Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Một số nhân tố tác động đến sự hài lòng của du khách đối với dịch vụ du lịch tại khu du lịch núi Bà Đen tỉnh Tây Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

LÊ THỊ HỒNG GẤM
MỘT SỐ NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG
CỦA DU KHÁCH ĐỐI VỚI DỊCH VỤ DU LỊCH TẠI
KHU DU LỊCH NÚI BÀ ĐEN TỈNH TÂY NINH

Chuyên ngành: Thống kê kinh tế
Mã số: 8310107

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN VĂN THẮNG

Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nghiên cứu nào khác./.
Tác giả luận văn

Lê Thị Hồng Gấm


MỤC LỤC
TRANG BÌA PHỤ
LỜI CAM ĐOAN


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ..................................... 1
1.1. Tổng quan về du lịch Tây Ninh ....................................................................... 1
1.2. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 4
1.3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ....................................................................... 5
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 5
1.5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 6
1.6. Đóng góp của đề tài ......................................................................................... 6
1.7. Kết cấu của luận văn ................................................................................................ 7
CHƢƠNG II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .................................... 8
2.1. Cơ sở lý thuyết về dịch vụ du lịch và sự hài lòng của khách du lịch .................. 8
2.1.1. Khái niệm về dịch vụ du lịch........................................................................ 8
2.1.1.1. Du lịch và khách du lịch ....................................................................... 8
2.1.1.2. Dịch vụ ................................................................................................ 10
2.1.1.3. Dịch vụ du lịch .................................................................................... 10
2.1.2. Khái niệm về chất lượng dịch vụ .............................................................. 11
2.1.2.1. Chất lượng dịch vụ .............................................................................. 11


2.1.2.2. Các mô hình đo lường chất lượng dịch vụ ......................................... 12
2.1.3. Khái niệm về sự hài lòng của khách hàng.................................................. 13
2.1.4. Sự tương quan giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng ... 14
2.2. Một số địa điểm du lịch tại Tây Ninh ............................................................ 14
2.2.1. Khu du lịch núi Bà Đen. .................................................................... 14
2.2.2. Tòa thánh Cao đài Tây Ninh .............................................................. 17
2.2.3. Hồ Dầu tiếng Tây Ninh ...................................................................... 18
2.2.4. Di tích lịch sử Căn cứ Trung ương Cục miền Nam ........................... 19

2.3. Một số công trình nghiên cứu liên quan đến sự hài lòng ............................... 19
2.3.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài. ............................................. 19
2.3.2. Các công trình nghiên cứu trong nước ............................................... 22
2.4. Mô hình nghiên cứu đề xuất .............................................................................. 25
CHƢƠNG III. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ................................................................. 27
3.1. Quy trình nghiên cứu .............................................................................................. 27
3.2. Nghiên cứu định tính .............................................................................................. 27
3.3. Nghiên cứu định lượng ........................................................................................... 31
3.3.1. Chọn mẫu nghiên cứu ..................................................................................... 31
3.3.2. Thiết kế bảng câu hỏi ...................................................................................... 32
3.3.3. Thu thập thông tin mẫu nghiên cứu ............................................................... 33
3.4. Phương pháp phân tích dữ liệu............................................................................... 33
3.4.1. Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s
Alpha ................................................................................................................................... 33
3.4.2. Đánh giá giá trị thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA ............. 34


3.4.3. Phân tích hồi quy tuyến tính......................................................................... 35
CHƢƠNG IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................... 36
4.1. Thông tin chung về mẫu nghiên cứu...................................................................... 36
4.1.1. Cơ cấu mẫu theo giới tính............................................................................... 36
4.1.2. Cơ cấu mẫu theo độ tuổi ................................................................................. 36
4.1.3. Cơ cấu mẫu theo thu nhập .............................................................................. 37
4.2. Đánh giá thang đo ................................................................................................... 38
4.2.1. Đánh giá độ tin cậy thang đo qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha .............. 38
4.2.2. Đánh giá giá trị thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA ................ 40
4.3. Phân tích hồi quy tuyến tính bội............................................................................. 42
4.4. Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu .............................................................. 45
CHƢƠNG V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................... 48
5.1. Kết luận .......................................................................................................... 48

5.2. Kiến nghị........................................................................................................ 48
5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu trong tương lai .............................. 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
ANMT: An ninh và môi trường
ANOVA: Analysis Of Variance (Phân tích phương sai)
CSHT: Cơ sở hạ tầng
DGGC: Đánh giá về giá cả
EFA: Exploratory Factor Analysis
GDP: Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội)
KMO: Hệ số Kaiser-Mayer-Olkin
NBD: Điểm đến núi Bà Đen
NVPV: Nhân viên phục vụ du lịch
SHL: Sự hài lòng của du khách
SIG: Mức ý nghĩa quan sát
SPSS: Statistical Package For The Social Sciences
TNDL: Tài nguyên du lịch
Tp. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
UNWTO - World Tourist Organization (Tổ chức du lịch thế giới)
VIF: Variance Inflation Factor (Hệ số phóng đại phương sai)


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Thang đo các nhân tố ........................................................................................ 29
Bảng 3.2. Số lượng du khách phỏng vấn ................................................................. 33
Bảng 4.1: Kết quả kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha ........................... 38
Bảng 4.2: Kết quả hệ số Cronbach’s Alpha lần 2 cho nhân tố nhân viên phục vụ du lịch

............................................................................................................................................ 40
Bảng 4.3: Phân tích nhân tố khám phá EFA các quan sát của các nhân tố độc lập
............................................................................................................................................ 40
Bảng 4.4: Phân tích nhân tố khám phá EFA các quan sát của các nhân tố phụ thuộc
............................................................................................................................................ 42
Bảng 4.5: Ma trận tương quan giữa các biến.................................................................... 42
Bảng 4.6: Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội......................................................... 44
Bảng 4.7: Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ................................................. 47
Bảng 5.1: Mức độ tác động của các nhân tố đến sự hài lòng của du khách ............ 49
Bảng 5.2: Trung bình giá trị các quan sát cho nhân tố điểm đến núi Bà Đen ......... 49
Bảng 5.3: Trung bình giá trị các quan sát cho nhân tố an ninh và môi trường ........ 51
Bảng 5.4: Trung bình giá trị các quan sát cho nhân tố nhân viên phục vụ du lịch ..
.................................................................................................................................. 53
Bảng 5.5: Trung bình giá trị các quan sát cho nhân tố tài nguyên du lịch ............... 54
Bảng 5.6: Trung bình giá trị các quan sát cho nhân tố đánh giá giá cả ................... 55
Bảng 5.7: Trung bình giá trị các quan sát cho nhân tố cơ sở hạ tầng ...................... 56


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1. Mô hình chất lượng kỹ thuật, chức năng ................................................. 12
Hình 2.2. Tổng số du khách đến núi Bà Đen giai đoạn từ năm 2005 – 2017 .......... 15
Hình 2.3. Mô hình nghiên cứu của Poon và Low (2005) ......................................... 20
Hình 2.4. Mô hình thứ nhất của Bindu Narayan và cộng sự (2008) ........................ 21
Hình 2.5. Mô hình thứ hai của Bindu Narayan và cộng sự (2008) .......................... 22
Hình 2.6. Mô hình nghiên cứu sự hài lòng của khách du lịch nội địa đối với điểm
đến Khánh Hòa ......................................................................................................... 23
Hình 2.7. Mô hình nghiên cứu những nhân tố tác động đến sự hài lòng của du khách
đối với chất lượng của sản phẩm du lịch sinh thái ở Thành phố Cần Thơ .............. 24
Hình 2.8. Mô hình nghiên cứu đề xuất..........................................................................25
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ........................................................................................ 27

Hình 3.2. Mô hình nghiên cứu chính thức ....................................................................29
Hình 4.1. Giới tính của khách du lịch ...................................................................... 36
Hình 4.2. Độ tuổi của khách du lịch ......................................................................... 37
Hình 4.3. Thu nhập của khách du lịch ...................................................................... 37


1
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về du lịch Tây Ninh
Diện tích tự nhiên: 4,035.45 km2.
Dân số trung bình: 1,118,153 người (tháng 4 năm 2017).
Đơn vị hành chính: 08 huyện và 01 thành phố trực thuộc tỉnh.
Tây Ninh có địa hình, thổ nhưỡng đa dạng với đồng bằng, rừng, núi, sông,
hồ…và khí hậu 2 mùa ôn hòa, chế độ bức xạ dồi dào, nhiệt độ cao và ổn định, ít
chịu ảnh hưởng của bão và các hiện tượng thời tiết bất lợi. Về vị trí địa lý, Tây Ninh
thuộc khu vực Đông Nam bộ, là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam,
có 240 km đường biên giới tiếp giáp với Vương quốc Campuchia và 2 cửa khẩu
quốc tế Mộc Bài và Xa Mát. Cùng với nhiều tài nguyên thiên nhiên và nhân văn đặc
sắc là: quần thể di tích Căn cứ Trung ương Cục miền Nam; di tích Chiến thắng
đồng khởi Tua Hai - nơi mở màn phong trào đồng khởi vũ trang trong kháng chiến
chống Mỹ; núi Bà Đen cao nhất Nam bộ (986m) với truyền thống Động Kim Quang
anh hùng và huyền tích Linh Sơn Thánh Mẫu cùng công trình cáp treo - máng trượt
đầu tiên ở Việt Nam; hồ Dầu Tiếng với diện tích mặt nước rộng hơn 27,000 ha có
nhiều đảo lớn, nhỏ là công trình hồ thủy nông nhân tạo lớn nhất khu vực, phục vụ
tưới tiêu cho hơn 72,000 ha đất nông nghiệp trong ngoài tỉnh; Tòa Thánh Cao Đài
Tây Ninh - một công trình kiến trúc đặc sắc, nơi thờ phụng của tôn giáo Cao Đài tại
Tây Ninh; Vườn Quốc gia Lò Gò - Xa Mát với hệ sinh thái đa dạng, độc đáo; 2 hệ
thống sông Sài Gòn và Vàm Cỏ Đông có giá trị nhiều mặt không chỉ với Tây Ninh
mà còn với nhiều tỉnh lân cận; văn hóa ẩm thực với các món ăn đậm tính địa
phương… Tây Ninh có tiềm năng trở thành một trong những cửa ngõ đón khách

quốc tế, trung tâm du lịch độc đáo của vùng Đông Nam bộ theo hướng văn minh bền vững thông qua du lịch truyền thống lịch sử, tâm linh tín ngưỡng, du lịch sinh
thái, nghỉ dưỡng, du lịch cửa khẩu, mua sắm.
Nền kinh tế của tỉnh Tây Ninh vẫn chủ yếu là ngành nông nghiệp. Trong khi
tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch chưa nhanh và ngành du lịch vẫn chiếm một vị


2
trí quá nhỏ bé so với toàn bộ nền kinh tế của tỉnh thì những năm gần đây ngành du
lịch của tỉnh đã được các cấp lãnh đạo bắt đầu chú ý phát triển nhưng vẫn chưa
xứng với tiềm năng vốn có, nó chỉ góp phần nhỏ trong sự phát triển kinh tế của tỉnh
nhà.
Trong những năm qua, du lịch tỉnh nhà phát triển tương đối khá, tiềm năng
du lịch từng bước được khai thác. Giai đoạn 2007-2017, tốc độ tăng trưởng bình
quân đạt 7.3%/năm về khách du lịch, 10.8%/năm về doanh thu; địa bàn phát triển
du lịch tiếp tục mở rộng; sản phẩm du lịch và doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh
vực du lịch ngày một tăng về số lượng và chất lượng; lượng du khách nội địa và
quốc tế tăng, số lượng khách lưu trú, mức chi tiêu và tỷ lệ du khách quay lại tăng;
xã hội hóa phát triển du lịch có bước chuyển biến; Khu di tích lịch sử, văn hóa,
danh thắng và du lịch núi Bà Đen tiếp tục là một trong 10 điểm đến hàng đầu của du
khách về sức hấp dẫn.
Sự phát triển du lịch đã góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh
tế của địa phương theo hướng tích cực, thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển, giải
quyết việc làm, góp phần cải thiện bộ mặt nông thôn, phát triển đô thị.
Lượng khách du lịch đến Tây Ninh tăng liên tiếp trong nhiều năm trở lại đây.
Mỗi năm, ngành du lịch của tỉnh đón từ 2.2 đến 2.7 triệu khách du lịch trong nước
và nước ngoài, doanh thu từ du lịch bình quân năm 2015-2017 tăng trưởng hơn
10%/năm,... Đây là một con số đáng mơ ước đối với nhiều địa phương khác, cụ thể
năm 2016 số lượt khách du lịch nội địa đến Tây Ninh là 2.6 triệu lượt khách, năm
2017 là 2.7 triệu lượt khách, doanh thu về lĩnh vực du lịch năm 2017 tăng 10.2% so
với cùng kỳ năm 2016. Tuy nhiên, phân tích kỹ, con số ấn tượng này không phản

ánh đúng thực chất những sản phẩm, chất lượng du lịch mà Tây Ninh tạo ra trong
cách làm du lịch bởi doanh thu từ du lịch năm 2016 của tỉnh chỉ đạt 770 tỷ đồng, chỉ
bằng khoảng một phần ba so với doanh thu một năm của khu du lịch Bà Nà (Đà
Nẵng). Có thể khẳng định, tổng doanh thu của ngành du lịch Tây Ninh có được chủ


3
yếu đến từ các loại hình du lịch tâm linh tại khu du lịch quốc gia núi Bà Đen, Tòa
thánh Cao Đài,… vào các dịp lễ hội đầu năm.
Năm 2017, ngành du lịch tỉnh Tây Ninh cán mốc con số gần 2.68 triệu lượt
khách đến tham quan du lịch. Các chiến lược thu hút khách du lịch nhằm làm gia
tăng tốc độ tăng trưởng du lịch cho thấy tỉnh đang khai thác triệt để thế mạnh của
ngành “công nghiệp không khói”. Sự phát triển du lịch đã góp phần quan trọng
trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương theo hướng tích cực, thúc đẩy các
ngành kinh tế phát triển, giải quyết việc làm, góp phần cải thiện bộ mặt nông thôn,
phát triển đô thị.
Tuy nhiên xét về toàn diện thì những con số của ngành du lịch Tây Ninh đạt
được còn chưa xứng với tiềm năng vốn có của mình. Hiên tại vẫn chưa có lời giải
thích thấu đáo nào cho câu hỏi là nên làm gì để khai thác tối đa tiềm năng cũng như
lợi thế từ đó đẩy mạnh phát triển du lịch của tỉnh.
Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh Phạm Văn Tân cho rằng: Du lịch Tây Ninh
vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế, chưa tương xứng tiềm năng và thế mạnh. Nguyên
nhân lớn nhất là do định hướng phát triển du lịch của tỉnh chưa rõ, thiếu tính chiến
lược lâu dài, cơ sở hạ tầng còn thiếu, phát triển chậm và chưa đồng bộ, các sản
phẩm du lịch còn đơn điệu, chất lượng sản phẩm thấp... Toàn tỉnh hiện mới có một
khách sạn bốn sao do tỉnh đầu tư, còn lại chủ yếu là các nhà nghỉ quy mô nhỏ,
không có các trung tâm vui chơi giải trí, điểm dừng chân đáp ứng được nhu cầu cao
hơn. Hạ tầng giao thông đã được kết nối đến các địa điểm du lịch nhưng chất lượng
lại rất thấp, từ TP Hồ Chí Minh lên Tây Ninh tuy chỉ dài 100 km nhưng khách du
lịch phải đi gần ba giờ; cả tỉnh không có nhiều đơn vị có thể tổ chức các tua, tuyến

du lịch chuyên nghiệp cho khách thập phương đến tham quan. Các sản phẩm du lịch
đặc thù của địa phương còn ít và không đặc sắc, khác biệt, ngoài bánh tráng, muối
tôm,… Đáng lo nhất là về nhân lực, bởi Tây Ninh không có đội ngũ được đào tạo
để làm du lịch đúng nghĩa mà chỉ sử dụng lao động “tay ngang” từ các lĩnh vực
khác,…


4
1.2. Lý do chọn đề tài
Tây Ninh được đánh giá là tỉnh có tiềm năng về du lịch, Tây Ninh có một
nguồn tài nguyên du lịch rất phong phú và đa dạng, nó hội tụ đủ các yếu tố để phát
triển các loại hình du lịch từ truyền thống, tâm linh, sinh thái đến mạo hiểm với
những cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp. Trong đó, những mùa du lịch thu hút sự quan
tâm của đông đảo người dân trong và ngoài tỉnh như: Hội xuân núi Bà, Hội yến
Diêu Trì của đạo Cao Đài, Lễ vía Bà Linh Sơn Thánh Mẫu…
Sản phẩm của du lịch chủ yếu là dịch vụ, chất lượng dịch vụ. Muốn tạo ra
những dịch vụ du lịch có chất lượng đòi hỏi người phục vụ du lịch phải tìm cách
điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với đặc điểm tâm lý và hành vi của khách du
lịch. Mặt khác khách du lịch là đối tượng trung tâm của hoạt động du lịch, việc
nghiên cứu, đánh giá sự hài lòng của du khách cũng sẽ giúp cho chính quyền và cư
dân địa phương nơi diễn ra hoạt động du lịch có cách nhìn bao quát hơn, thông cảm
hơn, thân thiện hơn nhằm mang lại sự hài hòa hợp lý nhất.
Tuy nhiên trong những vừa năm qua, việc đánh giá sự phát triển của ngành
du lịch trên địa bàn tỉnh chỉ dựa trên việc gia tăng số lượng du khách đến tham quan
du lịch mà chưa thật sự chú ý đến việc gia tăng chất lượng dịch vụ và sự hài lòng
của du khách. Trong khi đó, chất lượng của dịch vụ mới là yếu tố quan trọng giúp
ngành du lịch phát triển một cách bền vững và đạt được doanh thu cao.
Chất lượng của dịch vụ được nhận xét chủ yếu qua các hoạt động của dịch vụ
du lịch, trong đó chủ yếu là tài nguyên du lịch, hoạt động dịch vụ lưu trú và ăn
uống, an ninh và vệ sinh điểm đến, đặc sản vùng miền, tính thân thiện của con

người địa phương…. Trong bối cảnh hội nhập như ngày nay, muốn tận dụng được
tất cả các cơ hội phát triển, ngành du lịch Tây Ninh cần cố gắng hơn nữa để nâng
cao năng lực cạnh tranh, trong đó cần nâng cao chất lượng của dịch vụ, chú trọng
đến sự hài lòng của du khách là vấn đề trọng tâm thiết yếu nhất. Ngành du lịch hiện
nay chưa tạo được hình ảnh du lịch tương xứng với câu hỏi đặt ra là tại sao nó
không thể đạt được những chỉ số kinh doanh đáng có so với tiềm năng đang được


5
đánh giá cao của mình? Tại sao du lịch Tây Ninh vẫn chưa tạo được sức thu hút đối
với khách du lịch trong nước lẫn du khách nước ngoài thường xuyên mà chỉ theo
mùa du lịch - thậm chí lâm vào tình trạng có nhiều du khách “một đi không trở lại”?
Để đi tìm được câu trả lời cho vấn đề này, tác giả tiến hành đánh giá sự hài lòng của
du khách đối với chất lượng các hoạt động du lịch của tỉnh Tây Ninh. Từ thực tiễn
đó, việc nghiên cứu và đề ra các giải pháp để phát triển ngành du lịch Tây Ninh là
một đòi hỏi khách quan, cần thiết. Đó cũng là lý do tác giả chọn đề tài “Một số nhân
tố tác động đến sự hài lòng của du khách đối với dịch vụ du lịch tại Khu du lịch núi
Bà Đen tỉnh Tây Ninh” làm đề tài nghiên cứu.
1.3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài nghiên cứu là tìm ra những nhân tố thật sự tác động đến
sự hài lòng của du khách đối với dịch vụ du lịch tỉnh Tây Ninh. Xác định cụ thể
chiều hướng và mức độ tác động của các nhân tố. Từ kết quả của nghiên cứu đưa ra
những ý kiến thảo luận nhằm làm tăng sự hài lòng của du khách đối với dịch vụ du
lịch của tỉnh Tây Ninh. Từ đó đưa ra những điểm mạnh, điểm yếu cũng như những
nguyên nhân của những điểm mạnh, điểm yếu đó và đề xuất các giải pháp cho nhà
quản trị nhằm phát triển dịch vụ và gia tăng doanh thu du lịch trên địa bàn tỉnh
trong thời gian tới.
Câu hỏi nghiên cứu: Những nhân tố nào đã thật sự tác động đến sự hài lòng
của du khách đối với dịch vụ du lịch của tỉnh Tây Ninh? Chiều hướng và mức độ
tác động cụ thể của mỗi nhân tố đó ra sao? Ngành du lịch tỉnh Tây Ninh cần giải

quyết các vấn đề gì nhằm nâng cao sự hài lòng của du khách đối với dịch vụ của
mình.
1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Sự hài lòng của du khách đối với dịch vụ du lịch tỉnh
Tây Ninh.
Đối tượng khảo sát là khách du lịch đi du lịch tại núi Bà Đen Tây Ninh.


6
Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
Về thời gian: Thu thập dữ liệu từ ngày 11/9/2018 đến ngày 30/9/2018.
1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng hai phương pháp: phương pháp định tính và định lượng.
Từ mô hình nghiên cứu tác giả đã đề xuất, phương pháp nghiên cứu định tính
được sử dụng trong thảo luận nhóm nhằm mục đích điều chỉnh, đề xuất hoặc bổ
sung các biến quan sát hay các nhân tố thật sự tác động đến sự hài lòng của du
khách nhằm đưa ra mô hình nghiên cứu chính thức và bảng câu hỏi khảo sát dùng
trong nghiên cứu định lượng.
Phương pháp nghiên cứu định lượng là tiến hành khảo sát du khách đến Tây
Ninh theo bảng hỏi đã được tác giả hoàn chỉnh từ bước nghiên cứu định tính nhằm thu
thập nguồn dữ liệu sơ cấp phục vụ cho công tác phân tích kiểm định mô hình. Kiểm
tra và đánh giá lại các phiếu trả lời, loại bỏ phiếu không hợp lệ. Tiến hành nhập dữ
liệu và xử lý dữ liệu trên phần mềm SPSS 20. Ở phần này tác giả sẽ sử dụng phương
pháp kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha và kiểm định nhân tố khám phá EFA,
thiết lập mô hình hồi quy thể hiện mức độ tác động của các nhân tố đến sự hài lòng
của du khách.
1.6. Đóng góp của đề tài
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về du lịch và dịch vụ du lịch, các
nhân tố thuộc môi trường bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến việc phát triển du

lịch, các tiêu chí đánh giá việc phát triển du lịch.
Phân tích thực trạng phát triển du lịch tại tỉnh Tây Ninh: một số nét khái quát
về các tiềm năng phát triển du lịch của Tây Ninh và thực trạng phát triển du lịch
trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển ngành du lịch trên địa bàn Tây Ninh.


7
1.7. Kết cấu của luận văn
Luận văn được chia làm 5 chương như sau:
Chương I: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chương II: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Chương III: Thiết kế nghiên cứu
Chương IV: Phân tích kết quả nghiên cứu
Chương V: Kết luận và kiến nghị


8
CHƢƠNG II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý thuyết về dịch vụ du lịch và sự hài lòng của khách du lịch
2.1.1. Khái niệm về dịch vụ du lịch
2.1.1.1. Du lịch và khách du lịch
Du lịch
Du lịch là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn
nơi định cư. Du lịch là đi để vui chơi, giải trí hoặc nhằm mục đích kinh doanh; là
việc thực hiện chuyến đi khỏi nơi cư trú, có tiêu tiền, có lưu trú qua đêm và có sự
trở về. Mục đích của chuyến đi là giải trí, nghỉ dưỡng, thăm thân nhân, công tác, hội
nghị khách hàng hay du lịch khen thưởng, hoặc nhằm mục đích kinh doanh. Theo
Tổ chức du lịch thế giới (World Tourist Organization – UNWTO), một tổ chức
thuộc Liên Hiệp Quốc định nghĩa "Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những

người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải
nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành
nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một
năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục
đích chính là kiếm tiền”. Định nghĩa của UNWTO về du lịch lại hướng đến chủ yếu
là các hoạt động của khách du lịch. Các hoạt động này được quy định là phải diễn ra
liên tục trong một khoảng thời gian nào đó nhất định, ở một không gian nào đó nhất
định mà không phải là nơi mình định cư sinh sống, và không có mục đích kinh tế
(kiếm tiền).
Theo điều 3 chương I của Luật Du lịch năm 2017 thì du lịch được định
nghĩa như sau: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người
ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm
đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du
lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác”.
Trong Giáo trình kinh tế du lịch của nhóm tác giả Nguyễn Văn Đính, Trần


9
Thị Minh Hòa (2006) có nhận định về du lịch như sau: lĩnh vực du lịch cũng là một
ngành nghề kinh doanh, nó gồm các hoạt động như tổ chức hướng dẫn đi du lịch,
sản xuất và trao đổi hàng hóa, dịch vụ lẫn nhau giữa những doanh nghiệp, nhằm đáp
ứng nhu cầu của hành khách về đi lại, lưu trú qua đêm, ăn uống, tham quan cũng
như giải trí, tìm hiểu và các nhu cầu khác nữa của khách du lịch. Những hoạt động
đó nó phải đem lại lợi những ích về kinh tế chính trị - xã hội thật sự cho nước làm
du lịch và cho bản thân những doanh nghiệp. Định nghĩa du lịch của các tác giả này
hướng trọng tâm đến các hoạt động kinh doanh du lịch là chủ yếu. Yếu tố khách du
lịch không được nhắc đến và được hiểu với tư cách như là đối tượng mà du lịch
hướng tới chứ không phải một chủ thể của du lịch.
Như vậy, qua các định nghĩa về du lịch được trích dẫn và phân tích trên, thật
khó để có thể xác định định nghĩa nào là chính xác nhất. Nếu đứng trên quan điểm

nghiên cứu du lịch từ các hoạt động của du khách thì không thể có các hoạt động
kinh doanh sinh lợi (như quan điểm của UNWTO, Luật Du lịch Việt Nam), còn nếu
đứng trên quan điểm nghiên cứu du lịch như một hoạt động tổng quát thì du lịch là
một ngành kinh tế xã hội vừa đáp ứng được lợi ích của du khách lại vừa mang lại
lợi ích cho người làm du lịch và quốc gia làm du lịch (như quan điểm của Nguyễn
Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa).
Tóm lại, du lịch là một tổng thể hết sức phức tạp bao gồm nhiều thành phần
cấu thành, mang đầy đủ đặc điểm của một ngành kinh tế lẫn xã hội.
Khách du lịch
Theo điều 3 chương I của Luật Du lịch năm 2017 định nghĩa “khách
du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc
để nhận thu nhập ở nơi đến”.
Nhà kinh tế học người Áo – Jozep Stemder – định nghĩa: “Khách du lịch là
những người đặc biệt, ở lại theo ý thích ngoài nơi cư trú thường xuyên, để thoả mãn
những nhu cầu cao cấp mà không theo đuổi mục đích kinh tế”.


10
Nhà kinh tế người Anh – Olgilvi khẳng định rằng: “Để trở thành khách du
lịch cần có hai điều kiện sau: thứ nhất phải xa nhà một thời gian dưới một năm; thứ
hai là phải dùng những khoản tiền kiếm được ở nơi khác”.
2.1.1.2. Dịch vụ
Dịch vụ là một ngành kinh tế có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc
dân. Ở các nước tiên tiến, tỷ trọng của dịch vụ chiếm trong GDP là 70% đến 75%.
Ở Việt Nam, tỷ lệ này vào khoảng 40%. Cụ thể chín tháng đầu năm 2018, toàn bộ
các hoạt động dịch vụ tính theo giá trị gia tăng đạt nhịp độ tăng trưởng bình quân
6.9% so cùng kỳ, chiếm 42.5% trong GDP.
Trong lý luận Marketing, dịch vụ được coi là một hoạt động của chủ thể này
cung cấp cho chủ thể kia, chúng có tính vô hình và không làm thay đổi quyền sở
hữu. Dịch vụ có thể được tiến hành nhưng không nhất thiết phải gắn liền với sản

phẩm vật chất.
Theo định nghĩa của ISO 9004:1991 E: “Dịch vụ là kết quả mang lại nhờ các
hoạt động tương tác giữa người cung cấp và khách hàng, cũng như nhờ các hoạt động
của người cung cấp để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng”.
Theo Philip Kotler: “Dịch vụ là một hoạt động cung ứng nhằm để trao đổi,
chủ yếu là vô hình và không dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu. Việc thực hiện dịch
vụ có thể gắn liền hoặc không gắn liền với sản phẩm vật chất”.
2.1.1.3. Dịch vụ du lịch
Theo Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa (2006), dịch vụ du lịch là
một loại hàng hóa được cung cấp cho du khách, nó tạo nên bởi sự kết hợp của hai
yếu tố là khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội và việc sử dụng các nguồn lực cơ sở
vật chất kỹ thuật và lao động tại một địa điểm cố định nào đó.
Khác với các ngành dịch vụ khác, dịch vụ du lịch là kết quả được mang lại
nhờ các hoạt động tương tác lẫn nhau giữa các tổ chức cung cấp dịch vụ du lịch và
hành khách tham gia du lịch, thông qua các hoạt động qua lại lẫn nhau đó để đáp


11
ứng các nhu cầu của du khách và mang lại những lợi ích thiết thực cho những tổ
chức cung ứng về du lịch.
2.1.2. Khái niệm về chất lƣợng dịch vụ
2.1.2.1. Chất lƣợng dịch vụ
Vì đặc tính của dịch vụ là vô hình, nên rất khó đo lường chất lượng và nó được
hiểu bằng nhiều cách mà tùy thuộc vào đối tượng nghiên cứu và môi trường của
nghiên cứu đó. Chất lượng của dịch vụ, nó được coi như là mức độ thỏa mãn của dịch
vụ đó với nhu cầu của người sử dụng dịch vụ hoặc nói cách khác nó là khoảng cách
giữa sự mong đợi của người dùng dịch vụ và cảm nhận của người đó khi họ đã sử
dụng qua dịch vụ đó. Dưới đây là các cách hiểu về chất lượng dịch vụ
Theo những quan điểm hướng về khách hàng, chất lượng dịch vụ là đồng
nghĩa với việc đáp ứng mong đợi và thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Do vậy, có

thể nói chất lượng là yếu tố được xác định bởi khách hàng sau khi khách hàng đã sử
dụng dịch vụ đó. Do các nhu cầu của những khách hàng là rất đa dạng và vô tận nên
chất lượng đi kèm cũng sẽ có nhiều mức độ khác nhau tuỳ theo từng đối tượng khác
nhau.
Chất lượng của dịch vụ luôn luôn do người sử dụng dịch vụ quyết định. Như
vậy, nó là phạm trù mang tính chủ quan và còn tuỳ thuộc vào nhu cầu, mong đợi của
khách hàng.
Do vậy, ở cùng một mức chất lượng dịch vụ như nhau nhưng những khách
hàng không giống nhau sẽ có những cảm nhận không giống nhau thậm chí ngay cả
cùng một người cũng sẽ có những cảm nhận khác ở những giai đoạn khác nhau.
Đối với ngành kinh doanh dịch vụ thì chất lượng phụ thuộc rất nhiều vào
những nhân viên cung cấp dịch vụ. Do vậy khó mà đảm bảo được tính ổn định lâu
dài, đồng thời chất lượng mà các khách hàng cảm nhận được còn phụ thuộc rất nhiều
vào những yếu tố bên ngoài như môi trường xung quanh, phương tiện di chuyển, thiết
bị sử dụng, thái độ của người cung cấp dịch vụ...


12
2.1.2.2. Các mô hình đo lƣờng chất lƣợng dịch vụ
Mô hình đánh giá chất lƣợng kỹ thuật, chức năng của Gronroos (1984)
Theo mô hình này, chất lượng dịch vụ được đánh giá bằng cách so sánh giữa
giá trị được người khách hàng mong đợi trước khi sử dụng dịch vụ và giá trị thực tế
mà khách hàng nhận được khi đã sử dụng dịch vụ. Vấn đề nghiên cứu của mô hình
này là nó đã làm ảnh hưởng như thế nào đến dịch vụ đã được cung cấp và dịch vụ mà
người sử dụng đã đánh giá trước khi sử dụng? Để đo lường chất lượng đó, Gronroos
đã đặt ra ba yếu tố: chất lượng về kỹ thuật, chất lượng về chức năng và những hình
ảnh.

Chất lượng
cảm nhận


Kỳ vọng

Các hoạt động quảng
bá truyền thống và
các yếu tố bên ngoài
tác động

Nhận
được

Hình ảnh

Chất lượng về kỹ thuật

Chất lượng về chức năng

Hình 2.1. Mô hình chất lượng kỹ thuật, chức năng
Nguồn: Gronroos (1984)
Mô hình tổng hợp chất lƣợng dịch vụ của Brogowicz và cộng sự (1990)
Các khoảng cách về chất lượng của dịch vụ cũng có thể có khi người khách
hàng chưa hề dùng dịch vụ mà được nghe người khác truyền đạt về nó hoặc được
thông tin qua những quảng bá hay các phương tiện thông tin đại chúng. Vấn đề là làm


13
sao để gắn kết được những nhìn nhận của khách hàng tương lai về chất lượng dịch vụ
được cung cấp với nhìn nhận thực tế khi họ đã sử dụng dịch vụ. Mục đích mô hình của
Brogowicz và cộng sự là xác định được những khía cạnh khác nhau liên quan đến chất
lượng của dịch vụ trong khung quản lý truyền thống về việc lập ra, thực hiện và kiểm

soát những kế hoạch đó. Vấn đề của nghiên cứu là các nhân tố gì đã đóng góp vào
khoảng cách của thông tin và phản hồi, thiết kế, thực hiện và truyền thông? Các nhà
quản lý về dịch vụ đặt ra là làm như thế nào để giảm thiểu khoảng cách bằng việc
thông qua hiệu quả của việc lập kế hoạch và thực hiện cũng như kiểm tra kế hoạch đó?
Mô hình tác giả đưa ra ba yếu tố gồm: hình ảnh của công ty, những nhân tố tác động
từ bên ngoài và các hoạt động quảng cáo truyền thống.
2.1.3. Khái niệm về sự hài lòng của khách hàng
Có nhiều khía cạnh khác nhau để đề cập đến độ hài lòng của người khách
hàng cũng như là có nhiều bàn cãi về khái niệm này. Có rất nhiều tác giả nghiên
cứu đã cho rằng độ hài lòng là sự khác nhau giữa kỳ vọng và cảm nhận trên thực tế
đã nhận được của khách hàng. Theo tác giả Fornell (1995) độ hài lòng hoặc độ
không hài lòng sau khi sử dụng, được khái niệm như là phản ứng của người khách
hàng đó về việc đánh giá bằng trực giác sự khác nhau giữa việc trước và sau khi tiêu
dùng với cảm nhận thực tế sau khi sử dụng nó.
Độ hài lòng của khách hàng là việc mà khách hàng đó dựa vào hiểu biết của
bản thân mình đối với một hàng hóa hay dịch vụ mà từ đó sẽ tạo nên những nhận
xét hoặc phán đoán không khách quan. Đó được gọi là một dạng cảm giác của tâm
lý sau khi mà nhu cầu của khách hàng được đáp ứng. Độ hài lòng của khách hàng
được tạo nên trên cơ sở những kinh nghiệm thực tế, đặc biệt là được tích lũy khi
mua và sử dụng hàng hóa hay dịch vụ. Sau khi tiêu dùng, khách hàng sẽ có sự so
sánh và đưa ra nhận xét giữa thực tế và kỳ vọng, cũng từ đó mà sẽ đánh giá được là
có hài lòng hay không hài lòng.
Như vậy, có thể thấy được là cảm giác thất vọng hoăc dễ chịu phát sinh từ
việc người sử dụng đưa ra nhận xét giữa những giá trị thực tế của hàng hóa và


14
những giá trị kỳ vọng của họ về hàng hóa đó. Sau khi mua hàng khách hàng sẽ đánh
giá là đồng ý hay không đồng ý còn tùy thuộc vào việc họ so sánh giữa những giá
trị thực tế của sản phẩm và các giá trị kỳ vọng trước khi sử dụng. Khái niệm hàng

hóa hay sản phẩm ở đây được hiểu một vật thể vật chất thông thường trong đó nó
bao gồm cả dịch vụ.
Khi có sự so sánh giữa lợi ích thực tế cảm nhận được và kỳ vọng thì sẽ đánh
giá được độ hài lòng. Nếu kỳ vọng khác xa với thực tế thì khách hàng sẽ thất vọng
và ngược lại lợi ích thực tế tương ứng với kỳ vọng đã đặt ra thì khách hàng sẽ hài
lòng. Kỳ vọng của khách hàng được đáp úng một cách rất tốt thì sẽ tạo ra hiện
tượng vượt quá mong đợi của sự hài lòng.
2.1.4. Sự tƣơng quan giữa chất lƣợng dịch vụ và sự hài lòng của khách
hàng
Các nghiên cứu đi trước cho thấy giữa chất lượng của dịch vụ và sự thỏa
mãn của khách hàng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, chất lượng dịch vụ là yếu tố
nguyên nhân và sự hài lòng là yếu tố kết quả (Spereng, 1996; Chow và Luk (2005).
Quan hệ giữa chất lượng của dịch vụ và sự thỏa mãn của khách hàng là quan hệ
cùng chiều, cảm nhận của khách hàng được đánh giá cao thì chất lượng cũng được
đánh giá cao.
2.2. Một số địa điểm du lịch tại Tây Ninh
2.2.1. Khu du lịch núi Bà Đen
Núi Bà Đen là ngọn núi cao nhất Đông Nam bộ và có phong cảnh thiên
nhiên hùng vĩ cùng hệ thống hang động, chùa chiền cổ kính tạo thành một quần thể
di tích độc đáo. Vào mùa xuân hàng năm, Núi bà đen diễn ra Hội xuân Núi Bà và lễ
vía bà diễn ra vào mùng năm tháng năm hàng năm. Nơi đây là tâm điểm thu hút
khách du lịch của Tây Ninh.
Quần thể Khu du lịch Quốc gia núi Bà Đen có diện tích khoảng 3,000 ha
thuộc địa phận Thành phố Tây Ninh và huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh,


15
trong đó diện tích rừng và đất rừng là 1,761 ha với hệ sinh thái rừng thường xanh
nhiệt đới trên núi đá. Tại đây, hoạt động du lịch không những góp phần nâng cao
thu nhập cho người dân địa phương mà còn là nguồn thu quan trọng của cả tỉnh Tây

Ninh. Năm 2017, du lịch núi Bà Đen đã thu hút hơn 2.61 triệu lượt khách, tổng thu
từ các hoạt động du lịch là trên 220 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng bình quân 3.0%
giai đoạn 2010 – 2017 và dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng ổn định (Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch tỉnh Tây Ninh, 2017).
Theo số liệu báo cáo du lịch của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tây
Ninh thì số lượng du khách đến tham quan núi Bà Đen giai đoạn 2005 - 2017 tăng
ổn định với tốc độ tăng bình quân đạt 4.8%/năm. Nếu như trong năm 2005 lượng
du khách đến núi Bà Đen chỉ đạt 1.42 triệu lượt thì đến năm 2017 con số này đã
tăng lên 2.61 triệu lượt (tăng 83.6%).
3.00

350

2.50

2.15 2.20 2.09 2.13 2.23
2.02
1.80 1.86

2.00
1.50

2.34

1.42

1.56 1.64

300
250

200

150
1.00

100

0.50

Doanh thu (tỷ đồng)

Tổng số du khách (triệu người)

2.61

50

-

0
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Hình 2.2. Tổng số du khách đến núi Bà Đen giai đoạn từ năm 2005 – 2017
Nguồn: Tổng hợp số liệu Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, 2017
Việc gia tăng nhanh chóng lượt du khách đến du lịch tại núi Bà Đen giúp
doanh thu từ các hoạt động du lịch được nâng cao đáng kể. Tính đến năm 2017
doanh thu của núi Bà Đen mang lại đạt trên 220 tỷ đồng, gấp 9.05 lần so với năm
2005 với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt trên 18%/năm giai đoạn 2005 – 2017.



16
Như vậy, từ những số liệu tổng hợp về diễn biến khách du lịch và doanh thu
qua các năm của núi Bà Đen có thể nhận thấy lượng khách và doanh thu qua các
năm của khu vực này tăng trưởng tương đối ổn định. Nguồn thu từ du lịch tại núi
Bà Đen chiếm vị trí quan trọng, lên tới hơn 1/4 tổng nguồn thu từ du lịch của cả
tỉnh, điều này minh chứng núi Bà Đen là tâm điểm của du lịch Tây Ninh, đóng góp
cả trực tiếp cũng như gián tiếp vào sự phát triển du lịch chung của cả tỉnh.
Sản phẩm du lịch tại núi Bà Đen
Núi Bà Đen là ngọn núi cao nhất khu vực Nam Bộ với độ cao 986m gồm 3
ngọn núi: Núi Heo- Núi Phụng- Núi Bà hợp thành. Nơi đây thu hút khách du lịch
bởi cảnh núi non hùng vĩ, hệ sinh thái rừng và động thực vật rừng núi đá đặc trưng
cùng với đó là hệ thống chùa chiền, các lễ hội văn hóa, tín ngưỡng và các di tích
lịch sử cách mạng.
Với định hướng phát triển núi Bà Đen trở thành khu du lịch đa chức năng
(tâm linh, thiên nhiên, sinh thái và cảnh quan đặc trưng) để thúc đẩy phát triển kinh
tế mũi nhọn của tỉnh Tây Ninh nên những năm qua việc khai thác các tiềm năng về
cảnh quan, tín ngưỡng đã và đang được chính quyền địa phương chú trọng đầu tư.
Hiện nay, các loại hình du lịch thu hút du khách đến tham quan bao gồm 03 loại
hình chính:
(1) Du lịch tâm linh, tín ngƣỡng
Bao gồm hệ thống các chùa, thiền viện và hệ thống cáp treo, máng trượt giúp
du khách tiết kiệm thời gian đi lại. Đây là hình thức du lịch truyền thống và thu hút
nhiều đối tượng du khách đến với núi Bà Đen nhất. Các hoạt động cụ thể bao gồm
hoạt động du lịch tâm linh, lễ hội gắn với các công trình tôn giáo của núi Bà Đen
gồm Chùa Trung, Chùa Hang và Chùa Bà và các dịch vụ bổ trợ cho hoạt động chính
bao gồm: các hệ thống vận chuyển khách lên núi (cáp treo, máng trượt), các công
trình dịch vụ ăn uống, mua sắm, các bãi đỗ xe, quảng trường, không gian nghỉ ngơi,
ngắm cảnh và tổ hợp các hoạt động vui chơi, giải trí, tham quan, thư giãn được tổ
chức ở khu vực xung quanh chân núi Bà Đen.



17
(2) Du lịch khám phá, mạo hiểm
Đây là hình thức du lịch phù hợp với các đối tượng trẻ tuổi, thích leo và
chinh phục đỉnh núi Bà Đen, Các hoạt động du lịch chủ yếu là leo núi, tham quan,
ngắm cảnh, dã ngoại, cắm trại qua đêm để ngắm được toàn vẹn vẻ đẹp hùng vĩ từ
trên cao của núi Bà Đen... Ngoài ra, trên đỉnh núi hiện có tháp phát sóng của Đài
Phát thanh Truyền hình tỉnh, trạm thu phát của công an, sân bay trực thăng cũ và
một số công trình cũ còn lại từ thời kỳ chiến tranh thích hợp cho việc nghiên cứu,
tìm hiểu văn hóa lịch sử của du khách.
(3) Loại hình du lịch khác
Núi Bà Đen còn thu hút du khách nhờ các di tích lịch sử cách mạng như
Động Kim Quang, Động Cây Da, Hang Đất là căn cứ của huyện ủy Tòa Thánh từ
năm 1960; Khu căn cứ Liên đội 7 ở sườn núi Phụng; Căn cứ Suối Môn ở sườn đông
núi là căn cứ của Đảng bộ và nhân dân xã Phan, huyện Dương Minh Châu từ năm
1964-1975. Bên cạnh đó, nơi đây còn có các cảnh quan đẹp gắn với hồ nhân tạo và
đập nước ở Ma Thiên Lãnh và chân núi Phụng với các hoạt động chính: nghỉ dưỡng
sinh thái, khu vui chơi giải trí nước (trên mặt hồ nước nhân tạo), câu cá, quay phim,
chụp ảnh.
2.2.2. Tòa thánh Cao đài Tây Ninh
Tòa thánh Cao đài Tây Ninh là một công trình tôn giáo của đạo Cao đài được
xây dựng năm 1931 và hoàn thành vào năm 1941, được sửa chữa, nâng cấp, dần
hoàn thiện và đi vào khánh thành năm 1955. Tòa thánh Cao đài Tây Ninh tọa lạc tại
trung tâm thị trấn Hòa Thành, huyện Hòa Thành tỉnh Tây Ninh với diện tích 1km2
nằm cách trung tâm Thành phố Tây Ninh 5km.
Toàn bộ khu nội ô Tòa Thánh có hàng rào bao bọc xung quanh, có gần 100
công trình kiến trúc tôn giáo lớn nhỏ khác nhau như Tòa Thánh, Báo Ân Từ (Đền
thờ Phật Mẫu tạm), các cơ quan Đạo, Bửu tháp chư Chức sắc cao cấp... Liên kết
giữa những kiến trúc này là những con đường rộng thênh thang. Với diện tích to lớn
như vậy, Tòa Thánh Tây Ninh được xem là một trong những Thánh địa tôn giáo lớn



×