Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Ứng dụng mô hình PPP trong đầu tư phát triển các bệnh viện công ở thành phố Hồ Chí Minh : Luận văn thạc sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN MINH TÙNG

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH PPP TRONG ĐẦU TƯ
PHÁT TRIỂN CÁC BỆNH VIỆN CÔNG Ở
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 60.31.12

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS NGUYỄN THỊ LIÊN HOA

TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2011


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ HỢP TÁC NHÀ NƯỚC – TƯ NHÂN ( PPP). ................. 4
1.1. Những khái niệm cơ bản.............................................................................................. 4
1.1.1. Khu vực nhà nước .................................................................................................... 4
1.1.2. Khu vực tư nhân ....................................................................................................... 5
1.2. Giới thiệu mô hình Hợp tác nhà nước và tư nhân ....................................................... 5
1.3. Đặc điểm của mô hình hợp tác nhà nước – tư nhân ..................................................11
1.4. Kinh nghiệm thực hiện PPP tại một số quốc gia trên thế giới ..................................13
1.5. Đặc điểm ngành y tế ..................................................................................................16
1.6. Ứng dụng của mô hình hợp tác nhà nước – tư nhân trong đầu tư phát
triển y tế ............................................................................................................................17
Chương II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRONG LĨNH VỰC Y TẾ TP.HCM.................20


2.1. Giới thiệu chung về ngành y tế Việt Nam .................................................................20
2.2. Thực trạng ngành y tế Thành phố Hồ Chí Minh .......................................................24
2.2.1. Giới thiệu ngành y tế Thành phố Hồ Chí Minh......................................................24
2.2.2. Cơ sở vật chất ngành y tế Thành phố Hồ Chí Minh ...............................................34
2.2.3. Chi ngân sách ngành y tế Thành phố Hồ Chí Minh ...............................................36
2.3. Khảo sát sự đánh giá của bệnh nhân về các cơ sở y tế ..............................................40
Kết luận chương 2 ............................................................................................................47
Chương III: XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỢP TÁC NHÀ NƯỚC – TƯ NHÂN
TRONG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN Y TẾ ..........................................................................48
3.1. Nhu cầu đầu tư y tế ....................................................................................................48
3.2. Sự cần thiết xây dựng mô hình hợp tác nhà nước – tư nhân .....................................50


3.3. Đề xuất một số mô hình hợp tác nhà nước – tư nhân trong đầu tư phát
triển các bệnh viện ............................................................................................................53
3.3.1. Mô hình BTL (Build – Transfer – Lease = Xây dựng – Chuyển giao –
Cho thuê) ..........................................................................................................................53
3.3.1.1. Mô tả mô hình BTL .............................................................................................53
3.3.1.2. Xây dựng mới bệnh viện công lập theo mô hình BTL ........................................56
3.3.2. Mô hình BLT (Build – Lease – Transfer = Xây dựng – Cho thuê –
Chuyển giao).....................................................................................................................60
3.3.2.1. Mô tả mô hình BLT .............................................................................................60
3.3.2.2. Xây dựng hệ thống xử lý nước thải bệnh viện công theo mô hình BLT
(Build – Lease – Transfer) ................................................................................................63
3.4. Các giải pháp thực hiện mô hình hợp tác nhà nước – tư nhân ..................................66
3.4.1. Về phía tư nhân.......................................................................................................66
3.4.2. Về phía nhà nước ....................................................................................................67
Kết luận chương 3 ............................................................................................................68
KẾT LUẬN ......................................................................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................70



1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Đầu tư cho y tế chăm sóc sức khỏe là đầu tư để tạo ra động lực mạnh cho
sự phát triển. Do đó đầu tư y tế luôn là mối quan tâm hàng đầu trong chiến lược
phát triển của mọi quốc gia nhằm đảm bảo tăng trưởng kinh tế và phát triển bền
vững, nhất là đối với các nước đang phát triển, khi mà nguồn vốn ngân sách còn
hạn hẹp nhưng phải tập trung cho nhiều mục tiêu đầu tư phát triển.
Thực tế nhiều năm qua ở các nước cho thấy, sự hạn chế về nguồn vốn đầu
tư và quản lý chưa hiệu quả của Nhà nước đã kìm hãm sự phát triển chất lượng
dịch vụ y tế. Do đó, cải cách phương pháp đầu tư và chất lượng dịch vụ y tế là
một yêu cầu tất yếu với quan điểm: Nhà nước vẫn giữ vai trò quan trọng nhất
trong đảm bảo cung cấp dịch vụ y tế nhưng không nhất thiết phải là người cung
cấp mà có thể chuyển giao cho khu vực tư nhân nhằm phát huy tối ưu tính tích
cực của cơ chế thị trường, đồng thời Nhà nước vẫn giữ vai trò điều tiết nhằm đảm
bảo sự công bằng xã hội và khắc phục những bất cập của thị trường.
Hợp tác Nhà nước và tư nhân (tiếng Anh là Public Private Partnership, gọi
tắt là PPP) là giải pháp hữu hiệu đáp ứng những mục tiêu nêu trên. PPP đang ngày
càng trở nên phổ biến với các hình thức được biết đến nhiều nhất như BOT, BTO,
BOO.
Ở Việt Nam, Chính phủ luôn chủ trương khuyến khích huy động mọi nguồn
lực xã hội tham gia cung cấp dịch vụ y tế, được biết đến với khái niệm “xã hội
hóa”. Những năm gần đây, thuật ngữ PPP bắt đầu được đề cập nhiều ở các Hội
thảo, Hội nghị chuyên đề bàn về các giải pháp tăng cường đầu tư phát triển và
nâng cao chất lượng dịch vụ y tế. Các nhà tài trợ cũng có những khuyến nghị về
việc Việt Nam cần thiết đẩy mạnh PPP như là một trong những giải pháp phù hợp
nhằm từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển y tế của TP.HCM. Do đó, PPP là một

trong những hình thức đầu tư phù hợp với tình hình kinh tế của TP.HCM.


2
Qua tìm hiểu kinh nghiệm thực tế về việc thực hiện PPP ở các nước trên thế
giới và trong nước, để từ đó có cái nhìn toàn diện hơn về PPP, định hướng tiếp
cận, xúc tiến và phát triển các dự án PPP theo các mô hình phù hợp. Đó là lý do
em chọn nghiên cứu đề tài “Ứng dụng mô hình PPP trong đầu tư phát triển
các bệnh viện công ở TP.HCM”.
2. Các nội dung nghiên cứu chủ yếu của đề tài:
- Đề xuất một số mô hình hợp tác Nhà nước và tư nhân trong đầu tư phát
triển các bệnh viện công ở TP.HCM.
- Đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường thúc đẩy các dự án hợp tác Nhà
nước và tư nhân trong đầu tư phát triển các bệnh viện công ở TP.HCM.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
- Đối tượng nghiên cứu: các hình thức hợp tác Nhà nước – tư nhân.
- Phạm vi nghiên cứu: áp dụng cho các Bệnh viện công ở TP.HCM.
4. Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu của đề tài:
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của luận văn là phương pháp nghiên cứu
tại bàn, phương pháp thống kê, sưu tầm các số liệu được phổ biến trên các phương
tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là từ các bộ, ban, ngành. Công việc này được
tiến hành qua hai bước như sau:
- Thống kê các số liệu cần thiết cho nghiên cứu qua các năm từ năm 2000
đến năm 2010.
- Tùy vào mục đích nghiên cứu mà trích lọc số liệu theo từng giai đoạn khác
nhau.
Dựa trên số liệu thống kê có được, luận văn sử dụng các phương pháp phân
tích, tổng hợp, đồ thị có sự hỗ trợ của máy tính để xử lý và biểu diễn số liệu có
được theo các nội dung cần thiết.



3
Để có thể thấy được vấn đề nghiên cứu thay đổi như thế nào qua các năm,
luận văn sử dụng phương pháp so sánh – đối chiếu nhằm xem xét vấn đề trong
mối tương quan, so sánh đối chiếu giữa những thời kỳ khác nhau.
Do bản chất nghiên cứu khoa học bao giờ cũng có tính kế thừa, nên trong
luận văn có vận dụng kết quả nghiên cứu của một số chuyên gia về các vấn đề có
liên quan.
Cuối cùng, một phương pháp không kém phần quan trọng là phương pháp
chuyên gia: tìm hiểu vấn đề thông qua hình thức thu thập ý kiến của những người
có nhiều kinh nghiệm (đặc biệt là các Thầy, Cô, Giảng viên) am tường trên từng
lĩnh vực để từ đó rút ra những kết luận xác thực.
5. Kết cấu của luận văn:
Lời mở đầu.
Chương 1: Tổng quan về hợp tác nhà nước – tư nhân (PPP).
Chương 2: Thực trạng đầu tư y tế Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 3: Xây dựng mô hình hợp tác nhà nước – tư nhân trong đầu tư phát
triển y tế TP.HCM.
Kết luận.


4
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ HỢP TÁC NHÀ NƯỚC – TƯ NHÂN ( PPP).
1.1. Những khái niệm cơ bản:
1.1.1. Khu vực nhà nước:
Theo Joseph Eugene Stiglitz [4], một cơ quan hay một đơn vị được xếp vào
khu vực nhà nước có các đặc điểm sau đây:
- Trong một chế độ dân chủ, những người chịu trách nhiệm lãnh đạo các cơ
quan công lập đều trực tiếp hay gián tiếp do công chúng bầu ra hoặc được chỉ
định.

- Các đơn vị trong khu vực công được giao một số quyền hạn nhất định có
tính chất bắt buộc, cưỡng chế mà khu vực tư nhân không có được (quyền buộc
nộp thuế, xét xử, tịch thu tài sản…).
Theo PGS.TS Sử Đình Thành [5], từ khi nhà nước ra đời, nền kinh tế - xã
hội được chia thành hai khu vực: khu vực công (public sector) và khu vực tư nhân
(private sector).
Trong nhiều tài liệu, thuật ngữ khu vực công được sử dụng tương đương
như là khu vực nhà nước (viết tắt là KVNN) hay khu vực của Chính phủ. Tất cả
các khái niệm này đều hàm ý khu vực nhà nước là khu vực phản ánh hoạt động
kinh tế, chính trị, xã hội do nhà nước quyết định. Ngược lại, khu vực tư nhân (viết
tắt là KVTN) là khu vực phản ánh các hoạt động do tư nhân quyết định.
Tiêu thức căn bản để phân biệt KVNN và KVTN là dựa vào tính chất sở
hữu và quyền lực chính trị.
Tổ chức của khu vực nhà nước gồm có:
- Hệ thống các cơ quan công quyền bao gồm: hệ thống các cơ quan quyền lực
của nhà nước (các cơ quan lập pháp, tư pháp, hành pháp), hệ thống quốc phòng và
các cơ quan an ninh, hệ thống các đơn vị cung cấp dịch vụ công, hệ thống cơ quan
cung cấp an sinh xã hội.


5
- Hệ thống các đơn vị kinh tế nhà nước như: ngân hàng trung ương, các định
chế tài chính trung gian, các doanh nghiệp nhà nước (viết tắt là DNNN), các đơn
vị được nhà nước cấp vốn hoạt động.
Phân bổ nguồn lực của khu vực nhà nước nhằm giải quyết các vấn đề cơ
bản của nền kinh tế dựa trên chính sách lựa chọn công, vai trò của Chính phủ và
cách thức của Chính phủ vào nền kinh tế nhằm điều chỉnh thất bại của thị trường
và tái phân phối thu nhập…
1.1.2. Khu vực tư nhân:
Với những khái niệm, đặc điểm và tổ chức của khu vực nhà nước như trên,

có thể thấy rằng khái niệm khu vực tư nhân là để phân biệt với khu vực nhà nước.
Ở khu vực tư nhân, mọi hoạt động đều do tư nhân quyết định.
Tuy nhiên, Nhà nước có ảnh hưởng đến quyết định của khu vực tư nhân
thông qua hệ thống văn bản pháp luật cũng như các quy tắc, quy chế điều tiết của
Nhà nước với các mức độ và cung cụ khác nhau trong từng thời kỳ.
Phân bổ nguồn lực của khu vực tư nhân hoàn toàn chịu chi phối bởi cơ chế
thị trường, yêu cầu phân bổ nguồn lực phải tối ưu, lấy lợi nhuận làm mục tiêu.
Trong phạm vi một quốc gia, khu vực tư nhân bao gồm tư nhân trong nước
và tư nhân nước ngoài thông qua hình thức đầu tư trực tiếp (FDI: Foreign Direct
Investment).
1.2. Giới thiệu mô hình Hợp tác nhà nước và tư nhân:
Có nhiều cách định nghĩa PPP:
- Darrin Grimsey và Mervin K. Lewis thì đưa ra định nghĩa là “một mối quan
hệ chia sẻ rủi ro dựa trên nguyện vọng của khu vực công với một hoặc nhiều đối
tác thuộc khu vực tư nhân hay thiện nguyện cùng chia sẻ việc cung ứng một đầu
ra và/hoặc dịch vụ công cộng được thỏa thuận công khai.”


6
- Từ điển Bách khoa mở Wikipedia lại mô tả đó là “một dịch vụ của chính
quyền hay thương vụ tư nhân được cấp vốn và vận hành thông qua quan hệ đối tác
giữa chính quyền với một hoặc nhiều công ty thuộc khu vực tư nhân, thể hiện
bằng một hợp đồng giữa hai bên, trong đó bên tư nhân cung ứng dịch vụ công/dự
án và đảm nhiệm rủi ro về tài chính, kỹ thuật và vận hành”.
- Ở nước ta, trong Quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức hợp tác nhà nước –
tư nhân vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành theo quyết định 71/2010, PPP
được định nghĩa là “việc Nhà nước và Nhà đầu tư cùng phối hợp thực hiện Dự án
phát triển kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công trên cơ sở Hợp đồng dự án”.
Quy chế nêu rõ “tổng hợp các hình thức tham gia của Nhà nước bao gồm:
Vốn Nhà nước, các ưu đãi đầu tư, các chính sách tài chính có liên quan, được tính

trong tổng vốn đầu tư của Dự án, nhằm tăng tính khả thi của Dự án. Căn cứ tính
chất của từng Dự án, phần tham gia của Nhà nước có thể gồm một hoặc nhiều
hình thức nêu trên. Phần tham gia của Nhà nước không phải là phần góp vốn chủ
sở hữu trong Doanh nghiệp dự án, không gắn với quyền được chia lợi nhuận từ
nguồn thu của Dự án”.
Hợp tác nhà nước - tư nhân, hay còn gọi là hợp tác công – tư (Public
Private Partnership, được viết tắt là PPP hoặc PPPs) là hệ thống khung pháp luật
và chính sách công nhằm đảm bảo quyền lợi, duy trì và khuyến khích khu vực tư
nhân vào góp vốn, đầu tư, vận hành cung cấp dịch vụ công.
Theo Ngân hàng Thế giới (World Bank, viết tắt là WB), thuật ngữ PPP
được sử dụng để nói đến những hình thức thỏa thuận hợp tác từ đơn giản đến
phức tạp giữa khu vực nhà nước và khu vực tư nhân trong việc cung cấp dịch vụ
công mà trước đây thường do KVNN cấp vốn và thực hiện, theo đó, KVTN chấp
nhận những rủi ro về hoạt động, kỹ thuật và tài chính, đổi lại KVTN được thu phí
từ người sử dụng hoặc nhận thanh toán từ KVNN [7].


7
Bảng 1.1: Dự án PPP nằm giữa dự án đầu tư công và đầu tư tư nhân:
Dự án công

Dự án PPP

Dự án tư nhân

- Quyết định đầu tư dựa - KVTN bỏ vốn đầu tư - Quyết định đầu tư dựa
trên phân tích chi phí – tài sản, thực hiện chức trên tỉ suất lợi nhuận kỳ
lợi ích với tỉ suất chiết năng của nhà nước để:

vọng.


khấu xã hội nhằm vào - Cung cấp dịch vụ công - Cung cấp hàng hóa,
mục tiêu phúc lợi công trực tiếp đến người sử dịch vụ theo nhu cầu thị
cộng.

dụng, thu phí hoàn vốn trường.

- Cung cấp hàng hóa, từ người sử dụng; hoặc - Bỏ vốn đầu tư, quản lý
dịch vụ trực tiếp cho cung cấp dịch vụ công và vận hành tài sản.
người dân.

cho Nhà nước với vai trò - Là chủ sở hữu tài sản.

- Là chủ sở hữu tài sản.

người mua, nhận thanh - Thu hồi vốn đầu tư và

- Chịu trách nhiệm cấp toán từ Nhà nước.

lợi nhuận từ người mua.

vốn đầu tư, quản lý và - Có thể là chủ sở hữu tài
vận hành tài sản.

sản hoặc không.

- Thu phí hoặc không thu
phí từ người sử dụng.
Mô hình hợp tác nhà nước và tư nhân (PPP) khá mới đối với Việt Nam,
nhưng đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng từ hơn 50 năm nay và đã được

triển khai thành công tại nhiều nước trên thế giới, trong nhiều lĩnh vực khác nhau,
với các loại dự án điển hình là: nhượng quyền thu phí; thiết kế, xây dựng, cấp vốn
và vận hành; nhượng quyền kinh doanh và tư nhân hóa. Tại các nước công nghiệp
hóa, hình thức PPP đã cho phép chuyển giao các dịch vụ công cho khu vực tư
nhân với tư cách là một phần của chính sách của nhà nước. Mô hình này nhằm
tăng cường khả năng thu hút và khai thác hiệu quả nguồn lực trong xã hội cùng
với đầu tư của nhà nước để xây dựng, triển khai thực hiện các chương trình dự án
phục vụ cho việc phát triển kinh tế xã hội. Kinh nghiệm thế giới cho thấy, nhờ áp
dụng mô hình hợp tác nhà nước và tư nhân mà nhiều vấn đề bức xúc của nhiều đô


8
thị lớn đã được giải quyết như tình trạng ùn tắc giao thông, cung cấp nước, tạo
việc làm cho người lao động…
Mô hình hợp tác nhà nước và tư nhân kết hợp được nhiệm vụ của dịch vụ
công với hiệu quả của một hay nhiều doanh nghiệp tư nhân, cho phép chính quyền
địa phương nhanh chóng đạt được những tiêu chuẩn quốc tế tốt nhất trong các
dịch vụ công, tạo thuận lợi cho chuyển giao công nghệ tiên tiến, hiện đại.
Với mô hình này, Nhà nước sẽ thiết lập các tiêu chuẩn về cung cấp dịch vụ
và tư nhân được khuyến khích cung cấp bằng cơ chế thanh toán theo chất lượng
dịch vụ. Đây là hình thức hợp tác sẽ mang lại lợi ích cho cả nhà nước và người
dân vì tận dụng được nguồn lực tài chính và quản lý từ tư nhân trong khi vẫn đảm
bảo các lợi ích cho người dân.
Không giống như hình thức tư hữu hóa hay sang nhượng phổ biến ở các
nước châu Âu khác, mô hình hợp tác nhà nước và tư nhân giúp các cơ quan quản
lý nhà nước quản lý chặt chẽ chất lượng các dịch vụ do tư nhân cung cấp. Càng
không giống hình thức tư nhân hóa khi mô hình hợp tác nhà nước và tư nhân là
hình thức hợp tác có thời hạn thông thường là 25 năm và các cơ sở hạ tầng được
xây dựng hay vận hành bởi tư nhân sẽ được giao lại cho nhà nước khi chấm dứt
hợp đồng.

Theo mô hình Hợp tác nhà nước và tư nhân:
- Nhà nước căn cứ vào các quy hoạch, kế hoạch, chương trình đầu tư phát
triển kết cấu hạ tầng để lập danh mục dự án phát triển kết cấu hạ tầng cần đầu tư,
loại hình dịch vụ công cần cung cấp.
- Nhà nước xác định quy mô, công suất, địa điểm, diện tích xây dựng, các
hạng mục công trình, nhu cầu sử dụng đất.
- Nhà nước phân tích, lựa chọn về công nghệ, kỹ thuật, các điều kiện cung
cấp vật tư thiết bị, nguyên liệu, năng lượng, dịch vụ, hạ tầng kỹ thuật, phương án


9
giải phóng mặt bằng, tái định cư, đánh giá ảnh hưởng của dự án đối với môi
trường sinh thái và môi trường xã hội.
- Nhà nước dự kiến tổng mức đầu tư dự án, tiến độ xây dựng công trình (khởi
công, hoàn thành, nghiệm thu và đưa công trình vào khai thác kinh doanh), thời
gian khai thác công trình, phương thức tổ chức quản lý và kinh doanh của nhà đầu
tư; dự kiến Phần tham gia của nhà nước trong dự án và đề xuất Cơ chế đặc thù của
dự án.
- Nhà nước xác định các điều kiện, phương thức chuyển giao và tiếp nhận
công trình; xác định mức phí người sử dụng đối với hàng hóa, dịch vụ công, và dự
kiến thu từ việc kinh doanh khai thác công trình.
- Nhà nước phân tích hiệu quả tổng thể của dự án bao gồm sự cần thiết của
dự án, những lợi thế và hiệu quả kinh tế, xã hội của việc thực hiện dự án đầu tư
theo hình thức đối tác công – tư so với hình thức đầu tư toàn phần bằng vốn nhà
nước.
- Bên tư nhân được khuyến khích đầu tư cung cấp dịch vụ công và được
thanh toán theo chất lượng dịch vụ.
- Bên tư nhân thiết kế, xây dựng, lắp đặt thiết bị, đảm nhiệm công tác quản
lý, vận hành, bảo dưỡng công trình trong suốt thời gian cho thuê, cung cấp dịch
vụ hình thành từ công trình và chịu trách nhiệm hoàn toàn về chất lượng

Các loại hợp đồng Hợp tác nhà nước và tư nhân:
- Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (Build - Operate Transfer, gọi tắt là Hợp đồng BOT) là hợp đồng được ký giữa Cơ quan nhà nước
có thẩm quyền và Nhà đầu tư để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng
trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, Nhà đầu tư chuyển giao không bồi
hoàn công trình đó cho Nhà nước Việt Nam.


10
- Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh (Build - Transfer Operate, gọi tắt là Hợp đồng BTO) là hợp đồng được ký giữa Cơ quan nhà nước
có thẩm quyền và Nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây
dựng xong, Nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính
phủ dành cho Nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất
định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận.
- Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (Build - Transfer, gọi tắt là Hợp đồng
BT) là hợp đồng được ký giữa Cơ quan nhà nước có thẩm quyền và Nhà đầu tư để
xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, Nhà đầu tư chuyển
giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ tạo điều kiện cho Nhà đầu
tư thực hiện Dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán cho
Nhà đầu tư theo thỏa thuận trong Hợp đồng BT.
Tóm lại, hợp đồng Hợp tác nhà nước và tư nhân có các đặc điểm sau:
- Bên tư nhân được giao để thực hiện một số chức năng của khu vực Nhà
nước và chính quyền địa phương. Tương ứng với các loại hợp đồng này, bên tư
nhân sẽ được Nhà nước, chính quyền địa phương thanh toán các khoản phí, hoặc
bên tư nhân được phép thu phí hoặc lệ phí sử dụng các loại hình dịch vụ đã cung
cấp theo hợp đồng công – tư.
- Bên tư nhân được giao để sử dụng tài sản của Nhà nước, chính quyền địa
phương để thực hiện các mục đích kinh doanh thương mại. Khi đó bên tư nhân sẽ
phải thực hiện một số nghĩa vụ tài chính theo hợp đồng công – tư.



11
Hình 1.1: Mô hình nghiên cứu của luận văn
Mô hình hợp tác nhà nước – tư nhân
trong đầu tư phát triển các bệnh viện

Cơ sở lý thuyết

Nghiên cứu các
hình thức hợp tác
nhà nước – tư nhân

Thực trạng hợp tác nhà
nước – tư nhân trên thế
giới và ở Việt Nam

Phân tích thực trạng đầu tư bệnh viện dẫn đến
xây dựng mô hình hợp tác nhà nước – tư nhân

Đề xuất hai hình thức hợp tác
nhà nước – tư nhân cho đầu
tư bệnh viện: BTL và BLT

Một vài kiến nghị thúc
đẩy hình thức hợp tác
nhà nước – tư nhân

Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch, chương trình đầu tư phát triển các cơ sở y
tế của thành phố và thực trạng quá tải cộng với thời gian dài sử dụng cơ sở vật
chất tại các các cơ sở y tế đã xuống cấp trầm trọng không đáp ứng kịp với nhu cầu
khám chữa bệnh của người dân ngày càng cao, nhà đầu tư tư nhân đề xuất đầu tư

dự án với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo hình thức hợp tác nhà nước – tư
nhân.
1.3. Đặc điểm của mô hình hợp tác nhà nước – tư nhân:
Nhu cầu vốn để xây dựng, triển khai thực hiện các chương trình dự án phục
vụ cho việc phát triển kinh tế xã hội ở các nước đang phát triển là rất lớn trong khi
nguồn vốn công không đủ đáp ứng. Mà để giải quyết nhu cầu vốn đầu tư bằng


12
cách tăng các khoản nợ công thì sẽ làm tăng gánh nặng cho Chính phủ. Do đó mô
hình hợp tác nhà nước – tư nhân có ý nghĩa vô cùng quan trọng để giải quyết nhu
cầu vốn đầu tư. Vì mô hình này có các đặc điểm sau đây:
- Mô hình hợp tác nhà nước – tư nhân là mô hình nhà nước và nhà đầu tư
cùng phối hợp để thực hiện Dự án phát triển kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ
công trên cơ sở Hợp đồng dự án.
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền là một bên tham gia Hợp đồng dự án và
thực hiện các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm theo thỏa thuận với nhà đầu tư tại Hợp
đồng dự án.
- Dự án là dự án phát triển kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công thực hiện
thí điểm đầu tư theo hình thức hợp tác nhà nước – tư nhân.
- Đề xuất dự án là đề nghị của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc nhà
đầu tư về một dự án thực hiện đầu tư theo hình thức hợp tác nhà nước – tư nhân.
- Mô hình hợp tác nhà nước – tư nhân là mô hình có các mối quan hệ tương
đối lâu dài giữa đối tác nhà nước và đối tác tư nhân.
- Cơ cấu nguồn vốn trong mô hình bao gồm cả vốn của khu vực nhà nước và
khu vực tư nhân.
- Trong mô hình hợp tác nhà nước – tư nhân có cơ quan vận hành đóng vai
trò quan trọng tại mỗi giai đoạn của dự án (thiết kế, thực hiện, hoàn thiện, cấp
vốn).
- Trong mô hình hợp tác nhà nước – tư nhân, đối tác nhà nước chú trọng vào

việc xác định các mục tiêu cần đạt được.
- Trong mô hình hợp tác nhà nước – tư nhân có sự phân chia rủi ro giữa đối
tác nhà nước và đối tác tư nhân.
- Mô hình PPP được áp dụng rất đa dạng ở nhiều lĩnh vực như: đường bộ,
cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ; đường sắt, cầu đường sắt, hầm


13
đường sắt; giao thông đô thị (đường xá, trạm xe buýt, nơi đỗ xe, phát triển khu
thương mại, tăng cường tài chính và công trái thị chính); cảng hàng không, cảng
biển, cảng sông; hệ thống cung cấp nước sạch; nhà máy điện; y tế (xây dựng mới
hoặc đầu tư nâng cấp bệnh viện); môi trường (nhà máy xử lý chất thải); các dự án
phát triển kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công khác theo quyết định của Thủ
tướng Chính phủ.
Ưu điểm của mô hình hợp tác nhà nước – tư nhân:
Sử dụng được những kỹ năng, công nghệ hiện đại và tính hiệu quả của khu
vực tư nhân. Buộc khu vực công ngay từ đầu phải chú trọng đầu ra và lợi ích
(thay vì các yếu tố đầu vào). Đưa vốn tư nhân vào và giúp giảm nhẹ gánh nặng về
tài chính cho dự án. Rủi ro được chia sẻ giữa những đối tác khác nhau. Chắc chắn
về ngân sách. Những nhà cung cấp tư nhân có trách nhiệm hơn trong việc cung
cấp dịch vụ trong môi trường khuyến khích thích hợp. Trong mô hình sang kiến
tài chính tư nhân, khu vực công chỉ thanh toán khi dịch vụ đã được cung cấp.
Nhược điểm của mô hình hợp tác nhà nước – tư nhân:
Mô hình hợp tác nhà nước – tư nhân ngụ ý việc khu vực công mất quyền
kiểm soát quản lý và vì vậy khó có thể chấp nhận trên góc độ chính trị. Liệu khu
vực công có đủ năng lực và kỹ năng để áp dụng phương pháp PPP và thiết lập môi
trường pháp lý để khuyến khích thích đáng không? Liệu khu vực tư nhân có đủ
năng lực chuyên môn để đảm bảo thực hiện PPP không? Không thể chuyển giao
rủi ro tuyệt đối. Việc mua sắm có thể tốn nhiều thời gian và chi phí. Các cấu trúc
dài hạn tương đối không linh hoạt.

1.4. Kinh nghiệm thực hiện PPP tại một số quốc gia trên thế giới:
Mô hình hợp tác nhà nước và tư nhân bắt đầu ra đời từ nước Anh và nước
Anh đã áp dụng mô hình hợp tác nhà nước và tư nhân cách đây hơn 50 năm và đã
thu được thành công lớn. Theo đó, nhà nước cho phép tư nhân cùng tham gia đầu


14
tư vào các dịch vụ hoặc công trình công cộng của nhà nước và khoán gọn cho tư
nhân đầu tư toàn bộ cơ sở vật chất, sau đó nhà nước thuê lại công trình đó. Nhà
nước chỉ thuê sử dụng, còn quản lý cơ sở vật chất vẫn thuộc tư nhân.
Ví dụ như việc đầu tư xây dựng trường học và bệnh viện theo mô hình hợp
tác nhà nước và tư nhân, nhà nước sẽ ký hợp đồng để tư nhân cung cấp dịch vụ
bao gồm: việc xây dựng trường học và bệnh viện, bảo trì, vận hành trường học và
bệnh viện trong một thời gian thỏa thuận là 25 năm với các tiêu chuẩn của Nhà
nước đưa ra. Tư nhân thành lập công ty chuyên trách về: thiết kế xây dựng, vận
hành, bảo trì trường học và bệnh viện. Tư nhân sẽ được nhà nước thanh toán định
kỳ trong suốt thời gian hợp đồng. Nhà nước chỉ quản lý hiệu trưởng, đội ngũ giáo
viên, giám đốc và y – bác sĩ… còn lại những “phần cứng” (cơ sở vật chất) đều do
những nhà đầu tư tư nhân quản lý theo hợp đồng. Theo các chuyên gia của Anh về
mô hình hợp tác nhà nước và tư nhân, các rủi ro về đầu tư sẽ được chuyển giao từ
nhà nước sang tư nhân như rủi ro xây dựng trường lớp và bệnh viện, vận hành,
quản lý… Như thế sẽ tránh được rủi ro cho nhà nước khi trực tiếp đầu tư và việc
đầu tư này vẫn mang lại lợi ích cho người dân chính là cơ sở vật chất trường học
và bệnh viện. Cũng bằng hình thức hợp tác đầu tư này đã giúp cho nước Anh giải
quyết được nhiều vấn đề của xã hội nhờ sự tham gia của tư nhân trong các dự án
về giao thông vận tải cầu đường, quốc phòng, tư pháp…. Cụ thể, Nhà nước đã
nhận được chuyển giao khoảng 44 bệnh viện và 119 chương trình y tế, 250 trường
học, 4 hệ thống đường sắt nội hạt, các trạm cảnh sát và cứu hỏa, hệ thống chiếu
sáng đô thị…
Dự án cấp nước sạch ở Thành phố Thượng Hải (Trung Quốc) là một hình

mẫu mà Việt Nam có thể tham khảo. Năm 2002, chính quyền Thượng Hải đã ký
kết với Tập đoàn VE của Pháp hợp đồng quản lý dịch vụ cung cấp nước sạch
trong thời hạn 50 năm. Từ đó, hình thành một doanh nghiệp liên doanh Pháp –
Trung Quốc với tỷ lệ vốn góp 50/50. Theo đó, VE cung cấp toàn bộ dịch vụ sản
xuất, phân phối nước sạch, quản lý và chăm sóc khách hàng, thiết kế và đầu tư…


15
Dự án xây dựng Bệnh viện đa khoa ở Nam Phi: Sở Y tế và công ty tư nhân
ký hợp đồng xây dựng, cung cấp thiết bị y tế, đảm nhận các dịch vụ phục vụ công
việc khám chữa bệnh như bảo vệ, dinh dưỡng, vệ sinh, khử trùng bệnh viện… Các
dịch vụ chính về khám chữa bệnh vẫn do bệnh viện đảm nhận. Tiêu chí tài chính
đấu thầu là tổng mức thanh toán dịch vụ hàng năm của nhà nước cho công ty tư
nhân tùy theo mức độ sử dụng giường bệnh. Bệnh viện thu viện phí của bệnh
nhân theo chế độ quy định rồi nộp cho ngân sách nhà nước. Ngân sách nhà nước
thanh toán cho công ty nhận thầu tiền dịch vụ mà bệnh viện đã sử dụng. Sở Y tế
có trách nhiệm giám sát chất lượng dịch vụ nêu trong hợp đồng. Đây là dự án
được đánh giá là rất thành công: bệnh viện đã sử dụng các thiết bị tiên tiến (tuy
chưa phải là hiện đại nhất, kể cả trực thăng cấp cứu) trong việc quản lý điều hành
hoạt động khám chữa bệnh, trong khi đó người dân vẫn chi trả như tại các bệnh
viện công khác.
Cũng theo mô hình hợp tác nhà nước và tư nhân, thủ đô Seoul (Hàn Quốc)
đã xây dựng tuyến xe điện ngầm số 9. Hiện nay, mỗi ngày phục vụ khoảng
256.000 lượt khách, dự báo đến năm 2013 tuyến xe này sẽ thu hút 760.000 lượt
khách/ngày. Gần 1.000 người Hàn Quốc đã được đào tạo để vận hành, khai thác
và làm dịch vụ chăm sóc khách hàng.
Theo Bộ Y tế Canada, trong 5 năm qua, chỉ riêng 3 bang British Columbia,
Ontario và Quebec đã hoàn tất các dự án đầu tư PPP vào hạ tầng y tế có vốn 10 tỉ
đô la Canada. Mới nhất là dự án đầu tư PPP vào Khu liên hợp Dịch vụ Y tế
Niagara ở thành phố Toronto với số vốn hơn 750 triệu đô la Canada theo hình

thức thiết kế - xây dựng - vận hành - chuyển giao. Dự án này được tư vấn và thiết
kế kiến trúc bởi Công ty B+H, doanh nghiệp Canada có hơn 20 năm kinh nghiệm
về quy hoạch, thiết kế các dự án PPP. Công ty này đang mở rộng hoạt động tại
Châu Á, trong đó có Việt Nam.
Trong năm 2010, ADB và Chính phủ Ấn Độ đã hợp tác phát triển dự án
“Sáng kiến PPP” nhằm tập trung thu hút đầu tư PPP trong 2 lĩnh vực y tế và giáo


16
dục tại một số bang như Andhra Pradesh, Orissa, Rajasthan, Tamil Nadu và
Uttarakhand. Hiện Ấn Độ cần gia tăng ngân sách đầu tư vào cơ sở hạ tầng từ
4,7% lên mức 8% tổng sản phẩm nội địa (GDP), tương đương 500 tỷ USD. Tỷ lệ
nợ công của Ấn Độ đã ở mức 81,5% GDP (trong giai đoạn 2002 – 2008) nên việc
huy động từ tư nhân là tất yếu. Trên thực tế, các nhà đầu tư tư nhân đã đóng góp
khoảng 29% vốn cho các dự án hạ tầng tại Ấn Độ từ năm 2007 – 2010. Ngoài ra,
theo ADB, lĩnh vực y tế và giáo dục chiếm gần 9% GDP của Ấn Độ cũng đang
thu hút sự quan tâm của giới đầu tư tư nhân trong và ngoài nước.
Và gần đây thôi, ngày 29/9/2010 quốc đảo Singapore đã khởi công xây
dựng Trung tâm thể thao Singapore theo mô hình hợp tác nhà nước và tư nhân.
Công trình này sẽ hoàn thành vào năm 2014 với những trang thiết bị và tiện ích
vào loại hiện đại nhất thế giới và có tổng vốn đầu tư gần 1 tỷ USD. Nhà thầu
trúng thầu dự án này là Tập đoàn Singapore Sports Hub (SSHC), trong đó đứng
đầu là Công ty Draggeages Singapore. Đây được đánh giá là dự án PPP lớn nhất
thế giới.
Các chuyên gia của Anh cho rằng hình thức hợp tác nhà nước và tư nhân
tương tự như hình thức BOT (Build – Operate – Transfer = xây dựng - vận hành chuyển giao) nhưng tầm của BOT hẹp hơn hình thức hợp tác nhà nước và tư nhân.
BOT được áp dụng nhiều ở Việt Nam trong các công trình hạ tầng cơ sở như cầu,
đường, trạm điện…
1.5. Đặc điểm ngành y tế:
Ngành y tế là một ngành trong hệ thống kinh tế quốc dân và thuộc nhóm

ngành dịch vụ, phục vụ các nhu cầu y tế xã hội. Nói cách khác, ngành y tế có
đóng góp vào GDP của đất nước. Đầu tư cho ngành y tế không phải là tiêu chí mà
là đầu tư cơ bản, đầu tư cho phát triển. Ngành y tế là một ngành dịch vụ nhưng
khác với các ngành kinh doanh dịch vụ khác bởi hoạt động cung cấp dịch vụ của


17
ngành y tế không đặt mục tiêu lợi nhuận làm mục tiêu quan trọng nhất. Do đó
ngành y tế có các đặc điểm sau:
- Ngành y tế chủ yếu phục vụ an sinh xã hội: cung cấp dịch vụ chăm sóc sức
khỏe cho người lao động và các thành viên gia đình họ, nhằm bảo đảm cho họ tái
tạo được sức lao động, duy trì và phát triển nền sản xuất xã hội, đồng thời phát
triển mọi mặt cuộc sống của con người, kể cả phát triển bản thân con người.
- Chi phí đầu tư ngành y tế cao, trong khi mức thu bị hạn chế, ràng buộc bởi
các quy định của nhà nước (giá thu viện phí còn bất cập, chưa được sửa đổi phù
hợp, gây khó khăn trong việc thực hiện tự cân đối thu chi. Quy định sử dụng 35%
nguồn thu viện phí để tăng lương khiến các đơn vị y tế không còn kinh phí để hoạt
động), thu hồi vốn chậm.
- Ngành y tế là ngành kinh doanh dịch vụ có tính rủi ro thấp hơn rất nhiều so
với các ngành kinh doanh dịch vụ khác. Vì ngành y tế cung cấp dịch vụ thiết yếu
của cuộc sống.
- Đối tượng phục của ngành y tế vụ rất đa dạng: người lao động, các đối
tượng chính sách xã hội, người cao tuổi, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số
và trẻ em dưới 6 tuổi…
- Nguồn lực đầu tư cho ngành y tế thì hạn chế: chủ yếu là do ngân sách nhà
nước đầu tư cho y tế, nguồn viện trợ quốc tế, viện phí, bảo hiểm y tế và một số
nguồn thu khác.
1.6. Ứng dụng của mô hình hợp tác nhà nước – tư nhân trong đầu tư phát
triển y tế:
Ứng dụng mô hình hợp tác công – tư có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với

các nước đang phát triển. Do nhu cầu vốn trong phát triển y tế để theo kịp tốc độ
phát triển kinh tế cao và bền vững trong giai đoạn này là rất lớn, trong khi ngân
sách nhà nước mức tăng có giới hạn và không đủ để đáp ứng. Mặt khác, ngân sách
nhà nước đồng thời phải tập trung cho nhiều mục tiêu đầu tư phát triển, trong đó


18
quan trọng nhất là mục tiêu giảm nghèo. Khi thực hiện mô hình này, với cùng một
lượng vốn đầu tư của nhà nước, nếu trước kia chỉ tập trung xây dựng được một
công trình thì nay có thể phát triển hai đến ba công trình tương tự nhờ có phần
vốn tham gia của khu vực tư nhân. Xét theo tổng thể, cùng một lượng vốn đầu tư
có thể huy động được từ nguồn vốn nhà nước trong 10 năm tới, chúng ta có thể
tạo lập được 3 lần số lượng công trình, do khai thác được nguồn vốn từ khu vực tư
nhân.
Sự tham gia của khu vực tư nhân trong đầu tư phát triển y tế có khả năng
mang lại hiệu quả thực hiện tốt hơn, tầm bao phủ rộng hơn nhờ vào hiệu quả đạt
được với năng lực quản lý, sự sáng tạo và khả năng định hướng theo yêu cầu của
khách hàng, khả năng thu hồi vốn đầu tư cao hơn và việc sử dụng khoa học kỹ
thuật công nghệ tiên tiến, tiết kiệm chi phí trong xây dựng, bảo dưỡng và vận
hành của khu vực tư nhân. Trong một môi trường được khuyến khích thỏa đáng,
các nhà cung cấp dịch vụ tư nhân làm tốt hơn các cung cấp dịch vụ thuộc khu vực
nhà nước do có những phản ứng nhanh nhạy hơn so với nhu cầu và sự cạnh tranh
trên thị trường.
Mô hình hợp tác nhà nước – tư nhân đem lại khả năng tăng cường tính
minh bạch, thúc đẩy cạnh tranh và phòng ngừa tham nhũng (thông qua đấu thầu
chọn chủ đầu tư, xây dựng, nhà cung cấp…).
Mô hình hợp tác nhà nước – tư nhân cải thiện hình thức mua sắm công,
thông qua việc buộc nhà đầu tư tư nhân chia sẻ với Chính phủ các rủi ro trong
hoạt động dài hạn của các tài sản và có thể giúp đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt.
Kết luận chương 1

Trong toàn bộ chương 1 trên đây, tác giả đã trình bày một cách tổng quát về
mô hình hợp tác nhà nước – tư nhân. Có thể kết luận rằng mô hình hợp tác nhà
nước – tư nhân là một giải pháp tích cực để đầu tư và phát triển các bệnh viện


19
công ở TP.HCM. Tuy nhiên, nếu mô hình hợp tác nhà nước – tư nhân không được
áp dụng một cách phù hợp thì sẽ trở thành gánh nặng cho ngân sách.
Ở Việt Nam, mô hình hợp tác nhà nước – tư nhân chỉ mới đang ở giai đoạn
khởi đầu. Do đó cần thiết phải có những bước tìm kiếm, thử nghiệm các mô hình
phù hợp thông qua kinh nghiệm thực tiễn trong nước và thế giới.


20
Chương II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRONG LĨNH VỰC Y TẾ TP.HCM
2.1. Giới thiệu chung về ngành y tế Việt Nam:
Ngay từ buổi sơ khai, để tồn tại con người đã phải tạo cho mình một nơi trú
ẩn tránh những tác hại do thiên nhiên gây ra, ngăn ngừa thú dữ. Đầu tiên là những
hang động, đến những lều lán, những ngôi nhà và đến những lâu đài nguy nga
lộng lẫy, với hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngày càng được nâng cao, giảm thiểu tác
hại do thiên nhiên gây ra. Cở sở hạ tầng của bệnh viện trước hết cũng là một công
trình kiến trúc có những đặc thù để khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cộng
đồng. Xã hội càng phát triển, yêu cầu đối với “ngôi nhà bệnh viện”, nhà thương
càng cao. Mặt bằng, không gian kiến trúc, kỹ thuật hạ tầng trang thiết bị y tế phải
phù hợp với yêu cầu của việc lắp đặt và sử dụng trang thiết bị của bệnh viện.
Cơ sở hạ tầng là tài sản cố định có vốn đầu tư lớn. Hàng năm, kinh phí của
Nhà nước đầu tư hàng trăm tỷ đồng để xây dựng cải tạo mở rộng cơ sở hạ tầng
các cơ sở y tế. Tuy nhiên do cơ sở vật chất của nhiều bệnh viện thành phố hiện
nay đang trong tình trạng quá cũ kỹ, hư hỏng trầm trọng, cộng với việc sử dụng
hàng ngày của cán bộ y tế và bệnh nhân, cho nên đòi hỏi việc duy tu, bảo trì, tôn

tạo cần phải được thường xuyên. Vì vậy nhà nước cũng không đủ vốn để thực
hiện việc duy tu, bảo trì hết tất cả các cơ sở hạ tầng của các cơ sở y tế. Mà cơ sở
hạ tầng càng rộng lớn, càng nhiều thì đòi hỏi chi phí thường xuyên cũng càng
nhiều hơn.
Nếu cơ sở hạ tầng không có thì không thể gọi là có bệnh viện được, cơ sở
hạ tầng đã hư hỏng hoàn toàn cũng có nghĩa là bệnh viện không còn có tác dụng
với con người nữa chưa nói đến là nơi khám chữa bệnh, có những yêu cầu lớn hơn
những ngôi nhà thông dụng khác.
Cơ sở hạ tầng của bệnh viện là nơi thực thi nhiệm vụ khám chữa bệnh với
hệ thống trang thiết bị y tế, lực lượng khám chữa bệnh mới ngày càng hiện đại, nó
còn tạo ra môi trường chăm sóc sức khỏe cả về vật chất lẫn tinh thần (tâm lý) giúp


21
đắc lực cho công tác chuyên môn để người bệnh chóng khỏi trở về với gia đình và
cộng đồng.
Trong những năm qua, công tác Bảo vệ, chăm sóc và nghiên cứu sức khỏe
nhân dân tại Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng nhờ một hệ thống
y tế công lập được xây dựng rộng khắp từ Trung ương tới tỉnh, huyện, xã/phường
và thôn, bản, ấp. Hệ thống y tế công lập hiện giữ vai trò chủ đạo trong công tác
chăm sóc, bảo vệ sức khỏe và được chia làm 3 tuyến: tuyến Trung ương, tuyến
tỉnh và tuyến y tế cơ sở (bao gồm huyện, xã và y tế thôn bản). Bên cạnh hệ thống
y tế công, tại Việt Nam đã hình thành mạng lưới y tế tư nhân. Hiện nay có trên
30.000 phòng khám chữa bệnh tư nhân, 84 bệnh viện tư với trên 5.000 giường
bệnh (tương đương 2% giường bệnh của cả nước), trong đó có 4 bệnh viện có vốn
đầu tư của nước ngoài.
Hệ thống y tế của Việt Nam hiện nay bao gồm khoảng 13.438 cơ sở y tế,
trong đó có 1.063 bệnh viện công với 200.000 giường bệnh. Bình quân có 1.664
giường bệnh quốc lập/10.000 dân, 1 bác sĩ phục vụ 1.700 dân. Mạng lưới y tế, đặc
biệt là y tế cơ sở được củng cố và phát triển; hầu hết các xã, phường trong cả nước

đều có trạm y tế, khoảng 65% trạm có bác sĩ. Nhờ vậy, nhiều thành tựu y tế quan
trọng đã đạt được: thanh toán được bệnh bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh vào năm
2000 và bệnh phong vào năm 2005; hạn chế được tốc độ gia tăng của HIV/AIDS;
giảm tỷ lệ chết của trẻ em dưới 5 tuổi từ 55%O năm 1995 xuống còn 32,8%O năm
2003; giảm tỷ lệ chết của trẻ em dưới 1 tuổi từ 42%O xuống 18%O; năm 2003, Việt
Nam đã khống chế thành công dịch bệnh SARS; tuổi thọ trung bình của người
Việt Nam từ 67,8 tuổi đã nâng lên 71,5 tuổi vào năm 2005. Tỷ lệ chi thường
xuyên cho y tế 4,5% ngân sách; tỷ lệ hộ nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn
phí là 29,28% và hộ nghèo được miễn giảm viện phí là 57,88%. Nhiều cơ sở y tế
trong đó có cả hệ dự phòng và khám chữa bệnh được đầu tư, nâng cấp, một số cơ
sở khám chữa bệnh đã ứng dụng công nghệ kỹ thuật cao, tiên tiến như ghép gan,
thận, tủy, thụ tinh trong ống nghiệm, phẫu thuật tim mạch, sọ não, tiêu hóa…Chế


22
độ khám chữa bệnh cho người nghèo, khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6
tuổi đang được triển khai thực hiện.
Đối với ngành dược và hệ thống y dược cổ truyền, Nhà nước Việt Nam đã
có nhiều cố gắng trong việc cung ứng đầy đủ các loại thuốc có chất lượng cho
người dân. Hiện nay Việt Nam có 18 doanh nghiệp dược Trung ương, 132 doanh
nghiệp dược địa phương, 22 dự án liên doanh sản xuất thuốc. Các cơ sở cung ứng
thuốc thiết yếu đã có mặt tại các xã, phường, kể cả vùng sâu, vùng xa, với khoảng
10.317 quầy đại lý thuốc và 9.087 tủ thuốc của trạm y tế.
Công tác nghiên cứu kế thừa và phát huy các bài thuốc, phương pháp chữa
bệnh bằng y học cổ truyền tiếp tục được đẩy mạnh. Các nguồn dược liệu địa
phương được sử dụng rộng rãi để chữa trị một số bệnh thông thường và bệnh mãn
tính. Hiện nay có 450 cơ sở sản xuất thuốc y học cổ truyền với 2.000 chế phẩm
đông nam dược. Hàng năm có khoảng 30% bệnh nhân được khám và điều trị bằng
y học cổ truyền.
Theo đánh giá chung của Tổ chức Y tế thế giới về thành tựu y tế của Việt

Nam, khả năng đáp ứng của hệ thống y tế Việt Nam xếp thứ 51/191 nước trên thế
giới; được đánh giá cao hơn so với nhiều nước có cùng mức thu nhập bình quân
đầu người. Phần lớn các chỉ tiêu tổng quát về sức khỏe của Việt Nam tốt hơn so
với các nước có cùng mức thu nhập. Một số chỉ số cơ bản của Việt Nam tương
đương mức của các nước có thu nhập cao gấp 10 lần. Tuổi thọ trung bình của
người Việt Nam là 72, cao hơn 10 tuổi so với các nước có thu nhập bình quân
tương đương.
Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được trên đây, công tác y tế vẫn còn
một số tồn tại sau:
- Tình hình bệnh tật ở nước ta được phân loại theo 3 nhóm (nhiễm trùng,
không nhiễm trùng và tai nạn, thương tích). Nhóm bệnh không nhiễm trùng chiếm
tỷ trọng mắc bệnh cao nhất là 60,61%, nhóm bệnh nhiễm trùng vẫn còn phổ biến


×