Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Các yếu tố tác động đến thu nhập của hộ nghèo tại huyện Cam Lộ tỉnh Quảng Trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.65 MB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
------------------------------------------------

LÊ MINH NHẤT

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ NGHÈO
TẠI HUYỆN CAM LỘ, TỈNH QUẢNG TRỊ

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2008


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
------------------------------------------------

LÊ MINH NHẤT

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ NGHÈO
TẠI HUYỆN CAM LỘ, TỈNH QUẢNG TRỊ
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 60.31.05

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
TS. LÊ NGỌC UYỂN

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2008



i

MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Mục lục..........................................................................................................

i

Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt............................................................... iii
Danh mục các bảng, biểu..............................................................................

iv

CHƯƠNG MỞ ĐẦU...................................................................................

1

1. Vấn đề nghiên cứu....................................................................................

1

2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................

2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................

2


4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................

3

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài..................................................

4

6. Kết cấu của luận văn.................................................................................

4

Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT..............................................................

5

1.1 Khái niệm nghèo đói...............................................................................

5

1.2 Các phương pháp xác định nghèo đói....................................................

7

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nghèo............................... 12
Chương 2: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU..................................................... 21
2.1 Giới thiệu vùng nghiên cứu và mẫu nghiên cứu..................................... 21
2.2.1 Tổng quan về Tỉnh Quảng Trị................................................... 21
2.2.2 Các đặc điểm chính của Huyện Cam Lộ................................... 24
2.2 Mẫu nghiên cứu...................................................................................... 28

2.3 Nguồn dữ liệu......................................................................................... 29
2.4 Phương thức thu thập dữ liệu.................................................................. 30
2.5 Mô hình kinh tế lượng............................................................................ 35
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................... 39
3.1 Tình hình thu nhập và đời sống nông dân Việt Nam.............................. 39
3.1.1 Thực trạng................................................................................. 39


ii

3.1.2 Nguyên nhân của tình trạng trên............................................... 40
3.2 Kết quả thống kê..................................................................................... 41
3.2.1 Nguồn tạo thu nhập................................................................... 41
3.2.2 Quy mô hộ, lao động và tỷ lệ phụ thuộc................................... 44
3.2.3 Tuổi chủ hộ............................................................................... 45
3.2.4 Thu nhập...................................................................................

45

3.2.5 Các yếu tố rủi ro........................................................................ 46
3.2.6 Nhu cầu vay vốn.......................................................................

46

3.3 Kết quả mô hình kinh tế lượng...............................................................

47

Chương 4: GỢI Ý CHÍNH SÁCH............................................................. 51
4.1 Gợi ý chính sách từ kết quả điều tra và chạy mô hình kinh tế lượng.....


51

4.1.1 Quy mô hộ, số lao động và vấn đề giới tính.............................

51

4.1.2 Đất đai.......................................................................................

52

4.1.3 Vấn đề tiếp cận thông tin tín dụng và vay vốn.........................

53

4.1.4 Dịch vụ hỗ trợ...........................................................................

54

4.1.5 Việc làm....................................................................................

54

4.1.6 Giáo dục....................................................................................

56

4.2 Nâng cao hiệu quả các chương trình XĐGN ở huyện Cam Lộ, tỉnh
Quảng Trị...................................................................................................... 56
4.3 Một số giới hạn của đề tài, đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo............


59

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................
PHỤ LỤC...........................................................................................................
Phụ lục 1: Bản đồ Việt Nam và bản đồ vùng nghiên cứu.........................
Phụ lục 2: Các tình huống nghiên cứu......................................................
Phụ lục 3: Bảng ma trận hệ số tương quan các biến độc lập....................
Phụ lục 4: Thống kê mô tả các biến..........................................................
Phụ lục 5: Các bước xây dựng mô hình....................................................
Phụ lục 6: Phiếu điều tra hộ......................................................................


iii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

BLĐTBXH

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

BCPTVN

Báo cáo phát triển Việt Nam

GSO

Tổng cục thống kê Việt Nam (General Statistic Office)


ÐTMSDC

Điều tra Mức sống Dân cư của Việt Nam

ÐTMSHGÐ

Điều tra Mức sống Hộ gia đình của Việt Nam

KTXH

Kinh tế - Xã hội.

NHCSXH

Ngân hàng Chính sách Xã hội

NHNN&PTNT

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

NGOs

Các tổ chức phi chính phủ

PPA

Đánh giá đói nghèo có sự tham gia của người dân
(Participatory Poverty Assessment)

VLHSS


Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam (Vietnam Living
Household Standard Survey)

VLSS

Điều tra mức sống dân cư của Việt Nam (Vietnam Living
Standard Survey)

VNĐ

Đồng Việt Nam

UNDP

Chương trình phát triển của Liên Hiệp Quốc

UBND

Ủy ban Nhân dân

USD

Đơn vị đô la Mỹ

WB

Ngân hàng thế giới

XĐGN


Xóa đói giảm nghèo


iv

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1

Phân bổ giá trị sản xuất theo lĩnh vực kinh tế của Cam Lộ
2003-2007..................................................................................

26

Bảng 2.2

Cơ cấu nông nghiệp của Huyện Cam Lộ giai đoạn 2003-2007.

26

Bảng 2.3

Một số chỉ số về điều kiện sống của Cam Lộ năm 2007...........

27

Bảng 2.4

Lựa chọn cỡ mẫu.......................................................................


28

Bảng 2.5

Đặc điểm của các xã lấy mẫu....................................................

28

Bảng 2.6

Số lượng người được phỏng vấn ở mỗi xã................................

29

Bảng 2.7

Các biến phụ thuộc....................................................................

35

Bảng 2.8

Các biến độc lập........................................................................

35

Bảng 3.1

Diện tích đất của hộ nghèo.......................................................


41

Bảng 3.2

Tỷ lệ hộ lựa chọn nguồn tín dụng chính thức hoặc phi chính
thức............................................................................................

42

Bảng 3.3

Thống kê hộ đã vay vốn từ các nguồn tài chính........................

42

Bảng 3.4

Quy mô của hộ nghèo được điều tra.........................................

44

Bảng 3.5

Các nguồn thu nhập của hộ (năm 2007)....................................

45

Bảng 3.6

Nhu cầu vay vốn phân loại theo mục đích................................


46


1

CHƯƠNG MỞ ĐẦU

1. Vấn đề nghiên cứu:
Trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước, Chính phủ rất chú trọng
đến xoá đói giảm nghèo (XĐGN), đặc biệt là giảm nghèo trong khu vực nông
thôn. Tăng trưởng kinh tế góp phần quan trọng trong xóa đói giảm nghèo trong
hơn một thập kỷ qua. Tuy nhiên nghèo đói ở nước ta vẫn là vấn đề lớn cần nhiều
nỗ lực và thời gian để cải thiện.
Cùng với sự phát triển kinh tế, chênh lệch thu nhập giữa nông thôn và
thành thị vẫn tăng. Thực trạng nghèo đói ở nông thôn còn cao. Hiện số người
nghèo chiếm 14,7% dân số theo chuẩn quốc gia.
Trong khi đó thiếu vốn được coi là sự hạn chế chủ yếu đối với sự phát
triển ở nông thôn nói chung. Việc phát triển tín dụng ở khu vực nông thôn là nhu
cầu cần thiết xoá đói giảm nghèo.
Quảng Trị là tỉnh có mức thu nhập thấp, 75% dân số sống ở nông thôn và
có tỷ lệ hộ nghèo cao. Trong những năm qua, tỉnh đã có nhiều cố gắng trong
phát triển kinh tế xã hội toàn diện. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo của toàn tỉnh là
28,4% (năm 2007) và công tác xoá đói giảm nghèo chưa đạt kết quả như mong
đợi. Thu nhập của người dân nông thôn vẫn thấp và thiếu sự ổn định.
Xuất phát từ mong muốn góp phần XĐGN thông qua tìm kiếm giải pháp nâng
cao thu nhập cho các hộ nghèo của tỉnh và áp dụng các kiến thức kinh tế lượng
vào thực tế, chúng tôi chọn địa bàn Huyện Cam Lộ thuộc tỉnh Quảng Trị để thực
hiện đề tài nghiên cứu: “Các yếu tố tác động đến thu nhập của hộ nghèo tại
Huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị”.



2

2. Mục tiêu nghiên cứu
Để có thể giải quyết được vấn đề nghiên cứu nêu trên, đề tài cần đi tìm lời giải
cho những câu hỏi nghiên cứu được đặt ra như sau:

- Tổng quan về hộ nghèo tại địa bàn nghiên cứu?
- Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nghèo?
- Các chính sách nào cần được thực hiện để nâng cao thu nhập cho hộ nghèo
và đáp ứng nhu cầu tín dụng của họ?
Trả lời những câu hỏi trên, đề tài chú trọng vào những mục tiêu nghiên cứu như
sau:

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn việc xóa đói giảm nghèo;
- Xác định các yếu tố tác động đến thu nhập của hộ nghèo. Đánh giá thực
trạng tiếp cận tín dụng và phân tích tác động của tín dụng đối với việc nâng
cao thu nhập của các hộ nghèo;

- Đề xuất định hướng và các giải pháp nhằm nâng cao thu nhập của các hộ
nghèo.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu thuộc huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Đây là huyện có điều
kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tiêu biểu cho các vùng nghèo của tỉnh. Công tác xoá
đói giảm nghèo được triển khai trên địa bàn huyện đã nhiều năm và có nhiều
chương trình triển khai cùng lúc hoặc đan xen nhau qua các thời kỳ.
Thời gian: tập trung phân tích vào giai đoạn 2007 đến tháng 06/2008 và đề xuất
các giải pháp từ đây cho đến năm 2010.
Đối tượng nghiên cứu là 352 hộ nghèo thuộc xã Cam Thuỷ, xã Cam Nghĩa và thị

trấn Cam Lộ. Đây là các hộ được xác định là hộ nghèo và được UBND xã cấp
thẻ hộ nghèo.


3

4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp chuyên gia: nghiên cứu các quan điểm, kinh nghiệm chính sách,
cách tổ chức xoá đói giảm nghèo tại Việt Nam. Đồng thời, phỏng vấn, trao đổi
với các cá nhân là công chức, chuyên viên tham gia vào công tác XĐGN của tỉnh
Quảng Trị.
Phương pháp điều tra xã hội học: thực hiện phỏng vấn, điều tra trong các hộ
dân cư trong vùng nghiên cứu. Các tiêu chí chủ yếu cần thu thập là cấu trúc hộ
gia đình, lao động, việc làm, mức sống, các nhân tố tác động lên đời sống của
dân cư… Đây là phương pháp để thu thập dữ liệu sơ cấp, phản ánh thực tế đang
diễn ra tại cộng đồng dân cư và phục vụ cho việc ra quyết định của các cấp lãnh
đạo cũng như làm cơ sở cho việc xây dựng các mô hình kinh tế lượng.
Phương pháp thống kê mô tả: nhằm nắm rõ đặc điểm của các yếu tố tác động
đến nghèo đói giúp có cơ sở đưa ra những kiến nghị chính sách phù hợp về xoá
đói giảm nghèo tại địa phương.
Phương pháp định lượng: xây dựng mô hình kinh tế lượng tìm ra mối quan hệ
giữa thu nhập với các yếu tố khác như cấu trúc hộ, trình độ văn hoá, giới tính,
nguồn lực sản xuất… Từ mô hình tìm được, ta có thể xác định các yếu tố tác
động chính mức độ tác động của nó để đề xuất các chính sách phù hợp nhằm cải
thiện thu nhập và đáp ứng nhu cầu tín dụng của các hộ nghèo.
Trên cơ sở phỏng vấn trực tiếp các cán bộ thực hiện, quản lý chương trình
XĐGN của tỉnh và từ dữ liệu thu thập được từ việc điều tra thực tế hộ nghèo ở
huyện Cam Lộ tác giả thực hiện đề tài xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thu
nhập của hộ nghèo theo hướng nghiên cứu định lượng có kết hợp thống kê mô
tả.



4

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nghèo là điều tra về XĐGN
đầu tiên trên địa bàn nghiên cứu sử dụng mô hình kinh tế lượng trong phân tích.
Đây sẽ là tư liệu tham khảo mới bổ sung cho các công trình nghiên cứu trước đó.
Mặt khác, đề tài cũng là tư liệu tham khảo cho các cấp quản lý tại địa phương
cũng như ban chỉ đạo XĐGN của tỉnh trong việc hoạch định chính sách nhằm
đẩy nhanh tốc độ XĐGN trên địa bàn Huyện.
6. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, nội dung đề tài gồm 04 chương và phần kết luận. Các
chương cụ thể như sau:
Chương 1, “Cơ sở lý thuyết”, trình bày cơ sở lý thuyết về nghèo đói bao gồm
các khái niệm, phương pháp xác định nghèo đói và các nhận tố ảnh hưởng đến
thu nhập của hộ nghèo, các tiêu chí đo lường nghèo đói.
Chương 2, “Thiết kế nghiên cứu”, đề cập đến vùng nghiên cứu, thiết kế nghiên
cứu phù hợp với đặc điểm của vùng nghiên cứu và đề xuất mô hình kinh tế
lượng.
Chương 3, “Kết quả nghiên cứu”, trình bày kết quả kết quả phân tích thống kê
các nhân tố liên quan đến nghèo đói trên địa bàn huyện Cam Lộ. Ngoài ra
chương này còn trình bày kết quả của mô hình kinh tế lượng áp dụng cho địa bàn
nghiên cứu. Mô hình này xác định các nhân tố có ảnh hưởng đến thu nhập của
hộ nghèo.
Chương 4, “Gợi ý chính sách”, trình bày các gợi ý chính sách nhằm nâng cao thu
phập của hộ nghèo và đáp ứng nhu cầu tín dụng của họ. Ngoài ra chương này
cũng nêu ra những giới hạn, hạn chế của nghiên cứu và gợi ý phát triển một số
hướng nghiên cứu tiếp theo.



5

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Khái niệm nghèo đói:
Cho đến nay quan điểm, định nghĩa về nghèo đói được thống nhất trên thế giới,
tuy nhiên tiêu chí xác định nghèo đói rất khác nhau tuỳ thuộc vào mỗi quốc gia,
vùng lãnh thổ. Chuẩn nghèo thường được dựa trên mức thu nhập hoặc mức chi
tiêu đủ để thoả mãn các nhu cầu như ăn uống, sinh hoạt, quần áo, giáo dục, giải
trí. Có nhiều mức độ để thoả mãn các nhu cầu đó tuỳ thuộc vào mức độ phát
triển kinh tế-xã hội cũng như phong tục tập quán ở mỗi lãnh thổ và quốc gia.
Về khái niệm nghèo đói, Uỷ ban kinh tế khu vực Châu Á Thái Bình Dương
(ESCAP) năm 1993 đã đưa ra định nghĩa “Nghèo đói là tình trạng một bộ phận
dân cư không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu của con người và được
xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập
quán của địa phương”. Đây cũng là khái niệm thường được sử dụng ở Việt
Nam.
Mặt khác, theo Chương trình phát triển các quốc gia, Hirschowitz tán thành với
định nghĩa về đói nghèo qua Báo cáo Đo lường mức độ đói nghèo ở Nam Phi
như sau: “Trong báo cáo này, đói nghèo (theo nghĩa chung trong các báo cáo
phát triển Liên hiệp các nước) được nhìn nhận lại ở viễn cảnh rộng hơn chứ
không chỉ đơn thuần bó hẹp ở khía cạnh thu nhập thấp hay tiêu dùng thấp”. Điều
cần thấy ở đây là “sự phủ nhận của các cơ hội và các lựa chọn cơ bản nhất đối
với sự phát triển con người để dẫn đến cuộc sống năng động, khoẻ mạnh, lâu dài
và tận hưởng một điều kiện sống ổn định, tự do, có phẩm chất, tự trọng và sự tôn
trọng từ những người khác”.



6

Cùng quan điểm này, Amartya Sen cũng chia sẻ rằng “đói nghèo phải được nhìn
nhận như là sự tước đoạt những khả năng cơ bản nhất hơn là chỉ bó hẹp ở khía
cạnh thu nhập thấp”. Ông cho rằng đói nghèo có thể ở cả các khả năng thiết yếu
bị tước đoạt về kinh tế, chính trị và xã hội. Hơn nữa, định nghĩa nhấn mạnh ở
trên cho chúng ta thấy có sự phân loại chủ yếu trong đó sự tồn tại của con người
nói chung cũng như giữa người giàu và người nghèo quan tâm đến việc làm cách
nào để tạo ra những cơ hội giữa họ. Nói cách khác, người giàu có nhiều cơ hội
để tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng nhiều hơn người nghèo.
Nghèo đói có hai dạng là nghèo đói tuyệt đối và nghèo đói tương đối.
- Nghèo đói tuyệt đối: Theo David O.Dapice thuộc Viện phát triển
Harvard “Nghèo đói tuyệt đối là không có khả năng mua một lượng sản phẩm
tối thiểu để sống”
Nghèo đói tuyệt đối xảy ra khi mức thu nhập hay tiêu dùng của một người hay
hộ gia đình giảm xuống mức thấp hơn giới hạn nghèo đói. Giới hạn nghèo đói
được xác định hoặc căn cứ vào chi phí ước tính cho một khối kượng hàng hoá cơ
bản theo giá cả hợp lý hoặc căn cứ vào tiêu chuẩn dinh dưỡng. Ví dụ, lượng ca lo
và chất đạm cần thiết phải được cung cấp cho cơ thể.
Nói cụ thể, Ngân hàng thế giới phân loại đói nghèo tuyệt đối là “mức sống ít hơn
75 xu (cents) một ngày, và chú ý rằng 2/3 thế giới có chất lượng gần như nghèo
dựa theo tiêu chuẩn đồng đô la một ngày để phân loại với dạng đói nghèo tuyệt
đối”. Hiện nay, mặc dầu tỷ lệ đói nghèo đã giảm nhưng vẫn còn 1/5 dân số thế
giới có mức sống dưới ngưỡng 1 đô la/ngày.
- Nghèo đói tương đối: nghèo đói tương đối được xét trong tương quan xã
hội, phụ thuộc vào địa điểm dân cư sinh sống và phương thức tiêu thụ phổ biến ở
nơi đó. Nghèo đói tương đối được hiểu là những người sống dưới mức tiêu
chuẩn có thể chấp nhận được trong những địa điểm và thời gian xác định. Nghèo



7

đói tương đối cũng là một hình thức thể hiện sự bất bình đẳng trong phân phối và
thu nhập. Ngày nay, nghèo đói tương đối được chú trọng nhiều hơn để có giải
pháp thu hẹp sự cách biệt giàu nghèo.
Tóm lại, những quan niệm về nghèo đói nêu trên đều phản ánh ba khía cạnh chủ
yếu của người nghèo:
• Có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư.
• Không được thụ hưởng những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu dành cho
con người.
• Thiếu cơ hội được lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển cộng đồng.
Tiêu chí chung nhất để xác định nghèo đói là mức thu nhập hay chi tiêu để thỏa
mãn những nhu cầu cơ bản của con người. Nhu cầu cơ bản của con người phụ
thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội cũng như phong tục tập quán của mối
vùng, mỗi quốc gia.
1.2 Các phương pháp xác định nghèo đói:
Các phương pháp sử dụng nhằm đo mức độ nghèo và xác định đối tượng nghèo
ở Việt Nam có thể được phân thành 06 nhóm sau: 1) Chi tiêu của hộ; 2) vẽ bản
đồ nghèo; 3) dựa vào thu nhập; 4) phân loại của địa phương; 5) Tự đánh giá; 6)
xếp hạng giàu nghèo. Cụ thể:
Phương pháp 1 - Chi tiêu của hộ: Phương pháp này dựa vào các cuộc điều tra
chi tiêu của hộ như ĐTMSDC 1993 và 1998 hay ĐTMSHGĐ 2002. Những cuộc
điều tra này bao gồm các thông tin chi tiết về chi tiêu của hộ. Thông tin này có
thể được dùng để tính chuẩn nghèo, đo bằng mức chi tiêu đầu người cần thiết để
đảm bảo 2100 ca-lo một ngày, dựa vào cách mà các hộ phân bổ chi tiêu của họ
giữa các hạng mục lương thực và phi lương thực. những hộ có mức chi tiêu dưới
chuẩn nghèo được xếp vào diện nghèo. Tỷ lệ nghèo được tính bằng tỷ lệ dân số


8


có mức chi tiêu dưới chuẩn nghèo. Hạn chế của phương pháp này là điều tra chi
tiêu hộ rất tốn kém, nên mẫu thường nhỏ và ước tính nghèo đói thường có sai số.
Trong ĐTMSDC 1993 và 1998, không thể tính được tỷ lệ nghèo đáng tin cậy ở
cấp tỉnh trở xuống. ĐTMSHGĐ 2002 cho phép ta tính được tỷ lệ nghèo tin cậy
cho cấp vùng và có thể cho cấp tỉnh nhưng phương pháp chi tiêu của hộ không
thể dùng được ở cấp huyện, chưa nói đến cấp xã hay hộ.
Phương pháp 2 - Vẽ bản đồ nghèo: Phương pháp này kết hợp giữa phỏng vấn
sâu của điều tra hộ với phạm vi rộng của tổng điều tra dân số. Những cuộc điều
tra hộ như ĐTMSHGĐ sẽ thu thập thông tin không chỉ về chi tiêu của hộ, mà
còn cả về một loạt biến khác như quy mô và thành phần của hộ, trình độ học vấn
của các thành viên trong hộ, nghề nghiệp và tài sản của họ… Còn tổng điều tra
dân số không hỏi về chi tiêu, nhưng lại bao gồm những thông tin về nhiều biến
số kể trên. Phương pháp vẽ bản đồ nghèo là gắn hai công cụ thống kê này thông
qua 03 bước chính. Bước thứ nhất là xác định một loạt các biến số chung giữa
cuộc điều tra hộ chi tiết và cuộc tổng điều tra dân số cùng thời kỳ. Thứ hai, tiến
hành phân tích thống kê để đánh giá mối quan hệ giữa mức chi tiêu bình quân
đầu người với những biến số này. Bước thứ ba là sử dụng những kết quả từ phân
tích này để dự báo chi tiêu của những hộ có trong tổng điều tra dân số. Mức chi
tiêu dự báo này sẽ được dùng để đánh giá xem một hộ có nghèo không. Về mặt
này, vẽ bản đồ nghèo vẫn là một phần trong phương pháp dựa vào chi tiêu,
nhưng nó dựa vào mức chi tiêu dự báo, chứ không phải chi tiêu thực tế của hộ.
Phương pháp vẽ bản đồ nghèo cho phép tính được tỷ lệ nghèo ở các cấp thấp,
được đo bằng tỷ lệ hộ nghèo trong tổng điều tra dân số của mỗi tỉnh, huyện,
thậm chí cả xã. Nhưng phương pháp này cũng không phải thực sự là hoàn hảo
bởi lẽ chi tiêu “dự báo” chỉ có thể ước tính với sai số.
Phương pháp 3 - dựa vào thu nhập: Việc áp dụng nghiêm ngặt phương pháp
tính theo thu nhập do Bộ LĐTBXH đưa ra để đo mức nghèo có thể được xếp vào



9

loại này. Trên nguyên tắc, phương pháp của Bộ LĐTBXH dựa trên điều tra gồm
những câu hỏi về tài sản và về thu nhập từ các nguồn khác nhau. Thu nhập từ tất
cả các nguồn này cộng lại, chia cho số người trong hộ và so sánh với một trong
ba chuẩn nghèo, tuỳ theo xã đó nằm ở vùng nào. Ở thành thị, chuẩn là 260.000
đồng/người/tháng. Ở nông thôn vùng đồng bằng, chuẩn nghèo là 200.000
đồng/người/tháng (theo QĐ số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08/07/2005 về ban hành
chuẩn hộ nghèo áp dụng trong giai đoạn 2006-2010). Tỷ lệ nghèo có thể được
tính bằng tỷ lệ dân số sống dưới chuẩn nghèo trong xã, huyện hoặc tỉnh. Phương
pháp này cũng bị phê phán vì hai lí do. Thứ nhất, về mặt lý luận, các mốc thu
nhập để phân loại hộ nghèo ở những loại xã khác nhau có tính chủ quan và chưa
chắc đã so sánh được. Một hộ thành thị có thu nhập đầu người 260.000
đồng/tháng có thể nghèo hơn hoặc giàu hơn một hộ có thu nhập đầu người
180.000đồng/tháng ở vùng sâu hay miền núi. Thứ hai, trên thực tế, Phương pháp
của Bộ LĐTBXH không được áp dụng đồng nhất ở các địa phương. Điển hình là
chỉ một phần trong các hộ là được điều tra, chủ yếu là những hộ đã được nhận
giấy chứng nhận hộ nghèo, được xác định sát mức nghèo. Vì vậy, kết quả điều
tra thường không được chính quyền địa phương tính đến khi phân bổ những
khoản trợ giúp như miễn học phí hoặc thẻ khám chữa bệnh. Chính quyền địa
phương thường đặt ra tỷ lệ nghèo mà không xem xét đến phương pháp xác định
của Bộ LĐTBXH.
Phương pháp 4 - Phân loại của địa phương: Điểm căn bản trong việc xác định
đối tượng nghèo và phân bổ các khoản trợ giúp trên thự tế ở cấp địa phương là
có sự chi phối của thôn. Mỗi xã có một vài thôn (hay còn gọi là làng). Mỗi thôn
có một trưởng thôn, thường do dân bầu ra và được mọi người xung quanh kính
trọng. Nhiệm vụ chính của trưởng thôn là tìm hiểu tình hình của các hộ trong
thôn. Mặc dù tìm hiểu cũng để nhằm mục đích quản lý, như nhận biết những ai
mới đến và báo cáo những hoạt động khả nghi nhưng trách nhiệm của họ cũng



10

gồm cả việc xác định đối tượng hộ nghèo để phân bổ những khoản trợ giúp được
cấp. Mỗi thôn sẽ lên danh sách những hộ nghèo và hộ đói, hộ đói là một phần
trong số hộ nghèo. Danh sách này được cập nhật một hoặc hai lần trong một
năm, khi mà những lợi ích như miễn học phí và thẻ khám chữa bệnh được cung
cấp. Nhược điểm tiềm tàng của phương pháp phân loại của địa phương này là
thiếu một quy tắc chặt chẽ để xác định hộ nghèo. Một nhược điểm nữa là nó
hoàn toàn loại bỏ một số hộ ra khỏi việc xem xét phân loại, như hộ được coi là
không chăm chỉ lao động hoặc không có trách nhiệm xã hội. Trên thực tế, việc
không trợ cấp cho những hộ này có thể gây thiệt thòi cho con cái của họ, là
những người không có lỗi chỉ vì cha mẹ của chúng nghiện rượu hay không chịu
lao động. Ở Quảng Trị, các cán bộ thôn giải thích rằng họ không cấp sổ hộ
nghèo cho những hộ đang mắc nợ. Những người di cư không có hộ khẩu cũng
không được hưởng trợ giúp và không tham gia vào các cuộc họp thôn.
Phương pháp 5 - Phương pháp tự đánh giá: các hộ được yêu cầu tự đánh giá
về hiện trạng nghèo của mình. Không có hướng dẫn gì về những tiêu chí để làm
cơ sở đánh giá, do đó cách làm này hoàn toàn mang tính chủ quan. Mặc dù người
được hỏi chính là người biết rõ thu nhập, chi tiêu hay nguy cơ tổn thương của
mình hơn ai hết nhưng câu trả lời của họ ít khi dính dáng đến chuẩn nghèo hay
ngưỡng nghèo chung. Trong số tất cả những phương pháp được xem xét, đây là
phương pháp xác định rõ nhất địa vị tương đối của hộ trong xã. Trong hai hộ
giống nhau thì hộ ở xã giàu sẽ có khuynh hướng tự kê khai mình là hộ nghèo
hơn là hộ ở xã nghèo. Một nhược điểm của phương pháp này là không thể tạo ra
được những tỷ lệ nghèo có thể so sánh được giữa các xã, các huyện, các tỉnh.
Một bất cập nghiêm trọng hơn là nó dễ bị người trả lời làm cho sai lệch. Do đó,
tự đánh giá là một phương pháp nghiên cứu có ích nhưng không phải là một cơ
chế tốt để đo nghèo hoặc xác định đối tượng nghèo.



11

Phương pháp 6 - Xếp hạng giàu nghèo: Phương pháp này thường được sử dụng
nhiều nhất trong PPA, bao gồm một tập hợp những nhận xét về hiện trang của tất
cả các hộ trong một cộng đồng. Ở nông thôn Việt Nam, cộng đồng tiêu biểu
chính là thôn. Một tỷ lệ đáng kể các hộ trong cộng đồng sẽ tập hợp nhau lại để
xếp thứ tự hoặc phân loại tất cả các hộ trong số đó. Trong những PPA được thực
hiện, những người tham dự được chọn sao cho có đủ nam, nữ, người già, người
trẻ, người nghèo và người không nghèo. Đại diện chính quyền địa phương,
thường có cả trưởng thôn, cũng tham gia. Những cán bộ xã hội từ các tổ chức
phi chính phủ, các tổ chức nghiên cứu trong nước đã làm quen với xã và và
những vấn đề chính ảnh hưởng đến đời sống của các hộ đó đứng ra làm đầu mối
liên hệ. Việc phân loại hộ thường được thực hiện thông qua thảo luận nhóm
nhằm chỉ ra những dặc tính của người nghèo. Sau đó những tờ phiếu có ghi tên
tất cả các hộ trong thôn được phân phát cho các người tham dự để họ phân loại
các hộ vào các nhóm. Trong bước cuối cùng, trường hợp của những hộ được
phân loại khác nhau bởi ít nhất 02 thành viên sẽ được đem ra thảo luận trong cả
nhóm. Việc thảo luận nhằm tìm hiểu nguyên nhân của sự khác nhau và tìm kiếm
sự nhất trí liên quan đến phân loại phù hợp cho mỗi trường hợp. Do vậy phương
pháp xếp hạng giàu nghèo mang tính toàn diện hơn những phương pháp chỉ dựa
vào chi tiêu hoặc thu nhập và khách quan hơn phương pháp tự đánh giá hay phân
loại bởi chính quyền địa phương. Tuy nhiên, nhược điểm chính của phương pháp
xếp hạng giàu nghèo là chi phí cao.
Hiện tại, Phòng Lao động Thương binh Xã hội huyện Cam Lộ xác định
các hộ nghèo trên địa bàn dựa vào điều tra thu nhập hộ và có kết hợp với phân
loại của địa phương. Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng kết quả xác định
hộ nghèo của huyện để lựa chọn ra các hộ nghèo làm mẫu nghiên cứu.



12

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nghèo
1.3.1 KHUNG PHÂN TÍCH
Trong khung phân tích, chúng ta xem xét giả thuyết các yếu tố quyết định
thu nhập của hộ. Thu nhập của hộ được quyết định bởi các yếu tố cấp độ hộ gia
đình như tích luỹ tài sản - PC (VD: vật nuôi và công cụ sản xuất), vốn con người
- HC (kiến thức và năng lực của con người: giáo dục, kinh nghiệm và huấn
luyện). Và các yếu tố khác như: vốn xã hội - SC (mối quan hệ xã hội như tham
gia vào các tổ chức hoặc hội); vốn tài chính - FC (tiếp cận tài sản lưu động, bao
gồm cả vốn vay và tiết kiệm) và vốn tự nhiên - NC (tài sản được tích luỹ từ
nguồn lực tự nhiên, bao gồm cả chất lượng và số lượng đất đai, cây trồng và tiếp
cận các nguồn lực khác). Lựa chọn nguồn lực tạo thu nhập sau đây được gọi là
chiến lược tạo thu nhập (IS), tất nhiên xác định cả thu nhập và tài sản.
Lựa chọn các nguồn chính tạo thu nhập được xác định bởi nhiều nhân tố ở
cấp độ vùng, đó là: tiềm năng nông nghiệp, tiếp cận thị trường và mật độ dân số
(Pender, Scherr và Duron 2001; Pender, Place và Ehui 1999). Những yếu tố ở
cấp độ lớn hơn được xác định bằng cách so sánh thuận lợi của một vùng thông
qua xác định chi phí và rủi ro trong sản xuất các loại hàng hoá khác nhau, chi phí
và ràng buộc thị trường, hàng hoá địa phương và yếu tố giá, các cơ hội và các
hoạt động thay thế khác. Ví dụ, việc làm nông nghiệp với phi nông nghiệp v.v..
Những yếu tố đó có thể cho ta tổng quát về cấp độ vùng tác động đến chiến lược
tạo thu nhập. Ví dụ như, thông qua sự tác động vào giá của hàng hóa hoặc yếu tố
đầu vào; hoặc nó có thể tác động đến yếu tố cấp độ hộ như là quy mô trung bình
của hộ.
Chính sách của chính phủ, các chương trình, các tổ chức và các định chế
có thể ảnh hưởng đến chiến lược tạo thu nhập, đối với sản xuất, điều kiện nguồn
lực và thu nhập của hộ ở nhiều cấp độ khác nhau. Các chính sách, tổ chức, các



13

chương trình có thể tìm kiếm để xúc tiến các chiến lược riêng biệt tạo thu nhập
(ví dụ: xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp phi truyền thống) hoặc có thể tìm
cách tháo gỡ những ràng buộc phát sinh trong mỗi chiến lược tạo thu nhập (ví
dụ: cung cấp vốn khởi đầu cho các hoạt động phi nông nghiệp, nhu cầu tín dụng
phát sinh để sản xuất trồng trọt).
Câu hỏi quan trọng trong nghiên cứu này là xác định các nhân tố ảnh
hưởng đến thu nhập của hộ. Trả lời câu hỏi đó sẽ gợi ý cho chính quyền địa
phương và các tổ chức XĐGN đưa ra các chính sách hiệu quả đối với nghèo đói
trên địa bàn.
Các yếu tố quyết định thu nhập của hộ1
Thu nhập của hộ là tổng của thu nhập từ sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi,
các hoạt động phi nông nghiệp (ví dụ: buôn bán, bán hàng thủ công, sản xuất
gạch, bán than củi) và các khoản viện trợ. Các yếu tố quyết định về sử dụng lao
động và các tài sản khác cho các hoạt động khác nhau tác động đến thu nhập hộ.
Như đã nói ở phần trên, thu nhập và tích luỹ tài sản được xác định bởi:
1. Các thức tạo thu nhập (IS), tích luỹ tài sản (PC), vốn con người (HC), vốn
tự nhiên (NC) và vốn xã hội (SC);
2. Các nhân tố cấp độ vùng (X) ảnh hưởng đến lợi thế so sánh của địa
phương, bao gồm cả điều kiện nông sinh học, tiếp cận thị trường và cơ sở
hạ tầng, mật độ dân số;
3. Lao động của hộ (L), các yếu tố ngẫu nhiên (Uy)
Thu nhập = y(IS, L, NC, PC, FC, HC, SC, X, Uy)

Theo: Rhona Walusimbi, Ephraim Nkonya (2004), Community And Household-level
Income & Asset Status Baseline Suvey Report, AFRICARE-Uganda [11]
1



14

1.3.2 GIẢ THUYỂT NGHIÊN CỨU
Chúng ta sẽ thảo luận các mối liên hệ có thể của nhiều nhân tố chính sách có liên
quan ở các biến quyết định (thu nhập). Những nguyên nhân được xem xét bao
gồm tiềm năng nông nghiệp, tiếp cận với thị trường và giao thông, quy mô nông
trại, tiếp cận tín dụng, tham dự các chương trình hỗ trợ kỹ thuật và các tổ chức,
vốn con người, tài sản hiện vật như gia súc và trang thiết bị.
Tiềm năng nông nghiệp
Tiềm năng nông nghiệp là tập hợp của các nhân tố như khí hậu, sinh học,
đặc tính lý hoá của đất, địa hình, độ cao, nhiệt độ, sự đa dạng sinh học. Khi đó,
đối với người dân phụ thuộc vào nông nghiệp, tiềm năng nông nghiệp thường
làm tăng thu nhập của họ nếu các yếu tố khác không đổi. Tiềm năng nông nghiệp
cũng thường chỉ ra loại chiến lược tạo thu nhập có thể hỗ trợ tiềm năng này.
Chẳng hạn như, sẽ không khả thi nếu trồng cây lâu năm ở trên những vùng đất
khô cằn.
Tiếp cận thị trường
Tiếp cận thị trường được xác định bởi một danh mục “kết hợp thị trường tiềm
năng” dựa trên thời gian di chuyển ước tính đến năm chợ gần nhất, có tính trọng
số bằng quy mô dân số (Wood và các tác giả khác, 1999). Căn cứ vào các chi phí
giao dịch như lưu kho, vận chuyển, tiếp thị hàng hoá, tiếp cận thị trường quyết
định lợi thế so sánh của vùng, quyết định tiềm năng nông nghiệp. Ví dụ, tiềm
năng nông nghiệp của một xã ở vùng cao không có lợi thế hoàn toàn trong sản
xuất các loại rau khó bảo quản. Thậm chí nếu cây trồng giá trị cao có khả năng
tạo lợi nhuận, nhưng nông dân đối mặt với chi phí vận chuyển cao có lẽ nên
trồng các loại cây có giá trị thấp cho mục đích sinh kế hơn là cây trồng giá trị
cao (Omamo 1998).
Sản phẩm từ sữa và các hoạt động chăn nuôi gia súc như chăn nuôi lợn và
gia cầm thường được đặt gần đô thị để có được tính kinh tế nhờ quy mô, chi phí



15

tiếp thị, chi phí vận chuyển cao, các hàng hoá dễ hỏng (ví dụ: sữa, trứng) và có
thị trường, tiếp cận các đầu vào như thức ăn hỗn hợp. Chăn nuôi quy mô lớn các
loại vật nuôi dễ vận chuyển, như gia súc và động vật ăn cỏ, có thể xuất hiện ở
những vùng xa thị trường tiêu thụ và thường có lợi thế so sánh ở những vùng có
có tiềm năng trồng trọt thấp.
Cơ hội cho các hoạt động phi nông nghiệp thường lớn hơn ở vùng đô thị
và giao thông thuận lợi (Haggblade và các tác giả khác, 1989). Nó bao gồm các
hoạt động kết nối với nông nghiệp, như chế biến nông sản, buôn bán, cung cấp
đầu vào cho nông nghiệp cũng như các hoạt động được thúc đẩy bởi nhu cầu tạo
ra thu nhập cao hơn với cách tiếp cận tốt hơn. Cơ hội nghề nghiệp trong thành
phố công nghiệp cũng thường lớn hơn đối với những người sống gần trung tâm
đô thị. Một cách tổng quát, tiếp cận thị trường tốt hơn được kỳ vọng có được
những tác động tích cực đến thu nhập và tài sản. Khi đó, sự tiếp cận gia tăng cơ
hội tăng thu nhập của hộ, thông qua gia tăng sản phẩm nông nghiệp hoặc hoạt
động phi nông nghiệp. Tiếp cận thị trường cũng giống như gia tăng sự tham gia
các chương trình và tổ chức vì thế các chương trình và tổ chức thường tập trung
vào các vùng có khả năng tiếp cận thị trường cao (Jagger, Pender, 2003).
Các nguồn chính tạo ra thu nhập
Sự lựa chọn các nguồn chính tạo ra thu nhập ảnh hưởng đến thu nhập và
tài sản của hộ.
Những hộ dựa vào cây trồng giá trị cao, chăn nuôi, thu nhập từ hoạt động phi
nông nghiệp thường có thu nhập cao hơn những hộ chỉ sản xuất lương thực thiết
yếu (Barrett và các tác giả khác, 2001). Mặt khác, những hộ phụ thuộc vào thu
nhập thấp từ việc làm phi nông nghiệp có thể nghèo hơn những hộ canh tác tự
cung tự cấp. Các nguồn chính tạo thu nhập có thể tác động đến sự tham gia các
chương trình và tổ chức. Ví dụ, người dân sống nhờ vào các hoạt động phi nông



16

nghiệp thường không thích tham gia vào các chương trình và tổ chức chuyên về
nông nghiệp và quản lý nguồn lực tự nhiên (NRM).
Các chương trình và các tổ chức
Các chương trình và tổ chức có thể làm gia tăng khả năng thực hiện của
kỹ thuật NRM. Tuy nhiên, tác động của việc tham gia các chương trình và tổ
chức còn phụ thuộc vào mục tiêu của nó. Các chương trình tập trung vào nông
nghiệp và NRM có thể giúp tăng sản lượng nông nghiệp và thường làm tăng thu
nhập và tài sản. Tuy nhiên, thu nhập có thể bị tác động tiêu cực (ít nhất là trong
ngắn hạn) bởi các chương trình tập trung vào một số hoạt động nông nghiệp nếu
những hoạt động đó không làm gia tăng sản lượng đáng kể trong thời gian ngắn,
bởi vì chi phí cơ hội của lao động. Mục tiêu của chương trình có thể ảnh hưởng
đến lựa chọn chiến lược tạo thu nhập nếu nông dân dễ dàng theo đuổi các chiến
lược được hỗ trợ.
Tín dụng
Tiếp cận được tín dụng giúp nông dân mua sắm đầu vào hoặc có được tài
sản vật chất do đó góp phần nâng cao thu nhập. Tín dụng cũng có thể gia tăng
sản xuất và sự tiếp thị cho cây trồng giá trị cao hoặc sự tăng trưởng của sản
phẩm chăn nuôi và giảm sự tồn tại của cây lương thực. Nó cũng có thể giúp hộ
đầu tư vào các hoạt động phi nông nghiệp. Vì thế, tác động của tín dụng lên thu
nhập và tài sản có xu hướng tích cực, đem đến lợi nhuận cho hộ gia đình. Tác
động của tín dụng đến sự tham gia vào các chương trình và tổ chức là không rõ
ràng. Ví dụ, khoản tín dụng để khởi đầu kinh doanh phi nông nghiệp có thể dẫn
đến sự ngừng đầu tư vào nông nghiệp, và nó không liên quan đến việc tham gia
vào các chương trình và tổ chức vì mục đích nông nghiệp và NRM. Mặt khác,
tín dụng có thể giúp nông dân mua các kỹ thuật được phát triển bởi các chương
trình và tổ chức nông nghiệp và NRM.



17

Vốn con người (Trình độ giáo dục, giới tính và tuổi của chủ hộ)
Trình độ giáo dục được kỳ vọng làm tăng cơ hội của hộ được trả lương
(làm thuê nông nghiệp) và có thể gia tăng khả năng khởi đầu các hoạt động phi
nông nghiệp khác nhau (Barrett và các tác giả khác, 2001; Deininger và Okidi
2001). Giáo dục có thể làm tăng khả năng tiếp cận tín dụng cũng như cơ hội thu
tiền mặt. Do vậy, giúp họ mua sắm được tài sản. Giáo dục cũng có thể làm tăng
cơ hội trong chiến lược thu nhập thông qua gia tăng khả năng tiếp cận thông tin
về lựa chọn cơ hội thị trường và công nghệ. Vì thế, Hộ có khả năng thích ứng
với các cơ hội mới. Vì vậy, tác động của giáo dục lên thu nhập và tài sản của hộ
được kỳ vọng là tích cực. Dĩ nhiên, tác động của nó lên sự tham gia các chương
trình và tổ chức có thể không rõ ràng nếu như chi phí cơ hội cao để người dân có
được giáo dục tốt hơn sẽ không cho phép họ tham gia vào các chương trình đó.
Hoặc, nó có thể làm tăng nhu cầu của họ về hoạc tập các kỹ thuật sản xuất nông
nghiệp tốt hơn.
Giới tính của chủ hộ là một nhân tố quan trọng đối với thu nhập, đặc biệt
là trong quyết định đầu tư, nơi sinh sống của hộ và các quyết định quan trọng
khác thường được quyết định bởi nam giới. Năng suất lao động nông nghiệp của
nữ thấp hơn nam giới và thường chủ hộ là nữ có tỷ lệ lao động thấp nên khả
năng toạ ra thu nhập thấp hơn các hộ khác. Điều này cho thấy, phụ nữ làm chủ
hộ thường nghèo, vì thế họ ít có cơ hội tiếp cận vốn tự nhiên và vốn vật chất..
Tuy nhiên, nó cũng cho thấy rằng phụ nữ làm chủ hộ thường làm việc vất vả hơn
để bù đắp cho điều kiện không thuận lợi của họ và tiết kiệm những đồng tiền vất
vả kiếm được thay vì mua sắm những thứ xa xỉ. Điều này cũng có thể dẫn đến hộ
có nữ làm chủ hộ có thu nhập cao hơn.
Tác động của giới tính chủ hộ đến lựa chọn chiến lược thu nhập thường
do những đặc điểm riêng. Ví dụ, phụ nữ sẽ không chọn các công việc phải xa gia
đình dài ngày, chăn nuôi gia súc có thể cần dẫn đàn đi tìm đồng cỏ và nguồn



18

nước. Phụ nữ thường chọn trồng các cây lương thực. Tham gia vào các chương
trình và tổ chức thường khó khăn hơn đối với phụ nữ bởi họ hay ngại giao tiếp
với người lạ như là nhân viên của các dự án.

Hộp 1.1: Khả năng tiếp cận nguồn lực của phụ nữ
Tiếp cận đất đai
Báo cáo “Xóa bỏ khoảng cách Thiên niên kỷ” năm 2003 của Liên hợp
quốc tại Việt Nam cho biết, chỉ có 2,3% số hộ gia đình trong cả nước có
tên cả vợ và chồng trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ngay ở
vùng duyên hải Nam Trung Bộ được đánh giá là làm việc này tốt hơn các
vùng khác thì tỷ lệ cũng mới đạt 7%, còn hầu hết các vùng khác chỉ ở
mức 1 - 2%. Song hiện nay, theo Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có gần
90% giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp mới có cả tên vợ và
chồng, tạo thuận lợi cho phụ nữ trong việc vay vốn để đầu tư sản xuất,
kinh doanh cũng như bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong trường
hợp ly hôn, phân chia tài sản.
Tiếp cận tín dụng
Việc tiếp cận tín dụng của phụ nữ đang dần được cải thiện. Báo cáo “Xóa
bỏ khoảng cách Thiên niên kỷ” năm 2003 của Liên hợp quốc tại Việt
Nam cho biết, nam giới vẫn chiếm gần 2/3 số người đứng ra vay vốn.
Năm 2006 điều tra mức sống dân cư của Tổng cục Thống kê cho thấy có
53,9% hộ nghèo được vay vốn từ các nguồn khác nhau, trong đó số chủ
hộ là nữ chiếm 46%.
Nguồn: Trương Thị Thuý Hằng (2008), “Ðể tiếp cận nguồn lực phát
triển: Phá bỏ rào cản”, Báo Đại Đoàn Kết, ngày 22/10/2008.
Tuổi của chủ hộ được kỳ vọng tác động tích cực lên thu nhập và tài sản.

Khi người nông dân lớn tuổi họ vững vàng hơn và được kỳ vọng có đất tốt hơn,


19

nhiều gia súc và nhiều kinh nghiệm trong sản xuất và tiếp thị hơn. Tuy nhiên,
những người trẻ thường có nhiều động lực đổi mới, nhiều nghị lực hơn ngay cả
khi bị giới hạn bởi ít tài sản và thiếu kinh nghiệm. Vì vậy, tác động của tuổi đến
thu nhập và tài sản thường không rõ ràng. Nhưng tuổi của chủ hộ thường không
có liên hệ với sự tham gia vào các chương trình và tổ chức do những người lớn
tuổi thường bị bó buộc theo cách của họ do đó làm cản trở tiếp thu các ý tưởng
mới. Tác động của tuổi đến chiến lược tạo thu nhập thường không rõ ràng. Nông
dân lớn tuổi có thể không muốn mạo hiểm với các hoạt động phi nông nghiệp
mới hoặc giống cây mới. Tuy nhiên, những người lớn tuổi có thể giàu có, vì vậy
họ có khả năng bỏ vốn vào các hoạt động phi nông nghiệp đòi hỏi vốn khởi đầu
lớn.
Tài sản của hộ
Tác động của lao động lên thu nhập và tài sản của hộ được kỳ vọng là tích
cực nếu sản phẩm biên của lao động là dương. Tỷ lệ phụ thuộc (số người phụ
thuôc trên số lao động) được cho là/kỳ vọng giảm thu nhập và tài sản khi hộ có
nhiều người phụ thuộc hơn thì sẽ nghèo hơn. Tác động của chăn nuôi và tài sản
vật chất lên thu nhập của hộ được kỳ vọng là tích cực. Nghĩa là tài sản được tích
luỹ với mục đích làm gia tăng thu nhập.
Tuy nhiên, có thể có những lý do khác đối với việc tích luỹ tài sản. Ví dụ,
gia súc có thể được giữ như là vốn lưu động và như một sự bảo hiểm, ở những
nơi có thị trường tài chính và bảo hiểm kém phát triển (Binswanger và McIntire
1987). Vật nuôi hoặc các tài sản khác có thể được tích luỹ nhờ của hồi môn
hoặc thừa kế. Vì vậy, ảnh hưởng của tích luỹ tài sản vật chất lên thu nhập có thể
bị giới hạn.
Nếu tín dụng không đổi, người nông dân có thu nhập và tài sản có khả

năng hơn trong việc mua sắm đầu vào hoặc đầu tư. Tác động của tài sản của hộ
lên lựa chọn nguồn chính tạo thu nhập một cách định tính giống như tác động


×