Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Phân tích ảnh hưởng các yếu tố kinh tế vĩ mô lên chỉ số giá chứng khoán Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (760.14 KB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
------------

NGUYỄN VĂN NHỦ

PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ KINH TẾ
VĨ MÔ LÊN CHỈ SỐ GIÁ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
------------

NGUYỄN VĂN NHỦ

PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ KINH TẾ
VĨ MÔ LÊN CHỈ SỐ GIÁ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS. TS NGUYỄN VĂN SĨ


TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn được điều tra trung thực.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng

năm 2013

Tác giả

NGUYỄN VĂN NHỦ


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
APT: Arbitrage Pricing Theory
CAPM: Capital Asset Pricing Model
CP: Cổ phiếu
CK: Chứng khoán
COP: Giá dầu thô thế giới
CPI: Chỉ số giá tiêu dùng
DN: Doanh nghiệp
DV: Dịch vụ
EPS: Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu
ER: Tỷ giá hối đoái
HNX: Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội
HOSE: Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM

IIP: Chỉ số sản xuất công nghiệp
IR: Lãi suất
GDP: Tổng sản lượng kinh tế quốc dân
NĐTNN: Nhà đầu tư nước ngoài
NHNN: Ngân hàng nhà nước
TTCKVN: Thị trường chứng khoán Việt Nam
VNI: Chỉ số giá chứng khoán Việt Nam
GP: Giá vàng


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Kết quả kiểm định ADF Level
Bảng 4.2: Kết quả kiểm định ADF ở sai phân bậc 1
Bảng 4.3: Kết quả kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa DVNI và COP
Bảng 4.4: Kết quả kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa DVNI và CPI
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa DVNI và DER
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa DVNI và DGP
Bảng 4.7: Kết quả kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa DVNI và IIR
Bảng 4.8: Kết quả kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa DVNI và DIR
Bảng 4.9: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến độc lập
Bảng 4.10: Kết quả hồi quy sử dụng ma trận phương sai Newwey-West


MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ......................................................................................1
1.1

Lý do lựa chọn đề tài: ..................................................................................1


1.2

Tổng quan các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số giá chứng khoán ....................2

-

Tăng trưởng kinh tế: ............................................................................2

-

Tỷ giá hối đoái: ......................................................................................3

-

Lạm phát: ..............................................................................................4

-

Lãi suất: .................................................................................................4

-

Giá dầu thô thế giới ..............................................................................4

-

Giá vàng .................................................................................................5

1.3


Ý nghĩa khoa học của đề tài ........................................................................5

1.4

Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................6

1.5

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..............................................................6

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY ...8
2.1 Christopher Gan, Minsoo Lee, Hua Hwa Au Yong, Jun Zhang 1 với Tương
tác giữa các nhân tố kinh tế vĩ mô và TTCK: Bằng chứng từ New Zealand
(Investment management and Financial Innovations, Vol. 3 No. 4, 2006) .............8
2.2 Benjamin M. Tabak 2 với Mối quan hệ năng động giữa giá chứng
khoán và tỷ giá hối đoái: Bằng chứng của Brazil (Working Paper Series No.
124, 2006) ................................................................................................................9
2.3 Ahmet Buyuksalvarci 3 với bài nghiên cứu Ảnh hưởng của các yếu tố
kinh tế vĩ mô đến giá cả chứng khoán: Bằng chứng từ Thổ Nhĩ Kỳ (European
Journal of Social Science, 2010) .............................................................................9
2.4 Terfa Williams Abraham 4 với Phản ứng của thị trường chứng khoán
đối với các biến kinh tế vĩ mô tại nền kinh tế Nigeria (CBN Journal of Applied
Statistics Vol. 2 No. 1, 2011) .................................................................................10
2.5 Mohd Yahya Mohd Hussin, Fidlizan Muhammad, Mohd Fauzi Abu,
Salwah Amirah Awang 5 với Các biến kinh tế vĩ mô và TTCK Malaysia: Một


phân tích chuỗi thời gian (Journal of Bussiness Study Quarterly 2012 Vol. 3 No.
4, 2012) ..................................................................................................................10
2.6 Seyed Mehdi Hosseini, Zamri Ahmad và Yew Wah Lai 6 trong Vai trò

của các yếu tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số giá chứng khoán ở Trung Quốc và Ấn
Độ (International Journal of Economics and Finance, 2011) ................................11
2.7 Owusu-Nantwi, Victor và John K. M. Kuwornu7 với nghiên cứu Phân
tích ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế vĩ mô đến giá cả chứng khoán: Bằng
chứng từ Ghana (International Journal of Economics and Finance, 10/2011) ...12
2.8 Samual Antwi, Atta Mill Fiifi Emire Ebenezer và Xicang Zhao8: Ảnh
hưởng của các biến số kinh tế vĩ mô đến chỉ số giá ở thị trường chứng khoán
mới nổi: Bằng chứng thực nghiệm từ Ghana (International Journal of Social
Science Tomorrow, Vol. 1 No. 10, 2012)..............................................................12
2.9 Douglas Akwasi Adu 9 với Ảnh hưởng của các biến kinh tế vĩ mô lên
TTCK Ghana: Một phân tích sử dụng Mô hình kinh doanh chênh lệch giá
(Institute of Distance Learning, Kwame Nkrumah University of Science and
Technology, 2012) .................................................................................................13
2.10 Martin Sirucek10với Các biến số kinh tế vĩ mô và thị trường chứng
khoán: Sự xem xét từ nước Mỹ (MPRA Paper No. 39094, 2012).......................13
2.11 Mondher Bellalah, Olivier Levyne và Omar Masood11 với Ảnh hưởng
của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số giá chứng khoán: Bằng chứng từ Mỹ,
Nhật và Trung Quốc (Thema Working Paper No. 2013-15, 2013) .....................14
2.12 Ramin Couper Maysami, Lee Chuin Howe và Mohamad Atkin
Hamzah12 với Mối quan hệ giữa các yếu tố kinh tế vĩ mô và chỉ số chứng
khoán: Bằng chứng đồng liên kết từ chỉ số giá chứng khoán tổng hợp
Singapore (Jurnal Pengurusan, 2004) ...................................................................15
2.13 Avneet Kaur Ahuja, Chandni Makan và Saakshi Chauhan13: Một
nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế vĩ mô đến thị trường chứng
khoán: triển vọng Ấn Độ (B.A. (Hons) Business Economics, 2012) ..................16
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................20
3.1 Giới thiệu mô hình phân tích ...........................................................................20
3.1.1 Các biến trong mô hình .............................................................................20
3.1.2 Chọn mẫu, thu thập dữ liệu .......................................................................22
3.1.3 Mô hình phân tích......................................................................................22

CHƯƠNG 4: NỘI DUNG VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................25


4.1

Kiểm định nghiệm đơn vị (Unit Root Test) .............................................25

4.2

Kiểm định nhân quả Granger Causality .................................................25

4.2.1

Mối quan hệ giữa chỉ số giá CK và giá dầu thế giới ........................26

4.2.2

Mối quan hệ giữa chỉ số giá CK và chỉ số lạm phát.........................27

4.2.3

Mối quan hệ giữa chỉ số giá CK và tỷ giá hối đoái ..........................28

4.2.4

Mối quan hệ giữa chỉ số giá CK và giá vàng ....................................29

4.2.5

Mối quan hệ giữa chỉ số giá CK và chỉ số sản xuất công nghiệp ....30


4.2.6

Mối quan hệ giữa chỉ số giá CK và lãi suất ......................................31

4.3 Kết quả mô hình hàm hồi quy bội ...................................................................32
4.3.1

Kiểm định sự phù hợp của mô hình ..................................................32

4.3.2

Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến (Multicolinearity) ................33

4.3.3

Kiểm định phương sai thay đổi (Heteroskedasticity) ......................34

4.3.4

Kiểm định hiện tượng tự tương quan (Auto regression) ................34

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN .......................................................................................39
1.6

Các gợi ý từ mô hình .................................................................................39

1.7

Những hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo ...............42




Tóm tắt
Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với mô hình phân tích hồi quy
đa biến (phương pháp bình phương bé nhất) để phân tích mối quan hệ giữa biến chỉ
số giá CK Việt Nam và các biến kinh tế vĩ mô bao gồm chỉ số sản xuất công nghiệp,
lạm phát, tỷ giá hối đoái, lãi suất, giá vàng và giá dầu thô thế giới thông qua chuỗi
dữ liệu thời gian, kiểm định nghiệm đơn vị (Unit Root Test - ADF), kiểm định nhân
quả Granger, phân tích ma trận hệ số tương quan, kiểm định phương sai thay đổi
(kiểm định White), kiểm định tự tương quan (Breusch-Godfrey). Kết quả kiểm định
Granger cho thấy trong các biến độc lập nghiên cứu chỉ có chỉ số sản xuất công
nghiệp, lạm phát và tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng đến chỉ số giá chứng khoán, ở
chiều ngược lại chỉ số giá chứng khoán không có tác động đến các biến này trong
khi các biến còn lại không có mối quan hệ tương quan với chỉ số giá chứng khoán.
Kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan cho thấy xảy ra hiện tượng tự tương
quan với biến phụ thuộc, và để khắc phục hiện tượng này, tác giả đã sử dụng ma
trận phương sai Newwey-West để chạy lại mô hình hồi quy. Kết quả cho thấy trong
6 biến kinh tế vĩ mô cũng chỉ có các biến chỉ số sản xuất công nghiệp, lạm phát và
tỷ giá hối đoái là có tác động đến chỉ số giá chứng khoán một cách có ý nghĩa thống
kê, trong đó biến chỉ số sản xuất công nghiệp có tác động cùng chiều và hai biến
còn lại có tác động ngược chiều với chỉ số giá chứng khoán. Các biến tỷ giá hối
đoái, giá vàng và giá dầu thô thế giới mặc dù dấu của hệ số hồi quy phản ánh đúng
xu hướng tác động ngược chiều của các biến này đến chỉ số giá chứng khoán nhưng
kết quả cho thấy tác động của các biến này đến chỉ số giá chứng khoán là không có
ý

nghĩa

thống


kê.


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Lý do lựa chọn đề tài:
TTCKVN đã trải qua những thay đổi lớn kể từ phiên giao dịch đầu tiên ngày
28/7/2000, thời điểm chỉ có 2 doanh nghiệp niêm yết 2 loại cổ phiếu (REE và SAM)
với số vốn 270 tỷ đồng và một số ít trái phiếu Chính phủ. Theo đó, vai trò của
TTCKVN ngày càng tăng dần, trở thành một kênh dẫn vốn chính của nền kinh tế thị
trường hiện đại, giúp gia tăng nguồn lực tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam,
từ đó cho phép nâng cao sức mạnh kinh tế của đất nước. Cuối năm 2006, tổng vốn
hóa của TTCK đạt 13,8 tỷ USD, chiếm 22,7% GDP và đến quý 2 năm 2010 đạt hơn
40 tỷ USD, chiếm 39% GDP. Mặc dù vậy, quá trình phát triển của TTCKVN là
không ổn định. Trong 5 năm đầu chập chững từ 2000 đến 2005, chỉ số VNI lúc cao
nhất cũng chỉ đạt 300 điểm (và thấp nhất chỉ còn 130 điểm) nhưng đến giai đoạn
năm 2006, TTCK phát triển đột phá: trong vòng một năm, chỉ số Vn-Index tăng hơn
500 điểm, từ 300 điểm cuối 2005 lên 800 điểm cuối 2006 và đến năm 2007,
TTCKVN chứng kiến giai đoạn bùng nổ khi chỉ số VNI đạt đỉnh 1.170,67 điểm.
Nhưng sự tăng trưởng của TTCK không kéo dài được lâu khi thị trường rơi vào giai
đoạn sụt giảm mạnh từ 2008 trở về sau cùng với xu thế chung của nền kinh tế do
cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu gây ra, và đến nay chỉ số VNI chỉ còn khoảng
500 điểm. Trong bối cảnh TTCKVN chịu tác động mạnh từ cuộc suy thoái kinh tế,
một câu hỏi quan trọng đặt ra là liệu sự phát triển của TTCK trong những năm qua
và sự suy thoái trong hiện tại có chịu tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô trong
nước và thế giới. Việc tìm ra những nguyên nhân tác động đến TTCK, từ đó đưa ra
những giải pháp thích hợp sẽ giúp chúng ta định hướng tốt cho TTCK phát triển ổn
định và bền vững. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về mối liên hệ giữa chỉ số

giá CK và các biến kinh tế vĩ mô, tuy nhiên tất cả các nghiên cứu đều đưa ra kết
luận khác nhau tùy thuộc vào mô hình và phương pháp nghiên cứu của họ. Riêng ở
Việt Nam cũng đã có một vài nghiên cứu trước đó về ảnh hưởng của các nhân tố vĩ
mô trong nước đến chỉ số giá CK Việt Nam, riêng bài nghiên cứu của tác giả, ngoài


2

việc nghiên cứu tác động của các yếu tố vĩ mô thường thấy như chỉ số sản xuất công
nghiệp, chỉ số lạm phát, lãi suất và tỷ giá hối đoái tác giả còn nghiên cứu thêm 3
yếu tố kinh tế vĩ mô khác đó là đầu tư trực tiếp nước ngoài, giá vàng và giá dầu thô
thế giới.
1.2 Tổng quan các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số giá chứng khoán
Có thể chia các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số giá CK thành các nhóm sau đây:
Nhân tố kinh tế: là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến CK như lợi nhuận doanh
nghiệp, tỷ suất sinh lợi nội bộ, quyết định chi trả cổ tức, chỉ số P/E, EPS… và
những nhân tố vĩ mô ảnh hưởng gián tiếp như tăng trưởng kinh tế, lạm phát, lãi
suất, tỷ giá, cung tiền, giá xăng dầu, giá vàng, chính sách thuế của Chính phủ.
Nhân tố phi kinh tế: bao gồm sự thay đổi trong cơ cấu quản lý hành chính, chiến
tranh, thiên tai và những thay đổi khác do thiên nhiên gây ra.
Nhân tố thị trường: bao gồm những nhân tố thị trường hay nhân tố nội tại của thị
trường như sự biến động của cung cầu, hay những thông tin liên quan đến TTCK sẽ
ảnh hưởng đến giá của từng CP từ đó ảnh hưởng đến chỉ số giá CK.
Các nhân tố kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến chỉ số giá chứng khoán
-

Tăng trưởng kinh tế:

Khi nhìn vào sự tăng hay giảm chỉ số giá CK ta có thể rút ra kết luận về mức độ suy
thoái hay tăng trưởng của một nền kinh tế. Cụ thể, trong thời kỳ nền kinh tế phát

triển, giá cả CK tăng cao, nguồn cung CK dồi dào do các doanh nghiệp cần vốn để
phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Ngược lại, khi nền kinh tế suy
thoái, các doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả, gặp khó khăn về tài chính, lợi tức
cổ phiếu giảm đi và CK cũng bị mất giá nghiêm trọng. Điều này là do mọi sự thay
đổi trong các hoạt động kinh tế thực đều được phản ánh một cách đầy đủ và kịp thời
vào giá CK, khi giá CK thay đổi chứng tỏ đã có một sự thay đổi trong nền kinh tế.
Có thể nói giá CK, đặc biệt là chỉ số giá CK đại diện cho toàn thị trường chứng


3

khoán là sự phản ánh tổng hòa những vấn đề thuộc về vi mô, cơ bản của doanh
nghiệp niêm yết và những vấn đề thuộc tầm vĩ mô của nền kinh tế.
Fama (1990), Schwart (1990) và Barro (1990) cho thấy sự thay đổi trong giá CK có
thể được giải thích bởi dòng tiền trong tương lai của hoạt động kinh tế thực, mà
dòng tiền đó lại có mối tương quan cao với tăng trưởng kinh tế. Hassapis (2002)
nghiên cứu mối quan hệ giữa giá CK và tăng trưởng kinh tế và đã kết luận có mối
quan hệ dương giữa 2 biến này. Còn theo kết luận của Ibrahim (2003) thì có mối
quan hệ dương trong dài hạn giữa chỉ số giá CK và sản lượng công nghiệp ở
Malaysia. Cuối cùng, Merikas (2006) cũng nhận thấy có mối quan hệ dương giữa
chỉ số giá CK với tăng trưởng GDP ở Đức
-

Tỷ giá hối đoái:

Tỷ giá hối đoái có tác động đến TTCK trên cả 2 giác độ là môi trường tài chính và
chính bản thân hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh
nghiệp nhập nguyên liệu hay tiêu thụ sản phẩm ở nước ngoài.
Tỷ giá hối đoái tăng cao đã tác động tới thị trường chứng khoán khá nhiều, các
nguồn vốn nước ngoài được đầu tư nhiều vào thị trường chứng khoán nhưng việc tỷ

giá hối đoái tăng mạnh đã làm nảy sinh lý do khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút
vốn khỏi thị trường, một lượng vốn lớn nhanh chóng bị rút khỏi thị trường sẽ làm
giá chứng khoán giảm và điều này sẽ tác động làm tăng lãi suất do kỳ vọng lạm
phát sẽ tăng. Nếu lãi suất tăng sẽ trở thành gánh nặng cho nền kinh tế và ngược lại.
Tuy nhiên, ảnh hưởng của tỷ giá lên hoạt động của doanh nghiệp là khác nhau: một
đồng nội tệ mạnh (tỷ giá giảm) sẽ có lợi cho doanh nghiệp nhập khẩu trong khi đó
doanh nghiệp xuất khẩu lại hưởng lợi khi tỷ giá tăng (đồng nội tệ giảm giá). Tương
tự, khi đồng nội tệ mất giá có thể làm tăng hoặc giảm giá trị của doanh nghiệp tùy
vào doanh nghiệp này là nhập khẩu hay xuất khẩu. Ở góc độ vi mô, tỷ giá hối đoái
thay đổi sẽ ảnh hưởng đến giá trị danh mục của các công ty trong nước và đa quốc
gia và mối quan hệ giữa sức mạnh của đồng nội tệ và chỉ số giá CK được dự đoán là
ngược chiều nhau.


4

-

Lạm phát:

Lạm phát là một trong những yếu tố vĩ mô quan trọng của nền kinh tế và nó cũng là
yếu tố quyết định lợi tức của doanh nghiệp. Lạm phát tăng thường là dấu hiệu cho
thấy sự tăng trưởng của nền kinh tế sẽ không bền vững, lãi suất sẽ tăng lên, khả
năng thu lợi nhuận của DN bị hạ thấp khiến giá cổ phiếu giảm. Lạm phát cao còn
làm giảm lượng tiền thực lưu thông trong nền kinh tế khiến cầu về hàng hóa giảm
đi, góp phần giảm cầu CK và giá CK giảm. Bên cạnh đó, lạm phát tăng dẫn đến chi
phí của việc phát hành CK cũng như chi phí của việc giữ tiền và chi phí đầu tư tăng
lên ngay khi có lạm phát, còn giá các sản phẩm của doanh nghiệp lại thay đổi chậm
hơn. Tất cả điều này làm giảm dòng tiền trong tương lai của doanh nghiệp và làm
giảm giá CK. Lạm phát càng thấp thì càng có nhiều khả năng cổ phiếu sẽ tăng giá

và ngược lại. Do vậy, mối quan hệ giữa hai biến này được kỳ vọng sẽ ngược chiều
nhau.
-

Lãi suất:

Lãi suất là giá cả mà người đi vay phải trả cho việc sử dụng vốn (hay thuê mượn
vốn) của người cho vay trong một khoảng thời gian nhất định. Khi vay mượn vốn
được thực hiện trong một thị trường tự do thì lãi suất phản ánh những thay đổi của
thị trường, nó được xem là loại giá cơ bản của thị trường tài chính và có ảnh hưởng
quan trọng đến các hoạt động kinh tế và tài chính. Khi lãi suất tăng làm tăng chi phí
cơ hội của việc giữ tiền và vì vậy tạo sự đánh đổi giữa việc đầu tư cổ phiếu với các
CK hưởng lãi suất, do đó cầu đầu tư CK giảm dẫn dễn giá CK giảm. Mặt khác, khi
lãi suất tăng, chi phí vay vốn tăng làm khả năng đầu tư của doanh nghiệp bị hạn
chế, lợi nhuận tương lai của doanh nghiệp sẽ giảm đi đáng kể và do đó giá CK cũng
sẽ giảm theo. Do vậy, mối quan hệ giữa lãi suất và chỉ số giá CK được dự đoán sẽ
ngược chiều nhau
-

Giá dầu thô thế giới

Dầu thô là nguồn nguyên liệu đầu vào không thể thiếu được trong sản xuất công
nghiệp, và do vậy giá dầu được xem xét đến như một tác động của hoạt động kinh tế
thực. Việt Nam là một nước nhập khẩu dầu lớn và giá dầu có tác động lớn đến nền


5

kinh tế Việt Nam. Bất kỳ sự thay đổi nào trong giá dầu cũng đều có thể dẫn đến sự
thay đổi của TTCK và ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của NĐT. Ngoài ra, khi giá

dầu tăng sẽ dẫn đến chi phí vận chuyển, chi phí sản xuất và nhiên liệu tăng, từ đó
ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Giá nhiên liệu tăng
cũng phát đi tín hiệu về việc tăng lạm phát và làm giảm mức chi tiêu của người tiêu
dùng. Vì vậy, rủi ro tài chính của việc đầu tư tăng lên khi có sự dao động lớn trong
giá dầu và đối với một nước nhập siêu dầu như Việt Nam, một sự tăng lên trong giá
dầu thế giới sẽ dẫn đến sự tăng lên tương ứng trong chi phí sản xuất, giảm các hoạt
động kinh tế thực và do đó làm giảm dòng tiền tương lai, giảm giá CK và tác động
xấu đến TTCK.
-

Giá vàng

Vàng là một kênh đầu tư thay thế cho nhà đầu tư Việt Nam. Khi giá vàng tăng, nhà
đầu tư Việt Nam có khuynh hướng đầu tư vào CK ít hơn làm cho giá CK giảm
xuống. Do đó, mối quan hệ giữa giá vàng và chỉ số giá CK được kỳ vọng là ngược
chiều nhau.
Những nhà đầu tư đã đúng trong việc đa dạng hóa tài sản tốt ngay từ ban đầu hẳn
hiểu rõ rằng khi chứng khoán không thể đứng vững thì các lớp tài sản khác có thể
đến để giải cứu. Và vàng là thứ nổi bật nhất trong các lớp tài sản đó.
Có một sự thật là vàng và chứng khoàn thì không song hành cùng nhau. Vì thế, khi
chứng khoán dự định đi lên, vàng sẽ đi xuống và ngược lại. Và điều này tạo cho nhà
đầu tư đủ cơ hội để kiếm lời từ các tài sản còn lại khi những cái khác bị thua lỗ.
1.3 Ý nghĩa khoa học của đề tài
Tính cấp thiết của đề tài
Thị trường chứng khoán đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, và tính cấp thiết
của đề tài này cũng xuất phát từ đây, thể hiện ở:


6


-

TTCK giữa nhiệm vụ quan trọng trong việc huy động vốn và khuyến khích
đầu tư, do vậy đề tài này hữu dụng trong việc chỉ ra tác động của một số
nhân tố đến VNI

-

Nó giúp nhà đầu tư xác định những nhân tố kinh tế cơ bản nào họ cần tập
trung quan tâm khi đầu tư CK và tạo lợi thế nhất định trong việc ra quyết
định đầu tư của họ.

-

Kết quả phân tích cũng sẽ cho thấy tính hiệu quả của TTCK Việt Nam, từ đó
đưa ra giải pháp thích hợp để hướng TTCK phát triển hiệu quả hơn

Luận văn đưa ra một số đóng góp chính như sau:
-

Hệ thống hóa các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số giá CK.

-

Đánh giá thực trạng, những mặt tích cực và hạn chế của TTCK Việt Nam.

-

Xem xét tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số giá CK Việt Nam.


-

Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao tính hiệu quả của TTCK Việt Nam.

1.4 Mục tiêu nghiên cứu
Xem xét mối quan hệ giữa chỉ số giá chứng khoán Việt Nam và 6 yếu tố kinh
tế vĩ mô bao gồm chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP), chỉ số giá tiêu dùng
(CPI), lãi suất (IR), tỷ giá hối đoái (ER), giá vàng (GP) và giá dầu thô thế
giới (COP)
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu:
• Chỉ số giá chứng khoán Việt Nam
• Sự tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số giá chứng khoán Việt
Nam.

-

Phạm vi nghiên cứu:
• TTCK Việt Nam


7

• Chỉ số giá CK Việt Nam giai đoạn từ tháng 1/2005 đến tháng 5/2013
• Chỉ số sản xuất công nghiệp, chỉ số giá tiêu dùng, lãi suất ngân hàng, tỷ
giá hối đoái, giá vàng trong nước và giá dầu thô thế giới giai đoạn từ
tháng 1/2005 đến tháng 5/2013.



8

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
2.1 Christopher Gan, Minsoo Lee, Hua Hwa Au Yong, Jun Zhang 1 với Tương
tác giữa các nhân tố kinh tế vĩ mô và TTCK: Bằng chứng từ New Zealand
(Investment management and Financial Innovations, Vol. 3 No. 4, 2006)
Nghiên cứu mối quan hệ trong dài hạn giữa chỉ số giá CK New Zealand và một
nhóm 7 nhân tố kinh tế vĩ mô bao gồm lạm phát (CPI), lãi suất dài hạng (LT), lãi
suất ngắn hạn (ST), tỷ giá hối đoái (EX), tổng sản phẩm quốc dân (GDP), cung tiền
(M1) và giá bán lẻ xăng dầu trong nước (ROIL) với số liệu quan sát hàng tháng từ
tháng 1/1990 đến tháng 1/2003 thông qua kiểm định đồng liên kết. Đặc biệt, tác giả
sử dụng kiểm định Likelihood Johansen và kiểm định nhân quả Granger để xác định
liệu chỉ số giá CK New Zealand có phải là chỉ báo hàng đầu của các biến số vĩ mô
hay không. Ngoài ra, bài nghiên cứu cũng sử dụng hàm phản ứng đẩy và phân tích
FEVD để khảo sát mối liên hệ năng động trong ngắn hạn giữa chỉ số giá CK New
Zealand. Hàm phản ứng đẩy cho thấy cú sốc xảy ra với CPI có tác động ngược
chiều đến chỉ số giá NZSE40 trong suốt giai đoạn nghiên cứu và đạt mức tối đa vào
tháng thứ tư. Kết quả này phù hợp nghiên cứu của Chen và cộng sự (1986).
Kiểm định đồng liên kết Johansen chỉ ra rằng tồn tại mối quan hệ trong dài hạn giữa
chỉ số NZSE40 và các biến vĩ mô được kiểm định. Kết quả kiểm định nhân quả
Granger cho thấy chỉ số giá NZSE40 không phải là một chỉ báo hàng đầu về sự thay
đổi của các yếu tố vĩ mô, bởi TTCK New Zealand là tương đối nhỏ so với TTCK
của những nước phát triển. Cuối cùng, với sự giải thích sáng tạo, kết quả IRF cho
thấy tác động của một cú sốc đến tỷ giá hối đoái, lạm phát, lãi suất dài hạn và tổng
sản phẩm quốc dân lên chỉ số NZSE40 trong bài nghiên cứu này là phù hợp với kết
quả thực nghiệm ở các TTCK khác. Kết quả kiểm định FEVD cho thấy chỉ số giá
NZSE40 có thể được giải thích bởi lãi suất dài hạn, lãi suất ngắn hạn, cung tiền và
tổng


1

sản

phẩm

quốc

nội.

Christopher Gan, Minsoo Lee, Hua Hwa Au Yong, Jun Zhang, 2006. Macroeconomic Variables
and Stock Market Interactions: New Zealand Evidence.


9

Nhìn chung, chỉ số giá NZSE40 được quyết định bởi lãi suất, cung tiền và tổng sản
phẩm quốc gia thực giai đoạn 1990-2003. Kết quả nghiên cứu đề xuất rằng nhận
thức đầu tư ở New Zealand là sự pha trộn của những TTCK phát triển khác như
Korea, Mỹ và Nhật. Do vậy, những nhà đầu tư quan tâm đến việc đầu tư vào New
Zealand nên chú ý đến các biến vĩ mô nói trên thay vì tỷ giá hối đoái và chỉ số lạm
phát.
2.2 Benjamin M. Tabak 2 với Mối quan hệ năng động giữa giá chứng khoán và
tỷ giá hối đoái: Bằng chứng của Brazil (Working Paper Series No. 124, 2006)
Nghiên cứu mối quan hệ năng động giữa giá CK và tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế
Brazil, sử dụng kiểm định nghiệm đơn vị và kiểm định đồng liên kết, các mô hình
cho phép hiện tượng nội sinh, để kiểm tra mối quan hệ trong dài hạn giữa các biến
này. Tác giả thực hiện kiểm định nhân quả tuyến tính và phi tuyến sau khi xem xét
cả tính biến động và độc lập tuyến tính. Kết quả là không tồn tại mối quan hệ trong
dài hạn nhưng có quan hệ nhân quả tuyến tính Granger từ giá CK tới tỷ giá hối đoái,

kết quả này phù hợp với cách tiếp cận danh mục đầu tư: giá CK tác động đến tỷ giá
hối đoái với mối tương quan âm. Ngoài ra, tác giả tìm thấy bằng chứng của quan hệ
nhân quả phi tuyến Granger từ tỷ giá hối đoái đến giá CK và kết quả này phù hợp
với cách tiếp cận truyền thống: tỷ giá hối đoái tác động đến giá CK.
2.3 Ahmet Buyuksalvarci 3 với bài nghiên cứu Ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế
vĩ mô đến giá cả chứng khoán: Bằng chứng từ Thổ Nhĩ Kỳ (European Journal
of Social Science, 2010)
Sử dụng mô hình lý thuyết kinh doanh chênh lệch giá để nghiên cứu ảnh hưởng của
7 nhân tố kinh tế vĩ mô bao gồm chỉ số giá tiêu dùng, lãi suất, giá vàng, chỉ số sản
xuất công nghiệp, giá dầu, tỷ giá hối đoái và cung tiền đến chỉ số giá chứng khoán
Istabul trong giai đoạn từ 1/2003 đến 3/2010. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng lãi
suất, chỉ số sản xuất công nghiệp, giá dầu và tỷ giá hối đoái biến động ngược chiều

2

Benjamin M. Tabak, 2006. The Dynamic Relationship between Stock Prices and Exchange Rate:
Evidence for Brazil
3
Ahmet Buyuksalvarci, 2010. The Effects of Macroeconomic Variables on Stock Returns: Evidence
from Turkey


10

với chỉ số chứng khoán Istabul trong khi cung tiền có biến động cùng chiều. Ngoài
ra, lạm phát và giá vàng có ảnh hưởng không đáng kể đến lợi nhuận của CK.

2.4 Terfa Williams Abraham

4


với Phản ứng của thị trường chứng khoán đối

với các biến kinh tế vĩ mô tại nền kinh tế Nigeria (CBN Journal of Applied
Statistics Vol. 2 No. 1, 2011)
Nghiên cứu mối quan hệ giữa chỉ số giá CK tổng hợp và các biến số kinh tế vĩ mô
được lựa chọn bao gồm lạm phát, lãi suất và tỷ giá hối đoái ở Nigeria. Tác giả sử
dụng mô hình hiệu chỉnh sai số và kết quả cho thấy tồn tại mối tương quan âm có ý
nghĩa trong ngắn hạn giữa TTCK và mức tái chiết khấu tối thiểu (MRR). Kết quả
cũng cho thấy sự ổn định của tỷ giá hối đoái trong dài hạn có tác động tích cực đến
TTCK. Mặc dù kết quả đối với trái phiếu kho bạc và lạm phát không có ý nghĩa,
nhưng kết quả đã chỉ ra mối tương quan âm trong ngắn hạn giữa các biến này với
giá CK, nghĩa là giữ lạm phát và lãi suất trái phiếu kho bạc ở mức thấp sẽ nâng cao
hiệu quả của TTCK Nigeria.
2.5 Mohd Yahya Mohd Hussin, Fidlizan Muhammad, Mohd Fauzi Abu,
Salwah Amirah Awang 5 với Các biến kinh tế vĩ mô và TTCK Malaysia: Một
phân tích chuỗi thời gian (Journal of Bussiness Study Quarterly 2012 Vol. 3
No. 4, 2012)
Nghiên cứu mối quan hệ giữa sự phát triển của TTCK và các biến số kinh tế vĩ mô
trong bối cảnh kinh tế Malaysia thông qua mô hình ước lượng VAR, sử dụng số liệu
theo tháng từ tháng 4/1999 đến tháng 10/2007. Các biến nghiên cứu bao gồm chỉ số
giá Kuala Lumpur Syariah, chỉ số sản xuất công nghiệp, chỉ số giá tiêu dùng, cung
tiền (M3), lãi suất và tỷ giá hối đoái. Phát hiện của bài nghiên cứu là chỉ số giá CK
Islamic có mối đồng liên kết với các biến kinh tế vĩ mô, trong đó mối tương quan là
âm có ý nghĩa với các biến chỉ số sản xuất công nghiệp và chỉ số giá tiêu dùng trong
khi mối tương quan là dương có ý nghĩa với các biến cung tiền (M3) và tỷ giá hối
4

Terfa Williams Abraham, 2011. Stock Market Reaction to Selected Macroeconomic Variables in
the Nigerian Economy

5
Mohd Yahya Mohd Hussin, Fidlizan Muhammad, Mohd Fauzi Abu, Salwah Amirah Awang,
2012. Macroeconomic Variables and Malaysian Islamic Stock Market: A Time Series Analysis


11

đoái. Đồng thời, mối tương quan giữa biến phụ thuộc với biến lãi suất được phát
hiện âm nhưng không có ý nghĩa thống kê. Kết quả kiểm định nhân quả Granger
cho thấy các biến chỉ số giá tiêu dùng, cung tiền (M3) và tỷ giá hối đoái có tác động
đến chỉ số giá CK và chỉ số giá CK có tác động đến các biến chỉ số sản xuất công
nghiệp, chỉ số giá tiêu dùng và tỷ giá hối đoái.
2.6 Seyed Mehdi Hosseini, Zamri Ahmad và Yew Wah Lai 6 trong Vai trò của
các yếu tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số giá chứng khoán ở Trung Quốc và Ấn Độ
(International Journal of Economics and Finance, 2011)
Nghiên cứu mối quan hệ giữa chỉ số giá chứng khoán và bốn nhân tố kinh tế vĩ mô
bao gồm giá dầu thô (COP), cung tiền (M2), sản lượng công nghiệp (IP) và lạm
phát (IR) ở 2 thị trường Trung Quốc và Ấn Độ. Số liệu nghiên cứu lấy từ giai đoạn
1/1999 đến 1/2009. Nghiên cứu chỉ ra rằng tồn tại mối quan hệ cả trong ngắn hạn
lẫn dài hạn giữa các yếu tố vĩ mô này với chỉ số giá chứng khoán ở Trung Quốc và
Ấn Độ:
-

Trong dài hạn:
+ Tác động của sự tăng lên của giá dầu thô ở Trung Quốc là cùng chiều trong
khi ở Ấn Độ là ngược chiều.
+ Tác động của cung tiền ở Ấn Độ là cùng chiều trong khi ở Trung Quốc là
ngược chiều
+ Tác động của sản xuất công nghiệp đối với chỉ số giá chứng khoán chỉ xảy
ra ở Trung Quốc và tác động này là ngược chiều.

+ Ở cả 2 thị trường, tác động của lạm phát là cùng chiều.

-

Trong ngắn hạn:
+ Tác động của giá dầu thô là cùng chiều ở Ấn Độ, trong khi ở Trung Quốc


6

ngược

chiều



không

đáng

Seyed Mehdi Hosseini, Zamri Ahmad và Yew Wah Lai, 2011. The Role of Macroeconomic
Variables on Stock Market Index in China and India

kể


12

+ Tác động của cung tiền ở Trung Quốc là cùng chiều trong khi ở Ấn Độ là
ngược chiều. Cả hai tác động này đều không đáng kể

+ Tác động của lạm phát là cùng chiều và đáng kể ở thị trường Trung Quốc,
trong khi ở Ấn Độ là ngược chiều và không đáng kể
2.7 Owusu-Nantwi, Victor và John K. M. Kuwornu7 với nghiên cứu Phân tích
ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế vĩ mô đến giá cả chứng khoán: Bằng
chứng từ Ghana (International Journal of Economics and Finance, 10/2011)
Nghiên cứu mối quan hệ giữa các nhân tố kinh tế vĩ mô gồm chỉ số giá tiêu dùng
(CPI, đại diện cho biến lạm phát), giá dầu thô (COP), tỷ giá hối đoái và trái phiếu
91 ngày (đại diện cho biến lãi suất) với giá CK trong giai đoạn từ tháng 1/1992 đến
tháng 12/2008, sử dụng số liệu chuỗi thời gian theo tháng. Bài nghiên cứu sử dụng
phương pháp bình phương bé nhất (OLS) để chạy mô hình ước lượng. Kết quả
nghiên cứu chỉ ra rằng tồn tại mối quan hệ có ý nghĩa giữa giá chứng khoán và chỉ
số giá tiêu dùng, trong khi giá dầu thô, tỷ giá hối đoái và trái phiếu 91 ngày không
có ảnh hưởng một cách có ý nghĩa thống kê đến giá chứng khoán.
2.8 Samual Antwi, Atta Mill Fiifi Emire Ebenezer và Xicang Zhao8: Ảnh
hưởng của các biến số kinh tế vĩ mô đến chỉ số giá ở thị trường chứng khoán
mới nổi: Bằng chứng thực nghiệm từ Ghana (International Journal of Social
Science Tomorrow, Vol. 1 No. 10, 2012)
Khảo sát tác động của hai nhân tố kinh tế vĩ mô là lãi suất và tỷ giá hối đoái đến chỉ
số giá CK ở Ghana, thông qua số liệu hàng tháng từ tháng 1/2001 đến tháng
12/2011và sử dụng phương pháp đồng liên kết để nghiên cứu. Kết quả cho thấy tồn
tại sự cân bằng trong dài hạn và mối quan hệ nhân quả giữa biến phụ thuộc, chỉ số
giá tổng hợp của TTCK Ghana và hai biến độc lập. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, ảnh
hưởng của sự thay đổi hai biến vĩ mô lên TTCK Ghana là không xảy ra.

7

Owusu-Nantwi, Victor và John K. M. Kuwornu, 2011. Analyzing the effect of macroeconomic
variables on stock market returns: Evidence from Ghana
8
Samual Antwi, Atta Mill Fiifi Emire Ebenezer và Xicang Zhao, 2012. The Effect of

Macroeconomic Variables on Stock Price in Emerging Stock Market: Emperical Evidence from
Ghana


13

2.9 Douglas Akwasi Adu

9

với Ảnh hưởng của các biến kinh tế vĩ mô lên

TTCK Ghana: Một phân tích sử dụng Mô hình kinh doanh chênh lệch giá
(Institute of Distance Learning, Kwame Nkrumah University of Science and
Technology, 2012)
Sử dụng khung lý thuyết kinh doanh chênh lệch giá để giải thích sự thay đổi của lợi
nhuận trên TTCK Ghana. Phân tích hồi quy theo phương pháp bình phương bé nhất
và kiểm định đồng liên kết được áp dụng cho mô hình cả trong ngắn hạn và dài hạn.
Ngoài ra kiểm định Granger cũng được sử dụng để kiểm định mối quan hệ nhân quả
giữa chỉ số giá CK tổng hợp và 7 nhân tố vĩ mô bao gồm cung tiền, lạm phát, lãi
suất trái phiếu kho bạc, tỷ giá hối đoái, giá dầu thô thế giới, giá cacao thế giới và giá
vàng. Kết quả từ phân tích hồi quy cho thấy 4 trong 7 biến vĩ mô có mối tương quan
thống kê có ý nghĩa với lợi nhuận cổ phiếu trên TTCK Ghana, đó là lạm phát, lãi
suất trái phiếu kho bạc, cung tiền và giá dầu thô thế giới. Mặt khác, tỷ giá hối đoái,
giá cacao và giá vàng thế giới không có tác động có ý nghĩa thống kê lên giá CK.
Tuy nhiên, trong khi kiểm định đồng liên kết Engle và Granger cho thấy tồn tại mối
quan hệ tổng thể trong dài hạn giữa giá CK trên TTCK Ghana và các biến quan sát,
thì điều này không xảy ra trong dài hạn giữa các biến kinh tế vĩ mô riêng biệt và giá
CK. Ngược lại, kiểm định đồng liên kết Johansen và Juselius cho thấy tồn tại ít nhất
hai mối quan hệ đồng liên kết giữa giá CK và các biến kinh tế vĩ mô. Ngoài ra, kiểm

định nhân quả Angle và Granger chỉ ra mối quan hệ nhân quả một chiều giữa giá
CK và tỷ giá hối đoái và cung tiền.
2.10 Martin Sirucek10với Các biến số kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán:
Sự xem xét từ nước Mỹ (MPRA Paper No. 39094, 2012)
Phân tích ảnh hưởng của các biến số lãi suất, lạm phát, giá dầu, giá sản xuất, chỉ số
sản xuất công nghiệp, thất nghiệp và cung tiền lên chỉ số công nghiệp bình quân
S&P 500 và Dow Jones. Dựa trên kết quả hồi quy tuyến tính theo mô hình bình
phương bé nhất (OLS), một mô hình khác được áp dụng để khảo sát ý nghĩa thống
kê của sự tác động của các biến độc lập được chọn lên chỉ số giá Dow Jones. Mô
9

Douglas Akwasi Adu, 2012. Effect of Macroeconomic Variables on Stock Market Returns Ghana:
An Analysis Using Arbitrage Pricing Theory
10
Martin Sirucek, 2012. Macroeconomic Variables and stock market: US review


14

hình này cũng củng cố lý thuyết kinh tế chứng minh sự ảnh hưởng của các biến số
đến chỉ số giá CK, theo đó biến lạm phát có tác động ngược chiều và kết quả này
phù hợp với các nghiên cứu của Sharpe (2002), Ritter, Warr (2002). Mối tương
quan âm có ý nghĩa với biến cung tiền cũng được phát hiện, và kết quả này cũng
tương đồng với Musílek (1997), Poiré (2000) và Shostack (2003).
Biến có ý nghĩa nhất trong cả 2 mô hình là lạm phát và thất nghiệp (cùng tác động
ngược chiều). Nhân tố quyết định có ý nghĩa nhất đối với chỉ số S&P 500 là lãi suất
và thất nghiệp, trong khi sản xuất công nghiệp và thất nghiệp vốn chịu sự tác động
của sự thay đổi lãi suất và giá dầu, lại có tác động lớn nhất đến chỉ số giá Dow
Jones. Điều này phù hợp với giả thuyết ban đầu là tồn tại mối quan hệ mạnh giữa
biến số “công nghiệp” và chỉ số Dow Jones. Tuy nhiên cũng lưu ý rằng mặc dù biến

này mang cái tên “công nghiệp” nhưng cổ phiếu của ngành công nghiệp chỉ chiếm
khoảng 16% trong cơ cấu chỉ số giá, phần còn lại bao gồm cổ phiếu của các ngành
công nghệ, tài chính và hàng tiêu dùng.
2.11 Mondher Bellalah, Olivier Levyne và Omar Masood11 với Ảnh hưởng
của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số giá chứng khoán: Bằng chứng từ
Mỹ, Nhật và Trung Quốc (Thema Working Paper No. 2013-15, 2013)
Khảo sát mối quan hệ trong dài hạn giữa các chỉ số kinh tế vĩ mô bao gồm điều kiện
thương mại, giá dầu, lãi suất, cung tiền (M3), chỉ số sản xuất công nghiệp và chỉ số
giá CK ở Mỹ, Nhật và Trung Quốc tập trung vào giai đoạn khủng hoảng tài chính
toàn cầu. Sử dụng số liệu chuỗi thời gian hàng tháng từ tháng 1/2005 đến tháng
5/2010, phương pháp kiểm định đồng liên kết ARDL được sử dụng để phân tích
liệu các chỉ số hỗn hợp NASDAQ của Mỹ, NIKKIE 225 của Nhật và chỉ số hỗn hợp
Shanghai của TTCK Trung Quốc có đồng liên kết với các biến vĩ mô nghiên cứu
hay không cả trong dài hạn lẫn ngắn hạn. Kết quả cho thấy ở Mỹ và Trung Quốc,
trong dài hạn cũng như trong ngắn hạn, lãi suất, chỉ số sản xuất công nghiệp và
cung tiền (M3) có quan hệ cùng chiều với giá CK. Riêng ở Nhật, kết quả cho thấy:

11

Mondher Bellalah, Olivier Levyne và Omar Masood, 2013. Impact of Macroeconomic Factors on
Stock Exchange Prices: Evidence from USA, Japan and China


15

-

Lãi suất: có quan hệ tỷ lệ thuận có ý nghĩa cao trong dài hạn nhưng trong
ngắn hạn, ở độ trễ 1 biến động là cùng chiều nhưng ở độ trễ 2 nó có quan hệ
ngược chiều với giá CK.


-

Chỉ số sản xuất công nghiệp: trong dài hạn có mối tương quan dương có ý
nghĩa với giá CK và trong ngắn hạn, ở độ trễ 1, nó biến động cùng chiều
nhưng ở độ trễ 2 nó biến động ngược chiều với giá CK.

-

Đối với biến cung tiền: trong dài hạn nó có mối tương quan dương nhưng
trong ngắn hạn mối quan hệ là ngược chiều và có ý nghĩa.

Với biến điều kiện thương mại thì:
-

Trong dài hạn, ở cả 3 thị trường, nó có quan hệ cùng chiều với giá CK.

-

Trong ngắn hạn:
• Ở Mỹ và Nhật, điều kiện thương mại có mối tương quan âm với giá CK.
• Ở Trung Quốc, điều kiện thương mại có quan hệ cùng chiều với giá CK.

Kết quả đối với biến giá dầu:
-

Trong dài hạn, ở cả 3 thị trường, mối quan hệ giữa giá dầu và giá CK là
ngược chiều

-


Trong ngắn hạn:
• Ở Mỹ, giá dầu có quan hệ cùng chiều với giá CK
• Ở Nhật, mối quan hệ với giá CK là ngược chiều
• Ở thị trường Trung Quốc, ở độ trễ 1, mối quan hệ với giá CK là cùng
chiều trong khi ở độ trễ 2 là ngược chiều

2.12 Ramin Couper Maysami, Lee Chuin Howe và Mohamad Atkin
Hamzah12 với Mối quan hệ giữa các yếu tố kinh tế vĩ mô và chỉ số chứng
khoán: Bằng chứng đồng liên kết từ chỉ số giá chứng khoán tổng hợp
Singapore
12

(Jurnal

Pengurusan,

2004)

Ramin Couper Maysami, Lee Chuin Howe và Mohamad Atkin Hamzah, 2004. Relationship
between Macroeconomic Variables and Stock Market Indices: Cointergration Evidence from Stock
Exchange of Singapore’s All-S Sector Indices


×