nƣớc mặt của sông Phƣơng Tích để cung cấp nƣớc thô cho nhà máy
xử lý nƣớc. Do đƣợc bố trí ngay bên cạnh bờ sông nên việc cung cấp nƣớc thô cho nhà
máy xử lý nƣớc rất thuận lợi và tiết kiệm đƣợc chi phí về điện năng.
Dây chuyền công nghệ xử lý nƣớc đƣợc lựa chọn nhƣ sau:
Nƣớc sông
Phƣơng Tích


10

Cửa thu
nƣớc
thu

Hồ sơ
lắng

Thiết bị
trộn cơ khí

Bể phản ứng
cơ khí

Bể lắng
Lamen

Bể lọc tự

Quyết định số 3300/QĐ UBND-CN ngày 13/7/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An về việc phê
rửaduyệt
quy hoạch địa điểm xây dựng nhà máy cấp nƣớc cho thị xã Cửa Lò.


×