Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Ảnh hưởng của giới tính đến độ nhạy đạo đức của sinh viên kế toán tại một số trường đại học ở thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------------------

PHẠM VIỆT HOÀI LINH

ẢNH HƯỞNG CỦA GIỚI TÍNH ĐẾN ĐỘ NHẠY ĐẠO
ĐỨC CỦA SINH VIÊN KẾ TOÁN TẠI MỘT SỐ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------------------

PHẠM VIỆT HOÀI LINH

ẢNH HƯỞNG CỦA GIỚI TÍNH ĐẾN ĐỘ NHẠY ĐẠO ĐỨC
CỦA SINH VIÊN KẾ TOÁN TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI
HỌC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Kế toán
Mã ngành: 8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN VĂN THẢO


TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, luận văn “Ảnh hưởng của giới tính đến độ nhạy đạo đức của
sinh viên kế toán tại một số trường đại học ở TP. HCM” này là bài nghiên cứu của
chính tôi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn, tôi cam đoan rằng,
toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc được sử
dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có nghiên cứu, luận văn, tài liệu nào của người khác được sử dụng trong luận
văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại
học hoặc cơ sở đào tạo khác.
Dữ liệu phân tích trong luận văn là thông tin sơ cấp được thu thập từ các sinh viên kế
toán đang học tập tại Thành phố Hồ Chí Minh. Quá trình xử lý, phân tích dữ liệu và ghi
lại kết quả nghiên cứu trong luận văn này cũng do chính tôi thực hiện, không sao chép
của bất cứ luận văn nào và cũng chưa được trình bày hay công bố ở bất cứ công trình
nghiên cứu nào khác trước đây.
TP. Hồ Chí Minh, năm 2018

PHẠM VIỆT HOÀI LINH


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ


PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1.

Sự cần thiết của đề tài ...................................................................................................... 1

2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................................ 2

3.

Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................................... 3

4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 3

5.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................. 3

6.

Kết cấu luận văn .............................................................................................................. 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY ........................... 6
1.1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRƯỚC VỀ ĐỘ NHẠY ĐẠO ĐỨC VÀ ẢNH
HƯỞNG CỦA GIỚI TÍNH ĐẾN ĐỘ NHẠY ĐẠO ĐỨC CỦA SINH VIÊN KẾ TOÁN. ... 6
1.1.1


Các nghiên cứu trong nước ................................................................................... 6

1.1.2

Các nghiên cứu nước ngoài .................................................................................. 6

1.2

XÁC ĐỊNH KHE HỔNG NGHIÊN CỨU................................................................. 10

Kết luận chương 1 ................................................................................................................. 13

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................... 14
2.1

KHÁI NIỆM............................................................................................................... 14

2.1.1

Giới tính .............................................................................................................. 14

2.1.2

Độ nhạy đạo đức ................................................................................................. 15

2.1.3

Kế toán viên tương lai ......................................................................................... 16


2.2

ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP KẾ TOÁN KIỂM TOÁN ............................................ 17

2.3

LÝ THUYẾT NỀN .................................................................................................... 17

2.3.1

Lý thuyết tâm lý (Psychological theory): ........................................................... 17


2.3.2

Lý thuyết hành vi ................................................................................................ 20

Kết luận chương 2 ................................................................................................................. 22

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 23
3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN ......................................................... 23
3.1.1 Nghiên cứu định tính ............................................................................................... 23
3.1.2 Nghiên cứu định lượng ............................................................................................ 23
3.2. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU .................................. 26
3.2.1 Mô hình nghiên cứu ..................................................................................................... 26
3.2.2 Giả thuyết nghiên cứu .............................................................................................. 26
3.3 MẪU ............................................................................................................................... 27
3.4 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU .................................................................................................. 30
3.5 THANG ĐO .................................................................................................................... 30
3.6 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ..................................................................... 31

3.6.1 Phương pháp thống kê mô tả ................................................................................... 31
3.6.2 Kiểm định độ tin cậy của thang đo .......................................................................... 31
3.6.3 Phân tích nhân tố khám phá ..................................................................................... 32
3.6.4 Phân tích hồi quy ..................................................................................................... 32
3.6.5 Kiểm định ANOVA ................................................................................................. 34

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................... 36
4.1

THÔNG KÊ MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU ............................................................. 36

4.2

KIỂM ĐỊNH THANG ĐO ......................................................................................... 37

4.2.1

Kiểm định Cronbach’s Alpha đối vối thang đo. ................................................. 37

4.2.2

Phân tích nhân tồ khám phá EFA với thang đo độ nhạy đạo đức. ...................... 39

4.2.3

Kiểm độ tin cậy của thang đo ............................................................................. 41

4.3

KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT .................................. 42


4.3.1

Phân tích biến quan sát ....................................................................................... 42

4.3.2

Phân tích tương quan .......................................................................................... 44

4.3.3

Phân tích hồi quy ................................................................................................ 45

4.3.4

Bàn luận kết quả nghiên cứu ............................................................................... 49

Kết luận chương 4 ................................................................................................................. 51


CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ............................................... 52
5.1 KẾT LUẬN..................................................................................................................... 52
5.2 HÀM Ý CHÍNH SÁCH .................................................................................................. 53
5.3 HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ................................................. 53
5.3.1 Hạn chế của đề tài .................................................................................................... 54
5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo..................................................................................... 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Tóm tắt các nghiên cứu ảnh hưởng của giới tính đến độ nhạy đạo đức của sinh viên
chuyên ngành kế toán ............................................................................................................... 11

Bảng 3.1: Mẫu tham gia của các trường ................................................................................... 29
Bảng 3.2: Tóm tắt các biến ....................................................................................................... 31

Bảng 4.1: Kết qua chung về mẫu (Mẫu = 127) ......................................................................... 36
Bảng 4.2 Cronbach’s Alpha của thang đo độ nhạy cảm đạo đức ............................................. 38
Bảng 4.3 KMO và Bartlett's Test .............................................................................................. 40
Bảng 4.4 Component Matrixa ................................................................................................... 40
Bảng 4.5: Phân tích Biến quan sát ............................................................................................ 42
Bảng 4.6: Ma trân tương quan giữa các biến ............................................................................ 44
Bảng 4.7: Đánh giá độ phù hợp của mô hình ........................................................................... 46
Bảng 4.8: Kết quả phân tích kiểm định F ................................................................................. 46
Bảng 4.9: Kết quả phân tích hồi quy ........................................................................................ 47
Bảng 4.10: Thống kê mô tả ....................................................................................................... 48
Bảng 4.11: Kiểm định Levene phương sai đồng nhất............................................................... 48
Bảng 4.12: Kết quả ANOVA .................................................................................................... 49


DANH MỤC HÌNH VẼ

Sơ đồ 3.1 Quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 25

Hình 3.1 Tỷ lệ nam/nữ trong mẫu nghiên cứu ............................................................... 29

Mô hình 3.1: Mô hình nghiên cứu chính thức .......................................................................... 26



1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Trên thế giới, các vụ bê bối doanh nghiệp và kế toán nổi tiếng như Enron và
WorldCom đã đặt ra những câu hỏi về đạo đức của kế toán viên. Các cáo buộc về
hành vi vi phạm tín dụng công của người kế toán đã dẫn đến sự can thiệp của
chính phủ (Chan và Leung 2006). Ponemon và Gabhart (1993) cho rằng việc mất
lòng tin của công chúng và sự can thiệp mạnh mẽ của chính phủ có thể ảnh hưởng
đến nghề kế toán. Để đối phó với tình hình hiện tại, Trường Kinh doanh
Collegiate và Ủy ban Quốc gia về Báo cáo Tài chính Gian lận (1987) đã kêu gọi
nhấn mạnh hơn về các vấn đề đạo đức trong lớp học. Các tổ chức này tin rằng
điều quan trọng là sinh viên và các nhà quản lý cần ý thức hơn với các vấn đề đạo
đức. (Ameen, Guffey và cộng sự 1996)
Ở Việt Nam, Bộ tài chính đã ban hành chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế
toán kiểm toán theo quyết định 87/2005QĐ-BTC ngày 1/12/2005 bao gồm những
tiêu chí về đạo đức mà người làm nghề kế toán phải có và là thước đo đánh giá
nhận xét về đạo đức nghề nghiệp của họ. Tuy nhiên, vẫn có những câu chuyện về
hành vi vi phạm đạo đức của người làm nghề kế toán. Ví dụ như vụ gian lận của
Công ty cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành vừa công bố BCTC quý
2/2016 và giáng một đòn choáng váng vào các cổ đông của doanh nghiệp với
khoản lỗ bất ngờ lên đến cả nghìn tỷ đồng và rất nhiều vụ gian lận lớn nhỏ khác
được báo chí nhắc đến. Theo số liệu điều tra của Hiệp hội các nhà điều tra gian lận
Mỹ với cuộc điều tra được thực hiện trên 114 quốc gia trong đó có Việt Nam cho
thấy, tình trạng gian lận đã tác động xấu đến chất lượng báo cáo tài chính và tạo
thông tin thiếu chính xác cho nhà đầu tư. Báo cáo cũng cho thấy rằng nguyên nhân
của gian lận là do sự thiếu đạo đức nghề nghiệp trong chính đội ngũ lao động,
quản lý hay chủ doanh nghiệp và trong số đó có những người am hiểu và được đào



2

tạo về kế toán. Vì vậy, sự suy giảm về hành vi đạo đức trong nghề kế toán là vấn
đề đáng lo ngại, cần được quan tâm
Để khắc phục thì ngay từ đầu, chúng ta cần nhấn mạnh các vấn đề đạo đức
trong lớp học cho sinh viên đang học tại các trường đại học thay vì để gian lận xảy
rồi đi phòng ngừa, ngăn chặn. Sinh viên phải có ý thức về vấn đề đạo đức
(Ameen, Guffey và cộng sự 1996). Sierles và cộng sự (1980) cho rằng hành vi
gian lận trong đại học là một yếu tố dự đoán hành vi phi đạo đức trong các môi
trường chuyên môn sau này.
Trong lĩnh vực kế toán, phát hiện ra rằng sinh viên kế toán có khuynh hướng
chứng minh mức độ phát triển đạo đức thấp hơn các sinh viên của ngành khác
(Armstrong 1987; Ponemon và Glazer 1990, St. Pierre và cộng sự 1990). Việc
điều tra tác động giới tính của sinh viên kế toán nam và nữ là rất quan trọng bởi vì
nghiên cứu cho thấy rằng hành vi đạo đức của một người có thể liên quan đến giới
tính. Tại Việt Nam, theo thống kê thì nữ giới làm trong lĩnh vực kế toán ngày càng
nhiều hơn. Sự hiện diện ngày càng tăng của phụ nữ trong kế toán cho thấy rằng
cần có sự hiểu biết lớn hơn về mối quan hệ giới tính với hành vi vi phạm đạo đức
(Ameen, Guffey và cộng sự 1996). Tuy nhiên, Chan và Leung (2006) cho rằng
Sinh viên kế toán nam và nữ ở đây phản ứng tương tự nhau đối với các tình huống
nhạy cảm về mặt đạo đức trong một ngữ cảnh chuyên nghiệp.
Vì vậy, luận văn này hướng đến nghiên cứu: “Ảnh hưởng của giới tính
đến độ nhạy đạo đức của sinh viên kế toán tại một số trường đại học ở TP.
HCM”
2. Mục tiêu nghiên cứu
-

Xác định mối quan hệ giữa giới tính và hành vi phi đạo đức của sinh viên
ngành kế toán


-

Đo lường phản ứng của nữ, nam sinh viên ngành kế toán đối với hành vi đạo
đức trong học tập.


3

3. Câu hỏi nghiên cứu
-

Giới tính của sinh viên kế toán có ảnh hưởng đến độ nhạy đạo đức.

-

Có phản ứng khác biệt giữa nam và nữ sinh viên kế toán đối với hành vi vi
phạm đạo đức trong học tập.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu: Ảnh hưởng của giới tính đến độ nhạy đạo đức của
sinh viên kế toán tại một số trường đại học ở TP. HCM.

-

Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thực hiện tại một số trường đại học có
ngành kế toán ở TP.HCM bao gồm ba trường đại học chính là Đại học Kinh
Tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH), Đại học Công Nghiệp TP.HCM (IUH),

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông – Cơ sở TP.HCM (PTIT) và một
số trường đại học khác như: Đại học Sài Gòn, Đại học Tài Chính Marketing,
và Đại học Hutech.

5. Phương pháp nghiên cứu
-

Phương pháp định tính: Nhằm khám phá ra các tập biến đo lường các khái
niệm giới tính, độ nhạy của đạo đức. Tập biến này phù hợp với đặc điểm và
môi trường học tập của sinh viên kế toán đang học tại các trường đại học tại
thành phố Hồ Chí Minh.
Thảo luận nhóm với các chuyên gia có trình độ và kinh nghiệm để xác định
và hiệu chỉnh các biến đo lường trong mô hình nghiên cứu đề xuất, các phát
biểu sau khi hiệu chỉnh được đưa vào bảng câu hỏi khảo sát, bảng câu hỏi
này là công cụ thu thập dữ liệu trong nghiên cứu chính thức.

-

Phương pháp định lượng: Nghiên cứu chính thức sử dụng phương pháp
nghiên cứu định lượng. Dữ liệu phân tích thu thập thông qua bảng câu hỏi
khảo sát với các đối tượng là sinh viên chuyên ngành kế toán tại các trường
đại học thành phố Hồ Chí Minh bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện.


4

Phương pháp này được sử dụng vì nghiên cứu mang ý nghĩa khám phá và
đối tượng nghiên cứu tương đối dễ tiếp cận.
Dữ liệu thu thập sẽ được làm sạch và xử lý bằng phần mền SPSS để kiểm
định sơ bộ thang đo thông qua công cụ hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và

phân tích yếu tố khám phá EFA, phân tích hồi quy để kiểm định giả thuyết
của mô hình lý thuyết và kiểm định ANOVA một chiều.
6. Kết cấu luận văn
Nội dung chính của luận văn được trình bày trong 5 chương sau:
-

Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trước

-

Chương 2: Cơ sở lý thuyết. Chương này trình bày các khái niệm lý thuyết
và lý thuyết nền.

-

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương này nói về phương pháp
nghiên cứu được sử dụng trong đề tài.

-

Chương 4: Kết quả nghiên cứu. Chương này trình bày kết quả phân tích dữ
liệu bao gồm mô tả mẫu khảo sát, kiểm định độ tin cậy thang đo, phân tích
nhân tố, phân tích hồi quy, kiểm định giả thuyết nghiên cứu và phân tích
ANOVA một chiều.

-

Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách. Chương này trình bày các kết quả
chính, một số hạn chế đề tài, đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.


7. Ý nghĩa của đề tài
Kiểm định thang đo độ nhạy đạo đức của sinh viên kế toán tại trường đại học
Thành phố Hồ Chí Minh.
Nghiên cứu này nhằm mục đích nhận thức rõ hơn về mối quan hệ giữa giới tính
và độ nhạy đạo đức của sinh viên kế toán. Là thông tin cần thiết đối với các trường
đại học cũng như các nhà tuyển dụng trong tương lai, là cơ hội để nâng cao nhận thức
về đạo đức cho sinh viên chuyên ngành kế toán.


5


6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
Chương này trình bày tổng quan các nghiên cứu trước đây của trong và ngoài
nước đã thực hiện liên quan đến độ nhạy đạo đức và ảnh hưởng của giới tính đến độ
nhạy đạo đức, đồng thời xác những kết quả đạt được cũng như là khe hỏng nghiên cứu.
1.1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRƯỚC VỀ ĐỘ NHẠY ĐẠO ĐỨC VÀ ẢNH
HƯỞNG CỦA GIỚI TÍNH ĐẾN ĐỘ NHẠY ĐẠO ĐỨC CỦA SINH VIÊN
KẾ TOÁN.
1.1.1 Các nghiên cứu trong nước
Hiện nay tại Việt Nan vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về độ nhạy đạo đức cũng
như là về sự ảnh hưởng của giới tính đến những vấn đề về đạo đức.
Qua tìm hiểu, một nghiên cứu của Đinh Ngọc Tú (2016) “Ảnh hưởng của giới
tính nữ trong Hội đồng quản trị và Ban giám đốc đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận:
Nghiên cứu thực nghiệm tại các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM”. Kết
quả nghiên cứu của Đinh Ngọc Tú cho rằng có sự ảnh hưởng của giới tính nữ đến hành
vi điều chỉnh lợi nhuận, một công ty có ít nhất 3 thành viên nữ trở lên thì làm giảm
hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Từ kết quả nghiên cứu của Đinh Ngọc Tú (2016) cho

thấy được cái nhìn sơ bộ về ảnh hướng của giới tính đến hành vi vi phạm đạo đức.
1.1.2 Các nghiên cứu nước ngoài
Độ nhạy đạo đức được nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài quan tâm vì nó thể hiện
mức độ nhận biết đạo đức của mỗi người, một người có thể thể xem hành vi đó là xấu
nhưng người khác lại xem đó là hành vi tốt, điều đó tùy thuộc vào độ nhạy đạo đức của
mỗi người (mức độ nhận biết đạo đức). Trong đó có khá nhiều nghiên cứu chứng minh
sự ảnh hưởng của giới tính đến độ nhạy đạo đức.
Nghiên cứu về độ nhạy đạo đức


7

Rest (1983) đã xây dựng một khuôn khổ gồm bốn thành phần để kiểm tra sự phát
triển đạo đức của mỗi các nhân thông qua hành vi đạo đức. Ông cho rằng một hành vi
đạo đức, một cá nhân phải trải qua ít nhất bốn quy trình tâm lý cơ bản sau:
(1) Độ nhạy đạo đức (MS)
(2) Đánh giá đạo đức (MJ)
(3) Động lực đạo đức (MM)
(4) Tính cách đạo đức (MC) (Bebeau, Rest và cộng sự 1985)
Rest (1983) cho rằng hành vi đạo đức là kết quả của một quá trình phức tạp và đa
dạng. Tất cả bốn thành phần (MS, MJ, MM và MC) là yếu tố quyết định hành động đạo
đức và chúng tương tác với nhau. (Rest 1983)
Như vậy, theo nghiên cứu của Rest (1983) thì độ nhạy đạo đức là một trong bốn
quy trình tâm lý cơ bản của hành vi đạo đức. Độ nhạy đạo đức đề cập đến nhận thức về
cách hành động của một người ảnh hưởng đến người khác. Nó liên quan đến nhận thức
về các hành động có thể khác nhau và cách hành động đó có thể ảnh hưởng đến các bên
liên quan.
Theo nghiên cứu Bebeau, Rest và cộng sự (1985) độ nhạy cảm đạo đức là một
thành phần quan trọng của hành vi đạo đức. Độ nhạy đạo đức trong bối cảnh cuộc sống
thực cũng cho thấy rằng các đối tượng phản ứng khác nhau trong các tình huống khác

nhau.
Nghiên cứu về độ nhạy đạo đức của sinh viên kế toán.
Nhiều nghiên cứu tập trung vào giáo dục đạo đức và đạo đức để tăng cường đạo
đức kế toán, các nhà nghiên cứu cũng hướng sự chú ý và nỗ lực của họ vào việc nâng
cao độ nhạy đạo đức của kế toán.


8

Nghiên cứu của Volker (1985) cho rằng không có sự khác nhau về độ nhạy đạo
đức giữa người đi làm và sinh viên – người chưa có kinh nghiệm (Volker 1985)
Sinh viên kế toán có khuynh hướng chứng minh mức độ phát triển đạo đức thấp
hơn các sinh viên của ngành khác (Armstrong 1987)
Nghiên cứu của Tom và Borin (1988) cho rằng độ nhạy đạo đức của sinh viên kế
toán được đo lường bằng cách xếp hạng mức độ nhận thức của sinh viên về 23 hoạt
động có vấn đề (liên quan đến gian lận). Một sinh viên càng khoan dung, sẵn lòng tham
gia và xem đó hoạt động là bình thường (không gian lận), không gây ảnh hưởng đến
người khác (nghĩa là nhận thức mà mức độ nghiêm trọng thấp), thì sinh viên đó ít nhạy
cảm với các vấn đề đạo đức và sinh viên đó có khả năng tham gia vào các hành vi gian
lận. (Chan và Leung 2006)
Kết quả nghiên cứu của Chan và Leung (2006) cũng chỉ ra rằng việc can thiệp vào
đạo đức kế toán có thể có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển nhạy cảm về đạo đức
của sinh viên kế toán. Do đó, một cá nhân sở hữu khả năng xác định cái gì là đúng hay
sai (tư duy đạo đức cao) có thể không hành xử theo đạo đức do thiếu hụt trong việc xác
định các vấn đề đạo đức (độ nhạy đạo đức thấp) trong một tình huống.
Nghiên cứu về ảnh hưởng giới tính đến độ nhạy đạo đức của sinh viên kế toán
Nghiên cứu của Broadbent và Kirkham (2008), giới tính vẫn là một vấn đề quan
trọng cần được quan tâm đối với cộng đồng kế toán nói chung và cộng đồng học thuật
kế toán cụ thể hơn. Giới tính là một yếu tố cần được đưa vào nghiên cứu trong kế toán.
Vì vậy, giới tính được các nhà nghiên cứu quan tâm trong mối quan hệ với độ nhạy đạo

đức.
Kết quả nghiên cứu của Ricklefs (1983) đã khẳng định niềm tin rằng có thể có sự
khác biệt đáng kể về độ nhạy đạo đức giữa giới tính và nữ giới có thể đạo đức hơn nam
giới.


9

Tiếp theo đó vào năm 1989, Nghiên cứu của Betz và cộng sự (1989) cho rằng
nam giới và nữ giới mang lại các giá trị và đặc điểm khác nhau cho nơi làm việc.
Những giá trị và đặc điểm khác nhau dựa trên giới tính khiến nam giới và nữ giới phát
triển các mối quan tâm, quyết định và thực hành khác nhau liên quan đến giới tính. Do
đó, nam giới và nữ giới phản ứng khác nhau với cùng một bộ phần thưởng và chi phí
nghề nghiệp. Nam giới sẽ tìm kiếm thành công cạnh tranh và có nhiều khả năng vi
phạm quy tắc hơn vì họ xem thành tích là cạnh tranh. Nữ giới quan tâm nhiều hơn đến
việc làm tốt công việc và thúc đẩy mối quan hệ công việc hài hòa. Do đó, nữ giới có
nhiều khả năng tuân thủ các quy tắc và ít khoan dung hơn đối với những cá nhân vi
phạm các quy tắc.
Betz, O'Connell và cộng sự (1989) cho rằng Nữ giới và nam giới vốn có các giá
trị khác nhau ảnh hưởng rõ ràng đến hành vi của họ (mức độ nhận biết đạo đức). Betz,
O'Connell và cộng sự (1989) đã có 213 sinh viên trường kinh doanh đưa ra đánh giá
liên quan đến hành vi phi đạo đức trong vai trò của các sinh viên trong tương lai. Họ
phát hiện ra rằng các sinh viên nam sẵn sàng tham gia vào các hành động phi đạo đức
hơn là những sinh viên nữ. (Ruegger và King 1992) (Betz, O'Connell và cộng sự 1989)
Nghiên cứu của Ruegger và King (1992) đã khảo sát 2.196 sinh viên theo học các
khóa học để xác định xem nhận thức của một cá nhân về hành vi đạo đức phù hợp có bị
ảnh hưởng bởi tuổi tác hay giới tính hay không. Kết quả cho thấy sinh viên nữ năm
cuối có đạo đức hơn trong nhận thức của họ về các tình huống đạo đức.
Ameen, Guffey và cộng sự (1996) cho rằng Các nữ sinh viên kế toán thấy nhạy
cảm hơn và ít khoan dung về hành vi phi đạo đức, ít hoài nghi và ít có khả năng tham

gia vào các hoạt động học thuật phi đạo đức hơn là sinh viên kế toán nam.
Có sự khác biệt đáng kể trong phản hồi theo giới tính về mức độ nhạy cảm đạo
đức (Radtke 2000)


10

Sự nhạy cảm về đạo đức cũng bị ảnh hưởng giới tính của người ra quyết định
(Simga-Mugan, Daly và cộng sự 2005)
Từ các nghiên trên cho thấy có sự ảnh hưởng giữa giới tính đến độ nhạy đạo đức.
Từ đây có nhìn nhận tổng quan về sự ảnh hưởng của giới tính đến độ nhạy đạo đức.
Tuy nhiên, một vài nghiên cứu khác lại cho rằng, không có sự ảnh hưởng của giới
tính đến độ nhạy đạo đức. Như nghiên cứu của Harris (1989); McNichols và Zimmerer
(1985); Tsalikis và OrtizBuonfina (1990) không tìm thấy sự khác biệt giữa hành vi đạo
đức của sinh viên nam và nữ.
Theo kết quả nghiên cứu của (Stanga và Turpen 1991) không có sự khác biệt giới
tính về mức độ nhận biết đạo đức của sinh viên kế toán.
Nghiên cứu của (Chan và Leung 2006) kiểm tra độ nhạy đạo đức của sinh viên kế
toán và ảnh hưởng của giới tính, tuổi tác và thành tích học tập đến độ nhạy đạo đức.
Kết quả nghiên cứu cho rằng sinh viên kế toán nam và nữ ở đây phản ứng tương tự như
các tình huống nhạy cảm về mặt đạo đức trong một ngữ cảnh chuyên nghiệp.
1.2 XÁC ĐỊNH KHE HỔNG NGHIÊN CỨU
Trong phần tổng quan nghiên cứu đã trình bày ở trên cho thấy rằng trên thế giới có
rất nhiều nghiên cứu xoay quanh về độ nhạy cảm đạo đức và giới tính được trình bày
tóm tắt ở Bảng 1.1. Những nghiên cứu này đều xem xét trong môi trường chuyên
nghiệp, chỉ có một số ít nghiên cứu trong môi trường học thuật. Tại Việt Nam, trong
phạm vi hiểu biết và tìm hiểu của tác giả, các nghiên cứu về nhận thức đạo đức hoặc
tính nhạy cảm chưa được thực hiện và ít được quan tâm và chưa có nghiên cứu cụ thể
nào về ảnh hưởng của giới tính đến độ nhạy đạo đức của sinh viên kế toán. Do vậy tác
giả chọn đề tài này để làm luận văn thạc sĩ nhằm thực hiện nghiên cứu ảnh hưởng của

giới tính đến độ nhạy đạo đức của sinh viên kế toán, qua đó xem xét nhận thức của
những sinh viên nam nữ đối với những vấn đề đạo đức (gian lận trong học thuật) như


11

thế nào. Từ đó, kết quả nghiên cứu này sẽ hỗ trợ cho những nghiên cứu chuyên sâu sau
này.
Bảng 1.1: Tóm tắt các nghiên cứu ảnh hưởng của giới tính đến độ nhạy đạo
đức của sinh viên chuyên ngành kế toán
STT

Tác giả

Tên công trình

Kết quả nghiên cứu

A. Nhóm nghiên cứu có sự ảnh hưởng giới tính đến độ nhạy đạo đức

Ricklefs
1

(1983)

Giám đốc điều hành Có sự khác biệt đáng kể về
và công chúng nói độ nhạy đạo đức giữa giới
chung cho rằng hành tính và nữ giới có thể đạo
vi đạo đức đang giảm đức hơn nam giới.
tại Mỹ


Betz et al
2

(1989)

Sự khác biệt giới tính Họ phát hiện ra rằng các
trong khuynh hướng sinh viên nam sẵn sàng
cho hành vi phi đạo tham gia vào các hành
đức
động phi đạo đức hơn là
những sinh viên nữ
Một nghiên cứu về Kết quả cho thấy sinh viên

3

Ruegger và

tác động của tuổi tác nữ năm cuối có đạo đức

King (1992)

và giới tính tới đạo hơn trong nhận thức của họ
đức của sinh viên

4

về các tình huống đạo đức

Ameen,


Sự khác biệt giới tính Các nữ sinh viên kế toán

Guffey và

trong việc xác định trong nghiên cứu này thấy

cộng sự

mức độ nhạy cảm về nhạy cảm hơn và ít khoan

(1996)

đạo đức của những dung về hành vi phi đạo


12

STT

Tác giả

Tên công trình

Kết quả nghiên cứu

chuyên gia kế toán đức, ít hoài nghi và ít có
tương lại

khả năng tham gia vào các

hoạt động học thuật phi đạo
đức hơn là sinh viên kế
toán nam

5

Simga-

Ảnh hưởng của quốc Độ nhạy cảm đạo đức đã

Mugan, Daly

tịch và giới tính đến được tìm thấy bị ảnh hưởng

và cộng sự

độ nhạy đạo đức.

bởi giới tính của người ra
quyết định

(2005)

B. Nhóm nghiên cứu giới tính không ảnh hưởng đến độ nhạy đạo đức

Turpen

Đánh giá đạo đức về Không có sự khác biệt giới
các vấn đề kế toán tính về mức độ nhận biết
được chọn: Một đạo đức của sinh viên kế


(1991)

nghiên

Stanga và
1

cứu

thực toán.

nghiệm
Ảnh hưởng của lý Sinh viên kế toán nam và
luận đạo đức và yếu nữ ở đây phản ứng tương tự
tố cá nhân của sinh như các tình huống nhạy
Leung (2006) sinh kế toán đến độ cảm về mặt đạo đức trong
nhạy đạo đức của một ngữ cảnh chuyên
Chan và
2

sinh viên kế toán

nghiệp.
Nguồn: Tác giả tổng hợp


13

Kết luận chương 1

Trong chương này đã trình bày tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước
liên quan đến ảnh hưởng của giới tính đến độ nhạy đạo đức cũng như những kết quả
đạt được của các nghiên cứu trước đây. Trong số các nghiên cứu về độ nhạy đạo đức
và giới tính, kết quả nghiên cứu khác nhau, có nghiên cứu cho rằng có sự ảnh hưởng
của giới tính đến độ nhạy đạo đức nhưng một vài nghiên cứu khác lại cho rằng là
không có mối quan hệ giữa chúng. Từ đó, xác định khe hổng nghiên cứu và vấn đề cần
tiếp tục nghiên cứu trong luận văn.


14

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương 2 sẽ trình bày và giới thiệu những lý thuyết cơ bản có liên quan đến đề
tài như các khái niệm nghiên cứu: giới tính, độ nhạy về đạo đức, sinh viên chuyên
ngành kế toán. Trên cơ sở lý thuyết, tác giả sẽ rút ra một số kết luận chung và đề xuất
mô hình nghiên cứu lý thuyết.
2.1 KHÁI NIỆM
2.1.1 Giới tính
Theo điều 5 luật Bình đẳng giới, Giới chỉ đặc điểm, đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và
nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội. Và giới tính chỉ đặc điểm sinh học của nam và
nữ.
Trong ngôn ngữ Việt Nam, có nhiều từ gần nghĩa với "phụ nữ", đều chỉ một nhóm đối
tượng thuộc nữ giới nhưng mang tính phân loại cao hơn. Một số từ tiêu biểu hay gặp là
đàn bà, phụ nữ, con gái...
-

Phụ nữ chỉ một, một nhóm hay tất cả nữ giới đã trưởng thành, hoặc được cho là
đã trưởng thành về mặt xã hội. Nó cho thấy một cái nhìn ít nhất là trung lập,
hoặc thể hiện thiện cảm, sự trân trọng nhất định từ phía người sử dụng.


-

Đàn bà có một định nghĩa tương tự, nhưng bản thân nó đã không thể hiện sự
trang trọng. Nó cho một cái nhìn bao hàm nhìều mặt, cả về khía cạnh xã hội
cũng như bản chất sinh học... Thông thường, chỉ nên sử dụng từ "đàn bà" khi
cần một cái nhìn thật sự trung lập, hoặc muốn thể hiện một thái độ thiếu thiện
cảm, một chút kỳ thị đối với nữ giới đó, bởi nó khiến người ta liên tưởng đến
những mặt xấu, hoặc được cho là xấu, mang đặc trưng và thường gặp ở nữ giới.

-

Con gái chỉ những nữ giới trẻ, thường ở độ tuổi vị thành niên và thanh niên,
những người đã có biểu hiện rõ ràng của giới tính nữ (nhỏ hơn nữa thì được gọi
là bé gái) nhưng chưa được cho là trưởng thành.

-

Nam giới, ngược với nữ giới, là những người có giới tính nam


15

Nguồn: />2.1.2 Độ nhạy đạo đức
Có nhiều khái niệm độ nhạy đạo đức và được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Độ
nhạy đạo đức là một thành phần quan trọng của hành vi đạo đức (Rest 1986)
Độ nhạy đạo đức hay mức độ cảm nhận hay còn gọi là nhận thức về đạo đức
(Shaub 1989, Simga-Mugan, Daly và cộng sự 2005)
Theo Chan và Leung 2006, Độ nhạy đạo đức đề cập đến nhận thức về những hành
động ảnh hưởng đến người khác. Nó liên quan đến nhận thức về hành động khác nhau
và cách hành động có thể ảnh hưởng đến các bên liên quan. Nó liên quan đến việc

tưởng tượng xây dựng các kịch bản có thể biết chuỗi quan hệ nhân-quả của sự kiện, sự
đồng cảm và kỹ năng “nhập vai” tham gia. Vì vậy, một cá nhân trước hết phải nhận
thức về tình huống có ý nghĩa đạo đức. Sau đó, các nhân đó xác định vai trò và ảnh
hưởng của tình huống trên tất cả các bên bị ảnh hưởng. Cuối cùng, các hành động thay
thế được xác định và kết quả tiềm năng được đánh giá. (Chan và Leung 2006)
Một quan điểm về độ nhạy đạo đức cho rằng độ nhạy đạo đức hoàn toàn là khả
năng nhận ra các vấn đề đạo đức. Một quan điểm khác cho rằng độ nhạy đạo đức đòi
hỏi sự công nhận các vấn đề đạo đức và mô tả sự quan tâm đến chúng (Sparks và Hunt
1998):
-

Khái niệm 1: Độ nhạy đạo đức là khả năng nhận thức một tình huống có
nội dung đạo đức

-

Khái niệm 2: Độ nhạy đạo đức là khả năng nhận thức một tình huống có
nội dung đạo đức và tầm quan trọng đối với các vấn đề đó.

Nhìn chung, các định nghĩa độ nhạy đạo đức trên có sự thống nhất khi cho rằng
độ nhạy đạo đức là mức độ nhận thức các vấn đề đạo đức của một cá nhân.


16

Các ngành nghề nói chung đã bắt đầu điều tra các yếu tố quyết định về độ nhạy
đạo đức. Các vấn đề đạo đức được cho là vốn có trong nghề kế toán. Và sự nhạy cảm
đạo đức là trách nhiệm nghề nghiệp của kế toán (Shaub 1989).
Khách hàng, người sử dụng lao động, và công chúng nói chung đều được hưởng
lợi từ các dịch vụ của kế toán viên được chứng nhận. Trong việc giải phóng trách

nhiệm nghề nghiệp của mình, các thành viên có thể gặp phải những áp lực mâu thuẫn
giữa các nhóm này. Để giải quyết những xung đột đó, các thành viên nên hành động
với tính toàn vẹn, được hướng dẫn bởi giới luật rằng khi các thành viên quan sát trách
nhiệm của họ đối với lợi ích của công chúng, khách hàng và nhà tuyển dụng được phục
vụ tốt nhất. Theo đó, được hướng dẫn bởi các nguyên tắc cơ bản trong Tiêu chuẩn ứng
xử chuyên nghiệp, các thành viên phải thực hiện các phán đoán chuyên nghiệp và sự
nhạy cảm đạo đức trong tất cả các hoạt động của họ. (Aderson và Ellyson, 1986, p, 96)
Thang đo độ nhạy đạo đức
Độ nhạy đạo đức (Moral Sensitive – MS): là biến đại diện cho mức độ nhận thức
đạo đức. Thang đo của độ nhạy đạo đức của sinh viên kế toán được thiết kế dựa trên
nghiên cứu của Tom và Borin (1988) và Ameen, Guffey và cộng sự (1996). Khái niệm
độ nhạy đạo đức được đo lường thông qua 23 biến quan sát. Hai mươi ba biến quan sát
này được ký hiệu từ MS1 đến MS23 (Phụ lục 1)
2.1.3 Kế toán viên tương lai
Theo wikipedia Kế toán viên là khái niệm chung để chỉ tất cả những người làm kế
toán, bao gồm kế toán trưởng; các nhân viên kế toán như kế toán tài chính, kế toán
quản trị, kế toán tổng hợp, kế toán chi tiết. Kế toán viên tương lai là những người đang
học ngành kế toán và tương lai sẽ trở thành kế toán viên.


17

Nghiên cứu này tập trung vào sinh viên đang theo học ngành kế toán. Khái niệm
sinh viên ngành kế toán sẽ được sử dung trong bài luận văn thay cho khái niệm kế toán
viên tương lại
2.2 ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP KẾ TOÁN KIỂM TOÁN
Các tiêu chuẩn đạo đức được truyền đạt thông qua Chuẩn mực đạo đức nghề
nghiệp kế toán kiểm toán theo quyết định 87/2005/QĐ-BTC ngày 1/12/2005, bao gồm
các quy tắc đạo đức cơ bản sau:
-


Độc lập

-

Khách quan và chính trực

-

Bảo mật

-

Năng lực chuyên môn và tính thận trọng

-

Tư cách nghề nghiệp

-

Tuân thủ chuẩn mực chuyên môn

Tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp cơ bản: Mỗi kiểm toán viên, kế
toán viên cần hiểu rõ và ghi nhớ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp của mình trong mọi
trường hợp nhằm nâng cao đạo đức nghề nghiệp.
Theo Shaub, M. K. (1989), Giáo dục đạo đức nghề nghiệp trong trong trường học
là một vấn đề cần thiết và cần có sự quan tâm ngày trong việc phát triển các phương
pháp tiếp cận mới để truyền đạt tầm quan trọng của đạo đức nghề nghiệp và trong việc
phát triển các biện pháp sẽ giúp dự đoán về các vấn đề đạo đức trong tương lai, thay vì

xử lý những vi phạm sau khi thiệt hại đã xảy ra.
2.3 LÝ THUYẾT NỀN
2.3.1 Lý thuyết tâm lý (Psychological theory):
Lý thuyết tâm lý xã hội trong quản trị, còn gọi là lý thuyết tác phong, là những
quan điểm quản trị nhấn mạnh đến vai trò của yếu tố tâm lý, tình cảm, quan hệ xã hội


×