BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM
----------------
TRẦN THỊ TUYẾT ANH
ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỘNG
TỶ GIÁ LÊN THƯƠNG MẠI
QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM
----------------
TRẦN THỊ TUYẾT ANH
ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ LÊN
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
Chuyên ngành
: Tài chính – Ngân hàng
Mã số
: 60340201
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS. Trần Ngọc Thơ
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Ảnh hưởng của biến động tỷ giá lên thương mại quốc
tế của Việt Nam” là công trình nghiên cứu của chính tôi.
Ngoài những tài liệu tham khảo đã được trích dẫn trong luận văn, tôi cam đoan
rằng mọi số liệu và kết quả nghiên cứu của luận văn này chưa từng được công bố hoặc
được sử dụng dưới bất cứ hình thức nào.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng 12 năm 2013
Tác giả
Trần Thị Tuyết Anh
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ
TÓM TẮT ................................................................................................................... 1
1. GIỚI THIỆU CHUNG .......................................................................................... 2
Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 2
Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 3
Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 3
1.1
Biến động tỷ giá .................................................................................................. 4
1.2
Cán cân thương mại ............................................................................................ 8
1.3
Lý thuyết về mối quan hệ giữa tỷ giá và hoạt động thương mại quốc tế ........... 9
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU .......................................................... 12
3. PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM .................................................................... 16
3.1
Xây dựng mô hình nghiên cứu ......................................................................... 16
3.2
Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu ................................................................ 18
3.3
Ước lượng biến động tỷ giá .............................................................................. 18
3.3.1
Kiểm định tính dừng của chuỗi biến động tỷ giá theo ngày ...................... 18
3.3.2
Ước lượng các tham số của mô hình ARIMA ............................................ 20
3.3.3
Ước lượng mô hình ARCH, GARCH ......................................................... 25
3.4 Ước lượng phương trình thương mại…………………………………………..27
4. KẾT QUẢ........................................................................................................... 29
4.1
Kết quả ước lượng phương trình xuất khẩu tổng hợp ...................................... 29
4.2
Kết quả ước lượng phương trình nhập khẩu tổng hợp ..................................... 31
4.3
Phân tích mô hình xuất, nhập khẩu của một số mặt hàng chủ yếu ................... 34
4.4
Phân tích dữ liệu quốc gia song phương .......................................................... 37
5. KẾT LUẬN ........................................................................................................ 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AR
AutoRegressive - Tự hồi quy
ARCH
AutoRegressive Conditional Heteroskedasticity - Tự hồi quy phương sai
thay đổi
ARDL
Autoregressive Distributed Lag - Mô hình phân bố trễ tự hồi quy
ARIMA
AutoRegressive Integrated Moving Average - Tự hồi quy kết hợp trung
bình trượt
CCTM
Cán cân thương mại
CPI
Consumer price index - Chỉ số giá tiêu dùng
GARCH General AutoRegressive Conditional Heteroskedasticity - Tự hồi quy
phương sai thay đổi dạng tổng quát
GDP
Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội
GSO
General Statistics Office - Tổng Cục Thống kê
IMF
International Monetary Fund - Quỹ Tiền tệ Quốc tế
MA
Moving Average - Trung bình trượt
NHNN
Ngân hàng Nhà nước
OLS
Ordinary Least Squares - Bình phương bé nhất thông thường
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Kết quả kiểm định tính dừng cho chuỗi dữ liệu biến động tỷ giá theo ngày
Bảng 3.2: Correlogram Specification của biến động tỷ giá
Bảng 3.3: Ước lượng mô hình ARIMA của biến động tỷ giá
Bảng 3.4: Kết quả kiểm định các tham số mô hình ARIMA
Bảng 3.5: Các mô hình ARIMA được xác định từ biểu đồ tương quan
Bảng 3.6: Bảng mô hình ARIMA(1,0,1)
Bảng 3.7: Kiểm định nhiễu trắng
Bảng 3.8: Kết quả kiểm tra ảnh hưởng của ARCH đối với mô hình
Bảng 3.9: Tóm tắt kết quả so sánh mô hình ARCH được sử dụng để đo lường biến động
Bảng 3.10: Kết quả ước lượng với mô hình ARCH (2)
Bảng 4.1: Kết quả hồi quy cho xuất khẩu tổng hợp
Bảng 4.2: Kết quả kiểm định tham số của phương trình xuất khẩu tổng hợp
Bảng 4.3: Kết quả hồi quy cho nhập khẩu tổng hợp
Bảng 4.4: Kết quả kiểm định tham số của phương trình nhập khẩu tổng hợp
Bảng 4.5: Kết quả hối quy cho xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu
Bảng 4.6: Kết quả hồi quy cho nhập khẩu một số mặt hàng chủ yếu
Bảng 4.7: Tóm tắt các mô hình ARCH đáng tin cậy với dữ liệu tỷ giá song phương
Bảng 4.8: Kết quả hồi quy xuất khẩu song phương
Bảng 4.9: Kết quả hồi quy nhập khẩu song phương
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Diễn biến tỷ giá USD/VND theo ngày từ 1/1/2004-28/6/2013
Hình 1.2: Tình hình xuất, nhập khẩu và CCTM Việt Nam từ năm 2004-2013
Hình 4.1: Test CUSUM, kiểm tra tính ổn định của mô hình
1
TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu sự ảnh hưởng của biến động tỷ giá lên thương mại quốc tế của
Việt Nam. Sử dụng mô hình ARCH để ước lượng biến động tỷ giá với bộ số liệu chuỗi
thời gian từ quý 1/2004 đến quý 2/2013. Ngoài dữ liệu thương mại xuất, nhập khẩu
tổng hợp được sử dụng, mối quan hệ giữa biến động tỷ giá và thương mại quốc tế còn
được mở rộng phân tích thêm với việc sử dụng dữ liệu xuất, nhập khẩu riêng rẻ từng
mặt hàng cụ thể và dữ liệu thương mại song phương giữa Việt Nam và các nước đối
tác. Việc phân tích như thế sẽ giúp chúng ta tránh được sự đánh đồng các mối quan hệ
và có thể phát hiện ra những mức độ ảnh hưởng khác nhau đối với các thị trường hàng
hóa khác nhau. Từ đó có thể loại bỏ được các mối quan hệ không đáng kể.
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, biến động tỷ giá có ảnh hưởng tích cực đối với xuất
khẩu và có mối quan hệ nghịch chiều đối với nhập khẩu của Việt Nam. Ảnh hưởng của
biến động là khác nhau đối với các thị trường hàng hóa khác nhau mặc dù có một số
kết quả không được thể hiện rõ nét như sự kỳ vọng.
Từ khóa: ARCH, biến động tỷ giá, thương mại, xuất khẩu, nhập khẩu.
2
1. GIỚI THIỆU CHUNG
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu ngày càng mạnh mẽ, vấn đề giao thương
giữa các nước luôn được đặt lên hàng đầu.Trong đó xuất khẩu, nhập khẩu và tỷ giá hối
đoái luôn giữ vai trò trọng tâm. Trong khi tỷ giá hối đoái là một biến số có ảnh hưởng
lớn đến tính cạnh tranh của hàng hóa ngoại thương thì xuất, nhập khẩu lại đóng vai trò
chủ yếu trong tỷ trọng cán cân tài khoản vãng lai của một quốc gia. Người ta nhận thấy
rằng biến động tỷ giá có thể có ảnh hưởng tốt hoặc làm cho cán cân thương mại (nội
dung chủ yếu trong cán cân tài khoản vãng lai) của một nước trở nên xấu đi. Vì thế,
việc kiểm soát tốt dòng chảy thương mại dưới những biến động không ngừng của tỷ
giá luôn là nhiệm vụ cơ bản của chính sách kinh tế vĩ mô.
Trong những năm gần đây, bên cạnh những bước chuyển biến mới tích cực đạt được
trong quá trình hội nhập, nền kinh tế Việt Nam hòa cùng với kinh tế thế giới ngày càng
phải đối mặt với nhiều diễn biến phức tạp và thách thức. Trong đó vấn đề điều hành
chính sách tỷ giá để giữ vững và nâng cao tính cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu, cải
thiện cán cân thương mại cần phải được thực hiện một cách linh hoạt và kịp thời. Đề
tài “ Ảnh hưởng của biến động tỷ giá lên thương mại quốc tế của Việt Nam” được thực
hiện nhằm phân tích, đánh giá cụ thể hơn mối quan hệ giữa các đại lượng này để từ đó
thấy được tầm quan trọng của cơ chế tỷ giá đối với thương mại, qua đó có biện pháp đề
xuất phù hợp.
Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu sử dụng 38 quan sát từ Quý 1 năm 2004 đến Quý 2 năm 2013
của các dữ liệu: tỷ giá hối đoái; xuất, nhập khẩu tổng hợp của Việt Nam; xuất, nhập
khẩu song phương giữa Việt Nam và một số nước đối tác thương mại chủ yếu; và xuất
nhập khẩu theo từng mặt hàng chủ yếu trong danh mục hàng xuất, nhập khẩu.
3
Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng mô hình ước lượng biến động tỷ giá bằng mô hình ARIMA kết hợp
với mô hình ARCH thông qua dữ liệu tỷ giá hàng quý và hàng ngày.
Xác định mối quan hệ và mức độ ảnh hưởng của biến động tỷ giá lên thương
mại quốc tế của Việt Nam thông qua biến nghiên cứu chính là xuất khẩu, nhập khẩu.
Vì vậy, đề tài nghiên cứu phải trả lời được những câu hỏi như sau:
Có hay không mối quan hệ giữa biến động tỷ giá thương mại quốc tế của Việt
Nam của Việt Nam.
Biến động tỷ giá ảnh hưởng như thế nào lên xuất, nhập khẩu tổng hợp, xuất
nhập khẩu song phương và xuất nhập khẩu theo từng ngành hàng của Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu sử dụng chủ yếu phương pháp định tính, định lượng và tổng hợp
nhằm làm rõ những vấn đề cần nghiên cứu. Đối với nghiên cứu định lượng được sử
dụng trong nghiên cứu này, dùng phương pháp ARIMA (Autoregressive Intergrated
Moving Average) kết hợp với ARCH (Autoregressive Conditional Heteroskedasticiy)
để tạo ra biến động tỷ giá, sau đó sử dụng biến động này đưa vào mô hình hồi quy OLS
để tìm ra ảnh hưởng của biến động lên dòng chảy thương mại Việt Nam.
Bộ dữ liệu chuỗi thời gian được lấy từ Quý 1 năm 2004 đến Quý 2 năm 2013 từ các
nguồn đáng tin cậy như: Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Tổng Cục Thống kê Việt Nam
(GSO), riêng số liệu tỷ giá USD/VND hàng ngày được lấy từ Thomson Reuters.
4
1.1 Biến động tỷ giá
Sự biến động của tỷ giá hối đoái là nguồn gốc của rủi ro tỷ giá hối đoái và có ý
nghĩa nhất định đối với khối lượng thương mại quốc tế. Có nhiều tranh luận sự ảnh
hưởng của tỷ giá hối đoái lên thương mại quốc tế. Cho đến nay, các nghiên cứu về mối
quan hệ này vẫn đưa ra nhiều quan điểm khác nhau. Một số nhà kinh tế đã phân tích lý
thuyết về mối quan hệ giữa biến động tỷ giá hối đoái và các giao dịch thương mại quốc
tế với lập luận như sau: biến động tỷ giá hối đoái càng cao dẫn đến chi phí lo sợ rủi ro
của các nhà kinh doanh càng cao vì thế thương mại nước ngoài bị giảm sút. Điều này là
do tỷ giá hối đoái được thống nhất tại thời điểm lập hợp đồng thương mại, nhưng đến
thời điểm giao hàng thì việc thanh toán mới được thực hiện. Nếu những thay đổi trong
tỷ giá hối đoái không thể định trước, sẽ tạo ra sự không chắc chắn về lợi nhuận được
thực hiện và do đó, làm giảm những lợi ích của thương mại quốc tế. Rủi ro tỷ giá
thường xảy ra cho tất cả các quốc gia thường không tự bảo hiểm vì không phải các nhà
kinh doanh nào cũng tham gia thị trường kỳ hạn. Ngay cả khi bảo hiểm rủi ro được
thực hiện trong các thị trường kỳ hạn thì cũng vẫn có những hạn chế và vấn đề chi phí .
Ví dụ, nhìn chung khối lượng của các hợp đồng là lớn, kỳ hạn tương đối ngắn, và rất
khó để có thể lên kế hoạch về mức độ và thời gian của tất cả các giao dịch quốc tế để
đạt được lợi thế trong thị trường kỳ hạn. Mặt khác, những lý thuyết phát triển gần đây
cho thấy những tình huống mà trong đó tỷ giá hối đoái có thể có cả tác động tích cực
lẫn tiêu cực đối với thương mại. De Grauwe (1988) nhấn mạnh rằng hiệu ứng thu nhập
có thể dẫn đến một mối quan hệ tích cực giữa thương mại và biến động tỷ giá. Ông cho
rằng những bất định của tỷ giá tác động lên xuất khẩu phụ thuộc vào mức độ lo ngại rủi
ro. Gần đây, các mô hình lý thuyết về hiện tượng trễ trong thương mại quốc tế đã chỉ ra
rằng việc gia tăng tính bất định trong sự biến động của tỷ giá có thể ảnh hưởng đến
thương mại nước ngoài, đặc biệt là nếu như các chi phí chìm có liên quan đến giao dịch
quốc tế là đáng kể.
5
Cùng với sự phát triển của hệ thống tỷ giá thế giới, kể từ sau cuộc cải cách lớn vào năm
1989, hệ thống tỷ giá hối đoái ở Việt Nam đã có nhiều biến động ảnh hưởng đến các
hoạt động kinh tế nói chung cũng như hoạt động thương mại nói riêng.
Trong giai đoạn trước năm 1988, với chế độ độc quyền ngoại thương và ngoại hối, Nhà
nước trực tiếp can thiệp vào việc xác định tỷ giá mà không xét đến quan hệ cung cầu
thực tế trên thị trường ngoại hối. Quan hệ thương mại của chúng ta chủ yếu là với các
nước trong khối SEV (Hội đồng tương trợ kinh tế - Tổ chức Hợp tác kinh tế của các
quốc gia thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa giai đoạn 1949-1991) với hình thức phổ biến
là hàng đổi hàng theo một tỷ giá cố định đã được thõa thuận theo hiệp ước song
phương và đa phương giữa các chính phủ. Chế độ tỷ giá cố định và đa tỷ giá này không
những đã trở thành rào cản lớn mà còn gây khó khăn cho việc phát triển thương mại
nước nhà, thủ tiêu động lực đối với hoạt động xuất khẩu.
Từ sau năm 1989-1992, khi thị trường truyền thống Đông Âu và Liên Xô cũ bị gián
đoạn khiến chúng ta phải chuyển sang khu vực buôn bán thanh toán bằng USD. Kể từ
đó, cơ chế tỷ giá cố định được thay thế dần bằng cơ chế điều tiết của Nhà nước theo tín
hiệu thị trường. Tỷ giá hối đoái được áp dụng theo tỷ giá chính thức do NHNN công bố
và cho phép dao động theo một biên độ nhất định. Với sự đổi mới trong cơ chế tỷ giá,
xóa bỏ chế độ độc quyền ngoại thương, khuyến khích các tổ chức kinh tế tham gia hoạt
động xuất nhập khẩu đã từng bước đem lại những chuyển biến mới đáng khích lệ cho
nền thương mại nước nhà.
Tuy nhiên, với những diễn biến phức tạp của nền kinh tế thế giới trong những năm gần
đây, cộng với tình trạng mất cân bằng cung cầu ngoại tệ, sức ép từ một nền kinh tế nhỏ,
mở, phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu, NHNN đã buộc phải nhiều lần điều chỉnh tăng tỷ
giá USD/VND để hạn chế nhập siêu và tránh được những rủi ro cho nền kinh tế, giảm
bớt sự mất cân bằng của đồng Việt Nam so với USD, đưa tỷ giá đến trạng thái cân
bằng của nó. Hình 1.1 thể hiện diễn biến tỷ giá USD/VND theo ngày từ ngày 1/1/
2004-28/6/2013 gồm 2530 ngày quan sát cho thấy diễn biến tỷ giá khá ổn định từ năm
6
2004-2007 (gồm 1000 quan sát đầu tiên), năm 2007 đánh dấu sự gia nhập WTO (Word
Trade Organization) của Việt Nam. Sau đó, giai đoạn năm 2008-2009 ghi nhận nhiều
nhất những biến động của tỷ giá trên thị trường tiền tệ Việt Nam.
Hình 1. 1: Diễn biến tỷ giá USD/VND theo ngày từ 1/1/ 2004-28/6/2013, 2530 ngày theo
dõi
(Nguồn Thomson Reuters)
Từ quý 2/2008, lạm phát bắt đầu tăng nhanh và ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài
chính toàn cầu đã tác động trực tiếp đến nền kinh tế Việt Nam. Đến giữa năm 2008,
cùng với suy thoái kinh tế, luồng vốn đầu tư vào Việt Nam đã bắt đầu đảo chiều. VND
liên tục mất giá so với USD. Xu hướng này kéo dài đến hết năm 2009. Đến cuối năm
2009, tỷ giá chính thức USD/VND đã tăng 5,6 % so với cuối năm 2008. Tỷ giá niêm
yết tại các NHTM biến động liên tục và thường xuyên ở mức trần của biên độ dao động
7
mà NHNN công bố. Ngày 26/11/2009, NHNN đã phải chính thức phá giá VND lên
mức 5,4 % để chống đầu cơ tiền tệ và làm giảm áp lực thị trường, đồng thời thu hẹp
biên độ dao động xuống còn +/- 3 % (trước đó cuối tháng 12/2008, NHNN đã phá giá
VND ở mức 3 %).
Do các áp lực buộc phải phá giá VND nên ngày 11/02/2010, NHNN đã nâng tỷ giá
chính thức từ 17.941 VND/USD lên 18.544 VND/USD, tương đương với việc phá giá
3,3 %.Tiếp theo đó, ngày 17/08/2010, NHNN lại đột ngột tăng tỷ giá thêm 2,1 % lên
18.932 VND/USD.
Tuy nhiên, do những yếu tố bất lợi diễn ra trong những tháng cuối năm 2010 như giá
vàng thế giới tăng cao dẫn đến giá vàng trong nước gia tăng, sự dư cầu ngoại tệ làm
cho áp lực tăng tỷ giá ngày một mạnh lên. Cuối cùng, không thể tiếp tục duy trì tỷ giá,
NHNN đã tuyên bố nâng mức tỷ giá chính thức USD/VND lên 9,3 % và giảm biên độ
dao động xuống còn +/-1 % vào đầu tháng 2/2011. (Nguồn: Ngân hàng Nhà nước)
Những nỗ lực ổn định tỷ giá của NHNN trong năm 2011 tỏ ra khá hiệu quả khi trong
năm 2012, tình hình tỷ giá diễn biến ổn định và không có nhiều bất thường.
Trên đây là sơ lược diễn biến tình hình biến động tỷ giá trong những năm gần đây. Đối
với một quốc gia có nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu như Việt Nam thì biến
động tỷ giá chính là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp. Về mặt lý thuyết,
khi các yếu tố khác không đổi, đồng nội tệ tăng giá làm cho hàng hóa trong nước trở
nên đắt tương đối so với hàng hóa nước ngoài, điều này sẽ khuyến khích nhập khẩu
hàng hóa nước ngoài và hạn chế xuất khẩu hàng hóa trong nước làm cho xuất khẩu
ròng giảm. Ngược lại, đồng nội tệ giảm giá sẽ tạo điều kiện cho xuất khẩu và hạn chế
nhập khẩu. Do đó, người ta tin rằng, biến động tỷ giá càng cao thì sẽ làm cho thương
mại càng bất ổn.
8
1.2 Cán cân thương mại
Tương tự như diễn biến của tỷ giá, giá trị xuất, nhập khẩu từ quý 1/2004 đến quý
2/2013 cũng có xu hướng ngày càng tăng, mặc dù có một số giai đoạn giảm sút (hình
1.2). Cán cân thương mại Việt Nam liên tục bị thâm hụt. Nếu như 2008-2009 là năm
ghi nhận nhiều biến động nhất của tỷ giá do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế
toàn cầu thì đối với xuất, nhập khẩu, đây cũng là một giai đoạn đầy biến động.
Hình 1.2: Tình hình xuất, nhập khẩu và CCTM Việt Nam từ quý 1/2004-quý 2/2013.
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Giá trị xuất, nhập khẩu tăng cao đột biến trong quý 1/2008 nhưng lại giảm nhanh sau
quý 1/2009. Cán cân thương mại từ chỗ bị thâm hụt khoảng 10 tỷ USD trong quý
1/2008, con số này dần được quân bình và thặng dư trở lại sau quý 1/2009. Giai đoạn
sau đó, cán cân thương mại tiếp tục bị thâm hụt do nhập khẩu liên tục tăng nhanh, xuất
khẩu tuy rằng cũng tăng nhưng vẫn chưa hết tình trạng nhập siêu. Với những nổ lực
điều chỉnh tỷ giá trong năm 2011, cho đến nay, tỷ giá USD/VND có xu hướng ổn định,
9
dao động ít. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu quý 2/2013 đạt trên 66,6 tỷ USD, tăng
33,8 % so với cùng kỳ năm 2011. (Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Kể từ khi thực hiện chính sách Đổi mới kinh tế cho đến nay, Việt Nam mở rộng quan
hệ ngoại giao với hơn 180 quốc gia và các tổ chức trên toàn thế giới trong đó có quan
hệ thương mại với hơn 220 thị trường nước ngoài và là thành viên của nhiều Tổ chức
Kinh tế lớn với các nước đối tác chính là Mỹ, EU, Nhật, Singapore, Malaysia, Hàn
Quốc... Trong đó, Mỹ luôn là đối tác thương mại lớn của Việt Nam. Với việc Việt Nam
trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO năm 2007,
quan hệ thương mại Việt-Mỹ ngày càng có nhiều khởi sắc. Dòng chảy thương mại giữa
hai nước liên tục gia tăng. Nếu như trong năm 2005-2006, tổng kim ngạch xuất khẩu
hàng hóa Việt Nam sang Mỹ chỉ đạt tương ứng là 6,77 tỷ USD và 8,81 tỷ USD thì đến
năm 2007, con số này là 11,79 tỷ USD và đến năm 2012 là 24,49 tỷ USD, gấp 3,6 lần
năm 2005 (Nguồn: Tổng cục Thống kê). Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam
trong trao đổi thương mại với Mỹ luôn duy trì ở mức thặng dư lớn, góp phần quân bình
lại trạng thái cân bằng cho tổng cán cân thương mại Việt Nam. Vì thế, trong mô hình lý
thuyết thương mại xuất, nhập khẩu sử dụng cho nghiên cứu này, người viết chọn Mỹ là
quốc gia điển hình để thực hiện các phân tích dòng chảy thương mại của Việt Nam.
1.3 Lý thuyết về mối quan hệ giữa tỷ giá và hoạt động thương mại quốc tế
Nếu các yếu tố khác không đổi, một sự gia tăng trong giá trị đồng nội tệ có thể
làm cán cân thương mại xấu đi. Đồng nội tệ tăng giá làm giá hàng hóa trong nước trở
nên đắt tương đối so với hàng hóa nước ngoài, điều này gây bất lợi cho hoạt động xuất
khẩu và thuận lợi cho nhập khẩu dẫn đến kết quả là xuất khẩu ròng giảm.
Đồng nội tệ mất giá (đồng nội tệ được định giá thấp) có thể giúp cải thiện cán
cân thương mại. Đứng trên khí cạnh của nhà xuất khẩu, đồng nội tệ giảm giá làm hàng
nội rẻ tương đối so với hàng ngoại. Ngược lại, đối với nhà nhập khẩu, nội tệ giảm giá
làm giá cả hàng hóa nhập khẩu đắt tương đối so với hàng nội. Điều này gây khó khăn
10
cho hàng hóa nước ngoài trên thị trường nội địa và là lợi thế cho hàng xuất khẩu trên
thị trường thế giới, dẫn đến kết quả là xuất khẩu ròng tăng.
Từ những lý lẽ trên, chúng ta thấy rằng tỷ giá hối đoái (đã được điều chỉnh
theo chênh lệch lạm phát giữa hai quốc gia) có mối quan hệ nghịch biến với cán cân
thương mại, hay nói cách khác xuất khẩu ròng là hàm của tỷ giá hối đoái thực.
Tác động của biến động tỷ giá lên thương mại còn được thể hiện thông qua
hiệu ứng phá giá tiền tệ (hiệu ứng đường cong J). Phá giá tiền tệ là làm giảm giá trị
đồng nội tệ so với các ngoại tệ khác. Phá giá sẽ làm tăng tỷ giá danh nghĩa kéo theo tỷ
giá thực tăng sẽ kích thích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, cải thiện cán cân thương
mại.
Khi tỷ giá tăng (phá giá), giá xuất khẩu rẻ đi khi tính bằng ngoại tệ, giá nhập
khẩu tính theo đồng nội tệ tăng được gọi là hiệu ứng giá cả. Khi tỷ giá tăng làm giá
hàng xuất khẩu rẻ hơn đã làm tăng khối lượng xuất khẩu trong khi hạn chế khối lượng
nhập khẩu. Hiện tượng này gọi là hiệu ứng khối lượng. Cán cân thương mại xấu đi hay
được cải thiện tùy thuộc vào hiệu ứng giá cả và hiệu ứng khối lượng cái nào trội hơn.
Trong ngắn hạn, khi tỷ giá tăng trong lúc giá cả và tiền lương trong nước tương
đối cứng nhắc sẽ làm giá hàng hóa xuất khẩu rẻ hơn, nhập khẩu trở nên đắt hơn: các
hợp đồng xuất khẩu đã được ký kết với tỷ giá cũ, các doanh nghiệp trong nước chưa
huy động đủ nguồn lực để sẵn sàng tiến hành sản xuất nhiều hơn trước nhằm đáp ứng
nhu cầu xuất khẩu tăng lên, cũng như nhu cầu trong nước tăng lên. Ngoài ra, trong
ngắn hạn, cầu hàng nhập khẩu không giảm nhanh chóng còn do tâm lý người tiêu dùng.
Khi phá giá, giá hàng nhập khẩu tăng lên, tuy nhiên, người tiêu dùng có thể lo ngại về
chất lượng hàng nội hay trong nước chưa có hàng thay thế xứng đáng hàng nhập khẩu
làm cho cầu hàng nhập khẩu chưa thể giảm ngay.
Do đó, số lượng hàng xuất khẩu trong ngắn hạn không tăng lên nhanh chóng
và số lượng hàng nhập cũng không giảm mạnh. Vì vậy, trong ngắn hạn hiệu ứng giá cả
có tính trội hơn hiệu ứng số lượng làm cho cán cân thương mại xấu đi.
11
Trong dài hạn, giá hàng nội địa giảm đã kích thích sản xuất trong nước và
người tiêu dùng trong nước cũng đủ thời gian tiếp cận và so sánh chất lượng hàng
trong nước với hàng nhập. Mặt khác, trong dài hạn, doanh nghiệp có thời gian tập hợp
đủ các nguồn lực để tăng khối lượng sản xuất. Lúc này sản lượng bắt đầu co giãn, hiệu
ứng số lượng có tính trội hơn hiệu ứng giá cả làm cán cân thương mại được cải thiện.
Đường cong J là một đường mô tả hiện tượng cán cân thương mại bị xấu đi
trong ngắn hạn và chỉ cải thiện trong dài hạn. Đường biểu diễn hiện tượng này giống
như hình chữ J. Theo kết quả nghiên cứu của Kgruman (1991), người đã tìm ra hiệu
ứng đường cong J khi phân tích cuộc phá giá đô la Mỹ trong thời gian 1985-1987, thì
ban đầu cán cân thương mại xấu đi, sau đó khoảng hai năm cán cân thương mại đã
được cải thiện.
Nguyên nhân xuất hiện đường cong J là do trong ngắn hạn hiệu ứng giá cả có
tính trội hơn hiệu ứng số lượng nên làm xấu đi cán cân thương mại, ngược lại trong dài
hạn, hiệu ứng số lượng có tính trội hơn hiệu ứng giá cả làm cán cân thương mại được
cải thiện.
Thời gian tác động lên cán cân thương mại trong lý thuyết đường cong J còn
chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố: năng lực sản xuất hàng hóa thay thế nhập khẩu, tỷ trọng
hàng hóa đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, tỷ trọng hàng nhập khẩu trong giá thành hàng sản
xuất trong nước, mức độ linh hoạt của tiền lương, tâm lý người tiêu dùng và thương
hiệu quốc gia của hàng hóa trong nước,..
Vận dụng lý thuyết phương trình thương mại quốc tế và mô hình ước lượng phương sai
có điều kiện ARCH để nghiên cứu sự ảnh hưởng của biến động tỷ giá lên thương mại
quốc tế của Việt Nam thông qua phân tích số liệu xuất, nhập khẩu tổng hợp, xuất, nhập
khẩu song phương và số liệu xuất, nhập khẩu theo mặt hàng. Việc phân tích các số liệu
phân tách như vậy sẽ cho ra các ảnh hưỡng rõ nét hơn.
12
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
Các nghiên cứu về biến động của tỷ giá hối đoái và thương mại rất đa dạng. Có
rất nhiều nghiên cứu quốc tế về chủ đề này cả về mặt lý thuyết lẫn thực nghiệm. Qua
nhiều năm, có hai phương pháp tiếp cận phổ biến được thực hiện. Một là, ước lượng
phương trình xuất khẩu chung đơn giản với biến phụ thuộc là xuất khẩu thực, biến
động tỷ giá với mức giá tương đối và biến hoạt động kinh tế được đưa vào hồi quy.
Cách tiếp cận khác là sử dụng mô hình phương trình MA trong đó giải thích dòng chảy
thương mại song phương phụ thuộc cùng chiều với GDP và nghịch chiều với khoảng
cách địa lý của mỗi quốc gia. Ảnh hưởng của biến động tỷ giá lên thương mại được
nghiên cứu ở những nước công nghiệp nhiều hơn là những quốc gia đang phát triển và
các nền kinh tế mới nổi.
Sự sụp đổ của hiệp ước Bretton Woods báo hiệu sự khởi đầu của một giai đoạn lịch sử
kinh tế mới mà trong đó nhiều quốc gia xác định chấp nhận hệ thống thả nổi tỷ giá.
Trong khi một số nhà kinh tế chấp nhận quá trình chuyển đổi này thì những người khác
lại không hoan nghênh, họ cho rằng sự chuyển đổi qua hệ thống tỷ giá thả nổi sẽ khiến
cho thương mại thế giới nguy hại bởi sự biến động bất lợi của tỷ giá. Tranh luận của họ
tập trung vào quan điểm cho rằng những thay đổi đột ngột của tỷ giá sẽ ảnh hưởng lên
các quyết định của những nhà kinh doanh không thích rủi ro. Hooper và Kohlhagen
(1978) đã kiểm tra thực nghiệm ảnh hưởng của biến động và đã tìm thấy 1 mối quan hệ
nghịch.
Nhiều nghiên cứu được phát triển những năm sau đó nhưng nhìn chung chưa có một sự
khẳng định rõ ràng nào về mối quan hệ giữa tỷ giá và thương mại. Giovannini
(1988) đã đưa ra mô hình cho thấy sự gia tăng biến động tỷ giá có thể không nhất thiết
phải ảnh hưởng đến mức độ thương mại.
De Grauwe (1988) đã phát triển mô hình cho ra kết quả trái ngược với trực giác, cho
thấy sự gia tăng biến động của tỷ giá có thể dẫn đến các mức độ thương mại cao hơn.
13
Gần đây hơn, các lý thuyết tranh luận rằng biến động tỷ giá tạo nên ảnh hưởng tiêu cực
lên thương mại lại một lần nữa được đặt lên hàng đầu. Broll (1994) và Wolf (1995) đã
làm dấy lên khía cạnh này của cuộc tranh luận bằng mô hình hỗ trợ cho quan điểm ban
đầu rằng biến động tỷ giá gây thiệt hại cho thương mại quốc tế. Về mặt kinh tế thực sự,
Sercu và Uppal (1998) đã trình bày mô hình cho thấy biến động tỷ giá có thể ảnh
hưởng tích cực hoặc tiêu cực lên thương mại như thế nào tùy thuộc vào các giả định
bên dưới. Chẳng hạn, Sercu và Uppal (1997) tranh luận rằng khi xem xét ảnh hưởng
của biến động tỷ giá lên dòng chảy thương mại, nhận biết nguồn gốc của sự gia tăng
biến động tỷ giá là quan trọng, họ cho thấy rằng trong một thị trường hàng hóa quốc tế
không hoàn hảo, một sự gia tăng biến động tỷ giá có thể là kết quả từ sự gia tăng trong
phân khúc thị trường hàng hóa hoặc gia tăng biến động trong tiến trình cung cấp vốn.
Tuy nhiên, tác động của việc gia tăng biến động xuất phát từ sự sụt giảm thương mại từ
trước, trong khi ảnh hưởng sau đó bị đảo ngược. Phản ánh những tranh luận mang tính
lý thuyết, sự phát triển trong lĩnh vực thực nghiệm cũng thiếu sự quyết đoán tương tự.
Nhiều nghiên cứu trước đó thiết lập về cách kiểm tra giả thiết ảnh hưởng nghịch chiều
chỉ có thể cung cấp hạn chế hoặc vài bằng chứng có ý nghĩa cho mối quan hệ nghịch
chiều mang tính hệ thống giữa mức độ thương mại và biến động tỷ giá ( IMF, 2004).
Trong một nỗ lực giải thích cho sự thiếu kết quả đáng kể, nhiều nghiên gần đây đặc
biệt chú ý đến dữ liệu được sử dụng. Xuất khẩu, nhập khẩu và các yếu tố quyết định có
thể có nghiệm đơn vị nên được kiểm tra và hiệu chỉnh khi thích hợp. Bỏ qua điểm này
là đồng nghĩa với việc các kết luận được đưa ra không có ý nghĩa. Asseery và Peel
(1991) tập trung vào vấn đề này và tìm thấy rằng biến động (đo bằng bình phương
phần dư từ mô hình ARIMA) có ảnh hưởng tích cực đáng kể lên dòng chảy thương
mại. Bini-Smaghi (1991) tranh luận rằng việc sử dụng dữ liệu thương mại tổng hợp để
hạn chế thu nhập, giá cả và rủi ro tỷ giá co giãn bằng nhau giữa các ngành. Do tính
chất khác nhau của các thị trường mà thương mại xuất hiện (ví dụ giữa các mặt hàng
thiết yếu và hàng hóa sản xuất mà sai lệch tổng hợp này có thể đáng kể ẩn trong bản
14
chất mối quan hệ. Bini-Smaghi dẫn chứng một mối quan hệ nghịch đáng kể giữa dòng
chảy thương mại và tỷ giá bằng cách sử dụng độ lệch chuẩn của thay đổi tỷ giá hàng
tuần như một thước đo sự biến động.
Ước lượng sự biến động cũng trở thành mục tiêu cho sự tăng cường các nghiên cứu
mang tính kỹ lưỡng hơn. Nhiều phép đo lường biến động tỷ giá phổ biến được thực
hiện trong các tài liệu không đạt yêu cầu và những nghiên cứu gần đây đã tập trung vào
việc sử dụng kỹ thuật thích hợp hơn. Pozo (1992) sử dụng mô hình GARCH để định
lượng biến động tỷ giá Mỹ-Anh và tìm thấy ảnh hưởng nghịch đáng kể lên khối lượng
thương mại. McKenzie và Brooks (1997) đã kiểm tra dòng chảy thương mại song
phương Mỹ-Đức và sử dụng ARCH đo lường biến động đã tìm thấy ảnh hưởng tích
cực đáng kể của biến động tỷ giá lên xuất khẩu và nhập khẩu.
Một số nghiên cứu khác:
-
Todani và Munyyama (2005) đã sử dụng ARDL (Autoregressive Distributed
Lag - Mô hình phân bố trễ tự hồi quy) kiểm tra dữ liệu hàng quý giai đoạn 1984-2004
để giải thích ảnh hưởng của biến động lên xuất khẩu tổng hợp của Nam Phi với phần
còn lại của thế giới, đối với hàng hóa, dịch vụ và xuất khẩu vàng. Họ sử dụng độ lệch
chuẩn trung bình và GARCH (1,1) để đo lường biến động. Kết quả cho thấy rằng còn
tùy thuộc vào biện pháp đo lường được sử dụng, có hoặc không tồn tại mối quan hệ
đáng kể giữa xuất khẩu Nam Phi với biến động tỷ giá hoặc ngay cả khi có tồn tại mối
quan hệ thì mối quan hệ này là thuận chiều.
-
Sekantsti cho rằng biến động tỷ giá thực có ảnh hưởng tiêu cực và đáng kể lên
xuất khẩu của Nam Phi sang Mỹ thông qua mô hình ARDL và GARCH.
-
Sử dụng mô hình ARCH (1) với chuỗi dữ liệu thương mại Thái Lan với Mỹ và
Nhật hàng tháng từ tháng 7/1997 đến tháng 12/2007, Komain Jiranyaku (2010) đã đưa
ra kết quả cho thấy rằng biến động tỷ giá có ảnh hưởng tiêu cực lên xuất khẩu của Thái
Lan sang Nhật và không có ảnh hưởng đến xuất khẩu từ Thái Lan sang Mỹ.
15
-
Marria Hassan (2013) đã nghiên cứu biến động của tỷ giá lên dòng chảy thương
mại của Pakistan với ba nước: Mỹ, Anh, và Ả Rập. Sử dụng mô hình GARCH để ước
lượng biến động, đo lường mối quan hệ trong dài hạn bằng đồng liên kết, VECM
(Vector Error Correction Model ) ước lượng sự tăng trưởng thương mại trong ngắn
hạn, kết quả thực nghiệm của bài nghiên cứu cho thấy biến động tỷ giá có ảnh hưởng
nghịch lên tăng trưởng thương mại.
Bài nghiên cứu này đánh giá tác động của biến động tỷ giá lên thương mại quốc tế ở
Việt Nam. Phương pháp sử dụng dựa vào những điểm mới trong các nghiên cứu gần
đây để có thể giúp tìm ra bản chất của mối liên hệ. Cụ thể, chú ý đặc biệt đến việc đảm
bảo tính dừng của dữ liệu chuỗi thời gian về tài chính và kinh tế vĩ mô được sử dụng
trong bài nghiên cứu. Hơn nữa, mô hình ARCH sẽ được sử dụng để tạo ra biến biến
động tỷ giá được kiểm tra trong mô hình thương mại. Cuối cùng, để mở rộng phạm vi
phân tích dòng chảy thương mại, dữ liệu xuất nhập khẩu song phương và xuất nhập
khẩu phân tách theo mặt hàng cụ thể cũng được sử dụng để phân tích và so sánh mức ý
nghĩa với dữ liệu xuất nhập khẩu tổng hợp.
Phần còn lại của bài nghiên cứu: Phần 3: Trình bày cách xây dựng mô hình nghiên cứu,
phương pháp thực nghiệm cũng như dữ liệu được sử dụng; Phần 4: Kết quả trong việc
phân tích ảnh hưởng của biến động tỷ giá lên dữ liệu xuất khẩu và nhập khẩu Việt
Nam; Ảnh hưởng của biến động tỷ giá lên thương mại song phương và xuất, nhập khẩu
một số mặt hàng cụ thể được làm rõ; Phần 5: Kết luận và nhấn mạnh các lĩnh vực cần
nghiên cứu thêm.
16
3. PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM
3.1 Xây dựng mô hình nghiên cứu
Mô hình sử dụng trong bài nghiên cứu này dựa trên các yếu tố của lý thuyết
thương mại quốc tế. Theo đó, thương mại của một quốc gia được đại diện thông qua
giá trị thực của xuất khẩu và nhập khẩu của quốc gia đó với một hoặc nhiều quốc gia
khác. Thương mại là một hàm số của thu nhập thực trong nước và nước ngoài, tỷ giá
thực và biến động tỷ giá.
Theo lý thuyết, thu nhập thực tế (đã điều chỉnh theo lạm phát) tăng làm gia tăng mức
tiêu thụ hàng hóa. Một sự gia tăng trong chi tiêu hầu như phản ánh một mức cầu gia
tăng đối với hàng hóa nước ngoài. Vì vậy, GDP tăng đã làm nhập khẩu có xu hướng
tăng. Sự gia tăng của nhập khẩu khi GDP tăng phụ thuộc xu hướng nhập khẩu biên (là
phần của GDP tăng thêm mà người dân muốn chi cho nhập khẩu). Ngoài ra, nhập khẩu
còn phụ thuộc giá cả tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa sản
xuất tại nước ngoài. Nếu giá cả trong nước tăng tương đối so với giá cả thị trường quốc
tế thì nhập khẩu sẽ tăng lên và ngược lại.
Xuất khẩu chủ yếu phụ thuộc vào những gì diễn ra tại các quốc gia khác vì xuất khẩu
của nước này chính là nhập khẩu của nước khác. Do vậy nó chủ yếu phụ thuộc vào sản
lượng và thu nhập của các quốc gia bạn hàng.
Tỷ giá hối đoái là nhân tố rất quan trọng đối với các quốc gia vì nó ảnh hưởng đến giá
tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa trên thị trường quốc tế. Khi
tỷ giá của đồng tiền của một quốc gia tăng lên thì giá cả của hàng hóa nhập khẩu sẽ trở
nên đắt hơn trong khi giá hàng xuất khẩu lại trở nên rẻ hơn hơn đối với người nước
ngoài. Vì thế việc tỷ giá đồng nội tệ tăng lên có lợi cho xuất khẩu và hạn chế nhập
khẩu dẫn đến kết quả là xuất khẩu ròng tăng lên và ngược lại.
Trong mô hình này, điều quan trọng mang tính chất quyết định là cần phải xác định
biến tỷ giá và thu nhập nước ngoài có liên quan. Trong nghiên cứu này, thu nhập
17
(GDP) thực của Mỹ và tỷ giá giữa đôla Mỹ và đồng Việt Nam được lựa chọn để đưa
vào. Dữ liệu của Mỹ được chọn vì nó có ảnh hưởng lớn đến mức độ thương mại Việt
Nam vì hai lý do chính: Thứ nhất, trong những năm gần đây Mỹ luôn là đối tác thương
mại lớn trong số các quốc gia có quan hệ thương mại với Việt Nam dựa trên tỷ trọng
xuất nhập khẩu. Thứ hai, trong số các hợp đồng thương mại quốc tế được ký kết, hầu
hết đều sử dụng đơn vị tiền tệ là USD. Dựa trên lý thuyết và mô hình nghiên cứu của
Michael D. Mckenzie(1997) về ảnh hưởng của biến động tỷ giá lên dòng chảy thương
mại Úc-Mỹ, mô hình được xây dựng có dạng như sau:
XVNt/PVNt = f [YUSt/PUSt, YVNt/PVNt, eUSt * (PUSt/PVNt), Vt]
(6)
MVNt/PVNt = f [YUSt/PUSt, YVNt/PVNt, eUSt * (PUSt/PVNt), Vt]
(7)
Trong đó:
XVNt: Xuất khẩu của Việt Nam ở thời gian t
MVNt: Nhập khẩu của Việt Nam ở thời gian t
YUSt: GDP của Mỹ ở thời gian t
YVNt: GDP của Việt Nam ở thời gian t
et: Tỷ giá danh nghĩa USD/VND ở thời gian t
PUSt: CPI của Mỹ ở thời gian t
PVNt: CPI của Việt Nam ở thời gian t
Vt: biến động tỷ giá
Kỳ vọng về các mối quan hệ trong phương trình ước lượng:
-
Mức độ thương mại giữa Việt Nam và Mỹ tăng lên khi thu nhập thực tế tăng
lên.
-
Tỷ giá thực giảm làm gia tăng xuất khẩu và giảm nhập khẩu vì sự ảnh hưởng
của mức giá tương đối
-
Biến động tỷ giá có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực lên thương mại quốc tế
của Việt Nam.